You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


---------o0o---------

TIỂU LUẬN
MÔN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

GIỚI THIỆU DỰ ÁN “SIÊU THỊ THỰC PHẨM MEALPLUS”

LỚP TÍN CHỈ TMA319 (GD2 – HK2 – 2223).1


NHÓM 2
NHÓM TRƯỞNG Hồ Thị Diệu Linh 2014510056
THÀNH VIÊN Nguyễn Thị Thuỳ Dương 2014510026
Lê Phương Linh 2014510057
Vũ Thị Phương Thuỳ 2014510084
Phạm Quỳnh Trang 2014510089
Đặng Thanh Xuân 2014510099
GVHD Ths. Nguyễn Minh Phương

Hà Nội, tháng 6, năm 2023


BIÊN BẢN PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số 2 Lớp TMA319 (GD2 – HK2 – 2223).1

Trưởng nhóm 2: Hồ Thị Diệu Linh


Email: k59.2014510056@ftu.edu.vn

STT Họ và tên Mã sinh viên Phân chia công việc Mức độ


hoàn thành
1 Hồ Thị Diệu Linh 2014510056 3.5 – 3.9; Làm slide; 100%
Tổng hợp tiểu luận
2 Nguyễn Thị Thuỳ 2014510026 2.1.1 – 2.1.4; Thuyết trình 100%
Dương
3 Lê Phương Linh 2014510057 3.1 – 3.4; Làm slide 100%
4 Vũ Thị Phương 2014510084 Lời mở đầu + Chương 1 100%
Thuỳ
5 Phạm Quỳnh Trang 2014510089 2.1.4 – 2.1.6; 2.2; Thuyết 100%
trình
6 Đặng Thanh Xuân 2014510099 Chương 4; Thuyết trình 100%
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................4


LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU...............................................................6
1.1. Vấn đề nghiên cứu..........................................................................................6
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................6
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................6
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.........................................................7
2.1. Môi trường vĩ mô............................................................................................7
2.2. Môi trường ngành.........................................................................................18
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KINH DOANH............................................32
3.1. Phân khúc khách hàng & Giá trị đề xuất......................................................32
3.2. Kênh khách hàng..........................................................................................38
3.3. Quan hệ khách hàng.....................................................................................39
3.4. Dòng doanh thu............................................................................................39
3.5. Hoạt động chính...........................................................................................40
3.6. Nguồn lực chính...........................................................................................41
3.7. Đối tác chính................................................................................................42
3.8. Cấu trúc chi phí............................................................................................43
CHƯƠNG 4: MỤC TIÊU KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN...44
4.1. Mục tiêu kinh doanh.....................................................................................44
4.2. Định hướng phát triển..................................................................................44
KẾT LUẬN................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................47
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Tỷ lệ tăng trưởng đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực kinh doanh.....................9
Hình 2: Cơ cấu vốn đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực kinh doanh.............................10
Hình 3: Số lượng thương vụ và giá trị đầu tư vào lĩnh vực FoodTech qua các năm....11
Hình 4: Tỷ lệ tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày cảng tăng....................................12
Hình 5: Dự báo tầng lớp trung lưu của Việt Nam trong 10 năm tới.............................13
Hình 6: Số lượng và tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam 2022..........................14
Hình 7: Số lượng và tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam 2022...................15
Hình 8: Tỷ lệ người sử dụng vitamin hoặc thực phẩm chức năng................................16
Hình 9: Sự thay đổi tỷ lệ người dùng dịch vụ giao đồ ăn.............................................18
Hình 10: Giá trị mỗi đơn hàng đặt đồ ăn trực tuyến.....................................................19
Hình 11: Những ứng dụng giao đồ ăn được sử dụng phổ biến nhất.............................20
Hình 12: Tần suất đặt đồ ăn qua ứng dụng giao hàng..................................................21
Hình 13: Lý do một số người vẫn chưa sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nhà................22
Hình 14: Lý do gen Y và gen Z lựa chọn ăn uống lành mạnh......................................23
Hình 15: Rào cản đối với việc ăn uống lành mạnh của gen Y và gen Z.......................24
Hình 16: Tỷ lệ độ tuổi người tham gia.........................................................................25
Hình 17: Tỷ lệ giới tính người tham gia khảo sát.........................................................25
Hình 18: Tỷ lệ nghề nghiệp người tham gia khảo sát...................................................25
Hình 19: Tỷ lệ thu nhập của người tham gia khảo sát chưa kết hôn............................26
Hình 20: Tỷ lệ thu nhập của người tham gia khảo sát đã kết hôn................................26
Hình 21: Tỷ lệ thu nhập của người tham gia khảo sát đã ly hôn..................................26
Hình 22: Số lần đặt đồ ăn giao tận nơi trong 1 tuần.....................................................26
Hình 23: Giá trị mỗi đơn hàng.....................................................................................27
Hình 24: Lý do sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nơi.....................................................27
Hình 25: Quy mô thị trường và thị phần các doanh nghiệp giao đồ ăn tại...................31
LỜI MỞ ĐẦU

Momentum Works vừa công bố báo cáo về thị trường giao đồ ăn trực tuyến ở 6 thị
trường hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam nằm trong nhóm quốc
gia tăng trưởng so với cùng kỳ. Ở Việt Nam, quy mô thị trường giao đồ ăn ước đạt 1,1 tỷ
USD trong năm 2022. [1]

Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến tại Việt
Nam hiện nay, tuy nhiên, dịch vụ này cũng đang nhận về những ý kiến trái chiều. Bên cạnh
sự nhanh chóng, tiện lợi, khách hàng cũng còn nhiều băn khoăn, e ngại khi sử dụng dịch vụ
này, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, nấu ăn tại nhà
vẫn là lựa chọn tốt hơn đối với nhiều người. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn không cho phép
nhiều người có thời gian đi chợ mua nguyên liệu, làm sạch và chế biến, kể cả đó là người trẻ
hay những người đã có gia đình. Bên cạnh đó, việc chúng ta ăn gì mỗi ngày để vừa ngon
miệng, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là băn khoăn đối với nhiều người.

Do đó, giải pháp Siêu thị thực phẩm MEALPLUS mà nhóm 2 chúng em sắp giới thiệu
dưới đây chắc chắn sẽ giúp nhiều người giải quyết được những khó khăn trong vấn đề ăn
uống hằng ngày của mình.
Nội dung bài báo cáo của nhóm chúng em bao gồm 4 chương:
Chương 1: Bối cảnh nghiên cứu
Chương 2: Nghiên cứu thị trường
Chương 3: Đề xuất mô hình kinh doanh MEALPLUS
Chương 3: Mục tiêu kinh doanh và định hướng trong tương lai
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Minh Phương đã cung cấp
nhiều kiến thức bổ ích qua học phần Đổi mới sáng tạo để chúng em có thể hoàn thiện báo
cáo này. Do còn hạn chế về kiến thức cũng như thời gian tìm hiểu nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được những góp ý của của cô để có thể
hoàn thiện bài tốt hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

1.1. Vấn đề nghiên cứu

Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá mới nhưng cũng vô cùng sôi động. Bởi
hiện nay, nhịp sống tất bật và sự phát triển của làn sóng đô thị hiện đại đã dẫn đến những
thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống của nhiều người dân, hướng đến giải pháp giao
hàng tận nơi. Mặt khác, việc sử dụng các ứng dụng trên smartphone ngày càng phổ biến,
cùng với đó người dùng có thể trả tiền trên Mobile Banking, ví điện tử nên rất thuận tiện
cho người mua lẫn người bán, đặc biệt cả cho người giao hàng. Các tên tuổi được đông đảo
người dùng biết đến hiện nay là Shopee Food, Grab Food, Gojek và Be. 

Việc đặt đồ ăn và giao hàng tận nơi quả là một sự lựa chọn đầy tiện ích cho mọi người,
thế nhưng gần đây, ngày càng nhiều tin tức liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
tại các quán ăn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đảm bảo được đồ ăn chúng ta nhận được vệ
sinh và an toàn trong khi chúng ta không biết được nguồn nguyên liệu, hay đến trực tiếp
quan sát khu chế biến thức ăn của quán. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
mỗi năm trên thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh và 420 nghìn người tử vong do
ăn thực phẩm không an toàn. Thực phẩm không an toàn là nguyên nhân gây ra hơn 200
bệnh khác nhau [2]. Do đó có thể thấy việc sử dụng thực phẩm an toàn là rất quan trọng đối
với sức khỏe mỗi người. 

Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn như hiện nay, việc dành thời gian đi chợ mua sắm
thực phẩm và về nhà chế biến quả là một thách thức lớn đối với cả người trẻ và những
người đã có gia đình. Bên cạnh đó, “Hôm nay ăn gì?” chắc hẳn cũng là vấn đề khiến nhiều
người đau đầu cân nhắc trước mỗi bữa ăn.
Tóm lại, nhóm 2 sẽ tiến hành điều tra, nghiên cứu thói quen, hành vi ăn uống của một
số đối tượng xoay quanh hai vấn đề tiền đề, bao gồm: (1) Nhiều người không có thời gian tự
chuẩn bị bữa ăn và (2) Nhiều người gặp khó khăn khi không biết hôm nay nên ăn gì.

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vì thời gian và nguồn lực có hạn nên nhóm 2 sẽ tiến hành điều tra và nghiên cứu
khách hàng trong độ tuổi từ 18 – 40 trong phạm vi Thành phố Hà Nội.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu mà nhóm hướng đến là:


(1) Nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến ngành và người dùng, từ đó xác định
hướng phát triển kinh doanh bền vững.
(2) Nghiên cứu thị trường ngành để biết được thực trạng ngành thực phẩm Việt Nam
hiện tại, bao gồm tất cả các bên tham gia thị trường, xu hướng và vấn đề thị trường,
từ đó xác định kẽ hở thị trường, xây dựng mô hình kinh doanh có khả năng cạnh
tranh.
(3) Nghiên cứu bối cảnh, hành vi tiêu dùng, mức giá chi trả và nhận thức của đối tượng
mục tiêu, từ đó thấu cảm những vấn đề và mong muốn của họ, xây dựng giải pháp
giải quyết vấn đề vượt trội, để có thể cạnh tranh và phát triển trên thị trường. 

