You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA TOÁN-THỐNG KÊ

TIỂU LUẬN
Môn học: Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
ĐỀ TÀI: THÁI ĐỘ MUA SẮM TRỰC TUYẾN HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN
UEH TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Giảng viên: Nguyễn Văn Trãi


Mã lớp học phần: 23D1STA50800547
Tên - MSSV:
Nguyễn Thành Đô-31221025799
Nguyễn Đăng Bảo Khang-31221026923
Nguyễn Khoa Nguyên-31221024658
Khóa - Lớp: 48 – KNC03

TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 4 năm 2023

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại mà nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống
ngày một nâng cao hơn thì mọi loại hình dịch vụ luôn được ưu tiên
chuyển hóa sang những gì tiện ích, tiện lợi hơn cho người dùng. Với
xu thế phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay, thì mọi thứ đều
dần được chuyển sang trực tuyến thay vì trực tuyến. Loại hình mua
sắm này mang lại nhiều lợi ích cho người mua cũng như người bán,
cũng vì vậy mà loại hình này đang dần chuyển sang thay thế cho loại
hình mua sắm truyền thống. Theo số liệu Statista, tỷ trọng thương mại
điện tử xuyên biên giới trung bình của Đông Nam Á tăng từ 74 tỷ
USD năm 2020 lên 120 tỷ USD năm 2021. Giai đoạn 2016-2020, tốc
độ tăng trưởng đạt trung bình 37,7%/năm, cao hơn mức trung bình
toàn cầu 27,4%/năm. Dự báo, doanh thu thương mại điện tử năm 2025
tại khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt 234 tỷ USD. Hay trong năm
2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu,
tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực
tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Cùng thời điểm này Google và Bain &
Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng
52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
Những con số trên đã cho thấy phát triển mạnh mẽ của thương mại
điện tử đến cuộc sống hiện nay.
Bản thân nhóm nghiên cứu mong muốn mang lại một bức tranh
tổng thể về thực trạng mua sắm hiện nay nên nhóm đã chọn chủ đề:
“Thái độ mua sắm trực tuyến hiện nay của sinh viên UEH trên các
sàn thương mại điện tử”. Đây là dự án khảo sát trên một nhóm nhỏ
các sinh viên nhằm cho thấy được những lợi ích cũng như ảnh hưởng
của việc mua sắm lên bản thân cá nhân mỗi người. Vì đây là lần đầu
nhóm thực hiện nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận
được những lời nhận xét từ thầy để dự án này có thể hoàn thành tốt
hơn!
Xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC
TÓM TẮT................................................................................................................................................3
PHẦN 1...................................................................................................................................................3
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ...................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................................3
2. Mục tiêu của dự án...................................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi khảo sát................................................................................................4
PHẦN 2.................................................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KHÁI NIỆM TRONG DỰ ÁN............................4
1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................................4
2. Các khái niệm trong dự án......................................................................................................4
a. Mua sắm trực tuyến:............................................................................................................4
b. Thời gian giao hàng:.............................................................................................................4
c. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:.......................................................................................4
d. Thanh toán:...........................................................................................................................5
e. Chương trình khuyến mãi:..................................................................................................5
f. Mức độ hài lòng:...................................................................................................................5
3. Quy trình thực hiện..................................................................................................................5
4. Cơ sở lí thuyết...........................................................................................................................5
4.1 Phương pháp thống kê.....................................................................................................5
4.2 Phương pháp lấy mẫu......................................................................................................5
4.3 Các thang đo khảo sát để xử lí dữ liệu............................................................................5
PHẦN 3...................................................................................................................................................6
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................................................................6
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát.....................................................................................................6
1.1 Giới tính...................................................................................................................................6
1.2 Không gian khảo sát..........................................................................................................6
1.3 Đối tượng khảo sát............................................................................................................7
2. Xử lí và phân tích số liệu đã thu thập.....................................................................................7
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mua sắm.................................................................................7
2.2 Hành vi mua sắm của sinh viên......................................................................................13
PHẦN 4...............................................................................................................................................19
KHUYẾN NGHỊ, KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ TÀI LIỆU.............................................................19
3
THAM KHẢO....................................................................................................................................19
1. Kết luận, khuyến nghị và hạn chế.........................................................................................19
1.1 Kết luận............................................................................................................................19
1.2 Khuyến nghị.....................................................................................................................19
1.3 Hạn chế............................................................................................................................20
2. Tài liệu tham khảo..................................................................................................................20

