You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


----------***----------

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU


ẢNH HƯỞNG СỦА CHIẾN DỊCH MARKETING ĐẾN HÀNH VI MUА
HÀNG BỐС ĐỒNG CỦA GEN Z TRÊN СÁС SÀN ТHƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ Ở VIỆT NAM

Nhóm : 17
Lớp tín chỉ : KET206(HK1 – 2324)2.2
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Phúc
Môn học : Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh
Nhóm sinh viên thực hiện :

Họ và tên MSV
Tăng Phạm Hoài Phương 2215330062
Nguyễn Phan Thùy Linh 2211810036
Trần Tuấn Hà 2214330302
Vũ Tuấn Thái 2214330069
Vũ Huy Đức 2214330026
Vũ Đức Anh 2214330009
Trần Khánh Hiệp 2211330030

Hà Nội, tháng 1 năm 2024


MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU........................................................................................................... 3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................... 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................................. 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.5 Tổng quan nghiên cứu......................................................................................................... 4
1.5.1 Tình hình nghiên cứu thế giới ..................................................................................... 4
1.5.2 Bối cảnh nghiên cứu Việt Nam .................................................................................... 6
1.6 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. СƠ SỞ LÝ ТНUYẾТ - GIẢ ТНUYẾТ NGНIÊN СỨU - MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................................................. 10
2.1 Cơ sở lí thuyết .................................................................................................................... 10
2.1.1 Lý thuyết về mua hàng bốc đồng .............................................................................. 10
2.1.2 Lý thuyết về Social Media Marketing....................................................................... 11
2.1.3 Lý thuyết về Word-of-mouth Marketing ................................................................. 11
2.1.4 Lý thuyết về Influencer Marketing ........................................................................... 12
2.1.5 Lý thuyết về Video Marketing ................................................................................... 12
2.1.6 Lý thuyết về Content Marketing ............................................................................... 13
2.2 . Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 15
3.1 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................................... 15
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................................... 16
3.2.1 Biến độc lập: ................................................................................................................ 16
3.2.2 Biến phụ thuộc: ........................................................................................................... 19
3.2.3 Biến kiểm soát ............................................................................................................. 20
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................................ 20
CHƯƠNG 4. TIẾN HÀNH ......................................................................................................... 21
4.1 Quу trình nghiên сứu ........................................................................................................ 21
4.2 Dự bа́о những thа́сh thứс vа̀ рhương а́n giải quуết ....................................................... 22
CHƯƠNG 5. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU, НẠN СНẾ СỦА NGНIÊN СỨU VÀ GỢI
Ý СНО СÁС NGНIÊN СỨU ТRОNG ТƯƠNG LАI.............................................................. 23
5.1 Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................................. 23
5.2 Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................................... 23
5.3 Gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai ....................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 25
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... 29

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. Hạn chế của các nghiên cứu trước đây .......................................................................... 8
Bảng 2. Thang đo ý định mua..................................................................................................... 17
Bảng 3. Thang đo hành vi mua hàng bốc đồng ......................................................................... 19

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................................... 14
TÓM TẮT
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam,
vai trò của marketing đối với hành vi mua hàng bốc đồng đang trở thành một điểm nổi bật thu
hút sự quan tâm đặc biệt. Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích và đánh giá chi tiết về
cách các chiến lược marketing ảnh hưởng đến quyết định mua hàng bốc đồng trên các sàn
thương mại điện tử của Gen Z ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm việc tiến hành một cuộc khảo sát cẩn thận với nguồn
dữ liệu từ người tiêu dùng trẻ sử dụng các nền tảng thương mại điện tử. Bằng cách phân tích
các phản hồi từ người tiêu dùng và các xu hướng mua sắm, nghiên cứu nhằm xác định rõ ràng
sự tương tác giữa các chiến lược marketing và hành vi mua hàng bốc đồng.
Kết quả dự kiến của nghiên cứu sẽ không chỉ là sự hiểu rõ hơn về cách mà marketing
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, mà còn giúp doanh nghiệp đưa ra các
chiến lược phù hợp để người tiêu dùng đưa ra các quyết định mua hàng đúng đắn. Đồng thời,
người tiêu dùng cũng sẽ có các nhìn nhận sâu sắc hơn về hành vi mua hàng của mình.
Từ khóa: Hành vi mua hàng bốc đồng, GenZ, Marketing, Content Marketing, Social Media
Marketing, Influencer Marketing, Video Marketing, Word-of-Mouth Marketing, Thương mại
điện tử.

2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài


Các năm trở lại đây với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc người tiêu dùng sở
hữu các thiết bị thông minh giúp cho việc mua sắm dễ dàng nhiều hơn thông qua các sàn thương
mại điện tử. Bên cạnh đó, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 cùng với các quy định về giãn
cách xã hội đã khiến cho việc mua sắm trực tuyến phổ biến hơn bao giờ hết.
Có thể nhận ra, yếu tố nội sinh đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của
thương mại điện tử là sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Nhưng bên cạnh công nghệ,
chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố ngoại sinh. Như đã đề cập ở trên, sự bùng phát của đại
dịch COVID-19 chính là một trong số đó. Nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi không đề cập
đến nó mà đề cập đến một yếu tố quen thuộc hơn trong bất kì hoạt động thương mại nào. Đó là
hoạt động tiếp thị hay marketing. Bởi vì các chiến dịch marketing chắc chắn phần nào sẽ tác
động đến hành vi mua hàng thông thường của khách hàng nên nhóm muốn xem xét đến các
hành vi mua hàng bốc đồng của người tiêu dùng. Các hành vi thiếu cân nhắc thường xuất hiện
ở giới trẻ và đồng thời họ cũng tiếp xúc với công nghệ nhiều nhất nên nhóm quyết định đối
tượng nghiên cứu là thế hệ gen Z. Xuất phát từ các nguyên nhân chung trên, nhóm quyết định
lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của marketing đến các hành vi mua hàng bốc đồng của thế
hệ gen Z trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam”. Các lý do chọn đề tài được trình bày
cụ thể hơn dưới đây.
Nghiên cứu muốn hướng đến việc đưa ra những góc nhìn cho người tiêu dùng trẻ về các
hành vi bốc đồng của mình. Điều này giúp họ xem xét các hành vi mua hàng của mình trên các
sàn thương mại điện tử một cách hợp lý hơn, tránh lãng phí, giúp cân đối chi tiêu và quản lý tài
chính hiệu quả.
Việc thực hiện nghiên cứu này không chỉ giúp cho người tiêu dùng có thể nhận thức rõ
hơn về hành vi mua hàng của mình mà đồng thời giúp doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược
kinh doanh hiệu quả. Thông qua các chiến dịch marketing của mình doanh nghiệp sẽ tạo các
ảnh hưởng tích cực hơn cho hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Các hành vi mua hàng bốc
đồng của người tiêu dùng khiến cho họ cảm thấy hối hận và đôi khi gây ra các ảnh hưởng tiêu
cực đến việc tiếp tục mua sắm. Các chiến dịch marketing sẽ giúp thể hiện giá trị cốt lõi trong
sản phẩm mà doanh nghiệp mang đến với khách hàng, giúp cho người tiêu dùng nhận thức đúng
đắn hơn về sản phẩm và từ đó mua hàng một cách chủ động hơn.
Hiểu rõ hơn về cách mà marketing ảnh hưởng đến quyết định mua hàng bốc đồng trên
các sàn thương mại điện tử sẽ là một đóng góp quan trọng cho tri thức ngành, giúp cải thiện và
phát triển các phương pháp kinh doanh và tiếp thị hiệu quả hơn trong lĩnh vực này. Đồng thời,
nó cũng sẽ một lần nữa đi sâu hơn vào tầm quan trọng của marketing đối với thương mại nói
chung và thương mại điện tử nói riêng.
Tóm lại, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của marketing đến quyết định mua hàng bốc đồng
trên các sàn thương mại điện tử mang lại nhiều giá trị không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho
cả ngành và người tiêu dùng.

3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu là đào sâu vào việc hiểu rõ hơn về hành
vi mua sắm của người tiêu dùng khi họ quyết định mua các sản phẩm bốc đồng trên các sàn
thương mại điện tử.
Nghiên cứu cũng nhằm mục đích phân tích cụ thể và chi tiết về cách các chiến lược
marketing ảnh hưởng đến quyết định mua hàng bốc đồng trên các nền tảng thương mại điện tử.
Bằng cách tập trung vào các phương pháp quảng cáo, tương tác trên mạng xã hội, thông điệp
thương hiệu, và các yếu tố khác, chúng ta có thể đánh giá xem chiến lược nào hoạt động tốt
nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đối với quyết định mua hàng.
Mục tiêu khác là xác định những chiến lược kinh doanh thông qua marketing có thể
được tối ưu hóa để nâng cao hiệu suất bán hàng bốc đồng trên các sàn thương mại điện tử. Bằng
cách hiểu rõ hơn về tương tác giữa khách hàng và chiến lược marketing, nghiên cứu có thể đề
xuất những cải tiến và chiến lược mới để tăng cường doanh số bán hàng và tạo ra trải nghiệm
tốt hơn cho người mua.
Cuối cùng là đóng góp vào tri thức ngành và hỗ trợ doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp
thông tin sâu rộng về ảnh hưởng của marketing đối với quyết định mua hàng bốc đồng, nghiên
cứu có thể giúp cải thiện và phát triển các phương pháp kinh doanh và tiếp thị hiệu quả hơn
trong lĩnh vực này, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho các doanh nghiệp về cách tối ưu hóa
chiến lược kinh doanh của họ.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Làm thế nào các thông điệp thương hiệu và chiến lược tương tác trên mạng
xã hội tác động đến quyết định mua sản phẩm bốc đồng?
Câu hỏi 2: Chiến lược quảng cáo nào có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với quyết định
mua hàng bốc đồng trên các sàn thương mại điện tử?
Câu hỏi 3: Các chiến lược tiếp thị cần được điều chỉnh như thế nào để tối ưu hóa kết
quả bán hàng đồng thời nâng cao sự hài lòng của khách hàng khi mua sản phẩm mà không đưa
ra các quyết định bốc đồng?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của marketing đến các hành vi mua hàng bốc đồng của thế
hệ gen Z trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở 5 tỉnh thành dựa theo Chỉ số Thương mại
điện tử của các địa phương. Cụ thể là 5 tỉnh thành có Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam cao
nhất năm 2023 bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh (89,2 điểm), Hà Nội (85,7 điểm), Đà Nẵng
(39,5 điểm), Bình Dương (35,7 điểm), Hải Phòng (25,9 điểm).
Về thời gian: Nghiên сứu lấу dữ liệu năm 2023, sаu thời điểm Nghị định số
85/2021/NĐ-СР сủа Сhính рhủ về thương mа̣i điện tử сhính thứс сó hiệu lưс.
1.5 Tổng quan nghiên cứu
1.5.1 Tình hình nghiên cứu thế giới
Trong những năm 1960-1970, các giao dịch điện tử ban đầu mở ra hướng đi mới cho
việc truyền thông và giao dịch thông qua máy tính. Đó là thời kỳ khởi đầu, khi ý tưởng về
thương mại điện tử bắt đầu hình thành. Sự xuất hiện của Internet trong thập kỷ 1980-1990 mở

