You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN:


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ NIN

ĐỀ TÀI:

Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực, tiêu cực của
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?

Họ và tên SV: HÀ PHƯƠNG ANH


Lớp tín chỉ: CLC_15
Mã SV: 11216709

GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU

HÀ NỘI, NĂM 2022


MỤC LỤC
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ..................3
B. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ..............................................................4
I. Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế..........................................................4
1. Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế.................................................4
2. Sự hình thành của hội nhập kinh tế quốc tế...........................................4
C. VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.................................5
I. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam....................................5
II. Tác động tích cực của Hội nhập kinh tế quốc tế lên Việt Nam................6
1. Các hoạt động kinh tế............................................................................6
2. Cạnh tranh thị trường.............................................................................7
3. Tác động lên xã hội...............................................................................8
III. Tác động tiêu cực của Hội nhập kinh tế quốc tế lên Việt Nam................8
1. Các nhân tố bị tác động tiêu cực............................................................8
2. Biện pháp khắc phục..............................................................................9
3. Tổng kết...............................................................................................11
D. KẾT LUẬN................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................13

2
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Muốn phát triển nền kinh tế của cả một đất nước thì bắt buộc nền kinh tế của nước đó
phải được hội nhập. Không một quốc gia, vùng lãnh thổ nào có thể tự phát triển đơn
độc.

Đầu tiên, mỗi quốc gia đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt, điểm yếu của quốc
gia này lại là điểm mạnh của một quốc gia khác. Ví dụ, Singapore là một nước phát
triển, là một cường quốc công nghiệp phát triển với kỹ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới,
tuy nhiên, đất nước này hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đề phải nhập từ bên
ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh
tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không
phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Đồng thời, Singapore cũng sẽ xuất khẩu những sản phẩm kỹ thuật, công nghiệp của
mình ra thị trường thế giới. Sự trao đổi, xuất nhập khẩu đó cũng chính là Hội nhập
kinh tế quốc tế, nếu không hội nhập, không giao lưu với các quốc gia khác, Singapore
sẽ không thể tồn tại được với nguồn lương thực, thực phẩm ít ỏi của mình.

3
B. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

I. Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế.


1. Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc
gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập
kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của
mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển
của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia.
Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu như: Đàm phán cắt giảm
các hàng rào thuế quan; đàm phán cắt giảm các hàng rào phi thuế quan; giảm thiểu các
hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư
quốc tế; giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động dĩ chuyển sức lao động quốc tế; điều
chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác.

2. Sự hình thành của hội nhập kinh tế quốc tế


Lịch sử của hội nhập kinh tế quốc tế đã bắt đầu ngay từ khi các quốc gia, các ngành
nghề ra đời và phát triển. Có thể nói, hội nhập kinh tế là một mối quan hệ tương tự như
mối quan hệ giữa người với người nhưng ở phạm vi quốc tế. Con người là loài sống
theo bầy đàn, để có thể phát triển, mỗi cá thể phải được liên kết chặt chẽ với những cá
thể khác, các quốc gia cũng vậy, không đất nước nào có thể phát triển mạnh mẽ một
cách đơn độc mà phải có sự kết nối với các quốc gia khác.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ rất sớm, tuy nhiên
không phải ngay từ đầu Việt Nam đã có thể nhận ra được tầm quan trọng của việc hội
nhập. Vậy nên, phải khá lâu kể từ khi bắt đầu quá trình hội nhập, Việt Nam mới thực
sự chú trọng và quan tâm tới vấn đề này.

4
C. VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
I. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc, đó là cả một quá
trình lao động không ngừng nghỉ của cả thế giới. Việt Nam đã bắt đầu “hội nhập”
ngay từ khi ý thức về Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là “trao đổi hàng hoá”. Hàng ngàn
năm về trước, khi chưa có khái niệm về “Hội nhập kinh tế quốc tế”, người ta có một
định nghĩa không quá rõ ràng cho quá trình này gọi là “long distance trading” – Hay
“trao đổi hàng hoá xa” (Ví dụ cho việc trao đổi hàng hoá xa chính là: Con đường tơ
lụa rất nổi tiếng) lúc đó người ta cũng mua bán xuyên biên giới, cũng tìm hiểu về văn
hoá các vùng lãnh thổ khác nhau, cũng ngoại giao nhưng chưa thực sự có một ai gọi
tên tất cả những hoạt động ấy là Hội nhập kinh tế quốc tế.

