You are on page 1of 6

Thuyết trình

Chương 2: Thực trạng phát triển nền kinh tế hàng hóa tại Việt Nam

2.1 Thực trạng

Sự thay đổi về quan điểm và chính sách kinh tế đã đem lại những tác động tích
cực trên thị trường hàng hoá, dịch vụ. Thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta từ sau năm
1986 đã có sự biến đổi về chất và phát triển vượt bậc về lượng.

Một là, thị trường được thống nhất trong toàn quốc và bước đầu hình thành hệ
thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau.

- Thị trường được thống nhất toàn quốc tức là hàng hóa được lưu thông tự do
giữa các địa phương, không có quá nhiều rào cản về hành chính, kinh tế
VD: Nông sản từ các tỉnh miền Tây được vận chuyển bán ra thị trường miền
Bắc và ngược lại
- Giá cả: Giá cả được hình thành theo quy luật cung cầu, ít chịu ảnh hưởng bởi
sự cản thiệp của nhà nước. Ví dụ như giá gạo, thịt lợn, xăng dầu,.... được điều
chỉnh theo giá thị trường
- Cạnh tranh: các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng không phân biệt vùng
miền
- Thị trường được hình thành hệ thống hàng hóa với các cấp độ khác nhau
+ Thị trường cấp quốc gia: Có quy mô lớn nhất bao gồm toàn lãnh thổ Việt
Nam
Vd như thị trường chứng khoán, thị người ngoại hối
+ Thị trường cấp vùng: thị trường bao gồm một số tỉnh, thành phố liền kề
nhau, có sự liên kết về kinh tế, văn hóa. Vd như thị trường khu vực sông Cửu
Long
+ Thị trường cấp địa phương: Thị trường bao gồm một tình, thành phố, khu
vực

Hai là, trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các
hình thức sở hữu khác nhau.
Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực chủ chốt
như năng lượng, tài nguyên, và quốc phòng. Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân đang phát
triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể vào GDP và giải quyết nhiều việc làm. Sự tham gia của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đem lại nguồn vốn, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến cho Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp từ thành phần
kinh tế khác như hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, tạo ra sự đa dạng và sôi động trên thị
trường.

Ba là, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường đã thay đổi một cách cơ bản từ
chỗ thiếu hụt hàng hoá sang trạng thái đủ và dư thừa.

Sản lượng hàng hoá đã tăng cao do năng lực sản xuất được nâng cao và hệ thống
phân phối phát triển mạnh mẽ, đồng thời Việt Nam tham gia sâu rộng vào các Hiệp định
thương mại tự do (FTA). Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng tăng cao do đời sống người dân
được cải thiện và thị trường mở rộng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả là,
hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân và một
số mặt hàng như lương thực, thực phẩm, dệt may, có dư thừa. Giá cả hàng hoá tương đối
ổn định, tuy nhiên, một số mặt hàng có xu hướng giảm giá do cạnh tranh gay gắt.

Bốn là, thị trường trong nước bước đầu đã có sự thông thương với thị
trường quốc tế.

Xuất nhập khẩu là một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam, với kim
ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 751,5 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2022.

Sự gia tăng của FDI cũng là một chỉ báo tích cực, với Việt Nam thu hút 31,15 tỷ
USD FDI vào năm 2023, tăng 13,5% so với năm 2022

Ngành du lịch cũng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam,
với 18,5 triệu lượt khách quốc tế đến năm 2023, tăng 86,7% so với năm 2022

Năm là, thị trường quốc tế của Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng
và chất.

Sự phát triển về chất và lượng của xuất nhập khẩu cũng được chứng minh qua các
chỉ số hiệu quả, như thặng dư thương mại liên tục tăng trong nhiều năm qua, đạt 11,2 tỷ
USD vào năm 2023. Chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã được nâng cao, với
nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như
điện thoại, máy tính, dệt may,... có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế

Sáu là, sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường và thương
mại đã có nhiều đổi mới.

lý vĩ mô và tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng và cạnh tranh. Điều này
thể hiện qua việc sử dụng các công cụ kinh tế như chính sách tài khóa, tiền tệ để điều tiết
vĩ mô, cũng như tăng cường áp dụng các công cụ luật pháp, hành chính để đảm bảo cạnh
tranh lành mạnh.

Những sự thay đổi này được chứng minh bằng việc nền kinh tế Việt Nam có
những bước phát triển mạnh mẽ, như tốc độ tăng trưởng GDP cao, kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng trưởng liên tục và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Môi trường kinh
doanh cũng được cải thiện,

Bảy là, trên thị trường đang tồn tại những ách tắc và mâu thuẫn lớn.

Hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển đồng đều giữa
các khu vực, đồng thời còn tồn tại nhiều khâu trung gian, gây ra tăng giá thành sản phẩm.
Tình trạng cạnh tranh trên thị trường cũng chưa lành mạnh, với việc các doanh nghiệp
thiếu năng lực cạnh tranh và cạnh tranh về giá cả thường diễn ra bằng mọi cách, đặc biệt
là qua việc lừa đảo và gian lận thương mại. Ngoài ra, giá cả của một số mặt hàng vẫn còn
cao so với thu nhập của người dân và biến động mạnh, trong khi chất lượng sản phẩm
còn nhiều vấn đề, bao gồm tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng và nhiều vụ ngộ độc
thực phẩm xảy ra.

