You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

Tiểu luận trình bày cho môn

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề tài nghiên cứu

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: TÍNH TẤT YẾU


HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ; VAI TRÒ VÀ
BIỂU HIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ; CƠ
HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG NỖ LỰC CỦA
VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: VŨ ANH TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng ba 2024
MỤC LỤC

PHẦN 1: TÍNH TẤT YÊU KHÁCH QUAN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...........3
1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế..................................................................................3
1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................................................3
1.3. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế...................................................5
PHẦN 2: VAI TRÒ VÀ BIỂU HIỆN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.......................7
2.1. Vai trò:.................................................................................................................................7
2.2. Biểu hiện:.............................................................................................................................8
PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA VIỆT NAM............................................................................................................11
3.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế.............................................................11
3.1.1. Những tác động tích cực :............................................................................................11
3.1.2. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực đến quá trình
phát triển như sau:.................................................................................................................11
3.1.3. Liên hệ thực tiễn:..........................................................................................................12
3.2.1. Những tác động tiêu cực:.............................................................................................13
3.2.2. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tiêu cực đến quá trình
phát triển như sau:.................................................................................................................13
3.2.3. Liên hệ thực tiễn:..........................................................................................................14
PHẦN 4: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG NỖ LỰC CỦA VIỆT NAM....................15
4.1. Cơ hội:................................................................................................................................15
4.2. Thách thức:........................................................................................................................15
4.3. Những nỗ lực:....................................................................................................................15
PHẦN 5: PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
TRONG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM................................................................................17
5.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại....17
5.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập quốc tế phù hợp..........................................17
5.3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các
cam kết của Việt Nam trong các liên kết quốc tế và khu vực..............................................18
5.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp.........................................................................18
5.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế.................................................18
5.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam.....................................................18
Nguồn............................................................................................................................................20

1
Nhóm 4

Trần Hoàng Minh Ánh

Nguyễn Trần Quỳnh Châu

Trần Thị Hiền Giang

Nguyễn Đặng Hải

Nguyễn Thùy Linh

Lê Hoàng Thiên Ngân

Võ Nguyên Kim Ngọc

Huỳnh Ngọc Mẫn Nhi

Phan Ngọc Yến Nhi

Trần Như Quỳnh

2
PHẦN 1

TÍNH TẤT YÊU KHÁCH QUAN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ


QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

- Hội nhập quốc tế là cách thức hợp tác giữa các quốc gia để tránh xung đột, là quá trình các
quốc gia cùng hợp tác để cải thiện mối quan hệ trên cơ sở chia sẻ lợi ích, mục tiêu, giá trị, và
nguồn lực. Họ phải tuân theo các quy tắc và quy định giống như các quốc gia khác để tham gia
vào các tổ chức. Các nước tham gia hội nhập quốc tế cùng nhau làm lợi cho nước mình, góp
phần đưa thế giới tiến lên phồn vinh và phát triển hơn.

→ Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh
tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ theo các chuẩn
mực quốc tế chung.

- Bên cạnh các lĩnh vực khác như chính trị, quốc phòng – an ninh, văn hóa, xã hội,... hiện nay
Việt Nam đặt trọng tâm vào hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công:

- Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá trình
hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.

- Các điều kiện sẵn sàng về: tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của
thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu quốc tế, nền kinh tế có năng lực xuất thực,... là những
điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

- Việt Nam đã và đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hội nhập kinh tế quốc tế một
cách thành công, ví dụ như:

 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 Phát triển kết cấu hạ tầng

 Tăng cường hợp tác quốc tế…

3
 Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế có
thể được coi là nông, sâu tùy thuộc vào sự tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối
ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực.

→ Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là:

1. Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA)

2. Khu vực mậu dịch tự do (FTA)

3. Liên minh thuế quan (CU)

4. Thị trường chung

5. Liên minh kinh tế - tiền tệ…

- Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế gồm các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước
như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ.

 Đối với Việt Nam:

- Các hình thức hội nhập:

 Hội nhập kinh tế khu vực: là thành viên tích cực của ASEAN, tham gia các FTA như
AFTA, CPTPP, RCEP.

 Hội nhập kinh tế song phương: ký kết FTA với nhiều khu vực/quốc gia như USA, Nhật,
Hàn, EU,...

 Hội nhập kinh tế đa phương: là thành viên của WTO (tổ chức thương mại thế giới),...

