You are on page 1of 11

1

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã đưa môn học Phương pháp nghiên cứu kinh tế
vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn - TS. Trần Thị Phương Dịu đã dạy dỗ, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong
thời gian tham gia lớp học của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến
thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những
kiến thức quý báu giúp mỗi cá nhân chúng em có thể học tập tại trường thật tốt,
là hành trang để có thể vững bước sau này.

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan rằng: Toàn bộ những nội dung trình bày trong
Nghiên cứu khoa học của nhóm không phải là bản sao chép từ bất cứ bài
Nghiên cứu khoa học nào trước đó.

Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trước cô và
chịu trách nhiệm về hành động của mình.

2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN:.......................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN:.................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:...........................................................................
MỤC LỤC:............................................................................................................
MỞ ĐẦU:...............................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................
2.Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................
2.1: Mục tiêu tổng quát:......................................................................................
2.2: Mục tiêu cụ thể:............................................................................................
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:......................................................................
3.1: Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................
3.2: Khách thể nghiên cứu:.................................................................................
3.3: Đối tượng khảo sát:......................................................................................
3.4: Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................
4. Câu hỏi nghiên cứu:..........................................................................................
5. Giả thuyết nghiên cứu:.....................................................................................
5.1: Giả thuyết nghiên cứu:.................................................................................
5.2: Mô hình nghiên cứu liên quan:....................................................................
6. Tổng quan nghiên cứu:.....................................................................................
7. Khung khái niệm:..............................................................................................
7.1: Mô hình lý thuyết:......................................................................................
7.2: Mô hình khái niệm:...................................................................................
8. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................
8.1: Phương pháp định lượng:
8.2: Phương pháp định tính:
9. Cấu trúc báo cáo dự kiến:................................................................................
10. Danh mục tài liệu:...........................................................................................

4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Sau đại dịch COVID-19, một trong những vấn đề nóng hỏi được
đặt ra hàng đầu là phát triển một nền kinh tế toàn diện và bền vững. Sau Covid
19, thói quen tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn.Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ
dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các nhà sản xuất tận dụng triệt để các
website doanh nghiệp, các trang thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội,
công nghệ AI, công nghệ nhiệt hạch cảm biến cũng được áp dụng vào quá trình
lưu thông hàng hoá số, khách hàng đã chuyển dịch từ mua sắm truyền thống
sang mua sắm online, kể cả hậu COVID-19.

Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với hơn 55%
trong số đó đến từ các khu vực phi thành thị, tỷ lệ người tiêu dùng thương mại
điện tử có xu hướng tăng cao, với 97% người tiêu dùng vẫn đang sử dụng dịch
vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Thương mại điện tử Việt
Nam tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD vào năm 2020 theo Báo cáo
thương mại điện tử Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company.
Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công
nghệ tăng 34% tiếp thị. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung
bình giai đoạn 2020 - 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử
nước ta đạt 52 tỷ USD. Từ đó có thể thấy phát triển kinh tế số ngày càng trở
nên quan trọng, đặc biệt là thương mại điện tử trong đó ngành bán lẻ trở thành
lĩnh vực nổi bật nhất khi chứng kiến tốc độ tăng trưởng của nhiều doanh
nghiệp. Theo báo cáo Tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống
kê Việt Nam, GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02% so với năm 2021; tổng mức
bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 15% so với năm 2019 - năm xảy ra đại dịch
COVID-19.

Với sự xuất hiện mạnh mẽ của hàng loạt sàn thương mại điện tử trong
nước và xuyên biên giới như Shopee, Lazada, Zalora, Sen đỏ, Alibaba,…
thương mại điện tử, ngành bán lẻ trở nên dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết.
Theo báo cáo của Lazada năm 2021, những nhà sản xuất và bán hàng lẻ ở
Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Singapore đạt mức tăng
trưởng doanh thu cao, chiếm 52% tổng số nhà sản xuất, nhà bán lẻ đăng kí
tham gia sàn. Shopee, sàn thương mại điện tử đang ngày càng vượt xa Lazada
trên nền tảng số về độ nhận diện trên mạng xã hội theo Reputa lên đến 3 lần,
chiếm gần 73% tổng doanh số 4 sàn Lazada, Shopee, TikTok Shop, Tiki, doanh
số 91 nghìn tỷ tại Việt Nam vào năm 2022.

