You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

----------------

BÀI THẢO LUẬN


Môn: LUẬT KINH TẾ

Nhóm thực hiện : Nhóm 08

Lớp học phần: : 2114PLAW0321

Giáo viên hướng dẫn :Giảng viên Nguyễn Ngọc Tú

HÀ NỘI - 2021
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


***

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

ST
Họ và tên Mã sinh viên Lớp Nhiệm vụ
T
Nguyễn Thị Kiều Thuyết trình/ Phản biện
71 18D120034 K54C1
Oanh chính
72 Soukhavixai Oiy 19D120098 K55C1 Câu hỏi 1
73 Nguyễn Thị Phụng 17D130031 K54E1 Không tham gia
74 Bùi Thị Phương 18D210278 K54U5 Câu hỏi 2
Đồng Thị Hoài
75 18D210218 K54U4 Câu hỏi 2
Phương
Ngô Thị Thanh Poweroint + các phần
76 18D210279 K54U5
Phương (nhóm trưởng) 1.1, 1.2, 1.3, 1.4
Nguyễn Xuân Quốc Tổng hợp word + các
77 18D210040 K54U1
(thư kí) phần 1.5 và 1.6
78 Lưu Thị Ngọc Quỳnh 19D120248 K55C4 Không tham gia
79 Nguyễn Thị Quỳnh 19D120318 K55C5 Câu hỏi 1
Nguyễn Thị Thủy
80 18D210101 K54U2 Không tham gia
Quỳnh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP..........................5
1.1.Đối tượng có quyền và không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.......5
1.2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp................................................................................6
1.3 Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.......................................................7
1.4.Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp................................................................8
1.5.Cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.........................................................8
1.6.Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...............................................8
CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.........................................10
2.1 Câu 1 : Với những điều kiện trên, họ có thể thành lập được công ty trong linh
vực trên hay không?..................................................................................................10
2.1.1 Điều kiện thành lập công ty TNHH..............................................................10
2.1.2 Điều kiện sản xuất phân bón.........................................................................11
2.1.3 Điều kiện buôn bán phân bón.......................................................................11
2.1.4 Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật....................................................12
2.1.5 Điều kiện buôn bán thuốc thú ý....................................................................13
2.2 Câu 2 Hãy giúp ABC rà soát và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để thực
hiện thành công ý định gia nhập thị trường...............................................................14
KẾT LUẬN.................................................................................................................16
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập
mỗi năm, nhất là khi Start-up đang là xu thế của thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng. Tuy nhiên, trong số những doanh nghiệp ấy vẫn còn có rất nhiều
doanh nghiệp được thành lập mà chưa đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu của
pháp luật. Vậy những yêu cầu, thủ tục ấy ra sao? Mời cô và các bạn cùng theo
dõi bài tập tình huống dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình thành lập một doanh
nghiệp họp pháp.
Sau thời gian học bộ môn Luật kinh tế, dựa vào những kiến thức đã được
học về luật trong doanh nghiệp nhóm 8 đã áp dụng từ đó để hoàn thành bản thảo
luận một cách tốt nhất có thể đối với tình huống đề tài mà cô đã đưa ra. Hy vọng
bài thảo luận dưới đây sẽ góp phần nêu lên ý kiến phân tích của nhóm giúp cho
buổi thảo luận được phong phú hơn.
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp từ ngày 01/01/2021 sẽ được thực hiện
theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2021).
1.1 Đối tượng có quyền và không có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có
quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ
các trường hợp sau đây:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức;
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy
định (trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp khác);
5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị
mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ
chức không có tư cách pháp nhân;
6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành
hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,
cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định, các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản,
Luật Phòng, chống tham nhũng; (Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu,
người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan
đăng ký kinh doanh).
7. Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
1.2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
(1) Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm (Căn cứ quy định tại Điều
19 của Luật Doanh nghiệp 2020)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
(2) Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm (Căn cứ quy định tại Điều 20
của Luật Doanh nghiệp 2020):
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của Luật Đầu tư.
(3) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm (Căn cứ quy định tại
Điều 21 của Luật Doanh nghiệp 2020):
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
 Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo
pháp luật;
 Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người
đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy
quyền của thành viên là tổ chức.
 Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ
chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của Luật Đầu tư.
(4) Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm (Căn cứ quy định tại Điều 22 của
Luật Doanh nghiệp 2020):
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
 Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư
nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
 Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người
đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy
quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức
phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của Luật Đầu tư.
1.3 Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu
có);
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
6. Thông tin đăng ký thuế;
7. Số lượng lao động dự kiến;
8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá
nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá
nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần.
1.4 Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh
nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký
doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
theo một trong các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh
doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng
ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải
thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh
nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho
người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1.5 Cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các
điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và
41 của Luật này;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ
phí.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc
bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
1.6 Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 28 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với
người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối
với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh
nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối
với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành
viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
ĐỀ BÀI: ABC dự định góp vốn thành lập một công ty TNHH sản xuất và bán
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Tổng số vốn góp của các thành viên là 500 triệu đồng, trong đó các thành viên sử dụng
300 triệu để thuê nhà xưởng, mua sắm thiết bị kĩ thuật, vật liệu cần thiết để chuẩn bị
hoạt động.
2.1 Câu 1 : Với những điều kiện trên, họ có thể thành lập được công ty trong
lĩnh vực trên hay không?
Để xác định liệu công ty ABC có đủ điều kiện để thành lập trong lĩnh vực sản
xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y hay không, cần phải dựa vào
các điều kiện sau đây: Điều kiện thành lập công ty TNHH, Điều kiện sản xuất phân
bón, Điều kiện buôn bán phân bón, Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Điều
kiện buôn bán thuốc thú y.
2.1.1 Điều kiện thành lập công ty TNHH
Điều kiện thành lập công ty là quy định mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi muốn
thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, quý khách hàng sẽ phải đáp ứng các điều kiện
bắt buộc sau đây:
- Cá nhân thành lập công ty phải trên 18 tuổi, không vi phạm luật hình sự,
không bị hạn chế năng lực dân sự, không phải là cán bộ công nhân viên chức hoạt
động trong các cơ quan nhà nước
- Tổ chức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn phải có tư cách pháp nhân
- Sử dụng tên công ty trách nhiệm hữu hạn không bị trùng lặp, gây nhầm lẫn với
các doanh nghiệp
- Có trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và người đại diện pháp luật
theo đúng quy định
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ
- Thực hiện đúng quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
- Đóng các khoản chi phí theo quy định
Bên cạnh đó, pháp luật không quy định về số vốn tối thiểu để thành lập doanh
nghiệp nói chung và số vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH nói riêng. Tuy nhiên,
với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần có vốn pháp định khi đăng ký kinh
doanh.
Khi công ty sản xuất thuốc trừ sâu, thì phần vốn pháp định Pháp luật không yêu
cầu một hạn mức nhất định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập
một doanh nghiệp để hoạt động ở một lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Vốn pháp định
do cơ quan quản lý chuyên ngành quy định. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh
vực, ngành nghề kinh doanh.
2.1.2 Điều kiện sản xuất phân bón
Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất phân bón theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 2 Điều 41 Luật trồng trọt 2018 có quy định cụ thể về điều kiện cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:
- Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
- Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định
để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
- Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
- Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc
một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa
học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và
được cấp lại.
2.1.3 Điều kiện buôn bán phân bón
Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn
bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy
chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Tại khoản 2 Điều 42 Luật trồng trọt 2018 có quy định điều kiện cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ
trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về
trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học,
sinh học.
- Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về khoảng cách an toàn
2.1.4 Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật
nuôi và môi trường theo đúng quy định là điều kiện để được buôn bán thuốc bảo vệ
thực vật. Chi tiết điều kiện về địa điểm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định tại Điều 33 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT:
- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn
định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp
pháp tối thiểu là 01 năm; Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 m2;
Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió;
- Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương
thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y; Cửa hàng
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui
chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
- Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu
20 m; có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng
bằng vật liệu không bén lửa; Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp
ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư này.
- Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp;
có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán,
xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư này.
- Có kho thuốc, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc
Kho thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử
lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố là một trong ba điều kiện được quy định tại
khoản 1 Điều 63 Luật Bảo vệ, và kiểm dịch thực vật 2013. Cụ thể hóa quy định này tại
khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định như sau:
- Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong
sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
- Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn
nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu
10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
2.1.5 Điều kiện buôn bán thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp;
- Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
- Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề
thú y
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
- Có địa Điểm kinh doanh cố định và biển hiệu.
- Có tủ, kệ, giá để chứa đựng các loại thuốc phù hợp.
- Có trang thiết bị bảo đảm Điều kiện bảo quản thuốc theo quy định.
- Có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng.
- Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát
hoặc kho lạnh để bảo quản theo Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; có nhiệt kế để kiểm
tra Điều kiện bảo quản. Có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển
phân phối vắc xin.
Như vậy, dựa vào những điều kiện theo đề bài, công ty đã có vốn điều lệ, xác
định được ngành nghề kinh doanh là sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón, thuốc thú y tại trụ sở chính là quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội…Tuy
nhiên, công ty chưa có tên công ty TNHH, chưa rõ tư cách pháp nhân của các
thành viên góp vốn và các hồ sơ của công ty trong quy trình thành lập, chưa rõ
các thông tin và điều kiện cần và đủ khi sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón, thuốc thú y, …Vì vậy, ABC chưa thể thành lập được công ty trong
lĩnh vực nêu trên.
2.2 Câu 2 Hãy giúp ABC rà soát và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết
để thực hiện thành công ý định gia nhập thị trường

