You are on page 1of 40

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

(DÙNG CHO HỌC VIÊN CAO HỌC KHÔNG THUỘC


CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC)
Biên soạn: Đinh Ngọc Thạch, Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG-HCM
(Tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ)

1
NHẬP MÔN
KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC

I. TRIẾT HỌC - “CUỘC HÀNH TRÌNH HƯỚNG ĐẾN CHÂN LÝ”


Giải thích tiêu đề: một cách hiểu về đặc trưng của tri thức triết học (phân biệt với tri thức khoa học chuyên biệt, cụ thể, đặc biệt là
khoa học tự nhiên), do Hegel nêu ra. Mục này hiểu như khái luận về triết, bao gồm những nội dung dưới đây.
1. Triết học và đối tượng của triết học.
Tư tưởng triết học ra đời từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VII Tr. CN tại Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ “Triết học”*
xuất phát từ tiếng Hy Lạp philosophia (với sự kết hợp phileo) – yêu thích, yêu mến, và sophia – thông thái, có nghĩa là “ yêu thích sự
thông thái”. Cách hiểu đó ứng với thuật ngữ “triết học”
( Hán – Việt). Theo nghĩa rộng thuật ngữ “triết học” (philosophia, philosophy, philosophie…) thể hiện: 1) khát vọng vươn đến tri
thức, sự hiểu biết, thông thái, 2) “ thế tục hóa” sự thông thái thần linh. Khi tự xem mình là “ người yêu thích sự thông thái “ (philosophos)
Pythagoras (nửa sau thế kỷ thứ VI - đầu thế kỷ V Tr.CN) đã nhấn mạnh ý nghĩa của triết học là khát vọng vươn tới tri thức, tìm kiếm chân
lý. Platon (427 – 347 tr.CN) và Aristoteles (384 – 322 tr. CN) là những người đã phân biệt tri thức triết học với các lĩnh vực khác của nhận
thức, xác định nhiệm vụ của triết học là nhận thức các chân lý vĩnh cửu và tuyệt đối (Platon), hay vươn tới cái phổ quát (universaly) trong
thế giới, suy ra, đối tượng của triết học là cơ sở ban đầu và nguyên nhân của tồn tại. Như vậy triết học ở thời kỳ đầu tiên được xem như tri
thức lý luận phổ quát duy nhất, bao trùm là “ khoa học của các khoa học”.
Bàn thêm: thực ra chính Heraklitos mới là người sử dụng thuật ngữ “triết gia” như “ người yêu mến sự thông thái ”(philosophos),
được tìm thấy trong bản văn của ông, còn Pythagoras hầu như không để lại dấu tích, nên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng H eraklitos mới là
người đầu tiên sử dụng thuật ngữ” philosophos”, sau đó hình thành thuật ngữ “ philosophia”.
Từ thế kỷ XV trở đi quá trình chuyên biệt hóa tri thức đưa đến sự ra đời các ngành khoa học cụ thể, với hệ thống lý luận chuyên
biệt của mình.Quan niệm truyền thống xem triết học là “khoa học của các khoa học” trên thực tế đã không thể hiện được bức tranh chung
và lôgíc nội tại của sự phát triển tri thức. Định nghĩa triết học, do lệ thuộc vào các yếu tố khác nhau như đặc thù của từng khu vực (phương
Đông, phương Tây), sự mở rộng không ngừng các lĩnh vực nghiên cứu, những biến đổi chính trị – xã hội, cách tiếp cận chủ quan của từng
nhà triết học… nên cũng không đạt được sự nhất trí hoàn toàn. Mặc dù vậy vẫn có th ể chú ý đến các đi ểm chung nh ất trong đối tượng
nghiên cứu của triết học với tính cách là hình thái đặc thù của ý thức xã hội và dạng nhận thức tổng quát như sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tồn tại, hay khía cạnh bản thể luận của triết học.
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của nhận thức, hay khía cạnh nhận thức luận của triết học.
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của sự vận động và phát triển xã hội, hay triết học xã hội.
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất của con người, do con người tạo ra trong quá trình sáng tạo lịch sử, hay
nhân học triết học* , triết học về con người.
Tóm lại, triết học là học thuyết về những vấn đề và những nguyên lý chung nhất của giới tự nhiên, xã hội và con người, mối
quan hệ giữa con người với con người và với thế giới chung quanh.
Một cách cô đọng, có thể hình dung các bộ phận của triết học là học thuyết về tồn tại (hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này), học
thuyết về nhận thức, học thuyết về giá trị, thông qua đó làm sáng tỏ yếu tố nhận thức và yếu tố đánh giá trong mọi hệ thống triết học. Là
sản phẩm tất yếu của sự phát triển và hoàn thiện của xã hội, triết học còn được xem như thành tố không tách rời của văn hóa tinh thần, tinh
hoa tinh thần của mỗi thời đại và mỗi dân tộc trên những chặng đường nhất định.
Triết học luôn được trình bày dưới dạng lý luận, trong đó thể hiện hệ thống các nguyên lý, các phạm trù, các quy luật, các
phương pháp nghiên c ứu; chúng mang tính chất chung nhất, được phổ biến vào tự nhiên, xã hội, con người (tư duy về tư duy) – đó là đặc
trưng của lý luận t riết học. Nói cách khác, triết học xem x ét thế giới như nội dung chỉnh thể và xác lập quan niệm có tính hệï thống về
chỉnh thể đó.
Từ cách tiếp cận giá trị, triết học là “ tinh hoa về mặt tinh th ần” của thời đại, là thời đại được tái hiện d ưới d ạng tư tưởng (C.
Mác). Các triết gia, theo Mác, không phải như những cây nấm (hoang dại) mọc lên từ đất; họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình,
mà dòng nhựa tinh tế, trong suốt được cô đọng trong các học thuyết triết học. Theo nghĩa đó mỗi hệ thống triết học đều hình thành, phát
triển trên nền chung của văn hóa, được tiếp nhận, hiện thực hoá, được kế thừa, phổ biến và sáng lọc qua các thời đại.
2. Triết học và thế giới quan.
Mọi triết học đều là thế giới quan, tức hệ thống các quan điểm về thế giới khách quan, về vị trí con người trong thế giới, về quan
hệ của con người với thế giới xung quanh và với chính mình, kể cả thái độ sống của con người, chính kiến, lý tưởng, nguyên tắc nhận thức
và hoạt động, định hướng giá trị, chịu s ự chế định của nh ững quan niệm ấy. Khái niệm “ thế giới quan” rộng hơn kh ái niệm “ triết học”,
nghĩa là triết học cũng là một dạng thế giới quan, có thể so sánh với các thế giới quan khác như thế giới quan thần thoại, thế giới quan nghệ
thuật, thế giới quan tôn giáo…
Thế giới quan là kết quả phản ánh thế giới. Nó có thể diễn ra ở cấp độ đời thường, chịu tác động trực tiếp của điều kiện sống và
kinh nghiệm của con ng ười, lưu truyền từ th ế hệ này sang thế hệ khác. Cấp độ này của thế giới tồn tại dưới hình thức các quan niệm tự
phát, thiếu hệ thống về thế giới. Sự phản ánh thông quan các khái niệm, vạch ra được tính quy luật, bản chất của các sự vật, hiện tượng,
quá trình, là sự phản ánh ở cấp độ cao, gắn với tư duy trừu tượng và tri thức lý luận. Triết học thuộc về cấp độ này của thế gi ới quan. Thế
giới quan triết học thể hiện dưới hình thức khái niệm, phạm trù, dựa vào các thành tựu của khoa học chuyên biệt, cụ thể về tự nhiên, xã
hội và con người như chất liệu sống cho những luận giải mang tính khái quát lý luận cao của mình.

2
Ở phương diện lịch sử thế giới quan triết học xuất hiện muộn hơn thần thoại và tôn giáo.* Theo các dữ liệu khoa học hiện đại tôn
giáo xuất hiện vào khoảng h ơn năm mươi ngàn năm trước đây, vào thời kỳ chớm bắt đầu tan rã của công x ã nguyên thủy, còn thần thoại
thì ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người đã trở thành hình thái ý thức chủ đạo, là thế giới quan của người nguyên thủy. Thần thoại
là sự đối thoại đầu tiên, đầy tính hoang tưởng, của con người với thế giới xung quanh. Người nguyên thủy bị vây bọc trong quyền lực của
xúc cảm và của trí tưởng tượng; những quan niệm của họ về sự vật còn mơ hồ, rời rạc, phi lôgíc. Các yếu tố tư tưởng và tính cảm, tri thức
và nghệ thuật, tinh thần và vật chất, khách quan và chủ quan, hiện thực và suy tưởng, tự nhiên và siêu nhiên chưa bị phân đôi. Triết học ra
đời chính là sự vượt qua tư duy dưới hình thức hình tượng cảm tính v à tự phát bằng tư duy lý luận, hay tư duy dưới hình thức các khái
niệm, xác lập bức tranh về thế giới một cách có hệ thống. Triết học là trình độ tự giác trong quá trình phát triển của thế giới quan.
Tóm lại, triết học là cấp độ cao nhất của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của
con người trong thế giới. Theo nghĩa đó triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan; nó có chức năng tìm hiểu và vạch ra ý nghĩa hợp
lý và các quy luật phổ biến của sự tồn tại và phát triển của thế giới và con người.

II VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC.


1. Thế nào là vấn đề cơ bản của triết học?
Với tính cách là tri thức lý luận có hệ thống luôn được làm giàu thêm qua mỗi chặng đường phát triển của lịch sử, triết học đứng
trước hàng loạt các v ấn đề cần giải đáp, trong đó có vấn đề vừa nêu trên: triết học là gì? Các nhà triết học căn cứ vào việc gi ải quyết vấn
đề đó mà hình thành quan điểm của mình, xác nhận những nội dung cụ thể và sử dụng những ph ạm trù thích hợp để làm sáng tỏ điều cần
quan tâm. Mỗi học thuyết triết học thường đặt ra một vấn đề chính xuyên suốt, thông qua đó bày tỏ quan điểm chủ đạo của mình. Các vấn
đề khác đều xo ay quanh cái trục chính đó. Thời đại lịch sử cũng vậy: những đổi thay của xã hội, sự mở rộng không ngừng chân trời nhận
thức của con người, sự phát triển ngày càng phong phú các lĩnh vực tri thức đưa đến sự điều chỉnh các v ấn đề triết học. Cái hôm qua đóng
vai trò chủ đạo ,hôm nay có thể biến thành thứ yếu,, nhược lại cái cá biệt, do sự vận động tiếp th eo của lịch sử, có thể t rở th ành cái phổ
biến.
Hệ thống các vấn đề triết học bao gồm:
- Vấn đề bản thể luận (học thuyết về tồn tại) tập trung làm rõ cơ sở, bản chất của thế giới, của tồn tại nói chung, trong đó có diện
mạo của tự nhiên, xã hội, và cả “thế giới của chính con người”.
- Vấn đề nhận thức luận, thể hiện ở việc phân tích nguồn gốc, bản chất, quá trình nhận thức, khả năng và giới hạn của nhận th ức,
các hình thức tri thức, vấn đề chân lý v.v..
- Vấn đề phương pháp luận ngày càng chiếm vị trí lớn trong các học thuyết triết học, trở thành một trong những tiêu chí thẩm định
về tác dụng của các học thuyết đối với quá trình khám phá chân lý, qua đó chỉ ra vị trí của từng học thuyết trong đời sống xã hội.
- Vấn đề nhân sinh – xã hội không thể thiếu trong các học thuyết triết học. Một học thuyết muốn khẳng định giá trị của mình cần
phải hướng đến con ng ưới ở những cấp độ và hình thức biểu hiện khác nhau. Cuộc tranh lu ận về bản chất con ng ười, về n hững giá trị,
chuẩn mực, lý tưởng, về không gian xã hội phù hợp với nhân tính, với xu thế vận động của lịch sử luôn trở thành điểm nóng trong lịch sử
triết học.
- Vấn đề giá trị luận không đơn thuần chỉ là sự đánh giá vị trí của một học thuyết trong đời sống xã hội, đặt nó trên nền chung của
văn hóa nhân loại để làm nổi bật quy luật kế thừa t ư tưởng, mà còn phân tích ngay các phạm trù liên quan đến khía cạnh này – khía cạnh
giá trị.
Cơ đọgn những vấn đề ấy, ta có thể rút ra vấn đề chung, quy định bản chất của tư duy tri ết học, đó là vấn đề về quan hệ giữa tư
duy và tồn tại, hay “ tâm” và “ vật”, ý thức và vật chất. Đó là vấn đề cơ bản lớn của triết học, bởi lẽ việc giải quyết nó là cơ sở và điểm
xuất phát để giải quyết các vấn đề khác, đồng thời cho phép xác định tính khuynh hướng thế giới quan của các học thuyết triết học, mà tính
khuynh hướng đó, xét đến cùng, tập trung ở chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, cùng các biến thái của chúng.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
1. Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, và cái nào là quyết định? (đúng hơn: cái nào mang tính thứ nhất, cái
nào mang tính thứ hai)
2. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không, va ønhận thức như thế nào?

2. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm


Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đưa đến sự hình thành hai khuynh hướng lớn trong lịch sử triết học là chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Các nhà duy vật giải thích mọi thứ từ vật chất, xem vật chất là cái có trước (cái mang tính thứ nhất),
xuất phát và quyết định ý thức. Ngược lại, các nhà duy tâm giải thích mọi thứ trên cơ sở một bản nguyên tinh thần nào đó, xem tinh thần là
cái có trước và quyết định trong quan h ệ với thế giới vật chất. Sự phân cực thế giới quan nh ư vậy được thực hiện ngay t ừ thời cổ đại, và
xuyên suốt quá trình phát triển của triết học, tạo nên xung lực của sự phát triển tư tưởng triết học.
Chủ nghĩa duy tâm đối lập với chủ nghĩa duy vật ở khía cạnh thế giới quan, nhưng cũng là sản phẩm tất yếu của lịch sử, gắn liền
với những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận và giá trị - văn hóa. Chủ nghĩa duy tâm trong nhiều trường hợp thể hiện sự ngạc nhiên thú vị
trước cái “ siêu phàm”, cái “ thần tính” của con ng ười, để ph ân biệt với cái “ không thuộc về thần linh”, không “ siêu phàm”, tức thế gi ới
không-phải-con-người. Vì thế mà nhân đọc Socrates, Plato, Hegel, V.I.Lênin nhấn mạnh:”Chủ nghĩa duy tâm thông minh gần với chủ
nghĩa duy vật thơng minh hơn chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn” (V.I.Lênin toàn tập, t.29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 293).

Trong quá trình phát sinh và phát triển của mình chủ nghĩa duy vật trải qua các hình thức cơ bản sau:
1. Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ (øCNDV tự phát, xét theo cơ sở, quá trình hình thành lẫn t rình độ của nó) t ại các
nước phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc…) và Hy Lạp, La Mã cổ đại là hình thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật. Các nhà tri ết học bước
đầu vượt qua thế giới quan huy ền thoại, màthần thoại là hạt nhân của nó, giải thích nguyên nhân thế giới từ chính các yếu tố vật chất sẵn
có của thế giới (đất, nước, lủa, không khí…), xem xét sự hình thành của các sự vật một cách tự thân. Quá trình phát triển tiếp theo của chủ
3
nghĩa duy vật cổ đại cho thấy chủ nghĩa duy vật là thế giới quan của lực lượng xã hội tiến bộ. Theo nghĩa đó chủ nghĩa duy vật đối lập với
chủ nghĩa duy tâm được thể hiện qua cuộc đấu tranh giữa “ đường lối Đêmôcrít” và “ đường lối Platôn” (xem phụ lục 1).

Chủ nghĩa duy vật, trong hình thức thô sơ của nó, có mối liên hệ hữu cơ với khoa học và trình độ nhận thức chung. Các nhà d uy
vật cổ đại, thông qua giải đáp câu hỏi về bản nguyên thế giới, đã xác định cơ sở của tồn tại là các hành chất, yếu tố vật chất cụ thể, hay giả
định (apeiron, homeomeria, atomos). Tồn tại hai cách giải thích bản nguyên thế giới – cách giải thích “ nhất nguyên” (trường phái Milet,
Heraclitos) và “ đa nguyên” (Empedocles, Anaxagoras, nguyên tử luận).
Trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật chất phác với tính cách là hình thức lịch sử thứ nhất của chủ nghĩa duy vật, nguyên tử
luận duy vật, do L ơxíp (Leucippos) khởi xuớng, Đêmôcrít (Demokritos) phát tri ển, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là điển hình của tư
tưởng duy vật cổ đại. Thứ nhất, các nh à nguyên tử luận đ ã xác lập bức tranh độ c đáo, phi nhân hình về thế giới từ việc lý giải nguyên tử
như cơ s ở của tồn tại (giải thích). Thứ hai, giải thích các sự v ật, hiện tượng diễn ra t rong thế giới theo tính tất yếu tự nhi ên, không thừa
nhận sự can thiệp củ a các lực lượng siêu nhiên vào quá trình th ế giới. Thứ ba, vận dụng nguyên tử luận vào vi ệc gi ải thích vấn đề con
người (xem sự sống và cái chết chỉ là sự hợp nh ất và phân rã các nguyên tử, không thừa nhận sự b ất tử của linh hồn) và chính trị - xã hội
(ủng hộ nền dân chủ với tính cách là quyền lực của nhân dân, hay của các “ nguyên tử xã hội”). Thứ tư, gợi mở về khoa học (quan niệm về
nguyên tử như những phần tử bé nhất, bất khả phân đã kích thích tư duy khoa học trong nhiều thế kỷ).
Tính chất ấu trĩ của chủ nghĩa duy vật cổ đại gắn với trình độ nhận thức chung của loài người thời kỳ này. Phần lớn nhận đị nh
của chủ nghĩa duy vật căn cứ vào sự quan sát trực tiếp hay suy tưởng của các triết gia, mà chư a được luận ch ứng bằng ch ất liệu sống của
tri thức khoa học, vốn còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai. Bên cạnh đó do chịu sự quy định của điều kiện xã hội, văn hóa hiện tồn, nhiều nhà
duy vật chưa chấm dứt hẳn sự ràng buộc của th ế giới quan nguyên thủy (vật hoạt luận, vật linh thuyết, nhân hình hóa…) v à các y ếu tố
huyền học (occultism). Những yếu tố đó phát tri ển trong điều kiện thích h ợp sẽ tạo n ên cả một khuynh hướng thế giới quan, đối lập trực
tiếp với chủ nghĩa duy vật.
Giảng viên dẫn chứng tư liệu để làm rõ những mặt tích cực và h ạn chế lịch sử củ a CNDV trong triết học cổ đại, cả phương Đông
lẫn phương T ây cổ đại.
2. Chủ nghĩa duy vật máy móc - siêu hình ở châu Âu Phục hưng v à cận đại ( thế kỷ XVII -nửa đầu thế kỷ XIX, nghĩa l à từ
F.Bacon, chủ nghĩa kinh nghiệm-duy vật Anh, chủ nghĩa duy vật Pháp, Hà Lan đến Feuerbach) là hình thức lịch sử thứ hai của chủ nghĩa
duy vật. Nó bắt đầu từ tư tưởng duy vật trong việc xác lập b ức tranh vật lý về thế gi ới ở các nhà khoa học Phục hưng (Copernic, Bruno,
Galilei...) đến các nh à duy vật thế kỷ XVII tại Anh, Pháp, Hà Lan, Italia... và kết thúc ở chủ nghĩa duy vật nhân bản Feuerbach tại Đức,
trước khi được thay thế bằng hình thức tiếp theo.
Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này phát triển trong mối liên hệ với khoa học tự nhiên. Về bản thể luận, nhờ biết dựa vào các thành tựu
khoa học các nhà duy vật đã xác lập được các bức tranh mới về thế giới, bước đầu đưa ra những nhận định hợp lý về tự nhiên, các quy luật
của nó, lý giải vấn đề vật chất, vận động, không gian và thời gian phù hợp với trình độ nhận thức và khoa học của thời đại. Trong số các
nhà duy vật Phục hưng và cận đại, các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII nh ư La Mếtri (La Mettrie), Điđơrô (Diderot), Hônbách (Holbach),
Henvêtuýt (Helvetius) đã đưa ra cách tiếp cận gần với hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật (khẳng định tính đa dạng của vật chất, xem
vận động như mọi sự thay đổi nói chung. Phoiơbắc (Feuerbach) – đại biểu cuối cùng của tri ết học cổ điển Đức, đã phục hồi và phát triển
một bước các thành quả của chủ nghĩa duy vật trong bối cảnh chủ nghĩa duy tâm đang thống trị tại Đức nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế
kỷ XIX, khắc phục phần n ào tính chất máy móc của chủ nghĩa duy vật Anh và Pháp trước đó. Về nhận thức luận, các nh à duy vật thời kỳ
này đề cao tinh thần ph ê phán và hoài nghi đối với chủ nghĩ a giáo điều và giả khoa học, nhất là triết họ c kinh viện v à những khuyết tật
trong ý thức con người (Bêcơn với họ c thuyết về ngẫu tượng, Đềcác với lý luận về hoài nghi, Hốpxơ v à Lốccơ với th ái độ phê phán uy
quyền tư tưởng), đồng thời xác lập phương pháp nhận thức khoa học, dựa vào c ác thành quả của khoa học lúc ấy – khoa học tự nhiên thực
nghiệm và kho a học tự nhiên lý thuyết, toán học. T rong lý luận nhận thức đã hình thành hai khuynh hướng chủ đạo là chủ nghĩa kinh
nghiệm (Bêcơn, Hốpxơ, Lốccơ…) và chủ nghĩa duy lý (Đêcác, Xpinôda…). Về quan điểm nhân sinh – xã hội, các nhà duy vật đồng thời là
những nhà nhân văn, khai sáng tiêu biểu của thời đại, ttham gia vào quá trình thiết lập “ nhà nước học lý tính”, đề cao hình ảnh” con người
lý trí” và các giá trị nhân v ăn chủ đạo. Nhiều nội dung, luận điểm, lý tưởng chính trị được nêu ra từ thời kỳ này đ ến nay v ẫn tiếp tục thể
hiện như mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc.
Hạn chế lịch sử của chủ nghĩa duy vật Phục hưng và cận đại, nhất là chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII, trải đều ở khía cãnh
bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh – xã hội. Về bản thể luận, sự phổ biến mạnh mẽ của cơ học, là ngành khoa học chiếm vị trí thống
trị vào thế kỷ XVII – XVIII, đã ảnh hưởng đến cách thức tư duy của đa phần các nhà duy vật. Dưới tác động của cơ học, các nhà triết học (
nhất là các nhà triết học thế kỷ XVII ) quy các quá trình của tự nhiên vào dạng vận động cổ điển là vận động cơ học, xem con người và các
thiết chế xã hội như hệ thống máy móc phức tạp (công th ứùc: “ con người - cỗ máy”). Tính chất máy móc t ất yếu g ắn với tí nh chất siêu
hình: trong khi nỗ lực đào sâu từng mặt, từng thuộc tính của sự vật , khám phá bản chất sâu kín của vạn vật (siêu hình), các nhà triết học
duy vật xem xét chúng trong trạng thái tách biệt, chưa vạch ra mọt cách thấu đáo mối liên hệ, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng
cũng như không đưa ra lời giải đáp hợp lý về nguồn gốc và động lực của vận động và phát triển. Về nhận thức luận, tính cực đoan và phiến
diện trong việc lý giải nguồn gốc, bản chất, quá trình nhận thức thể hiện ở chính sự đối lập khuynh hướng kinh nghiệm và khuynh hướng
duy lý. Một bên xem kinh nghiệm, cảm giác là nguồn gốc tri thức, bên kia thì lại đ ề cao năng lực trí tuệ tự thân, “ trực giác t rí tuệ”. Một
bên dựa vào thành quả của khoa học thực nghiệm, nhấn mạnh ý nghĩa của quan sát trực tiếp (tiếp cận sự vật), bên kia thì lại chủ trương tri
thức xác thực, phổ biến và tất yếu, loại bỏ yếu tố “ngẫu nhiên” của kinh nghiệm, cảm giác. Một bên chú trọng “ trực quan sinh động”, bên
kia lại hướng đến “tư duy trừu tượng”, mà không thấy được biện chứng của qu á trình nhận thức. Cuối cùng, một bên sử dụng và khái quát
hoá thành quả của phương pháp quy nạp, bên kia – di ễn dịch. Về quan điểm nhân sinh – xã hội, các n àh duy vật thời trước nói chung là
những nhà duy tâm trong quan niệm về lịch sử (thiếu qu an điểm thực tiễn, tuyệt đối hoá vai trò cá nh ân, yếu tố tinh thần trong tiến bộ xã
hội).

4
3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, đã khắc phục tính chất phiến diện của chủ nghĩa duy
vật lẫn phép biện chứng thời trước, tạo nên sự thống nhất hữu cơ chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, sự thống nhất về thế giới quan và
phương pháp luận.
Những yếu tố biện chứng đã hiện diện trong chủ nghĩa duy vật chất phác, và kể cả chủ nghĩa duy vật máy móc – siêu hình, nhưng
diện mạo thực sự của nó chỉ được biết đến vào những n ăm 40 của thế kỷ XIX tại một số nước T ây Âu dưới tác động của nh ững biến đổi
mang tính bước ngoặt trong đời sống xã hội, trong nhận thức khoa học.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng gắn liền trước hết với tên tuổi của K. Marx và F. Engels, là hình thức hiêïn đại của chủ nghĩa duy
vật, đánh dấu bước chuyển từ tư duy” cổ điển” truyền thống, bắt đầu từ thời cổ đại sang phương pháp tiếp cận mới đối với các vấn đề tự
nhiên, xã hội và con ng ười. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật bi ện chứng đánh d ấu bước ngoặt có tính cách mạng t rong lịch sử tư tưởng
triết học, làm tăng thêm vị trí và vai trò của triết học trong đời sống xã hội.
Khác với triết học tư biện duy tâm, nguyên tắc xuyên suốt trong triết học Mác là sự thống nhất lý luận và thực tiễn, giải quyết vấn
đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn, xem thực tiễn là nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của thực tiễn.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng phát triển trong điều kiện lịch sử mới, với những biến đổi lớn trong nhận thức về thế giới và xã hội,
với những khám phá có tính vạch thời đại trong khoa họ c, với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nh ân – lực lượng chính trị tiên
phong trong cuộc đấu tranh chống sự áp bức mới do nhà nước tư sản tạo r a sau khi lật đổ chế độ phong kiến. Các nguyên lý của chủ nghĩa
duy vật biện chứng được thể hiện sinh động và sáng tạo trong sự phân tích tiến trình lịch sử - xã hội, hình thành quan niệm duy vật về lịch
sử. Quy luật xã hội phổ biến – quy luật QHSX phù hợp với trình độ pháp ttriển của LLSX, và cùng với nó là biện chứng CSHT – KTTT,
hợp nên nội dung cơ bản của họ c thuyết hìn thái kinh tế - xã hội, là thành quả có ý nghĩ a cách mạng mà M ác và Ăngghen cống hiến cho
nhân loại về lý luận. Điều n ày không chỉ l àm cho CNDVBC trở thành CNDV triệt đ ể, mà còn kh ẳng định chức năng cải tạo xã hội của
CNDV mácxít.
Xét từ góc độ lý luận giải phóng con người triết học mácxít, hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật, cũng đồng thời là chủ nghĩa
nhân văn, được xác lập trong điều ki ện lịch sử mới, khác về chất so với chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa nhân bản kiểu
Phoiơbắc. Triết học Mác là ngọn cờ lý luận của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh vì một xã hội dân chủ, nhân văn thực sự, thay cho xã
hội tư sản, hướng đến một “liên hợp”, mà ở đó tự do của mỗi cá nhân là cơ sở cho tự do của tất cả mọi người.
Ngày nay, trước sự phát triển nh ư vũ bão của khoa học, công ngh ệ, sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn xã hội, các luận đi ểm
nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh, và điêù này hoàn toàn phù hợp với chính bản chất
của nó.

Trong phạm vi chủ nghĩa duy vật, cùng với việc làm sáng tỏ về mặt lịch sử các hình thức cơ bản của nó, người ta còn phân
biệt:
- Chủ nghĩa duy vật triệt để và chủ nghĩa duy vật không triệt để. Sự so sánh này căn cứ vào tính chế định lịch sử – xã hội đối với
từng học thuyết và đại diện của nó, do đó khó tránh khỏi một số yếu tố chủ quan trong đánh giá. Tuy nhiên căn cứ vào quy lu ật phát triển
cái mới luôn thực hiện sự lọc bỏ biện chứng đối với cái đã qua. Xét theo nghĩa này chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật triệt
để, bởi các nguyên lý của nó được phổ biến vào cả tự nhiên lẫn xã hội và tư duy con người. Ngược lại chủ nghĩa duy vật Feuerbach không
triệt để, vì không dựa vào quan điểm duy vật trong việc phân tích các vấn đề lịch sử, xã hội. Một trong những ví dụ điển hình : Feuerbach
xem xét tiến bộ xã hội qua lăng kính của sự thay thế Kytô giáo bằng “ tôn giáo không có Chúa”, tức Tôn giáo của Tình yêu, nơi mà tất cả
mọi người, không phân biệt địa vị xã hội, lập trường chính trị, giới tính …đối xử với nhau như những vị chúa nhân từ và hào hiệp, tức qua
lăng kính của những biến đổi tinh thần, đạo đức, chứ không phải qua hoạt động nền tảng của con người. Trước đó chủ nghĩa duy vật thế kỷ
XVII – XVIII còn chịu ảnh hưởng nhất định của thần luận, phiếm thần – đó cũng là biểu hiện của chủ nghĩa duy vật không triệt để.
- Chủ nghĩa duy vật khoa học và chủ nghĩa duy vật tầm thường.
Chủ nghĩa duy vật khoa học (trong thời đại ngày nay là chủ nghĩa duy vật biện chứng) trong khi khẳng định về nguyên tắc tính có
trước v à tính quyết định của vật chất trong qu an hệ với ý thức đã xét mối quan hệ đó một cách cụ thể, đồng thời thừa nhận tính độc lập
tương đối của ý thức, sự tác động trở lại của nó đối với thế giới vật chất, cũng như các lĩnh vực hoạt động vật chất của con người.
Ngược lại chủ nghĩa duy vật tầm thường quy toàn bộ cái tinh thần, ý thức về cái vật chất, thậm chí đồng nhất ý thức với một dạng
vật chất nhất định. Manh nha từ th ời cổ đại, chủ nghĩa duy vật tầm thường thể hiện qu a các đại diện tiêu biểu của mình vào thế kỷ XIX
như L.Buchner (1824-1899), J. Moleschott (1822-1893), K. Vogt (1817-1895)… Chủ nghĩa duy vật kinh tế* cũng có khá nhiều điểm
tương đồng với chủ nghĩa duy vật tầm thường.

Chủ nghĩa duy tâm đối lập với chủ nghĩa duy vật ở khía cạnh thế giới quan, nhưng cũng là sản phẩm tất yếu của lịch sử, gắn liền
với những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận và giá trị - văn hóa. Chủ nghĩa duy tâm trong nhiều trường hợp thể hiện sự ngạc nhiên thú vị
trước cái “ siêu phàm”, cái “ thần tính” của con ng ười, để ph ân biệt với cái “ không thuộc về thần linh”, không “ siêu phàm”, tức thế gi ới
không-phải-con-người. Vì thế mà nhân đọc Socrates, Plato, Hegel, V.I.Lênin nhấn mạnh:”Chủ nghĩa duy tâm thông minh gần với chủ
nghĩa duy vật thơng minh hơn chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn” (V.I.Lênin toàn tập, t.29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 293).

Tương tự như chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm cũng không đồng nhất. Trước hết cần phân biệt hai biến dạng c ơ bản của
nó.
1. Chủ nghĩa duy tâm khách quan tuyên bố về sự độc l ập của ý niệm ( id ea), thượng đế, tinh thần – nói chung bản nguyên tinh
thần – không chỉ đối với vật chất, mà con đối với con người. Các đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan trong lịch sử:
Platon, Thomas Aquinas, Hegel.
2.Chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định sự lệ thuộc của thế giới bên ngoài, các thuộc tính và các mối quan hệ của nó, đối với ý
thức con người. Hình thức cực đoan của chủ nghĩa duy tâm chủ quan là thuyết duy ngã*. T heo thuyết duy ngã để đảm bảo tí nh xác thực

5
của các ph án quyết chỉ cần nói đến sự tồn tại của cái Tôi và cảm giác của cái tôi. Các đại đại diện tiêu bi ểu của chủ nghĩa duy tâm chủ
quan trong lịch sử :Berkeley, Hume ( thế kỷ XVIII tại Anh)…
Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau, cuộc tranh luận thường xuyên giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, với tất cả tính
phức tạp của chúng, đã tạo nên động lực bên trong của qu átrình phát triển và hoàn thiện tri thức triết học. Chủ nghĩa duy vật về cơ bản là
sự thể hiện quan điểm của các lực lượng xã hội tiến bộ. Trong từng trường hợp cụ thể các nhà duy tâm cũng đóng vai trò tích cực của mình
trong “ cuộc cách mạng lý trí” (ý nghĩ a tích cực của ‘bước ngo ặt Sokrates” trong tri ết học Hy L ạp, tính đột phá của triết học cổ điển Đức
thế kỷ XVIII – XIX, một số gợi mở về trách nhi ệm con người trong một số học thuyết thuộc trào lưu nhân bản – phi duy lý của triết học
phương T ây đương đại v.v…).
- Cuộc tranh luận triết học về cơ sở ban đầu của tồn tại, ngoài việc dẫn đến hai khuynh hướng chủ đạo – chủ nghiõa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm, còn làm nảy sinh chủ nghĩa nhất nguyên (monism), nhị nguyên (dualism) và đa nguyên (pluralism).*
+ Theo chủ nghĩa nhất nguyên chỉ có một bản nguyên duy nhất của thế giới vật chất hoạc tinh thần. Với cách hiểu này chủ nghĩa
nhất nguyên có thể l à nhất nguyên duy vật, có thể là nhất nguyên duy tâm. Nhất nguyên duy vật nói chung dựa v ào c ác d ữ liệu của kho a
học tự nhiên để rút ra c ái tinh thần từ cái vật chất. Ngược lại nhất nguyên duy tâm xem tinh thần là cái quyết định tối hậu đối với vật chất
và tìm giá đỡ tư tưởng ở quan niệm về sự sáng tạo thế giới bởi tinh thần siêu việt nào đó ( thượng đế), hay ý thức, ý niệm.
+ Chủ nghĩa nhị nguyên khẳng định tính đồng cấp của hai b ản nguyên v ật chất và ý th ức, vật lý và tâm lý. Trong lịch s ử nhị
nguyên luận thường dẫn tới chủ nghĩa duy tâm, nghĩa là xác định một bản thể tối cao vượt lên trên hai bản nguyên đồng cấp ấy, và chi phối
chúng. Đại diện tiêu biểu của nhị nguyên luận: Aristoteles (trong học thuyết về vật chất, đúng hơn, thể chất, và mô thức), Descartes (trong
Siêu hình học).
+ Chủ nghĩa đa nguyên nêu ra khá nhiều luận điểm xuất phát khác nhau, nhưng đều đồng nhất ở sự th ừa nhận nhiều bản ngu yên
của tồn tại . Quan niệm đa nguyên về cơ sở của thế giới có nguồn gốc từ triết học Hy Lạp cổ đại (phương án”đa nguyên” trong việc lý giải
bản nguyên thế giới vào thế kỷ V tr. CN ).
3. Vấn đề về tính nhận thức được thế giới. Chủ nghĩa hoài nghi và thuyết bất khả tri.
Việc tìm hiểu cơ sở ban đầu của tồn tại có mối liên hệ với vấn đề về tính nhận thức được thế giới. Phần lớn các nhà triết học, cả
duy vật lẫn duy t âm, đều tin vào khả năng con ng ười đạt được t ri thức đúng , chân lý, và cố gắng x ác lập những quy tắc, chuẩn m ực,
phương pháp định hướng cho quá trình này. Những hiểu biết của con người về thế giới và bản thân sự tồn tại của nó, sự thâm nhập, khám
phá bản chất của tồn tại với những cách tiếp cận khác nhau làm nảy sinh cuộc tranh luận về cơ sở của tính đồng nhất tư duy và tồn tại. Các
nhà duy vật cho rằng vật chất đóng vai trò cơ sở của tính đồng nhất, ngược lại các nhà duy tâm nhấn mạnh đến ý nghĩa định hướng của ý
thức, khuôn mẫu sẵn có của tư duy, và cho rằng (Hegel chẳng hạn) việc tìm hiểu các quy luật lôgíc của tư duy, hay “ ý niệm” trong nguyên
chất của nó, là cơ sở để nắm bắt và lý giải các quy luật của thế giới, giới tự nhiên, xã hội.
+ Trong lịch sử triết học một số nhà tư tưởng cho rằng vấn đề chân lý của nhận thức không thể được giải quyết trọn vẹn, và do đó
thế giới về nguyên tắc là không nhận thức được. Họ được biết đến như các đại biểu của thuyết bất khả tri.* Các đại diện tiêu biểu:
Giorgias (nhà triết học Hy Lạp cổ đại, thuộc phái biện thuyết do Proth agoras s áng lập) với tuyên bố “ không có gì tồn tại cả”, Kant (nhà
triết học Đức thế kỷ XVIII, người sáng lập ra triết học cổ điển Đức) với tuyên bố về tính hữu hạn của nh ận thức trong qu á trì nh tìm hiểu
bản chất sâu kín của vạn vật. Khá gắn với thuyết bất khả tri là khuynh hướng hoài nghi*, phủ nhận khả năng của tri thức xác t hực, đề cao
yếu tố xác xuất. Các đại diện tiêu biểu: Pyrrhon (người sáng lập phái hoài nghi trong triết học cổ đại Hy L ạp), Hume ( nhà triết học Anh
thế kỷ XVIII)…
Cần nhớ rằng thuyết bất khả tri hay hoài nghi ra đời trong những điều kiện xã hội nhất định; chúng không phải là những khuynh
hướng độc lập, mà chỉ là suy nghĩ hoặc nhận định nhất thời, cá biệt, đóng vai trò phản biện đối với quá trình nhận thức và hoạt động thực
tiễn của con người. Bên cạnh đó cũng n ên phân biệt hoài nghi như nguyên tắc thế giới quan với tinh thần hoài nghi khoa học, hoài nghi
vào cái lỗi thời để vạch ra con đường khám phá chân lý, xác lập cái mới, phù hợp hơn trong sự vận động tiến bộ của lịch sử.

III. BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH.


1.Triết học như phương pháp luận.
+ Mỗi khoa học đều có phương pháp của mình. T uy nhiên triết học đóng vai trò là phương pháp luận chung nhất, và đó cũng là
thực chất của phương pháp triết học. Phương pháp luận triết học là hệ thống các nguyên tắc chung nhất của việc nắm bắt về mặt lý luận
và thực tiễn đối với toàn bộ hiện thực, đồng thời là cách thức xác lập và luận giải chính hệ thống tri thức triết học.
Cũng như phương pháp của các kho a học khác, phương pháp triết học lấy hoạt động thực tiễn của con người làm cơ sở, và ngay
từ đầu đã là sự phản ánh lôgíc các quy luật của sự phát tri ển hiện thực kh ách quan. Đương nhiên điều này chỉ liên quan đến t riết học nào
dựa vào khoa học, bám sát vào trình độ nhận thức và khoa học của thời đại.
Phương pháp triết học đem đến các nguyên tắc nghiên cứu chung, ví như ngọn đuốc soi tỏ con đường hướng tới chân lý( F.
Bacon). Tuy nhiên các trường phái và các khuynh hướng khác nhau xác lập và sử dụng các phương ph áp triết học khác nhau tùy thuộc vào
đặc trưng của mình và quan niệm về đối tượng triết học. Chẳng hạn chủ nghĩa đa nguy ên cũng chủ trương đa nguyên cả trong phương
pháp.
Tư duy lý luận chung được diễn đạt trong các phạm trù, các nguyên lý và các quy luật triết học.
Tìm hiểu phương pháp triết học không thể bỏ qua các nguyên tắc có tính định hướng trong lý luận nhận thức, mà điều này lại liên
hệ chặt chẽ với việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, đưa đến sự hình thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, đại diện cho các
cách tiếp cận và phương thức xem xét tồn tại và nhận thức. Lý luận nhận thức ngay từ đầu được quy định bằng việc giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, thiên nhiên và tinh thần, hay nói cách khác nó dựa trên một cơ sở thế giới quan nhất định – duy vật hoặc duy tâm.
Ở trường hợp của chủ nghĩ a duy vật quá trình nhận thức được xem như s ự phản ánh hiện th ực khách quan vào ý th ức, còn ở trường hợp
thứ hai nó biến thành sự nhận thức của ý thức, ý niệm tuyệt đối. Nói cách khác bản thể luận về cơ bản quy định nhận thức luận, trước hết
ở việc lý giải nguồn gốc, cơ sở của tri thức.

6
+ Bước tiếp theo trong phương pháp triết học là phân biệt phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Đó là hai phương
pháp tư duy đối lập nhau trong lịch sử triết học, khi giải quyết vấn đề bản chất của tồn tại.
Tư duy biện chứng thừa nhận sự vận động, biến đổi không ngừng của sự vật, xem xét chúng trong mối liên hệ, tác động, chế
ước nhau, trong sự chuyển hóa, nhấn m ạnh sự tự vận động, xem sự thống nhất v à đấu tranh của các mặt đối lập ngay trong chính sự vật
như cơ sở và động lực của phát triển
Tư duy siêu hình xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời nhau, ngưng đọng, xác định tính chỉnh thể của thế giơiù một
cách đơn giản và cứng nhắc, không vạch ra một cách thấu đáo cơ sở và động lực của vận động, phát triển.
Về nguyên tắc nhà duy vật lẫn nhà duy tâm đều có th ể sử dụng phương pháp biệïn chứng, tạo nên phép biện ch ứng duy vật hay
phép biệân chứng duy tâm. Nhà duy vật có thể chịu s ự chi phối của phép siêu hình, ngược lại nhà duy tâm có thể là nhà duy tâm biện
chứng.

Phép biện chứng trải qua các hình thức và các giai đoạn phát triển, từ cổ đại đế hiệïn đại.
Phép biện ch ứng chất phác, ngây thơ (tự phát) trong triết học cổ đại, thể hiện trình độ nhận thức chung của thời đó. Tại phương
Đông cổ đại tư tưởng biện chứng về thế giới hình thành tự phát trong thuyết Âm Dương, triết học Lão – Trang (Trung Quốc), một số triết
học tôn giáo (Ấn Độ) .
Thuật ngữ “ phép biện chứùng” được nêu ra lần đầu tiên trong tri ết học Hy L ạp cổ đại, song, như ta biết, nó chỉ xem như “ nghệ
thuật đối thoại”. Phải đến thế kỷ XIX phép biện chứng mới được hiểu như khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Chính sự phát
triển của khoa học và nhu cầu khái quát toàn diện trình độ nhận thức chung của thời đại đã tác động đến cách hiểu mới về phép biện
chứng. Từ cách hi ểu hiện đại (mácxít) về ph ép biện chứng, chúng ta nh ận thấy r ằng tính biện chứng tự phát, bẩm sinh đã có ngay trong
triết học cổ đại. Tại Hy Lạp, trong một số học thuyết, từ Heraklitos đến Platon và Aristoteles, đã có những biểu hiện khác nhau của phép
biện chứng.
Người đặt nền móng cho phép biện chứng chất phác tại Hy lạp cổ đại là Heraklitos. Với tính cách là nhà duy vật, ông xem lửa là
bản nguyên thế giới. Là “ cha đẻ của phép biện chứng”, ông nhấn mạnh, thứ nhất, tính vận động và biến đổi thường xuyên của sự vật (mọi
thứ đều chảy, không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông), thứ hai, sự chuyển hóa của các mặt đối lập trong thế giới sự vật, sự chuyển
hóa của s ự vật vào mặt đối lập của mình, từ đó nhấn mạnh sự thống nhất và đ ấu tranh (nhất là đấu tranh) là động lực của ph át triển; thứ
ba, tính tất yếu, tính quy luật, trật tự, chuẩn mực của mọi biến đổi diễn ra trong thế giới, được đặc trưng b ằng khái ni ệm LOGOS. T uân
theo logos có nghĩa tuân theo tính tất yếu, tính quy luật, trật tự, chuẩn mực, và quá trình đó diễn ra như hình ảnh ngọn lửa vĩn h cửu – lửa
sinh thành, lửa hủy diệt, lửa chở che và lửa phán quy ết; tất cả mọi thứ bắt đầu từ đó v à kết thúc một chu kỳ qua sự phán quy ết của lửa –
cơn đại hỏa tai vũ trụ, để rồi từ tro bụi một chu kỳ mới lại bắt đầu. Đó là biện chứng của các sự vật, hay biện chứng khách q uan. Bác bỏ
Heraklitos, các nhà triết học của trường phái Êlê (Elea) như Pácmênhít (Parmenides) và Dênông (Zenon, Zeno) chỉ ra những n ghịch lý của
nhận thức, khẳng định rằng tư duy chỉ tư duy về cái đang tồn tại, về cái là đối tượng nhận thức, rằng vì thế cần lưu ý đến nguyên tắc thống
nhất và bất biến, để nhận biết diện mạo của sự v ật. Như vậy, các nh à triết học thuộc trường ph ái Êlê đã có đóng góp vào lý l uận về biện
chứng của quá trình nhận thức: 1) nhận thức là một quá trình phức tạp, đầy nghịch lý, do đó không thể chấp nhận sự lý giải đơn giản, một
chiều về sự vật; 2) từ c ác nghịch lý do Dênông nêu ra, vấn đề biện chứng giữa tồn tại và hư vô, vận động và đứng im, vô hạn và hữu hạn,
tính liên tục và tính gián đọan … đã được xem x ét. Nói cách khác, các lu ận chứng của ph ái Êlê đ ã kích thích tư duy. Các n hà duy tâm
Sokrates và Platon xem ph ép biện chứng như nghệ thuật đối thoại (dẫn dắt người đối thoại đến với chân lý bằng tư duy lôgí c, khả năng
biện luận thuyết phục, có cơ sở, chứng cứ). Đó là biện chứng của các khái niệm, hay biện chứng chủ quan.
Phép biện chứng duy tâm thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX phát triển tại Đức, bắt đầu từ Cantơ, đạt đến sự hoàn thiện ở
Hêghen. Phép biện chứng t rong triết học cổ điển Đức xu ất phát từ cơ sở thế giới quan duy tâm, nhưng đã gợi mở phong c ách tư duy mới
trong văn hóa tinh thần châu Aâu vào thời đó. Ở Cantơ (Kant) nổi bật biện chứng của qu á trình nhận thức (từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Tiếc thay, ông hiểu thực tiễn một cách mơ hồ và duy tâm). Là nhà duy tâm chủ quan,
Phíchtơ (Fichte) nhấn mạnh biện chứng cái Tôi (ngầm hiểu ý thức, tinh thần, tư duy) và cái Không-Tôi (ngầm hiểu vật chất, thiên nhiên,
tồn tại), nhưng xem cái Tôi đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ này.
Phép biện chứng Hêghen điển hình cho hình thức lịch sử thứ hai của phép biện chứng. Công lao lịch sử của Hêghen (Hegel) là đã
phát triển phép biện chứng từ trình độ tự ph át trở thành một khoa họ c về mối liên h ệ phổ biến và s ự phát triển, từ tản mạn trở thành h ệ
thống. Hêghen đã đem đến cách hiểu mới về phép biện chứng, vượt qua tính chất chủ quan của cách hiểu cũ về phép biện chứng như nghệ
thuật đối thoại. Trong “ Khoa học lôgíc” Hêghen trình bày một cách có hệ thống các nguy ên lý cơ b ản của phép biện chứng, trong đó: 1)
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được cụ thể hóa qu a các c ặp phạm trù cơ b ản của phép biện chứng; 2) nguy ên lý về sự phát triển được
phân tích thông qua các nguyên tắc (quy luât ) sau: những biến đổi về lượng dẫn đến những chuyển hó a về chất và ngược lại (p hương thức
phát triển), sự thống nhất và đ ấu tranh của các mặt đối lập (nguồn gố c, động lực cu a 3phát triển), phủ định của phủ định (khuynh hướng
phát triển). Nhờ có phép biện chứng, Hêghen thâm nhập vào các lĩnh vực khá c nhau của tri thức, và ở đâu cũng thể là bộ óc bách khoa của
thời đại. Quan điểm phát triển trong phép biện chứng thể hiện mặt cách mạng, tiến bộ của giai cấp tư sản Đức ở đêm trước cách mạng.
Hạn chế của phép bi ện chứng duy tâm, ngòai hạn chế về thế giới quan, còn có biểu hiện của tính mâu thuẫn v à không triệt để.
Mâu thuẫn điển hình nhất, xét tổng thể, là mâu thuẫn giữa hệ thống (duy tâm, bảo thủ) và phương pháp.
Đọc thêm câu về các đặc trưng cơ bản của triết học cổ điển Đức, đặc trưng 3.
Phép biện chứng duy vật, do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập, V.I. Lênin phát triển, được Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt
Nam vận dụng s áng tạo v à phát triển t rong điều kiện cách mạng Vi ệt Nam. K. Marx v à F. Engels tiếp thu có chọn lọc giá t rị của phép
biện chứng duy tâm, nhất là phép biện chứng Hegel, cũng như những thành qu ả của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII –XVIII, đặc biệt là tư
tưởng duy vật của Feuerbach (nửa đầu thế kỷ XIX), đồng thời khắc phục những mặt phiến diện của cả phép biện chứng và chủ nghĩa duy
vật thời trước, sáng tạo ra phép biện ch ứng duy vật như hình thức hiện đại của phép biện chứng. Quá trình này bắt đầu từ những năm 40
của thế kỷ XIX.

7
Phép biện chứng duy v ật là phép biện chứng thống nhất hữu cơ v ới chủ nghĩa duy vật, khắc phục tính phiến diện và m âu th uẫn
của cả chủ nghĩa duy vật lẫn phép biện chứng thời trước, điển hình là chủ nghĩ a duy vật thế kỷ XVII- XVIII và chủ nghĩa duy vật
Feierbach, cũng như phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức điển hình là phép biện chứng Hegel.
Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận đấu tranh cách mạng, cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật, thể hiện trong việc
phân tích tiến trình lịch sử - xã hội, đã trang bị các lực lượng tiến bộ một phương luận khoa học để hình thành chiến lược và sách lược đấu
tranh chống c ác lực lượng ph ản động, kiến tạo một thế gi7ói mới. Đồng thời nắm vững phép biện chứng có nghĩa ph ải thường xuyên đổi
mới tư duy để theo kịp những biến đổi của thực tiễn xã hội, kịp thời giải quyết những điểm nóng của thực tiễn v à vạch h ướng cho tương
lai.
Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận đối với tri thức khoa học, đối với các hoạt động khoa học và các nhà khoa học.
Phép biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận để phê phán chủ nghĩa bảo thủ, giáo điều khẳng định triết học Mác – Lênin là
một hệ thống mở.
- Phép si êu hình, với tính c ách là phương pháp tư duy và nhận thức đối lập với phép biện chứng, cũng có lịch sử của mình*.
Nghĩa nguyên thủy của nó (trong triết học cổ đại Hy Lạp) gắn với nỗ lực của triết gia tìm hiểu bản chất sâu kín của vạn vật (không phải là
các hiện tượng của thế giới vật lý, mà là những gì ẩn chứa đằng sau nó). Cuộc tranh luận về phương pháp nhận thức, cách thức tiếp cận và
lý giải bản chất th ế giới diễn ra sôi nổi và gay gắt vào thời cận đại, làm nảy sinh nhu c ầu đánh giá có phê phán các qu an điểm truyền
thống. Phép siêu hình, xét từ góc độ đối lập với phép biện chứng, là khuynh hướng xác lập bức tranh tĩnh, một nghĩa về thế giới. Nói đến
phương pháp siêu hình là nói đến cách thức x em xét các sự vật theo nguyên tắc tách biệt “ có” – “ không”, “ trắng”, “ đen”, “bạn” , “ thù”…
Khi tìm hiểu vận động phép siêu hình quy các hình thức phong phú của nó về một hình thức nào đó, thậm chí quy hình thức vận động cao
về hình thức vận động thấp hơn. Điển hình cho trường hợp này l à chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII –XVIII, đã quy các hình th ức vận động
về vận động cơ học, do đó còn được gọi là chủ nghĩa duy vật máy móc, thực chất là chủ nghĩa duy vật siêu hình.
- Một số chỉ dẫn phương pháp luận khi tìm hiểu phép biện chứng và phép siêu hình.
Một là, cần thấy rằng ph ương pháp nhận thức chủ t rương x em xét các sự vật và hiện tượng trong tr ạng thái tĩnh, đứng im, cũng
như “ cắt rời”, “ đơn giản hóa” tồn tại,vẫn có chỗ đứng trong lịch sử. Phương pháp trừu tượng hóa của triết học siêu hình hoàn toàn có cơ sở
khoa học trong những điều kiện nhất định và được các lĩnh vực chuyên môn khác nhau sử dụng. Nếu như không vì đứng im mà xem nhẹ
vận động, không vì trạng thái tĩnh mà xem nhẹ t rạng thái động, thấy c ây mà không thấy rừng, thì yếu tố đó của phép si êu hình tỏ ra c ần
thiết trong nhận thức, bởi lẽ nó cũng là một phần của phép biện chứng. Sai lầm phương pháp luận xuất hiện khi sự đứng im, hay một đặc
tính, một khía cạnh nào đó của nh ận thức t ách khỏi mối liên hệ phổ biến và sự chế ước lẫn nhau, biến thành c ái tuyệt đối. Đây cũng l à
nguồn gốc nhận thức luận của tất cả hệ thống triết học duy tâm. Vấn đề là ở chỗ theo quan đi ểm duy tâm nhân tố tinh thần tách khỏi vật
chất, đóng vai trò sáng tạo tuyệt đối. Phương pháp luận tiếp cận như thế quên r ằng cái tư duy, tinh thần xét đến cùng xuất hiện trên cơ sở
cái vật chất.
Hai là, cần thấy rằng hiểm họa đối với nhận thức không chỉ thể hiện ở việc tuyệt đối hóa đứng im, mà cả việc tuyệt đối hóa mặt
đối lập với nó, tức vận động. Cả hai đều đáng gọi là phương pháp nghiên cứu siêu hình. Quan điểm thứ nhất dẫn tới chủ nghĩa giáo điều,
quan điểm thứ hai dẫn tới chủ nghĩa tương đối vô điều kiện. Đối với phép biện chứng thực sự thì quá trình vận động không ngừng của thế
giới chẳng những không loại trừ, mà còn bao hàm sự đứng im tương đối.
II. Các khuynh hướng khác của phương pháp luận nhận thức trong lịch sử triết học
Trong lịch sử triết học hình thành các khuynh hướng, hay con đường cơ bản, chi phối sự phát triển của nó. Từ các khuynh hướng
ấy các trường phái cụ thể ra đời, tạo nên bức tranh đa dạng và phức tạp, với những đường nét đan xen nhau, thay thế nhau. Tính chất này
đến nay vẫn tiếp tục được thể hiện.
-Từ quan niệm về cơ sở phương pháp nhận thức, trong lịch sử triết học hình thành chủ nghĩa duy cảm (sensualism), chủ nghĩa duy
lý (rationalism) và chủ nghĩa phi duy lý (irrationalism)*. Những khuynh hướng đó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt học thuật, tạo nên
những dấu ấn sâu đậm trong sự phát triển triết học.
. Chủ nghĩa duy cảm là nguyên tắc phương pháp luận mà theo đó cảm giác được xem như cở sở nhận thức .Thuyết duy cảm tuyệt
đối hóa vai trò của các cơ quan cảm giác trong nhận thức và cho rằng mọi tri thức đều xuất phát từ hoạt động c ảm tính. Các đại diện tiêu
biểu: Epicuros, Locke, Berkel ey, Holbach, Feuerbach. Cần phân biệt duy cảm luận duy vật, xem thế giới khách quan cảm giác được là cơ
sở của tri thức xác thực, và duy cảm luận duy tâm, tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, không thừa nhận nội dung khách quan của tri thức .
. Chủ nghĩa duy lý là nguyên tắc phương pháp luận mà theo đó cơ sở của nhận thức và hoạt động của con người là lý trí, xem nhẹ
vai trò của các yếu tố ngoài lý trí trong quá trình nhận thức thế giới. Các đại diện tiêu bi ểu: Des cartes, Spinoza, Leibniz, Hegel. T rong
khuynh hướng duy lý có cả các nh à duy vật lẫn các nhà duy tâm, tùy thuộc vào việc giải quyết vấn đề về quan hệ giữa vâït chất và ý thức,
tinh thần. Chẳng hạn phương pháp luận duy lý của Hegel dựa trên cơ sở thế giới quan duy tâm, còn Spinoza lại là nhà triết học duy vật
dưới hình thức phiếm thần.
Duy cảm (sự phát triển cực đoan của chủ nghĩa kinh nghiệm) và duy lý hình thành rõ nhất vào thế kỷ XVII – XVIII, trong cuộc
tranh luận v ề nguồn gốc, bản chất tri thức và phương pháp tiếp cận chân lý. Chủ nghĩa duy lý hiện đại, với các hình thức th ể hiện kh ác
nhau, đã có những thay đổi căn bản trong đối tượng nghiên cứu so với duy lý truyền thống, cổ điển. Đối lập với chủ nghĩa duy lý hiện đại
là chủ nghĩa phi duy lý.
Chủ nghĩa phi duy lý là là phương pháp luận triết học phủ nhận, hoặc ít ra là hạn chế vai trò của lý trí trong nhận thức, đề cao vai
trò của ph ương pháp phi duy lý(xúc cảm, ý chí,niềm tin…) đối với quá trình tìm hiểu tồn tại. Trong triết học cận hiện đại chủ nghĩa phi
duy lý ra đời như sự phản ứng trước thực trạng sinh hoạt xã hội và sự bất lực trong việc giải quyết các vấn đề bức thiết của đời sống con
người. Các đại diện tiêu biểu: Schopenhauer, Kiekegaard, Nietzsche, Dilthey, Bergson, Heidegger…
. Sự phát triển vũ bão của khoa học và nhận thức trong mấy thập niên gần đây đưa đến việc xác định phương pháp luận như một
lĩnh vực chuyên môn hóa của tri thức.Các cơ chế lôgíc nội tại, khả năng “thiết kế” mô hình phát triển thi thức, tiêu chuẩn về tính khoa học
của nhận thức, nhân tố – công nghệ, điều khiển học… được đề cập thường xuyên. Cùng với quá trình này do nhu cầu phát triển xã hội sự

8
liên minh giữa phương pháp triết học với phương ph áp của các khoa học cụ thể ngày c àng mở rộng, song không vì thế \mà triết học đánh
mất vai trò phương pháp luận chung nhất của nhận thức và cải tạo thế giới.

IV.T RIẾT HỌC VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ NHẬN T HỨC KHOA HỌC.
1. Chức năng của triết học.
a) Chức năng thế giới quan. Mọi vấn đề thế giới quan đều nảy sinh từ đời sống con người và là sự nhận thức mục đích, ý nghĩa
của cuộc sống con người. Đến lượt mình thế giới quan trở thành nh ân tố định hướng cho con người trong quá trình nhận thức và cải tạo
thế giới. Triết học với tính cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan làm cho thế giới phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các kho a học cụ thể, chuyên biệt đem lại. Như vậy chức năng thế giới quan của triết học gắn liền
với sự giải thích lý luận trừu tượng hóa, giải thích về mặt khái niệm, nhằm phân biệt với tất cả các hình thức và cấp độ thế giới quan khác.
Lẽ cố nhiên triết học trong khi xác định đối tượng của mình căn cứ trên những thông số khác với các khoa học về tính chính xác. Ít tính
một nghĩa hơn, nhiều tính linh hoạt hơn – đó là điều kiện của phản tư triết học. Các khái niệm triết học phản ánh các khía cạnh chung nhất
của tồn tại, tính biện chứng của nó, do đó không thể đòi hỏi tính chính xác như vật lý, hay toán học. Các khái niệm và phạm trù triết học
liên kết một cách biện chứng nơi mình các y ếu tố xác định (ổn định) v à các yếu tố không xác định (biến đổi), được h àm chứa ngay trong
tồn tại. Tính linh hoạt của khái niệm xuất phát từ chỗ triết học dựa trên toàn bộ sự phong phú của nhận thức, toàn bộ kinh nghiệm của con
người. Chúng cũng có thể bao quát các lĩnh vực của tồn tại còn chưa được nh ận thức, hoặc thậm chí về nguyên tắc không th ể được nhận
thức. Vì thế đôi khi khái niệm trở nên “mơ hồ” đối với không ít người. Sự chấp nhận thế giới quan triết học nào đó, xét từ góc độ của một
nhà khoa học, chính là sự mở rộng tầm nhìn, hay không gian tư tưởng vượt qua khuôn khổ của tính chuyên biệt vốn có.
Trong phạm vi thế giới quan triết học không ngừng diễn ra cuộc đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giớøi quan duy tâm,
thế giới quan khoa học và thế giới quan ph ản khoa học, giả khoa học. Đằng sau các cuộc luận chiến triết học là các lực lượng xã hội với
những thiên hướng, chính kiến, lợi ích khác nhau. Nhà khoa học có thể chịu sự chi phối của th ế giới quan triết học này h ay thế giới quan
triết học khác tùy từng điều kiện cụ thể.
b) Chứùc năng phương pháp luận, thể hiện ở chỗ tri ết học là học thuyết chung v ề phương ph áp và là tổng thể các phương p háp
chung nhất của nhận thức và cải tạo thực tiễn. Trong lịch sử triết học việc lý giải các sự vật, hiện tượng thường dựa vào một phương pháp
nhất định, tạo nên sự đa dạng các cách tiếp cận sự vật, sự ra đời phương pháp mới trong phạm vi chủ đề thống nhất của triết học. Nghệ
thuật đối thoại (ở Sokrates và Platon…), hoài nghi toàn diện (Descart es), phê phán lý trí (Kant)… đều hình thành trên cơ sở trình độ nhận
thức chung của thời đại mình. T rong số đó cuộc tranh luận gi ữa ph ép biện ch ứng và phép siêu hình có tác động đến cả thế giới quan lẫn
phương pháp nhận thức chung, cũng như hoạt động thực tiễn của con người. Phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao của
phương pháp biện chứng.
c) Chức năng dự đoán.của triết học th ể hiện ở chỗ trong phạm vi hệ thống các vấn đề nghiên cứu của mình các học thuyết t riết
học gợi mở về khuynh h ướng phát triển chung của vật chất và ý thức, con người và thế gi ới. Những gợi mở, dự đoán về mặt lý luận tác
động ở những mức độ khác nhau đến sinh hoạt xã hội, các lĩnh vực hoạt động thực tiễn. Dự đoán lý luận trên cơ sở các thành tựu của khoa
học và kinh nghiệm sống, thấu hiểu các quy luật vận động của tự nhiên và xã hội, thường đạt tính thuyết phục cao thông qua sự thừa nhận
của các lực l ượng x ã hội. Bên cạnh đó triết học với tính cách là trường học tư duy lý luận và sự thông th ái đem đến cho con người khả
năng tự chủ trong việc lựa chọn thái độ sống và hoạch định dự án cho tương lai. Khả năng này được củng cố trước hết nhờ tìm hiểu lịch sử
trioết học.
d) Chức năng phê phán gắn liền với quá trình phát triển tư duy triết học các thời đại, thể hiện các “ vòng khâu” tất yếu của lịch sử
tri thức, sự đánh giá lại và lọc bỏ biện chứng những giá trị đã dược tạo ra. Nguyên tắc “ tôi hoài nghi tất cả” mà các thế hệ triết gia, bắt đầu
từ thời cổ đại, tuân thủ, đã cho thấy tầm quan trọng của phê phán, hoài nghi tri thức hiện tồn. Thái độ này buộc những gì là “ chính thống”,
“ chuẩn mực”, tự thẩm định, đánh giá lại, tự điều chỉnh, thậm chí tự đào thải, nếu không còn phù hợp với nấc thang phát triển mới của thực
tiễn và nhận thức. Sự phê phán của các nhà triết học Phục hưng và Cận đại đối với triết học kinh viện trung cổ là ví dụ điển hình về trường
hợp này. Tinh thần hoài nghi và phê phán có cơ sở đóng vai trò lớn trong việc chống chủ nghĩa giáo điều. Ở đây phân biệt ý nghĩa tích cực
của s ự phê phán v ới chủ nghĩa h ư vô, phủ định biện chứng với s ự phủ định vô nguyên t ắc, tính lịch sử cụ th ể với những x ét đoán trừu
tượng, thiếu phương hướng.
e) Chức năng giá trị liên hệ mật thiết với chức năng phê phán. Giá t rị * là khái ni ệm dùng để chỉ ý nghĩa văn hóa, xã hội hoặc
nhân cách của các hiện tượng và các dữ kiện trong thực tiễn, nói cách khác giá trị là cái có ý nghĩa đối với hoạt động sống của con người.
Bất kỳ hệ thống triết học nào cũng hàm chứa trong mình khía cạnh đánh giá đối tượng từ góc độ giá trị: giá trị xã hội, giá trị đạo đức, giá
trị thẩm mỹ, giá trị tư tưởng v.v. Chức năng này thể hiện đặc biệt rõ nét vào thời kỳ chuyển tiếp của sự phát triển xã hội, khi mà việc lựa
chọn xu hướng vận động được đặt ra cùng với vấn đề cái gì cần lưu giữ, cái gì cần loại bỏ từ các giá trị được tạo ra trong quá khứ. Trong
hệ thống các giá trị có những giá trị đặc thù, có những giá trị mang tính nhân loại chung.
f) Chức năng xã hội – nhân văn của t riết học được phân tích t ừ nhiều bình diện, bao quát các khía cạnh khác nhau của đời sống
con người và xã hội. Ở bình diện chung triết học th ực hiện hai nhiệm vụ thống nhất với nhau – giải thích bản chất con người, tồn tại xã
hội, và tác động đến sự thay đổi thế giới cả về vật chất lẫn tinh thần. Trước khi dự định biến đổi xã hội cần bước đầu lý giải nó một cách
xác đáng. Sức thu hút và mức độ cần thiết của một học thuyết triết học tùy thuộc vào khả năng mỗi cá nhân đón nhận nó một cách tự giác
và cùng với những cá nhân khác hình thành mục tiêu tập thể tập trung nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu tập thể đó. Nói cách khác, trong tính
tổng thể của mình triết học hướng đến không chỉ các nhóm xã hội, mà còn đến từng con ng ười cụ thể. Vấn đề là ở chỗ triết học đóng vai
trò định hướng nhận thức và hoạt động của mỗi cá nhân, thúc đẩy việc hình thành các giá trị và lý tưởng nhân văn, khẳng định ý nghĩa và
mục đích của cuộc sống. Triết học đảm nhận thực hiện chức năng liệu pháp trí tuệ rõ ràng nhất trong thời kỳ xã hội thiếu ổn định, khi các
giá trị cũ xưa đang biến đi dần, nhưng cái mới chưa kịp hình thành, hoặc chưa đủ khả năng thâm nhập sâu rộng vào c ác tầng lớp xã hội.
Một khi trở thành vũ khí lý luận của các lực lượng xã hội tiến bộ, triết học sẽ tác động tích cực đến sự vận động lịch sử tiến về phía trước.

1. Triết học và khoa học, tri thức và niềm tin.


9
- Triết học có phải là khoa học không ?
Vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức chung còn thấp, tri thức khoa học còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai, triết học đóng vai trò là
tri thức lý luận duy nhất, giải quyết các vấn đề tự nhiên, xã hội và tư duy. Do chưa có sự phân ngành rõ ràng giữa các lĩnh vực tri thức nên
triết học được x em như “ khoa học của các khoa học”, còn các triết gia được tôn vinh như các bậc thông thái, am tường mọi thứ. Các lĩnh
vực tri thức khác đều là thành tố của “ tri thức phổ quát” này. T ừ cuối thời Phục hưng quá trình chuyên biệt hóa, cá thể hóa trong tri thức
khoa học đã dẫn đến sự ra đời các khoa học cụ thể với hệ thống lý luận của mình. Trên thực tế cách hiểu cũ về triết học không còn phù hợp
nữa, nhưng tính chất khoa học của những lu ận giải triết học chẳng những không mất đi, mà ngày càng được bổ sung, mở rộng cùng với
sự phát triển mãnh liệt của tri thức và văn hóa. Cách tiếp cận lịch sử đã cho thấy điều đó. Tri thức triết học, các vấn đề triết học, hệ thống
các khái niệm triết học phổ biến và lôgíc nghiên cứu trong triết học là kết quả của sự kế thừa lâu dài từ sự phong phú của tri thức nhân loại.
Các kết luận trong phạm vi triết học không chỉ là phương tiện tiếp nhận tri thức khoa học, mà bản thân chúng cũng chứa đựng nội
dung khoa học. Điều này giải thích vì sao nhiều nhà bác học lớn trong các lĩnh vực khoa học cụ thể có thể là những đại biểu nổi tiếng của
triết học. Triết học có ngôn ngữ và hệ thống khái niệm đặc t rưng của mình, không ngừng th ực hi ện những tìm tòi khoa học, hướng con
người tới những “ điểm nóng” của thực tại, đem đến tri thức có hệ thống, chìa khóa mở vào cõi bí hiểm của thế giới xung q uanh. Trong
tính muôn vẻ của tri thức triết học vẫn tồn tại những chuẩn mực chung, làm cơ sở cho việc đánh giá của từng học thuyết, từng trường phái,
trong dòng chảy của tri thức khoa học nói chung, từ đó thực hiện sự sàng lọc, sự đào thải khách quan, tất yếu.
- Sự tác động lẫn nhau giữa triết học và các khoa học chuyên biệt.
Mỗi khoa học chuyên biệt đều có đối tượng và phương pháp riêng, có trình độ khái quát nhất định, tùy theo lĩnh vực nghiên cứu.
Từ thành quả của các kho a học chuyên biệt, triết học thực hiện sự khái quát tiếp theo, nghĩa là nó chú trọng đến c ấp độ cao hơn, cấp độ
thứ hai của sự khái quát. Nếu cấp độ thứ nhất của sự khái quát dẫn đến sự hình thành các quy luật của khoa học cụ thể, thì cấp độ thứ hai
làm sáng tỏ các khuynh hướng và các quy luật chung nhất. Các khoa học chuyên biệt đem đến cho các nhà triết học chất liệu sống, nhờ đó
và căn cứ vào đó họ đưa ra những nhận định có cơ sở, phù hợp với thực tại, thể hiện được trình độï nhận thức chung của thời đại, đồng thời
gợi mở những khả năng của tương lai. Những phát minh khoa học lớn không chỉ tạo ra sự thay đổi trong đời sống kinh tế – xã hội, mà còn
làm thay đổi tư duy, nếp nghĩ, góp phần thẩm định lại, đánh giá l ại các giá t rị, các chuẩn mực hi ện có, đẩy lùi chủ nghĩa gi áo điều, chủ
nghĩa kinh nghiệm.
Bên cạnh đó phát minh khoa học v à việc sử dụng các kết quả nghi ên c ứu khoa học có thể làm nảy sinh những vấn đề mới, liên
quan đến sự sinh tồn của con người, thậm chí tạo nên sự xáo trộn tự phát trong ý thức, tác động đến sự hình thành các khuynh hướng triết
học có nội dung phê phán khoa học, hoặc chỉ ra sự bất lực của lý trí trong việc kiểm soát hành vi con người.
Như vậy, những thành tựu của khoa học có thể góp phần khẳng định cả các k ết luận triết học khoa học lẫn mặt đối lập c ủa
chúng, nghĩa là các khuynh hướng triết học chủ trương đào sâu mặt phi lý của đời sống do hệ quả của khoa học.

Triết học tác động như thế nào đến sự phát triển của các khoa học chuyên biệt? Cần khẳng định rằng triết học không trực tiếp tạo
ra các phát minh cụ thể, không “ làm” ra sản phẩm như các khoa học chuyên biệt. T ác động của triết học được thể hiện thông qua thế giới
quan triết học, phương pháp luận và định hướng giá trị, nghĩa là tác động b ằng nhiều cách đến lập trường xu ất phát, phương pháp nhận
thức, quan niệm về thế giới, cũng như th ái dộ của nhà khoa học đối với tính tất yếu và xu thế phát triển của một lĩnh vực t ri thức nh ất
định.
Lý luận triết học sẽ trở nên nghèo nàn và trở nên lạc hậu nếu những nhận định của nó không bám sát vào các thành tựu của khoa
học và không thực hiện sự khái quát khối tri thức to lớn từ các khoa học chuyên biệt. Ngược lại, nếu không được trang bị thế giới quan và
phương pháp luận triết học đúng đắn thì bản thân nhà khoa học có thể đưa ra những kết luận sai lầm về triết học.
+ Triết học và giả khoa học. Tri thức và niềm tin.
- Nhận thức là một quá trình phức tạp, và kết quả thu được vô cùng phong phú, phản ánh cách tiếp cận khác nhau của con ng ười
về thế giới xung quanh và về chính mình. Cần phân biệt những lầm lẫn trong công việc nghiên cứu, dẫn đến các nhận định thoạt đầu được
xem là khoa học, nhưng dần dần bị đào thải qua kiểm nghiệm thực tiễn, với sự mạo danh khoa học, trong đó có khoa học giả hiệu. Lịch sử
từng biết đến các “ khoa học” như chiêm tinh, khoa học huyền bí, ma thuật, phép phù thủy.
Không thể phủ nhận vai trò trị liệu tinh thần, tâm lý của các phép thu ật mang tính ch ất huyền bí trong những điều kiện lịch sử
nhất định , nhất là trong thời kỳ khủng hoảng xã hội, khi con người mong được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh của cuộc sống bi kịch, hoặc tìm
lời giải đáp về số phận cá nhân. Tuy nhiên, xét về vị trí, ý nghĩa văn hóa chung và chức năng kh ai sáng thì khoa học giả hiệu dưới bất kỳ
hình thức nào cũng đều đối l ập với thế giới quan triết học, cũng như tri thức khoa học nói chung. Khoa học gi ả hiệu tỏ ra đặc biệt nguy
hiểm khi bị sử dụng vì mục đích của các lực lượng thống trị, gắn với quyền lợi chính trị của một tập đoàn xã hội hay một tổ chức nào đó.
Sự tồn tại các biểu hiện của giả khoa học, ngụy khoa học ngay trong thế giới hi ện đại, quan điểm dung hợp vô nguyên tắc thế
giới quan khoa học và khoa học giả hiệu chứng tỏ rằng vẫn còn nhiều lĩnh vực mà nhận thức con người chưa vươn tới được.
- Hạn chế của lý trí tạo ra khả năng cho niềm tin, trước hết là niềm tin mang tính tôn giáo. Niềm tin tôn giáo có tác dụng tích cực
ở một số khía cạnh của đời sống đạo đức, thẩm mỹ, song xét đến cùng nó không thể thay thế vai trò của tri thức khoa học trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn. Mỗi thành quả của kho a học l ại loại dần ảnh hưởng của niềm tin ở cả bình diện b ản thể luận lẫn bình diện nhận
thức luận. Lịch sử nhận thức cho thấy răøng không phải khoa học phát triển dưới ảnh hưởng của tôn giáo, mà chính các tín điều tôn giáo
phải cải biến dưới ảnh hưởng của các phát minh khoa học, một khi những phát minh này dược thừa nhận như các giá trị phổ biến, được
thể chế hóa, xã hội hóa.
Bên cạnh đó cần lưu ý: - ý nghĩa của đức tin tôn giáo trong đời sống đạo đức, tinh thần của con người; - không nên chỉ liên tưởng
niêøm tin với yếu tố phi lý, hoặc chỉ biết có niềm tin mù quáng. Niềm tin cũng có ý nghĩa gợi mở, xây dựng sâu sắc.Đó là niềm tin của con
người vào khả năng đạt đến chân lý khách quan – niềm tin vào sự chiến thắng của cái mới, cái hợp lý. Chủ nghĩa lạc quan, khát vọng sáng
tạo tự do thuộc về loại niềm tin này.

