You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC UEH
KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN : NHẬP MÔN ĐỊNH GIÁ HẢI QUAN
ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ HẢI QUAN
VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Phùng Đức


Họ và tên sinh viên: Lê Thị Lan Nhi
Email:
Khoá – Lớp: K45 – HQ002

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
PHẦN I: LÝ THUYẾT...........................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ HẢI QUAN.................................4
1.1.    Khái niệm và vai trò của Trị giá Hải quan...............................................4
1.2.    Lịch sử Trị giá Hải quan ở Việt Nam......................................................5
1.3.    Nguyên tắc Định giá Hải quan theo WTO...............................................6
1.4.    Phương pháp Định giá Hải quan theo WTO............................................7
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ HẢI
QUAN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM........................................................................7
2.1. Các yếu tố khách quan....................................................................................7
2.2. Các yếu tố chủ quan........................................................................................9
CHƯƠNG 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ HẢI
QUAN VIỆT NAM.................................................................................................10
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.........................................................10
3.2. Tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cán bộ Hải quan trong quản lý TGHQ..11
3.3. Chống gian lận trong khai báo Trị giá Hải quan...........................................11
3.4. Đầu tư cơ sở vật chất cho Hải quan...............................................................11
3.5. Chính sách đối với doanh nghiệp..................................................................12
Kết luận:.................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22

LỜI MỞ ĐẦU

“Thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan WTO là một trong những nam kết
quốc tế mà ngành Hải quan Việt Nam phải thực hiện khi Việt Nam tham gia tổ chức

2
thương mại thế giới (WTO). Việc thực hiện xác định trị giá hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo nguyên tắc thực hiện Hiệp định Điều VII- Hiệp định
Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT/WTO) ở Việt Nam đã được triển khai
từ ngày 01/08/2004, đây là bước đột phá trong hội nhập, phát triển của ngành Hải
quan và thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình thực hiện đến
nay còn bộc lộ nhiều bất cập, tình trạng gian lận thương mại qua giá vẫn diễn ra phổ
biến làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu ngân sách cũng như môi trường
kinh doanh trong nước. Để việc xác định trị giá hải quan phù hợp với các nguyên
tắc của hiệp định GATT, đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp tham gia hoạt
động XNK.” Là một quốc gia tốc độ phát triển kinh tế cao, kim ngạch xuất nhập
khẩu lớn trong những năm gần đây, Việt Nam cần phải xem xét những yếu tố nào
có ảnh hưởng đến quy trình Định giá Hải quan để từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm trong triển khai thực hiện việc Định giá Trị giá hải quan cũng như công tác
quản lý giá cho hàng hoá nhập khẩu. Đó là lí do để nhóm chúng em thực hiện bài
tiểu luận này. Qua đây, nhóm sinh viên chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới Thầy Dương Phùng Đức đã hướng dẫn và giúp chúng em có đủ kiến thức
để hoàn thành bài tiểu luận. Trong quá trình làm bài không thể trảnh khỏi những
thiếu sót, mong Thầy có thể nhận xét giúp bài làm chúng em hoàn thiện hơn. Em
xin chân thành cảm ơn!
Bài tiểu luận bao gồm 02 phần chính:
PHẦN I: LÝ THUYẾT
Chương 1: Cơ sở lý luận về Định giá Hải quan
Chương 2: Các yếu tố tác động tới quy trình Định giá Hải quan hiện nay tại Việt
Nam
Chương 3: Những kiến nghị hoàn thiện quy trình Định giá Hải quan tại Việt Nam

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ HẢI QUAN
1.1.    Khái niệm và vai trò của Trị giá Hải quan
1.1.1. Khái niệm Trị giá Hải quan
Khái niệm Trị giá hải quan (trị giá tính thuế hàng hoá) đã được hình thành và
biết đến khi mà con người ta bắt đầu đánh thuế hàng hoá dựa trên số lượng sang
đánh thuế dựa theo Trị giá hàng hoá. Nhận thức được tầm quan trọng của Trị giá
hải quan trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu cho nên
Tổ chức Hải quan thế giới đã ban hành Hiệp định trị giá GATT. Theo đó, Hiệp
định về xác định trị giá tính thuế Hải quan Hiệp định thực thi Điều VII của GATT
1994 thì được gọi một cách đầy đủ là Trị giá tính thuế Hải quan. Vậy khái niệm về
Trị giá Hải quan được định nghĩa như thế nào?
 Theo điều 15, Hiệp định trị giá GATT/WTO: “Trị giá hải quan của hàng
nhập khẩu là trị giá hàng hoá phục vụ cho đánh thuế theo trị giá hàng đối với hàng
nhập khẩu. Trong đó: nước nhập khẩu là nước hoặc lãnh thổ Hải quan nơi nhập
khẩu và được sản xuất bao gồm trồng trọt, được chế tạo và được khai mỏ.”
[36,tr.4]; [40, tr.156].
Từ khi Việt Nam chính thức áp dụng trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo
quy định WTO thì thống nhất tên gọi là Trị giá Hải quan. Từ đó có thể hiểu răng:
“Trị giá Hải quan đối với hàng nhập khẩu là Trị giá Hải quan của hàng hoá nhập
khẩu đó phục vụ mục đích tính thuế.”
1.1.2 Vai trò của Trị giá Hải quan
Trị giá Hải quan được xác định và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ví dụ:
Mục đích tính thuế: Khi nhắc đến trị giá hải quan, điều đầu tiên mà người ta nghĩ
đến vai trò của việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế. Theo Luật

