You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Khoa Thống Kê – Tin Học


BÁO CÁO
HỌC PHẦN: THỐNG KÊ KINH DOANH VÀ KINH TẾ
ĐỀ TÀI

“Khảo sát về mức độ mua sắm trên mạng xã hội của sinh
viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng”
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Quang Tín
Lớp : 48K14.2
Nhóm :3
Thành viên trong nhóm : Nguyễn Lê Thành Linh
Lê Đức Kiên
Lưu Dược Loan
Lê Nguyễn Ngọc Tú Hương
Nguyễn Vũ Hạ Lâm
Phạm Trần Diệu Khanh

Mục lục
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................1
1. Giới thiệu đề tài................................................................................................................1
2. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................1
4. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................................3
Chương 1: Những vấn đề lý luận........................................................................................3
1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................3
2. Bảng câu hỏi khảo sát..............................................................................................3
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.................................................................................6
1. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................6
2. Phương pháp phân tích (Dùng SPSS để phân tích)..............................................6
3. Xác định các câu hỏi định tính, định lượng...........................................................6
Chương 3: Phân tích mô tả, thống kê, kiểm định.............................................................7
1. Bảng thống kê...........................................................................................................7
1.1. Bảng giản đơn ( 1 yếu tố)......................................................................................7
1.2. Bảng kết hợp ( 2 yếu tố ).......................................................................................9
2. Đồ thị thống kê...........................................................................................................11
3. Các đại lượng thống kê mô tả...................................................................................13
4. Ước lượng thống kê....................................................................................................14
4.1. Ước lượng trung bình của tổng thể...................................................................14
4.2.Ước lượng tỷ lệ tổng thể.......................................................................................15
5. Kiểm định giả thuyết thống kê..............................................................................16
5.1. Kiểm định trung bình của một tổng thể với hằng số.......................................16
5.1.1. Kiểm định trung bình của một tổng thể với hằng số................................16
5.1.2. Kiểm định giả thuyết về tỉ lệ tổng thể.........................................................17
5.1.3. Kiểm định trung bình của tổng thể với tổng thể.......................................17
5.2.1. Kiểm định phi tham số ...................................................................................18
5.2.1.1.Kiểm định giả thuyết về sự tương quan giữa hai tiêu thức định lượng .
..................................................................................................................................18
5.2.1.2.Kiểm định giả thuyết về sự tương quan giữa hai tiêu thức định tính. . .19
5.2.2. Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu nghiên cứu....................................20
6. Phân tích hồi quy........................................................................................................21
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................23
1. Kết quả đạt được của đề tài..........................................................................................23
2. Hạn chế của đề tài..........................................................................................................23
3. Hướng phát triển của đề tài..........................................................................................23
4. Tài liệu tham khảo.........................................................................................................24
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Giới thiệu đề tài

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, mạng xã hội đã trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là sinh viên. Mạng xã
hội mang lại cho sinh viên nhiều lợi ích, trong đó có việc mua sắm online.

Mua sắm online là hình thức mua sắm trực tuyến thông qua các trang web, ứng
dụng điện thoại. Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến với sinh viên, bởi các ưu
điểm như:

 Tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.


 Đa dạng về mẫu mã, chủng loại hàng hóa.
 Giá cả cạnh tranh.
 Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Để hiểu rõ hơn về mức độ mua sắm trên mạng xã hội của sinh viên hiện nay, chúng
tôi thực hiện đề tài khảo sát với các nội dung sau:

 Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên.


 Các mặt hàng thường được mua sắm trên mạng xã hội.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trên mạng xã hội của sinh viên.
 Những thuận lợi và khó khăn khi mua sắm trên mạng xã hội của sinh viên.

2. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin,
mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người, đặc
biệt là giới trẻ. Theo thống kê của Hootsuite và We Are Social, Việt Nam hiện có hơn
84 triệu người dùng internet, trong đó có hơn 72 triệu người dùng mạng xã hội. Trong
đó, sinh viên là một trong những nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất.

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 97% sinh viên ở Mỹ sử dụng
mạng xã hội. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Công ty Cổ phần VNG, 99% sinh viên
sử dụng mạng xã hội, trong đó Facebook là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất
với tỷ lệ 97,8%. Sự phát triển của mạng xã hội đã mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên,
trong đó có lợi ích về mua sắm. Mua sắm trên mạng xã hội mang lại cho sinh viên
nhiều thuận tiện như tiết kiệm thời gian, chi phí, đa dạng về sản phẩm, dịch vụ,...

Mua sắm trên mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến đối với sinh viên.
Nhằm cải thiện chất lượng của các dịch vụ mua sắm trực tuyến, hướng đến những trải
nghiệm tốt hơn cho người dùng,nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài khảo sát với tên
gọi : KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ MUA SẮM TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

3. Đối tượng nghiên cứu

1
Đối tượng : Sinh viên Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng

4. Mục tiêu nghiên cứu

+ Về mặt học thuật.