TÓM TẮT
Sinh viên hiện nay được sống trong một môi trường mà mọi thứ đều dường
như là có đầy đủ tất cả các thiết bị có thể online trên các trang mạng xã hội. Nên
có lẽ vì vậy mà việc tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội hay các sàn thương
mại điện tử trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Theo khảo sát dự án được thực hiện bằng Google forms, trong số 100 câu
trả lời nhận được từ khảo sát, nhóm đã nhận được câu trả lời về lợi ích cũng như
những bất tiện của hình thức mua sắm tuy lâu nhưng mà vẫn còn lạ lẫm với một
số người. Dự án cũng phản ánh phần nào tác động của mua sắm trực tuyến lên
từng đối tượng người dùng cũng như sự dần thay thế cho các phương thức mua
sắm truyền thống như: mua tại chợ, tại các shop. Với dữ liệu cũng như mục tiêu
nhóm đã đề ra cho dự án này, hi vọng dự án sẽ trở thành cái nhìn tổng quan hơn
về thực trạng mua sắm hiện nay của giới trẻ nói riêng và toàn thể mọi người nói
chung.

4
PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
1. Lí do chọn đề tài
Dự án nghiên cứu với mục đích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn mua sắm trực tuyến của sinh viên UEH hiện nay.
Đồng thời dự án giúp mọi người có những kinh nghiệm để mua sắm trực tuyến.
Dự án cho thấy chi tiêu của từng cá nhân trong việc mua sắm qua hình thức trực
tuyến trên các sàn thương mại điện tử.
Cho thấy sự cạnh tranh giữa các sàn thương mại điện tử.
Đối với những người đang và sẽ kinh doanh trực tuyến sẽ có thể điều chỉnh
chiến lược phù hợp hơn, giúp kinh doanh thuận lợi hơn trong việc làm hài lòng
khách hàng.
2. Mục tiêu của dự án
Dự án “Thái độ mua sắm trực tuyến hiện nay của sinh viên UEH trên các sàn
thương mại điện tử” sẽ là câu trả lời cho các vấn đề sau:
1. Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của mỗi cá nhân.
2. Biết được mức độ cần thiết của việc được bảo vệ quyền lợi trong việc mua sắm
trên các sàn thương mại điện tử.
3. Chi tiêu của sinh viên trong việc mua sắm.
4. Mức độ ảnh hưởng của thương mại điện tử lên mọi người.
3. Đối tượng và phạm vi khảo sát
 Phương pháp khảo sát: Hình thức trực tuyến (điền form)
 Thời gian khảo sát: 17/3/2023-19/3/2023
 Số mẫu khảo sát: n=100
 Đối tượng khảo sát: Sinh viên UEH
 Không gian khảo sát: trường đại học UEH

