You are on page 1of 19

BÀI THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC

MỞ ĐẦU

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế đó vừa là cơ hội mà cũng là một thách thức đối
với nước ta, nhiều vấn đề kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp như xuất - nhập khẩu của Việt Nam. Là nước
đang phát triển nên Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. Việc gia nhập tổ chức thương mại, ký kết các hiệp
định thương mại song phương và đa phương đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát huy những thế
mạnh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất nhập khẩu và tạo lập môi trường thương mại mới. Tuy nhiên,
kinh tế thế giới năm 2020 vô cùng phức tạp và khó khăn cho thương mại quốc tế. Đây là năm thế giới
chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều và khó đoán, từ chiến tranh thương mại giữa hai
cường quốc Mỹ-Trung, biến động về quan hệ kinh tế – chính trị giữa các nền kinh tế lớn và đặc biệt là
ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến mọi lĩnh vực kinh tế – văn hóa - xã hội. Kinh tế toàn cầu rơi
vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19. Bằng
việc tổng hợp các tư liệu và số liệu thống kê, bài thảo luận nhằm phân tích tác động của đại dịch Covid-19
đến tình trạng nhập khẩu Việt Nam. Từ đó, gợi mở một số đề xuất cho sự phát triển xuất nhập khẩu trong
thời gian tới.

I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm nhập khẩu

Về mặt lý thuyết thì xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là
sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới và thường
tính trong một khoảng thời gian nhất định. Nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà nó là
hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

2. Các hình thức của nhập khẩu


 Nhập khẩu trực tiếp:

Đối với hình thức này thì người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua
và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại.

Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Trong đó, bên nhập khẩu muốn ký kết được hợp đồng
kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp
đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…

 Nhập khẩu ủy thác

Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hoạt động dịch vụ thương mại theo đó chủ hàng thuê một đơn vị trung
gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác.

Với hình thức này, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, không cần
xin hạn ngạch cũng như không phải tìm kiếm đối tác, giá cả… Đổi lại bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho
bên nhận ủy thác nhập khẩu.
 Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu có thể được coi là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử dụng
chủ yếu trong các giao dịch mua bán với chính phủ những nước đang phát triển. Hàng hóa và dịch vụ
được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương.

Trong phương thức này, chỉ với 1 hợp đồng doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt động
trọng điểm là xuất khẩu và nhập khẩu. Lượng hàng hóa giao đi và hàng nhận về có giá trị tương đương
nhau.

 Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam,
nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác.

Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang
một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu
lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra.

 Nhập khẩu gia công

Là hình thức mà bên nhận gia công của Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở
nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết. Chẳng hạn như doanh nghiệp dệt may, giầy da của Việt
Nam nhập nguyên phụ liệu từ Đài Loan để sản xuất hàng gia công cho đối tác Đài Loan.

3. Vai trò của nhập khẩu


 Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước
 Bổ xung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế , đảm bảo một sự phát triển cân đối
ổn định.khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh
tế.

 Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần
cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
 Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất
hàng xuất khẩu ,tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc
biệt là nước nhập khẩu
 Có thể thấy rằng vai trò của nhập khẩu là hết sức quan trọng đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển (trong đó có Việt Nam) trong việc cải thiện đời sống kinh tế,thay đổi một số lĩnh
vực ,nhờ có nhập khẩu mà tiếp thu được những kinh nghiệm quản lí ,công nghệ hiện đại …
thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhập khẩu phải vừa đảm bảo phù hợp với lợi ích của xã hội vừa tạo ra lợi nhuận
các doanh nghiệp ,chung và riêng phải hoà với nhau.
II. Tổng quát chung về hoạt động nhập khẩu của Việt Nam
1. Khái quát hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm gần đây (2017 – 2021)
Thế giới những năm từ 2016-2021 gặp nhiều biến động. Tháng 4/2018 xung đột thương mại Mỹ-Trung
xảy ra, năm 2020, đại dịch Covid-19 hoành hành, ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế nói chung, trong đó có
xuất – nhập khẩu. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các Bộ ban ngành đã giúp hoạt
động xuất nhập khẩu nước ta đạt được những con số đáng kỳ vọng. Đặc biệt ấn tượng với những thành
tích mà Nhà nước đã đề ra đối với ngành nhập khẩu nước ta. Minh chứng cho điều này đó là trong những
năm gần đây, cán cân thương mại Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch nhập khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 174,8 tỷ USD năm 2016 lên 253,4 tỷ USD năm 2019 và đạt
khoảng 262,4 tỷ USD vào năm 2020 tăng 3,6% so với năm 2019. Tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016-
2020 đạt trung bình 9,6%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch nhập
khẩu trong giai đoạn này thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu. Như vậy có thể
thấy chúng ta đã kiểm soát tốt hoạt động nhập khẩu, đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà chiến lược đã đề
ra trong Đại hội.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2021 là 28,46 tỷ USD, tăng
37,8% so với tháng 2/2021

Các mặt hàng có trị giá tăng so với tháng trước là: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 1,11 tỷ
USD, tương ứng tăng 38,1%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 20,9%; nguyên phụ liệu cho
ngành dệt, may, da, giày tăng 55,3%; hạt điều, tương ứng tăng 259,1%...