Cụ thể, trong đề tài "Khảo sát về mức độ mua sắm trên mạng xã hội của sinh
viên hiện nay", câu hỏi nghiên cứu là: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm
trên mạng xã hội của sinh viên”. Khi trả lời được câu hỏi này, nhà nghiên cứu sẽ cung
cấp thêm thông tin về hành vi mua sắm của sinh viên trên mạng xã hội. Thông tin này
có thể được sử dụng để:

 Đánh giá xu hướng mua sắm của sinh viên trong thời đại công nghệ số
 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu
dùng nói chung
 Phát triển các mô hình dự đoán hành vi mua sắm của sinh viên

+ Về mặt thực tiễn.

Trả lời câu hỏi nghiên cứu có thể giúp giải quyết một vấn đề thực tiễn trong
cuộc sống. Trong đề tài nêu trên, câu hỏi nghiên cứu có thể được sử dụng để:

 Đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến về
cách thu hút sinh viên mua sắm trên mạng xã hội
 Giúp các sinh viên có thể hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của mình và
đưa ra những quyết định mua sắm sáng suốt

+ Học tập của bản thân.

Trả lời câu hỏi nghiên cứu là một quá trình học tập và rèn luyện cho bản thân
nhà nghiên cứu. Quá trình này giúp nhà nghiên cứu:

 Phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học


 Nâng cao kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu
 Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề

5. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu giới hạn

Đề tài nghiên cứu tập trung vào mức độ mua sắm trên mạng xã hội của sinh viên
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng hiện nay. Cụ thể, nghiên cứu sẽ tập trung
vào các nội dung sau:

 Tần suất mua sắm trên mạng xã hội của sinh viên
 Các loại sản phẩm được mua sắm nhiều nhất trên mạng xã hội
 Các kênh mua sắm trên mạng xã hội được sinh viên yêu thích
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trên mạng xã hội của sinh viên

2
- Đối tượng khảo sát giới hạn

Đối tượng khảo sát của đề tài là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Nghiên
cứu sẽ thu thập dữ liệu từ 100 sinh viên đang theo học tại trường.

- Không gian nghiên cứu giới hạn

Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Đà Nẵng.

- Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 1 tuần, từ 5/11/2023 đến 12 /11/2023.

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Chương 1: Những vấn đề lý luận

1. Cơ sở lý luận

Hiện nay, hầu hết sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học kInh tế -
Đại học Đà Nẵng nói riêng đều có thói quen mua sắm trực tuyến thông qua các
trang mạng xã hội. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội đã và
đang ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua sắm của sinh viên nhờ vào nhiều
yếu tố như quảng cáo thu hút sự tò mò và cung cấp nhiều thông tin quan trọng
về sản phẩm hay tận dụng mối quan hệ để chia sẻ và đánh giá chất lượng sản
phẩm. Ngoài ra, mua sắm qua mạng xã hội thường mang lại sự tiện lợi và linh
hoạt hơn so với mua sắm truyền thống nhờ sự đa dạng của các sản phẩm và
dịch vụ trên mạng xã hội dễ dàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của sinh viên. Mỗi
đối tượng sinh viên sẽ có mức thu nhập và tác động của mạng xã hội hay các
yếu tố bên ngoài khác nhau dẫn đến những quyết định mua sắm qua mạng xã
hội cũng khác nhau.

2. Bảng câu hỏi khảo sát

KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ MUA SẮM TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
HIỆN NAY
Chào bạn!
Chúng mình là sinh viên khoá 48K khoa Thống Kê - Tin Học thuộc Trường Đại học
Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Hiện tại nhóm mình đang thực hiện khảo sát về: "Mức
độ mua sắm trên mạng xã hội của sinh viên hiện nay", nhằm cải thiện chất lượng
của các dịch vụ mua sắm trực tuyến, hướng đến những trải nghiệm tốt hơn cho người
dùng. Kết quả của cuộc khảo sát này chỉ phục vụ cho mục đích thu thập dữ liệu cho
việc nghiên cứu của nhóm chúng mình, không vì mục đích cá nhân hay tổ chức nào
khác. Vì vậy, chúng mình xin đảm bảo tất cả mọi thông tin các bạn cung cấp sẽ được
bảo mật tuyệt đối.
Nhóm mình mong muốn được hiểu rõ hơn nhu cầu của các bạn khi các bạn điền vào
khảo sát này.

3
Rất mong nhận được sự hợp tác từ các bạn, xin chân thành cảm ơn!!!!!
Phần I. Thông tin cá nhân
1. Họ tên của bạn:
2. Email:
3. Giới tính:
 Nam
 Nữ
 Khác
4. Khóa:
 46K
 47K
 48K
 49K
 Khác
5. Khoa:
 Kế toán
 Thống Kê-Tin Học
 Quản trị kinh doanh
 Marketing
 Du lịch
 Kinh doanh quốc tế
 Ngân hàng
 Tài chính
 Lý luận chính trị
 Thương mại điện tử
 Kinh tế
 Luật
 Khác
Phần II. Nội dung chính
A. Khảo sát về mức thu nhập cá nhân
1. Thu nhập mỗi tháng của bạn là bao nhiêu?
 Dưới 2 triệu
 2-4 triệu
 Trên 4 triệu
2. Nguồn thu nhập chính của bạn đến từ đâu?
 Gia đình
 Làm thêm
 Học bổng
 Khác
3. Mức thu nhập đó đủ cho bạn chi tiêu không?
 Có
 Không
4. Bạn có đi làm thêm không?
 Có