4
Hải quan 2014 quy định: “Trị giá hải quan là trị giá của hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.”
Mục đích thống kê: Từ các số liệu thống kê thì nhà nước có thể điều chỉnh, bổ
sung và hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về Hải quan, về thuế, hoạt động
xuất, nhập khẩu, điều chỉnh cán cân thương mại qua đó có thể thực hiện hiệu quả
hơn về mục tiêu, chính sách quản lý Nhà nước.
Mục đích quản lý hạn ngạch: Để thực hiện được chính sách quản lý mặt hàng và
chính sách thuế cho từng mặt hàng đối với từng thời điểm và từng giai đoạn thì cơ
quan quản lý Nhà nước sử dụng hình thức quản lý cấp hạn ngạch thông qua trị giá
hải quan để có thể đạt được mục tiêu quản lý này.
Mục đích xử phạt vi phạm các quy định về Hải quan: Trong hoạt động xuất,
nhập khẩu hàng hoá thì không thể không tránh khỏi việc vi phạm quy định về Hải
quan. Thông qua việc Định giá Hải quan, cơ quan có thể phát hiện những hành vi
gian lận như về số thuế phải nộp và hoạt động kiểm tra, giám sát Hải quan...
1.2.    Lịch sử Trị giá Hải quan ở Việt Nam
“Từ năm 1987 trở về trước, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là
hàng viện trợ và hàng đối lưu trong khối SEV cho nên thời kỳ này chưa hình thành
nhu cầu xác định trị giá hải quan cho hàng nhập khẩu.”
“Từ năm 1987 trở đi, dần dần có sự giao thương hàng hoá đối với các quốc
gia trên thế giới nên có sự xuất hiện việc tính thuế nhập khẩu, cụ thể là Biểu thuế
cho hàng hoá xuất nhập khẩu trong khối SEV. Và Bảng giá đầu tiên do Bộ Tài
Chính và Bộ Công Thương soạn thảo nhằm làm cơ sở cho việc tính thuế. Đến năm
1991, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ra đời có hiệu lực tháng 4/1992 là
bước ngoặt mới trong việc đánh thuế hàng hoá nhất nhập khẩu nói chung và quản lý
giá nói riêng.”
Từ đó, các bảng giá tối thiểu được lần lượt xây dựng là Bảng giá 719 (1993);
Bảng giá 624 (1994); Bảng giá 353 (1991), Bảng giá 1187/TC/TCT (18/12/1995),
Bảng giá 975/QĐ/TC/TCT(29/10/1996), Bảng giá 918/QĐ/TC/TCT(11/11/1997),
Bảng giá 590A/QĐ/TC/TCT (29/04/1994), Bảng giá 69/1998/TC/TCT

5
( 01/07/2000), Bảng giá 164/2000/TC/TCT(10/10/2000), Bảng giá
164/2002/TC/TCHQ (27/12/2002) là bàng giá tối thiểu cuối cùng chấm dứt hiệu lực
thi hình. Tới 2004, Thông tư 87/2004/TT/BTC ra đời quy định hệ thống xác định trị
giá mới cho hàng hoá nhập khẩu theo 2 phương pháp cơ bản.
Kể từ 11/11/1997, sau khi ban hành Thông tư 82/1997/TT/TCT thì cách xác

định trị giá tính thuế được đưa lên thành các VBPQ lớn hơn là các Thông tư. Sau đó
Thông tư 08/2000/TT-BTC đã thay thế cho Thông tư 82 bổ sung các khái niệm mới
dựa trên Hiệp định Trị giá Hải quan WTO. ”

Quá trình nghiên cứu về Hiệp định trị giá Hải quan của Việt Nam bắt đầu từ

1994 khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới. Đến năm
2002. Chính phủ ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP Quy định về việc xác định trị
giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều
VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Tuy nhiên để thể hiện được Điều
13 của Hiệp định Trị giá Hải quan WTO , Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ra đời và
các nội dung trong nghị định được thể hiện tại Thông tư số 113/2005/TT-BTC về
hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. ”