2. Các loại mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam trong 5 năm qua

10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2021 ghi nhận kim ngạch gần 17,6 tỷ USD, chiếm
62% tổng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng khác là hai nhóm hàng nhập khẩu chính, lần lượt đạt 5,96 tỷ USD và 4,02 tỷ USD.
3. Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của nước ta những năm gần đây là khu vực châu Á – Thái
Bình Dương và châu Âu. Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong những năm gần
đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 81,3 tỷ USD, tăng
41,1% so với cùng kỳ giai đoạn trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc (40,2 tỷ USD, tăng 21,6%),
ASEAN (30,7 tỷ USD, tăng 41,2%), Nhật Bản (16,3 tỷ USD, tăng 11,6%), EU (12,6 tỷ USD, tăng 19%),
Hoa Kỳ (11,7 tỷ USD, tăng 12,7%)...

 Như vậy có thể thấy, nhờ có sự đổi mới cơ chế, chính sách quản lý và phát triển xuất nhập khẩu
trong những năm qua kinh tế ngoại thương ở nước ta đã phát triển không ngừng và đạt được
thành công đáng kể, tốc độ phát triển khá cao và đều, nhìn chung phù hợp với xu hướng phát triển
chung của thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển. Qua đó đóng góp lớn vào
tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều công nhân Việt Nam
III. Mô tả các thị trường chính của Việt Nam trong 5 năm qua ( PHAN HUYỀN TRANG)
1. Khái quát về covid 19 ở Việt Nam

Từ khi đại dịch Covid 19 bắt đầu bùng phát ở nước ta, nền kinh tế của nước nhà đã bị ảnh hưởng đáng kể,
đặc biệt nhất là hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những biến động không ngừng.

Năm 2021, dịch Covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp , biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh đã
tác động nặng nề đến các trung tâm sản xuất hàng hóa lớn của cả nước khiến các doanh nghiệp phải
dừng sản xuất hoặc tổ chức sản xuất tại chỗ làm ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất khẩu. Chi phí vận tải
kho bãi tiếp tục ở mức cao, tình trạng thiếu hụt vỏ container vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Giá cả nguyên
nhiên vật liệu trên thị trường thế giới ở mức cao (như xăng dầu, sắt thép, nhựa, phân bón, thức ăn chăn
nuôi...) đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và xuất khẩu.

Tuy nhiên tại thời điểm này, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn
mục, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương
mại quốc tế. Tiêu biểu tổng giá trị nhập khẩu tăng 26,5% so với kì năm trước.

Trong vòng 5 năm vừa qua gắn liền với đại dịch Covid các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt
Nam dường như không có sự thay đổi nhiều. Chủ yếu vẫn là các “gương mặt” thân quen như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ lần lượt đạt vị trí top đầu.

2. Mô tả các thị trường nhập khẩu chính( VN có 10 tt nhập khẩu chính: TQ….)
a. Trung Quốc

Trung Quốc là 1 quốc gia láng giềng của Việt Nam ta, vị trí địa lí thuận lợi, di chuyển hàng hóa dễ dàng.
Vì vậy đây là một trong những điều kiện thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của nước ta về các mặt hàng có
nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Trung Quốc là một thị trường đầu tư to lớn, thu hút một số lượng lớn các công ty, tập đoàn đầu tư nước
ngoài với các hình thức kinh doanh muôn màu muôn vẻ nhưng cũng là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các
doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài. Chính lí do đó, Trung Quốc luôn là vị trí dẫn đầu về các
mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu, dẫn đầu trong số hơn 200 quốc gia mà Việt Nam có quan hệ ngoại
thương, chiếm hơn 33% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm vừa qua

Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc:


Nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm khoảng 45 mặt hàng chính từ nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất, máy móc thiết bị đến hàng tiêu dùng, rau quả,… Trong đó, những nhóm hàng có giá trị nhập khẩu
cao bao gồm máy móc, phụ tùng, sắt thép, nguyên liệu dệt may, các sản phẩm từ chất dẻo,hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất,…
Bảng số liệu về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc giai đoạn 2017-2021 (tỷ USD)
(Bảng 1)

Nhóm ngành nhập 2017 2018 2019 2020 2021


khẩu

Máy vi tính, sản 7,97 9,05 11,92 12,58 13,49


phẩm điện tử
Máy móc, thiết bị, 12,4 14,02 14,56 15,9 16,73
dụng cụ, phụ tùng
Điện thoại các loại 3,72 4,17 4,95 5,06 5,83
và linh kiện
Nguyên phụ liệu 6,27 7,15 7,85 8,9 9,2
ngành dệt may, da
giày
Chất dẻo nguyên 0,71 0,97 1,12 1,45 1,62
liệu
Bảng số liệu kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc giai đoạn 2017-2021 (tỷ USD)
(Bảng 2)

Năm 2017 2018 2019 2020 2021


Kim ngạch nhập khẩu 58,23 65,4 75,5 84,2 109,9
(tỷ USD)

b. Đài Loan

Đài Loan cũng là một trong những thị trường nhập khẩu lớn mạnh của Việt Nam, chiếm ưu thế
lớn trong tổng kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam.
Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Đài Loan
Nước ta nhập khẩu với số lượng lớn các mặt hàng từ Đài Loan. Những nhóm hàng có giá trị nhập
khẩu cao bao gồm : Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nhóm hàng vải may
mặc, nhóm máy móc thiết bị, nguyên liệu nhựa, dược phẩm , bông… Trong đó, 3 mặt hàng nhập
khẩu với quy mô lớn là: hàng thủy sản, các nguyên phụ liệu, sản phẩm điện tử

Bảng số liệu về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Đài Loan giai đoạn 2017-2021 (tỷ USD)
(Bảng 3)

Nhóm ngành
nhập khẩu 2017 2018 2019 2020 2021

Hàng thủy 5,15 5,94 6,14 6,58 7,0


sản
Máy vi tính, 3,71 4,52 4,98 5,78 6,9
sản phẩm
điện tử
Chất dẻo 0,45 0,56 0,82 0,97 1,1
nguyên liệu

Bảng số liệu về kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Đài Loan giai đoạn 2017-2021
(Bảng 4)

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Kim ngạch 12,71 13,2 15,2 16,7 20,8


nhập khẩu
(tỷ USD)

c. Thái Lan

Thái Lan là một trong những đối tác có kim ngạch XNK lớn với tổng giá trị trao đổi thương mại luôn
nằm trong số 10 quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ,
Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá:
“Có vị trí địa lý gần, lại là thành viên của một số thoả thuận thương mại, Việt Nam có nhiều điều kiện
thuận lợi để XK sang Thái Lan”.

