You are on page 1of 15

ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP LỰC THỜI GIAN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TRÌ
HOÃN MUA SẮM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI HÀ NỘI

1. Bối cảnh nghiên cứu


1.1. Tình hình chung ở Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đối với không chỉ
Việt Nam mà cả các quốc gia trên thế giới, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Để
thích ứng với những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch, thương mại trong nước và
quốc tế đã xuất hiện những sự thay đổi rõ rệt cùng với sự phát triển của thương
mại điện tử, hiệp định kỹ thuật số, sự dịch chuyển, tái cấu trúc của các chuỗi
cung ứng… Việt Nam tận dụng hiệu quả cơ hội từ các xu hướng này sẽ góp
phần nâng cao khả năng thích ứng nhanh, phát triển bền vững nền kinh tế trong
bối cảnh mới hiện nay.

Vị trí của ngành sản xuất là động lực tăng trưởng, do đó các nhóm hàng
tăng sẽ thúc đẩy phát triển việc làm, sản xuất kinh doanh và mua hàng. Vậy nên,
Chính phủ Việt Nam cho rằng để phục hồi nền kinh tế trong nước sau đại dịch
Covid bên cạnh ngành thương mại thì chính là phục hồi ngành công nghiệp sản
xuất. Với phản ứng kịp thời của Chính phủ cùng những gói hỗ trợ doanh nghiệp
để duy trì và phát triển sản xuất, nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi ở các lĩnh
vực sản xuất, dịch vụ và du lịch. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 10% so
với cùng kỳ năm 2021 cũng như chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) duy trì
mức 52,2 điểm. Theo đánh giá của Cục Công nghiệp, Bộ Công thương cho thấy
rằng trong 6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp của cả
nước tăng 8,48%, cao hơn so với mức tăng chung của nền kinh tế (tăng 6,42%)
và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (6 tháng 2021 tăng
5,74%).
Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu
kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội
Đảng XIII, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương
triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị
quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát
triển kinh tế – xã hội. Vậy nên, Việt Nam dường như đã vực dậy ngành thương
mại khi tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 về đích với con
số kỷ lục 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021. Tăng trưởng GDP cả năm
2022 ước đạt 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai
đoạn 2011-2022. Trong bức tranh chung có nhiều điểm sáng, một trong số đó là
hoạt động xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt
mức kỷ lục vượt mốc 700 tỷ USD. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định là tiền
đề cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vững, giữ được
đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế.

Sau đại dịch, sự quay trở lại của cửa hàng thực tế đồng thời được ghi
nhận từ các thương hiệu vốn chủ yếu trực tuyến. Sau một thời gian xây dựng
cộng đồng khách hàng của mình, các thương hiệu này đang dần tập trung hơn
vào trải nghiệm và tạo ra các hoạt động gắn kết khách hàng thông qua các cửa
hàng thực tế. Tính đến năm 2022, cả nước hiện có 1.163 siêu thị và 250 trung
tâm thương mại, với các thương hiệu mạnh đến từ các nước như: Lotte, Central
Group, TCCGroup, Aeon, CircleK, KMart, Auchan, Family Mart,... Toàn quốc
đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng cố định “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa
phương. Bên cạnh đó, kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi mạnh mẽ
khi xuất hiện hình thức thanh toán điện tử đồng kết hợp cả bán hàng trực tuyến
(online) với trực tiếp (offline), tiếp cận xu hướng hiện đại từ trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêu dùng với nhà sản xuất. Thậm chí,
nhiều thương hiệu cao cấp cũng sử dụng cửa hàng trực tiếp của mình như một
chiến lược tăng nhận diện đối với cộng đồng và những người có khả năng mua
sắm sản phẩm của họ trực tuyến sau đó. Không nằm ngoài xu hướng của thế
giới, bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam dù ghi nhận tốc độ phát triển nhanh chóng
nhưng tầm quan trọng của các cửa hàng thực tế vẫn còn đó. Theo Bà Hoàng
Diệu Trang, Quản lý Cấp cao của Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội
nhận định: “Tại thị trường toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, bán lẻ
truyền thống và bán lẻ trực tiếp là hai chiến lược bổ trợ lẫn nhau mà các nhãn
hàng đang áp dụng. Nền tảng trực tuyến được sử dụng với mục đích tiếp cận
cộng động trực tuyến và tập trung vào doanh số bán hàng. Trong khi đó, các cửa
hàng trực tiếp lại mang lại các giá trị vô hình từ trải nghiệm, đặc biệt đối với
phân khúc cao cấp.”