- Các mức độ hội nhập:

 Mức độ sâu: mở cửa thị trường cho nhiều ngành dịch vụ, thực hiện cam kết cắt giảm thuế
quan sâu rộng trong các FTA,...

 Mức độ rộng: mạng lưới quan hệ kinh tế đối ngoại rộng khắp,...

 Mức độ cao: chủ động tham gia đàm phán và ký kết các FTA thế hệ mới,...

→ Kết quả hội nhập:

 Kinh tế VN tăng trưởng mạnh mẽ

 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng cao

 Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng

4
 Nâng cao đời sống người dân

1.3. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế:

- Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, khách quan của thời đại, thể hiện qua sự liên kết, phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia trên thế giới về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế.

- Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các quốc gia giao lưu, hợp tác kinh tế, các rào cản thương mại
được xóa bỏ, tạo điều kiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế

→ Toàn cầu hóa kinh tế làm cho các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia
tăng, nền kinh tế của các nước tạo thành 1 thể thống nhất, có sự phụ thuộc lẫn nhau, trở thành 1
bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.

→ Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan.

- Trong nền kinh tế thị trường, các quốc gia cần mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, hợp tác kinh
tế để phát triển kinh tế, bên cạnh đó, các qgia cần hợp tác để giải quyết các vấn đề chung như
biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế,...

→ Nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần
thiết cho sản xuất trong nước, sẽ không có cơ hội tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã
và đang xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Hiệp định Thương mại tự do VN - EU giúp VN mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU, năm
2023, kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU tăng 15.2% so với 2022.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước
đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.

- Các nước đang và kém phát triển cần vốn đầu tư để phát triển kinh tế, cần mở rộng thị trường
trong nước nhỏ hẹp, cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển,…

→ Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài
chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước phát triển cho các nước đang phát triển.
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể
tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy
cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt. (Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2023 của Diễn đàn
Kinh tế Thế giới, Việt Nam xếp hạng 67/146 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với
2022.)

5
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, mở cửa thị
trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng tích lũy, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới,
nâng cao mức thu nhập cho các tầng lớp dân cư.

+ Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, chất lượng cao với
giá cả hợp lý.

+ Ví dụ: Năm 2023, GDP bình quân đầu người của VN đạt 4170 USD, tăng 7.5% so với năm
2022.

→ Do đó, các nước đang và kém pt cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù
hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa, để hạn chế đối mặt với những rủi ro, thách thức do
các tư bản chủ nghĩa đem lại.

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng mang tính tất yếu khách quan.

- Việt Nam là một phần của thế giới, không thể biệt lập mà cần tham gia vào quá trình toàn cầu
hóa để phát triển kinh tế.

- Việt Nam là 1 nước đang phát triển, cần vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, và thị trường xuất khẩu
để phát triển kinh tế.

- Một quốc gia đi ngược lại xu thế thời đại sẽ bị đào thải, hơn nữa Việt Nam là nước đang phát
triển, cần phải chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

→ Việc hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, là xu thế tất yếu, khách
quan của Việt Nam, giúp nâng cao đời sống của người dân và tăng cường vị thế trên trường quốc
tế.

6
PHẦN 2

VAI TRÒ VÀ BIỂU HIỆN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


2.1. Vai trò:

- Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa,
giáo dục, an ninh - quốc phòng...) hoặc diễn ra trên cùng nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình
thức khác nhau.

- Hội nhập quốc tế đem tới cho các quốc gia những lợi ích về mọi mặt và con đường phát triển
không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế.

* Những lợi ích của Hội nhập Kinh tế quốc tế:

- Về tài chính: Gia tăng số lượng vốn trên thị trường chứng khoán , mở cửa thị trường dịch vụ bảo
hiểm, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế…

=> Tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, huy động và tận dụng nguồn lực bên ngoài để đầu tư vào
các công trình, nghiên cứu,...nhằm thúc đẩy kinh tế các ngành, phát triển đất nước.

- Về thương mại: Mở rộng thị trường, tham gia các tổ chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng.
Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ
đãi ngộ khác.

=> Góp phần thúc đẩy trao đổi buôn bán trên thế giới ngày càng gia tăng. Người dân được sử dụng
những hàng hóa, sản phẩm khác nhau từ các nước trên thế giới, tạo công việc cho người lao động có
thu nhập ổn định. Từ đó, nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống.

