You are on page 1of 34

CONTENT

CONTENT
Chương 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG - DOANH NGHIỆP Co.op mart (Phần này 4-
5 slide)
1.1. Tổng quan thị trường bán lẻ tại Việt Nam
Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới
được dự báo sẽ có nhiều khởi sắc. Trong đó, nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được dự
báo sẽ hồi phục nhanh trong năm 2022, sau 2 năm giảm liên tiếp.

Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) tin rằng sức tiêu thụ FMCG trong năm 2022 sẽ phục hồi
gần tương đương so với thời điểm trước đại dịch, chỉ thấp hơn 5 - 10% so với năm 2019.

Với cơ cấu dân số trẻ, những người tiêu dùng Việt không chỉ sẵn sàng hơn cho chi tiêu mà còn dễ
thích ứng với các phương thức bán hàng đa kênh, miễn là mang lại sự tiện lợi. VCSC đánh giá 2 mô
hình quan trọng tạo nên thành công cho nhà bán lẻ sẽ là siêu thị mini (minimart) và thương mại điện
tử.

Minimart có vị trí gần hơn với người tiêu dùng, đây là một lợi thế so với các siêu thị lớn do lối sống
ngày càng bận rộn của người Việt Nam. Đồng thời, quy mô cửa hàng nhỏ hơn giúp các chuỗi
minimart dễ dàng tìm kiếm địa điểm hơn so với các siêu thị và đại siêu thị.

Xu hướng tác động đến thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2022
Thị trường Việt Nam được đánh giá là 1 trong những thị trường màu mỡ cho dành cho ngành bán lẻ
không chỉ trong nước mà còn vươn ra quốc tế. Dưới đây là một vài xu hướng tác động đến ngành
bán lẻ Việt Nam trong năm 2022.

Xu hướng thương mại điện tử


Thương mại điện tử và các tiện ích số ngày càng được phổ biến rộng rãi, tỉ lệ sử dụng dịch vụ số
của người tiêu dùng tại Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn 2020 - 2021. Các tập đoàn lớn trong
mọi lĩnh vực, từ tài chính tới bán lẻ hiện đều tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin và chuyển
đổi số để củng cố tính bền bỉ của hoạt động kinh doanh và khai thác những cơ hội tăng trưởng mới.

Theo thống kê của Shopee, người tiêu dùng thường mua quần áo thời trang; mỹ phẩm, đồ ăn, đồ
công nghệ online. Những đồ có giá trị cao như đồ gia dụng, điện tử; thực phẩm tươi sống thì đến
trực tiếp cửa hàng. Do lo ngại về chất lượng và muốn đến cửa hàng mua sản phẩm đảm bảo đổi trả,
bảo hành. Điều này khiến bán hàng đa kênh là giải pháp vận hành và kinh doanh tốt nhất cho cửa
hàng bán lẻ. Khách hàng có thể xem hàng online hoặc đến cửa hàng mua sắm.

Xu hướng ưa chuộng sự tiện lợi


Mô hình mini-mall dự kiến sẽ tăng nhanh điểm bán trong những năm tới. Từng điểm bán sẽ phù hợp
với nhu cầu của từng địa phương. Mô hình này đã ghi nhận những tác động tích cực khi gia tăng
được 30% số lượng khách hàng trên mỗi cửa hàng, tăng trưởng doanh thu 40% và dự kiến tiếp tục
cải thiện trong giai đoạn tới.

Mục tiêu của mini-mall là đến năm 2025 sẽ phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng. Hướng tới 30.000
điểm bán trên toàn quốc và doanh thu một năm là 7- 8 tỉ đôla, chiếm 50% thị phần bán lẻ Việt Nam.

Năm 2022 là năm bùng nổ xu hướng tiện lợi dành cho cả người mua và người bán. Các hình thức
thanh toán scan barcode đã phổ biến tại chuỗi siêu thị hoặc sử dụng ví điện tử để thanh toán. 

Những thành tựu công nghệ được áp dụng mạnh mẽ trong năm 2022 để mang đến sự tiện lợi cho tất
cả mọi người như phần mềm quản lý bán hàng, máy POS, máy quét mã vạch. Có thể thấy, thương
mại điện tử ngày càng phát đã tạo ra nhiều sự thay đổi về cách tiêu dùng của người dân; buộc các
nhà bán lẻ phải có động thái phù hợp, trong đó, kênh bán hàng online đã được nhiều nhà bán lẻ phát
huy hiệu quả. 

Xu hướng thị trường bán lẻ năm 2022


Hai năm 2020 và 2021 là khoảng thời gian các doanh nghiệp ngành bán lẻ phải đương đầu với nhiều
khó khăn, thử thách không chỉ do sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng mà còn về
nhân sự, vận hành kho bãi lẫn việc cung ứng hàng hóa. Tuy vậy, theo các chuyên gia, lợi nhuận từ
mảng bán lẻ của doanh nghiệp năm 2021 có những thời điểm đã tăng đột biến nhờ các doanh nghiệp
biết tiết kiệm chi phí hoạt động.

Tại TP.HCM, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã khiến chuỗi cung ứng hàng hoá chịu nhiều biến động
tiêu cực, có những thời điểm đứt gãy, doanh nghiệp bán lẻ đã nhanh chóng đầu tư đổi mới công
nghệ, ứng dụng công nghệ vào vận hành, kinh doanh, dịch vụ giao hàng… để đáp ứng đủ và kịp
thời nhu cầu của khách. Để chuyển mình với xu hướng số hoá, hệ thống MM Mega Market Việt
Nam (MM) đã bắt đầu triển khai chiến lược phát triển bán hàng đa kênh, cùng với đó là hoàn thiện
giải pháp bán hàng trực tuyến với 3 hình thức là website MM Click & Get; Zalo và Telesales. Hệ
thống này còn chuẩn bị ra mắt MMPro - website mua sắm trực tuyến dành cho khách hàng chuyên
nghiệp với giá sản phẩm và giải pháp được thiết kế cho từng khách hàng chuyên biệt. Tương tự,
Liên hiệp HTX Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op), AEON, LOTTE Mart… cũng đẩy mạnh bán
hàng qua điện thoại, Zalo, app và các đối tác thương mại điện tử.

Theo nhận định của các doanh nghiệp bán lẻ, trong năm 2022, xu hướng hiện đại hóa kênh bán hàng
truyền thống, thay đổi mô hình mua nhanh bán gọn sẽ ngày càng phát triển. Một xu hướng nữa là
chiến lược bán lẻ đặt khách hàng cá nhân lên hàng đầu. Các nhà bán lẻ tối ưu hóa trải nghiệm để giữ
chân khách hàng và áp dụng nhiều chỉ số đánh giá quá trình bán hàng sẽ có được lợi thế tốt hơn để
chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, các nhà bán lẻ ngoại tiếp tục kiên định với chiến lược phát triển
bền vững và gắn bó lâu dài tại Việt Nam. Bên cạnh mở thêm điểm bán rộng khắp, họ tiếp tục đầu tư
vào thương mại điện tử, kỹ thuật số nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Đại diện hệ thống bán lẻ MM cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển kênh bán hàng đa kênh. Theo
đó, mục tiêu của MM từ nay đến năm 2025 là trở thành nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu trong
ngành bán lẻ. MM dự kiến mở thêm trung tâm có quy mô nhỏ hơn tại nội thành với mô hình Food
service (siêu thị cung cấp thực phẩm); Depot (kho lưu trữ và phân phối) cho phát triển du lịch và mô
hình Hybrid Food Service - một địa điểm kết hợp mua sắm tại trung tâm cho khách hàng hộ gia
đình, đồng thời bán hàng cho khách hàng chuyên nghiệp ở các thành phố du lịch lớn phát triển về
dịch vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn.

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, về dài hạn, Việt Nam vẫn là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng
với gần 100 triệu dân, được xếp vào nhóm các quốc gia phát triển tầng lớp trung lưu mạnh và tốc độ
đô thị hóa nhanh. Thực vậy, theo tính toán, từ năm 2019 trở về trước, thị trường bán lẻ Việt Nam
cho thấy có tốc độ tăng trên 10%. Thậm chí năm 2020, dù bị ảnh hưởng Covid-19, bán lẻ Việt Nam
vẫn tăng thêm hơn 11 tỷ USD so với 2019, đạt hơn 172 tỷ USD. “Trong 5-10 năm tới, kinh tế Việt
Nam nói chung và ngành bán lẻ nói riêng đều rất tiềm năng với nhiều điều kiện phát triển thuận lợi,
khi Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ tăng trưởng tầng lớp trung lưu trong khu
vực Đông Nam Á (9,2%/năm). Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Việt Nam và sự
thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc của ngành bán lẻ trong thời gian tới, doanh thu của các nhà bán lẻ
hàng đầu dự đoán sẽ gấp 3 lần so với thời điểm hiện tại”, một chuyên gia nhận định.

1.2. Tổng quan thị trường chuỗi bán lẻ 


Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào thống kê số lượng cửa hàng của các thương hiệu lớn trong
từng lĩnh vực, qua đó sẽ thấy được xu hướng cửa hàng trong thời đại ngày nay của thị trường bán lẻ
Việt Nam. 

