You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----Ï&Ò -----

Báo cáo
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
quần áo trực tuyến trên Shopee của giới trẻ
tại Thành phố Huế
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Dương Đình Thịnh TS. Trần Hà Uyên Thi

Phạm Thành Lộc

Bùi Khắc Nhật Tân

Đặng Quang Dương

Lê Minh Trí

Lớp: K56B_TMĐT
DÀN BÀI CHI TIẾT

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

4.1.2 Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp

4.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp

4.2.1 Thiết kế thang đo trong bảng hỏi

4.2.2 Quy mô mẫu

4.2.3 Phương pháp chọn mẫu

4.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

5. Kết cấu đề tài

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về Thương mại điện tử

1.1.1.1 Tầm quan trọng của thương mại điện tử

1.1.1.2 Các thành phần của thương mại điện tử

1.1.1.3 Lợi ích và thách thức của thương mại điện tử

1.1.2 Lý luận về mua sắm trực tuyến

1.1.2.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu về quyết định mua hàng trực
tuyến

1.1.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của mua sắm trực tuyến

1.1.3 Lý luận về hành vi người tiêu dùng

1.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng

1.1.2.2 Thực trạng và xu hướng mua sắm trực tuyến của giới trẻ

1.1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT


ĐỊNH MUA QUẦN ÁO TRỰC TUYẾN TRÊN SHOPEE CỦA GIỚI TRẺ
KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ

2.1 Tổng quan về Thương mại điện tử và Shopee

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Shopee

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Shopee

2.1.3 Tình hình kinh doanh và phản hồi từ khách hàng

2.2 Kết quả điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo trực
tuyến trên Shopee của giới trẻ khu vực thành phố Huế

2.2.1 Mẫu điều tra và phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định mua hàng
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO
HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRÊN SÀN TMĐT SHOPEE DỰA TRÊN KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phân tích kết quả nghiên cứu

3.1.1 Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến
trên Shopee

3.1.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định mua hàng

3.2 Đề xuất giải pháp và cải thiện

3.2.1 Cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến trên Shopee

3.2.2 Tăng cường chất lượng sản phẩm và thông tin trên Shopee

3.2.3 Nâng cao dịch vụ khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng trên Shopee

3.2.4 Tối ưu hóa phương thức thanh toán và giao hàng trên Shopee

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Tóm tắt các kết quả chính từ nghiên cứu

2. Nhận định về sự quan trọng của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định mua hàng trực tuyến

3. Đề xuất các kiến nghị cụ thể để cải thiện hoạt động bán hàng trên Shopee dựa
trên kết quả nghiên cứu.
Đặt vấn đề

1. Lý do chọn đề tài

Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểm
sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam. Nếu như năm 2018, doanh thu
thương mại điện tử bán lẻ cả nước mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm
2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD) và tăng lên 11,8 tỷ USD vào
năm 2020.Đến năm 2022, con số này tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4
tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước; số
lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá
trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm.Năm 2023, Bộ
Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động về liên kết vùng phát triển thương mại
điện tử, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao, thương mại điện tử
đã khẳng định được là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số,
tạo động lực phát triển kinh tế. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2023,
quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD,
tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng
thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng
trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023 theo
Statista).Từ đó có thể khẳng định, thương mại điện tử Việt Nam trong nhiều năm
đã tăng trưởng mạnh mẽ và đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền
kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh
nghiệp.

Thực tế, các trang thương mại điện tử đã không ngừng ra đời và phát triển với 4
ứng dụng Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop là phổ biến nhất và liên tục cạnh
tranh nhau để vươn lên vị trí cao hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử.Ngoài ra,
còn có rất nhiều trang thương mại điện tử khác mới nhưng vẫn có tiềm năng cạnh
tranh với các trang thương mại điện tử lớn, như: Sendo, Thế giới di động…Các
trang thương mại điện tử hiện nay cũng liên kết với rất nhiều loại ví điện tử và
ngân hàng khác nhau. Khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán nhanh chóng bằng
phương thức thanh toán trực tuyến. Các ví điện tử phổ biến nhất hiện nay là:
Shopeepay, Zalopay, Vnpay, Momo,…Tăng trưởng của thương mại điện tử nhiều
năm qua cho thấy, xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi, khả năng tiếp cận và
ứng dụng công nghệ thông tin của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.

Theo báo cáo doanh thu của các sàn thương mại điện tử trong tháng 11-2023 do
Công ty dữ liệu YouNet ECI công bố ngày 25-12, tổng giá trị giao dịch của bốn
sàn Shopee, Lazada, TikTok Shop và Tiki đạt 31.195 tỉ đồng, tăng 9,3% so với
tháng 10. Các chương trình khuyến mãi, thanh toán tiện lợi và livestream được
đánh giá là động lực khiến người dùng "chốt đơn" ầm ầm, mang lại doanh thu
tăng vọt cho người bán. Trong đó, riêng sàn Shopee đã chiếm tới 72,7% doanh số
(gần 22.700 tỉ đồng), phần còn lại lần lượt thuộc về TikTok Shop (17,2%),
Lazada (9%) và Tiki (1,1%). Không chỉ thu hút khách hàng mua sắm, Shopee
tiếp tục trở thành điểm đến của người kinh doanh với hơn 201.000 nhà bán hàng,
xếp sau gồm: Lazada (98.000), TikTok Shop (95.000) và cuối cùng là Tiki
(10.000). Như vậy, có thể thấy số lượng người dùng Internet và mua sắp trực
tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee đang ngày càng tăng cao, đặt biệt là
khi diễn ra đại dịch Covid 19. Điều đó càng chứng minh được sự thiếu yếu và
tầm quan trọng lĩnh vực thương mại điện tử đối với cuộc sống của người Việt
trong thời điểm hiện tại, Đặc biết với các bạn trẻ, những người luôn nhạy về việc
tiếp cận công nghệ thì việc sử dụng hệ thống mua hàng trực tuyến như hiện nay
càng trở nên phổ biến. Vì vậy đề tài “nghiên cứu các ảnh hưởng đến quyết định
mua quần áo trực tuyến trên Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế” được tiến
hành nhằm hiểu rõ hơn về xu hướng mua áo quần trực tuyến của giới trẻ hiện
nay.

Năm 2024, dự kiến sự thay đổi trong cách tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Với sự
gia tăng của thế hệ Gen Z và Millennial, mua sắm qua ứng dụng di động và trải
nghiệm thương hiệu trực tuyến sẽ trở nên phổ biến hơn. Các ứng dụng mua sắm
trực tuyến và trải nghiệm thương hiệu trên các nền tảng xã hội sẽ đóng vai trò
quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Thế hệ Gen Z và Millennials, với sự
đam mê về công nghệ và mạng xã hội, sẽ tiếp tục là những người dẫn đầu trong
việc mua sắm trực tuyến. Họ có xu hướng ưa chuộng mua sắm thông qua ứng
dụng di động và tìm kiếm trải nghiệm thương hiệu trực tuyến đồng thời mong
muốn có sự trải nghiệm sản phẩm trên tay. Từ đó, việc các thương hiệu quan tâm
phát triển kênh bán hàng và trải nghiệm online không có nghĩa là họ sẽ cắt bỏ
hoặc bỏ bê kênh bán hàng truyền thống - hệ thống bán lẻ, chuỗi cửa hàng. Thay
vào đó, các thương hiệu cần có hành động đón đầu xu hướng này, đưa trải
nghiệm offline to online và ngược lại online to offline nhằm đáp ứng được những
vị khách khó tính và thúc đẩy họ trở thành khách hàng thân thiết, trung thành.

Xu hướng thời trang thân thiện với môi trường sẽ tiếp tục tăng lên trong năm
2024. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến dấu ấn môi trường của sản phẩm
thời trang. Vì vậy, các thương hiệu thời trang thân thiện với môi trường và sáng
tạo với các dòng sản phẩm bền vững có thể có lợi thế trong năm tới. Điều này đòi
hỏi sự nhạy bén của các thương hiệu thời trang để thích nghi và phát triển sản
phẩm và chiến lược kinh doanh của họ. Xu hướng này phần lớn xuất phát từ tình
yêu và quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với môi trường. Việc
công bố về những vấn đề môi trường toàn cầu, như biến đổi khí hậu và ô nhiễm,
đã làm tăng sự nhạy bén của người tiêu dùng và đặt nhiều áp lực lên các thương
hiệu thời trang. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều thương hiệu thời
trang tại Việt Nam đã bắt đầu phát triển dòng sản phẩm bền vững. Các sản phẩm
này thường được sản xuất từ nguyên liệu tái chế, có quy trình sản xuất thân thiện
với môi trường, và được thiết kế để có tuổi thọ cao hơn. Ví dụ, thương hiệu Âu
phục may đo Faifo Tailor đã tạo ra các sản phẩm bằng vải được làm từ chai nhựa
tái chế, hạt cà phê hay chất liệu từ vỏ sò,...Các thương hiệu thời trang thân thiện
với môi trường thường tạo ra các hệ thống chứng thực và minh bạch để chứng
minh rằng sản phẩm của họ đáng tin cậy. Điều này giúp xây dựng lòng tin từ phía
người tiêu dùng và tạo ra sự hấp dẫn cho sản phẩm. Thương hiệu thời trang sáng
tạo và nhạy bén có thể tận dụng xu hướng này để thu hút và giữ chân người tiêu
dùng trở thành khách hàng thân thiết, đồng thời góp phần vào bảo vệ môi trường
và cộng đồng. Tóm lại, xu hướng ngành Thương mại Điện tử thời trang Việt Nam
2024 đánh dấu sự tiến bộ và thay đổi trong cách mua sắm và tương tác với
thương hiệu. Các thương hiệu thời trang thời đại mới đã và đang tận dụng những
cơ hội này để tạo ra những trải nghiệm độc đáo và bền vững, đồng thời đóng góp
vào sự phát triển của ngành thời trang tại Việt Nam

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua sắm áo quần trực tuyến trên trang thương mại điện tử Shopee của giới
trẻ tại Thành phố Huế từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quyết định mua của
nhóm khách hàng giới trẻ.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các hoạt động bán hàng với quyết
định mua hàng tại sàn thương mại điện tử của giới trẻ tại Thành phố Huế.

- Xác định các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm áo quần trực tuyến trên
trang thương mại điện tử Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế.

- Xác định mực độ tác động các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm áo
quần trực tuyến trên trang thương mại điện tử Shopee của giới trẻ tại Thành phố
Huế.

- Đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp, cửa hàng trên trang thương mại điện
tử Shopee nhằm thúc đẩy quyết định mua của nhóm khách hàng giới trẻ.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua sắm áo quần trên trang
thương mại điện tử Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế?

- Mức độ ảnh hướng các yếu tố đến quyết định mua sắm áo quần trên trang
thương mại điện tử Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế?

- Những giải pháp nào phù hợp thức đẩy quá trình mua sắm áo quần trên trang
thương mại điện tử Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố có tác động quyết định của giới trẻ tại huế khi
mua sắm áo quần trên trang thương mại điện tử Shopee

- Đối tượng khảo sát: Các bạn trẻ đang sinh sống và học tập trên địa bàn Thành
phố Huế

- Phạm vi nghiên cứu


+ Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2020 đến 2023,số liệu
sơ cấp thu thập trong khoảng tháng 3/2024 đến tháng 4/2024

+ Không gian: tại Thành phố Huế

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Bao gồm các báo cáo thị trường về thị trường quần áo trực tuyến ở Việt Nam nói
chung và khu vực Thành phố Huế nói riêng. Các dữ liệu về xu hướng mua sắm
trực tuyến, tình hình cạnh tranh, phân khúc thị trường, và các thông tin về các
thương hiệu quần áo phổ biến trên Shopee cũng là nguồn dữ liệu quan trọng.

Các nghiên cứu trước đó về hành vi mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trong lĩnh
vực mua sắm quần áo trực tuyến, có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Điều này bao gồm cả các bài báo, sách, báo
cáo nghiên cứu và luận văn liên quan.

4.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

Phân tích các dữ liệu từ các trang web và ứng dụng mua sắm trực tuyến, như
Shopee, bao gồm thông tin về sản phẩm, đánh giá và nhận xét từ người tiêu dùng,
mức độ phổ biến của các sản phẩm và thương hiệu, cũng như các chiến lược tiếp
thị và khuyến mãi.

Phân tích các dữ liệu từ các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,
Twitter, và các diễn đàn trực tuyến khác để hiểu thêm về ý kiến, đánh giá và phản
hồi từ cộng đồng mạng về việc mua sắm quần áo trực tuyến trên Shoppe

Dữ liệu từ cuộc khảo sát và phỏng vấn với người tiêu dùng trẻ ở khu vực Thành
phố Huế cũng là một nguồn thông tin quan trọng để hiểu rõ hơn về những yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo trực tuyến trên Shoppe.