Bảng số liệu về kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Thái Lan giai đoạn 2017-2021

(Bảng 5)

Thị trường 2017 2018 2019 2020 2021


Thái Lan 10,5 tỷ 12 tỷ 11,66 tỷ 10,96 tỷ 12,56 tỷ

Bảng số liệu về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan giai đoạn 2017-2021 (tỷ USD)

(Bảng 6)

Các mặt hàng 2017 2018 2019 2020 2021


chính
xăng dầu các 941 triệu 992 triệu 393,1 triệu 449 triệu 733,68 triệu
loại
máy móc, thiết 904 triệu 967 triệu 1 tỷ 930,65 triệu 927,2 triệu
bị, dụng cụ
phụ tùng
sản phẩm điện 882 triệu 946 triệu 847,7 triệu 756,36 triệu
gia dụng và
linh kiện
rau quả 857 triệu 681 triệu 486,7 triệu 78,23 triệu 42,16 triệu
ô tô nguyên 703 triệu 1 tỷ 1,5 tỷ 1,1 tỷ 1,51 tỷ
chiếc
máy vi tính, 632 triệu 663,8 triệu 908,7 triệu 994,14 triệu 1,22 tỷ
sản phẩm điện
từ và linh kiện

d. Hoa Kỳ

Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ liên tục là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với
kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 130 lần kể từ năm 1994 đến nay.

Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam và con số này đang ngày một tăng
thêm. Nhiều doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư lâu dài hoặc chuyển hướng đầu tư từ các nước trong khu
vực về Việt Nam. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ, và đang mong muốn ở top
10 đối tác thương mại của Hoa Kỳ. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của
Việt Nam.

Bảng số liệu về kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2021

(Bảng 7)

Thị trường 2017 2018 2019 2020 2021


Hoa Kỳ 9,35 tỷ 12,75 tỷ 14,37 tỷ 13,7 tỷ 15,3 tỷ

Bảng số liệu về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2021 (tỷ USD)

(Bảng 8)

Nhóm mặt 2017 2018 2019 2020 2021


hàng nhập
khẩu chính
Máy vi tính, 2,8 tỷ 3,05 tỷ 4,85 tỷ 4,7 tỷ 4,79 tỷ
sản phẩm điện
tử và linh kiện
Bông 1,2 tỷ 1,5 tỷ 1,57 tỷ 1,3 tỷ 1,17 tỷ
Đậu tương 331 triệu 547 triệu 304,7 triệu 396,2 triệu 491,7 triệu
Thức ăn gia 281 triệu 682 triệu 628,4 triệu 505 triệu 817,6 triệu
súc và nguyên
liệu
Máy móc, thiết 1 tỷ 1,05 tỷ 1,13 tỷ 1 tỷ 992 triệu
bị, dụng cụ,
phụ tùng khác

e. HÀN QUỐC ( usd)

Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn mạnh, song điều đó đã tác động sâu
rộng đến thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo thống kê hàng năm, Hàn Quốc luôn là 1 trong
những gương mặt chủ đạo xuất khẩu số lượng lớn những mặt hàng sang nước ta.

Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Hàn Quốc

Trên thị trường xuất nhập khẩu, Việt Nam ta đã tham gia nhập khẩu rất nhiều mặt mặt hàng có nguồn gốc
từ Hàn Quốc phải kể đến như : máy vi tính, sản phẩm điện tử các linh kiện khác; máy móc thiết bị, dụng
cụ phụ tùng; vải; thép; nguyên liệu nhựa; sản phẩm từ nhựa…

Bảng số liệu về kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Hàn Quốc giai đoạn 2017-2021

(Bảng 9)

Năm 2017 2018 2019 2020 2021


Kim ngạch 46,73 tỷ USD 47,5 46,9 46,89 56,2
nhập khẩu(tỷ
USD)
Tăng so với 1,1% Giảm 1,4% Giảm 0,3% 19,7%
năm trước

Bảng số liệu về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc giai đoạn 2017-2021 (tỷ USD)

(Bảng 10)
Ngành hàng 2017 2018 2019 2020 2021
chính
Máy vi tính, 17,26 tỷ 16,843 tỷ 17,1 tỷ 20,285 tỷ
sản phẩm điện
tử và các linh
kiện khác
Máy móc, 8,628 tỷ 6,167 tỷ 6,163 tỷ 6,003 tỷ 6,112 tỷ
thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng
Vải 2,04 tỷ 2,16 tỷ 2,023 tỷ 1,624 tỷ 1,797 tỷ
Điện thoại, 6,2 tỷ 5,922 tỷ 7,763 tỷ 10,729 triệu
linh kiện
Thép 1,41 tỷ 1,4 tỷ 1,2 tỷ 1,59 tỷ
Nguyên liệu 1,43 tỷ 1,67 tỷ 1,61 tỷ 1,55 tỷ 2,34 tỷ
nhựa
Sản phẩm từ 1,62 tỷ 1,8 tỷ 1,79 tỷ 1,77 tỷ 1,649 tỷ
nhựa
Xơ, sợi 179,18 triệu 200,08 triệu 174,5 triệu 137,9 triệu 152 triệu
Xăng dầu 1,9 tỷ 1,79 tỷ 1,85 tỷ 1,03 tỷ 989,6 triệu

f. NHẬT BẢN ( usd)

Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy
chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011), là nhà tài trợ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ ba, đối tác du lịch lớn thứ ba và đối tác thương mại lớn thứ tư của
Việt Nam.
Nhóm hàng được Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản là hàng chế biến, chế tạo, trong đó các mặt
hàng chủ chốt là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Bảng số liệu về kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Nhật Bản giai đoạn 2017-2021
Bảng 5

Năm 2017 2018 2019 2020 2021


Kim ngạch 16,6 tỷ USD 19 19,5 20,3 22,6
nhập
khẩu(tỷ
USD)
Tăng so với 12% 2,5% 4,1% 11,3%
năm trước

Bảng số liệu về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản giai đoạn 2017-2021 (tỷ USD)

(Bảng 12)

Ngành hàng 2017 2018 2019 2020 2021


chính
Vải 658,94 triệu 746,37 triệu 820,1 triệu 644,05 triệu
Điện thoại, 327,41 254,86 triệu 261,9 triệu
linh kiện
Máy vi tính, 4,06 tỷ 4,488 tỷ 5,37 tỷ 6,218 tỷ
sản phẩm điện
tử và các linh
kiện khác
Máy móc, 4,263 tỷ 4,43 tỷ 4,69 tỷ 4,42 tỷ 4,449 tỷ
thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng
Xơ, sợi 50,34 triệu 79,68 triệu 68,1 triệu 57,5 triệu 54 triệu
Sản phẩm từ 795,2 triệu 859,55 triệu 841,32 triệu 803,5 triệu 823 triệu
nhựa
Than 12 triệu 45,8 triệu 88,4 triệu 149,29 triệu
Thép 1,59 tỷ 1,35 tỷ 1,394 tỷ 1,73 tỷ
g. Singapore

Bên cạnh những thị trường nhập khẩu chính được nêu trên thì Singapore cũng là một gương mặt nổi trội
thu hút rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Singapore

Nước ta nhập khẩu số lượng lớn các mặt hàng từ Singapore. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; xăng dầu các loại; chất
dẻo, nguyên liệu…

Bảng số liệu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ singapore từ năm 2017 – 2021
(Bảng 13)

Thị trường Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Singapore 5,3 tỷ 4,5 tỷ 4,1 tỷ 3,7 tỷ 4,3 tỷ

Bảng số liệu nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Singapore từ năm 2017 - 2021 (ĐVT: USD)

(Bảng 14)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Các mặt hàng
nhập khẩu
chính
Máy vi tính, 773,9 triệu 511,6 triệu 372,1 triệu 584,8 triệu 924,1 triệu
sản phẩm điện
tử và linh kiện
Máy móc, thiết 346,8 triệu 372,2 triệu 399,5 triệu 467,2 triệu 646,5 triệu
bị, dụng cụ
phụ tùng khác
Xăng dầu các 2,2 tỷ 1,5 tỷ 1,2 tỷ 535,1 triệu 780,86 triệu
loại
Chất dẻo 298 triệu 341,9 triệu 327,1 triệu 292,4 triệu 381,225 triệu
nguyên liệu

h. Hongkong

Cùng với sự phát triển nhanh- mạnh của thị trường nhập khẩu Trung Quốc và Đài Loan, thị trường
nhập khẩu Hồng Kông cũng đóng vai trò hết sự rõ rệt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp lớn nhỏ của
Việt Nam.

Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hồng Kông

Trên thị trường Việt Nam xuất hiện không ít những mặt hàng, sản phẩm được nhập khẩu từ Hồng Kông
như nguyên phụ liệu dệt may, da giày; phế liệu sắt thép; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính sản
phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị phụ tùng khác…

Bảng số liệu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hồng Kông từ năm 2017 – 2021

(Bảng 15)

Thị trường Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Hồng Kông 1,7 tỷ 1,5 tỷ 1,3 tỷ 1,1 tỷ 1,6 tỷ

Bảng các nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hồng Kông từ năm 2017 - 2021(ĐVT: UsSD)

(Bảng 16)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Các mặt hàng


nhập khẩu
chính
Nguyên phụ 215,1 triệu 296,3 triệu 195,1 triệu 154,6 triệu 153,9 triệu
liệu dệt may,
da, giày
Phế liệu sắt 201,3 triệu 192,3 triệu 117,7 triệu 128,4 triệu 232,9 triệu
thép
Điện thoại các 193,2 triệu 89,2 triệu 59,2 triệu 29,1 triệu 125,2 triệu
loại và linh
kiện
Máy vi tính, 155,8 triệu 294,2 triệu 144,4 triệu 246,2 triệu 388,8 triệu
sản phẩm điện
tử và linh kiện
Máy móc thiết 275,5 triệu 180,6 triệu 296,3 triệu 220,2 triệu 340,2 triệu
bị, dụng cụ,
phụ tùng khác

i. Ấn độ
Ấn Độ cũng là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Ấn
Độ là sắt thép; bông; ngũ cốc; thịt; hải sản; nhôm; các sản phẩm điện tử. Trong khi các mặt hàng Việt
Nam xuất khẩu chính sang Ấn Độ bao gồm điện tử; hóa chất vô cơ; nhựa; đồng.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ giai đoạn 2017-2021
(Bảng 17)
Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Tổng kim ngạch nhập khẩu 3,88 tỷ USD 4,1 tỷ USD 4,5 tỷ USD 4,4 tỷ USD 7 tỷ USD