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

2.1. Môi trường vĩ mô

2.1.1. Yếu tố chính trị

Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa, đơn đảng. Là quốc
gia có nền chính trị tương đối ổn định, Việt Nam đang tạo ra một môi trường kinh doanh
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư
vào Việt Nam.
Trong thập kỷ vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã liên tục đẩy mạnh phát triển kinh tế
số, coi đây là mục tiêu được ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia. Năm
2022, nền kinh tế số của Việt Nam tăng trưởng 28% so với năm 2021 từ 18 tỷ USD lên 23
tỷ USD (1), mức tăng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hơn thế nữa, nền kinh tế số của
Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh gấp hai lần GDP vào năm 2030 (19% so với
9%) (2). Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ khi hệ sinh thái của chúng ta chuyển từ chế độ
hồi phục sang chế độ tăng trưởng. [5]
Một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế số trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp
khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số và phát triển thương mại điện tử đã và đang
thay đổi môi trường kinh doanh ở nước ta. Có thể nhận thấy rằng, các doanh nghiệp đổi mới
sáng tạo về công nghệ số trong thời gian tới có khả năng sẽ nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và
tạo điều kiện bởi Chính phủ, Bộ, Ban ngành. Minh chứng tiêu biểu cho điều này là đến thời
điểm hiện tại, nước ta đã có hơn 20 quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tư nhân được thành lập
theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP năm 2019 của Chính phủ với tổng số vốn điều lệ đạt hơn
100 tỷ đồng. Các quỹ này ra đời với mục đích hỗ trợ tài chính hoặc công nghệ cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở giai đoạn đầu hình thành dự án. Đặc biệt, với các
doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử có thể sẽ phát triển cực kỳ mạnh mẽ và bền
vững trong thời gian tới bởi sự củng cố của hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng. Những năm
gần đây, cơ sở hạ tầng số của Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng ấn
tượng của lượng người dùng Internet và điện thoại thông minh. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng
thanh toán trực tuyến của Việt Nam ngày một hoàn thiện và đang mở rộng nhanh chóng,
mang lại nhiều lựa chọn thanh toán không tiền mặt dành cho người tiêu dùng, bao gồm thẻ
tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, và ví điện tử.
Chương trình giáo dục mới chú trọng vào các môn học STEM cũng đang tạo ra nguồn
lực nhân tài công nghệ dồi dào, dần đưa Việt Nam trở thành một trung tâm công nghệ mới
trong khu vực.

2.1.2. Yếu tố kinh tế

2.1.2.1. Tăng trường kinh tế


Kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, với mức tăng trưởng đạt 8,0%,
vượt mức trung bình 7,1% trong giai đoạn 2016-2019. Sự tăng trưởng này một phần là do
hiệu ứng cơ sở thấp, được thúc đẩy bởi phục hồi của tiêu dùng cá nhân trong nước sau đại
dịch COVID-19 và hoạt động mạnh mẽ trong sản xuất định hướng xuất khẩu. [3]
Phản ánh những trở ngại trong nước và bên ngoài, tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến sẽ
chậm lại ở mức 6,3% vào năm 2023. Nền kinh tế dự kiến sẽ được hưởng lợi việc thực hiện
một phần của Chương trình hỗ trợ kinh tế 2022-2023. Một chính sách tiền tệ linh hoạt, phối
hợp chặt chẽ với các mục tiêu của chính sách tài khóa sẽ giúp kiểm soát lạm phát trong
nước. [4]
2.1.2.2. Đầu tư trong và ngoài nước
Bức tranh tổng quan về tình hình đầu tư vào các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và
khởi nghiệp ngành công nghệ Việt Nam trong năm 2022 có những điểm chính như sau:
Thứ nhất, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam giảm mạnh 56% do suy thoái toàn
cầu:
Sau sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam giảm
mạnh 56% dưới ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu. Sự ảnh hưởng này đặc biệt rõ rệt
vào nửa cuối năm 2022 với giá trị đầu tư giảm 65% do khủng hoảng trong ngành công nghệ
ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, số lượng thương vụ tăng lên vào nửa cuối năm, cho thấy
hoạt động đầu tư vẫn diễn ra đều đặn dù giá trị đầu tư giảm.
Thứ hai, đầu tư trong khoảng 10-50 triệu USD tăng ổn định:
Hầu hết các vòng gọi vốn đều giảm cả về số lượng và giá trị thương vụ. Tuy nhiên giá
trị đầu tư trong các vòng gọi vốn từ 10-50 triệu USD tăng nhẹ, cho thấy các công ty đã huy
động được vòng Pre-A và Series A năm trước đã bước sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Các thương vụ trị giá hơn 50 triệu USD giảm mạnh, điều dó dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về
tổng giá trị đầu tư trong năm 2022.
Thứ ba, Fintech và E-commerce tiếp tục thu hút đầu tư:
Lĩnh vực Dịch vụ Tài chính nhận được số vốn đầu tư nhiều nhất với mức tăng mạnh
mẽ 248%. Vốn đầu tư vào lĩnh vực Fintech vẫn dồi dào, chiếm 39% tổng giá trị đầu tư, tăng
4 điểm phần trăm so với năm 2021. Mặc dù đầu tư vào lĩnh vực Bán lẻ giảm 57% nhưng
đây vẫn là lĩnh vực nhận được nhiều vốn thứ hai. Y tế, Giáo dục, và Thanh toán tiếp tục
nằm trong số các lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất.

Hình 1: Tỷ lệ tăng trưởng đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực kinh doanh
công nghệ số tại Việt Nam 2022
Nguồn: Nghiên cứu của Do Ventures, NIC, và Cento Ventures
Hình 2: Cơ cấu vốn đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực kinh doanh
công nghệ số tại Việt Nam 2022
Nguồn: Nextrans
Biểu đồ trên cho thấy mức độ đầu tư mạo hiểm vào startups công nghệ thực phẩm tại
Việt Nam còn khá hạn chế (chỉ chiếm 5% trên tổng số đầu tư), điều này cho thấy thị trường
công nghệ thực phẩm vẫn còn khá mới mẻ, chưa có nhiều sự bứt phá.
Thống kê của Nextrans cũng cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, số lượng thương vụ đầu
tư vào lĩnh vực FoodTech ghi nhận sự tăng trưởng nhưng giá trị đầu tư sụt giảm. Cụ thể, số
thương vụ đầu tư năm 2022 (5 thương vụ) không thay đổi nhiều so với 2021 (4 thương vụ),
trong khi tổng giá trị đầu tư năm 2022 đạt 16,5 triệu USD, giảm 6% so với năm trước đó.
Điều này cho thấy sự thận trọng của các nhà đầu tư khi giải ngân vốn.
Hình 3: Số lượng thương vụ và giá trị đầu tư vào lĩnh vực FoodTech qua các năm
Nguồn: Nextrans

Thứ tư, nhà đầu tư Việt lần đầu tiên dẫn đầu về hoạt động đầu tư:
Giữa “mùa đông gọi vốn”, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục bày tỏ sự quan tâm đến các
doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam, số lượng quỹ nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam chỉ giảm nhẹ trong năm qua. Đáng chú ý, các quỹ Việt Nam lần đầu tiên dẫn
đầu và trở thành nhóm nhà đầu tư tích cực nhất trên thị trường nội địa. Các quỹ đầu tư mạo
hiểm trong nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Việt Nam với tầm ảnh
hưởng ngày càng tăng đối với các công ty khởi nghiệp trong nước.
Cuối cùng, nhà đầu tư giữ góc nhìn lạc quan về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và
khởi nghiệp Việt Nam:
Bất chấp môi trường đầu tư toàn cầu đầy biến động, Việt Nam vẫn là điểm đến ưa
thích của các nhà đầu tư nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và lực lượng lao động trẻ
tay nghề cao.
2.1.2.3. Lạm phát
Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,9 - 4,8%. Con số
này của Tổng cục Thống kê là 3,8% - 4,8%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát
bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 4,3 ± 0,5%. [6]
Nếu theo đúng kịch bản, có thể thấy đây là mức tăng lạm phát cơ bản, không ảnh
hưởng quá nhiều đến mức độ chi tiêu của người dân.

2.1.3. Yếu tố xã hội

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2011-2019, tầng
lớp trung lưu tại Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể, từ 7,8% dân số năm 2011 (tương
đương hơn 6,8 triệu người) lên 20,2% năm 2019 (tương đương 19,5 triệu người). [7]

Hình 4: Tỷ lệ tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày cảng tăng
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu Khảo sát mức sống dân cư

Theo các học giả thế giới, tầng lớp trung lưu đóng vai trò quan trọng trong xã hội và
được cho là động lực của tăng trưởng. Nhân tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế trong
thế kỷ 19 tại châu Âu và Vương quốc Anh chính là tầng lớp trung lưu đông đảo tại các quốc
gia này. Một trong những tác động tích cực của tầng lớp trung lưu tới phát triển và tăng
trưởng kinh tế chính là tăng cầu tiêu dùng. Sức tiêu thụ của tầng lớp trung lưu toàn cầu
trong năm 2020 có thể đạt tới 43.000 tỷ USD - và được coi là “nhóm tiêu dùng thống trị thị
trường hàng hóa”.

Hầu hết tổ chức quốc tế đều dự báo nhóm trung lưu ở Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh
mẽ trong 10-20 năm tới. World Data Lab dự báo sẽ có thêm khoảng 23,2 triệu người gia
nhập nhóm trung lưu trong 10 năm tới. Còn WB dự báo một nửa dân số của Việt Nam, tức
khoảng 52 triệu người sẽ thuộc nhóm trung lưu vào năm 2045. Con số này tương đương dân
số Hàn Quốc hiện tại.

Hình 5: Dự báo tầng lớp trung lưu của Việt Nam trong 10 năm tới
Nguồn: World Data Lab
Việt Nam có dân số trẻ với tỷ lệ người dùng am hiểu công nghệ cao, sẵn sàng tiếp
nhận các sản phẩm công nghệ mới.
Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 77,93 triệu người dùng Internet, đạt tỷ
lệ sử dụng Internet là 79,1% trên tổng dân số. Theo phân tích của Kepios, số lượng người
dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm 5,3 triệu (+7,3%) so với năm 2022. Tuy nhiên, vẫn
còn khoảng 20,9% dân số Việt Nam, tức là 20,60 triệu người, không sử dụng Internet vào
đầu năm 2023.

Hình 6: Số lượng và tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam 2022


Nguồn: We are social

Sự xâm nhập mạnh mẽ của Internet kéo theo sự phát triển của hàng loạt các dịch vụ
trực tuyến. Tiêu biểu phải kể đến tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội, xu hướng mua sắm qua
thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến.

Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có 70,00 triệu người dùng mạng xã hội. Theo các tổ
chức GWI và data.ai, sự phổ biến của mạng xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng
mà không có dấu hiệu chững lại.

Tuy nhiên, không phải mỗi tài khoản người dùng mạng xã hội đều tương ứng với một
cá nhân duy nhất. Tại đầu năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đạt
71,0% tổng dân số, nhưng theo dữ liệu từ các công cụ lập kế hoạch quảng cáo của các nền
tảng mạng xã hội hàng đầu, chỉ có 64,40 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn rất cao, đạt 89,0% tổng dân số từ 18 tuổi trở lên. Nói cách
khác, 89,8% tổng số người dùng Internet của Việt Nam đã sử dụng ít nhất một nền tảng
mạng xã hội vào tháng 1 năm 2023. [8]
Hình 7: Số lượng và tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam 2022
Nguồn: We are social

Theo số liệu Statista, trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên
đến hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực
tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Có 73% người tiêu dùng cho biết họ thường xuyên mua hàng trên
các nền tảng mua sắm TMĐT và 59% cho biết họ đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm
trên các website quốc tế. [9]

Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, toàn thị trường có 120 triệu
ví điện tử. Trong đó 47 triệu ví đã kích hoạt và 29 triệu ví đang hoạt động. Cũng theo thống
kê của Ngân hàng Nhà nước, năm 2022 thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng cao so
với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, 11 tháng đầu năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt
tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị. [10]

Theo số liệu khảo sát của Vietnam Report, thực phẩm, đồ uống hiện đang chiếm tỉ lệ
cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt, chiếm khoảng 35% mức
chi tiêu [11]. Sau đại dịch, thói quen ăn uống của người Việt có nhiều sự thay đổi lớn. Kết
quả nghiên cứu ngành thương mại điện tử trong lĩnh vực F&B ghi nhận khoảng 12,23 triệu
người Việt Nam đã đặt đồ ăn qua các nền tảng trực tuyến [12]. Còn theo báo cáo mới đây
của Google và Temasek về Kinh tế số Đông Nam Á, số lượng người gọi đồ ăn trực tuyến tại
Việt Nam đã tăng 22% trong năm 2022, cao nhất tại khu vực Đông Nam Á [13].
Một báo cáo của Cimigo về nhu cầu và xu hướng ăn uống lành mạnh tại Việt Nam
thực hiện khảo sát với 1,233 người dân tại các thành phố lớn như Hồ Chí Mính, Hà Nội, Đà
Nẵng và Cần Thơ, cho biết, người Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc chăm
sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát chia sẻ rằng họ
đang theo một chế độ ăn uống lành mạnh. 67% cảm thấy chế độ ăn của họ có thể lành mạnh
hơn nữa, tuy nhiên hiện tại vẫn đủ tốt cho sức khỏe. Người Việt Nam mong muốn cải thiện
sức khỏe thể chất và tinh thần để giảm nguy cơ mắc bệnh và sống lâu hơn [14].

Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, người tiêu dùng tìm đến các thực phẩm chức năng
để hỗ trợ sức khỏe và phòng ngừa bệnh lâu dài, cụ thể như vitamin tổng hợp, sản phẩm có
nguồn gốc cổ truyền, khoáng chất và collagen.

Hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam bổ sung vitamin và thực phẩm chức năng
vào thói quen hàng ngày.

Hình 8: Tỷ lệ người sử dụng vitamin hoặc thực phẩm chức năng


để hỗ trợ sức khỏe mỗi tuần
Nguồn: Khảo sát thực hiện bởi Decision Lab, tháng 3/2022
2.1.4. Yếu tố công nghệ

Việt Nam đã chứng kiến một sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, tổng giá trị sản xuất công nghệ
thông tin đã đạt gần 120 tỷ USD vào năm 2020. Đây là một con số ấn tượng, cho thấy tiềm
năng phát triển ứng dụng công nghệ.
Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra môi trường thuận lợi để tận dụng các
công nghệ tiên tiến như Trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data và Internet of Things (IoT). Sử dụng
AI và Big Data, ứng dụng có thể cung cấp gợi ý mua sắm thông minh và đề xuất công thức
nấu ăn phù hợp với sở thích và nhu cầu cá nhân của người dùng. Kết hợp với IoT, ứng dụng
có thể tạo ra hệ sinh thái kết nối giữa nguyên liệu, thiết bị nhà bếp thông minh và ứng dụng
di động, mang đến trải nghiệm mua sắm và nấu ăn hoàn chỉnh cho người dùng.

2.1.5. Yếu tố pháp luật

Sau 70 năm hình thành và phát triển, pháp luật Việt Nam đã từng bước hoàn thiện.
Pháp luật trở thành công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần quan
trọng vào việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Pháp luật Việt Nam đã và đang điều chỉnh chặt chẽ tất cả các lĩnh vực như tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ, văn hóa, quốc phòng,...
Hiện nay, trong vấn đề hình thành doanh nghiệp, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có
văn bản luật riêng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, gọi là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vay tiền với mức lãi suất ưu đãi; hay
trực tiếp liên quan đến ngành thực phẩm thì các vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
đã và đang ngày càng được pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch, bao gồm Luật Chất
lượng Sản phẩm, Hàng hóa và Luật An toàn Thực phẩm, quy định tất cả các cá nhân và tổ
chức muốn sản xuất và kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng thực phẩm của họ là an
toàn. Điều này giúp người dùng cảm thấy tin tưởng và an toàn hơn khi sử dụng các ứng
dụng trực tuyến để tìm kiếm và mua sắm nguyên liệu, hướng dẫn nấu ăn và chia sẻ kinh
nghiệm với cộng đồng.
2.2. Môi trường ngành

2.2.1. Nghiên cứu khách hàng

2.2.1.1. Kết quả nghiên cứu thứ cấp

Sau đại dịch, hầu hết mọi người đều có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống. Việc sử
dụng các dịch vụ giao đồ ăn tại nhà vẫn được duy trì, thậm chí còn được sử dụng nhiều hơn.

Theo báo cáo “Food delivery usage trend in Vietnam 2022” phát hành bởi Q&Me [15],
đã thực hiện khảo sát với 660 người tại 3 thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
cho biết dịch vụ giao đồ ăn được sử dụng tăng lên từ 63% đến 83% trong 12 tháng vừa qua.

Hình 9: Sự thay đổi tỷ lệ người dùng dịch vụ giao đồ ăn


Nguồn: Khảo sát thực hiện bởi Q&Me vào tháng 12/2021
Phần lớn mỗi đơn hàng sẽ từ 50,000 đồng đến 100,000 đồng.

Hình 10: Giá trị mỗi đơn hàng đặt đồ ăn trực tuyến
Nguồn: Khảo sát thực hiện bởi Q&Me vào tháng 12/2021
GrabFood và ShopeeFood là 2 ứng dụng được sử dụng để đặt đồ ăn nhiều nhất. Tuy
nhiên, một đối thủ đáng gờm khác bao gồm Baemin lại có mức tăng trưởng người dùng
nhanh nhất.

Hình 11: Những ứng dụng giao đồ ăn được sử dụng phổ biến nhất
Nguồn: Khảo sát thực hiện bởi Q&Me vào tháng 12/2021
85% số người khảo sát sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ít nhất một lần một tuần

Hình 12: Tần suất đặt đồ ăn qua ứng dụng giao hàng
Nguồn: Khảo sát thực hiện bởi Q&Me vào tháng 12/2021
Tuy nhiên, vẫn còn 17% số người khảo sát chưa sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến.
Nguyên nhân chủ yếu là vì họ có thể tự nấu ăn ở nhà và lo ngại về chất lượng đồ ăn.

Hình 13: Lý do một số người vẫn chưa sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nhà
Nguồn: Khảo sát thực hiện bởi Q&Me vào tháng 12/2021

Bên cạnh sự phổ biến của việc sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến thì sau đại dịch,
nhiều người đã có xu hướng ăn uống lành mạnh hơn để bảo vệ sức khỏe của mình.

Theo báo cáo “Nhu cầu và xu hướng ăn uống lành mạnh Việt Nam” của Cimigo Việt
Nam, đã thực hiện khảo sát với 1,233 người dân tại 4 thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, cho biết người Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến
việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Họ đang chú ý nhiều hơn đến các loại thực
phẩm giàu dinh dưỡng và thay đổi cách nấu ăn để có chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh
nỗ lực của người tiêu dùng trong việc sử dụng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe, họ cho biết
đã thay đổi phong cách nấu ăn của mình như hạn chế món chiên rán (52%), bổ sung nhiều
rau hoặc chất xơ (47%) và giảm lượng đường trong món ăn (41%) [14]. Trong số 1,233
người được khảo sát có 26% thực hiện chế độ ăn kiêng trong 1 năm qua. Phương pháp ăn
kiêng bao gồm ăn nhiều trái cây và rau quả (47%), giảm ăn vặt (43%), tăng chất xơ (41%)
cũng như bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất (40%).

Theo nghiên cứu “Cùng Thương Hiệu Đón Đầu Những Thay Đổi Trong Thói Quen Ăn
Uống Tại Việt Nam” được thực hiện bởi Vero và Decision Lab dựa trên việc khảo sát 828
người tiêu dùng tại Việt Nam trong năm 2022 dựa trên bộ 31 câu hỏi và theo dõi các thảo
luận trên mạng xã hội và tin tức về chủ đề này trong phạm vi bốn năm từ 2018–2022, có đến
46,3% người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ quan tâm đến việc thay đổi thói quen ăn
uống và 43,4% người tiêu dùng đã nâng cao kiến thức về thực phẩm có lợi cho sức khỏe,
hậu đại dịch. Từ khóa “ăn uống lành mạnh” bắt đầu được tìm kiếm từ năm 2018 và đạt đỉnh
vào năm 2021. Những cụm từ tìm kiếm hàng đầu của người tiêu dùng Việt trong thời kì này
là: “eat clean”, “thực đơn eat clean”, “chế độ ăn kiêng”, “thực phẩm hữu cơ” và “low carb”.
Theo nghiên cứu trên phạm vi mạng xã hội, các từ khóa liên quan cao bao gồm “healthy”,
“giảm cân”, “tăng cơ giảm mỡ”, xếp sau đó là yếu tố “rẻ”, “đơn giản”.

