You are on page 1of 66

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


VÕ TRƯƠNG NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA LAPTOP
ASUS CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


VÕ TRƯƠNG NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA LAPTOP
ASUS CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO MÔN HỌC


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS HUỲNH NHỰT NGHĨA

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptop
ASUS của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh” và môn học Phương pháp nghiên
cứu trong kinh doanh, tôi đã nhận được hướng dẫn và sự hỗ trợ nhiệt tình của TS. Huỳnh Nhựt
Nghĩa. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ông vì đã dành tâm huyết hướng dẫn cũng như
là dành thời gian để giúp tôi hoàn thành đề tài này.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên tại các trường Đại học thành
phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Võ Trương Ngọc Anh


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS.
Huỳnh Nhựt Nghĩa. Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên
Võ Trương Ngọc Anh
iii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA
LAPTOP ASUS CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày nay, không thể phủ nhận rằng thời đại công nghiệp 4.0 đã phát triển vô cùng mạnh
mẽ. Bên cạnh đó, nhu cầu thông tin, giải trí, liên lạc, công việc,… là điều không thể thiếu
trong thời đại này. Song, laptop đã trở thành công cụ đa chức năng không chỉ có thể đáp ứng
những nhu cầu trên mà còn có thể thay thế những công cụ khác.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và tiếp nhận nền công nghiệp 4.0 này vô cùng
mạnh mẽ, thị trường laptop trở nên cạnh tranh khốc liệt với nhiều tên tuổi như: Dell, ASUS,
Apple, Sony,… với đa dạng mẫu mã, giá cả. Điều này đã khiến cho khách hàng khó khăn hơn
trong việc lựa chọn sản phẩm vì sự đa dạng của chúng. Và ASUS là một hãng sáng giá trong
thị trường sôi động này. Nhằm giúp cho các nhà vận hành và quản lý ASUS có thêm thông tin
các yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định chọn mua laptop ASUS cũng như đưa ra những
chiến lược quan trọng mang độ phổ biến đến người tiêu dùng. Do đó, mục tiêu của bài nghiên
cứu này sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua laptop ASUS của sinh viên Đại
học thành phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra các gợi ý đề xuất cho các nhà quản lý. Tác giả đã
nghiên cứu và thực hiện khảo sát với 151 bạn sinh viên từ các trường Đại học trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021.

Thông qua kết quả bài nghiên cứu, yếu tố Thương hiệu là yếu tố có sự ảnh hưởng lớn
nhất đến việc chọn mua laptop ASUS của sinh viên Đại học với hệ số β = 0.171. Tuy nhiên
nghiên cứu chỉ cho thấy được một yếu tố có tác động nhiều, đồng thời cũng chưa chỉ ra có sự
khác biệt về giới tính và khả năng tài chính trong quyết định chọn mua laptop ASUS của sinh
viên Đại học.

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để tăng Quyết định chọn mua
laptop ASUS thông qua yếu tố Thương hiệu nêu trên. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra một số
hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
iv

ABSTRACT
RESEARCH ON FACTORS AFFECTING STUDENT PURCHASE
DECISIONS OF LAPTOP ASUS IN HO CHI MINH CITY

It cannot be denied the fact that Industry 4.0 has been growing and developing strongly
nowadays. Additionally, the need of information, entertainment, work,... is indispensable
these days. Thus, laptop becomes a multifunctional tool, not only meets those above
requirements but also can replace other tools.

Viet Nam is in a process of intergrating and receiving the Industry 4.0 in a strong way,
laptop market became an intense competition with lots of huge brands such as: Dell, ASUS,
Apple, Sony,… with variable models, price. However, ASUS became a bright brand of all
brands in this market. With the point is helping ASUS’s management office gets information
about paramount factors that affecting purchase decisions of laptop in order to suggest
strategies that bring ASUS’s popularity to consumers. Target of this research is analyzing
factors that affecting student purchase decisions of ASUS laptop in Ho Chi Minh City with
the aim of suggesting strategies to administrations. Author made an investigation of 151
students in most of HCMC’s university from May to July of 2021.

From this research, “Brand” is the most affecting factor from student purchase decisions
of ASUS laptop in Ho Chi Minh City with coefficient β = 0.171. However, this research only
shows the most affecting factor and cannot indicate differences of gender and financial
capability in student purchase decisions of ASUS laptop.

By the research’s result, author suggested solutions with an aim of gaining student
purchase decisions of ASUS laptop through factor “Brand” mentioned above. Besides, author
gave some drawbacks and suggest in an upcoming research.
v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i


LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................. ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... x
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ ............................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3
1.5. Ý nghĩa và đóng góp .............................................................................................. 3
1.5.1. Ý nghĩa ............................................................................................................ 3
1.5.2. Đóng góp ......................................................................................................... 4
1.6. Bố cục của đề tài .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 6
2.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm người tiêu dùng .............................................................................. 6
2.1.2. Khái niệm người tiêu dùng trẻ tuổi .................................................................. 6
2.1.3. Khái niệm laptop ............................................................................................. 6
2.1.4. Mô hình lý thuyết ............................................................................................ 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 10
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giói ......................................................................... 10
vi

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 12


2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 15
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 15
3.2. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu......................................................... 16
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu.................................................................................. 16
3.2.2. Xác định cỡ mẫu ............................................................................................ 16
3.3. Số liệu sử dụng .................................................................................................... 16
3.4. Thiết kế thang đo ................................................................................................. 17
3.5. Phương pháp xử lý ............................................................................................... 18
3.5.1. Thống kê mô tả .............................................................................................. 18
3.5.2. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach”s Alpha ...................................................... 18
3.5.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................. 20
3.5.4. Phân tích tương quan Pearson ........................................................................ 21
3.5.5. Phân tích hồi quy tuyến tính .......................................................................... 22
3.5.6. Phân tích phương sai một chiều ANOVA ...................................................... 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ...................................... 23
4.1. Thống kê mô tả .................................................................................................... 23
4.2. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach”s Alpha ............................................................ 27
4.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 29
4.3.1. Kết quả xoay nhân tố các biến độc lập ........................................................... 29
4.3.2. Kết quả xoay nhân tố biến phụ thuộc ............................................................. 31
4.4. Phân tích tương quan và hồi quy .......................................................................... 32
4.4.1. Phân tích tương quan ..................................................................................... 32
4.4.2. Phân tích hồi quy ........................................................................................... 33
4.5. Phân tích phương sai (ANOVA) .......................................................................... 35
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................... 38
5.1. Kết luận và đề xuất .............................................................................................. 38
5.2. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 40
TIẾNG VIỆT .............................................................................................................. 40
vii

TIẾNG ANH .............................................................................................................. 41


PHỤ LỤC 1: .................................................................................................................. 42
PHỤ LỤC 2: .................................................................................................................. 47
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Thang đo các biến độc lập và biến phụ thuộc ...................................................... 18

Bảng 4.1 Thống kê tỷ lệ giới tính ....................................................................................... 23

Bảng 4.2 Thống kê khả năng tài chính ............................................................................... 24

Bảng 4.3 Thống kê thương hiệu laptop đối tượng khảo sát đang sử dụng ........................... 25

Bảng 4.4 Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha............................................... 27

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định KMO và Barlett các biến độc lập ........................................... 29

Bảng 4.6 Kết quả về phương sai trích trong phân tích nhân tố khám phá............................ 30

Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá.................................................................... 30

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định KMO và Barlett biến phụ thuộc ............................................. 31

Bảng 4.9 Kết quả về phương sai trích của biến phụ thuộc .................................................. 32

Bảng 4.10 Kết quả phân tích tương quan............................................................................ 33

Bảng 4.11 Mức độ giải thích của mô hình .......................................................................... 34

Bảng 4.12 Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tích phương sai ANOVA .......................... 34

Bảng 4.13 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy ................................................................ 35

Bảng 4.14 Kết quả phân tích phương sai ANOVA theo giới tính ....................................... 36