Các mặt hàng nhập khẩu Việt Nam từ Ấn Độ

Các mặt hàng nhập khẩu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
chính

Sắt Thép 810,7 triệu 392,6 triệu 1,1 tỷ USD 1,1 tỷ USD 1,4 tỷ
USD USD USA
Máy móc, thiết bị, dụng cụ 512 triệu 481,8 triệu 412 triệu 331,6 triệu 428 triệu
và phụ tùng khác USD USD USD USD USD

Bông 278 triệu 390,5 triệu 162,3 triệu 153,8 triệu 319 triệu
USD USD USD USD USD

Hàng thuỷ sản 357,4 triệu 344,6 triệu 201,5 triệu 229,7 triệu 314 triệu
USD USD USD USD USD

Dược phẩm 283,3 triệu 260,3 triệu 254,6 triệu 257 triệu 267 triệu
USD USD USD USD USD

j. Đức

Xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Đức luôn ở mức tăng trưởng mạnh. Trong nhiều năm, Đức luôn giữ vị
trí là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam tại thị trường EU nói riêng và thế
giới nói chung.

Kim ngạch nhập khẩu từ Đức giai đoạn 2017-2021

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Kim ngạch nhập khẩu từ Đức ( tỷ USD) 3,21 3,81 3,70 3,35 3,95
Bảng số liệu về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Đức giai đoạn 2017-2021 (tỷ USD)

Mặt hàng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm
2021

Máy móc thiết bị 1.348.043.498 1.925.096.636 1.741,48 1.526.457.030USD


phụ tùng USD USD triệu USD

Nhập khẩu mặt 3,98% 5,71% 4,7% 4,1%


hàng này từ thị
trường Đức so với
cả nước chiếm

IV. Phân tích tác động của covid đến nhập khẩu của Việt Nam qua 10 thị trường
1. Trung Quốc
Trung Quốc là 1 quốc gia láng giềng của Việt Nam ta, vị trí địa lí thuận lợi, di chuyển hàng hóa dễ
dàng. Vì vậy đây là một trong những điều kiện thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của nước ta về các mặt
hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.Tuy nhiên từ năm 2019, với sự xuất hiện của Covid 19
hoạt động nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đã có những biến động không
ngừng .Nhìn chung ,Kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng qua từng năm trong giai đoạn 2017-2021 ,và đặc
biệt tăng vọt trong giai đoạn từ năm 2020 - 2021. Cụ thể vào năm 2017 là 58,23 tỷ USD , năm 2018
là 65,4 tỷ USD tăng 12,3% so với năm trc đó, năm 2019 là 75,5 tỷ USD ,năm 2020 là 84,2 tỷ USD
tăng 11,5% và năm 2021 là 109,9 tỷ USD tăng 30,5% so với năm 2020.

Về các nhóm hàng hoá nhập khẩu ,các nhóm chính bao gồm : Máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, điện thoại các loại và linh kiện ,nguyên phụ liệu ngành dệt may, da
giày và chất dẻo nguyên liệu

2. Đài Loan

Nước ta nhập khẩu với số lượng lớn các mặt hàng từ Đài Loan. Những nhóm hàng có giá trị nhập
khẩu cao bao gồm : Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nhóm hàng vải may mặc,
nhóm máy móc thiết bị, nguyên liệu nhựa, dược phẩm , bông… Trong đó, 3 mặt hàng nhập khẩu với
quy mô lớn là: hàng thủy sản, các nguyên phụ liệu, sản phẩm điện tử

Dù chịu tác dộng nặng nề từ Covid 19 ,song Đài Loan vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu
lớn mạnh của Việt Nam, chiếm ưu thế lớn trong tổng kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu của Việt
Nam. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này cũng khá ổn định , tốc độ tăng trưởng qua
từng năm trong giai đoạn 2017-2021 lần lượt là 3,8%, 15,15%, 9,8% và đặc biệt tăng vọt từ năm 2020
sang năm 2021 với 24,55% tức gấp 1,6 lần so với năm 2017

3. Hoa Kỳ

Kể từ năm 1995 đến nay, sau 25 năm hai nước Việt Nam - Mỹ bình thường hóa và thiết lập quan hệ
ngoại giao, kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang Mỹ có tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Kim
ngạch nhập khẩu đạt 32,26 tỷ USD ở năm 2019, con số này đã tăng 2,5 lần lên tới 81,02 tỷ USD vào
năm 2021. Tuy nhiên, cùng với đó là lượng hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ luôn tăng rất nhanh so
với lượng hàng hóa Việt Nam nhập khẩu, do vậy, cán cân thương mại từ năm 2017-2021 giữa Việt
Nam và Mỹ luôn tăng và duy trì mức thượng dư với hàng hóa xuất siêu sang thị trường Mỹ đạt 15,27
tỷ USD.

