You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊ NIN

Đề tài: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: HOÀNG AN QUỐC

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRẦN BẢO PHƯƠNG


Lớp: AV004 MSSV: 31211023672 STT: 34
TP.HCM, ngày 19 tháng 4 năm 2022
Mục Lụ

c
1. Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan.................3
1.1. Thứ nhất: Do xu thế khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế............................3
1.2. Thứ hai: Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các
nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay, trong đó có
Việt Nam.................................................................................................................... 3
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy lý
giải về tác động của hội nhâp kinh tế quốc tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam thời gian qua..........................................................................................................4
2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế...................................................4
2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế...................................................5
3. Từ thực trạng trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm gia tăng tác động
tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam?...............................................................................................................6
3.1. Đối với Nhà Nước và các cơ quan quản lý..........................................................6
3.2. Đối với Doanh nghiệp.........................................................................................6
3.3. Cần xác định chiến lượng và quá trình hội nhập.................................................6
3.4. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ
các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực...................7
3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế........................................7
Chú thích
FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ
chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở
kinh doanh
TPP: Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
FTA: Hiệp định Thương mại Tự do
1. Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan
Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích
đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan của Việt Nam:
1.1. Thứ nhất: Do xu thế khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng
giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu.
Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội …
Trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở
và cũng vừa là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. Toàn cầu hóa kinh tế
là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quôc gia, khu
vực, tạo ra sự thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng
tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.
Do đó, trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu
khách quan:
Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động
quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho
nền kinh tế của Việt Nam trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời kinh tế
toàn cầu. Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi
toàn cầu. Vì vậy, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước nói chung và Việt Nam
nói riêng không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn
cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng
công nghiệp, biến nó thành động lực để phát triển.
1.2. Thứ hai: Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của
các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay,
trong đó có Việt Nam.
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp
cận và sở dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh
nghiệm của các nước cho phát triển của mình. Khi mà các nước tư bản giàu có nhất,
các công ty xuyển quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất có phương
tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và
hội nhập quốc tế, các nước đang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được nhưng
năng lực này cho phát triển của mình.
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát
triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên
tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp
hóa, tăng tích lũy, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương
đối của các tầng lớp dân cư.
Ta có thể thấy được, Là một nước nghèo trên thế giới , sau mấy chục năm bị chiến
tranh tàn phá ,Việt Nam bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị trường, từ một nền kinh tế nghèo tự túc , nghèo nàn bắt đầu mở cửa
tiếp xúc với nền kinh tế thị trường rộng lớn đầy rẫy những sức ép khó khăn .Nhưng
không vì thế mà bỏ qua cuộc.Trái lại , đứng trước xu thế phát triển tất yếu , nhận thức
được những cơ hội và thách thức mà hội nhập đem lại, Việt Nam – một bộ phận của
cộng đồng quốc tế không thể khước từ hội nhập.Chỉ có hội nhập , Việt Nam mới có
thể khai thác hết những nội lực sẵn có của mình để tạo ra những thuận lợi để phát triển
kinh tế.
Chính vì vậy mà đại hội Đảng VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1911, đề ra
đường lối chiến lược “Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại”. Đến đại hội đảng VIII, nghị quyết TW4 đã đề ra
nhiệm vụ” giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với tranh thủ tối đa hóa nguồn lực bên
ngoài, xây dựng một nền kinh tế mới, hội nhập với khu vực và thế giới”
Trên thực tế, ta có thể thấy nhiều lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho
Việt Nam, Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài,
viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ nần quốc tế. Ngoài ra, nó còn
giúp tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý
và cán bộ kinh doanh. Việt Nam gia nhập quốc tế tranh thủ được kỹ thuật đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho công cuộc xây
dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, khai thông thị trường nước ta với khu vực trên thế giới, tạo
ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả, từ đó chúng ta mới có cơ hội du nhập và
lựa chọn những kỹ thuật tốt trong quá trình sản xuất kinh tế. Ngoài ra , Hội nhập kinh
tế quốc tế góp phần duy trì hòa bình ổn định , tạo dựng môi trường thuận lợi để phát
triển kinh tế , nâng cao vị trí Việt Nam trên thị trường quốc tế và đây chính là thành
tựu lớn nhất của Việt Nam sau hơn một thập niên triển khai các hoạt động hội nhập ,
đồng thời tạo cơ hội mạnh mẽ cho việc giao lưu các nguồn lực nước ta với các nước
khác , nâng cao nguồn lực bên trong , bên ngoài nước , cơ hội nhập khẩu lao động kĩ
thuật cao , các công nghệ mới , các phát minh sách chế mà nước ta chưa có.