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KHÁI NIỆM
TRONG DỰ ÁN

1. Cơ sở lý luận
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, người ta đang dần có xu thế tối giản các
hoạt động nhất là hoạt động mua sắm. Thay vì phải đi đến chỗ mua, chọn lựa
mặt hàng rồi xếp hàng đến lượt thanh toán và đi về thì với hình thức trực tuyến
chỉ cần ngồi tại nhà và thực hiện:
5
Chọn  thanh toán (có thể kèm theo một số khuyến mãi tùy theo thời điểm) 
chờ hàng giao đến tận nơi.
2. Các khái niệm trong dự án
a. Mua sắm trực tuyến:
Là một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa
hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web. Người tiêu
dùng tìm thấy một sản phẩm quan tâm bằng cách trực tiếp truy cập trang web
của nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm trong số các nhà cung cấp khác sử dụng công cụ
tìm kiếm mua sắm, hiển thị sự sẵn có và giá của sản phẩm tương tự tại các nhà
bán lẻ điện tử khác nhau.
b. Thời gian giao hàng:
Là hoạt động thương mại điện tử, đây là thuật ngữ phổ biến được sử dụng khi
tiến hành trao đổi và mua bán hàng hóa.
c. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Quyền được khiếu nại khi nhận sản phẩm không đúng với mô tả. Bị lừa dối,
người bán/nhà sản xuất cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm.
d. Thanh toán:
Là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên
kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao
dịch có ràng buộc pháp lý.
e. Chương trình khuyến mãi:
Là một trong năm phần của quảng bá thương hiệu - promotion mix (4 phần còn
lại của quảng bá thương hiệu là: quảng cáo, bán hàng cá nhân, marketing trực
tiếp và quan hệ công chúng/ cộng đồng). Marketing truyền thông phương tiện và
phi phương tiện được ứng dụng cho trước khi đưa ra quyết định, thời gian bị
giới hạn để tăng nhu cầu của khách hàng, kích thích nhu cầu thị trường hoặc cải
tiến sản phẩm có sẵn.
f. Mức độ hài lòng:
Mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu
được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ.
3. Quy trình thực hiện
1. Quan sát thực tế.
2. Đưa ra đề tài nghiên cứu.
3. Đặt vấn đề.
4. Đề ra mục tiêu nghiên cứu.
5. Lập bảng câu hỏi khảo sát.
6. Thu thập dữ liệu.
7. Xử lí dữ liệu.
8. Kết luận giả thuyết và đưa ra kết quả dự án.
4. Cơ sở lí thuyết

6
Để làm rõ vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, nhóm sinh viên sử dụng phương pháp
thống kê phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí dữ liệu, số liệu.
4.1 Phương pháp thống kê
Sau khi hoàn thành khảo sát, nhóm tiến hành xử lí số liệu và dữ liệu đã thu thập
được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và suy diễn thống kê để làm rõ
phương án các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng trực tuyến. Từ đó đề ra giải
pháp kế hoạch cho mọi người có thể cân nhắc hơn trong việc mua sắm, giúp ích
cho những người bán hàng trực tuyến có thể cải thiện dịch vụ ngày một tốt hơn.
4.2 Phương pháp lấy mẫu
 Để quá trình lấy mẫu diễn ra nhanh chóng, tiện lợi cho nhóm cũng như đối
tượng khảo sát. Nhóm đã tiến hành lập biểu mẫu (Google Form) cùng với câu
hỏi và khảo sát trực tuyến bởi các bạn K48, đại học UEH.
 Đây cũng chính là công cụ để thu thập thông tin và thực hiện nghiên cứu thống
kê.
4.3 Các thang đo khảo sát để xử lí dữ liệu
 Thang đo quyết định lượng thông tin chứa trong các dữ liệu, cách tóm tắt và
phân tích thống kê phù hợp nhất.
 Sử dụng 4 thang đo: Danh nghĩa, thứ bậc, khoảng, tỉ lệ.
4.3.1 Thang đo danh nghĩa
 Thang đo được gọi là thang đo danh nghĩa khi dữ liệu của một biến gồm các
nhãn hoặc tên được sử dụng để phân biệt một thuộc tính của phần tử.
 Có thể dùng số hoặc kí tự.
 Dùng cho dữ liệu định tính.
4.3.2 Thang đo thứ bậc
 Thang đo thứ bậc thể hiện tính chất của dữ liệu danh nghĩa và thứ bậc hoặc xếp
hạng của các dữ liệu có ý nghĩa.
 Dữ liệu thứ bậc cũng được biểu hiện bằng số hoặc không phải số.
 Được sử dụng cho dữ liệu định tính.
4.3.3 Thang đo khoảng
 Dữ liệu có tất cả thuộc tính của dữ liệu thứ tự và khoảng cách giữa chúng là một
đơn vị đo lường cố định. Dữ liệu khoảng luôn là dữ liệu số.
 Được sử dụng cho dữ liệu định lượng.
4.3.4 Thang đo tỉ lệ
 Dữ liệu có tất cả thuộc tính của dữ liệu khoảng và tỉ lệ giữa hai giá trị có ý
nghĩa.
 Dữ liệu tỉ lệ luôn luôn ở dạng số.
 Thang đo tỉ lệ được dùng cho dữ liệu định lượng.

PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát
7
1.1 Giới tính
Trong 108 phiếu trả lời thu được từ khảo sát bằng form, nhóm thu được 100
phiếu trả lời hợp lệ và đưa ra được thống kê như sau:

Nhận xét:
- Có 31 nam và 69 nữ tham gia khảo sát.
- Nữ tham gia khảo sát là chủ yếu chiếm 69%.
- Lượng nữ tham gia cao gấp 2.2 lần nam vì tại đại học UEH số lượng sinh viên
nữ chiếm đại đa số.
1.2 Không gian khảo sát
Nhận xét:
Mẫu khảo sát gồm 100 (100%) sinh viên thuộc đại học UEH.

1.3 Đối tượng khảo sát


Nhận xét:
- Quy trình thực hiện cho thấy đa số tham gia tham khảo sát là sinh viên năm nhất
(69%), thứ hai là năm hai (23%) và số ít là sinh viên năm ba (3%), năm tư (5%).
- Điều này cho thấy sự hợp lí của dự án bởi nhóm thực hiện đang hiện là sinh viên
năm nhất của đại học UEH nên các mối quan hệ bạn bè xung quanh đa phần là
các bạn sinh viên năm nhất.

2. Xử lí và phân tích số liệu đã thu thập


2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mua sắm
2.1.1 Mua sắm trực tuyến dễ dàng hơn so với trực tuyến
Vì số người hoàn toàn không đồng ý là 0 nên biểu đồ Histogram không có dữ
liệu của hoàn toàn không đồng ý.
8
Tần suất phần
Mua sắm trực tuyến dễ dàng Tần số Tần suất
trăm (%)
Không đồng ý 4 0,04 4
Bình thường 28 0,28 28
Đồng ý 33 0,33 33
Hoàn toàn đồng ý 35 0,35 35

Tổng 100 1 100

Nhận xét:
- Mua sắm trực tuyến được nhận xét là dễ dàng nhận được số phiếu “hoàn toàn
đồng ý nhiều nhất” bởi sự tiện ích, tiết kiệm một lượng lớn thời gian di chuyển
 mua hàng  thanh toán  di chuyển ngược trở về.
- Qua thống kê cho thấy, trong 100 sinh viên thì có 33 bạn đồng ý và 35 bạn
hoàn toàn đồng ý với việc mua sắm trực tuyến dễ dàng hơn so với trực tiếp. Đây
là yếu tố quan trọng trong việc so sánh giữa phương thức mua hàng truyền thống
và phương thức mua hàng trực tuyến còn khá mới mẻ này và dự rằng đây có thể
thay thế dần cho phương thức mua hàng truyền thống nói trên.
- Số phiếu không đồng ý chiếm phần trăm ít nhất (4%) có thể đây là những
người mới làm quen với hình thức này nên có thể gặp nhiều khó khăn trong việc
mua sắm.
2.1.2 Thời gian giao hàng của các sàn thương mại điên tử rất nhanh, đáp ứng kịp thời
nhu cầu của người mua.

9
Vì số người hoàn toàn không đồng ý là 0 nên biểu đồ Histogram không có dữ
liệu của hoàn toàn không đồng ý.

Nhận xét:
- Từ bảng số liệu trên, có tới 46% sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý với của
thời gian giao hàng nhanh, tuy nhiên, số sinh viên lựa chọn trung lập khá cao,
cho thấy sinh viên chưa thật sự hài lòng với thời gian giao hàng, vì thế, các sàn
thương mại cần khắc phục điều này để làm tăng mức độ hài lòng cũng như nhu
cầu của khách hàng.
- Thời gian giao hàng trên các sàn thương mại phù thuộc vào rất nhiều yếu tố
như: Vị trí địa lí giữa người mua và người bán, đơn vị vận chuyển, tình hình xã
hội, tình hình thời tiết… Theo thông thường, thời gian giao hàng sẽ dao động từ:
1-2 ngày đối với hàng nội thành, 3-5 ngày đối với hàng nội địa và >7 ngày đối
với hàng quốc tế. Đây là lí do vì sao thời gian giao hàng lại nhận được câu trả
lời trung lập.
2.1.3 Khi mua sắm trực tuyến, người mua được bảo vệ quyền lợi từ các sàn thương
mại điện tử

