You are on page 1of 5

Câu 1:

Phân biệt thương mại điện tử toàn phần và thương mại điện tử từng phần:
• Thương mại điện tử toàn phần (thuần túy): là hình thức thương mại điện tử số hóa cả 3 yếu
tố: sản phẩm (Product), quá trình (Process) và các tác nhân tham gia giao dịch (Player) còn
gọi là 3Ps.
Tổ chức (công ty) hoàn toàn kinh doanh qua môi trường mạng được gọi là các công ty
ảo. Các sản phẩm là kỹ thuật số (e-book, phần mềm) được phân phối qua là kỹ thuật số và
quy trình bán hàng cũng là kỹ thuật số. Lợi thế của các công ty ảo là tổng chi phí thấp và tổ
chức kinh doanh hợp lý.
Ví dụ: Trên website Buy.com khách hàng thực hiện mua phần mềm, và download trực
tiếp về máy tính, sau đó khách hàng sẽ thanh toán trực tiếp bằng thẻ tín dụng tại website
này. Như vậy từ sản phẩm đến quá trình giao dịch thanh toán và tác nhân tham gia giao dịch
đều là số hóa
• Thương mại điện tử từng phần: là hình thức thương mại điện tử mà 3 yếu tố (3P): sản phẩm,
quá trình và các tác nhân tham gia có ít một yếu tố số hóa.
Tổ chức (công ty) như vậy được gọi là click and mortar (cú kích chuột và viên gạch) tiến
hành một số hoạt động thương mại điện tử nhưng khởi đầu là trong thế giới vật thể. Các tổ
chức (công ty) vừa có cửa hàng vật thể vừa có website bán hàng trực tuyến trên môi trường
mạng. Các cửa hàng có thể bán hàng hóa vật chất nhưng sử dụng các phương tiện kỹ thuật
số cho dịch vụ khách hàng hoặc xử lý đơn đặt hàng. Lợi ích giúp mở rộng thị trường và làm
tăng giao dịch cho các cửa hàng vật lý.
Ví dụ: khi đặt mua một đồng hồ trên website Waltmart thì đơn hàng được xử lý, khách
hàng sẽ tiến hành đặt cọc qua hình thức chuyển khoản. Sản phẩm sẽ được gửi về qua các
đơn vị vận chuyển và khách hàng sẽ thanh toán số tiền còn lại. Như vậy quy trình mua bán
là quy trình số hóa. Hoặc khi người dùng mua một phần mềm và mang máy tính đến cửa
hàng để được cài đặt thì ở đây sản phẩm là số hóa, quy trình là vật lý.
• Theo Choi và và một số tác giả khác, sự thể hiện của thương mại điện tử từng phần và
thương mại điện tử toàn phần được thể hiện qua mô hình 3 chiều (sản phẩm, tác nhân và quá
trình) là 8 khối lập phương. Như vậy khi 3 chiều đều mang tính chất vật thể thì đó là thương
mại điện tử truyền thống, 3 chiều mang tính số hóa là thương mại điện tử toàn phần, các
khối lập phương hỗn hợp giữa vật thể và số hóa là thương mại điện tử từng phần.
Theo em, ở Việt Nam, loại hình tổ chức phù hợp nhất hiện nay là thương mại điện tử
từng phần.
Bởi vì:

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 1/…..


