You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA KINH TẾ

----------

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

ĐỀ TÀI:

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA LAPTOP


CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG
YÊN.

GVHD : Nguyễn Quốc Phóng

SVTH : Hồ Thị Nga

Lớp :109193

Mã SV : 10919053

1
Mục Lục
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.1. Giới thiệu về cuộc nghiên cứu ..................................................................... 5
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 6
1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu ............................................................... 6
1.4. Kết cấu của đồ án .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................... 8
2.1. Mẫu điều tra.. ...................................................................................................... 8
2.1.1. Khái quát chung về chọn mẫu. ...................................................................... 8
2.1.2. Giới thiệu về tổng thể nghiên cứu. ................................................................ 8
2.1.3. Khung lấy mẫu. ............................................................................................ 11
2.1.4. Phương pháp chọn mẫu. .............................................................................. 11
2.1.5. Kích thước mẫu ........................................................................................... 12
2.2. Các thông tin cần thiết điều tra và phiếu điều tra. ........................................ 13
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu. ....................................................................... 18
2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu. ...................................................................... 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MUA LAPTOP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN .............................................................................. 19
3.1. Thông tin chung. ............................................................................................... 19
3.2. Nghiên cứu sinh viên đã có laptop chưa hay không. .................................. 22
3.3. Nghiên cứu sinh viên sử dụng laptop của hãng nào (hoặc trong tương lai
bạn muốn sử dụng laptop của hãng nào). ............................................................. 22
3.4. Nghiên cứu về mức giá của chiếc laptop sinh viên đang sử dụng (hoặc sử
dụng trong tương lai). ............................................................................................. 23
3.5. Nghiên cứu về thông tin mua laptop của sinh viên. .................................... 24
3.6. Nghiên cứu thời gian sinh viên sử dụng laptop trong một ngày. ................. 25
3.7. Nghiên cứu sinh viên sử dụng laptop nhằm phục vụ nhu cầu nào. ............. 26
3.8. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của sinh viên. ..... 26
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP. ............................................................. 29
4.1. Kết luận : ......................................................................................................... 29
4.2. Giải pháp : ....................................................................................................... 29

2
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu thị trường của em. Các số liệu
sử dụng phân tích trong đề tài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án do em tự tìm hiều, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Hưng Yên, Ngày 15 tháng 06 năm 2021
Người cam đoan
Nga
Hồ Thị Nga

3
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong bộ môn
quản trị kinh doanh, khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên,
đã hỗ trợ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho chúng em trong quá trình
thực hiện.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Quốc Phóng,
người đã quan tâm, chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình và dành thời gian quý báu hướng
dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án nghiên cứu thị trường này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong trường Đại học
Sư phạm Kỹ Thuật Hưng Yên nói chung, các thầy cô trong Bộ môn Quản trị kinh
doanh nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn chuyên ngành, giúp em
có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt
quá trình học tập.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khuyến
khích, tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như
hoàn thành đồ án nghiên cứu thị trường.

Hưng Yên, Ngày 15 tháng 06 năm 2021

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu về cuộc nghiên cứu


Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, laptop
ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Đặc biệt, với các tính
năng hỗ trợ của mình, laptop đã trở thành một dụng cụ học tập không thể thiếu
phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu cũng như vui chơi, giải trí của sinh viên.
Laptop có đầy đủ các tính năng để thay thế hầu hết các công cụ học tập như sách
vở, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, bút viết, máy tính, … trong việc học của sinh
viên. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các trình chiếu để phục vụ việc thuyết trình, công cụ
tìm kiếm thông tin, liên kết trong nhóm học tập, giáo viên, cộng đồng xã hội và
giải trí. Chính tầm quan trọng trong học tập và giải trí đã khiến nhu cầu sử dụng
laptop của các sinh viên tăng cao. Hầu như tất cả các sinh viên hiện nay đều cố
gắng trang bị cho bản thân một máy laptop để hỗ trợ học tập, công việc và giải trí.
Từ nhận định trên, có thể thấy thị trường sinh viên là một thị trường lớn, đầy tiềm
năng cần được quan tâm nghiên cứu khai thác trong hoạt động kinh doanh laptop.
Thị trường laptop hiện nay bị chia nhỏ và cạnh tranh khốc liệt bởi rất nhiều thương
hiệu laptop như Dell, HP, Asus, Acer, Lenovo, … với đầy đủ các dòng, chủng
loại, cấu hình với giá cả từ bình dân đến cao cấp nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng
của người tiêu dùng.