Mặc dù đại dịch COVID-19 mang lại nhiều bất lợi và khó khăn cho
doanh nghiệp, nhưng thực tế cho thấy, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp có
thể phát triển theo hướng bền vững hơn, hướng tới các giá trị cộng đồng nhiều
hơn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất
đến phân phối, vận chuyển và tiêu thụ. Đây là giải pháp tối ưu giúp doanh
nghiệp phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng hiện nay.

1.2. Tâm lý tiêu dùng của người dân Việt Nam hiện nay
[1] Theo báo cáo Khảo sát “Người tiêu dùng Việt Nam: Phục hồi, tái cân
bằng và đổi mới” được Deloitte Đông Nam Á công bố, hai xu hướng mới nổi
được cho là sẽ tiếp tục định hình lại hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam
bao gồm sự tăng cường sử dụng nền tảng trực tuyến và mức độ tin cậy ngày
càng tăng.

Cụ thể, báo cáo chỉ ra xu hướng đầu tiên là sự tăng cường sử dụng nền
tảng trực tuyến. Theo đó, COVID-19 và giai đoạn phong tỏa đã thúc đẩy nhiều
hành vi tiêu dùng trực tuyến và tăng động lực chuyên dịch sang các kênh
thương mại điện tử. "Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai, khi việc
sử dụng công cụ số trở thành thói quen lâu dài”, báo cáo của Deloitte nêu rõ.
Bên cạnh đó, về mức độ tin cậy ngày càng tăng của người tiêu dùng, với
việc triển khai thành công chương trình tiêm chủng phòng COVID-19 quốc gia
và các chương trình giáo dục y tế liên quan khác, nhiều lo ngại ban đầu của
công chúng xung quanh COVID-19 dường như đã giảm xuống đáng kể. Đổi lại,
điều này cũng đang tạo ra triển vọng cho sự lạc quan của người tiêu dùng. Theo
một nghiên cứu, Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Việt Nam đạt 113 điểm
vào tháng 12 năm 2021 - tăng từ 105 điểm trong giai đoạn trước và chỉ đứng sau
Indonesia trong khu vực Đông Nam Á về mức độ lạc quan nói chung.

Tuy nhiên, bởi lẽ đó, họ cũng ý thức rằng thu nhập và tiết kiệm sẽ giảm,
giá cả sẽ tăng, lo ngại lạm phát, thiếu xăng, giá nhiên liệu tăng cao cùng những
áp lực tài chính. Tất cả những điều này thúc đẩy họ chuyển sang các lựa chọn
mua sắm sáng suốt hơn. Người tiêu dùng Việt ngày càng tinh tế và đang phát
triển rõ nét theo một khuôn khổ gọi là “bốn không”, gồm: không chính thống
(zero mainstream), không ranh giới (zero boundaries), không trung thành (zero
loyalty) và nhắm vào các mục đích của tiêu dùng (net zero) [2].

Với yếu tố “không chính thống”, người tiêu dùng Việt chú ý đến chất
lượng, giá trị sản phẩm mang lại hơn là mức giá rẻ. Ngày nay, trong bối cảnh đa
dạng hoá sản phẩm với nhiều giá tiền, họ có xu hướng mua sắm với chủ nghĩa
“tiền nào của nấy”. Cho nên, người tiêu dùng Việt gần đây đặc biệt chú ý đến
những hàng hóa có mức giá cao hơn với chất lượng tốt thay vì những sản phẩm
với mức giá trung bình kém chất lượng hơn.

