You are on page 1of 10

1-Mobile E-Comerce

a, Mobile E-Comerce App

Bất kỳ ai kinh doanh cũng mong muốn sự thành công với lượng khách hàng gia tăng nhanh chóng, và
phát triển app Thương mại điện tử có thể biến ước mơ của bạn thành hiện thực. Doanh nghiệp có thể
tìm thấy khách hàng từ khắp nơi trên thế giới và không cần phải đi tiếp thị cho thương hiệu của mình;
đó là một lợi thế không thể chối bỏ.

Gần đây, nhu cầu xây dựng một app Thương mại điện tử dành cho thiết bị di động đã tăng cao. Mỗi
ngày, các công ty start-up muốn tham gia vào lĩnh vực TMĐT đều đặt vị trí ưu tiên cao nhất cho thiết bị
di động, và trang web xếp thứ hai! Và ngày nay, phát triển app Thương mại điện tử không phải là một
vấn đề quá lớn với sự ra đời của các công cụ và công nghệ tối tân nhất.

Đầu tiên, bạn phải xác định các mục tiêu kinh doanh Thương mại điện tử của mình một cách rõ ràng
nhất. Bạn muôn loại app Thương mại điện tử nào – Android hay iOS? Sản phẩm của bạn sẽ là gì? Khách
hàng mục tiêu của bạn là ai? Bạn đang nhắm đến những thương hiệu nào?

Một tỷ lệ đáng kể doanh số bán lẻ trực tuyến xảy ra thông qua các ứng dụng dành cho thiết bị di
động. Thay vì truy cập trang web của bạn thông qua trình duyệt, toàn bộ hành trình của khách hàng diễn
ra trong một ứng dụng.

Tạo ứng dụng di động cho cửa hàng của bạn mang lại nhiều lợi ích. Đối với người mới bắt đầu, khi khách
hàng cài đặt ứng dụng của cửa hàng bạn, bạn sẽ gửi cho họ các thông báo tiếp thị thương mại điện tử,
có tỷ lệ mở đáng kinh ngạc .

Hơn nữa, có một ứng dụng trên điện thoại của khách hàng có nghĩa là họ có nhiều khả năng quay lại với
bạn để mua hàng hơn. Ứng dụng này đóng vai trò như một lời nhắc nhở liên tục về sự tồn tại của cửa
hàng của bạn, điều này vô giá về mặt tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Phát triển một ứng dụng thương mại điện tử là một kỳ công không hề nhỏ. Trung bình, nếu làm từ đầu,
nó có thể có giá từ 30.000 đến 170.000 đô la . Đó là, ít nhất là nếu bạn thuê một nhóm các nhà phát
triển có kinh nghiệm.

Việc phát triển một ứng dụng di động từ con số 0 có thể đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể mà một cửa
hàng trực tuyến khiêm tốn không thể mua được. Tuy nhiên, có rất nhiều dịch vụ cho phép bạn tạo các
ứng dụng thương mại điện tử bằng cách sử dụng các hệ thống được tạo sẵn, chẳng hạn như AppyPie.

Một ứng dụng thương mại điện tử tùy chỉnh hầu như sẽ luôn là một lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, việc
tung ra một ứng dụng với ngân sách tiết kiệm có thể mang lại lợi ích cho hầu hết mọi cửa hàng trực
tuyến. Ngay cả khi nó không hoàn toàn tùy chỉnh, nó vẫn có khả năng giúp bạn giành được khách hàng
mới.

Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng di động hỗ trợ hoạt động kinh doanh năm 2021 không thay đổi đáng kể
so với các năm trước. Xây dựng ứng dụng trên nền tảng di động của doanh nghiệp đòi hỏi ở mức cao
hơn là một website thông thường, thay vào đó muốn người tiêu dùng tải về cài đặt và sử dụng thường
xuyên thì ứng dụng đòi hỏi cần phải cung cấp đa dạng các giải pháp, sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhiều
như cầu khác nhau của khách hàng. Giải pháp xây dựng ứng dụng riêng cũng sẽ phù hợp hơn với các
doanh nghiệp lớn và có loại hình kinh doanh đa dạng. Khi đó các nền tảng này phải định hưởng tới một
hệ sinh thái phong phủ như một "siêu ứng dụng”, cung cấp được cho người dùng đa dạng các hàng hóa,
sản phẩm và dịch vụ khác nhau