Trong số những người đang theo chế độ ăn uống lành mạnh, có đến 64,3% người
thuộc thế hệ Z và 71,6% người thuộc thế hệ Y cho biết lý do chính để họ lựa chọn ăn uống
lành mạnh hơn là vì những lợi ích sức khoẻ lâu dài. Ngoài ra, hơn 60% người tiêu dùng từ
cả hai thế hệ cũng đồng tình rằng sức khoẻ tinh thần là một trong những động lực lớn để họ
thay đổi thói quen ăn uống.

Hình 14: Lý do gen Y và gen Z lựa chọn ăn uống lành mạnh


Nguồn: Khảo sát thực hiện bởi Decision Lab, tháng 3/2022

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là quan niệm “các bữa ăn lành mạnh luôn đắt đỏ hơn các
bữa ăn không lành mạnh thông thường”. Điều này được đúc kết sau thời kỳ COVID-19 khi
nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn cảm thấy bất an về tình hình tài chính của mình. Thời
gian và kiến thức cũng là những trở ngại lớn. Người tiêu dùng Việt lo lắng về việc không
biết cách nấu ăn lành mạnh và quan trọng hơn hết là không có thời gian để tự nấu ăn lành
mạnh.

Hình 15: Rào cản đối với việc ăn uống lành mạnh của gen Y và gen Z
Nguồn: Khảo sát thực hiện bởi Decision Lab, tháng 3/2022

Tóm lại, sau khi nghiên cứu khách hàng dựa trên những dữ liệu thứ cấp, nhóm chúng
em rút ra được các kết luận sau đây.

Sau đại dịch, thói quen ăn uống của hầu hết mọi người đều thay đổi. Xu hướng sử
dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nhà ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người lo
lắng về chất lượng và an toàn thực phẩm khi không biết rõ về nguồn gốc nguyên liệu, không
chứng kiến tận nơi quá trình chế biến, vệ sinh của hàng quán. Bên cạnh xu hướng đặt đồ ăn
tận nhà, theo đuổi một chế độ ăn lành mạnh đang trở nên thịnh hành vì sau đại dịch, mọi
người có xu hướng quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn, một phần là do cuộc
sống ngày càng hiện đại, điều kiện kinh tế phát triển cũng cho phép nhiều người chăm chút
bản thân nhiều hơn. Họ đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ
ràng, sạch sẽ, giàu dinh dưỡng và tìm cách thay đổi cách chế biến món ăn. Tuy nhiên, chi
phí cho một chế độ ăn uống lạnh mạnh cũng là nỗi lo đối với nhiều người, và quan trọng
hơn là họ không có thời gian để tự nấu nướng.

2.2.1.2. Kết quả nghiên cứu sơ cấp


Dựa trên các kết quả thu được từ việc nghiên cứu thứ cấp, nhóm chúng em đã tiến
hành phỏng vấn sâu 20 đáp viên từ 18 – 40 tuổi trên địa bàn TP Hà Nội để lấy thông tin làm
cơ sở cho bảng hỏi khảo sát.
Sau khi có được thông tin từ phỏng vấn sâu, chúng em tiến hành làm bảng hỏi và thực
hiện khảo sát trên mẫu (n = 300) từ 18 – 40 tuổi trên địa bàn TP Hà Nội. Dưới đây là thông
tin nhân khẩu học của người tham gia khảo sát:

Hình 16: Tỷ lệ độ tuổi người tham gia Hình 17: Tỷ lệ giới tính người tham gia Hình 18: Tỷ lệ nghề nghiệp người tham gia
khảo sát khảo sát khảo sát

Nguồn: Khảo sát do nhóm 2 thực hiện từ 15/5/2023 – 25/5/2023


Hình 19: Tỷ lệ thu nhập của người tham Hình 20: Tỷ lệ thu nhập của người tham Hình 21: Tỷ lệ thu nhập của người tham
gia khảo sát chưa kết hôn gia khảo sát đã kết hôn gia khảo sát đã ly hôn

Nguồn: Khảo sát do nhóm 2 thực hiện từ 15/5/2023 – 25/5/2023

Hình 22: Số lần đặt đồ ăn giao tận nơi trong 1 tuần


Nguồn: Khảo sát do nhóm 2 thực hiện từ 15/5/2023 – 25/5/2023
Hình 23: Giá trị mỗi đơn hàng
Nguồn: Khảo sát do nhóm 2 thực hiện từ 15/5/2023 – 25/5/2023

Hình 24: Lý do sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nơi


Nguồn: Khảo sát do nhóm 2 thực hiện từ 15/5/2023 – 25/5/2023
Sau khi tiến hành xử lý dữ liệu, nhóm nghiên cứu thu được kết quả là 4 chân dung khách
hàng sau:
Chân dung khách hàng 1 Chân dung khách hàng 2 Chân dung khách hàng 3 Chân dung khách hàng 4
Nhân khẩu + Tuổi: 18 - 22 + Tuổi: 23 – 28 + Tuổi: 29 – 40 tuổi + Tuổi: 25 – 40 tuổi
học + Giới tính: nam/nữ + Giới tính: nam/nữ + Giới tính: nữ + Giới tính: nữ
+ Nghề nghiệp: sinh viên + Nghề nghiệp: người đi + Nghề nghiệp: người đi + Nghề nghiệp: người đi
+ Thu nhập: từ 3 - 5 triệu làm full-time làm full-time làm full-time
đồng + Thu nhập: từ 10 – 20 triệu + Đã kết hôn + Thu nhập: từ 15 – 30 triệu
+ Chưa kết hôn đồng + Thu nhập gia đình: từ 30 – đồng
+ Chưa kết hôn 45 triệu đồng + Chưa kết hôn/Đã kết hôn
Thói quen ăn + Tự nấu ăn 7 - 10 bữa/tuần + Tự nấu ăn 7 - 10 bữa/tuần + Hầu hết đêu tự nấu, rất ít + Hầu hết đêu tự nấu, rất ít
uống + Sử dụng dịch vụ giao đồ + Sử dụng dịch vụ giao đồ khi ăn uống ở ngoài khi ăn uống ở ngoài
ăn 3 - 5 lần/tuần ăn 5 - 7 lần/tuần + Sử dụng dịch vụ giao đồ + Sử dụng dịch vụ giao đồ
+ 83.1% thích gì ăn nấy, + 62.7% thích gì ăn nấy, ăn 1 - 3 lần/tuần ăn 1 - 3 lần/tuần
không theo chế độ ăn uống không theo chế độ ăn uống + 32.7% thích gì ăn nấy, + Đang theo chế độ ăn uống
nào cả nào cả không theo chế độ ăn uống lành mạnh hoặc ăn kiêng
+ Chỉ 2.1% đang ăn kiêng + 8.1% đang ăn kiêng và nào cả
và 13.8% muốn theo một 28.9% muốn theo một chế + 14.1% đang ăn kiêng và
chế độ ăn uống lành mạnh độ ăn uống lành mạnh 57.6% muốn theo một chế
nhưng chưa biết cách nhưng chưa biết cách độ ăn uống lành mạnh
nhưng chưa biết cách
Hành vi mua + Mua thực phẩm ở chợ + Mua thực phẩm ở chợ + Mua thực phẩm ở chợ + Mua thực phẩm ở chợ
sắm (81.2%), cửa hàng gần nhà (73.4%), cửa hàng gần nhà (52.4%), cửa hàng gần nhà (51.9%), cửa hàng gần nhà
(78.8%), siêu thị (43.4%), (69.5%), siêu thị (52.1%), (49.3%), siêu thị (62.5%), (48.2%), siêu thị (67.5%),
cửa hàng chuyên bán thực cửa hàng chuyên bán thực cửa hàng chuyên bán thực cửa hàng chuyên bán thực
phẩm (23.5%) phẩm (35.9%) phẩm (45.9%) phẩm (53.4%)
+ Chi phí mỗi bữa ăn (cá + Chi phí mỗi bữa ăn (cá + Chi phí mỗi bữa ăn (gia + Chi phí mỗi bữa ăn (cá
nhân): <20K (22.1%); 20K nhân): <20K (3.1%); 20K – đình): <50K (6.2%); 50K – nhân): <20K (1.6%); 20K –
– 30K (57,9%); 30K – 40K 30K (23,8%); 30K – 40K 70K (13,8%); 70K – 100K 30K (11.8%); 30K – 40K
(13.4%); 40K – 50K (3.8%); (38.4%); 40K – 50K (27.4%); 100K – 150K (36.4%); 40K – 50K
> 50K (2.8%) (21.6%); > 50K (13.1%) (36.6%); 150K - 200K (37.5%); > 50K (12.7%%)
+ Kênh tiếp cận: Mạng xã + Kênh tiếp cận: Mạng xã (23.1%); + Kênh tiếp cận: Mạng xã
hội (Tiktok - Facebook - hội (Facebook - Tiktok - + Kênh tiếp cận: Mạng xã hội (Facebook - Tiktok -
Instagram) Instagram) hội (Facebook), Tivi Instagram), Tivi
Insight khách "Tôi muốn khám phá ẩm “Tôi đi làm cả ngày nên ít “Tôi rất quan tâm đến sức “Tôi đang ăn kiêng để có
hàng thực ở mọi vùng miền, tôi có thời gian tự nấu nướng. khỏe của bản thân và cả gia vóc dáng săn chắc, dẻo dai
thích ra ngoài ăn vì có Tôi chọn sử dụng dịch vụ đình nên tôi thường tự nấu và khỏe mạnh hơn. Ưu tiên
nhiều sự lựa chọn mới mẻ. giao đồ ăn vì nhanh chóng, nướng để đảm bảo vệ sinh hàng đầu của tôi là thực
Tôi chọn sử dụng dịch vụ tiện lợi, và không phải nghĩ và an toàn. Tuy nhiên, tôi phẩm phải sạch sẽ và nguồn
giao đồ ăn vì nhanh chóng, xem hôm nay nấu món gì. cũng đi làm cả ngày nên tôi gốc rõ ràng. Tuy nhiên, tôi
tiện lợi, không mất công Tuy nhiên, tôi cũng khá lo cảm thấy khá mệt mỏi với cũng đi làm cả ngày nên
nấu nướng". lắng về chất lượng và vệ việc đi mua nguyên liệu và việc xây dựng thực đơn và
sinh đồ ăn bên ngoài. Tôi chế biến. Đôi lúc, tôi cũng đi mua nguyên liệu thường
cũng muốn theo một chế độ gặp khó khăn trong việc xây xuyên là thách thức đối với
ăn lành mạnh nhưng không dựng thực đơn ăn uống giàu tôi”.
có thời gian và cũng không chất dinh dưỡng cho cả gia
biết làm thế nào". đình”.
2.2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Trên thực tế, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự thay đổi của ngành công nghiệp thực
phẩm và đồ uống. Xu hướng áp dụng công nghệ rộng rãi đã từng bước thay đổi quy trình
sản xuất truyền thống, góp phần tạo ra nguồn thực phẩm sạch hơn, chất lượng hơn nhưng
vẫn giảm thiểu tối đa chi phí, nhân lực.
Đó chính là khởi nguồn sự ra đời của công nghệ thực phẩm hay còn gọi là FoodTech.
Lĩnh vực này liên quan đến sự kết hợp của công nghệ kỹ thuật số với sản xuất thực phẩm,
giao hàng thực phẩm, chuẩn bị thực phẩm, bán sản phẩm, khoa học thực phẩm, chế biến
thực phẩm hoặc các dịch vụ liên quan đến thực phẩm khác.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, thị trường thực phẩm tại Việt Nam, bao gồm
việc mua bán tất cả các loại thực phẩm tươi sống và chế biến, được ước tính sẽ tạo ra doanh
thu 88,5 tỷ USD vào năm 2022 và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép
hàng năm (CAGR) là 8,37% từ năm 2022 – 2027. Trong khi theo GlobalData, thị trường
dịch vụ thực phẩm Việt Nam đã tạo ra doanh thu 28,4 tỷ USD vào năm 2021 và ước tính sẽ
tăng trưởng với tốc độ CAGR hơn 19% từ năm 2021 – 2026. Thị trường dịch vụ thực phẩm
được thúc đẩy nhờ có sự phát triển của các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Báo cáo về thị
trường giao đồ ăn trực tuyến của Momentum Works cuối năm 2022 tại 6 quốc gia Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam chỉ ra rằng quy mô thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam ước
đạt 1,1 tỷ USD trong năm 2022. Phần lớn thị phần đang tập trung vào tay của hai ông lớn
là Grab và ShopeeFood. Hai cái tên này đang giằng co từng phần trăm thị phần khi Grab
đứng đầu với 45%, kế đến là ShopeeFood đạt 41%. Hãng Baemin chiếm 12%, trong khi
Gojek có 2%.
Hình 25: Quy mô thị trường và thị phần các doanh nghiệp giao đồ ăn tại
6 nước khu vực Đông Nam Á
Nguồn: Momentum Works
Theo kết quả phân tích khách hàng ở trên, người Việt Nam đang có xu hướng quan
tâm đến sức khỏe và chế độ ăn uống lành mạnh hơn sau đại dịch. Nhiều công ty khởi nghiệp
đang khai thác xu hướng mới nổi này để mô phỏng lại cách sản xuất, chế biến và phân phối
thực phẩm nhằm mang lại sự tiện lợi và tin tưởng cho khách hàng bằng công nghệ kỹ thuật
số. Hơn nữa, một số công ty khởi nghiệp cũng đang khám phá những hương vị, cách trình
bày hoặc cách chế biến thực phẩm mới để liên tục mang lại sự sôi động mới cho thị trường.
Tất cả những điều này đang cho thấy một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực FoodTech
tại Việt Nam và đó cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này trong thời gian
tới. Tuy nhiên, có vẻ như đây vẫn là một lĩnh vực sơ khai, thiếu sự đầu tư bài bản của những
tay chơi lớn. Điểm qua một số doanh nghiệp trong lĩnh vực FoodTech của Việt Nam thì
thấy đó chỉ là một số các công ty khởi nghiệp ở dạng tiềm năng, chưa thể khai phá hết một
thị trường hàng tỷ đô la Mỹ.
Mới đây, Cooky, nền tảng nấu ăn và mua sắm trực tuyến gần đây đã huy động được
4,5 triệu USD từ hai quỹ đầu tư Nextrans và Do Ventures. Ứng dụng này là sự kết hợp giữa
nền tảng giao hàng tạp hóa trực tuyến và dịch vụ giao đồ nấu ăn, nơi khách hàng có thể mua
nguyên liệu riêng lẻ hoặc đồ ăn chế biến sẵn. Họ đã được tải xuống hơn một triệu lần kể từ
khi ra mắt cách đây 1,5 năm.
Bên cạnh đó, Foodhub, công ty được thành lập vào năm 2019, là một nền tảng phân
phối thực phẩm kết nối thực phẩm tươi sống của nông trại với người tiêu dùng. Họ bắt đầu
trong thời kỳ Covid và tăng dần gấp 3 quy mô khách hàng cho đến hiện tại.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KINH DOANH