Khi nói đến yếu tố “không ranh giới”, người tiêu dùng Việt hiện nay có
xu hướng mua sắm đa kênh hơn, và họ thích trải nghiệm phối hợp giữa tiếp xúc
cơ học và kỹ thuật số. Phần khá lớn người tiêu dùng (67-88%) – những người
đã sử dụng các lựa chọn thay thế cho việc mua sắm tại cửa hàng trong đại dịch
COVID-19 - có ý định tiếp tục sử dụng các kênh này, và có 50-75% người tiêu
dùng nghiên cứu cách mua sản phẩm thông qua các nền tảng khác.
Ngoài ra, “không trung thành” với một nhãn hàng cụ thể cũng đang là xu
thế mua sắm của người Việt hiện nay. Người tiêu dùng không cảm thấy bị ràng
buộc với cửa hàng hoặc thương hiệu và họ tự do thay đổi thói quen mua sắm để
tối ưu hóa việc mua hàng. Một trong các lý do hàng đầu làm người mua thay đổi
thương hiệu sử dụng đó là họ cảm nhận được các giá trị tốt hơn, về chất lượng
hàng hóa, tính mới mẻ và sự thích hợp cá nhân. Hành vi này có thể đến từ mong
muốn đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, người tiêu dùng Việt có xu hướng “trải nghiệm" sản phẩm để
đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.

Cuối cùng, đặc trưng “tiêu dùng có mục đích đang nổi lên”, trong đó,
75% nhắm đến các ứng dụng chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế từ xa. Tuy
nhiên, trong khi xã hội hiện nay đánh giá cao tính bền vững thì hành vi tiêu
dùng hướng đến việc gìn giữ và bảo vệ môi trường lại không được ưu tiên, với
chỉ 24% đặt mua những sản phẩm có nguyên liệu thân thiện với môi trường hay
có thể tái chế.

Vậy có thể thấy rằng xu hướng mua hàng của người tiêu dùng Việt đang
trở nên phức tạp hơn, họ coi trọng trải nghiệm, chất lượng sản phẩm hơn là giá
tiền. Với tiêu chí “đắt xắt ra miếng" và bảo vệ quyền lợi tiêu dùng của mình,
người dân Việt Nam trở nên “kỹ tính" hơn khi đưa ra quyết định mua sắm, đặc
biệt đối với những sản phẩm càng có giá trị cao thì sự “kỹ tính" ấy càng được đề
cao.

2. Lý do chọn đề tài

Thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và ra quyết định của con
người. Thiếu thời gian đủ, nhiều hoạt động liên quan đến đánh giá và lựa chọn
không thể thực hiện được. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, sự
hiện đại và phát triển của từng lĩnh vực trong đời sống đã tạo nên một nhịp sống
nhanh nhẹn, hối hả và việc quản lý thời gian trở nên rất quan trọng để cá nhân
có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả và đáp ứng thời hạn. Tuy nhiên,
khi mỗi người tích lũy công việc và nhiệm vụ hàng ngày, điều này dẫn đến thiếu
thời gian cho các hoạt động khác. Trong số nhiều hoạt động có thể bị ảnh hưởng
bởi thiếu thời gian hay còn gọi là áp lực thời gian, không thể không nhắc đến
các vấn đề về hành vi tiêu dùng, chẳng hạn như lựa chọn và mua hàng sản phẩm
và dịch vụ. Áp lực thời gian là một rào cản thường xuyên trong quyết định hàng
ngày và người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng bởi hạn chế này.