10
Vì số người hoàn toàn không đồng ý là 0 nên biểu đồ Histogram không có dữ
liệu của hoàn toàn không đồng ý

Nhận xét:

- Quyền được bảo vệ khi mua sắm trực tuyến chính là một trong những mấu
chốt tạo nên sự khác biệt so với cách thức mua hàng truyền thống. Bảo vệ quyền
lợi mua sắm giúp người dùng mua hàng một cách thoải mái, tránh được các yếu
tố rủi ro như: giá cả chặt chém, lừa đảo, mua hàng không đúng với quảng cáo,…

- Có tới 50% sinh viên đổng ý và hoàn toàn đồng ý với quyền được bảo vệ khi
mua sắm trên sàn thương mại điện tử, điều đó cho thấy chỉ phân nửa số người
tham gia khảo sát đồng ý và phần còn lại giữ thái độ trung lập và không đồng ý.
Chứng tỏ rằng khi mua sắm trực tuyến , khách hàng không hoàn toàn được bảo
vệ thông tin và quyền riêng tư, thực tế là khi họ mua sắm một loại hàng nào đó
thì thương mại điện tử sẽ ghi nhận và họ sẽ nhận được nhiều quảng cáo liên
quan sau đó.

2.1.4 Mua sắm trực tuyến dễ dàng thanh toán, tiện lợi trong quá trình giao dịch

11
Nhận xét:
- Với dữ liệu được thu thập của 100 sinh viên , có 42 người đồng ý và 37 người
hoàn toàn đồng ý với viện mua sắm trên thương mại điện tử dễ dàng thanh toán
hơn.
-2/100 người trả lời rằng “hoàn toàn không đồng ý” và “không đồng ý” có thể là
những người chưa có các loại hình thanh toán trực tuyến như: ví điện tử momo,
shopee pay, zalo pay, thẻ tín dụng, internet banking…
- Thực tế, trong một không gian mà tiền mặt đang dần được thay thế bằng các ví
điện tử thì đây là một phương thức vô cùng phù hợp bởi nó giúp mọi người
thanh toán dễ dàng, không bị lẫn lộn và quản lí chi tiêu một cách dễ dàng hơn

2.1.5 Giá cả trực tuyến ổn định, nhiều chương trình khuyến mãi
Vì số người hoàn toàn không đồng ý là 0 nên biểu đồ Histogram không có dữ
liệu của hoàn toàn không đồng ý

12
Nhận xét:
- 87% số sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý cho rằng các sàn thương mai
điện tử luôn bán với giá ổn, khuyến mãi nhiều.Yếu tố về giá cả, chương trình
khuyến mãi thường sẽ ảnh hưởng nhiều đến các quyết định khi mua sắm của
sinh viên.
- Sinh viên luôn là đối tượng cần phải quản lí có phần nghiêm khắc hơn trong
việc chi tiêu của bản thân, hiểu được vấn đề này nên có thể thấy rằng việc giá cả
và chương trình khuyến mãi ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua sắm của
sinh viên
- Trên các sàn thương mại điện tử, luôn có phần so sánh giá cả giữa các tiểu
thương trên các sàn, điều này dẫn đến giá cả luôn được giữ ổn định, chương
trình khuyến mãi cạnh tranh giữa các sàn thương mại điện tử. Hình thức khuyến
mãi thường là: những ngày đặt biệt như 1.1,2.2...hay những dịp lễ lớn trong
năm. Ngoài ra còn các voucher giảm giá trên tổng số tiền của hóa đơn, hay các
mã freeship...

2.1.6 Mức độ hài lòng về mua sắm trực tuyến


Vì số người hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý là 0 nên biểu đồ
Histogram không có dữ liệu của hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý.