Để gia tăng thị phần, doanh số bán hàng và khai thác thị trường sinh viên nói
chung và thị trường sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên nói
riêng các doanh nghiệp cần hiểu biết sinh viên sẽ mua sản phẩm của các thương
hiệu nào, khi nào mua, các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua của sinh
viên, … và từ đó có những chính sách kinh doanh hiệu quả. Từ những lí do trên,
em đã lựa chọn “Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của
sinh viên trường Đại học Sư Phạm kỹ Thuật Hưng Yên.” làm đề tài nghiên
cứu của mình.

5
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mua laptop của sinh viên trường
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên.
- Đưa ra một số đề xuất giúp sinh viên có sự lựa chọn tốt hơn cho việc mua
laptop.
- Đưa ra một số đề xuất giúp nhà kinh doanh tăng danh số bán hàng.
1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng
Yên.
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên
- Nội dung nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop

1.4. Kết cấu của đồ án

Ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh tài liệu tham khảo, mục
lục, các phụ lục. Nội dung chính của đồ án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về dự án nghiên cứu

6
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kết luận và giải pháp

7
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Mẫu điều tra.

2.1.1. Khái quát chung về chọn mẫu.

Mẫu điều tra (điều tra chọn mẫu) là một loại điều tra không toàn bộ trong đó người
ta chỉ chọn ra một số đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu để tiến hành điều tra thực
tế. Các đơn vị này được chọn theo những quy tắc nhất định để đảm bảo tính đại
biểu. Kết quả của điều tra chọn mẫu được dùng để suy rộng cho tổng thể chung.
Bản chất quá trình chọn mẫu?
Một tổng thể: là bất cứ một nhóm hoàn chỉnh nào như công chúng, vùng lãnh thổ,
khu vực bán hàng, nhóm khách hàng mục tiêu.
◦ Mẫu: là tập hợp con (một số phần tử của tổng thể). Yêu cầu đối với
mẫu là phải có các đặc tính tương đương với tổng thể.
◦ Phân tử mẫu/phân tử: nghiên cứu là đối tượng cần nghiên cứu cụ thể
(dựa trên những thông tin nhân khẩu và hành vi cụ thể)
◦ Khung chọn mẫu: là danh sách liệt kê những thông tin liên quan đến
tất cả các đơn vị và phân tử trong tổng thể nghiên cứu.
2.1.2. Giới thiệu về tổng thể nghiên cứu.

8
 Lịch sử hình thành và phát triển của trường

Trong quá trình phát triển, trường ĐHSPKT Hưng Yên đã trải qua những
giai đoạn lịch sử khác nhau:
Trường ĐHSPKT Hưng Yên tiền thân là trường Trung học Công nghiệp Hưng
Yên thuộc Bộ Công nghiệp nặng được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1966 theo