         Tới năm 2007, Nghị định 40/2017/NĐ-CP thay thế cho Nghị định
155/2006/NĐ-CP ra đời. Và đến năm 2010, Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn
Nghị định số 40/2007 được ban hành. Và tới năm 2015 Thông tư 39/2015/TT-BTC
được ban hành Quy định về trị giá Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập
khẩu có hiệu lực 01/04/2015 và tới năm 2019 được sửa đổi thành Thông tư
60/2019/TT-BTC, Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số
39/2015/TT-BTC và có hiệu lực đến thời điểm hiện tại.
1.3.    Nguyên tắc Định giá Hải quan theo WTO.
“Hệ thống định giá của hàng hoá nhập khẩu theo mục đích Hải quan phải hợp lý,
thống nhất và độc lập, có hệ thống. Quy trình định giá không được sử dụng để làm
hàng rào phi thuế quan đối với thương mại. Đây là một trong những nguyên tắc của
WTO là loại bỏ các biện pháp này.”

6
Cơ sở để xác định trị giá của hàng hoá nhập khẩu theo mục đích hải quan phải

là trị giá giao dịch. Tức là giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho
hàng nhập khẩu cộng thêm với các khoản điều chỉnh. ”

Trị giá Hải quan phải được xác định dựa trên những tiêu chí đơn giản bình đẳng
và nhất quán với các thông lệ thương mại. Và thủ tục áp dụng trị giá cần được áp
dụng chung không phân biệt nguồn cung cấp.
Quy trình định giá không được sử dụng để chống phá giá. Việc tùy ý nâng trị giá
tính thuế hay từ chối giá thoả thuận giữa bên mua và bên bán vì lý do giá đó được
coi là “quá thấp”.
         “Điều 8.3 của Hiệp định quy định các khoản cộng thêm vào giá thực tế được
thực hiện theo Điều 8 phải căn cứ vào các dữ liệu khách quan và có thể định lượng
được.”
1.4.    Phương pháp Định giá Hải quan theo WTO
Hiệp định Trị giá Hải quan WTO quy định có 6 phương pháp định giá Hải quan
Phương pháp 1: Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu ( Transaction Value)
Phương pháp 2: Trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt nhập khẩu ( Identical
Goods)
Phương pháp 3: Trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự nhập khẩu(Similar Goods)
Phương pháp 4: Trị giá khấu trừ (Deductive Method)
Phương pháp 5: Trị giá tính toán ( Computer Method)
Phương pháp 6: Phương pháp suy diễn ( Fall-back Method)
Các phương pháp này được áp dụng theo trình tự bắt buộc từ phương pháp
thứ nhất đến phương pháp thứ 6. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ áp
dụng theo trình tư đối với phương pháp thứ 4 và thứ 5. Việc hoán đổi này sẽ được
dựa vào tài liệu, số liệu và qua các bằng chứng doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp sẽ
hiểu rõ nhất áp dụng phương pháp nào trong 2 phương pháp trên để đề nghị cơ quan
Hải quan áp dụng phương pháp thích hợp.

7
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ HẢI
QUAN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM
2.1. Các yếu tố khách quan
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật
Nhìn chung hệ thống pháp luật được Cục Hải quan và Các Chi cục Hải quan

đã quản lý một cách chặt chẽ và triển khai được hệ thống quản lý công tác giá tính
thuế vừa tuân thủ được nội dung của Hiệp định trị giá GATT/WTO vừa đáp ứng
được yêu cầu phù hợp với bối cảnh hiện tại với nền kinh tế ngày càng hội nhập và
hiện đại hoá Hải quan Việt Nam. Các văn bản pháp luật, các Thông tư, các Nghị
định hay các Văn bản hướng dẫn do Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan soạn thảo
như Thông tư 39/2015/TT-BTC Thông tư 60/2019/TT-BTC có nội dung chặt chẽ,
giúp cho doanh nghiệp có thể áp dụng một cách dễ dàng bên cạnh đó các văn bản
được triển khai một cách kịp thời giúp cho quá trình định giá Hải quan ngày càng
hoàn thiện hơn. Hơn nữa khi áp dụng kiểm tra giá là quản lý rủi ro về giá căn cứ
vào Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục và Danh mục
quản lý rủi ro hàng xuất khẩu, nhập khẩu về giá cấp Cục cũng đảm bảo việc quản lý
giá rất hiệu quả và chặt chẽ. ”