- Về lĩnh vực đầu tư và phát triển: Tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và
giải quyết vấn đề nợ quốc tế.

=> Góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển
kinh tế xã hội ở các nước.

- Về khoa học - kỹ thuật: Tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới
vào trong nước.

=> Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho
công cuộc học tập, công trình nghiên cứu, đầu tư,...

7
- Về công tác đào tạo cán bộ: Góp phần cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý trong
nhiều lĩnh vực. Phần lớn là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh được đào tạo trong
và ngoài nước.

=> Nâng cao công tác quản lý, kiểm tra và giám sát, bên cạnh đó còn là kiểm soát các nguồn lực sẵn
có để hỗ trợ người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh,...Thúc đẩy đời sống an sinh bền vững, tạo tiền
đề dân giàu - nước mạnh.

- Về an ninh chính trị - trật tự xã hội: Duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để
phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí
của các nước trên trường quốc tế.

=> Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;bảo vệ lợi ích quốc gia, dân
tộc; bảo vệ nền văn hóa của mỗi dân tộc. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện
thuận lợi cho các đối tác quốc tế trong hợp tác phát triển.

2.2. Biểu hiện:

- Trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN kim ngạch xuất khẩu của các nước thành viên tăng đáng
kể. (Tìm hình ảnh so sánh của các nước ĐNÁ trước khi gia nhập ASEAN và sau khi gia nhập). Dưới
đây là hình ảnh Giá trị xuất khẩu của các nước ASEAN-6 giai đoạn 2015-2020.

+ Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa: Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 114,6 tỷ USD và nhập khẩu
114,3 tỷ USD và là năm đầu tiên Việt Nam đạt thặng dư trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong giai đoạn 5
năm (2011 - 2015), tổng mức lưu chuyển ngoại thương hàng hóa, dịch vụ đạt 1.439,5 tỷ USD, gấp
gần 2,1 lần giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54
tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022 đạt mức
kỷ lục 732,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu 11,2 tỷ USD.

8
+ Ký kết và thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế: Một số hiệp định thương mại song phương của
Việt Nam với các quốc gia trên thế giới được ký kết, như: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam -
Nhật Bản (VJEPA, năm 2009), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA, năm 2011),
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA, năm 2015),....Đến đầu năm 2022, Việt
Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 FTA, trong đó, có 15 FTA có hiệu lực và đang thực thi cam
kết, 2 FTA đang đàm phán (FTA giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA FTA),
FTA Việt Nam - Israel).

+ Củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế: Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được củng
cố toàn diện trong giai đoạn 2011 - 2022. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đến
năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao
với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đến năm 2022, tổng số
quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam đã nâng lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ.

+ Trở thành một trong 20 nền thương mại lớn nhất thế giới: WTO ghi nhận việc Việt Nam trở thành
một nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ
nhập siêu sang xuất siêu trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2016 đến
năm 2022, cán cân thương mại của Việt Nam luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các
năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016) lên 2,1 tỷ USD (năm 2017), 6,8 tỷ USD (năm 2018), 10,9 tỷ USD
(năm 2019). Năm 2020 với đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất siêu gần 4 tỷ USD.

+ Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) cải thiện mạnh: Trong năm 2019, Việt Nam được coi là
quốc gia có nền kinh tế ổn định, tăng trưởng nhanh, đứng tốp đầu khu vực và thế giới, được Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá nằm trong số 20 nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng
toàn cầu. Đến năm 2022, tốc độ tăng GDP đạt 8,02% (cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022), GDP

9
bình quân đầu người đạt 4.109 USD/người, tăng 392 USD so với năm 2021, đời sống nhân dân cả
về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt.

10
PHẦN 3

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ


TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

3.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập quốc tế có tác động tích cực đến sự phát triển của các quốc gia và mối quan hệ giữa các
quốc gia với nhau. Điều này giúp tạo ra sự ổn định và cho phép phản ứng linh hoạt hơn khi nói
đến quan hệ kinh tế quốc tế.