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ ĐÁP ÁN VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY, KÈM THEO CÁC PHỤ LỤC
10
1. Phân tích các đặc điểm cơ bản của triết học phương Tây cổ đại (gợi ý : tính sơ khai, tính bao trùm về mặt lý luận, tính
đa dạng, muôn vẽ về chủ đề và thế giới quan, tình biện chứng tự phát bẩm sinh, tính nhân văn).
Gợi ý phân tích:
Trước tiên khái lược về sự hình thành, quá trình phát triển, khủng hoảng, suy vong của triết học Hy Lạp, La Mã – tiêu biểu cho tư
tưởng phương T ây cổ đại. Ba yếu tố, hay ba tiền đề đưa đến sự ra đời triết học Hy L ạp cổ đại: - những biến đổi kinh tế - xã hội (nhấn
mạnh: phân công lao động, phân t ầng xã hội, sự tan r ã công xã thị tộc và s ự ra đời nhà n ước, tại Hy lạp l à các thị quốc, hay còn gọi là
thành bang – polis – hình thức nhà nước đặc thù của nguời Hy Lạp); - thần thoại Hy Lạp (hình thức tư duy sơ khai, nguyên thuỷ là huyền
thoại, mà hạt nhân là thần thoại, với tính cách là tư duy hình tượng, biểu tượng; triết học với tính cách là tư duy ở trình độ khái niệm, hệ
thống, thay thế hình thức này, như bước ngoặt trong ý thức); - kết quả của gi ao lưu văn hó a với phương Đông (người Hy Lạp tiếp thu từ
phương Đông láng giềng: chữ viết, khoa họ c, huyền học). Các th ời kỳ: sơ khai (VI – VTCN), chủ đề chính là tự nhi ên, vũ trụ; cực thịnh
(V-IV TCN) gắn với qu á trình hưng thịnh và khủng hoảng của nền dân chủ chủ nô, chủ đề phong phú, đề cập đến tự nhiên, nhận thức,
chính trị - xã hội, xứng đáng gọi l à thời “ cổ điển” của v ăn hóa Hy l ạp nói chung, triết học nói ri êng; Hy Lạp hoá, khủng hoảng, suy tàn,
còn được gọi chung là thời kỳ văn minh Hy Lạp – La Mã (IV TCN – V), triết học đi sâu vào thế giới nội tâm, con người cá nhân, thực hiện
tổng hợp tri thức và phổ biến ra toàn bộ khu vực đế quốc La Mã sau khi La Mã thôn tính Hy Lạp bằng vũ lực năm 143 TCN, sự ra đời của
Kytô giáo (Christianity) báo trước cái chết của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Với gần một thiên ni ên kỷ tồn tại, tư t ưởng triết học phương Tây cổ đại, mà Hy Lạp v à La Mã là đại diện duy nhất, đã để lại
những dấu ấn đậm nét trên con đường phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, tạo nên một trong những thời đại sôi động và bi kịch nhất,
thể hiện khát vọng của con người vươn lên làm chủ tự nhiên, cải biến xã hội và chính bản thân mình.
Có thể thâu tóm ba chủ đề chính của triết học phương Tây cổ đại, từ thời kỳ hình thành các thị quốc đầu tiên đến khi trường phái
cuối cùng bị đóng cửa vào đầu thế kỷ VI. Trước hết là tìm hiểu tự nhiên. Câu hỏi “thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?”, “bản tính của
thế giới là gì?” cho thấy nỗ lực của các triết gia mong muốn vượt qua ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại, đem đến lời giải đáp hợp lý
về thế giới xung quanh và về tác động của nó đến đời sống con người. Chủ đề tiếp theo là nhận thức. Bắt đầu từ Ta lét (Thales) và Pitago
(Pythagoras) con người không chỉ được x em như một thành viên của vũ trụ, mà còn luôn chứng tỏ vị thế của mình trước vũ trụ ấy. Bản
thân thuật ngữ “ philosophia” cũng nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm và khám phá chân lý. Triết học – đó là con đường hướng tới chân
lý. Các nhà triết học ng ay từ cổ đại đã t ập trung tranh luận về khả năng và giới hạn của nhận thức, về các ph ương ph áp và phương tiện
nhận thức, về nguồn gốc, cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý. Bên cạnh việc đề cao lý trí , óc khám phá sáng tạo của con ng ười, vẫn còn một
số triết gia đứng trước những diễn biến phức tạp, phi tất định của của đời sống xã hội, đã chủ trương “ treo lửng phán quyết”, rơi vào chủ
nghĩa hoài nghi. Chủ đề thứ ba là con người, xã hội loài người với tất cả những biểu hiện phong phú và phức tạp của nó. Từ Xôcrát
(Socrates ) trở đi con ng ười trở thành một trong nh ững điểm nóng của các cuộc tranh luận triết học. Con người vừa là chủ th ể, vừa là đối
tượng nghiên cứu. Chủ đề con người và thiết chế xã hội dành cho con người, cùng với các chủ đề liên quan đền hoạt động sáng tạo và định
hướng giá trị của con người, được phân tích trong các công trình thẩm mỹ, nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền.
Triết học phương T ây cổ đại không chỉ phản ánh hiện thực của xã hội chiếm hữu nô lệ, mà còn x ây dựng hàng loạt hệ chuẩn tư
duy cho các thời đại sau, tạo nên truyền thống cổ điển trong văn hoá tinh thần phương Tây. Bằng chứng rõ ràng nhất của truyền thống này
là quá trình phục hưng v ăn hoá cổ đại vào cuối thế kỷ XIV – thế kỷ XVI và s ự phát triển, phổ biến văn hoá cổ điển vào thời cận đại, đạt
đến đỉnh cao tại Đức.
- Đặc điểm trước tiên của triết học Hy Lạp ở những thế kỷ đầu tiên, là tính chất phác, sơ khai của nó, mối liên hệ của nó với thần
thoại và tôn giáo nguyên thủy, đan xen với những mầm mống của tri thức khoa học, phản ánh trình độ nhận thức chung của x ã hội. Sự ra
đời của triết học không có nghĩa kỷ nguyên thần thoại đã hoàn toàn kết thúc. Ở mức độ nhất định, xét theo cội nguồn, triết học ra đời như
nỗ lực tái thiết lại thần thoại bằng phương tiện của lý trí. Với thời gian, cùng với sự phát triển xã hội, sự phổ biến tri thức khoa học, những
câu chuyện thần thoại dần dần được sử dụng vào mục đích thể hiện một nhân sinh quan, một triết lý sống. Những khái niệm có nguồn gốc
thần thọai đều được cải biến, duy lý hóa để àm sáng tỏ thêm tư tưởng của các triết gia, những tư tưởng cần đến giá đỡ của thần thoại nhằm
đáp ứng thói quen ý thức của con ng ười. Nietzsche cho rằng nh ững nhà tư tưởng Hy Lạp đầu tiên là những con người hồn nhiên và dũng
cảm nhất, chấp nhận “ cô đơn trong rạng rỡ hào quang”, sẵn sàng thách đố thói quen ý thức để dấn bước vào con đường khám phá sáng tạo.
Những cuộc tranh luận tư tưởng dẫu không đạt được kết quả cụ thể, song điều quan trọng là đã mimh chứng khả năng vô tận của con người
(xem Nietzsche : Triết lý Hy Lạp thời bi kịch, Bản dịch của Trần Xuân Kiêm, Tân An, Sài Gòn, 1975, tr. 19, 65, 70…). Tinh thần Hy Lạp
đã đặt nền móng cho phong cách tư duy phương Tây trong hàng ngàn năm qua.
- Đặc điểm thứ hai thể hiện ở tính chất bao trùm về mặt lý luận của triết học đối với tất cả lĩnh v ực của nhận thức. Vì ra đời
trong bối cảnh trình độ nhận thức của con người còn tương đối thấp, tri thức về mọi mặt chưa phát triển bao nhiêu, nên triết học đóng vai
trò là dạng nhận thức lý luận hầu như duy nhất, hy vọng lý giải những vấn đề lý luận của các khoa học cụ thể mà vào thời kỳ này còn đang
nằm trong tình trạng tản mạn, sơ khai, mang nặng tính chất trực quan, thực nghiệm. Triết học được xem như “ khoa học của các khoa học”,
còn các triết gia thì được tôn vinh thành nhữn nhà thông thái, đại diện cho trí tuệ xã hội. Trong mô hình lý tưởng của tổ chức đời sống xã
hội các triết gia được đặt ở vị trí cao nhất. Các tư tưởng đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, khoa học…đều quy về tư tưởng trết học, được hiểu
như một phần của triết học. Quan niệm này tồn tại khá lâu trong lịch sử. Song điều đó lại đưa đến chỗ đối với các nhà triết học nhận thức
lý luận là cái vượt lên trên hoạt động thực tiễn, biến thành “ nhận thức tự thân”, “nhận thức để nhận thức”. Triết lý trở thành đặc quyền của
một số ít nhà thông thái, “nhận thức tự thân” đối lập với thực tiễn, với ý thức đời thường.
- Tính đa dạng, muôn v ẻ, sự phân cực quyết liệt về th ế giới quan giữa các trường ph ái làm nên đặc điểm thứ ba của triết học
phương T ây cổ đại trong suốt 10 thế kỷ; việc hình thành “ đường lối Đêmôcrít” và “ đường lối Platôn” của triết học chi phối cách đánh giá
các hình thức tư tưởng kh ác. Chẳng hạn cuộc tranh luận gi ữa “ đường lối Đêmôcrít” và “ đường lối Platôn” lan sang cả tư tưởng chính trị,
thể hiện thái độ của họ đối với nền dân chủ chủ nô. T ính chất này chịu sự chi phối bởi điều kiện địa lý đặc biệt của các thị quốc, sự thay
thế nhau các t rung tâm kinh tế, văn hóa, quá trình giao lưu với văn hóa ph ương Đông, phong cách phóng khoáng, yêu chuộng tự do kết
hợp với sự khôn ngoan và tinh tế của người Hy Lạp, La Mã. Sự đối lập giữa “đường lối Đêmôcrít” và “đường lối Platôn” thể hiện ở khía
cạnh thế giới quan- bản thể luận, nhận thức luận, quan điểm con người, chính trị - xã hội. Trong bức tranh muôn vẻ của triết học phương
11
Tây cổ đại đã chứa đựng h ầu như t ất cả những hình thái và phương th ức tư duy căn bản nhất, được tiếp tục hoàn thiện, cải biến và phát
triển sau này. Chẳng hạn cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa hiện thực (Arixtốt) và chủ nghĩa lý tưởng (Platôn), quan điểm “khế ước” và “ pháp
quyền tự nhiên”, các hình thức nhà nước v.v..trong tư tưởng chính trị, hay vấn đề cái thiện, lương tâm, tự do ý chí, trách nhi ệm, cái đẹp,
cái bi, cái hài, cái cao thượng… trong đạo đức và thẩm mỹ đã là chuẩn mực cho những tìm tòi, khám phá và vận dụng vào đời sống xã hội
ở các thời đại kế tiếp.
Lưu ý: đối với đặc trưng này, cần nhấn mạnh cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trở thành động lực của
phát triển tri thức triết học ở phương Tây suốt hơn hai ngàn năm qua; tính đảng phái trong triết học (xem phụ lục 1).
- Đặc điểm thứ tư là sự kết hợp tính biện chứng tự phát trong việc giải thích tự nhiên, khám phá các quy luật nhận thức, với tính
duy lý trong việc xây dựng quan đi ểm về con ng ười với tính cách l à chủ thể hoạt động. Sự kết hợp này l àm nên phong cách t ư duy trong
văn hóa cổ đại Hy Lạp – La Mã, nơi mà ngay từ đầu đã bộc lộ thiên hướng vươn đến cái tuyệt đối, “ sự thông thái thần linh”. Truyền thống
cổ điển đó tiếp tục được phát huy vào các thời đại sau, đến nửa đầu thế kỷ XIX. Tư tưởng biện chứng về thế giới, giới tự nhiên được khai
mở bởi Hêraclít (Heraklitos), mặc dù trước đó trong những yếu tố tiền triết học và trong trường phái Milê (Milet) đã xuất hiện những phác
thảo sơ khởi về thế giới như một quá trình. Hêraclít không chỉ xem xét thế giới như một quá trình (hình ảnh dòng sông, ở đó “mọi thứ đều
chảy”), mà còn đưa ra tư tưởng về tính quy luật của thế giới đó. Logos là một trong những khái niệm trung tâm của triết học Hêraclít, hàm
chứa yếu tố duy vật và biện chứng ở trình độ tự phát. Các nghĩa của logos: thần ngôn; lời nói, hay học thuyết; lý trí; tính quy luật; tính tất
yếu; trật tự, chuẩn mực; lửa. Vũ trụ này là một ngọn lửa vĩnh cửu, mọi thứ từ lửa và kết thúc bằng sự phán quyết của lửa, nhờ đó mà diễn
ra quá trình sinh - diệt thay thế nhau liên tục. Biện chứng của quá trình nhận thức thể hiện rõ nét trong các luận chứng củ a trường phái Êlê
(Elea) về tính mâu thuẫn, hay nghịch lý của nhận thức, về sự cần thiết giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa vận động và đứng im, hữu hạn
và vô hạn, liên tục và giàn đoạn, tồnt ại và hư vô… Xôcrát (Socrates), Platôn (Platon, Plato), Arixtốt (Aristoteles, Arstotle) đã xác lập một
số nội dung ban đầu về biện chứng chủ quan, làm cơ sở cho việc hình thành lý luận nhận thức biện chứng sau này.
- Cuối cùng, tính nhân văn có thể được xem là một trong những đặc điểm của nhiều nền triêt học, song trình độ và hình thức thể
hiện của nó khá c nhau. Chủ nghĩa nhân văn (thuật ng ữ humanism ra đời vào đầu thế kỷ XIX) xem con người l à điểm xuất phát, và giải
phóng con người là mục đích cuối cùng. “Con người – thước đo của vạn vật”; lời tuyên bố này của Prôtago (Protagoras) chứng tỏ rằng dù
không ngừng hướng ra vũ trụ, giải thích và khao khát chinh phục nó, người Hy Lạp vẫn dành nhiều tâm huyết tìm hiểu những vấn đề nhân
sinh, xã hội. Từ Xôcrát trở đi con người vừa là chủ th ể, vừa là đối tượng. Tìm hiểu thế giới của con ng ười, kết hợp “ hướng ngoại” và
“hướng nội” quy định vị trí và số phận của các triết thuyết. Sự quan tâm đến con người, tìm kiếm những chuẩn mực sống lý tưởng cho con
người,là nét chung trong tư tưởng của Xôcrát, Platôn, Arixtốt và nhiều tri ết gia khác t ừ thời kỳ sơ khai đ ến thời kỳ Hy Lạp hóa, khủng
hoảng và suy tàn. Thực tiễn “ có vấn đề” cũng l à điều kiện cho sự tìm kiếm lời đáp để khắc phụ c nó, nghĩa là hình thành các phương án
vượt qua cái hiện tồn. Cho nên trong c ác học thuyết chính trị, xã hội đã hình th ành chủ nghĩa hi ện thực và chủ nghĩ a lý tưởng, khắc họa
con người và các thiết chế xã hội từ các góc độ khác nhau. Những tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp quyền, thẩm mỹ do người Hy Lạp - La
Mã xác lập trở thành nền tảng và điểm xuất phát của tư tưởng phương Tây.

2. Trình bày khái quát và đánh giá nội dung cơ bản của triết học Trung cổ Tây Âu qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu
Một số gợi ý:
Nền móng của chề độ phong kiến tại Tây Âu được xác lập sau thời kỳ sụp đổ của Tây bộ đế quốc La Mã (476), song hình thức tri
thức T rung cổ ra đời sớm hơn, gắn liền với sự ra đời của Kytô giáo (Christianity) vào đầu Công nguyên.
Sự ra đời của Kytô giáo là một hiện tượng có tính cách mạng trong đời sống tinh thần của xã hội. Tuy nhiên từ năm 392, khi Kytô
giáo trở thành quốc giáo, tinh thần khoan dung đã bị biến dạng.
Trong quá trình hình thành chế độ phong kiến, mà sự ra đời của Kytô giáo trong lòng chế độ chiếm hữu nô lệ là tín hiệu tinh thần,
hay tiền đ ề tinh th ần của nó, đã xu ất hiện những t ư tưởng mang tính chuyển tiếp, ch ẳng h ạn chủ nghĩa khắc kỷ La Mã, hay chủ nghĩ a
Platôn mới. Bên cạnh đó sự truyền bá Kytô giáo cần đến những tín đồ có học thức, những nhà trí thức thực sự, đảm nhận chức năng khơi
nguồn cảm hứng về hình thức tôn giáo mới giữa thế giới đa thần.
Hai thời kỳ lớn trong triết học trung cổ : thời kỳ hình thành (cũng có thể gọi là thời kỳ đặt nền móng, thời kỳ chuẩn bị) và thời kỳ
phát triển, “ chuẩn hóa”. Tương ứng với hai trhời kỳ ấy là triết học các giáo phụ (Patristics, nếu gọi môn học nghiên cứu tư tưởng các giáo
phụ thì sử dụng thuật ngữ Patrology) và triết học kinh viện (Scholastics).
Triết học Kytô giáo là thứ triết học liên minh với thần học Kytô giáo, chịu sự chi phối của nó, là kẻ phụng sự (nô lệ) thần học và
tín điều. Kinh thánh Kytô giáo chi phối triết học ở bình diện bản thể luận (thuyết sáng thế), nhận thức luận (niềm tin chiếm ưu thế trước ký
trí và “ hướng dẫn” lý t rí), nhân b ản - đạo đức (nguyên tội tổ tông, nhị nguyên thiện ác, cầu nguyện, rửa tội, chuộc lỗi, chịu phán xử và
phục sinh, các thang bậc giá trị Kytô giáo)
Giáo phụ là tên gọi của triết học Kytô giáo ở thời kỳ đầu tiên. Các giáo phụ là những ng ười tiên phong trong công cuộc bảo vệ,
truyền bá và phổ biến tín điều Kytô giáo trong những điều kiện khó khăn và đầy thách thức, về sau được nhà thờ chuẩn nhận, xem như các
bậc cha chú của nhà thờ, còn tư tưởng của họ thì được xem như những chân lý cần được lưu giữ, học tập. Dù nội dung tư tưởng các giáo
phụ không thống nhất, song định hướng chung ở họ là đối lập tư tưởng Kytô giáo với triết học cổ đại, qua đó khẳng định ưu thế của Kinh
thánh Kytô giáo như cái vòm của sự uyên bác toàn thế giới. Vấn đề trước tiên là mối quan hệ giữa niềm tin và lý trí, làm nên sự khác nhau

12
giữa tư tưởng T rung cổ và tư tưởng cổ đại. Trong số các giáo phụ có những người cực đoan, theo chủ nghĩa sùng tín; có những người ôn
hòa, cố làm dịu những điểm bất đồng giữa lý trí và đức tin. Tertullien nghiêng về chủ nghĩa sùng tín với tuyên bố “Tôi tin, vì đó là điều phi
lý”, và phân chia xã hội thành h ai phe – phe quỷ và phe thần. Cách phân chia rõ ràng đẩy con người vào tình thế hai chọn một. Đối với
Tertullien con người tự do hay không tùy thuộc vào ý chí của Chúa. Mọi tham vọng tự do là biểu hiện của tội tổ tông. Tự do thống nhất với
tính tất yếu : Chúa tạo ra luật, luật ấy ban cho con người quyền tự do.
Các giáo phụ đem đến sự thay đổi trong cách đặt vấn đề về thế giới, còn các nhà triết học kinh viện ở thời kỳ chính thống hóa, học
đường hóa tư tưởng Kytô giáo thì biến những ý tưởng giản đơn thành những ý tưởng ch ắc chắn, có hệ thống, đạt tới tính uyên bác thâm
sâu. Các nhà khắc kỷ từng đánh giá đức hạnh con người gần như là từ góc độ quan hệ của linh hồn với thượng đế, hơn là quan hệ của công
dân với nhà nước. Sau các nhà khắc kỷ những người Kytô giáo tin rằng nghĩa vũ của con ng ười trước Thiên Chúa quan trọng hơn so với
nghĩa vụ trước xã hội và nhà nước.
“ Phụng sự Chúa quên thân mình” – quan điểm ấy của St. Augustin được xem là kinh điển đối với tín đồ Kytô giáo. Trong
“Thành phố của Chúa” (hay Vương quốc Thiên Chúa, Đô thành thiên quốc ...) St. Augustin xác lập những luận điểm nền tảng về cái cần
có thao tinh thần Kytô giáo, thay thế cho cái đang tồn tại. Thành phố của Chúa không ph ải là một nơi nào đó trên thiên đàng hay một
thành phố cụ thể ở cõi trần, bởi lẽ mỗi con người khi vừa được sinh ra không biết mình gia nhập vào thế giới nào. Chính hoạt động sống
của họ quy định cái mà họ sẽ gia nhập. Vậy Thành phố của Chúa thể hiện khát vọng về mộ không gian xã hội lý tưởng mà con người cần
kiến tạo ngay trên thế gian này. 22 cuốn sách vừa là lời cảnh báo, vừa mang đến thông điệp về một thế giới tồt lành mà con người đạt được
bằng nỗ lực vượt qua c ái ác, hướng đ ến cái thiện. Trong quyển 1 Augustin chỉ trích những k ẻ dị giáo và những k ẻ man rợ mang tai ương
đến cho con người, cưỡng bức phụ nữ, cướp bóc thành Roma, đồng thời khẳng định vai trò của Kytô giáo trong việc ngăn chặn thờ tượng
các th ần và ng ẫu thần, thông qua các lời chúc lành v à chúc dữ. Quyển 2 tiếp tục mổ x ẻ sự b ất lực v à vô trách nhiệm của các thần (trước
Chúa Jesus). Sự đánh mất nhân cách và s ự sa đoạ l à cái mà con ng ười đón nhận t ừ các vị thần ấy. T rong Quyển 3, những tai hoạ từ thế
giới đa thần giáo được tiếp tục làm rõ. Quyển 4 mở đầu cho sự biện minh rằng chỉ có Kytô giáo, thờ một Thiên Chúa duy nhất, mới làm
cho vương quốc trần thế được xác lập. Các quyển 5, 6, 7, 8 tiếp tục chỉ ra sự đối lập Kytô giáo và tinh thần dị giáo, văn hoá mới và văn hóa
Hy Lạp, ; phân tích quan hệ giữa thuyết định mệnh (tiền định của Chúa) và ý chí tự do của con người. Đồng ý với cách phân chia của
Varro v ề ba hình thức thần học – thần họ c tự nhiên, thần học thần bí và thần học bình dân, Augustin cho rằng cả thần học thần bí và thần
học bình dân đều không có vai trò tích cực trong cuộc sống mai sau. Đặc biệt, trong quyển 8, khi bàn đến thần học tự nhiên, Augustin bày
tỏ thiện cảm của mình đối với Platon, người anh cả đáng mến của các học thuyết triết học, vì đã đề cập đến cuộc sống sau k hi chấm dứt
hiện hữu trần thế, phù hợp với giáo lý Kytô. Quyển 9 và quyển 10 được xem như tuy ên ngôn về tính duy nhất của Chúa, trong đó Chúa
Jesus là sự gi áng thế. Chỉ có Chúa J esus, theo Augustin, mới có quyền ban cho con người hồng phúc vĩnh cửu. Sự phân biệt hai vương
quốc tập trung từ cuốn 11 trở đi. Augustin đem đối lập thế giới của Chúa và thế giới cõi trần với những nét đặc trưng cho hai thế giới. Thế
giới của Chúa là thế giới sống theo ý chí Thiên Chúa, bao gồm những người mộ đạo, nhân từ, đề cao tình yêu lý trí và sức mạnh tinh thần,
phụng sự Chúa quên thân mình, sống hôm nay kỳ vọng vào ngày mai, có sự đồng cảm giữa người cầm quyền và quần chúng. Thế giới cõi
trần là thế giới sống theo chuẩn mực con người, gồm toàn những kẻ ích kỷ, đề cao tiện nghi và lạc thú vật chất, yêu bản thân quên cả Chúa,
sống hôm nay chỉ biết hôm nay, luôn tranh giành quyền lực với nhau. Xét từ góc độ chính trị – xã hội “ Thành phố của Chúa” có ý nghĩa
phản kháng nhất định. St. Augustin sống trong thời đại suy tàn của chế độ nô lệ, nhìn thấy tận mắy nỗi đau, sự bất ổn, sự khủng hoảng lòng
tin của con người do chiến tranh gây ra. Biểu tượng của thế giới cõi trần trong con mắt St. Augustin là Babylon quá khứ và đế quốc La mã
hiện tại. Biểu tượng thế giới của Chúa là Jerus alem và những n ơi linh thiêng khác. Theo St. Augustin thế giới cõi trần cần được thay thế
bằng một trật tự xã hội mới, hợp ý Chúa – “Vương quốc nước Chúa” – nhà nước của sự hợp quần toàn nhân loại. Vào thời trung cổ xung
đột giữa hai thực thể nêu trên mang ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa nhà thờ Kytô – Thiên Chúa giáo La Mã với chính quyền thế tục, giữa
Giáo hoàng với nhà vua trong từng quốc gia riêng biệt. Người chiến thắng trong những cuộc xung đột này thường là Giáo hoàng, mà sự thể
chế hóa nhà thờ phổ biến khắp Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Ba Lan…
Tôn giáo thời trung cổ, cụ thể Kytô – Thiên Chúa giáo, trở thành hạt nhân, thước đo văn hóa và th ế giới quan của xã hội phong
kiến. Chính trị, luật pháp nằm trong tay tăng lữ, được xác định như lĩnh vực ứng dụng của thần học. Thế giới là tạo hóa của Chúa, là cuốn
sách do Chúa vi ết nên và ban cho ý nghĩa đối với từng tạo vật. Hoa hồng, chim bồ câu, sư tử, con b ê, phượng hoàng, ngọc châu… biến
thành những biểu t ượng tôn giáo thiêng liêng, và quy về sự tượng trưng cho Đức Kytô t rong bốn thời điểm mang tính b ước ngoặt trong
cuộc sống của ngài : Kytô sinh ra như một con người, chết đi như một con b ê, phục sinh nh ư con sư tử, bay lên trời như chim phượng
hoàng. Nhưng sự hy sinh của Chúa Kytô, theo luận giải của các nhà tư tưởng T rung cổ, còn chứa đựng cả nỗi đau và sự trăn trở về thân
phận con người, sự bỏ rơi và xa lánh, sự mặc cảm v à dửng dưng. Đó l à thế giới cần được phán x ử, cũng có nghĩ a là cần mộ t hành động
13
mang tính bước ngoặt, để đánh thức lương tri con người. Sự sụp đổ của đế quố c La Mã được mô tả trong nhiều văn bản thần học như cái
chết tất yếu của một chế độ phi nhân tính, sa đoạ và sự báo trước chiến thắng của cái T hiện, xuất phát từ Cao Xanh.
Ngay từ thời điểm sụp đổ của đế quốc La Mã triết học dần dần biến thành kẻ đứng sau thần học, còn từ thế kỷ XI trở đi – đứng
sau thần học T hiên Chúa giáo. Thoát thai từ thần thọai đa thần gi áo, tư tưởng lý lu ận lại rơi vào s ự quản chế của một thần thọai mới –
Kytô giáo, trở thành kẻ phụng s ự (nô lệ) thần học, chứng minh cho các tín điều của nhà thờ. Giáo phụ Lactantius đòi hỏi “ quàng vào cổ
của lý trí một cái ách”, để buộc nó đi theo sự chỉ dẫn của đức tin. Cái ách ấy của niềm tin khó có thể được tháo gỡ, nếu không có những
biến đổi cách mạng trong họat động thực tiễn của con người.
Bắt đầu từ thế kỷ IX, khi thế giới trung cổ đi dần v ào ổn định, xu hướng “ chuẩn hóa” t ri thức mang ý nghĩ a quan trọng đối
với việc củng cố trật tự chính trị – xã hội, cũng đồng thời củng cố địa vị của nhà thờ với tính cách là nền chuyên chính tinh thần (xem C. M
và Ph. Ă, Toàn tập, T. 20, CTQG, 1994, tr. 459). Nhân danh “ ổn định chính trị và tinh thần là trên hết”, nhà nước phong kiến liên minh với
nhà thờ đặt ra những “ vùng cấm” đối với s áng tạo khoa học v à văn hóa. Chuẩn hóa, đạo đ ức hó a toàn bộ đời sống chính trị - xã hội và
hoạt động nhận thức là nét đặc trưng của trung cổ Kytô giáo.Tính chất hai mặt của chuẩn hóa tư duy thể hiện ở chỗ, một mặt, nó quy mọi
cái tản mát về sự thống nhất, tạo nên môi trường tư tưởng nhất quán t rong điều kiện x ã hội đang chịu nhiều thách thức; mặt khác, s ự
chuẩn hóa máy móc, chỉ biết đến “ những chân lý sẵn có”, đã thu hẹp khả năng sáng tạo của con ng ười theo tiêu chí “ chỉ được phép trình
bày nhữn gì trong giới hạn”, mà ở đây là giới hạn của các chân lý bất biến, vĩnh hằng. Từ thế kỷ IX phù hợp với xu thế này đã tồn tại thứ
triết học chính thống, được giảng dạy tron các trường học, lấy kinh thánh làm chỗ dựa tư tưởng. “ Triết học học đường” thời trung cổ
(Scholastic) được gọi theo nghĩa rộng là chủ nghĩa kinh viện. Tri thức kinh viện đạt đến tính hệ thống, tính lôgíc, tính uyên bác, nhưng do
chỗ các vấn đề được phân tích mang nặng tính hình thức, tính sách vở, sáo mòn, nên dần dần xa rời nhu cầu thực tiễn và biến thành tri thức
thuần tuý tư biện.
Vào thời cực thịnh của tri ết học kinh vi ện đã nổi l ên Thomas Aquinas (1225 – 1274) nh à thần học và nhà tri ết học, một trong
những đại diện lớn của tư tưởng khoa học trung cổ, người sáng lập ra chủ nghĩa Thomas (Thomism). Cơ sở học thuyết triết học của
Thomas Aquinas là chủ nghĩa Aristoteles. Thomas được biết đến như người bảo vệ thuyết sáng tạo và sự tồn tại của Thượng đế căn cứ vào
các d ữ kiện vật lý học và các quy tắc lôgíc học Aristoteles. Theo ông, vật lý học tìm hiểu các hiện tượng khả giác, phân loại, mô tả chúng
và rút ra quy lu ật từ sự biến đổi của chúng. Nhưng nếu vật lý học muốn giải quyết vấn đề nguồn gốc của v ạn vật thì phải cần đến thuyết
sáng tạo. Với l ập luận như vậy T homas đưa ra sáu chứng cứ về sự tồn tại và sáng tạo của Thượng đế – chứng cứ do sự chuyển động,
chứng cứ theo nguy ên nhân tác thành của tồn tại, chứng cứ do ngẫu nhiên, chứng cứ theo các cấp độ hoàn hảo, chứng cứ mục đích, chứng
cứ dựa vào trật tự đạo đức.
Ở lĩnh vực chính trị và liên quan đến chính trị, sau Aristoteles, T homas khẳng định rằng nhà nước là thiết chế tự nhiên, chứ
không phải là thiết chế truyền thống, và là xã hội lý tưởng (Communitas Perfecpa). Nhà nước mang tính tự nhiên, vì con người là sinh vật
xã hội. Con người cần liên kết với nhau để tồn tại, đảm bảo điều kiễn sống tốt và xác lập nền văn hóa của mình. Động vật hành động theo
bản năng, còn con người dựa vào lý trí. Nhà nước mang tính lý tưởng, vì nó có khả năng đảm bảo cho conngười đạt đến mục đích đời sống
của mình, bớt dần sự lệ thuộc vào ngọai giới. Mọi quyền lực, theo Thomas, đều xuất phát từ Thượng đế, gắn với quyền sống chết, đã được
Thượng đế định trước.
Ở Thomas tri thức và đức tin được đặt trong mối quan hệ hài hòa, song xét đến cùng đức tin đóng vai trò định hướng . Theo sau
Aristoteles , Thomas phân chia lý trí ra thành lý trí lý luận, vươn đến các nguyên lý, và lý trí thực hành, thể hiện trong họat động ý chí của
con người. T ự do ý chí cho phép con người lựa chọn giữa thiện và ác, giữa hành vi đạo đức, dẫn đến T hượng đế, và hành vi phi đạo đức,
xa rời Thượng đế. Trong tác phẩm triết học chính trị “Về sự điều hành của các lãnh chúa” (De regimine principium)Thomas trình sự phân
tầng các quyền từ góc độ đạo đức hóa và thần học hóa, kết hợp với những yếu tố của phái Khắc kỷ. Trước tiên T homas nhấn mạnh quyền
vĩnh cửu như tổng thể các quy t ắc điều khi ển thế giới của Thượng đế. Biểu hiện cá biệt của quyền vĩnh cửu là quyền t ự nhiên, có nguồn
gốc từ quan niệm của phái Khắc kỷ. Về mặt nguyên tắc quyền này có ở mọi sinh thể, song chỉ trong cuộc sống con người m ới trở nên rõ
ràng. Chỉ con người mới ý thức được rằng bằng cách sử dụng quyền tự nhiên một cách hợp lý, trong đó có quyền bình đẳng, họ hướng đến
tính vĩnh cửu của quyền Thượng đế. Quyền con người là s ự cụ thể hóa quy ền tự nhiên; nó phân bố thành quyền nhân dân phổ biến và
quyền công dân hợp pháp, vận hành trong một quốc gia cụ thể. Quyền con người không phải là quyền bất biến, mà luôn được điều chỉnh,
thay đổi cho phù hợp với vận động xã hội.
Mặc dù xuất phát từ quan điểm chính trị – xã hội của Aristoteles, nhưng T homas đã Kytô giáo hóa các luận điểm của bộ óc b ách
khoa này để phục vụ thần học. Aristoteles đặt cái tòan thể xã hội cao hơn tất cả, nhấn mạnh cuộc sống t ự do và quyền công dân của thị