Thực tế đã cho thấy Internet đang giúp các doanh nghiệp, nhà bán lẻ,
nhà sản xuất marketing toàn cầu với chi phí thấp hơn, việc quản lý sản phẩm,
quản lý tài chính và kế toàn trở nên dễ dàng với sự hỗ trợ tính toán từ AI và các
sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên quốc gia. Báo quân đội nhân dân
online(2021) đã nêu Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê

5
duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030”; Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Nghị định số 94 của Chính phủ, ngày 28/12/2023, quy định chính sách giảm
thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 110, ngày 29/11/2013 của Quốc Hội,
giảm thuế GTGT xuống 8% từ 01/01/2024 đến hết ngày 20/06/2024 đã thúc
đẩy mạnh mẽ thương mại điện tử, đặc biệt là hành vi sử dụng thương mại điện
tử đối với ngành bán lẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn thương mại điện tử đối với ngành bán lẻ tại Việt Nam hậu
COVID-19” được thực hiện với mong muốn góp phần là tiền đề cho các doanh
nghiệp bán lẻ sử dụng, tham khảo và cơ sở xây dựng để phát triển kinh doanh,
dịch vụ bán lẻ trên sàn thương mại điện tử trở nên thuận lợi và tốt hơn.

Chọn đề tài này cũng đồng nghĩa với việc tôi muốn đóng góp vào cộng
đồng học thuật, chia sẻ thông tin hữu ích về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn thương mại điện tử đối với ngành bán lẻ tại Việt Nam hậu COVID-19.
Nghiên cứu này có thể không chỉ mang lại lợi ích cho ngành bán lẻ sử dụng sàn
thương mại điện tử nói riêng mà còn cho những người quan tâm đến việc tìm
hiểu về quyết định sử dụng sàn thương mại điện tử của ngành bán lẻ hậu
COVID-19.

Ngoài ra, đề tài này cũng đặt ra những thách thức nghiên cứu thú vị, như
việc phân tích các yếu tố tác động đến việc sử dụng sàn thương mại điện tử của
ngành bán lẻ. Tôi tin rằng qua quá trình này, tôi sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức
học được để đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm cải thiện việc sử dụng sàn
thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất. Qua đó cải thiện
doanh số, lợi ích tài chính, góp phần cải thiện GDP quốc gia.

Cuối cùng, lựa chọn này cũng phản ánh mong muốn cá nhân trong việc
không chỉ là người học về ngành kinh tế quốc tế mà còn là người đóng góp tích
cực cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội và quốc gia. Tôi hi vọng rằng
thông qua nghiên cứu, tôi có thể đưa ra những thông tin hữu ích về các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định đến việc chọn sàn thương mại điện tử của ngành bán
lẻ hậu COVID-19.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


2.1: Mục tiêu tổng quát:

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương mại
điện tử của nhà bán lẻ. Từ đó định hướng phát triển, đưa ra thông tin, cơ sở
tham khảo, đề xuất các giải pháp cho nhà bán lẻ cải thiện và lựa chọn và sử
dụng sàn thương mại điện tử.

2.2: Mục tiêu cụ thể:


2.2.1: Đánh giá thực trạng sử dụng sàn thương mại điện tử của nhà bán lẻ:

6
2.2.2: Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
thương mại điện tử của ngành bán lẻ:

2.2.3: Đề xuất các định hướng phát triển, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả,
chất lượng:

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:


3.1: Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thương mại
điện tử.

3.2: Khách thể nghiên cứu: ngành bán lẻ.

3.3: Đối tượng khảo sát: 2000 nhà sản xuất, doanh nghiệp bán lẻ đang hoạt
động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

3.4: Phạm vi nghiên cứu:


-Về lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
lựa chọn thương mại điện tử của ngành bán lẻ Việt Nam hậu COVID-19
-Về không gian: Việt Nam
-Về thời gian: từ ngày 18/01/2024-18/01/2025.