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy Các Chi cục luôn theo dõi sát sao với hoạt
động của doanh nghiệp, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các thắc
mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp từ đó việc chấp hành trong khai báo được thực
hiện một cách nghiêm túc và sát với trị giá giao dịch hơn.
Tuy nhiên không phải hệ thống pháp luật nào cũng luôn chặt chẽ một cách
tuyệt đối, một số doanh nghiệp, người khai cố tình tìm ra những lỗ hổng, sự lỏng
lẻo về trong pháp luật hay trong chính sách quản lý cho nên doanh nghiệp khai báo
giá thấp hơn trị giá thực tế nhằm mục đích giảm số tiền thuế phải nộp. Mặt khác có
một số doanh nghiệp khai tăng trị giá hàng hoá để tăng số thuế được hoàn lại.
2.1.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng từ Tổng cục Hải quan tới từng Chi cục đều được đầu tư hệ
thống cơ sở hạ tầng chất lượng. Nhiều phần mềm ngày càng được ra đời đánh dấu

8
sự chuyển đổi từ thủ tục thủ công sang thủ tục điện tử. Các phần mềm nghiệp vụ về
định giá hải quan được đội ngũ kỹ thuật nghiên cứu có khả năng ứng dụng cao như
hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến định giá Hải quan, đánh giá khả năng hiện
đại hoá của từng Chi cục, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý giúp doanh nghiệp dễ
dàng khai báo và trao đổi với cán bộ Hải quan. Tuy nhiên với một số trường hợp,
người khai gặp sự cố phần mềm cho nên còn mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến
khai báo giá. Thiết bị máy móc còn sơ sài ở một số Chi cục chưa đáp ứng được yêu
cầu công việc, hỗ trợ theo hướng thủ công, chắp vá mà chưa thể đồng bộ hoá gây
khó khăn cho Hải quan.
2.1.3. Hệ thống thông tin dữ liệu
Hệ thống thông tin dữ liệu sử dụng cho thông tin giá chủ yếu phụ thuộc vào
Hệ Thống tra cứu dữ liệu giá của Tổng cục hải quan. Hiện nay hệ thống thông tin
chưa thực sự đầy đủ và chi tiết điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
một phần thiếu nguồn nhân lực, nhân lực Hải quan chưa thực sự chủ động thu thập
thông tin và vốn thông tin được cung cấp từ phía hỗ trợ công tác giả còn hạn chế.
Tuy nhiên việc chương trình GTT01 chưa được hoàn chỉnh một cách hiệu quả cho
nên có một số tình huống khi xử lý vẫn còn gặp vấn đề dẫn đến ảnh hưởng đến
nghiệp vụ khi định giá hải quan. Hơn nữa vẫn còn thiếu thông tin khi lựa chọn để
làm lô hàng giống hệt hay lô hàng tương tự từ đó gây ảnh hưởng lớn đến việc làm
căn cứ định giá hải quan.
2.2. Các yếu tố chủ quan
2.2.1. Bối cảnh hội nhập quốc tế
“Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sẽ phát sinh một số loại hình xuất khẩu
mới đòi hỏi hệ thống pháp lý cần phải cập nhật, đổi mới liên tục để phù hợp hơn với
tiến trình hội nhập thương mại quốc tế. Tuy nhiên hệ thống quy định của pháp luật
còn đang hạn chế, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thường xuyên thay đổi.
Cho nên khi những tình huống xảy ra trong thực tế ảnh hưởng công tác kiểm tra,
giám sát, quản lý hải quan về khâu định giá đối với mặt với không ít khó khăn và
phức tạp.”

9
2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên Hải quan
Tổng quan, Các Chi cục đã rất chú trọng trong việc đào tạo nâng cao nhận

thức cho đội ngũ cán bộ hơn nữa kể từ khi thực thi Thông tư 39/2015/TT-BTC nay
Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi bổ sung. Với mục tiêu đào tạo cán bộ theo
hướng chuyên sâu thì công tác định giá đã thực sự mang tới hiệu quả nhất định,
đồng bồ giữa các Chi cục, thống nhất từ trên xuống dưới tránh được tình trạng mỗi
đơn vị lại thực hiện một cách không đồng nhất như trước đây. Tuy nhiên vẫn còn
một số cán bộ khi được đào tạo thì tinh thần và thái độ vẫn chưa thực sự nghiêm túc
cho nên kĩ năng và hiểu biết biến động giá còn hạn chế ảnh hưởng đến định giá Hải
quan. ”