4.2. Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu sơ cấp

4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp


Dữ liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi. Để
giúp bảng hỏi được chính xác hơn thì người nghiên cứu sử dụng quy trình thu
thập dữ liệu gồm có nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức. Quy trình thực
hiện như sau:

 Cấu trúc bảng hỏi

Thiết kế bảng hỏi gồm 3 phần:

- Phần 1: Thông tin cá nhân

- Phần 2: Hành vi mua sắm

- Phần 3: Câu hỏi khảo sát: Gồm các câu hỏi sử dụng thang đo định danh, thang
đo dạng Likert. Tất cả các biến quan sát trong đánh giá của khách hàng đã và
đang mua các sản phẩm áo quần trên Shopee đều sử dụng thang đo Likert 5 mức
độ: 1 nghĩa là “Rất không đồng ý” đến số 5 là “Hoàn toàn đồng ý” với phát biểu.

Kết quả có được từ nghiên cứu định lượng là cơ sở cho thiết kế bảng hỏi áp dụng
vào nghiên cứu chính thức.

 Xác định kích thước mẫu

Đề tài xác định mẫu để nghiên cứu qua công thức của Cochran (1977)

Trong đó:

 n: Kích thước mẫu điều tra.

 p: Xác suất hiện dấu hiệu của phần tử đang nghiên cứu, để có kích thước
mẫu lớn nhất ta chọn p=1-p =0,5.

 Z2: Là giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy (1- α), với độ tin cậy α=
95% Ta có Z=1,96.

 E: Sai số mẫu cho phép với nghiên cứu này, với p = 0,5 nên 0,3<p<0,7 có
sai số e=9,8%. Thì lúc này mẫu ta chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất.

Như vậy, kích thước mẫu của đề tài là 100 mẫu. Để tránh sai sót trong quá trình
điều tra tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 120.
Qua quá trình khảo sát, khách hàng được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu
thuận tiện. Thời gian khảo sát từ ngày 1/3/2024-1/4/2024.

Từ ngày khảo sát, tác giả gửi từ phiếu khảo sát thông qua biểu mẫu Google
Form, tác giả sẽ gửi mẫu khảo sát online đến các bạn trẻ đã và đang mua áo quần
trên Shopee thông qua tính năng tin nhắn và gửi những bảng khảo sát trực tiếp.

4.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp thống kê mô tả

Mô tả tổng quát các đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu như giới tính, độ tuổi,
nghề nghiệp, thu nhập, tần suất sử dụng, ...

- Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Sử dụng Hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra xem thang đo có đáng tin hay không,
các biến trong thang đo có thể hiện đúng nội dung cần kiểm định hay không, làm
sao để cải thiện được thang đo và loại bỏ các biến chưa phù hợp trong quá trình
nghiên cứu.

Theo nhiều nhà nghiên cứu khác nhau như Hair et al (2006), Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2008) về phân tích dữ liệu SPSS tập 1,2 đưa ra quy tắc
đánh giá như sau:

+ Độ tin cậy < 0,6. Thang đo nhân tố là không phù hợp (có thể trong môi trường
nghiên cứu đối tượng không có cảm nhận về nhân tố đó).

+ Độ tin cậy 0,6 – 0,7: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới.

+ Độ tin cậy 0,7 – 0,8: Chấp nhận được.

+ Độ tin cậy 0,8 – > 0,95: tốt.

Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy
(Nunnally Bernstein, 1994). Thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong
khoảng [0,7;0,9].

Nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (≥ 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang
đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là cùng đo lường một nội dung nào đó).
Chấp nhận được nhưng không tốt.
Phân tích nhân tố khám phá EFA: Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng
để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là
các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của
một tập biến ban đầu (theo Hair & cộng sự, 1998).

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA là phải thỏa mãn các yêu cầu:

0.5 ≤ KMO ≤1 (Kaiser, 1975): Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số


được dùng để xem xét dữ liệu có phù hợp để phân tích nhân tố.

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Các biến quan sát có mối
tương quan với nhau trong tổng thể (Bartlett 1950).

Trị số Eigenvalue: Nhân tố nào có Eigenvalue> 1 được giữ lại trong mô hình
phân tích (Kaiser 1960). Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số
Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.

Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố là
ma trận nhân tố (Component Matrix): Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn
các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố ( mỗi biến là một đa thức của các nhân tố ).
Trong đó hệ số tài nhân tố (Factor loading) biểu diễn mối tương quan giữa các
biến và các nhân tố, hệ số này cho biết các biến và các nhân tố có liên quan chặt
chẽ với nhau hay không. Kết quả của quá trình này sẽ cho ra ma trận nhân tố. Ma
trận này chứa các hệ số biểu diễn tương quan giữa các biến.

Kiểm định One – Sample T-Test: Nhằm mục đích so sánh trung bình (Mean)
của tổng thể với một giá trị cụ thể nào đó. Cụ thể trong đề tài này đó là so sánh
trung bình đánh giá về mức độ đồng ý với các tiêu chí trong các nhóm nhân tố.
Thang đo được sử dụng để đo lường trong đề tài là thang đo Libert.

Phân tích hồi quy: Xem xét các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến
tính như kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF,
kiểm tra giá trị Durbin - Watson. Nếu các giá trị trên không bị vi phạm, mô hình
hồi quy được xây dựng. Hệ số R cho thấy các biến độc lập dựa vào mô hình giải
thích được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy có dạng:


Y= β 0+ β 1 X 1+ β 2 X 2+…+ β k X i+e i

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc

β 0: Hệ số chặn ( Hằng số )

β k : Hệ số hồi quy riêng phần ( Hệ số phụ thuộc )

X i : Các biến độc lập trong mô hình

e i: Biến độc lập ngẫu nhiên

Dựa vào hệ số Beta chuẩn với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến
độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình và ảnh hưởng với
mức độ ra sao. Từ đó làm căn cứ để có những kết luận chính xác hơn và đưa ra
giải pháp mang tính thuyết phục cao.

5. Cấu trúc khóa luận

Gồm 3 phần như sau:

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo trực
tuyến trên Shopee của giới trẻ khu vực Thành phố huế

Chương 3: Đề xuất giải pháp và định hướng nâng cao hoạt động bán hàng trên
sàn TMĐT Shopee dựa trên kết quả nghiên cứu

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử


1.1.1.1 Tầm quan trọng của thương mại điện tử

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2022), Việt Nam có 75% dân số sử
dụng dịch vụ Internet (74.5/99.3 triệu dân), trong đó có 74.8% (55.7 triệu dân)
tham gia mua sắm trực tuyến.Theo Metric.vn (2022), tính tới nửa đầu năm 2021,
Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với 55% trong số đó
đến từ các khu vực phi thành thị. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng
trưởng bùng nổ trong giai đoạn 2020 - 2021, đứng thứ 2 trong khu vực Đông
Nam Á và được dự báo sẽ đạt quy mô khoảng 39 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.
Đứng từ quan điểm truyền thông, thương mại điện tử có thể đại diện cho thông
tin, dịch vụ cũng như sản phẩm hoặc thanh toán trực tuyến thông qua hệ thống
kết nối điện thoại, mạng máy tính hoặc các phương tiện khác. Còn đứng từ góc
độ quy trình kinh doanh, thương mại điện tử với sự hỗ trợ của công nghệ giúp tự
động hóa các giao dịch và quy trình công việc của doanh nghiệp. Từ quan điểm
dịch vụ, thương mại điện tử là một cách để giảm chi phí dịch vụ, đồng thời nâng
cao hiệu quả sản phẩm và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ, đáp ứng mong muốn của
ngành, khách hàng và ban quản lý. Theo quan điểm trực tuyến, thương mại điện
tử cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến và phân phối hàng hóa cũng như thông
tin cho Internet và các nguồn trực tuyến khác. Do sự phổ biến và mở rộng nhanh
chóng của công nghệ mạng và Internet, thương mại điện tử được biết đến như
một ngành công nghiệp điện tử đã trở thành một lĩnh vực quan trọng đối với các
doanh nghiệp đương đại. Mọi người bán và mua các sản phẩm và dịch vụ trực
tuyến mà không có cơ sở hạ tầng internet hỗ trợ sẽ không thể thực hiện một số
giao dịch nhất định.

Thương mại điện tử, Electronic Commerce hay E-Commerce, có nghĩa là sử
dụng các phương tiện điện tử và internet để giao dịch các loại hàng hóa và dịch
vụ. Thương mại điện tử đòi hỏi việc truy cập internet cũng như đảm bảo các cơ
sở hạ tầng của công nghệ thông tin, chẳng hạn như trao đổi dữ liệu điện tử
(Electronic Data Interchange – EDI). Thương mại điện tử liên quan đến các trang
web của nhà cung cấp internet, giao dịch hàng hóa/dịch vụ với người dùng một
cách trực tiếp dựa trên nền tảng. Tính năng Giỏ hàng được tích hợp với cổng
thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc Chuyển khoản điện tử
(Electronic fund transfer – EFT). Với sự lan rộng ngày càng tăng của công nghệ
thông tin và truyền thông, cụ thể là internet, các doanh nghiệp toàn cầu càng thúc
đẩy nhanh quá trình thương mại điện tử với nhau theo mô hình Business-to-
Business (B2B). Khi internet cho phép người tiêu dùng kết nối vào nền kinh tế
toàn cầu, họ có thể so sánh giá cả giữa các khu vực, tìm hiểu theo yêu cầu và
nhận thức được tính thay thế. Nhờ sự cởi mở của thị trường, người tiêu dùng có
thể thuận tiện so sánh các dịch vụ thương mại điện tử từ các trang web khác
nhau. Nếu người tiêu dùng không thoải mái với một số loại hàng hóa theo hình
thức này, giá cả hoặc dịch vụ, họ có thể thậm chí để lại những ý kiến đánh giá
một cách nhanh chóng so với hình thức mua hàng truyền thống. Theo đó, người
tiêu dùng không cần hình thức cửa hàng vật lý.Thế nhưng, với những sản
phẩm/dịch vụ có giá trị cao, trong một thời gian ngắn người tiêu dùng/khách
hàng chưa thể đưa ra quyết định mua sắm thì mong muốn có được những trải
nghiệm thực tế để có thể tích lũy kinh nghiệm hoặc đánh giá chính xác nhất về
những tính năng, hiệu suất… là điều cần thiết. Trong khi xu hướng trải nghiệm
hoặc khả năng tiếp nhận những đánh giá thực tế từ người dùng trước về sản
phẩm/dịch vụ mong muốn là ngày càng nhiều. Thế nên, ở nhiều bối cảnh mua
sắm, các cửa hàng vật lý truyền thống vẫn cần thiết cho người tiêu dùng/khách
hàng, nhưng lợi thế của thương mại điện tử là vô cùng lớn.

1.1.1.2 Các thành phần của thương mại điện tử

-Internet

Thương mại điện tử đã phát triển thông qua sự xâm nhập rộng rãi của internet.
Internet và điện thoại thông minh đã thực sự là một phần của cuộc sống con
người. Chuỗi cung ứng hàng hóa thông minh, vì sự phát triển của các mạng kỹ
thuật số có thể nhanh chóng liên kết với khách hàng, giúp giảm thiểu đáng kể ô
nhiễm và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp xanh. Từ những năm 2000, cuộc
cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông đã hỗ trợ nền kinh tế một cách
chưa từng có. Internet và các dịch vụ của nó đã giúp phát triển các thị trường mới
với những tiến bộ công nghệ khổng lồ. Số lượng người dùng mạng bùng nổ với
sự ra đời của World Wide Web (www) và sau đó là sự mở rộng của nội dung đa
phương tiện. Tiếp đó, Internet đã phát triển thậm chí còn nhanh hơn bất kỳ
phương tiện nào khác trước đó. Năm 2000, số thuê bao internet trên toàn thế giới
chỉ là 400 triệu, đến năm 2015, 3,2 tỷ người dùng trực tuyến (trên tổng số 7,2 tỷ
dân) theo thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế của Liên Hợp Quốc
(International Telecommunication Union – ITU).

- Cổng thanh toán

Chuyển khoản thanh toán là dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng thương
mại điện tử. Các cổng thanh toán là thành phần chính trong giao dịch internet với
các hình thức thanh toán bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mua hàng qua ngân
hàng trực tuyến và chuyển tiền điện tử. Các cổng thanh toán giúp thương mại
điện tử phát triển bền vững trong tương lai và phù hợp với chính sách không
dùng tiền mặt của Chính phủ.