Theo Q&Me so với năm 2020, số lượng siêu thị trong năm 2021 đã tăng hơn 29% – từ 348 lên đến
332. Xét trên thống kê cả nước, CoopMart là thương hiệu sở hữu nhiều cửa hàng siêu thị nhất với
128 cửa hàng, xếp sau là Vinmart với 89 cửa hàng.
Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng tiện lợi đã đánh dấu mức tăng trưởng đáng kinh ngạc; tăng tới 29%
– từ 5214 trong năm 2021 lên 6735 cửa hàng trong năm 2022 (Theo Q&Me). Lý do tăng trưởng
mạnh như vậy, vì Bách Hóa Xanh và Winmart+ tiếp tục tăng trưởng tốt.

Mặc dù có thị trường chính là miền Nam, tuy nhiên số cửa hàng hiện tại của Bách hoá Xanh là
2.147 (tính đến tháng 3/2022), tăng gần gấp đôi so với năm 2020. Bách Hóa Xanh hiện là nhà bán lẻ
chính, đã tiếp cận được 18% hộ gia đình nông thôn. Mức độ thâm nhập thị trường tăng cao qua các
năm 2018 (3%), 2019 (7%), 2020 (18%), 2021 (21%). Số lượng khách hàng x7 trong vòng 2 năm,
trong đó có gần 3 triệu hộ nông thôn mới. 
Winmart+ sau khi được Masan tiếp quản từ Vingroup, đã hoàn thành tái cấu trúc và hiện tại có
khoảng 2.600 cửa hàng trên toàn quốc. Số lượng siêu thị tăng nhờ WinMart mở rộng.
1.3. Giới thiệu doanh nghiệp Coopmart
 Giới thiệu về Saigon Co.op 

Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao
cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó
khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh như thế, ngày
12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán
Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức
năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế
HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách
nhiệm.
Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ
hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu
bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát
triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động
XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op
trên thị trường trong và ngoài nước.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart
Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật,
Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng
phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.
 Các hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op
 Hệ thống siêu thị Co.opmart
Tính đến năm 2022, mạng lưới Co.opmart đạt con số 140 siêu thị: Thành phố Hồ Chí Minh 66
siêu thị, miền Bắc 7 siêu thị, miền Đông Nam Bộ 9 siêu thị, miền Tây Nam Bộ 28 siêu thị, miền
Trung 18 siêu thị, Tây Nguyên 7 siêu thị.
Nền tảng thương hiệu 
“Gắn kết & sẻ chia với lòng tận tâm phục vụ”.

Tầm nhìn 
“Với lòng tận tâm phục vụ và khát khao vươn lên, Co.opmart khẳng định Thương hiệu siêu thị
dẫn đầu tại Việt Nam và phát triển ra khu vực, nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng và cộng
đồng”.
Cam kết
“Co.opmart gắn bó và chăm sóc khách hàng bằng sự tận tâm và thấu hiểu. Chúng tôi luôn nỗ
lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợi ích thiết thực cho khách hàng và cộng đồng”.
Giá trị văn hóa
 Tận tâm phục vụ: “Sự tận tâm của chúng tôi xuất phát từ niềm đam mê phục vụ và sự thấu
hiểu khách hàng sâu sắc”.
 Liên tục cải tiến: “Chúng tôi không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình để
mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng”.
 Khát khao vươn lên: “Chúng tôi khát khao vươn lên hướng đến sự hoàn hảo nhằm đem lại
những lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng”.
 Hướng đến cộng đồng: “Chúng tôi luôn hướng đến sự phát triển bền vững gắn với lợi ích của
cộng đồng”.
Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu mới Co.opmart
Qua quá trình 2 năm chuẩn bị với sự tư vấn của nhà tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu
thế giới, công ty Landor, hình ảnh mới của Co.opmart được tiếp nối từ sắc đỏ và xanh thân quen
được chuyển hóa thành sắc hồng thắm biểu trưng cho tâm huyết, sắc xanh dương đậm của niềm tin
mạnh mẽ và sắc xanh lá tươi mới đầy năng động. 
Hình ảnh trái tim được cách điệu từ chữ Co.op của phong trào hợp tác xã sẽ là biểu tượng cho
sự tận tâm phục vụ cùng với bản chất nhân văn cao đẹp của tinh thần hợp tác xã. Không bao giờ tự
hài lòng với bản thân, luôn khát khao hướng tới những tầm cao mới song vẫn duy trì giá trị cốt lõi
của mình là thân thiện và tin cậy, bộ nhận diện thương hiệu và các trải nghiệm mua sắm mới đều
xuất phát từ niềm đam mê tận tâm phục vụ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG MARKETING
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

2.1. Kết quả phân tích môi trường và xu hướng phát triển

2.1. Môi trường vĩ mô:

 Chính trị - pháp luật: xu hướng thay đổi và phát triển

Năm 2021, thị trường bán lẻ Việt Nam có vẻ chựng lại do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19,
tuy nhiên vẫn có sự tăng trưởng. Tính cạnh tranh trong thị trường cũng vì vậy mà ngày một
khốc liệt hơn, do xu hướng mua hàng bằng các phương thức khác, dẫn đến số lượng đối thủ
cạnh tranh tăng lên. Với một số thương hiệu đó là sự tăng trưởng trong số lượng cửa hàng, số
khác lại phải đối mặt với việc tái cấu trúc.

Big C là hệ thống siêu thị đầu tiên “châm ngòi” chương trình “cam kết giá, khởi động một
“cuộc chiến” mới trong lĩnh vực bán lẻ, đảm bảo giá bán ở mức rẻ nhất, thậm chí có nhiều
mặt hàng tuyên bố bán giá gốc. Đi kèm với cuộc chiến đó là khẩu hiệu: “Giá rẻ cho mọi nhà”
nhằm tăng thêm thị phần cho doanh nghiêp.

Với nỗ lực chuẩn bị cho làn sóng cạnh tranh mới, Saigon Co.op mở rộng hệ thống phân phối
với 128 siêu thị Co.opmart trên toàn quốc. Hệ thống Co.opmart cũng xem đây là chiến lược
cạnh tranh của mình. Mỗi năm đơn vị này thực hiện cả chục chương trình khuyến mãi với
kinh phí hàng trăm tỷ đồng để làm “bạn của mọi nhà”, giữ vũng thị phần vị trí của mình.
 Kinh tế:
- Bản chất: tình hình chính trị, pháp luật ổn định
- Xu hướng thay đổi và phát triển: Điều hành kinh tế chung chính sách tiền tệ của chính phủ
đánh giá là đi đúng hướng. Ngành bán lẻ hiện đại ở Việt Nam không có sự thay đổi lớn trong
nhiều năm qua.
 Văn hóa – xã hội:
- Bản chất: mật độ dân số cao, thu nhập tăng
- Xu hướng thay đổi và phát triển:
o Dân số đông và tăng, hoạt động tiêu dùng phát triển Thu nhập trung bình của người
tiêu dùng Việt Nam tăng
o Người Việt chi nhiều tiền để mua những sản phẩm chất lượng, nhưng không đồng
nghĩa với việc họ không tính toán trong chi tiết
o Trình độ dân trí cao dẫn đến việc sử dụng Internet thường xuyên
 Công nghệ:
- Bản chất: môi trường công nghệ luôn được cải tiến và phát triển
- Xu hướng thay đổi và phát triển:
o Sử dụng Internet ngày càng phổ biến
o Khách hàng ở vùng sâu không tiếp cận được với Internet nhiều dẫn đến việc cập nhật
thông tin còn hạn chế.

=> Phân loại môi trường: Qua phân tích môi trường vĩ mô, nhóm nhận xét môi trường vĩ mô trong
ngành bán lẻ là môi trường đơn giản (số liệu các yếu tố ít) và có tính ổn định cao (ít thay đổi hoặc
chậm thay đổi) => Đơn giản & ổn định