14
quốc chiếm hữu nô lệ. Hơn nữa, hạnh phúc của con người, theo Aristoteles, cần tìm kiếm ở cuộc sống trần tục, hiện thực. Ngược lại,
Thomas hiểu cái tòan thể xã hội là xã hội và nhà nước phong kiến, được bổ sung nội dung tôn giáo – thần học, mang nặng tính đẳng cấp.
Trật tự xã hội, theo Thomas, là sự phản ánh trật tự Thượng đế như khuôn mẫu bất di bất dịch củasự hòan thiện các đẳng c ấp xã hội. Trong
xã hội như thế đa số thành viên làm nghề lao động chân tay, còn thiểu số lao động trí óc điều khiển đa số đó. Lao động chân tay được giải
thích theo hai cách. Cách thứ nhất xuất phát từ nguyên tội tổ tông, xem lao động là sự chuộc lỗi, căn cứ vào lời phán truyền của Chúa Trời
sau khi đuổi Ađam và Êva ra khỏi vườn Êđen :” “ ( ). Cách thứ hai hình thành trong lịch sử Trung cổ như sự đánh giá lại vai trò của lao
động trong đời sống xã hội. Cách thứ hai này được cácnhà nhân văn Phục hưng sau này đặcbiệt chú trọng, thậm chí họ cho rằng giá trị do
lao động tạo a đặt con người vào vị trí danh dự, cao hơn các thiên thần (Ficino). Lao động của nh ững người phục vụ Thiên Chúa giáo La
Mã được trọng vọng nhất, vì xét đến cùng nó hướng đến lợi ích của cái tòan thể xã hội, cũng như của mỗi người. Nhưng mục đích tối
thượng của công việc ấy là gì ? là cuộc sống bên kia, cuộc sống sau khi chết.
Vấn đề nhà nước và mối quan hệ của nó với nhà thờ về cơ bản được Thmas giải quyết theo thuyết thần là trung tâm. Quá trình
hinh thành từng bước các nhà nước d ân tộc v ào thời kỳ này tác động đến T homas, làm thay đổi một phần quan điểm chính thống Kytô
giáo. Theo Thomas, nhà thờ và nhà nước đều l à kết quả sáng tạo của Thượng đế. Sự xác lập nhà nước là cần thiết, bởi l ã bên ngòai nó
không thể có đời sống hiện thực cảm tính của con ng ười. Kế thừa tư tưởng tri61t học chính trị của Aristoteles, T homas khẳng định rằng
chủ quyền của quyền lực tối cao có tính chất tự nhiên, và rằng nó do T hượng đế đem đến, nhưng thông qua nhân dân. Chủ quyền có tính tự
nhiên (khách quan, tất yếu) vì nếu không có một tổ chức điều hành, đưa ra những giải pháp bắt buộc thực hiện, thì sẽ xảy ra tình trạng vô
chính phủ, và mọi người có thể thủ tiêu nhau. Chủ quyền được đem đến thông qua nhân dân, phản ánh lợi ích của nhân dân, không lệ vào
hình thức cai trị. Nhà nước không lệ thuộc vào nhà thờ; mục đích v à vai trò của hai thiết chế này hòan tòan khácnhau. T uy nhiên với tính
cách là nhà lý luận của nhà thờ Thiên Chúa giáo Thomas không thể không tin vào mục đích siêu nhiên của nhân lọai. Trong khi thừa nhận
vai trò đứng đầu của quyền lực thế tục trong nhà nước, Thomas cho rằng sự cần thiết của quyền lực chỉ mang tính phái sainh, tính công cụ,
nhà thờ mới đảm nhận việc điều khiển trực tiếp thế giới của con người nhân danh Đấng sáng thế duy nhất, cái thế giới không chỉ ở bên này
một cách ngắn ngủi, mà tồn tại ở bên kia, vĩnh viễn. Theo quan điểm của chủ nghĩa Thomas nhà thờ không lệ thuộc vào nhà nước vì bất kỳ
lý do nào, dưới bất kỳ hình thức n ào, trong khi nhà nước cần phải chú t rọng đến quy ền lợi của nh à thờ, bởi lẽ mục đích của nó cao hơn,
công dân n ào cũng h ướng về nó. Thomas so sánh mối quan hệ gi ữa nh à thờ và nhà nước v ới quan hệ gi ữa linh hồn và th ân xác. Cả linh
hồn lẫn thân xác đều đóng vai trò đặc biệt, không hòa lẫn, nhưng vai trò của linh hồn quan trọng hơn.
Thomas phân biệt 5 hình thức cai trị của nhà nước. Dân chủ bị ông đồng nh ất với độc tài, vì phần lớn nhân dân, sau khi đàn áp
những người giàu v à những người có học, đã buộc họ tuân theo ý chí của mình. Thomas xem quân chủ l à hình thức t ự nhi ên nhất của
quyền lực nhà nước, sử dụng phép liên tưởng để luận chứng cho tính hợp lý của nó. Nếu Thượng đế chỉ có một trong thế giới, linh hồn chỉ
có một trong cơ thể, đàn ong chỉ có một ong chúa, con tàu chỉ có một người cầm lái chính, thì con tàu nhà nước , tương tự như vậy, cũng
sẽ vận hành tốt hơn, nếu giao cho một người cầm lái duy nhất là nhà vua. Hai hình thức còn lại – họat đầu và quý tộc – không được
Thomas chú ý nhiều, vì chúng là biến thái của các hình thức đã nêu.
Mọi dù mọi quyền lực đều có nguồn gốc thần thánh, song nguồn gốc cụ thể của nó, việc sử dụng hay l ạm dụng nó, có thể tạo ra
tình thế buộc công dân phải vùng lên lật đổ bộ máy hiện tồn. Thomas gắn vấn đề này với việc x âm hại quyền lợi nhà thờ. Các nhà cai trị
thế tục chớ nên qu ên rằng quyền lực của họ là có giới hạn; nếu vượt qua giới hạn cũng có nghĩa l à phạm vào luật của Thượng đế. Do đó
cùng với nhà thờ, nhà nước cần loại trừ những kẻ dị giáo cố tình phá vỡ tính thống nhất của tôn giáo.
Quan điểm chính trị của St. Thomas đến nay vẫn chưa mất đi ý nghĩa thời sự. Hàng lọat vấn đề do nhà “ bác học thiên thần” này
nêu ra, như vấn đề vị trí và vai trò của nh à thờ, chủ quyền nhà nước, quan hệ quyền lực, quyền công d ân và sức mạnh của lu ật pháp, tiếp
tục được hiện đại hóa trong đi ều kiện mới tại một số nước ph ương Tây. Việc liên kết chủ nghĩa Aristoteles với Kytô giáo ở St. Thomas
đãtạo nên dấu ấn quan trọng trong lịch sử tư tưởng chính trị.
Thời cực thịnh của triết học kinh viện cũng báo trước sự khủng hoảng của nó. T rong khuôn khổ của triết học kinh viện đã diễn ra
cuộc đ ấu tranh giữa phái duy thực (realism) và ph ái duy danh (nominalism) xung qu anh ý nghĩa của các khái ni ệm “ phổ quát” và “ đơn
nhất”. Phái thứ nhất xuất phát từ Platôn (xem Ý niệm là cơ sở, khuôn mẫu của mọi tồn tại); phái thứ hai, nhất là duy danh ôn hoà, xuất phát
từ Arixtốt (xem tồn tại của sự vật là sự thống nhất “mô thức” và “ thể chất”, hay vật chất, trong đó mô thức là hiện thức, còn thể chất là khả
năng, từ đó đi tới quan điểm về mô thức “ thuần tuý”, tuyệt đối, không gắn với thể chất, không sinh không diệt, đóng vai trò Động cơ đầu
tiên, hay Thượng đế). Phái thứ nhất xem cái phổ quát là tồn tãi bao trùm, chi hpối tất cả, còn các sự vật đơn nhất, cá biệt chỉ là sự thể hiện
không hoàn thiện của cái phổ quát (Thượng đế, Cõi vĩnh hằng, Bất tử…). Ngược lại, phái duy danh, mà W.Occam là đ ại diệ n tiêu biểu,
cho rằng chỉ có các sự vật đơn nhất, với tất cả sự phong phú về tính chất của nó, mới hiện diện trên thực tế, còn những khái niệm phổ quát
15
chỉ là những tên gọi không thể hi ện sống động bản chất của các sự v ật cụ thể. Với cách tiếp cận ấy, phái duy danh đã m ở đ ường cho tư
tưởng nhân văn, bởi lẽ nó hướng sự quan tâm đến con người – cá nhân như b ản thể tự chủ. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin
thì xem chủ nghĩa duy danh như biểu hiện đặc thù của tư tưởng duy vật trung cổ.
Những khám phá khoa học, sự trỗi dây của các phong trào “ dị giáo” và thần bí hóa, sự phản biện đối với tư tưởng thần học chính
thống, đã mở ra khả năng cho thời đại mới, xua tan đêm trường T rung cổ (“ đêm trường” nhìn từ góc độ khoa học và triết học).

3. Trình bày nội dung cơ bản của triết học Phục hưng (trong nhiều nội dung bàn đến các v ấn đề tự nhiên, nhận thức, khoa
học, tôn giáo, chính trị… nổi bật tư tưởng nhân văn như trào lưu chủ đạo và xuyên suốt thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư
bản chủ nghĩa)
Về kinh tế, thời Phục hưng chứng kiến quá trình phát sinh và phát triển cuả phương thức s ản xuất tư bản chủ nghĩa ng ay trong
lòng chế độ phong kiến, vơí sự xuất hiện các trung tâm kinh tế lớn, nơi mà sự khởi sắc của hoạt động sản xuất được bắt đầu bằng sự thay
thế tất yếu phuờng hôị già nua và chật hẹp bằng công xưởng thủ công, cái mà theo C. Mác là minh chứng rõ ràng của chuyển đổi quan hệ,
phá vỡ tính chất tự nhiên khép kín tồn tại hàng ngàn năm. Các phát minh khoa học, ứng dụng kỹ thuật và phát kiến địa lý đã mở rộng tầm
nhìn của con người ra thế giới, đồng thời đem đến kích thích tố quan trọng cho quà trình tích lũy tư bản ban đầu (và cả đẩy nhanh quá trình
xâm chiếm thực dân). Từ góc độ chính trị – xã hội, nó tạo nên quá trình đơn giản hóa các quan hệ giữa người với người, từng bước phá vỡ
chế độ đẳng cấp và thực trạng đạo đức hóa chính trị; hình thành phương thức tổ chức quyền lực mới. Từ góc độ thế giới quan và nhận thức
luận, nó tạo động lực cho các nhà khoa học thực hiện qu á trình sáng tạo, khám phá, vượt qua những cấm đoán, đem đến hi ệu quả xã hội
cho hoạt động của con người, và điều đó cũng có nghĩa nó mở ra cuộc tuy ên chiến của t ư tưởng tích cực, “ thế tục” chống triết học kinh
viện và thần quyền.
` Đặc điểm nổi bật của v ăn hóa Phục h ưng nói chung, triết học nói riêng, phân biệt nó với thời trung cổ, là tính chất thế
tục hóa, phi tôn giáo , thể hiện ở quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện và thần quyền, chuyển sự quan tâm từ Thượng đế sang thế
giới, từ những vấn đề xa rời thực tiễn sang nh ững vấn đề của chính con người, giải phóng từng bước tri ết học ra khỏi ảnh hưởng của tôn
giáo, thần học. Tính chất phi tôn giáo còn thể hiện ở chỗ, chủ đề tôn giáo được lý giải không từ góc độ của Kitô giáo đã kinh viện hóa, mà
từ Kitô giáo nguyên thủy, dùng tư tưởng Sáng thế để làm nổi bật vị trí của con người trong quan hệ với thế giới thụ tạo còn lại, biến nội
dung Kinh thánh thành các bằng chứng về khả năng của con người. Chẳng hạn c ác nhà tư tưởng Phục hưng cho rằng nếu con người, theo
Sáng thế ký, được trao cho sứ mạng cai quản thế giới, thì sau Thiên Chúa, chỉ có con người mới đạt đến sự hoàn thiện cao nhất. Lôgíc của
lập luận là : một khi con người được dành cho nhiều ân sủng, thì sự hoạt động của con người luôn luôn phải thể hiện trách nhiệm tạo dựng,
thiết kế, để xứng đáng với ân sủng đó. Mệnh đề có tính chân lý hiển nhiên phải là một mệnh đề mà nội hàm của nó chứa đựng hình ảnh con
người như bản thể được sáng tạo, và đồng thời là bản thể sáng tạo.
Như vậy, phi tôn giáo không có nghĩa là chống tôn giáo, mà làm cho những vấn đề của tôn giáo trở thành những v ấn đề của con
người sống, hoạt động, sáng tạo và hưởng thụ các thành quả của hoạt động. Phạm trù “hoạt động” được phục hồi, như điểm nhấn mạnh bản
chất người. Cách hiểu như thế về hoạt động mở đường cho thời đại mới tiếp theo sau. Trong bản chất sâu xa của s ự vật, có thể nhận thấy
rằng sự lý giải mới Kinh thánh mở đường cho những chuyển biến tích cực của đời sống xã hội, làm cho hình ảnh Thiên chúa và con người
gắn kết với nhau trong nổ lực tái thiết lại vũ trụ vì mục đích của con người, cũng là vì mục đích của chính Đấng tối cao. Nếu Kinh thánh
Kitô giáo viết, Thiên Chúa tạo ra con người “ theo hình ảnh” Chúa, “giống như “ Chúa (Kinh thánh, Sách Sáng thế, 1, 26), thì điều đó có
nghĩa là, theo các nhà t ư tưởng Phục hưng, sức sáng t ạo của con người cũng vô biên như chính đấng Sáng thế. Rõ ràng, tính chất thế tục,
phi tôn giáo là một sự trình bày khác về giá trị người. Sự trình bày này phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc đó.
Tư tưởng nhân văn – trào lưu chủ đạo trong văn hóa nói chung, triết học Phục hưng nói riêng
Sự xuất hiện tư tưởng nhân văn s ơ kỳ vào thế kỷ XIV được x em như quá trình thay thế tất yếu triết học kinh viện hậu kỳ. T riết
học kinh viện, thứ triết học chính thống, “ chuẩn mực”, được giảng dạy phổ biến trong các trường học thời trung cổ theo các khuôn mẩu tư
duy sẵn có nhân danh sự ổn định tinh thần của xã hội phong kiến, đã tạo nên tình trạng độc quyền tư tưởng trong nhiều thế kỷ. Cuộc tranh
luận giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực trong phạm vi triết học kinh viện, sự hình thành các phong trào chống đối nhà thờ,
quá trình phục hồi sự quan tâm đến các di sản cổ đại, trong đó có khoa học, nghệ thuật, các tư tưởng triết học “ dị giáo” như triết học tự
nhiên Đêmôcrít, chủ nghĩa khoái lạc Eâpiquya … đã góp phần thu hẹp dần các vùng cấm đối với hoạt động sáng tạo của con người
Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học xem Phơlôrenxơ là thủ đô của nước Italia Phục hưng, bởi đây là nơi xuất phát của phong trào
Phục hưng văn hóa và “ chương trình giáo dục nhân văn” (Studia Humanitatis), ảnh hưởng tới những lĩnh vực khác của đời sống tinh thần
tại nhiều nước. Phơlôrenxơ là quê hương của nh à thơ, nhà tư tưởng A. Đantê (A. Dante,1265-1321) với những sáng tác thể hiện tư tưởng
nhân văn trong vỏ bọc của ý thức h ệ tôn giáo trung cổ. Về mặt hình thức Thần khúc được vi ết theo phong cách trung cổ, được trình bày
phù hợp với suy nghĩ phổ biến của con người thời trung cổ, nhưng lại chứa đựng những yếu tố nhân v ăn sâu sắc. Trước hết T hần khúc dù
mô tả cuộc sống “bên kia”, song thông qua tâm trạng của những nhân vật chính trong Thần khúc chính cuộc sống trần thế mới là cuộc sống
đích thực, có ý nghĩa đối với cá nh ân. Thứ hai, Thần khúc phê phán m ạnh mẽ tội ác của một bộ phận giới tăng lữ , những kẻ xuyên tạc
giáo lý của Đức Chúa Kitô, “ đánh đĩ những đồ thờ Chúa”, bị đày xuống địa ngục, sánh cùng loài qũy dữ. biện minh cho các triết gia và
các nhà khoa học cổ đại Hy Lạp, La Mã.
Thứ ba, điểm son về mặt tư tưởng triết học trong Thần khúc là thái độ của Đantê đối với các giá trị văn hóa cổ đại Hy L ạp – La
Mã. Chính cách tiếp cận nhân văn về tư tưởng cổ đại đã làm nên tính chuyển tiếp trong tư tưởng Đantê, cũng như toàn bộ thời Phục hưng
sau này. Đantê trở thành bước chuyển đặc trưng giữa trung cổ và Phục hưng, bởi lẽ vượt qua hình thức tư duy trung cổ, ông đã gợi mở lối
suy nghĩ mới, “ lệch chuẩn”, lối suy nghĩ lạ lùng và đầy thách thức đối với người đương thời, nhưng lại thể hi ện tinh thần của tương l ai
đang đến. (Đantê, Thần khúc, Bản dịch từ tiếng Pháp của Lê Trí Viễn, Khương Hữu Dụng, NXB Văn học, HN, 1976, tr. 67). Nhà thơ
nhìn thấy họ ở “ Cõi vô tội” của đại ngục, nơi dành cho “ những người chính trực chưa biết đến đức tin” (Kitô giáo). Họ là Hôme, Hôraxơ,
Talét, Hêraclít, Dênông, Anaxago, Eâmpêđốc, Hipôcrát, Đêmôcrít, Xôcrát, Platôn, Arixtốt…trong số đó không ít người bị xem là kẻ thù tư
16
tưởng của Nhà thờ. Đantê được x em như “ nhà thơ cuối cùng của trung cổ và đồng thời l à nhà thơ đầu tiên của cận đại” (C. Mác và Ph.
Aêngghen, toàn tập, t. 22, tr. 382, bản tiếng Nga).
Hướng về di sản cổ đại, xem các giá trị truyền thống ấy là “chuẩn mực”, hay “cổ điển”, là điển hình của tinh thần khám phá,
để từ đó tiếp tục mở ra những vòng khâu mới của phát triển, đó là điểm chung của tư tưởng triết học Phục hưng.
Nếu Đantê là người khơi nguồn cảm hứng cho thời đại mới ở bình diện tư tưởng, thì Pêtơrắccơ (F. Petrarca,1304-1374) là người
sáng lập thực s ự phong ttrào nhân văn ở Florence, người đầu tiên th ể hiện tính chất thế tục (saecularis), phi tôn giáo trong tư tưởng. Sau
Pêtrắccơ, quá trình khôi phục và phát huy các giá trị của văn hóa cổ đại trong “ chương trình giáo dục nhân văn” (studia humanitatis) được
L. Bruni, G. Manetti, L. Valla tiếp tục triển khai theo những h ướng khác nh au, thông qua việc dịch, chú giải, phân tích và đánh giá các
bản văn của triết học cổ đại, từ đó gợi nên những suy tư m ới về vị trí và số phận của con ng ười trong thế giới. Bruni (1374 – 1444) dịch
nhiều công trình của Platôn, Arixtốt, Plutác (Plutarch), Đêmôxten (Demosthens) v à nhiều triết gia khác, kể cả những tư tưởng bị cấm
truyền bá. Bruni xem Arixtốt là bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử cổ đại, người đã thống nhất toàn bộ tri thức khoa học của thời đại, tập những
tri thức tản mạn thành hệ thống. Trong “ Nhập môn khoa học đạo đức” Bruni nêu lên s ự cần thiết “ xây dựng lại’ quan điểm về con người
như một chủ thể có năng lực lựa chọn và sáng tạo tự do. Kế thừa tư tưởng đạo đức của Platôn và Arixtốt, Bruni xem công bằng là phẩm
hạnh cao nhất.Phạm trù này ở Bruni trở thành điểm liên kết giữa đạo đức và học thuyết chính trị. Sự thay đổi thái độ của Bruni đối với triết
học Platôn phản ánh sự chuyển biến tư tưởng hợp lý. Có thể nói Bruni là một trong những người tiên phong, triệt để và tích cực nhất trong
việc phổ biến triết học cổ đại vào thế kỷ XV. Ông đã đặt nền móng cho quá trình tiếp cận và học tập di sản triết học Hy Lạp đối với công
chúng, hiểu biết sâu sắc giá trị của công việc này trong s ự nghiệp phục hồi và phát huy lý tưởng nh ân văn. Hoạt động của các nhà nhân
văn, trong đó có Bruni, xem mục đích của mình là làm quen người đọc với tư tưởng cổ đại, có ý nghĩa thế giới quan sâu sắc. Bruni cũng là
sử gia. Trong tác phẩm “ Lịch sử dân tộc Phơlôrenxơ” lần đầu tiên ông phân ranh giới giữa cổ đại và trung cổ bằng sự sụp đổ của đế quốc
La Mã.
Nhân bản luận nhân văn xem tồn tại của con người trong tính toàn vẹn và tính cụ thể của nó là đối tượng nghiên cứu duy nhất.
Đầu tiên hãy nói về con ng ười, sau đó mới đến Đấng tạo ho á. Nếu x em con người l à hình ảnh Chúa và giống như Chúa, thì điều đó có
nghĩa con người cũng sáng tạo nên những điều kỳ diệu như thời điểm Chúa sáng tạo ra con người.
Nhân bản luận nhân văn không l àm gần con người với tự nhi ên, mà với Thượng đế. Nếu Thượng đế sáng tạo nên thế giới, “sự
sáng và sự sống”, và trao cho con người quyền cai quản mọi thứ do Ngài sáng tạo nên, thì con người, về phần mình, sáng tạo ra văn hóa –
vương quốc cùa con người, làm cho con người vượt lên trên tự nhiên. Con người – đó là Thượng đế khả tử. Tính chất Thượng đế của con
người thể hiện ở sức mạnh và khả năng sáng tạo tầm mức vũ trụ, ở quyền của con người đối với những Thượng đế sáng tạo nên.
Số mệnh và lý trí thù địch nhau, chỉ những kẻ mù quáng mới phó mặc cuộc đời mình cho số mệnh. Trong khảo luận “ Về các
phương thức chống số mệnh” Pêtrắccơ nói về tự nhiên như người kiến tạo hợp lý, người mẹ tốt bụng và thông minh của con người, còn
số mệnh là kẻ thù của con người. Hai sức mạnh này cùng tồn tại, xung đột và thâm nhập, thậm chí đan quyện vào nhau trong ý thức, do đó
giữa chúng không có một ranh giới bất biến : hoặc tự nhiên, hoặc số mệnh (vel natura, vel fortuna). Tuy nhiên, xét đến cùng, tự nhiên và số
mệnh là hai bức tranh kh ác nhau của thế giới. Theo Pêtrắccơ, có thể xem cái chết là quy luật bất di bất dịch, do tự nhiên thiết lập nên cho
các thực thể khả tử, nhưng vị trí, thời gian và tính chất của nó do số mệnh định đoạt.
Số mệnh trong quan niệm của các nhà nhân văn Phục hưng như một sức mạnh vừa xa lạ với con người, vừa thách thức con
người. Ở bình diện khác, thông qua kh ái niệm số mệnh các nh à nhân văn cũng đụng ch ạm đến quyền uy của tôn giáo. Một khi cái s ức
mạnh xa lạ kia bị vượt qua, hoặc bị chế ngự, thì hình ảnh Thượng đế không còn được hiểu như cái Tuyệt đối toàn năng, định trước và phán
quyết mọi thứ, như nhận thức của con người thời Trung cổ.

Thách thức đáng kể đối với uy quyền nhà thờ thuộc về chủ nghĩa Eâpiquya nhân văn, nghĩa là s ự phục hồi triết lý nhân si nh
Eâpiquya, trong đó có chủ nghĩa khoái lạc, như sự phản ứng trước chủ nghĩa khắc kỷ và chủ nghĩa khổ hạnh Kitô giáo. Đại diện tiêu biểu
của chủ nghĩa Eâpiquya nhân văn là Lôrendô Vala (1407 – 1457). Valla không quan tâm đến nguyên tử luận, thậm chí cả nguyên tử luận
đã nhân bản hóa của phái Eâpiquya, mà chủ yếu tập trung vào chủ nghĩa kho ái lạc trên c ơ sở duy cảm luận. T heo Val a con người được
Thượng đế ban tặng sức mạnh, quyền uy và hạnh phúc, do đó không một thế lực nào, kể cả quyền lực conâg cộng, có thể tạo ra những cấm
đoán phi nhân tính đối với nó, bởi điều đó đơn giản là xuyên tạc ý chí Thượng đế. Valla hướng đến đạo đức học của ph ái Eâpiquya nhằm
luận chứng cho giá trị trọn vẹn của cuộc sống con người, mà nội dung tinh thần của nó không tách khỏi sự no đủ vật chất, sự trải nghiệm
và thụ cảm trong hoạt động đa diện đa chiều của nó.
Trong xu thế phục hồi các giá trị t ư tưởng cổ đại, chủ nghĩa Plâôn cũng được quan t âm theo cách nhìn mới, đưa đến s ự ra đời
thuyết hỗn thành phiếm thần tại Phlôrenxơ với chủ trương Platôn hóa Kitô giáo, nhân bản hóa các nguy ên lý triết học của Platôn và phái
Platôn. Điều này phù hợp với một trong những đặc trưng của tư tưởng tri ết học Phục hưng là sự dung hợp những quan điểm t ích cực của
thời cổ đại với Kitô giáo. Thuyết hỗn thành (syceretism, syncrétisme…) quy tụ một số nhà nhân văn tiêu bi ểu như G. Pliphôn (1355 –
1452), M. Phitrinô (Ficino, 1433 – 1499), Picô đêla Mirăngđôn (Pico della Mirandola, 1463 – 1494)…Phitrinô là đại biểu lớn của thuyết
hỗn thành phiếm thần tại Phlôrenxơ. Cũng như nhiều nhà tư tưởng khác, công việc trước tiên của Phitrinô là dịch và chủ giải các b ản văn
triết học, đặc biệt các đối thoại của Platôn và các t ác ph ẩm của nh ững người theo chủ nghĩ a Platôn mới, kế thừa có chọn lọc và cải biến
theo tinh thần khoa học và nhân văn. Điểm mới trong tư tưởng triết học của Phitrinô thể hiện ở cách tiếp cận về quan hệ giữa tôn giáo và
triết học, thần học và khoa học, niềm tin và lý trí. Phitrinô xem tôn giáo và triết học là hai chị em song sinh , bình đẳng trong quan hệ với
nhau – một đằng là “tôn giáo thông thái” (docta religio), cái vòm của tính uyên bác toàn thế giới, hướng con người đến nơi ngự trị của tình
yêu và hạnh phúc đời đời; đằng khác là “ triết học hữu ích” (pia philosophia), đem đến cho con người bài học về tư duy và hành động phù
hợp với lý trí. Yếu tố phiếm thần của tư tưởng Phitrinô thể hiện ở mệnh đề “ Thượng đế khắp mọi nơi”. Tuy nhiên ông bác bỏ quan điểm
“hòa tan” T hượng đế vào t ự nhiên, hay phương án tự nhi ên của thuy ết phiếm thần. Theo ông, Thượng đế với tính cách là cái duy nhất
ban đầu phi vật thể tuyệt đối nằm ở bên ngoài thế giới - đẳng cấp của sự suy giảm tinh thần và gia tăng thể xác. Đẳng cấp vũ trụ hiệu hữu
trong T hượng đế mà từ đó ánh s áng phóng chiếu khắp thế giới. T uy nhiên T hượng đế không phải là cái tuyệt đối không thể nhận thức
được, mà tồn tại trong mối liên hệ với tự nhiên và con người. Không phải Thượng đế – Đấng sáng tạo, mà linh hồn vũ trụ, được hiểu như
17
thang bậc phi vật thể cuối cùng, gần với thế giới trần tục, là cái được quan tâm trước tiên trong phiếm thần luận của Phitrinô. Khái niệm
“idea” của Platôn được phân tích từ bành diện cái lý tưởng, sự mời gọi vĩnh cửu đối với quá trình hoàn thiện bản chất con gnười trong khát
vọng vươn đến đẳng cấp cao hơn trong trật tự vũ trụ thiêng liêng và đầy nhân tính. Con người hợp thànhø khâu trung tâm của vũ tru, đồng
thời chiếm ưu thế trước thế giới vật thể bởi linh hồn vũ trụ đã được tuyệt đối hóa nơi con người. Tình yêu, cái đẹp, hạnh phúc, tất cả những
gì gắn với “tố chất người”, đều trở thành những nguyên lý vũ trụ. Phiếm thần luận mang màu sắc hỗn thành của Phitrinô, do đó, đã làm suy
giảm phần nào uy quyền của thuyết sáng tạo ( creationism), học thuyết chính thống của Kinh thánh Kitô giáo và nền tảng bản thể luận của
triết học trung cổ.ï Trong cái nhìn của Phitrinô con ng ười đáng quý hơn c ả các thiên thần, bởi lẽ con người để đạt được cuộc sống hạnh
phúc phải làm việc vất vã suốt cuộc đời, trong khi các thiên thần chỉ biết rong chơi! T uyên bố này đã tạo nên sự thay đổi quan trọng trong
ý thức xã hội thời Phục hưng. Nếu theo Kinh Thánh, mà dựa vào đó hình thành cả quan niệm đạo đức phong kiến tại Tây Aâu, lao động bị
xem là sự trừng phạt của Thiên Chúa dành cho con người do tội tổ tông (xem Kinh Thánh, Cựu ước, Sách Sáng thế, 3, 17 – 19, Nxb TP.
HCM, 1998, tr. 36 – 37), thì theo Phitrinô và các nhà tư tưởng nhân văn khác, lao động trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của tồn
tại người.
Người đưa ra tuyên ngôn điển hình của thuyết con người là trung tâm là Picô đêla Miranđôn (Pico della Mirandola, 1463 – 1494).
Nét đặc trưng đối với các nhà tư tưởng Phục hưng là làm sống lại “ thời vàng son”, đanh thức ý chí khám phá và tinh thần tranh luận trong
mỗi con người. Pico nhấn mạnh tự do ý chí, thể hiện qua tự do lựa chọn như một trong những phẩm giá cơ bản của con ng ười trong hoạt
động sống và sáng tạo. Thượng đế ban cho con người quyền tự do, còn con người sử dụng nó như quyền lực của mình, với mục đích tạo
dựng một thế giới tốt đẹp theo ý chí Thượng đế. Xúc phạm tự do của con người đồng nghĩa với xúc phạm ý chí Thượng đế. Con người tự
do thừa nhận chân lý chỉ những gì mà mình tin, chứ không phải do áp đặt.
Chủ nghĩa nhân văn (Humanism), bùng nổ vào thời Phục hưng, đã hàm chứa hai nội dung lớn là tôn vinh con người, lấy hình ảnh
con người tiến lên tự do làm trung t âm; hướng đến một xã hội tốt đẹp, phụng sự con ng ười, “ thay sự thống trị của Thượng đế bằng sự
thống trị của con người”. Từ việc tìm hiểu tư tưởng nhân văn sơ kỳ tại Phlôrenxơ – trung tâm của phong trào nhân văn, hay thủ đô văn hóa
của Italia thế kỷ XIV – XV, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý:
Thứ nhất, bằng họat động dịch thuật, phong trào nhân văn kêu gọi con người trở về với các giá trị văn hóa cổ đại, trong đó có cả
các giá t rị của Ky tô giáo sơ kỳ, từng bị nhà thờ xuyên t ạc, lạm dụng; khôi phục tư tưởng khoan dung tôn giáo, trong đó có t ư tưởng hoà
giải, đối thoại giữa các tôn giáo, quyền tự do lựa chọn các hình thức truyền bá đức tin và hành lễ. Các nhà nhân văn Ph ục hưng, từ
Pêtrắccơ trở đi, quan tâm đến triết học Platôn và Arixtốt không chỉ ở triết học tư biện và lôgíc học, mà còn mở rộng s ang các vấn đề đạo
đức, thẩm mỹ, văn hóa, chính trị, xã hội, đồng thời cải biến những vấn đề ấy cho phù hợp với những đòi hỏi của thời đại mới (xem
Constance Blackwell, Sachiko Kusukawa, Philosophy in the Sixteenth and Seventeenth Centuries – Conversations with Aristotle, Ashgate,
1999, p. 1-15)
Thứ hai, về đạo đức, đề cao tính chất thế tục, phi tôn giáo của đời sống, chuyển s ự quan tâm từ Thượng đế sang con người, tạo
nên sự nhận thức mới vê các giá trị đạo đức, trong đó có sự đánh giá lại vai trò của lao động, vấn đề tình yêu, hạnh phúc, khoái lạc, chống
chủ nghĩa khổ hạnh ;
Thứ ba, nhận thức lại các v ấn đề thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thu ật, nhất là các phạm trù t rung tâm như cái đẹp, cái cao cả, bản thể
luận hóa các chủ đề thẩm mỹ theo hướng đề cao năng lực con người, nhấn mạnh mục tiêu văn hóa nhân văn của hoạt động sáng tạo;
Thứ tư, giương cao ngọn cờ chống thần quyền, phục hồi từng bước vị ttrí của triết học và khoa học trong quan hệ với đức tin tôn
giáo, giải phóng dần triết học ra khỏi vai trò kẻ phụng sự tôn giáo và thần học.
Cuối cùng, thay thuyết Thần là trung tâm (theocentrism) bằng thuyết “con người là trung tâm (homocentrism), thay “vương
quốc của Thượng đế” (regnum Dei) bằng “ vương quốc của con người” (regnum Hominis); sự thay thế này, theo M anetti, chứng tỏ con
người trở thành thực thể tự quy định và tự phán xử , theo ân sủng mà Thượng đế ban tặng.
Bước sang thế kỷ XVI tư t ưởng nhân văn đã được truyền bá tại nhiều n ước, song Phlorenxơ vẫn giữ được vị thế tiên phong của
mình. Hơn nữa “ chương trình giáo dục nhân văn” đã mở rộng s ang nhiều lĩnh vực khác, trong đó có khoa học, chính trị, thách thức n ền
chuyên chính tinh thần của nhà thờ, đẩy nhanh quá trình khủng hoảng của ý thức hệ phong kiến và sự ra đời của ý thức hệ tư sản tiến bộ.

Những chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi đã làm sống dậy tinh thần tranh luận và ý chí khám phá trong triết học. Sự
quan tâm đến tự nhiên giờ đây không nhằm chứng minh hco thuyết sáng tạo Kinh thánh, mà nhằm đề cao sức mạnh của con người. Cùng
với sự phục hồi “triết học tự nhiên” dưới hình thức phiếm thần, những khám phá trong khoa học đã góp phần xác lập bức tranh vật lý mới
về thế giới. Nhiều nhà khoa học đồng thời là những nhà tư tưởng tiêu biểu của thời đại.
Tư tưởng nhân văn và xu thướng thế tục thể hiện trong các học thuyết chính trị, bao gồm: tư tưởng của Makiơvêli (Machiavelli),
chủ nghĩa cộng sản không tưởng T.Môrơ ( More) và T. Campanela (Campanella), chủ nghĩa nhân văn Kytô giáo R. Êradơmuýt (Erasmus),
và của nhiều nhà tư tưởng khác như M. Môngten (Montaigne), E. Rabơle (Rabelais)… Học viên cần đọc thêm tư tưởng chính trị của
Makiơvêli và Morơ như yêu cầu tối thiểu.
Phong trào cải cách tôn giáo, với nội dung và th ực chất của nó, cũng có mối liên hệ v ới tư tưởng nhân văn. Học viên cần đọc
thêm sự ra đời, mục đích của phong trào cải cách tôn giáo do Luthơ (Luther) và Canvanh (Calvin) khởi xướng.
Thời Phục hưng không sản sinh ta những triết gia “ chuyên nghiệp” thực sự, song ở tầm mức v ăn hóa, nó đã “ sinh ra những con
người khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhệt tình và tính cách, … về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng (C.
Mác và Ph. Aêngghen, toàn tập, t. 20, CTQG, HN, 1994, tr. 459 – 460).
Câu trích trên thay lời kết luận.