-Phân tích

Hoạt động phân tích là cách thực nghiệm để chuyển đổi dữ liệu thành những
nguồn thông tin phục vụ cho nhu cầu ra quyết định. Phân tích hỗ trợ các tổ chức
thu thập, sắp xếp, xem xét và nhận xét về tệp khách hàng của họ. Sự gia tăng lớn
về khối lượng dữ liệu đã khiến các tổ chức phải dựa vào nghiên cứu để biết hành
vi của khách hàng. Các nhà bán lẻ phải có quyền truy cập nguồn dữ liệu dựa trên
thời gian thực để có thể có những tính toán về lợi tức đầu tư vào internet và các
cơ sở hạ tầng liên quan. Tuy nhiên, những phân tích cơ bản cũng sẽ được cung
cấp cho các bên liên quan để biết được những thông tin chi tiết về khách hàng,
khối lượng đặt hàng trung bình, đo lường kích thước giỏ hàng, tỷ lệ chuyển đổi.
Tuy nhiên, vẫn cần có các phương pháp phân tích sâu hơn.

-Truyền thông

Để quảng cáo hàng hóa của mình, các doanh nghiệp liên tục sử dụng các phương
tiện truyền thông xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội liên quan đến các blog
và ứng dụng máy tính cho phép sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động để kết
nối và trao đổi thông tin qua internet. Mạng xã hội quan trọng hơn trong việc tạo
ra các sản phẩm và nhắc nhở khách hàng về các giao dịch khác nhau. Thông tin
đầu vào về sản phẩm hoặc dịch vụ cũng hữu ích. Nó cung cấp một công cụ xây
dựng thương hiệu để tạo ra một nhóm người tiêu dùng đáng tin cậy, các ấn phẩm,
truyền miệng…
-Phương tiện tự hành

Phương tiện tự hành thuộc loại phương tiện cơ giới có thể hoạt động mà không
cần sự can thiệp trực tiếp của người điều khiển mà thông qua việc sử dụng trí tuệ
nhân tạo, cảm biến và hệ thống định vị toàn cầu. Kiến thức chuyên môn về các
phương tiện kỹ thuật số ngày càng đạt được sự thành công trong việc ứng dụng
cho các phương tiện tự hành.

-Công nghệ 3D

Công nghệ 3D giúp tái hiện mô hình 3 chiều kỹ thuật số của các sản phẩm một
cách sinh động. Theo đó, công nghệ 3D giúp cải thiện hạn chế của thương mại
điện tử khi giúp kiểm tra thực tế một sản phẩm theo bất kỳ phần nào của đối
tượng (phóng to/thu nhỏ, xoay đối tượng, xem chuyển động…), phản ánh kinh
nghiệm trong cửa hàng, quy trình thực hiện đang ngày càng đơn giản với sự hỗ
trợ của công nghệ kỹ thuật số… Một sản phẩm với chế độ xem 3D được tạo
thành với quy trình 3 bước đơn giản: Chụp đối tượng được chọn bằng máy ảnh
kỹ thuật số; Tải kết quả lên nền tảng xử lý để có chế độ xem 3D; Và một khi nó
sẵn sàng, nhúng nó vào trang web, ứng dụng di động, ứng dụng 3D, thực tế tăng
cường hoặc thực tế ảo.

1.1.1.3 Lợi ích và thách thức của thương mại điện tử

Lợi ích của thương mại điện tử

Từ quan điểm của người tiêu dùng, ưu điểm lớn nhất của thương mại điện tử là
cải thiện đáng kể và tiết kiệm rất nhiều thời gian và thuận tiện khi có thể được
truy cập từ mọi nơi trên thế giới. Bất cứ lúc nào, khách hàng có thể tự do đặt
hàng. Sau đây là một số lợi thế chung khác của thương mại điện tử đối với người
tiêu dùng:

Tăng cường tính linh hoạt – Việc mua hàng có thể được thực hiện 24 giờ mỗi
ngày mà không cần sự có mặt của doanh nghiệp;

Tiết kiệm thời gian – Người tiêu dùng bất cứ lúc nào cũng có thể mua hoặc bán
bất kỳ sản phẩm trực tuyến;
Khách hàng có thể truy cập thông qua tính năng tìm kiếm chi tiết trên mỗi trang
một cách dễ dàng và với luồng thông tin liên tục;

Thoải mái lựa chọn nhà cung cấp – Khách hàng dễ dàng hủy bỏ đơn hàng trong
một số điều kiện nhất định nếu hoạt động của nhà cung cấp hiện tại không đạt
yêu cầu; Người tiêu dùng được tự do đưa ra phản hồi về một sản phẩm hoặc xem
các đánh giá của những khách hàng mua trước trước khi thực hiện mua hàng. Từ
quan điểm của người bán, tăng doanh thu, giảm chi phí vận hành và duy trì thông
qua Internet là lợi thế chính mà thương mại điện tử có thể mang đến, cụ thể
là:Giúp tạo ra doanh thu;Giảm đáng kể chi phí liên quan đến vận hành cũng như
bảo trì;Giảm chi phí dành cho mua hàng cũng như mua sắm;Giúp nâng cao lòng
trung thành của khách hàng cũng như duy trì nó;Giảm đáng kể chi tiêu cho vận
chuyển sản phẩm;Cải thiện và phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và nhà
cung cấp;Nó giúp đẩy nhanh quá trình bán hàng;Giúp truyền thông nội bộ cũng
như bên ngoài tốt hơn;Quảng bá hình ảnh của bất kỳ doanh nghiệp và thương
hiệu nào.

Thách thức của thương mại điện tử

Cũng giống như các công nghệ khác, thương mại điện tử cũng phải đối mặt với
nhiều thách thức. Những thách thức này chủ yếu gặp phải bởi người mua cũng
như người bán sử dụng internet làm phương tiện cho doanh nghiệp. Theo Khan
(2016), một số thách thức có thể gặp phải khi ứng dụng thương mại điện tử được
thảo luận như sau.Đầu tiên, thị trường thương mại điện tử không phát triển cùng
với các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Cần có sự hợp tác giữa khu vực tư
nhân và khu vực công để phát triển ngành thương mại điện tử. Những nỗ lực
chung mang lại cho mọi người sự tín nhiệm mà họ cần để thành công trong
thương mại điện tử. Thứ hai, không có tính năng bảo vệ hệ thống, độ tin cậy, yêu
cầu đặc biệt và một số giao thức truyền thông. Khách hàng sẽ bị mất tiền nếu
trang web thương mại điện tử bị tấn công. Đối với các trang web thương mại
điện tử, an ninh mạng là vấn đề phổ biến nhất. Thứ ba, các tổ chức tài chính và
trung gian. Cho đến nay, các tổ chức tài chính và ngân hàng vẫn chưa sẵn sàng
đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thị trường thương mại điện tử ở các nước
phát triển. Nhưng các nhà bán lẻ cần sự tham gia của các ngân hàng trong việc
mở rộng phạm vi thương mại điện tử và sự phổ biến cũng như giảm thiểu hành vi
trộm cắp và những tổn thất có thể xảy ra liên quan đến gian lận thẻ tín dụng. Tuy
nhiên, các ngân hàng và các trung gian dịch vụ tài chính khác đang nằm ngoài
chiến lược thanh toán, ở những khu vực không có các phương pháp thay thế tạo
ra thẻ tín dụng thông thường để mua hàng trực tuyến an toàn và hiệu quả. Thứ tư,
một trong những thách thức lớn nhất là việc giảm giá thành sử dụng internet. Các
cơ quan quản lý đang cố gắng tiết kiệm chi phí băng thông. Thứ năm, yếu tố
quan trọng nhất là niềm tin vào thanh toán điện tử. Niềm tin vào thế giới phát
triển dựa trên luật pháp hiện đại và sự công bằng trong các giao dịch điện tử. Ở
Việt Nam, giao hàng thanh toán bằng tiền mặt (Cash On Delivery – COD) vẫn là
quy trình được sử dụng phổ biến nhất, trong khi thanh toán điện tử và thẻ tín
dụng không được sử dụng phổ biến tuy đã có nhiều chương trình kích cầu từ các
nền tảng. Thứ sáu, đối với các thủ tục giao dịch hiện đại, công cụ mới và nhà
cung cấp dịch vụ mới, cần có mô tả pháp lý, sự xác nhận và ủy quyền. Ví dụ,
việc xác định sự đồng nhất giữa chữ ký điện tử và chữ ký viết tay, các thuật ngữ
pháp lý của ngân hàng và mua sắm xuyên biên giới cũng cần được xem xét
thêm.Bên cạnh những thách thức trên, một nền kinh tế đang trên đà phát triển
như Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khác có thể ảnh hưởng đến
năng lực của ngành thương mại điện tử như:Thiếu giáo dục;Văn hóa và truyền
thống đa dạng giữa các dân tộc, vùng miền;Khung tiếp thị trực tuyến và quảng bá
ít được quan tâm;Các vấn đề chính trị;Chi phí dịch vụ cao và sản phẩm so với thị
trường truyền thống; Khả năng phủ sóng của internet không phải là cao phù hợp
và liên tục;Truyền thông không được tổ chức trên toàn quốc ngoại trừ một số
doanh nghiệp có tiềm lực và năng lực đủ mạnh;Số lượng doanh nghiệp đáng tin
cậy còn là một vấn đề lớn và ít có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người
mua.

1.1.2 Lý luận về mua sắm trực tuyến

1.1.2.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu về quyết định mua hàng trực
tuyến

Việc nghiên cứu về quyết định mua hàng trực tuyến đang trở nên ngày càng cấp
thiết vì nhiều lý do:
Sự gia tăng của thị trường mua sắm trực tuyến:

Theo MAI HOÀNG THỊNH (2023) những năm gần đây, TMĐT không còn là
khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2020, đại dịch
Covid-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế, nhưng lại góp phần
tạo nên sự tăng trưởng bứt phá cho TMĐT. Việt Nam đã trở thành một trong
những thị trường TMĐT tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Theo báo cáo của
Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trung bình của TMĐT
giai đoạn 2016 - 2019 khoảng 30%. Quy mô TMĐT bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo
cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn lại thông tin trong báo
cáo TMĐT Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company cho
thấy, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong
đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng
34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực
tuyến giảm 28%. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai
đoạn 2020 - 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT Việt Nam đạt 52 tỷ
USD.

Sự phát triển của TMĐT đã mang lại rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng ở Việt
Nam. Có 81% người Việt Nam khi được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực
tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm
trực tuyến ít nhất 1 lần mỗi tuần đạt mức 59%. Đặc biệt, có 85% người tiêu dùng
cho biết họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi đại
dịch Covid-19 bùng phát. Có 66% người tiêu dùng cho biết họ luôn tìm kiếm
những ưu đãi tốt nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình.
Trong khi đó, 34% còn lại sẵn sàng mua các mặt hàng bất kể có giảm giá hay
không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất. Đặc biệt, người tiêu dùng ở
Việt Nam đang dành nhiều ưu ái cho các thương hiệu nội địa khi 52% người Việt
được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn những thương hiệu Việt. Đây là xu hướng
chủ đạo của người tiêu dùng Việt Nam trong mua sắm trực tuyến và đặc biệt hình
thành rõ rệt sau đại dịch Covid-19.

Ưu điểm và tiện ích của mua sắm trực tuyến:


Việc mua sắm trực tuyến mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tiết kiệm thời gian, sự
thuận tiện, lựa chọn sản phẩm đa dạng, cũng như khả năng so sánh giá cả dễ
dàng. Tuy nhiên, để tận dụng những ưu điểm này, người tiêu dùng cần có kiến
thức và kỹ năng trong việc đánh giá và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ.

Mối quan hệ giữa quyết định mua hàng và hành vi tiêu dùng:

Nghiên cứu về quyết định mua hàng trực tuyến giúp hiểu rõ hơn về hành vi tiêu
dùng của người dùng trên môi trường trực tuyến. Các yếu tố như sự tin cậy vào
website, đánh giá của người dùng khác, chi phí, chất lượng sản phẩm, và yếu tố
xã hội có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

Phát triển chiến lược kinh doanh:

Đối với các doanh nghiệp, việc hiểu rõ quyết định mua hàng của người tiêu dùng
trực tuyến là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu này có thể giúp họ tối ưu hóa trải
nghiệm của khách hàng, cải thiện chiến lược tiếp thị và quản lý dịch vụ khách
hàng, cũng như tối ưu hóa hệ thống bán hàng trực tuyến của mình.

Bảo vệ người tiêu dùng:

Nghiên cứu về quyết định mua hàng trực tuyến cũng có thể giúp xây dựng các
chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Bằng cách hiểu rõ hơn về quy trình mua sắm
trực tuyến và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, chính phủ và các tổ
chức liên quan có thể phát triển các biện pháp bảo vệ và quy định đảm bảo rằng
người tiêu dùng được đảm bảo và an toàn khi mua sắm trực tuyến.

1.1.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của mua sắm trực tuyến

 Ưu điểm

Mua sắm linh hoạt: Ưu điểm chính của mua sắm online là tính linh hoạt. Bởi vì
các cửa hàng trực tuyến không có ngày lễ, đóng cửa và các vấn đề khác. Bạn
cũng có thể chủ động quyết định thời điểm mua sắm. Bạn có thể lướt Internet và
đặt hàng mọi lúc, mọi nơi, dù là 1 giờ chiều hay nửa đêm, bất kể giờ mở cửa của
trung tâm mua sắm.