4. Câu hỏi nghiên cứu:

Nghiên cứu này sẽ tập trung giải quyết một số câu hỏi chính nhằm hiểu
rõ hơn về yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thương mại điện tử của ngành bán lẻ
Việt Nam hậu COVID-19. Các câu hỏi cụ thể như sau:
-Thương mại điện tử có thuận tiện đối với ngành bán lẻ Việt Nam hậu COVID-
19 hay không?
-Thương mại điện tử với các thuật toán về sản phẩm và tài chính có giúp cho
việc kinh doanh của ngành bán lẻ phát triển?
-Chi phí Marketing tiết kiệm trên thương mại điện tử có giúp ích cho việc kinh
doanh của ngành bán lẻ?
-Thương mại điện tử có giúp ngành bán lẻ tiếp cận đến tệp khách hàng lớn?
-Giá cả linh hoạt của thương mại điện tử có ảnh hưởng gì đến ngành bán lẻ?
-Sự thuận tiện về chăm sóc khách hàng của thương mại điện tử có giúp ngành
bán lẻ phát triển tích cực?

5. Giả thuyết nghiên cứu:


5.1: Giả thuyết nghiên cứu:

COVID-19 đã khiến cho xu hướng mua sắm và tiêu dùng thay đổi. Theo
số liệu của Tổng cục Thống kê, 75% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet
thường xuyên, trong đó, 74,8% người dùng Internet vào việc mua sắm online.
Sự dịch chuyển này xảy ra do các lệnh giãn cách xã hội, hàng hoá, xuất nhập
khẩu đình trệ, người dân bị cách ly không ra khỏi nơi cú trú. Điều này đã tạo

7
tiền đề lớn cho thương mại điện tử phát triển dù gặp thách thức với đại dịch.
Các sàn thương mại điện tử cho thấy sự tăng trưởng mạnh của các nhóm mặt
hàng từ thiết yếu đến không thiết yếu. Ngành bán lẻ có kênh phân phối mới
hiệu quả và tiết kiệm, tránh được tình trạng rủi ro, lỗ thậm chí phá sản khi nơi ở
trở thành kho hàng và mọi giao dịch được thực hiện thông qua điện tử số.
Thống kê của Reputa dưới đây sẽ cho ta thấy xu hướng tiêu dùng và quan tâm
của người tiêu dùng đã thay đổi như thế nào sau hậu COVID-19:

Hình 1: Top ngành hàng&mặt hàng người mua quan tâm trên MXH - Hồ Chí Minh (nguồn Reputa
2022)

Hình 2: Top ngành hàng&mặt hàng người mua quan tâm trên MXH - Hà Nội (nguồn Reputa 2022)

Khảo sát trên đã cho thấy nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng tăng
cao từ các mặt hàng thiết yếu, thông dụng đến các hàng hoá không thiết yếu, xa

8
xỉ phẩm. Tần suất sử dụng Internet cao đã tạo tiền đề lớn cho việc kinh doanh
trên các sàn thương mại điện tử. Thêm lợi thế về dân số trẻ, thương mại điện tử
đang định hình lại thị trường. Chính xu hướng tiêu dùng này giúp ngành bán lẻ
cạnh tranh tốt với các tập đoàn, đa tập đoàn lớn cũng như khẳng định vị thế
trên thương trường. Sự thuận tiện của thương mại điện tử khi có tệp người
dùng lớn, không yêu cầu chi phí cố định như kho xưởng, nhân công,…mọi trao
đổi, giao dịch được thực hiện qua mạng đã tạo tác động vô cùng tích cực và
thuận lợi đến ngành bán lẻ Việt Nam hậu COVID-19.

Giả thuyết (H1): Sự thuận tiện của thương mại điện tử có tác động tích cực đến
ngành bán lẻ.

