You are on page 1of 15

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE

BÀI TẬP LỚN

Môn: Triết học Mác – Lênin

Đề bài:
Phân tích vai trò của triết học đối với đời sống xã hội.
Lựa chọn một tác phẩm văn học nghệ thuật và phân tích thế giới quan của tác
phẩm đó dưới góc độ triết học

Họ và tên : Hà Phương Anh


Mã sinh viên : 11216709
Lớp : 63C – Quản trị Marketing Chất lượng
cao

Hà nội, 2021
Mục lục

Mở đầu..................................................................................................................2

A. Vai trò của triết học đối với đời sống xã hội...........................................3
1. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................................3
1.1. Đối tượng của triết học........................................................................................3
1.2. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan....................................................4
1.3. Phương pháp luận................................................................................................5
2. Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể..................................................6
3. Chức năng và vai trò của triết học trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay.....................................................................................7

B. Lựa chọn một tác phẩm văn học nghệ thuật và phân tích thế giới
quan của tác phẩm đó dưới góc độ triết học...........................................9
1. Quan niệm về con người......................................................................................9
1.1. Bản chất con người..............................................................................................9
2. Quan niệm về nhân sinh.....................................................................................11
2.1. Số mệnh con người............................................................................................11
2.2. Vai trò của con người trong cuộc đời................................................................11
3. Những thông điệp triết lý tác phẩm gửi đến cuộc đời........................................12
3.1. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người và con người với cuộc
đời. 12
3.2. Phản đối chiến tranh phi nghĩa..........................................................................13

1
Mở đầu

Thời đại xã hội văn minh 2021 khởi nguồn từ một thời đại xã hội nguyên
thuỷ, con người tiến hoá dần qua cả trăm triệu năm từ một tế bào. Từ những
nhận thức đầu tiên về vạn vật xung quanh, từ một tia chớp tới ngọn lửa, từ bản
năng cho tới suy nghĩ lí trí, từ những thị tộc, bộ lạc đơn sơ cho tới bộ máy nhà
nước tinh vi và phức tạp. Con người đã xuất hiện và phát triển cùng vũ trụ này
và triết học cũng thế.

Với hệ thống những cơ sở lý luận chung nhất về xã hội và khoa học,


triết học luôn được con người vận dụng để tìm ra những lời giải đáp, những
hướng đi mới cho những vấn đề từ nhỏ đến lớn trong cuộc sống. Triết học được
sử dụng như một nền tảng cho sự phát triển của văn minh nhân loại, công cụ để
con người đối mặt với những thách thức, trở ngại to lớn ví như giúp nhận loại
định hướng được các bước đi đúng đắn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá; hay định hình cho tương lai của cả một dân tộc, một đất nước Việt
Nam.

Triết học có tính trừu tượng và những phần khó hiểu riêng biệt nhưng
triết học cũng là điều gì đấy rất đỗi gần gũi mà ta có thể bắt gặp thường xuyên
xung quanh ta. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về triết học trong đời sống xã hội.

2
A. Vai trò của triết học đối với đời sống xã hội
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Đối tượng của triết học.

Cùng với quá trình phát triền của xã hội, của nhận thức và cùa bân thân
triết học, trên thực tế, nội dung của đối tượng của triết học cũng thay đổi trong
các trường phái triết học khác nhau.

Đối tượng cùa triết học là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung
nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ngay từ khi ra đời, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức,
bao hàm trong nó tri thức của tất cả các lĩnh vực mà mãi về sau, từ thế kỷ XV -
XVII, mới dần thuộc về các ngành khoa học riêng. “Nền triết học tự nhiên” là
khái niệm chỉ triết học ở phương Tây thời kỳ nó bao gồm trong nó tất cả những
trì thức mà con người có được, trước hết là các trí thức thuộc khoa học tự nhiên
sau này như toán học, vật lý học, thiên văn học...

Ở thời kỳ Hy Lạp Cổ đại, nền triết học tự nhiên đã đạt được những thành
tựu vô cùng rực rỡ, mà “các hình thức muôn hình muôn vẻ của nó, - như đánh
giá của Ph.Ăngghen - đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cá các loại
thế giới quan sau này”1. Ảnh hưởng của triết học Hy Lạp Cổ đại còn in đậm đầu
ấn đến sự phát triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu mãi về sau. Ngày nay, văn
hóa Hy - La còn là tiêu chuẩn của việc gia nhập Cộng đồng châu Âu.