Luật DN năm 2005 đã quy định thủ tục thành lập DN theo hướng dẫn đơn giản
hóa thủ tục, theo đó, xóa bỏ chế độ xin phép thành lập doanh nghiệp đã tồn tại trong
nhiều năm, chỉ thực hiện đăng ký kinh doanh doanh nghiệp với hồ sơ, giấy tờ thực sự
cần thiết, tối đa những việc mà nhà đầu tư và doanh nghiệp phải xin mới được làm.
LDN và Nghị định số 88/2006/NP-CP của chính phủ về đăng ký kinh doanh ngày
29/8/2006 quy định người thành lập doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh
doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư và phải
chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh được quy định chỉ bao gồm những giấy tờ cần thiết, đảm
bảo việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh: đối với công ty TNHH đều có mẫu riêng do
Bộ kế hoạch và đầu tư quyết định
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, ngươi đại diện theo
pháp luật
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người
đại diện theo ủy quyền , giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy
quyền của thành viên là tổ chức
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ
chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của luật đầu tư .
- Nộp đủ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp, và điều lệ được
sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoat động
- Tên doanh nghiệp: được đặt theo đúng quy định của pháp luật, không được
trùng hay nhầm lẫn với doanh nghiệp khác, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn
hóa, đạo đức
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty ABC: phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam , có
địa chỉ rõ ràng ( tên phố , phường, quận, tỉnh hoặc thành phố ) , có số điện thoại , thư
từ hoặc số fax
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và
thú ý
- Vốn điều lệ là 300 triệu đồng, vốn đầu tư là 500 triệu đồng
- Họ tên, địa chỉ, quốc tịch của các thành viên đối với công ty tNHH ABC .
Phần góp vốn và giá trị vốn gop mỗi thành viên đối với công ty TNHH
- Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp.
- Nơi đăng ký kinh doanh
- Quyền và nghĩa vụ các thành viên đối với công ty TNHH ABC
- Cơ cấu tổ chức quản lý, số lượng và chức danh, quyền, nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của công ty ABC
- Các thể thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyế tranh
chấp nội bộ
- Các phương pháp và căn cứ xác định tiền lương, thù lao, thưởng
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh
- Các trường hợp giải thể, nguyên tắc giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty
TNHH
3. Danh sách thành viên công ty TNHH ABC
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH bao gồm các nội dung chủ yếu sau
- Họ và tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn
- Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối
với công ty TNHH
- Họ tên, chữ kí, quốc tịch, địa chỉ người đại diện theo pháp luật hoặc người đại
diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức với công ty TNHH
KẾT LUẬN

Dựa vào những phân tích trên, ta có thể thấy rằng để có thể thành lập được
công ty cần những thủ tục pháp lý khá phức tạp, những điều kiện cần thiết. Vì
thể không chỉ công ty ABC trên, mà những công ty, doanh nghiệp khác ở hoàn
cảnh tương tự cũng cần có sự chuẩn bị một cách chu đáo, kỹ càng về những thủ
tục, giấy tờ liên quan đến luật một cách đầy đủ và phù hợp.
Hy vọng sự chia sẻ vừa rồi của nhóm 8 sẽ phần nào giúp các nhóm có thêm
sự tham khảo về câu trả lời trong tình huống vừa rồi.

You might also like