4
 Không
B. Khảo sát về mức mua sắm
1. Tần suất mua sắm trực tuyến của bạn mỗi tháng là bao nhiêu?
 1-3
 3-6
 Trên 6 lần
2. Bạn thường mua sắm trên nền tảng mạng xã hội nào?
 Facebook
 Tiktok Shop
 Shopee
 Lazada
 Tiki
 Khác
3. Khung thời gian bạn mua sắm trên mạng xã hội?
 Trước 9h
 9h - 15h
 15h - 22h
 Sau 22h
 Khác
4. Bạn thường mua sắm trực tuyến những mặt hàng nào?
 Quần áo - Thời trang
 Đồ dùng học tập
 Mỹ phẩm - đồ trang điểm
 Thiết bị điện tử (Điện thoại, laptop, tai nghe, ...)
 Đồ chơi
 Thực phẩm
 Khác
5. Hình thức thanh toán mà bạn hay sử dụng?
 Thẻ tín dụng/Ngân hàng
 Ví điện tử (Momo, ShopeePay, ZaloPay,…)
 Thanh toán khi nhận hàng
6. Mức độ chi tiêu của bạn khi mua sắm hàng hoá trực tuyến?
 Dưới 30% thu nhập
 Từ 30% - dưới 50% thu nhập
 Từ 50% - dưới 80% thu nhập
 Trên 80% thu nhập
7. Bạn có lo lắng về nguy cơ lộ thông tin cá nhân khi mua sắm trực tuyến không?
 Có
 Không
Bảng có 5 mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Trung lập
4. Đồng ý

5
5. Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5
8. Các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua sắm của bạn?
Giới thiệu, gợi ý từ gia đình, bạn bè, bình
luận trên mạng ...
Các trang mạng xã hội (Facebook, Tiktok, ...)
Các công cụ tìm kiếm (Google, Chrome, ...)
Quảng cáo từ các trang thương mại điện tử
mua sắm (Shopee,Tiki...)
Mức giá hợp lý
9. Mức độ hài lòng về chất lượng mua
sắm trực tuyến?
Chất lượng sản phẩm mua sắm trực tuyến
Hàng hoá phong phú và đa dạng
Dịch vụ vận chuyển
Giao diện các trang mua sắm
Chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến
Hỗ trợ đổi trả hàng khi có sự cố
Chất lượng sản phẩm so với quảng cáo
10. Trong tương lai bạn có mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn không?
 Có
 Không
Một lần nữa cảm ơn bạn đã bỏ thời gian để điền phiếu khảo sát này!!!

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp điều tra: Lập phiếu khảo sát thông qua bảng câu hỏi
gồm các câu hỏi định tính và định lượng cùng các thông tin cá nhân khác.

- Tiến hành làm biểu mẫu khảo sát bằng google form rồi lấy link gửi
đến các đối tượng tham gia khảo sát và nhận kết quả khảo sát qua email.

- Lấy kết quả 100 sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
tham gia khảo sát.

2. Phương pháp phân tích (Dùng SPSS để phân tích)

- Thống kê mô tả

- Thống kê suy diễn

3. Xác định các câu hỏi định tính, định lượng

6
- Câu hỏi định tính: Họ tên của bạn? Giới tính của bạn là gì? Bạn học
khóa nào? Bạn đang thuộc khoa nào? Nguồn thu nhập chính của bạn đến
từ đâu? Bạn thường mua sắm trên nền tảng mạng xã hội nào? Khung thời
gian bạn mua sắm trên mạng xã hội? Tần suất mua sắm trực tuyến của bạn
mỗi tháng là bao nhiêu? Bạn thường mua sắm trực tuyến những mặt hàng
nào? Hình thức thanh toán mà bạn hay sử dụng?

- Câu hỏi định lượng: Thu nhập mỗi tháng của bạn là bao nhiêu? Mức
độ chi tiêu của bạn khi mua sắm hàng hóa trực tuyến?

Chương 3: Phân tích mô tả, thống kê, kiểm định


1. Bảng thống kê
1.1. Bảng giản đơn ( 1 yếu tố)
Lập bảng thống kê mô tả tần số và tỷ lệ sinh viên nam, nữ tham gia khảo
sát(cau2):

Giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent

Nam 38 38.0 38.0 38.0


Valid Nữ 62 62.0 62.0 100.0
Total 100 100.0 100.0

Nhận xét: Trong bài khảo sát này, tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu chiếm phần
lớn là nữ với 62/100 sinh viên chiếm 62%, còn lại sinh viên nam là 38/100 sinh viên
chiếm 38%.

Lập bảng thống kê mô tả tần số và tấn suất sinh viên các khoá tham gia khảo
sát(Cau3).

Khoá

7
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
46K 5 5.0 5.0 5.0
47K 8 8.0 8.0 13.0
Valid 48K 74 74.0 74.0 87.0
49K 13 13.0 13.0 100.0
Total 100 100.0 100.0

Nhận xét: Sinh viên tham gia khảo sát chiếm phần đông là sinh viên khoá 48K
chiếm 74%, tiếp theo là sinh viên khoá 49K chiếm 13%, thấp hơn là sinh viên khoá
47K và 46K lần lượt chiếm 8% và 5%.
Lập bảng thống kê mô tả tần số và tần suất sinh viên của các khoa tham gia khảo
sát(Cau4).