2.2 Đánh giá chung

Thứ nhất, kinh tế tăng trưởng nhanh, mở rộng thị trường, đời sống của các tầng
lớp nhân dân không ngừng được cải thiện :

- Tăng trưởng kinh tế:


+ Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Ở
giai đoạn 2016-2023 GDP bình quân của Việt Nam tăng 6,8%/năm. Trong năm 2023,
GDP ước tính đạt khoảng 404,8 tỷ USD (cao hơn khoảng 8% so với 2022).

+ Cơ cấu kinh tế của Việt Nam chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Tỷ trọng dịch vụ chiếm hơn 40% GDP, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng tăng
trưởng mạnh mẽ đóng góp hơn 20% vào GDP. Tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng vẫn giữ
vai trò quan trọng.

- Mở rộng thị trường:

+ Năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 31,15 triệu USD, tăng 13,5% so với
năm 2022. Điều này khẳng định rằng Việt Nam đang là một trong những nơi tiềm năng
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng, Việt Nam tham dự vào nhiều hiệp định thương
mại tự do (FTA) quan trọng, tạo ra nhiều thuận lợi cho xuất nhập khẩu. Năm 2023, kinh
ngạch xuất nhập khẩu tăng 10% so với năm 2022 (ước tính khoảng 750 tỷ USD)

- Nâng cao đời sống nhân dân:

+ Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 4300 USD, tỷ lệ hộ nghèo
còn 5,3 %.

+ Chất lượng y tế, giáo dục được nâng cao.

Thứ hai, kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, gắn chặt
với sản xuất thị trường:

- Chuyển dịch kinh tế:

+ Tỷ trọng 2 ngành công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng. Năm 2023, tỷ trọng của hai
ngành này đạt khoảng 85,3% (công nghiệp chiếm 34%, dịch vụ là 51,1%), trong khi tỷ
trọng nông nghiệp giảm còn 14,7%.

- Hiện đại hoá:


+ Nhiều doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp nâng cao năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm. VD: công ty Vinfast ứng dụng công nghệ robot, tự động
hoá vào sản xuất ô tô.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam, tạo tiền đề cho các sản phẩm Việt Nam
có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Gắn chặt với sản xuất thị trường:

+ Chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

+ Tham gia nhiều chương trình quảng bá xúc tiến hàng Việt Nam trong và ngoài nước
qua nhiều kênh thông tin khác nhau.

Thứ ba, thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế:

+ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà
nước ta, được khẳng định trong các văn kiện Đại hội của Đảng. Mục tiêu của việc này
phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các ngành kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống của người dân.

+ Trong những năm gần đây, đã đạt được một số thành tự như: GPD thu nhập bình quân
đầu người tăng từ 100 USD (1986) lên 3718 USD (2023): cơ cấu chuyển dịch kinh tế có
những chuyển biến tích cực ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế.

+ Kinh tế tư nhân đóng góp ngày càng lớn vào GDP, huy động ngày càng tốt hơn các
nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân.

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành một bộ
phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Thứ tư, Việt Nam tích cực và chủ động hội nhập với kinh tế quốc tế, quan hệ quốc
tế của Việt Nam ngày càng được mở rộng:

+ Điều này được chứng minh qua việc Việt Nam ta tham gia vào các tổ chức quốc tế và
trong khu vực như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại
Thế Giới (WTO), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ,...
+ Không dừng lại ở đó, tính đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200
nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song song tạo ra một bước phát
triển mới, quan trọng về kinh tế đối ngoại.

2.2.2. Hạn chế


- Năng suất lao động: Năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực
và trên thế giới

Chất lượng sản phẩm chưa cao: Nhiều sản phẩm của Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu
chuẩn quốc tế. Khả năng cạnh tranh sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế còn yếu
do một số doanh nghiệp chưa có ý thức về quản lý chất lượng sản phẩm.

- Thị trường phát triển chưa đồng bộ: Thị trường trong nước còn nhiều bất cập. Hệ thống
phân phối chưa phát triển đa dạng, tập trung nhiều vào kiểu cũ. Khả năng tiếp cận thông
tin của thị trường còn hạn chế, năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp với thị trường
quốc tế còn yếu.

- Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện: Một số văn bản pháp luật chưa theo kịp thực tế,
còn nhiều kẽ hở tạo cơ hội cho những doanh nghiệp làm ăn không minh bạch, bộ máy
quản lý còn cồng kềnh, tốn thời gian, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người
dân còn hạn chế.

- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nan giải của Việt Nam. Ô
nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe con
người mà nó còn ảnh hưởng đến những vấn đề như đầu vào của nguyên vật liệu để sản
xuất hàng hóa.

- Khoa học kỹ thuật: Chưa có bước tiến bộ lớn nào trong kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
chưa đồng bộ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong lao động và sản xuất chưa cao, phần
lớn là vẫn sử dụng con người làm lao động chính, nhất là trong nông nghiệp

You might also like