3.1. Phân khúc khách hàng & Giá trị đề xuất

Siêu thị thực phẩm MEALPLUS là một giải pháp cho những người không có nhiều
thời gian nhưng yêu thích nấu nướng, với đầy đủ nguyên liệu thực phẩm tươi sạch cùng các
công thức chế biến phù hợp, đây sẽ là một trợ thủ đắc lực cho bữa cơm gia đình.
Việt Nam là một thị trường nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong lĩnh vực
FoodTech, các ứng dụng Now Food, Beamin, Shopee Food,... đang là những ông lớn trong
sân chơi này.
Sau khi nghiên cứu môi trường vĩ mô và môi trường ngành, MEALPLUS tập trung
vào các phân khúc khách hàng mục tiêu và đề xuất giá trị cho mỗi phân khúc như bảng dưới
đây:
Phân khúc Mô tả phân khúc khách hàng Giá trị đề xuất
khách hàng
Phân khúc 1 1 – Thông tin nhân khẩu học (1) MEALPLUS cung cấp cho quý khách hàng các sản phẩm có
+ Tuổi: 23 – 28 nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá
+ Giới tính: nam/nữ cả phải chăng nhất. Danh mục sản phẩm của MEALPLUS bao
+ Nghề nghiệp: người đi làm full-time gồm:
+ Thu nhập: từ 10 – 20 triệu đồng - Nguyên liệu tươi sống. Hạng mục này bao gồm các sản
+ Chưa kết hôn phẩm như thịt, rau củ, hoa quả, thủy hải sản,... đều được
+ Địa lý: Thành phố Hà Nội cung cấp bởi các trang trại gia đình có quy mô nhỏ (Home
Farms); cửa hàng, đại lý thực phẩm uy tín và chất lượng. 
2 – Mức giá chi trả - Thực phẩm đã qua sơ chế và sẵn sàng để nấu. Ở hạng mục
+ Chi phí cho mỗi bữa ăn cá nhân từ 30K – 50K này, các loại thực phẩm sẽ được cắt thái, rửa sạch và đi
kèm với các gói gia vị. Mỗi set sẽ được kèm theo công
3 – Kênh tiếp cận thức món ăn giúp khách hàng dễ dàng nấu nướng.
+ Mạng xã hội: Facebook – Tiktok – Instagram - Món ăn đã nấu sẵn. Hạng mục này cung cấp cho khách
+ Hoạt động trực tuyến nhiều nhất từ 21h – 23h30 hàng các gói thức ăn đã được nấu chín, chỉ cần hâm nóng
là có thể ăn ngay. 
4 – Vấn đề khách hàng và Insight - Thực phẩm đóng gói. Hạng mục này bao gồm các thực
+ Bận rộn với công việc nên ít có thời gian đi mua phẩm như sữa, bánh kẹo, mì tôm,... từ các nhãn hiệu uy tín,
nguyên liệu và tự nấu nướng nguồn gốc rõ ràng. 
+ Thường xuyên gọi đồ ăn về nhưng cảm thấy lo - Gói thực phẩm ăn kiêng: hạng mục này bao gồm các set
lắng về chất lượng và độ an toàn nguyên liệu đã được tính toán phù hợp với 2 chế độ ăn
kiêng phổ biến nhất hiện nay là Eat Clean và Low Carb
(2) MEALPLUS sẽ liên tục gợi ý cho khách hàng những món ăn
được cá nhân hóa phù hợp với sở thích của họ dựa trên dữ liệu
từ các đơn hàng trước đó
(3) Mỗi tuần, MEALPLUS sẽ gửi cho khách hàng kế hoạch bữa
ăn hàng tuần đã được tính toán về trọng lượng, giá trị dinh
dưỡng. Khách hàng có thể đăng ký gói dịch vụ giao đồ ăn
định kỳ vào một số khung thời gian trong tuần. Khách hàng có
thể hủy bất kỳ lúc nào.
(4) MEALPLUS sẽ giao hàng trong vòng 2 tiếng kể từ khi xác
nhận đơn hàng thành công
Phân khúc 2 1 – Thông tin nhân khẩu học (1) MEALPLUS cung cấp cho quý khách hàng các sản phẩm có
+ Tuổi: 29 – 40 tuổi nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá
+ Giới tính: nữ cả phải chăng nhất. Danh mục sản phẩm của MEALPLUS bao
+ Nghề nghiệp: người đi làm full-time gồm:
+ Đã kết hôn - Nguyên liệu tươi sống. Hạng mục này bao gồm các sản
+ Thu nhập gia đình: từ 30 – 50 triệu đồng phẩm như thịt, rau củ, hoa quả, thủy hải sản,... đều được
+ Địa lý: Thành phố Hà Nội cung cấp bởi các trang trại gia đình có quy mô nhỏ (Home
Farms); cửa hàng, đại lý thực phẩm uy tín và chất lượng. 
2 – Mức giá chi trả - Thực phẩm đã qua sơ chế và sẵn sàng để nấu. Ở hạng mục
+ Chi phí cho mỗi bữa ăn gia đình từ 100K – này, các loại thực phẩm sẽ được cắt thái, rửa sạch và đi
200K kèm với các gói gia vị. Mỗi set sẽ được kèm theo công
thức món ăn giúp khách hàng dễ dàng nấu nướng.
3 – Kênh tiếp cận - Món ăn đã nấu sẵn. Hạng mục này cung cấp cho khách
+ Mạng xã hội: Facebook hàng các gói thức ăn đã được nấu chín, chỉ cần hâm nóng
+ Hoạt động trực tuyến nhiều nhất từ 20h – 22h là có thể ăn ngay. 
+ Tivi - Thực phẩm đóng gói. Hạng mục này bao gồm các thực
phẩm như sữa, bánh kẹo, mì tôm,... từ các nhãn hiệu uy tín,
4 – Vấn đề khách hàng và Insight nguồn gốc rõ ràng. 
+ Lo lắng và quan tâm đến sức khỏe của bản thân - Gói thực phẩm ăn kiêng: hạng mục này bao gồm các set
và gia đình. Muốn tự tay nấu những bữa cơm ngon nguyên liệu đã được tính toán phù hợp với 2 chế độ ăn
cho chồng và các con. kiêng phổ biến nhất hiện nay là Eat Clean và Low Carb
+ Tuy nhiên, vì cũng đi làm cả ngày nên thường (2) MEALPLUS sẽ liên tục đưa ra gợi ý các bữa ăn gia đình cho
xuyên mệt mỏi với việc đi mua nguyên liệu, làm khách hàng với giá tốt nhất
sạch và chế biến (3) Mỗi tuần, MEALPLUS sẽ gửi cho khách hàng kế hoạch bữa
ăn gia đình hàng tuần đã được tính toán về trọng lượng, giá trị
dinh dưỡng. Khách hàng có thể đăng ký gói dịch vụ giao đồ
ăn định kỳ vào một số khung thời gian trong tuần. Khách hàng
có thể hủy bất kỳ lúc nào.
(4) MEALPLUS sẽ giao hàng trong vòng 2 tiếng kể từ khi xác
nhận đơn hàng thành công
Phân khúc 3 1 – Thông tin nhân khẩu học (1) MEALPLUS cung cấp cho quý khách hàng các sản phẩm có
+ Tuổi: 25 – 40 tuổi nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá
+ Giới tính: nữ cả phải chăng nhất. MEALPLUS cung cấp cho phân khúc này
+ Nghề nghiệp: người đi làm full-time một hạng mục riêng Gói thực phẩm ăn kiêng theo 2 chế độ ăn
+ Thu nhập: từ 15 – 30 triệu đồng kiêng phổ biến nhất hiện nay là Eat Clean và Low Carb
+ Chưa kết hôn/Đã kết hôn (2) MEALPLUS sẽ liên tục gợi ý cho khách hàng những món ăn
+ Địa lý: Thành phố Hà Nội được cá nhân hóa phù hợp với sở thích của họ dựa trên dữ liệu
từ các đơn hàng trước đó
2 – Mức giá chi trả (3) Mỗi tuần, MEALPLUS sẽ gửi cho khách hàng kế hoạch bữa
+ Chi phí cho mỗi bữa ăn cá nhân từ 50K – 80K ăn hàng tuần đã được tính toán về trọng lượng, giá trị dinh
dưỡng. Khách hàng có thể đăng ký gói dịch vụ giao đồ ăn
3 – Kênh tiếp cận định kỳ vào một số khung thời gian trong tuần. Khách hàng có
+ Mạng xã hội: Facebook – Tiktok – Instagram thể hủy bất kỳ lúc nào.
+ Hoạt động trực tuyến nhiều nhất từ 20h – 23h (4) MEALPLUS sẽ giao hàng trong vòng 2 tiếng kể từ khi xác
+ Tivi nhận đơn hàng thành công