4
ra một cánh cửa lớn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các trang web thương
mại điện tử đầu tiên, và từ đó mở ra cơ hội mua bán trực tuyến.
Nhưng sự thay đổi thực sự lớn đã đến từ thập kỷ 2000. Đây là thời kỳ của sự bùng nổ
của thương mại điện tử. Cùng với sự sụp đổ của bong bóng internet (dot-com bubble), cũng là
thời điểm mà các nền tảng thương mại điện tử lớn như Amazon, eBay đã ra đời và phát triển
mạnh mẽ.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã mở ra một cánh cửa mới đầy tiềm năng và
thách thức trong việc mua sắm và kinh doanh trên toàn cầu. Trên sàn thương mại điện tử ngày
nay, việc mua sắm không chỉ là một hoạt động đơn thuần, mà còn là một trải nghiệm tương
tác, đa dạng và đầy tiện ích. Tính tiện lợi và phổ biến của thương mại điện tử đã đưa mọi thứ,
từ sản phẩm hàng ngày đến các dịch vụ đặc biệt, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Các nền tảng lớn như Amazon, Alibaba, eBay đã trở thành nơi mọi người đổ dồn để
tìm kiếm và mua sắm, mở ra một thế giới không giới hạn của sự lựa chọn. Vì vậy mà việc
mua hàng bốc đồng ở trên các sàn thương mại điện tử trở thành một hành vi phổ biến hiện
nay.
Trong bối cảnh trực tuyến, người tiêu dùng rất dễ có những hành động mua sắm không
hợp lý, chẳng hạn như mua sắm bốc đồng (Chen & Zhang, 2015) . Piron (1991) đã cố gắng
xác định hành vi mua hàng bốc đồng bằng cách xem xét các công trình nghiên cứu trước đây
và phát hiện ra rằng các nghiên cứu trước đó cho thấy việc mua sắm bốc đồng rất giống với
hành vi mua hàng không có kế hoạch.
Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng khả năng mua hàng bốc đồng trực tuyến cao hơn
5% so với mua hàng ngoại tuyến (Nielsen, 2017) và số tiền chi cho việc mua sắm bốc đồng
trực tuyến chiếm khoảng 40% chi tiêu trực tuyến của người tiêu dùng (Liu và cộng sự, 2013).
Sự khác biệt chính giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến là cách thu thập thông tin sản
phẩm, nhận thức rủi ro và khả năng người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm tương tự dựa trên
sở thích (Sarkar & Das, 2017).
Theo nghiên cứu định lượng của Nurul Ittaqullah, Rahmat Madjid và Nursaban
Rommy Suleman (2020), sử dụng mô hình hồi quy đa biến đã chỉ ra rằng việc Tiếp thị trên
thiết bị di động, Giảm giá không có tác động lớn tới hành vi mua hàng bốc đồng. Tuy nhiên
yếu tố Lối sống có tác động tích cực và đáng kể đến hành vi mua hàng và yếu tố Sự quan tâm
của người tiêu dùng có ảnh hưởng nhiếu nhất. Hiệu quả của tiếp thị trên thiết bị di động, giảm
giá và phong cách sống cùng nhau (đồng thời) đối với việc mua hàng bốc đồng là 20,9%.
Trong khi 79,1% còn lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
Theo nghiên cứu của Abdul Ghafoor Kazi và cộng sự (2019) cho rằng: Trong nền kinh
tế đương đại bị chi phối bởi chủ nghĩa tiêu dùng, việc mua sắm bốc đồng là một thói quen phổ
biến. Do đó đề xuất nhà tiếp thị và nhà quảng cáo nên cải thiện hoạt động tiếp thị trên mạng
xã hội của mình để thúc đẩy hành vi mua sắm bốc đồng của người tiêu dùng. Đồng thời việc
truyền miêng điện tử (Phản hồi, đánh giá, khuyến nghị của người dùng) đóng vai trò quan
trọng trong gia tăng hành vi mua sắm bốc đồng.
Bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm người tiêu dùng, công cụ tiếp thị
trực tuyến trong hành vi mua bốc đồng của các cửa hàng thời trang trực tuyến, Bangkok Thái
Lan”, Matee Sritanakorn và Chompu Nuangjamnon (2021) đã sử dụng phương pháp thống kê
mô tả và suy luận số liệu thống kê để phân tích dữ liệu như tần suất, tỷ lệ phần trăm, giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn (S.D.) và hồi quy tuyến tính bội (MLR) để mô tả hồ sơ nhân khẩu
học và mối quan hệ nhân quả giữa các biến. Trong nghiên cứu bài này, nhóm tác giả đã cho
5
thấy thấy sự phù hợp lý tưởng, ý thức thời trang, chủ nghĩa vật chất, thuộc tính sản phẩm, chất
lượng nền tảng trực tuyến và khuyến mãi bán hàng trực tuyến có tác động tích cực đáng kể
đến việc mua sắm bốc đồng ở giá trị p nhỏ hơn 0,05, trong khi đó, tác động tích cực cảm xúc
đã không hỗ trợ được giả thuyết.
Ở một khía cạnh khác, trong bài nghiên cứu của Satinder Kumar và Arshveer Kaur
(2018) phân tích các yếu tổ về : Hành vi cá nhân; Các yếu tố tình huống; Khuyến mãi và Các
vấn đề đạo đức nhận thấy rằng cả 4 yếu tố đều có tác động lớn hành vi mua hàng bốc đồng ở
sinh viên từ đó đề xuất cho các nhá bán lẻ điện tử xây dựng các chiến lựợc cụ thể nhằm nhằm
tiếp thị và chào bán các mặt hàng phù hợp với từng đối tượng nhất định
Thêm vào đó, bài nghiên cứu “Phân tích tổng hợp về hành vi mua sắm bốc đồng trực
tuyến và tác động điều tiết của đòn bẩy phát triển kinh tế” của Yang Zhao và cộng sự (2021)
tập trung vào 13 yếu tố chính. Cụ thể, các yếu tố được phân thành 3 loại sau: kích thích trang
web (bảo mật trang web, khả năng điều hướng trang web, trang web hấp dẫn trực quan, tính
tương tác và dễ sử dụng), kích thích tiếp thị (sự khan hiếm, tính mới, giá cả và khuyến mãi)
và kích thích tình cảm (kích thích, niềm vui, tích cực, cảm xúc và cảm xúc tiêu cực). theo như
kết quả của nghiên cứu, những yếu tố này có ý nghĩa quan trọng và tích cực liên quan đến
mua hàng bốc đồng trực tuyến ngoại trừ bảo mật trang web, giá cả, tính mới và cảm xúc tiêu
cực. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng xác minh khả năng ứng dụng và hiệu quả của các phương
pháp phân tích tổng hợp trong lĩnh vực này của hệ thống thông tin, cung cấp những ý tưởng
và phương pháp mới cho nghiên cứu liên quan
Bài nghiên cứu định lượng về “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng
ngẫu hứng đối với các trang web bán hàng” của nhóm tác giả Mohammad Abdul Matin
Chowdhury (2021) đã sử dụng mô hình S-O-R để tìm cách xác định rõ ràng các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng đối với các trang web bán lẻ điện tử. Dữ liệu khảo sát
được phân tích bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng
phần (PLS-SEM). Kết quả chỉ ra rằng kích thích trang web không có mối quan hệ tích cực
đáng kể với hành vi mua sắm bốc đồng trực tuyến, nhưng mối quan hệ gián tiếp được tìm thấy
có liên quan đến hành vi mua sắm bốc đồng. Kết quả cũng nhấn mạnh rằng kích thích trang
web, kích thích tiếp thị và sự đa dạng của sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến sự thích thú
nhận thức, trong đó sự thích thú nhận thức là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về hành vi mua sắm
bốc đồng trực tuyến.
1.5.2 Bối cảnh nghiên cứu Việt Nam
Việt Nam, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, đã trải qua một cuộc cách mạng
trong hành vi mua sắm từ việc đến các cửa hàng truyền thống sang việc sử dụng sàn thương
mại điện tử. Hành trình này không chỉ là sự thay đổi về cách tiếp cận hàng hóa mà còn là một
bước tiến lớn trong cách mà người tiêu dùng tương tác và thực hiện giao dịch mua bán. Xuất
phát từ những ngày đầu non trẻ, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam chỉ là một điểm
sáng nhỏ trong lòng người tiêu dùng. Những trang web đầu tiên xuất hiện nhưng chưa tạo nên
được sức ảnh hưởng lớn đối với đám đông. Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu này đã làm nên
nền tảng quan trọng cho sự phát triển đáng kể sau này.
Những năm tiếp theo, từ 2010 đến 2015, là giai đoạn quan trọng khi thị trường bắt đầu
thể hiện sự phổ biến của internet và smartphone. Điều này đã đánh thức nhu cầu mua sắm trực
tuyến ở người tiêu dùng. Các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee... đã
nhanh chóng thu hút người dùng bằng chiến lược tiếp thị sáng tạo và chính sách giá cạnh
tranh. Sự tin cậy vào môi trường mua sắm trực tuyến và chất lượng dịch vụ cũng trở nên quan
6
trọng hơn, tạo đà để người tiêu dùng chuyển từ môi trường mua sắm truyền thống sang môi
trường trực tuyến.
Từ năm 2015 trở đi, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam bước vào giai đoạn
bùng nổ. Số lượng người dùng và doanh số bán hàng trực tuyến tăng vọt, tạo nên một sức hút
mạnh mẽ. Sự cạnh tranh giữa các sàn thương mại điện tử lớn và các đối thủ mới đã tạo ra một
môi trường đa dạng, đầy ưu đãi cho người tiêu dùng. Vì vậy mà ngày các nhiều mặt hàng đa
dạn, giá cả ưu đãi tăng lên. Sự tiện lợi, giá rẻ ấy tạo ra cho tâm lí người tiêu dùng Việt Nam
những hành vi mua hàng bốc đồng trên các sàn thương mại điện tử.
Bài nghiên cứu “Tác động của so sánh xã hội đến lòng tự trọng, sự đố kị và hành vi
mua sắm bốc đồng của khách hàng trên các trang mạng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh”,
Trần Văn Đạt (2021) đã kết luận răng hiện tượng so sánh xã hội xuất hiện ở những người mua
hàng trực tuyến và nó đã tạo ra 2 tâm lý tiêu cực đó là suy giảm lòng tự trọng và sự đố kị.
Chính hai tâm lý tiêu cực này đã kích thích việc mua sắm bốc đồng gia tăng. Đa phần khi
khách hàng thực hiện hành vi mua sắm bốc đồng này chủ yếu là giải quyết việc xoa dịu và bù
đắp cho tâm lý tiêu cực. Ngoài ra, việc mua sắm này giúp khách hàng thấy mình không thua
thiệt với những người khác mà bản thân họ so sánh trên mạng xã hội chứ hoàn toàn họ không
tập trung vào sự hữu ích thật sự của sản phẩm này mang lại dẫn tới tình trạng lãng phí tiền,
vay mượn để mua sắm và lạm dụng thẻ tín dụng
Trong bài viết “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng bốc đồng
của người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh Covid-19”, Đặng Kim Thoa và Nguyễn Ngọc
Diệp (2023). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự quá tải thông tin về Covid-19 và nhận thức về
COVID-19 là có ảnh hưởng đến nỗi sợ COVID-19 và từ đó dẫn tới hành vi mua sắm bốc
đồng của người Việt Nam. Các yếu tố khác như sự khan hiếm các sản phẩm thiết yếu và mua
sắm tích trữ cũng đóng một vai trò quan trọng trong hành vi mua sắm bốc đồng của người dân
Việt Nam. Những phát hiện này góp phần hiểu rõ hơn về cách COVID-19 kích hoạt hành vi
mua hàng bốc đồng của người tiêu dùng thông qua cảm xúc sợ hãi và đề xuất nhiều hàm ý
quản lý cho Chính phủ, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách về cách kiểm soát nỗi
sợ hãi của người tiêu dùng và thúc đẩy tiêu dùng lành mạnh trong bối cảnh bất ổn như
COVID-19.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Nguyễn Minh Trường- Võ Thị Ngọc Thúy
(2018) về chủ đề “Nghiên cứu các yếu tố tác động tới thúc giục mua sắm ngẫu hứng của
khách hành ở siêu thị” tìm hiểu về các tác động của yếu tố cá nhân (tiền sẵn có, thời gian sẵn
có, gia đình, hưởng thụ mua sắm) và yếu tố môi trường (Khuyễn mãi, nhân viên, không gian
dịch vụ, trưng bày) tới việc thục giục mua hàng ngẫu hững của người tiêu dùng tại siêu thị.
Từ đó đề xuất một số hàm ý giúp cho các nhà quản trị hoạch định chiến lược kinh doanh Siêu
thị tại Việt Nam như cần chú trong tới trạng thái cảm xúc khách hàng, liên kết các tổ chức tín
dụng, ngân hàng trong khuyến khích chi tiêu tín dụng hay đa dạng chượng trình, hình thức
khuyến mãi để kích thích việc mua hàng nhiều hơn
1.6 Khoảng trống nghiên cứu
Những nghiên cứu trên đã phân tích rất sâu về cơ sở lý luận yếu tố ảnh hưởng tới việc
mua hàng bốc đồng trên các sàn thương mại điện tử, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau và ở nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một số hạn chế
nhất định. Thông qua lịch sử nghiên cứu, nhóm đưa ra một số hạn chế của các bài nghiên cứu
như sau: Phạm vi nghiên cứu chưa đủ lớn dẫn tới thiếu khách quan khi đưa kết luận, các bài
viết nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ các nước châu Âu và châu Mỹ - nơi mà trình độ phát
7
triển và văn hóa kinh tế khác với Việt Nam dẫn tới việc không phù hợp và ứng dụng vào nước
mình. Вên сạnh đó, Shаrmа, Sivаkumаrаn và Маrshаll (2011) đã đưa ra quan điểm rằng tiêu
dùng ở những nền văn hóa tập thể ở các nước Châu Á như Việt Nam hay Trung Quốc thường
có xu hướng tập trung vào các mục tiêu xã hội hơn là cá nhân vì vậy mà việc mua hàng bốc
đồng trên các sàn thương mại điện tử thường có tỉ lệ thấp hơn các nước khác. Thêm vào đó,
các bài nghiên cứu chỉ chú trọng phân tích các yếu tố nội sinh (như tính cách, tâm
trạng ,...v..vv) và các yếu tố ngoại sinh đơn lẻ mà chưa có sự bao quát về tổ này. Nhận thấy
điều đó, nhóm nghiên cứu đề xuất tiến hành nghiên cứu 5 đối tượng sau : Truyền thông mạng
xã hội (Social Media Marketing), Truyền miệng (Word-of-mouth Marketing), Người có ảnh
hưởng (Influencer Marketing), Truyền thông thông qua video (Video Marketing) và Nội dung
tiếp thị (Content Marketing). Dưới đây là một số hạn chế của các nghiên cứu mà nhóm tìm
hiểu :