Bảng 4.15 Kết quả phân tích phương sai ANOVA ............................................................. 36

Bảng 4.16 Kết quả của kiểm định Welch............................................................................ 37


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng .................................................................. 07

Hình 2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng (Kotler, P., & Keller,
K., L., 2012) ...................................................................................................................... 08

Hình 2.3 Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng (Kotler, P., & Keller, K., L., 2012) . 09

Hình 2.4 Mô hình các thành phần giá trị thương hiệu ......................................................... 09

Hình 2.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng ....................................... 10

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh
viên tại Thành phố Đà Nẵng............................................................................................... 11

Hình 2.7 Mô hình Quyết định mua máy tính xách tay của sinh viên các trường đại học khối
ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................... 12

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về Hành vi mua máy tính xách tay của sinh viên ở
thành phố Bangalore, Ấn Độ .............................................................................................. 13

Hình 2.9 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua laptop của giáo viên ....................... 13

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 14

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 15

Hình 4.1 Biểu đồ thống kê giới tính ................................................................................... 24

Hình 4.2 Biểu đồ thống kê khả năng tài chính .................................................................... 25

Hình 4.3 Biểu đồ thống kê thương hiệu laptop đối tượng khảo sát đang sử dụng................ 26

Hình 4.4 Mô hình điều chỉnh.............................................................................................. 35


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

LAPTOP LAPTOP Máy tính xách tay

TP. HCM Ho Chi Minh City Thành phố Hồ Chí Minh

TAM Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công nghệ

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

Chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp


KMO Kaiser Mayer Olkin
của phân tích nhân tố

Sig. Observed significance level Mức ý nghĩa quan sát

SPSS Statistical Package Software Phần mềm phân tích dữ liệu thống kê

VIF Variation inflation factor Hệ số lạm phát phương sai

ANOVA Analysis of Variance Phương pháp phân tích phương sai


1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, không thể phủ nhận rằng khoa học – kỹ thuật đang từng bước phát triển mạnh
mẽ, kéo theo nhu cầu con người đối với thiết bị công nghệ đã tăng lên đáng kể trong thời đại
công nghiệp 4.0. Nếu trước kia thời gian, khoảng cách là những rào cản về nhu cầu tìm kiếm
thông tin trong hàng tá cuốn sách, tạp chí để phục vụ cho nhu cầu học tập và làm việc hay vấn
đề gửi thư đến một nơi xa gặp khó khăn thì bây giờ công nghệ đã và đang giúp con người dễ
dàng giải quyết nó trong vòng vài giây. Song, laptop trở thành công cụ đa năng có thể thay
thế hầu hết các công cụ học tập như sách vở, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, bút viết,… trong
việc học tập của sinh viên. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các trình chiếu để phục vụ việc thuyết trình,
công cụ tìm kiếm thông tin, liên kết trong nhóm học tập, giáo viên, cộng đồng xã hội và giải
trí. Vì vậy, phần lớn tất cả các sinh viên hiện nay đều cố gắng trang bị cho bản thân một máy
laptop để hỗ trợ học tập, công việc và giải trí. Từ nhận định trên, có thể thấy thị trường sinh
viên là một thị trường lớn, đầy tiềm năng cần được quan tâm nghiên cứu khai thác trong hoạt
động kinh doanh laptop. Chính tầm quan trọng trong học tập và giải trí đã khiến thị trường
sinh viên là một thị trường lớn đầy tiềm năng cần được quan tâm nghiên cứu khai thác trong
hoạt động kinh doanh.

Ở Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh laptop đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian
qua. Thị trường laptop với sự góp mặt các tên tuổi lớn như: Dell, ASUS, Sony Vaio, HP,
Lenovo, … đang cạnh tranh khốc liệt trong sự đa dạng mẫu mã, cấu hình, giá cả để hướng đến
nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Khách hàng trở nên khó khăn trong việc chọn lựa sản
phẩm vì sự đa dạng của chúng.

Tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt
Nam, số lượng sinh viên đổ về Thành phố Hồ Chí Minh cho nhu cầu học tập và làm việc là
rất lớn. Với hơn 60 trường Đại học công lập và tư thục, đây là thị trường đầy tiềm năng với
lượng khách hàng trẻ dồi dào. Được biết ASUS là một trong những thương hiệu laptop đầu
2

tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam sớm nhất; cùng với đó là sự phân hóa cao trong các
dòng máy tính cùng bề dày kinh nghiệm từ năm 1989, liệu thương hiệu ASUS có thu hút được
thị trường trẻ đầy tiềm năng này không ?

Từ những yếu tố trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn mua laptop ASUS của sinh viên Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố và sức ảnh hưởng của nó đến quyết định
chọn mua laptop ASUS của sinh viên đại học tại TP.HCM. Từ đó, đề xuất các giải pháp
để các nhà quản lý có thể đánh giá, xem xét đưa ra những chiến lược phù hợp để áp dụng
cho công ty.

Mục tiêu chi tiết:

 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptop ASUS của sinh
viên Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phân tích mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến quyết định chọn mua laptop
ASUS của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng lợi thế cạnh tranh để mang tên tuổi ASUS
đến với các bạn sinh viên đại học.
1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu

Gồm 3 câu hỏi như sau:

1. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptop ASUS của sinh
viên Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh ?
2. Tác động của các yếu tố đến quyết định mua hàng của sinh viên Đại học như
thế nào ?
3. Các giải pháp sẽ được đề ra để các nhà quản lý có thể xem xét áp dụng cho
thương hiệu laptop của mình ?
3

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptop ASUS
của sinh viên đại học tại TP.HCM.

Đối tượng khảo sát: Sinh viên ở một số trường đại học lớn tại TP.HCM.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về lĩnh vực: Thương hiệu laptop ASUS

Về thơi gian: Thời gian nghiên cứu từ ngày 17 tháng 05 năm 2021 đến ngày 21 tháng 07
năm 2021.

Về không gian: Nghiên cứu giới trẻ đang sử dụng các thiết bị laptop ASUS trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định tính: tổng hợp các dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu liên quan, trao đổi
trực tiếp với 2 chuyên gia và 20 ứng viên là các bạn sinh viên từ các trường đại học trên địa
bàn TP.HCM, từ đó hoàn chỉnh mô hình và các biến số đo lường cho phù hợp với hoàn cảnh
nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng: khảo sát trực tiếp bằng cách phát giấy khảo sát, phỏng vấn trực
tiếp nhằm thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng qua bảng những câu hỏi. Thông tin thu
thập được phân tích và chọn lọc lại để đảm bảo tính tin cậy.

1.5. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP


1.5.1. Ý nghĩa

Xác định tác động của các nhân tố đến quyết định chọn mua laptop ASUS qua các
yếu tố như giá cả, thương hiệu, đặc điểm của sản phẩm, các yếu tố tính năng, kiểu dáng
4

hoặc chất lượng dịch vụ của sản phẩm và nguồn gốc của sản phẩm.

1.5.2. Đóng góp

Giúp cho các doanh nghiệp chuyên phân phối laptop ASUS nắm bắt được thị hiếu,
nhu cầu, các yếu tố quan trọng tác động đến quyết định chọn mua sản phẩm của khách
hàng, từ đó có các chiến lược nhằm tạo nên các lợi thế cạnh tranh bền vững bắt nguồn
từ nhu cầu của chính khách hàng, gia tăng thị phần, gia tăng doanh thu, …

1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

Trình bày khái quát lý do nghiên cứu, sau đó xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu, cuối cùng là ý nghĩa
nghiên cứu và bố cục của luận văn.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

Liệt kê các cơ sở lý luận, các mô hình nghiên cứu và cơ sở nghiên cứu mà đề tài sử dụng.
Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu của tác giả.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Đưa ra mô hình quy trình thực hiện nghiên cứu, xác đinh mẫu, xác định thang đó, liệt
kê các phương pháp dùng để xử lý thông tin, số liệu sau quá trình khảo sát sơ bộ.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.