4 – Vấn đề khách hàng và Insight


+ Đang theo chế độ ăn kiêng hoặc chế độ ăn lành
mạnh nên rất quan tâm đến chất lượng và nguồn
gốc của thực phẩm
+ Bận bịu với công việc nên thường xuyên gặp
khó khăn với việc xây dựng thực đơn
3.2. Kênh khách hàng

Hướng đến là một công ty trong lĩnh vực FoodTech, MEALPLUS sẽ xây dựng kênh
khách hàng chủ yếu thông qua các nền tảng di động. Một số kênh chính mà MEALPLUS có
thể sử dụng để tiếp cận và tương tác với khách hàng:
Ứng dụng di động: MEALPLUS là một ứng dụng di động, cho phép người dùng tải
xuống và cài đặt trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Điều này cho phép khách
hàng truy cập dễ dàng vào nội dung và các tính năng của ứng dụng bất cứ khi nào và ở bất
kỳ đâu.
Website: MEALPLUS cũng có thể có một trang web đồng thời với ứng dụng di động.
Trang web có thể cung cấp thông tin về ứng dụng, tài nguyên liên quan đến nấu ăn, blog,
thông tin về công thức nấu ăn, và liên kết đến việc tải xuống ứng dụng di động.
Cửa hàng vật lý: hoạt động bán hàng của MEALPLUS chủ yếu diễn ra trên nền tảng
ứng dụng di động hoặc website. Tuy nhiên, không thể bỏ qua kênh cửa hàng vật lý. Bên
cạnh vai trò là kênh bán hàng bổ sung, nó còn là điểm trung chuyển để hoạt động giao hàng
diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất. Không những vậy, cửa hàng vật lý còn giúp quảng bá
hình ảnh thương hiệu và gây dựng niềm tin với khách hàng.
Mạng xã hội: các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok sẽ được tận dụng triệt
để. Điều này cho phép MEALPLUS chia sẻ công thức, hình ảnh, video nấu ăn và tạo một
cộng đồng người yêu thích nấu ăn. 
Email marketing: MEALPLUS có thể sử dụng email marketing để gửi thông tin về các
bản cập nhật, thông báo về công thức mới, khuyến mãi và sự kiện đến khách hàng đã đăng
ký qua ứng dụng hoặc trang web.
Truyền thông xã hội: MEALPLUS có thể tạo ra sự chú ý từ các phương tiện truyền
thông xã hội, như đăng bài viết hoặc quảng cáo trên trang web nổi tiếng về nấu ăn, hợp tác
với blogger, tiktoker hoặc chef nổi tiếng để quảng bá ứng dụng.
Quảng cáo trực tuyến: MEALPLUS có thể sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến như
Google Ads hoặc quảng cáo trên ứng dụng di động khác để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng
tiềm năng.
3.3. Quan hệ khách hàng 

MEALPLUS là một nền tảng trực tuyến đi chợ online nên việc duy trì tương tác với
khách hàng là rất quan trọng. Một số hoạt động phát triển mối quan hệ giữa MEALPLUS
với khách hàng, có thể kể đến: 
Hỗ trợ khách hàng: MEALPLUS có thể xây dựng quan hệ khách hàng bằng cách cung
cấp hỗ trợ và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Điều này bao gồm việc cung cấp hướng dẫn
nhanh chóng, giải đáp các câu hỏi và phản hồi thông qua các kênh tương tác như email, tin
nhắn, chat trực tiếp hoặc hỗ trợ qua điện thoại.
Tương tác xã hội: MEALPLUS có thể tạo một cộng đồng mạng xã hội năng động và
tương tác với khách hàng thông qua các nền tảng như Facebook Groups, Instagram, Tiktok.
Qua việc tham gia, gửi bài viết và tương tác với khách hàng, MEALPLUS tạo dựng một
không gian nơi người dùng có thể chia sẻ kinh nghiệm chọn lựa thực phẩm, công thức nấu
ăn, nhận xét và góp ý về món ăn.
Tiện ích công nghệ: Ứng dụng MEALPLUS cung cấp một giao diện dễ sử dụng và
tích hợp các tính năng công nghệ tiên tiến như tìm kiếm, đánh giá sản phẩm, xem đánh giá
của người dùng khác và theo dõi quá trình giao hàng. Điều này giúp tăng tính tương tác và
tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Cung cấp các video, hướng dẫn nấu ăn: MEALPLUS có thể tạo động lực cho khách
hàng bằng cách cung cấp nhiều giá trị và lợi ích. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các
công thức mới, mẹo nấu ăn, cải thiện kỹ năng nấu ăn và tạo ra một trải nghiệm tốt hơn khi
sử dụng ứng dụng. 
Chương trình khuyến mãi, sự kiện ưu đãi: MEALPLUS thường cung cấp các chương
trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt cho khách hàng, như mã giảm giá, voucher hoặc giao
hàng miễn phí. Thẻ thành viên hoặc thẻ tích điểm để được hưởng nhiều lợi ích, quà tặng.
Điều này giúp thu hút và tạo động lực cho khách hàng sử dụng dịch vụ MEALPLUS.

3.4. Dòng doanh thu

Bán sản phẩm: MEALPLUS cố gắng tối ưu hóa chi phí để có thể cung cấp các sản
phẩm có chất lượng cao mà giá cả cũng rất tốt đến khách hàng
Mô hình đăng ký: MEALPLUS tạo ra một phần doanh thu đáng kể bằng cách bán các
gói đăng ký cho dịch vụ giao đồ ăn của mình. Khách hàng có thể chọn từ các gói khác nhau
cho phép họ nhận được một số bữa ăn nhất định mỗi tuần. Mô hình đăng ký là một luồng
doanh thu định kỳ vì khách hàng thường được lập hóa đơn hàng tuần hoặc hàng tháng.
Quan hệ đối tác với các thương hiệu: MEALPLUS đảm bảo quan hệ đối tác với các
thương hiệu, chẳng hạn như các công ty bánh kẹo và nước giải khát, để cung cấp thêm các
lựa chọn mua hàng cho khách hàng ngoài nguyên liệu thực phẩm.