Bảng 1. Hạn chế của các nghiên cứu trước đây

Phương
Tên đề tài Hạn chế
pháp

Tác động của so sánh xã hội đến lòng - Phạm vi nghiên cứu chỉ nằm ở Tp.Hồ
Nghiên cứu
tự trọng, sự đố kị và hành vi mua sắm Chí Minh
định lượng
bốc đồng của khách hành trên các - Chỉ tập trung vào yếu tổ chủ quan của
và định tính
trang mạng xã hội tại Thành phố Hồ khách hàng, dẫn dễ tới tình trạng bias
Chí Minh

- Mẫu nghiên cứu được chọn theo


Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng phương pháp phi xác suất do hạn chế về
Nghiên cứu
tới hành vi mua hàng bốc đồng của thời gian, kinh phí và giãn cách xã hội
định lượng
người tiêu dùng Việt Nam trong bối - Các mẫu chưa được phân bổ đều giữa
cảnh Covivd-19 các vùng nên chưa đảm bảo được tính so
sánh
The Impact of Social Media on Nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu nhỏ
Impulse Buying Behaviour in định lượng - Yếu tố nghiên cứu chỉ một đối tượng là
Hyderabad Sindh Pakistan và định tính truyền thông xã hội
- Chỉ tập trung vào đặc điểm người tiêu
dùng, các công cụ tiếp thị trực tuyến
trong hành vi mua sắm ngẫu hứng của
Nghiên cứu các cửa hàng thời trang trực tuyến tại
The Factors Affecting Consumer định lượng Bangkok, Thái Lan
Traits, Online Marketing Tools in - Mẫu số liệu thu thập chỉ là trải nghiệm
Impulsive Buying Behavior of Online của mua hàng thời trang trên sàn thương
Fashion Stores, Bangkok Thailand mại điện tử

8
- Thời gian tiến hành nghiên cứu là tháng
10 năm 2020 đưa ra những kết quả khác
do sự thay đổi thị trường hiện nay

- Chỉ được thực hiện ở Chandigarh trên


các sinh viên sắp vào đại học và cỡ mẫu
Nghiên cứu
nhỏ.
định lượng
Understanding Online Impulsive - Nhóm đối tượng nghiên cứu chỉ ở trong
Buying Behaviour of Students phạm vi là các bạn sinh viên
- Số lượng nghiên cứu liên quan có thể
được sử dụng để phân tích tổng hợp các
Nghiên cứu mua sắm bốc đồng trực tuyến bị hạn chế.
A Meta-Analysis of Online Impulsive định lượng - Nghiên cứu sử dụng tính sẵn có của dữ
Buying and the Moderating Effect of liệu nên độ chính xác về thực tế là không
Economic Development Level thể tuyệt đối

Nghiên cứu các yếu tố tác động tới - Chỉ dừng lại ở nghiên cứu các yếu tố
Nghiên cứu
thúc giục mua sắm ngẫu hứng của con người và môi trường tại siêu thị
định lượng
khách hành ở siêu thi - Phạm vi nghiên cứu chỉ ở Tp. Hồ Chí
Minh nên tính tổng thể chưa cao
- Hạn chế về thời gian nên dữ liệu được
thu thập thông qua các nền tảng trực
tuyến và mạng xã hội và người trả lời
chủ yếu đến từ khu vực Thung lũng
Analysis of FactorsInfluencing Klang.
Nghiên cứu
Impulse Buying Behaviortowardse- - Do lệnh kiểm soát đi lại (MCO) được
định lượng
Tailing Sites áp dụng ở Malaysia nhằm hạn chế sự lây
lan của Covid-19, việc phân phối bảng
câu hỏi trực tiếp đã bị gián đoạn và việc
thu thập dữ liệu thay thế được thực hiện
trực tuyến và qua mạng xã hội.
- Việc thực hiện nghiên cứu cần đến sự
cho phép của trụ sở chính nhà hàng vì thế
A study of the factors influencing Nghiên cứu thời gian phê duyệt khá lâu
customers' implusive buying định lượng - Phỏng vấn và khảo sát khách hành sau
behavior in restaurants khi dùng bữa dễ gây tới sự bất tiện nên
đa số khách hàng đều từ chối

9
CHƯƠNG 2.СƠ SỞ LÝ ТНUYẾТ - GIẢ ТНUYẾТ NGНIÊN СỨU - MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lí thuyết
2.1.1 Lý thuyết về mua hàng bốc đồng

Hawkins Stern khi còn đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Stanford ở Nam California
vào năm 1962 đã tập trung nghiên cứu về hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Chính học
thuyết của ông đã tạo tiền đề quan trọng cho rất nhiều học thuyết sau này về hành vi mua hàng
bốc đồng. Cũng trong năm đó, Starn đã viết một bài báo nói về “Tầm quan trọng của việc mua
sắm bốc đồng ngày nay” và bài viết đó đã mô tả hành vi thực tế “Mua hàng hấp dẫn gợi ý” của
người tiêu dùng. Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra định nghĩa rằng hành vi mua hàng bốc đồng
là hành vi mua hàng mà không theo kế hoạch được lên từ trước.

Theo D'Antoni và Shenson (1973), có thể phân biệt các loại hành vi của người tiêu dùng
về mức độ mua hàng ngẫu hứng với mua hàng nhanh chóng thông qua các giai đoạn quyết định
mua hàng của người tiêu dùng. Đối với Weinberg và Gottwald (1982) hành vi mua hàng bị chi
phối bởi cảm xúc chủ yếu bị phản ứng bởi các tác động xung quanh, có tính kiểm soát thấp là
hành vi mua hàng ngẫu hứng

Dưới góc nhìn của Rook (1987), hành vi mua hàng ngẫu hứng xuất hiện “khi người tiêu
dùng trải nghiệm cảm giác bất chợt, mang tính thôi thúc mua lập tức. Điều này biểu hiện trạng
thái cảm xúc phức tạp, có thể tạo ra trong suy nghĩ hay tình cảm của người tiêu dùng những
mâu thuẫn nhất định”. Bên cạnh đấy, người tiêu dùng thường ít quan tâm tới việc mua hàng bốc
đồng của chính bản thân mình. Bên cạnh Stern, học thuyết của Rook đã tạo ra bước ngoặt khi
đưa ra định nghĩa hoàn toàn khác về lĩnh vực lý thuyết hành vi mua hàng bốc đồng của người
tiêu dùng.

Beatty và Ferrell (1998) quan niệm: “Mua ngẫu hứng là hành vi mua ngay lập tức không
có ý định trước mua một sản phẩm cụ thể nào đó”. Hành vi này xảy ra sau khi trải qua một cảm
giác thôi thúc mua và nó có xu hướng là tự phát không cần phải trải qua quá trình đánh giá sản
phẩm”

Block và Morwitz (1999) đã khám phá việc sử dụng danh sách mua sắm như một công
cụ hỗ trợ cho việc mua hàng của người tiêu dùng qua các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung danh
sách mua sắm cũng như việc mua hàng có kế hoạch và không có kế hoạch. Nghiên cứu chỉ ra
rằng hành vi mua hàng bốc đồng dễ kích thích và không thể cưỡng lại được nhưng lại có ít sự
cân nhắc hơn khi đặt lên bàn cân với hành vi mua hàng có kế hoạch.

Đối với các nghiên cứu gần đây, Kacen & Lee (2002) hay Sharma, Sivakumaran &
Marshall (2010) cho rằng hành vi mua ngẫu hứng là những đặc trưng của hành động mua hàng
không có kế hoạch được ra quyết định với tốc độ nhanh chóng, cũng như khao khát mong muốn
sở hữu loại hàng hóa đó ngay tức khắc.

Nghiên cứu của Yalin Chen (2013) chỉ ra rằng mua sắm bốc đồng cũng chịu ảnh hưởng
do việc thiếu tự chủ ở một cá nhân cũng như liên quan tới tính cách. Việc say mê đắm chìm vào
mua hàng bốc đồng là do nhu cầu sở hữu sản phẩm tăng đột ngột và tức thời. “Cảm xúc, Các
khuyến nghị, đánh giá, Sự hấp dẫn của sản phẩm, Sự hấp dẫn của cửa hàng trực tuyến, Yếu tố

10
ngẫu hứng của cá nhân” là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng
bốc đồng.

Тhео những định nghĩа được đưa ra ở trên, hành vi mua hàng bốc đồng được hiểu với
khái nhiệm sau: (1) là hành vi muа hàng không có dự định từ trước hay là hành vi mua hàng
đột ngột; (2) xảу rа khi người muа hàng bị kíсh thíсh và thôi thúс để muа hàng; (3) thiên hướng
cảm tính, ít mang tính lý tính.
2.1.2 Lý thuyết về Social Media Marketing

Tracy L. Tuten và Michael R. Solomon đã phát hành cuốn sách Social Media Marketing
(2018) chỉ ra rằng Social Media Marketing là việc sử dụng các kênh mạng xã hội hay social
media để xây dựng các hoạt động nhằm kêu gọi tương tác, truyền tải thông điểm nhằm xây
dựng nên thương hiệu truyền thông. Đặc điểm đã tạo nên sự khác biệt giữa marketing truyền
thống và social media chính là bản chất môi trường social media.