9
quyết định số 1265/BCNNg/KH của Bộ Công nghiệp nặng với nhiệm vụ đào tạo
Kỹ thuật viên Trung cấp hai ngành Cơ khí và Động lực; Quyết định số 242/TTg
ngày 03 tháng 12 năm 1970 của Thủ tướng Chính phủ giao Trường cho Tổng cục
Đào tạo Công nhân Kỹ thuật (Bộ Lao động) với tên gọi trường
Giáo viên nghề 1, với nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy nghề cho các trường Công
nhân Kỹ thuật và các cơ sở đào tạo nghề;
Quyết định số 80/TTg ngày 05 tháng 03 năm 1979 của Thủ tướng Chính phủ
công nhận trường Giáo viên dạy nghề 1 là trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật I
thuộc Tổng cục Dạy nghề, từ tháng 7/1987 thuộc Bộ GD&ĐT;
Ngày 06 tháng 01 năm 2003 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số
04/2003/QĐ-TTg về việc thành lập trường ĐHSPKTHY trên cơ sở trường Cao
đẳng Sư phạm Kỹ thuật I.
 Chức năng của trường:
Là nguồn cung cấp chủ yếu đội ngũ giáo viên kỹ thuật, giáo viên dạy nghề
cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, và đào tạo cán bộ kỹ thuật công nghệ có kĩ
năng thực hành bậc cao, có những năng lực trụ cột giúp họ trực tiếp giải quyết tốt
các vấn đề của doanh nghiệp và xã hội trong nền sản xuất hiện đại.
Trở thành trường đại học trọng điểm của khu vực đồng bằng Bắc bộ, đào tạo đa
ngành theo định hướng ứng dụng.
 Nhiệm vụ cụ thể của trường:
Đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ ĐH
Đào tạo kỹ sư, cử nhân;
Đào tạo ThS, TS.
Bồi dưỡng chuyên môn công nghệ kỹ thuật, nghiệp vụ sư phạm;
NCKH, triển khai áp dụng tiến bộ KHKT-CN phục vụ phát triển kinh tế xã
hội;
Cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ giáo dục, đào tạo;
 Đặc điểm của trường Đại học SPKT Hưng Yên:

Gồm 3 cơ sở: Cơ sở Khoái Châu, cơ sở Mỹ Hào, cơ sở Hải Dương.

Số lượng sinh viên: có 8.528 sinh viên


Chuyên ngành: gồm 22 chuyên ngành đào tạo hệ Đại học chính quy.

10
Trong đề tài nghiên cứu khoa học này thì nghiên cứu tại địa bàn Cơ sở
Khoái Châu của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

2.1.3. Khung lấy mẫu.


Khung lấy mẫu là một danh sách các đơn vị (đối tượng nghiên cứu) nằm
trong tổng thể nghiên cứu.
Khung (danh sách này có thể được thành lập từ nhiều cách khác nhau, nó có
thể là toàn bộ các đơn vị của tổng thể, cũng có thể chỉ là một bộ phận của tổng thể
(khung không bao hàm toàn bộ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu).
Khung lấy mẫu trong bài nghiên cứu: Danh sách của các khoa trong trường
để từ đó có được danh sách của các lớp cũng như danh sách của sinh viên hiện
đang học năm mấy.
 Mô tả về khung lấy mẫu:

Hiện nay, số lượng sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng
Yên khoảng 8528 sinh viên.
- Khoa Công nghệ thông tin: 1188 sinh viên
- Khoa Cơ khí: 1781 sinh viên
- Khoa Điện- Điện tử: 1996 sinh viên
- Khoa Cơ khí động lực: 1605 sinh viên
- Sư phạm kỹ thuật: 3 sinh viên
- Công nghệ may: 714 sinh viên
- Kinh tế: 753 sinh viên
- Ngoại ngữ: 461 sinh viên
- Công nghệ hóa: 27 sinh viên

2.1.4. Phương pháp chọn mẫu.

Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.


Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo
1 tiêu thức hay nhiều tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Sau đó
trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các đơn vị của
mẫu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên:
Khoa:
 Kinh tế
 Ngôn ngữ Anh

11
 Cơ khí
 Điện-điện tử
 Công nghệ hóa
Giới tính: Nam, Nữ

2.1.5. Kích thước mẫu

Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên


Xác định kích thước mẫu trường hợp chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn
Quy trình xác định kích thước mẫu trong trường hợp này bao gồm các bước công
việc sau đây:
Bước 1: Số mẫu đại diện n= N/(1+N*α2 ), (Yamane, 1967)
Trong đó, n: số mẫu cần điều tra;
N: Tổng thể mẫu;
α: sai số chọn mẫu (α= 0,05 khi độ tin cậy 95%, 90% => α=0,1)
Ta có: Tổng thể mẫu N = 6596 sinh viên
Em chọn sai số chọn mẫu α= 0,1 khi độ tin cậy là 90%
Vậy: n = 6596 / (1+6596*0,12) = 99 mẫu
Vì số lượng sinh viên trường tương đối lớn và tính cả trường hợp sinh viên không
trả lời hoặc phiếu trả lời không hợp lệ thì cần khảo sát 114 sinh viên là phù hợp.
Mô tả bài toán lấy mẫu:
- Cơ cấu giới tính:
+ 30,2% nữ
+ 69,8% nam
Vì lượng sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên chủ
yếu là sinh viên nam.
- Cơ cấu theo năm học:
+ Năm 1: 24,1%
+ Năm 2: 44%
+ Năm 3: 19 %
+ Năm 4: 12,9%