Chương này trình bày khái quát về thị trường của ASUS tại thành phố Hồ Chí Minh,
thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, phân tích
và đánh giá các kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT.

Đề tài tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng
5

thu hút khách hàng là các bạn sinh viên đại học. Đồng thời nêu lên những hạn chế của bài
nghiên cứu và đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương đầu tiên này, tác giả đã trình bày các nội dung quan trọng như lý do chọn
đề tài, mục tiêu, đối tượng & phạm vi nghiên cứu, đồng thời đưa ra bố cục cho đề tài. Từ đó
giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về chương đầu tiên này, đây cũng là tiền đề
quan trọng để có thể tìm hiểu sâu hơn các cơ sở lý thuyết trong những chương tiếp theo.
6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm người tiêu dùng

“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.” (Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 2020)

Theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 của Malaysia: “Người tiêu dùng là người
mua hoặc sử dụng hàng hóa và dịch vụ cho mục đích sinh hoạt cá nhân hoặc sinh hoạt gia
đình … và không gồm việc mua hoặc sử dụng hàng hóa vì mục đích chính để bán lại hoặc đưa
vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác hoặc để dùng cho việc sửa chữa, gắn thêm vào
hàng hóa khác.”

2.1.2. Khái niệm người tiêu dùng trẻ tuổi

Tác giả xếp đối tượng nghiên cứu “Sinh viên đại học” vào tầng lớp “người tiêu dùng trẻ
tuổi”. Và theo tác giả: Người tiêu dùng trẻ tuổi là những người ở độ tuổi từ 18 – 25 mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức.

2.1.3. Khái niệm laptop

Laptop là một máy tính cá nhân nhỏ gọn, có đầy đủ các thành phần cơ bản của một máy
tính cá nhân thông thường nhưng thường có trọng lượng nhẹ có thể mang xách được.

Theo James M. Bucki Sr. (2019), máy tính xách tay nhỏ hơn máy tính để bàn, thường
dày dưới 3 inch và nặng hơn máy tính để bàn. Kích thước của máy tính xách tay giúp thuận
tiện cho việc di chuyển chuyển trong cặp, ba lô và túi xách khác. Tên gọi của thiết bị bắt nguồn
từ việc nó có thể được sử dụng bằng cách đặt trên đùi (lap) của một người mà không cần bàn
hoặc bề mặt khác.

2.1.4. Mô hình lý thuyết


7

2.1.4.1. Mô hình hành vi của người tiêu dùng

Quyết định
của người
Các yếu tố mua
Các tác
kích thích Đặc điểm Quá trình ra quyết Lựa chọn sản
nhân kích
của NTD định phẩm
thích khác
Marketing
Nhận thức về vấn Lựa chọn
Sản phẩm Kinh tế Văn hóa
đề nhãn hiệu
Khoa học Lựa chọn nhà
Giá cả
kĩ thuật Tìm kiếm thông kinh doanh
Xã hội
Phương pháp tin
Chính trị Định thời gian
phân phối mua
Cá tính Đánh giá
Địa điểm Văn hóa Định số lượng
Khuyến mãi Tâm lý Quyết định mua

Hình 2.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng

Để hiểu được người tiêu dùng chúng ta phải hiểu một cách chi tiết về hành vi của người
tiêu dùng là gì? Hay nói cách khác mô hình hành vi tiêu dùng là như thế nào ?

Marketing và những tác nhân của môi trường đi vào ý thức của người mua. Những đặc
điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định.
Chúng ta phải hiểu được điều gì xảy ra trong ý thức của người mua giữa lúc các tác nhân bên
ngoài bắt đầu tác động và lúc quyết định mua.

 Những đặc điểm của người mua, văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý, ảnh hưởng như thế
nào đến người mua ?

 Người mua thông qua quyết định mua sắm như thế nào ?

Nghiên cứu mô hình hành vi mua của người tiêu dùng sẽ giúp cho các doanh nghiệp
nhận thấy được các phản ứng khác nhau của khách hàng đối với từng sản phẩm như: chất
lượng, giá cả, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, mẫu mã kiểu dáng, cách phấn phối
sản phẩm hay việc chọn các đại lý… Qua đó nắm bắt được nhu cầu thị hiếu cũng như sở thích
8

của từng đối tượng khách hàng mà chọn chiến lược kinh doanh hiệu quả và nâng cao khả năng
cạnh tranh (Lưu Hà Chi, 2020).

2.1.4.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng hóa của người tiêu dùng.
Vì vậy, thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với
mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng:

Văn hóa

Xã hội

Cá nhân

Tâm lý
Văn hóa
Các nhóm Tuổi và khoảng đời
Văn hóa đặc thù
Gia đình Động cơ
Tầng lớp xã hội Nghề nghiệp
Nhận thức NGƯỜI MUA
Vai trò và địa vị Hoàn cảnh kinh tế
Kiến thức
Cá tính và sự nhận thức
Niềm tin và quan điểm

Hình 2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

(Kotler, P., & Keller, K., L., 2012)

Theo Kotler, P., & Keller, K., L. (2012) việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh
hưởng của rất nhiều các nhân tố khác nhau, trong đó chia thành bốn nhóm nhân tố chính: (1)
Văn hóa, (2) Xã hội, (3) Cá nhân, (4) Tâm lý.
9

2.1.4.3. Mô hình mô tả tiến trình ra quyết định của người tiêu dùng

Quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng bao gồm các giai đoạn sau:

Nhận thức Tìm kiếm Đánh giá các Ra quyết định Hành vi sau
vấn đề thông tin lựa chọn mua mua

Hình 2.3 Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng
(Kotler, P., & Keller, K., L., 2012)

2.1.4.4. Mô hình “Các thành phần giá trị thương hiệu trong thị trường hàng tiêu
dùng Việt Nam”

Để người tiêu dùng có thể trung thành với một thương hiệu nào đó thì thương hiệu phải
có những đặc điểm tốt để tạo ra sự ham muốn của người tiêu dùng với thương hiệu đó. Đồng
thời, người tiêu dùng không lặp lại hành vi tiêu dùng đối với thương hiệu nếu họ không nhận
được chất lượng cảm nhận của thương hiệu đó cao hơn thương hiệu khác (Nguyễn Đình Thọ
và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002).

Hình 2.4 Mô hình các thành phần giá trị thương hiệu
(Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002)
10

2.1.4.5. Mô hình mối liên hệ giữa giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và xu
hướng tiêu dùng:

Tác giả Tung-Zong Chang, Albert R. Wildt (1994) đưa ra mô hình nghiên cứu:

 Giá cả cảm nhận: chịu sự ảnh hưởng của giá trị và chất lượng cảm nhận.

 Chất lượng cảm nhận: chịu ảnh hưởng đồng biến của giá cả cảm nhận và thông
tin qui kết vốn có của thương hiệu (Tung-Zong Chang, Albert R. Wildt, 1994).

