You are on page 1of 13

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

🙧🕮🙥

“Sinh viên: Nguyễn Trà My

“Mã số sinh viên: 2305QTVD

“Lớp : 2305QTVD

THỰC TRẠNG MUA SẮM THỜI TRANG TRÊN


SHOPEE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

“BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”


“Ngành: Quản trị văn phòng”

1
TÓM TẮT
Nghiên cứu này xác định thực trạng mua sắm thời trang của sinh viên Đại học
Thương Mại khi mua sản phẩm thời trang. Hiểu rõ động cơ và hành vi của sinh viên
Đại học Thương Mại khi mua sắm sản phẩm thời trang trực tuyến. Đưa ra các khuyến
nghị cho Shopee cũng như các sàn thương mại điện tử khác để cải thiện trải nghiệm
mua sắm và tăng cường chuyển đổi bán hàng. Các yếu tố được cân nhắc trong nghiên
cứu: yếu tố tâm lý (nhận thức về thương hiệu, động cơ mua sắm), yếu tố xã hội (ảnh
hưởng của bạn bè, người có ảnh hưởng), yếu tố liên quan đến Shopee (giao diện trang
web, chính sách giao hàng, phương thức thanh toán), đặc điểm của sản phẩm thời trang
(phong cách, chất liệu, giá cả).

Để tìm hiểu thực trạng mua sắm thời trang sản phẩm thời trang của sinh viên Đại
học Thương Mại tại Hà Nội trên trang thương mại điện tử Shopee, em đã tiến hành
nghiên cứu bao gồm việc khảo sát 293 sinh viên Đại học Thương Mại tại Hà Nội. Kết
quả cho thấy rằng, các yếu tố như chuẩn chủ quan, thái độ đối với hành vi, nhận thức
kiểm soát hành vi và nhận thức rủi ro đều có tác động tích cực đến quyết định mua sắm
sản phẩm thời trang của sinh viên sinh viên Đại học Thương Mại trên Shopee. Dựa trên
kết quả nghiên cứu này, để đưa ra một số giải pháp quản trị mà Shopee cũng như các
trang thương mại điện tử khác có thể áp dụng để thu hút sinh viên Đại học Thương Mại
mua sắm sản phẩm thời trang trực tuyến.

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC...............................................................................................................4

Phần MỞ ĐẦU........................................................................................................4

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................4

1.1 Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay...............................................4

1.2. Sự phát triển của Shopee tại Hà Nội.................................................................5

2. Tình hình nghiên cứu...........................................................................................8

3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................8

3.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................8

3.1. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................8

3.2. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................10

5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................10

6. Bố cục đề tài......................................................................................................10

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................10

1.1. Khái niệm về sản phẩm thời trang..................................................................11

1.1.2. Khái niệm về sinh viên................................................................................11

1.2. Tác động của thương mại điện tử với sinh viên ngày nay………..12

Chương 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU.........................................................35

2.1. Khái quát về Hà Nội.......................................................................................35

2.2 Thực trạng mua sắm các sản phẩm thời trang của sinh viên Đại học Thương
Mại tại Hà Nội............................................................................................................35

3
2.2.1 Thực trạng mua sắm các sản phẩm thời trang của sinh viên Đại học Thương
Mại tại Hà Nội trên trang thương mại điện tử Shopee...............................................37

2.2.2 Nguyên nhân và thực trạng mua sắm thời trang các sản phẩm thời trang của
sinh viên Đại học Thương Mại tại Hà Nội trên trang thương mại điện tử Shopee....43