12
Trong đó:
+ Khoa Cơ khí: có 1781 sinh viên lấy mẫu 15 sinh viên
+ Khoa Điện- Điện tử: có 1996 sinh viên lấy mẫu 41 sinh viên
+ Khoa Kinh tế: có 753 sinh viên lấy mẫu 38 sinh viên
+ Khoa Ngôn ngữ: có 461 sinh viên lấy mẫu 15 sinh viên

2.2. Các thông tin cần thiết điều tra và phiếu điều tra.

Phiếu điều tra (Survey) là công cụ điều tra phổ biến nhất trong nghiên cứu
thị trường, thường được dùng để ghi chép các ý kiến của khách hàng theo phương
pháp phỏng vấn. Phiếu điều tra là một bảng các câu hỏi mà người được phỏng
vấn cần trả lời, được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tâm lý và những nguyên
tắc hành vi của con người, nên số lượng câu hỏi trong phiếu phụ thuộc vào nội
dung nghiên cứu.
Để đạt được kết quả tốt và những thông tin chính xác nhất cho đồ án nghiên
cứu thị trường, em đã thiết lập một phiếu điều tra bao gồm 10 câu hỏi. Các thông
tin cần thiết trên phiếu điều tra bao gồm:

1. Thông tin chung .


 Giới tính?
 Sinh viên năm mấy?
 Ngành học?

2. Thông tin nghiên cứu.


 Bạn có laptop chưa?
 Bạn đang sử dụng laptop của hãng nào (hoặc trong tương lai bạn
muốn sử dụng laptop của hãng nào)?
 Chiếc laptop bạn đang sử dụng (trong tương lai bạn sử dụng) có mức
giá là bao nhiêu?
 Bạn tìm hiểu thông tin mua laptop ở đâu?
 Thời gian sử dụng laptop trong một ngày?
 Bạn thường sử dụng laptop nhằm phục vụ nhu cầu nào?
 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của sinh viên?
 Phiếu điều tra:

13
14
15
16
17
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu.

* Dữ liệu thứ cấp:


Dữ liệu thứ cấp (Secondary data) là dữ liệu đã có sẵn không phải do bản thân
thu thập đã được công bố rộng rãi nên dễ thu thập không tốn nhiều thời gian, chi
phí.
Có thể hiểu rằng, dữ liệu thứ cấp do người khác thu thập với mục đích khác
được chúng ta sử dụng để lại phục vụ nghiên cứu của mình.
Trong bài nghiên cứu thì dữ liệu thứ cấp được thu thập từ những nguồn thông
tin trên cổng thông tin trường Đại học SPKT Hưng Yên, qua số lượng sinh viên
của các khoa tại trường.

* Dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp (Primary data) là dữ liệu được thu thập bởi một nhà nghiên
cứu từ các nguồn đầu tiên, sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn.
Để đảm bảo về dữ liệu đánh giá chúng em đã tiến hành gửi bảng câu hỏi
khảo sát tới sinh viên trong trường. Cách thức gửi bảng hỏi khảo sát là gửi qua
đường link.
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScYIC4JR9uiskqq2EEy_RqJ-
C6174rRWw_tEoWK7n4yY2ZKYw/viewform?usp=sf_link

2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu.