Hình 2.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng
(Tung-Zong Chang, Albert R. Wildt, 1994)

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN


2.2.1. Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Lưu Thị Thùy Vân (2016): “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng”. Nghiên cứu tiến hành khảo sát
250 người tại 5 trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
có 07 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên bao gồm (1) Đặc điểm
kỹ thuật, (2) Tính năng tăng cường, (3) Khả năng kết nối và di động, (4) Thiết kế, (5) Dịch vụ
hậu mãi, (6) Thương hiệu, (7) Giá cả và điều kiện thanh toán.
11

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop
mới của sinh viên tại Thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: Lưu Thị Thùy Vân, 2016)

Nghiên cứu của Phạm Hùng Cường và Phan Lê Thùy Trang (2021): “Quyết định mua
máy tính xách tay của sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu đã tiến hành tập trung khảo sát các sinh viên có độ tuổi từ 18 đến
21 tại 5 trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh có khối ngành kinh tế và thu về được 177
câu trả lời hợp lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop của sinh viên tại các trường đại học khối ngành kinh tế: (1) Đặc điểm kỹ thuật, (2) Tính
năng tăng cường, (3) Thiết kế, (4) Dịch vụ hậu mãi, (5) Thương hiệu, (6) Giá cả và điều kiện
thanh toán.
12

Hình 2.7 Mô hình Quyết định mua máy tính xách tay của sinh viên các trường đại học
khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: Phạm Hùng Cường và Phan Lê Thùy Trang, 2021)

2.2.2. Nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Dr. H.S Adithya (2013): “Consumer Buying Behaviour – An Empirical
Study on Laptop Purchase in Bangalore City”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 08 yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua laptop của khách hàng: (1) Phần cứng, (2) Thiết kế, (3) Phần mềm
gốc, (4) Linh kiện, (5) Khuyến mãi, (6) Quảng cáo, (7) Thương hiệu, (8) Cải tiến.
13

Phần cứng

Thiết kế

Phần mềm gốc


Quyết định
Linh kiện chọn
mua laptop
Khuyến mãi

Quảng cáo

Thương hiệu

Cải tiến

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về Hành vi mua máy tính xách tay của sinh
viên ở thành phố Bangalore, Ấn Độ.

(Nguồn: Dr. H.S Adithya, 2013)

Nghiên cứu của Shamsunnahar Tania (2012): “Factors Influencing Teachers’ Laptop
Purchases”. Kết quả nghiên cứu đưa ra 05 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của
người tiêu dùng là: (1) Đặc điểm kỹ thuật, (2) Tính năng đặc biệt, (3) Tính năng di động, (4)
Thương hiệu, (5) Giá trị.

Đặc điểm kỹ thuật

Tính năng đặc biệt


Quyết định
Tính năng di động chọn
mua laptop
Thương hiệu

Giá trị

Hình 2.9 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua laptop của giáo viên

(Nguồn: Shamsunnahar Tania, 2012)


14

2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sau quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hành vi, thái độ và nhu cầu của con người
cũng như các bài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của người tiêu
dùng trong và ngoài nước và các nghiên cứu liên quan. Tác giả đưa ra mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn mua laptop ASUS của sinh viên đại học như sau:

Nguồn
Tính năng gốc
Thương
Chiêu thị
hiệu

Giá trị
Giá cả
cảm nhận

Quyết định
Kiểu dáng chọn mua Chất lượng
dịch vụ
laptop ASUS

Hình 2.10 Mô hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyến định chọn mua
laptop ASUS của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: tác giả nghiên cứu lý thuyết và đề xuất)

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày nội dung về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn các mô
hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới trước đây. Từ đó, tác giả đã đề xuất mô hình
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptop ASUS của sinh viên Đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
15

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng quan Xác định vấn đề nghiên cứu


nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng

Nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu
định tính
và các yếu tố ảnh hưởng

Nghiên cứu
thử Mô hình nghiên cứu
chính thức

Nghiên cứu
chính thức Các thang đo chính thức

Mô hình các yếu tố


ảnh hưởng

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: tác giả nghiên cứu và đề xuất)

Qua bước đầu tiên nghiên cứu sơ bộ, tác giả xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu và
các yếu tố ảnh hưởng nhiều lần. Từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu định tính, sau đó nghiên
cứu thử, và đưa ra được mô hình nghiên cứu chính thức. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu chính
thức, tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức và đưa ra được thang đo chính thức. Dựa vào
thang đo này sẽ tiến hành chỉnh sửa và thiết kế bảng hỏi sao cho phù hợp với mô hình.
16

3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XÁC ĐỊNH CỠ MẪU


3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, lấy mẫu thuận tiện. Một phương
pháp chọn mẫu mà tác giả lấy mẫu dựa trên sự thuận tiện hoặc dựa trên tính dễ tiếp cận đối
tượng, những nơi mà tác giả có khả năng gặp được đối tượng phù hợp để thực hiện phỏng vấn.

3.2.2. Xác định cỡ mẫu

Tác giả nghiên cứu chọn 2 cách sau để xác định cỡ mẫu: Theo nghiên cứu của Bollen về
việc xác định cỡ mẫu, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu sẽ thích hợp
nếu kích thước mẫu là từ 3 mẫu trở lên cho một ước lượng. Mô hình nghiên cứu bao gồm 30
biến quan sát do đó số lượng mẫu cần thiết là 150 mẫu. Ngoài ra, kích thước mẫu phụ thuộc
vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử
dụng và số lượng các tham số cần ước lượng trong nghiên cứu.

Để tiến hành phân tích hồi quy, kích thước mẫu tối thiểu là N > 8m+20 (trong đó, m là
số biến độc lập trong mô hình) (Theo Tabachnick và Fidell, 2006), theo đó nghiên cứu có
8*8+20 = 84. Đối với phân tích nhân tố, (theo Hair và cộng sự, 2010) số quan sát cần tối thiếu
gấp 5 lần so với số lượng biến. Trong khi đó, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), số biến quan sát tối thiểu phải 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc). Trong luận án này, số lượng biến đưa vào phân tích nhân tố là 30
biến, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 30*5 = 150 quan sát

3.3. SỐ LIỆU SỬ DỤNG

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bằng bảng hỏi thông qua những cuộc
khảo sát. Nội dung chính của bảng câu hỏi là khảo sát về xu hướng và mức độ cảm nhận của
người tiêu dùng đối với các yếu tố: chất lượng cảm nhận, nhận biết nhãn hiệu, thái độ đối với
chiêu thị, giá cả cảm nhận, tính năng, kiểu dáng và chất lượng phục vụ. Bảng câu hỏi gồm 30
biến quan sát thành phần thang đo xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng.
17

Cuộc khảo sát được tiến hành vào ngày 03/06/2021 với đối tượng là những bạn trẻ (chủ
yếu là sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM) đã và đang sử dụng máy tính
xách tay.

3.4. THIẾT KẾ THANG ĐO

Thang đo được tác giả xây dựng có 8 thang đo là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn mua laptop ASUS của sinh viên đại học và 1 thang đo cho biến phụ thuộc Quyết định
chọn mua như sau:

 Thương hiệu
 Giá cả
 Giá trị cảm nhận
 Tính năng
 Kiểu dáng
 Chiêu thị
 Chất lượng dịch vụ
 Nguồn gốc sản phẩm
 Quyết định chọn mua

Để thực hiện khảo sát về mức độ đồng ý của khách hàng với các yếu tố được nêu trên,
nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 lựa chọn:

1. Hoàn toàn đồng ý


2. Đồng ý
3. Không ý kiến
4. Không đồng ý
5. Rất không đồng ý
18

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ


3.5.1. Thống kê mô tả

Tác giả sử dụng phương pháp này để hệ thống lại đặc điểm của mẫu nghiên cứu và các
kết quả thu được, điển hình là các thông tin về giới tính, khả năng tài chính, đặc điểm nhân
khẩu học. Phụ thuộc vào từng mục đích nghiên mà được đưa vào mô hình nghiên cứu. Tác giả
sẽ thống kê tỷ lệ, tần số cho các biến định tính như trên để mô tả khái quát đặc điểm mẫu khảo
sát. Từ đó đánh giá được cơ cấu của từng biến.

3.5.2. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach‟s Alpha
cho từng nhóm nhân tố. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có
cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Phân tích Cronbach alpha dùng để loại
các biến rác trước khi thực hiện các phân tích khác.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) hệ số Cronbach‟s Alpha từ 0,8
đến gần 1 thì thang đo lường tốt từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng được. Hệ số Cronbach‟s
Alpha từ 0,6 trở lên cũng có thể cân nhắc sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu mới. Thang đo
có thể sử dụng phải có hệ số tương quan tổng (Corrected item – total Correlation) từ 0,3 trở
lên. Qua nghiên cứu sơ bộ có 8 yếu tố chính (8 biến độc lập) được chia thành 27 biến quan sát
và 3 biến phụ thuộc. Chi tiết các biến quan sát đo lường mức độ ảnh hưởng và các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn mua laptop ASUS của sinh viên đại học được liệt kê ở bảng 3.1.

