You are on page 1of 9

Đề tài

Rủi ro khách hàng trong lĩnh vực Gọi vốn cộng đồng

1. Thực trạng Lĩnh vực Gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam

Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là một trong số các nhánh của ngành công nghệ
tài chính (Fintech). Đây là một hình thức kêu gọi vốn dành cho tất cả mọi người đã
phát triển ở nước ngoài rất nhiều năm trước khi du nhập vào Việt Nam. Bên cạnh
mục đích chính là được nhận vốn thì crowdfunding còn giúp chúng ta giới thiệu ý
tưởng của mình đến với đại đa số công chúng.
Ở Việt Nam đã có nhiều nền tảng trang web crowdfunding ra đời, phát triển và nhận
được đông đảo niềm tin từ cộng đồng người Việt. Mỗi nền tảng web crowdfunding
tại Việt Nam có những thế mạnh, độc đáo riêng. Một trong những nền tảng
crowdfunding nổi bật tại Việt Nam có thể kể đến FundingVN. FundingVN được thành
lập dưới sự bảo trợ Trung tâm Hỗ trợ Thanh Niên Khởi nghiệp thuộc Hội Liên Hiệp
Thanh niên TP.HCM với kỳ vọng sẽ trở thành nơi gọi vốn lớn nhất Việt Nam và
vươn mình ra thị trường châu Á, giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam có nguồn
vốn đáng tin cậy, nhằm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp phát triển mạnh hơn.Hay
Comicola được biết đến như một trang gây quỹ chuyên dành cho mảng truyện tranh
và là một tổ chức đáng tin cậy với nhiều dự án đã funding thành công như dự án
thành công gần đây nhất trên trang này là dự án hoạt hình thỏ bảy màu đã thu hút
được nhiều sự chú ý từ mọi người trong thời gian gần đây. Không những vậy,
Comicola còn kết hợp bán hàng online liên quan đến truyện tranh, hoạt động khá sôi
nổi và hỗ trợ giao dịch bằng: thẻ cào điện thoại, chuyển khoản ngân hàng online,
giúp người dùng khai thác tối đa mọi thế mạnh của nó. Một ví dụ nữa là Betado, nền
tảng crowdfunding được thành lập từ năm 2015, tiền thân là dự án gây quỹ cộng
đồng cho hai tập đầu tiên của cuốn sách “Truyền thuyết Long Thần Tướng”. Đặc
điểm của Betado là phát triển từ sớm, thu hút số lượng nhà đầu tư tham gia lớn với
danh mục, lĩnh vực hỗ trợ đa dạng từ âm nhạc, công nghệ, xã hội, kiến trúc, nghệ
thuật cho đến phần mềm, truyện tranh, tỷ lệ gọi vốn thành công cao, quy trình gọi
vốn nhanh chóng, đơn giản.
Có thể thấy mặc dù nền tảng Crowdfunding đã phát triển trên thế giới song ở Việt
Nam vẫn còn mới mẻ đang trong giai đoạn phát triển với hình thức chủ yếu là ủng
hộ dự án từ thiện (donate) qua các hoạt động từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, cứu
trợ bão lũ,…và gọi vốn cộng đồng thông qua quà tặng, đồng thời tổng số vốn huy
động thông qua các nền tảng gọi vốn chuyên nghiệp như Comicola, Betado hay
Fundstart vẫn còn rất khiêm tốn. Mô hình gọi vốn cộng đồng dưới hình thức vay
(lending-based crowdfunding) đang phát triển tương đối mạnh mẽ. Các hình thức
gọi vốn cộng đồng còn lại đặc biệt thông qua bán cổ phần chưa phổ biến ở Việt
Nam. Bởi lẽ rào cản lớn đối với sự phát triển hoạt động gọi vốn cộng đồng ở Việt
Nam là nhận thức của xã hội còn chưa cao, người dân còn thiếu sự tin tưởng vào
các dự án khởi nghiệp hay kinh doanh.Sự thiếu hụt khung pháp lý cho hoạt động gọi
vốn cộng đồng cũng là một lý do quan trọng khiến hoạt động này chưa có chỗ đứng
và phát triển trong thị trường.
Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho sự phát triển
mạnh mẽ của Fintech nói chung và crowdfunding nói riêng, với tỷ lệ tiếp cận internet
cao. Nhóm dân số trẻ quy mô lớn giúp dễ dàng tiếp cận các công nghệ mới, mô
hình kinh doanh và huy động vốn mới, cung cấp cho nhà đầu tư và các dự án một
kênh kết nối hiệu quả hơn, tiếp cận được các nguồn vốn mới và phát triển kinh
doanh nên tiềm năng phát triển của lĩnh vực gọi vốn cộng đồng ở Việt Nam là còn
rất lớn.