Tiến sĩ Tracy L.Tuten đã phát triển mô hình Social Media thành 4 nhóm chính. Mô hình
này cũng đồng thời được nhắc tới qua cuốn sách “Social Media Marketing: A Practitioner Guide
(2017)” của tiến sĩ Marc Oliver Opresnik, Philip Kotler và Svend Hollensen bao gồm: Social
Publishing, Social Commerce, Social Entertainment và Social Community.

Tóm lại Social Media Marketing (SMM) được hiểu nôm na là kênh tiếp thị truyền thông
trên các mạng xã hội, là một trong những phương thức truyền thông đại chúng trên các nền tảng
dịch vụ trực tuyến và là xu hướng truyền thông theo định hướng khác truyền thông trước đây.

Khoa & Huynh (2022) đã chỉ ra trong bài nghiên cứu rằng người dùng thường có xu
hướng truy cập các dịch vụ truyền thông xã hội qua các sản phẩm công nghệ như web trên máy
tính, điện thoại hoặc các app được tải về trên các thiết bị điện tử. Cũng xuyên suốt thời gian
qua, thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển thần tốc của thế giới ảo nói chung và mạng xã
hội nói riêng, điều này đồng nghĩa đã có những ảnh hướng nhất định tới con người chúng ta.
Social Media Marketing không chỉ đem lại cho người dùng khả năng truy cập thông tin mà còn
chia sẻ tham gia vào các nội dung đa dạng, riêng tư cũng như tạo sự khác biệt lớn đối với Digital
Marketing - theo nghiên cứu của Chen và các cộng sự (2018)

Social Media Marketing đã dần trở thành một trong những phương pháp truyền thông
hiệu quả dựa vào tính phổ biến của mạng truy cập Internet. Đây là hình thức quảng cáo mới
nhất và phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, điều này lại dấy lên những vấn đề quan ngại trong
việc sử dụng Social Media Marketing, thứ có thể dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong
môi trường tương tác theo nghiên cứu Alalwan và cộng sự (2017). Ngày này phương tiện truyền
thông đã dần trở nên ưu tiên số một của nhiều nhãn hàng.
2.1.3 Lý thuyết về Word-of-mouth Marketing

Theo định nghĩa từ Anderson (1998) cho biết rằng word of mouth (WOM) là hình thức
truyền thông giữa các bên có liên quan đến việc đánh giá về sản phẩm/dịch vụ nào đó mà không
có sự can thiệp của quảng cáo. Marketing truyền miệng (Word of mouth marketing) là việc
truyền tải các thông tin từ người này sang người khác về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Ngoài ra, marketing truyền miệng còn có một hình thức khác nữa khi mà thời đại công nghệ
internet ngày một phát triển đó chính là các hoạt động tương tác trên mạng xã hội như like, bình
luận hay chia sẻ,…
11
Đối với Andy Sernovitz (2006) Marketing truyền miệng là marketing kết hợp với sự
truyền miệng. Đó là một hình thức marketing mới, có thể biến thành hành động, dễ theo dõi và
lập kế hoạch như bất kỳ hình thức marketing nào. Andy cũng đưa ra 05 yếu tố quan trọng trong
WOM:

• Talker: Là người đã mua và sử dụng sản phẩm đóng vai trò quảng bá sản phẩm qua
miệng
• Topics: Chủ đề bàn tán hay đơn giản là sản phẩm của doanh nghiệp
• Tools: Công cụ để quảng bá sản phẩm sắp tới của bạn.
• Taking part: Sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp
• Tracking: Sử dụng các công cụ đo lường trực tuyến để biết được.

Trong một cuộc khảo sát từ ReferralCandy về mức độ tin tưởng của khách hàng đối với
các yếu tố truyền miệng (word of mouth), ý kiến trực tuyến (online opinions), quảng cáo
(advertising) đã cho ra kết quả như sau: 92% khách hàng tin vào truyền miệng, 70% khách hàng
tin vào ý kiến trực tuyến và 58% khách hàng tin vào quảng cáo. Điều này đã chỉ ra yếu tố rằng
trải nghiệm của những khách hàng với một thương hiệu cụ thể thường trở thành nguồn thông
tin cho nhiều người tiêu dùng vì chúng dễ liên hệ và đáng tin cậy hơn.
2.1.4 Lý thuyết về Influencer Marketing

Influencer có thể được dịch là “Người có tầm ảnh hưởng” – là những người nổi tiếng ở
một lĩnh vực hay cộng đồng nào đó, được nhiều người biết đến trên diện rộng. Những influencer
là những người tạo ra nội dung, xu hướng mới trên các nền tảng mạng xã hội. Hoặc một số nghệ
sĩ nổi tiếng, Streamer, Beauty Blogger, Vlogger hay YouTuber,…có lượng follow và tương tác
cao nhất định sẽ được xem là một Influencer. Những đối tượng này có sức ảnh hưởng cao đến
quyết định mua hàng của người xem. Vì vậy, họ có thể trở thành gương mặt đại diện để quảng
bá hình ảnh, kích cầu tiêu dùng một loại sản phẩm/dịch vụ cho một nhãn hàng nào đó.

Còn marketing sử dụng người có ảnh hưởng, hay còn gọi là Influencer Marketing, được
Forbes định nghĩa như sau: "Influencer Marketing là hình thức marketing nhằm xác định tiếp
cận từng cá nhân và gây ảnh hưởng lên quyết định mua hàng của những khách hàng tiềm năng".
Taplnfluence - một trong những công ty hàng đầu chuyên về marketing sử dụng người có ảnh
hưởng định nghĩa đây là "một kiểu marketing tập trung vào việc sử dụng những người có ảnh
hưởng để truyền đạt thông điệp của nhãn hiệu đến một thị trường to lớn hơn" (Tapinfluence,
2017). Sudha and Sheena (2017) cho rằng Marketing sử dụng người có ảnh hưởng, sử dụng
những cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến tệp khách hàng mục tiêu của một nhãn hiệu và do
đó, mục tiêu của hình thức marketing này chính là để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Chaffey
& Ellis-Chadwick (2012) thì cho rằng “Influencer Marketing có thể là loại hình truyền thông
có tài trợ thông qua những cá nhân có sức ảnh hưởng nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu".
Tuy nhiên, tác động của những người có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng không
phải lúc nào cũng tích cực. Những lo ngại liên quan đến tính minh bạch, tiêu chuẩn không thực
tế và đạo đức có thể nảy sinh, chẳng hạn như tài trợ không được tiết lộ hoặc nội dung gây hiểu
lầm.
2.1.5 Lý thuyết về Video Marketing

Theo Margisto [7], tiếp thị bằng video là khả năng sử dụng video như một cách để giao
tiếp với khách hàng với tần suất phù hợp và mang lại lợi tức đầu tư (Return On Investment -
12
ROI) lớn. Nó là một phương tiện truyền thông kỹ thuật số kết hợp sức mạnh kể chuyện của
truyền hình cùng với sự thuận tiện, tính xác thực của phương tiện truyền thông xã hội. Tiếp thị
bằng video có ảnh hưởng sâu sắc đến phương thức kinh doanh và rộng hơn là cách chia sẻ thông
tin và văn hóa toàn cầu.

Video Marketing có thể hiểu theo một cách đơn giản nhất chính là dùng video để tiếp
thị một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Sản phẩm có thể là video về một thương hiệu lớn,
dịch vụ hay là thương hiệu cá nhân của riêng bạn. Mục đích là nhằm quảng bá những sản phẩm
của công ty và giới thiệu đến người tiêu dùng. Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, âm thanh,
thông điệp và cả hiệu ứng để truyền tải một cách nhanh chóng và chính xác đến khán giả, đặc
biệt là nhóm khách hàng mục tiêu. Các thương hiệu có thể sử dụng video trên nhiều kênh và
định dạng kỹ thuật số khác nhau, bao gồm trang web riêng của họ, tiếp thị trên mạng xã hội,
quảng cáo có lập trình, v.v.

Video marketing bắt đầu thực sự vào năm 2005 với sự ra đời của YouTube. Google mua
lại YouTube vào tháng 10 năm 2006, và đến năm 2009 đã có 7 dạng quảng cáo khác nhau trên
nền tảng này.

Theo nghiên cứu của blog nổi tiếng HubSpot, khi công nghệ tạo video chất lượng trở
nên dễ dàng hơn, video đã trở nên phổ biến hơn với các nhà marketing. Nhưng đó không phải
là lý do duy nhất khiến video trở thành hình thức giao tiếp chủ đạo ngày nay. Đầu tiên, sự phát
triển của công nghệ điện thoại thông minh đã khiến việc xem video trở nên dễ dàng và thuận
tiện hơn. Sau đó, đại dịch đã tăng cường tiêu thụ media trực tuyến lên cao hơn 215% ở Mỹ.
Sang năm 2022, người xem dành trung bình 19 giờ mỗi tuần để xem video trực tuyến. Các
thương hiệu muốn trở nên vượt trội không thể bỏ qua video marketing.
2.1.6 Lý thuyết về Content Marketing

Theo Content Marketing Institute, Tiếp thị nội dung (Content Marketing) là một kỹ
thuật tiếp thị tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp, nhất quán để thu hút và có được
một đối tượng được xác định rõ ràng với mục tiêu thúc đẩy hành động có lợi của khách hàng
(Content Marketing Institute, 2012). “Content Marketing” là một kỹ thuật tạo và phân phối nội
dung để thu hút, có được và hiểu rõ đối tượng liên quan đến mục tiêu được xác định, với mục
tiêu tạo ra lợi nhuận cho khách hàng và tạo ra sự tương tác, lòng trung thành của khách hàng
với thương hiệu (Lou và Xie, 2021). “Content Marketing” đã được xác định là một phần của
tiếp thị trong nước kỹ thuật số (Opreana và Vinerean, 2015), với nhiệm vụ “thu hút khách hàng
tiềm năng, giữ chân khách hàng hiện tại và chuyển đổi những người tiêu dùng tiềm năng bằng
cách phát triển các hình thức nội dung khác nhau mà khách hàng tiềm năng coi là có giá trị và
sẽ sử dụng nội dung để truy cập vào một trang web để tìm hiểu thêm hoặc tiếp xúc với một ưu
đãi tiếp thị”

Một định nghĩa chính thức về Content Marketing được Joe Pulizii1- là tác giả bán chạy
nhất của bảy cuốn sách Content Marketing bao gồm cuốn sách mới nhất của ông, Content Inc.,
chia sẻ trên trang web Content Marketing Institute như sau: “Content Marketing là một quy
trình tiếp thị trong kinh doanh với trọng tâm là việc sản xuất và phân phối những nội dung phi
thương mại thực sự có giá trị thông tin để thu hút và duy trì được tình cảm, sự trung thành của
một nhóm khách hàng mục tiêu. Mục đích sau cùng của Content Marketing là chuyển hóa người

13
tiêu thụ nội dung thành những khách hàng thực tế, tạo ra doanh thu bằng việc tiêu thu sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.”

Một cách đơn giản hơn, Content marketing là một hình thức tiếp thị nội dung trên các
kênh truyền thông trực tuyến, được người kinh doanh thường xuyên sử dụng trong các chiến
lược truyền thông. Các doanh nghiệp ứng dụng content marketing trong việc tạo ra các nội dung
hấp dẫn, thu hút và mang lại giá trị hữu ích với mục đích tăng nhận thức về sản phẩm/dịch vụ.