Tiết kiệm thời gian: Đối với những người bận rộn và không có thời gian đi mua
sắm. Thì đây có thể coi là lợi ích lớn nhất của mua hàng trực tuyến. Thay vào đó,
bạn có thể ngồi ở nhà và chọn những món đồ yêu thích chỉ bằng một cú click
chuột.

Bạn chỉ mất 10-25 phút để tìm được sản phẩm ưng ý và nhân viên của chúng tôi
sẽ giao hàng tận nơi cho bạn ngay lập tức.

Thoải mái so sánh giá và chất lượng sản phẩm: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với
việc đi mua sắm truyền thống mất thời gian. Thì bạn cần phải đến những nơi
khác nhau để so sánh.

Để biết chính xác những gì bạn cần mua mua sắm trực tuyến, bạn có thể tìm thấy
mức giá thấp nhất cho một mặt hàng rất nhanh chóng và thuận tiện chỉ với một
vài cú nhấp chuột duyệt qua một số trang web và diễn đàn của mình.

Ngoài ra, khi mua sắm trực tuyến, bạn có thể xác định chính xác mặt hàng mình
sắp mua trong ứng dụng mua hàng online có chất lượng cao hay không dựa trên
đánh giá của những người mua trước đó.

Mua sắm an toàn: Mua sắm ở các cửa hàng, chợ, siêu thị đòi hỏi phải mang
theo một số tiền lớn, rất bất tiện và đôi khi rủi ro. Ngoài ra, bạn phải mang theo
rất nhiều thứ để mang về nhà.

Ngược lại, khi mua sắm trực tuyến, bạn không phải lo lắng về vấn đề trộm cắp
hay hành lý cồng kềnh. Sản phẩm sẽ được giao đến nhà bạn trong tình trạng
nguyên kiện.

Tránh các vấn đề gây phiền nhiễu: Tắc đường, khói bụi, nắng nóng, chen chúc,
xếp hàng dài tại các siêu thị, trung tâm thương mại vào giờ cao điểm là một trong
những nguyên nhân khiến nhiều người ngại đi mua sắm. Mua sắm trực tuyến có
thể giải quyết những vấn đề này.

Mua hàng với giá rẻ bất ngờ: Mua sắm trực tuyến đang ngày càng phổ biến vì
sự tiện lợi và linh hoạt mà nó mang lại. Cùng với mức giá thấp đáng kinh ngạc
mà người mua sắm có thể mua được. Tại sao mua sắm trực tuyến lại rẻ như vậy?

Chủ cửa hàng có thể tiết kiệm rất nhiều tiền khi bán hàng trực tuyến, cho thuê
mặt bằng, thuê nhân viên, mua thiết bị,… Do đó, giá bán của sản phẩm thường
thấp hơn nhiều so với giá bán tại cửa hàng truyền thống.
Hơn nữa, khi việc mua hàng online bạn phải biết thêm về cách tư vấn bán hàng
online hiệu quả người mua có thể hưởng lợi từ các ưu đãi hấp dẫn. Đến từ các
nhà điều hành cửa hàng trực tuyến và nền tảng thương mại điện tử và tiết kiệm
rất nhiều tiền.

 Nhược điểm

Không thể kiểm tra sản phẩm trực tiếp: Một trong những nhược điểm lớn nhất
của mua sắm trực tuyến là không thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua. Người
tiêu dùng không có cơ hội để thử nghiệm hoặc cảm nhận chất lượng thực sự của
sản phẩm trước khi mua, điều này có thể dẫn đến sự thất vọng khi nhận hàng.

Phí vận chuyển và thời gian giao hàng: Thường xuyên, việc mua sắm trực
tuyến đòi hỏi phải trả phí vận chuyển và thời gian giao hàng có thể mất nhiều
hơn so với việc mua hàng tại cửa hàng truyền thống. Điều này có thể làm tăng
tổng chi phí và tạo ra sự không thoải mái cho người tiêu dùng cần sản phẩm ngay
lập tức.

Rủi ro về an ninh thông tin: Việc cung cấp thông tin cá nhân và tài khoản ngân
hàng trực tuyến có thể tạo ra rủi ro về an ninh thông tin. Mặc dù nhiều trang web
mua sắm trực tuyến có các biện pháp bảo mật, nhưng vẫn có khả năng bị hack và
thông tin cá nhân bị đánh cắp.

Không có trải nghiệm mua sắm truyền thống: Mua sắm trực tuyến thường
không mang lại trải nghiệm mua sắm xã hội như mua sắm tại cửa hàng truyền
thống. Việc này có thể làm mất đi một phần của niềm vui và sự hứng thú khi mua
sắm.

Khó khăn trong việc trả lại hoặc đổi hàng: Trong một số trường hợp, việc trả
lại hoặc đổi hàng khi mua sắm trực tuyến có thể gặp khó khăn, đặc biệt là khi sản
phẩm không đáp ứng được mong đợi hoặc có sự cố kỹ thuật.

Yếu tố không khí và cảm nhận: Mua sắm trực tuyến loại bỏ hoàn toàn yếu tố
không khí và cảm nhận từ việc mua sắm truyền thống. Điều này có thể làm mất
đi một phần trải nghiệm mua sắm và làm giảm sự hứng thú của người tiêu dùng.

1.1.2 Lý luận về hành vi người tiêu dùng


1.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Chất lượng sản phẩm

Yếu tố chất lượng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới quyết định mua
hàng của khách hàng

Đây được coi là yếu tố đầu tiên then chốt, chiếm 56% đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng. Cho dù công ty, doanh nghiệp bạn có đầu tư mạnh vào các
chiến dịch quảng cáo, PR Marketing mà không coi trọng chất lượng sản phẩm,
sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hoặc chất lượng kém
thì khó có thể đáp ứng được doanh số bán hàng. Do vậy, để tồn tại lâu dài và
đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì trước
tiên bạn phải đầu tư vào sản phẩm. Chỉ có sản phẩm chất lượng, đáp ứng được
các yêu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với xu hướng mới có thể giúp khách
hàng ghi nhớ và nhắc đến khi có nhu cầu mua hoặc thay mới.

Chất lượng sản phẩm thường thể hiện ở mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, khả năng
thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng ... Nếu sản phẩm có chất lượng cao sẽ được
người tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn, lấy được sự tín nhiệm của người dùng và
ngược lại, chất lượng thấp sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường. Đây là
nhân tó chủ quan thuộc về doanh nghiệp, thể hiện trình độ tay nghề của người lao
động và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các kinh nghiệm quản
lý vào sản xuất kinh doanh.

Nhận thức về thương hiệu

Theo Rob Wengel (phó chủ tịch cấp cao của Nielsen Innovation Analytics - công
ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu) cho biết:

“Người tiêu dùng có thể nhiệt tình áp dụng các cải tiến sản phẩm mới nhưng họ
lại hơi e ngại đối với một thương hiệu mới.”

Đồng thời, trong khảo sát về nhận thức thương hiệu. Khi được hỏi về lý do lựa
chọn sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu này thay vì thương hiệu kia, kết quả
nhận được như sau:
 82% số người được hỏi đã chọn một thương hiệu mà họ quen thuộc là lựa
chọn đầu tiên, trên một loạt các lĩnh vực.

 47% số người được hỏi đã giải thích việc lựa chọn thương hiệu vì lý do họ
đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó trong quá khứ.

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần nên chú trọng trong việc xây dựng thương
hiệu của mình. Đặc biệt trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 với việc mua sắm
hàng hoá trở nên rất phổ biến như hiện nay.

Giá cả cạnh tranh

Yếu tố giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Nếu như chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên thì giá cả cạnh tranh là yếu tố
quan trọng mà các doanh nghiệp phải tính đến nếu muốn bán được hàng. Trong
thời đại hội nhập như ngày nay, các doanh nghiệp không những phải cạnh tranh
trong nước mà còn cả thị trường thế giới. Do đó, để khách hàng chú ý và tìm mua
sản phẩm thì cách duy nhất là giá cả cạnh tranh. Có thể lợi nhuận sẽ bị giảm
nhưng sẽ đem lại doanh thu và lợi nhuận khả quan nếu bán chủ yếu dựa vào số
lượng. Theo thống kê của tạp chí tài chính thì có đến 80% quyết định mua sản
phẩm của khách hàng là phụ thuộc vào giá cả, chính vì vậy các công ty kinh
doanh không thể thờ ơ bỏ qua yếu tố này.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Yếu tố dịch vụ chăm sóc khách hàng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Bạn muốn nhiều khách hàng biết đến hơn về sản phẩm của mình hoặc đơn giản
là bạn muốn giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm/ dịch vụ bên bạn
cung cấp? Muốn danh tiếng của doanh nghiệp bạn tiến xa hơn nữa? Dịch vụ
chăm sóc khách hàng tốt chính là chìa khóa giải quyết vấn đề, là một trong các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Khách hàng sẽ nhớ mãi dịch vụ của bạn xuất sắc đến mức nào hay tệ ra sao. Tất
nhiên, doanh nghiệp nào cũng muốn trong tâm trí khách hàng, sản phẩm của
mình chất lượng và tốt nhất trên thị trường. Không chỉ nói về chất lượng sản
phẩm mà dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là điều mà mọi khách hàng quan
tâm. Nếu bên bạn chăm sóc khách hàng tận tình và thể hiện tính chuyên nghiệp,
khách hàng sẽ có xu hướng nghĩ rằng sản phẩm của bạn cũng có giá trị tương
xứng với cách phục vụ. Ngược lại, khi bạn làm khách hàng phật lòng, họ sẽ nghĩ
bạn cung cấp sản phẩm tồi và sẵn sàng từ chối việc mua hàng.

Hình thức giảm giá hấp dẫn

Yếu tố giảm giá ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Trong thời buổi bão giá như hiện nay, khách hàng có rất nhiều lựa chọn cho một
sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Giảm giá khuyến mại là một cách sáng tạo để thu
hút khách hàng hiệu quả và cũng là nền tảng để có được tập khách hàng trung
thành. Lựa chọn các hình thức giảm giá khuyến mại linh hoạt theo từng chiến
dịch không những đem lại doanh thu tốt cho doanh nghiệp mà còn đánh bóng tên
tuổi, đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn người tiêu dùng.

Chính sách thanh toán và giao hàng

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của con người ngày càng được nâng cao,
nhu cầu tiêu dùng cũng vì thế phát triển mạnh, qua đó nhu cầu thanh toán nhanh
chóng và thuận tiện đã trở thành một xu hướng phát triển mới, mọi người hạn chế
sử dụng các loại tiền mặt và thay vào đó là các loại thẻ thanh toán như thẻ tín
dụng.

Bên cạnh đó với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cũng như các nền tảng
trực tuyến trên môi trường internet, Kinh doanh online cũng trở thành một xu
hướng và phát triển mạnh. Tuy nhiên với sự phát triển đó kéo theo những thay
đổi trong việc mua hàng và thanh toán, chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần da
dạng hoá các hình thức thanh toán của mình. Việc thanh toán thuận tiện cũng trở
thành một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người
tiêu dùng.

Bên cạnh việc thanh toán, chính sách giao hàng cũng là một vấn đề mà doanh
nghiệp cần để tâm. Đối với những sản phẩm cồng kềnh và khó vận chuyển trực
tiếp việc vận chuyển sản phẩm nhanh chóng và đảm bảo an toàn đến khách hàng
cũng là một điểm cộng cho doanh nghiệp của bạn.
Dịch vụ hậu mãi

Dịch vụ hậu mãi cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
quyết định mua cũng như như sự quay lại của khách hàng. Tuy nhiên, hậu mãi
dường như vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Hậu mãi là hoạt động
sau bán hàng, bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, kiểm tra miễn phí sản phẩm, bảo
dưỡng định kỳ, duy tu, sửa chữa, tặng miễn phí cho khách hàng những vật tư,
linh kiện, vật liệu liên quan đến sản phẩm và các phục vụ miễn phí khác.

Nếu khâu hậu mãi được triển khai tốt thì khách hàng sẽ hoàn toàn tin tưởng sản
phẩm, chất lượng cũng như thương hiệu. Từ đó thể lựa chọn thương hiệu làm địa
chỉ uy tín và quay lại vào những lần kế tiếp, hoặc có thể giới thiệu người thân,
bạn bè đến với thương hiệu của bạn,

Tác động bởi bài chia sẻ của người thân, bạn bè

Với sự phát triển của khoa học cách mạng công nghệ như hiện nay thì mạng xã
hội là một môi trường màu mỡ đầy tiềm năng để các doanh nghiệp giới thiệu và
quảng bá sản phẩm. Theo khảo sát của Tạp chí tài chính cho biết, có đến 81%
lượng khách hàng cho biết những bài chia sẻ của bạn bè, người thân có ảnh
hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng của họ. Sự đánh giá tốt/ xấu về sản
phẩm thông qua những trải nghiệm của những người thân là điều giúp khách
hàng kiên quyết trong việc mua hay không.