Theo Nielsen - công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, sở thích, thói
quen và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi mạnh mẽ sau đại
dịch Covid-19. Người tiêu dùng trở nên kỹ tính hơn trước khi ra quyết định mua
sắm, có đến 86% trong số họ quan tâm đến tính thực tế của sản phẩm, đặc biệt
là giá trị, thành phần có trong sản phẩm. Trước khi mua hàng, họ dành thời gian
để tập trung xác định thông tin, và nguyên liệu thành phần trên nhãn ghi của sản
phẩm. Ngoài ra, sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng cũng có xu hướng mua
sắm trên các sàn thương mại điện tử nhiều hơn vì sự tiện lợi và đa dạng hàng
hóa. Tuy nhiên, trong quá trình đưa ra quyết định mua sắm trên các trang
thương mại điện tử, người tiêu dùng thường có biểu hiện dè chừng, đề phòng
trước khi mua. Bởi vì với sản phẩm được buôn bán trên mạng xã hội và các nền
tảng số khác nhau, các doanh nghiệp, nhà bán buôn và nhà bán lẻ khó lấy được
lòng tin từ người tiêu dùng trong khi sản phẩm chỉ được nhìn thấy qua mạng mà
không được trải nghiệm thực tế. Để ra quyết định mua hàng, người tiêu dùng
cần nhiều thời gian tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm và đánh giá các
lựa chọn thay thế. Vì vậy, họ trì hoãn mua sắm và để nguyên các sản phẩm đã
chọn trong giỏ hàng điện tử của mình mà chưa thanh toán. Theo Baymard
Institute - tổ chức nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu về trải nghiệm mua sắm trực
tuyến và thương mại điện tử, đến nay đã có 49 cuộc nghiên cứu trên những nền
tảng thương mại điện tử khác nhau và 70.19% tổng số người tham gia khảo sát
có biểu hiện của hành vi trì hoãn quyết định mua.
Theo báo Nhân Dân, cùng với sự phát triển không ngừng của thời đại mới,
chủng loại hàng hóa, mẫu mã sản phẩm ngày càng phong phú, phục vụ mọi nhu
cầu thiết yếu của cuộc sống. Điều này một mặt cung cấp cho người tiêu dùng
thêm đa dạng các lựa chọn mua sắm, mặt khác đòi hỏi họ phải suy xét kĩ lưỡng
trong quá trình ra quyết định mua để có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài chính,
chọn lựa sản phẩm chất lượng, và tăng sự hài lòng sau khi mua. Tuy nhiên, quá
trình ấy trở nên khó khăn hơn với người người tiêu dùng khi họ còn phải chịu
tác động từ bên ngoài là áp lực thời gian và sự quá tải lựa chọn. Khi người tiêu
dùng đối mặt với áp lực thời gian, họ cảm thấy cần phải ra quyết định nhanh
chóng, đặc biệt là khi những doanh nghiệp, cửa hàng online và offline cho ra
những chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng. Theo một cuộc khảo sát
từ Báo Lao Động năm 2021, 24.000 người dùng Việt trên sàn thương mại điện
tử Shopee cho thấy 57% người dùng cho rằng thường bị hấp dẫn trước các ưu
đãi có giới hạn thời gian. Điều này có thể làm giảm sự trì hoãn trong quá trình
mua sắm vì họ cảm thấy cần nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng để không
bỏ lỡ những chương trình giảm giá. Mặt khác, trong ngữ cảnh mua sắm đa dạng
các sản phẩm hiện nay, áp lực thời gian cùng với sự quá tải lựa chọn có thể làm
tăng sự trì hoãn khi người tiêu dùng cần nhiều thời gian để suy nghĩ trước khi ra
quyết định mua. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành hàng và việc thường
xuyên giới thiệu các mẫu mã sản phẩm mới trên thị trường làm cho việc cập
nhật và nắm bắt thông tin về tất cả các lựa chọn có sẵn trở nên khó khăn đối với
người tiêu dùng. Áp lực thời gian để đuổi kịp những thay đổi này có thể góp
phần làm tăng sự do dự trong quá trình mua sắm, do người tiêu dùng cần thêm
thời gian để xem xét, chọn lựa sản phẩm phù hợp.