2. Những đặc điểm của Gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam

● Sự phát triển nhanh chóng: Gọi vốn cộng đồng đã nhanh chóng phát
triển ở Việt Nam trong vài năm qua. Nhiều dự án và doanh nghiệp đã
thành công trong việc thu hút được số tiền đáng kể từ cộng đồng đầu
tư.
● Thị trường tiềm năng: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nền
kinh tế đang phát triển, nhiều người trẻ, nhu cầu về đầu tư và tài chính
cao.
● Thường được triển khai qua các nền tảng trực tuyến: Các dự án
gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam thường được triển khai thông qua các
nền tảng trực tuyến như FundingVn, Comicola, Fundstart,...
● Đa dạng về hình thức và lĩnh vực: Gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam
không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm các lĩnh
vực khác như nghệ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, v.v.
● Có thể gọi vốn từ nhiều nguồn: Gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam có
thể được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau như các trang
web gọi vốn, mạng xã hội, ứng dụng di động, v.v.
● Chưa có chính sách pháp lý rõ ràng: Hiện nay, gọi vốn cộng đồng
tại Việt Nam vẫn chưa có chính sách pháp lý rõ ràng và khung pháp lý
cụ thể để hướng dẫn cho hoạt động này.

3. Các ưu điểm và nhược điểm của lĩnh vực gọi vốn cộng đồng đối với
người tiêu dùng tại Việt Nam

Ưu điểm:

● Dễ tiếp cận đến các cơ hội đầu tư vào các dự án tiềm năng: Người
tiêu dùng có thể dễ dàng đầu tư vào các dự án khởi nghiệp và phát
triển mà họ quan tâm và tin tưởng thông qua các ứng dụng trên điện
thoại, website hoặc các kênh truyền thông xã hội.
● Không cần vốn lớn để đầu tư: Người tiêu dùng không cần phải có số
vốn lớn để đầu tư vào các dự án khởi nghiệp thông qua crowdfunding,
đồng thời, những khoản đầu tư này cũng có thể được phân tán đến
nhiều dự án khác nhau, giảm thiểu rủi ro đầu tư.
● Tính minh bạch và trung thực: Khi đầu tư thông qua các nền tảng
crowdfunding, người tiêu dùng sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về
dự án và các điều khoản về việc chia sẻ lợi nhuận, giúp tăng tính minh
bạch và trung thực trong hoạt động đầu tư.
● Tiết kiệm chi phí mua hàng và được trải nghiệm sản phẩm mới:
Nếu các doanh nghiệp sử dụng hình thức gọi vốn cộng đồng để sản
xuất sản phẩm của mình, sản phẩm này có thể được bán với giá rẻ
hơn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường, giúp người tiêu
dùng tiết kiệm chi phí mua hàng và có thể trải nghiệm sản phẩm mới
độc đáo mà chưa có trên thị trường, giúp họ có những trải nghiệm độc
đáo và khác biệt.
● Khả năng tạo ra giá trị xã hội: Các dự án khởi nghiệp và phát triển
thường có mục đích tạo ra giá trị xã hội, giúp cải thiện đời sống của
cộng đồng. Khi đầu tư vào các dự án này, người tiêu dùng cũng đóng
góp vào sự cải thiện đời sống của cộng đồng và kinh tế đất nước.

Nhược điểm:

● Khó đảm bảo quyền lợi của người đầu tư: Việc bảo đảm quyền lợi
cho người đầu tư khi đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp và phát
triển cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu doanh nghiệp phá sản hoặc không
hoạt động hiệu quả, người đầu tư có thể không thể thu lại vốn đầu tư
của mình.
● Khả năng bị lừa đảo: Một số dự án khởi nghiệp và phát triển có thể là
giả mạo hoặc lừa đảo, dẫn đến mất tiền của người tiêu dùng. Vì vậy,
người tiêu dùng cần phải tỉnh táo và tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư.
● Thiếu thông tin đầy đủ: Khi tham gia gọi vốn cộng đồng, người tiêu
dùng thường chỉ có thể dựa trên thông tin được cung cấp bởi doanh
nghiệp hoặc cá nhân đang gọi vốn, và có thể không có đầy đủ thông
tin để đánh giá mức độ rủi ro của dự án.
● Khó kiểm soát chất lượng dự án: Crowdfunding đang trở thành một
kênh để các cá nhân khởi nghiệp và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn,
nhưng không phải tất cả các dự án đều có chất lượng tốt. Điều này có
thể dẫn đến việc người đầu tư đầu tư vào các dự án không có triển
vọng hoặc không đáng tin cậy. Chính phủ Việt Nam vẫn đang phát
triển chính sách và quy định để kiểm soát các hoạt động gọi vốn cộng
đồng, do đó có thể dẫn đến việc không có sự giám sát đủ mạnh mẽ để
đảm bảo tính minh bạch và đúng đắn của các hoạt động này.

4. Các quy định áp dụng trong lĩnh vực Gọi vốn cộng đồng hiện nay tại
Việt Nam?
Quy định về hoạt động gọi vốn cộng đồng: Các nền tảng gọi vốn cộng đồng phải
được cấp phép hoạt động bởi cơ quan quản lý nhà nước. Được phép chỉ gọi vốn từ
các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có đủ năng lực pháp nhân. Phải
công bố thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ
được gọi vốn. Tuyệt đối không được sử dụng các hình thức lừa đảo, gian lận, vi
phạm pháp luật hoặc các quy định về quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

Quy định về quyền lợi của nhà đầu tư: Các nền tảng gọi vốn cộng đồng phải đảm
bảo quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư, bao gồm quyền biết được thông tin đầy đủ,
rõ ràng và kịp thời về dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được gọi vốn. Nhà đầu tư có
quyền kiểm soát và giám sát việc sử dụng vốn gọi được. Trong trường hợp dự án,
sản phẩm hoặc dịch vụ không được triển khai hoặc hoàn thiện đúng tiến độ và chất
lượng, các nền tảng gọi vốn cộng đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nhà
đầu tư.

Quy định về giám sát hoạt động gọi vốn cộng đồng: Các nền tảng gọi vốn cộng
đồng phải cung cấp thông tin về hoạt động gọi vốn của mình đến cơ quan quản lý
nhà nước về tài chính định kỳ. Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính có thẩm
quyền giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động gọi
vốn cộng đồng.

5. Đề xuất pháp lý/chuẩn mực hành xử đối với các doanh nghiệp thuộc
Lĩnh vực Gọi vốn cộng đồng:

Việt Nam chưa có quy định pháp lý chính thức và hệ thống về gọi vốn cộng đồng,
chưa có quy định cụ thể về tư cách, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên tham gia.
Những quy định hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, theo dõi, giám sát hoạt
động gọi vốn cộng đồng nhằm tạo điều kiện phát huy những mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực. Gọi vốn cộng đồng cần được ghi nhận như một kênh huy động vốn
chính thức, cần được tạo điều kiện hoạt động và quản lý trong một khuôn khổ pháp lý
nhà nước. Việc Nhà nước công nhận và pháp luật có quy định rõ ràng về gọi vốn cộng
đồng cũng sẽ khuyến khích hoạt động này phát triển.

Trong bài nghiên cứu với đề tài “Xây dựng cơ chế chính sách phát triển nền tảng gọi
vốn cộng đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, tác giả Nguyễn Hoàng
Dương đã xác định những nhân tố tác động đến hoạt động gọi vốn của cộng đồng tại
Việt Nam gồm:

(1) Nhân tố chủ quan như: Trình độ, cơ sở hạ tầng công nghệ của chủ thể Gọi vốn
cộng đồng; trình độ nguồn nhân lực; giải pháp công nghệ, cơ sở hạ tầng của nền tảng
Gọi vốn cộng đồng và chất lượng dịch vụ của nền tảng Gọi vốn cộng đồng;

