You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG

KHOA KINH TẾ

BÀI THU HOẠCH MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề tài: Hoạch định chiến lược giai đoạn 2021 – 2025 cho bản thân.

Họ và tên sv: Trương Thị Xuân Bình


Mã số sinh viên: 1954030135
Lớp: 19QT3
GV hướng dẫn: Trần Hữu Hải
I.Viễn cảnh - sứ mệnh - mục tiêu:
1. Các bên hữu quan:
Bản thân mỗi người đều có những bên hữu quan là những cá nhân hay tập thể nào đó, họ
sẽ có những tác động và chịu các tác động của mình. Và đồng thời họ sẽ có quyền đòi hỏi
đối với bản thân mình. Và tôi cũng như tất cả đều có những bên hữu quan của riêng tôi.
1.1 Bên trong gia đình:
 Bố, mẹ
a. Đóng góp: Bố mẹ là người sinh ra mình có công sinh thành, nuôi
dạy mình khôn lớn, cho mình đi học, bố mẹ yêu thương mình
theo cách riêng của họ.
b. Kỳ vọng: Đối với bố mẹ chẳng đòi hỏi quyền lợi gì từ chúng ta
như các bên hữu quan khác, bố mẹ chỉ kỳ vọng rằng con cái luôn
khỏe mạnh, khôn lớn, và ăn học đến nơi đến chốn, có công ăn
việc làm ổn định, tự lo cho bản thân của mình.
 Anh, chị, em:
a. Đóng góp: Anh chị em là người gần gũi với mình, thay mặt bố
mẹ để giúp mình giải quyết các vấn đề liên quan tới mình, anh –
chị - em sẽ luôn luôn sẵn sàng chia sẻ tâm sự và cho mình
những lời khuyên, họ là những người luôn luôn yêu thương
chúng ta một cách chân thật nhất
b. Kỳ vọng:Họ cũng giống bố mẹ, sẽ không bao giờ đòi hỏi từ
mình những gì cả, nhưng họ chỉ kỳ vọng rằng bản thân chúng ta
phải trưởng thành, chỉ mong muốn rằng chúng ta có thể luôn sẵn
sàng chia sẻ, tâm sự và cho họ những lời khuyên trong những
lúc họ cần.
1.2 Bên ngoài gia đình:
 Trường học:
a. Đóng góp: Nhà trường sẽ cho chúng ta một môi trường học tập
chất lượng, sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức, nhiều mối
quan hệ mới.
b. Kỳ vọng: Khi nhà trường cho ta những lợi ích thì họ cũng sẽ đòi
hỏi ở chúng ta là có những đóng góp của bản thân cho nhà
trường ví dụ như sự sáng tạo, sự góp ý để nhà trường có thể phát
triển hơn, mới mẻ hơn; quan trọng là họ muốn chúng ta tiếp tục
học tập để họ sẽ có nguồn thu từ chúng ta, họ muốn chúng ta
chia sẻ và giới thiệu với các em các cháu về ngôi trường để được
nhiều người biết tới hơn.
 Thầy cô:
a. Đóng góp: Thầy cô sẽ truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của bản
thân cho chúng ta.
b. Kỳ vọng: Họ kỳ vọng mỗi sinh viên chúng ta sẽ tiếp thu kiến
thức mà họ đã truyền đạt, họ cũng mong muốn chúng ta thành
công.
 Chủ của nơi làm thêm:
a. Đóng góp: họ sẽ cho ta nơi làm việc part time để kiếm thêm thu
nhập; họ sẽ cho ta kinh nghiệm, kỹ năng trong việc làm.
b. Kỳ vọng: Họ mong muốn chúng ta sẽ giúp họ hoàn thành công
việc, họ luôn luôn muốn chúng ta phải đáp ứng nhu cầu làm việc
của họ.
 Bạn bè, đồng nghiệp:
a. Đóng góp: bạn bè, đồng nghiệp sẽ giúp chúng ta những việc khó
khăn mà bản thân mình không tự làm được mà trong lúc không
ở gần gia đình, chia sẻ tâm sự và cho mình những lời khuyên.
b. Kỳ vọng: họ mong muốn chúng ta sẽ sẵn sàng giúp đỡ họ những
lúc họ cần.
2. Viễn cảnh:
- Hoàn thành việc học, có được tấm bằng, có công việc ổn định, làm việc trong môi
trường mình muốn với chế độ lương thưởng thỏa đáng với công sức mình bỏ ra, tự lo cho
bản thân và có thể lo cho gia đình.
3. Sứ mệnh:
- Sứ mệnh của tôi là trở thành một chuyên viên kinh tế xuất sắc vào năm 2027 giúp công
ty mà mình đã đầu quân đạt được những thành tựu tốt đẹp. Tôi sẽ trở thành người có giá
trị.
4. Mục tiêu chiến lược:
- Tốt nghiệp cử nhân chuyên nghành Quản trị kinh doanh loại giỏi vào năm 2023.
- Sau khi tốt nghiệp khoảng dưới 2 tháng phải có được việc làm.
- Sau 5 năm đi làm phải có cho bản thân những kỹ năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh, có được số vốn đủ để mở cửa hàng kinh doanh nguyên liệu pha chế.
II- Phân tích môi trường bên ngoài:
1. Cơ hội:
 Môi trường học tập tốt:
- Ở trong môi trường Đại học sẽ giúp cho bản thân tôi có nhiều cơ hội tham gia
vào các sự kiện, hội thảo để bản thân học tập và nhận biết được nhiều kỹ năng
và kinh nghiệm của nhiều người đi trước.
- Sẽ có được nhiều mối quan hệ tốt, ví dụ như các thầy cô, các anh chị khóa trên,
các bạn bè cùng khóa... sau này chúng ta sẽ có những lúc cần họ giúp đỡ trong
công việc.
 Có nhiều công ty tuyển dụng thực tập sinh là sinh viên:
- Điều này giúp bản thân trong khi còn là sinh viên cũng có cơ hội làm việc tại
môi trường chuyên nghiệp, cơ hội để bản thân học được nhiều kinh nghiệm
làm việc.
 Môi trường kinh tế đang phát triển của Việt Nam:
- Ở Việt Nam, kinh tế đang trên đà phát triển, điều này sẽ giúp chúng ta là sinh
viên khối ngành Kinh tế sẽ có được nhiều cơ hội để thử sức bản thân về chuyên
ngành, đồng thời sẽ trau dồi kiến thức và tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
 Thời đại công nghệ 4.0:
- Thời đại này, với những phát triển về công nghệ điều này giúp bản thân mỗi
người có cơ hội hiểu biết về công nghệ, tin học, tiếp thu được nhiều kiên thức
thông tin hay trên thế giới đặc biệt là về lĩnh vực Kinh tế.
 Có nhiều công ty về lĩnh vực kinh doanh:
- Điều này là cơ hội để chúng ta có nhiều lựa chọn nhiều môi trường làm việc để
đầu quân vào một môi trường tốt nhất.
2. Đe dọa.
 Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp:
- Trong tình hình hiện tại, thì ít công ty tuyển thực tập sinh là sinh viên. Điều
này rất khó để bản thân có cơ hội tiếp xúc với cách làm việc ở môi trường
chuyên nghiệp.
- Với tình hình này thì việc học cũng hạn chế vì phải học trực tuyến, điều này
làm sinh viên tiếp thu kiến thức cũng không ở mức độ tối đa nhất.
 Sự cạnh tranh việc làm của những người cùng tốt nghiệp cùng trường, cùng
chuyên ngành, cùng khóa:
- Ngành Quản trị kinh doanh đang được là sự lựa chọn của nhiều bạn cùng tuổi
mình, đặc biệt cùng trường cũng có lượng sinh viên ngành này tương đối là
nhiều. Vì vậy sau khi tốt nghiệp, sự cạnh tranh giữa bản thân với các bạn khác
khá là khốc liệt. Muốn có một công việc ổn định, đúng chuyên ngành thì bắt
buộc mình phải nổ lực rất nhiều.
 Càng nhiều có nhiều người tốt nghiệp.
- Cứ mỗi năm sẽ có rất nhiều người tốt nghiệp cùng chuyên ngành, càng ngày thì
chương trình đào tạo sẽ thay đổi để phù hợp với kinh tế thị trường, điều này
dẫn đến việc các công ty sẽ sa thải những người trước để nhận những người
mới với trình độ phù hợp hơn.
III- Phân tích bên trong;
1. Điểm mạnh:
 Tự tin trong giao tiếp:
- Điều này tạo cơ hội cho bản thân thể hiện các điểm mạnh của mình. Tự tin là
điều rất quan trọng trong môi trường làm việc và đặc biệt là ngành Quản trị
kinh doanh.
- Giúp có nhiều mối quan hệ hơn.
 Biết chủ động trong công việc:
- Điều này rất có lợi khi mình đi làm, giúp mình hoàn thành công việc một cách
linh hoạt.
 Kết hợp tốt giữa làm việc nhóm và làm việc độc lập:
- Điều này giúp mình có thể làm việc trong bất kì môi trường làm việc nào. Có
thể kết hợp với đồng nghiệp để hoàn thành, cũng có thể tự hoàn thành công
việc một cách tốt nhất.
 Được học chuyên ngành ở trường Đại học:
- Bạn có thể học chuyên ngành Quản trị kinh doanh ở các trường Đại Học, cao
đẳng, hoặc các khóa huấn luyện Quản trị kinh doanh. Nhưng được học ở
trường đại học là cũng là một điểm mạnh của bản thân về kiến thức được đào
tạo.
 Có tính cầu tiến, chịu được áp lực công việc lớn:
- Tính cầu tiến giúp cho bản thân mình có thêm động lực để làm việc, vì vậy sẽ
có được nhiều kết quả, thành tựu tốt.
2. Điểm yếu:
 Ngoại ngữ còn yếu:
- Ở thời đại này, ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh là rất quan trọng nhất là trong
kinh doanh, mà mình không giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt thì đó là một sự bất
lợi trong công việc.