Triết học tạo điều kiện cho sự ra đời của các khoa học, nhưng sự phát
triển của các khoa học chuyên ngành cùng từng bước xóa bỏ vai trò của triết học
tự nhiên cũ, làm phá sản tham vọng cùa triết học muốn đóng vai trò “khoa học
của các khoa học”. Triết học Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng thể hiện
tham vọng đó. Hêghen tự coi triết học của mình là một hộ thống nhận thức phổ
biến, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ
1
C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t. 20 Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. Tr. 149
3
thuộc vào triết học, là lôgíc học ứng dụng.

Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ cùa khoa học vào
đầu thế kỷ XIX đã dẫn dến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt dể với
quan niệm triết học là “khoa học của các khoa học”, triết học Mác xác định dối
tượng nghiên cứu cùa mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư
duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu
những quy luật chung nhất cùa tự nhiên, xã hội và tư duy. Các nhà triết học
Mácxít về sau đã đánh giá, với Mác, lần dầu tiên trong lịch sử, dối tượng của
triết học dược xác lập một cách hợp lý.

Vấn đề tư cách khoa học của triết học và đổi tượng cùa nó đã gây ra
những cuộc tranh luận kéo dài cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện
dại ở phương Tây muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định dổi
tượng nghiên cứu riêng cho mình như mô tả nhưng hiện tượng tỉnh thần, phân
tích ngừ nghĩa, chú giài văn bản...

Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học là nghiên cứu
những vấn đề chung nhất cùa giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan
hộ cùa con người, cùa tư duy con người nói riêng với thế giới.

1.2. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan.

Khái niệm thế giới quan hiểu một cách ngắn gọn là hệ thống quan điểm
của con người về thể giới. Có thể định nghĩa: Thế giới quan là khái niệm triết
học chỉ hệ thống các trí thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định
về thể giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại)
trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong
định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Nói triết học là hạt nhân của thế giới quan, bởi thứ nhất, bản thân triết
học chính là thế giới quan. Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới
4
quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại...
triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.
Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm hay thế
giới quan thông thường..., triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chỉ phối, dù
có thể không tự giác. Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các
thế giới quan và các quan niệm khác như thế.

Không ít người, trong đó có các nhà khoa học chuyên ngành, thường
định kiến với triết học, không thừa nhận triết học có ảnh hưởng hay chỉ phối thế
giới quan của mình. Tuy thế, với tính cách là một loại tri thức vĩ mô, giải quyết
các vấn để chung nhất của đời sống, ẩn giấu sâu trong mỗi suy nghĩ và hành vỉ
của con người, tư duy triết học là một thành tố hữu cơ trong trí thức khoa học
cũng như trong tri thức thông thường, là chỗ dựa tiềm thức của kinh nghiệm cá
nhân, dù các cá nhân cụ thể có hiểu biết ở trình độ nào và thừa nhận đến đâu vai
trò của triết học. Nhà khoa học và cá những người ít học, không có cách nào
tránh được việc phải giải quyết các quan hệ ngẫu nhiên - tất yếu hay nhân quả
trong hoạt động của họ, cả trong hoạt động khoa học chuyên sâu cũng như trong
đời sống thường ngày. Nghĩa là, dù hiểu biết sâu hay nông cạn về triết học, dù
yêu thích hay ghét bỏ triết học, con người vẫn bị chi phối bởi triết học, triết học
vẫn có mặt trong thế giới quan của mỗi người. Vấn đề chỉ là thứ triết học nào sẽ
chỉ phối con người trong hoạt động của họ, đặc biệt trong những phát minh,
sáng tạo hay trong xử lý những tình huống gay cấn của đời sống.

1.3. Phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất
phát có vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có nghĩa
là lý luận về hệ thống phương pháp. Triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng
phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực

5
tiễn.

Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết là
phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận duy vật
biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận
chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Để đem lại hiệu quả trong quá trình nhận thức và hành động, cùng với tri
thức triết học, con người cần phải có tri thức khoa học cụ thể và kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn xã hội. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn không được
xem thường hoặc tuyệt đối hoá phương pháp luận triết học. Nếu xem thường
phương pháp luận triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phương hướng,
thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác. Ngược lại, nếu tuyệt đối hoá vai trò của
phương pháp luận triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất
bại. Bồi dưỡng phương pháp luận duy vật biện chứng sẽ giúp mỗi người tránh
được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương pháp tư duy siêu hình gây
ra.

2. Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể.

Mọi ngành khoa học cụ thể đều ra đời và phát triển dựa trên tư duy lý
luận của con người. Ph. Ăngghen đã từng nói: “Một dân tộc muốn đứng trên
đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”.

Từ khoảng giữa thế kỷ XX, triết học được tranh cãi liệu nó có phải là
một khoa học hay không. Trước đó, vấn đề này gần như không được đặt ra. Bởi
lẽ, từ trong lịch sử đến tận ngày nay, triết học luôn được thừa nhận là một hình
thái ý thức xã hội và giá trị không thể thay thế của triết học là ở đó. Người ta
không coi triết học là một khoa học ngang hàng (cùng loại) với các khoa học
khác, điều đó không có nghĩa rằng triết học không luận giải một cách khoa học
về thế giới. Triết học nào cũng cố gắng sử dụng những thành tựu khoa học để

6
khái quát luận thuyết của mình thành một mô hình lý tưởng nhằm giải thích mọi
hiện tượng trong thế giới và định hướng cho hành vi. Hàm lượng khoa học của
một học thuyết triết học, ngoài việc nó sử dụng những thành tựu của các khoa
học khác còn biểu hiện ở sức mạnh của thế giới quan và phương pháp luận mà
nó sáng tạo ra để giải thích thế giới và định hướng cho hoạt động của con người.

Triết học và khoa học tự nhiên xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển
trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của những quy
luật nhất định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau, thức đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử quá trình hình
thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên đã cho
thấy hai lĩnh vực tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng
thời còn chứng minh rằng triết học tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở
khoa học vững chắc để khái quát lên những nguyên lý, quy luật chung nhất của
mình, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế
giới quan, phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu thế giới tự
nhiên.

3. Chức năng và vai trò của triết học trong đời sống xã hội và trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và Việt Nam có những
biến đổi to lớn, đặc biệt là sự khủng hoảng trầm trọng của CNXH hiện thực và
khủng hoảng kinh tế-xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, Đại hội VI của
Đảng (năm 1986) vẫn kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, với tinh thần nhìn
thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước,
đặc biệt nhấn mạnh đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Năm 1991, Đại
hội VII thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, khẳng định rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ

7
làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”.

Trên cơ sở “nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam” đó, Đảng ta đã giải quyết
thành công một loạt vấn đề lý luận và thực tiễn mà sự nghiệp đổi mới đặt ra.
Những vấn đề về CNXH và con đường đi lên CNXH đã ngày càng rõ hơn.
Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn mới đã được nhận thức ngày càng đúng đắn qua
các kỳ Đại hội và vận dụng sáng tạo vào công cuộc đổi mới, thu được những
thành tựu quan trọng, trở thành “xương sống” lý luận của sự nghiệp đổi mới. Đó
là các vấn đề: kinh tế thị trường định hướng XHCN; chủ động hội nhập quốc tế
và giữ vững độc lập, tự chủ; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; tiến hành
CNH,HĐH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện mới; phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ...
Nhờ đó, sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta 25 năm qua đạt được
những thành tựu “to lớn, có ý nghĩa lịch sử”.

Cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, những biến
đổi lớn lao trong xã hội cũng đang làm thay đổi bộ mặt của xã hội cuối thế kỷ
XX. Việc thực hiện những nhiệm vụ to lớn do đất nước và thời đại, do công
cuộc đổi mới đặt ra vì mục tiêu tiến bộ xã hội cũng đòi hỏi mỗi người phải có
một thế giới quan khoa học đúng đắn, vững chắc, một tư duy năng động, mềm
dẻo, sáng tạo. Chính triết học biện chứng duy vật là cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận đáng tin cậy đó.