Thứ nhất, các sản phẩm được tiêu dùng ở nước ta chủ yếu là các sản phẩm vật lý hữu hình
thay vì là các sản phẩm số hóa như phần mềm hay e-book. Đây là một trong yếu tố khiến
thương mại điện tử từng phần phù hợp và phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cửa hàng
sẽ tạo các website, cửa hàng trực tuyến với mục đích số hóa các quá trình giao dịch và thanh
toán. Việc này sẽ giảm thiểu chi phí khi các cửa hàng không cần nhiều nhân viên và diện
tích lớn cho cửa hàng thực tế và tăng các giao dịch mua hàng. Bên cạnh đó xu hướng mua
sản phẩm quốc tế xuất hiện làm hình thức thương mại điện tử từng phần càng thể hiện rõ
rệt.
Thứ hai, sự phát triển của công nghệ 4.0 và nền kinh tế số hóa thúc đẩy các hoạt động
kinh doanh trực tuyến mạnh mẽ. Có thể thấy Việt Nam có ½ dân số sử dụng internet và điện
thoại thông minh và sẽ tăng khoảng 62 triệu người trong năm 2021 điều đó dẫn đến thói
quen mua hàng online phổ biến và tăng nhanh. Vì thế ngay cả các cửa hàng truyền thống
cũng chuyển mình sang hình thức click and mortar.
Thứ ba, các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và được đánh giá
đứng thứ 3 trong châu Á nổi bật có thể thấy như shopee, lazada, tiki...cho phép các cửa hàng
người bán mở các gian hàng trên mạng quảng bá và tiếp cận người tiêu dùng, hỗ trợ các ưu
đãi dịch vụ vận chuyển hấp dẫn. Qua đó việc chia sẻ khai thác dữ liệu khách hàng có thể
giúp đề xuất các sản phẩm phù hợp với sở thích nhu cầu của người mua. Điều đó đã trở
thành động lực thu hút người bán bán hàng trên các sàn thương mại điện tử này. Đồng thời
xu hướng hiện nay là các trang mạng xã hội như facebook, instagram thu hút các lượt theo
dõi và công nghệ quảng cáo có sự góp mặt của người nổi tiếng giúp người bán đưa sản phẩm
website cửa hàng của mình đến gần người dùng hơn.
Thứ tư, cạnh tranh gay gắt thúc đẩy các công ty thương mại đầu tư về công nghệ, nhất là
ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý và vận hành quá trình giao dịch để chiếm ưu thế
trong cuộc đua để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
Thứ năm, sự có mặt của cả cửa hàng online và trực tuyến khiến người dùng yên tâm hơn
khi mua sắm, sau khi trải nghiệm ở cửa hàng người tiêu dùng có thể đặt hàng online cho
những lần sau để tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian.
Cuối cùng, hiện nay dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như các thức
mua sắm của người tiêu dùng, các cửa hàng truyền thống hầu như hạn chế, ít khách vì dãn
cách xã hội. Chính vì vậy thương mại điện tử nổi lên như một làn sóng mạnh mẽ đặc biệt là
đáp ứng nhu cầu nhu yếu phẩm và sinh hoạt cho con người.
Tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử từng phần vẫn có hạn chế vì tạo cơ hội
cho hình thành các shop lừa đảo, giao sai hàng hay hàng giả. Vì thế người tiêu dùng cần
phải cảnh giác và đánh giá thật kỹ trước khi mua hàng.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 2/…..


Câu 2:
Internet banking hiện đang là một hình thức thanh toán điện tử phổ biến không chỉ là các
giao dịch với ngân hàng mà còn có thể thanh toán trực tuyến cho các cửa hàng khi mua sắm
sản phẩm kể cả trực tuyến hay ngoại tuyến. Sau đây là lợi ích và hạn chế của ứng dụng Internet
banking với các cửa hàng chấp nhận thanh toán tại Việt Nam:
a) Lợi ích của ứng dụng Internet banking:
Thứ nhất, Internet banking đơn giản và dễ sử dụng. Người mua hàng có thể thanh toán
bằng việc chuyển khoản hay quét mã QR với người bán chỉ cần có mạng Internet. Cũng vì
thế người dùng sử dụng Internet banking ngày càng lớn và các cửa hàng, nhà hàng hay siêu
thị, người bán có thể tích hợp công nghệ này vào nhanh chóng dễ dàng chỉ cần có một tài
khoản ngân hàng và cài đặt ứng dụng trên điện thoại.
Thứ hai, tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc các cửa hàng, nơi chấp nhận thanh toán qua
ứng dụng giúp thời gian thanh toán nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo trong việc quản lý. Hơn
thế, việc chấp nhận thanh toán qua hình thức này không cần tuyển nhiều nhân viên thu
ngân, tiết kiệm chi phí thuê nguồn nhân lực.
Thứ ba, sử dụng mọi lúc mọi nơi, không chỉ là tại các cửa hàng truyền thống, với ứng
dụng này ta có thể mua hàng trực tuyến và thanh toán qua môi trường mạng không kể ở
vùng miền tỉnh thành nào hay thời gian nào bao gồm cả ngày lễ. Điều này giảm đi nỗi lo
phải ra ngân hàng vào giờ hành chính để tiến hàng giao dịch chuyển khoản cho các cửa
hàng.
Thứ tư, nhanh chóng và hiệu quả Internet banking chấp nhận thanh toán dù cho khách
hàng sử dụng ngân hàng nào trong nước để giao dịch. Đồng thời người bán dễ dàng quản
lý tài khoản của mình với các bill thanh toán của người mua. Hiện nay, người mua hàng có
xu hướng chọn hình thức thanh toán này để giảm thời gian chờ đợi trả lại tiền thừa khi
thanh toán bằng tiền mặt. Vì thế các điểm chấp nhận thanh toán sẽ có ưu thế cạnh tranh so
với các cửa hàng thanh toán truyền thống.
Cuối cùng, an toàn khi thanh toán. Người mua hàng không cần thiết phải mang nhiều
tiền mặt để phục vụ cho việc mua hàng, đặc biệt là các sản phẩm với giá trị lớn như ti vi,
laptop,... giảm nguy cơ mất cắp, hoặc trong trường hợp khách hàng quên mang tiền mặt
hay thẻ thì ứng dụng Internet banking là giải pháp thanh toán tối ưu. Đối với người bán,
ngoài việc tránh sai sót nhầm lẫn khi thanh toán tiền mặt, người bán không còn nỗi lo khi
bị lừa đảo bằng tiền giả khi thanh toán trực tuyến. Ứng dụng Internet banking còn đảm bảo
tính năng bảo mật bảo đảm an toàn tài khoản của người dùng.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 3/…..