2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy lý
giải về tác động của hội nhâp kinh tế quốc tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam thời gian qua.
Bàn về tác động của hội nhập kinh tế đối với Việt Nam, có 2 tác động chính
2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn
trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho người sản xuất và
tiêu dùng. Cụ thể là:
Tạo điều kiện mở rộng quan hệ thị trường, vốn, tiếp thu khoa học công nghệ, thu hút
đầu tư nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Mối quan hệ hợp tác của Việt Nam khá rộng và toàn diện, trong 3-5 năm tới sẽ chạm
đến mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết
các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính. Ngoài ra, việc ký kết 2 hiệp
định và tuyên bố kết thúc 2 hiệp định quan trọng TPP và Việt Nam –EU sẽ tác động
đáng kể đến nền kinh tế.
Đối với xuất – nhập khẩu: Quá trình thực hiện cắt giảm thuế quan trọng trong hội
nhập, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng
rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 111.3 tỷ USD (trong đó xuất
khẩu là 48.5 tỷ USD và nhập khẩu 62.7 tỷ USD), thì tới năm 2015, tổng kim nghạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần đạt 328 tỷ USD (trong đó nhập khẩu là
165.6 tỷ USD và xuất khẩu là 162.4 tỷ USD). Đến năm 2018, tổng kim ngạch xuất
nhập đạt 480,17 tỷ USD và lập kỷ lục về kim ngạch xuất nhập khẩu. Cán cân thương
mại của Việt Nam năm 2018 đạt thặng dư 6.8 tỷ USD, cao gấp 3.2 lần mức thặng dư
năm 2017 (trong đó xuất khẩu đạt 243.48 tỷ USD, nhập khẩu đạt 236.69 tỷ USD, tăng
11.1%.
Trong đó, các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể
hiện ở giá trị thương mại lớn và tỉ trọng cao trên tổng số liệu thương mại với thế giới
của Việt Nam hằng năm. Do đó, thương mại của Việt Nam đã và đang luôn chiếm trên
80% tổng kim nghạch thương mại của Việt Nam.
Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Nó thúc đẩy cấu trúc nền kinh tế,
đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trường công
nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế
biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị tăng cao hơn. Năm 2015, tỷ
trọng xuất khẩu các nhóm hàng sản phẩm dệt may, giày dép, nông sản cps xu hướng
giảm xuống trong khi đó tỷ trọng của các nhóm sản phẩm như máy vi tính, linh kiện
điện thử, điện thoại tăng lên, chiếm tới 27.7%, tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu.
Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư , hội nhập kinh tế đã
và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam , các nhà đầu tư có
thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn Việt Nam đã kỹ kết như
FTA như khu vực ASEAN , Trung Quốc , Hàn Quốc , Ấn Độ…Theo số liệu từ Cục
Đầu tư nước ngoài ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) , tính chung trong 12 tháng so với năm
2015 , tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22.757 tỷ USD , tăng 12.5% so với
cùng kỳ năm 2014 .Năm 2018 tăng gần 35.5% tỷ USD .FDI tại Việt Nam 5 tháng đầu
năm 2019 , đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 3 năm
trở lại đây , đạt 16,74 tỷ USD.
Đối với thu sách nhà nước: Lộ trình cắt giảm thuế trong các FTA dẫn tới giảm nguồn
thu Ngân sách nhà nước đối với hàng hóa nhập khẩu: Đối với TPP, nhập khẩu của Việt
nam từ các nước TPP chiếm khoảng hơn 20% tổng kim ngạch nhập khẩu, tuy nhiên,
trong số 11 nước thành viên TPP, Việt Nam đã kỹ kết FTA với 6/11 nước, đồng thời
nhập khẩu từ 5 nước còn lại chỉ chiếm hơn 5% tổng kim ngạch nhập khẩu Việt Nam.
Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Giúp nâng cao trình độ nguồn
nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, và nâng cao khả năng hấp thụ khoa
học mới và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng kinh tế
Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, ủng hộ an ninh
quốc phòng: Nó là tiền đề cho sự phát triển văn hóa, tạo điều kiện tiếp thu những giá
trị tinh hoa của thế giới , còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị , thuận lợi cho
sự phát triển của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa .Ngoài ra còn đảm bảo an
ninh quốc gia , ổn định cho việc tập trung kinh tế xã hội để giải quyết các vấn đề
chung như biến đổi khí hậu , phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến các doanh nghiệp và các
ngành kinh tế gặp khó khăn, thua lỗ vốn liên tục. Nhìn chung, tổng số nợ phải thu của
các doanh nghiệp chiếm 24% doanh thu, nợ phải trả chiếm 133% tổng số vốn nhà
nước doanh nghiệp. Tuy nhiên không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các doanh nghiệp mà nó
còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, chẳng hạn như giá truy cập internet trực tiếp có
mức cước cao hơn trong khu vực là 139%. Và khi tham gia vào các tổ chức kinh tế
quốc tế khu vực, nước ta cần giảm dần thuế và gỡ bỏ hàng rào thuế, điều đó ảnh hưởng
đến thu nhập, đời sống của người lao động. Do hàng hóa của Việt nam kĩ thuật và
công nghệ còn kém cho nên chất lượng thấp, giá thành lại cao, do đó việc cạnh tranh
trở nên vô cùng áp lực. Ví dụ đường của ta xuất xưởng năm 1999 là 340-400 USD tấn
nhưng giá nhập khẩu chỉ có 260-300 USD/ tấn (giá nhập khẩu rẻ hơn giá xuất xưởng
20-30%), giá sắt thép trong nước sản xuất bình quân 300 USD/tấn nhưng nhập khẩu
chỉ 285 USD/tấn, giá xi măng Việt Nam là 840 ngàn đồng/tấn nhưng khi nhập khẩu
chỉ có 630 ngàn đồng /tấn.
Bên cạnh đó, nó còn tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước. Vì vấn đề
trên, các nhà doanh nghiệp trung bình và yếu kém thường đòi hỏi nhà nước thi hành
các chính sách càng lâu càng tốt. Tuy nhiên nếu đứng từ góc độ lợi ích toàn cục và lâu
dài thì nhà nước không nên đáp ứng các chính sách đó. Vì chính sách mậu dịch là 1
con dao hai lưỡi. Nếu chính sách được chọn lọc và thực hiện đúng thời hạn sẽ mang lại
hiệu quả cao, nếu bảo hộ quá mức thì sẽ gây thiệt hại nặng nề như: Việc hạn chế định
lượng nhập khẩu xi măng năm 1999, làm cho giá xi măng thông dụng cao hơn giá xi
măng nhập khẩu chưa có thuế là 50%. Do đó, năm 1999, toàn bộ xã hội phải trả thêm
220 triệu USD để bảo hộ ngành xi măng, trong đó gần ½ số tiền vào túi các nhà đầu tư
nước ngoài.
Ngoài ra , Việc hội nhập kinh tế còn ảnh hưởng đến chủ quyền của một quốc gia và
bản sắc dân tộc.Bởi vì sự du nhập của các văn hóa nước khác vào Việt Nam quá
nhiều , do đó, Việt Nam cần nêu cao chủ trương “ Hòa nhập chứ không hòa tan “ tiếp
thu những yếu tố văn hóa , kinh tế hợp để phát triển đất nước thật mạnh mẽ , hùng
mạnh và làm đa dạng hơn văn hóa.Đó chính là những nhân tố khơi dậy tiềm năng sáng
tạo làm nên những giá trị vật chất và tinh thần mới trong quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước.
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội những
đồng thời cũng mang đến những bất lợi, khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần vượt qua
thách thức, tận dụng thời cơ trong hội nhập kinh tế.

3. Từ thực trạng trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm gia tăng tác động
tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam?