Như vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đo lường, đánh giá
chiều hướng ảnh hưởng (tích cực hay tiêu cực) của áp lực thời gian đến quyết
định trì hoãn mua sắm dưới sự điều tiết của sự quá tải lựa chọn. Việc này sẽ
giúp các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng trực tiếp và trực tuyến nắm rõ những
yếu tố gây do dự cho khách hàng khi mua hàng. Bằng cách xác định những yếu
tố này, các doanh nghiệp, cửa hàng có thể phát triển những chiến lược hiệu quả
nhằm giảm thiểu sự do dự của người tiêu dùng và thúc đẩy quá trình dẫn tới
quyết định mua hàng. Từ đó, họ có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm tổng thể
cho người tiêu dùng, tăng sự hài lòng của khách hàng và cuối cùng, thúc đẩy
doanh số và lợi nhuận. Nghiên cứu này sẽ là một nguồn tài nguyên quý giá cho
các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng đang tìm cách tối ưu hóa nỗ lực marketing
và bán hàng của mình và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường điện tử.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu tổng quát

Đề tài phân tích, làm rõ ảnh hưởng của áp lực thời gian đến quyết định trì
hoãn mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội. Như vậy, các doanh nghiệp
có thể đưa ra các chính sách giải quyết tình trạng trì hoãn mua sắm, từ đó hỗ
trợ và khuyến khích người tiêu dùng mua hàng ngày nay.

3.2. Mục tiêu cụ thể

Nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu này được thực hiện
hướng tới những mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về quyết định trì hoãn mua sắm và ảnh
hưởng của áp lực thời gian, sự quá tải lựa chọn và phân loại sản phẩm.

Thứ hai, chỉ ra thực trạng trì hoãn mua sắm của người tiêu dùng tại Hà
Nội ngày nay.

Thứ ba, phân tích tình hình thực tế về ảnh hưởng của áp lực thời gian đến
quyết định trì hoãn mua sắm ở Hà Nội
Thứ tư, đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố áp lực thời gian đến quyết
định trì hoãn mua hàng.

Thứ năm, đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích,
thu hút người tiêu dùng mua sắm.

4. Nội dung và câu hỏi nghiên cứu

4.1. Nội dung nghiên cứu

Nhóm tác giả thực hiện khảo sát, nghiên cứu và đưa ra đánh giá về ảnh
hưởng của áp lực thời gian đến quyết định trì hoãn mua sắm của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp kiểm
định như: Cronbach Alpha, EFA, CFA, hồi quy nhị phân.

4.2. Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi 1: Yếu tố áp lực thời gian là yếu tố thúc đẩy hay cản trở quyết
định trì hoãn mua sắm?
Câu hỏi 2: Sự quá tải lực chọn ảnh hưởng như thế nào đến sự tác động
của áp lực thời gian lên quyết định trì hoãn mua sắm?
Câu hỏi 3: Phân loại sản phẩm ảnh hưởng như thế nào đến sự tác động
của áp lực thời gian lên quyết định trì hoãn mua sắm?
Câu hỏi 4: Biện pháp nào cần được đưa ra để khuyến khích quyết định
sắm?

5. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu


5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Dữ liệu thứ cấp: Các bài báo trong và ngoài nước, tài liệu có sẵn, công
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được thực hiện trước đó cả trong
và ngoài nước, lấy từ các website đáng tin cậy phục vụ cho việc tìm kiếm
và chọn lọc thông số, thông tin.
+ Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập
thông tin đa chiều từ các quan điểm và góc nhìn của nhiều cá nhân khác
nhau thông qua điều tra trực tiếp và gián tiếp để đánh giá ảnh hưởng của
áp lực thời gian đến quyết định trì hoãn mua sắm của người tiêu dùng tại
Hà Nội (Bảng hỏi).
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Dựa trên tính chất của đề tài và giới hạn nguồn lực, nhóm tiến hành
nghiên cứu sơ bộ phỏng vấn sâu một số người tiêu dùng tại Hà Nội, cùng lúc
kết hợp thảo luận tập trung nhóm để điều chỉnh bảng hỏi và xây dựng mô hình
nghiên cứu cho phù hợp rồi tiến hành khảo sát trên mẫu lựa chọn trước cũng
như dữ liệu thu thập.