3.5. Hoạt động chính

Lập kế hoạch bữa ăn: MEALPLUS tạo thực đơn bữa ăn hàng tuần để khách hàng lựa
chọn. Các kế hoạch bữa ăn này được xây dựng dựa trên các nguyên liệu theo mùa để đảm
bảo độ tươi và đa dạng.
Tìm nguồn cung ứng và thu mua: MEALPLUS tìm nguồn nguyên liệu chất lượng cao
từ các trang trại gia đình có quy mô nhỏ (Home Farms); cửa hàng, đại lý thực phẩm uy tín
và chất lượng. Đương nhiên MEALPLUS sẽ có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về tìm nguồn
cung ứng, yêu cầu tất cả các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng mà chúng tôi đặt
ra.
Sản xuất và đóng gói Gói thực phẩm: Sau khi tìm nguồn cung ứng và mua nguyên
liệu, MEALPLUS tính toán các thành phần, làm sạch, chế biến và đóng gói thành set để
giao cho khách hàng.
Tiếp thị và Bán hàng: MEALPLUS quảng bá hoạt động kinh doanh của mình thông
qua các kênh tiếp thị kỹ thuật số và truyền thống, như quảng cáo trên mạng xã hội, tiếp thị
qua email và quan hệ đối tác với những người có ảnh hưởng. Đồng thời, chúng tôi cũng sử
dụng các chương trình giới thiệu để khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu với bạn bè
và gia đình của họ.
Phân phối và Hậu cần: MEALPLUS giao hàng đến tận nhà khách hàng thông qua
nhiều phương thức giao hàng khác nhau, tùy thuộc vào địa điểm của khách hàng. Công ty
đã thiết lập quan hệ đối tác với các công ty hậu cần và giao hàng để đảm bảo giao hàng kịp
thời.
Hỗ trợ khách hàng: MEALPLUS cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại,
email và chat 24/7. Chúng tôi cam kết rằng khách hàng có thể được hoàn lại tiền hoặc tín
dụng nếu không hài lòng với bất kỳ sản phẩm nào của công ty.
Phân tích dữ liệu và công nghệ: MEALPLUS sử dụng phân tích dữ liệu để theo dõi sở
thích của khách hàng, hạn chế về chế độ ăn uống và lịch sử đặt hàng để cải thiện dịch vụ
của mình. Chúng tôi cũng đầu tư vào công nghệ để hợp lý hóa quy trình sản xuất và giao
hàng.
Quản lý tài chính: MEALPLUS quản lý tài chính thông qua việc lập ngân sách cẩn
thận, định giá và quản lý hàng tồn kho. Chúng tôi cũng theo dõi các số liệu tài chính quan
trọng như chi phí thu hút và giữ chân khách hàng, doanh thu trên mỗi khách hàng và tỷ suất
lợi nhuận gộp.

3.6. Nguồn lực chính

Chúng tôi, nhóm khởi nghiệp đã chuẩn bị cho mình một tinh thần cầu tiến cùng khát
vọng thâm nhập thị trường. Nguồn lực chính của chúng tôi gần như chỉ là con người và một
phần tài chính hạn chế. Tuy nhiên, theo dự định, sắp tới, sau khi hoàn tất các công tác chuẩn
bị, các thành viên nòng cốt của công ty sẽ họp và tiến hành làm việc với một số tổ chức liên
quan để kêu gọi vốn đầu tư. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất tự tin về cơ sở hạ tầng công
nghệ và khả năng truyền thông của mình, lý do một phần là do chúng tôi đã tìm được cố vấn
và các chuyên gia lâu năm trong nghề sẵn sàng hỗ trợ cùng đội ngũ nhân viên chất lượng
cao, đều là những người trẻ nhiệt huyết.
Các nguồn lực chính cho dự án bao gồm:

3.6.1. Tài chính: 

Tuy nguồn vốn còn hạn chế tuy nhiên với tiềm năng của dự án, có thể đi kêu gọi vốn
đầu tư để phát triển mạnh dự án.
Nguồn vốn: Vốn của dự án sẽ đến từ hai nguồn, bao gồm vốn góp 50% và vốn huy
động đầu tư 50%. Dự kiến tổng vốn ban đầu: 5 tỷ đồng.
Trong đó, vốn góp đến từ tiền của các thành viên dự án và sự hỗ trợ của gia đình. Vốn
huy động bên ngoài đến từ khoản vay ưu đãi của ngân hàng (vay vốn từ ngân hàng chính
sách xã hội, vay thông qua thẻ tín dụng, vay tín chấp); quỹ học bổng cho vay dành cho sinh
viên (quỹ Mabuchi), quỹ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ (Mekong Capital, Do
Venture, ...), đầu tư của các cá nhân.
Thêm vào đó, MEALPLUS sẽ mang dự án tham dự các cuộc thi về khởi nghiệp nhằm
kiếm về các khoản tiền thưởng và tìm được các nhà đầu tư phù hợp.
3.6.2. Nhân sự

Hiện nay, đội ngũ nhân sự của chúng tôi bao gồm 5 thành viên là những leader trong
các mảng: marketing, tài chính, công nghệ, nhân sự và một leader tổng. Sau khi đã huy động
được vốn, chúng tôi sẽ tiến hành tuyển dụng nhân sự và phân thành các lực lượng sau:
Người điều hành kết nối: là nhân viên có nhiệm vụ quản lý website/ app, đồng thời hỗ
trợ các shipper trong việc giao nhận hàng và quản lý các chuyến đi
Nhóm chuyên gia, cố vấn: Đưa ra những chiến lược đổi mới, nắm bắt thị trường hiện
tại để đưa ra giải pháp và phát triển cho công ty
Nhóm giải quyết vấn đề phát sinh: chuyên xử lý các vấn đề phát sinh của app/website,
vấn đề giữa 2 bên thuê và cho thuê, vấn đề hư hỏng dụng cụ và hướng giải quyết,...

3.6.3. Công nghệ

Ngoài hiểu biết sẵn có về công nghệ, các thành viên trong dự án đang trau dồi thêm
các kiến thức liên quan đến vận hành app, quản lý dữ liệu, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân
tạo vào sản phẩm. Bên cạnh đó, dự án thực hiện thuê ngoài đối với các công đoạn phức tạp
và cần các chuyên gia công nghệ.

3.7. Đối tác chính

Nhà cung cấp nguyên liệu: nhà cung cấp nguyên liệu của MEALPLUS đến từ các
trang trại gia đình có quy mô nhỏ (Home Farms); cửa hàng, đại lý thực phẩm uy tín và chất
lượng. 
Đối tác giao nhận và hậu cần: để giao hàng nhanh chóng và hiệu quả, MEALPLUS
hợp tác với các công ty chuyển phát nhanh và giao nhận.
Đối tác tiếp thị và quảng cáo: MEALPLUS hợp tác với nhiều agencies quảng cáo khác
nhau để quảng bá dịch vụ của mình. Quảng cáo kỹ thuật số, chiến dịch truyền thông xã hội
hoặc quảng cáo truyền hình giúp tăng khả năng hiển thị thương hiệu và tiếp cận với khách
hàng tiềm năng.
Đối tác chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng: MEALPLUS hợp tác với các chuyên gia
về sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng để cung cấp hướng dẫn về việc phát triển kế hoạch
bữa ăn đáp ứng các yêu cầu ăn kiêng khác nhau.
Đầu bếp nổi tiếng và Người viết blog về ẩm thực: Cộng tác với các đầu bếp nổi tiếng,
người viết blog về ẩm thực và những người có ảnh hưởng về ẩm thực trên các kênh truyền
thông xã hội khác có thể giúp MEALPLUS tạo ra các công thức nấu ăn độc đáo và sáng tạo,
dẫn đến tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.
Đối tác dữ liệu và phân tích: MEALPLUS làm việc với các đối tác dữ liệu và phân
tích, chẳng hạn như các công ty quản lý quan hệ khách hàng (CRM), để thu thập thông tin
chi tiết về sở thích của khách hàng. Điều này giúp công ty điều chỉnh bộ dụng cụ bữa ăn và
chiến lược tiếp thị phù hợp.

3.8. Cấu trúc chi phí

3.8.1. Chi phí cố dịnh

Phát triển và Thử nghiệm Sản phẩm: MEALPLUS đầu tư rất nhiều vào việc phát triển
các công thức nấu ăn mới và thử nghiệm chúng trước khi tung ra thị trường để đảm bảo chất
lượng cao, nhất quán và phù hợp với sở thích ăn uống của khách hàng.
Chi phí phát triển công nghệ và phần mềm: MEALPLUS đầu tư vào nhiều nền tảng
công nghệ khác nhau, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu công thức độc quyền và phần mềm lập
kế hoạch bữa ăn, để duy trì lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu cuộc chơi.
Dịch vụ và hỗ trợ khách hàng: MEALPLUS cần duy trì một nhóm hỗ trợ khách hàng
tận tâm có thể hỗ trợ khách hàng 24/7 trên các kênh khác nhau (điện thoại, email, trò
chuyện, v.v.). Giải quyết các vấn đề kịp thời giúp giảm tình trạng rời bỏ và cải thiện sự hài
lòng của khách hàng.
Hàng tháng MEALPLUS vẫn phải trả lương cho các nhân viên quản lý, nhân viên
trông coi kho lạnh hay đội chăm sóc khách hàng.
Đồng thời, MEALPLUS phải duy trì một văn phòng công ty, nhà kho, cửa hàng. Tiền
thuê địa điểm và các tiện ích bắt buộc được liệt vào chi phí cố định.

3.8.2. Chi phí biến đổi

Chi phí nguyên liệu: giá thành nguyên liệu có thể dao động tùy theo tình trạng sẵn có
theo mùa, giá cả thị trường và chiết khấu khi mua số lượng lớn. MEALPLUS đặt mục tiêu
giữ chi phí nguyên liệu ở mức thấp nhất có thể trong khi vẫn duy trì chất lượng cao.
Chi phí vận chuyển và hậu cần: chi phí này phụ thuộc vào số lượng đơn hàng hoặc
khoảng cách giao hàng, và MEALPLUS có sử dụng dịch vụ giao nhận bên ngoài nên sẽ phụ
thuộc khá nhiều vào đơn vị vận chuyển
Chi phí đóng gói thực phẩm: tùy vào số lượng và quy mô đơn đặt hàng, chi phí đóng
gói bao gồm hộp các tông, hộp nhựa và công nghệ niêm phong chân không, có thể thay đổi
tùy theo số lượng và nhà cung cấp.
Chi phí tiếp thị và quảng cáo: vì MEALPLUS là một mô hình rất mới tại thị trường
Việt Nam nên phải đầu tư nhiều vào quảng cáo và các chiến dịch truyền thông để tăng độ
nhận diện và giáo dục người dùng.
Tiền lương cho nhân công: chi phí này bao gồm tiền lương cho nhân viên chế biến,
đóng gói sản phẩm; nhân viên marketing, nhân viên bán hàng,...