13
Nhận xét:
- Trong 100 sinh viên độ hài lòng của khách hàng về các sàn thương mại điện tử
có tới 63 sinh viên đồng ý, chiếm hơn phân nữa số sinh viên. Nguyên nhân là do
ba yếu tố nổi bật sau đây dễ dàng thanh toán trên các sàn thương mại điện tử
bằng nhiều phương thức khác nhau như ship COD, chuyển khoản; giá ổn,
khuyến mãi nhiều bằng các chương trình như 11.11, 12.12; thuận tiện cho việc
mua sắm trực tuyến hơn.
- Độ hài lòng nằm về phần đồng ý chiếm nhiều nhất cho thấy hình thức mua sắm
này có phần nổi bật nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt cần phải cải
thiện. Tuy nhiên, đây cũng là một tính hiệu đáng mừng cho thấy sức ảnh hưởng
ngày càng lan rộng ra của mua sắm trực tuyến.
2.2 Hành vi mua sắm của sinh viên
2.2.1 Thời gian hoạt động trên các sàn thương mại điện tử hằng ngày

14
Nhận xét:
- Phần lớn những người tham gia khảo sát trả lời rằng họ dành 1-2 giờ hằng
ngày để hoạt động trên các sàn thương mại chiếm phần trăm lớn nhất và từ 0.5
giờ đến dưới 1 giờ là câu trả lời nhận được phiếu trả lời nhiều thứ hai.
- Từ thời gian này có thể thấy được sự tác động của các sàn thương mại điện tử
đến người dùng, nó chiếm một khoảng thời gian nhất định trong thời gian hoạt
động hằng ngày của các đối tượng tham gia khảo sát.

15
- Nhìn chung đây có thể coi là một khoảng thời gian hoạt động hợp lí bởi đây là
một khoảng thời gian đủ cho mọi người cân nhắc về những gì mình định mua
hay đủ để suy xét cho quyết định của mình.
2.2.2 Các sàn thương mại điện tử yêu thích

Nhận xét:
- Sàn thương mại đang được mệnh danh là “vua của mọi sàn thương mại điện tử
hiện nay” là Shopee, vì vậy mà không quá bất ngờ khi nhận được kết quả
Shopee chính là sàn thương mại được yêu thích nhất hiện nay với số lượt chọn
là 90/100 mẫu tham gia khảo sát.
- Shopee chiếm ưu thế quá chênh lệch như vậy bởi những chương trình khuyến
mãi cũng như đến từ việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng mà nó mang đến là
một trải nghiệm tuyệt vời khi mua sắm đối với người mua hàng

16
2.2.3 Số tiền chi cho mua sắm của sinh viên

Nhận xét:
- Số tiền 0.5-1 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất và giảm dần theo các số tiền tăng lên.

17
- Vì đây là khảo sát dựa trên câu trả lời của các bạn sinh viên nên việc nhận
được số tiền nói trên là một câu trả lời hoàn toàn hợp lí. Những bạn chi tiêu như
vậy thường sẽ chi cho các loại hàng hóa như: sách, đồ dùng học tập… Vì khi
mua trên các sàn thương mại điện tử sẽ rẻ hơn so với khi mua trực tiếp.
- Những bạn có chi tiêu lớn hơn sẽ có thêm sự xuất hiện của các mặt hàng như:
quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân…
- Tuy nhiên, mức chi tiêu cho việc mua sắm phụ thuộc vào chu cấp từ gia đình,
mức độ tiết kiệm và mức độ cần thiết đối với các mặt hàng được bán trực tuyến
của mỗi người.
2.2.4 Số đơn trong vòng 1 tháng

18
Nhận xét:
- Dựa trên số tiền chi cho mua sắm ở mục 2.2.3 thì chi tiêu cho việc mua sắm rơi
vào 0.5-1 triệu, với số tiền ấy chúng ta có thể thấy 1-3 đơn là hợp lí cho số tiền
nói trên. Chính vì vậy, mà câu trả lời 1-3 đơn sẽ dành cho những bạn chi tiêu với
hạn mức <500.000 đồng và 4-6 đơn sẽ hợp lí cho những bạn chi tiêu <1.000.000
đồng
- Số còn lại sẽ dành cho những bạn có chi tiêu mua sắm cao hơn mức nói trên
2.2.5 Mức chu cấp/ thu nhập hằng tháng của sinh viên