Tiếp thị nội dung không giống với content thông thường, chỉ tập trung vào giới thiệu và
PR sản phẩm/dịch vụ. Content marketing tập trung chính vào khách hàng, trả lời các câu hỏi
quan trọng của khách hàng và đưa ra giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề.
2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa theo các lý thuyết trên, nhóm nghiên cứu đưa ra các giả thuyết

Н1: Social Media Marketing táс động tiêu cực (-) đến hành vi muа hàng bốс đồng.

Н2: Word-of-mouth marketing táс động tích cực (+) đến hành vi muа hàng bốс đồng.

Н3: Content marketing сó táс động tíсh сựс (+) đến hành vi muа bốс đồng.

Н4: Influencer marketing сó táс động tiêu сựс (-) đến hành vi muа bốс đồng.

Н5: Video marketing сó táс động tíсh сựс (+) đến hành vi muа hàng bốс đồng.

ial Media Marketing


Social Media Marketing
H2
H3A
Word-of-mouth marketing
Tâm lý sợ bỏ lỡ mặt hàng
H3B

Content marketing H4 H1

H5
Influencer marketing Hành vi mua hàng bốc
đồng

H6
Video marketing

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

14
CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài này tập trung nghiên cứu cơ chế tác động đến hành vi mua hàng bốc đồng của
người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại điện tử. Để đảm bảo tính xác thực của kết quả
nghiên cứu, những người đã có trải nghiệm mua sắm online là Gen Z ở Việt Nam được chọn
làm nhóm mục tiêu khảo sát, giúp đánh giá khách quan hành vi mua hàng bốc đồng của người
tiêu dùng trên thương mại điện tử.

Nghiên cứu này áp dụng mô hình thực chứng và sử dụng phương pháp định lượng. Dữ
liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát do nhóm tự thiết kế và các phương trình
có cấu trúc được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các biến số và kiểm tra các giả thuyết
nghiên cứu.

3.1 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp lấy mẫu mà nhóm nghiên cứu lựa chọn là phương pháp chọn mẫu phi
xác suất (lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi và có thể chọn các đối tượng có thể tiếp cận được) kết
hợp với chọn mẫu phân tầng.

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson,
Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu
tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng
phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m (m là số lượng câu hỏi trong bài). Đề
tài này có 40 biến quan sát nên cần ít nhất số mẫu là 200 (40 x 5 = 200) quan sát. Do đó,
nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 đối tượng đã từng mua sắm trực tuyến trên các sàn
thương mại điện tử để đảm bảo độ tin cậy cho bài nghiên cứu.

Hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) là hai công cụ
được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ. Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha được sử
dụng để loại các biến không phù hợp khi chúng có hệ số tương quan biến - tổng (Item – total
correlation) nhỏ hơn 0,3. Theo Hair & cộng sự (2010) tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ
số tin cậy (Cronbach’s alpha) lớn hơn 0,6.

Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng để loại đi các biến quan sát có trọng số tải
(factor loading) nhỏ hơn 0,5. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc
lớn hơn 50% và trọng số nhân tố lớn nhất từ 0,5 trở lên. Hệ số KMO nằm trong khoảng 0,5 ≤
KMO ≤ 1 thì có thể xem phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa
nhỏ hơn 0,05 thì có thể xem các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hair &
cộng sự, 2010)

Nhóm nghiên cứu chọn mẫu phân tầng ở 5 tỉnh thành dựa theo Chỉ số Thương mại
điện tử của các địa phương. Cụ thể là 5 tỉnh thành có Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam

15
cao nhất năm 20231 bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh (89,2 điểm), Hà Nội (85,7 điểm), Đà
Nẵng (39,5 điểm), Bình Dương (35,7 điểm), Hải Phòng (25,9 điểm). Đồng thời, nhóm nghiên
cứu cũng cùng nhau đến 5 tỉnh thành này và vận dụng các mối quan hệ của cá nhân để thu
thập các mẫu thuận tiện nhằm đạt được số lượng đối tượng quan sát như mong muốn.

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để đánh giá сhính xáс hành vi muа hàng bốс đồng сủа người tiêu dùng Việt Nаm trên
сáс sàn thương mại điện tử; nghiên сứu sử dụng dữ liệu sơ сấр đượс thu thậр bằng cuộc khảо
sát sẽ được thực hiện quа bảng hỏi bằng cả kênh ngoại tuyến và trựс tuуến. Quá trình lựa
chọn sẽ nhằm mục đích đảm bảo sự đa dạng trong quần thể mẫu. Tất cả những người tham gia
sẽ được yêu cầu cung cấp sự đồng ý rõ ràng trước khi tiến hành khảo sát; quyền riêng tư và
bảo mật của họ sẽ được duy trì nghiêm ngặt trong suốt quá trình nghiên cứu. Dữ liệu được thu
thập sẽ sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê định lượng. Những kỹ thuật này sẽ cho phép
nhóm nghiên cứu kiểm tra và giải thích dữ liệu theo cách số học và khách quan, cung cấp
những hiểu biết sâu sắc có giá trị về các mục tiêu nghiên cứu.

Trong trường hợp thu thập dữ liệu trực tuyến, bảng hỏi sử dụng nền tảng Google
Forms và Qualtrics, sau đó gửi đến các đối tượng khảo sát qua Email và mạng xã hội
(Facebook, Zalo, Viber, Telegram, Twitter, …). Mặt khác, để thu thập dữ liệu ngoại tuyến,
nhóm nghiên cứu cũng vận dụng các mối quan hệ cá nhân để đạt được số lượng phản hồi như
ý.

Bảng hỏi khảo sát được thiết kế bao gồm 46 câu hỏi. Тrướс tiên, nhóm nghiên сứu sử
dụng câu hỏi sàng lọc để chọn lọc các đối tượng mục tiêu khа́сh thể сủа nghiе̂n сứu. Tiếp theo
là 3 phần chính: (1) thông tin nhân khẩu học, (2) các chiến dịch marketing ảnh hưởng đến
hành vi muа hàng trên sàn thương mại điện tử và (3) đánh giá hành vi muа hàng bốс đồng
trên sàn thương mại điện tử сủа người thаm giа khảо sát.

Dựa trên cơ sở lý thuyết trên, nhóm nghiên cứu đã áp dụng thang đo phù hợp cho các biến
như sau:

3.2.1 Biến độc lập:

Nhóm nghiên cứu sẽ đo lường hành vi mua hàng của người tham gia khảo sát qua các
hình thức marketing bằng cách thiết kế các câu hỏi khảo sát dựa vào phương pháp thang đo
Likert, một phương pháp đo lường thống kê thường được sử dụng. Bảng hỏi này bao gồm 20
mệnh đề có tính chất tương tự cao, với giả định rằng mức độ quan trọng giữa các câu hỏi này
có thể được coi là bằng nhau. Do đó, các biện pháp đo trọng số bổ sung sẽ không được yêu
cầu trong các giai đoạn phân tích sau này (Batterton & Hale, 2017). Mỗi hình thức marketing
sẽ được đo bởi 5 tình huống hoặc kịch bản, trong đó có 3 mệnh đề thuận và 2 mệnh đề ngược.
Các mệnh đề ngược được đổi điểm trước khi đi vào phân tích dữ liệu. Người tham gia sẽ đánh

1
Theo số liệu của Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2023 – Hiệp hội Thương
mại Điện tử Việt Nam VECOM

16
giá hành vi mua hàng của bản thân theo thang đo Likert 5 mức (từ “1 = Hoàn toàn không
đồng ý” đến “5 = Hoàn toàn đồng ý”) để cho biết câu trả lời của họ. Phương pháp thang đo
Likert được biết đến vì tính đơn giản và dễ thực hiện. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực khác nhau vì nó hỗ trợ hiệu quả cho việc phân tích số liệu tuyến tính và cho phép
tính toán các giá trị trung bình.

Các mệnh đề cụ thể cho các biến được liệt kê trong bảng sau, trong đó các mệnh đề ngược
được đánh dấu (R):

Bảng 2. Thang đo ý định mua

Nhân tố Mã hóa Thang đo


nghiên cứu

Social media SM1 Quyết định mua hàng của tôi không bị ảnh hưởng bởi
marketing phương tiện truyền thông xã hội (R)

SM2 Tôi giới thiệu cho người khác về nền tảng thương mại
truyền thông xã hội yêu thích của tôi

SM3 Tôi thường e ngại khi kể với người khác về giao dịch
mua hàng của mình trên trang web thương mại truyền
thông xã hội yêu thích của tôi (R)

SM4 Tôi thích mua hàng trên trang thương mại truyền
thông xã hội vì chất lượng dịch vụ mà nó mang lại

SM5 Tôi truyền bá lợi ích của việc mua sản phẩm trên
trang thương mại truyền thông xã hội cho người khác

Word-of- WOM1 Tôi ít khi chia sẻ ý kiến của mình trên mạng xã hội về
mouth sản phẩm (R)
marketing
WOM2 Mọi người thường chia sẻ kinh nghiệm thực tế của họ
trên nền tảng truyền thông xã hội.

WOM3 Tôi thường sử dụng Facebook để chia sẻ ý kiến của


mình nhiều hơn bất kỳ phương tiện nào khác.

WOM4 Tôi thấy nội dung e-WOM không đáng tin cậy (R)

WOM5 e-WOM ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của tôi
trên nền tảng truyền thông xã hội

Content CM1 Tôi ít bị thu hút bởi nội dung trong mô tả sản phẩm
marketing (R)

17
CM2 Tôi thích nội dung trong mô tả sản phẩm

CM3 Tôi đọc thông tin nội dung cho đến cuối

CM4 Tôi nghĩ nội dung phù hợp với sản phẩm

CM5 Tôi thường không để ý đến nội dung trong mô tả sản


phẩm (R)

Influencer IM1 Người ảnh hưởng (Influencer) khiến tôi chú ý đến sản
marketing phẩm nhiều hơn

IM2 Tôi nhận thấy các bài đánh giá sản phẩm của Người
ảnh hưởng (Influencer) không đúng với sản phẩm
thực tế (R)

IM3 Những đánh giá của Người ảnh hưởng (Influencer)


thúc đẩy tôi mua hàng nhiều hơn trên sàn thương mại
điện tử

IM4 Tôi nhận thấy những đánh giá mà Người ảnh hưởng
(Influencer) chưa có độ tin cậy cao (R)

IM5 Những nhãn hiệu mà Người ảnh hưởng


(Influencer) giới thiệu có danh tiếng tốt

Video VM1 Tôi nghĩ video quảng cáo là nguồn cung cấp thông tin
marketing quan trọng liên quan đến sản phẩm.

VM2 Tôi nghĩ rằng đánh giá của người tiêu dùng chưa thể
cho thấy được trải nghiệm thực tế khi sử dụng sản
phẩm (R)

VM3 Tôi nghĩ tình huống sử dụng sản phẩm trong video đã
nâng cao niềm tin của tôi vào tính năng của sản phẩm.

VM4 Tôi nghĩ việc giảm giá hoặc khuyến mại trong đoạn
video sẽ thu hút sự chú ý của tôi.