1.1.2.2 Thực trạng và xu hướng mua sắm trực tuyến của giới trẻ

Tầm quan trọng của việc sử dụng MXH, Internet trong tìm kiếm thông tin
mua sắm trực tuyến

Internet và MXH được giới trẻ sử dụng phổ biến nhất để liên lạc bạn bè, tìm
kiếm thông tin, với kết quả trên 83% người đánh giá đây là mục đích đích quan
trọng đối với họ. Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy có gần 60% tổng số
tham gia khảo sát cho biết họ cho rằng MXH và Internet là công cụ “quan trọng”
giúp họ tìm kiếm thông tin mua sắm trực tuyến và chỉ có 11,7% cho rằng không
quan trọng đối với họ. Tỷ lệ đánh giá tầm quan trọng của Internet và MXH đối
với mua sắm trực tuyến trong nhóm còn cao hơn tỷ lệ đánh giá mức độ quan
trọng đối với chia sẻ thông tin, hình ảnh, status với mọi người. Ngoài ra, phát
hiện đáng chú ý từ nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về đánh giá tầm
quan trọng của việc sử dụng Internet, MXH để tìm kiếm thông tin mua sắm trực
tuyến giữa nam và nữ, điều này có nghĩa là nam giới cũng quan tâm và tham gia
vào hoạt động mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, MXH không
khác biệt gì so với nữ giới.

Xu hướng lựa chọn sản phẩm phổ biến mua sắm trên sàn thương mại điện
tử

Theo Infoq Việt Nam (2021), Khảo sát về các trang bán lẻ trực tuyến, Kết quả
khảo sát đối với giới trẻ cho thấy 3 nhóm mặt hàng được lựa chọn mua trực tuyến
nhiều nhất theo tỷ lệ từ cao đến thấp bao gồm: quần áo (86%), mỹ phẩm làm đẹp
(50,5%), trang sức/ phụ kiện thời trang (46,4%). Tiếp đến là các mặt hàng liên
quan đến phụ kiện điện thoại /đồ công nghệ/ điện tử (35,1%). Các nhóm mặt
hàng còn lại tỷ lệ mua trực tuyến không phổ biến.

Bảng 1: Mức độ phổ biến của các sản phẩm được sinh viên lựa chọn mua sắm
trực tuyến (%)

Mặt hàng Chung Nam Nữ

1. Quần áo 86 77,5* 90,1*

2. Mỹ phẩm làm đẹp 50,5 21,1* 64,2*

3. Trang sức, phụ kiện thời trang 46,4 31* 53,6*

4. Phụ kiện điện thoại, đồ công nghệ, điện tử 35,1 60,6* 23,2*

5. Đồ ăn vặt 23,4 38* 16,6*

6. Đồ dùng học tập 18,5 25,4 15,2

7. Thiết bị nhà bếp, đồ gia dụng 11,3 12,7 10,6

8. Vật tư y tế/ các sản phẩm bảo vệ sức khỏe 5.4 2,8 6,6

9. Voucher và dịch vụ 3.2 4,2 2,6


Người nữ và nam đều mua trực tuyến mặt hàng quần áo là phổ biến nhất, trong
đó tỷ lệ này ở nữ (90,1% và nam là 77,5%). Có một số sự khác biệt trong xu
hướng mua sắm trực tuyến giữa nam và nữ: nữ lựa chọn mua sắm trực tuyến mỹ
phẩm làm đẹp và trang sức, phụ kiện cao hơn đáng kể so với nam (từ 1,7 cho đến
hơn 3 lần). Nam quan tâm và mua sắm phụ kiện điện thoại, công nghệ, điện tử
phổ biến hơn nhiều so với nữ (60,6% so với 23%). Đáng chú ý, việc mua đồ ăn
vặt trực tuyến ở nam cũng cao hơn so với nữ (38% đối với nam và 16,6% đối với
nữ).

Mức giá phổ biến sẵn sàng chi trả cho mua sắm trực tuyến

Trong 5 nhóm mặt hàng phổ biến nhất (theo thứ tự từ 1 đến 5 ở bảng 1), giới trẻ
sẵn sàng chi tiêu cho các mặt hàng nói trên nằm ở khung từ 100 ngàn đồng đến
500 ngàn đồng, tỷ lệ sẵn sàng chi trả ở mức giá trên 1 triệu thường không cao (từ
14% đến 19%). Riêng đối với đồ ăn vặt, mức chi trả của phổ biến nhất là dưới
100 ngàn đồng (chiếm 51,4%).

Xu hướng lựa chọn những trang thương mại điện tử/ web/ fanpage mua
sắm trực tuyến của giới trẻ

Theo Infoq Việt Nam (2021), Khảo sát về các trang bán lẻ trực tuyến,Mua hàng
trực tuyến rất đa dạng diễn ra trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee,
Lazada, Tiki, Sendo... hay trên các MXH, fanpage chuyên bán hàng online thu
hút lượng lớn người theo dõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giới trẻ đã từng mua
sắm trực tuyến ở hầu hết các trang thương mại điện tử là khá phổ biến, đặc biệt
có đến hơn 98% cho biết đã từng mua sắm trực tuyến ở trang Shopee, trong đó có
88,3% mua sắm ở mức độ thường xuyên và 10,4% mua sắm ở mức độ thi thoảng:

Bảng 2: Mức độ thường xuyên mua hàng trực tuyến của giới trẻ ở các trang
thương mại điện tử/ web/fanpage (đơn vị: %)

Các trang thương mại điện tử/ web/ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa mua
fanpage mua mua bao giờ

1. Shopee 88,3 10,4 1,4


2. Các fanpage, MXH bán hàng
24,8 45,0 30,2
online

3. Lazada 13,5 48,2 38,3

4. Tiki 11,7 51,4 36,9

5. Sendo 5,0 16,2 78,8

Đứng sau Shopee về mức độ phổ biến là các trang fanpage, MXH có bán hàng
online. Tỷ lệ thường xuyên mua hàng trực tuyến tại trang Lazada và Tiki chiếm
từ 12% đến 13%, trong đó có khoảng 50% sinh viên thi thoảng mua hàng ở hai
trang này, đồng thời cũng có đến trên dưới 38% cho biết chưa bao giờ mua hàng
trực tuyến ở cả hai trang trên. Sendo là trang thương mại điện tử ít phổ biến nhất
đối với giới trẻ. Kết quả nghiên cứu trên cũng tương đồng với số liệu báo cáo
Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam
do iPrice insights cập nhật vào ngày 03.03.2020, cho thấy vào năm 2019 Shopee
Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về về lượng truy cập website, đạt trung bình 38 triệu
lượt/ tháng, theo sau lần lượt là Thegioididong, Sendo, Lazada và Tiki.

Kết luận

Như vậy, xu hướng mua hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử và
MXH rất phổ biến ở giới trẻ trong mẫu nghiên cứu và đây cũng là một trong
những hoạt động được đánh giá là quan trọng của trên không gian mạng. Giới trẻ
có xu hướng lựa chọn mua sắm trên Shopee phổ biến nhất và tỷ lệ mua sắm trực
tuyến trên Shopee cao hơn đáng kể so với các sàn thương mại điện tử khác. Bên
cạnh những lựa chọn phổ biến chung, nam và nữ cũng có những xu hướng lựa
chọn nhóm mặt hàng mua sắm trực tuyến khác nhau nhất định. Kết quả nghiên
cứu gợi mở những giải pháp đối với các sàn thương mai điện tử hiểu hơn về xu
hướng mua sắm trực tuyến của giới trẻ khi muốn phát triển khách hàng hướng
đích là giới trẻ trong tương lai
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH MUA QUẦN ÁO TRỰC TUYẾN TRÊN SHOPEE CỦA GIỚI TRẺ
KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ

2.1 Tổng quan về thương mại điện tử và Shopee


2.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Bàn về khái niệm thương mại điện tử, theo Kotler & Keller (2006) 4 định nghĩa
thương mại điện tử là quá trình bán và mua được hỗ trợ bởi các công cụ điện tử.
Các hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm: Doanh nghiệp với doanh
nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Doanh nghiệp với Chính
phủ (B2G), Khách hàng với Khách hàng (C2C) và Thương mại điện tử (E-
commerce). Bên cạnh đó, theo Turban et al. (2002) 5 định nghĩa thương mại điện
tử là một quá trình mua, bán, chuyển khoản hoặc trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc
thông tin bằng cách sử dụng các mạng điện tử như Internet.
Shopee là nền tảng Thương mại Điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á và Đài
Loan.Ra mắt vào năm 2015, Shopee mang đến cho người dùng trong khu vực trải
nghiệm mua sắm trực tuyến đơn giản, an toàn và nhanh chóng thông qua hệ
thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh.là ứng dụng mua sắm trực tuyến
và sàn thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn
SEA (trước đây là Garena). Hiện nay Shopee đã có mặt tại 8 quốc gia: Singapore,
Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Brazil.
Trên các sàn thương mại điện tử Shopee có rất nhiều mặt hàng khác nhau với
mẫu mã đa dạng: áo quần, đồ chơi, đồ gia dụng, thiết bị điện tử…Kể từ ra mắt
daonh thu của shopee tăng trưởng theo cấp số nhân và ngày càng mạnh mẽ.
Shopee hiện có hơn 160tr người dùng đang hoạt động với khoảng 6 triệu người
bán bao gồm 7000 thương hiệu (Brand) và nhà phân phối hàng đầu.
Nền tảng thương mại điện tử này luôn được cập nhật thêm các tính năng để
người dùng cũng như người bán có thể dễ dàng tiếp cận với nhau nhất.
Lịch sử hình thành và phát triển của shopee
Shopee được biết tới là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông
Nam Á có trụ sở tại Singapore và trực thuộc công ty Sea trước đây là Garena
(chủ sở hữu các thương hiệu như: Garena, Foody, Now, Airpay) ra đời từ năm
2015. Nhà sáng lập Shopee là của tỷ phú Forrest Li – người được biết đến là
người đối đầu với Alibaba. Ít ai biết rằng công ty mẹ Shopee thuộc sở hữu của
tập đoàn SEA, hay ở việt nam được biết đến nhiều nhất dưới tên công ty
GARENA.
Vào năm 2015: Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương
mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã
hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Ngay tại thời
điểm ra mắt Shopee cùng lúc tấn công 7 thị trường gồm: Singapore, Indonesia,
Malaysia, Thailand, Taiwan, Philippines và Vietnam.
Năm 2017: Shopee Việt Nam cho ra mắt Shopee Mall, cổng bán hàng với cam
kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.
Shopee cũng vươn lên đứng đầu về khía cạnh thương mại điện tử chính tại Đài
Loan. Với mục tiêu trở thành điểm đến trong thương mại điện tử tại Đông Nam
Á. Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại
Việt Nam là hơn 5 triệu lượt. Sàn này hiện đang làm việc với hơn bốn triệu nhà
cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong quý 4 năm 2017, tổng giá trị
hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 206% so với năm
trước. Tuy nhiên, tình trạng thua lỗ ở tập đoàn mẹ là SEA group cũng tăng đáng
kể. Tập đoàn này ghi nhận khoản lỗ ròng 252 triệu USD trong quý 4/2017, tăng
30,6% so với mức lỗ ròng 62 triệu USD của quý 4/2016.
Năm 2018: Tính đến quý 3, Theo số liệu của Bản đồ thương mại điện tử Việt
Nam vừa được Iprice Insight công bố, Shopee là nền tảng dẫn đầu về cả lượt truy
cập web và xếp hạng ứng dụng di động với trung bình 34,5 triệu lượt. Nền tảng
này cũng đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2 hệ điều hành
Androis và IOS
Thành tự nổi bật 
2015: “Chào sân” tại 7 thị trường: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan,
Indonesia, Việt Nam và Philipines. 
2016: Mở họp báo chính thức ra mắt tại Việt Nam sau 1 năm hoạt động hiệu
quảtrong lĩnh vực thương mại điện tử. 
2017: Giới thiệu Shopee Mall ở 7 thị trường 
2018: Tổng doanh thu của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô-la Mỹ với hơn 600
triệu giao dịch tại sàn. 
5/2018: Super Brand đầu tiên, Shopee hợp tác cùng P&G giới thiệu Super Brand
Day lần đầu tiên tại thị trường Indonesia. Kể từ đó, Shopee tiếp tục tổ chức thêm
hơn 70 Super Brand Day khác trong khu vực. 
11/2018: Blackpink là đại diện Thương hiệu khu vực đầu tiên trong đợt Sinh nhật

8/2019: Cristiano Ronaldo trở thành đại sứ thương hiệu khu vực mới của Shopee
trong năm 201 9
12/12/2019: Shopee cũng đã thiết lập kỷ lục mới trong sự kiện mua sắm lớn nhất
năm, cụ thể, Shopee đạt 80 triệu sản phẩm được bán ra chỉ trong 24 giờ tại sự
kiện Shopee 12.12 Sale Sinh Nhật. 
2020: Shopee Premium được Shopee ra mắt với mục đích tạo nhánh thương mại
điện tử đăng bán những thương hiệu cao cấp. Những mặt hàng thương hiệu tầm
cỡ thế giới thuộc các ngành hàng khác nhau như Sức khoẻ & Làm đẹp, Thời
Trang, Điện tử gia dụng,…
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Shopee

Shopee ra đời nhầm tạo ra một sàn thương mại điện tử để cung cấp cho khách
hàng trải nghiệm việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng, an toàn bởi qua quá
trình đặt hàng, vận chuyển và thanh toán diễn ra tiện lợi, nhanh chống.