BẢNG 3.1 THANG ĐO CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VÀ BIẾN PHỤ THUỘC

YẾU TỐ TÁC BIẾN


GIẢI THÍCH
ĐỘNG QUAN SÁT

TH1 Thương hiệu ASUS có uy tín, tên tuổi


F1 “Thương
hiệu”
TH2 Thương hiệu ASUS dễ dàng được nhận biết
19

TH3 Thương hiệu ASUS được nhiều người sử dụng

TH4 Thương hiệu ASUS khẳng định phong cách người dùng

GC1 Giá cả ASUS phù hợp với chất lượng sản phẩm

Giá của ASUS không là yếu tố khiến sinh viên cân nhắc
F2 “Giá cả” GC2
khi chọn mua

GC3 Giá cả của ASUS mang tính cạnh tranh

GT1 Laptop ASUS tạo cảm giác an toàn khi dùng

F3 “Giá trị cảm


GT2 Laptop ASUS tạo cảm giác hài lòng khi sử dụng
nhận”
Laptop ASUS mang lại sự thuận tiện cho thao tác của
GT3
người dùng

TN1 Laptop ASUS có thời lượng pin cao

TN2 Laptop ASUS có hiệu năng mạnh mẽ

F4 “Tính năng” TN3 Laptop ASUS có độ phân giải màn hình cao.

TN4 Laptop ASUS có độ bền cao

TN5 Laptop ASUS có khả năng chống bụi và nước

KD1 Laptop ASUS có thiết kế thu gọn, dễ dàng mang theo.

F5 “Kiểu dáng” KD2 Laptop ASUS có đa dạng màu sắc trẻ trung, năng động.

KD3 Laptop có tổng khối lượng nhẹ

F6 “Chất lượng Laptop ASUS được nhiều cửa hàng phân phối chính
PV1
phục vụ” hãng.
20

PV2 Nhân viên bán hàng laptop ASUS rất nhiệt tình

PV3 Dịch vụ hậu mãi của ASUS ân cần và trách nhiệm

Các chương trình khuyến mãi, quà tặng của ASUS hấp
CT1
dẫn, thu hút

F7 “Chiêu thị” CT2 Đa dạng các chương trình tri ân khách hàng

Hoạt động quảng bá, truyền thông có tác động tích cực
CT3
đến khách hàng.
Laptop ASUS là công ty điện tử tiêu dùng và phần cứng
NG1
máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Đài Loan
ASUS chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử và phần
F8 “Nguồn gốc” NG2
cứng máy tính
Laptop ASUS thuộc top 3 nhà cung cấp máy tính xách
NG3
tay tiêu dùng hàng đầu.

CM1 Anh/chị có dự định mua laptop ASUS trong thời gian tới

F9 “Quyết định Anh/chị hoàn toàn yên tâm với quyết định chọn mua
CM2
chọn mua” laptop ASUS

CM3 Anh/chị sẽ giới thiệu ASUS với người khác

(Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.5.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Còn phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp
EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị
phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn
nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó
dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một
tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn
21

này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Phương pháp trích
Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức thường được sử
dụng nhất. Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức
ý nghĩa thiết thực của EFA:

 Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu
 Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng
 Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA như sau:

 Hệ số tải nhân tố > 0.5


 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.
 Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê khi Sig. < 0.05: Kiểm định sẽ có ý nghĩa
thống kê khi Sig. < 0.05 thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau.
 Phần trăm phương sai trích > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến
quan sát trong tổng thể 100%.
3.5.4. Phân tích tương quan Pearson

Mục đích của phương pháp phân tích tương quan Pearson là để kiểm tra độ tương quan
tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1 (lưu ý, hệ số r chỉ có ý nghĩa khi
sig. nhỏ hơn 0.05)

 Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Tiến về 1 là
tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm

 Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.

 Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối.

 Nếu r = 0: không có mối tương quan tuyến tính.


22

3.5.5. Phân tích hồi quy tuyến tính

Sau khi phân tích tương quan, tác giả tiến hành phân tích hồi quy đa biến theo phương
pháp Enter với mức ý nghĩa 5% để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và độ phù hợp của
mô hình cũng như mức độ ảnh hưởng của các biến lên biến phụ thuộc.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F và hệ số R2 hiệu chỉnh.

Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.

Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần. Kiểm định giả thuyết
về phân phối chuẩn của phần dư: dựa theo biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa; xem giá trị
trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1. Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến
thông qua giá trị của dung sai hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF.(Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.5.6. Phân tích phương sai một chiều ANOVA

Phân tích phương sai được dùng để so sánh trung bình các tổng thể. Phương pháp phân
tích phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA) để xác định sự khác nhau về ý định mua
laptop ASUS của sinh viên đại học.

 Sự khác nhau theo giới tính


 Sự khác nhau theo khả năng tài chính

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã đưa ra nhiều phương pháp nghiên cứu và đưa ra phương pháp
được sử dụng trong đề tài này là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Tác giả sẽ
điều chỉnh thang đo và thiết kế bảng hỏi sao cho phù hợp với mô hình đề xuất bằng phương
pháp nghiên cứu định tính. Sau đó sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng với kích cỡ mẫu tối
thiểu là 150, sau đó phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS .22.
23

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng khảo sát là các bạn sinh viên đại học tại các
trường Đại học ở TP.HCM. Tổng cộng có 159 bảng câu hỏi được phát ra, thu về 159 bảng,
loại ra 8 bảng không đạt yêu cầu, còn lại 151, đạt tỷ lệ 95,17%.

Đầu tiên, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống lại đặc điểm của
mẫu nghiên cứu và các kết quả thu được, cụ thể là các thông tin về giới tính, khả năng tài chính
và thương hiệu laptop đang sử dụng. Nghiên cứu đã thống kê tỷ lệ, tần số cho các biến định
tính trên để mô tả khái quát đặc điểm mẫu khảo sát. Sau đây là kết quả mà tác giả thu được:

Bảng 4.1 Thống kê tỷ lệ giới tính

Giới tính Số mẫu Tỷ lệ (%)

Nữ 63 41.7

Nam 88 48.3

Khác 0 0

Tổng 151 100.0


24

Khác
0%

Nữ
42%

Nam
58%

Hình 4.1 Biểu đồ thống kê giới tính

Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1, tác giả thu được kết quả như sau trong tổng cộng 151 người
được khảo sát có 63 bạn sinh viên đại học là nữ chiếm tỷ lệ 41.7% và 88 bạn là nam chiếm tỷ lệ
58.3%. Với kết quả về giới tính như trên, tác giả có thể sử dụng các số liệu thu thập mà không
có sự sai lệch do yếu tố giới tính tác động đến kết quả nghiên cứu.

Bảng 4.2 Thống kê khả năng tài chính

Khả năng tài chính Số mẫu Tỷ lệ

Dưới 10 triệu 15 9.9

Từ 10-15 triệu 50 33.1


Từ 15-20 triệu 54 35.8
Từ 20-25 triệu 21 13.9

Trên 25 triệu 11 7.3

Tổng 151 100,0

(Nguồn: dữ liệu thu được từ khảo sát của nghiên cứu)


25

7% 10%

14%

Dưới 10 triệu
Từ 10-15 triệu
33% Từ 15-20 triệu
Từ 20-25 triệu
Trên 25 triệu

36%

Hình 4.2 Biểu đồ thống kê khả năng tài chính

Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy khả năng tài chính của sinh viên đại học hiện nay
sẵn sàng chi trả cho laptop nằm ở mức bình dân từ 5-20 triệu đồng chiếm 68.9% trong tổng
số 151 sinh viên đại học được khảo sát. Nhưng vẫn có một bộ phận sinh viên không sẵn sàng
bỏ ra nhiều tiền để chi trả cho laptop, chiếm 9.9%. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận nhỏ sinh
viên đại học dành rất nhiều tiền cho laptop, chiếm 7.3%.