4. Phân tích các đặc trưng của triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII (gợi ý : ngọn cờ lý luận của giai c ấp tư sản; liên minh
giữa triết học và kho a học tự nhiên, vị thế áp đảo của chủ nghĩa duy vật trong thời đại các cuộ c cách mạng tư sản; hai khuynh hướng chủ
đạo trong lý luận nhận thức – kinh nghiệm và duy lý; liên hệ giữa triết học và tôn giáo trong điều kiện lịch sử mới, cuộc đấu tranh vì tự do
18
tín ngưỡng, chống thần quyền; tinh thần khai s áng – nhân v ăn, vấn đề “ con người lý tính” và “ nhà nước hợp lý tính” được P h. Ăngghen
hiểu như thế nào trong “Chống Đuyrinh” và “Biện chứng của tự nhiên” – ý sau cùng thuộc kiến thức mở rộng). Gợi ý
Trước tiên nên phác qua vài nét về bối cảnh lịch sử thế kỷ XVII – XVIII (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học), tác động của nó
đến triết học.
Về kính tế, phương thức sản xu ất tư b ản chủ nghĩ a đã hình th ành, phổ biến, từng bước đ ẩy lùi quan h ệ phong kiến tồn t ại hàng
ngàn năm, đơn giản hoá quan hệ xã hội, phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng lực lượng sản xuất, làm biến đổi nhanh, tích cực diện mạo hành
tinh, đẩy nhanh nhịp độ tiến bộ xã hội, giải phóng cá nhân khỏi ràng buộc buộc của chế độ đẳng cấp và quyền uy nhà thờ, tạo không gian
cho sáng tạo và cạnh tranh…
Về xã hội, thay đổi cơ cấu xã hội, giai cấp tư sản trở thành lực lượng tiên phong, tập hợp, tổ chức các lực lượng tiến bộ xã hội đấu
tranh chống ch ế độ chuyên chế phong kiến; các cuộc cá ch mạng tư sản, sự ra đời nhà nước pháp quyền tư sản, tách nhà t hờ khỏi nhà
nước, phế bỏ đặc quyền và chế độ đẳng cấp.
Về văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới cho phép cá nhân sáng tạo mà không bị chi phối bởi uy quyền tư tưởng (nền chuyên chính
tinh thần của Nhà thờ), thay đổi cảm thụ thẩm mỹ, đối tượng sáng tạo và hưởng thụ, chấp nhận hiện tượng “ lệch chuẩn” đ ể kích thích cái
mới.
Về khoa họ c, đây là thời đại của khám phá v à phát minh; khoa học từ giảng đ ường đến công xưởng – tính ứng dụng, tính thực
tiễn. Khoa học dần dần tr ở thành l ực lượng sản xu ất trực tiếp và thiết chế xã hội đặc t rưng. Cuộc cách m ạng khoa họ c kỹ t huật lần thứ
nhất (thế kỷ XVII – XVIII).
Những biến đổi đó tác động tích cực đến triết học: chủ nghĩa duy vật chiếm vị thế áp đảo trước chủ nghĩa duy tâm.
* Làm rõ các đặc trưng sau:
1.Ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản
Được chuẩn bị từ phong trào văn hóa nhân v ăn Phục hưng (cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XVII), triết học thế kỷ XVII-XVIII đã
trở thành ngọn cờ lý luận của giai cấp tư s ản và các lực l ượng xã hội tiến bộ khác trong cuộc đấu t ranh chống ý thức h ệ phong kiến lỗi
thời. Cuộc đấu tranh này diễn ra ở nhi ều bình diện : duy vật chống duy t âm thần bí, khoa học chống chủ nghĩa giáo điều và uy quyền tư
tưởng, cải cách chính trị chống bảo thủ chính trị…Tính chất tiến bộ của triết học thời kỳ này được minh chứng bằng tinh thần hoài nghi và
phê phán khoa học, bằng ưu thế của chủ nghĩa duy vật trước chủ nghĩa duy tâm. Nếu triết học thế kỷ XVII chú trọng đến phê phán tri thức,
trước hết là tri thức kinh viện trung cổ, thì triết học thế kỷ XVIII, điển hình là triết học Khai sáng Pháp, kết hợp phê phán tri thức với phê
phán xã hội, từ đó hình thành hai xu hướng vận động song song với nhau – cải tổ hoạt động tinh thần và cải tổ môi trường xã hội. So với
thời Phục hưng, giai c ấp tư sản thế kỷ XVII – XVII đóng vai trò lực lượng chính trị độc lập cách mạng, tập hợp xung qu anh mình các
nhân tố tích cực, tiến bộ, tấn công trực diện vào chế độ phong kiến và nền tảng tinh thần của nó, xác lập những chuẩn mực, giá trị mới, đon
giản hóa các quan hệ xã hội, phù hợp với sự vận động lịch sử. Thời Phục hưng thể hiện quá trình chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang
chủ nghĩa tư bản, còn thời đại mới đã là thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và sự hình thành xã hội tư sản, với những đặc trưng mà xã
hội trước đó chưa thể có được. Phục hưng về cơ bản gắn liền với sự trở về những giá trị bị lãng quên, để từ đó thực hiện sự nhận thức lại
quá khứ và mở hướng cho tương lai. Thế kỷ XVII – XVIII tiếp thu tinh thần mở đó, và làm cho nó trở nên hiện thực thông qua cuộc cách
mạng cơ cấu, nghĩa là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi quan hệ và cơ cấu xã hội, thay đổi hình thức và cơ chế quyền lực chính trị, phá vỡ
các đặc quy ền đẳng cấp, thay đổi quan h ệ giữa nhà nước v à nhà thờ v.v.. Cách mạng trong lý trí đi trước cách m ạng trong lĩnh vực thực
tiễn, các học thuyết triết học thực hiện quá trình phê phán cái cũ, cái lỗi thời, xác lập cái mới, cái tiến bộ, xem cái đang tồn tại, tức chế độ
phong kiến và hệ tư tưởng của nó là cái phi lý, cũng đồng thời là phi nhân tính, đòi hỏi thay thế nó bằng cái hợp lý – hơpï nhân tính, theo
quan điểm phổ biến về sự thống nhất lý trí – nhân tính. Bêcơn, Đềcáctơ, Xpinôda, Lốccơ, Môngtéxkiơ, Vônte, Rútxô, Điđơrô, Hônbách
…đều bắt đầu học thuyết của mình bằng tinh thần hoài nghi và phê phán như thế.
2. Liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên
Sự phát triển của triết học g ắn kết chặt chẽ, hữu cơ với sự phát triển của khoa học tự nhiên, thể hiện trình độ nhận thức chung
của thời đại. Nhiều nhà tri ết học đồng th ời là nhà khoa học (Descartes, Newton, Pascal , Leibniz … ) hoặc có những am hiểu sâu sắc về
khoa học, trở thành bộ óc bách khoa của thời đại (Diderot chẳng hạn). Nói khác đi, trong điều kiện khoa học phát triển như vũ bão, các nhà
triết học, để có thể đứng vững trong cuộc lu ận chiến tư tưởng, không có nhu cầu n ào khác hơn là phải am hiểu những thành quả của khoa
học. Mà để đạt được điều đó họ cần tự mình tìm hiểu, nghiên cứu các lĩnh cực khoa học, cần mài sắc tư duy bằng sự hiểu biết về bức tranh
khoa học tổng thể, hoặc chi ít cũng làm quen với môi trường khoa học ở những nét căn bản nhất.
Nhờ biết nám sát vào những thành tựu của khoa học tự nhiên và trình độ nhận thức chung của xã hội, các nhà triết học đã xác lập
bức tranh v ật lý mới về thế giới, nắm bắt những tính quy luật khách qu an của nó, đào sâu một số vấn đề bản th ể luận mà trước đây chưa
từng biết đến. Song ảnh hưởng của khoa học tự nhiên đến tư duy tríết học cũng làm nảy sinh những nan giải nhất định. Trước hết, sự thống
trị của cơ học đã để lại dấu ấn trong triết học bằng quan điểm máy móc về thế giới, cả giới tự nhiên lẫn thế giới của chính con người. Tiếp
theo, quá trình tóan học hóa tư duy bên cạnh mặt tích cực của nó đã góp phần vào việc hình thành c ách tiếp c ận siêu hình đối với một số
lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chủ trương đưa khoa học chính xác v ào môi trường nhân văn. Chẳng hạn, theo Hốpxơ, nếu chúng ta đã có vật lý
học, nghiên cứu cụ thể về các v ật thể tự nhiên, thì cần thiết phải xác lập “ vật lý xã hội”, tìm hiểu các vật thể nhân tạo. Nếu trong tự nhiên
có lực đẩy và lực hút, thì trong xã hội, hai lực ấy là chiến tranh và hoà bình! Hốpxơ cũng xem l6ogíc tính toán là khoa học nhập môn của
các lĩnh vực khác. Rất nhiều nhà triết học không chỉ lệ thuộc vào các nguyên lý cơ học trong nghiên cứu, mà còn từ đó hình thành phương
pháp tư duy theo kiểu t ách rời và đem đối lập một cách tuyệt đối “ đúng – sai”, “ trắng – đen”, “ khoa học – không khoa học”… Phương
pháp tư duy của Siêu hình học thế kỷ XVII – XVIII có những mặt tích cực nh ất định, nhất là trong đi ều kiện các nhà khoa học cần đến
“những chứng cứ của lý trí” để chống các hình thức nguỵ tạo khoa học và tri ết học kinh viện. Song phương pháp ấy lại tỏ ra không thích
hợp trong việc giải thích bản chất cũa thế giới đang biến đổi. Vấn đề là ở chỗ, trong khi tìm hiểu những mặt, những thuộc tính của sự vật,
những kĩnh vực của đời sống, các nhà triết học và khoa học chưa v ạch ra một cách thỏa đáng mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng,
hoặc tuyệt đối hóa maột mặt nào đó, đồng thời lý giải thiếu thuyết phục nguyên nhân, động lực của vận động và phát triển. Hì nh thức thứ

19
hai của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII cũng chịu sự quy định của tính ch ất máy móc, siêu hình ấy, và được
gọi là chủ nghĩa duy vật máy móc – siêu hình, hay đơn giản là chủ nghĩa duy vật siêu hình.
3. Hình thành hai khuynh hướng chủ đạo trong nhận thức
Sự quan tâm đến nhận thức đáp ứng đòi hỏi của con người trong điều kiện bùng nổ các kh ám phá và phát minh khoa học, phát
triển lực lượng sản xuất. Có thể xác định một số đặc trưng của lý luận nhật thức thế kỷ XVII – XVIII. Một là, cùng với việc các khoa học
cụ thể về tự nhiên và xã hội tách dần khỏi triết học, đã diễn ra sự thay đổi tất yếu của đối tượng triết học : các nhà triết học ng ày càng tập
trung sự chú ý vào việc quyết cùng lúc hai mặt của một vấn đề lớn, mà thiếu một trong số chúng, triết học sẽ mất đi vai trò xã hội của mình
– mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận – lô gíc học. Hai là, sự thay đổi căn bản trong quá trình phát triển của khoa học tự nhiên, sự xuất
hiện ngày càng nhiều các phương pháp chuyên biệt đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên và lịch sử đặt ra trước triết học nhiệm vụ khái
quát các thành quả của chúng và xây d ựng phương pháp triết học chung của nhận thức, cũng như làm s áng tỏ mối quan hệ gi ữa triết học
với các khoa học chuyên biệt. Nhu cầu phân tích mang tính nhận thức luận đối với các kết quả nghiên cứu khoa học trở nên cấp bách, bởi
lẽ các chất liệu tiềm tàng v à đa dạng do khoa học đem đến cần được lu ận ch ứng và hệ thống hóa. Mặt khác, từ việc x ử lý chất liệu c ần
vạch ra con đường nhận thức tiếp theo về thế giới. Chính vì thế các nhà tư tuởng đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm phương pháp luận chung
và làm sáng tỏ bản chất của tư duy. Ba là, những thành tựu trong nghiên cứu khoa học và những thay đổi trong phương pháp luận nghiên
cứu cũng đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu bản chất của quá trình nhận thức và nguồn gốc tri thức.
Việc hình thành các ph ương pháp nhận thức kh ác nhau nhằm đạt đến mục đích kh ẳng định quyền lực của con người trước tự
nhiên, giúp con người làm chủ t ự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. T uyên bố của Bêcơn (Bacon) “ tri thức là sức mạnh” đã trở
thành tuyên ngôn của thời đại. Từ thế kỷ XVII trở đi vấn đề phương pháp trở thành một ntrong những chủ đề chính của các cuộc tranh luận
triết học, góp phần xác định giá trị của mỗi học thuyết trong đời sống xã hội. Thậm chí một số nhà triết học đã quy giản đối tượng của triết
học về phương pháp.
Trong quá trình tranh luận về phương pháp nhận thức đã hình thành nên hai khuynh hướng chủ đạo là kinh nghiệm (empiricism),
do Ph. Bêcơn khởi xướng, và duy lý (rationalism), do Đềcáctơ đứng đầu. Khuynh hướng thứ nhất chú trọng vai trò của khoa học thực
nghiệm, khuynh hướng thứ hai nhấn mạnh vai trò của toán học và xu thế toán học hóa tư duy. Sự khác nhua giữa hai khuynh hướng đó đề
cập đến vấn đề nguồn gốc của tri thức, bản chất của nhận thức, phương pháp nhận thức cụ thể. Hạn chế của cả hai khuynh hướng trên thể
hiện ở tính phiến diện, không thấy được biện chứng của quá trình nhận thức từ trực qu an sinh động đến tư duy trừu tượng, không biết kết
hợp vả hai phương pháp – quy nạp và diễn dịch – trong quátrình nhận thức và nghiên cứu khoa học
4. Triết học và tôn giáo, khoa học và thần học
Triết học và khoa học thế kỷ XVII-XVIII chưa chấm dứt hăn những liên hệ với tôn giáo và thần học, thể hiện ở các phương án
dung hòa giữa các qu an điểm, các cách tiếp cận dường như đối lập nhau, đó là quan niệm hai chân lý (chân lý khoa học và chân lý thần
học, đức tin đều có chỗ đứng rong tâm hồn con người), phiếm thần, thần luận tự nhiên. Tuy nhiên so với thời đại trước, những liên hệ này
không tỏ ra nặng nề, thậm chí mang ý nghĩa tích cực nhất định: 1) phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội hiện có; 2) các nhà triết học đội khi
sử dụng phiếm thần và thần luận tự nhiên trong cuộc đấu tranh vì tự do tín ngưỡng và tôn vinh những giá trị của con người. Điều này giải
thích vì sao trong chủ nghĩa duy vật hiện diện đầy đủ các phương án vừa nêu, từ Bêcơn, Đềcáctơ đến Xpinôda, Lốccơ, phần lớn các nh à
khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Hình ảnh Thượng đế trong nhi ều trường hợp trở thành biểu tượng cao nh ất của s ự hoàn thiện lý trí. “ Tự
nhiên thần luận, ít ra là đối với nhà duy vật, chỉ là một phương pháp thuận tiện và dễ dàng để thoát khỏi tôn giáo” (C. Mác và Ph.
Aêngghen, toàn tập, t.2, CTQG, HN, 1995, tr. 197).

5. Tư tưởng nhân văn, khai sáng


Tư tưởng nhân văn, khai sáng làm nên một trong những nội dung cốt lõi của triết học Cận đại. Quan điểm của Bêcơn về xã hội lý
tưởng, được xây dựng trên cơ sở “ quyền lực của tri thức” cho đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự. Nếu Bêcơn tuyên bố “tri thức là sức mạnh”,
thì Hốpxơ nhấn mạnh rằng quyền lực cần phải hàm chứa yếu tố tri thức, nghĩa là được xác lập trên sự hiểu biết bản chất con n gười, hướng
đến mục tiêu ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia và thống nhất ý chí toàn dân. Lốccơ trở thành người đặt nền móng cho quan điểm nhà
nước ph áp quyền, được các nh à khai sáng Pháp thế kỷ XVIII phát triển và hoàn thiện ở đêm trước của cách m ạng tư sản. Hì nh ảnh “ con
người lý trí” và “ nhà nước hợp lý tính”, quan niệm về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ … không chỉ gợi mở con đường đi tới một trật tự
xã hội khác với chế độ phong kiến “ phi lý” và phi nhân tính, ngự trị suốt hàng ngàn năm. mà còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc.
Một số phác thảo của các nhà khai sáng về mô hình xã hội tương lai cho đến nay vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc.
Với những đặc trưng vừa nêu, có thể nói rằng, thế kỷ XVII – XVIII là một trong những thời đại sôi động nhất trong lịch sử l oài
người.

5. Trình bày khái quát và đánh giá chủ nghĩa duy vật máy móc – siêu hình nh ư hình thức th ứ hai trong sự phát triển của
chủ nghĩa duy vật
Xác định chủ nghĩa duy vật máy móc – si êu hình (có th ể gọi đơn giản là chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đ ược) là hì nh
thức lịch sử thứ 2 trong s ự phát triển của chủ nghĩ a duy vật. Sự phân biệt ba hình thức mang tính tương đối, bởi lẽ ba hình t hức được cô
đọng lại chỉ là ba hình thức cơ bản, chứ không phải là toàn bộ các hình thức hết s ức phong phú củ a CNDV. Tư tưởng duy vật trong triết
học thế kỷ XVII – XVIII là biểu hiện tập trung và tiêu biểu nhất của chủ nghĩa DVMMSH. Những biểu hiện của hình thức này đã có ngay
trong triết học Phục hưng, với phiếm thần luận duy vật gắn với tư tưởng khoa họ c của G. Bruno, những yếu tố duy vật trong các k ết luận
khoa học, các phát minh khoa học của Copernic, Kepler, Galilei …
- Nêu khái quát điều kiện lịch sử và tiền đề của sự ra đời tư tưởng duy vật trong triết học thế kỷ XVII – XVIII : nhấn mạnh
những biến đổi tích cực trong kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa họ c, chỉ ra cội nguồn sâu xa (duy vật Hy lạp - La M ã cổ đại), tác
động của phong trào nhân văn và tư tưởng khoa học Phục hưng đến sự hình thành chủ nghĩa duy vật máy móc siêu hình.

20
Nhấn mạnh rằng cũng như triết học nói chung, chủ nghĩa DV thời kỳ này là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản và các lực lượng
xã hội tiến bộ khác trong cuộc đấu tranh chống ý thưx1 hệ phong kiến và trật tự phong kiến “ phi lý” và “ phi nhân tính” (giải thích), hướng
đến xác lập “ nhà nước hợp lý tính”, tôn vinh “ con người lý trí”. CNDV chi ếm vị thế áp đ ảo trước CNDT. Với tính cách đ ó CNDV có
những đóng góp to lớn vào truyền thống tư tưởng duy vật. Cụ thể:
+ Thế giới quan: Vấn đề này thể hiện trước hết trong khía c ạnh bản th ể luận, tức tìm hiểu vấn đề tồn tại của thế giới: giải qu yết
một cách duy vật v ấn đề cơ b ản của triết học, khẳng định tính tích cực nội tại của thế giới v ật chất (Bacon), vật chất là cơ s ở của tồn tại
(Descartes trong Vật lý học của minh), xác định thực thể như causa sui, tức “ nguyên nhân tự nó” (Spinoza), loại bỏ Thượng đế ra khỏi đối
tượng triết học, quy mọi thứ về “ vật thể” (Hobbes), khẳng định giới tự nhiên tồn tại vĩnh viễn theo các quy luật “thuần tuý vật lý”, không
do ai sáng tạo (duy vậ Pháp thế kỷ XVIII). Nhờ tác động của khoa học tự nhiên các nhà duy vật xác lập bức tranh vật lý mới về thế giới,
tìm hiểu các quy luật vận động của nó, tiến một bước trong việc giải thích các phạm trù “ vật chất”,”vận động”, “ không gian”,, “thời gian”,
đi đến xem vđ, kg, tg là thuộc tính cố hữu và phương thức tồn tại của vật chất. Đặc biệt lưu ý vai trò của CNDV Pháp thế kỷ XVIII trong
CNDV cận đại, chỉ rõ rằng một số quan điểm của Diderot, Holbach (vấn đề quan hệ nhân quả trong giới tự nhiên, tính quy luật khách quan
của thế giới, nỗ lực tìm hiểu các hình thức vận động của vật chất, hiểu vận động như “mọi sự thay đổi nói chung”).
+ Nhận thức luận : trước hết là tinh thần hoài nghi và phê phán khoa học. Vào thế kỷ XVII các nhà duy vật vạch ra những sai lầm
trong nhận thức, phê phán tri thức kinh viện và uy quyền tư tưởng trong khoa học, chống thần quyền. Bacon với học thuyết về 4 “ ảo
tượng” (ng ẫu tượng) của nhận thức. Descartes n êu cao tinh thần hoài nghi khoa học, xem nguyên tắc hoài nghi toàn di ện là điều kiện để
vượt qua hoài nghi, đến với chân lý. Spinoza, Hobbes, Locke, các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII đều mở đầu hệ thống của mình bằng thái
độ hoài nghi, phê phán thực trạng của nhận thức.
Thế kỷ XVIII : gắn phê phán tri thức với phê ph án chế độ chuyên chế phong kiến, đòi hỏi thay thế trật tự xã hội phi lý, phi nhân
tính bằng “nhà nước hợp lý tính” trên cơ sở thừa nhận các quyền cơ bản của con người.
Xác lập phương pháp nhận thức khoa học. Hai khuynh hướng cơ bản trong lý luận nhận thức là kinh nghiệm và duy lý. Vạch ra sự
khác nhau giữa hai khuynh hướng này trong cách hiểu v ề nguồn gốc và bản chất của tri thức, về cơ sở khoa học tự nhiên, về phương pháp
cụ thể (vấn đề này đã phân tích kỹ tại buổi ôn tập).
+ Quan điểm chính trị, xã hội (khía cạnh nhân sinh, hay nhân sinh quan): CNDV với vấn đ ề đấu tr anh chống thần quyền, đề cao
khoan dung tôn giáo, tự do tín ngưỡng. Không tưởng của Bacon như sự dự báo về vai trò của tri thức trong xã hội (từ tuyên bố “ tri thức là
sức mạnh” đ ến ý tưởng về một xã hội dựa trên quy ền lực của tri thức, trong New Atlantis). Hình thành những nội dung mới của đạo đức,
chính trị mang ý nghĩa thế tục, chống chế độ đẳng cấp và nền chuyên chế, Đề cao quyền con người , thống nhất quyền con người và quyền
công dân (Locke). Vấn đề “ nhà nước hợp lý tính”. Lý trí như chuẩn mực và vị quan toà (Ph.Ăngghen) phán quyết hành vi con người. Vai
trò của các nhà duy vật – khai sáng Pháp thế kỷ XVIII trong việc xác lập những chuẩn mực, giá trị của thời đại mới. Lý tưởng chính trị (tự
do, bình đẳng, bác ái, dận chủ …) hiện nay vẫn tiếp tục là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc.
 Hạn chế lịch sử của CNDV thời trước (cả DV thế kỷ XVII – XVIII lẫn Feuerbach thế kỷ XIX):
+Thế giới quan: tính máy móc, do chịu ảnh hưởng của cơ học (phân tích ý này). Vật chất đồng nhất với vật thể, với nguyên tử,
hoặc với các chất giả định mang các lo ại trường. Vận động quy về vận động cơ học. Công thức “ con người – cỗ máy”. Tính chất này tất
yếu dẫn đếntính chất thứ hai – siêu hình, nghĩa là x em xét sự vật trong tr ạng thái cô l ập, tách rời nhau, ngưng đọng, không vạch r a được
mối liên hệ, tác động, chế ước lẫn nhau, chuyển hoá; trong quan niệm về phát triển nhiều nhà duy vật chỉ đề cập đến tăng trưởng về lượng,
chưa làm rõ hoặc chưa thấy được quna điểm biến đổi về chất, giải thích thiếu cơ sở khoa học vấn đề nguồn gốc, động lực của phát triển.
+Nhận thức luận: cực đoan, phiến diện (lấy ví dụ chứng minh, đã phân tích kỹ trong buổi ôn tập).
+Quan điểm chính trị, xã hội: tính chất không triệt để (duy tâm, và cả yếu tố không tưởng). Lấy ví dụ chứng minh.
Tóm : hình thức 2 của CNDV là CNDV máy móc – siêu hình, hay đơn giản là CNDV siêu hình.

6. Phân tích các đặc trưng cơ bản của triêt học cổ điển Đức (gợi ý : với đặc trưng 1 cần hiểu nhận định của C. Mác về triết
học Kant, triết họ c cổ điển Đ ức nói chung, như “ lý luận Đức củ a cvách mạng Pháp”; chỉ ra mặt tích cực v à hạn chế trong l ý luận nhận
thức, sự phát triển chủ nghĩa duy tâm với hai biến thái là duy tas6m chủ quan và duy tâm khách quan; chỉ ra đóng góp to lớn của triết học
CĐ Đức vào sự ph át triển triết học nh ân loại là ph ép biện chứng, đánh gi á ph ép biện ch ứng duy t âm tại Đức, nhất là phép biện chứng
Hegel; chỉ ra mối liên hệ giữa triết học cổ điển Đức với khoa học thời kỳ này, vị trí của triết học cổ điển Đức trong lịch sử trtiết học
phương T ây, triuyền thống “ cổ điển” trong văn hoá phương T ây; vai trò của của Feuerbach – s ự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ triết học tư
sản “ cổ điển”, vai trò của triết học cổ điển Đức đối với sự ra đời triết học Mác)
Trước tiên cần đề cập vài nét về bối cảnh lỉch sử tác động của nó đến sự hình thành và tính chất của triết học cổ điển Đức, chỉ ra
mâu thuẫn của xã hội Đức, sự yếu kém của giai cấp tư sản Đức đã tác động như thế nào đến triết học cổ điển Đức. Trả lời câu hỏi: tại sao
nói phép biện chứng trong triết học cổ điển Đ ức là sự thể hiện th ành công tinh thần của thời đại biện chứng, nhưng chủ nghĩ a duy tâm lại
là đặc thù riêng có của Đức trong quan h ệ với Anh và Pháp ở thời điểm tương tự? Để trả l ời câu hỏi n ày học vi ên cần làm rõ bức teanh
kinh tế, chính trị, xã hội tại Đức nửa sau thế kỷ XVII – nửa đầu th ế kỷ XIX [Giảng vi ên gợi ý, hướng ng ười học v ào nội dung cần phân
tích].
Nêu một số đặc trưng cơ bản và phân tích từng đặc trưng một
1. Ttriết học cổ điển Đức là triết học Khai sáng, “ thể hiện khát vọng của người tiểu thị dân Đức” (Ph. Ăngghen) muốn thay đổi
trật tự hiện hành bằng ánh sáng của trí tuệ và lý tưởng tự do bình đẳng, bác ái, được kế thừa từ cách m ạng Pháp cải biến cho phù hợp với
điều kiện Đức. Tinh thần đó làm cho các hệ thống triết học, từ Kant đến Feurerbach, mang tính chất nhân văn sâu sắc. Mác xem triết học
Kant là lý luận Đức của cách mạng Pháp. T heo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cách mạng lý trí (tư duy lý luận tiến bộ, cách mạng)
đi trước cách mạng trong lĩnh vực thực tiễn, đóng vai trò là ngọn cờ lý luận của các lực lượng xã hội tiến bộ. Cách mạng lý trí trong trường
hợp này thể hiện ở triết học cổ đi ển Đức. Thứ nhất, bằng nhiều phương thức khác nhau các triết gia Đức (Kant, Fichte thời kỳ đầu,
21
Schelling thời kỳ đầu, Feuerbach) phê phán tình trạng “ phi lý” của hiện thức và những hạn chế về phương pháp luận trong nhận thức, nêu
lên sự cần thiết c ải cách môi trường x ã hội theo hướng tích cực. Thứ hai, cùng với sự phê phán tình trạng hiện có của đời sống xã hội và
“tinh thần Đức”, các triết gia Đức đưa ra nhiều quan điểm tích cực về chính trị, xã hội, dự báo khả năng thay thế trật tự hiện tồn bằng “ nhà
nước hợp lý tính” (Kant, Fichte và Scheeling thời kỳ đầu, Hegel, đặc biệt là Feuerbach). T uy nhiên do điều kiện lịch sử tại Đức chi phối
mà tư tưởng nhân v ăn, khai sáng ở các triết gia Đ ức tỏ ra không triệt để; điều n ày thể hiện ở mệnh đề “ cái gì hợp lý thì hiện thực, cái gì
hiện thực thì hợp lý” trong triết học pháp quyền của Hegel. Mệnh đề ấy chặt chẽ và xác đáng từ góc độ nhận thức, thể hiện quan điểm của
Hegel về sự đồng nhất tư duy và tồn tại, song ở bình diện chính trị - xã hội nó cho thấy tính mâu thuẫn : khát vọng chiến th ắng của “ cái
hợp lý” và sự dung hoà với thực tại phi lý (xét như m ặt đối lập của cái hợp lý trong tư duy ), nhưng đầy uy quyền là nhà n ước quân chủ.
Ph. Ăngghen đã chỉ ra tính chất mâu thuẫn này trong tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”.

2.Quan tâm đến vấn đề nhận thức, khắc phục hạn chế của lý luận nhận thức thế kỷ XVII – XVIII, xây dựng lý luận nhận thức với
những nội dung phong phú và sâu sắc (dẫn chứng từ Kant, Hegel, đã hướng dẫn trong buổi ôn tập).

Lưu ý thêm: Kant phê ph án sự đối lập giữa h ai kuynh hướng trong nhận th ức luận thế kỷ trước – chủ nghĩa kinh nghiệm (đề cao
nhận thức cảm tính, kinh nghiệm) và chủ nghĩa duy lý (đề cao tư duy trừu tượng, xem nhẹ vai trò của “ trực quan cảm tính”), qua đó khẳng
định sự thống nhất hai giai đoạn – cảm tính (trực qu an sinh động) và giác tính (tư duy trừu tượng), đồng thời khẳng định rằng hoạt động
thực tiễn của con người là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý ( tiếc thay ông hiểu thự c tiễn một cách mơ hồ v à duy tâm). Hegel thì x ác lập khoa
học lôgíc theo nghĩa rộng, bao quát vấn đề bản chất, quá trình và phương pháp nhận thức.

Tuy nhiên sự đề cao nhận thức, lý trí của con người đến mức thần thánh hóa đã ảnh hưởng đến tính chất duy tâm của tri ết học
Kant, Fichte, Schelling, Hegel. Dẫn chứng hai biến thái của chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy tâm chủ quan (hầu như hiện diện ở Kant,
Fichte, Schelling qua các phương án khác nhau, từ duy tâm tiên nghiệm đến “ học thuyết khoa học” tuyệt đối hoá cái Tôi), chủ nghĩa duy
tâm khách quan (chủ yếu Hegel, một phần ở Schelling trong triết lý về sự mặc khải thần bí). Mặc khác chủ nghĩa duy tâm Đức cũng là kết
quả tất yếu trong quá trình chuyển trung tâm tri thức từ Anh và Pháp sang Đức.

3.T riết học cổ điển Đức đóng góp to lớn trong việc phát triển phép biện chứng (ở Kant, Fichte, Hegel, một phần ở Schelling thời
trẻ), hình thành phong cách tư duy mới trong văn hóa châu Âu (và kể cả văn hóa nh ân loại), khắc phục sự ph ân tuyến máy móc theo kiểu
“đúng – sai”, “trắng – đen”, “ khoa học – phản khoa học” như đã từng hi ện diện ở siêu hình học thế kỷ XVII – XVIII. Theo phương pháp
nghiên cứu mới sự đánh giá các vấn đề thần thoại, tôn giáo, mà thuật tỏ ra xác đáng hơn, khoa học hơn. Nhấn mạnh : phép biện chứng duy
tâm là hình thức thứ hai trong lịch sử phép biện chứng.

Lược khảo biện chứng của quá trình nhận thức ở triết học Kant, biện chứng cái T ôi và cái không-Tôi ở Fichte, khái quát đóng góp
của Hegel vào sự phát triển của phép biện chứng: đưa ra cách hiểu mới (hiện đại) về phép biện chứng; hình thành những nguyên lý cơ bản
của phép biện chứng, đào sâu vấn đề biện chứng của quá trình nhận thức, đi đến tư tưởng về thống nhất phép biện chứng với lý luận nhận
thức và lôgíc học, vận dụng phép biện chứng để lý giải các vấn đ ề của tri thức khoa họ c… Phép biện chứng duy tâm Đức, nhất là phép
biện chứng Hegel, thể hiện mặt tích cực, tiến bộ, cách mạng của “ những người thị dân Đức” (Ph. Ăngghen).

Song phép biện chứng trong triết học cổ điển l à phép biện chứng duy tâm (vì được x ác lập trên cơ sở thế giới quan duy tâm) và
không triệt để (phản ánh bản chất của giai cấp tư sản Đức). Giảng viên dẫn chứng để làm rõ hạn chế này.
4. Triết học cổ điển Đức hình thành và phát triển trong sự gắn bó hữu cơ với toàn bộ nền văn hóa của nước Đức và nhân loại, với
trình độ khoa học tự nhiên thế kỷ XVIII – XIX. Chính thực tiễn sinh động và sự khởi sắc tinh thần đã quy định tính đa dạng và đặc s ắc,
cũng như những mâu thuẫn của các hệ thống triết học.Những triết gia Đức thực sự là những bộ óc lớn, mang tính bách khoa, nhất là Kant
và Hegel. Tính độc lập tương đối của ý th ức thể hi ện ở chỗ ý thức có thể ph ản ánh phù hợp thực tiễn, tồn tại xã hội hiện tồn , hay “song
hành” cùng với nó, có thể tuân theo tính quy luật nội tại, không bị chi phối bởi thế giới vật chất, mà vượt qua thế giới ấy. Các triết gia Đức
đã vượt qu a hiện thực nước Đức để thể hiện tinh thần thời đại trong tư tưởng của mình thông qua tính quy lu ật kế thừa v à phát triển tư
tưởng.. Ở Kant bước ngoặt Copernic đã đưa đến sự ra đời hệ thống triết học với ba tác phẩm “phê phán”; ở Hegel ngoài hệ thống đồ sộ còn
có các tác phẩm lớn, bàn về nhiều vấn đề, trong đó có những ỳ tưởng “ vạch thời đại” (Engels).

5. Triết học Đức là sự kết thúc đầy vinh quang (đđầy ý nghĩa) toàn bộ nền triết học tư sản cổ điển. Trong sự kết thúc đó
Feuerbach đã khôi phục truyền thống duy vật trong bối cảnh chủ nghĩa duy tâm và thần bí đang phổ biến. Triết học cổ điển Đức cũng là
đỉnh cao của triết học theo nghĩa cũ , nghĩa “ khoa học của các khoa học”. Sau triết học Đức đ ã diễn ra quá trình phi cổ điển hoá triết học
trên nền chung của phi cổ điển hoá văn hoá châu Âu.

Giảng viên chỉ ra cho học viên Feuerbach đã đem đến sự kết thúc đầy ý nghĩa triết học cổ điển Đức như thế nào. Tại sao nói triết
học Feuerbach là cầu nối, là suối lửa để t ừ Hegel bước s ang, chảy qua, đến v ới chủ nghĩ a duy vật bi ện chứng, tức CNDV tr iệt để trong
quan niệm về TN, XH và TD?
22
7. Sự ra đời của triết học Mác – bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học (gợi ý: không nên nh ầm lẫn những yếu tố
của tính bước ngoặt cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện v ới “ các đặc điểm của tri ết học Mác”; trình bày khái quát –
khoảng 1 trang về sự ra đời triết học Mác; phân tích : sự thống nhất chủ nghĩa DV và phương ph áp biện chứng; sự thể hiện các nguyên lý
của phép BCDV vào thực tiễn xã hội, hình thành quan niệm duy vật về lịch sử; sự thống nhất lý luận và thực tiễn, giải quyết v/đ cơ bản của
TH từ quan điểm thực tiễn, ý nghĩa “ cải tạo thế giới”; sự thống nhất tính cách mạng và tính khoa học , chủ nghĩa nhân văn và lý luận giải
phóng con người; làm thay đổi quan niệm về tính chất và đối tượng của triết học, liên minh giữa triết học và các khoa học chuyên biệt)
Dành khoảng 1 trang trình bày khái quát bối cảnh lịch sử, nhắc đến các tiền đề dẫn đến sự ra đời triết học Mác, các giai đoạn
lớn của lịch sử tri ết hjọc Mác – Lênin. Sau đó đi vào nội dung, với 5 điểm chứng minh sự ra đ ời triết học Màc là bước ngo ặt cách m ạng
trong lịch sử triết học. Từ đó chỉ ra vai trò của Lênin trong sự b ảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác, xem giai đoạn Lênin như chủ nghĩa Mác
thế kỷ XX.
Về bối cảnh lịch sử (hay tiền đề thực tiễn), lưu ý tính chất mâu thuẫn của x ã hội tư sản, trong đó nhấn mạnh mâu thuẫn phổ biến
của xã hội có giai cấp đối kháng là mâu thuẫn gì; lưu ý sự trưởng thành của giai cấp vô sản và nhu cầu thời đại đối với giai cấp đó, tính tất
yếu trang bị hệ thống lý luận khoa học như vũ khí tinh thần, tư tưởng của giai cấp vô sản; tính tất yếu của sự ra đời chủ nghĩa Mác, mà hạt
nhân lý luận là triết học.
Về tiền đề lý luận, nhấn mạnh:1) tiền đề sâu xa, 2) tiền đề trực tiếp và cụ thể, 3) các tiền đề khác (truyền thống nhân văn, CN XH
không tưởng, phuơơng pháp của kinh tế chính trị học cổ điển…).
Về tiền đề khoa học (đặc biệt khoa học tự nhiên), chú ý ba phát minh “ vạch thời đại”, phân tích ý nghĩa của từng phát minh một
đối với quá trình từ hình thức cũ của chủ nghĩa duy vật phát triển sang hình thức hiện đại, tức CNDVBC.
1. Thống nhất hữu cơ chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Công lao lịch sử của Hêghen là đã phát triển phép bi ện chứng t ừ trình độ tự phát trở thành một khoa học , từ tản mạnh thành hệ
thống, đem đến cách hiểu hiện đại về phép biện chứng như học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, vượt qua cách hiểu mang
nặng tính chủ quan về phép biện chứng như “ nghệ thuật đối thoại”, xuất phát từ người Hy L ạp. Phép biện chứng, với tính cách như trên,
được Hêghen trình bày trong Khoa học lôgíc, hay Lôgíc học theo nghĩa rộng, hàm chứa sự thống nhất phép biện chứng, lý luận nhận thức
và lôgíc học. Tuy nhiên phép biện chứng Hêghen lại được hình thành trên cơ sở thế giới quan duy tâm, do đó tỏ ra không triệt để và đầy
mâu thuẫn. Phoiơbắc phê phán chủ nghĩa duy tâm tư biện Hêghen, khôi phục truyền thống duy vật, kết hợp với thuyết nhân bản đặc trưng
của mình. Song thứ chủ nghĩa duy vật ấy lại chịu sự chi phối của phương pháp tư duy siêu hình. C. Mác và Ph, Aêngghen đã khắc phục
tính chất phiến diện của chủ nghĩa duy vật và phép bi ện chứng của những người đi trước, nhất là các b ậc tiền bối trực tiếp, xác lập hình
thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình thức hiện đại của phép biện chứng, tức phép biện chứng duy
vật. T riết học mácxít là sự thống nhất hữu cơ chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Bước chuyển đầy ý nghĩa này được bắt đầu từ những
năm 40 của thế kỷ XIX, và từ cuối năm 1843 – đầu năm 1844 Mác và Aêngghen dần dần trở thành nh ững nhà duy vật biện chứng. T ác
phẩm điển hình – “ Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu”, “Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844”. Ở những
thời ký tiếp theo chủ nghĩa duy vật mácxít được hoàn thiện, làm sâu sắc thêm trong “ Chống D0uyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”,
“Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”…
Tham khảo bảng so sánh:
Họ và tên Hệ thống TGQ Phương phápTH
Hegel Duy tâm Biện chứng
Feuerbach Duy vật Siêu hình
Marx Duy vật Biện chứng
>CNDVBC < Phép BCDV