Khoa
Frequenc Percent Valid Cumulative
y Percent Percent
Kế toán 8 8.0 8.0 8.0
Thống Kê-Tin
49 49.0 49.0 57.0
Học
Quản trị kinh
4 4.0 4.0 61.0
doanh
Marketing 6 6.0 6.0 67.0
Du lịch 3 3.0 3.0 70.0
Valid Kinh doanh quốc
8 8.0 8.0 78.0
tế
Ngân hàng 1 1.0 1.0 79.0
Tài chính 1 1.0 1.0 80.0
Kinh tế 9 9.0 9.0 89.0
Luật 3 3.0 3.0 92.0
Khác 8 8.0 8.0 100.0
Total 100 100.0 100.0

8
 Nhận xét: Sinh viên tham gia khảo sát có 8% thuộc khoa Kế toán, 49% thuộc
khoa Thống kê – Tin học, 4% thuộc khoa Quản trị kinh doanh, 6% thuộc khoa
Marketing, 3% thuộc khoa du lịch, 8% thuộc khoa Kinh doanh quốc tê, 1%
thuộc khoa Ngân hàng, 1% thuộc khoa Tài chính, 9% thuộc khoa Kinh tế, 3%
thuộc khoa Luật và 8% thuộc khoa khác.
1.2. Bảng kết hợp ( 2 yếu tố )
Lập bảng thống kê mô tả mức độ chị tiêu mỗi lần mua sắm và giới tính của
sinh viên

Giới tính
Nam Nữ Khác Total
Cou
25 37 0 62
nt
Dưới 30% thu nhập Tabl
eN 25.0% 37.0% 0.0% 62.0%
%
Cou
7 21 0 28
nt
Từ 30% - dưới 50%
Tabl
thu nhập
eN 7.0% 21.0% 0.0% 28.0%
%
Cou
4 4 0 8
Mức độ chi tiêu của nt
Từ 50% - dưới 80%
bạn khi mua sắm hàng Tabl
thu nhập
hoá trực tuyến? eN 4.0% 4.0% 0.0% 8.0%
%
Cou
2 0 0 2
nt
Trên 80% thu nhập Tabl
eN 2.0% 0.0% 0.0% 2.0%
%
Cou
38 62 0 100
nt
Total Tabl
100.0
eN 38.0% 62.0% 0.0%
%
%

9
Nhận xét: Trong tổng số sinh viên nam tham gia khảo sát thì số sinh viên dùng
dưới 30% thu nhập để mua sắm trực tuyến chiếm 25% sinh viên nam, dùng 30%-
50% thu nhập chiếm 7% sinh viên nam, dùng từ 50% đến 80% thu nhập chiếm 4%
sinh viên nam và dùng trên 80% thu nhập chiếm 2% sinh viên nam. Trong khi đó
đối với sinh viên nữ dùng dưới 30% thu nhập để mua sắm trực tuyến chiếm 37%
sinh viên nữ, dùng 30% đến 50% thu nhập chiếm 21% sinh viên nữ, dùng từ 50%-
80% thu nhập chiếm 4% sinh viên nữ và có 0% sinh viên nữ dùng trên 80% thu
nhập để mua sắm trực tuyến.

Lập bảng thống kê mô tả tần số sinh viên các khoá và mức thu nhập có đủ để chi
tiêu hay không

Mức thu nhập đó đủ cho bạn chi tiêu


không?
Có Không Total
Count 3 3 6
46K Table N
3.0% 3.0% 6.0%
%
Count 6 2 8
47K Table N
6.0% 2.0% 8.0%
%
Count 55 18 74
48K Table N
55.0% 18.0% 74.0%
%
Khoá
Count 11 2 13
49K Table N
11.0% 2.0% 13.0%
%
Count 0 0 0
Khác Table N
0.0% 0.0% 0.0%
%
Count 75 24 100
Total Table N
75.0% 25.0% 100.0%
%
Nhận xét :Trong tổng số các sinh viên tham gia khảo sát có tổng cộng 4 khoá, trong
đó khoá 46K chiếm 6% và 3% cho rằng mức thu nhập của mình đủ để chi tiêu và 3%
còn lại cho rằng số thu nhập của mình không đủ cho họ chi tiêu, đối với khoá 47K
chiếm 8% tham gia khảo sát và có 6% trong đó cho rằng mức thu nhập của họ đủ để
chi tiêu còn 2% còn lại cho rằng họ không đủ để chi tiêu, đối với sinh viên khoá 48K
10
chiếm 74% sinh viên tham gia khảo sát và 55% sinh viên cho rằng với mức thu nhập
của họ đủ để chi tiêu còn số còn lại tức 18% cho rằng mức thu nhập của mình không
đủ để chi tiêu, cuối cùng là khoá 49K chiếm 13% sinh viên tham gia khảo sát trong đó
11% cho rằng mức thu nhập của họ đủ để chi tiêu và 2% còn lại cho rằng mức thu
nhập của họ không đủ để chi tiêu.
2. Đồ thị thống kê

Lập đồ thị phản ánh cơ cấu tần suất mua sắm trực tuyến của sinh viên mỗi tháng

Tần suất mua sắm trực tuyến của bạn mỗi tháng là bao
nhiêu?
Frequenc Percent Valid Cumulative
y Percent Percent
1-3 61 61.0 61.0 61.0
3-6 23 23.0 23.0 84.0
Valid Trên 6
16 16.0 16.0 100.0
lần
Total 100 100.0 100.0

11
 Nhận xét: Đa phần các sinh viên thường mua sắm trực tuyến từ 1-3 lần một
tháng thể hiện trong số 100 sinh viên tham gia khảo sát thì có tới 61% sinh viên
cho rằng như vậy, ta thấy 23% trong tổng số sinh viên có tần suất mua sắm từ
3-6 lần một tháng và cuối cùng là 16% sinh viên còn lại có tần suất mua sắm
trực tuyến trên 6 lần.