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................46

3.1. Kết Luận.........................................................................................................46

3.1. Giải pháp........................................................................................................47

3.1.1. Xây dựng niềm tin với khách hàng..............................................................48

3.1.2. Xây dựng các nội dung hấp dẫn..................................................................49

3.1.3. Tối ưu hóa trang sản phẩm..........................................................................50

3.1.4 Hiểu rõ nhân khẩu học và hành vi của khách hàng.....................................51

3.2. Khuyến nghị...................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................53

Phần MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
Thương mại điện tử là một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời
đại công nghệ số. Với sự phát triển của internet và các thiết bị di động, việc mua sắm
trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Thay
vì phải di chuyển đến các cửa hàng truyền thống, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn
và mua sắm các sản phẩm chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại hay máy tính. Điều này
giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng, đồng thời cũng mang lại lợi ích
kinh tế cho các doanh nghiệp.
4
Công nghệ đang tiến bộ vượt bậc và thương mại điện tử đã tạo ra sự thay đổi
đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh. Theo Ninja Van & DPD (2021), Việt Nam đang
dẫn đầu về tần suất mua sắm trực tuyến xuyên biên giới ở Đông Nam Á, tiếp theo là
Thái Lan và Singapore, Philippines. Các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG),
quần áo và giày dép chiếm tỷ trọng lớn trong các đơn đặt hàng tại Việt Nam. Đồng
thời, Việt Nam đứng thứ hai về mua sắm điện tử quốc tế, với 59% người Việt đã đặt
hàng hoặc mua sắm nhiều lần trên các trang web nước ngoài. Nước ta cũng chiếm 15%
tổng thị trường mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á, ngang bằng với Philippines và chỉ
thua Thái Lan (16%). Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, số người mua sắm trực
tuyến tại Việt Nam đã tăng lên khoảng 70 triệu và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên khoảng
380 triệu vào năm 2026 (Ninja Van Group; DPD Group, 2021). Năm 2021, ngành
thương mại điện tử tại Việt Nam đã tăng trưởng 16% so với năm trước, đạt tổng giá trị
hàng hóa trị giá 13 tỷ USD (Market Research, 2022); điều này phản ánh tiềm năng
phát triển của thị trường mua sắm trực tuyến.

Theo Market Research (2022), 53% người tiêu dùng tại Việt Nam coi mua sắm
trực tuyến là thói quen và 58% sẵn sàng tiếp tục mua sắm trên các chợ trực tuyến vì sự
tiện lợi, đây là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam
trong tương lai. Với việc áp dụng công nghệ mới và hạ tầng kỹ thuật số mạnh mẽ hơn,
thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đi vào một kỷ nguyên mới và mang lại cơ hội lớn
cho các doanh nghiệp và cá nhân để thích ứng và phát triển. Shopee là một trong
những trang thương mại điện tử phổ biến và thu hút lượng người dùng đông đảo tại
Việt Nam. Dữ liệu từ iPrice (2022) cho biết, Shopee có lượt truy cập hàng tháng cao
nhất tại Việt Nam, với trung bình quý 4 năm 2021 là hơn 88.956 triệu lượt, gấp khoảng
4 lần so với đối thủ trực tiếp Lazada đứng thứ 2 với 20.633 triệu lượt và Tiki đứng thứ
3 với 17.866 triệu lượt. Danh sách xếp hạng này đã loại bỏ các trang thương mại điện
tử nhỏ hơn như Adayroi của Vingroup, lotte.vn của Lotte và Leflair, một công ty khởi
nghiệp thương mại điện tử có trụ sở tại Việt Nam. Do đó, Shopee đang thống trị thị
trường mua sắm trực tuyến, mặc dù vẫn đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các
doanh nghiệp khác.

5
Trong những năm gần đây, số lượng người dùng thương mại điện tử tại Việt Nam
đã tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của Google và Temasek, thị trường thương mại điện
tử tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 29 tỷ USD vào năm 2025, với ước tính 53% dân số mua
sắm trực tuyến. Mức tăng trưởng này tương đương với các nước Đông Nam Á khác
như Indonesia và Philippines. Có một số yếu tố góp phần vào sự phát triển của thương
mại điện tử ở Việt Nam. Thứ nhất, đất nước này có dân số trẻ và am hiểu công nghệ, tỷ
lệ người dùng điện thoại thông minh cao. Ngoài ra, chính phủ đã thực hiện các chính
sách hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, như giảm thuế và cải thiện cơ sở hạ tầng
internet. Cuối cùng, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang mua
sắm trực tuyến khi mọi người buộc phải ở nhà và tránh những nơi đông người.

1.2. Sự phát triển của Shopee tại Hà Nội

Sự trỗi dậy của thương mại điện tử đã cách mạng hóa cách mọi người mua sắm và
kinh doanh tại Việt Nam. Với sự sẵn có ngày càng tăng của điện thoại thông minh và
truy cập internet giá cả phải chăng, mua sắm trực tuyến đã trở thành xu hướng phổ
biến của người tiêu dùng Việt Nam. Trong số các nền tảng thương mại điện tử khác
nhau hiện có ở Việt Nam, Shopee đã nổi lên như một công ty dẫn đầu thị trường, cung
cấp giao diện thân thiện với người dùng, nhiều loại sản phẩm và giá cả cạnh tranh.
Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam,
đặc biệt là tại Hà Nội. Kênh bán lẻ này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà bán lẻ và
nhà kinh doanh nhờ tác động đáng kể so với các kênh truyền thống khác. Hơn nữa,
những lợi ích của nó như dễ dàng mua sắm và so sánh giá cả, dịch vụ 24/7, đóng vai
trò là chất kích thích mua sắm trên internet. Với sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ,
Shopee đã thu hút được rất nhiều người dùng, đặc biệt là sinh viên . Ngành thời trang
luôn là một thị trường năng động và có tính cạnh tranh cao, đặc biệt trong thời đại
thương mại điện tử. Tại thành phố Hà Nội, sinh viên ngày càng chuyển sang các nền
tảng trực tuyến như Shopee để mua sắm các sản phẩm thời trang.