- Đối với người mua:


Được xây dựng cho thiết bị di động: Giúp người dùng trải nghiệm mua sắm di
động nhanh chống và trực quan cao. Ứng dụng luôn sẵn để tải xuống miễn phí.
Trò chuyện trực tuyến: Tham gia trao đổi trực tuyến thông qua tính năng tích hợp
sẵn của Shopee.
Shopee bảo đảm an toàn: Bằng cách cho phép người mua lựa chọn thanh toán sau
khi nhận hàng.
Hệ thống hậu cần/vận chuyển tích hợp: Người dùng có thể chọn nhà cung cấp
hậu cần/vận chuyển ưa thích sau khi đặt hàng.
Mua hàng hiệu với giá tốt, uy tín: Các nhà bán lẻ phân phối uy tín trên Shopee
( Shopee Mall), đem đến cho bạn sự lựa chọn đa dạng, từ các hãng nổi tiếng
trong mọi ngành hàng.
- Đối với người bán:
Quản lý đơn hàng: Quản lý và sử lý nhanh chóng các cửa hàng trên shop để
mang lại trải nghiệm từ hai phía.
Quản lý sản phẩm: Đăng cập nhật thông tin quản lý số lượng tồn kho.
Kênh marketing: Một loạt các công cụ marketing hỗ trợ shop quảng bá các sản
phẩm phù hợp theo từng mực đích khác nhau.
Tài chính: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua phân tích kết quả hoạt
động và các chỉ số bán hàng.
Quản lý shop: Quản lý đánh giá của shop, cũng cố thương hiệu shop các tính
năng trong phần quản lý shop trên kênh người bán.
Trong đội ngũ nhân sự có Đội công nghệ: xây dựng hệ thống, thiết kế quy trình
mang đến trải nghiệm cho người dùng và người bán trên nền tảng Shopee. Bao
gồm
Nhóm kỹ thuật: Cốt lõi của sự phát triển nền tảng của Shopee là đội kĩ thuật và
công nghệ.
Nhóm dữ liệu: bao gồm các nhóm phân tích dữ liệu và khoa học dữ liệu. Nhóm
phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng dữ liệu
Shopee và tiến hành phân tích giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh.
Nhóm quản lý sản phầm: là đầu mối quan trọng giữa các nhóm kinh doanh, kĩ
thuật và thiết kế. Nhóm chịu trách nhiệm triễn khai chiến lược, bản đồ đường đi
và các đặc điểm phù hợp với mục tiêu kinh doanh để tại các sản phẩm có tác
động tới người dùng.
Nhóm thiết kế: Nhóm thiết kế Shopee chịu trách nhiệm thiết kế nhiều giao diện
người dùng / UX của sản phẩm trên nền tảng Shopee vầ hầu hết các nhận diện
thương hiệu hình ảnh của shop.

2.1.3 Tình hình kinh doanh và phản hồi từ khách hàng


-Báo cáo do công ty dữ liệu YouNet ECI cập nhật đến ngày 25/12/2023 cho thấy,
tháng 11/2023, 4 sàn thương mại điện tử mang về tổng cộng 31.195 tỷ đồng giá
trị giao dịch (GMV) đến từ 405 nghìn nhà bán. Doanh thu tháng 11/2023 tăng
9,3% so với tháng 10.
-Trong đó, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với
72,7% (tương đương 22,674 nghìn tỷ đồng). Theo sau Shopee là TikTok Shop
với 17,2% thị trường và Lazada với 9% thị trường.

2.2.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định mua hàng
2.2 Kết quả điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo
trực tuyến trên Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế
2.2.1 Mẫu điều tra và phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Khảo sát thu về được mẫu và sau khi qua sàng lọc, thu được 120 mẫu khảo sát
có thống kê mô tả như sau:

Tần suất Tần suất


Nội dung Chi tiết Tần số tích lũy
(%) (%)

Nam 44 25,9 25,9


Giới tính
Nữ 126 74,1 100
15-18 tuổi 32 18,8 18,8
19-22 tuổi 100 58,8 77,6
Độ tuổi
23-25 tuổi 24 14,1 91,8
26-29 tuổi 14 8,2 100
❖ Xét về giới tính

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mẫu theo giới tính


(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS)
Qua nghiên cứu 170 mẫu, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng tuy nam nữ bình đẳng
giới nhưng phần lớn mẫu thu thập được có tỷ lệ nữ nhiều hơn, cụ thể có 126
người là nữ, chiếm tỉ lệ 74,1%, còn lại là nam giới với tỷ lệ 25,9%. Chênh lệch
giữa số lượng nam và nữ là có đáng kể

❖ Xét về độ tuổi

Với số lượng mẫu thu thập được, có 100 người ở độ tuổi từ 19-22 chiếm
58,8%.Tiếp theo là 15-18 tuổi chiếm 18,8%, 23-25 tuổi chiếm 14,1% và còn lại

2.2.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Nhằm phân loại các chỉ tiêu cũng như để phác thảo mô hình nghiên cứu nên
nhóm tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cho 27 biến quan sát này. Do
đó, thực hiện phân tích nhân tố EFA với phương pháp rút trích nhân tố (Principal
axis factoring) và phép quay nhân tố (Promax).

Trước hết, với kiểm định KMO và Bartlett, điều kiện cần và đủ để phân tích nhân
tố khám phá là giá trị KMO ≥ 0,5 và kiểm định Bartlett với sig. ≤ 0,05.

Thứ hai, với bảng Pattern Matrix (ma trận xoay), phân tích nhân tố là thích hợp
nếu tổng phương sai giải thích lớn hơn 50%.

Nhân tố
1 2 3 4 5
G1 0,800
G2 0,749
G3 0,725
SP1 0,719
SP2 0,705
SP3 0,698
SP4 0,600 0,481
DG1 0,834
DG2 0,815
DG3 0,735
DG4 0,692
TH1 0,651
TH2 0,618
TH3 0,706
VC1 0,698
VC2 0,417 0,657
VC3 0,631
VC4 0,434 0,504
KM1 0,824
KM2 0,790
KM3 0,757
CS1 0,734
CS2 0,819
CS3 0,721
QD1 0,712
QD2 0,658
QD3
KMO 0,855
P-value 0,000
Tổng 61,682
phương sai
giải thích
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu SPSS)

Kết quả kiểm định cho ra trị số KMO = 0,855 > 0,5 và kết quả kiểm định
Bartlett’s là 2369,215 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 (Bác bỏ giả thuyết Ho:
các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể). Như vậy, giả
thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp và sẽ bị bác bỏ. Điều này chứng tỏ
dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Từ đó ta có thể kết luận
rằng các dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân
tố khám phá EFA và có thể sử dụng kết quả đó.

Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy tổng phương sai giải thích là 61,682% >
50%, nghĩa là 5 nhân tố rút ra giải thích được 61,682% sự biến thiên của dữ liệu.
Do đó, phương sai giải thích đạt yêu cầu.

2.2.1.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha


Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo trực tuyến trên Shopee của
giới trẻ tại Thành phố Huế bao gồm 7 thang đo:

Giá (G)
Chất lượng sản phẩm (SP)
Đánh giá và nhận xét từ người dùng (DG)
Thương hiệu (TH)
Vận chuyển và giao hàng (VC)
Ưu đãi và khuyến mãi (KM)
Chính sách đổi trả và bảo hành (CS)
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo biến phụ thuốc thông qua
hệ số Cronbach’s Alpha
Trung bình Phương sai Hệ số tương Cronbach’s
Biến quan Alpha nếu loại
thang đo nếu thang đo nếu quan biến
sát
loại biến loại biến tổng biến

Giá (G)-Cronbach’s Alpha = 0,719


G1 6,92 1,538 0,560 0,604
G2 6,92 1,621 0,513 0,661
G3 6,81 1,479 0,545 0,624
Chất lượng sản phẩm (SP)-Cronbach’s Alpha = 0,712
SP1 10,88 3,560 0,269 0,772
SP2 10,65 2,514 0,617 0,570
SP3 10,77 2,699 0,617 0,575
SP4 10,48 2,996 0,519 0,639
Đánh giá và nhận xét từ người dùng (DG)-Cronbach’s Alpha = 0,777
DG1 10,82 3,353 0,558 0,735
DG2 10,57 3,063 0,656 0,681
DG3 10,76 3,329 0,554 0,737
DG4 10,70 3,537 0,557 0,7335
Thương hiệu (TH)-Cronbach’s Alpha = 0,764
TH1 7,08 1,626 0,633 0,641
TH2 7,34 1,847 0,564 0,719
TH3 7,20 1,747 0,594 0,686
Vận chuyển và giao hàng (VC)-Cronbach’s Alpha = 0,753
VC1 11,44 3,945 0,373 0,789
VC2 11,25 3,350 0,626 0,654
VC3 11,32 3,212 0,636 0,645
VC4 11,17 3,361 0,579 0,678
Ưu đãi và khuyến mãi (KM)-Cronbach’s Alpha = 0,494
KM1 7,46 1,942 0,184 0,579
KM2 7,73 1,441 0,393 0,248
KM3 7,39 1,351 0,370 0,284
Chính sách đổi trả và bảo hành (CS)-Cronbach’s Alpha = 0,658
CS1 7,45 1,255 0,525 0,483
CS2 7,61 1,530 0,479 0,549
CS3 7,49 1,683 0,413 0,632

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS )

Các biến trong thành phần đảm bảo hệ số tương quan biến tổng > 0,3; các biến
tiêu chí có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn hệ số Alpha của biến tổng. Vì vậy,
các thang đo trong bài nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy
cần thiết. Ta có thể kết luận, các thang đo này đều đạt được kết quả khá tốt về
mức độ chặt chẽ, đáp ứng tốt yêu cầu đã đề ra

2.2.1.4. Phân tích hồi quy và tương quan

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến

Trước khi tiến hành hồi quy giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, phân tích
tương quan giữa các biến được thực hiện để kiểm tra liên hệ giữa các biến độc
lập thông qua hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r).

Sau khi tiến hành phân tích tương quan, ta có ma trận tương quan giữa các biến
thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

G S D T V K C
P G H C M S
S r 0 0 0 0 0 0 0
H , , , , , , ,
L 4 4 3 3 3 5 6
2 5 1 7 6 9 9
9 6 8 9 6 8 0
S 0 0 0 0 0 0 0
i , , , , , , ,
g 0 0 0 0 0 0 0
. 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0
N 1 1 1 1 1 1 1
7 7 7 7 7 7 7
0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS )

Qua bảng số liệu trên, ta thấy biến sự hài lòng khách hàng với các biến độc lập có
sự tương quan với nhau và thể hiện cụ thể qua hệ số tương quan như sau: Giá
(0,429); Chất lượng sản phẩm (0,456); Đánh giá và nhận xét từ người dùng
(0,318); Thương hiệu (0,379); Vận chuyển và giao hàng (0,366); Ưu đãi và
khuyến mãi( 0,589); Chính sách đổi trả và bảo hành (0,690). Bên cạnh đó, các hệ
số tương quan đều mang dấu dương, nghĩa là các biến có mối quan hệ thuận
chiều, theo đúng cơ sở lý thuyết. Ngoài ra, tất cả các biến độc lập tương quan với
sự hài lòng khách hàng đều ở mức ý nghĩa Sig < 0,05. Mối quan hệ giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc đều có ý nghĩa và không có dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, độ lớn của các hệ số tương quan đảm bảo không có hiện tượng đa cộng
tuyến. Như vậy, mẫu nghiên cứu là phù hợp để thực hiện kiểm định mối quan hệ
giữa các biến là phù hợp để thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các biến.