2.2. Môi trường vi mô

 Đối thủ cạnh tranh


 Bản chất:
- Sau 24 năm phát triển, Co.opmart đã trở thành hệ thống siêu thị bán lẻ thuần Việt hàng đầu
Việt Nam trước nhiều biến động của thị trường bán lẻ. Tuy nhiên Coopmart đã và đang phải
đương đầu với rất nhiều hệ thống siêu thị bán lẻ lớn khác từ Việt Nam cũng như nước ngoài
như Mega Martket Việt Nam, Lotte, Big C,… Trong đó đối thủ mà Co.opmart phải lưu tâm
nhất là Big C.
- Big C là một trong những siêu thị lớn tại Thái Lan, khi đến với thị trường bán lẻ tại Việt
Nam, Big C cũng là một thương hiệu được biết đến nhiều hiện nay. Có thể thấy, độ phủ về
thương hiệu của Big C khá lớn.
- Hệ thống Big C với 35 siêu thị hiện chiếm thị phần thứ 2 thị trường bán lẻ Việt Nam.
Thương hiệu đại siêu thị rộng khắp hơn 20 tỉnh thành, tuy doanh thu và số lượng cửa hàng
đứng sau Co.opmart nhưng lại có lợi thế là xuất hiện và phát triển đồng đều ở cả 3 miền Bắc-
Trung – Nam trong khi Co.opmart chỉ tập trung phát triển ở phía Nam, điều này có thể giúp
cho BigC Việt Nam có cơ hội mở rộng và phát triển tốt hơn rất nhiều so với Co.opmart.
- Theo số liệu của Kantar Worldpanel, đến hết năm 2019, Big C chiếm 3,5% thị phần và là
chuỗi siêu thị, đại siêu thị lớn thứ 2 tại Việt Nam. Tỷ lệ gia tăng thị phần trong vòng 1 năm
đạt 0,4% được coi là hiệu quả, khi Co.opMart giảm mức thị phần tương đương.
- Đồng thời, trong nhận thức của người tiêu dùng, Big C là thương hiệu siêu thị đứng đầu về
mức giá và tính đa dạng hàng hóa.
 Xu hướng thay đổi và sự phát triển:
- Năm 2020-2021, thị trường bán lẻ Việt Nam có vẻ chựng lại do ảnh hưởng từ đại dịch Covid
19, tuy nhiên vẫn có sự tăng trưởng. Tính cạnh tranh trong thị trường cũng vì vậy mà ngày
một khốc liệt hơn, do xu hướng mua hàng bằng các phương thức khác, dẫn đến số lượng đối
thủ cạnh tranh tăng lên. Với một số thương hiệu đó là sự tăng trưởng trong số lượng cửa
hàng, số khác lại phải đối mặt với việc tái cấu trúc.
- Big C là hệ thống siêu thị đầu tiên “châm ngòi” chương trình “cam kết giá, khởi động một
“cuộc chiến” mới trong lĩnh vực bán lẻ, đảm bảo giá bán ở mức rẻ nhất, thậm chí có nhiều
mặt hàng tuyên bố bán giá gốc. Đi kèm với cuộc chiến đó là khẩu hiệu: “Giá rẻ cho mọi nhà”
nhằm tăng thêm thị phần cho doanh nghiêp.
- Với nỗ lực chuẩn bị cho làn sóng cạnh tranh mới, Saigon Co.op mở rộng hệ thống phân phối
với 128 siêu thị Co.opmart trên toàn quốc. Hệ thống Co.opmart cũng xem đây là chiến lược
cạnh tranh của mình. Mỗi năm đơn vị này thực hiện cả chục chương trình khuyến mãi với
kinh phí hàng trăm tỷ đồng để làm “bạn của mọi nhà”, giữ vũng thị phần vị trí của mình.
 Khách hàng
 Bản chất:
- Chủ yếu là các chị em phụ nữ độ tuổi từ 20-45 tuổi sống ở thành phố, họ chủ yếu làm công
việc văn phòng kiêm nội trợ chính trong gia đình. Họ quan tâm đến những thực phẩm tươi,
sạch, có nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý và đặc biệt là không có tình trạng “cân điêu”, nói
thách so với các chợ truyền thống. Không những vậy, những người phụ nữ hiện đại không
chỉ quan tâm mua sắm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cả gia đình như các mẹ, các chị trước
đây, mà họ đã bắt đầu quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân cho chính
mình, “cái tôi” thể hiện mạnh mẽ hơn trong chính những quyết định chi tiêu, mua sắm hằng
ngày. Hơn thế nữa, với sự mở cửa tư duy và các điều kiện tiếp cận thế giới, những phụ nữ
hiện đại giờ đây muốn việc mua hàng không chỉ đơn thuần là chọn hàng và trả tiền mà còn
kỳ vọng tìm kiếm những trải nghiệm mua sắm mới mẻ, thú vị.
 Xu hướng thay đổi và sự phát triển:
- Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa,
mà còn có sự góp mặt của các “ông lớn” trong ngành bán lẻ nổi tiếng trên thế giới, dẫn đến
kết quả là việc níu chân các bà nội trợ vốn đã không dễ dàng nay càng khó khăn hơn. Đây
thực sự là những thách thức không nhỏ nhưng vẫn tiềm tàng cơ hội to lớn, đòi hỏi các nhà
bán lẻ Việt Nam cần “vượt lên chính mình” để chinh phục khách hàng và chiếm lĩnh thị
trường. Các siêu thị Việt Nam nói chung và Coop Mart nói riêng muốn tồn tại và phát triển
đòi hỏi luôn tự làm mới mình để làm hài lòng “thượng đế”.

2.2. Môi trường nội vi (Chừa cho anh 1 slide ghi điểm mạnh và yếu)
(Lấy thông tin này ở phần giới thiệu Coopmart: quan tâm các yếu tố như tài chính, tập đoàn, vị trí
thị phần, thị trường,…tất cả các sức mạnh DN sở hữu => điểm mạnh, yếu mà Tôn có làm)

3. TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN KINH DOANH (TÔN)

4.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KD – BÁN HÀNG (NHUNG)


2.3.1. Danh mục sản phẩm

Co.opmart kinh doanh hơn 20.000 mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, trong đó có 70% - 80% là
hàng Việt Nam chất lượng cao.

Trong đó, mạnh nhất là các mặt hàng thực phẩm khô, đông lạnh và chế biến sẵn nhãn hiệu
Co.opmart

Các ngành hàng chính của Coopmart

Thực Thực Gia vị Bộ quà Sữa và Đồ uống Đồ ăn vặt Chăm sóc


phẩm phẩm và Chế tặng các sản nhà cửa
tươi sống Đóng hộp biến phẩm từ
và Khô sữa

Thịt Thực Gia vị Bánh Sữa nước Đồ uống Bánh Vệ sinh


Bơ sữa và phẩm khô dạng trung thu Sữa chức có gas Kẹo nhà cửa
trứng Đặc sản bột Hộp quà năng dạng Đố uống Chocolate Vệ sinh
Hải sản Việt Nam Gia vị tết bột không gas Snack nhà bếp
Rau củ Đồ hộp dạng Hộp quà Sữa đặc Đồ uống Bánh kẹo Vệ sinh
quả Thực nước tặng Sữa kem pha chế khác nhà tắm
Trái cây phẩm khác Dầu ăn Hàng Sữa dạng bột Các loại đồ Khăn giấy
Thực Đồ ăn chế Nấu ăn mùa vụ hương vị Bia và ăn vặt khác Giặt giũ
phẩm biến sẵn và làm khác Sữa bột nước hoa Các loại đậu và chăm
đông lạnh bánh Nhân Sữa đậu quả lên sấy khô sóc quần
khác Khác sâm, hồng nành và men Bỏng ngô áo
Thực Hành sâm sữa bột Rượu Các loại
phẩm chế tỏi Hổ yến, Sữa thanh Đồ uống rong biển ăn
biến sẵn yến sào trùng có cồn liền
Kem Sản phẩm Sữa đậu khác Các loại hạt
Đậu phụ từ mật nành Đồ uống sấy khô
Các loại ong thanh khác Pudding
mắm Sản phẩm trùng thạch và kẹo
từ nấm dẻo
Đông Thực phẩm
trùng hạ khô
thảo
Tỏi đen
Thực
phẩm bổ
dưỡng
khác

10 5 5 11 9 7 12 5

Thế mạnh của các mặt hàng nhãn riêng là giá cạnh tranh và chất lượng tốt. Sản phẩm mang nhãn
hiệu riêng của hệ thống Co.opmart có giá rẻ hơn sản phẩm cùng loại từ 3-20% và luôn được khuyến
mãi, được sản xuất từ các nhà máy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật - chất lượng theo quy định của cơ quan
quản lý nhà nước, làm cho người tiêu dùng an tâm vào chất lượng hàng hóa mà mình lựa chọn.

Năm 2019, Coopmart đã chính thức thay đổi nhận diện và định vị lại thương hiệu hàng nhãn riêng
nhằm đáp ứng tốt hơn các phân khúc khách hàng với 3 dòng hàng:

 Dòng hàng tiết kiệm: tập trung phát triển các mặt hàng có tính năng cơ bản, thiết yếu dành cho
gia đình, chất lượng đảm bảo với giá tốt nhất nhằm giúp khách hàng tiết kiệm tối đa
 Dòng hàng phổ thông: là dòng hàng chủ lực, với số lượng sản phẩm đa dạng, phong phú; sản
phẩm có chất lượng tốt, tương đương các nhãn hàng dẫn đầu nhưng có giá tốt hơn
 Dòng hàng cao cấp: sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc, chất lượng cao cấp,
hoặc quá trình sản xuất thủ công, đem lại cho người tiêu dùng những gì tốt đẹp nhất với giá hợp
lý.

2.3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh

 Người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm thiết yếu

Các doanh nghiệp ngừng hoạt động do giãn cách xã hội kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lực lượng
lao động bị xáo trộn… kéo theo thu nhập sụt giảm. Trong khi đó, giá cả thị trường có xu hướng tăng
cao đã làm thay đổi hành vi mua sắm và thói quen tiêu dùng của người dân, theo xu hướng thắt chặt
chi tiêu và chỉ ưu tiên cho các sản phẩm thiết yếu. 