Lập đồ thị cơ cấu phản ánh mức độ chi tiêu của sinh viên khi mua sắm trực
tuyến

Mức độ chi tiêu của bạn khi mua sắm hàng hoá trực tuyến?
Frequenc Percent Valid Cumulative
y Percent Percent
Dưới 30% thu nhập 62 62.0 62.0 62.0
Từ 30% - dưới 50%
28 28.0 28.0 90.0
thu nhập
Valid Từ 50% - dưới 80%
8 8.0 8.0 98.0
thu nhập
Trên 80% thu nhập 2 2.0 2.0 100.0
Total 100 100.0 100.0

12
Nhận xét: Nhìn chung tình trạng sinh viên hiên nay có xu hướng nhiều hàng hoá
bằng hình thức trực tuyến, những người bỏ dưới 30% thu nhập của mình để mua sắm
trực tuyến chiếm phần lớn là 62%, tiếp theo là bỏ từ 30%-50% thu nhập để mua sắm
trực tuyến chiếm 28%, bot từ 50%-dưới 80% thu nhập để mua sắm trực tuyến chiếm
8% và cuối cùng dùng trên 80% thu nhập để mua sắm trực tuyến chiếm 2%.

3. Các đại lượng thống kê mô tả.


Tính mức bình quân, số mốt, số trung vị, phương sai và độ lật chuẩn về thu nhập
mỗi tháng của sinh viên.
Descriptive Statistics
N Minimu Maximu Mean Std. Varianc
m m Deviation e

13
Thu nhập mỗi tháng
100 1.000 3.000 1.75000 .687184 .472
của bạn là bao nhiêu?
Valid N (listwise) 100

Nhận xét: Số lượng sinh viên tham gia khảo sát là 100 sinh viên, sinh viên chọn câu
trả lời thứ nhất trở lên và câu trả lời tối đa là 3, trung bình 100 người tham gia chọn
mức 1.75, độ lệch chuẩn giữa các giá trị mà sinh viên lựa chọn là 0.687, phương sai là
0.472.

Tính mức bình quân, số mốt, số trung vị, phương sai,và độ lật chuẩn về tần suất
mua sắm môic tháng của sinh viên.
Descriptive Statistics
N Minimu Maximu Mean Std. Varianc
m m Deviation e
Tần suất mua sắm
trực tuyến của bạn
100 1.000 3.000 1.55000 .757121 .573
mỗi tháng là bao
nhiêu?
Valid N (listwise) 100

Nhận xét: Số lượng sinh viên tham gia khảo sát là 100 sinh viên, sinh viên chọn câu
trả lời thứ nhất trở lên và câu trả lời tối đa là 3, trung bình 100 người tham gia chọn
mức 1.55, độ lệch chuẩn giữa các giá trị mà sinh viên lựa chọn là 0.757, phương sai là
0.573.
4. Ước lượng thống kê
4.1. Ước lượng trung bình của tổng thể

Bài toán 1: Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng tần suất mua sắm trực tuyến mỗi tháng
trên nền tảng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Descriptives
Statistic Std.
Error
Tần suất mua sắm Mean 3.38 .189
trực tuyến của bạn 95% Confidence Lower 3.00
mỗi tháng là bao Interval for Mean Bound

14
Upper
3.75
nhiêu? Bound

Nhận xét: Căn cứ vào kết quả ước lượng bảng Descriptives cho thấy với độ tin cậy
95% có thể kết luận tần suất mua sắm trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội của sinh
viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nằm trong khoảng 3 đến 4 lần mỗi
tháng.
Bài toán 2: Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng mức thu nhập hàng tháng của sinh viên
nam và sinh viên nữ của trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Descriptivesa
Giới tính Statistic Std.
Error
Mean 2.68 .245
Lower
2.19
Nam 95% Confidence Bound
Interval for Mean Upper
3.18
Thu nhập mỗi tháng Bound
của bạn là bao nhiêu? Mean 2.39 .163
Lower
2.06
Nữ 95% Confidence Bound
Interval for Mean Upper
2.71
Bound

Nhận xét: Căn cứ vào kết quả ước lượng bảng Descriptives cho thấy với độ tin cậy
95% có thể kết luận mức thu nhập hàng tháng của sinh viên nam trường Đại học Kinh
tế - Đại học Đà Nẵng nằm trong khoảng 2.190.000 – 3.180.000 (vnđ) và sinh viên nữ
nằm trong khoảng 2.060.000 – 2.710.000 (vnđ).
4.2.Ước lượng tỷ lệ tổng thể
Bài toán 3: Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng tỉ lệ sinh viên Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng có mức độ chi tiêu cho mua sắm hàng hóa trực tuyến từ 30-50% thu
nhập