3.1. Đối với Nhà Nước và các cơ quan quản lý
Cần nâng cao năng lực đánh giá thị trường tài chính nhằm kịp đối phó với những biến
động của dòng vốn, những ảnh hưởng lây lan từ khủng hoảng tài chính của một nước
trong khu vực. Đồng thời tăng cường tuyên truyền về lộ trình và cam kết hội nhập của
Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy
phát triển những ngành có lợi thế so sánh, nhằm tăng năng suất và tăng sức cạnh tranh
của hàng hóa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Khi tham gia FTA thế hệ mới, Việt Nam cần phải điều chỉnh cả những yếu tố không
phải yếu tố thương mại như những nội dung liên quan đến lao đông hoặc quyền sở hữu
trí tuệ. Và cần phải mở rộng lĩnh vực đầu tư, gia tăng dòng vốn nước ngoài vào Việt
Nam cũng phải được đặt ra những yêu cầu, không thể để ồ ạt tràn vào.
3.2. Đối với Doanh nghiệp
Cần chủ động tìm hiểu nghiên cứu thông tin về hội nhập kinh tế và pháp luật quốc tế.
Thực tế cho thấy Việt Nam đã kí hợp đồng thương mại nhưng các nhà doanh nghiệp
trong nước lại hạn chế trong việc hiểu biết FTAs. Luôn chủ động làm mới sự đầu tư và
các trạng thái thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ
cho các chuỗi cung ứng. Đi kèm với việc nghiên cứu, còn cần lựa chọn và thay đổi
nguyên liệu đầu vào, đáp ứng các tiêu chuẩn về xuất xứ, nâng cao chất lượng sản phẩm
và đảm vảo các khâu yêu cầu khác như vệ sinh, hàng rào kỹ thuật. Việt Nam càng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề và nhân lực trình
độ cao càng dễ dàng hơn trong việc tạo sự gắn bó giữa các doanh nghiệp, hợp tác và
xây dựng chiến lược hơn với thị trường nội địa và nước ngoài.
3.3. Cần xác định chiến lượng và quá trình hội nhập
Quá trình hội nhập vô cùng quan trọng vì nó đánh giá được phương hướng và mục tiêu
mà Việt Nam chúng ta sẽ đặt ra. Đặc biệt trong hội nhập kinh tế hiện nay, xu hướng
liên kết kinh tế đa tầng nấc như FTA, CTTTP… đang đóng vai trò đầu tàu trong vai
trò tăng trưởng và liên kết toàn cầu. Thêm vào đó, đánh giá được những điều kiện
khách quan có thể giúp Việt Nam xác định thêm những khả năng và cơ hội mới để có
thể tham gia hội nhập
3.4. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện
đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay , Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao hơn 170 quốc gia trên thế giới , mở rộng quan hệ thương mại , xuất khẩu
hàng hóa tới trên 230 thị trường và ký kết gần hơn 90 hiệp định thương mại, gần 60
hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và 54 hiệp định chống đánh thuế lần 2.Vì
vậy, Việt Nam cần mở rộng quan hệ và thực hiện nhiều chính sách thương mại theo
hướng minh bạch và tự do hóa thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể
chế như các cam kết thị trường hàng hóa , cũng như thực hiện các cam kết mở cửa thị
trường hàng hóa , dịch vụ. Thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng
cộng đồng ASEAN, thực hiện nghiêm túc các cam kết kết hợp của APEC, tích cực để
xuất và triển khai nhiều sáng kiến hoạt động của ASEM.
3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
Nhà nước cần tâng tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp , giúp các doanh nghiệp vượt qua
những thách thức của thời kỳ hội nhập .Cần chủ động , tích cực tham gia đầu tư và
triển khai các dự án xây dựng nguồn doanh nghiệp , tổ chức các khóa đào tạo , trao đổi
kinh nghiệm về kỹ năng hội nhập , đặc biệt là kiến thức về quy định , luật kinh tế ,
thương mại quốc tế giúp giảm chi phí sản xuất và tạo điều kiện thu hút nguồn vốn ,
công nghệ tiên tiến , thúc đẩy tăng cường sản xuất lao động của các doanh nghiệp..