VM5 Tôi nghĩ những bình luận dưới đoạn video ngắn sẽ
không ảnh hưởng đến nhận thức của tôi về chất lượng
sản phẩm (R)

18
3.2.2 Biến phụ thuộc:

Các nghiên cứu hiện tại xác định mô hình S-O-R (kích thích từ môi trường, chủ thể và
đáp ứng) được phát triển bởi Mehrabian & Russell (1974) là khung lý thuyết để hiểu biết toàn
diện các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua bốc đồng. Theo ba yếu tố của mô hình S-O-R,
kích thích (Stimuli) tương ứng với một kích hoạt trong môi trường nhận thức ảnh hưởng đến
trải nghiệm tình cảm của người tiêu dùng; chủ thể (Organism) tương ứng với đánh giá nội bộ
của người tiêu dùng về kích thích; và phản ứng (Response) tương ứng với hành vi mua của
người tiêu dùng, là phản ứng đối với kích thích và đánh giá nội bộ của họ.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình SOR và cố gắng giải thích hành vi mua hàng
bốc đồng của người tiêu dùng từ góc độ tâm lý và hành vi dựa trên thang đo “tính bốc đồng
khi mua sắm” của Rook và Fisher (1995) và “khuynh hướng mua hàng bốc đồng” của
Badgaiyan, Verma và Dixit (2016). Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi tự điền trực
tuyến bao gồm 15 mệnh đề, trong đó có 13 mệnh đề thuận và 2 mệnh đề ngược. Các mệnh đề
ngược được đổi điểm trước khi đi vào phân tích dữ liệu. Để đảm bảo độ tin cậy về giá trị của
việc đo lường các biến, nghiên cứu đã xác định các biến này, đồng thời điều chỉnh và sửa đổi
các hạng mục đo lường để phù hợp với bối cảnh và đối tượng nghiên cứu. Tất cả các mục đo
lường được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức (từ “1 = Hoàn toàn không đồng ý” đến “5 =
Hoàn toàn đồng ý”).

Bảng 3. Thang đo hành vi mua hàng bốc đồng

Nhân tố nghiên Mã Thang đo


cứu hóa

IPS1 Đôi khi tôi muốn mua đồ bất chợt

IPS2 “Cứ mua đi” mô tả cách tôi mua đồ

IPS3 Tôi thường mua đồ mà không cần suy nghĩ

IPS4 “Tôi thấy, tôi mua” mô tả hành vi mua sắm của tôi

IPS5 “Mua ngay rồi suy nghĩ sau” mô tả hành vi mua sắm của tôi
Hành vi mua hàng
IPS6 Tôi mua mọi thứ theo cảm xúc của tôi ngay lúc này
bốc đồng
IPS7 Đôi khi tôi hơi liều lĩnh với những gì mình mua

IPS8 Tôi lên kế hoạch cẩn thận cho hầu hết các giao dịch mua
hàng của mình (R)

IPS9
Đôi khi tôi mua đồ từ hoạt động mua sắm phát trực tiếp vì tôi
thích mua đồ hơn là vì tôi cần chúng.

19
IPS10 Trước khi tôi mua sắm một cái gì đó, tôi luôn cẩn thận cân
nhắc rằng tôi có thực sự cần nó không (R)

IPS11 Tôi thấy rất sướng khi mua đồ không cần phải suy nghĩ

IPS12 Khi tôi thấy thứ gì đó mới lạ và đẹp mắt, tôi sẽ mua nó

IPS13 Tôi hay mua đồ vì tôi có sở thích sắm đồ hơn là vì tôi thích
chúng

IPS14 Có rất nhiều thứ tôi đã mua từ việc mua sắm trực tiếp nhưng
tôi hiếm khi sử dụng chúng.

IPS15 Tôi thường mua các mặt hàng khác hoặc ngoài mục tiêu mua
sắm cụ thể của mình.
3.2.3 Biến kiểm soát

Độ tuổi: Nhóm nghiên cứu sử dụng câu hỏi : “Anh/Chị thuộc nhóm độ tuổi nào sau đây?” để
thống kê độ tuổi của người tham gia khảo sát

Nơi ở hiện tại: Nhóm nghiên cứu sử dụng câu hỏi: “Anh/Chị đang sinh sống và làm việc tại
thành phố nào?” để thống kê nơi ở hiện tại của người tham gia khảo sát.

3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Khi phân tích ảnh hưởng của các chiến dịch Marketing tới việc mua hàng ngẫu hứng,
nhóm nghiên cứu đã tổng hợp thông tin thu nhập được để đánh giá độ tin cậy và giá trị của
thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình. Sau khi thu thập và loại bỏ
các câu trả lời không đạt yêu cầu, nhóm tiến hành mã hóa và nhập số liệu. Số liệu của nghiên
cứu được tổng hợp thông qua các bước sau:

• Đầu tiên, tiến hành nghiên cứu phân tích độ tin cậy của thang đo (Churchill, 1979;
Anderson và Gerbing, 1988), nhóm dựa trên Cronbach's alpha (Cronbach, 1970),
xem xét giá trị ngưỡng là 0,7 (Nunnally, 1978) trên phần mềm thống kê SPSS và
AMOS để phân tích dữ liệu. Đồng thời, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) được sử
dụng để kiểm tra độ tin cậy của mô hình đo lường, tính hợp lệ của dữ liệu nhằm đánh
giá chất lượng câu hỏi, thiết lập một mô hình tới hạn. Mô hình tới hạn là mô hình mà
trong đó các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau (Gerbing &
Anderson, 1988). Sau đó, nhóm đã xác minh bằng mô hình phương trình cấu trúc
(SEM) trong phần mềm AMOS, sử dụng phân tích hồi quy để phân tích mối quan hệ
giữa các biến và khởi động để kiểm tra giả thuyết về tác động trung gian.
• Bước thứ hai của quy trình xác nhận, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất một phần PLS. Theo các bài báo đã xuất bản trước đây, PLS-SEM
đang được nhấn mạnh nhờ phương pháp hấp dẫn của nó, đặc biệt đối với khoa học
ứng dụng, bằng cách thúc đẩy thử nghiệm các mối quan hệ được đưa ra giả thuyết
thông qua việc nhấn mạnh vào dự báo trong ước tính mô hình (ví dụ: Carrión và
20
cộng sự, 2016; Evermann & Tate, 2016). Cụ thể sau khi sàng lọc dữ liệu thu thập
được, nhóm phân tích mô hình hồi quy PLS trên phần mềm SmartPLS 2.0 (Ringle et
al., 2005). Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phương sai trích
trung bình (AVE) để đảm bảo độ tin cậy và giá trị của dữ liệu là phù hợp để phân
tích sâu hơn.
• Kết quả của nghiên cứu sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến
hành vi mua hàng bốc đồng, từ đó nhóm đưa ra kết luận cuối cùng về giả thuyết và
khuyến nghị phù hợp.

CHƯƠNG 4.TIẾN HÀNH

4.1 Quу trình nghiên сứu


Thời gian biểu dự kiến của quá trình nhóm thực hiện nghiên cứu:

Giai đoạn 1 + Tìm kiếm và chọn lọc ý tưởng nghiên cứu


(Giữa tháng 1- Đầu tháng 2)
+ Thu thập và đọc các tài liệu liên quan đến ý tưởng và
phương pháp nghiên cứu
+ Đánh giá sơ bộ ý tưởng nghiên cứu và phát triển đề xuất
nghiên cứu

Giai đoạn 2 (Đầu tháng 2- + Thu thập và phân tích dữ liệu (cả dữ liệu thứ cấp và sơ
Đầu tháng 3) cấp)
+ Tiếp tục đào sâu nghiên cứu và phân tích dữ liệu

Giai đoạn 3 + Hoàn thành nghiên cứu (bản nháp)


(Giữa tháng 3- Cuối tháng 3) + Đánh giá lại nghiên cứu (bản nháp) và chỉnh sửa (nếu có)

Giai đoạn 4 (Đầu tháng 4) Chỉnh sửа са́с bản thảо, nộр xin рhản biện từ giảng viên
hướng dẫn.

Nghiên cứu của nhóm kéo dài khoảng hai tháng liên tục từ tuần thứ 2 của tháng Một đến
tuần thứ 3 của tháng 3 (trong đó có kỳ nghỉ Tết âm). Bắt đầu từ tuần thứ 2 của tháng Một, nhóm
dành thời gian suy nghĩ và chọn lọc ý tưởng nghiên cứu. Sau kỳ nghỉ lễ, nhóm tiếp tục đọc các
nghiên cứu về đề tài đã chọn song song với việc đánh giá sơ bộ ý tưởng cũng như phát triển đề
xuất nghiên cứu trong tuần cuối tháng Một. Quá trình thực hiện khảo sát và thu thập dữ liệu
của nhóm diễn ra từ đầu tháng Hai đến đầu tháng Ba, cùng lúc với việc đào sâu nghiên cứu và
phân tích dữ liệu. Sau đó khi có phần lớn các dữ liệu nghiên cứu được, nhóm sẽ bắt đầu viết
bản nháp cho nghiên cứu và dần hoàn thành các bước cuối cùng để có bản nghiên cứu hoàn
chỉnh nộp cho giảng viên hướng dẫn vào ngày 3/4.
21
4.2 Dự bа́о những thа́сh thứс vа̀ рhương а́n giải quуết

Khó khăn trong thu thập dữ liệu


• Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thế hệ GenZ, đây là một thế hệ có lối sống hiện
đại, năng động và thường xuyên sử dụng các nền tảng thương mại điện tử. Do đó, việc
thu thập dữ liệu về hành vi mua hàng bốc đồng của thế hệ GenZ trên các sàn thương
mại điện tử là một thách thức không nhỏ.
• Тrоng quá trình thu thậр, dữ liệu сó thể không đảm bảо về mặt số lượng và сhất lượng
khi mà kết quả сủа khảо sát về tính сáсh сhỉ mаng tính tương đối vì người thаm giа
khảо sát sẽ tự mình đánh giát nên kết quả sẽ mаng tính сhủ quаn và сó thể không сhính
xáс.
Рhương án giải quуết:
• Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát một cách khoa học, bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi
mở. Các câu hỏi đóng giúp thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng, các câu
hỏi mở giúp thu thập được những thông tin chi tiết hơn giúр người thаm giа khảо sát dễ
dàng trả lời đúng trọng tâm рhù hợр với mụс đíсh nghiên сứu sоng sоng với thường
xuуên thео dõi tiến độ thu thậр để đảm bảо сhất lượng dữ liệu.
• Sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau, bao gồm: khảo sát trực tuyến,
khảo sát trực tiếp, phân tích dữ liệu từ các nền tảng thương mại điện tử,..

Khó khăn trоng việc tìm kiếm và xử lý tài liệu


• Mặc dù có thể tìm kiếm tài liệu bằng nhiều phương thức khác nhau như internet, giáo
trình trên thư viện, tài liệu giảng viên cung cấp hoặc số liệu từ các điều tra thực tế. рhân
tíсh dữ liệu khi сông việс nhưng không phải ai cũng biết cách quản lý và sử dụng tài
liệu hiệu quả vì việc рhân tíсh và xử lý dữ liệu đòi hỏi сhuуên môn khá сао và kỹ năng
рhân tíсh thống kê.
Рhương án giải quуết: Тhаm khảо сáс nguồn tài liệu đáng tin сậу, sử dụng рhần mềm
thống kê chuyên dụng và рhù hợр, tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ сhuуên giа.

Тhời giаn và nguồn hỗ trợ сhi рhí:


• Vài bạn có thời gian biểu dày đặc như lịch học trên lớp, công việc làm thêm, hoạt động
của câu lạc bộ hoặc các lớp luyện thi để lấy chứng chỉ trong khi đó đối với đề tài này,
nghiên cứu có thể mất nhiều thời gian để thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và viết báo
cáo nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cần có nguồn lực tài chính để thực hiện.

Рhương án giải quуết: Lậр kế hоạсh сẩn thận và quản lý thời gian và nguồn tiền một сáсh
hiệu quả, сó thể xin сhi рhí hỗ trợ nghiên сứu từ Вộ Khоа họс và Сông nghệ, сáс bên сần
kết quả nghiên сứu như сáс dоаnh nghiệр, сáс tổ сhứс рhi сhính рhủ.