3.1.1. Những tác động tích cực :


 Tạo ra một hệ thống kinh tế mới, mang tính quốc tế hơn, lớn hơn, phát triển hơn và mang
lại nhiều cơ hội hơn cho mọi thành phần dân cư. Ngoài ra còn cải thiện chất lượng cuộc
sống của nhiều người và làm cho thế giới trở thành một nơi an toàn và thịnh vượng hơn.
 Góp phần nâng cao hiệu quả của các chính sách kinh tế quốc gia, bảo đảm các chính sách
này phù hợp với luật pháp quốc tế
=> Hợp tác quốc tế có nhiều khả năng hơn và làm cho nền kinh tế thế giới thịnh vượng
hơn.
 Góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh, khuyến khích ứng dụng các thành tựu khoa học
và công nghệ mới, đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế
=> Học hỏi từ các nước tiên tiến hơn về cách điều hành doanh nghiệp của mình hiệu quả
hơn.
 Giúp các nước tham gia hội nhập tìm được chỗ đứng thuận lợi hơn trong trật tự thế giới
mới
=> Mạnh hơn và được tôn trọng hơn, góp phần bảo đảm an ninh, hòa bình, ổn định và
phát triển ở khu vực và trên thế giới.

3.1.2. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực đến quá
trình phát triển như sau:
 Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn , chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nước. Ví dụ: Vinpearl trực quảng bá sản phẩm du lịch và phát triển kinh
doanh ở nước ngoài để đa dạng thị trường du khách và mở rộng tầm ảnh hưởng của
thương hiệu đến quốc tế.

11
 Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ví dụ: Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo
dục đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa
học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghê mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài
và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế. Tạo điều kiện để thúc
đẩy hội nhập trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng. Ngoài ra
còn mở thêm khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết
những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm
và buôn lậu quốc tế.

3.1.3. Liên hệ thực tiễn:


Theo nghị quyết số 22/NQ-TW, xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên
nhiều lĩnh vực đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái
cơ cấu lại nền kinh tế.

Tính đến tháng 4/2016, Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với
56 quốc gia và nền kinh tế thế giới, trong đó có 6 FTA thế hệ mới là Hiệp định Việt Nam – EU
và Hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương). Ngoài cam kết về tự do
thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước còn cam kết nhiều lĩnh vực khác như lao động, môi
trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư….Ngoài ra, Việt Nam cũng đã gia nhập
các tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN (28/7/1995), WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới).

Những điều này đã mở rộng thị trường cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
Ngoài ra còn thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế Việt Nam. Từ đó nâng cao hiệu suất lao động, năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước và tạo công việc cho lao động Việt Nam.

 Cụ thể hơn là quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan, hoàn thiện hệ thống
quản lí hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan. Ví dụ như ở năm
2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 111,3 tỉ USD (trong đó xuất khẩu
là 48,5 tỷ USD và nhập khẩu là 62,7 tỉ USD) thì tới 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của nước ta đã tăng khoảng 3 lần, đat 328 tỉ USD (trong đó nhập khẩu là 165.6 tỉ và xuất
khẩu là 162.4 tỉ).
 Ngoài ra còn thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay đã có trên 70 nước và lãnh thổ có dự án
đầu tư và Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn, có công nghệ tiên tiến.

12
Từ đó nâng cao hiệu suất lao động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
và tạo công việc cho lao động Việt Nam.

3.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.1. Những tác động tiêu cực:


 Tạo sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các ngành
=> Có thể dẫn đến sự thất bại và sụp đổ.
 Có thể làm cho một quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường khu vực và thế giới
=> Dễ bị khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc khu vực.
 Các quốc gia trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các loại vấn đề khác nhau, như khủng
bố, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư và nhập cư bất hợp pháp.
 Hội nhập quốc tế càng sâu rộng
=> Các nước đang phát triển trở thành bãi rác công nghiệp cho các nước phát triển hơn
dẫn đến mất sự phát triển kinh tế và xã hội, có thể trở nên nghèo hơn.
 Có thể khiến một quốc gia khó kiểm soát công việc của mình vì sự chia sẻ quyền lực với
các quốc gia khác.
 Tác động tiêu cực đến bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống do sự ảnh hưởng của các
nền văn hóa khác.

=> Hội nhập sẽ không dẫn đến việc tất cả mọi người trong xã hội đều có lợi ích và rủi ro như
nhau. Điều này sẽ dẫn đến khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, giữa các
quốc gia hoặc các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

3.2.2. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tiêu cực đến quá
trình phát triển như sau:
 Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thậm chí là phá sản do áp lực của cạnh
tranh trong hội nhập.
 Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào bên ngoài, dễ bị tổn
thương trước những biến động về chính trị, kinh tế quốc tế.
 Các nước phát triển gặp bất lợi trong chuỗi giá trị toàn cầu, dễ trở thành bãi thải công
nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi
trường.
 Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong
xã hội, có nguy cơ làm tăng bất bình đẳng xã hội.