Theo báo cáo của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương),
thị trường mua sắm thời trang trực tuyến tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh
mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Trong đó, Hà Nội là một trong
những thành phố có tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực thời

6
trang. Với sự phát triển của công nghệ và xu hướng mua sắm trực tuyến, người dùng
tại Hà Nội đã có nhiều lựa chọn khi mua sắm thời trang trực tuyến. Tuy nhiên, Shopee
vẫn là nền tảng được ưa chuộng nhất với số lượng sản phẩm đa dạng và giá cả cạnh
tranh.

Theo một cuộc khảo sát của Shopee, hơn 70% người tiêu dùng tại Hà Nội đã từng
mua sắm thời trang trực tuyến trên nền tảng này. Điều này cho thấy thói quen mua sắm
trực tuyến của người dùng tại Hà Nội đang dần thay đổi và trở nên phổ biến hơn. Một
trong những lý do chính khiến người tiêu dùng tại Hà Nội chọn mua sắm thời trang
trực tuyến là tính tiện lợi và đa dạng của sản phẩm. Không chỉ có thể mua sắm bất cứ
lúc nào và ở bất kỳ đâu, người dùng còn có thể lựa chọn từ hàng nghìn sản phẩm khác
nhau với giá cả phù hợp.

Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường mua sắm thời trang trên Shopee
tại Hà Nội và cũng là một cơ hội để các thương hiệu thời trang tiếp cận với khách hàng
và tăng doanh số bán hàng. Mặc dù rất tiện lợi khi lựa chọn hình thức mua sắm trực
truyến. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của mua sắm trực tuyển là khách hàng
có thể gặp phải tình trạng thiếu thông tin sản phẩm, các vấn đề khi sử dụng hệ thống
trực tuyến, không hài lòng với các mặt hàng đã mua hoặc thậm chí là rủi ro khi thanh
toán. Ngoài ra, luôn tồn tại sự cạnh tranh rất gay gắt và khốc liệt dù thị trường mua
sắm thời trang trên Shopee tại Hà Nội đang có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng đối
mặt với nhiều thách thức. Để thu hút được khách hàng, các thương hiệu thời trang phải
có chiến lược marketing và chính sách giá cả hợp lý. Đồng thời, việc cung cấp sản
phẩm chất lượng và dịch vụ tốt cũng rất quan trọng để duy trì và phát triển thị trường
mua sắm thời trang trên Shopee tại Hà Nội.

Vì vậy, để thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng và cải thiện lợi nhuận,
các công ty trực tuyến cần hiểu rõ kỳ vọng của khách hàng và các yếu tố quyết định
ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ. Đó là lý do bản thân em đã chọn nghiên
cứu đề tài “Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm các sản phẩm thời
trang của sinh viên Đại học Thương Mại ở Hà Nội trên sàn thương mại điện tử
Shopee” - một trang thương mại điện tử phổ biến. Nghiên cứu này sẽ phân tích các yếu
7
tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của sinh viên đối với các sản phẩm thời trang
trên Shopee, bao gồm: giá cả, chất lượng sản phẩm và đánh giá cũng như các yếu tố
thu hút khách hàng mà Shopee sử dụng để thu hút sinh viên trong ngành thời trang.

Cuối cùng, nghiên cứu sẽ đưa ra những khuyến nghị về chiến lược tiếp thị của
Shopee dựa trên ý nghĩa của việc phân tích. Khi mua hàng thời trang trên Shopee, sinh
viên - sinh viên học tại các trường đại học ở Hà Nội chủ yếu bị ảnh hưởng bởi giá cả
và khả năng chi trả. Là nền tảng cung cấp nhiều loại sản phẩm từ nhiều người bán khác
nhau, Shopee có chiến lược giá cả cạnh tranh, thu hút sinh viên đang tìm kiếm các sản
phẩm thời trang giá cả phải chăng. Ngoài giá cả, chất lượng sản phẩm và đánh giá
cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của sinh viên .