Descriptives

15
Statisti Std.
c Error
Mean .2700 .04462
Lower
Mức độ chi tiêu cho mua sắm hàng .1815
95% Confidence Bound
hóa trực tuyến từ 30-50% thu nhập
Interval for Mean Upper
.3585
Bound

Nhận xét: Căn cứ vào kết quả ước bảng Desciptives cho thấy với độ tin cậy
95% có thể kết luận tỉ lệ sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng có mức
độ chi tiêu cho mua sắm hàng hóa trực tuyến từ 30-50% thu nhập nằm trong
khoảng 18,15% đến 35

5. Kiểm định giả thuyết thống kê


5.1. Kiểm định trung bình của một tổng thể với hằng số
5.1.1. Kiểm định trung bình của một tổng thể với hằng số

Bài toán 4 : Có ý kiến cho rằng: "Trung bình thu nhập của sinh viên trong 1 tháng là 3
triệu". Với mức ý nghĩa 5% thì ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?
Giả thuyết H0 : Trung bình thu nhập của sinh viên trong 1 tháng = 3 triệu.
Đối thuyết H1 : Trung bình thu nhập của sinh viên trong 1 tháng ≠ 3 triệu.

Kết luận : Căn cứ vào dữ liệu bảng One-sample Test cho thấy , giá trị Sig.(1-tailed)=
Sig.(2-tailed)/2=0.000439/2 = 0.0002195 < 0.05 ( mức ý nghĩa 5%) nên bác bỏ giá
thuyết H0 , thừa nhận đối thuyết H1.
16
Nói cách khác, với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận Trung bình thu nhập của sinh viên
trong 1 tháng khác 3 triệu .
5.1.2. Kiểm định giả thuyết về tỉ lệ tổng thể
Bài toán 5 : Có ý kiến cho rằng: "Tỷ lệ sinh viên nam tham gia khảo sát là 40%". Với
mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?
Giả thuyết H0 : Tỷ lệ sinh viên nam tham gia khảo sát = 40 %

Đối thuyết H1 : Tỷ lệ sinh sinh nam tham gia khảo sát ≠ 40%

Kết luận: Ta thấy giá trị Sig= 0.108 > 0,05 (mức ý nghĩa 5%) nên thừa
25
Ta thấy giá trị Sig= 0.108 > 0,05 (mức ý nghĩa 5%) nên thừa

Kết luận : Ta thấy giá trị Sig= 0.382 > 0,05 (mức ý nghĩa 5%) nên thừa nhận giả
thuyết H0, bác bỏ đối thuyết H1.

Hay nói cách khác với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận tỷ lệ sinh viên nam tham
gia vào cuộc khảo sát là 40%.

5.1.3. Kiểm định trung bình của tổng thể với tổng thể


 Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai số trung bình của tổng thể, mẫu
độc lập:

Bài toán 6: Có ý kiến cho rằng: "Trung bình mức độ chi tiêu cho việc mua sắm
hàng hóa trực tuyến của sinh viên nam và sinh viên nữ trường ĐHKT-ĐHĐN là như
nhau". Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy không?

Giả thuyết H0: Trung bình mức độ chi tiêu cho việc mua sắm hàng hóa trực
tuyến của sinh viên nam và sinh viên nữ trường ĐHKT-ĐHĐN là như nhau.

17
Đối thuyết H1: Trung bình mức độ chi tiêu cho việc mua sắm hàng hóa trực
tuyến của sinh viên nam và sinh viên nữ trường ĐHKT-ĐHĐN là khác nhau.

Kết luận :
Phân tích kiểm định Levene:

 Giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) bằng 0.029 < 0.05 thì
phương sai của 2 tổng thể nam và nữ khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm
định t ở dòng Equal variances not assumed.
Phân tích Independent-samples T-test:

 Sig. của kiểm định t bằng 0.608 > 0.05 (mức ý nghĩa) -> không có sự khác
biệt có ý nghĩa về trung bình mức độ chi tiêu của sinh viên nam và sinh viên
nữ
Nói cách khác, giữa hai giới tính khác nhau thì chưa có bằng chứng cho thấy có sự
khác nhau.. Cụ thể bằng mắt thường nhìn vào cột Mean trong bảng Group statistic ở
trên ta thấy mức độ chi tiêu trung bình cho việc mua sắm trên mạng xã hội của Nữ là
1.46774, của Nam là 1,55263. Và thực sự hai giá trị này không chênh lệnh nhau mấy,
nên không có sự khác biệt là điều dễ hiểu.