(2) Nhân tố khách quan như: Các yếu tố về môi trường (môi trường công nghệ, môi
trường kinh tế, môi trường văn hóa), khung khổ pháp lý về các cơ chế chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật
Đai đai, Luật Bảo vệ môi trường, các luật về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ,
khoa học công nghệ và sở hữu trí tuệ, quy chuẩn và tiêu chuẩn), khung khổ pháp lý về
cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động Gọi vốn cộng đồng: Hầu hết các doanh
nghiệp nhỏ và vừa không thể đáp ứng được yêu cầu về huy động vốn thông qua phát
hành cổ phiếu, trái phiếu trên sàn chứng khoán chính thức; Doanh nghiệp nếu không
phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán vẫn được phép huy động
vốn từ cộng đồng thông qua góp vốn, nhưng chỉ cho mục đích thành lập doanh nghiệp
hoặc góp thêm vốn điều lệ; Các quy định về tiếp cận vốn tín dụng chính thức và hỗ trợ
lãi suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, các start-up khá mở
và đa dạng nhưng hiệu lực thực thi chưa cao; Quy định về quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ
thiên thần cho các start-ups mới đang ở bước đầu, còn nhiều khó khăn khi thực hiện;
Vấn đề miễn giảm thuế và hưởng các ưu đãi khác khi đầu tư vào các doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo chưa được thực hiện tốt và không hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Trên thế giới, nhiều nước (Mỹ, Đức, Ý, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản,…) đã ban
hành quy định về mô hình gọi vốn cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
cộng đồng khởi nghiệp theo hướng tạo khung pháp lý để quản lý, đặc biệt là mức trần
đầu tư nhằm bảo vệ các nhà đầu tư góp vốn.

Ví dụ tại Hoa Kỳ, đối với hoạt động huy động vốn cộng đồng dựa trên vốn cổ phần,
cơ chế quản lý được thiết lập nhằm giảm bớt các quy định tuân thủ đối với nhà vận
hành nền tảng và nhà phát hành. Đạo luật JOBS đã được ban hành để hỗ trợ các doanh
nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, JOBS tạo ra một loại hình trung gian mới dựa trên
internet (tức là một cổng huy động vốn) để chào bán chứng khoán ra công chúng.
Toàn bộ các cổng gọi vốn cộng đồng phải được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và
Sở Giao dịch (SEC) và Cơ quan Quản lý ngành tài chính (FINRA). Bên cạnh đó,
JOBS yêu cầu các công ty huy động vốn phải được thành lập tại Hoa Kỳ và số tiền tối
đa mỗi công ty được phép huy động qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng không vượt
quá 1,07 triệu USD/năm. Họ được miễn chuẩn bị và nộp bản cáo bạch cho SEC song
phải công bố cho nhà đầu tư những thông tin nhất định (về doanh nghiệp, hội đồng
quản trị và đội ngũ quản lý, báo cáo tài chính). Đồng thời, JOBS cho phép mọi công
dân Hoa Kỳ đều có thể đầu tư qua hình thức gọi vốn cộng đồng nhưng phải tuân theo
một mức trần đầu tư được tính dựa trên giá trị tài sản ròng và thu nhập hằng năm trong
mỗi thời kỳ 12 tháng.

Đề xuất khung pháp lý:

Một là, cần ghi nhận hoạt động Gọi vốn cộng đồng (cho các dự án kinh doanh) trong
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hoa Kỳ đã có một đạo luật có quy định về Gọi vốn cộng đồng. Ở Anh, website Gọi
vốn cộng đồng phải được đăng ký. Tại Pháp, người quản lý website Gọi vốn cộng
đồng phải có chứng chỉ “cố vấn đầu tư Gọi vốn cộng đồng” (investment-
crowdfunding adviser) sau khi đã vượt qua các kỳ sát hạch theo quy định.Tại Việt
Nam, thực tế đòi hỏi Nhà nước cần quan tâm tới việc thiết lập hàng rào pháp lý để
chính thức “công nhận”, đưa hoạt động này trở nên phổ biến hơn, từ đó tạo sự an tâm
cho cả bên huy động vốn, bên hỗ trợ vốn và đặc biệt là bên trung gian cung cấp dịch
vụ Gọi vốn cộng đồng. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nên quy định một số vấn
đề đặc thù về hỗ trợ tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án khởi nghiệp,
trong đó hoạt động Gọi vốn cộng đồng sẽ là một cách thức tiếp cận nguồn vốn từ xã
hội hiệu quả.
Hai là, cần xây dựng địa vị pháp lý cho tổ chức cung cấp dịch vụ Gọi vốn cộng đồng
Hiện nay, tổ chức cung cấp dịch vụ Gọi vốn cộng đồng tồn tại khá nhiều ở Việt Nam,
nhưng từ góc độ pháp luật, chưa có quy định ghi nhận rõ tư cách pháp lý, quyền và
nghĩa vụ của tổ chức này đối với các bên trong quan hệ Gọi vốn cộng đồng. Thực tế
cho thấy, các tổ chức Gọi vốn cộng đồng thực hiện hoạt động TMĐT, có thu nhập
thường xuyên nhưng chưa được quản lý chặt chẽ. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của
Chính phủ quy định về TMĐT có liệt kê các hình thức tổ chức hoạt động TMĐT bao
gồm: website TMĐT bán hàng (do thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục
vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của mình),
website cung cấp dịch vụ TMĐT (cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức,
cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm sàn giao dịch điện tử, website
đấu giá trực tuyến, website thương mại trực tuyến, website khác do Bộ Công thương
quy định). Như vậy, trang web Gọi vốn cộng đồng không thuộc các hình thức tổ chức
hoạt động TMĐT đã được liệt kê, vậy sẽ thuộc trường hợp “website khác do Bộ Công
thương quy định”. Pháp luật cần quy định rõ tổ chức cung cấp dịch vụ Gọi vốn cộng
đồng phải là thương nhân, bởi tổ chức này lấy hoạt động cung cấp dịch vụ Gọi vốn
cộng đồng để làm thu nhập thường xuyên cho mình. Bên cạnh đó, cần phải có quy
định về tư cách của tổ chức cung cấp dịch vụ Gọi vốn cộng đồng trong mối quan hệ
với bên chủ dự án gọi vốn và bên góp vốn, theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ Gọi vốn
cộng đồng là trung gian môi giới; từ đó, ràng buộc trách nhiệm của tổ chức cung cấp
dịch vụ Gọi vốn cộng đồng với bên gọi vốn cũng như với các thông tin được công bố
trên website dùng để gọi vốn.
Ba là, cần quy định rõ một số trách nhiệm cơ bản của bên gọi vốn và bên góp vốn vào
dự án Gọi vốn cộng đồng
Những dự án Gọi vốn cộng đồng cho các dự án kinh doanh thường sẽ có hình thức
hoàn trả lợi ích khác nhau cho bên góp vốn, có thể bằng cổ phần của công ty, lãi vay
hoặc quà tặng. Do đó, các nhà làm luật cần xét đến sự khác nhau này để quy định cho
phù hợp.
Về trách nhiệm của bên gọi vốn cho dự án Gọi vốn cộng đồng: Pháp luật cần có quy
định bên gọi vốn phải đảm bảo tính trung thực và chịu trách nhiệm về mọi thông tin
được công khai về dự án Gọi vốn cộng đồng. Bên gọi vốn phải đảm bảo việc sử dụng
nguồn vốn huy động được đúng mục đích, triển khai dự án đúng tiến độ như đã cam
kết với những người góp vốn. Bên gọi vốn cũng phải đảm bảo đúng thời hạn, tiến độ
hoàn trả lợi ích cho người góp vốn như cam kết. Đặc biệt, đối với những dự án hoàn
trả lợi ích bằng quà tặng, bên gọi vốn phải trả sản phẩm quà tặng đúng chủng loại,
đúng chất lượng, đúng các tiêu chí theo cam kết và phải ưu tiên trả sản phẩm cho
những người góp vốn trước rồi mới được bán các sản phẩm ra thị trường. Trong thực
tế, đã có nhiều dự án Gọi vốn cộng đồng thành công, nhưng sau khi triển khai đã
không đảm bảo đúng thời hạn trả quà tặng cho những người góp vốn, làm ảnh hưởng
không nhỏ tới sự phát triển chung của hoạt động Gọi vốn cộng đồng. Do đó, pháp luật
cũng cần có quy định về thời hạn tối đa trả lợi ích cho người góp vốn, đặc biệt trong
trường hợp trả lợi ích bằng quà tặng. Đối với các dự án Gọi vốn cộng đồng nhằm mục
tiêu kinh doanh, nhằm đảm bảo đúng tính chất kêu gọi vốn “cộng đồng”, cần có quy
định mức trần góp vốn trên cơ sở cân nhắc yếu tố an toàn cho xã hội nhưng vẫn đáp
ứng được nhu cầu kêu gọi vốn và khả năng thành công của các dự án kinh doanh.
Ngoài ra, cần quy định trách nhiệm và thời hạn tối đa hoàn trả vốn góp cho những
người góp vốn vào dự án trong trường hợp dự án Gọi vốn cộng đồng không thành
công.
Trách nhiệm của bên góp vốn cho các dự án Gọi vốn cộng đồng: Do nhận thức chúng
về Gọi vốn cộng đồng còn chưa cao, nên pháp luật cần có những quy định mang tính
định hướng rõ ràng cho người góp vốn về các nghĩa vụ của mình. Mặc dù việc góp
vốn cho các dự án Gọi vốn cộng đồng xuất phát từ sự tự nguyện, tin tưởng vào sự
thành công của dự án hay những hấp dẫn từ gói quà tặng có tính chất độc đáo, nhưng
một khi đã quyết định góp vốn, người góp vốn cần được quy định chỉ được quyền rút
lại vốn trong một số trường hợp như: (i) Có sự đồng ý của bên gọi vốn; (ii) Dự án gọi
vốn không thành công, bên gọi vốn trả lại vốn góp; (iii) Bên gọi vốn vi phạm những
nghĩa vụ cơ bản với bên góp vốn; (iv) Theo thoả thuận khác giữa các bên. Điều này
cần được pháp luật quy định rõ nhằm tránh những tranh chấp không đáng có.