2. Tình hình nghiên cứu


Trước đây đã từng có công trình nghiên cứu sau: “Nghiên cứu của hai tác giả Tạ Văn
Thành và Đặng Xuân Ơn (2021) đã phân tích thực trạng mua sắm thời trang trực tuyến
của nhóm người tiêu dùng thuộc thế hệ Z tại Việt Nam”. Kế thừa tri thức của hai tác
giả Tạ Văn Thành và Đặng Xuân Ơn, đề tài của em sẽ nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về
khách thể, đối tượng và không gian nghiên cứu.

3. Mục tiêu nghiên cứu


3.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích thực trạng mua sắm thời trang các sản
phẩm thời trang của sinh viên Đại học Thương Mại tại TP. Hà Nội trên nền tảng
thương mại điện tử Shopee. Việc nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ hơn về hành vi mua
sắm và ưu tiên của khách hàng trẻ trong lĩnh vực thời trang trực tuyến . Các yếu tố này
cũng được đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định mua hàng của khách
hàng. Từ kết quả nghiên cứu, sẽ đưa ra các giải pháp, đưa ra những khuyến nghị cụ thể
nhằm hỗ trợ Shopee và các trang thương mại điện tử khác cải thiện chiến lược kinh
doanh và dịch vụ để thu hút và duy trì khách hàng trẻ. Giúp mở rộng kiến thức về hành
vi người tiêu dùng trẻ và cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp trong lĩnh
vực thời trang và thương mại điện tử để phát triển chiến lược hiệu quả

8
3.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc thực hiện các
mục tiêu cụ thể sau đây:

• Các định và phân tích những yếu tố: giá cả, chất lượng sản phẩm, thương
hiệu, đánh giá từ người dùng, tính tiện lợi, dịch vụ giao hàng và chăm sóc
khách hàng để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của chúng đối với quyết định
mua sắm của người tiêu dùng trẻ.
• Nghiên cứu sẽ tìm hiểu và xác định mức độ ảnh hưởng của Shopee đến
sinh viên bằng cách sử dụng phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu.
• Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp và chiến
lược cụ thể cho các doanh nghiệp thời trang và Shopee nhằm cải thiện trải
nghiệm mua sắm, tăng cường hài lòng khách hàng và thúc đẩy doanh số.

3.3. Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

• Những yếu tố nào của Shopee ảnh hưởng đến việc mua sắm các sản phẩm
thời trang của sinh viên Đại học Thương Mại tại Hà Nội?
• Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với sinh viên Đại học Thương
Mại?
• Dựa trên những kết quả phân tích, có những giải pháp nào có thể giúp
Shopee và các trang thương mại điện tử tăng quyết định mua sắm của sinh
viên ?
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể: sinh viên Đại học Thương Mại

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng ảnh hưởng của shopee

Phạmiviikhôngigian: Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Thương Mại trên
địa bàn thành phố Hà Nội.

Phạmiviithờiigian: Tháng 1 năm 2020 đến tháng 2 năm 2024.


5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để tìm hiểu sâu về thực trạng:

9
-Phương pháp định tính (phỏng vấn nhóm, khảo sát sâu)

-Phương pháp định lượng (khảo sát trực tuyến, hồi quy tuyến tính)

-Thu thập dữ liệu (hỏi ý kiến chuyên gia, quan sát, phỏng vấn)

6. Bố cục đề tài
“Bài nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau: “

“Mở đầu

“Chương 1: Cơ sở lý luận

“Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của Shopee đến việc mua sắm thời trang của
sinh viên Đại học Thương Mại

“Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giới thiệu về mô hình nghiên cứu và sự ảnh hưởng của sàn thương mại điện tử Shopee
đến việc mua sắm của sinh viên Đại học Thương Mại.

1.1. Khái niệm về sản phẩm thời trang


Khái niệm về sản phẩm thời trang.

1.2. Khái niệm Shopee

1.3. Tác động của Shopee đến sinh viên

Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA


SHOPEE ĐẾN VIỆC MUA SẮM THỜI TRANG
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
2.1. Khái quát về sinh viên Đại học Thương Mại
Giới thiệu khái quát về sinh viên Đại học Thương mại.