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam
Càng độc lập tự chủ về kinh tế, Việt Nam càng có thể phát triển mạnh mẽ và khẳng
định vị thế hơn so với những cường quốc khác. Do đó, Việt Nam chúng ta cần giữ
vững độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong là nền tảng của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩ. Tuy nhiên, độc lập tự chủ không có
nghĩa là biệt lập “đóng cửa” với nước khác, thay vào đó, cần tham gia hội nhập nhiều
hơn, tạo lập được sự đan xen lợi ích với đối tác, nâng cao vị thế của Việt nam ở khu
vực trên thế giới, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh.
Sau 14 năm là thành viên của WTO, đến nay, Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm
phám 16 Hiệp định FTA song phương và đa phương. Trong số đó, 11 FTA đã có hiệu
lực và đang thực thi. Với việc đàm phán, ký kết hàng loạt các FTA này, Việt Nam
đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng, được các đối tác đánh giá rất cao. Các
FTA này hứa hẹn mang lại cơ hội hợp tác về vốn, về những mô hình, phương thức
quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho DN Việt Nam. Để tận dụng tốt các cơ hội,
vượt qua được thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu và khả
thi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-tac-dong-cua-hoi-
nhap-kinh-te-quoc-te-doi-voi-kinh-te-thuong-mai-viet-nam-
64203.htm
2. https://moit.gov.vn/?page=home
3. http://stnmt.kontum.gov.vn/vi/news/thong-tin-tuyen-truyen/
nhung-loi-ich-kinh-te-quoc-gia-cua-viet-nam-trong-boi-canh-
toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-te-1028.html
4. https://www.academia.edu/25850577/H%E1%BB%99i_nh
%E1%BA%ADp_kinh_t%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_t
%E1%BA%BF_l%C3%A0_t%E1%BA%A5t_y%E1%BA
%BFu_kh%C3%A1ch_quan_%C4%91%E1%BB%91i_v
%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t_Nam
5. Văn Kiện Đại Hội Đảng VII, VIII, IX
6. Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác- Lê Nin (Dành cho bậc đại
học – Không chuyên lý luận chính trị) (tr.163 –tr.177)
7. https://sapuwa.com/vi-sao-noi-hoi-nhap-quoc-te-la-xu-huong-
tat-yeu-trong-thoi-dai-ngay-nay-.html
8. https://lamthueassignment.com/khai-niem-hoi-nhap-kinh-te-
quoc-te/
9. https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/hoi-
nhap-kinh-te-quoc-te-huong-di-dung-dan-sang-suot-ma-
dang.html
10. Website Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và đầu tư)
11. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/07/
thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam-2015/
#:~:text=%E2%80%93%20Kim%20ng%E1%BA%A1ch
%20xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u%20h
%C3%A0ng,%2C%20gi%E1%BA%A3m%203%2C5%25.
12. https://www.tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/2250/nhin-
lai-ngoai-thuong-viet-nam-nam-2007.aspx#:~:text=Xu
%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u%20c%E1%BB%A7a
%20n%C4%83m%202007,%2C%20kho%E1%BA%A3ng
%2012%2C45%25.
13. https://vneconomy.vn/kim-ngach-xuat-nhap-khau-cua-viet-
nam-dat-480-ty-usd-nam-2018.htm#:~:text=C%C3%A1n
%20c%C3%A2n%20th%C6%B0%C6%A1ng%20m
%E1%BA%A1i%20c%E1%BB%A7a,m%E1%BB%A9c
%20th%E1%BA%B7ng%20d%E1%BB%B1%20n%C4%83m
%202017&text=T%E1%BB%95ng%20tr%E1%BB%8B
%20gi%C3%A1%20xu%E1%BA%A5t%20nh%E1%BA
%ADp,%C4%91%E1%BB%91i%20so%20v%E1%BB%9Bi
%20n%C4%83m%202017.
14. https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/5-thang-nam-2019-von-fdi-vao-
viet-nam-dat-16-74-ty-usd-1491854607#:~:text=N%C4%83m
%20th%C3%A1ng%20n%C4%83m%202019%2C%20t
%E1%BB%95ng,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k
%E1%BB%B3%20n%C4%83m%202018.
15. https://vneconomy.vn/
16. http://tapchicongthuong.vn/

You might also like