Tiếp đà tăng trưởng, giai đoạn 2020-2021, mặc dù chịu tác động lớn của dịch Covid-19 nhưng hoạt
động xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn có sự tăng trưởng lạc quan. Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng
đầu năm 2020, thương mại hai chiều đạt 46,2 tỷ USD, tăng 12,5% (5,1 tỷ USD) so với cùng kỳ 2019.
Trong đó, xuất khẩu đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% (4,9 tỷ USD), nhập khẩu 8,3 tỷ USD, tăng 2,5% (200
triệu USD). Xuất siêu sang thị trường Mỹ đạt giá trị cao nhất với 29,6 tỷ USD. Hiện, Mỹ là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu, hiện chưa có sự thay đổi nhiều, Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập
khẩu những mặt hàng mà Mỹ có nguồn cung dồi dào như: Các loại máy móc, thiết bị công nghệ cao,
thiết bị hàng không, viễn thông và nông sản nguyên liệu…
4. Thái Lan

Thái Lan là một trong những đối tác có kim ngạch XNK lớn với tổng giá trị trao đổi thương mại luôn
nằm trong số 10 quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam. Việt Nam và Thái Lan là hai
quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á, có nền văn hóa tương đồng và có mối quan hệ hữu nghị lâu đời.
Kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976, đến nay quan hệ hợp tác
giữa hai nước ngày càng phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu, thể hiện rõ tinh thần Đối tác
chiến lược tăng cường Việt Nam-Thái Lan. Song tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường
Thái Lan ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của Covid 19 và các tac động của đợt bùng phát
triển biến thể Omicron .Có thể thấy trước khi Covid 19 xuất hiện tình hình kim ngạch nhập khẩu tăng
từ 10,5 tỷ USD năm 2017 chạm mốc 12tỷ USD năm 2018, sau đó liên tục giảm vào năm 2019 và năm
2020 với các mốc số lần lượt là 11,66 tỷ USD và 10,96 tỷ USD kết thúc 2 năm Covid thì con số này
lại tiếp tục tăng lại và đạt mốc 12,56 tỷ USD tức tăng 19,6% so với năm 2017

Các mặt hàng thuộc nhóm có giá trị nhập khẩu cao bao gồm : xăng dầu các loại, máy móc, thiết bị,
dụng cụ phụ tùng, sản phẩm điện gia dụng và linh kiện, rau quả, ô tô nguyên chiếc, máy vi tính, sản
phẩm điện từ và linh kiện

5. Hàn Quốc
6. Nhật Bản
7. Singapore

Nhìn chung, dưới chính sách hạn chế nhập khẩu, gia tăng xuất khẩu của chính phủ Việt Nam, tình
trạng nhập siêu của Việt Nam từ Singapore tuy vẫn còn tồn tại từ năm 2017-2021 nhưng có xu hướng
giảm rất nhanh kể cả trong giai đoạn đại dịch covid-19. Cụ thể, trong khoảng năm 2017-2021, kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore giảm từ 5,3 tỷ của năm 2017 xuống 3,7 tỷ ở năm 2020
nhưng tăng lên 4,3 tỷ USD vào năm 2021. Tuy nhiên, nhập siêu ở năm 2017 là 2,34 tỷ USD đã giảm
xuống 309,4 triệu USD vào năm 2021. Đây là tín hiệu tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam từ Singapore kể cả dưới ảnh hưởng sâu sắc của giai đoạn đại dịch covid-19.

Ngoài ra, các nhóm hàng hóa nhập khẩu chính từ thị trường Singapore bao gồm: Xăng dầu; Máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Chất dẻo nguyên liệu,
… Tuy tăng giảm bất thường nhưng đây là các nhóm tư liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm
xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, còn nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu thì, nhìn
chung, có xu hướng giảm.

8. Hong kong

Với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ Hồng Kông luôn là một điểm sáng trong hoạt động
trao đổi thương mại với các nước của Việt Nam bởi tình trạng xuất siêu của Việt Nam sang Hồng
Kông luôn tăng trưởng qua các năm. Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm dần từ
năm 2017 đến năm 2020, nhưng có sự tăng lên vào năm 2021. Cụ thể vào năm 2017 là 1,7 tỷ USD,
sau đó giảm xuống 35,3% còn khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2020, tuy nhiên sau đó đã tăng lên 1,6 tỷ
vào năm 2021. Xuất siêu tăng từ 5,9 tỷ USD lên 10,4 tỷ USD trong giai đoạn 2017-2021.
Về các nhóm hàng hóa nhập khẩu, các nhóm nhập khẩu chính bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện
từ và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Phế liệu sắt thép; Nguyên phụ liệu dệt,
may, da, giày; … Nhìn chung, nhóm hàng tư liệu sản xuất luôn chiếm ưu thế lớn qua các năm.

9. Ấn Độ

Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Ấn Độ có nhiều bước tiến quan
trọng, nhất là khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa và Ấn Độ coi Việt Nam là một đối
tác quan trọng trong việc triển khai Chính sách Hành động hướng Đông. Thực tiễn cho thấy, quan hệ
thương mại giữa 2 quốc gia đã đạt nhiều thành tựu, nhưng một số khó khăn vẫn còn tồn tại trong quan
hệ kinh tế song phương, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19.

Số liệu thống kê của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho thấy, trong năm tài chính tính từ tháng 4/2020 đến
tháng 3/2021, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam đạt 11,12 tỷ USD, trong đó xuất
khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam lên tới 4,99 tỷ USD. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì giảm 22,47%
trong thương mại song phương, phần lớn là do sự gián đoạn liên quan đến đại dịch Covid-19 và đặc
biệt là do làn sóng dịch bệnh đã “tàn phá” nền kinh tế Ấn Độ với số ca nhiễm bệnh đứng thứ 2 trên
thế giới. Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Việt Nam giảm từ 2,22 tỷ USD trong giai đoạn 2019-
2020 xuống còn 1,12 tỷ USD trong năm 2020-2021. Trong giai đoạn 2020-2021, các mặt hàng xuất
khẩu chính của Ấn Độ sang Việt Nam bao gồm: sắt thép, bông, thịt đông lạnh, linh kiện ô tô, thủy
sản, máy móc thiết bị điện, thức ăn chăn nuôi và ngũ cốc. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ
ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong giai đoạn này là bông, linh kiện ô tô, thiết bị điện, nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi, ngũ cốc và dược phẩm. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam được nhập khẩu
vào Ấn Độ trong thời kỳ này là máy móc thiết bị điện, hóa chất, đồng và các sản phẩm bằng đồng,
các sản phẩm từ sắt thép và các mặt hàng nông sản.