Phân tích dữ liệu là quá trình phát hiện, giải thích và truyền đạt các mô hình
có ý nghĩa trong dữ liệu. Đặc biệt có giá trị trong các lĩnh vực có nhiều thông tin
được ghi lại, phân tích dựa vào sự ứng dụng đồng thời của số liệu thống kê, lập
trình máy tính và nghiên cứu hoạt động để định lượng hiệu suất.
Kết quả khảo sát 114 sinh viên chính là dữ liệu cần được phân tích. Dữ liệu
này bao gồm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. Để phân tích được các dữ
liệu em đã sử dụng phương pháp thống kê và phân tích các kết quả của từng câu
trả lời. Từ đó, có thể lập ra được các biểu thể hiện rõ nét nhất kết quả thu thập
được của cuộc nghiên cứu.

18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA LAPTOP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

3.1. Thông tin chung.

3.2. Nghiên cứu sinh viên đã có laptop hay không.

3.3. Nghiên cứu sinh viên sử dụng laptop của hãng nào (hoặc trong tương lai
bạn muốn sử dụng laptop của hãng nào).

3.4. Nghiên cứu về mức giá của chiếc laptop sinh viên đang sử dụng (hoặc sử
dụng trong tương lai).

3.5. Nghiên cứu về thông tin mua laptop của sinh viên.

3.6. Nghiên cứu thời gian sinh viên sử dụng laptop trong một ngày.

3.7. Nghiên cứu sinh viên sử dụng laptop nhằm phục vụ nhu cầu nào.

3.8. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của sinh viên.

 Số phiếu thu được phiếu. Sau đây là kết quả thu được:

3.1. Thông tin chung.

 Giới tính.

19
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính.
Từ biểu đồ ta có thể thấy được sinh viên tham gia khảo sát nhiều hơn là các sinh
viên nam với 70,2%. Sinh viên nữ với 29,8% khi khảo sát.
➔ Điều này cũng phù hợp với các sinh viên cơ sở Khoái Châu.

 Bạn là sinh viên năm mấy.

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sinh viên các năm.


Từ biểu đồ cho thấy, số lượng tham gia khảo sát của cả 4 năm học có tỷ lệ khá
chênh lệch nhau.

20
- Trong đó:
+ Số lượng sinh viên năm 2 tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn với
43,9%.
+ Số lượng sinh viên có số phiếu khảo sát chiếm tỷ lệ thấp nhất là sinh viên
năm 4 với 12,3%.
+ Số lượng sinh viên năm 1 và năm 3 xếp ở vị trí 2 và 3 chiếm tỷ lệ phiếu
khảo sát lần lượt là 24,6%và 19,3%.

 Bạn là sinh viên khoa nào.

Biểu đồ 3:Biểu đồ thể hiện cơ cấu sinh viên theo học ở các khoa.
Với các nghành khối kĩ thuật được đặt ở cơ sở chính thì số lượng sinh viên bên
đó sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các khối ngành khác. Điều đó được thể hiện
rõ ở biểu đồ trên.
- Trong đó:
+ Sinh viên khoa điện-điện tử với 36% --> chiếm tỷ lệ số phiếu khảo sát cao nhất
+ Tiếp theo đó là sinh viên khoa kinh tế với số lượng phiếu khảo sát xếp thứ 2
chiếm tỷ lệ số phiếu khảo sát là 31,6%.
+ Xếp sau 2 khoa này lần lượt là các khoa cơ khí và ngoại ngữ với tỷ lệ số phiếu
khảo sát bằng nhau là 13,2%

21
+ Đứng ở cuối là khoa công nghệ hóa chiếm tỷ lệ với số phiếu là 7%
 Như vậy số phiếu cũng được khảo sát ở các khối ngành ở cơ sở.
3.2. Nghiên cứu sinh viên đã có laptop chưa.

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sinh viên có laptop hay không.

Trong số những sinh viên đã khảo sát thì tỷ lệ 81,6% số sinh viên đã có laptop.
Còn lại 18,4% là số sinh viên chưa có laptop.
Điều này khá là phù hợp vì hiện nay laptop đã trở thành một dụng cụ học tập
không thể thiếu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu cũng như vui chơi, giải trí
của sinh viên. Laptop có đầy đủ các tính năng để thay thế hầu hết các công cụ học
tập như sách vở, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, bút viết, máy tính, … trong việc
học của sinh viên. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các trình chiếu để phục vụ việc thuyết
trình, công cụ tìm kiếm thông tin, liên kết trong nhóm học tập, giáo viên, cộng
đồng xã hội và giải trí. Chính tầm quan trọng trong học tập và giải trí đã khiến
nhu cầu sử dụng laptop của các sinh viên tăng cao.