19
Nhận xét:
- Mức chu cấp/thu nhập chính là yếu tố quyết định/ảnh hưởng lớn nhất đến hành
vi mua sắm của sinh viên, bởi tùy vào từng số tiền của mỗi người có mà nhu cầu
mua sắm sẽ khác nhau
- Nhìn chung, số lượng sinh viên có chu cấp/thu nhập từ 2-4.9 triệu chiếm tỉ lệ
cao nhất.
- Mức chu cấp/thu nhập nói trên hoàn toàn phù hợp với số liệu của mục 2.2.3 và
2.2.4.
PHẦN 4
KHUYẾN NGHỊ, KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1. Kết luận, khuyến nghị và hạn chế
1.1 Kết luận
Mua sắm trực tuyến đang dần lan tỏa sức ảnh hưởng của mình đến mọi người
nhất là giới trẻ. Bên cạnh những tiện lợi, tiện ích mà nó mang lại thì còn tồn tại
những mặt hạn chế cần phải cải thiện để hình thức mua sắm này trở nên tốt hơn.
Từ 100 câu trả lời nhận được nhóm đã đưa ra được kết luận như sau:
- Người mua vẫn chú trọng đến các yếu tố đi kèm để có thể đưa ra quyết định
mua hàng như: giá cả, quyền được bảo vệ, thời gian giao hàng…
- Có một số yếu tố chưa được đánh giá cao cần phải cải thiện để người mua có
một trải nghiệm mua sắm tốt hơn
- Việc hoạt động trên các sàn thương mại cho thấy việc đang hình thành thói
quen mua sắm trực tuyến.
20
- Việc chi tiêu cũng phần nào phản ánh được thói quen mua sắm của sinh viên
hiện nay
- Việc thu nhập/chu cấp ảnh hưởng đến việc chi tiêu nói chung và mua sắm nói
riêng của mỗi người
1.2 Khuyến nghị
- Các sàn thương mại nên lắng nghe hơn ý kiến của người mua để cải thiện chất
lượng dịch vụ ngày một tốt hơn
- Bài trừ, lên án những gian hàng trực tuyến có hành vi lừa đảo đối tượng người
mua.
- Những ai đang và sẽ có ý định kinh doanh trên các sàn thương mại nên cân
nhắc về chất lượng cũng như lựa chọn những đơn vị mua bán, vận chuyển phù
hợp với mình.
- Các đối tượng người mua cần lựa chọn phù hợp để có thể tiết kiệm, mang đến
cho bản thân mình những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi mua sắm trực tuyến như:
so sánh giá cả để tìm được chỗ phù hợp với kinh tế của mình, lựa được những
dịp khuyến mãi để có thể tiết kiệm chi phí hơn trong việc mua sắm của mình,
chọn lựa nơi mua gần với nơi cư trú của mình để có thể nhận được hàng trong
khoảng thời gian nhanh nhất.
1.3 Hạn chế
- Hạn chế khi nhìn thấy vào đầu tiên chính là đối tượng và không gian khảo sát
quá hẹp, đa phần là sinh viên năm nhất (K48) của đại học UEH.
Vì phạm vi nhỏ nên tính chính xác chưa cao, chưa mang đến được những cái
nhìn tổng quan hơn về sức ảnh hưởng cũng như chi tiêu cho các sàn thương mại
điện tử của mọi người hiện nay. Bài nghiên cứu tuy đã vận dụng được nhưng
chưa đem đến tính chính xác cao do những hạn chế nói trên nhưng nó phần nào
cũng đã phản ánh và đưa ra được những thứ cần cải thiện đối với việc mua sắm
trực tuyến.
2. Tài liệu tham khảo
[1] Anderson, David R., Sweeney, Dennis J., Williams, Thomas A., Statistics for
Business and Economics, 11th ed., South-Western CENGAGE LEARNING,
2011
[2] Tại đây (2)
[3] Tại đây (3)
[4] Tại đây (4)

21
[5] Tại đây (5)
[6] Tại đây (6)
[7] Tại đây (7)

22

You might also like