Trong giai đoạn cao điểm dịch, dù khách hàng dồn về siêu thị khá đông khiến các điểm bán của
Saigon Co.op từ offline đến online đều quá tải, nhưng phân tích ngành hàng lại cho thấy siêu thị
đang gồng mình chịu lãi âm. Người dân chủ yếu mua thực phẩm tươi sống (hơn 75%), trong khi đây
là ngành hàng có tỷ lệ lãi thấp nhất trong tất cả các ngành hàng, chưa kể siêu thị đang bù lỗ chi phí
tìm gom nguồn hàng, vận tải, kiểm dịch, hao hụt… đối với nhóm hàng hóa này. Bên cạnh đó, các
mặt hàng bình ổn cũng được siêu thị bù lỗ để giữ giá, điển hình nhất là mặt hàng trứng gà, có thời
điểm giá bán ra của siêu thị còn thấp hơn giá mua vào. 

 Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn

Dịch bệnh đã khiến việc vận chuyển, điều phối hàng hóa cũng gặp nhiều khó khăn do quy định
phòng chống dịch không thống nhất giữa các tỉnh thành, địa phương. 
Cùng với yếu tố hàng hóa, hàng loạt chi phí khủng đặc thù mùa dịch phát sinh cũng là khó khăn lớn
cho siêu thị như chi phí xét nghiệm nhanh và chuyên sâu liên tục cho nhân viên, tài xế, chế độ chính
sách cho người lao động mùa dịch, logistics, phí shipper giao hàng… tại các điểm bán trực thuộc
Saigon Co.op đều tăng rất cao. 

Hàng loạt siêu thị Co.opmart phải đóng cửa khi xuất hiện ca nhiễm... khiến doanh thu không ổn
định, các nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng.

 Tiến độ phát triển mạng lưới chậm

Công tác phát triển mạng lưới cũng bị ảnh hưởng lớn do đại dịch nên toàn hệ thống chỉ phát triển
thêm được gần 40 điểm bán mới 

 Hệ thống siêu thị Co.opmart tăng trữ lượng để đảm bảo hàng hóa không thiếu hụt hoặc tăng
giá dịp Tết

Trong bối cảnh người tiêu dùng còn nhiều khó khăn sau dịch, Co.opmart đã chuẩn bị đủ lượng hàng
thiết yếu, hàng bình ổn giá, nỗ lực bù lỗ, thực hiện giảm và giữ giá bán hàng hóa ổn định.
Bên cạnh đó, cũng tăng cường tìm kiếm, kiểm soát chất lượng nguồn hàng thiết yếu, đảm bảo đủ
cung cấp cho người dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt hàng hóa.

Từ 16/12/2020 đến Tết, Coopmart đã bắt đầu luân phiên giảm giá mạnh cho hàng. Cụ thể, các mặt
hàng thực phẩm tươi sống như cà rốt, dưa leo, khoai tây, cà chua, măng chua, chả cá,.. sẽ giảm trung
bình 15%, các mặt hàng bánh kẹo, hóa phẩm giảm trung bình 10%, các mặt hàng thời trang dành
cho cả người lớn và trẻ em giảm trung bình 25%, giảm giá mạnh nhất là nhóm điện gia dụng, dụng
cụ nhà bếp và trang trí nhà cửa giảm mạnh đến một nửa giá, một số mặt hàng mua 2 tặng 1. Đồng
thời, siêu thị cũng phối hợp các nhãn hàng tổ chức thực hiện nhiều hoạt động hấp dẫn như tặng quà,
rút thăm trúng thưởng để giúp khách hàng mua sắm vui và tiết kiệm

 Kết quả kinh doanh

Theo báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2020 của Liên Hiệp HTX Thương mại thành phố
Hồ Chí Minh (Saigon Co-op), mặc dù vừa phải dồn sức ứng phó với đại dịch Covid-19, hạn hán,
bão lụt liên tục và phát sinh nhiều khó khăn, nhưng hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op giữ vững thị
phần. Riêng tại thị trường Tp.HCM, doanh thu của hệ thống Co.opmart chiếm trên 45% thị phần ở
kênh siêu thị với tổng doanh thu ước tính vượt 33.000 tỷ đồng, đạt gần 90% kế hoạch, giảm nhẹ so
với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ ước đạt trên 1.000 tỷ đồng, cao hơn so với kế hoạch
ban đầu.

Đến năm 2021 doanh số của Saigon Co.op đạt 30.671 tỉ đồng, giảm 7,8% so với năm 2020. Trong
đó, ở giai đoạn cao điểm dịch bệnh, kênh online: App SGC, Co.oponline, App liên kết có tốc độ
tăng trưởng tốt. Với doanh số tăng cao gấp 5 lần so với trước giãn cách.

5. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH

 Vinmart
WinMart (tên cũ là Vinmart) là hệ thống siêu thị thuộc tập đoàn Masan. 2 điểm sáng mà VinMart
luôn tự hào: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Khách hàng hoàn toàn yên tâm
khi mua sắm tại VinMart bởi siêu thị luôn nhập hàng hóa có xuất xứ – nguồn gốc rõ ràng, chất
lượng hàng được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa lên kệ để bày bán. Còn dịch vụ chăm sóc
khách hàng của VinMart thì có thể nói là xứng đáng nhận được điểm 10 cho chất lượng bởi vì đội
ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của siêu thị luôn luôn nhẹ nhàng, niềm nở và phục vụ khách
hết sức chu đáo.

VinMart cũng là hệ thống có hàng nhãn riêng như VinEco (rau, củ, quả công nghệ cao), VinMart
Home (bông vải sợi và hóa mỹ phẩm), VinMart Care (mỹ phẩm chăm sóc cơ thể), VinMart Cook
(thực phẩm chế biến), VinMart Goods (đồ dùng gia đình). Nhưng khác với các nhà bán lẻ có nhãn
hiệu riêng khác, VinMart tránh được các rủi ro tiềm ẩn như phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng gia
công của các nhà sản xuất, rủi ro về chất lượng sản phẩm nếu không được kiểm soát kỹ. Do nguồn
cung cấp sẵn có từ tập đoàn Masan.

https://tuoitre.vn/vinmart-vinmart-chien-ma-cua-ban-le-viet-nam-20210331154704619.htm

 Lotte Mart - Thương hiệu bán lẻ hiện đại đến từ Hàn Quốc

Điểm nổi bật khi nói đến Lotte Mart là một không gian rộng rãi, sang trọng, với chuỗi hàng thức ăn
nhanh ngon miệng và khu giải trí đa dạng dành cho thiếu nhi. 

Đến với Lotte Mart khách hàng có thể kết hợp mua hàng với việc ăn uống thực sự tiện lợi với nhiều
sự lựa chọn từ các nhà cung ứng thức ăn nhanh nổi tiếng và hàng đầu như: KFC, Lotteria, Pizza
Hut…

Ngoài các mặt hàng tươi sống là thế mạnh, nơi đây còn bày bán nhiều mặt hàng gia dụng, thực
phẩm khô, đóng hộp chất lượng cao, được nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Với nguồn gốc hàng hóa rõ
ràng, uy tín, thương hiệu đã được khẳng định tại thị trường Việt Nam sau hơn một thập kỷ. Lotte
Mart còn là điểm đến tin cậy của người tiêu dùng khi muốn mua sắm các hàng hóa, thực phẩm nhập
khẩu chất lượng cao

 Metro (Mega Market)

Tập đoàn Metro là tập đoàn thương mại và kinh doanh lẻ lớn thứ ba Châu Âu và lớn thứ tư trên thế
giới và dẫn đầu thế giới trong kinh doanh bán sỉ trả ngay và tự chuyên chở. Số lượng mặt hàng ở
Metro đa dạng hơn CoopMart với hơn 80000 mặt hàng. Với sức mạnh của một tập đoàn lớn, các
sản  phẩm của Metro có sự đa dạng về mẫu mã, nhà cung ứng. 
Bán với giá sỉ. Metro hoạt động theo kênh phân phối sỉ, có nghĩa khách hàng thường mua với số
lượng lớn, cộng thêm lợi thế về nguồn cung của tập đoàn đa quốc gia nên hầu hầu hết các sản phẩm
của Metro đều có giá thấp hơn so với các đối thủ. 

 Tuy nhiên do chỉ cung cấp hàng sỉ, có nghĩa khách hàng phải mua từ 2 sản phẩm trở lên, điều
này không thích hợp với người tiêu dùng hộ gia định. 
 Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị ít (chỉ mới có 3 trung tâm  tại TPHCM), không tiện lợi cho
khách hàng. 
 Chương trình khuyến mãi chủ yếu đánh trực tiếp lên giá sản phẩm trong khi tâm lý khách
hàng thường thích các chương trình khuyến mãi lồng ghép và đa dạng như ở CoopMart. 
 Dịch vụ hậu mãi không tốt bằng CoopMart và BigC vì Metro hoạt động theo phương thức tự
chuyên chở, khách hàng tự chuyên chở, trong khi CoopMart và BigC hiện đã cung cấp các
dịch vụ giao hàng tận nhà…
 Big C - ĐTCT chính với CoopMart

Là một trong những nhà bán lẻ nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Thương hiệu đại siêu thị
rộng khắp hơn 20 tỉnh thành, tuy doanh thu và số lượng cửa hàng đứng sau Co.opmart nhưng lại có
lợi thế là xuất hiện và phát triển đồng đều ở cả 3 miền Bắc- Trung – Nam trong khi Co.opmart chỉ
tập trung phát triển ở phía Nam, cho thấy BigC Việt Nam có cơ hội mở rộng và phát triển tốt hơn rất
nhiều so với Co.opmart. Theo số liệu của Kantar Worldpanel, đến hết năm 2019, Big C chiếm 3,5%
thị phần và là chuỗi siêu thị, đại siêu thị lớn thứ 2 tại Việt Nam. Tỷ lệ gia tăng thị phần trong vòng 1
năm đạt 0,4% được coi là hiệu quả, khi Co.opMart giảm mức thị phần tương đương. Đồng thời,
trong nhận thức của người tiêu dùng, Big C là thương hiệu siêu thị đứng đầu về mức giá và tính đa
dạng hàng hóa.

6. PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG

Với hình ảnh “bạn của mọi nhà” coopmart chiếm được những sự ưu ái riêng từ phía khách hàng của
mình sau hơn 20 năm phát triển, dưới đây là những đặc điểm của Khách hàng của Coopmar (chân
dung khách hàng)

Coopmart
Hình thức mua 1/ Mua trực tiếp tại hệ thống chuỗi bán lẻ siêu thị Coopmart:
hàng? Địa điểm?  70- cửa hàng trên toàn hệ thống trên Việt Nam (http://www.co-
opmart.com.vn/dichvu/tindichvu/gio-mo-cua--dong-cua-tai-he-thong-
sieu-thi-coopmart_938.html)
 Thời gian hoạt động: 8h-22h (có 1 số siêu thị mở sớm hơn từ 7h30 &
dịp Tết sẽ mở cửa muộn hơn thời gian bình thường)
2/ Mua hàng bằng cách đặt hàng online:
 Đặt hàng qua website chọn siêu thị muốn đặt lựa chọn thanh toán
online
 Đặt qua ứng dụng Zalo OA của Coopmart và thanh toán qua ZaloPay
 Đặt qua tivi: Coopmart xây dựng kênh tivi HTV Coop
Ai mua hàng? 1/ Đối tượng điểm bán offline: Hệ thống siêu thị Coopmart dành cho tất cả
các đối tượng từ mọi ngành nghề và lớn tuổi: học sinh sinh viên, văn phòng,
nội trợ,…
2/ Đối tượng điểm bán online qua website/ Zalo OA:
 KH là nhóm trẻ hoặc dưới trung niên, am hiểu nhiều về ứng dụng và
công nghệ. Có khả năng thanh toán qua ứng dụng ví điện tử có nghĩa
là KH có tài khoản ngân hàng và biết cách dùng nó thuần thục (mới
có khả năng pay qua app)
 Đặc điểm của nhóm KH này là thích sự tiên lợi và nhanh chóng,
thường không có thời gian cho việc mua sắm offline tại điểm bán
3/ Đối tượng mua sắm ở kênh TV: Thường là người nội trợ, người lớn tuổi
sử dụng phương tiện tivi hằng ngày. Không này không phù hợp với người
trẻ, thanh thiếu niên và người đi làm (anh chị bố mẹ) vì họ không dành
nhiều thời gian sử dụng TV

 KHMT: Khách hàng mục tiêu của Co.opmart là những phụ nữ từ 25 -


49 tuổi ngày nay không chỉ đơn thuần đi siêu thị vì sự tiện lợi, thoải
mái hay quyết định mua sắm chỉ tập trung vào nhu cầu thiết yếu của
gia đình; mà bắt đàu quan tâm đến nhu cầu mua sắm riêng cho bản
thân, luôn kỳ vọng và tìm kiếm sự đốt phá, mới lạ từ chất lượng,
chủng loại hàng hóa, dịch vụ cũng như những trải nghiệm mua sắm
mới mẻ, thú vị…Khách hàng có thu nhập bình dân trở lên (từ 5,5
triệu đồng trở lên – khu vực HCM)
Lợi ích tìm kiếm?  Đa dạng ngành hàng, sản phẩm => dễ dàng tìm kiếm sản phẩm theo
mong muốn
 Lợi ích về vị trí địa lí thuận lợi, nằm ở các tuyến đường lớn, dễ đi lại,
phân bố đều ở các khu vực quận huyện (kv HCM) và các tỉnh thành
toàn VN
 Cập nhật thường xuyên những chương trình khuyến mãi: giảm giá,
quà tặng, quá combo,...
 Mua hàng đa kênh: kênh online và offline
 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm: xử lí khiếu nại, chăm sóc khách hàng, đổi
trả, giao hàng tận nhà
 Không gian mua sắm (offline): tương đối, sạch sẽ và thoáng mát, tạo
cảm giác dễ chịu khi mua sắm (có nhạc, máy lạnh,..)
 Thanh toán đa dang: tiền mặt, thành toán thẻ, quét QR,…
Tâm lý và hành vi - Tin cậy nhà cung cấp Việt Nam và sản phẩm Việt Nam
mua? - Quan tâm đến độ uy tín của NCC
- Có sự quan tâm đến giá cả => hướng đến giá tốt, giá rẻ
- Lòng trung thành cao

7. THỰC TRẠNG MARKETING

PRODUCT
Co.opMart luôn xem trọng yếu tố sản phẩm tại siêu thị, sản phẩm ở đây rất đa dạng với nhiều mẫu
mã, chủng loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chất
lượng đầu vào cũng là 1 yếu tố rất được xem trọng. Các sản phẩm luôn có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng, đảm bảo và được kiểm định chặt chẽ
• Thực phẩm tươi sống
 Thực phẩm tươi sống và chế biến nấu chín là 1 trong những nét đặc trưng của Co.opMart,
với tiêu chí : phục vụ nhanh và đáp ứng nhu cầu về giảm bớt thời gian cho các bà nội trợ.
Co.opMart cung cấp cho người nội trợ những sản phẩm ngon, sạch và tiện lợi
 Hàng hóa được trưng bày tại khu vực dành riêng trong các tủ lạnh, tủ mát và tủ cấp đông ở
nhiệt độ luôn ổn định để đảm bảo cho hàng hóa luôn tươi ngon và bắt mắt. Bên cạnh đó,
hàng hóa luôn được nhân viên chăm sóc thường xuyên và sẵn sàng tư
vấn cho khách hàng lựa chọn những thực phẩm ngon, cách nấu các món ăn phục vụ cho thực
đơn hàng ngày.
 Để đảm bảo VSATTP, Co.opMart thiết lập một bộ phận kiểm soát xuyên suốt từ trước, trong
và sau bán hàng. Bên cạnh đó, định kỳ Co.opMart còn ký hợp đồng tư vấn và dịch vụ với các
cơ quan chức năng như Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng , Trung tâm y tế dự phòng
và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm tiến hành lấy mẫu hàng hóa phân tích các chỉ tiêu
lý tính, hóa tính và vi sinh. Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000,
chứng chỉ HACCP công tác đảm bảo chất lượng và VSATTP , Co.opMart luôn hướng đến
mục tiêu bảo vệ sức khỏe và đem lại bữa ăn ngon cho người tiêu dùng.
• Thực phẩm đóng gói/hộp/chai
 Những nhà cung cấp và các đối tác chiến lược như Bibica, Vissan, Pepsi Co, Dầu Tường An,
Đồ Hộp Hạ Long,… Đó là Bánh kẹo Kinh Đô, Bột ngọt Ajinomoto, Đường Biên Hòa, Nước
suối Lavie, Dầu ăn Neptune, Nước ngọt Pepsi, Sữa Vinamilk, Sữa Cô gái hà Lan, Thực phẩm
đóng hộp Vissan… Co.opMart luôn đảm bảo cung cấp những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho
nhu cầu hàng ngày của quý khách hàng. Với việc trưng bày hàng hóa theo Concept
Co.opMart, hàng hóa luôn được trưng bày với tiêu chí : dễ thấy, dễ lấy và dễ chọn mua. Mỗi
line hàng đều có bảng hướng dẫn nên rất dễ dàng cho việc quan sát và lựa chọn mua hàng.
 Bên cạnh đó, chương trình HVNCLC được áp dụng vào tháng 9 hàng năm thu hút khá nhiều
doanh nghiệp tham gia nhằm quảng bá và thúc đẩy tinh thần Người Việt Nam dùng hàng
Việt Nam, hệ thống Co.opMart là cầu nối uy tín giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng.
 Quy trình mua hàng và kiểm soát chất lượng hàng hóa luôn được chú trọng, với các hàng hóa
thuộc nhóm thực phẩm, việc đảm bảo hạn sử dụng, nhãn hàng hóa và thông tin hướng dẫn sử
dụng luôn được quan tâm.