3.3. Nghiên cứu sinh viên sử dụng laptop của hãng nào (hoặc trong tương
lai bạn muốn sử dụng laptop của hãng nào).

22
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện hãng laptop mà sinh viên lựa chọn.

Qua quá trình điều tra em nhận thấy rằng các thương hiệu laptop được sinh viên
lựa chọn là khác nhau. Cụ thể là hãng laptop Asus được sinh viên lựa chọn nhiều
nhất với 38 sinh viên trong tổng số 114 sinh viên với tỷ lệ 33,3%, điều này cho
thấy hãng Asus được sinh viên lựa chọn nhiều nhất. Sau lựa chọn là hãng laptop
Dell với tỷ lệ là 32,5%. Tiếp đó là Hp và Acer với số lượng sinh viên đánh giá là
20 và 17 tương ứng với 17,5% và 14,9%. Hãng laptop Lenovo là hãng mà ít được
sinh viên ưa chuộng với tỷ lệ sinh viên sử dụng là 1,8%.
Thông qua số liệu trên cho thấy những năm gần đây nhu cầu mua laptop của sinh
viên tăng, vì thích hợp với nhu cầu học tập của sinh viên do đó các nhà phân phối
nên nhập thêm những hãng laptop mà sinh viên yêu thích nhằm đáp ứng nhu cầu
của sinh viên và giảm các hang laptop ít được ưa chuộng để tránh tình trạng bị tồn
hàng, bán chậm hàng.

3.4. Nghiên cứu về mức giá của chiếc laptop sinh viên đang sử dụng (hoặc
sử dụng trong tương lai).

23
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu mức giá của chiếc laptop.
Số liệu trên cho thấy sinh viên mua laptop với mức giá từ 10-14 triệu chiếm
46,5%, sau đó là với mức giá từ 7-10 triệu chiếm 40 người tương đương với
35,1%. Sinh viên lựa chọn mức giá 14-17 triệu là 17 sinh viên tương ứng với
14,9%. Cuối cùng là trên 17 triệu chiếm 3,5% tương ứng với 4 người.
Từ số liệu cho thấy phần lớn sinh viên lựa chọn mức giá từ 10-14 triệu,
nó phù hợp với khả năng tài chính của gia đình và bản thân sinh viên đó.
3.5. Nghiên cứu về thông tin mua laptop của sinh viên.

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện về thông tin mua laptop.

24
Theo số liệu thống kê, ta có thể thấy được hầu hết sinh viên tìm hiểu thông tin là
qua gia đình chiếm 42,1%. Ngoài ra, có 40,4% sinh viên tìm hiểu qua internet; và
17,5% sinh viên tìm hiểu thông qua bạn bè.
Thông qua điều tra cho thấy đa phần sinh viên tìm hiểu thông tin từ gia đình, từ
những người có kinh nghiệm và thông qua internet vì internet là một trong những
phương tiện quảng cáo dễ tiếp cận với sinh viên.
3.6. Nghiên cứu thời gian sinh viên sử dụng laptop trong một ngày.

Dưới 3 giờ
Từ 3-5 giờ
Từ 5-7 giờ
Trên 7 giờ

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện thời gian sinh viên sử dụng laptop.

Theo số liệu thống kê, sinh viên sử dụng laptop dưới 3 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất là
35,1%; tỷ lệ sinh viên sử dụng máy tính từ 3-5 giờ chiếm 28,9%; tỷ lệ sinh viên
sử dụng laptop từ 5-7 giờ là 21,1% và tỷ lệ sinh viên sử dụng laptop trên 7 giờ là
14,9%.

25
3.7. Nghiên cứu sinh viên sử dụng laptop nhằm phục vụ nhu cầu nào.