13
 Thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và nhiều vấn đề phức tạp
xảy ra đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
 Có thể làm tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống. Gia tang tình
trạng buôn lậu, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp
pháp…

3.2.3. Liên hệ thực tiễn:


Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may của Việt Nam đã trở thành một phần
quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên việc áp dụng các tiêu chuẩn và yêu cầu của
các thị trường phát triển có thể ảnh hưởng đến:

 Sự mất mát của nghệ thuật truyền thống:


Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và hiệu suất sản phẩm, 1 số doanh nghiệp chuyển sang
dung công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại, bỏ qua các phương pháp truyền thống
=> Sự mất mát và suy giảm giá trị nghệ thuật dệt may truyền thống.
 Mất mát văn hóa và đa dạng dân tộc:
Sự tăng cường sản xuất trong nền dệt may có thể gây ra sự tiêu biến 1 số sản phẩm truyền
thống và duy trì của 1 số dân tộc thiểu số => mất mát văn hóa và đa dạng dân tộc, sự khó
khăn trong việc duy trì và phát triển các phong tục, trang phục và nghệ thuật truyền
thống.
 Xâm nhập của văn hóa nước ngoài:
Sự tiếp cận với thị trường quốc tế có thể khiến gây ra sự suy giảm trong việc tôn trọng và
bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

14
PHẦN 4

CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG NỖ LỰC CỦA VIỆT NAM

4.1. Cơ hội:
 Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng
và các các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất,tiếp cận với phương thức quản
lý phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
 Cải thiện tiêu dùng trong nước người dân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ
đa dạng về chủng loại mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh.
 Tạo điều tạo tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới,
bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn
hóa dân tộc.
 Tạo điều kiện cho cải cách chính trị hướng tới xây dựng một trước một nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa xây dựng xã hội mở, dân chủ và văn minh.
 Bảo đảm an ninh quốc gia duy trì hòa bình ổn định ở khu vực và quốc tế mở ra cái thẻ
không có hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề chung
như môi trường biến đổi khí hậu phòng chống tội phạm và bụng lậu quốc tế.

4.2. Thách thức:


 Gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự
xâm lăng của văn hóa nước ngoài tăng nguy cơ gia tăng các tình trạng khủng bố quốc tế
buôn lậu tội phạm xuyên quốc gia dịch bệnh nhập cư bất hợp pháp
 Ngoài ra còn có những hạn chế, yếu kém, tồn tại và triển khai thực hiện các cam kết quốc
tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không chỉ về kinh tế mà còn cả về chính
trị, xã hội. Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều ngành, doanh nghiệp và sản phẩm
của nước ta sẽ gặp khó khăn.
 Vấn đề lao động, việc làm, bảo vệ môi trường,..

4.3. Những nỗ lực:


 Năm 2020 ghi dấu ấn đặc biệt đối với thương mại toàn cầu với sự bùng phát và diễn biến
phức tạp của đại dịch COVID-19. Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để

15
ngăn chặn dịch bệnh COVID-19, khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng đứt
gãy, dẫn tới làn sóng phá sản nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu.
 Vượt qua khó khăn, năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ
USD, tăng 22,6% so với năm 2020(12).
 Mặc dù tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 ở trong nước và tình
hình kinh tế thế giới nhiều biến động, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm
2022 đạt mức kỷ lục 732,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu 11,2 tỷ USD.

16
PHẦN 5
PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

5.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế
mang lại
 Nhận thức hội nhập kinh tế là một thực tiễn khách quan, với Việt Nam, hội nhập quốc tế
không chỉ là “khẩu hiệu thời thượng” mà phải là “phương thức tồn tại và phát triển” của
nước ta hiện nay.

 Tư duy hội nhập chuyển từ “mở rộng quan hệ, gia nhập và tham gia quốc tế” sang “chủ
động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình các cơ chế hợp tác”.

 Phải thấy rõ cả mặt tích cực và tiêu cực vì tác động của nó là đa chiều. Trong đó, mặt tích
cực là cơ bản.