CHƯƠNG 4: MỤC TIÊU KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

4.1. Mục tiêu kinh doanh

Siêu thị thực phẩm MEALPLUS ra đời với mục tiêu trở thành một công ty FoodTech
(công nghệ thực phẩm) chú trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, giúp công việc đi chợ,
nấu ăn hằng ngày trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn trong vòng 30 phút. 
MEALPLUS kinh doanh kết hợp những nguyên liệu tươi sống và các gói thực phẩm
sơ chế sẵn, đảm bảo vệ sinh, đi kèm các gói gia vị theo công thức chuẩn. Chúng tôi đảm bảo
các nguyên liệu “sẵn sàng để nấu” của MEALPLUS là nguồn nguyên liệu tươi sạch, được
đảm bảo chất lượng đầu vào với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Các nguyên liệu được
định lượng phù hợp cho từng khẩu phần ăn, đầy đủ đến từng nguyên liệu nhỏ đã qua sơ chế,
và luôn đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, chúng tôi xây dựng kế hoạch bữa
ăn hàng tuần cho khách hàng và giao hàng tận nhà, giúp họ không mất thời gian xây dựng
thực đơn và di chuyển. Ngoài ra, chúng tôi đem đến các thực đơn ăn kiêng đa dạng được các
chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo giúp cho công cuộc giảm cân hoặc rèn luyện sức khỏe
của chị em trở nên dễ dàng hơn.
Với các điều kiện thuận lợi đã phân tích ở trên, cùng với tiềm năng thị trường lớn,
chúng tôi đặt mục tiêu trong 3 năm tới sẽ có 3 triệu người dùng tại Việt Nam, và cửa hàng
của chúng tôi sẽ có mặt ở khắp các thành phố lớn tại Việt Nam.

4.2. Định hướng phát triển

Để đạt được mục tiêu trên, trong năm đầu tiên, MEALPLUS sẽ có mặt tại Hà Nội
nhưng vẫn thực hiện các chiến dịch truyền thông trên cả nước để tăng mức độ nhận diện
thương hiệu của mình. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh hoạt động trên các trang mạng xã hội
(Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,...) với nội dung đa dạng (chủ đề về nấu ăn, cách
mua sắm thông minh, chia sẻ về thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe,...); kết hợp với một số
KOLs như Dino Vũ, Ninh tito, Ngọc Khánh,... Đồng thời, chúng tôi sẽ tận dụng tốt nhất lực
lượng đông đảo những bạn trẻ sáng tạo nội dung hiện nay trên các cộng đồng mạng xã hội,
đặc biệt là Titok. Trong giai đoạn này, chúng tôi đặt mục tiêu sẽ có 500,000 users sử dụng
ứng dụng MEALPLUS. 
Trong 2 năm tiếp theo, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động quảng bá sản
phẩm mình để mở rộng quy mô thị trường. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh R&D nhằm cung cấp
thêm nhiều lựa chọn nguyên liệu nấu sẵn phong phú và thực đơn đa dạng. Đồng thời, chúng
tôi sẽ củng cố khả năng quản lý chuỗi cung ứng của mình để cung cấp cho quý khách hàng
mức giá tốt nhất.
Công ty cũng sẽ tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng việc bổ sung các dịch
vụ cá nhân hóa được thiết kế dựa trên nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó, chúng tôi sẽ
đưa ra các chương trình khuyến mãi, voucher giảm giá,... để tăng lượt dùng mới cũng như
giữ chân những khách hàng cũ. Mục tiêu là sau 2 năm chúng tôi sẽ có thêm 2.5 triệu user
dùng sản phẩm.  
Sau 3 năm, MEALPLUS sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Công nghệ thực
phẩm tại Việt Nam (3 triệu lượt người dùng). Chúng tôi cam kết sẽ mang đến những sản
phẩm chất lượng đúng với slogan “Tiết kiệm thời gian - mang nhiều dưỡng chất”. 
KẾT LUẬN
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, thói quen mua sắm online ngày càng
phổ biến. Đặc biệt là sau đại dịch Covid 19 thì thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi
rất nhiều. Việc đị chợ cũng nằm trong số đó, và hành vi này đang tiếp tục được duy trì tại
Việt Nam nhờ nhóm dân số trẻ tin dùng các sản phẩm công nghệ. 
Thứ hai, hàng quán được mở ngày càng nhiều, người trẻ muốn tiết kiệm thời gian nên
ăn ngoài nhiều hơn. Việc nay không thể đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như dưỡng chất
đẩy đủ cần thiết cho cơ thể. Thói quen này có thể tạo dựng cho các bạn trẻ 1 lối sống không
biết quan tâm tới sức khỏe của bản thân. 
Từ đó, chúng tôi đã thiết kế sản phẩm Siêu thị thực phẩm A - một ứng dụng Công
nghệ thực phẩm giúp mọi người có thể đi chợ online bao gồm sản phẩm tươi sống và
nguyên liệu được chế biến sẵn. Tất cả các nguyên liệu cho món ăn sẽ được chuẩn bị đầy đủ,
lượng thức ăn sẽ được tính toán đúng với khẩu phần ăn, giá cả hợp lý mà thời gian giao
hàng chỉ dưới 1 tiếng. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhưng vẫn có thể tự
nấu cho mình một bữa cơm với đầy đủ dưỡng chất và an toàn thực phẩm. 
Chúng tôi mong rằng A sẽ trở thành ứng dụng số 1 trong lòng người dân Việt về Công
nghệ Thực phẩm, một ứng dụng mua sắm thực phẩm online được tin tưởng và sử dụng
nhiều nhất. Chúng tôi tin rằng A sẽ đem lại cho khách hàng một trải nghiệm mới lạ, độc đáo
và hữu ích. 
Nhóm 2 môn học Đổi mới sáng tạo rất sẵn lòng lắng nghe cảm nhận và những đóng
góp ý của các bạn về sản phẩm Siêu thị thực phẩm A để giúp ứng dụng được hoàn chỉnh và
có những chức năng tốt hơn nữa. Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] VietNamNet News, Thị Phần Gọi đồ ăn Trực Tuyến Tại Việt Nam đang Phân Chia
Ra Sao?, VietNamNet News. Available at: https://vietnamnet.vn/thi-phan-goi-do-an-truc-
tuyen-tai-viet-nam-dang-phan-chia-ra-sao-i5013684.html (Accessed: 31 May 2023).
[2] Hơn 600 triệu người mắc bệnh do ăn Phải Các thực phẩm Ô nhiễm - chương trình
mục Tiêu Quốc Gia, Cổng thông tin Bộ Y tế. Available at: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-
muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/hon-600-trieu-nguoi-mac-
benh-do-an-phai-cac-thuc-pham-o-nhiem?inheritRedirect=false (Accessed: 31 May 2023).
[3] World Bank Group (2023) Khai Thác Tiềm Năng Tăng Trưởng của ngành Dịch
Vụ, World Bank. Available at:
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/publication/taking-stock-vietnam-economic-
update-march-2023 (Accessed: 01 June 2023).
[4] World Bank Group (2023) Khai Thác Tiềm Năng Tăng Trưởng của ngành Dịch
Vụ, World Bank. Available at:
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/publication/taking-stock-vietnam-economic-
update-march-2023 (Accessed: 01 June 2023).
[5] Báo Cáo đổi Mới Sáng Tạo và đầu tư công Nghệ Việt Nam 2023 (2023) NIC.
Available at: https://nic.gov.vn/thu-vien-kien-thuc/bao-cao/bao-cao-doi-moi-sang-tao-va-
dau-tu-cong-nghe-viet-nam-2023/ (Accessed: 01 June 2023).
[6] -, Á.T. (2023) Ba Bộ, Ngành Cùng dự Báo Lạm Phát, Nhịp sống kinh tế Việt Nam
& Thế giới. Available at: https://vneconomy.vn/ba-bo-nganh-cung-du-bao-lam-phat.htm
(Accessed: 01 June 2023).
[7] Công, H. (2021) Việt Nam có tốc độ Gia Tăng tầng lớp Trung Lưu Nhanh Hàng
đầu Châu Á, ZingNews.vn. Available at: https://zingnews.vn/viet-nam-co-toc-do-gia-tang-
tang-lop-trung-luu-nhanh-hang-dau-chau-a-post1273300.html (Accessed: 01 June 2023).
[8] Internet Việt Nam 2023: Số Liệu Mới Nhất và Xu Hướng Phát Triển, Internet Việt
Nam 2023: Số liệu mới nhất và xu hướng | Vnetwork JSC. Available at:
https://www.vnetwork.vn/vi/news/internet-viet-nam-2023-so-lieu-moi-nhat-va-xu-huong-
phat-trien (Accessed: 01 June 2023).
[9] Tcct (2023) Xu Hướng Hành Vi Mua Hàng Trực tuyến của Người Tiêu Dùng Việt
Nam, Tạp chí Công Thương. Available at: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xu-huong-
hanh-vi-mua-hang-truc-tuyen-cua-nguoi-tieu-dung-viet-nam-104014.htm (Accessed: 01
June 2023).
[10] Baotuoitre (2023) 3.300 tỉ đồng Trong Ví điện tử của người dân để Thanh Toán,
TUOI TRE ONLINE. Available at: https://tuoitre.vn/3-300-ti-dong-trong-vi-dien-tu-cua-
nguoi-dan-de-thanh-toan-20230104171542895.htm (Accessed: 01 June 2023).
[11] Baotuoitre (2018) Người Việt chi 35% thu nhập mua thực phẩm, đồ uống, TUOI
TRE ONLINE. Available at: https://tuoitre.vn/nguoi-viet-chi-35-thu-nhap-mua-thuc-pham-
do-uong-20181031160002338.htm (Accessed: 01 June 2023).
[12] Khánh, M. (2023) ‘mỏ vàng’ Của Các Ứng Dụng Gọi đồ ăn, ZingNews.vn.
Available at: https://zingnews.vn/mo-vang-cua-cac-ung-dung-goi-do-an-post1397535.html
(Accessed: 01 June 2023).
[13] Baodientuvtv (2022) Bùng nổ Thị Trường giao nhận đồ ăn Trực Tuyến, BAO
DIEN TU VTV. Available at: https://vtv.vn/kinh-te/bung-no-thi-truong-giao-nhan-do-an-
truc-tuyen-20221029055418816.htm (Accessed: 01 June 2023).
[14] Xu Hướng ăn Uống Lành mạnh Việt Nam (2023) Market research Vietnam
Indonesia. Available at: https://www.cimigo.com/vi/nhu-cau-va-xu-huong-an-uong-lanh-
manh-viet-nam/ (Accessed: 01 June 2023).
[15] Inc., A.P., Xu Hướng đặt Hàng Ăn Uống Tại Việt Nam 2022, vietnam market
research. Available at: https://qandme.net/vi/baibaocao/xu-huong-dat-hang-an-uong-tai-
vietnam-2022.html (Accessed: 01 June 2023).

You might also like