Nhờ vào internet và các nền tảng truyền thông, việc mua sắm của mọi người ngày càng trở nên thuận
tiện hơn, không phân biệt thời gian, không gian. Số hóa và chuyển đổi số đã khiến thương mại truyền
thống dần đổi mới thành Thương mại điện tử, khi hiện nay mọi người bắt đầu mua sắm trực tuyến dễ
dàng chỉ bằng vài thao tác trên các thiết bị bất kỳ có kết nối internet. Như bạn đã biết, việc phát triển
app thương mại điện tử đang ngày càng phát triển với quy mô lớn, chẳng hạn như Amazon, một “ông
lớn” trong thị trường này. Tại Việt Nam, đó là sự bùng nổ của Tiki, Lazada, và chiếm lĩnh thị trường
thương mại điện tử gần đây phải nói đến Shopee. Trong khi đó, các trung tâm mua sắm, chợ, siêu thị bị
ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
b, Social Comerce

Social commerce (sử dụng mạng xã hội để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ) đang từng bước trở
thành một phần thiết yếu của lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce) và thương mại điện tử trên
thiết bị di động (m-commerce), quy trình thanh toán trên kênh này cũng đang được cải thiện. Các nền
tảng như TikTok (đã hợp tác với Shopify), Instagram, Snapchat và Twitter đều đã giới thiệu tính năng
mua sắm để đưa sản phẩm và dịch vụ đến gần hơn với người dùng, đồng thời tạo đường dẫn trực tiếp
để người dùng có thể trực tiếp thanh toán. Một trong những yếu tố làm nên thành công của social
commerce đó là video dạng ngắn, loại hình mà TikTok hiện đang triển khai thành công nhất. TikTok có
khoảng hơn 1 tỷ người dùng thường xuyên, và gần đây đã cùng Walmart thử nghiệm tính năng live-
stream kết hợp bán hàng, người dùng có thể click vào bất kỳ sản phẩm nào được đề cập trong suốt buổi
live-stream để tiến hành mua hàng. Trong báo cáo mới nhất của 5W Public Relations, 28% người dùng
trên TikTok đã ít nhất một lần mua sản phẩm được chạy quảng cáo trên TikTok.

2, Mobile Banking

Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1. Giới thiệu chung về dịch vụ Mobile Banking tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ngân hàng điện tử (trong đó có moblie banking) bắt đầu được biết đến vào từ năm 2000.
Trong giai đoạn đầu, dịch vụ này chủ yếu tồn tại dưới dạng “ngân hàng tin nhắn điện thoại” (SMS
banking), hoạt động thông qua tin nhắn trên điện thoại. Sau năm 2010, trong bối cảnh của cuộc cách
mạng 4.0 và sự phổ biến của điện thoại thông minh, với 2 hệ điều hành chính là Android và IOS, dịch vụ
này mới thực sự bắt đầu có những bước phát triển. Hiện nay, Việt Nam là nước có dân số trẻ, tỷ lệ sử
dụng điện thoại di động và Internet cao. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã có chiến lược thúc đẩy và
hỗ trợ các NHTM chuyển đổi số lĩnh vực ngân hàng.

Theo số liệu khảo sát của Công ty Dịch vụ tài chính Visa, các dịch vụ ngân hàng điện tử đang nhận được
sự ủng hộ đông đảo từ người dân Việt Nam (với tỷ lệ 77%) và có 31% người dân sử dụng, trong đó, ba
dịch vụ được ưa thích nhất đó là thanh toán hóa đơn và chuyển tiền trực tuyến và truy vấn tài khoản.
Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 9 năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng lần lượt tăng 1,88% về số lượng và tăng 42,58% về giá trị; hệ
thống bù trừ điện tử và chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 96,63% về số lượng và 133,11% về giá trị;
thanh toán qua điện thoại di động tăng từ 50% - 80%/năm về số lượng; thanh toán qua Internet tăng từ
35% - 40%/năm về số lượng so với cùng kỳ năm 2020; tốc độ tăng trưởng Mobile Banking là 200%. Như
vậy, Mobile Banking đã có những bước phát triển vượt bậc tại Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần
đây.