2.2.3.  Sự phối hợp giữa các ban ngành


“Về quy chế phối hợp giữa các ban ngành mặc dù có sự thống nhất, phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ, ban ngành cụ thể là Kho bạc – Hải quan – Thuế nội địa đã
được BTC quy định nhưng vẫn dừng lại ở mức độ trao đổi thông tin mà chưa đáp
ứng được triệt để về mục tiêu thực hiện nghiệp vụ chuyên môn nhằm để ngăn chặn
hành vi gian lận về khai báo giá của doanh nghiệp. Một số đơn vị trong ngành còn
chưa thống nhất phối hợp hoạt động nhất là khâu kiểm tra sau thông quan trong lĩnh
vực giá: chức năng, nhiệm vụ cũng như phạm vi hoạt động của hệ thống kiểm tra
sau thông quan còn gặp nhiều hạn chế.”
2.2.4.  Sự phối hợp từ phía doanh nghiệp
Hiện nay, Hải quan đang áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự kê khai và tự nộp
thuế hàng hoá. Hầu hết doanh nghiệp đều nghiêm túc thực hiện, có am hiểu các
phương pháp định giá Hải quan. Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận doanh nghiệp
chưa thực sự hiểu rõ trong việc định giá. Không chỉ vậy, doanh nghiệp vẫn đang chỉ
nhận thức về mặt quyền lợi mà chưa thực sự trung thực, tự giác thực hiện các nghĩa
vụ như chưa khai báo đúng trị giá, cung cấp sai các thông tin về giá và trả lời không
thành thật các câu hỏi nghi vấn bên phía Hải quan khi tham vấn. Hơn nữa, doanh
nghiệp còn có xu hướng gian lận khai giá thấp để giảm số thuế hoặc không khai báo
các khoản điều chỉnh cộng, lợi dụng các quy định về hàng khuyến mãi, giảm giá...

10
Từ đó gây nên một số trở ngại của cơ quan Hải quan trong quá trình tham vấn. Phía
doanh nghiệp ảnh hướng đến tiến độ thông quan.
CHƯƠNG 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ
HẢI QUAN VIỆT NAM
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Với sự tiến bộ không ngừng của ngành Hải quan, sự ra đời nhiều loại hình
nhập khẩu hàng hoá dẫn đến hệ thống pháp luật phải luôn luôn đổi mới phù hợp với
bối cảnh hiện nay. Tìm ra những lỗ hổng trong chính sách, ban hành các văn bản
hướng dẫn cho doanh nghiệp thực thi một cách hiệu quả, chi tiết, rõ ràng và cụ thể,
không để cho doanh nghiệp còn phải băn khoăn, khó hiểu khi đọc lên một văn bản
pháp luật mang giá trị pháp lý cao. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật liên quan,
giúp tích hợp những thông tin, điều khoản một cách logic vừa thuận lợi cho công
tác kiểm tra giám sát, nâng cao tính hiệu quả trong việc thực thi.
3.2. Tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cán bộ Hải quan trong quản lý TGHQ
Cần phải quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng loại cán bộ Hải quan,
từng vị trí công tác, nghiêm túc đào tạo và trau dồi kỹ năng, coi trọng phẩm chất
chính trị đạo đức và nghiêm khắc xử lý nếu có phát hiện các trường hợp vi phạm.
Cần đào tạo theo hướng chuyên môn hóa nghiệp vụ, trang bị kiến thức và kĩ năng
thực tế để đảm bảo cán bộ có năng lực tốt trong việc nhìn nhận, đánh giá và phân
tích khả năng thực thi chính sách thuế phù hợp với tiến trình hội nhập.
3.3. Chống gian lận trong khai báo Trị giá Hải quan.
Phía Hải quan cần phải xây dựng phương pháp đối với việc có sơ hở ở những
chính sách qua đó phía người khai có thể lợi dụng gian lận trong khai báo. Xem xét
các chính sách đã phù hợp với doanh nghiệp qua đó có thể điều chỉnh vừa chống
gian lận vừa đảm bảo quyền lợi cho người khai. Bên cạnh đó tăng cường hoạt động
kiểm tra, giám sát sau thông quan về giá nhằm hạn chế ở mức thấp nhất gian lận trị
giá hàng hoá như về số lượng, chất lượng...