10. Đức

Các tác động của đợt bùng phát của biến thể Omicron cũng như sự đứt gãy của chuỗi cung ứng đã
ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế mạnh về xuất khẩu như Đức, tuy nhiên, so với nền kinh tế
châu Âu, Đức vẫn giữ phong độ khá hơn. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Đức cũng khá ổn định,
tốc độ tăng trưởng trung bình của giá trị nhập khẩu trong giai đoạn này là 10%, đạt 3,94 tỷ USD
(2021), tăng gấp 1,2 lần so với năm 2017. Trong năm 2021, Đức tiếp tục là đối tác thương mại quan
trọng nhất của Việt Nam tại thị trường châu Âu với tổng giá trị xuất nhập khẩu 11.240 triệu USD,
chiếm 20% tổng giá trị thương mại với Liên minh châu Âu và chiếm khoảng 1,71% tổng giá trị
thương mại của Việt Nam với thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn thặng dư với
Đức, đạt 3344,9 triệu USD (2021). Đây cũng là năm giá trị thặng dư thương mại cao nhất mặc dù
trong bối cảnh khủng khoảng Covid-19.

Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Đức các mặt hàng: máy và các thiết bị cơ khí được nhập khẩu nhiều
nhất, chiếm tỷ lệ 24% tổng giá trị nhập khẩu năm 2020, tăng từ tỷ lệ 20% (2019) do nhu cầu mở rộng
dự án đầu tư và dịch chuyển từ đầu tư từ Trung Quốc; máy điện và các thiết bị điện nhập khẩu đứng
thứ 2 với tỷ lệ chiếm gần 17% tổng giá trị nhập khẩu (2020) tăng từ mức 7% (2019) do nhu cầu tăng
phục vụ cho làm việc và học từ xa trong bối cảnh của đại dịch; dụng cụ và thiết bị quang học đứng
thứ 3 trong các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ Đức, chiếm tỷ lệ 10% (2020) trong cơ cấu
hàng nhập khẩu. Đây là nhóm hàng có chất lượng hàng đầu của Đức phục vụ chủ yếu cho y học; xe
cộ và các bộ phận của chúng nhập khẩu đứng thứ 4 với tỷ lệ khoảng gần 10%, tăng từ 5% (2019), đây
là mặt hàng xuất khẩu chính của Đức và là sản phẩm được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà trên
toàn thế giới.

Trong đại dịch nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân tăng lên dẫn đến nhập khẩu nhiều hơn; tàu thủy,
thuyền và các kết cấu nối là nhóm sản phẩm giảm mạnh nhất từ mức tỷ lệ hơn 30% (2019) xuống chỉ
còn khoảng 2% do tác động của đại dịch Covid-19. Các sản phẩm nhập khẩu từ Đức chủ yếu liên
quan đến máy móc, cơ khí chính xác phục vụ sản xuất cũng như các sản phẩm phục vụ ngành y tế,
các sản phẩm xe cao cấp... Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Đức không có nhiều thay đổi
(ngoại trừ nhập khẩu nhóm tàu thủy, thuyền và kết cấu nối). Qua Hình 4 có thể thấy xu hướng tăng
đều và ổn định của hầu hết các ngành hàng qua các năm.

 Như vậy có thể thấy: Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến giao thương toàn cầu, làm ảnh
hưởng đến chuỗi cung ứng và các hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam. Mặc dù hoạt
động nhập khẩu của Việt Nam đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn luôn tiềm ẩn những
khó khăn có thể ập đến bất cứ lúc nào khi dịch covid-19 liên tục có những đợt bùng phát trở lại
trong các tháng đầu năm 2021. Một số nhóm hàng tăng mạnh như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và
phụ tùng khác tăng 8,3 tỷ USD, tương ứng tăng 33,6%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện tăng 8,26 tỷ USD, tương ứng tăng 19,7%; Điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,9 tỷ USD,
tương ứng tăng 40,4%... so với cùng kỳ năm 2020 đây chính là thách thức đặt ra đối với hoạt
động xuất nhập khẩu kể từ đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, các nền kinh tế là các thị trường
lớn xuất khẩu của Việt Nam đều giảm như: Tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu
Âu suy giảm 7,3%; Mỹ suy giảm 3,5%; Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 2,3% - mức thấp
nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008...điều này đã ảnh hướng rất lớn đến nền
kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, hoạt động nhập khẩu đã phải đối diện với nhiều rào cản như việc vận
chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều, những chi phí đầu
vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới
để ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát đã khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng
đứt gãy, dẫn tới làn sóng phá sản doanh nghiệp khắp thế giới. Vì sự đứt gãy đột ngột của chuỗi
cung ứng toàn cầu mà hiện tượng khan hiếm hàng hóa đã xảy ra trên toàn thế giới, đặc biệt là
trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất ô tô, thiết bị y tế... điều này cũng ảnh hưởng đến Việt Nam khi
mà hiện tượng khan hiếm hàng hóa xảy ra trong đại dịch Covid19.
(….)
V. Kiến nghị(Covid19 nhìn chung đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế tg nói chung và nhập
khẩu của việt nam nói riêng chính vì vậy nhóm sáu xin đưa ra một vài kiến nghị nhằm cân
bằng thị trường nhập khẩu)
1. Phát triển thị trường nhập khẩu để bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Trong đó, cần có giải pháp xúc tiến nhập khẩu và việc xem xét hạ dần hàng rào bảo hộ để tạo sức ép
cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành, cạnh tranh với
hàng nhập khẩu; đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại phục vụ nhập khẩu thông
qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

2. Quản lý và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán
cân thương mại lành mạnh, hợp lý.
Bổ sung các giải pháp về xúc tiến nhập khẩu từ một số đối tác trọng điểm, thay vì chỉ theo hướng
quản lý và kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu như trong các giai đoạn trước.

