You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


---------------  ---------------

BÀI TẬP LỚN


MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT


NAM HIỆN NAY

Họ và tên :
Mã sinh viên :
Lớp học phần :
Giảng viên :

1
Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................4
1. Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế.................................4
2. Tính tất yếu khách quan của việc hội nhập kinh tế quốc tế..................4
3. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................6
II. THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM. .7
1. Bối cảnh toàn cầu..................................................................................7
2. Những thành tựu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
hiện nay.......................................................................................................9
3. Những hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế....................13
III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ...................................................................................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................20

2
LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập quốc tế hiện đang được phần lớn quốc gia trên thế giới khẳng
định là một xu hướng, là quá trình tăng trưởng tất yếu trong sự phát triển của
thời đại toàn cầu hóa. Hội nhập là sự hợp tác giứa nhiều quốc gia, dân tộc ở
nhiều lĩnh vực và trên nhiều mức độ, tạo ra nguồn động lực mở rộng thị
trường từ quốc gia thành thị trường quốc tế.

Trong cuộc đua đó, nền kinh tế thị trường chính là yếu tố cốt lõi, thúc
đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại toàn cầu hóa. Bằng những
chính sách đổi mới vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước đến nay, nền
kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài thập kỷ qua với sự
chuyển dịch cơ cấu đáng kể, từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công
nghiệp. Với những nỗ lực cải cách thị trường đầu tư và kinh doanh, dốc sức
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế
đúng đắn của mình trên trường quốc tế. Thế nhưng, chúng ta vẫn không thể
bỏ qua được những thách thức còn đang là những rào cản khiến đất nước phải
gồng mình hơn nữa để sánh vai với các cường quốc.

Nhận thức được thực tế đó, em xin lựa chọn đề tài “Thực trạng hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” nhằm hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách
thức của nước ta cũng như có thể đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm đạt được
mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.

Trong quá trình hoàn thiện đề tài chắc chắn sẽ còn sai sót chưa thể khắc
phục cũng như thiếu sót về thông tin của đề tài, vì vậy em rất mong nhận
được ý kiến, phê bình của cô để bài viết có thể hoàn thiện hơn cũng như em
có thể rút thêm kinh nghiệm quý báu cho những lần sau.

Em xin chân thành cảm ơn!

3
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế, theo quan niệm phổ biến nhất, là sự gắn kết
giữa các nền kinh tế lại với nhau. Ở đó, các quốc gia sẽ mở cửa nền kinh tế
của mình, phát triển kinh tế quốc gia với quan hệ mật thiết với nền kinh tế
khu vực và thế giới. Quá trình xã hội hóa mang tính chất quốc tế này đã gắn
kết các nền kinh tế thông qua các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường ở
các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương với nhiều liên minh kinh
tế chính trị hay những hiệp định hợp tác quốc tế nổi. Những hiệp định hợp tác
do hai hay nhiều chính phủ ký với nhau để tạo nên các khuôn khổ pháp lý
chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước.
Ở đây việc hội nhập kinh tế quốc sẽ là sự liên kết giữa các nền kinh tế
trong khu vực và quốc tế nhầm đem lại những lợi ích về nguồn lực và thị
trường để phát triển kinh tế của nước thực hiện hội nhập. Điều này là khác với
phạm trù toàn cầu hóa kinh tế khi quá trình này sẽ làm cho các nền kinh tế
quốc gia bị hòa nhập và tái cấu trúc tầm vĩ mô thông qua một loạt quá trình
giao lưu, trao đổi. Toàn cầu hóa kinh tế sẽ không chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau
của các nền kinh tế mà còn là sự hòa nhập để tạo nền một nền kinh tế toàn cầu
thống nhất. Do đó chúng ta cần phải phân biệt hai phạm trù hội nhập kinh tế
quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế vì túy có cùng một mục đích phát triển kinh tế
và các hình thức hợp tác giữa các quốc gia và nền kinh tế nhưng kết quả cuối
cùng lại khác nhau.