Biểu đồ 9 : biểu đồ thể hiện mục đích sinh viên sử dụng laptop.
Trong câu hỏi sinh viên sử dụng laptop nhằm phục vụ nhu cầu gì có được một số
kết quả sau: 90/114 sinh viên tương ứng với tỷ lệ 78,9% sinh viên thường sử dụng
laptop với nhu cầu học tập. Tiếp đó là 61/114 (53,5%) sinh viên có nhu cầu sử
dụng laptop để giải trí. Và cuối cùng số sinh viên thường sử dụng laptop để làm
việc là 43/114 ( 37,7%) sinh viên.

3.8. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của sinh viên.

26
60
50
40
30
20
10
0

Ảnh hưởng mạnh Tương đối ảnh hưởng


Trung bình Tương đối không ảnh hưởng
Không ảnh hưởng

Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop của sinh viên.
Qua biểu đồ trên ta thấy những yếu tố có những mức ảnh hưởng khác nhau đến
quyết định của sinh viên cụ thể là:
- Yếu tố chất lượng của laptop ảnh hưởng mạnh đến quyết định của sinh viên
với tỷ lệ là 48,2%; tỷ lệ sinh viên tương đối ảnh hưởng bởi yếu tố này là chiếm
34,2%; nhóm sinh viên cảm giác là bị yếu tố này ảnh hưởng ở mức trung bình
chiếm tỷ lệ 21,1%; 3,5% sinh viên nào cảm thấy yếu tố này tương đối không ảnh
hưởng và hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyết định của mình tỷ lệ là 0%.
- Kế đến là yếu tố tính năng laptop thì tỷ lệ sinh viên ảnh hưởng mạnh là
46,5%; tương đối ảnh hưởng là 31,6%; 21,1% là tỷ lệ sinh viên cảm thấy đây là
yếu tố ảnh hưởng trung bình đối với quyết định của các bạn, tỷ lệ sinh viên cho
rằng tương đối không ảnh hưởng và hoàn toàn không ảnh hưởng lần lượt là 0,8%
và 0%.
- Yếu tố cấu hình có tỷ lệ ảnh hưởng mạnh là 32,5%; tương đối ảnh hưởng
là 42,1%; trung bình là 23,7%; tương đối không ảnh hưởng và hoàn toàn không
ảnh hưởng lần lượt là 1,7 và 0%.

27
- Trong yếu tố khuyến mãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng thì tỷ lệ sinh
viên bị ảnh hưởng mạnh chiếm 24,6%; tỷ lệ sinh viên cảm thấy nó tương đối ảnh
hưởng là 43%; sinh viên cảm thấy nó có mức độ ảnh hưởng trung bình đối với
quyết định của các bạn chiếm 29,8%; và 2,6% sinh viên cảm thấy yếu tố này tương
đối không ảnh hưởng và không ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 0%.
- Yếu tố cửa hàng và nhân viên bán hàng thì sinh viên cho rằng đây là yếu tố
ảnh hưởng mạnh đến quyết định của các bạn chiếm 22%; sinh viên cho rằng nó
tương đối ảnh hưởng chiếm khá cao 44,7%; tỷ lệ tương đối ảnh hưởng là 30,7%
và tỷ lệ sinh viên cho rằng nó tương đối không ảnh hưởng đến quyết định của các
bạn chiếm 2,6%; 0% là tỷ lệ sinh viên hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố
này.
- Yếu tố trọng lượng của laptop có tỷ lệ ảnh hưởng mạnh là 14,9%; tỷ lệ
tương đối ảnh hưởng là 31,6%; trung bình đối với quyết định của các bạn là 33,3
%; tương đối không ảnh hưởng và không ảnh hưởng chiếm tỷ lệ lần lượt là 14,9%
và 5,3%.
- Yếu tố thương hiệu thì tỷ lệ sinh viên bị ảnh hưởng mạnh chiếm 14%; tỷ lệ
sinh viên cảm thấy nó tương đối ảnh hưởng là 47,4%; sinh viên cảm thấy nó có
mức độ ảnh hưởng trung bình đối với quyết định của các bạn chiếm 34,2%; và
2,6% sinh viên cảm thấy yếu tố này tương đối không ảnh hưởng và không ảnh
hưởng chiếm tỷ lệ 1,8%.
- Yếu tố giá cả của laptop có tỷ lệ ảnh hưởng mạnh là 13,1%; tỷ lệ tương đối
ảnh hưởng là 38,6%; trung bình đối với quyết định của các bạn là 33,9 %; tương
đối không ảnh hưởng và không ảnh hưởng chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,6% và 0,8%.
- Cuối cùng là yếu tố kiểu dáng thì tỷ lệ sinh viên bị ảnh hưởng mạnh chiếm
12,3%; tỷ lệ sinh viên cảm thấy nó tương đối ảnh hưởng là 42,1%; sinh viên cảm
thấy nó có mức độ ảnh hưởng trung bình đối với quyết định của các bạn chiếm
34,2%; và 3,5% sinh viên cảm thấy yếu tố này tương đối không ảnh hưởng và
không ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 7,9%.
Từ biểu đồ trên cho ta thấy nhân tố chất lượng của laptop có mức ảnh hưởng
khá cao đối với sinh viên, không có sinh viên nào cảm thấy nhân tố này hoàn toàn
không ảnh hưởng đến mình với tỷ lệ là 0%. Mong muốn của sinh viên khi quyết
định chọn mua laptop là tìm được một chiếc laptop có chất lượng tốt nhằm phục
vụ nhu cầu của bản thân.