 Thiếu sự quyết đoán trong công việc:
- Bản thân còn làm việc dựa trên cảm xúc nhiều, điều này rất khó để giải quyết
một vấn đề nào đó.
 Chưa xác định rõ ràng ưu và khuyết điểm của bản thân:
- Điều này dẫn đến việc bản thân khó có thể thể hiện mình trong công việc.
- Khó để hoàn thiện bản thân.
 Kỹ năng phân công nhiệm vụ không tốt:
- Với điểm yếu này bản thân khó có thể trở thành nhóm trưởng. Vì khi là một
nhóm trưởng thì nhiệm vụ phân công công việc phải chuẩn để hoàn thành tốt
công việc. Muốn trở thành lãnh đạo phải tự rèn luyện kỹ năng này.
 Không thể tập trung một cách cao độ:
- Đối với các công việc có thời hạn ngắn thì mình cần có sự tập trung cao độ để
hoàn thành công việc tốt nhất. Trong khi bản thân không thể tập trung một
cách cao độ thì sẽ khó có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn.
IV- Phân tích lựa chon chiến lược:
1. Phân tích ma trận SWOT:
Dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôi, đe dọa của bản thân thì ma trân SWOT được phân tích
như sau:
Các điểm mạnh (S) Các điểm yếu (W)
Các cơ hội (O) Chiến lược SO: Tôi sẽ Chiến lược WO: tôi sẽ hạn
phát huy điểm mạnh là tự chế làm việc theo cảm
tin giao tiếp để tận dụng xúc, để tận dụng tốt cơ hội
cơ hội nền kinh tế đang làm việc trong môi trường
phát triển của Việt Nam, chuyên nghiệp vì có rất
để có cơ hội làm việc nhiều công ty trong lĩnh
trong môi trường tốt nhất. vực kinh doanh.
Các thách thức (T) Chiến lược ST: Tôi sẽ Chiến lược WT:tôi sẽ học
tiếp tục phát huy sự chủ ngoại ngữ để giao tiếp tốt
động trong công việc để hơn, điều này giúp tôi có
hạn chế sự thách thức của khả năng cạnh tranh về
dịch bệnh hiện đến nền việc làm với các bạn
kinh tế. cùngngành.
V. Thực thi chiến lược:
1. Thiết lập mục tiêu hàng năm:
 Năm 2021: Với sự đầu tư về thời gian, chi phí hiện tại thì tôi muốn hoàn thành
khóa học và sử dụng thành thạo nghe nói đọc viết một ngôn ngữ mới đó là tiếng
Trung. Mục tiêu cần hoàn thành trước ngày 31/12/2021.
 Năm 2022: Với sự tìm tòi, ham muốn học hỏi của bản thân thì tôi muốn xin vào
một vị trí thực tập sinh của một doanh nghiệp với quy mô nhỏ. Mục tiêu được bắt
đầu thực hiện từ học kỳ 2 của năm thứ 3 đại học.
 Năm 2023: với sự nổ lực học tập tôi muốn mình có kết quả tốt nghiệp loại giỏi, cụ
thể điểm tốt nghiệp là 3.4. để đạt được mục tiêu này bản thân cần nổ lực thực hiện
ngay bây giờ.
 Năm 2024: Sau khi tốt nghiệp tôi mong muốn tìm được một công việc ổn định với
vị trí là chuyên viên kinh doanh trong 1 công ty có quy mô vừa.
 Năm 2025: sau 1 năm làm việc tôi mong muốn bản thân có được kỹ năng thuyết
phục lãnh đạo đồng ý về các ý tưởng mới của mình, và thuyết phục khách hàng về
các hợp đồng có lợi cho mình. Để hoàn thành được kỹ năng này thì phải thực hiện
từ khi bắt đầu làm việc tại công ty.
2. Đề ra các chính sách:
Để đạt được các mục tiêu trên thì bản thân cần vạch ra cách chính sách cho riêng
mình:
- Cứ mỗi tuần, mỗi tháng phải xây dựng kế hoạch những việc cần làm để xác
định rõ ràng những gì cần làm, và cuối tuần, cuối tháng tổng kết lại nếu hoàn
thành không tốt thì mình cần phải tăng tập trung để hoàn thành.
- Khi đạt được mục tiêu thì có thể tự thưởng cho bản thân, có thể là những thứ
nhỏ nhặt nhất ví dụ một món ăn ngon để tạo động lực cho bản thân tiếp tục làm
việc để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Đã có thưởng thì phải có phạt, nếu không hoàn thành công việc thì cần phải tự
kiểm điểm bản thân bằng nhiều cách ví dụ như giảm thời gian giải trí.
3. Phân bổ nguồn lực:
- Tận dụng hết khả năng, điểm mạnh, lợi thế và có thể biến nguy thành cơ để
thực hiện các chiến lược, nhằm hoàn thành đạt được mục tiêu.
- Không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để đạt được mục tiêu.
- Thay đổi bản thân để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh môi trường làm việc.

You might also like