5.2.1. Kiểm định phi tham số .


5.2.1.1.Kiểm định giả thuyết về sự tương quan giữa hai tiêu thức định lượng .
Với mức ý nghĩa 5% hãy kiểm định có hay không mối quan hệ tương quan tuyến
tính của sinh viên đại học Kinh tế- ĐHĐN giữa thu nhập mỗi tháng và mức chi
tiêu cho mua sắm hàng hóa trực tuyến. (câu 5+ câu 14)

18
- Cặp giả thuyết cần kiểm định
+ H0: Không có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa giữa Yeu to anh huong
den quyet dinh mua sam cua sinh vien giua: thu nhập mỗi tháng và mức chi tiêu
cho mua sắm hàng hóa trực tuyến
+ H1: có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa giữa Yeu to anh huong den
quyet dinh mua sam cua sinh vien giua: thu nhập mỗi tháng và mức chi tiêu cho
mua sắm hàng hóa trực tuyến

Correlations
Thu nhập Mức chi tiêu
mỗi tháng khi mua sắm
hàng hóa
trực tuyến
Pearson
1 .151
Correlation
Thu nhập mỗi tháng
Sig. (2-tailed) .135
N 100 100
Pearson
Mức chi tiêu khi mua Correlation .151 1
sắm hàng hóa trực
Sig. (2-tailed) .135
tuyến
N 100 100
Kết luận:

5.2.1.2.Kiểm định giả thuyết về sự tương quan giữa hai tiêu thức định tính
Có ý kiến cho rằng: “Tần suất mua sắm trực tuyến của sinh viên trườngĐại học
kinh tế - Đại học Đà Nẵng đang ở không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính”.
Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy hay không? (câu 2 + câu 7)
- Cặp giả thuyết cần kiểm định:
+ Giả thuyết H0: Tần suất mua sắm trực tuyến của sinh viên và giới tính không có
mối liên hệ với nhau (độc lập nhau).
+ Đối thuyết H1: Tần suất mua sắm trực tuyến của sinh viên và giới tính có mối
liên hệ với
Nhau (phụ thuộc nhau).

Chi-Square Tests

19
Value df Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-
.641a 2 .726
Square
a. 0 cells (0.0%) have expected count less than 5.
The minimum expected count is 6.08.

Kết luận: Giá trị sig của kiểm định Chi-Square Tests là 0.726>0.05 nên thừa
nhận giả thuyết H0, bác bỏ đối thuyết H1. Hay nói cách với mức ý nghĩa 5%
có thể kết luận Tần suất mua sắm trực tuyến của sinh viên và giới tính không
có mối liên hệ với nhau (độc lập nhau).
5.2.2. Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu nghiên cứu
Kiểm tra dữ liệu về thu nhập mỗi tháng của sinh viên ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng có
phân phối chuẩn hay không (câu 5).

- Giả thuyết H0: Dữ liệu nghiên cứu về thu nhập mỗi tháng của sinh viên có
phân phối chuẩn.
- Đối thuyết H1: Dữ liệu nghiên cứu về thu nhập mỗi tháng của sinh viên
không có phân phối chuẩn
-
One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test
Thu nhập mỗi tháng
của sinh viên
N 100
Mean 1.75000
a,b
Normal Parameters Std.
.687184
Deviation
Absolute .252
Most Extreme
Positive .252
Differences
Negative -.252
Kolmogorov-Smirnov Z 2.525
Asymp. Sig. (2-tailed) .000
a. Test distribution is Normal.

Kết luận: Giá trị sig của kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test là
0.000<0.05 nên bác bỏ giả thuyết H 0 thừa nhận đối thuyết H 1. Hay nói với mức ý
nghĩa 5% có thể kết luận dữ liệu về thu nhập mỗi tháng của sinh viên Đại học Kinh tế
- ĐHĐN không có phân phối chuẩn.

20
6. Phân tích hồi quy

Ví dụ:Phân tích tác động của thu nhập mỗi tháng đến tần suất mua sắm trực tuyến của
sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng .
B1: Mô hình tổng quát phân tác động của thu nhập mỗi tháng đến tần suất mua hàng
của sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng có dạng (1.01).
Y=β0 + β1X + U (1.01)
Trong đó:
 Y: Tần suất mua hàng của sinh viên (Biến phụ thuộc)
 X: Thu nhập mỗi tháng của sinh viên (Biến độc lập)
 U: Các nhân tố khác tác động đến Y không có trong mô hình (1.01)
B2: Kiểm định sự tồn tại của mô hình (1.01).
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
 Giả thuyết H0: Thu nhập mỗi tháng KHÔNG tác động đến tần suất mua hàng
của sinh viên “R2=0”.
 Đối thuyết H1: Thu nhập mỗi tháng tác động đến tần suất mua hàng của sinh
viên
“R2≠0”.

ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regressio
1.638 1 1.638 2.912 .091b
n
1
Residual 55.112 98 .562
Total 56.750 99
a. Dependent Variable: Tần suất mua sắm trực tuyến của bạn mỗi tháng là
bao nhiêu?
b. Predictors: (Constant), Thu nhập mỗi tháng của bạn là bao nhiêu?
Nhận xét : Bảng ANOVA có giá trị Sig=0.091>5%, chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết
H0,
Hay nói với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận tần suất mua sắm hàng hoá trực tuyến
không bị tác động bởi thu nhập mỗi tháng của sinh viên.
B3: Kiểm định các hệ số hồi quy

21
- Kiểm định hệ số chặn.
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
+ Giả thuyết H0: β0 = 0
+ Đối thuyết H1: β0 ≠ 0
- Kiểm định hệ số góc.
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
+ Giả thuyết H0: β1 = 0
+ Đối thuyết H1: β1 ≠ 0

Coefficientsa
Model Unstandardized Standardize t Sig.
Coefficients d
Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 1.222 .206 5.932 .000
1 Thu nhập mỗi tháng
.187 .110 .170 1.706 .091
của bạn là bao nhiêu?
a. Dependent Variable: Tần suất mua sắm trực tuyến của bạn mỗi tháng là bao nhiêu?