5.2. Vấn đề nghiên cứu


- Chủ đề nghiên cứu: quyết định trì hoãn mua sắm của người tiêu dùng tại
Hà Nội
- Vấn đề nghiên cứu: áp lực thời gian là nhân tố thúc đẩy hay cản trở quyết
định trì hoãn mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội

5.3. Khách thể nghiên cứu


- Nhằm thu thập thông tin cần thiết để giải đáp vấn đề nghiên cứu, khách
thể nghiên cứu sẽ được khai thác là những người tiêu dùng tại Hà Nội.

5.4. Phương pháp nghiên cứu


5.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi
- Xác định đối tượng phỏng vấn/trả lời phiếu điều tra: Người tiêu dùng tại
Hà Nội.
- Quy trình thu thập thông tin
+ Xác định dữ liệu cần thu thập
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và đối tượng phỏng vấn, nhóm nghiên
cứu xác định dữ liệu cần thiết như hành vi trì hoãn ra quyết định mua sắm của
người tiêu dùng, và ảnh hưởng của áp lực thời gian đến quyết định trì hoãn mua
sắm của họ.
+ Tiến hành soạn thảo và đánh giá bảng câu hỏi
Giai đoạn này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử
dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ các bài nghiên cứu có liên quan để chọn
ra mô hình nghiên cứu phù hợp, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu. Mục đích cuối
cùng là chọn ra được các thang đo phù hợp với các biến trong đề tài.
Nhóm thực hiện phương pháp định lượng, tham khảo các lý thuyết nền,
các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài để thiết lập bảng câu hỏi hoàn chỉnh
được đo lường bằng thang đo phù hợp. Bảng câu hỏi sẽ bao gồm 4 phần:
● Mở đầu: giới thiệu tiêu đề, ý nghĩa, mục đích nghiên cứu và nhóm nghiên
cứu; cam kết bảo mật thông tin và tính trung thực, khách quan của nghiên
cứu.
● Câu hỏi nhân khẩu học và câu hỏi liên quan đến mức độ nhận biết và
quan tâm của đối tượng khảo sát với việc mua sắm.
● Câu hỏi đánh giá ảnh hưởng của áp lực thời gian đến quyết định trì hoãn
mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội.
● Lời cảm ơn tham gia khảo sát và quà tặng đính kèm, kết thúc khảo sát.

5.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp


- Nhóm sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ những tài liệu có
sẵn bao gồm: các bài báo trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu
liên quan, các báo cáo nghiên cứu, thống kê có liên quan từ các nguồn
đáng tin cậy.
- Các dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý theo cách phân loại, tổng hợp và
lựa chọn ra những thông tin phù hợp nhất, xây dựng thành cơ sở lý luận.
Từ đó đưa ra đánh giá, nhận định về thực trạng, ảnh hưởng của áp lực
thời gian đến quyết định trì hoãn mua sắm của người tiêu dùng và đề xuất
các giải pháp phù hợp.

5.4.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp


Dữ liệu sơ cấp được nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập thông qua hai
loại hình nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Được thực hiện trước nhằm phục vụ cho việc thiết kế và điều chỉnh
bảng hỏi.
a) Mục đích
Mục đích của phương pháp nghiên cứu định tính là để tìm hiểu sâu về đối
tượng mà nhóm lựa chọn, tạo cái nhìn đa chiều về các khía cạnh của vấn đề.
Các dữ liệu sẽ tiếp tục được nhóm phân tích để tạo tiền đề xây dựng bảng hỏi và
lựa chọn thang đo phù hợp.
b) Phương pháp thu thập dữ liệu
Nhóm lựa chọn hình thức phỏng vấn.
- Đối tượng: người tiêu dùng tại Hà Nội
- Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên đơn giản
- Hình thức thực hiện: Để có cái nhìn trực quan hơn về vấn đề
nghiên cứu, nhóm quyết định lựa chọn phỏng vấn trực tiếp các đối
tượng (người tiêu dùng tại Hà Nội) . Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài
từ 10 -15 phút.
- Quy trình thu thập:
+ Các thông tin thu thập được sẽ được ghi chép lại dưới dạng văn
bản hay đoạn ghi âm.
+ Các thông tin sẽ tiếp tục được phân loại để đưa vào phân tích.