Kết quả phân tích hồi quy

Để kiểm định các giả thuyết về tác động của các nhân tố chất lượng dịch
vụ ảnh hưởng tới sự thỏa mãn trong công việc tại Công ty Cổ phần Dệt
May Huế ta thực hiện đưa 6 biến độc lập là 6 các nhân tố chất lượng dịch
vụ ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ bảo hiểm
nhân thọ cá nhân vào mô hình hồi quy với 1 biến phụ thuộc là “Động lực”
(DL)
Hàm hồi quy được biểu diễn như sau:

DL = β0 + β1.TN+ β2.DT+ β3.LD+ β4.DN+ β5.CV+ β6.PL+ β7.PL+ ε


Sau khi tiến hành phân tích hồi quy bằng công cụ SPSS, ta có kết quả như sau:
Bảng 2. Hệ số xác định độ phù hợp của mô hình hồi quy

R Adjusted Std. Error of the Durbin-


Model R
Square R Square Estimate Watson
1 0,779 0,607 0,590 0,40333 1,906
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS )

Kết quả phân tích hồi quy thu được hệ số xác định R 2 = 0,607 cho thấy
mức độ phù hợp của mô hình đạt 60,7%. Tức là các biến độc lập sẽ giải
thích được đến 60,7% cho việc quyết định mua
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy bằng ANOVA

Tổng bình Sai số toàn phương


Mô hình df F Sig.
phương trung bình
Hồi quy 40,763 7 5,823 35,797 0,000b
Phần dư 26,354 162 0,163
Tổng 67,117 169
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS )

Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số
Hệ số
chuẩ
chưa t Sig.
n
chuẩn hóa
Mô hình hóa
Std.
B Beta
Error
Hằng số -0,306 0,281 -1,088 0,278
G 0,154 0,068 0,142 2,259 0,025
SP 0,072 0,090 0,062 0,792 0,429
DG -0,300 0,102 -0,279 -2,947 0,004
1
TH 0,271 0,088 0,269 3,071 0,002
VC 0,093 0,068 0,088 1,377 0,170
KM 0,221 0,080 0,197 2,758 0,006
CS 0,575 0,067 0,514 8,579 0,000
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS )

Ở đây ta thấy giá trị Sig của hằng số < 0,05, có ý nghĩa thống kê nên
ta vẫn đưa hằng số vào mô hình hồi quy. Ngoài ra tất cả các biến độc lập
đều đảm bảo Sig < 0,05 nên các biến đều được chấp nhận. Kết quả nhận
được cho thấy hệ số xác định R2= 0,607 và R2 hiệu chỉnh = 0,590 và mức
ý nghĩa Sig rất nhỏ 0,000 chứng minh mức độ phù hợp của mô hình khá
cao. Hệ số Beta (chuẩn hóa) của các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn
được thực hiện trong bảng.
Như vậy, phương trình hồi quy giữa các nhân tố chất lượng
dịch vụ ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng
dịch vụ bảo hiểm nhân thọ được thiết lập như sau:
QD= -0,306+0,154*G-0,300*DG+0,271*TH+0,221*KM+0,575*CS

- Khi G thay đổi một đơn vị thì QD thay đổi trung bình 0,154 đơn vị.

- Khi DG thay đổi một đơn vị thì QD thay đổi trung bình 0,300 đơn
vị.

- Khi TH thay đổi một đơn vị thì QD thay đổi trung bình 0,271 đơn
vị.

- Khi KM thay đổi một đơn vị thì QD thay đổi trung bình 0,221 đơn
vị.

- Khi CS thay đổi một đơn vị thì QD thay đổi trung bình 0,575 đơn
vị.
Kết quả cho thấy yếu tố CS có hệ số Beta chuẩn hóa cao nhất
(=0,575) nên có tác động mạnh mẽ nhất đến động lực . Kế tiếp là
yếu tố TH (=0,271); KM (=0,221); G (=0,154) và G (=-0,300)
cũng có tác động đáng kể đến quyết định mua
Ngoài ra, kết quả trên cũng cho thấy mối quan hệ tuyến tính
của các yếu tố đều có ý nghĩa thống kê (Sig.<0,05). Từ đó có thể
kết luận rằng mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. Như vậy, tất
cả các giả thuyết H1,H3,H4,H6,H7 đều được chấp nhận.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO
HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRÊN SÀN TMĐT SHOPEE DỰA TRÊN KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Phân tích kết quả nghiên cứu
3.1.1 Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến
trên Shopee
Chất lượng sản phẩm: Người dùng thường xem xét chất lượng của sản phẩm
trước khi quyết định mua hàng. Các đánh giá từ người dùng trước đó, mô tả chi
tiết và hình ảnh sản phẩm có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Giá cả hợp lý: Giá cả của sản phẩm so với giá trên thị trường cũng là một yếu tố
quan trọng. Sự so sánh giá cả giữa các sản phẩm tương tự và sự kiểm tra các ưu
đãi, giảm giá có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Đáng tin cậy của người bán: Sự đáng tin cậy của người bán là một yếu tố quan
trọng. Người dùng thường xem xét đánh giá và đánh giá của người mua trước đó,
cũng như xem xét số lượng đơn hàng đã được thực hiện để đánh giá mức độ đáng
tin cậy của người bán
Chính sách đổi trả và hoàn tiền: Chính sách đổi trả và hoàn tiền linh hoạt có thể
làm tăng sự tin cậy và an tâm cho người dùng khi mua hàng. Khả năng đổi trả
hoặc hoàn tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng khi có vấn đề với sản phẩm có
thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Dịch vụ khách hàng: Sự hỗ trợ và phản hồi từ dịch vụ khách hàng của Shopee
cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Thời gian phản hồi nhanh
chóng và chất lượng của dịch vụ khách hàng có thể tạo ra ấn tượng tích cực đối
với người dùng.
Phương thức thanh toán và giao hàng: Sự linh hoạt và an toàn của các phương
thức thanh toán, cùng với hiệu suất và đảm bảo của dịch vụ giao hàng, cũng có
thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên Shopee.
3.1.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định mua
hàng
Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm thường có mức độ ảnh hưởng cao
nhất đến quyết định mua hàng. Người dùng thường sẵn lòng trả giá cao hơn cho
sản phẩm có chất lượng tốt và đảm bảo.
Giá cả hợp lý: Giá cả là một yếu tố quan trọng và thường đánh giá là rất cao.
Người dùng thường quan tâm đến sự so sánh giá cả và các ưu đãi để đảm bảo
rằng họ không bị "lừa" về giá.
Đáng tin cậy của người bán: Mức độ đáng tin cậy của người bán cũng có mức độ
ảnh hưởng lớn. Người dùng thường tin tưởng hơn vào các người bán có đánh giá
tích cực và số lượng đơn hàng lớn.
Chính sách đổi trả và hoàn tiền: Chính sách đổi trả và hoàn tiền có thể tạo ra sự
tin cậy và an tâm cho người dùng, đặc biệt là khi mua các sản phẩm trực tuyến
mà họ không thể kiểm tra trước.
Dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng chất lượng có thể tạo ra ấn tượng tích
cực và giúp tăng cường sự tin cậy của người dùng vào nền tảng. Thời gian phản
hồi nhanh chóng và giải quyết vấn đề hiệu quả có thể làm tăng khả năng mua
hàng.
Phương thức thanh toán và giao hàng: An toàn và hiệu quả của phương thức
thanh toán và dịch vụ giao hàng cũng đóng vai trò quan trọng. Người dùng muốn
đảm bảo rằng thông tin thanh toán của họ được bảo vệ và sản phẩm sẽ được giao
đúng thời gian và địa điểm.
3.2 Đề xuất giải pháp và cải thiện
3.2.1 Cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến trên Shopee
Tăng cường phản hồi và hỗ trợ từ dịch vụ khách hàng: Cung cấp thời gian phản
hồi nhanh chóng và hỗ trợ chuyên nghiệp từ dịch vụ khách hàng sẽ giúp người
dùng cảm thấy an tâm hơn khi mua sắm trên Shopee. Tăng cường tính tương tác
và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ làm tăng sự hài
lòng của người dùng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm và đáng tin cậy của người bán: Tiếp tục giám sát
chất lượng sản phẩm và xác minh đáng tin cậy của người bán sẽ tạo ra một môi
trường mua sắm trực tuyến tin cậy và an toàn hơn trên Shopee.
Cải thiện giao diện người dùng và trải nghiệm tìm kiếm: Tạo ra một giao diện
người dùng thân thiện và dễ sử dụng cùng với một trải nghiệm tìm kiếm thuận lợi
sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và mua sắm các sản phẩm trên Shopee.
Mở rộng phạm vi sản phẩm và đa dạng hóa danh mục: Tăng cường đa dạng hóa
sản phẩm và mở rộng danh mục sản phẩm sẽ tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người
dùng, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm trên Shopee.
Cải thiện tính bảo mật và thanh toán an toàn: Đảm bảo rằng các giao dịch thanh
toán được thực hiện an toàn và bảo mật sẽ làm tăng sự tin cậy của người dùng
vào nền tảng Shopee.
3.2.2 Tăng cường chất lượng sản phẩm và thông tin trên Shopee
Đánh giá và xác minh nguồn gốc sản phẩm: Thúc đẩy các đánh giá từ người mua
và xác minh nguồn gốc sản phẩm từ các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp để đảm
bảo chất lượng và đáng tin cậy.
Cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết: Bổ sung thông tin sản phẩm chi tiết và hình
ảnh chất lượng cao để người mua có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm trước khi mua.
Hỗ trợ đánh giá từ người dùng: Khuyến khích và hỗ trợ đánh giá từ người dùng
sau khi họ đã mua sản phẩm, từ đó cung cấp thông tin thực tế và đáng tin cậy cho
những người mua tiếp theo.
Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng: Thiết lập và thúc đẩy các tiêu chuẩn chất lượng
cho sản phẩm được bán trên Shopee để đảm bảo rằng chỉ các sản phẩm chất
lượng cao được phép được bày bán.
Kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm giả mạo: Thực hiện các biện pháp để phát hiện
và loại bỏ các sản phẩm giả mạo hoặc kém chất lượng từ nền tảng Shopee.
Tích hợp công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI): Sử dụng công nghệ như trí tuệ
nhân tạo để tự động kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, từ đó cải thiện
quá trình kiểm soát chất lượng.
3.2.3 Nâng cao dịch vụ khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng trên Shopee
Tăng cường thời gian phản hồi: Cung cấp thời gian phản hồi nhanh chóng cho
các yêu cầu hỗ trợ sau bán hàng. Điều này có thể thúc đẩy sự hài lòng và lòng tin
của khách hàng.
Cung cấp hỗ trợ đa kênh: Đảm bảo rằng khách hàng có nhiều kênh liên lạc để
tiếp cận dịch vụ khách hàng, bao gồm trò chuyện trực tuyến, email, và hotline.
Giải quyết khiếu nại một cách công bằng: Xử lý các khiếu nại của khách hàng
một cách công bằng và kịp thời để đảm bảo sự hài lòng của họ và duy trì mối
quan hệ tích cực với Shopee.
Thu thập phản hồi từ khách hàng: Thu thập phản hồi từ khách hàng về dịch vụ hỗ
trợ sau bán hàng để hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó cải thiện
dịch vụ.
3.2.4 Tối ưu hóa phương thức thanh toán và giao hàng trên Shopee
Đa dạng hóa phương thức thanh toán: Cung cấp nhiều lựa chọn phương thức
thanh toán cho khách hàng, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử và thanh
toán khi nhận hàng (COD). Điều này giúp tăng cường tiện lợi và phục vụ nhu cầu
của đa dạng đối tượng khách hàng
Tăng cường tích hợp ví điện tử: Hợp tác với các nhà cung cấp ví điện tử phổ biến
và tích hợp các phương thức thanh toán số để tạo ra sự linh hoạt và thuận tiện
cho người dùng.
Chính sách vận chuyển linh hoạt: Cung cấp các tùy chọn vận chuyển linh hoạt
cho khách hàng, bao gồm vận chuyển tiêu chuẩn, vận chuyển nhanh chóng và
giao hàng trong ngày (nếu có thể). Đồng thời, cung cấp thông tin vận chuyển chi
tiết để người dùng có thể theo dõi đơn hàng của mình.
Tối ưu hóa quá trình giao hàng: Tối ưu hóa quá trình giao hàng để giảm thiểu
thời gian giao hàng và tăng cường độ chính xác. Sử dụng công nghệ và dữ liệu để
dự đoán và quản lý tốt hơn việc vận chuyển.
Chính sách vận chuyển và hoàn trả linh hoạt: Cung cấp chính sách vận chuyển và
hoàn trả linh hoạt để tạo ra sự tin cậy và hài lòng cho khách hàng. Bao gồm chính
sách đổi/trả hàng dễ dàng và chi phí vận chuyển hợp lý.
Hỗ trợ khách hàng sau khi giao hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau khi giao hàng,
bao gồm giải quyết khiếu nại, hỗ trợ đổi/trả hàng và giải đáp các thắc mắc của
khách hàng liên quan đến đơn hàng đã giao.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tóm tắt các kết quả chính từ nghiên cứu
-Hệ thống hóa vấn đề
Đề tài đã tổ chức và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về sự hài lòng của
khách hàng đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo trực
tuyến trên Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua quần áo trực tuyến trên Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế
bao gồm: đa dạng sản phẩm, giá cả hấp dẫn, tiện lợi và linh hoạt, phản hồi từ
người dùng, tin tưởng và sự uy tín của shopee
2. Nhận định về sự quan trọng của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định mua hàng:
Đánh giá thực trạng:
Đánh giá thực trạng của "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo
trực tuyến trên Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế" trong phương pháp
nghiên cứu đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương tiện và kỹ thuật khác nhau để
thu thập dữ liệu và phân tích như phân tích thị trường, khảo sát và phỏng vấn
người dùng. Kết quả từ các phương pháp nghiên cứu này sẽ cung cấp cái nhìn rõ
ràng và đa chiều về thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
quần áo trực tuyến trên Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế.
Đề xuất giải pháp:
Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động và hạn chế, đề tài đã đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bằng cách tập trung vào các
giải pháp cụ thể, đề tài đã đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục ngay các vấn đề
chưa được khách hàng hài lòng nhất.
Những công việc này, nếu được thực hiện một cách có hiệu quả, sẽ giúp TikTok
Shop nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, từ đó thúc đẩy
sự phát triển của doanh nghiệp.
3. Kiến nghị:
3.1. Đối với Shopee
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng và kiểm
tra định kì để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn. Hỗ trợ nhà cung cấp trong
việc cải thiện quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Nâng cấp giao diện người dùng để tạo trải
nghiệm mua sắm mượt mà và thuận tiện hơn. Tích hợp khả năng tìm kiếm mua
sắm và lọc sản phẩm thông minh giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm được sản
phẩm mong muốn.
- Khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn: Tổ chức các sự kiện khuyến mãi đa dạng như
flash sale, giảm giá đặc biệt, hoặc mua nhiều tặng nhiều để tạo sự hấp dẫn cho
người tiêu dùng. Tăng cường quảng bá và marketing cho các chương trình
khuyến mãi thông qua các kênh truyền thông xã hội và email.
- Dịch vụ vận chuyển nhanh chóng và đáng tin cậy: Tối ưu hóa quá trình vận
chuyển để đảm bảo thời gian giao hàng ngắn nhất có thể. Hợp tác với các chuỗi
logistic uy tín.
- Hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp: Tạo ra hệ thống hỗ trợ khách hàng 24/7
thông qua chat trực tuyến, điện thoại và email. Cung cấp tư vấn sản phẩm và giải
đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
3.2. Đối với chính quyền quản lý:
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp: Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh,
minh bạch và công bằng để khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường mua
sắm trực tuyến. Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương trong việc tiếp cận và sử dụng
các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, đặc biệt là qua việc cung cấp
hướng dẫn và đào tạo về kỹ năng kinh doanh trực tuyến.
- Quản lý và giám sát hoạt động thị trường mua sắm trực tuyến: Thực hiện kiểm
tra và giám sát các cửa hàng trực tuyến để đảm bảo tuân thủ các quy định về chất
lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và quản lý giá cả. Xây dựng hệ thống
đánh giá và giải quyết khiếu nại hiệu quả đối với các vấn đề phát sinh liên quan
đến mua sắm trực tuyến trên Shopee.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Khuyến khích sự cạnh tranh công bằng
và minh bạch giữa các nhà cung cấp trên nền tảng Shopee để tạo ra sự lựa chọn
đa dạng và giá cả cạnh tranh cho người tiêu dùng. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương, để thúc đẩy sự đa dạng và tính
cạnh tranh trên thị trường mua sắm trực tuyến.
- Phát triển các chính sách và quy định phù hợp: tạo ra các chính sách và quy
định mới hoặc cải tiến hiện tại để điều chỉnh hoạt động thị trường mua sắm trực
tuyến phù hợp với các xu hướng mới và thách thức đang diễn ra. tăng cường hợp
tác với các bên liên quan như Shopee và các tổ chức xã hội để đảm bảo việc thực
hiện chính sách và quy định một cách hiệu quả.
Những kiến nghị này có thể giúp chính quyền và cơ quan quản lý tạo ra một môi
trường mua sắm trực tuyến lành mạnh và an toàn hơn cho cộng đồng người tiêu
dùng tại Thành phố Huế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vân Chi (2023), “Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt
Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