- Giá trị sig tương ứng với hệ số chặn là 0,00<0,05 nên có cơ sở bác bỏ giả
thuyết H0 của cặp giả thuyết kiểm định hệ số chặn.
- Giá trị sig tương ứng với hệ số góc là 0,091>0,05 nên thừa nhận giả thuyết
H0 bác bỏ đối thuyết H1 của cặp giả thuyết kiểm định hệ số góc.

B4: Bình luận kết quả


- Hệ số xác định (R2):

Model Summaryb
Mod R R Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
el Square
a
1 .170 .029 .019 .749914
a. Predictors: (Constant), Thu nhập mỗi tháng của bạn là bao nhiêu?
b. Dependent Variable: Tần suất mua sắm trực tuyến của bạn mỗi tháng là bao
nhiêu?
Hệ số xác định (R Square) là 0.029 phản ánh nhân tố thu nhập trước khi bị
giải toản giải thích được 2.9% sự biến động về tần suất mua sắm của sinh
viên(Tần suất mua sắm bị tác động bởi yếu tố thu nhập hàng tháng là 2.9%).
Các nhân tố khác tác động đến tần suất mua sắm là 97,1% (1-R Square).

22
- Hệ số chặn β0=0.187 phản ánh khi lựa chọn về thu nhập mỗi tháng tăng 1
thì tần số mua sắm tăng 0.187.
- Hệ số góc β1: Kết quả kiểm định β1= 0 nên không có ý nghĩa.
- Hệ hình hồi quy mẫu (thực nghiệm) có dạng (1.02):
Y= 0.187+U (1.02)

PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN


1. Kết quả đạt được của đề tài
- Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc và trao đổi mua sắm. Với thời
đại khoa học công nghệ 4.0 phát triển từng ngày thì việc mua sắm online đã trở nên rất
phổ biến. Thay vì đi mua trực tiếp đó là những cú click chuột, những dòng enter trên
các nền tảng xã hội.
- Nhờ việc nó nhanh chóng, tiện lợi, chúng ta đã dần xem việc mua sắm online là 1
việc cần thiết trong cuộc sống. Vừa nhanh chóng lại còn rẻ hơn.
- Với nhu cầu người người nhà nhà sử dụng mạng các sàn thương mại điện tử khá
nhiều, ai cũng đã có chiếc điện thoại riêng của mình. Giới trẻ tiếp cận khá sớm với
mạng xã hội từ khi còn rất nhỏ do tính chất công việc của các cặp bố mẹ khá đặc thù
nên mạng xã hội đã góp phần giúp đỡ họ trong việc giữ cho con mình không quậy
phá.

- Theo như khảo sát đã tổng hợp được, do chỉ có thể khảo sát đối tượng là sinh viên
đại học nên các phiếu khảo sát sẽ chỉ tập trung vào đối tượng này. Qua đó, đã chỉ ra
được các điểm như:
 Họ đa số biết đến việc mua sắm online qua các phương tiện truyền thông. Có
thể thấy, họ có thể thấy nó ở các biển quảng cáo, sự vô tình hay 1 cách thụ
động nào đó thay vì được người khác giới thiệu.
 Họ cảm thấy chán nản khi phải đi lựa mọi thứ rất lâu mà lại không được như ý
muốn. Vậy có 1 câu hỏi đặt ra: họ đã làm gì khi không có các sàn thương mại
điện tử, có phải họ đã phụ thuộc vào nó quá nhiều.
 Số tiền bỏ ra cho mỗi lần mua hàng không quá 30% thu nhập cá nhân. Vậy đây
là số tiền không quá nhiều để bỏ ra mỗi lần mua của mình.
 Xét chung thì mỗi cá nhân sẽ có ít nhất 2 account của các sàn thương mại điện
tử (shopee, tiktokshop,...)

2. Hạn chế của đề tài

- Do thời gian thực hiện đề tài tương đối hạn chết nên không tránh được
những thiếu xót nhất định
- Kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế dẫn đến việc thu nhập, xử lí
phân tích dữ liệu chưa đảm bảo và không nói lên được tính chính xác 100%
kết quả thu được

23
3. Hướng phát triển của đề tài
- Có thể khảo sát này chưa thực sự cụ thể do nhiều nguyên nhân nhưng nhìn
chung đã khai thác được nhu cầu sử dụng sàn thương mại điện tử của sinh
viên. Bên cạnh các mặt tốt thì cũng có những mặt tiêu cực. Chúng ta cần
phân rõ 2 mặt của việc mua sắm qua sàn thương mại điện tử để có thể quản
lý bản thân cũng như đem lại hiệu quả sử dụng cao hơn.
- Để phát triển đề tài, cần mở rộng về quy mô nghiên cứu cũng như số lượng
mẫu để tang tính hiệu quả thì cần phải khai thác sâu và đầu tư nhiều thời
gian trong quá trình thực hiện khảo sát, thu nhập và phân tích số liệu.

4. Tài liệu tham khảo

https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/xu-huong-mua-hang-truc-tuyen-cua-sinh-vien-
hien-nay-nghien-cuu-truong-hop-sinh-vien-hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyen-
p26396.html

24

You might also like