Nước ta thuộc vào nhóm các nước đang phát triển. Do đó, để thực hiện
mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn mình, chúng ta không có
con đường nào khác là phải công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Chính vì
vậy, Đảng ta đã xác định: “Đây là nhiệm vụ trọng tâm có tầm quan trọng đó,
chúng ta không thể không sử dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công
nghệ. Nói cách khác, kỹ thuật và công nghệ có vai trò hết sức to lớn trong công
cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Cũng như mọi giai đoạn trong

8
lịch sử, trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá, vai trò của triết học
không được biểu hiện một cách chung chung thông qua quần chúng nhân dân
lao động mà được biểu hiện một cách tập trung nhất thông qua những người làm
nhiệm vụ hoạch định chính sách và những người chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Do
vậy, phải có tư duy triết học đúng đắn để những người làm nhiệm vụ hoạch định
chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn mới có thể đưa ra được những quan
điểm, những bước đi và những biện pháp phù hợp trong quá trình công nghiệp
hoá – hiện đại hoá.

B. Lựa chọn một tác phẩm văn học nghệ thuật và phân tích thế giới
quan của tác phẩm đó dưới góc độ triết học.

Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – một kiệt tác văn học nghệ thuật
với tuổi đời 300 năm lắng đọng.

Với 476 câu thơ trường đoản cú, Đặng Trần Côn đưa chúng ta về với viễn
cảnh chiến tranh khói lửa điêu tàn, người vợ đưa tiễn chồng tới nơi chiến chinh
cùng những nỗi lo lắng, sợ hãi đau đáu mãi khôn nguôi. Ẩn sâu trong từng lời
thơ, người ta còn nhìn thấy rất nhiều triết lý trong quan niệm nhân sinh về những
khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Tiếp theo đây, hãy cùng phân tích thế giới
quan của Chinh phụ ngâm dưới góc độ triết học.

1. Quan niệm về con người


1.1. Bản chất con người
Trong thời cuộc chiến tranh loạn lạc, con người thiện ác lẫn lộn. Anh
hùng hào kiệt ở muôn nơi nhưng cũng không thiếu tiểu nhân đắc ý. Trong
“Chinh phụ ngâm”, con người vẫn là hướng về cái thiện nhiều hơn. Từ người
chồng sẵn sàng ra trận bảo vệ một mảnh hồn thiêng sông núi tới người vợ ở nhà
thao thức từng ngày từ xuân qua đông mà lo lắng cho bình an của chồng. Khó để
tìm ra một điểm ‘ác’ ở con người trong thi phẩm, nhưng có thể tìm thấy ‘ác’ ẩn
sâu trong từng hoàn cảnh thơ. Chiến tranh nổ ra, cho dù vì lí do gì cũng sẽ khiến

9
sinh linh đồ thán, thân nhân phải biệt ly. Chiến tranh phi nghĩa chính là cái ‘ác’,
những người tạo ra cuộc chiến này lại càng ‘ác’. Thế cục xoay vần, nhưng ‘thiện
– ác’ thì thời nào cũng phải là một tồn tại song song.
Đáng ra với một tác phẩm được viết ra bởi một nhà nho, xuyên suốt tác
phẩm đáng lẽ ra nên luôn là nhân sinh quan theo tư tưởng nho giáo. Con người
hướng đến thời cuộc, vận mệnh đất nước nhiều hơn là hướng tới cái thiện hay
cái ác. Trên cả thiện ác là ‘món nợ tang bồng’, thời cuộc quá loạn lạc để nói về
thiện ác thì thôi, hãy cứ trả nợ nước trước đã.
Nhưng ‘Chinh phụ ngâm’ lại tập trung khai thác rất nhiều về con người cá
nhân, tạo ra một trào lưu mới cho nền văn học lúc bấy giờ. Cụ thể, tác phẩm tập
chung khai thác nhân vật trung tâm ‘chinh phụ’.
Hàng trăm cung bậc cảm xúc của người vợ được đưa vào từng ý thơ, mỗi
một cảm xúc ấy đều thể hiện nét ‘thiện’ trong con người người đàn bà có chồng
ra trận. Mỗi một nỗi nhớ nhung khắc khoải, mỗi một ngày bi sầu lo lắng, mỗi
một hành động của cô đều hướng về người chồng nơi chiến trường vạn dặm xa
xôi.
“Trải mấy xuân tin đi tin lại
Đến xuân này tin hãy vắng không”
“Rèm thưa lòng não trăng tàn bóng
Gối lạnh châu tràn cuốc gọi canh”
“Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”
Qua 3 cặp thơ trên, có thể dễ dàng tưởng tượng ra hình ảnh người phụ nữ
ngồi bên khung cửa ngóng trông tin chồng. Nàng ngóng những bức thư tin từ
xuân này tới xuân khác, tới khi nỗi sợ hãi ùa về khi một mùa xuân chờ hoài mà
vẫn chẳng hay biết tin nào. Nhớ chồng đêm khuya không ngủ chỉ biết nhìn vào
xa xăm, nghe tiếng cuốc gọi canh thấy lòng chợt quạnh quẽ cô đơn. Người đàn
bà một lòng thuỷ chung, sắt son gom về một mối nhớ nhung. Với tấm lòng ấy, ta