Việt Nam cũng vậy, trải qua biến động hàng ngàn năm, dù là ngàn năm Bắc thuộc hay
61 năm Pháp thuộc thì trong xương máu chúng ta vẫn là một quốc gia độc lập, vẫn
tham gia vào quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế kể từ khi khái niệm này được ra đời.

Tuy đã tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế từ rất sớm, Việt Nam chưa thực sự nhận ra
được ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình này. Bước ngoặt đầu tiên trong tiến
trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam là sự kiện gia nhập ASEAN vào tháng
7/1995, bắt đầu hành trình thực sự tiến tới Hội nhập kinh tế quốc tế. Sáu năm sau,
trong kỳ Đại hội IX (năm 2001), “toàn cầu hoá” và “Hội nhập kinh tế quốc tế” mới
bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn trong các chủ trương cho tương lai của Việt Nam.
Đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm
độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc
gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. Tiếp theo, trong kỳ Đại hội
X của Đảng diễn ra vào năm 2006, Việt Nam đã tiến thêm một bước trong nhận thức
và hành động hội nhập quốc tế; đề ra chủ trương: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn,
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình
hợp tác quốc tế và khu vực”. Và đến Đại hội XI, Việt Nam nhấn mạnh đến hội nhập
quốc tế: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
5
và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế;
vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.

Việt Nam đang từng bước một Hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nhận thấy Đảng và
nhà nước ta hiện tại đang thực hiện rất tốt công cuộc hội nhập này thông qua rất nhiều
thông tin cụ thể, điển hình như sự kiện Việt Nam gia nhập WTO (7/11/2006) được tổ
chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thuỵ Sĩ, và sau ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này. Ngoài
ra, còn có rất nhiều con số cụ thể và ấn tượng: Năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác
chiến lạc và đối tác chiện lược toàn diện; xây dựng được quan hệ ngoại giao với 189
quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ kinh tế với 160 nước, 70 vùng lãnh thổ. Giai
đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động trong đàm phán và ký kết các Hiệp
định thương mại tự do mới với các đối tác. Tính đến tháng 4/2016, Việt Nam đã tham
gia thiết lập 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên
thế giới, trong đó có 6 FTA thế hệ mới là Hiệp định Việt Nam - EU và Hiệp định TPP.

II. Tác động tích cực của Hội nhập kinh tế quốc tế lên Việt Nam
1. Các hoạt động kinh tế.
a. Xuất nhập khẩu
Hiện nay, mức độ tự do thuế hoá quan của Việt Nam đối với các đối tác FTA ở mức
cao. Điều này đã mang lại một ảnh hưởng rất tích cực lên hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam do sử dụng hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như
cắt giảm hàng rào thuế quan. Từ đó mở ra cơ hội rất lớn cho việc mở rộng thị trường
ra quốc tế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia nhiều hơn vào chuỗi sản xuất và
cung ứng toàn cầu.
Mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA) đạt khoảng 91%. Trong FTA ASEAN - Trung Quốc, 82,7% số dòng thuế về 0%;
trong FTA ASEAN - Hàn Quốc, con số này là 81,2% và trong FTA ASEAN - Nhật Bản
30%.

Thị trường nhập khẩu hiện nay đa dạng hơn rất nhiều so với trước đây, từ đó làm
giảm bớt sự phụ thuộc của thị trường vào các nguyên vật liệu truyền thống. Và
những gánh nặng đó sẽ tiếp tục được giảm bớt trong tương lai nhờ vào những

6
FTA mà Việt Nam sẽ tham gia trong tương lai gần, các Hiệp định này mở ra
những cánh cửa đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng
lưới kinh tế toàn cầu.

b. Chuyển dịch cơ cấu xuất hàng xuất khẩu


Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chủ
trường và kế hoạch cơ cấu lại các ngành công nghiệp, theo đó tập trung nhiều
hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị hàm lượng công nghệ và giá trị
gia tăng cao hơn.

c. Thu hút FDI


Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ mở ra các
cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư
có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký kết
FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới như TPP,
EVFTA (dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, bảo hộ đầu tư công bằng,
không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính…) sẽ
khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn,
thuận lợi hơn từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa.

d. Thu hút ngân sách nhà nước


Lộ trình cắt giảm thuế trong các FTA sẽ dẫn tới giảm nguồn thu NSNN đối với hàng
hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, tác động của việc giảm thuế đối với tổng thu NSNN về cơ
bản là không lớn.