• Hóa phẩm
 Nhiều chủng lọai hàng hóa từ những nhà cung cấp hàng đầu như Unilever, P&G, Mỹ phẩm
Saigon, Mỹ Hảo…luôn đem lại những mặt hàng thiết yếu phục vụ hàng ngày cho ngừơi tiêu
dùng. Các sản phẩm như Bột giặt, nước xả, dầu gội, sữa tắm, xà bông, nước rửa chén
….hàng tuần đều có các chương trình khuyến mãi dành riêng cho người tiêu dùng với nhiều
giải thưởng hấp dẫn. 
 Ngoài các sản phẩm thông dụng, Co.opMart còn có những sản phẩm chăm sóc chuyên biệt
hơn cho các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bạn có thể tìm thấy trên các kệ hóa phẩm
những sản phẩm như : Gel dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng da tay, sữa dưỡng thể,
kem dưỡng gót chân hay các sản phẩm chăm sóc răng miệng.
 Việc hình thành các khu vực bán hàng phục vụ cho Ba mẹ và em bé, Mỹ phẩm dành cho
Nam giới là nét mới của hệ thống Co.opMart, hàng hóa được trưng bày đẹp, phong phú hợp
lý tạo thuận lợi cho việc mua sắm. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Saigon Co.op và chính nhà
cung cấp luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng ngay tại thời điểm mua hàng, các thông tin hàng
hóa và sử dụng sản phẩm được cung cấp chi tiết và kịp thời giúp khách hàng dễ dàng lựa
chọn sản phẩm sử dụng.
• Đồ dùng
 Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng đó là những tiêu chí lựa chọn hàng đầu để Co.opMart
lựa chọn phục vụ cho khách hàng, với các thương hiệu nổi tiếng : Happy Cook, Nhôm Kim
Hằng, Supor, Phalê Việt Tiệp, Nhựa Phát Thành…. Hàng hóa đa dạng, phong phú với hàng
ngàn chủng lọai hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
 Hàng hoá trong khu đồ dùng được trưng bày theo từng nhóm các sản phẩm phục vụ các tiện
ích của gia đình như : đồ dùng gia đình, trang bị cho nhà bếp, thuận tiện cho việc mua sắm và
lựa chọn cho căn bếp của gia đình. Các bà nội trợ thích trang trí còn có thể tìm thấy nhiều sản
phẩm xinh xắn, kiểu dáng lạ, đẹp, bắt mắt để chăm chút cho căn nhà của mình như : tô, dĩa,
chén kiểu bằng gốm sứ, thủy tinh, phalê, bình hoa, bộ ly, các loại đồ kiểu độc đáo với mẫu
mã đa dạng phong phú, thường xuyên cập nhật hàng mới sẽ làm cho buổi mua sắm của quý
khách thêm thú vị.Các sản phẩm phục vụ cho việc trang trí căn nhà của người tiêu dùng : các
sản phẩm pha lê, hoa trưng bày.
• May mặc
 Các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Việt Tiến, Việt Thắng, Piere Cardin, An Phước và
các nhà cung cấp sản phẩm may mặc nổi tiếng khác đều có mặt tại khu may mặc của
Co.opMart để đáp ứng nhu cầu mặc đẹp của quý khách hàng. Hàng hóa đẹp, chất lượng cao,
giá cả hợp lý và chủng loại phong phú. Các chương trình khuyến mãi thường xuyên đem lại
nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng.
 Đội ngũ nhân viên phục vụ và các nhân viên của nhà cung cấp sẵn sàng tư vấn giúp khách
hàng lựa chọn những kiểu quần áo hợp thời trang, cùng với các dịch vụ cộng thêm không thu
phí như cắt lai, thu nới size. Khu trưng bày các sản phẩm may mặc được đầu tư chuyên
nghiệp với quầy kệ đẹp, tiện lợi cho việc lựa chọn mua sắm.
• Nhãn hàng Co.opMart
 Với các nhãn hàng riêng của hệ thống Co.opMart như thời trang SGC và mạnh nhất là các
mặt hàng thực phẩm khô, đông lạnh và chế biến sẵn nhãn hiệu Co.opMart luôn thỏa mãn, đáp
ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng.
 Thế mạnh của các mặt hàng nhãn riêng là giá cạnh tranh và chất lượng tốt. Sản phẩm mang
nhãn hàng riêng của hệ thống Co.opMart có giá rẻ hơn sản phẩm cùng loại từ 3 -20%, luôn
được khuyến mãi, được sản xuất từ các nhà máy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật – chất lượng theo
quy định của cơ quan quản lý nhà nước, chính siêu thị chịu trách nhiệm với người tiêu dùng
đển người tiêu dùng an tâm vào chất lượng hàng hóa mà mình đã lựa chọn.

PRICE
Giá cả tại siêu thị Co.opMart được Liên hiệp định giá chung. Vì thế, khi mua sắm tại siêu thị
mang thương hiệu Co.opMart, khách hàng đều mua với giá cả như nhau.
Với những ngành hàng mua tại địa phương, siêu thị cũng không tự định giá mà phải báo lên
Liên hiệp, sau đó Liên hiệp sẽ định giá và báo lại cho siêu thị. Với mục tiêu là
giá cả phải chăng nên Co.opMart luôn cân nhắc kỹ lưỡng khi định giá sao cho phù hợp với
nhu cầu của người tiêu dùng, đối với các mặt hàng như hóa mỹ phẩm, bánh kẹo… Co.opMart
thường áp dụng cách định giá tâm lý còn đối với các sản phẩm của Co.opMart sẽ là định giá
cạnh tranh. Với mặt hàng sữa bột, bánh kẹo sẽ là định giá chiết khấu theo số lượng.

PLACE
Siêu thị phân phối hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng,  không qua đối tượng trung
gian. Bên cạnh hơn 140 chi nhánh siêu thị và đại siêu thị, Co.opMart còn thường tổ chức
chương trình bán hàng lưu động đến những vùng xa, nơi mà người dân khó có cơ hội mua
sắm tại siêu thị nhăm ũng hộ chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”.
Hoạt động thiết thực này không những giúp thương hiệu Co.opMart đến gần hơn với
người tiêu dùng mà còn giúp đẩy mạnh vòng vôn kinh doanh.

PROMOTION
 Khuyến mãi:
+ Một trong những đặc điểm nổi bật thu hút khách hàng là chương trình khuyến mãi của nhà
cung cấp phong phú và đa dạng, theo các sự kiện trong tháng, năm. Chương trình giảm giá
được áp dụng với rất nhiều loại sản phẩm, mặc dù giá giảm đi không nhiều, chỉ từ 5 đến 10%
nhưng cũng kích thích người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị.
+ Đối với những dịp đặc biệt, siêu thị sẽ áp dụng hình thức giảm giá từ 20 đến 50%. Với các
chương trình quảng cáo khuyến mãi kết hợp giữa nhà cung cấp và Co.opmart như: chương
trình “Dove – Album ảnh lớn nhất Việt Nam”; chương trình “Hồi chuông may mắn” kết hợp
giữa Co.opmart và P/S; chương trình “Bữa ngon gia đình” giữa Co.opmart và Knorr, chương
trình mua hàng tại Co.opmart trúng xe hơi Matiz kết hợp với Colgate Palmolive và Gillette…
được tổ chức trong thời gian qua khá thành công, thu hút được rất nhiều khách hàng tham
gia, góp phần rất lớn trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Co.opmart.
+ Ngoài ra, Co.opmart cũng thường xuyên tổ chức các chương trình bán hàng đặc biệt như
ngày siêu khuyến mãi thứ ba, chương trình bán hàng đại hạ giá, chương trình tháng khuyến
mãi “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”, các chương trình khuyến mãi nhân dịp khai trương,
sinh nhật… nhằm tạo sự mới lạ, hấp dẫn thu hút sự quan tâm và kích thích người tiêu dùng
đến mua sắm tại Co.opmart.
+ Phiếu chiết khấu
Đối với khách hàng có điểm mua hàng từ 150 trở lên (10000 đồng tương ứng với 1
điểm), siêu thị sẽ tặng một phiếu chiết khấu trị giá 30.000. Quá trình mua hàng sẽ
được tính điểm tích lũy thông qua hóa đơn thanh toán, qua đó, khách hàng có thể trở thành
thành viên Co.opMart hoặc khách hàng VIP. Thành phần này sẽ luôn nhận được nhiều ưu đãi
từ siêu thị mà những khách hàng khách không có như ưu đãi về giá, quà tặng đầu năm, chúc
mừng sinh nhật…Ngoài ra, trong năm 2012, khách hàng là thành viên Co.opMart và VIP có
thể đổi ngay phiếu chiết khấu 100.000 đồng cho mỗi 500 điểm tích lũy được
+ Rút thăm trúng thưởng
Khách hàng khi đến hệ thống siêu thị mua hàng sẽ được tham gia chương trình “mua nhiều
trúng nhiều” với các giải thưởng có giá trị như xe máy, máy giặt, phiếu mua hàng…
 PR:
 Co.opMart đã liên kết với các báo như Vietpress.com , tuoitreonline.com, Baomoi.com
viết bài PR liên quan đến các vấn đề được quan tâm hiện nay như an toàn vệ sinh thực
phẩm, tư vấn người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, cũng như giá cả hợp lí cho người tiêu
dùng trong thời kì bão giá…Những vấn đề nóng hổi đó dường như được tìm kiếm đọc
nhiều trên các phương tiện báo chí, góp phần tăng độ tin cậy của thương hiệu đến với
người tiêu dùng.
 Các chương trình phát triển bền vững cùng cộng đồng
Với nhiều sự kiện phá hoại môi trường làm suy giảm uy tín của nhiều công ty, phát triển
bền vững vì môi trường và cộng đồng là một chiến lược không thể thiếu của cac công ty
kinh doanh. Coop-Mart cũng rất chú trọng việc bảo vệ môi trường, bằng cách thay vì sử
dụng túi nilong, thì hiện đang đưa vào sử dụng các túi môi trường xanh thân thiện với
môi trường. Các chiến dịch bảo vệ môi trường luôn được tổ chức xuyên suốt, gần đây có
thể nhắc đến là Tặng 100.000 Phiếu Thực Phẩm Xanh. Phát động ngày không túi ni long.
Hưởng ứng giờ trái đất…
 Quảng cáo:
 Các hoạt động quảng cáo tại siêu thị nhằm khuếch trương hình ảnh Co.opmart cũng được
thực hiện rất thường xuyên và nổi bật, tạo ấn tượng mạnh đối với khách hàng. Khi lưu
thông trên một con đường ngang qua các địa điểm mua sắm, không khó để chúng ta có thể
nhận ra đâu là một siêu thị Co.opmart, với mô hình thiết kế chuẩn cho tất cả các
Co.opmart từ không gian thiết kế bên ngoài đến nội thất trưng bày bên trong, khi vào bất
kỳ siêu thị Co.opmart nào chúng ta cũng dễ dàng nhận ra ngay những nét tương đồng và
ấn tượng của phong cách Co.opmart.
 Bên trong các siêu thị Co.opmart với cách bày trí khoa học, hàng hoá được trưng bày đúng
tiêu chuẩn, đẹp mắt tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm. Tại tất cả
các siêu thị thuộc hệ thống Co.opmart, các mô hình thiết kế bên trong tương đối giống
nhau, phân chia theo từng khu vực cụ thể rõ ràng, hàng hoá được trưng bày theo từng
ngành hàng (như hoá phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ dùng, thực phẩm tươi sống…),
chủng loại (sữa, nước giải khát, thực phẩm khô…), giá cả được niêm yết theo mẫu thống
nhất tạo không gian thoáng đảng, thoải mái và thuận tiện cho khách hàng.
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING
8. PHÂN TÍCH STP