2. Phát minh ra quan niệm duy vật về lịch sử,làm cho chủ nghĩa duy vật mácxít trở thành chủ nghĩa duy vật triệt để
Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện một cách sinh động và s áng tạo trong việc phân tích t iến
trình lịch sử - xã hội, làm sáng tỏ các quy luật vận động và phát triển của nó. Khắc phục quan niệm duy tâm và siêu hình về lịch sử, triết
học mácxít thực sự trở thành chủ nghĩa duy vật triệt để trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và tư duy. Phát minh ra quan niệm duy vật về
lịch sử là thành công lớn của Mác và Ăngghen.
Những vấn đề của qu an niệm duy vật về lịch s ử được Mác và Aêngghen lần đầu tiên phân tích một cách sâu s ắc và có hệ thống
trong “ Gia đình thần thánh”(1845) và “ Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846). Đó cũng là hai tác phẩm viết chung đầu tiên của Mác và
Aêngghen. Trong “ Gia đình thần hánh” Mác và Aêngghen phê phán quan niệm duy tâm của phái Hêghen trẻ, xây dựng học thuyết duy vật
về quan hệ giữa cá nhân và quần chúng nhân dân, về động lực của tiến bộ lịch s ử, về đấu tranh gi ai cấp của giai cấp vô s ản nhằm khắc
phục tình trạng tha hóa “ loài”.Trong “ Hệ tư tưởng Đức” lần đầu tiên c ác khái niệm nền tảng, trung tâm của qu an niệm duy vật về lịch sử
(chủ nghĩa duy vật lịch sử), được nêu lên trong sự phân tích khoa học về quy luật phổ biến của vận động xã hội, trong sự phân tích
phương thức sản xuất, rút ra quy luật về sự phù hợp của hình thức giao tiếp (quan hệ sản xuất) với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Trong “ Hệ tư tưởng Đức” Mác và Aêngghen phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, vạch ra
tính tất yếu của sự thay thế các hình thức sở hữu, nói tóm, đã phác thảo những vấn đề cốt lõi của học thuyết mácxít về hình thái kinh tế – xã
hội. Các vấn đề chủ quan niệm duy vật về lịch sử được hoàn thiện và làm sâu sắc thêm ở các thời kỳ sau, trong những tác phẩm và bài biết
23
tiêu biểu, đặc biệt là “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”( 1848), “Tư bản” (1867, t.1), “Chống Đuyrinh” (1876 - 1878), “Nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884)…Lênin bảo vệ , bổ sung và phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử trong điều kiện lịch
sử mới.
C. Mác và Ph.Ăngghen thông qua sự phân tích khoa học tiến trình lịch sử - xã hội đã khái quát thành công quy luật xã hội phổ
biến (quy luật QHSX phù hợp với trính độ phát triển của LLSX), nhấn mạnh biện chứng cơ sở h ạ tầng và kiến trúc thượng tầng, phương
thức SX là thước đo, là hệ quy chiếu giải thích các hiện tượng, quá trình khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có cách mạng xã hội. Học
thuyết hình thái kinh tế - xã hội là thành quả khoa học vĩ đại của những người sáng lập chủ nghĩa Mác.
Bàn thêm: tranh luận với thuyết “Ba làn sóng” để khẳng định giá trị của quan niệm duy vật về lịch sử của Mác và Ph. Ăngghen.
3. Thống nhất lý luận và thực tiễn, giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn
Mác và Aêngghen khắc phục tính chất tư biện của triết học Hêghen, xây dựng một trong nh ững nguyên t ắc xuy ên suốt của c hủ
nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, là thống nhất lý luận và thực tiễn, thực hiện sứ mệnh “ cải tạo thế giới”, chứ không chỉ dừng
lại ở “ giải thích thế giới” ( x em “ Luận cương vềPhoiơbắc”, luận cương thứ 11 ).. T rong “ Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen. Lời nói đầu” và “ Gia đình thần thánh” Mác không dưới một lần nhấn mạnh “ thủ tiêu”, “xoá bỏ” , “ phủ định” triết học theo nghĩa
cũ, thứ triết học tư biện, “bay lượn cao” trên biển cả cuộc sống đầy bão táp. Đối với Mác không phải cuộc sống diễn ra theo những đồ thức
luận tư duy, mà ngược lại, đồ thức luận tư duy cần th ường xuyên được điều chỉnh theo những diễn biến của cuộc sống. Vì thế quan điểm
thực tiễn đã trở thành quan điểm xuất phát, nền tảng trong triết học Mác. Lịch sử phát triển của triết học cho thấy phạm trù “ thực tiễn” có
từ thời cổ đại, và trở thành một trong những phạm trù được nh ắc đến nhiều trong các học thuyết triết học. Điều này không khó giải thích,
bởi lẽ không một nhà triết học nào chủ trương tách rời hệ thống triết học khỏi thực tiễn lịch sử – xã hội. Vấn đề là ở chỗ các h ọc thuyết ấy
hiểu thực tiễn như thế nào, dựa trên cơ sở thế giới quan n ào. Cantơ, chẳng hạn, nhấn mạnh ưu thế của “ lý tính thực tiễn” trước “ lý tính
thuần tuý”, vạch ra con đường biện chứng của nh ận thức t ừ trực qu an sinh động đến tư duy trừu t ượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn. Song Cantơ hiểu thực tiễn theo nghĩa “ hoạt động mang ý nghĩa thực tiễn”, tức đồng nhất phạm t rù “ thực tiễn” với phạm trù “ hoạt
động”. Hêghen cũng khẳng định “ chân lý thực tiễn cao hơn chân lý lý luận”, nhưng cách hiểu của ông v ề thực tiễn không vượt ra khỏi
khuôn khổ của chủ nghĩa duy tâm tư biện. Mác không chỉ đưa vào phạm trù “ thực tiễn” nhiều nội dung mới, xem thực tiễn như tồn tại có
tính lịch sử – xã hội của con người, điều mà các nhà triết học thế kỷ trước chưa nghĩ đến, mà còn xác định tính vật chất của hoạt động thực
tiễn. Đó là sự khác biệt giữa Mác với Cantơ và Hêghen. Nhờ hiểu thực tiễn từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mà nguyên tắc
thống nhất lý luận và thực tiễn mang thông điệp mới. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn nghĩa là phải xem thực
tiễn như nguồn gốc, cơ sở, động lực, mục tiêu của nhận thức, tiêu chụẩn kiểm tra chân lý. Hơn thế nữa, chỉ xuất phát từ thực tiễn mới khắc
phục được qu an điểm siêu hình trong nhận thức và hành động, bởi lẽ thực tiễn biến đổi sẽ thực hiện quá trình sàng lọc, đào thải đối với lý
luận; những quan điểm nào tỏ ra lỗi thời, không đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, sẽ phải nhường chỗ cho cái mới, cái hợp lý.
4. Thống nhất tính cách mạng với tính khách quan khoa học; vũ khí lý luận của giai cấp vô sản
Là học thuyết mang ý nghĩa “ cải tạo thế giới”, triết học Mác ngay từ khi ra đời đã thâm nhập vào các phong trào quần chúng, trở
thành một học thuyết tạo n ên ảnh hưởng s âu sắc trong thế giới đương đại. Xét từ góc độ lý luận giải phóng, triết học Mác l à chủ nghĩa
nhân văn đạt đến tầm cao mới, hình thành trong điều kiện xã hội tư sản, nhưng thông qua hiện thực đấu tranh của giai cấp vô sản đã dự báo
về một xã hội lý tưởng, hay một liên hợp mà ở đó “ sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người” (M & Ă, t. 4, CT QG, 1995, tr. 628). Điểm chung của chủ nghĩa nhân văn thể hiện ở chỗ xem con người là điểm xuất phát, và giải
phóng con người là mục đích cuối cùng. Tuy nhiên không có chủ nghĩa nhân văn dành cho mọi thời đại. Chủ nghĩa nhân văn mácxít khác
với chủ nghĩa nhân văn trừu tượng kiểu Phoiơbắc, hay chủ nghĩ a cộng sản không tưởng kiểu Xanh Ximông (Saint Simon), Phuriê
(Fourier), Oâoen (Owen) về nội dung lẫn phương thức bi ến khả năng thành hi ện thực, biến ý tưởng giải phóng thành lý luận khoa học về
sự giải phóng. Sự khác biệt này được phân tích trong nhiều tác phẩm, từ “Hệ tư tưởng Đức”, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đến
“Chống Đuyrinh”, “Phê phán cương lĩnh Gôta” và nhiều bài viết khác của Mác và Aêngghen.
Triết học do Mác và Ăngghen xây dựng là lý luận giải phóng của giai cấp vô sản.
5. Sự thay đổi tính chất và đối tượng của triết học, quan hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể, chuyên biệt
Sự ra đời của triết học Mác góp phần làm thay đổi quan niệm về tính chất và đối tượng của triết học, về quan hệ giữa triết học với
các khoa học cụ thể. Vấn đề là ở chỗ, vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức chung hãy còn thấp, tri thức khoa học còn nằm trong tình trạng
tản mạn, sơ khai, nên triết học, do đặc điểm của mình, được xem như dạng tri thức lý luận duy nhất, giải quyết thay những vấn đề mà lẽ ra
thuộc phạm vi của các khoa học cụ thể. Triết học đóng v ai trò “ khoa học của các khoa học”, còn các t riết gia thì được nhì n nhận nh ư
những bậc thông thái am tường mọi thứ (mặc dù chính nhà tri ết học cũng chỉ nghĩ về bản thân nh ư những kẻ “ khao khát chân lý”, mong
muốn vươn đến sự thông thái, hay “ yêu mến sự thông thái”, vốn là đặc quyền của thần linh ). Quan niệm ấy tồn tại khá lâu trong lich sử ,
mà hệ thống Hêghen là sự thể hiện hoàn bị nhất, xét từ nội dung“ cổ điển” truyền thống. Tuy nhiên ngay từ cuối thời đại Phục hưng, trong
đời sống khoa học đã diễn ra quá trình chuyên biệt hóa, cá thể hóa, đưa đến sự ra đời các ngành khoa học cụ thể, chuyên biệt, với hệ thống
lý luận của mình. Với thời gian triết học từ bỏ dần vai trò “ khoa học của các kho a học”, hay thứ t ri thức bao t rùm nào đó. Thế giới quan
triết học, với tính chất tổng hợp, tính hệ thống và tính khái quát hóa vốn có từ lịch sử, tiếp tục công việc của một lĩnh vực nh ận thức đặc
thù trong sự liên minh ngày càng bền chặt với các khoa học cụ thể, chuyên biệt. T rong liên minh theo cách hiểu mới các kho a học cụ thể
đem đến cho triết học chất liệu sống, nhờ đó mà các nhà triết học đưa ra những luận điểm , những giải thích về sự vật một cách hợp lý, có
căn c ứ; đồng thời từ các dữ liệu của quá khứ, hiện tại, họ cùng các nhà khoa học gợi mở, dự báo về những vấn đề của t ương lai. Về phần
mình triết học tác động đến các khoa học tự nhiên – lịch sử ở phương diện thế giới quan và phương pháp luận. Cách hiểu mới về tính chất
và đối tượng của triết học, liên minh giữa triết học với các khoa học cụ th ể, được trình bày trong các tác phẩm và bài viết ti êu biểu như
“ Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu”, “Chống Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Lútvích Phoiơbắc
và sự cáo chung của tiết học cổ điển Đức” …

24
Trong thời đại ngày nay s ự tác động này trở nên rõ ràng hơn nhờ sự phát triển mạnh mẽ của tri thức khoa học, rất cần sự đị nh
hướng ở tầm mức của lý luận triết học, vượt ra khỏi ranh giới hẹp tương đối của khoa học chuyên biệt.
Đặc biệt lưu ý: Trước khi kết thúc bài viết cần chỉ ra:
1) Vai trò của V.I.Lênin trong việc bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Má c trong thế kỷ XX. Xác định giai đoạn Lênin; chỉ ra Lênin đã
bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây d ựng nước Nga Xôviết
như thế nào. Nêu các t ác ph ẩm lớn, có giá trị đối với các nhà mácxít, đối với quá trình đấu tranh cách mạng v à xây dựng đ ất nước theo
định hướng XHCN ( Những “ người bạn dân”…, CNDV và CNKNPP, Bút ký triết học, Nhà nước và cách m ạng, Về tác dụng của CNDV
chiến đấu v.v..)
2) Sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện Việt Nam. Dẫn chứng và phân tích, chú ý bản chất tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm đổi mới của Đảng CSVN.
3) Giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác trong thời đại hiện nay. Khẳng định rằng sự khủng hoảng và sup đổ chủ nghĩa xã hội ở
LX và Đông Âu không có nghĩa là sự thất bại của CN Mác – Lênin, mà là sự từ giả một mô hình lỗi thời, không phú hợp – mô hình CNXH
quan liêu, bao cấp, cửa quyền.

8. Trình bày khái quát các giai đoạn cơ bản của triết học Mác – Lênin (tự ôn tập)
9. Trình bày khái quát các hình thức lịch sử của chủ nghĩa duy vật (đã trình bày trong phần nhập môn)
10. Trình bày khái quát các hình thức lịch sử của ph ép biện chứng (đã trình bày trong phần nhập môn, bổ sung thêm nội
dung của phép biện chứng duy vật khi học các nguyên lý của triết học Mác, nội dung phép biện chứng duy vật)
11. Trình bày khái quát quá trình hình thành, nội dung cơ bản của triết học phương Tây hiện đại (hiểu theo nghĩa ngoài
mácxít).
Đọc tham khảo bài viết dưới đây của Đinh Ngọc Thạch:

PHỤ LỤC 1
“ĐƯỜNG LỐI ĐÊMÔCRÍT” VÀ “ĐƯỜNG LỐI PLATÔN” TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
(làm rõ thêm đặc trưng 3 của triết học phương Tây cổ đại)

Cuộc đấu tranh giữa “ đường lối Đêmôcrít” và “ đường lối Platôn” là cách gọi mang tính khái quát của V.I.Lênin về cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đ ại, cũng như trong lịch s ử triết học nối chung. Vì sao như vậy?
Chủ nghĩa duy vật tại Hy Lạp (đúng hơn nên diễn đạt “ quan niệm duy vật”) ra đời trong quá trình hình thành những tư tưởng triết học đầu
tiên, tập trung ở trường phái Milê (Miletos). Vấn đ ề lớn m à các nhà triết họ c quan tâm gải quyết là “ thế giới bắt đầu từ đâu và quay về
đâu”.
Phù hợp với trình độ nhận thức chung của thời đại, phần lớn các nhà duy vật đồng nhất b ản nguyên vật chất với các yếu tố cụ thể,
các hành chất (nước – Thales, khí – Anaximenes, lửa – Heraklitos…), hoặc các yếu tố giả định (apeiron, homoiomeria…). Song chính cách
tiếp cận sau (giả định yêu tố vật chất bất định) cho thấy mong muốn của các nh à duy vật vượt lên cái cụ thể, hữu hình để đạt tính thực thể
(substantia, substance), bản chất, không bằng lòng với trực quan cãm tính, mà cần đến sự suy đoán của tư duy.
Trong sự phát triển của triết học duy vật Hy lạp cổ đại, thể hiện hình th ức (hình thái) thứ nh ất của chủ nghĩa duy vật, nguyên tử
luận duy vật do Lơxíp (Leucippos) s áng lập, Đêmôcrít (Democritos, hay Demokritus) phát triển, chi ếm vị trí đặc biệt quan trọng. Ở đây
atomos (nguyên tử) và kenon (hư không) vừa là vật chất giả định, vừa là cái khiến người ta cảm nhận được tiến trình thế giới qua phân tích
cái bé nhất, bất khả phân và bể chứa các nguyên tử, mà trạng thái ban đầu là trống không.
Giá trị lịch sử của nguyên tử luận (atomism) là ở chỗ : 1) x ác lập b ức tranh phi nhân hình, độc đáo về th ế giới dựa v ào quan điểm
nền tảng của nguy ên tử luận (s ự khác nhau về hình dáng, kích thước, trật tự, vị trí và những đặc tính khác của nguyên t ử là cơ sở để giải
thích tính muôn vẻ, đa dạng của thế giới); 2) giải thích quá trình thế giới theo tính tất yếu tự nhiên; 3) vận dụng vào việc giải thích vấn đề
con người, xã hội; 4) gợi mở khoa học.
Epicuros đã nhân bản hoá nguyên tử luận, nhấn mạnh “ dao động tư do”, đối lập với tính tất yếu, qua đó khẳng định cuộc đấu tranh
vì tự do của cá nhân. Mác đánh giá cao tư tưởng này trong LATS của mình.
Platôn là người hệ thống hoá chủ nghĩa duy tâm, vốn có mầm mống từ trong nhiều học thuy ết triết học, nhất là Pythagoras, những
yếu tố không triệt để của chủ nghĩa duy vật (trường phái Milet, Heraklitos, Empedocles, Anaxagoras…), được Socrates làm rõ trong các
đối thoại của mình. Theo Platôn, trong quan hệ giữa ý niệm với thế giới các sự vật cảm tính, thì ý niệm, với tính cách là “ tồn tại đích thực”,
“không sinh không diệt”, “ bền vững bất biến”, “đồng nhất tự thân”, “mô thức lý tưởng”, đóng vai trò cơ sở, khuôn mẫu của các sự vật ấy.
Cách tiếp cận này lần đầu tiên đã đặt ra vấn đề v ề sự đối lập có tính nguyên tắc giữa CN DV và CNDT (chính Platôn phát biểu vể tính tất
yếu này). T ừ học thuyết “ ý niệm”, Platôn phân tích các vấn đề về con ng ười (phân tầng cơ cấu linh hồn), nhận thức (nhận thứ c là hồi nhớ
của linh hồn, có cội nguồn thiêng liêng t ừ linh hồn vũ trụ), chính trị - xã hội (phân tầng xã hội, chủ thể quyền l ực, mô hình nhà nước lý
tưởng).
Vì lẽ đó Platôn trở thành điển hình cho tư tưởng DT cổ đại. Dấu ấn Platôn có thể tìm thấy ở CNDT Hegel.
So sánh (đọc thêm trong giáo trình Triết học Mác – Lênin):
Chủ đề “ Đường lối Đêmôcrít” “ Đường lối Platôn”
Bản thể luận (tồn tại) Các yếu tố vật chất (cụ th ể hoặc giả“ Ý niệm”, linh hồn vũ trụ
định – dẫn chứng)
Nhận thức *Đề cao nhận thức lý tính * Đề cao nhận thức lý tính
* Đời sống kinh nghiệm, cảm tính *l Linh hồn vũ trụ, sự d ẫn xu ất từ
25
nguồn gốc, cơ sở của nhận thức. nguồn thiêng liêng của linh hồn con
người.
Con người *Xác định vị trí con người trong thế*Xác định vị trí con người trong thế
giới giới
*Dùng nguyên tử luận giải thích con * Dùng học thuyết ý niệm giải thích
người: không thừa nhận linh hồn bất con người: linh hồn bất tử, thần xác
tử. khả huỷ, khả tử.
Chính trị - xã hội * Thể hiện lợi ích t ầng lớp chủ nô có
* T hể hiện lợi ích quý tộc chủ nô.
khuynh hướng dân chủ * Phê phán dân chủ, thay bằng mô
*Ủng hộ dân chủ, khẳng định tính hình nhà nước lý tưởng; tư t ưởng
việt của nền dân chủ. nhân văn, khai sáng đ an xen v ới quan
điểm bảo thủ, mô hình “ CNCS tr
lính”.
Trên đây chỉ là sự so sánh sơ khởi, tương đối. Đối với khía cạnh bản thể luận: so sánh tổng hợp. Đối với các vấn đ ề khác: so sánh
cụ thể giữa Đêmôcrít và Platôn (kể cả Xôcrát). Xét đến cùng cả h ai nhả tư tưởng ấy đều có chung mục đích là h ướng đến con người, tìm
kiếm những chuẩn mực, giá trị, lý tưởng dành cho con người. Những khác biệt về tính quy định giai cấp và điều kiện lịch sử đã tạo nên sự
khác biệt lớn giữa họ với nhau trong kh á nhiều vấn đề. Platôn dù xác lập mô hình nhà nước lý tưởng với những mâu thuẫn kh ó vượt qua,
không tưởng, song để lại nhiều bài học quý giá cho đời sau. Tương tự, cách tiếp cận của Đêmôcrít về nguyên tử, về con người, về nền dân
chủ, dù còn những khiếm khuyết do chịu sự chi phối của trình độ nhận thức chung, vẫn gợi nên nhiều vấn đề có gi á trị cho khoa học hiện
đại.

PHỤ LỤC 2
KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
THẾ KỶ XX
I. Sự hình thành các khuynh hướng chủ đạo, các thời kỳ và các đặc trưng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại
1. Bối cảnh lịch sử
Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đưa đến sự thay đổi căn bản địa vị chính trị của giai cấp tư sản và hình thành hệ thống xã
hội tư sản tại nhiều nước Tây Aâu. Về kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng dưới tác động của kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa thời kỳ cạnh tranh tự do, phá vỡ những thành lũy cuối cùng còn sót lại của quan hệ đẳng cấp và đặc quyền phong kiến, đơn giản hóa
các quan hệ xã hội. Cá nhân được trải nghiệm trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đã chứng tỏ tính độc đáo, tính không lặp lại của mình,
song cũng đứng trước những thách thức thường xuyên của quy luật đào thải không thương tiếc. Trở thành lực lượng thống trị sau thắng lợi
của các cuộc cách mạng xã hội , giai cấp tư sản t ập trung vào các cuộc cách mạng kho a học, kỹ thuật, với mục tiêu cải thiện cuộc sống,
biến đổi tự nhiên, và củng cố địa vị của mình. T ính cách mạng được thay bằng tính biện hộ. Hệ thống giá trị văn hóa và đạo đức cũng
chuyển đổi cho phù hợp với những đòi hỏi của thời đại mới, trong đó nhấn mạnh đến tính năng động, sáng tạo, tính hiệu quả, kể cả những
biểu hiện “ lệch chuẩn”, nghĩa là những biểu hiện trái với chuẩn mực phổ biến và thói quen ý thức. Bên cạnh đó điều kiện xã hội cũng góp
phần hình thành chủ nghĩa vị kỷ và óc thực dụng trong một bộ phận công dân. Tính hai mặt của đời sống ngày càng bộc lộ rõ nét, kéo theo
sự đổ vỡ hàng loạt chuẩn mực v à giá trị truyền thống. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ cạnh tranh tự do, hay thời kỳ “ hoang dã”, nắc thang thấp
của nó, đẩy con người đến những tâm trạng và những phản ứng khác nhau, từ đó hình thành những hệ quy chi ếu và những tính quy định
khác nhau trong sáng tạo tinh thần. Các nhà lý luận của xã hội tư sản đã nắm bắt kịp thời những tâm trạng và phản ứng đó, chẳng hạn tâm
trạng bị bỏ rơi, cảm giác về sự bất lực của khoa học, sự cằn cỗi của linh hồn, hay mâu thuẫn giữa văn minh vật chất và trạng thái đạo đức,
lối sống, nhu cầu khám phá, khai thác những vùng đất mới, để xác lập các khuynh hướng chủ đạo trong triết học phi cổ điển. Ï
Thực ra sự ra đời phong cách tư duy phi cổ điển, nghĩa là xem xét lại và vượt qua các vấn đề truyền thống, cổ điển, còn xuất phát từ
chính lôgíc nội tại của sự vận động ý thức, tinh thần. Theo những người sáng lập phong cách tư duy này, sự tự phủ định của ý thức có mục
đích là khắc phục tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực đơn giản, mở ra những hướng nghiên c ứu mới, làm gần các vấn đề tri ết học với các
vấn đề của nh ận thức và hoạt động thực tiễn đang ngày càng trở nên ph ức tạp, với những biến thái mới, những tính quy định mới, những
hiện tượng mới mà trước đó, trong thời kỳ cổ điển, chưa từng biết đến. Những khái niệm phổ quát, những chủ đề chung chung không thể
đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là tham vọng về một thứ triết học phổ quát, vạn năng, có thể đưa ra lời giải đáp
chân lý đối với bất kỳ câu hỏi nào, khó được chấp nhận trong điều kiện lịch sử m ới. Điều này giải thích tính đa d ạng của các khuynh
hướng và trường phái triết học phương Tây từ những năm 40 của thế kỷ XIX đến nay.
2., Sự hình thành các khuynh hướng chủ đạo
Truyền thống văn hoá và tư duy lý luận tại phương Tây, mà triết học là hạt nhân của nó, xuất phát từ Hy Lạp. Người Hy lạp đã tạo
nên những khuôn mẫu, chuẩn mực của triết học ph ương T ây. Từ trục chính, hay “ vòng tròn” (vòng khâu, vòng xoáy ốc) đầu t iên này mà
các thời đ ại tiếp sau đã mở rộng, đào s âu các vấn đ ề bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận, nhân b ản – đạo đức, chính trị - xã
hội. Triết học cổ điển (classicus) phương Tây phát triển như phần sống động và tinh tuý của văn hoá (cũng là văn hoá mang tính cổ điển),
mà đỉnh cao là triết học cổ điển Đức; nó đồng thời là sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ truyền thống cổ điển, cũng như kết thúc cách hiểu cũ
về triết học .

26
Vào những năm 20 – 30 của thế kỷ XIX trong khi triết học Hegel, đỉnh cao của truyền thống duy lý cổ điển phương Tây, đang còn
ảnh hưởng khá tích cực đến đời sống tinh thần của nước Đức ở đêm trước của nh ững chuyển biến cách mạng, thì trong nội bộ của trường
phái Hegel đã xuất hiện các yếu tố xét lại đối với hệ thống Hegel. Sau khi Hegel mất (1831) trường phái Hegel phân rã thành hai phái đối
lập nhau. Phái Hegel trẻ chủ trương sửa chữa Hegel từ phía “ tả”, lượt bỏ bớt những nội dung thần bí, đẩy mạnh tinh thần phê phán tôn
giáo, xem sự phê phán này là một phần của công cuộc cải tổ t riết học, từ đó gián tiếp phê phán trật tự xã hội hiện tồn. Ngược lại phái
Hegel già đòi hỏi loại bỏ nội dung cách mạng của phép biện chứng Hegel, nhằm duy trì sự thống nhất của hệ thống. Ngay vào năm 1818
A. Schopenhauer đã th ách thức truyền thống duy lý bằng vi ệc x ác l ập Ý chí luận ( Voluntarismus ) – “ Thế giới như ý chí và như biểu
tượng của tôi’, trong đó nhấn mạnh ý chí sinh tồn , thể hiện khắp vũ trụ. Schopenhauer đã đặt nền móng cho khuynh hướng phi duy lý,
một trong những khuynh hướng chủ đạo của triết học phi cổ điển, hiện đại phương Tây, đồng thời là ông tổ của triết học sự sống. Các trào
lưu triết học phi duy lý của thế kỷ XX khá đa dạng, nhưng nổi bật nhất có Phân tâm học (Psychoanalysis) với chủ nghĩa Freud và Freud-
mới, Tính dục học (Sexology), Hiện tượng học (Phenomenology), Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism)…
Sự bành trướng của khuynh hướng phi duy lý là phản ứng đối với những biến cố dồn dập diễn ra trong đời sống xã hội và mỗi con
người : tại sao cuộc sống diễn ra không hoàn toàn tuân theo những chuẩn mực, những bản thiết kế định sẵn của lý trí ? Tại sao con người
có thể cùng lúc đóng hai v ai đối lập nhau – sáng tạo và phá hoại ? Tại sao th ế lực phản nhân loại có thể nắm t rong tay qu yền lực tối
thượng ? Tại sao … Đó là những câu hỏi thật khó tìm ra lời đáp theo môtíp của lý trí. Phi duy lý, do đó, cũng là biểu hiện của phi cổ điển,
nghĩa là rà soát lại toàn bộ các khái niệm và các vấn đề của truyền thống, xuất phát từ Hy Lạp cổ đại, đưa ra các khái niệm và các vấn đề
mới mà truyền thống chưa từng biết đến hoặc chưa đào sâu. Tại Pháp A. Comte phê phán các vấn đề của triết hoc cũ, xem đó là các vấn
đề siêu hình ( hiểu th eo nghĩa mơ hồ, không rõ ràng, không hi ệu quả), vì chúng không đưa ra lời giải thích tối hậu về các s ự vật, hiện
tượng, trong khi nhân loại đang đứng trước nhiều vận hội lẫn thách thức, không thể chấp nhận những nguyên lý phổ quát, chung chung về
mọi thứ. Xụất phát từ đó Comte chủ trương “ con đường thứ ba”, vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm trong triết học, bác
bỏ luôn cả vấn đề cơ bản của triết học, vốn được đặt ra suốt nhiều thế kỷ qua, gắn các vấn đề của triết học với các vấn đề cụ thể của khoa
học, nhất là khoa học thực nghiệm. Comte là người khởi xướng chủ nghĩa thực chứng (Positivisme, Positivism), biểu hiện đầu tiên của
khuynh h ướng khoa học, hay duy lý hi ện đại. Ngoài chủ nghĩa thực chứng với lịch sử phát triển kh á bề thế (chủ nghĩa thực chứng “ cổ
điển”, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực chứng -m ới, chủ nghĩa hậu-thực chứng…) vào thế kỷ XX còn có chủ nghĩa thực
dụng (Pragmatism), chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism), chủ nghĩa duy khoa học (Scientism)… Chủ nghĩa thực chứng cũng thể hiện “ tiếng
gào thét” cải tổ triết học, làm gần các vấn đề triết học với các vấn đề của khoa học chuyên biệt, kêu gọi các nhà triết học tự biến thành các
chuyên gi a thực sự trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Nhưng chủ nghĩa th ực chứng ch ẳng qua chỉ là s ự phản ánh quá trình chuyển
hướng triết học cho phù hợp với đòi hỏi của t rật tự xã hội phương Tây sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư s ản. Giờ đây mối quan
tâm không phải là cách mạng x ã hội, mà là cách mạng tri thức, là tìm kiếm phương pháp thích hợp để làm lành mạnh hóa môi trường xã
hội. Do đ1o xét ở bình diện xã hội “ con đường thứ ba” có nghĩa là : không chấp nhận cách mạng lẫn “ phản cách mạng”, vì cách mạng chủ
trương phát triển không cần đến trật tự, còn “ phản cách mạng” lại chú trọng đến trật tự không cần phát triển. Mệnh đề chung cuộc là “ phát
triển trong ổn định, , tiến bộ trong trật tự”. Nói khác đi, tính chất “ cổ điển” được thay bằng tính chất biện hộ.
Cùng với hai khuynh hướng chủ đạo vừa nêu, từ cuối những năm 70 của thế kỷ XIX đã hình thành các tư tưởng triết học tôn giáo,
rất gần với khuynh hướng phi duy lý (đôi khi người t a gộp chung lại, gọi là khuynh hướng phi duy lý – tôn giáo), bắt đầu l à chủ nghĩa
Thomas mới (Neo-thomism, Néo-thomisme), do tòa thánh Vatican bảo trợ – một sự cách tân chủ nghĩa kinh viện trung cổ trong điều kiện
mới, chủ trương dung hòa tri thức và đức tin. Một trong những học thuyết triết học tôn giáo nổi bật của thế kỷ XX là Chủ nghĩa duy linh-
nhân vị (Spiritualism-Personnalism), triết học tôn giáo của T. de Chardin, N. Buber, N. Berdiaev, P. Tillich …
Nhưng triết học phương T ây hiện đại không chỉ có chừng ấy khuynh hướng, học thuyết. Càng gần với chúng ta càng xuất hiện thêm
nhiều các t ư tưởng mới. Có những trào lưu tư tưởng đứng ở l ằn ranh giữa triết học và xã hội học, hay triết học và chính trị học, triết học
và văn hóa học…. Có những khuynh hướng dung nạp nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau, như tương lai học chẳng hạn. Những người được
gọi là nhà tương lai học xuất phát từ nhiều nguồn khác nh au, quan tâm đến các vấn đề khác nh au, song mạnh nhất là những vấn đề liên
quan đến chính trị – xã hội. Có những khuynh hướng t riết học - lich s ử khá phức tạp như M ác học (Marxology), các học thu yết kỹ trị (
Technocracy), trường phái Frankfurt … Ở lĩnh vực này từ cuối thế kỷ XIX trở đi xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như E. Durkheim, M.
Weber, O.Spengler, A. Toynbee v. v.. Mấy năm gần đây trong triết học phương T ây hình thành những khuynh hướng mà trước đây đã có,
cần được cải biến, điều chỉnh, hoặc trước đây chưa được đặt ra như một điểm nóng của tranh luận triết học, chẳng hạn Chủ nghĩa hậu hiện
đại (Post-modernism), Chủ nghĩa hiện sinh-mới, chủ nghĩa thực dụng-mới, hay những triết thuyết bám sát vào các vấn đề toàn cầu gay gắt
: sinh thái, môi trường, hậu quả xã hội của tiến bộ khoa học – công nghệ, vấn đề chiến tranh, hòa bình …Cùng với sự cần thiết kết hợp
triết học với các lĩnh vực tri thức khác nhau trong việc giải quỵết hàng loạt vấn đề liên quan đến đời sống xã hội tại các nước p hương Tây,
và cả nhân loại nữa, tao n ên tính đa ngành, tính liên thông, thái độ đối với truyền thống cũng thể hiện khá rõ trong sinh hoạt học thuật.
Một số chủ trương trở về cội nguồn, số khác tuyên bố đốt cháy chiếc cầu nối với quá khứ. Trong triết học phương T ây diễn ra sự đối đầu
giữa “ những nhà nhân văn tổng thể”, xem nhẹ vai trò dẫn dắt của tiến bộ khoa học – công nghệ, và “ những nhà kỹ trị tổng thể”, xem các
thành quả của khoa học – công nghệ là phương thuốc v ạn năng, ch ữa lành mọi vết thương xã hội. Những nh à nhân v ăn thuộc dạng trên
tuyên bố đoạn tuyệt với khoa học – công nghệ, còn những nhà kỹ trị thì quảng cáo mình là đại diện của triết học hữu dụng, đúng nghĩa.
Đội ngũ các nh à triết học khoa học khá phân hóa; một số gần với chủ nghĩa thực chứng( I. Lakatos, T. Kuhn ), một số khác – chủ nghĩa
duy vật khoa học tự nhiên (M. Bunge), số khác nữa – chủ nghĩa duy tâm duy khoa học đặc trưng (F. Gonsethe), hay thiên tả, bám sát vào
các lu ận điểm mácxít về liên minh triết học – khoa học tự nhiên. Các nhà triết học phương T ây hiện đại là những người chuyên nghiệp,
xét theo cách hiểu của họ về đối tượng triết học. Có những nhà triết học chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình; điều này giúp họ có được
thế mạnh x ét theo t ừng khuynh hướng riêng. Tuy nhiên, một mặt, tính chuyên nghi ệp đôi khi gây ra tình trạng mất phương hướng, do
thiếu một hệ chuẩn dẫn đường. Mặt khác, cuộc sống đặt ra quá nhi ều vấn đề vượt khỏi khuôn khổ của những nghi ên cứu m ang tính cục