 Nhà nước dẫn dắt tiến trình hội nhập và hỗ trợ các chủ thể khác cùng tham gia ở khu vực
và toàn cầu.

 Người dân là trung tâm , là sự nghiệp của toàn dân. Doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực
lượng đi đầu trong quá trình hội nhập.

5.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập quốc tế phù hợp
 Cần đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh
hưởng đến hội nhập kinh tế nước ta; làm rõ vị trí của Việt Nam để xác định khả năng và
điều kiện hội nhập.

 Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để rút ra
bài học.

 Chiến lược phải toàn diện, có tính mở, linh hoạt để ứng phó kịp thời với sự biến đổi của
thế giới.

 Cần phải xác định rõ lộ trình hội nhập, các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên trong hội nhập
kinh tế để tập trung nguồn lực hình thành lĩnh vực nòng cốt, các nhân tố đột phá trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

17
 Hội nhập kinh tế phải đề cao tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn về năng lực kinh tế,
cạnh tranh, tiềm lực khoa học công nghệ và lao động theo hướng tích cực, chủ động.

5.3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế, thực hiện
đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết quốc tế và khu vực
 Là thành viên của WTO, ASEAN, APEC, …Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ
nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ, góp phần
nâng cao uy tín vai trò của Việt Nam trong các tổ chức này.

5.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp


 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trên cơ sở đổi mới về sở hữu, coi trọng khu vực tư
nhân, đổi mới sở hữu và doanh nghiệp nhà nước, hình thành đồng bộ các loại thị trường;
đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế.A

 Đổi mới cơ chế quản lý trên cơ sở thực hiện đúng các chức năng của nhà nước như: định
hướng phát triển, tạo môi trường, hỗ trợ và giám sát hoạt động các chủ thể kinh tế …

 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật pháp liên quan đến hội nhập kinh tế; phòng
ngừa giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương mại, đầu
tư quốc tế; xử lý hiệu quả các tranh chấp, vướng mắc kinh tế, thương mại nhằm đảm bảo
lợi ích của người lao động và doanh nghiệp trong hội nhập.

5.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
 Doanh nghiệp phải chú trọng tới đầu tư, cải tiến công nghệ để nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình. Phải học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới, tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng, nâng cao năng lực quản trị, đồng hành với
Chính phủ.

 Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp.

 Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển, hoàn thiện
cơ sở hạ tầng sản xuất, giao thông, thông tin, dịch vụ …

5.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác, hoặc vào
một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những

18
điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ… để áp đặt, không chế, làm tổn hại chủ quyền
quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.

Để xây dựng thành công nền kinh tế độc lập tự chủ, Việt Nam phải:

 Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung đối phát triển chung của đất nước phù hợp với từng giai
đoạn.

 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng và tìm kiếm thị trường mới,
đa dạng hóa thị trường, vốn đầu tư và đối tác, đổi mới công nghệ.

 Đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với xu
hướng của thế giới và đáp ứng yêu cầu, lợi ích của đất nước.

 Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học công
nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

 Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng an ninh và đối ngoại trong
hội nhập quốc tế.

 Giữ vững độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.

19
Nguồn
Lê Minh Trường, 2022. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Tác động hội nhập kinh tế quốc tế, Luật
Minh Khuê, [online] tại địa chỉ: <https://luatminhkhue.vn/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-la-gi-tac-
dong-va-cac-loai-hinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.aspx>. Truy cập ngày 12/3/2024

Những lợi ích kinh tế quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế,
[online] tại địa chỉ: <Những lợi ích kinh tế quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế - Tài nguyên và Môi trường tỉnh KonTum>. Truy cập ngày 10/3/2024

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế Việt Nam, [online] tại địa chỉ:
<http://tbtagi.angiang.gov.vn/tac-dong-cua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-den-kinh-te-viet-nam-
1777.html>. Truy cập ngày (9/3/2024)

Tài liệu hướng dẫn học tập Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Đại học Kinh tế TPHCM.

Trần Quốc Việt, 2023. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2022: Nhìn từ quá
trình triển khai đổi mới tư duy của Đảng, Tạp chí Cộng sản, [online] tại địa chỉ: <Hội Nhập Kinh tế
Quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2022 - Tạp chí Cộng Sản>. Truy cập ngày (10/3/2024)

20

You might also like