(Chiến lược STP của Coopmart thì sẽ vẫn giữ nguyên cũ để sử dụng cho thời gian tới, vì chiến lược
STP là yếu tố rất khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn)

 Lựa chọn KHMT: Từ trước đến nay, KHMT của Coopmart luôn là nhóm KH nữ trong độ
tuổi 25-49, có công việc và thu nhập ổn định; và nhóm KH này được đánh giá theo Nielsen là
có mức độ trung thành cao với Coopmart so với những thương hiệu khác => Vì thế, tập trung
phục nhóm KHMT này cho chiến lược trong dài hạn sắp tới.
 Định vị: “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà” thể hiện qua tagline của thương hiệu.
Là thương hiệu thuận Việt có thời gian hoạt động lâu trên thị trường suốt 25 năm, Coop được
NTD tin tưởng và trung thành với dịch vụ tận tâm, minh bạch, “giá tốt mỗi ngày” phù hợp
với đại đa số người dân phổ thông. Luôn đề cao chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu
dùng. Ngoài ra, Coop còn có 3 nhãn hiệu riêng: Happy, Select, Finest với nhiều sản phẩm đa
dạng, chất lượng tốt mức giá lại hợp lí => được khách hàng tin yêu ^^

9. MỤC TIÊU MARKETING VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC


Mục tiêu chung của Co.op mart: nỗ lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợi ích thiết
thực cho khách hàng và cộng đồng. Với mục tiêu này, Co.opmart đã không ngừng phát triển sản
phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và giữ
chân khách hàng ở lại lâu nhất có thể.

Mục tiêu về thị phần: Theo bộ công an Thành phố HCM, năm 2021, doanh thu của hệ thống
Co.opmart chiếm trên 45% thị phần ở kênh siêu thị. Tiếp tục duy trì thị phần hiện tại và gia tăng thị
phần của doanh nghiệp. Tăng mức thị phần về giá trị từ mức 45% lên mức 49.5%, đạt mức tăng
trưởng 4.5% so với năm 2021.

Mục tiêu về doanh thu: Tổng doanh thu năm 2021 của Co.op mart đạt 30.671 tỷ đồng, tăng
trưởng khoảng 4.5% so với cùng kỳ năm 2021 ở giai đoạn năm 2022 - 2023

Mục tiêu danh tiếng: Tăng độ nhận diện thương hiệu lên 70% – 85%, mức độ yêu thích của người
tiêu dùng lên mức 65%. Trở thành thương hiệu dẫn đầu về siêu thị bán lẻ được khách hàng biết đến
nhiều nhất thị trường Việt Nam. Và tăng mức độ nhận biết cho sản phẩm Select đạt mức 65%. 

Mục tiêu khác: Xây dựng lòng tin thương hiệu lên 30% và gia tăng tỷ lệ mua hàng lên 25%. 

Mục tiêu về Lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế đạt mức 15.000 tỷ đồng với mức tăng duy trì từ 4-5%.

Mục tiêu về chiến lược sản phẩm: Tiếp tục hoàn thiện đặc tính và chất lượng sản phẩm, tăng niềm
tin và sự yêu thích cho sản phẩm Select lên 24%, cụ thể mở rộng danh mục sản phẩm Select là sẽ ra
mắt thêm nhiều sản phẩm với nhiều công dụng đa dạng.

Mục tiêu về phân phối: Mở rộng kênh phân phối ở khu vực các thành phố lớn như TP. Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… bên cạnh việc tập trung ở các khu vực trung tâm, tiến hành mở rộng ra
các khu vực lân cận. Cụ thể là tăng hệ thống kênh phân phối lên 8% so với hiện tại. Mở rộng kênh
phân phối mạnh lên trên hình thức trực tuyến không chỉ dừng lại ở mức phân phối trên website
riêng của Co.op mart mà còn mở rộng ra các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,... 

Mục tiêu về giá: Duy trì mức giá cạnh tranh

Về chiêu thị: Đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm đối
tượng khách hàng tiềm năng.

10. KẾ HOẠCH MARKETING MIX


Chiến lược marketing sản phẩm 
Mục tiêu: Gia tăng doanh số bán hàng 
- Thống kê ngành hàng tiêu dùng nào đang thiếu hoặc sản phẩm của thương hiệu nào xuất
hiện trên thị trường và được khách hàng quan tâm. Cập nhật và bổ sung vào danh mục sản phẩm. 
-  Liên kết với các nhà máy, nhà sản xuất nhỏ lẻ chưa có thương hiệu nổi bật trên thị
trường, thu mua các sản phẩm và gắn tên thương hiệu Co-opmart góp phần đa dạng hóa các sản
phẩm thương hiệu cá nhân, đồng thời nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm như hàng sạch, sản
phẩm không chứa chất bảo quản, thân thiện với môi trường.
- Tương tự như Emart (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Co-opmart cần đẩy mạnh hơn nữa
trong việc trưng bày và bán các sản phẩm thuần túy của Việt Nam để xây dựng thương hiệu siêu thị
chuẩn Việt Nam từ đó nâng cao khẩu hiệu người Việt dùng hàng Việt
Chiến lược giá 
Mục tiêu: gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ l
- Khảo sát giá thị trường định kỳ để đưa ra mức giá cạnh tranh so với đối thủ nhằm tạo ra ưu thế khi
khách hàng đưa ra quyết định chọn lựa, đặc biệt là các sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm. Từ
đó đưa ra mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn các đối thủ.
- Dựa trên sức mạnh hệ thống, giảm thiểu tối đa khâu trung gian, tối ưu hóa chi phí sản xuất và phân
phối. Tương tự như thương hiệu nước rửa chén Select- một thương hiệu con của Co-opmart.

Phân phối

Mục tiêu

-      Tiếp tục phát triển mạng lưới và nâng cao hiệu quả đầu tư tại tất cả các mô hình bán lẻ.

-         Mở thêm cửa hàng tại những vị trí mua sắm thuận tiện ở các tỉnh thành chưa có CoopMart: Bắc
Ninh, Hòa Bình,

http://www.co-opmart.com.vn/trangchu/danhsachcacdiembanhang.aspx

-     Tăng cường ứng dụng các công nghệ mới, số hóa, tự động hóa. Chú trọng phát triển E- commerce
kết hợp phương thức bán hàng đa kênh.

Chiến lược Marketing

-         Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất

Thay mới hệ thống làm lạnh tại những siêu thị mà hệ thống này đã xuống cấp khiến khách hàng cảm
thấy không thoải mái và chịu nóng trong cái nóng của mùa hè

Bên cạnh đó, Coopmart cần chú trọng khu vực nhà vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ, thơm tho để nâng cao
chất lượng dịch vụ.
Sơn lại các cửa hàng cũ đem lại bộ mặt mới cho Coopmart, bên cạnh đó cần vệ sinh sạch sẽ hệ
thống đặc biệt là nhà vệ sinh. Tạo một không gian tươi mới hơn cho khách hàng.