2. Tính tất yếu khách quan của việc hội nhập kinh tế quốc tế

Có hai lý do để khiến hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng tất
yếu khách quan:

4
2.1.Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế:

Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội,... trong đó toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là
trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh
vực khác.
Toàn cầu hóa tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự
vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.
Toàn cầu hóa đi liền với khu vực hóa nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ
lẫn nhau cùng phát triển, từng bước xóa bỏ các rào cản lưu thông vốn, lực
lượng lao động, hàng hóa dịch vụ... tiến tới tự do hóa hoàn toàn giữa các nước
thành viên trong khu vực.

2.2.Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của
các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện
hiện nay:

Xu hướng hội nhập kinh tế đã giúp các nước đang và kém phát triển
tiếp cận các nguồn lực như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của
các nước phát triển.
Hội nhập kinh tế là cơ hội cho các nước đang và kém phát triển khắc
phục nguy cơ tụt hậu và rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến.
Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích cực lên nền kinh tế vĩ mô.
Mở cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy công nghiệp hóa mà
còn tích lũy, cải thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình
hỗ trợ quốc tế trong cải cách kinh tế và mở cửa.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng
cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.
Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và công nghệ
đang lợi dụng quá trình toàn cầu hóa thành quá trình tự do hóa nền kinh tế và
áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Điều này gây ra cho các nước

5
đang và kém phát triển sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình
đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa các nước đang phát triển và
phát triển.
Một nhận định khá rõ ràng đó là xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang là
xu thế tất yếu toàn cầu bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Bất kỳ một
quốc gia, một địa phương nào muốn phát triển, muốn nâng cao đời sống của
mỗi người dân đều phải nỗ lực hết mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, mong muốn là một chuyện,
việc đạt được mong muốn đó hay không và đạt đến mức độ nào lại là một
thách thức không hề dễ của mỗi địa phương, mỗi quốc gia trên thế giới.

3. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế

Việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với nước Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước, được thể hiện ở chỗ:
Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải
tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế,
củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh
vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng
thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất
nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với
hội nhập trong các lĩnh vực khác nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng
tâm, là nội dung chính, quan trọng nhất của tiến trình hội nhập. Hội nhập kinh
tế quốc tế cần đi trước một bước để tạo cơ sở, thúc đẩy hội nhập và hợp tác
trong các lĩnh vực khác.
Xét theo thực tế khách quan, các hoạt động hội nhập chỉ có thể tiến
hành dựa trên một nền tảng kinh tế tương đối vững chắc, khi đó mới có thể
đảm bảo cho chúng ta tiến hành hội nhập mà vẫn có thể giữ vững độc lập tự

6
chủ, không bị phụ thuộc vào bên ngoài. Nói cách khác, chỉ khi chúng ta đã
hội nhập kinh tế quốc tế đến một mức độ nhất định mới có điều kiện để hội
nhập trên các lĩnh vực khác, và hội nhập trên các lĩnh vực khác cũng không
nằm ngoài mục tiêu phục vụ cho phát triển kinh tế.
Tham gia nền kinh tế quốc tế, chúng ta có điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ
sự phát triển kinh tế, song sự phát triển của chúng ta tiến bộ hơn là đi liền với
tiến bộ và công bằng xã hội bảo vệ mội trường, môi sinh.
Tham gia toàn cầu hoá, giao lưu về văn hoá, chuyển mình vào dòng
chảy của tư duy và thực tiễn của nhân loại, những người làm công tác lý luận,
giáo dục lý luận ở Việt Nam có dịp thâu nhận những tinh hoa của thế giới, có
dịp mở rộng đối sánh , điều này rất quan trọng và cần thiết.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học –
không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2019.
2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế
thế giới mới, Viện hàn lâm khoa học – xã hội Việt Nam, vass.gov.vn,
cập nhật 10/07/2020.
3. Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ chính trị về hội nhập quốc tế.
4. Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương
đến năm 2030.
5. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sau 5 năm nhìn lại, Văn phòng
Chính phủ, Hoàng Xuân Hòa, tapchicongsan.org.vn, cập nhật
12/07/2019.
6. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Tạp
chí tài chính online, ThS. Nguyễn Thị Thúy Ngọc, tapchitaichinh.vn,
cập nhật 29/09/2019.
7. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong những năm đổi mới,
Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương, hdll.vn, cập nhật
14/03/2019.

You might also like