2.2 Đánh giá chung

2.2.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, những lợi ích mà Mobile Banking mang lại cho khách hàng, cho ngân hàng và toàn xã hội là rất
lớn, do đó, ngày càng nhiều NHTM coi đây là một dịch vụ không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại;

Thứ hai, thời gian qua, dịch vụ Mobile Banking đã thu hút được lượng lớn khách hàng quan tâm và sử
dụng, nhiều dịch vụ mới được tích hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng;

Thứ ba, chất lượng dịch vụ Mobile Banking ngày càng được cải thiện, các giao dịch được thực hiện liên
tục cả về không gian và thời gian;

Thứ tư, các ngân hàng đã nghiên cứu giảm chi phí sử dụng Mobile Banking nhằm thu hút thêm người
dùng mới. Nhiều ngân hàng đã miễn phí một số dịch vụ tạo thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao
dịch.

2.4\2.2. Hạn chế

Một là, danh mục dịch vụ Mobile Banking, mặc dù đã được bổ sung khá nhiểu, nhưng chủ yếu tập trung
vào các dịch vụ tài chính cơ bản như chuyển tiền, thanh toán,… chưa có nhiều tiện ích phi tài chính như
tra cứu thông tin, thống kê giao dịch theo các tiêu chí khác nhau;

Hai là, vẫn có những thời điểm (như cuối tuần, ngày lễ), việc truy cập ứng dụng app Mobile Banking còn
chậm, hay bị lỗi, bị gián đoạn, việc xử lý lệnh chưa nhanh chóng;

Ba là, hạn chế về công nghệ sử dụng trong dịch vụ Mobile Banking, vẫn còn có những công nghệ lạc hậu,
chưa đáp ứng hết những nhu cầu của khách hàng;

Bốn là, một số hạn chế khác như lệnh chuyển tiền thanh toán mua sắm trên các website quốc tế thường
khá dài, khó đảm bảo tính thuận tiện và nhanh chóng.

2.2.3. Nguyên nhân hạn chế

- Về nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động và phát triển dịch vụ Mobile Banking vẫn còn
thiếu.

Thứ hai, hiện tượng gian lận liên quan tới các giao dịch thanh toán trực tuyến diễn biến phức tạp và
ngày càng tinh vi. Nâng cao năng lực phòng chống gian lận luôn được các NHTM quan tâm, song vẫn
chưa thể tạo sự yên tâm cho khách hàng.
Thứ ba, người dùng chưa nhận thức được hết về các rủi ro trong giao dịch Mobile Banking, coi nhẹ bảo
mật thông tin cá nhân.

Thứ tư, nhiều người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Thứ năm, dịch vụ Mobile Banking không sử dụng được nếu điện thoại không có hỗ trợ mạng, do đó, bộ
phận người dân không sử dụng điện thoại thông minh sẽ không tiếp cận được dịch vụ này.

- Về nguyên nhân chủ quan:

Một là, vẫn còn có NHTM chưa nhận thức đầy đủ việc phải đổi mới toàn diện hoạt động của mình dưới
tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chưa mạnh dạn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ vào phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Hai là, nguồn lực của nhiều ngân hàng còn hạn chế, lại bị dàn trải để đảm nhận nhiều hoạt động, nhiều
mục tiêu nên khó có thể đầu tư thỏa đáng cho riêng dịch vụ Mobile Banking.

Ba là, chất lượng đội ngũ vận hành dịch vụ Mobile Banking còn chưa đáp ứng và theo kịp với nhu cầu
của việc phát triển các dịch vụ mới.

Bốn là, chưa đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông để khách hàng biết và hiểu rõ về dịch vụ
Mobile Banking.

Năm là, sự liên kết, hợp tác giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, tổ chức trong việc cung cấp các dịch vụ
kèm theo còn lỏng lẻo.

Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 cùng với sự thay đổi trong hành vi của khách hàng, việc phát
triển dịch vụ Mobile Banking là một xu thế tất yếu.

3,Mobile Payments

E-Wallet

Ngành công nghiệp Fintech của Việt Nam đã phát triển mạnh khi đất nước điều chỉnh theo trạng thái
"bình thường mới" do đại dịch COVID – 19 gây ra. Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng
trưởng về thanh toán điện tử cao nhất thế giới với tỷ lệ lên tới 30,2% hàng năm trong giai đoạn 2020 –
2027 (theo Allied Market Research). Với một thị trường béo bở như thanh toán điện tử, rất nhiều các
startup đang gia nhập ngành và cuộc chơi đốt tiền của các ông lớn như Momo, ZaloPay, Moca đang
khiến cho ngành ví điện tử tại Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết

3.1-Tổng quan thị trường ví điện tử tại Việt Nam

Ví điện tử đang trở lên phổ biến


Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thanh toán không tiền mặt đã trở thành phương tiện phổ biến tại
nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu hàng ngày của người dân chiếm tới 90% tổng số
giao dịch hàng ngày. Tại Việt Nam, ít nhất 50% số gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ thanh toán điện
tử vào năm 2020.

Năm 2021, Việt Nam cũng đang nằm trong top 3 quốc gia có tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động ở
châu Á Nha với 29,1%. Tính đến cuối quý 1 năm 2020, Việt Nam có 13 triệu tài khoản ví điện tử được
kích hoạt và sử dụng. som tổng số dư vi khoảng 1,36 nghìn tỷ đồng, và có tới 225 triệu giao dịch được
thực hiện (Ngân hàng Nhà nước,2020).

Thị trường đặc biệt hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng lớn:

Theo Allied Market Research, với tốc độ tăng trưởng kép lên tới 30,2% hàng năm trong giai đoạn 2020-
2027, thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam có thể cán mốc 2.732 tỷ USD vào năm 2027.

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, khoảng trống thị trường tính đến thời điểm hiện tại cũng là một yếu tố
đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp gia nhập sân chơi. Mức độ gia nhập thị trường ví điện tử còn khá
thấp. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy hiện Việt Nam có 89 triệu tài khoản thanh toán cá
nhân, tương đương gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng, nhưng chỉ mới có 13 triệu tài
khoản ví điện tử. Thêm vào đó, tỉ lệ những người chưa biết đến ví điện tử còn khá nhiều (59%) nhưng
sau khi đã sử dụng thì tỷ lệ tiếp tục sử dụng cao – tỷ lệ chuyển đổi 77% (Statista, 2020). Đây chính lý do
nhiều công ty đang bắt đầu tham gia vào thị trường này và tổ chức các hoạt động truyền thông tiếp cận
nhóm người dùng chưa biết đến ví điện tử, tận dụng khoảng trống lớn này.

J.PMorgan dự đoán tỷ trọng phương thức thanh toán trong mua sắm trực tuyến sẽ có sự thay đổi.
Thanh toán bằng tiền mặt giảm mạnh thay thế là 2 hình thức thanh toán chính bằng ví điện tử E-wallet
và chuyển khoản. Dự đoán cho thấy vi điện tử sẽ ngày càng được chấp nhận và phát triển mạnh mẽ tại
thị trường Việt Nam.
Sự chuyển dịch sang ví điện tử này được dự đoán dựa trên các xu hướng thay đổi hành vi người tiêu
dùng như:

 Tình hình đại dịch COVID-19 khiến mọi người khó tiếp cận hàng hóa và dịch vụ theo cách cũ +
Các trung tâm đô thị đã và đang hướng người dẫn đến việc mua hàng không dùng tiền mặt và
mã QR các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán không dùng tiền.
 Các ứng dụng như Gojek và Grab gia nhập thị trường Việt Nam tạo đà cho sự phổ biến của ví
điện tử. giúp Người tiêu dùng ưa thích tính liền mạch trên nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau
khi sử dụng ví điện tử.
 Việc sử dụng ví điện tử và mua sắm trực tuyến tăng lên vì nhóm nhân khẩu học tại Việt Nam
hiện phần lớn là trẻ tuổi (chiếm 60% dân số). Cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam được tiếp xúc với
công nghệ hiện đại khiến thói quen tiêu dùng thay đổi theo chiều hướng tích cực, giúp ví điện tử
nhanh chóng phát triển. Sự gia tăng trong việc áp dụng các sản phẩm kỹ thuật số chắc chắn sẽ
tiếp tục tăng khi Việt Nam triển khai mạng 5G và cải thiện khả năng truy cập internet ngay cả ở
các vùng sâu vùng xa.
 Ví điện tử cũng được sự trợ giúp từ các cơ quan Nhà nước để triển khai các giải pháp áp dụng
công nghệ trong hoạt động thanh toán như cho phép nạp tiền mặt vào ví thông qua tài khoản
ngân hàng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở QR code,…

Cuộc đua tranh giành miếng bánh béo bở giữa các doanh nghiệp

Theo Techwire Asia, số lượng ví điện tử tại Việt Nam tinh đến tháng 10 năm 2020 lên tới 39 hãng với
dân số khoảng 96 triệu người. Trong khi đó, Trung Quốc là đất nước tỷ dân nhưng chỉ có một vài ví điện
tử như Alipay và Wechat Pay chiếm lĩnh thị phần lớn.

Giữa thị trường đầy cạnh tranh giữa gần 40 cái tên khác nhau, có 5 ví điện tử đang hoạt động nổi bật.
Momo, Zalo, Viettel Pay, Shopee Pay. Moca. Số liệu thống kê bởi Asian Plus cho thấy mức độ nhận diện
đầu tiên TOM (Top-of-mind) của người dùng ví điện tử là vì Momo với 73%, theo sau đó là 2 đối thủ
nặng lớn là Viettel Pay, Shopee Pay với chỉ 6% và Zalo đứng thứ 4 với 4%.

Momo
Viết tắt của Mobile Money, Momo ra mắt vào năm 2013, đã trở thành vi điện tử lớn nhất tại Việt Nam
với sự hậu thuẫn của những nhà đầu tư tên tuổi: Warburg Pincus, Standard Chartered và Goldman
Sachs.... Ví điện tử này hiện sở hữu hơn 25 triệu người dùng cá nhân (Nikkei Asia, 2021).

Momo cho biết vào tháng 1/2021, họ đã huy động được 100 triệu đô từ các nhóm nhà đầu tư bao gồm
Warburg Pincus, KORA, Good Water, Macquarie Bank, Tybourne Capital Management, Affirma Capital.
Vi su canh tranh gắt gao, Momo không chỉ mở rộng mạng lưới của mình bằng cách gọi thêm vốn mà còn
chạy đua để mở rộng các dịch vụ, phân nhánh sang các lĩnh vực như bảo hiểm xe máy và cho vay tiêu
dùng và thậm chí mua lại lượng cổ phần của công ty để tăng tốc độ phát triển cho sản phẩm.

Tuy nhiên, sự nổi lên của Momo đã thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài, biến Việt Nam trở
thành một trong những thị trường Fintech cạnh tranh nhất Châu Á. Rất nhiều đối thủ, bao gồm cả
những “người khổng lồ công nghệ Đông Nam Á như SEA và Grab đã tham gia vào cuộc chơi “đốt tiền" để
có được người dùng Tuy (quần yếm Onboa chong Momo tin rằng cách để chiến thắng các đối thủ là hợp
tác với các cửa hàng tiện lợi và chuỗi cà phê như Circlek, Visao Highland Coffee.. Người tiêu dùng trẻ
thường xuyên thực hiện hành vi tiêu dùng tại đây hơn các dịch vụ gọi xe chan di hay mua sắm trực
tuyến.