27
bộ, do đó để các vấn đề triết học thực sự trở th ành vấn đề của công chúng đòi hỏi những phương pháp và phương tiện phổ biến tri thức
triết học khác với truyền thống cổ điển. Chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng, và cả chủ nghĩa Freud nữa, đi theo hướng này.
3. Sự phân kỳ của triết học phương Tây hiện đại
Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của triết học phương Tây hiện đại có thể chú ý đến mấy thời kỳ chính.
 Thời kỳ chuyển tiếp, hay quá độ (chuyển t ừ hình thức tư duy cổ điển s ang hình thức tư duy phi cổ điển) – từ những năm 30 - 40
đến những năm 70 của th ế kỷ XIX : khuynh h ướng phi duy lý, thần bí, tôn giáo (A. Schopenhauer, F. Schelling, S. Kierkegaard), chủ
nghĩa Kant-mới (phê phán Kant từ phía “ hữu”, phục hồi tư tưởng của Kant về năng lực tiên thiên của quá trình nhận thức, luận chứng về
sự đối lập khoa học tự nhi ên và khoa học xã hội trên cơ sở phân biệt lý trí lý luận và lý trí thực tiễn, cố gắng chứng minh tính chất mâu
thuẫn và thiếu cơ sở của nhận th ức “ thuần túy khoa học” về các hiện tượng xã hội …), sự hình thành khuynh hướng thực chứng – khoa
học, chũ trương “ con đường thứ ba” trong triết học, vượt qua các vấn đề “ siêu hình” của cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm.
 Sự hiện diện rõ nét các khuynh hướng chủ đạo – từ những năm 70 của thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất : F.
Nietzsche khai triển ý chí sinh tồn của Schopenhauer thành ý chí quyền lực, nhưng chối bỏ Thượng đế của Kierkegaard. Chủ nghĩa Kant ở
Đức ph át triển mạnh, trong khi ở Anh và Mỹ triết học Hegel được phục hồi với tên gọi thuyết Hegel-mới. Những mầm mống của chủ
nghĩa thực dụng cũng xuất hiện. Các học thuyết tôn giáo rộ lên ở nhiều nước châu Âu, nhất là chủ nghĩa Thomas-mới và chủ nghĩa nhân
vị, có cội nguồn sâu xa từ thuyết đơn tử của G. Leibniz). Hình thức thứ hai của chủ nghĩa thực chứnglà chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,
hay gọi đơn giản là chủ nghĩa Mach, đã tạo ra cuộc lu ận chiến khá quyết liệt trong sinh hoạt tinh thần (V.I. Lenin đã phê phán chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán do nhà vật lý E. Mach và nhà tâm lý R. Avenarius sáng lập trong tác phẩm “ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán”). Tại Anh và Mỹ xuất hi ện chủ nghĩa th ực t ại-mới (Neo-realism), quy tụ nhi ều tên tuổi lớn như G. Moore, A.
Whitehead, B. Russell (Anh), R. Perry (Mỹ), chủ trương đem đến cho các khái niệm phổ quát một tồn tại lý tưởng nào đó (tương tự
Hegel), tìm hiểu những yếu tố trung hòa của kinh nghiệm…
 Sự bùng nổ lần lựợt hai khuynh hướng – phi duy lý và khoa học : từ những năm cuối cùng của chiến tranh thế giới l ần thứ nhất
(1917 – 1918) đến những năm 50 – tức kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chiến tranh ghi đậm dấu ấn của mình lên các sáng tạo văn
chương, nghệ thuật, triết hoc. Hiện tượng học, phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, các trào lưu triết học tôn giáo được dịp khuếch trương
ảnh hưởng đến các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Chủ nghĩa thực dụng rộ lên tại Mỹ vào ngững năm 30, trở thành triết học bán chính
thức của lối sống Mỹ, khuynh đảo cả hệ thống giáo dục Mỹ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên tạo điều kiện cho sự hưng thịnh
của triết học ph ân tích ngôn ngữ, toán học. Tuy nhiên ảnh hưởng của triết học ph ân tich - một cách gọi của chủ nghĩa thực chứng mới –
được giới hạn chủ yếu trong giới trí thức, các nh à khoa học, còn ảnh hưởng của ph ân tâm học v à chủ nghĩ a hiện sinh thì lan rộng trong
nhiều tầng lớp xã hội.
 Những tìm tòi mới : từ những năm 50 – 60 của thế kỷ XX đến nay. Đó là khoảng thời gian khá dài, song ít thấy xuất hiện những
triết thuyết thực sự gây n ên những bùng nổ tinh thần như trước đây. Lý do sâu xa của hi ện tượng ch ững lại này nằm ở s ự chậm thay đổi
của tư duy triết học trước các biến cố diễn ra trong đời sống xã hội. Dưới tác động của những khám phá kỳ diệu trong khoa học, xu hướng
nghiên cứu đa ng ành, đa lĩnh vực, nhu c ầu giao lưu văn hóa, khoa học giữa các d ân tộc, các nhà triết học ph ương T ây cố gắng tạo dựng
một diện mạo triết học kh ác t rước ít nhiều. T riết học phân tích tiếp tục phát huy tác dụng, chủ nghĩa bi quan về “ thân phận con người ”
giảm bớt, hoặc chỉ còn mang ý nghĩa cảnh báo. Chủ nghĩa duy lý phê phán K.Popper lấy nguyên tắc giả mạo thay nguyên tắc kiểm chứng;
chủ nghĩa cấu trúc thay cho cá nhân ; chú giải học triết học (Hermeneutics) tìm kiếm những ý nghĩa và những giá trị trong ngôn ngữ, trong
cuộc sống lẫn trong nghiên cứu khoa học; v ấn đề văn hóa ngày càng thu hút s ự quan t âm của nhiều trường phái và cá nhân. Nhiều học
thuyết bắt đầu chọn con đường chiết trung để thể hiện mình, như chủ nghĩa Freud-mới, thuyết hội tụ. Các phương án khác nhau của
tương lai học, các biến tướng của chủ nghĩ a hậu hiện đại gây sự chú ý của d ư luận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ngày
càng tinh vi.
4. Một số đặc điểm của triết học phương Tây hiện đại
Để làm sang tỏ các đặc điểm của triết học phương Tây hiện đại (ngoài mác-xít), cần xem xét nó ở bình diện thế giới quan (xét tính
đảng phái), hình thức thể hiện, xu hướng vận động, vị trí của nó văn hóa các nước phương T ây hiện đại.
Thứ nhất, triết học phương Tây hiện đại (theo nghĩa ngoài mácxít) mà chúng t a đề cập ở đây chính là triết học phổ biến trong các
nước tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển, như Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ…Nó là đại diện tinh thần cho giai cấp tư
sản và các lực l ượng xã hội khác d ưới chủ nghĩa tư bản hiện đại, phản ánh các vấn đề của giới tự nhi ên, xã hội và con người trong các
hình thức khác nhau của sự tri ển khai tư tưởng. Xét từ góc độ thế giới quan đa phần c ác tri ết thuyết là các biến tướng của chủ nghĩa duy
tâm, điều mà các nhà nghiên cứu mác-xít gọi là chủ nghĩa duy tâm tinh tế và uyển chuyển, kể cả các học thuyết tự tuyên bố về tình trạng
trung lập của mình (chúng t a có thể nhận thấy điều này qua các trào l ưu “ khoa học” như chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hậu hiện đại).
Bên cạnh đó có thể thấy rằng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX triết học phương T ây ngày càng chú trọng nhiều đến phương pháp, thậm chí
một số triết gia xem xét triết học từ góc độ phương pháp thuần túy, tuyên bố rằng giá trị thực s ự của một học thuyết không h ẳn ở những
cuộc tranh luận về ý nghĩa của tồn tại, về bản chất của đời sống con người hay triển vọng của lịch sử, mà ở vi ệc x ác định x em phương
pháp nào giúp chúng ta đi sâu vào tồn tại của sự vật, lột tả được bản chất của đời sống và từ đó tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự tìm ra lời
đáp về số phận của chính mình và của nhân lo ại. Lẽ cố nhiên cách tiếp cận đó mang tính một chiều, bởi lẽ phương ph áp triết học không
thể không dựa vào một cơ sở th ế giới quan nhất định. Phương pháp có thể xung đột với thế giới quan, có thể nhất trí với nó – đó là kinh
nghiệm lịch sử của sự phát triển tri thức triết học.
Thứ hai, tính đa dạng, muôn vẻ về chủ đề và khuynh hướng, sự đan xen, thay thế nhau giữa các học thuy ết, các trường phái. Điều
này cho thấy những biến đổi nhanh chóng, phức tạp của đời sống xã hội l àm nảy sinh các vấn đề mới một cách th ường xuyên, thậm chí
đầy bất ngờ, đòi hỏi các triết gia không ngừng tìm tòi phương thức thể hiện và đánh giá chúng. Quy luật đào thải và phát triển không cho
phép sự ngưng đọng của tư duy, sự thần thánh hóa và tuyệt đối hóa một tư tưởng, một trường phái hay một khuynh hướng nào đó. Sự vận
28
động không ngừng của xã hội cũng phá vỡ lớp vỏ kiên cố của các quan niệm “ chính thống” đối với một thời, nhưng cũng làm cho chúng
nhanh chóng hóa thân v ào cuộc sống, hình thành dần những môtíp sống nhất định, mà s ức lan truyền không lệ thuộc m ấy v ào các điều
kiện không – thời gian. Chẳng hạn chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism), vốn hình thành dưới dạng mầm mống từ cuối thế kỷ XIX, sang đầu
thế kỷ XX trở thành triết học bán chính thức của lối sống Mỹ, khuynh đảo cả hệ thống giáo dục và tín ngưỡng của người Mỹ, song sau đó
vài thập niên nó không còn hiện diện và được truyên truyền rầm rộ như một học thuyết – nó đã chấm dứt sự tồn tại của mình với tính cách
là một trường phái triết học, mặc dù tiếp tục tồn tại đây đó trong cuộc sống của mỗi cá nhân, hóa th ân trong đường lối của một số đảng
chính trị. Tương tự như vậy đối với chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism), một trào lưu (đôi khi các nhà phân tích nói về “ phong trào hiện
sinh”) khá “mốt” của triết học phương Tây những năm 40 – 60 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy tuổi thọ về mặt triết học của nó khá khiêm tốn
: năm 1927, khi M. Heidegger công bố “ Hữu thể và thời gian” (Sein und Zeit), chủ nghĩa hiện sinh chính thức được khai sinh. Năm 1960
chủ nghĩa hiện sinh như dòng triết học độc lập kết thúc sự hiện diện của mình ; sự kiện n ày trùng với thời gian công bố “ Phê bình lý trí
biện chứng” của J.P.Sartre. Mấy thập niên sau người ta mong muốn phục hồi chủ nghĩa hiện sinh lẫn chủ nghĩa thực dụng dưới những tên
gọi mới là chủ nghĩa thực dụng – mới, chủ nghĩa hiện sinh – mới với những điều chỉnh đáng kể, đại loại như bớt dần yếu tố chủ quan theo
kiểu tín ngưỡng luận ở chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa bi quan cá nhân ở chủ nghĩa hiện sinh, song, như Engels từng viết về sự cáo
chung khó tránh khỏi của triết học cổ điển Đức (tác ph ẩm “ Ludwig và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”), chủ nghĩa th ực dụng lẫn
chủ nghĩa hiện sinh khó đạt được thành công như hình thức nguyên thủy của chúng. Có thể khẳng định rằng trong triết học p hương T ây
hiện đại không có học thuyết nào thống trị lâu dài như trước đây, song chính vì vậy mà đôi khi những biểu hiện bế tắc, thiếu ổn định, thậm
chí cả tình trạng khủng hoảng, mất phương hướng vẫn diễn ra .
Thứ ba, so với truyền thống cổ điển, trong triết học hiện đại khuynh hướng phi duy lý chiếm vị trí quan trọng, đôi lúc vượt qua
khuynh hướng “ khoa học”, chi phối diện mạo đời sống chính trị, xã hội và tinh thần của các n ước phương T ây. Khả năng chi phối này
xuất phát từ sự bất lực của lý trí khoa học trong việc giải quyết các vấn đề nhân sinh – xã hội, từ nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn đời sống
nội tâm của con người và thái độ sống của họ trong thời đại khủng hoảng định hướng giá trị.
Trong khuynh hướng phi duy lý mặt chủ quan của tồn tại người, hay chủ quan tính, được đề cao, cả chủ quan tính con người- cá
nhân lẫn thế giới tinh thần của con người nói chung. Đối với nhánh hiện sinh “vô thần” hay phân tâm học và triết học sự sống thì sự quan
tâm thái quá dành cho cá nhân (J. P. Sartre :”Không có thế giới nào khác ngoài thế giới chủ quan tính của con người ”). So với chủ nghĩa
duy tâm cổ điển sự quan tâm này thể hiện rõ nét và tập trung hơn. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan của G. Berkeley (Tồn tại – nghĩa là được
tri giác) và J. Fichte (cái Tôi tinh thần tuyệt đối, sáng tạo ra và chi phối mọi thứ) khó mà sánh nổi các trường phái vừa nêu về phương diện
cái Tôi cá nhân. Sự lý giải con người một cách phiến diện có thể dẫn đến các biểu hi ện của chủ nghĩa duy ý chí hoặc chủ nghĩa bi quan
lịch sử : cái thứ nhất xem ý chí , từ ý chí sự sống đến ý chí quyền lực, như bản nguyên ho ạt động quyết định; cái thứ hai mô tả một cách
cường điệu bức tranh ảm đạm của xã hội, sự xung đột giữa xã hội và cá nhân. Nhánh hiện sinh hữu thần và một số trường phái phi duy lý
– tôn giáo tập trung lý giải bản chất và ý nghĩa của thế giới tinh thần nhân loại, kể cả trở lại với quan niệm truyền thống về vai trò của các
lực lượng siêu nhiên thần bí.
Thứ tư, biểu hiện dễ thấy trong triết học phương Tây hiện đại là sự hình thành “con đường thứ ba” , “trung lập”, mà đại diện là chủ
nghĩa thực chứng, các học thuyết duy khoa học, kỹ trị, khuếch trương m ặt kỹ thuật của tiến bộ xã hội. “ Con đường thứ ba” c hẳng qua là
toan tính vượt qua cả chủ nghĩ a duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, loại bỏ hệ thống các v ấn đề triết học, trong đó có vấn đề cơ bản của triết
học, được đặt ra ngay từ thời cổ đại, thông qua cuộc tranh lu ận giữa các triết gia v ề vấn đề bản nguyên và bản tính của th ế giới, về khả
năng nhận thức thế giới cũng nh ư cơ sở của tri th ức. “ Con đường thứ ba” cũng làm gần triết học với các khoa học chuyên biệt, cụ thể.
Cùng với với khuynh hướng “ khoa học”, hàng lo ạt trường phái triết học được mở đầu bằng t ừ nhân bản, nhân học (nhân học triết học,
nhân học văn hóa, nhân học khoa học…) đều chủ trương “ con đường thứ ba” với mục đích khắc phục sự nghèo nàn và đơn điệu trong đối
tượng nghiên c ứu, song xét đến cùng không tránh khỏi tính quy định thế giới quan và nhận thức luận, gắn v ới việc giải quyết vấn đề cơ
bản của triết học.
Về xu hướng vận động, mấy thập niên gần đây diễn ra quá trình kết hợp, hòa lẫn nhiều dòng tư tưởng, đem đến một số kết quả nhất
định. Có thể kể đến : sự phân tích lôgíc – ngôn ngữ và phân tâm học x ã hội bán hiện sinh; chủ nghĩa cấu trúc v à nhân học triết học; chủ
nghĩa duy lý mới và triết học xã hội của trường phái Frankfurt, sự phân tích chức n ăng trong xã hội học v à chú gi ải học, chủ nghĩa hiện
sinh-mới và phái Thomas mới, chú giải học và phân tích ngôn ngữ…Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc các nhà triết học phương T ây quan
tâm nhiều đến các khía cạnh văn hóa, đạo đức, triết học khoa học, dự đoán học, nhất là dự đoán xã hội. Tại nhiều trường đại học, nhiều
trung tâm nghiên cứu đã hình thành nên hàng lo ạt chuyên ngành mới của t riết học, nhưng bớt dần yếu tố siêu hình, gia tăng những cách
tiếp cận mới, gắn với xã hội học, chính trị học, nhân học văn hóa, kinh tế học, luật học, khu vực học, các khoa học tự nhiên như sinh học,
y học, công nghệ tin học v.v..Suy nghĩ chung của phần lớn các nhà triết học hiện đại là : sự biến đổi ngày càng nhanh chóng của đời sống
hiện thực, những chuyển biến phức tạp của sinh hoạt chính trị – xã hội, những vấn dề nảy sinh từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
và với chính mỉnh, các hệ quả của tiến bộ khoa học – công nghệ, nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các dân tộc và những mâu thu ẫn mới nảy
sinh ... khiến cho những tham vọng của thứ triết học bao quát tất cả, đại diện cho tất cả, mà thời cổ điển từng tồn tại, không còn phù hợp
nữa. Mỗi một điểm nóng nảy sinh từ thực tại cần có cách lý giải tương ứng, mà muốn như thế không th ể không liên kết các nhà nghiên
cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tìm ra lời đáp cho một vấn đề.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay một số trào lưu tư tưởng, vốn hình thành từ rất lâu, được dịp trỗi dậy với những điều
chỉnh mới, bớt tính cực đoan hơn. Tân hiện sinh, tân thực dụng nỗ lực l àm mới mình cho phù hợp với nhịp sống hiện đại. Mặc dù vậy
chúng không tạo được sức hấp dẫn so với thời hoàng kim đã qua. Cùng với sự phục hồi này là phong trào “ hậu hiện đại”, “ giải cấu trúc”
ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội.
MỘT SỐ HỌC THUYẾT TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

29
I.Phân tâm học (Psychoanalysis)
1. Sự ra đời và các giai đoạn của Phân tâm học
Phân tâm học do S. Freud (1856 – 1939), bác sỹ người Aùo, sáng lập. Những công trình đầu tiên của Freud bàn về sinh lý học, giải
phẩu học n ão bộ. Từ những n ăm 80 dưới ảnh hưởng của trường phái Pháp (Charcot, Bernheim) v ề thôi miên Fr eud tìm hiểu chứng rối
loạn thần kinh chức năng (tâm thần). Những năm 90 Freud tập trung xây dựng phân tâm học – phương ph áp dùng trị liệu tâm lý để chữa
bệnh tâm thần. Phương pháp này căn cứ t rên kỹ thuật liên tưởng tự do, phân tích nh ững hành vi lầm lẫn v à những giấc mơ như phương
thức thâm nhập vào cõi vô thức, nghĩa là khu vực không chịu sự kiểm soát của ý thức. Vào năm 1900 Freud đưa ra học thuyết về cơ cấu
bộ máy tâm lý như một hệ thống năng lượng m à cơ s ở phát sinh của nó là xung đột giữa ý th ức và những ham muốn vô thức. Vào năm
1920 Freud công bố công trình “ Bản ngã và Bĩ ngã”, đồng thời từng bước v ận dụng Phân tâm học vào tâm lý xã hội, lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật …Hai lưu ý : 1) Freud sáng lập Phân tâm học vào cuối thế kỹ XIX – đầu thế kỷ XX, khi những quan niệm truyền thống về tâm
lý không còn phù hợp nữa. Tâm lý học trước Freud cố gắng xác định thế nào là một con người bình thường, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn
tâm lý, từ việc tìm hiểu hiện tượng của ý thức. Đi xa hơn những “tố chất tự nhiên”, Freud phân tích tính chất và và nguyên nhân xuất hiện
chứng rối loạn thần kinh chức n ăng, đẩy nó đến lĩnh vực t âm lý người, và từng bước khám phá những điều sâu kín nhất m à tâm lý học
trước đó bỏ qua, hoặc nghiên cứu chưa đến nơi đến chốn. 2) “ Khám phá vô thức” – đó là sự đánh gi á đã được thừa nh ận phổ biến, dù từ
các thái độ khen chê khác nhau. Tìm hiểu “sự nổi loạn của vô thức”, chủ trương giáo dục người bệnh bằng liệu pháp tâm lý, bằng kỹ thuật
liên tưởng tự do, theo dõi thường xuyên những thay đổi tâm lý của người bệnh, xác định những nguyên nhân của bùng nổ xúc cảm ,
những ẩn ức … càng làm nổi bật vai trò người thầy thuốc – nhà giáo dục t rong điều kiện phức tạp của x ã hội, khi tâm lý người chịu quá
nhiều tổn thương từ bên ngoài. 3) Freud không gọi mình là nhà triết học, song Phân tâm học do ông sáng lập vượt ra khỏi khuôn khổ của
một học thuyết tâm lý, mang ý nghĩa triết học rõ ràng vì, thứ nhất, sự khái quát hóa triết học những ý tưởng cơ bản trong việc xác lập cơ
chế tâm lý của cá nhân, thứ hai, tính khuynh hướng lý luận, gắn với hành trình tư tuởng của Freud.
Như vậy từ năm 1900 trên diễn đàn triết học phương Tây đã xuất hiện một trường phái triết học – tâm lý theo khuynh hướng phi duy
lý – nhân b ản, có tên gọi là chủ nghĩa Freud (Freudism), hay đơn gi ản là Phân tâm học. Thế hệ sau Freud càng làm cho Ph ân tâm học
mang diện mạo triết học thực sự.
Chủ nghĩa Freud ngay từ buổi đầu đã không phải là một trường phái thống nhất. Ngay giữa những học trò thân tín nhất của Freud
vào năm 1910 đã diễn ra cuộc tranh luận xem cái gì đóng vai trò năng lượng tâm lý cơ bản. Nếu ở Freud năng lượng ấy là năng lượng tâm
lý – tính dục, thì ở A. Adler (tâm lý học cá thể) vai trò này thuộc v ề mặc cảm giá trị chưa hoàn thiện và ước muốn tự hoàn th iện. Với K.
Jung (tâm lý học ph ân tích) vô thức tập th ể và những nguyên mẫu (archetip) mới là cơ sở của s áng tạo, nhất là sáng t ạo văn hóa, nghệ
thuật. O. Rank thì cho rằng toàn bộ hoạt động của con người luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ phải vượt qua “ cú sốc sinh nở ban đầu”.
Mặc dù các nh à phân tâm học sau Freud x em xét l ại và bác bỏ một số luận điểm của ng ười sáng lập (về quy tắc, hay tiêu chuẩn
nghiên cứu tâm lý, giải thích tính chất của các quá trình tâm lý, về cơ chế tâm lý …), song nhữgn nguyên lý cơ bản vẫn giữ nguyên : năng
lượng vô thức, những khía cạnh phi duy lý của đời sống con người, tính chất xung đột và sự phân thân của thế giới nội tâm, tính dồn nén,
tính bị ức chế, bị đàn áp và ý chí phản kháng, vấn đề suy đồi văn hóa …
Chủ nghĩa Freud trở thành một trào lưu khá phổ biến từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, gắn với những biểu hiện khủng hoảng
của văn hóa, xã hội. Các nhánh khác nh au của chủ nghĩa Freud bổ sng cơ sở triết học và phương pháp luận cho học thuyết của chủ nghĩa
Freud mà chính Freud còn thiếu. Những bổ sung này khéo kết hợp với các tư tưởng chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học tự nhiên.
Ở Mỹ xu hướng sinh học hóa phân tâm học kết hợp với chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa hành vi (behaviorism). Bên cạnh đó còn
có xu hướng làm gần chủ nghĩa Freud với Điều khiển học (Cybernetics) Chủ nghĩa Freud-xã hội cũng có tiếng nói trong giới học thuật; nó
xem xét các hiện tượng chính trị, văn hóa, xã hội như kết quả của sự thăng hóa (sublimation) năng lượng tâm lý tình dục, sự biến đổi các
quá trình vô thức dưới tác động của đời sống văn hóa, xã hội. Vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX chủ nghĩa Freud-mới cố gắng biến
phân tâm học thành một học thuyết thuần túy xã hội học và văn hóa học, xa rời dần quan điểm vô thức và các yếu tố sinh học thời Freud.
Từ cuối những năm 40, tức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các vấn đề và các kết quả nghiên cứu của phân tâm học được sử dụng rộng
rãi. Phân tâm học xã hội liên kết với chủ nghĩa hiện sinh và cùng xác định hình ảnh con người trong một thế giới phức tạp, đứng ở “ tình
thế tranh chấp” giữa tồn tại và hư vô, hòa bình và chiến t ranh, hưng thịnh và đổ vỡ. Vi ện nghiên cứu xã hội tại Frankfurt (t rường phái
Frankfurt) chịu ảnh hưởng đáng kể của ph ân tâm học. Một số đại diện thiên tả của nó dung hòa phân tâm học với chủ nghĩa Marx, nhằm
tạo dựng học thuyết chiết trung theo kiểu Chủ nghĩa Freud-mácxít.
Phân tâm học và các vấn đề do nó gợi nên hiện nay tiếp tục thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà triết học, xã hội học, tâm lý
học, văn hóa học, đạo đức học, chính trị học.
2. Học thuyết của Freud về cơ chế tâm lý
Tâm lý con người có thể được hiểu như s ự lưỡng phân với hai thái cực rõ ràng – ý th ức v à vô th ức – tạo nên tính c ách đầy mâu
thuẫn của cá nhân. T rong lớp kết hợp ấy vô thức mới là thành tố trung tâm, còn ý thức chỉ là một thứ bậc đặc biệt vượt lên vô thức, nghĩa
là chỉ khi nào chúng ta biết cách chế ngự vô thức, thì lúc đó mới nói đến vai trò của ý thức. Ý thức là phẩm chất thể hiện tính người trong
con người.
Phân loại các tầng tâm lý :
Bỉ ngã (Id), hay bản năng, khu vực “ tăm tối” của tâm hồn, là tầng sâu của những ham muốn vô thức, cái “ nguyên thủy” của tâm lý.
Là cơ sở của cá thể hoạt động, vô thức chỉ tuân thủ nguyên tắc thỏa mãn, không liên can gì đến hiện thực xã hội.

30
Bản ngã (Ego), hay cái Tôi, khu vực “ sáng” của tâm hồn, là lĩnh vực ý thức, khâu trung gian giữa b ản năng và th ế giới bên ngoài,
trong đó những tính quy định tự nhiên và các thiết chế xã hội. Cái Tôi điều chỉnh hoạt động của của bản n ăng với nguyên tắc hiện thực,
tính hợp lý và tính tất yếu khách quan.
Siêu ngã (Super-Ego), hay cái -vượt l ên –Tôi, khu vực “ ngoài tầm” ý thức cá nhân, là lương tâm bên t rong cá nhân, một sự kiểm
soát, phê phán đặc thù, xuất hiện do sự bất lực của ý thức trong việc ngăn chặn những cơn bùng nổ vô thức.
Sự vận hành của cơ chế tâm lý diễn ra như thế nào ?
Tầng sâu, thuộc về bản năng của tâm lý người, vận hành theo chương trình tiếp nhận s ự thỏa mãn tối đa v à tự do lựa chọn. Trong
việc đáp ứng những nhu cầu của mình cá nhân đụng chạm với hiện thực bên ngoài, vốn đối lập với bản năng. Chính lúc này ý thức – yếu
tố trung hòa – tỏ ra cần thiết. Nó cố gắng ngăn chặn những ham thích vô thức, hướng chúng vào quỹ đạo của những hành vi mang tính xã
hội được khuyến khích. Nhưng trên thực tế bản năng áp đặt, dẫu từ từ, những điều kiện của mình cho cái Tôi. Ngay lúc này trong cai Tôi
hình thành một tầng mới – Siêu ngã, hay Lý tưởng – cái Tôi, thống trị cái Tôi như lương tri ,hay mặc cảm tội lỗi chưa được ý thức ngay.
Siêu ngã trong trường hợp ấy là cái bản thể tối cao nơi con người, phản ánh những giáo huấn, cấm đoán xã hội, quyền lực của cha mẹ và
của các uy quyền khác. Siêu ngã là một thứ “ vô thức”khác, áp chế cá nhân.
Như vậy, nhiệm vụ của phân tâm học là phân tích cơ chế tâm lý người, nhận biết được cái vô thức để chuyển chất liệu vô thức vào
các lĩnh vực ý thức và hướng nó tuân thủ mục đích của mình. Nơi nào có vô thức, nơi đó có ý thức; càng hiểu b ản chất của v ô thức, con
người càng có thể làm chủ dục vọng của mình, và điều khiển nó một cách có ý thức trong đời sống hiện thực.
3. “Những ham thích đầu tiên” và Libido
Freud xem ham thích tình dục là cơ sở của những “ ham thích đầu tiên”, động lực của vô thức. Để minh họa cho quan điểm này ông
đưa ra khái niệm “mặc cảm Oedipe”. Sau này Freud thay “ ham thích tình dục” bằng khái niệm libido, với nghĩa rộng hơn, thể hiện một sự
diễn biểu đạt đặc biệt về tình yêu mãnh liệt, say nồng, song theo nhiều tác giả khả năng tình dục vẫn là nghĩa nổi bật hơn cả.
Các giai đoạn libido : 1) giai đoạn miệng; 2) giai đoạn hậu môn; 3) giai đoạn sùng bái bộ phận sinh dục nam; 4) giai đoạn “ thiên vị
đối tượng”, khi đứa trẻ đã lớn , tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Freud nói đến mặc cảm Oedipe đối với trẻ nam, mặc cảm Klectra đối với
trẻ nữ. Chung quy hoạt động của con người chịu sự tác động không ngừng của những ham thích đầu tiên, những ham thích sinh học lẫn xã
hội, nơi bộc lộ “bản năng sống”, sáng tạo (Eros), và bản năng chết, hủy diệt, gây hấn (Thanatos).
4. Tính khuynh hướng xã hội trong phân tâm học Freud
Theo Freud, trong đời sống tâm lý cá nhân luôn hiện diện “ người khác”; t âm lý cá nhân biểu lộ ra thông qua giao tiếp cũng đồng
thời là tâm lý xã hội. Sự phân tích tâm lý có thể được sử dụng không chỉ trong việc tìm hiểu những vấn đề thuần túy cá nhân, mà cả những
vấn đề xã hội, bởi lẽ chúng ta có thể suy nghĩ về các quá trình xã hội từ việc nhận thức các cấp độ, các lớp tâm lý ở chính mình, và lý giải
một cách thấu đáo những xung đột giữa cá nhân và xã hội từ chế vận hành tâm lý cá nhân.
Freud là người có thái độ phê phán đối với trật tự xã hội hiện tồn, một trong những nhà lý luận về khủng hoảng văn hóa. Ông đề cập
đến trạng thái sợ hãi và bất ổn của con người trong thời đại văn minh, sự thiếu hoàn thiện của quan hệ gia đình, xã hội, gây nên những cú
sốc tâm lý ở cá nhân. Những thành t ựu văn hóa góp phần làm giảm bớt bản năng gây h ấn của con người. Nhưng một khi văn hóa không
thực hiện được chức năng này thì sự gây hấn có thể trở thành một phần đời sống nội tại của con người, dẫn đến tâm thần xã hội.
5. Vài nét về Tân-phân tâm học
Ngoài K. Jung (1875 – 1961), A. Adler (1870 – 1937), K. Horney (1885 – 1953), phải kể đến W. Reich (1897 – 1957) với học thuyết
tình dục – kinh tế. Đặc trưng của tư tưởng Reich là không chú trọng đến từng cá nhân riêng lẻ,mà lấy lĩnh vực chính trị – xã hội làm đối
tượng nghiên cứu. Reich chỉ giữ lại quan điểm nền tảng của phân tâm học Freud : bên ngoài ý thức tồn tại một hiện thực tâm lý, vô thức.
Reich đưa ra phương án lý giải mới về “ cơ cấu tâm lý – sinh học của cá thể” : 1)tầng bề mặt, tức tầng liên kết xã hội, tầng “ xã hội –
hư ngụy” (liên t ưởng hố sâu ng ăn cách gi ữa “ vật tự nó” và “ hiện tượng”); 2) tầng trung gian, tầng chống đối xã hội (liên tưởng vô thức
của Freud), tổng số những xung động bậc hai – những cuồng vọng ngu xuẩn hung bạo, những hành vi dâm đãng; 3) tầng đáy sâu, hạt nhân
sinh học, những tố chất tự nhi ên – xã hội tiềm tàng nơi con người như trung th ực, yêu lao động. T iếc thay khi đi qua tầng trung gian
những tố chất bị xuyên tạc, nhiểm bẩn, khúc xạ.
Trong quan điểm chính trị Reich phê phán “ chủ nghĩa cực quyền”, chủ nghĩa phát xít.
Reich không phủ nhận sự hiện diện của năng lực libido trong cơ cấu tâm lý cá nhân, hơn nữa lại phân tích nó dưới góc độ xung đột
xã hội.Tác phẩm nổi tiếng – “ Cách mạng tinh dục” (1936,T he Sexual Revolution) - trong đó sự giải phóng con người được xem xét ở
khía cạnh tự do tình dục. Đây là tác phẩm gây sốc cho xã hội một thời.
H. Sullivan (1892 – 1949) cũng là tên tuổi nổi bật của phân tâm học sau Freud, với học thuyết liên cá thể về tâm thần học. Theo học
thuyết này đời sống con người diễn ra trong những tình thế liên cá thể, do đó để hiểu ph ức h ợp các vấn đề gắn v ới quá trình tâm lý bên
trong đời sống cá thểvà các quá trình bên ngoài của sinh hoạt cộng đồng – xã hội, cần thiết phải làm sáng tỏ giá trị và ý nghĩa của hành vi
liên cá thể.”Hệ thống tự hữu” là thứ phẩm hàm đặc trưng của cá thể nhằm chống lại những bất ổn, xao xuyến, vốn có ở con người ngay từ
lúc chào đời. Có thể liên tưởng “ hệ thống tự hữu” với “Siêu ngã” của Freud.

31
E. Fromm (1900 – 1980) được giáo dục theo truyền thống phân tâm học, nhưng về sau đã bác bỏ khá nhiều luận điểm của nó. Ôâng
xem các quá trình xã hội, chứ không phải các yếu tố sinh học, là những môtíp kích thích con người. Tư tưởng nổi bật : nhị phân hiện sinh
và nhị phân lich sử.
Nhị phân hiện sinh biểu hiện ở nhị phân giữa sống và chết, giữa khả năng tiềm tàng của mỗi cá nhân với tính hữu hạn của cuộc sống.
Nhị phân lịch sử gắn với những điều kiện xã hội nhất định, do đó có thể khắc phục được bằng nỗ l ực của nhiều thế hệ, hướng đến
thiết lập một xã hội nhân đạo, tạo nên sự ổn định tâm lý – tinh thần cho cá nhân.
H. Marcuse (1898 – 1979) đặt vấn đề về văn minh ‘không có tính đàn áp”, đem quan điểm kinh tế – xã hội của Marx kết hợp với
Freud, xem sự kết hợp này là phương án tốt nhất giải quyết xung đột giữa con người và nền văn minh. Các khái niệm “ đàn áp thặng dư”
và “ nguyên tắc năng xuất” chỉ ra những giới hạn của con người do các chế độ xã hội thiết lập, sự thống trị của quá trình lao động bị tha
hóa, và do đó, mâu thuẫn giữa lao động bị tha hóa và Eros. Chỉ khi nào đạt tới “ văn minh không có tính đàn áp”, sức mạnh của Eros mới
được phát huy, nhờ đó bản năng gây hấn, bản năng chết mới bị đẩy lùi. Lao động sẽ không còn bị tha hóa nữa, mà biến thành trò chơi tự
do, phù hợp với bản tính con người.
Tư tưởng cải cách và mang tính phản kháng của Marcuse được một bộ phận giới trẻ có học thức ở phương Tây đón nhận, nhất là vào
những năm 60 của thế kỷ XX.
II. Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism)
1. Sự ra đời và các phái của chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh chính thức được khai sinh vào năm 1927 với tác ph ẩm “ Hữu thể và thời gian” của Heidegger, và kết thúc vào
năm 1960 như một triết thuyết với “Phê bình lý trí biện chứng” của J.S.Sartre.
Thế nào là chủ nghĩa hiện sinh ?
Bằng các t ên gọi khác nh au – chủ nghĩ a hiện sinh (Sartre), triết học hiện hữu ( K. Jaspers), triết học v ề hiện sinh – triết học n ày có
điểm chung cho tất cả các đại diện là triết học v ề tồn tại của con ng ười, bản thể luận về con người, là tất cả những suy tư về thân phận
con người, trước h ết là con ng ười cá nhân, cụ thể trong thời đại khủng hoảng về giá trị, những nỗi đau, những lầm lạc và những khát
vọng của con người. Pascal từng cho rằng “ người ta không đào sâu tư tưởng Coperni c là tốt. Việc quan trọng cho cả đời người là ta phải
biết hồn ta có chết đi hay là bất tử. Đây mới chính là điểm cần đ ào sâu”. Đối với Marcel, vấn đề mà triết họ c hiện sinh quan tâm là làm
sao thông qua những tác phẩm của mình mà làm bộc lộ “ vết cấu của hiện thực”. Theo Mounier, những câu hỏi sau được các nh à hiện sinh
quan tâm trước tiên: tại sao có con người? Tại sao có cái “ thằng tôi” một cá nhân riêng biệt, tôi có phải là con gười đó không?Con người
“ ở đây” và “ bây giờ”? Đề cập đến đối t ượng nghiên cứu của triết học hiện sinh, Sartre tuyên bố một cách tự hào :”Hiện sin h thuyết vô
thần mà tôi trình bày ở đây có tính cách mạch lạc hơn cả. Thuyết này cho rằng nều T hiên Chúa không hiện hữu, thì ít ra phải có một hữu
thể mà tồn tại của nó có trước bản chất. Hữu thể đó chính là con người…Con người tồn tại trước đã, con người tự thấy mình sinh ở đời đã,
sau đó con người mới định nghĩa mình được” (J.P.Sartre: Hiện sinh một nhân bản thuyết. Bản dịch của Thụ Nhân, tủ sách Thế sự, Sài
Gòn, 1968, tr. 20).
Về phương pháp nghi ên cứu, vì chủ nghĩa hiện sinh bác bỏ chủ nghĩa duy lý cổ điển nên nó chủ trương phương pháp mô tả, xuất
phát từ kinh nghiệm, trực quan cảm tính, mà không chấp nhận một khuôn mẫu, mô thức sẵn có nào của lý trí. Phạm Minh Lăng dẫn lời
Chestov kể về suy nghĩ của Kierkegaard chống lại đồ thức luận lý trí :”Kierkegaard kinh sợ và tởm lợm nghĩ rằng sau khi ông chết đi rồi,
các giáo s ư sẽ trình bày triết thuyết của ông như một hệ thống trọn vẹn v ề những tư tưởng đã được x ếp thành bộ, chương” (Phạm Minh
Lăng : mấy trào lưu triết học phương Tây; Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1984, tr. 158). Đôi khi chính nhà hiện
sinh tự gọi phương pháp của mình là “ biện chứng”, phép biện chứng của triết học hi ện sinh”. Chẳng hạn, Mounier cho rằng nên gọi chủ
nghĩa hiện sinh là triết học biện chứng, vì đó là thứ triết lý thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong, khách thể và chủ thể, là sự kết
nối theo quan điểm praxis để l àm bộc lộ bản chất của sự vật. Trên thực t ế, phần lớn các nhà nghi ên cứu đều chỉ ra mối lien hệ giữa chủ
nghĩa hiện sinh với hiện tượng học, xem phương pháp hiện tượng học, phương pháp giúp chủ thể “ đến với chính sự vật”, là phương pháp
của chủ nghĩa hi ện sinh. Trong việc lý giải hình ảnh con người các nh à hiện sinh sử dụng phương ph áp hiện tượng học mà E. Husserl là
người xác lập trong quá trình khắc phục khủng hoảng của siêu hình học cổ điển. Hiện tượng được đề cập ở đây là hiện tượng của ý thức.
Tuy nhiên, khác với cách hiểu thông thường về hiện tượng như sự phát lộ cái gì đó đằng s au sự vật, hiện tượng ở Husserl là một “ ”hiện
hữu nơi mình””, tự chủ, sau nó không có gì cả. T hông thường ý thức hướng r a thế giới bên ngoài. Song theo Husserl, thế giới bên ngoài,
thế giới khách quan chỉ là đối tượng của các khoa học chuyên biệt, còn đối triết học đó không phải là mối quan tâm cơ bản. Đối tượng lý
tưởng của triết học là ý th ức. Chỉ trong môi trường của tồn t ại lý tưởng ấy ch ân lý mới phát lộ ra cho ta b ằng con đường trực giác bản
chất. Hiện tượng học là phương thức tiếp c ận và xác định một cách nghiêm minh của chúng ta đối với cái cần ph ải là chủ đề của bản thể
luận. Trong khái niệm hiện tượng học ”hiện tượng” nói đến cái chỉ ra mình, hiện hữu của thực tại, ý nghia của nó, những biến đổi và phát
sinh của nó. T ính biến đổi của trạng th ái ý thức đòi hỏi phải xác l ập phương pháp luận đặc thù, nhiều cấp độ, tạo nên ph ần cốt lõi của
phương pháp hiện tượng học, đó là giảm trừ hiện tượng học, nghĩa là gạt sang bên, hay ”bỏ vào trong ngoặc” toàn bộ thế giới xung quanh,
cũng như tất cả các học thuy ết, quan điểm khác về đối tượng. Nhờ đó chúng t a sẽ ”hướng đến chính sự vật ”. Nhận thức của chúng ta sẽ
đạt được “ phần kết hiện tượng” của ý thức, không còn lệ thuộc vào thế giới bên ngoài, nhưng vẫn lưu giữ toàn bộ s ự phong phú của nội
dung. Dòng chảy của ý thức là cái đem đến trực tiếp cho chúng ta. Các nh à hiện sinh sử dụng phương pháp hiện tượng học vì theo họ
phương pháp ấy giúp chúng ta thâm nhập vào chiều sâu của ý thức con người, vào cơ cấu xúc cảm của nó. Chính trong dòng chảy của xúc
cảm, ý thức đã thể hiện ý nghĩa thời gian của hiện hữu. M. Heidegger nhận thấy ở thời tính đặc trưng cơ bản của hiện hữu, của tồn tại nói
chung. “Chúng tôi,- Heidegger viết,- chỉ ra được thời tính như ý nghĩa tồn tại của thực tại, cái mà chúng ta gọi là hiện thể. Có thể cảm

32
nhận tồn tại chỉ trong tương quan thời gian…Tồn tại của hiện thể tìm thấy ý nghĩa của mình trong thời tính” (M.Heidegger : Hữu thể và
thời gian, 17,19).