11
3.4. Đầu tư cơ sở vật chất cho Hải quan.
“Cục Hải quan, Chi cục Hải quan cần phải nâng cấp hệ thống máy móc, cái
tiến ứng dụng mạnh mẽ mọi thành tựu nghiệp vụ và khoa học kỹ thuật, công nghệ
thông tin. Triệt để khai thác ưu thế thành viên trong các tổ chức đặc biệt là WCO.
Muốn đạt được mục tiêu đó cần đẩy mạnh ứng dụng tin học hoá vào các quy trình
quản lý khai báo trị giá tính thuế, cần xây dựng triển khai từng bước tự động hóa
quy trình thủ tục Hải quan. Việc áp dụng một hệ thống khai báo quản lý trị giá hải
quan tin học hóa sẽ giúp cho phía Hải quan tập trung vào các lĩnh vực quan trọng
hơn để tăng tính hiệu quả của quản lý khai báo. Hơn hết, hàng hoá ngày này ngày
càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại và được sản xuất bằng công nghệ hiện đại cho
nên cần phải trang bị thiết bị giám định kỹ thuật hàng hoá tránh trình trạng thất thu
thuế qua công tác giám định.”
3.5. Chính sách đối với doanh nghiệp
Không chỉ nâng cao công tác kiểm tra, giám sát về phía Hải quan mà cần
phải chú trọng vào công tác đối với doanh nghiệp. Có thể ký kết những biên bản
thoả thuận giữa các doanh nghiệp làm dịch vụ liên quan đến hoạt động Hải quan
giúp chống gian lận và buôn lậu. Từ đó Hải quan có thể sẽ đưa ra những ưu đãi nhất
định về các khâu thủ tục tạo lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh theo
hướng tích cực. Tích cực xây dựng quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp để có
thể tăng cường sự hiểu biết, tương tác qua lại giúp hiểu rõ và hoạt động thương mại
diễn ra một cách hiệu quả.
Kết luận:
Trong Phần I: Lý thuyết - đã giúp phần nào hiểu rõ hơn tổng quan về Định giá hải
quan, làm rõ được khái niệm và vai trò quan trọng của việc Định giá hải quan trong
bối cảnh hiện nay cũng như tìm hiểu tiến trình phát triển của Định giá Hải quan Việt
Nam hiện nay. Để từ đó có thể nhìn thấy được những nhân tố nào đang ảnh hướng
đến quy trình Định giá Hải quan Việt Nam, ảnh hưởng như thế nào, hiệu quả ra sao?
Và cuối cùng đưa ra những đề xuất từ phía Hải quan cũng như doanh nghiệp cùng

12
nhau góp phần hoàn thiện quy trình Định giá Hải quan Việt Nam ngày càng vững
mạnh, phát triển.
PHẦN 2: XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
1. Giới thiệu tình huống
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu HQ002 tại Việt Nam nhập khẩu một lô hàng nước
giải khát từ nhà nhập khẩu X ở Hàn Quốc như sau: 500 thùng nước gạo lên men,
nồng độ 6%, 750ml/chai, 20 chai/thùng, với giá là 10 USD/thùng. Tuy nhiên, công
ty HQ002 chỉ mua được các thùng nước gạo với giá này nếu mua cùng lúc 10 thùng
rượu soju, nồng độ 16,9%, dung tích 360ml/chai, 20 chai /thùng, có giá 10,7
USD/thùng và 5 thùng rượu Whisky, nồng độ 40% dung tích 450ml, 6 chai/thùng,
giá 42 USD/thùng. Ngày 20/08/2020, công ty HQ002 nhập khẩu lô hàng với số
lượng như trên về Việt Nam.
Vấn đề trong tình huống:
Căn cứ vào Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan hàng
nhập khẩu và Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông
tư số 39/2015/TT-BTC, nhà nhập khẩu đã căn cứ vào 6 phương pháp xác định trị giá
khai báo với hàng nhập khẩu, và xác định được là hàng hóa đã vi phạm điều khoản
áp dụng của phương pháp trị giá giao dịch tại khoản 5: “Giá cả hoặc việc bán hàng
không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không
xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan”. Do đó, công ty đã
căn cứ vào trị giá nước gạo lên men mà công ty đã mua với nhà xuất khẩu ở Hàn
Quốc này trước đó 5 tháng, với trị giá là 12 USD/thùng.
Khai báo trị giá của rượu soju là 10,7 USD/thùng và rượu Whisky là 42
USD/thùng.
Sau khi kiểm tra trị giá khai báo và tham chiếu với mức giá hiện hành của các
sản phẩm giống hệt, cán bộ hải quan đã nghi ngờ theo điểm b khoản 3 Điều 25 TT
38/2015/TT-BTC đã sửa bởi TT 39/2018/TT-BTC. Theo đó, cơ quan hải quan nghi
ngờ về trị giá của 3 mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu có trị giá khai báo thấp. Do
đó, cơ quan hải quan yêu cầu thực hiện tham vấn với doanh nghiệp.

13
2. Giải quyết tình huống trên cơ sở nghiệp vụ thực tế
2.1. Nội dung tham vấn:
Doanh nghiệp giải trình trị giá khai báo về 3 mặt hàng:
1. Nước gạo lên men, nồng độ 6%, 750ml/chai, 20 chai/thùng, hàng mới 100%,
trị giá khai báo 12USD/thùng
2. Rượu soju, nồng độ 16,9%, dung tích 360ml/chai, 20 chai /thùng, hàng mới
100%, trị giá khai báo 10,7 USD/thùng
3. Rượu Whisky, nồng độ 40% dung tích 450ml, 6 chai/thùng, hàng mới 100%,
trị giá khai báo 42 USD/thùng

2.2. Giải quyết tình huống tham vấn:


Câu hỏi của Cơ quan Hải quan Trả lời của Doanh nghiệp
Căn cứ Luật Hải quan số
54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm
2014
Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP
ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa
đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP
ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Luật
Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư 39/2018/TT-BTC
ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-
BTC ngày 25/03/2015 quy định về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải

14
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu
Căn cứ Thông tư 60/2019/TT-BTC
ngày 30/08/2019 của Bộ Tài chính sửa
đổi và bổ sung một số điều của Thông
tư số 39/2015/TT-BTC ngày
25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định
về trị giá hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, thông tư
Chúng tôi đọc cho đại diện công ty
được nghe về các quyền lợi và nghĩa vụ
của mình cũng như trách nhiệm và
quyền hạn của cơ quan Hải quan trước
khi tiến hành trao đổi thông tin về trị
giá khai báo của lô hàng trên
Câu hỏi: Ông/bà đã nghe và sẵn sàng Trả lời: Tôi đồng ý trả lời các câu hỏi
để trả lời câu hỏi của chúng tôi liên của cơ quan Hải quan.
quan đến lô hàng trên hay không?
“Câu hỏi: Ông/bà là giám đốc công ty. “Trả lời: Tôi có quyền quyết định và
Vậy Ông/bà có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về toàn bộ các nội
chịu trách nhiệm về toàn bộ các nội dung liên quan đến việc giải trình trị
dung liên quan đến việc giải trình trị giá giá khai báo đối với lô hàng trên. ”

khai báo đối với lô hàng trên phải


không? ”

Câu hỏi: Đề nghị doanh nghiệp xuất Trả lời: Công ty chúng tôi xuất trình
trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ bản chính đầy đủ chứng từ bản chính để cơ quan
liên quan đến lô hàng để cơ quan Hải Hải quan kiểm tra gồm:
quan kiểm tra? - Hợp đồng thương mại (Hình 2.1)

15
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Vận đơn (Hình 2.2.)
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Catalogue chi tiết hàng hóa
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Hình
2.3)
- Chứng nhận công bố vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Câu hỏi: Công ty là người nhập khẩu Trả lời: Công ty chúng tôi nhập khẩu
và trực tiếp kinh doanh hay nhập khẩu về để trực tiếp kinh doanh, không nhập
ủy thác cho người khác? khẩu ủy thác cho người khác.
Câu hỏi: Đề nghị công ty cho biết mối Trả lời: Giữa phía đối tác và công ty
quan hệ của doanh nghiệp với đối tác tôi có quan hệ mua bán thông thường.
nước ngoài, quá trình đàm phán, giao Người bán có ra điều kiện với giá của
dịch giữa công ty và đối tác về lô hàng nước gạo lên men là 10USD/thùng nếu
trên diễn ra như thế nào? mua cùng lúc rượu soju với giá 10,7
USD/thùng và rượu Whisky với giá 42
USD/thùng.
Do người bán có ra điều kiện với giá
của sản phẩm nước gạo lên men nên
chúng tôi đã kê khai trị giá của hàng
nước gạo lên men dựa vào trị giá đã
nhập khẩu trước đó vào tháng 2/2020
được hải quan chấp nhận thông quan, là
12 USD.
Các hàng hóa mua cùng với điều kiện
của nước gạo lên men vẫn giữ nguyên
giá khai báo hải quan khi chúng tôi ký

16
hợp đồng giao dịch.
- Việc đàm phán, trao đổi của chúng tôi
được thực hiện qua email, sau đó hai
bên tiến hành ký kết hợp đồng.
Câu hỏi: Theo thông tin có sẵn tại cơ Trả lời:
quan hải quan, chúng tôi nhận thấy giá - Về mặt hàng nước gạo lên men, do có
khai báo của doanh nghiệp thấp hơn điều kiện ràng buộc và trị giá mà doanh
hàng hóa giống hệt do các doanh nghiệp chúng tôi khai báo đã không còn
nghiệp khác nhập khẩu. hợp lệ nên chúng tôi chấp nhận mức giá
- Với mặt hàng nước gạo lên men, theo 12,87 USD/thùng của cơ quan hải quan.
danh mục trị giá hàng hóa giống hệt của - Về mặt hàng rượu soju và rượu
hải quan trong 3 tháng gần đây là 12.87 whisky, doanh nghiệp chúng tôi và phía
USD/thùng xuất khẩu đã đàm phán rõ ràng, 2 mặt
- Rượu soju: 11,2 USD/thùng hàng này không có điều kiện để ràng
- Rượu whisky: 42,8 USD/thùng buộc và về phía chúng tôi cho rằng phải
Đại diện công ty có ý kiến gì về việc cơ xác định dựa trên trị giá giao dịch của
quan hải quan xác định giá các mặt rượu soju và rượu whisky. Vì thế,
hàng này? doanh nghiệp không đồng ý với mức
giá về mặt hàng rượu soju và rượu
whisky mà cơ quan hải quan đưa ra. Đề
nghị cơ quan hải quan xem xét xác định
giá hợp lý để chúng tôi có thể cạnh
tranh kinh doanh trên thị trường.
Câu hỏi: Doanh nghiệp có trả thêm bất Trả lời: Doanh nghiệp không trả thêm
cứ khoản tiền nào khác cho người bán bất kỳ số tiền nào khác ngoài số tiền thể
hoặc bên thứ ba nào khác không? hiện trên invoice.
Câu hỏi: Trước khi đi đến kết luận, Trả lời: Chúng tôi cam kết chịu trách
doanh nghiệp có bổ sung ý kiến gì nhiệm trước pháp luật về tính chính
không? xác, trung thực của mức giá khai báo và

