You are on page 1of 4

IV.

Thách thức và rủi ro trong thị trường chứng khoán ngành bán lẻ
A. Cạnh tranh gay gắt và áp lực giảm giá
- Trong 2 tháng qua, nhóm cổ phiếu bán lẻ/phân phối sản phẩm công nghệ tăng giá
mạnh, có mã tăng hơn gấp đôi, dù ngành này đối mặt với nhiều khó khăn, lợi nhuận
sụt giảm.

- Bên cạnh nhu cầu suy giảm do ảnh hưởng bởi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, dưới sự
phát động của Thế giới Di động, ngành bán lẻ sản phẩm công nghệ bước vào cuộc
chiến cạnh tranh về giá gay gắt, dẫn tới biên lợi nhuận của toàn ngành giảm xuống mức
thấp nhất trong nhiều năm qua, kéo theo bức tranh lợi nhuận lao dốc.

- Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2023,


+ lợi nhuận của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (Thế giới Di động) giảm
97,8%,
+ lợi nhuận của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) giảm
46,5%,
+ lợi nhuận của Công ty cổ phần Thế giới Số (Digiworld) giảm 48,4% so với cùng kỳ
năm 2022.
+ Trong khi đó, Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) lỗ 225,7 tỷ
đồng (cùng kỳ lãi 301,4 tỷ đồng).

- Vậy nhưng, từ ngày 15/11/2022 đến 16/1/2024,


giá cổ phiếu PET của Petrosetco tăng 134,1%,
cổ phiếu FRT của FPT Retail tăng 90,3%,
cổ phiếu DGW của Digiworld tăng 55%,
cổ phiếu MWG của Thế giới Di động tăng 18,2%.

- Dữ liệu lịch sử cho thấy, định giá P/E nhóm bán lẻ/phân phối sản phẩm công nghệ
dao động phổ biến trong khoảng 12 - 22 lần, trong khi mức định giá hiện tại của
MWG là 93 lần, PET là 37 lần, DGW là 21,4 lần.
B. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế và biến động giá cả
Trong thời điểm đại dịch bùng nổ, các mã cổ phiếu ngành bán lẻ bị chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất chủ yếu do lệnh giãn cách xã hội và chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián
đoạn. Đồng thời, gồm những lý do chính như:
+ Nhu cầu mua sắm các sản phẩm không thiết yếu giảm.
+ Lượt khách hàng tới các cửa hàng bán lẻ giảm
+ Các cửa hàng không thiết yếu phải đóng của trong thời gian phong tỏa.
Tuy nhiên, tình từ thời điểm hiện tại trở đi, ngành bán lẻ đã lấy lại được đà tăng trưởng tích
cực khi kinh tế dần phục hồi, dẫn tới nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên.

Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống
tăng 15,3%, doanh thu du lịch lữ hành tăng 50,5%.

Cùng chung nhận định về xu hướng tích cực của ngành bán lẻ, trong báo cáo mới nhất,
chứng khoán Vietcap đánh giá Ngành bán lẻ tiêu dùng dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh từ
năm 2024. Còn theo VNDirect, thời điểm ảm đạm đã qua trong nửa đầu năm nay, đang
hướng tới giai đoạn phục hồi với nhiều dấu hiệu tích cực.

C. Rủi ro pháp lý và chính sách


Trong ngành bán lẻ ở Việt Nam, có một số rủi ro pháp lý cụ thể mà các doanh nghiệp
và nhà đầu tư cần phải quan tâm, bao gồm:
Quy định về vận hành kinh doanh: Các doanh nghiệp bán lẻ cần tuân thủ các quy định
về vận hành kinh doanh, bao gồm các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn thực
phẩm, quy định về thuế và quy định về môi trường làm việc.
Luật chứng khoán và quy định thị trường chứng khoán: Các doanh nghiệp bán lẻ nếu
niêm yết trên thị trường chứng khoán cần tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính, công
bố thông tin, và các yêu cầu khác của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SCIC) và Sở Giao
dịch Chứng khoán.
Quy định về gía cả và quảng cáo:
Quy định về bảo vệ người tiêu dùng: Các doanh nghiệp bán lẻ cần tuân thủ các quy định
về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bao gồm quy định về chất lượng sản phẩm, trung
thực trong quảng cáo, và quy định về trách nhiệm đối với sản phẩm gây hại.
Chính sách thương mại và nhập khẩu: Các doanh nghiệp bán lẻ cần phải chú ý đến các
chính sách thương mại và nhập khẩu, bao gồm các biện pháp bảo vệ thương mại và thuế
quan. Các biến động trong các chính sách này có thể ảnh hưởng đến giá cả và nguồn cung
của hàng hóa, có thể gây rủi ro về lợi nhuận và hoạt động kinh doanh.
V. Đánh giá và khuyến nghị đầu tư
A. Tổng quan về triển vọng tăng trưởng và khả năng sinh lời trong thị trường chứng
khoán ngành bán lẻ
Điều kiện kinh doanh thuận lợi: Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp
nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư. Điều này bao gồm việc đơn giản
hóa thủ tục hành chính, giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển.
Tăng trưởng kinh tế ổn định: Việt Nam được dự đoán sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế ổn
định trong những năm tới. Với sự gia tăng thu nhập của người dân, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng
lên. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ để mở rộng hoạt động và tăng
doanh số bán hàng.
Sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến: Thị trường bán lẻ trực tuyến đang phát
triển mạnh mẽ ở Việt Nam, với sự gia tăng của người tiêu dùng trực tuyến. Các doanh
nghiệp bán lẻ có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.
Sự đa dạng hóa mô hình kinh doanh: Các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam đang đa dạng hóa
mô hình kinh doanh của họ, từ cửa hàng truyền thống đến mô hình bán lẻ trực tuyến, cũng
như các dịch vụ gia tăng như giao hàng tận nơi và chăm sóc khách hàng. Sự đa dạng hóa này
giúp tăng cường sức cạnh tranh và tăng cơ hội sinh lời.
Tiềm năng của thị trường tiêu dùng đô thị và nông thôn: Việt Nam đang chứng kiến sự
gia tăng của dân số đô thị và nhu cầu tiêu dùng đang tăng mạnh. Đồng thời, tiềm năng tiêu
dùng ở các khu vực nông thôn cũng đang được mở rộng. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các
doanh nghiệp bán lẻ mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh số bán hàng.
B. Khuyến nghị nên đầu tư hay không
Ngành bán lẻ mặc dù phục hồi chậm hơn các ngành khác, tuy nhiên ngành này lại được
hưởng lợi từ mặt bằng lãi suất thấp. Bên cạnh đó, hàng triệu người dân Việt Nam hiện nay có
mức sống trung lưu - đây chính là thị trường đầy hứa hẹn của ngành.
Dự báo ngành bán lẻ tăng trưởng lợi nhuận ở mức 113% và giao dịch ở mức PE 26,5
lần cho năm 2024. Bởi trong những năm COVID-19, ngành bán lẻ từng giao dịch ở
mức P/E 40 lần và P/E trung bình 3 năm thực tế là 28 lần. Cổ phiếu khuyến nghị trong
ngành này là MWG, PNJ, DGW, FRT và MSN.

You might also like