22
CHƯƠNG 5. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU, НẠN СНẾ СỦА NGНIÊN
СỨU VÀ GỢI Ý СНО СÁС NGНIÊN СỨU ТRОNG ТƯƠNG LАI

5.1 Đóng góp của nghiên cứu


• Những kiến thức và kết quả mà đề xuất nghiên cứu này đưa ra có ý nghĩa nhất định
và tầm quan trọng trong việc đánh giá xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, đặc
biệt là xu hướng mua hàng ngẫu hứng của thế hệ trẻ gen Z trên các sàn thương mại
điện tử, từ đó giúp cho các doanh nghiệp, các chủ sở hữu của các sàn thương mại
điện tử nắm được thói quen mua hàng của khách hàng, từ đó tìm ra giải pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư vào phát triển thương hiệu của
sàn, nâng cao uy tín của bản thân doanh nghiệp để thúc đẩy mua sắm nói chung, mua
hàng bốc đồng nói riêng, đặc biệt là đối với người trẻ, những người có nhu cầu mua
sắm trực tuyến cao hiện nay.
• Đối với người tiêu dùng, sự tiện lợi, phát triển và đa dạng của các sàn thương mại
điện tử hiện nay góp phần làm cho khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua sắm,
nhưng bên cạnh đó cũng khiến cho tần số mua hàng ngẫu hứng tăng lên, đồng nghĩa
với việc người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn mức họ dự định. Vì thế, đề xuất
nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng bốc đồng của thế hệ
trẻ GenZ có ý nghĩa giúp cho chính khách hàng, những người đang có xu hướng mua
hàng không tự chủ, mua hàng bốc đồng có một cái nhìn khách quan, toàn diện, giúp
người tiêu dùng hiểu và cẩn trọng hơn trong hành vi mua hàng ngẫu hứng của mình,
từ đó thay đổi thói quen sử dụng thời gian và tiền bạc cho việc mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử, tăng hiệu quả và đúng mục đích hơn cho những lần mua hàng
sau.
5.2 Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu đã trình bày rõ ràng, logic quá trình nghiên cứu, thể hiện được nội dung,
phạm vi, mục đích cũng như phương pháp và kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu đảm bảo được
những mục tiêu đề ra và cung cấp những hiểu biết quan trọng về hành vi mua hàng bốc đồng
của người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy một số hạn chế
của nghiên cứu này. Để có được bức tranh toàn diện hơn về vấn đề này, các nghiên cứu trong
tương lai cần khắc phục những hạn chế như sau:

• Số lượng mẫu khảo sát có thể chưa đủ lớn để đại diện cho toàn bộ người tiêu dùng
Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ khảo sát 300 người tiêu dùng, trong khi tổng dân số
Việt Nam là hơn 98 triệu người. Do đó, kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh
chính xác thực tế về hành vi mua hàng bốc đồng của người tiêu dùng Việt Nam.
Chính vì thế các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng quy mô mẫu khảo sát để
có thể đại diện cho toàn bộ người tiêu dùng Việt Nam, cụ thể hơn là:
o Đảm bảo tính đại diện của mẫu khảo sát. Mẫu khảo sát cần bao gồm đại diện của
tất cả các nhóm người tiêu dùng Việt Nam, bao gồm cả các nhóm thiểu số.
o Sử dụng các biện pháp khuyến khích để tăng tỷ lệ phản hồi khảo sát.
o Cần kiểm soát chất lượng của dữ liệu khảo sát.
• Chưa có sự so sánh với những nghiên cứu trước

23
• Nghiên cứu chỉ tập trung vào hành vi mua hàng bốc đồng của người tiêu dùng trên
sàn thương mại điện tử. Hành vi mua hàng bốc đồng có thể xảy ra ở nhiều bối cảnh
khác nhau, bao gồm cả mua sắm trực tiếp và mua sắm qua các kênh truyền thống. Do
đó, cần có thêm nghiên cứu để đánh giá hành vi mua hàng bốc đồng của người tiêu
dùng trong các bối cảnh khác nhau. Cần xác định rõ bối cảnh nghiên cứu, bối cảnh
nghiên cứu có thể là môi trường bán lẻ trực tuyến, môi trường bán lẻ trực tiếp, hoặc
môi trường bán lẻ truyền thống. Mỗi bối cảnh có những đặc điểm riêng, do đó cần
xác định rõ bối cảnh nghiên cứu để lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp.
• Nghiên cứu phần lớn sử dụng phương pháp định lượng, chủ yếu dựa trên dữ liệu
khảo sát. Để có được bức tranh toàn diện hơn về hành vi mua hàng bốc đồng của
người tiêu dùng, cần có thêm nghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính, chẳng
hạn như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm,...
• Do vấn đề thiếu dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã lấy mức độ phát triển kinh tế làm đại
diện cho mức độ tiêu dùng của người tiêu dùng, điều này có thể không chính xác
bằng dữ liệu cá nhân thực tế. Nếu không còn các rào cản về quyền riêng tư, các
nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng và đạt
được các hiệu quả về số liệu cao hơn.

5.3 Gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai

Nghiên cứu trong tương lai cũng có thể xem xét cách các nhà tiếp thị có thể sử dụng
kiến thức về mua sắm bốc đồng trực tuyến để tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Tiến
hành nghiên cứu theo chiều dọc để điều tra sự phát triển của tính bốc đồng theo thời gian.
Ngoài ra, các nghiên cứu trong tương lai cũng có thể tập trung vào các vấn đề như nghiên cứu
tác động của các yếu tố khác đến hành vi mua hàng bốc đồng:

• Yếu tố tâm lý (stress, lo lắng, trầm cảm,...)


• Yếu tố văn hóa
• Chu kỳ kinh tế
• Ảnh hưởng của mạng xã hội
• Ảnh hưởng của các chương trình khuyến mãi, giảm giá

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mehrabian, A. & Russell, J.A. (1974), An approach to environmental psychology, The MIT
Press.

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt nam 2023 (no date). Available at:
http://ebi.vecom.vn/Bao-Cao/Noi-dung-bao-cao/49/Bao-cao-Chi-so-Thuong-mai-dien-tu-
Viet-nam-2023.aspx (Accessed: 3 January 2024).

Chen, B. et al. (2022) ‘Research on the Impact of Marketing Strategy on Consumers’


Impulsive Purchase Behavior in Livestreaming E-commerce’, Frontiers in Psychology, 13, p.
905531. Available at: https://doi.org/10.3389/fpsyg.2022.905531.

Lu, H. and Zheng, Y. (no date) ‘An analysis of how video advertising factors influence
consumers’ impulse purchase intentions’.

[PDF] Impulse buying behaviour: an online-offline comparative and the impact of social
media | Semantic Scholar (no date). Available at:
https://www.semanticscholar.org/reader/3488a0fe570130474ddc90639bb48431d9c54fcb
(Accessed: 3 January 2024).

tcct (2022) Tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến ý định mua sản phẩm nước hoa
của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Công Thương. Available at:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-truyen-mieng-dien-tu-ewom-den-y-dinh-
mua-san-pham-nuoc-hoa-cua-nguoi-tieu-dung-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-99898.htm
(Accessed: 3 January 2024).

ThanhThu, D. and Cuong, D. (2021) ‘Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua
sắm trực tuyến của sinh viên tại trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh’, in.

Zhang, M. and Shi, G. (2022) ‘Consumers’ Impulsive Buying Behavior in Online Shopping
Based on the Influence of Social Presence’, Computational Intelligence and Neuroscience,
2022, p. e6794729. Available at: https://doi.org/10.1155/2022/6794729.

ocery shopping: Influences on list writing and list fulfillment. Journal of Consumer Psychology,
8(4), 343–375. Available at: https://doi.org/10.1207/s15327663jcp0804_01

Peter Weinberg and Wolfgang Gottwald (1982) Impulsive consumer buying as a result of
emotions, vol. 10, issue 1, 43-57. Available at:
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0148-2963(82)90016-9

Kacen, J. J., & Lee, J. A. (2002). The influence of culture on consumer impulsive buying
behavior. Journal of Consumer Psychology, 12(2), 163–176. Available at:
https://doi.org/10.1207/S15327663JCP1202_08

Sharma, P., Sivakumaran, B., & Marshall, R. (2010). Impulse buying and variety seeking: A
trait-correlates perspective. Journal of Business Research, 63(3), 276–283. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2009.03.013

25
Tracy L. Tuten and Michael R. Solomon, Social Media Marketing, 2016, 352 pp., New Delhi:
SAGE, ₹450 (Paperback). ISBN 978-93-515-0924-0.

Prof. Dr. Philip Kotler, Prof. Dr. Svend Hollensen and Prof. Dr. Marc Oliver Opresnik (2017)
Social Media Marketing: A Practitioner Guide

Khoa & Huynh (2017) International Journal of Data and Network Science 7(1):175-184
DOI:10.5267/j.ijdns.2022.11.005

Wu, Y. L., & Chen, J. (2018). Review and Prospect of Social Commerce Research Based on
Statistical Analysis of SSCI Papers from 2006 to 2016. Scientific Journal of E-Business, 7, 1-
14.

Ali Abdallah Alalwan (2018)Investigating the impact of social media advertising features on
customer purchase intention. Al-Balqa Applied University, Amman College of Banking and
Financial Sciences, Amman, Salt 19117, Jordan

Andy Sernovitz (2006) Word-of-Mouth Marketing, PRESSBOX PUBLISHING; 4th edition


(January 31, 2015)

Rook, D.W. (1987) Buying Impulse. Journal of Consumer Research, 14, 189-199. Available at:
https://doi.org/10.1086/209105

d’Antoni, J. S. JR. and Shenson, H. L. (1973)," Impulse Buying Revisited: A Behavioral


Typology," Journal of Retailing, 49(1), 63-76.

Beatty, S. E., & Ferrell, M. E. (1998). Impulse buying: Modeling its precursors. Journal of
Retailing, 74(2), 169–191. Available at: https://doi.org/10.1016/S0022-4359(99)80092-X

Chen, Y., & Zhang, L. (2015). Influential factors for online impulse buying in China: A model
and its empirical analysis. International Management Review, 11(2), 57–69.

Piron, F. (1991), ‘Defining impulse purchasing’, Advances in Consumer Research,18(1),


509–514.

Nielsen (2017). Understanding Today’s Omnishopper.


https://www.nielsen.com/us/en/insights/article/2017/understanding-todaysomnishopper/.

Lin, J., & Chuan, C. H. (2013). A study on youth online impulsive purchase: The relationship
between individual difference, shopping environment, emotion response and purchase.
Journal of Creative Communications, 8(2–3), 209–229

Liu, Y., Li, H., & Hu, F. (2013). Website attributes in urging online impulse purchase: An
empirical investigation on consumer perceptions. Decision Support Systems, 55(3), 829–837

Sarkar, R., & Das, S. (2017). Online shopping vs offline shopping : A comparative study.
International Journal of Scientific Research in Science and Technology, 3(1), 424–431

26
Abdul Ghafoor Kazi , Aliz Ahmed Khokhar , Pir Abu Baker Qureshi, Farman Murtaza.
(2019), The Impact of Social Media on Impulse Buying Behaviour in Hyderabad Sindh
Pakistan, 6(1-2), 11-12

Aragoncillo, L., &Orus, C. (2018). Impulse buying behaviour: an onlineoffline comparative


and the impact of social media. Spanish Journal of Marketing-ESIC, 22(1), 42-62.

Shаrmа, Р., Sivаkumаrаn, В. аnd Маrshаll, R. (2011) ‘Dеlibеrаtе Sеlf-Indulgеnсе vеrsus


Involuntаrу Loss of Sеlf-Control: Тowаrd а Robust Cross-Culturаl Consumеr Impulsivеnеss
Sсаlе’, Journаl of Intеrnаtionаl Consumеr Маrkеting, 23(3–4), pp. 229– 245. Аvаilаblе аt:
https://doi.org/10.1080/08961530.2011.578060.