10
2.2 Thực trạng mua sắm thời trang của sinh viên Đại học Thương
Mại
Thị trường thời trang tại Hà Nội rất cạnh tranh, với sự xuất hiện ngày càng nhiều
của các thương hiệu mới. Xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các nhà
bán lẻ phải liên tục cập nhật. Mua sắm sản phẩm thời trang trên các trang thương mại
điện tử đang trở thành xu hướng của sinh viên Đại học Thương Mại tại Hà Nội nhờ vào
sự tiện lợi, lựa chọn đa dạng và ưu đãi hấp dẫn.

2.2.1 Thực trạng mua sắm các sản phẩm thời trang Shopee của sinh viên
Đại học Thương Mại
Để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, sử dụng hai hình thức phân phát phiếu khảo
sát là trực tiếp và trực tuyến. Hình thức trực tiếp sẽ được sử dụng để phát phiếu khảo
sát giấy cho những người quen biết của tác giả, bao gồm bạn bè và người thân. Hình
thức trực tuyến sẽ được sử dụng bằng cách gửi phiếu khảo sát dưới dạng Google Form
qua email sinh viên và các nhóm mạng xã hội. Sau khi thu thập dữ liệu, tổng hợp , làm
sạch và phân tích thông qua phần mềm Excel và SPSS 26.

Thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đối tượng
nghiên cứu: sinh viên Đại học Thương Mại, có thói quen mua sắm thời trang trên
Shopee. Nội dung câu hỏi nghiên cứu :

1. Quan điểm của bạn về mua sắm thời trang trực tuyến?
2. Bạn đã từng mua sắm thời trang trên các sàn thương mại điện tử nào?
3. Bạn từng mua sắm thời trang trên Shopee chưa?
4. Mua sắm thời trang trên Shopee có ưu điểm và nhược điểm gì?
5. Tại sao bạn lại lựa chọn mua sắm thời trang trên Shopee?
6. Bạn thích điều gì nhất khi mua sắm thời trang trên Shopee?
7. Bạn đánh giá như thế nào về việc mua sắm thời trang trên Shopee?
8. Bạn có muốn tiếp tục mua sắm thời trang trên Shopee không?

2.2.2 Nguyên nhân Shopee gây ảnh hưởng đến việc mua sắm sản phẩm thời
trang của sinh viên Đại học Thương Mại

11
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Giải pháp
Giải pháp giúp xác định rõ ràng và chính xác những yếu tố nào ảnh hưởng đến
quyết định mua sắm của sinh viên Đại học Thương Mại, từ đó đưa ra các phân tích sâu
hơn về cách thức, động lực mua hàng của họ trên Shopee và đưa ra các cơ sở lý thuyết,
mô hình để giải thích về hành vi mua sắm của sinh viên Đại học Thương Mại trên
Shopee, từ đó giúp nâng cao sự hiểu biết về vấn đề cần nghiên cứu.
3.1.1. Xây dựng niềm tin với khách hàng
Để nâng cao hiệu quả bán hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng như
Shopee có thể giảm bớt cảm giác rủi ro của khách hàng.

3.1.2. Xây dựng các nội dung hấp dẫn

Shopee có thể sử dụng sức ảnh hưởng của những người có tầm ảnh hưởng trên
mạng xã hội và các ngôi sao để tăng cường sự chấp nhận trong sinh viên Đại học
Thương Mại.

Shopee có thể tạo ra các chương trình giới thiệu và ưu đãi để khuyến khích khách
hàng hiện tại của họ chia sẻ những trải nghiệm tích cực với bạn bè và gia đình.

3.1.3. Tối ưu hóa trang sản phẩm

Cải thiện giao diện và trải nghiệm người dùng, đơn giản hóa quy trình mua hàng
và cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán, Shopee sẽ giúp khách hàng trẻ dễ dàng và
thuận tiện hơn trong quá trình mua sắm trực tuyến.

3.2. Khuyến nghị

1. Tăng cường kiến thức về kỹ thuật số cho thế hệ trẻ


2. Khuyến khích sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử
3. Quản lý thị trường trực tuyến

KẾT LUẬN
● Tóm tắt các kết quả nghiên cứu
● Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc mua sắm thời trang
12
● Đưa ra khuyến nghị cho các nhà bán lẻ thời trang trên Shopee
● Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh sách các tài liệu được tham khảo trong nghiên cứu.

Online:

“iPrice, 2022. Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam. [Trực tuyến Available at:
https://iprice.vn/insights/mapofecommerce/

"Tạ Văn Thành & Đặng Xuân Ơn, 2021. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào
tạo Ngân hàng, Issue 229, pp. 27-35."

"
"

13

You might also like