You are on page 1of 7

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm.
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự
mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các
mạng máy tính.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán
và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả
các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng
Internet”.
2. Các hình thức thương mại điện tử.
2.1. Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
Thương mại điện tử B2B đề cập đến tất cả các giao dịch điện tử của hàng
hóa được thực hiện giữa hai công ty. Loại thương mại điện tử này thường giải
thích mối quan hệ giữa các nhà sản xuất sản phẩm và nhà phân phối sản phẩm
đến tay người tiêu dùng.
2.2. Doanh nghiệp với khách hàng (B2C)
Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất, thể hiện mối quan hệ
mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mua sắm dưới dạng thương
mại điện tử giúp người dùng dễ dàng so sánh giá cũng như xem phản hồi nhận
xét của những người dùng trước. Đối với công ty, nó cho phép họ hiểu biết hơn
về khách hàng trên góc độ cá nhân.
2.3. Khách hàng với khách hàng (C2C)
Loại thương mại điện tử này bao gồm tất cả các giao dịch điện tử diễn ra
giữa người tiêu dùng. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua việc
sử dụng các mạng xã hội cá nhân như facebook, instagram và các trang web sàn
thương mại điện tử như tiki, shopee.
2.4. Khách hàng với doanh nghiệp (C2B)
Thương mại điện tử C2B diễn ra khi người tiêu dùng cung cấp dịch vụ
hoặc sản phẩm của họ cho các công ty mua hàng. Ví dụ như một nhà thiết kế đồ
họa chỉnh logo cho một công ty hoặc một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cho một trang
web thương mại điện tử.
2.5. Doanh nghiệp với chính phủ (B2A)
Hình thức thương mại điện tử này đề cập đến tất cả các giao dịch giữa các
công ty và khu vực hành chính công. Loại hình này liên quan đến nhiều dịch vụ,
đặc biệt có thể kể đến như an sinh xã hội, việc làm và các văn bản pháp lý.
2.6. Khách hàng với chính phủ (C2A)
Một hình thức phổ biến khác là thương mại điện tử C2A, bao gồm tất cả
các giao dịch điện tử giữa các cá nhân và khu vực hành chính công. Ví dụ điển
hình là việc khai và nộp thuế thông qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan
thuế.
3. Các tính năng cơ bản của Thương mại điện tử.
 Không giới hạn thời gian.
 Tiếp cận khách hàng lớn.
 Tiêu chuẩn phổ quát.
 Nền tảng tương tác.
 Giàu nội dung và thông tin
 Cung cấp thông tin đến khách hàng.
 Cá nhân hóa.
 Dễ dàng sử dụng thanh toán.
 Công cụ báo cáo.
 Công cụ mã khuyến mãi và giảm giá.
 Phân tích hợp Blog và bài viết.
4. Xu hướng toàn cầu hóa của Thương mại điện tử.
 Sự tăng trưởng không điểm dừng của bán hàng trực tuyến (Online)
 Đại dịch Covid-19
 Mua sắm bằng thiết bị di động đang lên ngôi
 Mua sắm bằng lời nói (loa thông minh)
 Vai trò ngày càng gia tăng của mạng xã hội
 Tự động hóa hoàn tất đơn hàng
 Khách hàng ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường
 Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo
 Công nghệ thực tế ảo (AR) đang thay đổi cách con người mua sắm
 Cá nhân hóa là tương lai
 Thương mại hình ảnh là quan trọng

5. Ưu nhược điểm của Thương mại điện tử.