17
những chứng từ đã xuất trình, những
giải trình với cơ quan hải quan.
3. Bài học kinh nghiệm cho Hải quan và doanh nghiệp trong tình huống:
3.1. Bài học kinh nghiệm cho Hải quan:
- Tổng hợp, phân tích kỹ các vấn đề về trị giá của từng mặt hàng để đưa vào nội
dung tham vấn.
- Thường xuyên xây dựng mức giá tham chiếu kèm theo danh mục hàng hóa xuất
nhập khẩu rủi ro về trị giá để có thể đối chiếu với doanh nghiệp.
- Cán bộ hải quan phải được đào tạo có nghiệp vụ để thực hiện tham vấn trực tiếp
với doanh nghiệp mà không có sơ sót, tạo điều kiện để hai bên có thể rút ngắn thời
gian tham vấn, doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần.
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nên xem xét áp dụng nghiệp vụ tham vấn một lần, sử dụng kết
quả tham vấn nhiều lần. Hiện nay, nghiệp vụ này đã được áp dụng phổ biến góp
phần giảm thời gian, chi phí cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp.
Khi xác định trị giá hải quan cho lô hàng, cần căn cứ vào từng phương pháp,
xem xét kỹ lưỡng để có thể áp dụng đúng nhất trị giá cho lô hàng của doanh nghiệp,
tránh sai sót vì như vậy sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp phải thực hiện tham vấn, tốn
nhiều thời gian và công sức.
Doanh nghiệp cần cử người đại diện đến tham vấn là người có quyền quyết
định và chịu trách nhiệm về toàn bộ phần giải trình trị giá khai báo đối với lô hàng.
Người đại diện tham vấn phải am hiểu về quá trình đàm phán, về chi tiết
từng sản phẩm mà doanh nghiệp xuất hoặc nhập khẩu về, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ,
chứng từ liên quan đến lô hàng để có thể xuất trình một cách nhanh chóng, đồng
thời khi bác bỏ trị giá do hải quan đề xuất, phải giải thích một cách hợp lý và thuyết
phục, đưa ra các minh chứng để có thể bác bỏ trị giá.

18
Kết luận:
Căn cứ điểm đ.1 khoản 4 điều 1.14 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày
20/04/2018 của Bộ Tài chính, người khai hải quan chấp nhận mức giá do cơ quan
hải quan xác định đối với hàng hóa nước gạo lên men, trị giá: 12,87 USD/thùng.
Căn cứ điểm đ.3 khoản 4 điều 1.14 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày
20/04/2018 của Bộ Tài chính, cơ quan hải quan không đủ cơ sở để bác bỏ trị giá
khai báo theo quy định tại điểm đ.2 khoản này, cơ quan hải quan ban hành Thông
báo trị giá hải quan và thực hiện thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo của
người khai hải quan theo quy định, nghĩa là trị giá của rượu soju là 10,7 USD/thùng
và rượu whisky là 42 USD/thùng.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WTO; Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO 1994.
2. WTO (1994); Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994.
3. Quốc hôi; Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014
4. Bộ Tài chính; Thông tư số 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm
tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngày 25/03/2015
5. Bộ Tài chính, Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, quy định về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngày 20/04/2018.
6. Bộ Tài chính, Thông tư số 39/2015/TT-BTC Quy định về trị giá hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngày 25/03/2015.
7. Bộ Tài chính , Thông tư số 60/2019 TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 39/2015/TT-BTC 25/03/2015 của Bộ Tài chính, Quy định về trị giá hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Hoàng Thị Bình Sơn; Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu: kinh
nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam; Đại học quốc gia Hà Nội; trang 32-43.
9. Lê Thành Phong; Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế
hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO; Đại học Thái Nguyên;
trang 28-36.
10. Lê Ngọc Linh; Nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá hải quan trong hoạt động kiểm
tra sau thông quan tại cục Hải quan TP.Hải Phòng; Trường Đại học Dân lập Hải
Phòng; trang 25-39.
11. Nguyễn Hồng Quân; Hoàn thiện công tác quản lý trị giá hải quan tại cục Hải
quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu; trang 21-29.
12. Nguyễn Tất Thắng; Hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập
khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV3; Trường Đại học Dân lập
Hải Phòng; trang 42-47.

20

You might also like