28
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP.
4.1. Kết luận :
Trong các nhân tố đó thì nhân tố chất lượng tác động nhiều nhất đến quyết
định của sinh viên; tiếp theo là nhân tố tính năng. Ngoài ra các nhân tố cấu hình,
khuyễn mãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng khá cao.
Kết quả nghiên cứu còn cho chúng ta thấy phần lớn sinh viên lựa chọn mức
giá từ 10 đến 14 triệu để mua một chiếc laptop và thường bị ảnh hưởng bởi giá
laptop luôn dao động trên thị trường, bên cạnh đó thì nhân tố thương hiệu và kiểu
dáng ít tác động đến quyết định của sinh viên nhất.
4.2. Giải pháp :
* Đối với các nhà phân phối laptop
 Cần phải cố gắng cung cấp các sản phẩm với mức giá tốt nhất, có điều kiện
thanh toán tối ưu và có các chương trình giảm giá, khuyến mãi phù hợp
nhằm thu hút sinh viên mua hàng. Đồng thời cần có những chương trình
khuyến mãi như sự mong đợi của sinh viên nhằm thu hút sự quan tâm của
sinh viên đến sản phẩm của mình. Các nhà phân phối kinh doanh laptop
cần rút ngắn các thủ tục để giảm thiểu thời gian, làm tốt hơn nữa công tác
đào tạo nhân viên, tạo ra sự đồng bộ và chất lượng phục vụ tốt nhất đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Các nhà phân phối cần chú trọng xây dựng hình
ảnh thương hiệu uy tín. Các công tác hậu mãi, hệ thống phân phối và hỗ trợ
kỹ thuật cũng cần được quan tâm phát triển nhằm xây dựng lòng trung thành
khách hàng và uy tín công ty
* Đối với sinh viên.
Nên tìm hiểu về tính năng laptop, cũng như cấu hình và những nhân tố ảnh
hưởng khác trước khi quyết định chọn mua một chiếc laptop cho bản thân.
Cần quan tâm đến sự góp ý của người khác, vì nó sẽ rất hữu ích cho sự lựa
chọn của sinh viên. Sinh viên nên lựa chọn các thương hiệu uy tín, chính
hãng để đảm bảo sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó, so sánh các thương
hiệu với mục đích sử dụng, túi tiền để chọn laptop phù hợp. Khi mua nên
chọn một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Điều này giúp bạn có những chính
sách bảo hành, sản phẩm chính hãng. Không nên lựa chọn những địa điểm
không rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Bởi có thể sản phẩm giá rẻ nhưng
chất lượng và độ bền không cao.

29
30

You might also like