b) Hạn chế ứng dụng Internet banking với các cơ sở chấp nhận thanh toán bán hàng
tại Việt Nam.
Đầu tiên, vẫn còn gây khó khăn cho những người ít sử dụng hoặc mới bắt đầu sử dụng
ứng dụng Internet banking. Vì thế các điểm chấp nhận thanh toán không thể bỏ hoàn toàn
hoạt động thanh toán bằng tiền mặt.
Tiếp đó, sự cố khi mất có mạng Internet. Điều này sẽ khiến cho các giao dịch bị hoãn
hay chưa cập nhập kịp thời trên ứng dụng. Vì thể người bán và người mua mất thời gian
cho việc khắc phục sự cố về mạng và kiểm tra lại thông báo.
Ta thấy, điều làm khách hàng phân vân khi lựa chọn thanh toán bằng Internet banking
là cước phí chuyển khác ngân hàng khá đắt trong khi việc thanh toán bằng các ví điện tử
không mất phí chuyển lại có nhiều ưu đãi tích điểm. Đây chính là mặt cạnh tranh của ứng
dụng Internet banking với sự phát triển của các ví điện tử.
Bên cạnh đó là gặp phải sự cố trong giao dịch. Tài khoản có thể bị tấn công bởi hacker
hoặc virut trong môi trường mạng đặc biệt là mạng internet công cộng. Rủi ro kỹ thuật luôn
tiềm ẩn như website lừa đảo, các mã độc khi người dùng chưa cài các phầm mềm diệt vi
rút, hay thiếu cảnh giác trước những đường link lạ.
Hạn chế cuối cùng là rủi ro giả mạo khi sử dụng ứng dụng Internet banking. Những người
truy cập trái phép sẽ tạo ra những email, tin nhắn giả mạo ngân hàng cùng với những nội
dung khuyến mãi hay cảnh báo khiến người sử dụng tin hoặc gây hoang mang, từ đó lợi
dụng đánh cắp tài khoản. Những chiêu trò ngày càng tinh vi hơn vì vậy khi sử dụng ứng
dụng Internet banking cần có sự cảnh giác và xác thực thông tin.
Theo em khi sử dụng Internet banking lợi ích thiết thực nhất là: đơn giản dễ sử dụng,
nhanh chóng và hiệu quả. Lý do khi đưa ra lợi ích thiết thực này bởi vì:
Đối với khách hàng, hiện nay Internet ngày càng phát triển, hầu hết các ngân hàng đều
cho ra mắt ứng dụng Internet banking. Ở Việt Nam, giao dịch bằng tiền mặt có xu hướng
giảm dần và thay vào đó là giao dịch thanh toán trực tuyến. Vì vậy khi ứng dụng Internet
banking đơn giản và dễ sử dụng có thể giúp tiếp cận đến nhiều đối tượng sử dụng hơn
không chỉ là người đi làm mà còn là học sinh sinh viên, người lớn tuổi. Đơn giản dễ sử
dụng trong các thanh toán giao dịch như thanh toán điện tử, mua vé, gửi tiết kiệm, chuyển
tiền hay kiểm tra số dư. Đồng thời các ngân hàng còn có các hướng dẫn hỗ trợ giúp khách
hàng tiếp cận nhanh hơn. Theo số liệu của ngân hàng nhà nước, thanh toán điện tử trong 2
tháng đầu năm 2020 tăng về số lượng và giá trị so với 2 tháng đầu năm 2019 với tỉ lệ tương
ứng là 37% và 28%. Theo đó trong tình hình dịch Covid 19, thống kê của Ngân hàng Nhà
nước năm 2020 cho thấy trong 1 tháng là 15 triệu người sử dụng Internet banking và mobile
banking, ước tính 1 ngày có khoảng 30 triệu lượt giao dịch thanh toán (số liệu theo nguồn

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 4/…..


tinhanhchungkhoan.vn). Bên cạnh đó thanh toán nhanh chóng và hiệu quả còn giúp khách
hàng rút ngắn thời gian trong giao dịch, đặc biệt là các giao dịch với số tiền lớn. Internet
banking đảm bảo chuyển tiền nhanh chóng không mất thời gian chờ đợi khi ra ngân hàng
hay phải dừng giao dịch vì ngày nghỉ ngày lễ ngân hàng không hoạt động. Người dùng có
thể giao dịch mọi lúc mọi nơi với chi phí dịch vụ không quá lớn.
Đối với ngân hàng, ngân hàng điện tử được tự động hóa giúp cho ngân hàng dễ dàng
quản lý thống kê các giao dịch, giảm bớt sức nặng cho các chi nhánh ngân hàng số người
đến giao dịch tại quầy giảm. Ngân hàng có thể tối thiểu nguồn nhân lực giúp giảm chi phí.
Đồng thời dễ dàng mở rộng quảng bá, tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn, phát
triển thị phần thu hút người vay vốn hay gửi tiền tiết kiệm.

---Hết---

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 5/…..

You might also like