Đại dịch COVID-19 đã khiến doanh nghiệp bán lẻ gánh chịu nhiều khó
khăn khi các loại chi phí như thuê mặt bằng, nhân công, máy móc vẫn phải tiếp
tục chi ra dù doanh số liên tục sụt giảm. Theo khảo sát mới đây của Vietnam
Report về ngành bán lẻ hậu COVID-19 cho thấy 42% doanh nghiệp bị ảnh
hưởng nặng nề, 50% chịu tác động nghiêm trọng và vừa phải. Tháng 3 năm
2021 hơn 8700 doanh nghiệp Việt phải rời khỏi thị trường. Để thích ứng với sự
chuyển dịch nền kinh tế số, đồng thời đối phó với đại dịch, ngành bán lẻ Việt
Nam thay mình chuyển đổi thành doanh nghiệp số để giảm các chi phí cố định.
Việc chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại đã
giúp ngành bán lẻ Việt Nam có sự trở mình mạnh mẽ. Quy trình vận hành kinh
doanh được số hoá từ tài liệu, hồ sơ, thông tin sản phẩm, thông tin khách hàng,
hoá đơn điện tử cho phép ngành bán lẻ cắt giảm lớn chi phí cố định, tăng lợi
nhuận và doanh thu khi sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi, kích cầu tiêu dùng
với mã giảm giá, hoàn tiền, thẻ tích điểm,… Các thuật toán cho phép người bán
hàng, doanh nghiệp so sánh giá sản phẩm của mình với thị trường giúp đưa ra
quyết định lựa chọn phân khúc khách hàng và niêm yết giá sản phẩm trên thị
trường trở nên thuận tiện và dễ dàng. Theo khảo sát, có 91% doanh nghiệp sử
dụng phần mềm kế toán của giao dịch thương mại điện tử, có 57% doanh
nghiệp sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, đặc biệt các phần mềm chuyên sâu
như SCM, CRM, ERP được sử dụng lần lượt là 75%, 66% và 66%.

Hình 3: Tình hình sử dụng các phần mềm quản lý qua các năm

71% doanh nghiệp cho phép thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên
sàn thương mại điện tử, 61% doanh nghiệp cho biết có triển khai chương trình

9
khuyến mại dành riêng cho khách hàng truy cập mua sắm trên website, các app
ứng dụng, các sàn thương mại điện tử.

Hình 4: Thời gian trung bình lưu lại của khách hàng khi truy cập website TMĐT phiên bản di
động hoặc ứng dụng bán hàng.

Giả thuyết (H2): Các thuật toán về sản phẩm và tài chính của thương mại điện
tử tác động tích cực đến ngành bán lẻ.

Thương mại điện tử phát triển kèm với sự chuyển dịch sang nền công
nghệ số 4.0, xu hướng hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội (Facebook,
Zalo, Instagram,…) tiếp tục tăng mạnh, cụ thể có tới 65% doanh nghiệp cho
biết có sử dụng các hình thức kinh doanh và marketing kiểu này. Năm 2022, có
tới 23% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có hoạt động trên các sàn
thương mại điện tử. Điều này khiến chi phí marketing trở nên tiết kiệm hơn khi
chủ yếu chạy quảng cáo, thuê KOLs, website doanh nghiệp được thiết kế đẹp,
hiện đại, dễ tiếp cận khi truy cập được cả trên máy tính và di động. Theo số liệu
khảo sát năm 2022, 59% doanh nghiệp tham gia khảo sát có website hoặc ứng
dụng di động cho biết có chạy quảng cáo qua các kênh mạng xã hội. Các hình
thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm khác như Google, Bing,…chiếm 34%.

Hình 5: Các hình thức quảng cáo website/ứng dụng di động của doanh nghiệp

Năm 2021 cũng ghi nhận mức cắt giảm chi phí hoạt động quảng bá trực tuyển, cụ thể chỉ có
3% doanh nghiệp chi trên 500 triệu đồng.

10
Hình 6: Ước tính chi phí quảng bá website/ứng dụng di động của doanh nghiệp trên nền tảng trực
tuyến

Giả thuyết (H3): Chi phí marketing tiết kiệm của thương mại điện tử có tác
động tích cực đến ngành bán lẻ.

Giả thuyết (H4): Lượng khách hàng tự nhiên lớn có ảnh hưởng tích cực đến
ngành bán lẻ.

Giả thuyết (H5): Sự thuận tiện về chăm sóc khách hàng của thương mại điện tử
có tác động tốt đến ngành bán lẻ.

Giả thuyết (H6): Giá cả linh hoạt của thương mại điện tử có tác động tốt đến
ngành bán lẻ.

5.2: Mô hình nghiên cứu liên quan:

11

You might also like