You are on page 1of 29

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


NỘI DUNG CHÍNH

1.KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


2.VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.ĐẶC TRƯNG CUA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
4.HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
5.TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ

Và theo tổ chức WTO “TMĐT bao gồm việc sản


xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản
phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu
hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thông tin số hoá thông qua Internet”.
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, chúng ta nên


nhìn nhận: Thương mại điện tử là việc sử dụng các
phương pháp điện tử để làm thương mại, trong đó
“thương mại” không phải chỉ là buôn bán hàng hoá
dịch vụ mà bao gồm hầu như tất cả các dạng hoạt
động kinh tế, và việc chấp nhận và áp dụng TMĐT
sẽ làm thay đối toàn bộ hình thái hoạt động của xã
hội.
VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đối với doanh nghiệp


Đối với khách hàng
Đối với kinh tế xã hội
VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Đối với doanh nghiệp:


Lợi ích của TMĐT với các doanh nghiệp thì rất
nhiều nhưng nếu tóm gọn trong một câu đó là “
mở rộng thị trường toàn cầu, gia tăng doanh số
và cắt giảm chi phí”
VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Đối với doanh nghiệp:


a. Tiếp cận toàn cầu và thu thập được nhiều
thông tin
 TMĐT mở rộng thị trường đến phạm vi quốc gia
và quốc tế
 Khả năng mở rộng đáng kinh ngạc
 Dễ tiếp cận thị trường thế giới
 Sự tự do không giới hạn
VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

b. Giảm chi phí sản xuất


 Chi phí thấp và lợi nhuận cao
 Giảm chi phí bán hàng, marketing, quảng cáo và
giao dịch
 Giảm chi phí xây dựng, duy trì và quản lý các cửa
hàng hữu hình truyền thống
 Giảm chi phí xử lý và quản trị đơn hàng
 Rút ngắn thời gian triển khai ý tưởng.
VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

c. Hoàn thiện chuỗi cung ứng


Một số khâu kém hiệu quả của chuỗi cung ứng,
như tồn kho quá mức, sự chậm trễ trong phân phối
có thể được tối thiểu hóa với TMĐT. Ví dụ, bằng
việc trưng bày catalog và nhận đơn đặt hàng ô tô
qua mạng thay cho phòng giới thiệu sản phẩm (
showroom) của các đại lý, ngành công nghiệp ô tô
có thể tiết kiệm hàng chục tỷ đồng chi phí tồn kho
mỗi năm.
VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

d. Xây dựng và cải thiện mối quan hệ với đối tác và khách
hàng:
 Dịch vụ tốt hơn
 Cải thiện mối quan hệ khách hàng
 Đáp ứng nhu cầu cá biệt của khách hàng
 Xây dựng các mô hình kinh doanh mới để phục vụ tốt hơn
 Chuyên môn hóa người bán hàng
 Tăng hiệu quả mua hàng
 Các lợi ích khác: Cải thiện hình ảnh công ty, cải thiện dịch vụ
khách hàng, nâng cao năng suât lao động, giảm thiểu công việc
giấy tờ….
VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2. Đối với người tiêu dùng:


• Tính rộng khắp
• Nhiều sự lựa chọn
• Sản phẩm dịch vụ theo yêu cầu riêng biệt và rẻ hơn
• Phân phối nhanh chóng
• Thông tin sẵn tìm
• Tham gia đấu giá
• Cộng đồng điện tử
VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2. Đối với xã hội:


• Góp phần tạo mức sống cao hơn
• Tiếp cận dịch vụ công dễ dàng hơn
• Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức
ĐẶC TRƯNG CỦA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ

 Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử
không cần phải tiếp xúc với nhau và không đòi hỏi phải
biết nhau từ trước.
 Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với
sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn trong
thương mại điện tử, nó dần được xoá mờ.
 Mạng lưới thông tin đối với thương mại truyền thống chỉ là
phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại
điện tử thì nó chính là thị trường.
ĐẶC TRƯNG CỦA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ

Trong hoạt động thương mại điện tử đều có sự


tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có
một bên không thể thiếu được là nhà cung cấp
dịch vụ mạng.
Trong thương mại điện tử, độ lớn về quy mô
và vị trí của các doanh nghiệp trở nên không
quan trọng.
ĐẶC TRƯNG CỦA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ

 Hàng hoá trong thương mại điện tử.


 Không gian thực hiện thương mại điện tử.
 Tốc độ giao dịch nhanh chóng.
 Thương mại điện tử là một nguồn tài nguyên
khổng lồ
HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 1. Các hạn chế công nghệ:


• Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi
phí đầu tư
• Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐTB2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự
động lớn
• Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy
• Chất lượng đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
người dùng, nhất là trong TMĐT
• Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển Khó
khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các
cơ sở dữliệu truyền thống
HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Các hạn chế phi công nghệ:


• Các vấn đề an ninh và bí mật riêng tư hạn chế
khách hàng việc thực hiện giao dịch mua hàng,
thiếu niềm tin vào TMĐT, nhiều vấn đề pháp luật và
chính sách công, bao gồm cả vấn đề đánh thuế
trong TMĐT chưa được giải quyết
• Các quy định về quản lý quốc gia và quốc tế đối
với TMĐT nhiều khi ở trong tình trạng không thông
nhất
HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Các hạn chế phi công nghệ:


• Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT
còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
• Một số khách hàng còn tâm lý muốn nhìn thấy
sờ thấy trực tiếp sản phẩm, ngại thay đổi thói
quen mua hàng ở các cửa hàng
• Sự lừa đảo trên mạng có xu hướng tăng.
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
Chính phủ:thành phần quan trọng giữ vai tròđịnh hướng, điều tiết và
quản lý các hoạt động giao dịch, kinhdoanh, muabán, …trên nền tảng
TMĐT.
Doanh nghiệp: thành phần giữ vai trò chủ động, tạo động lực phát
triển các hoạtđộngTMĐT.
Khách hàng: thành phần giữ vai trò quyết định cho sự thành công của
các hoạt độngTMĐT, thúc đẩy sự tang trưởng môi trường kinh doanh
TMĐT .
Nhà cung cấp dịch vụ thứ ba: thành phần không thể thiếu trong hoạt
động TMĐT, đóng vai trò trunggian tạo môi trường ,nền tảng trang thiết
bị để các bên liên quan thực hiện việc mua bán,giao dịch trongTMĐT
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ

Mô hình B2C (Business-to-consumer): Mô hình TMĐT


giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là loại hình giao
dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng (người tiêu dùng) qua
các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương
tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng
(thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch
vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực
tiếp tới người tiêu dùng); khách hàng thông qua các phương
tiện điện tử để lựa chọn,mặc cả,đặt hàng,thanh toán,nhận
hàng.
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ

Mô hình B2B (Business-to-business): Mô hình TMĐT giữa


các doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây là loại hình giao dịch
qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan
hệ giữa các công ty với nhau. Các giao dịch B2B chủ yếu được
thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị
gia tang (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch
vụ(SCM),các sàn giao dịch TMĐT…
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ

Mô hình C2C (Consumer to consumer): Mô hình TMĐT giữa


người tiêu dùng với người tiêudùng. Đây là loại hình giao dịch
giữa người tiêu dùng (khách hàng) với người tiêu dùng (khách
hàng) qua các phương tiện điện tử. Loại hình thương mại điện
tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử
và đấu giá trên mạng, các cá nhân người tiêu dùng có thể trực
ếp giao dịch mua bán hoặc đấu giá thông qua Internet hoặc các
sàn giao dịch trung gian. Một cá nhân có thể tự thiết lập website
để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng
một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có.
TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tác động đến hoạt động marketing: TMĐT làm thay đổi hoàn
toàn hoạt động marketing theo kiểu truyền thống. Thay vì gọi
điện thoại và gửi thư trực tiếp đến các khách hàng, thì với nền
tảng TMĐT các hoạt động marketing như xúc tiến sản phẩm,
tạo ra các kênh phân phối mới được tiến hành nhanh chóng,
thay đổi hoàn toàn về bản chất, giảm chi phí và rút ngắn thời
gian,tang dịch vụ hỗ trợ khách hàng,nâng cao hình ảnh và uy
tín của doanh nghiệp.
TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tác động đến hoạt động sản xuất: TMĐT giúp hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp gia tăng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị
trường nhờ vào việc kết nối chặt chẽ hơn với các chức năng
khác của tổ chức như tài chính, phân phối,… Chẳng hạn, các
đơn đặt hàng có thể từ khách hàng chuyển trực tiếp tới người
thiết kế thông qua mạng máy tính, các thiết kế được chuyển tới
người sản xuất. Quá trình này có thể tính theo giây và do đó có
thề cắt giảm chu kỳ kinh doanh hơn 50%, đặc biệt là trong
trường hợp quá trinh thiết kế, chế tạo đã được quốc tế hoá như
IBM,General Motor,General Electronic,Boeng,…
TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tác động đến hoạt động tài chính: Thương mại điện tử đòi
hỏi hệ thống tài chính và kế toán đặc biệt. Hầu hết các nghiệp
vụ thanh toán trong thương mại điện tử là không thể hiện trên
giấy. Việc sử dụng các phương tiện thanh toán mới như tiền
điện tử sẽ làm cho quá trình này phức tạp hơn do sự chi phối
của luật pháp và các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, tiền điện tử đã
làm cho quá trình thanh toán nhanh hơn và thay đổi cách thức
thanh toán.
TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Tác động đến ngoại thương: Thương mại điện tử có một đặc
điểm đó là thị trường toàn cầu, phi biên giới cho nên hoạt động
ngoại thương trong giai đoạn này có những điểm khác biệt so
với hoạt động ngoại thương trước đấy. Hiện nay thương mại
điện tử được xem là một công cụ hữu hiệu cho việc tiến hành
các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Triển khai
thương mại điện tử, hay ở đây là việc dùng internet vào trong
hoạt động kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận
nhanh chóng tới tất cả thị trường trên toàn cầu với chi phí thấp
nhất mà không phải qua bất cứ trung gian nào.
TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Tác động thay đổi mô hình kinh doanh: với sự hỗ trợ của các
công nghệ TMĐT, hàng hóa trên thị trường được chuyển giao
trực tiếp cho người mua nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chính
vì vậy ảnh hưởng khá lớn đến các mô hình kinh doanh và phân
phối truyền thống. Các mô hình bán hàng phần mềm mới,cùng
với đặc trưng các bên giao dịch không cần giao tiếp trực tiếp, có
khả năng hợp tác kinh doanh từ xa,… góp phần tạo nên những
mô hình kinh doanh mới và những sản phẩm mới.
TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Tác động đến các ngành nghề khác: Những bước tiến nhanh
chóng của TMĐT đã buộc các doanh nghiệp phải bổ sung công
nghệ mới và nghiên cứu những sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ
mới. Việc bổ sung công nghệ mớì sẽ dẫn đến những thay đổi
về cơ cấu và chiến lược. Sự thay đổi đó lại là nhân tố thúc đẩy
sự thay đổi cách thức kinh doanh. Thương mại điện tử góp
phần thay đổi bản chất cùa công việc theo hướng chuyển
nhanh sang kỷ nguyên số hoá. Nhiều công việc, ngành nghề sẽ
đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn cao hơn, một số công việc
sẽ chuyển từ môi trường làm việc văn phòng sang làm việc tại
nhà..

You might also like