2. Cạnh tranh thị trường


Một điểm tốt của hội nhập kinh tế chính là việc làm gia tăng khả năng cạnh tranh
lẫn nhau của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cạnh tranh kéo nền kinh tế
đi lên một cách ổn định, tránh tình trạng trì trệ, lạc hậu so với thế giới. Không
một doanh nghiệp nào có thể độc quyền một loại hàng hoá nào và sự lạc hậu sẽ
dẫn đến đào thải. Tạo ra cạnh tranh trong thị trường luôn là một cách tối ưu để
duy trì và phát triển nền kinh tế.

7
Đồng thời, cạnh tranh cũng sẽ kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ
cũng như đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế. Do sự cạnh tranh gây ra
phát triển và thay đổi liên tục nên các doanh nghiệp có truyền thống lâu đời
không thể tiếp tục giữ những quan điểm sản xuất mà buộc phải thay đổi và thích
nghi với thị trường mới và vẫn phải đảm bảo giữ được những nét truyền thống
riêng biệt.

3. Tác động lên xã hội


Hội nhập kinh tế quốc tế kéo nền kinh tế của cả quốc gia đi lên. Sự phát triển của
nền kinh tế sẽ hình thành:
 Sự phát triển của nguồn lực nội tại.
 Mở rộng thị trường, đa dạng hoá các loại mặt hàng, hàng nghìn doanh
nghiệp tư nhân mọc lên và hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài đặt thêm
cơ sở tại Việt Nam. Từ đó, tạo ra việc làm và cải thiện thu nhập cho dân
cư.
 Gia tăng các phúc lợi xã hội.
Ngoài ra, các hoạt động kinh tế trong nước cũng sẽ được thúc đẩy phát triển rất
mạnh mẽ thông qua sự cạnh tranh với các yếu tố nước ngoài:
 Nhiều loại hình kinh doanh mới lạ, độc đáo, kết hợp từ nhiều nền văn hoá
thế giới ra đời.
 Học hỏi các kỹ thuật công nghệ mới trên phạm vi toàn cầu để áp dụng vào
sản xuất hàng hoá cho thị trường trong nước.
 Thúc đẩy, phát triển sự sáng tạo của nền khoa học kỹ thuật.
 Khi thị trường mở rộng, trở nên đa dạng hơn sẽ thu hút được nguồn vốn
đầu tư nước ngoài.
III. Tác động tiêu cực của Hội nhập kinh tế quốc tế lên Việt Nam
1. Các nhân tố bị tác động tiêu cực.
a. Xuất, nhập khẩu
Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, song việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế
quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về
quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với
năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về

8
quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh
nghiệp Việt Nam.

b. Sản xuất trong nước


Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập
khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước TPP, EU vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn,
chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất trong
nước.

Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu
quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh
hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong
nước.
Đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước
sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng
dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập.

c. Lĩnh vực đầu tư


Việc gia tăng dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu về tăng cường
năng lực của cơ quan quản lý trong việc giám sát dòng vốn ra vào, tránh nguy cơ bong
bóng hoặc rút vốn ồ ạt, để nền kinh tế có thể hấp thụ lượng vốn một cách có hiệu quả.

2. Biện pháp khắc phục


a. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Tăng cường tuyên truyền cho các doanh nghiệp các thông tin về lộ trình và các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Nâng cao năng lực giám sát thị trường tài chính nhằm kịp thời đối phó với những biến
động của dòng vốn, những ảnh hưởng lây lan từ khủng hoảng tài chính của một nước
trong khu vực.

b. Đối với hiệp hội ngành nghề


Tiếp tục đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, tạo điều
kiện kết nối giao lưu giữa các doanh nghiệp hội viên; tăng cường phổ biến thông tin
hội nhập về pháp luật của các nước, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, quản lý chất

9
lượng, các quy tắc xuất xứ... cho doanh nghiệp hội viên; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng
thương hiệu.

Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư theo thị trường, ngành hàng,
lĩnh vực kinh doanh cụ thể để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài
nước cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp
tới các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn cho các doanh nghiệp về pháp luật kinh
doanh, các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như kinh nghiệm đối phó với
các vụ kiện quốc tế, các rào cản thương mại của các thị trường xuất khẩu.

c. Đối với doanh nghiệp


Chủ động tìm hiểu và nghiên cứu về thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế,
pháp luật quốc tế. Mặc dù Việt Nam đã ký kết không ít các hiệp định thương mại tự do
với các nước và khu vực, song sự hiểu biết của doanh nghiệp trong nước về các FTAs
là khá hạn chế, trong khi đó các doanh nghiệp FDI lại rất chủ động và chuẩn bị khá kỹ
để đón đầu và tận dụng ưu đãi từ các FTAs.

Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về TPP cũng như các FTAs là việc cần thiết các
doanh nghiệp nếu muốn đứng vững trong cạnh tra-nh. Bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ
trợ từ phía Chính phủ và các hiệp hội để doanh nghiệp có thể tiếp cận các thông tin từ
TPP, FTAs một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất.

Chủ động đầu tư và đổi mới trạng thiết bị công nghệ theo chiều sâu nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, bởi nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì sản phẩm
của doanh nghiệp không thể cạnh tranh với các nước khác. Như vậy, dù hiệp định có
mở ra cơ hội, doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận thị trường và tham gia vào chuỗi
cung ứng.

Chủ động lựa chọn và thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào. Việc loại bỏ thuế quan cho
các đối tác trong TPP chỉ áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất
xứ nội khối. Trên thực tế, với các FTA đã ký kết, cũng chỉ có khoảng 30% doanh
nghiệp đã tận dụng được các ưu đãi thuế quan.

10
Do đó, doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc lựa chọn nguồn gốc của các nguyên
phụ liệu, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời phải thực hiện tốt
như các yêu cầu khác (vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật…).

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề và nhân lực
trình độ cao. Bên cạnh đó, cần chủ động tạo sự liên kết gắn bó giữa các doanh nghiệp,
cùng xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa và nước ngoài.

3. Tổng kết
Những mặt tiêu cực của hội nhập kinh tế vẫn luôn tồn tại và đó là điều không thể tránh
khỏi. Tuy nhiên, những mặt tiêu cực, những rủi ro đấy không phải là cố định, Việt
Nam có rất nhiều biện pháp có thể sử dụng để khắc phục các nhược điểm đó.

11
D. KẾT LUẬN

Gần 30 năm kể từ khi bắt đầu quan tâm và coi trọng hội nhập kinh tế quốc tế, Việt
Nam đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn ở cả hai thị trường kinh tế trong và ngoài
nước. Không chỉ vậy, công cuộc hội nhập kinh tế còn làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, thúc
đẩy công tác xoá đói giảm nghèo, đồng thời góp phần phát triển nền công nghiệp nước
nhà. Ngoài những tác động tích cực, hội nhập kinh tế cũng có mặt trái mang lại những
tổn thất và rủi ro khó lường cho thị trường Việt Nam như: Gây sức ép lên các doanh
nghiệp sản xuất trong nước; đa dạng hoá mặt hàng nhưng lại không thể đảm bảo chất
lượng của mọi loại hàng hoá có mặt trên thị trường do trình độ phát triển chưa đạt yêu
cầu.

Để có thể phát triển nền kinh tế một cách toàn diện nhất, nhà nước cần chú trọng “đẩy
mạnh” chứ không phải “đẩy nhanh” quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài những
hiệp định thương mại được ký kết cũng nên tạo điều kiện để thức đẩy sự phát triển của
các ngành hàng sản xuất trong nước; sử dụng các nguồn lực nội tại một cách hợp lý và
đảm bảo tối đa chất lượng hàng hoá trên thị trường.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 664.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006, tr. 112.

3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 235-236.
4. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
5. Số liệu từ Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược và chính sách tài chính,…
6. Wikipedia.

13

You might also like