MAI HOÀNG THỊNH (2023), “Xu hướng hành vi mua hàng trực tuyến của
người tiêu dùng Việt Nam”, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu
khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 4 tháng 2 năm 2023.

Phương Thảo (2023), “Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng?”, MarketingAI.

Dương Thị Thu Hương, CN Phạm Thị Mến Thương (2022), “Xu hướng mua
hàng trực tuyến của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền)”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông.

Infoq Việt Nam (2021), Khảo sát về các trang bán lẻ trực tuyến.

Thuy Nguyen (2023), Hướng dẫn cách phân tích đối thủ cạnh tranh Shopee
nhanh, chi tiết

Gosell (2024), Khuyến mãi giảm giá có tác động thế nào đến tình hình kinh
doanh

CleverGroup (2022), Đánh giá sản phẩm: Hướng đi tiềm năng cho thương hiệu
SenPrints (2022), The Power Of Review: Những Ảnh Hưởng Của Review Lên
Hành Vi Mua Hàng

Bộ Công thương – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2022). Sách trắng về
Thương mại điện tử Việt Nam 2022.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM, 2022). Báo cáo chỉ số Thương
mại điện tử Việt Nam 2022.

Metric.vn – Nền tảng số liệu E-commerce (2022). Tổng quan Thương mại điện tử
2022.

Jain, V. I. P. I. N., Malviya, B. I. N. D. O. O., & Arya, S. A. T. Y. E. N. D. R. A.


(2021). An overview of electronic commerce (e-Commerce). Journal of
Contemporary Issues in Business and Government, 27(3), 666.

Khan, A., G. (2016). Electronic Commerce: A Study on Benefits and Challenges


in an Emerging Economy. Global Journal of Management and Business
Research: B Economics and Commerce, (16)1.

PHỤ LỤC
BẢNG KHẢO SÁT

Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua áo quần trực tuyến
trên Shopee của giới trẻ tại Thành phố Huế

Xin chào chúng tôi là nhóm nghiên cứu khoa học, sinh viên trường Đại học Kinh
tế, Đại học Huế. Chúng tôi đang tiến hành cho một dự án khảo sát các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định mua áo quần trực tuyến trên Shopee của giới trẻ tại
Thành phố Huế. Xin Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời giúp chúng tôi một số
câu hỏi.

Các thông tin cá nhân được cung cấp dưới dạng ẩn danh và chỉ sử dụng duy nhất
vào việc phân tích kết quả nghiên cứu. Chúng cam kết các thông tin này được
bảo mật tuyệt đối.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Anh/Chị.

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn).

Câu 1: Xin vui lòng cho biết giới tính của Anh/Chị?

☐ Nam ☐ Nữ ☐ Khác

Câu 2: Anh/Chị bao nhiêu tuổi?

☐ 15-18 tuổi ☐ 19-22 tuổi

☐ 23-25 tuổi ☐ 26-29 tuổi

II. HÀNH VI MUA HÀNG (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn).

Câu 1: Bạn thường mua áo quần qua những sàn thương mại điện tử nào?

☐ Shopee

☐ Tiki

☐ Lazada

☐ Sendo
☐ Mục khác:………………………………………………………….

Câu 2: Khi có ý định mua quần áo, bạn có thường nghĩ đến sàn thương mại điện
tử Shopee không?

☐ Hoàn toàn không nghĩ đến

☐ Không nghĩ đến

☐ Bình thường

☐ Có nghĩ đến

☐ Hoàn toàn nghĩ đến

Câu 3 :Tần suất mua áo quần của bạn?

☐ 0-1 lần/tháng

☐ 2-3 lần/tháng

☐ 4-5 lần/tháng

☐ Trên 5 lần/tháng

Câu 4: Tần suất mua áo quần của bạn trên Shopee như thế nào?

☐ 0-1 lần/tháng

☐ 2-3 lần/tháng

☐ 4-5 lần/tháng

☐ Trên 5 lần/tháng

Câu 5: Ngân sách bạn sẵn sàng bỏ ra cho một lần mua áo quần là bao nhiêu?

☐ Ít hơn 200 nghìn

☐ Từ 200 nghìn - 400 nghìn

☐ Từ 700 nghìn - 1 triệu đồng


☐ Trên 1 triệu đồng

III. PHẦN THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÙNG

Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý với các phát biểu sau về các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định mua áo quần trực tuyến trên Shopee của giới trẻ tại Thành phố
Huế. Đối với mỗi phát biểu Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào ô thích hợp.

Lưu ý: Anh/Chị chỉ chọn một phương án đồng ý nhất. Mức độ đồng ý tăng dần từ
1 tới 5.

1: Hoàn toàn không đồng ý

2: Không đồng ý

3:Trung lập

4: Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý

GIÁ 1 2 3 4 5
1. Các mặt hàng quần áo trên Shopee có chất lượng phù
hợp với giá thành.
2. Mức giá của mặt hàng quần áo trên Shopee rẻ hơn so
với những sàn thương mại điện tử khác.
3. Các mặt hàng quần áo trên Shopee có đa dạng phân
khúc giá để chọn lựa
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Tôi nhận thấy các mặt hàng quần áo trên Shopee có
mẫu mã đa dạng, phù hợp xu hướng.
2. Các mặt hàng quần áo trên Shopee mà tôi mua giống
với kỳ vọng của bản thân
3. Mua mặt hàng quần áo trên Shopee khó đánh giá
chính xác chất lượng sản phẩm, dễ mua phải hàng giả,
hàng kém chất lượng
4. Mua mặt hàng quần áo trên Shopee không nhận được
sản phẩm giống ảnh minh họa.
ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT TỪ NGƯỜI DÙNG
1. Tôi có xu hướng mua mặt hàng quần áo dựa theo
review, quảng cáo từ KOLs, Influencers, người nổi
tiếng…
2. Tôi có xu hướng mua mặt hàng quần áo dựa theo lời
khuyên, giới thiệu của người thân trong gia đình.
3. Tôi có xu hướng mua mặt hàng quần áo dựa theo lời
khuyên, giới thiệu của bạn bè, người quen.
4. Tôi có xu hướng mua mặt hàng quần áo dựa theo
review từ người dùng trên MXH (Facebook, Instagram,
TikTok, …).
THƯƠNG HIỆU
1. Tôi cảm thấy tin tưởng vì Shopee là công ty đa quốc
gia, có mặt tại nhiều quốc gia ở Đông Nam Á.
2. Tôi cảm thấy tin tưởng vì Shopee hiện đang là sàn
thương mại điện tử phổ biến hàng đầu tại Việt Nam.
3. Tôi cảm thấy tin tưởng vì Shopee hợp tác với nhiều
đối tác, thương hiệu lớn.
VẬN CHUYỂN VÀ GIAO HÀNG
1. Shopee giúp tiết kiệm thời gian nhận hàng, chi phí
vận chuyển phù hợp
2. Dịch vụ vận chuyển của Shopee làm việc nhanh
chóng và tiện lợi
3. Sản phẩm mua trên Shopee được đóng gói an toàn và
kỹ càng
4. Phí vận chuyển trên Shopee rẻ hơn các sàn TMDT
khác
ƯU ĐÃI VÀ KHUYẾN MÃI
1. Shopee có nhiều khuyến mãi, mã giảm giá, dễ dàng
áp dụng.
2. Những chính sách, ưu đãi (mã giảm giá, quà tặng
kèm theo, miễn phí vẫn chuyển) của Shopee giúp tiết
kiệm chi phí mua sản phẩm.
3. Khuyến mãi và ưu đãi của Shopee áp dụng được cho
đa dạng mặt hàng
CHÍNH SÁCH ĐỔI TRẢ VÀ BẢO HÀNH
1. Không được đổi/trả sản phẩm nếu sản phẩm bị hư
hại, bị lỗi hoặc không giống như mô tả.
2. Chính sách trả hàng và hoàn tiền của Shopee giúp
khách hàng xử lý được rủi ro khi gặp vấn đề về sản
phẩm.
3. Tôi cảm thấy an tâm khi Shopee bảo vệ người mua
bằng cách giữ số tiền giao dịch đến khi họ xác nhận
đồng ý với đơn hàng và không có yêu cầu khiếu nại, trả
hàng hay hoàn tiền nào.
QUYẾT ĐỊNH MUA
1. Tôi hài lòng với việc mua quần áo trên Shopee
2. Tôi sẽ tiếp tục mua áo quần trên Shopee khi có nhu
cầu
3. Tôi sẽ giới thiệu cho người thân,bạn bè của mình sử
dụng Shopee để mua mặt hàng quần áo

You might also like