Bảng 4.3 Thống kê thương hiệu LAPTOP đối tượng khảo sát đang sử dụng

Thương hiệu laptop Số mẫu Tỷ lệ (%)

ASUS 31 20.5

DELL 35 23.2

HP 27 17.9

Apple 23 15.2

Acer 16 10.6

Samsung 2 1.3
26

Sony Vaio 2 1.3

Lenovo 2 1.3

Toshiba 0 0

Khác 13 8.6

Tổng 151 100.0

(Nguồn: dữ liệu thu được từ khảo sát của nghiên cứu)

1,3 ASUS
1,3 0
1,3 8,6 DELL
20,5
HP

10,6
Apple

Acer

15,2 Samsung
23,2
Sony Vaio

Lenovo
17,9

Toshiba

Khác

Hình 4.3 Biểu đồ thống kê thương hiệu laptop đối tượng khảo sát đang sử dụng

Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 cho thấy thương hiệu được các bạn sinh viên đại học
trong khảo sát sử dụng nhiều nhất là Dell với 35 sinh viên, chiếm 23.2% trong tổng số
151 sinh viên. Tiếp sau là ASUS với 20.5% và HP với 17.9%. Laptop ASUS đã được các bạn
sinh viên sử dụng khá nhiều.
27

4.2. PHÂN TÍCH HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA

Dữ liệu sau khi thu thập được sau quá trình khảo sát sẽ được tác giả dùng để tiến hành
kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach‟s Alpha cho từng nhóm
nhân tố.

Bảng 4.4 Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha Kết luận

Thương hiệu 0.740 Thang đo đạt yêu cầu

Giá cả 0.686 Thang đo đạt yêu cầu

Tính năng 0.900 Thang đo đạt yêu cầu

Kiểu dáng 0.830 Thang đo đạt yêu cầu

Chất lượng phục vụ 0.489 Thang đo chưa đạt yêu cầu

Giá trị cảm nhận 0.119 Thang đo chưa đạt yêu cầu

Chiêu thị 0.919 Thang đo đạt yêu cầu

Nguồn gốc sản phẩm 0.694 Thang đo đạt yêu cầu

Quyết định chọn mua 0.901 Thang đo đạt yêu cầu

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Kiểm định thang đo yếu tố “Thương hiệu”:

Qua kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 4.4, yếu tố “Thương hiệu” bao gồm 4 biến quan
sát (TH1, TH2, TH3, TH4), có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.740 (lớn hơn 0.6). Và hệ số
tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3).
28

Cho nên thang đo yếu tố “Thương hiệu” đạt yêu cầu. Kết quả kiểm định thang đó yếu tố
“Thương hiệu” được mô tả tại bảng 4.4.

Kiểm định thang đo yếu tố “Giá cả”:

Qua kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 4.4, có hệ số Cronbach‟s Alpha bằng 0.686
(lớn hơn 0.6). Và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn
cho phép (lớn hơn 0.3). Cho nên thang đo yếu tố “Giá cả” đạt yêu cầu. Kết quả kiểm định
thang đó yếu tố “Giá cả” được mô tả tại bảng 4.4.

Kiểm định thang đo yếu tố “Tính năng”:

Qua kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 4.4, yếu tố “Tính năng” bao gồm 3 biến quan
sát (TN1, TN2, TN3, TN4, TN5), có hệ số Cronbach‟s Alpha bằng 0.900 (lớn hơn 0.6). Và
hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn
0.3). Cho nên thang đo yếu tố “Tính năng” đạt yêu cầu. Kết quả kiểm định thang đó yếu tố
“Tính năng” được mô tả tại bảng 4.4.

Kiểm định thang đo yếu tố “Chiêu thị”:

Qua kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 4.4, yếu tố “Chiêu thị” bao gồm 3 biến quan
sát (CT1, CT2, CT3), có hệ số Cronbach‟s Alpha bằng 0.919 (lớn hơn 0.6). Và hệ số tương
quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Cho nên
thang đo yếu tố “Chiêu thị” đạt yêu cầu. Kết quả kiểm định thang đó yếu tố “Chiêu thị” được
mô tả tại bảng 4.4.

Kiểm định thang đo cho biến phụ thuộc “Quyết định chọn mua”:

Qua kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 4.4, biến phụ thuộc “Quyết định chọn mua”
bao gồm 3 biến quan sát (CM1, CM2, CM3), có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.901 (lớn
hơn 0.6). Và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn
cho phép (lớn hơn 0.3). Cho nên thang đo cho biến phụ thuộc “Quyết định chọn mua” đạt
yêu cầu. Kết quả kiểm định thang đo cho biến phụ thuộc “Quyết định chọn mua” được mô
tả tại bảng 4.4.
29

Kết quả: Qua phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, có 6 biến độc lập và
1 biến phụ thuộc có hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6 là các biến: “Thương hiệu”, “Giá cả”,
“Tính năng”, “Kiểu dáng”, “Chiêu thị”, “Nguồn gốc sản phẩm” và 1 biến phụ thuộc “Quyết
định chọn mua”. Các yếu tố “Chất lượng phục vụ”và “Giá trị cảm nhận” có hệ số Cronbach
alpha thấp hơn 0.6 nên sẽ bị loại bỏ ra khỏi nghiên cứu.

4.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA


4.3.1. Kết quả xoay nhân tố các biến độc lập

Kết quả Cronbach’s Alpha cho thấy có 18 biến quan sát độc lập của 5 nhân tố tác động
đến quyết định mua laptop ASUS đủ yêu cầu về độ tin cậy. Vì vậy, 18 biến quan sát của thang
đo này được tiếp tục đánh giá bằng EFA.

Sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép xoay Varimax
khi phân tích nhân tố cho 18 biến quan sát. Kết quả kiểm định như sau:

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định KMO và Barlett các biến độc lập

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Kiểm định KMO và Bartlett‟s cho kết quả như sau: hệ số KMO là 0.647 > 0.5, kết quả
kiểm định Bartlett là 2298.408 với mức ý nghĩa sig. = 0.000 < 0.005. Kết quả này chỉ ra rằng
các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phương pháp phân tích nhân
tố khám phá EFA rất thích hợp dùng cho nghiên cứu này.

Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và với phương pháp rút trích principal
components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 18 biến quan
30

sát và với phương sai trích là 82.75% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu, khi đó có thể nói rằng các
nhân tố này giải thích được 82.75% biến thiên của dữ liệu. Kết quả nghiên cứu này được thể
hiện như sau:

Bảng 4.6 Kết quả về phương sai trích trong phân tích nhân tố khám phá

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Đồng thời các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, và không có trường hợp biến nào cùng
lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau. Nhưng đã có sự xáo trộn các nhân tố, nhân tố
TH3 được loại bỏ khỏi nghiên cứu. Từ kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha và phân tích EFA
nêu trên, qua quá trình sàng lọc, loại bỏ một số thang đo các yếu tố không thích hợp, kết quả,
các thang đó của 6 yếu tố độc lập đều đạt yêu cầu.

Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá

STT Tên biến Ký hiệu


1 Tính năng TN
2 Thương hiệu CT
31

3 Chiêu thị TH

4 Giá cả GC
5 Nguồn gốc NG
6 Chất lượng phục vụ PV

4.3.2. Kết quả xoay nhân tố biến phụ thuộc

Đầu tiên, tác giả sẽ tiến hành kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với biến
phụ thuộc bằng chỉ số KMO (Kaiser – Meyer- Olkin) và giá trị thống kê Barlett. Kết quả được
mô tả dưới bảng sau:

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định KMO và Barlett biến phụ thuộc

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Kiểm định KMO và Bartlett‟s cho kết quả như sau: hệ số KMO là 0.726 > 0.5, kết quả
kiểm định Bartlett là 317. với mức ý nghĩa sig. = 0.000 < 0.005. Kết quả này cho thấy phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA rất thích hợp dùng cho nghiên cứu này. Tiếp theo, tác
giả tiến hành phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố. Kết quả như sau:
32

Bảng 4.9 Kết quả về phương sai trích của biến phụ thuộc

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Kết quả phân tích EFA cho thấy, với phương pháp trích nhân tố cho kết quả phương sai
trích tích lũy được là 84.478% (> 50%), Giá trị Eigenvalue là 2.534 (đạt yêu cầu Eigenvalue
> 1), các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5. Vì thang đo đạt yêu cầu. Các
biến đo lường yếu tố “Quyết định chọn mua” được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

4.4. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN HỒI QUY


4.4.1. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Quyết định chọn mua (CM)
với các biến độc lập: Tính năng sản phẩm (TN), Thương hiệu (TH), Chiêu thị (CT), Nguồn
gốc sản phẩm (NG), sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson’s.
33

Bảng 4.10 Kết quả phân tích tương quan

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Xem xét ma trận tương quan cho thấy rằng chỉ có hệ số của 2 nhân tố Tính năng sản
phẩm (TN) và Thương hiệu (TH) có hệ số Sig. bé hơn 0.05 nên chỉ có các hệ số tương quan
này có ý nghĩa thống kê và đều đủ điều kiện để đưa vào phân tích hồi quy. Các nhân tố: Chiêu
thị (CT), Giá cả (GC) và Nguồn gốc sản phẩm (NG) có hệ số Sig. Lớn hơn 0.05 nên không có
nhiều ý nghĩa thống kê. Vì vậy tác giả sẽ không tiến hành phân tích hồi quy cho 3 nhân tố này.

4.4.2. Phân tích hồi quy

Trên cơ sở thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định chọn mua laptop ASUS đã
được xem xét mối tương quan tuyến tính, tiếp tục sử dụng phân tích hồi quy để thấy mối quan
hệ giữa 2 yếu tố Tính năng sản phẩm (TN) và Thương hiệu (TH) ảnh hưởng tác động đến
Quyết định chọn mua laptop ASUS. Kết quả phân tích hồi quy với phần mềm SPSS (phiên
bản 23.0) với phương pháp hồi quy Enter ta có kết quả như sau:
34

Bảng 4.11 Mức độ giải thích của mô hình

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Bảng 4.12 Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tích phương sai ANOVA

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Bảng 4.11 cho thấy R2 hiệu chỉnh bằng 0.044 có nghĩa là chỉ 4.4% sự biến thiên của
Quyết định chọn mua ASUS được giải thích bởi sự biên thiên của 2 biến độc lập Tính năng
sản phẩm (TN) và Thương hiệu (TH). Trong bảng phân tích phương sai (Bảng 4.12), cho thấy
trị số F có mức ý nghĩa với Sig. = 0,013 (< 0,05) có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra
là phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống
kê với mức ý nghĩa 5%.
35

Bảng 4.13 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Từ bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy (Bảng 4.13) cho thấy chỉ có 1 biến độc lập
Thương hiệu có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc CM vì hệ số Beta của biến này dương
và có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05). Nhưng biến Tính năng sản phẩm lại có hệ số Beta âm nên
tác giả đưa ra kết luận như sau:

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng có dạng: CM = -0.126*TN + 0.171*TH

Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng: CM = -0.162*TN + 0.171*TH

Từ kết quả trên, tác giả kết luận rằng mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu
và có 01 yếu tố được chấp nhận là Thương hiệu (TH). Qua kết quả trên ta được mô hình điều
chỉnh như sau:

Thương hiệu Quyết định chọn mua laptop ASUS

Hình 4.4 Mô hình điều chỉnh

4.5. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA)


4.5.1. Kiểm định quyết định chọn mua laptop ASUS theo giới tính:

Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm ASUS ở các giới tính, tác giả
thực hiện các kiểm định Anova một chiều. Kết quả như sau:
36

Bảng 4.14 Kết quả phân tích phương sai ANOVA theo giới tính

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Quan sát bảng 4.16 thấy rằng, hệ số Sig. của thống kê Levene = 0.839 (>0.05) nên ở độ
tin cậy 95% giả thuyết hai phương sai mẫu bằng nhau được chấp nhận. Do đó kết quả phân
tích ANOVA có thể sử dụng. Và kết quả phân tích ANOVA cũng cho thấy kiểm định có Sig.
= 0,541 > 0,05. Như vậy với dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt
về dự định chọn mua laptop ASUS giữa các giới tính.

4.5.2. Kiểm định Quyết định chọn mua laptop ASUS theo khả năng tài chính

Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm ASUS ở các mức tài chính sẵn
sàng chi trả, tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều. Kết quả được thể hiện ở bảng
sau:

Bảng 4.15 Kết quả phân tích phương sai ANOVA

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)


37

Quan sát bảng 4.15 thấy rằng, hệ số Sig. của thống kê Levene = 0.037 (<0.05) nên ở độ
tin cậy 95% giả thuyết hai phương sai mẫu bằng nhau bị bác bỏ, chấp nhận giả thuyết hai
phương sai mẫu khác nhau. Chúng ta không thể sử dụng bảng ANOVA mà sẽ đi vào kiểm
định Welch cho trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất.

Bảng 4.16 Kết quả của kiểm định Welch

(Nguồn: từ quá trình phân tích dữ liệu của tác giả)

Bảng 4.16 cho thấy rằng, hệ số Sig. = 0.664 > 0.05 nên đi đến kết luận rằng: Không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về yếu tố Khả năng tài chính tác động đến quyết định chọn
mua laptop ASUS của sinh viên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 là kết quả của các phương pháp dưới dạng mô tả thống kê, qua đó tác giả đã
điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu với 01 yếu tố được chấp nhận là Thương hiệu.

Chương cuối cùng sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, từ đó đưa ra các đóng góp bổ ích cho
các nhà quản trị. Đồng thời, chương này cũng sẽ nêu ra những mặt hạn chế và khó khăn trong
quá trình làm đề tài, từ đó có những định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
38

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Căn cứ vào tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được phát triển cho nghiên cứu
này. Mô hình này đã được kiểm tra với mẫu gồm 151 sinh viện đại học. Với những kết quả thu
được, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong thực tiễn quản lý, cụ thể như sau:

Về các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định chọn mua laptop ASUS nghiên cứu đã cho thấy
yếu tố Thương hiệu (TH) có ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptop ASUS của sinh viên
đại học tại TP.HCM. Cùng với lượng dữ liệu thu thập được từ quá trình khảo sát 151 bạn sinh
viên đại học thì tác giả cũng có một số kết luận sau đây:

 Thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn mua latop ASUS
của sinh viên đại học tại TP.HCM. Vì vậy, các nhà quản lý nên kết hợp xây dựng
thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu cho laptop ASUS nhằm làm tăng
lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình.
 Bên cạnh đó, các yếu tố như tính năng, giá cả và nguồn gốc sản phẩm tuy không
có mức ý nghĩa lớn sau quá trình nhưng qua khảo sát thì các yếu tố này vẫn được
các bạn sinh viên rất quan tâm khi chọn mua laptop ASUS.

Nghiên cứu phân tích sự khác biệt về Quyết định chọn mua laptop ASUS theo các biến
định tính Giới tính và khả năng tài chính bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA cho
thấy: nghiên cứu chưa chỉ ra có sự khác biệt về Quyết định mua laptop ASUS theo giới tính
và khả năng tài chính với mức độ tin cậy 95%.