Chuẩn mực hành xử đối với các doanh nghiệp thuộc Lĩnh vực Gọi vốn cộng đồng:

Điều quan trọng là các doanh nghiệp huy động vốn từ cộng đồng phải nhận thức được
các yêu cầu quy định hoặc tiêu chuẩn ứng xử và tìm kiếm tư vấn pháp lý nếu họ chưa
chắc chắn về nghĩa vụ của mình.

- Tuân thủ luật chứng khoán: các hoạt động huy động vốn từ cộng đồng phải tuân theo
luật chứng khoán, có nghĩa là các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy tắc về công bố
thông tin, báo cáo và bảo vệ nhà đầu tư.

- Các điều khoản chống gian lận: Các doanh nghiệp không được tham gia vào các
hành vi gian lận hoặc gây hiểu lầm liên quan đến các hoạt động gây quỹ cộng đồng
của họ. Điều này bao gồm đưa ra những tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về bản
chất của khoản đầu tư hoặc những rủi ro liên quan.

- Minh bạch và tiết lộ: Các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác
cho các nhà đầu tư về cơ hội đầu tư, bao gồm các rủi ro liên quan, hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp và cách sử dụng tiền đầu tư.

- Hành vi đạo đức: Các doanh nghiệp nên tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trong hoạt
động huy động vốn từ cộng đồng, bao gồm tôn trọng quyền của nhà đầu tư, minh bạch
về động cơ và ý định của họ, đồng thời không tham gia vào hành vi có khả năng gây
tổn hại đến danh tiếng của ngành huy động vốn từ cộng đồng.

6. Sự thay đổi trong tương lai trong lĩnh vực Gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam?
Cần có những yêu cầu pháp lý nào để theo kịp các thay đổi trên

Crowdfunding ở Việt Nam vẫn còn khá mới và chưa đạt đến mức độ phát triển như ở
các nước khác. Hiện nay, hoạt động gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam được điều chỉnh
bởi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Khung pháp lý cho huy động vốn từ cộng
đồng vẫn đang được xây dựng, với việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam
(SSC) đã đề xuất một dự thảo nghị định về huy động vốn từ cộng đồng để lấy ý kiến
công chúng vào năm 2020.