5.1. Ưu điểm
 Giảm chi phí sản xuất, chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí bán hàng, chi
phí tiếp thị.
 Một nhân viên cùng một lúc có thể giao dịch với nhiều khách hàng.
 Sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu trên một Catalogue điện tử phong phú
và được cập nhật thường xuyên.
 Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí
giao dịch. Vì việc nhanh chóng thông tin hàng hóa đến người tiêu dùng
(mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh kinh
doanh.
 Tạo điều kiện tìm kiếm các bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên
bình diện trong nước, khu vực và quốc tế.
 Kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và đóng vai trò
ngày càng lớn trong nền kinh tế. Lợi ích này còn có ý nghĩa đặt biệt quan
trong đối với các nước đang phát triển, có thể tạo ra một bước nhảy vọt,
tiến kịp các nước phát triển trong một thời gian ngắn nhất.
5.2. Nhược điểm
 Có thể gặp vấn đề khả năng tương thích của phần mềm / phần cứng. Ví
dụ như phần mềm Thương mại điện tử có thể không tương thích với một
vài hệ điều hành hoặc một vài hợp phần.
 Chi phí khởi tạo: Chi phí để tạo / xây dựng ứng dụng Thương mại điện tử
có thể rất cao. Có thể bị đình trệ trong việc vận hành hệ thống Thương
mại điện tử do lỗi hoặc thiếu sót kinh nghiệm.
 Sự tin tưởng của người dùng: Người dùng có thể không tin tưởng các
trang web hoặc người bán vô danh.
 Bảo mật / Riêng tư: Khó mà đảm bảo sự bảo mật và sự riêng tư khi giao
dịch trực tuyến.
 Khi mua sắm trực tuyến, bạn không thể chạm hoặc cảm nhận sản phẩm
bằng các giác quan trên cơ thể.
B. Liên hệ thực tế.
1. Thế giới.
1.1. Thực trạng.
Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên khắp toàn cầu, đặc
biệt là tại các nước đang phát triển nơi bắt nguồn của thương mại điện tử. Các
nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn
cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%.Tốc độ phát
triển thương mại điện tử nhanh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp đến là tại khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương và Tây Âu. Tại Châu á có hai nước Singapore và
Trung Quốc là có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh chóng và theo kịp
với các nước Bắc Mỹ. Còn những nước còn lại ở Châu Á, thương mại điện tử có
phát triển tuy nhiên còn rất là chậm.

Trong những năm gần đây, tại các nước đang phát triển, tỷ lệ các doanh
nghiệp gửi và nhận đơn hàng qua internet cũng tăng. Phần Lan là nước có tỷ lệ
doanh nghiệp tiến hành các đơn hàng qua mạng internet nhiều nhất; tiếp đến là
Thụy Điển, Đan Mạch và Đức. Singapore là một trong số rất ít các nước trong
khu vực Châu Á mà có tỷ lệ doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử cao, thể
hiện qua việc các doanh nghiệp của quốc gia này tiến hành nhận gửi đơn hàng
qua mạng rất nhiều.
Doan
h nghiệp tiến hành nhận đơn hàng qua mạng

2. Việt Nam.
2.1. Thực trạng
Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam theo thống kê đạt 11,8 tỷ
USD từ báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công
Thương. Con số này chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trên cả
nước. Sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Nếu xét thứ hạng trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam đứng 2 trong
top 3 nước có tốc độ tăng trưởng bán lẻ lớn nhất trong khu vực. Đứng đầu là
Indonesia.
Tình hình phát triển thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ còn
tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa do hệ quả của đại dịch. Xu hướng tiêu dùng
hiện nay là mua bán trực tuyến nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Từ khi
đại dịch bùng phát vào cuối năm 2019, nhu cầu mua sắm thông qua các sàn
thương mại điện tử đã trở nên tăng nhanh. Theo thống kê, cho đến nay, có đến
70% dân số Việt Nam tiếp cận với mạng Internet và có 53% người dân có ví
điện tử để thanh toán trực tuyến. Trong đó, 2 thị trường đô thị lớn nhất Việt
Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh có tỷ lệ chiếm tới 70% tổng lượng giao dịch
trên các sàn thương mại điện tử.
2.2. Khó khăn và thách thức
 Lòng tin của người tiêu dùng về sàn thương mại điện tử còn thấp.
 Môi trường cạnh tranh lớn với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
 Bảo mật thông tin, an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng chưa phát
triển mạnh.
 Hình thức thanh toán trực tuyến còn hạn chế.
 Cơ sở hạ tầng chưa tối ưu.

C. Đề suất giải pháp.


1. Chính sách của Chính phủ.
Thứ nhất, Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hạ tầng
công nghệ thông tin và viễn thông để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của TMĐT.
Thứ hai, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT.
Thứ ba, Nhà nước cần sớm xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử (đẩy
nhanh áp dụng các phương tiện thanh toán hiện đại vào hoạt động ngân hàng,
như: thẻ thông minh (smart card), chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng,...).
Thứ tư, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ TMĐT
được thực sự phát triển ở Việt Nam.
Thứ năm, xúc tiến nhanh việc thành lập Hội đồng quốc gia về TMĐT.
Thứ sáu, đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm.
Thứ bảy, Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ ưu tiên cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống.
Thứ tám, Nhà nước cần tích cực đẩy mạnh tham gia hợp tác quốc tế xây
dựng các chiến lược, dự án phát triển TMĐT ở các cấp độ khu vực (ASEAN,
APEC), thế giới (UNCTAD, ICC, WIFPO, UNDP,...).
2. Đề suất giải pháp.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức và trau dồi trình độ tin học và ngoại ngữ
của đội ngũ quản trị và các nhân viên trong công ty.
Thứ hai, tin học hóa hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp.
Thứ ba, xây dựng chiến lược kinh doanh trên mạng.

You might also like