10
nhận thấy được người phụ nữ này có một phẩm cách tốt đẹp, từ đó cái ‘thiện’
hiện lên một cách đặc biệt rõ ràng.
Văn học trung đại thường hướng tới vẻ đẹp ‘chân – thiện – mỹ’ một cái
đẹp hoàn hảo từ vẻ bề ngoài cho tới nhân cách con người, để hướng con người
tới một lối sống tốt đẹp, cuộc đời hoàn thiện hơn. Vì vậy tuy rằng “thiện – ác”
vẫn xuất hiện song song, nhưng cũng dễ hiểu khi cái ‘thiện’ hoàn toàn lấn át cái
‘ác’ trong tác phẩm.
2. Quan niệm về nhân sinh
2.1. Số mệnh con người.
Với gần 300 năm lịch sử, “Chinh phụ ngâm” làm ta sống lại trong một
thời đại mà con người tin vào số mệnh mà ông trời sắp đặt. Mọi vui buồn sướng
khổ đều đã được định sẵn kể từ khi ta chào đời.
Khi đoán mệnh một người, người ta nhìn vào tướng mạo đầu tiên và ở cái
thời thịnh nho ấy, với quan niệm siêu hình của tư tưởng nho giáo, người có nhan
sắc thường thường sẽ bị mặc định rằng: “Hồng nhan thì bạc mệnh”. Thế giới
trong “Chinh phụ ngâm” lại có phần khác biệt hơn, vẫn là số mệnh, vẫn là đất
trời với những oan nghiệt không cách nào tránh khỏi nhưng còn thêm một khía
cạnh nữa về thế cục thời đại ẩn sau hai câu thơ:
“Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân”
Hồng nhan vẫn khổ, nhưng không phải chỉ khổ vì ‘mệnh’ buộc phải thế
mà còn vì ‘Thiên địa phong trần’ – hay chính là hiện thực xã hội lúc bấy giờ khi
mà đất nước, quê hương đang buổi binh đao, khói lửa mịt mù. Hoàn cảnh này đã
diễn ra xuyên suốt tác phẩm, đặt người phụ nữ vào vị thế bất lực tột cùng, sống
trong định kiến xã hội, những gì người phụ nữ có thể làm chỉ là biểu đạt cảm
xúc của mình trước số phận, trước hoàn cảnh.
Có thể thấy đây là một điểm mới nổi bật, cuộc đời con người không chỉ bị
chi phối bởi thân mệnh, tướng số, không chỉ do trời đất định đoạt nữa mà còn bị
chi phối bởi một nhân tố bên ngoài: Hoàn cảnh.
11
2.2. Vai trò của con người trong cuộc đời.
Ở thời đại của bài thơ, con người tin hoàn toàn rằng cuộc đời mình phụ
thuộc vào số mệnh. Trong quan niệm của họ, một kiếp người đã được sắp sẵn
trong ‘sách trời’, đến cả hoàng đế cũng là ‘thiên tử’. Khi khó khăn, khi chứng
kiến những cảnh tượng khốc liệt, dã man, họ cũng sẽ kêu trời đầu tiên.
Dù muốn hay không, người phụ nữ vẫn buộc lòng phải xa chồng mình vì
chiến tranh. Không chỉ có nỗi nhớ nhung, lo lắng; ta còn có thể bắt gặp những
nỗi uất nghẹn, trách móc số mệnh oái oăm:
“Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”
Tác phẩm tập trung biểu hiện khát vọng được hưởng hạnh phúc tuổi  trẻ,
cái phần vật chất nhất của con người thông qua những cảm xúc của người phụ
nữ. Lý tưởng võ công, lý tưởng hiếu nghĩa vẫn còn được nhắc đến nhưng không
còn là niềm rung cảm. Người chinh phụ nhân danh “khách má hồng” chịu nỗi
“truân chuyên” mà lên án “xanh kia”, không chấp nhận kiếp hy sinh chiến
trường trong chiến tranh phi nghĩa. Hai câu thơ cũng là một ví dụ cho việc con
người chỉ biết ‘kêu trời’ tại thời kỳ ấy.
Người phụ nữ tin vào số mệnh, oán trách số mệnh nhưng lại quá nhỏ bé
để có thể vượt lên trên nó. Nàng chẳng thể làm gì để giúp cho chiến tranh phi
nghĩa chấm dứt, chẳng thể đem chồng về từ nơi mà cái chết luôn cận kề. Sự bất
lực ấy từ nỗi nhớ, từ sự sợ hãi đã trở thành nỗi oán than trách móc cuộc đời.
Thực tế, ở thời đại này, các giai cấp được phân chia một cách rất rõ ràng.
Và số mệnh của giai cấp thấp sẽ được quyết định bởi giai cấp cao. Kẻ nắm
quyền sinh sát, kẻ nắm quyền xoay chuyển thời cục là những kẻ sinh ra với một
thân phận cao quý hoặc sẽ là những anh hùng không chấp nhận cái gọi là ‘số
mệnh’. Qua đó, có thể thấy rằng con người vẫn nắm vai trò chủ đạo trong cuộc
đời, con người vẫn tự quyết định cuộc đời của họ nhưng ở thời điểm đó, phần đa
con người chấp nhận đặt cuộc đời mình vào tay người khác. Nói rộng hơn, họ
sinh ra với những tư tưởng như vậy trong máu, họ dùng máu để nuôi dưỡng
12
những hủ tục, những định kiến về giai cấp, vì vậy rất ít người có thể chống lại
được chính những điều mà mình đã tin tưởng từ khi mới lọt lòng.
3. Những thông điệp triết lý tác phẩm gửi đến cuộc đời.
3.1. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người và con người
với cuộc đời.