5.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng


a) Mục đích
Mục đích của phương pháp nghiên cứu là thu thập các dữ liệu thống kê
về ảnh hưởng của áp lực thời gian đến quyết định trì hoãn mua sắm của người
tiêu dùng tại Hà Nội. Từ đây nhóm sẽ khái quát được kết quả nghiên cứu và
đánh giá lại được toàn bộ vấn đề nghiên cứu.
b) Phương pháp thu thập dữ liệu
Nhóm lựa chọn khảo sát bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế với câu
hỏi rõ ràng, dễ hiểu để người nông dân có thể trả lời phù hợp với suy nghĩ của
họ và đảm bảo độ tin cậy khách quan nhất. Bảng hỏi sẽ được gửi trực tuyến
bằng hình thức Google Form cho các đối tượng là người tiêu dùng tại Hà Nội.
c) Phương pháp xử lý dữ liệu
Khi quá trình khảo sát đã hoàn tất, nhóm tác giả tìm hiểu tác động của áp
lực thời gian đến quyết định trì hoãn mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội
thông qua việc kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng việc sử
dụng phần mềm SPSS 22.0 và phần mềm AMOS 22.0. Sau khi thống kê mô tả,
nhóm tác giả sẽ sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ những biến
quan sát không phù hợp. Nhóm kiểm định thang đo bằng cách dùng phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, nhóm sử dụng phân tích nhân tố
khẳng định CFA nhằm thiết lập các mô hình đo lường phù hợp tốt để kiểm định
mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Ngoài ra, phương pháp kiểm định T-test và
ANOVA cũng sẽ được sử dụng để phân tích sự khác biệt về ý định theo từng
nhân tố nhân khẩu học. Từ đó, nhóm đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của
áp lực thời gian đến quyết định trì hoãn mua sắm của người tiêu dùng tại Hà
Nội.

5.5. Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: Hà Nội
- Về thời gian: Tháng 12/2023 đến tháng 3/2024
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của áp lực thời gian đến quyết định trì
hoãn mua sắm của người tiêu dùng.

6. Danh mục TLTK


https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825648/phat-trien-
thuong-mai-trong-boi-canh-moi---thuc-tien%2C-van-de-va-giai-phap.aspx

https://vneconomy.vn/thang-du-thuong-mai-cua-viet-nam-voi-thi-truong-au-
my-dat-125-ty-usd.htm

https://tapchitaichinh.vn/xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-trong-boi-canh-dai-dich-
covid-19.html

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/827301/thuong-
mai-quoc-te-trong-boi-canh-moi--co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.aspx

https://trungtamwto.vn/file/20760/reports-vecom-covid-19.pdf

https://dangcongsan.vn/kinh-te/kinh-te-viet-nam-thich-ung-hieu-qua-sau-dai-
dich-covid-19-624230.html

https://baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-but-pha-sau-dai-dich-
102220530084419455.htm

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM196365

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/no-luc-phuc-hoi-
xuat-nhap-khau-nam-2022-lap-ky-luc-moi/
https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/su-tro-lai-cua-cua-hang-thuc-te-
sau-covid-19-va-bung-no-thuong-mai-dien-tu-642178.html

https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-1-4757-6846-6_15
http://www.communicationcache.com/uploads/1/0/8/8/10887248/
time_pressure_in_risky_decision-making-_effect_on_risk_defusing.pdf
https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/14427591.1998.9686432

You might also like