Đặng Kim Thoa và Nguyễn Ngọc Diệp (2023), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi mua hàng bốc đồng của người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh Covid-19”, 5, 53-
54

Trần Văn Đạt (2021), “Tác động của so sánh xã hội đến lòng tự trọng, sự đố kị và hành vi
mua sắm bốc đồng của khách hàng trên các trang mạng xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Minh”, 5, 103-104

Nurul Ittaqullah, Rahmat Madjid, Nursaban Rommy Suleman (2020), The Effects Of Mobile
Marketing, Discount, And Lifestyle On Consumers’ Impulse Buying Behavior In Online
Marketplace

Mehrabian, A. & Russell, J.A. (1974), An approach to environmental psychology, The MIT
Press.
Nguyễn Minh Trường- Võ Thị Ngọc Thúy (2018), “Nghiên cứu các yếu tố tác động tới thúc
giục mua sắm ngẫu hứng của khách hành ở siêu thị”

Pei-Hsun LU, Ching-Shu SU (2018), “A study of the factors influencing customers' implusive
buying behavior in restaurants” Vol. 6 (1) 47-67

Md Wasiul Karim, “Analysis of Factors Influencing Impulse Buying Behavior toward se-
Tailing Sites”, Contemporary Management Research , Pages97-126, Vol. 17, No. 2,
2021doi:10.7903/cmr.20457

Yang Zhan, Yixuan Li, Ning Wan, Ruoxin Zhou2 & Xin (Robert) Luo,(2021) ” A Meta-
Analysis of Online Impulsive Buying and the Moderating Effect of Economic Development
Level”, https://doi.org/10.1007/s10796-021-10170-4

Dr. Satinder Kumar, Ms. Arshveer Kaur (2019), “Understanding Online Impulsive Buying
Behaviour of Students”, DOI : 10.18843/ijms/v5i3(1)/09

27
Stern, H. (1962) The Significance of Impulse Buying Today. Journal of Marketing, 26, 59-62.
Available at: http://dx.doi.org/10.2307/1248439

Block, L. G., & Morwitz, V. G. (1999). Shopping lists as an external memory aid for group”

Zhao, H., Cai, Z., & He, S. (2014). Online commodity display based on virtual tactile
perspective, research on online interaction and impulsive purchase. Journal of Management,
11(1), 133–141

Tan, W. (2009). Research on the mechanism of online reviews’ impact on online consumers’
impulse purchase intention. Huazhong University of Science and Technology.

James C., Ha L.T., 2014, Impulse buying behavior of Vietnamese consumers in supermarket
setting, International Journal of Research Studies in Management, Vol. 3, No. 2, pp.33-50

28
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI KHẢO SÁT HÀNH VI MUA HÀNG BỐC ĐỒNG CỦA GEN Z TRÊN
CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DỰA TRÊN CÁC CHIẾN DỊCH MARKETING

Kính gửi Аnh/Сhị,

Сhúng tôi là nhóm nghiên сứu đến từ Тrường Đại họс Ngоại Тhương. Сhúng tôi đаng thựс hiện
dự án nghiên сứu về “Ảnh hưởng сủа chiến dịch Marketing đến hành vi muа hàng bốс đồng
của Gen Z trên сáс sàn Тhương mại điện tử ở Việt Nam”. Ну vọng Аnh/Сhị сó thể hỗ trợ сhо
dự án сủа сhúng tôi bằng сáсh trả lời bản khảо sát dưới đâу.

Сâu trả lời từ Quý Аnh/Сhị sẽ đóng vаi trò rất quаn trọng đối với sự thành сông сủа nghiên
сứu. Сhúng tôi xin саm đоаn рhản hồi сủа Quý Аnh/Сhị sẽ đượс bảo mật riêng tư và сhỉ đượс
рhụс vụ сhо mụс đíсh nghiên сứu. Nhóm nghiên сứu xin chân thành сảm ơn sự hợр táс сủа
Quý Аnh/Сhị!

*Giải thíсh thuật ngữ

Мuа hàng bốс đồng: hay còn được gọi là hành vi muа hàng ngẫu hứng, đề cập đến việc mua
sắm mà người tiêu dùng thực hiện mà không có kế hoạch hoặc suy nghĩ cẩn thận, mаng tính
сảm tính.

PHẦN 1: SÀNG LỌC

Anh/Сhị đã từng muа hàng trên сáс sàn thương mại điện tử (Tiktok Shop, Shорее, Тiki,
Lаzаdа, ...) сhưа?

☐ Có

☐ Không

Nếu “Сó” xin vui lòng tiếр tụс, nếu “Không” hãy bỏ quа Khảо sát.

PHẦN 2: THÔNG TIN NHÂN KHẨU HỌC

1. Giới tính của Anh/Chị?

☐ Nam

☐ Nữ

☐ Khác

2. Anh/Chị thuộc nhóm độ tuổi nào sau đây?

☐ Dưới 11 tuổi

☐ Từ 11-26 tuổi
29
☐ Từ 26-40 tuổi

☐ Trên 40 tuổi

3. Thu nhập hàng tháng của Anh/Chị?

☐ Dưới 1 triệu

☐ 1-3 triệu

☐ 3-5 triệu

☐ 5-10 triệu

☐ Trên 10 triệu

4. Anh/Chị đang sinh sống và làm việc tại thành phố nào?

☐ Hà Nội

☐ Đà Nẵng

☐ Thành phố Hồ Chí Minh

☐ Hải Phòng

☐ Bình Dương

☐ Khác

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HÀNH VI CỦA BẢN THÂN QUA CÁC CHIẾN DỊCH
MARKETING

1 2 3 4 5
Nội dung
Hoàn
Hoàn
toàn Không Bình Đồng
toàn
không đồng ý thường ý
đồng ý
đồng ý

Quyết định mua hàng của tôi không


SM1 bị ảnh hưởng bởi phương tiện
truyền thông xã hội (R)

Tôi ít khi chia sẻ ý kiến của mình


WO1
trên mạng xã hội về sản phẩm (R)
30
Tôi ít bị thu hút bởi nội dung trong
CM1
mô tả sản phẩm (R)

Người ảnh hưởng (Influencer)


IM1 khiến tôi chú ý đến sản phẩm nhiều
hơn

Tôi nghĩ video quảng cáo là nguồn


VM1 cung cấp thông tin quan trọng liên
quan đến sản phẩm.

Tôi giới thiệu cho người khác về


SM2 nền tảng thương mại truyền thông
xã hội yêu thích của tôi

Mọi người thường chia sẻ kinh


WO2 nghiệm thực tế của họ trên nền tảng
truyền thông xã hội.

Tôi thích nội dung trong mô tả sản


CM2
phẩm

Tôi nhận thấy các bài đánh giá sản


phẩm của Người ảnh hưởng
IM2
(Influencer) không đúng với sản
phẩm thực tế (R)

Tôi nghĩ rằng đánh giá của người


tiêu dùng chưa thể cho thấy được
VM2
trải nghiệm thực tế khi sử dụng sản
phẩm (R)

Tôi thường e ngại khi kể với người


khác về giao dịch mua hàng của
SM3 mình trên trang web thương mại
truyền thông xã hội yêu thích của tôi
(R)

Tôi thường sử dụng Facebook để


WO3 chia sẻ ý kiến của mình nhiều hơn
bất kỳ phương tiện nào khác.

Tôi đọc thông tin nội dung cho đến


CM3
cuối

31
Những đánh giá của Người ảnh
hưởng (Influencer) thúc đẩy tôi mua
IM3
hàng nhiều hơn trên sàn thương mại
điện tử

Tôi nghĩ tình huống sử dụng sản


phẩm trong video đã nâng cao niềm
VM3
tin của tôi vào tính năng của sản
phẩm.

Tôi thích mua hàng trên trang


SM4 thương mại truyền thông xã hội vì
chất lượng dịch vụ mà nó mang lại

Tôi thấy nội dung eWOM không


WO4
đáng tin cậy (R)

Tôi nghĩ nội dung phù hợp với sản


CM4
phẩm

Tôi nhận thấy những đánh giá


IM4 mà Người ảnh hưởng (Influencer)
chưa có độ tin cậy cao (R)

Tôi nghĩ việc giảm giá hoặc khuyến


VM4 mại trong đoạn video sẽ thu hút sự
chú ý của tôi.

Tôi truyền bá lợi ích của việc mua


SM5 sản phẩm trên trang thương mại
truyền thông xã hội cho người khác

eWOM ảnh hưởng đến quyết định


WO5 mua hàng của tôi trên nền tảng
truyền thông xã hội

Tôi thường không để ý đến nội dung


CM5
trong mô tả sản phẩm (R)

Những nhãn hiệu mà


IM5 Người ảnh hưởng (Influencer) giới
thiệu có danh tiếng tốt

32
Tôi nghĩ những bình luận dưới đoạn
video ngắn sẽ không ảnh hưởng đến
VM5
nhận thức của tôi về chất lượng sản
phẩm (R)

*Giải thíсh thuật ngữ

eWOM: hay Electronic Word of Mouth là hình thức truyền miệng điện tử thông qua Internet và
các phương tiện số khác, bao gồm giao tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng hoặc chính
những người tiêu dùng

PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ HÀNH VI MUA HÀNG CỦA BẢN THÂN

1 2 3 4 5

Nội dung Hoàn toàn Hoàn


Không Bình Đồng
không toàn
đồng ý thường ý
đồng ý đồng ý

Đôi khi tôi muốn mua đồ bất


IPS1
chợt

“Cứ mua đi” mô tả cách tôi


IPS2
mua đồ

Tôi thường mua đồ mà


IPS3
không cần suy nghĩ

“Tôi thấy, tôi mua” mô tả


IPS4
hành vi mua sắm của tôi

“Mua ngay rồi suy nghĩ sau”


IPS5 mô tả hành vi mua sắm của
tôi

Tôi mua mọi thứ theo cảm


IPS6
xúc của tôi ngay lúc này

Đôi khi tôi hơi liều lĩnh với


IPS7
những gì mình mua

Tôi lên kế hoạch cẩn thận


IPS8 cho hầu hết các giao dịch
mua hàng của mình (R)

33
Đôi khi tôi mua đồ từ hoạt
động mua sắm phát trực tiếp
IPS9
vì tôi thích mua đồ hơn là vì
tôi cần chúng.

Trước khi tôi mua sắm một


cái gì đó, tôi luôn cẩn thận
IPS10
cân nhắc rằng tôi có thực sự
cần nó không (R)

Tôi thấy rất sướng khi mua


IPS11
đồ không cần phải suy nghĩ

Khi tôi thấy thứ gì đó mới lạ


IPS12
và đẹp mắt, tôi sẽ mua nó

Tôi hay mua đồ vì tôi có sở


IPS13 thích sắm đồ hơn là vì tôi
thích chúng

Có rất nhiều thứ tôi đã mua


từ việc mua sắm trực tiếp
IPS14
nhưng tôi hiếm khi sử dụng
chúng.

Tôi thường mua các mặt


hàng khác hoặc ngoài mục
IPS15
tiêu mua sắm cụ thể của
mình.

(*Những сâu đánh dấu (R) sẽ đượс tính điểm ngượс)

Мột lần nữа, сhúng tôi xin саm kết mọi рhản hồi сủа Аnh/Сhị sẽ hоàn tоàn đượс bảo mật riêng
tư và сhỉ nhằm рhụс vụ mụс đíсh nghiên сứu. Сhúng tôi xin сhân thành сảm ơn Аnh/Сhị đã
thаm giа khảо sát nàу!

34
Bảng phân công công việc

Nội dung Phụ Trách


Vũ Tuấn Thái
Chương I. Tăng Phạm Hoài Phương
Vũ Đức Anh
Chương II. Trần Khánh Hiệp
Nguyễn Phan Thùy Linh
Chương III. Tăng Phạm Hoài Phương
Chương IV. Trần Tuấn Hà
Chương V. Vũ Huy Đức
Phụ lục Nguyễn Phan Thùy Linh

35

You might also like