Mối quan hệ giữa người với người được khắc hoạ nhiều nhất trong tác
phẩm là mối quan hệ vợ chồng. Về tình cảm và trách nhiệm của người vợ người
trong ở thời đại. Thông qua mối quan hệ này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp
về tình yêu giữa người với người, tình cảm sẽ không biến mất chỉ vì khoảng
cách địa lý. Có thể thấy trong tác phẩm, tình cảm của người vợ được khắc hoạ
rất rõ nét, và chỉ tăng chứ không giảm, từ nỗi nhớ nhung vu vơ trở thành nỗi lo
lắng, buồn bã, đơn côi. Chỉ cần tình cảm là chân thành, không gì có thể ngăn
cách được yêu thương.

Mối quan hệ giữa con người và cuộc đời được tác giả mô tả dưới góc độ
của một nhà nho. Con người của thời đại thì phải đặt trách nhiệm với thời cục
lên trước trách nhiệm với bản thân.

3.2. Phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Trong tác phẩm ‘Chinh phụ ngâm’, có hai nỗi đau được nhắc đến đó là
nỗi đau khi phải xa chồng và nỗi đau đớn được gợi lên từ sự uất hận chiến tranh.
Cả hai nỗi đau ấy đều có chung một nguồn gốc: ‘chiến tranh phi nghĩa’.

Mọi cuộc chiến đã, đang và sẽ xảy ra trên đời này đều là chiến tranh phi
nghĩa. Chúng là những niềm đau, là nguyên nhân cho những mất mát to lớn của
nhân loại.

Từ những điều nhỏ như phải chia xa với thân nhân máu thịt, phải sống
chui lủi, lo sợ từng ngày. Cho tới những điều lớn như hàng triệu triệu mạng
người ngã xuống, ô nhiễm môi trường nặng nề sau chiến tranh chỉ vì những mục
13
đích mà nhân loại hoàn toàn có thể đạt được bằng một cuộc nói chuyện hoà
bình.

Cho đến tận bây giờ, chiến tranh vẫn xảy ra trên địa cầu này, vẫn đem đến
nỗi bất hạnh cho hàng triệu sinh linh mỗi giây mỗi phút mà chẳng đem lợi một
lợi ích nào cho nhân loại. Khó để có thể kết thúc hoàn toàn mọi cuộc chiến
nhưng hãy lan toả thông điệp hoà bình.

14

You might also like