5.2. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu chỉ giải thích được 4.41% sự biến thiên của Quyết định chọn mua laptop
ASUS bởi sự biến thiên của 02 biến độc lập: Thương hiệu và Tính năng sản phẩm. Như vậy,
còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định mua chọn mua laptop ASUS mà nghiên cứu
39

chưa tìm ra. Vì vậy, nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu sâu hơn để tìm ra các yếu tố khác
ảnh hưởng đến Quyết định chọn mua laptop ASUS của sinh viên đại học tại TP.HCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (2020).

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, tập 1  tập 2, NXB Hồng Đức.

3. Lưu Hà Chi (2021), Khái niệm và hành vi mua của người tiêu dùng, Luận Văn Việt.

4. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002), Nghiên cứu các thành phần giá
trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam, Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Lưu Thị Thùy Vân (2016), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

6. Trần Thị Thu Hường (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm
Surimi của khách hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bà Rịa – Vũng
Tàu.

7. Phạm Hùng Cường và Phan Lê Thùy Trang (2021), Quyết định mua máy tính xách
tay của sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Công Thương.
TIẾNG ANH

1. Dr. H.S Adithya (2013), Consumer Buying Behaviour – An Empirical Study on


Laptop Purchase in Bangalore City, Research Gate.

2. Shamsunnahar Tania (2012), Factors Influencing Teachers’ Laptop Purchases,


ULAB Journal of Science and Engineering VOL. 3, NO. 1.

3. Tung-Zong Chang & Albert R. Wildt (1994), Price, product information, and
purchase intention: An empirical study, Journal of the Academy of Marketing Science 22.

4. James M. Bucki Sr. (2019), What Is a Laptop Computer ?, The Balance Small
Business.

5. Kotler, P., & Keller, K., L. (2012), Marketing Management, United States of America:
Prentice Hall.
PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT


ĐỊNH CHỌN MUA LAPTOP ASUS CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kính chào anh chị !

Em/mình là sinh viên năm 2 thuộc trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF). Hiện
em/mình đang thực hiện một khảo sát cho môn học Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptop ASUS của sinh
viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Mong quý anh/chị dành chút ít thời gian để giúp
em/mình hoàn thành khảo sát nay !

Mọi ý kiến đóng góp và quan điểm của anh chị đều có ý nghĩa với đề tài này.

Mong nhận được sự hợp tác của quý anh/chị. Xin chân thành cảm ơn !

I. Thông tin người thực hiện khảo sát:

Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân. Thông tin này chỉ sử dụng cho
việc nghiên cứu, tuyệt đối không tiết lộ thông tin cho bên thứ ba.

1. Họ và tên :
2. Số laptop :
3. Địa chỉ Email :
4. Ngành đang theo học :
5. Hộ khẩu thƯờng trú (quận, thành phố) :
6. Giới tính :
II. Tập hợp biến quan sát về “quyết định lựa chọn”: (anh/chị vui lòng đánh dấu X vào
những ô chọn)

1. Hiện anh/chị có đang sử dụng laptop không ?

Có Không

2. Nhãn hiệu laptop anh chị đang sử dụng là:

DELL Apple Sony Vaio

HP ASUS Acer

Lenovo Toshiba Khác

3. Anh/chị quan tâm đến những yếu tố nào khi chọn mua laptop ASUS ?

4. Mức giá sẵn sàng chi trả cho laptop của anh chị là

III. Anh chị lựa chọn mức độ bằng cách đánh dấu X:

Theo thang Likert 5 điểm được quy ước theo các mức độ như sau

Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Không ý kiến (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5)
Thương hiệu : là mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Thương hiệu” đến quyết định chọn
mua laptop của anh/chị.

TH1 Thương hiệu ASUS có uy tín, tên tuổi 1 2 3 4 5

TH2 Thương hiệu ASUS dễ dàng được nhận biết 1 2 3 4 5

TH3 Thương hiệu ASUS được nhiều người sử dụng 1 2 3 4 5

Thương hiệu ASUS khẳng định phong cách


TH4 1 2 3 4 5
người dùng

Giá cả : là mức ảnh hưởng của yếu tố “Giá cả” đến quyết định chọn mua laptop của
anh/chị

GC1 Giá cả ASUS phù hợp với chất lượng sản phẩm 1 2 3 4 5

Giá của ASUS không là yếu tố khiến sinh viên


GC2 1 2 3 4 5
cân nhắc khi chọn mua

GC3 Giá cả của ASUS mang tính cạnh tranh 1 2 3 4 5

Giá trị cảm nhận : là mức ảnh hưởng của yếu tố “Giá trị cảm nhận” đến quyết định
chọn mua laptop của anh/chị.

GT1 Laptop ASUS tạo cảm giác an toàn khi dùng 1 2 3 4 5

GT2 Laptop ASUS tạo cảm giác hài lòng khi sử dụng 1 2 3 4 5

Laptop ASUS mang lại sự thuận tiện cho thao


GT3 1 2 3 4 5
tác của người dùng

Tính năng: là mức ảnh hưởng của yếu tố “Tính năng, kiểu dáng” đến quyết định chọn
mua laptop của anh/chị.

TN1 Laptop ASUS có thời lượng pin cao 1 2 3 4 5


TN2 Laptop ASUS có hiệu năng mạnh mẽ 1 2 3 4 5

TN3 Laptop ASUS có độ phân giải màn hình cao. 1 2 3 4 5

TN4 Laptop ASUS có độ bền cao 1 2 3 4 5

TN5 Laptop ASUS có khả năng chống bụi và nước 1 2 3 4 5

Kiểu dáng: là mức ảnh hưởng của yếu tố “Kiểu dáng” đến quyết định chọn mua laptop
của anh/chị.

Laptop ASUS có thiết kế thu gọn, dễ dàng mang


KD1 1 2 3 4 5
theo.

Laptop ASUS có đa dạng màu sắc trẻ trung,


KD2 1 2 3 4 5
năng động.

KD3 Laptop có tổng khối lượng nhẹ 1 2 3 4 5

Chất lượng dịch vụ : là mức ảnh hưởng của yếu tố “Chất lượng dịch vụ” đến quyết
định chọn mua laptop của anh/chị.

Laptop ASUS được nhiều cửa hàng phân phối


PV1 1 2 3 4 5
chính hãng.

PV2 Nhân viên bán hàng laptop ASUS rất nhiệt tình 1 2 3 4 5

Dịch vụ hậu mãi của ASUS ân cần và trách


PV3 1 2 3 4 5
nhiệm

Chiêu thị : là mức ảnh hưởng của yếu tố “Chiêu thị” đến quyết định chọn mua laptop
ASUS của anh/chị.

Các chương trình khuyến mãi, quà tặng của


CT1 1 2 3 4 5
ASUS hấp dẫn, thu hút

CT2 Đa dạng các chương trình tri ân khách hàng 1 2 3 4 5


Hoạt động quảng bá, truyền thông có tác động
CT3 1 2 3 4 5
tích cực đến khách hàng.

Nguồn gốc : là mức ảnh hưởng của yếu tố “Nguồn gốc” đến quyết định chọn mua
laptop ASUS của anh/chị.
Laptop ASUS là công ty điện tử tiêu dùng và
NG1 phần cứng máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Đài 1 2 3 4 5
Loan
ASUS chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử và
NG2 1 2 3 4 5
phần cứng máy tính
Laptop ASUS thuộc top 3 nhà cung cấp máy
NG3 1 2 3 4 5
tính xách tay tiêu dùng hàng đầu.

Quyết định chọn mua

Anh/chị có dự định mua laptop ASUS trong thời


CM1 1 2 3 4 5
gian tới

Anh/chị hoàn toàn yên tâm với quyết định chọn


CM2 1 2 3 4 5
mua laptop ASUS

CM3 Anh/chị sẽ giới thiệu ASUS với người khác 1 2 3 4 5

Chân thành cảm ơn quý anh chị !


PHỤ LỤC 2

 Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến độc lập
 Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc
 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
 Kết quả phân tích hồi quy

You might also like