Zalo Pay

ZaloPay chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Momo. Vì điện tử này do ZION phát triển, cung cấp một
hệ sinh thái vì di động đa dạng bao gồm nhiều loại dịch vụ khác nhau. Nền tảng này cho phép người
dùng thanh toán hóa đơn điện nước, chuyển tiền qua mà OR và được tích hợp với tài khoản ngân hàng
để rút tiền hoặc mua hàng. Lợi thế cạnh tranh của ZaloPay nằm ở sự liên kết với ứng dụng Zalo - nền
tảng trò chuyện hàng đầu Việt Nam với hơn 100 triệu người dùng.

ZaloPay đã hợp tác cùng 260 đối tác chiến lược mới như như Lazada, Baemin, Tiki, Sendo, Circle K, Big C,
Be ở nhiều mảng khác nhau như thương mại điện tử, mua sâm, sức khỏe, làm đẹp Cùng với Momo,
ZaloPay đang mạnh tay chi tiền, chịu lỗ hơn 667 tỷ đồng (hơn 77% so với 2019) để thu hút người dùng.
Tại sao doanting có thương hiệu n heavy buyers Từ Làm gì khi nhận v công ty khác?

VNG cho biết, sự "chịu chơi này của ZaloPay đã giúp lương người dùng hoạt động hàng tháng tăng lên
gấp 4 lần. Số người gửi tiền ZaloPay trong Zalo chat hàng tháng tăng 10 lần trong 6 tháng cuối 2020.
Shoppee Pay

Shopee Pay, được đổi tên từ AirPay, là ví điện tử được phát triển bởi SEA Group, nằm trong hệ sinh thái
Shopee – Shopee Food – Shopee Pay. Việc đổi tên thành Shopee Pay giúp tăng nhận diện thương hiệu
cho ứng dụng nhờ sự phố biển của sân thương mại điện tử Shopee.

Lợi thế của Shopee Pay là sự hợp tác với 18 ngân hàng cổ phần lớn: Vietcombank Techcombank, BIDV,
VietinBank, MSB,... Ngoài các tính năng thông dụng của ví điện tử, người dùng Shopee Pay còn được
hưởng nhiều ưu đãi khi mua hàng tại Shopee và và đặt thức ăn trực tuyến tại Shopee Food.

Dịch vụ tài chính điện tử hiện tại là mảng kinh doanh của SEA Group có tốc độ tăng trưởng doanh thu
lớn nhất với mức tăng trưởng 396% so với cùng kỳ năm ngoái. Nền tảng cho mảng dịch vụ thanh toán
của SEA chính là mảng game và thương mại điện tử. Game thủ thanh toán cho các vật phẩm trong
Garena hoặc người dùng NHÃN thanh toán cho các sản phẩm thương mại điện tử trên Shopee hình
thành một nhóm người dùng tự nhiên cho Shopee Pay.

Moca

Moca chọn hợp tác với Grab là để xây dựng hệ sinh thái thanh toán di động cho toàn bộ hệ sinh thái của
"Super App này.

Theo Cimigo,Momo cùng với ZaloPay được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh
toán hóa đơn định kỳ. Song Moca có lợi thế cho riêng mình khi tích hợp với hệ sinh thái Grab như đất xe,
giao đồ ăn, giao hàng và mới đây nhất là đi siêu thị và mua hộ hàng hóa.

Moca và Tiki cũng thông báo mối quan hệ hợp tác mới nhằm đối ứng nhu cầu mua sắm, thanh toán điện
tử ngày càng tăng trong bối cảnh dịch Covid – 19. Qua đó, người dùng Moca trên ứng dụng Grab có thể
thanh toán trực tuyến ngay trên ứng dụng Tôà một cách nhanh chóng. Đồng thời, người dùng cũng
được hưởng thêm nhiều ưu đối với điểm thưởng Grab Rewards và Tiki xu sau mỗi giao dịch.

Trong tương lai, Moca được dự đoán sâu còn tiến xa hơn nữa, khi đối tác chiến lược là Grab công bố sẽ
đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 5 năm tới nhằm mở rộng mạng lưới các dịch vụ kết nối di
chuyển giao thị trường kỹ thuật số nhận thức ăn và thanh toán điện tử, đồng thời phát triển các giải
pháp mới về công nghệ di đồng, công nghệ tài chính và logistics.

You might also like