Chiến lược hội nhập về phía trước:


-Tăng cường hệ thống thông tin, phát triển các chiến lược marketing hữu hiệu nhằm áp sát thị
trường đang được xem là thị trường bán lẻ hấp dẫn. 
Ví dụ: Co.opmart liên tục cải tiến website với tiêu chí mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng
internet, cung cấp những thông tin khuyến mãi mới nhất, đăng ký, xem điểm tích lũy hoặc những
quyền lợi khác của chương trình khách hàng thân thiết, tìm số điện thoại của Co.opmart gần nhà để
đặt hàng, cập nhật những tin tức về Co.opmart…  Sau gần 5 tháng hoạt động, website đã thu hút
hơn 3 triệu lượt truy cập, trong đó trang tin tức về khuyến mãi được truy cập nhiều nhất. Trang
khuyến mãi được người dùng đặc biệt yêu thích vì có tính năng cập nhật liên tục giá cả hàng hóa
theo từng ngành hàng. Ngoài ra, hoạt động trên Fanpage Co.opmart được thiết kế đa dạng nhằm
khuyến khích tinh thần “gắn kết và sẻ chia” trong cộng đồng fan. Đó là những mẹo vặt nấu nướng,
bí quyết chăm sóc sắc đẹp, giữ gìn sức khỏe, chiêu thức tiêu dùng thông minh, những tâm tình chia
sẻ chăm sóc con cái hoặc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên như thế vẫn còn chưa đủ, BigC còn
cho phát tờ rơi rộng khắp và nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Chiến lược hội nhập về phía sau:
-Đây là xu hướng chung của các siêu thị hiện nay. Các siêu thị đều có nhãn hàng riêng của mình,
ngày càng đa dạng mặt hàng để dần dần chủ động hơn trong việc cung cấp hàng hóa cho khách hàng
mục tiêu đồng thời giảm áp lực của các nhà cung cấp. Co-opmart với hệ thống các công ty sản xuất
riêng như Nam Dương, Long Xương, Tabico… thì có lợi thế hơn, vì vậy cần tận dụng lợi thế này
đồng thời với lợi thế về tài chính, thị phần, hoạt động nghiên cứu… để hội nhập thành công. (Đặc
biệt phải chú trọng đến mặt hàng nông sản vì Metro hiện dẫn đầu về mặt hàng này với nông trại thử
nghiệm và kho trung chuyển tại Đà Lạt.

 Tập trung vào số hóa - điện toán hóa hoạt động phân phối
-       Chấn chỉnh các hoạt động và chú trọng vào đầu tư kho bãi - logistics để tối ưu hóa các hoạt động
bán lẻ.
-       Đầu tư mạnh vào mảng mua sắm online bắt kịp xu hướng thay đổi trong hành vi mua sắm của
người tiêu dùng

Chiêu thị

Mục tiêu

-    Xây dựng chương trình khuyến mãi và giải pháp chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

-         Giữ chân khách hàng - Tăng 30% khách hàng trung thành

-         Tăng tỉ lệ sẵn sàng giới thiệu lên 50%

- Tăng thêm 5% khách hàng mới là giới trẻ

Chiến lược Marketing

-     Coopmart cần tiếp tục phát triển, nâng cao và đa dạng hơn các loại hình khuyến mãi: Tổ chức các
hoạt động tri ân khách hàng đã đồng hành và ủng hộ Coopmart với những món quà ý nghĩa…
-       Nâng cao dịch vụ khách hàng như các dịch vụ giao hàng tại nhà, tư vấn khách hàng hay chương
trình thẻ thành viên để thu hút thêm nhiều khách hàng…

-    Tương tác nhiều hơn với khách hàng thông qua các phương tiện internet: mạng xã hội, website để
tiếp cận và tìm hiểu nhiều hơn về khách hàng

- Thực hiện các chiến dịch thu hút khách hàng là giới trẻ
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

4.1 Dự kiến tài chính


Doanh thu trong năm 2021 của Co.op Mart đạt 30.671 tỷ đồng
Ngân sách marketing dự kiến: 3% doanh thu => Ngân sách marketing trong khoảng 920 tỷ (tổng
cho 140 chi nhánh trên cả nước) 
 Dự trù ngân sách: 90 tỷ
4.2 Chương trình thực hiện
 GIAI ĐOẠN 1: MUA SẮM THẢ GA. Thời gian diễn ra từ 1/8 đến 1/11
- Mục tiêu:
Làm mới bộ mặt Coopmart. Tung ra nhiều chương trình mua hàng hấp dẫn, kết hợp khai trương khu
giải trí nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, cụ thể là giới trẻ
Tăng độ phủ sóng của Coopmart trên internet nhằm nhắc nhớ khách hàng về thương hiệu
-  Kế hoạch:
 Khai trương khu trò chơi giải trí cho trẻ em, rạp chiếu phim.
 Phát hành thẻ Khách hàng Thân thiết cũng là một hình thức chăm sóc khách hàng của
Co.opmart. Thông qua đó, Co.opmart gửi tặng những món quà thiết thực đến khách hàng
nhân dịp sinh nhật, kỉ niệm ngày nhận thẻ KHTT. Và có rất nhiều sản phẩm khuyến mãi sâu
dành cho KH thân thiết.
 Tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn như: mua 1 tặng 1; chương trình "Giá đặc biệt"
vào 3 ngày cuối tuần; chương trình "Mua nhiều ưu đãi lớn"…
 Co.opmart hợp tác với các KOLs, Influencer để làm ra các video/clip vui như thử thách mua
hàng coopmart với 100k… khuyến khích giới trẻ, người hâm mộ tham gia, đăng lên facebook
sẽ nhận đc những phần quà từ các KOLs (Coopmart tài trợ)
 Đẩy mạnh truyền thông hình ảnh thương hiệu qua TVC trên các kênh Facebook, Youtube,
Truyền hình (VTV1)
+ Hoạt động cụ thể:
CÔNG VIỆC Thời Ngân sách dự
gian kiến chi (VND)
Thực hiện tu sửa, làm mới các điểm phân phối bao gồm quầy kệ, Từ 1/8 - 2 tỷ
sơn mới tường, nâng cấp nhà vệ sinh, trang hoàng các điểm sống 15/8
ảo
Từ 1/8 - 140 tỷ
15/8
Khai trương rạp chiếu phim

Nâng cấp thẻ Khách hàng Thân thiết (từ 200đ/10.000đ lên 400đ Từ 16/8 1 tỉ
/10.000đ)
Hợp tác với các KOLs, Influencer (Dino Vũ, Mis Thy, Woossi…) Từ 1/9 – 600 triệu
30/9

Tổ chức các chương trình Mua 1 tặng 1 các mặt hàng có giá trị Từ 10/9 – 168 tỉ 
khuyến mãi lớn dưới 22k 20/9

Giảm 12% ngày cuối tuần 21/9 - 30 tỉ


30/9

Tặng voucher mua hàng trị giá 100k 31/9 – 42 tỉ


cho hóa đơn trên 1 triệu 10/10

Đẩy mạnh truyền thông hình ảnh thương hiệu qua poster/ TVC Từ 11/10 68 tỷ
trên các kênh Facebook, Youtube, Truyền hình (VTV1) – 1/11

Tổng 453,6 tỷ đồng

Giai đoạn 2: “TẾT DƯƠNG LỊCH” Diễn ra từ 2/11 đến 1/2

Mục tiêu 

 Tăng độ nhận diện trong khách hàng bằng cách công bố đại sứ mới
 Giữ chân khách hàng cũ và tăng số lượng khách hàng trung thành

6.1.2. Kế hoạch 

 Công bố đại sứ mới cho Co.op mart: diễn viên Trường Giang và Nhã Phương
 Phát hình báo chí về đại sứ thương hiệu mới cho thương hiệu (Báo Elle, VNExpress, Kenh14)
 Tung ra Video với chủ đề “Tết Đoàn Viên 2023” với sự kết hợp hình ảnh giữa Trường Giang và
Nhã Phương
 Đẩy mạnh truyền thông hình ảnh thương hiệu qua poster/Video trên các kênh Facebook,
Youtube, Truyền hình (THVL1)
 Tài trợ cho chương trình Lễ hội ánh sáng Virtual Countdown Lights tại TPHCM vào Tết Dương
lịch 2023
 Chương trình khuyến mãi, quà tặng kèm như mua sản phẩm
=> Ngân sách dự kiến GIAI ĐOẠN 2: 407.650.000.000 (407 tỷ 650 triệu đồng)
Hoạt động cụ thể
Ngân sách dự kiến
CÔNG VIỆC Thời gian (2022)
(triệu VND)

Phát hành Voucher trị giá 150k (20.000) đối với TV


bạc, 300k (5.000) - TV vàng và 500k (1.000) - TV 140 tỷ
kim cương
02/11 - 30/12
Chương trình “Vòng quay may mắn” với các hóa đơn
từ 1 triệu sẽ được quay (mỗi phần quà trị giá 100k) 210 tỷ

In ấn và trưng bày banner, standee.


30/12 - 01/02/2023 28 tỷ

Quay Video “Tết Đoàn Viên 2023” cùng đại sứ


mới (Trường Giang – Nhã Phương) 2/12 - 29/12/2023 20 tỷ
Phát TVC trên MXH (Youtuber, Facebook) 2 tỷ

Phát hành báo Online trên 3 tờ Eva, Vnexpress, 30/12 - 01/02/2023


Kenh14 về việc Co.opmart làm mới bộ mặt thương 300 triệu
hiệu

Tài trợ chương trình Lễ hội ánh sáng Virtual


Countdown Lights Diễn ra 31/12/2021 1 tỷ

You might also like