3. Xây dựng thị trường nội địa phát triển vững mạnh dựa trên sự gia tăng nhóm người có thu nhập
trung bình khá (còn gọi là tầng lớp trung lưu), giúp nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh
xã hội và ổn định phát triển trước biến động từ bên ngoài.

Quá trình phát triển kinh tế vươn lên quốc gia có thu nhập trung bình cao với các ngành sản xuất và
dịch vụ hiện đại sẽ thúc đẩy tầng lớp trung lưu liên tục tăng, thậm chí có thể trở thành biểu tượng của
sự phát triển nhờ vào sự tận hiến trong lao động và sự hiện đại trong lối sống, văn hóa. Sự kết hợp
của hai yếu tố này sẽ thúc đẩy việc mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ hiện đại, cải thiện
tiêu chuẩn sống của chính tầng lớp trung lưu và có thể kéo theo các tầng lớp thấp hơn. Nhà nước cũng
cần có chính sách thuế phù hợp để đưa tỷ lệ tầng lớp trung lưu đạt 26% vào năm 2026. Do vậy, cần
có giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đẩy mạnh tự sản xuất và cung ứng (với
tỷ lệ nội địa hóa cao) các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, được thiết kế dành riêng, phù hợp với đặc
điểm nhu cầu và thu nhập của tầng lớp này. Giải pháp này không chỉ giúp hình thành bệ đỡ cơ sở cho
phát triển doanh nghiệp và các ngành, hàng trong nước mà còn giúp giảm sự lệ thuộc vào hàng hóa
nhập khẩu.

4. Về chính sách tài chính, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp công nghệ cao, tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa sản xuất kinh doanh hàng thay thế nhập khẩu; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu
vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

5. Về chính sách thuế.

Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, miễn
giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm thuế cho các sản phẩm đạt tiêu
chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định (khoảng 5 năm).

Cần rà soát bãi bỏ tất cả những ưu đãi thuế quan bất hợp lý, không cần thiết trong việc nhập khẩu
hàng tiêu dùng xa xỉ, nhất là đối với các khu thương mại vùng biên và kinh tế mở, khu thương mại tự
do, khu miễn thuế nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, hàng xa xỉ, giảm thiểu tình
trạng lạm dụng gây thất thoát ngân sách Nhà nước và làm tăng nhập siêu.

6. Tăng cường sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
thông qua việc triển khai.

Chương trình hành động quốc gia sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra
tiến độ thực hiện các dự án sản xuất hàng thay thế nhập khẩu theo quy hoạch của từng ngành và giải
quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Đồng thời, có chính sách
ưu đãi, khuyến khích hơn nữa việc đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong các ngành sản xuất hàng
hóa thay thế nhập khẩu, nâng cao hiệu quả đầu tư đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng Việt Nam có
lợi thế cạnh tranh.
7. Nâng cao tính thực thi pháp luật về quản lý hoạt động nhập khẩu bằng cách luật hóa các văn bản,
pháp lệnh, thông tư, nghị định của Chính phủ và các Bộ, ngành thành các đạo luật, cùng các chế
tài và quy định xử phạt nghiêm minh, tăng tính răn đe và cưỡng chế bắt buộc thi hành pháp luật
nhà nước trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu bổ sung các quy định bắt buộc đối với việc nhập khẩu các thiết bị, dây
chuyền sản xuất, chế biến phải đi kèm với các thiết bị, công nghệ xử lý môi trường; ban hành các
chính sách khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, khuyến khích nhập khẩu công nghệ, thiết bị
và hàng hóa thân thiện môi trường để giảm thiểu lượng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân
hủy, tập trung vào các ngành sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng, hóa chất và xử lý chất thải.

8. Xây dựng các chính sách phòng bị nhằm đối phó dịch bệnh trong khoảng thời gian dài

Cần có những định hướng cụ thể và thực tiễn nhất nhằm ứng phó với những tình hình kinh tế có thể
xảy ra đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung: Ví dụ, đại dịch covid19 diễn ra, cần có
những chính sách xuất nhập khẩu phù hợp để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

VI. Kết luận

Trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục tận dụng tốt cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế để khai
thác tối đa các thị trường xuất nhập khẩu, phát triển các thị trường mới. Mặc dù, hoạt động NK của
Việt Nam đạt được một số kết quả ấn tượng, song vẫn luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn, đặc biệt là tình
trạng dịch bệnh bùng phát kéo dài.

Hoạt động NK đã phải đối diện với nhiều rào cản như việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều
chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều... Bối cảnh mới yêu cầu các
cơ quan quản lý và DN tham gia NK cần chủ động, linh hoạt triển khai các giải pháp để ứng phó với
những ủi ro, tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy hoạt động NK, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế
đất nước.

You might also like