Trong tương lai, lĩnh vực gây quỹ cộng đồng ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển với các
quy định, nền tảng và mô hình đầu tư mới xuất hiện. Chẳng hạn như: Khi nhiều người
biết đến huy động vốn từ cộng đồng, các nhà đầu tư ở Việt Nam và ở các nước khác
sẽ ngày càng quan tâm hơn đến lĩnh vực và thị trường này. Điều này dẫn đến nhiều cơ
hội đầu tư hơn, và trong một số trường hợp, giúp các doanh nghiệp huy động vốn dễ
dàng hơn. Đồng thời, số lượng các nền tảng gọi vốn cộng đồng hoạt động tại Việt
Nam ngày càng tăng, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp và cá nhân
huy động vốn. Điều này cũng đã dẫn đến tăng cạnh tranh và đổi mới trên thị trường.
Khi huy động vốn từ cộng đồng ngày càng phổ biến, sẽ có sự chú trọng đến các vấn
đề liên quan đến tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, các quy định mới nhằm bảo
vệ nhà đầu tư và tính toàn vẹn của thị trường, bao gồm các nỗ lực để đảm bảo rằng
các doanh nghiệp và nền tảng cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác cho các nhà đầu
tư và họ phải chịu trách nhiệm nếu họ có hành vi gian lận hoặc gây hiểu lầm; các yêu
cầu về đăng ký, tiết lộ và báo cáo. Thêm vào đó, có thể xuất hiện các loại huy động
vốn từ cộng đồng mới. Ngoài các mô hình huy động vốn từ cộng đồng truyền thống,
chẳng hạn như huy động vốn từ cộng đồng bằng vốn chủ sở hữu và huy động vốn từ
cộng đồng dựa trên đóng góp, một vài mô hình mới có thể sẽ xuất hiện ở Việt Nam, ví
dụ: gây quỹ cộng đồng cho các dự án tác động xã hội, nơi các nhà đầu tư có thể hỗ trợ
các sáng kiến có tác động tích cực đến xã hội hoặc môi trường.

Nếu Việt Nam tiếp tục hướng tới một ngành huy động vốn từ cộng đồng phát triển
hơn, rất có thể sẽ có những thay đổi trong khung pháp lý. Những thay đổi này có thể
bao gồm việc đưa ra các quy định cụ thể hơn cho các hoạt động huy động vốn từ cộng
đồng, chẳng hạn như các yêu cầu về tiết lộ và báo cáo, các biện pháp bảo vệ nhà đầu
tư và các hạn chế đối với các loại hoạt động huy động vốn từ cộng đồng được phép.

Để theo kịp những thay đổi này, các cá nhân và tổ chức tham gia huy động vốn từ
cộng đồng tại Việt Nam sẽ cần được cập nhật thông tin về các quy định và yêu cầu
mới khi chúng được ban hành. Họ cũng có thể cần tìm tư vấn pháp lý để đảm bảo rằng
họ đang tuân thủ các quy định có liên quan và các thông lệ tốt nhất trong ngành.

Một số ví dụ về các yêu cầu pháp lý có thể áp dụng cho huy động vốn từ cộng đồng
tại Việt Nam:

- Đăng ký và cấp phép: Tại Việt Nam, các hoạt động gây quỹ cộng đồng phải tuân
theo luật chứng khoán, có nghĩa là các doanh nghiệp phải đăng ký với các cơ quan
hữu quan và xin giấy phép để tiến hành các hoạt động của mình. Điều này có thể bao
gồm việc đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc cơ quan quản lý có liên
quan khác.

- Yêu cầu tiết lộ và báo cáo: Các doanh nghiệp gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam phải
tiết lộ một số thông tin nhất định cho nhà đầu tư, bao gồm thông tin về cơ hội đầu tư,
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và các rủi ro liên quan. Họ cũng có thể được yêu
cầu báo cáo với cơ quan quản lý về các hoạt động gây quỹ cộng đồng của họ.
- Các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư: Để bảo vệ nhà đầu tư, các doanh nghiệp huy động
vốn cộng đồng tại Việt Nam có thể được yêu cầu thực hiện một số biện pháp bảo vệ
nhà đầu tư, chẳng hạn như hạn chế đối với loại nhà đầu tư có thể tham gia hoặc giới
hạn số tiền có thể đầu tư.

- Tuân thủ các điều khoản chống gian lận: Các doanh nghiệp huy động vốn từ cộng
đồng không được tham gia vào các hành vi gian lận hoặc gây hiểu lầm liên quan đến
các hoạt động của họ. Họ cũng phải tuân thủ các quy định liên quan về chống rửa tiền
và chống tài trợ cho khủng bố.

- Tuân thủ các quy định về thuế: Các doanh nghiệp huy động vốn từ cộng đồng tại
Việt Nam phải tuân thủ các quy định về thuế có liên quan, bao gồm đăng ký và nộp
thuế cho các hoạt động huy động vốn từ cộng đồng của họ.

Một điều quan trọng là các doanh nghiệp phải được cập nhật thông tin về những thay
đổi đối với khung pháp lý và quy định, đồng thời tìm tư vấn pháp lý nếu họ không
chắc chắn về các nghĩa vụ của mình.

You might also like