Ra đời và phát triển tại các nước ph ương Tây, nhất là tai Đức và Pháp, sau hai cuộc đại chiến thế giới (1914 – 1918, 1939 – 1945),
triết học hiện sinh biểu thị thái độ của con người trước nh ững diễn biến đầy mâu thuẫn của xã hội. Tại Đức, sự ra đời của chủ nghĩa hiện
sinh là sự đáp trả đối với những biến cố kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra sau sự kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nước Đức bị tổn
thương từ hiệp ước do các nước thắng trận áp đ ặt , và nó thực sự ám ảnh ng ười Đức trong nhiều thập niên. Khủng ho ảng kinh tế, sự lớn
mạnh và tầm ảnh hưởng của Liên Xô, cuộc đấu tranh của nhân dân tại các nước thuộc địa và phong trào công nhân tại các nước tư bản, sự
hình thành chế độ quân phiệt, phát xít, sự ưu tư và phản ứng của con ng ười, trước h ết con người - cá nhân đã làm cho những yếu tố phi
duy lý tản mác trong lịch sử tư tưởng được dịp bùng phát, hướng đến các ‘điểm nóng” của thực tiễn xã hội. Chủ nghĩa hiện sinh tại Pháp
cũng hình thành từ những tác nhân xã hội tương tự. Thêm nữa, nước Pháp từng trải qua những năm tháng bị chiếm đóng, bị phản bội, nỗi
khiếp hãi trước làn song khủng bố của chủ nghĩ a phát xít , sự Nỗi loạn tìm tự do, khát vọng giải phóng đã góp phần làm nên nét đặc thù
của chủ nghĩa hiện sinh Pháp.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh lạnh và những đỗ vỡ về giá trị tại c ác cường quốc tư b ản lại
một lần nữa khiến con người cảm nhận về than phận bị quăng ném của mình.
Chủ nghĩa hiện sinh là tiếng nói của con ng ười trong thời đại khủng hoảng, phản ánh tâm trạng và kh át vọng củ a cá nhân, qua đó
trình bày bức tranh chung của nhân loại, số phận và triển vọng lịch sử, nhưng không bằng phương thức duy lý cổ điển, mà bằng sự “ phát
lộ” của ý thức cá nhân từ gó c độ bản thể luận. Chủ nghĩa hiện sinh, theo E.Mounier, là thứ triết lý bi thiết, thể hiện”một làn sóng ý thức
về sự bất hạnh, một căn bệnh mới của thời đại … biện minh cho lối cười ra nước mắt” , như “ hậu quả của một châu Âu tan rã vì hai cuộc
đại chiến tàn phá và một cuộc khủng hoảng không được báo trước” (E.Mounier: Những chủ đề triết hiện sinh; sách dịch; Tủ sách Nhị
Nùng, Sài Gòn, 1970, tr. 44, 78).
Chủ nghĩa hiện sinh cũng l à một trong những họ c thuy ết phổ biến trong cuộc tranh luận t ư tưởng, vốn trở nên gay gắt sau Cách
mạng tháng Muời năm 1917. “…Triết hiện sinh,- Mounier viết tiếp,- được coi như sự phản ứng chống lại một thế giới trong đó chủ nghĩa
duy vật khoa học đã bành trướng đến độ muốn chối bỏ thực tại chủ quan nội tại trong tâm hồn mỗi người. Bước đầu tiên của triết học hiện
sinhkhi đi vào thế giới như quay cuồng trong tốc độ máy móc, là kéo con người ra khỏi sự mờ quáng vì quảng cáo, đưa con người ra khỏi
cảnh cứ bám ri ết lấy sự v ật ngoại giới cũng như cách xã gi ao quá hời h ợt, giả tạo bề ngoài, để đi sâu v ào công cuộc tìm kiếm một cuộc
sống có tính người đích thực hơn” (E.Mounier: Sđd, tr. 119)
Nếu triết học cổ đi ển thể hiện tính tích cực tinh thần của con ng ười, thì triết học hiện sinh đặt ra vấn đề sự chịu đựng tinh thần của
mỗi cá nhân trước nh ững biến động của đời sống, từ đó gợi ra một lối thoát cho họ. T rong “ Thư về nhân bản chủ nghĩa” (Ueber d en
humanismus) Heidegger đã l àm mới khái niệm “ existentia”, tức tồn tại theo tiếng Latinh, thành một diễn đạt đặc trưng – Eksistenz, hay
Ek-sistenz, nhằm nhấn mạnh hiện thể “ xuất tính thể’ của con người, phân biệt với những tồn tại khác. J.P.Sartre trong “ Hiện sinh là chủ
nghĩa nhân văn” (bản dịch khác: Hiện sinh một nhân bản thuyết) cho rằng không có một thế giới nào kh ác ngo ài thế giới chủ quan tính
của con ng ười. Heidegger và Sartre l à hai đại diện tiêu bi ểu nhất của chủ nghĩa hi ện sinh thế kỷ XX.Trong việc tìm hiểu chủ nghĩa hiện
sinh, các nhà nghiên cứu nhận th ấy mấy dấu hiệu của chủ nghĩa hiện sinh: chống duy lý cổ điển; chống cách nhìn cứng nh ắc, phiến diện,
máy móc, vật hoá về con người, phản đối quá trình quân phiệt và độc tài chính trị; đề cao mặt chủ quan của tồn tại, chủ quan tính của con
người; khai thác nhị phân của tồn tại, lưỡng tính, hay mâu thuẫn nội tại của con người; ý thức về vấn đ ề dấn thân, khát vọng, lựa chọn tự
do, và buồn chán, buông xuôi tạo nên bức tranh sinh động về thân phận con người – cá nhân.
Tuy chủ nghĩa hiện sinh ra đời vào thế kỷ XX, nhưng nguồn gốc sâu xa của nó có thể tìm thấy trong thời cổ đại. Chẳng hạn “bước
ngoặt Socrates” đanh dấu sự chuyển biến căn bản trong triết học Hy Lạp “từ trên trời xuống dưới đất” (Cicero) được các nhà triết học xem
như sự khai mở cho thứ triết lý đi vào tồn tại của con người, mà đó lại là điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện sinh sau n ày, cho dù
Nietzsche công kích “ con quỷ duy lý” Socrates đã giết chết bản năng Dionysos.
Theo Lê Tôn Nghiêm, Kinh Thánh Kitô giáo, có phần mô tả số phận chìm nổi của các vị tiên tri, các vị thánh, sự đày đọa Jesus
Christ, đáng được xem là cội nguồn sau x a của chủ nghĩa hi ện sinh với tính cách là tiếng kêu bi thiết về số phận con người. Thứ đến là
Thánh Augustin, người nói nhiều đến những suy tư, xao xuyến, lo âu, nhửng kinh nghiệm đau đớn trong quãng đời phóng đãng, lầm lạc
trên con đường tìm về Thiên Chúa, khẳng định rằng tri thức sơ khởi và đầy đủ nhất là sự tìm hiểu bản chất con người qua sự hiểu biết về
Thiên Chúa.
Quá trình phi cổ điển hóa triết học vào những thập niên đầu thế kỷ XIX đã d ẫn đến sự ra đời củ a ý chí luận Schopenhauer. Bằng sự
luận giải nguyên tắc ý chí luận, nhấn mạnh ý chí như bản nguyên đại diện cho con người, Schopenhauer đã mở đường cho các trào lưu phi
duy lý, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên, ông tổ thực sự của chủ nghĩa hi ện sinh là S. Kierkegaard (1813 – 1855), người Đan
Mạch. Kierkegaard xuất hi ện trên s ân khấu tri ết học với tính cách l à người phê bình gay gắt thời đại. Khuynh hướng hiện si nh tôn giáo
của Kierkegaard đặt ra câu hỏi : tại sao tâm hồn con người bị khô kiệt ? Trả lời : vì những toan tính đầy tham vọng của lý trí, vì sự mổ xẻ
không thương tiếc, sự phân đôi bản chất con người trong thời đại khoa học, vì cái nhìn cứng nhắc, máy móc đối với thế giới. Để phục hồi
nhân tính cần hiến mình cho tôn giáo – đó là chủ đề cơ bản của triết học Kierkegaard. T riết học cần giúp con người trở về hệ thống các giá
trị tôn giáo, vốn bị chìm vào lãng quên từ thời Descartes. Triết học dẫn ta vào cảm thụ quan tôn giáo, khắc họa chiều sâu tâm linh của con
người.

33
Sự phản ứng của Kierkegaard đối với trật tự tư sản là s ự phản ứng mang tính lãng mạn. Bản tân s ự hiện h ữu của con người được
phân tích từ góc độ thẩm mỹ – đạo đức – tôn giáo. Các giai đoạn hiện hữu : 1) Giai đoạn thẩm mỹ đồng nhất với khoái cảm. Con người
sống bằng những quan tâm hiện tại, chưa biết lựa chọn. Giai đoạn này có ba chặng nhỏ là buồn chán toàn diện, bạo dâm, trung gian (còn
gọi là “ mỉa mai”, là chặng liên kết thẩm mỹ và đạo đức); 2)Giai đoạn đạo đức, thể hiện cuộc đấu tranh chống lại những đam mê cảm tính
và chế ngự chúng. Con người sống bằng nghĩa vụ, quan tâm đến nhau và cùng hy vọng vào tương lai. Hạn chế của đạo đức là ở chỗ nó dễ
ru ngủ con người, biến họ thành một sinh vật máy móc, nù quáng tuân th eo những quy luật, những môtíp đạo đức định sẵn. Thay vì lựa
chọn tự do là nỗi sợ hãi của cá nhân; 3) Giai đoạn tôn giáo, nơi hiện hữu của cá nhân thống nhất với Thượng đế. Đó là sự chuyển sang lối
sống tôn giáo, một bằng chứng về “ nổi ô nhục và sự bất lực của lý trí”. Con người phụng sự Thượng đế, cảm nhận sự an ủi nơi cuộc đời
đau khổ, song không bao giờ sánh ngang cùng Đấng tối cao. Quan niệm đó của Kierkegaard nhằm chống lại Hegel, người đã duy lý hóa
niềm tin vào Thượng đế.
Kierkegaard là ông tổ của Hiện sinh hữu thần.
Sau Schopenhauer và Kierkegaard, F. Nietzsche (1844 – 1900) là nhà tư tưởng có ảnh h ưởng đặc biệt đến triết học phi duy lý nói
chung, triết học hiện sinh thế kỷ XX nói riêng. Có thể chia hành trình tư tưởng của Nietzsche ra ba thời kỳ. Từ 1869 đến 1876 là thời kỳ bi
quan lãng mạn, được đánh d ấu bằng ảnh hưởng của Schophenhauer và Wagner. Đặc đi ểm của thời kỳ này là lòng tin vào g iá trị thánh
thiện, chủ nghĩa anh hùng và tài năng thiên phú của con người. Từ 1876 đến 1881 là thời kỳ của khuynh hướng “ thực nghiệm hoài nghi”;
triết gia đi tìm tự do tuyệt đối và chân lý vĩnh hằng. Từ 1882 đến cuối đời là là thời kỳ xây dựng hệ thống triết học riêng, hướng vào hiện
thực, vươn tới lý tưởng Siêu nhân.
Cốt lỏi tư tưởng của Nietzs che là hoài nghi hiện tại (chủ nghĩa hư vô), phê phán truyền thống (“triết lý cái búa”, tuyên bố “ Chúa đã
chết”, xác định lại những giá trị mới), và sau rốt tìm ra bản tính đích thực nơi con người, vũ trụ – ý chí quyền lực- thúc đẩy c on người đi
tới tương lai, cũng có nghĩa l à trở về Cội nguồn vĩnh cửu. Theo Nietzsche một nền văn hóa đích thực phải trả con ng ười về t ự nhiên và
nhân hóa tự nhiên, do đó ông ca ngợi các nhân vật huyền thoại Hy Lạp và những nhà triết học sơ khai, những người sống hồn nhiên, chất
phác, chấp nh ận sự “ cô đơn trong rạng rỡ hào quang’, phê phán đạo đức học duy lý Socrates đã dùng lý trí giết chết bản năng Dionysos,
làm đỗ vỡ mọi giá trị văn hóa chất phác. Nietzsche cũng phê phán châu Âu Thiên Chúa giáo và giáo lý của nó, gọi nền đạo đức đang tồn
tại là sự chiếm đoạt bản tính con người, vụ lợi và phi nhân.Mọi phong trào dân chủđều học theo thứ đạo đức quần cư bản năng, xuất phát
từ Thiên Chúa giáo. Tinh thần bình đẳng kiểu Thiên Chúa giáo khuyến khích nhiều cuộc cách mạng đẫm máu và đầy tội lỗi.
Nguyên lý bao trùm của triết học Ni etzsche, đề cập đến cả con người lẫn t ự nhiên, là ý chí quyền lực. Nguyên lý “ động” này chi
phối, điều khiển sự phát triển của con người và vũ t rụ. Theo Nietzsche, cuộc sống tự nó luôn khát vọng đến tối đa cảm giác quyền lực.
Bản chất của thế giới là sinh tồn thông qua đấu tranh; thế giới là hiện th ân của ý chí quyền lực. Cá nhân tự do và mạnh mẽ nếu nó nhận
biết mình là một nhân cách. Tự do không nên hiểu theo nghĩa của Thiên Chúa giáo, cái trên thực tế là phản tự do, sự nô lệ bên trong, mà
tự do theo tinh thần cổ đại và Phục hưng, tự do vừa nguyên sơ, chất phác, vừa bùng nổ mãnh liệt.
Đằng sau lớp vỏ duy ý chí, phi duy lý của triết học Nietzsche ẩn chứa một thứ không tưởng hợp lý, ca ngợi sự thống nhất và lệ thuộc
lẫn nhau giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội, xã hội và tự nhiên, sự thừa nhận tự do vĩnh hằng như cơ sở của sức mạnh tiềm
tàng trong con người.
Triết học Nietzs che, vừa là sự đảo lộn mọi giá trị, vừa kích thích con người tự vươn lên, đã đưa đến sự xuất hiện của Siêu nhân
(Uebermensch) – con người siêu đẳng ở trên con ng ười hiện tại, kết hợp những phẩm chất tuyệt vời của thần linh và những vĩ nhân trong
lịch sử. Đó là con người báo hiệu một ngày mới, cũng là sự trở về Vĩnh cửu. Cách lập luận như vậy đã đưa Nietzsche đến với thuyết luân
hồi mang dáng dấp của triết lý phương Đông ; thế giới lặp đi lặp lại những chu kỳ, và mỗi lần như vậy con người phát hiện ra chính mình,
sống lại cuộc đời của mình.
Mấy ý nghĩa của “tồn tại người”, hay “hiện sinh”, để phân biệt với những tồn tại khác
Thứ nhất, hiện sinh là phương thức tồn tại đặc trưng của con người. Heidegger từng tuy ên bố rằng, cho đến nay tồn tại vẫn l à khái
niệm mơ hồ nhất (Hữu thể và thời gian, tr. 3). “Tồn tại” là một khái niệm quá rộng lớn mà cách lý giải truyền thống về nó không còn phù
hợp nữa. Cho dù tồn tại như tồn tại của thực tại nói chung không được xác đinh hoàn toàn, vẫn còn một hình thức tồn tại mà chúng ta biết
rõ, đó là tồn tại đặc trưng, riêng có của con người. Con người hơn các thực tại khác ở chỗ con người ý thức được sự tồn tại của mình và có
thể nói “T ôi là…”. Con người là một tồn tại có năng lực tự ý thức. Chỉ có con người mới hiện sinh, chứ không phải Thượng đế, hòn đá,
con bò. Thượng đế đơn giản là tồn tại, chứ không hiện sinh. Hòn đá cũng không “hiện sinh”, cho dù nó thể hiện ra hình hài, nó có tồn tại.
Thế giới là hiện thực, chứ không “ hiện sinh”. Chỉ có tồn tại người mới là thứ tồn tại nếm trải, âu lo, xao xuyến, buồn chán, k hổ đau, suy
tư. Con người ý thức được nổi khổ đau của mình, luôn dằn vặt về thân phận mình. Càng né tránh đau khổ bao nhi êu, con người càng x a
rời ý nghĩa hiện sinh bấy nhiêu. Heidegger cho rằng“ hiện sinh”, xét như tồn tại đặc trưng của con người, là hiện hữu – ý thức, là “ Dasein”,
phân biệt với “Sein” (tồn tại).
Thứ hai, hiện sinh là tồn tại – với, là sống – với. Phương thức tồn tại của con người là hiện hữu giữa trời và đất. Theo quan điểm của
hiên sinh tôn giáo con người là khâu trung gian giữa thế giới mà nó gia nh ập, và cái siêu việt vượt lên trên (Kierkegaard). Nhưng theo
quan điểm của hiện sinh vô thần thì chỉ có chủ quan tính con người m ới là cái duy nhất (Sartre); “ sống – với” ở đây là sống với “ tha
nhân”. Chính vì thấu hiểu được đi ều đó mà con ng ười chủ t rương “ dấn thân”, song quá trình này l ại tạo nên những xáo trộn mang tính
chất phân đôi của tồn tại . Sự trốn chạy vào cô đơn là hệ quả của của những tác động bất lợi từ môi trường “ tha nhân” – đó là hành vi có
sau, mang tính phản kháng.

34
Thứ ba, hiện sinh là phương thức phi duy lý của tồn tại. Hiện hữu của con người trong thế giới về nguyên tắc không thể nhận thức
được thông qua các khái niệm (lý trí), không bị vật hóa. Nếu Hegel sùng bái tư duy, thì Kierkegaard, ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh, sùng
bái xúc cảm. Nếu Hegel thiên về phép biện chứng của các kh ái niệm, thì biện chứng hiện sinh của Kierkegaard là biện chứng của những
xung động tâm linh – một cách xác định lại những giá trị nhân bản ở thời đại lãng mạn và bi kịch. Chủ nghĩa hiện sinh xuất phát từ chỗ
con người sống trước hết bằng xúc cảm và chịu sự chi phối của xúc cảm. Con người phản ứng trước nh ững gì diễn ra xung quanh và tác
động lên mình không hẳn và không chỉ bằng hoạt động lý luận, mà t rước hết bằng những thang bậc xúc cảm. Tổng thể những xúc cảm
tích cực lẫn tiêu cực trực tiếp chi phối cái mà ta gọi là chất lượng đời sống cá nhân. Các nhà hiện sinh nhìn thấy ở con người một thực thể
biết xúc cảm, một hiện thể xúc cảm. Cơ cấu xúc cảm của ý thức con người được quan tâm đặc biệt trong bản thể luận hiện sinh của
Heidgger và Sartre, nhất là Heid egger. Bản thể luận của Heid egger đã bổ sung cho hiện tượng học của Husserl, theo đó chúng ta không
chỉ “ nhìn ngắm” hiện tượng, mà còn phải hiểu biết và giải thích đúng hiện tượng. Một đặc trưng của ý thức chúng ta, theo H eidegger, là
mặc dù chúng ta nhìn nhiều, nhưng thấy ít hơn, và hiểu càng ít hơn nữa. Để hiểu ý nghĩa của các sự biến torng cuộc sống cần có năng lực
đặc biệt thâm nhập vào tư tưởng, đó là thông diễn (hermeneutics). Phép thông diễn trở thành phương pháp luận của tất cả các k hoa học về
con người.
Thứ tư, hiện sinh là hiện hữu luôn đặt mình trong lựa chọn và giải pháp , bắt đầu bằng việc kích thích chủ quan tính, cái Tôi. Con
người vùng vẫy, quẫy đạp, khao khát hướng đến tự do bất chấp những lực lượng cưỡng chế bên ngoài, mặc dù đó là sự vùng vẫy vô vọng.
Thứ năm , hiện sinh là khả năng đang thể hiện. Hiện hữu của con người là khả năng chủ quan của con người, bộc lộ ra qua hành vi.
Mâu thuẫn giữa khả năng d ường như vô tận của con ng ười với tính hữu hạn của tồn t ại cá nhân góp phần t ạo nên tính hai mặt của đời
sống – mặt sáng tạo, tich cực và những biểu hiện tiêu cực khó kiểm soát.
Sự phân chia tương đối hai phái hiện sinh –tôn giáo và vô thần.

Tên phái Tôn giáo “ Vô thần”


Đại biểu Socrates, St.Augustin, St.Bernard, Pascal, Luther, Schelling, Schopenhauer,
Kierkegaard, Jaspers, Marcel… Nietzsche, Heidegger, Sartre

Quan điểm sơ khởi Dẫn dắt con người đến niềm tin Thiên Không tin vào sức m ạnh dẫn dắt c
Chúa Thiên Chúa
Có tính cách xây dựng, chú trọng sự hướng Phủ định những giá trị truyền thố
thiện trong cả văn hóa lẫn tôn giáo
Rất gần với chủ nghĩa Thomas mới, duy Rất gần với chủ nghĩa hoài nghi, bi quan
linh – nhân vị
Quan hệ giữa con Caù nhaân vaø tha nhaân coù theå tìm Caù nhaân khoâng coù choã saùng
người với con người thaáy söï ñoàng caûm,nhaát trí. taïo giöõa tha nhaân.
Chuù troïng khaéc hoïa lieân chuû Chuù troïng söï phaûn khaùng cuûa
theå, sự phối hợp caù nhaân choáng l aïi tha nhaân, nhaèm
ñeà cao tính ñoäc ñaùo cuûa caù nhaân.

Quan hệ gi ữa con Niềm tin vào Thượng đế là cái cốt lõi trong Gạt bỏ Thượng đế ra ngoài cuộc số
người với Thượng đế đạo đức con người con người để tôn vinh chủ quan tính
Con người bị tha hóa vì xa rời Thiên Chúa Con người bị tha hóa vì quá lệ thuộc v
niềm tin, đánh mất chính mình.

Thực ra sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối. Ngay cả cách đặt vấn đề hiện sinh tôn giáo và vô thần cũng còn nhiều điều phải
tranh luận, bởi lẽ còn nhi ều sự so sánh v ề những mối quan t âm khác chưa đ ược dẫn ra, cũng như qu an h ệ con người – con người, con
người – xã hội là vấn đề phức tạp, đ ược xét đoán trong những điều kiện cụ thể, g ắn với thân ph ận con người v à cả nh ân lo ại. Nguyên

35
nhân tha hoá chẳng hạn, chỉ vài dòng so sánh ấy không thể nói được tính chất nhị phân của tồn tại người, thế mà chỉ lấy một hệ quy chiếu
là niềm tin làm cơ sở!
Vì sao triết học hi ện sinh được đón chào tại các nước Tây Âu sau h ai cuộc đại chiến thế giới ? Vì, một là, nó khắc họa khá thành
công chân dung con người trong thời đại khủng hoảng. Nội dung của triết học hi ện sinh không phải l à con ng ười nói chung, con người
phổ quát như ở Socrat es, Aristoteles, hay Des cartes,mà là con ng ười đang sống, hoạt động, là tôi, là anh, là chúng ta cùng lúc hay từng
người một, tức con người sống thực. Hai là, triết học hiện sinh làm sáng tỏ được phần nào những mâu thuẫn của thời đại thông qua những
mâu thuẫn trong mỗi cá nhân, đúng hơn chủ nghĩa cá nhân hiện sinh gợi nên cả những vấn đề vượt ra khỏi khuôn khổ của tôn tại cá nhân,
suy tư về số phận nhân loại, “ tình thế tranh chấp” của nó. Ba là, chủ nghĩa hiện sinh dùng hình thức văn chương lôi cuốn hoặc trình diễn
trên sân khấu để thể hiện ý đồ tư tưởng của mình. Triết học thực sự đến với công chúng rộng rãi và gợi nên nơi họ nhiều suy nghĩ sau khi
đọc, thưởng thức. Người đọc cảm nhận sự đồng điệu giữa triết gia với cuộc sống đầy “ tính hiện sinh”. Chủ nghĩa hiện sinh là nỗ lực triết
lý về những sự kiện đầy kịch tính diễn ra trên sân khấu không từ vị trí khán giả, từ phía người quan sát, mà từ góc độ của diễn viên, trực
tiếp tham gia vào những lớp diễn của vở kịch cuộc sống.
2. Một số nội dung của triết học hiện sinh
Khuếch trương chủ quan tính là nét nổi bật của triết học hiện sinh. Con người như một tồn tại giữa vũ trụ, nhưng xét về ý nghĩa văn
hóa, có thể vượt lên trên vũ trụ, như Pico Della Mirandola (thời Phục hưng) từng khẳng định. Con người vừa gán cho vũ trụ những giá trị
như mình muốn, vừa tự quy định một cách tự do. Khi con người đã ý thức được chủ quan tính của mình, thì mọi cái thiêng liêng thần
thánh , mọi thứ diễn ra trong vũ trụ không có gì đáng kể so với con người. Trong chủ nghĩa hiện sinh sự đề cao chủ quan tính có thể dẫn
tới tinh thần phản kháng đối với những ràng buộc của guồng máy xã hội : không ai và không có gì buộc tôi phải suy nghĩ và hành động
thế này thế nọ; tôi có quyền x ác định cho mình một ý nghĩa hiện sinh đích thực, miễn sao điều đó không xúc phạm đến t ư cách cá nhân
của tôi. Sartre giải thích :”Tiếng chủ quan có hai ý nghĩa khác nhau. Một đằng có nghĩa r ằng cá th ể cá bi ệt tự lựa chọn, đằng khác lại có
nghĩa rằng con người không thể vượt qua khỏi chủ quan tính của con người được. Chính nghĩa thứ hai này là nghĩa sâu xa của thuyết hiện
sinh” (J.P.Sartre: Hiện sinh một nhân bản thuyết. Bản dịch của Thụ Nhân, tủ sách Thế sự, Sài Gòn, 1968, tr. 21). Chủ quan tính trước
tiên gắn với cái tôi cá nhân như thực th ể sống “ giữa đời”, “ sống thực”. Con người sống “ hoàn toàn theo chủ quan” không có nghĩa là xa
lánh thế giới, mà xem nó như môi trường để con người thể hiện chủ quan tính của mình. Xét về ý nghĩa, không có thế giới nào khác ngoài
thế giới chủ qu an tính của con người. Đối với nhà hi ện sinh, mặt trời quay quanh t rái đất hay trái đất quay quanh mặt trời không quan
trọng, cái cốt tử có ý nghĩa thực sự là tồn tại của con người, sự vận động vào cõi …hư vô.
Đề cao chủ quan tính trước tiên là đề cao tự do, tự do lựa chọn. Tự do là một trong những phạm trù được nhắc đến nhiều nhất trong
chủ nghỉa hiện sinh. Tuy nhiên tự do mà chủ nghĩa hiện sinh đề cao không phải là một xã hội tự do, mà là tự do tự tại, tự do trong quan hệ
với chính mình. Đối với một số nhà triết học hiện sinh tự do cá nhân còn có nghĩ a là không ch ấp nhận bị chìm lẫn vào khối đông đảo
“người ta”, “ tha nhân”. Tự do hiện sinh thể hiện rõ trong tự do lựa chọn một nghề nghiệp, một hướng đi, một chỗ đứng trong cuộc sống,
nhằm “ đạt tới chỗ trung thực nhất của cá nhân” (Sartre).
Các nhà triết học hiện sinh thường đề cập đến một trong những vấn đề thường gặp trong lịch sử triết học. Trước hết đó là trạng tháiï
phân thân , tha hóa. Sartre nói về “ buồn nôn” và “ sống thừa”. “Buồn nôn” biểu thị trạng thái nhị phân của tôn tại người, thái độ của con
người trước thực tại, hay trước cái phi lý diễn ra trong cuộc sống, trong đó biểu thị cả trạng thái sau đ ây: một đằng là những ẩn ức, dồn
nén (trạng th ái “ buồn nôn”), đằng khác là khát vọng nồng cháy vươn lên c ái cao cả; một đằng là những mối liên hệ tất yếu v ới thế giới,
đằng khác là cảm giác về một thế giới ngẫu nhiên vô cố và xa lạ; một đằng là sức hấp dẫn của tồn tại xung quanh, đằng khác là tâm trạng
chán ch ường, muốn trôn ch ạy khỏi thế giới đầy bất trắc, tai ương ( cái chết có thể ập đến bất ngờ, cắt đứt sợi chỉ mong manh của cuộc
sống , nói khác đi, cuộc sống cá nhân quá dòn, mỏng). “Sống thừa” trong triết học hiện sinh của Sartre là một diễn đạt nói về tình trạng
“không mợ chợ vẫn đông” trong một thế giới sôi động, phức tạp, đầy tính cạnh tranh, mà cạnh tranh phổ biến nhất là cạnh tranh để được
tôn tại. Do đó “ ưu tư”, “ xao xuyến”, “lo âu” được Heidegger xem như xuất thể tính đặc trưng của con người.
Các nhà hiện sinh, nhất là hiện sinh theo phương án Pháp, thường xuyên nhắc đến nỗi sợ hãi, tình thế tranh chấp, cái chết, hư vô, sự
phóng thể … nhằm khắc họa bức tranh ảm đạm của tồn tại cá nhân lẫn tồn tại ở bình diện toàn nhân loại. Suy tư “mỗi sáng giở một tờ lịch
cảm thấy mình tiến gần hơn đến nấm mồ” đưa tới câu hỏi “phải chăng hiện hữu để … chết ?”.
Vấn đề trách nhiệm con người cũng được bàn đến. Bên cạnh bức tranh không mấy sáng sủa về thân ph ận con người nhiều nh à hiện
sinh đề cao (h ay đánh thúc) các giá trị người, hiện diện trong mỗi cá nhân. Một là cùng với việc nhấn mạnh tính độc đáo, tính sáng tạo,
không lặp lại của cá nhân trong so sánh với những cá nhân khác. Mọi sự cào bằng, san phẳng những cái Tôi dó đều bị phê phán. Hai là đề
cao sự tự chủ và tinh thần “dám liều” trong hoạt động sống. Ba là đòi hỏi mỗi cá nhân ý chí tiến thủ, khát vọng vươn lên, không bằng lòng
với chính mình, không tự mãn với những gì mình đã đạt được.
* Hình ảnh con người – cá nhân làm nên đối tượng nghiên cứu cơ bản, nếu không nói là duy hhất, của chủ nghĩa hiện sinh; các vấn
đề khác đ ều xoay quanh trụ c chính này. Các nhà triết học hiện sinh, từ hiện sinh vô thần đến hiện sinh tôn giáo, đều xem xét con người
như thực thể với những biểu hiện đa diện đa chiều trong một thế giới phức tạp, không lường trước. Trong thế giới đó cái làm cho cá nhân
trở thành cá nhân sống thực là toàn bộ thế giới tha nhân, toàn bộ tồn tại luôn đặt con người vào tình thế dồn nén và buộc phải “quẫy đạp”,
vươn đến t ự do. Các nhà hi ện sinh, nhất là hiện sinh vô thần, đều nói về thân phận con người trong thế giới ngẫu nhi ên, bất tất, vô cố.
Hình ảnh đầu tiên là con người phân thân, tha hóa, cô đơn giữa thế giới dửng d ưng, cảm nhận sự dòn, mỏng của hi ện hữu cá nhân, tâm
trạng “ chán sống”.
Nội dung tiếp theo được các nhà hiện sinh, nhất là hiện sinh “ vô thần” quan tâm là sự phản kháng của cá nhân chống lại “ tha nhân”,
“người ta” để tìm lại chính mình, dù đó là sự tìm kiếm không mấy thành công. Trong “Tồn tại và thời gian” Heidegger phê p hán “ người
36
ta” đã san phẳng tính độc đáo, sang tạo của cá nhân, và kêu gọi tinh thần trở về với bản ngã cá nhân, nỗ lực khẳng định “xuất tính thể” của
cá nhân. Thái độ phản kháng này liên kết chủ nghĩa hiện sinh với phân tâm học xã hội, khi phân tâm học vạch ra bản chất của những xung
đột xã hội từ sự “bất an” trong đời sống cá nhân và hàng loạt những tác động khác.
Con người khát vọng, có trách nhiệm với số phận chung của nhân loại (trong “ Dịch hạch” A. Camus tuyên bố rằng “ con người cần
phải trở thành chính mình” theo nghĩa chân chính nhất của t ừ đó). Hiểu thế nào về chủ nghĩa cá nhân hiện sinh? Chủ nghĩa hiện sinh đề
cập đến con người cá nhân với tất cả những tính cách mâu thuẫn nhau của nó, nhưng không đề cao tính vị kỷ, mà thực ra xem xét nó trong
sự đối chiếu với môi trường xã hội đôi khi “hoà tan”, “ san phẳng” cá nhân dưới tác động của “ trung bình tính”, của những chuẩn mực đã
được thừa nhận. Do đó sự phản kháng hiện sinh có thể triển khai theo hai hướng – tích cực và tiêu cực, văn hóa và phản văn hóa. Tuy vậy
nhiều nhà hiện sinh từ hình ảnh con người cá nhân đã suy tư về tình thế “ tranh xhấp” của nhân loại. Chủ nghĩa hiện sinh, như cách thể
hiện của nó, không răn d ạy con người bằng những sáo ngữ và những mệnh l ệnh xơ cứng, mà gợi mở suy nghĩ của con người về trách
nhiện cá nhân đối với bản thân và những người khác. Điều này giải thích vì sao ở miền Nam trước năm 1975 người ta chịu ảnh hưởng của
chủ nghĩa hiện sinh ở hai chiều hướng khác nh au : một bộ phận trí thức đọc hiện sinh và cảm nhận sự mời gọi “ dấn thân”, hành động
chống lại sự phi lý của cuộc sống, một số khác lại tìm thấy ở đó thái độ bi quan, nổi ưu tư, xa xuyến, cảm giác “ bị quăng ném”, và chấp
nhận cuộc sống buông thả, thậm chí thác loạn, với những biện minh phản văn hóa.
Hình ảnh con người trong chủ nghĩa hiện sinh được cô đọng trong một công trình nghiên cứu của E. Mounier – Những chủ đề của
triết học hiện sinh (Thụ Nhân dịch, Sài Gòn, 1970). Tác giả nêu ra 12 luận đề cơ bản : 1) Sự bất tất của cuộc sống con người. Sống thừa –
“không mợ chợ vẫn đông”. Cảm giác sống thừa, bị quăng ném, bị bỏ rơi rất có thể dồn đẩy cá nhân đến hình thức khẳng định cực đoan –
tự tử. Chẳng phải ngẫu nhiên A. Camus cho rằng một trong những vấn đề nghiêm trọng cần quan tâm là vấn đề tự tử, nghĩa là một hành vi
trái với khát vọng sống phổ biến. J. Sartre viết trong “ Buồn nôn” :”Chúng ta vốn là một “đống” những kẻ tồn tại trong cảnh bối rối, lúng
túng về chính bản th ân mình; người này cũng như kẻ khác, chúng ta không mảy may có lý do tồn tại; và mỗi một kẻ tồn tại, bối rối, lo
lắng một cách mơ hồ, cảm thấy mình là người thừa đối với những người khác. Thừa, đó là mối quan hệ duy nhất tôi có thể lập được giữa
những thân cây, những b ờ rào, những viên sỏi này với nhau…Tôi mơ màng nghĩ chuyện tự tiêu diệt mình để thủ tiêu ít nhất cũng một
trong những cuộc đời thừa. Nhưng thậm chí cái chết của tôi cũng có thể thừa. Xác tôi, máu tôi trên lớp sỏi, giữa những thân cây kia, ở
cuối công viên vui tươi này, đều thừa. Và thịt da tôi bị gặm nhấm cũng sẽ thừa trong lòng đất đón nhận nó; cuối cùng, xương tôi, được lau
chùi, tẩy rữa, sạch bong như những chiếc răng, cũng sẽ thừa : tôi thừa đối với cõi vĩnh hằng” ((Buồn nôn, Nxb Văn học, HN, 1994, tr. 240
– 241). 2) Sự bất lực của lý trí. Lý trí con người bất lực trong việc tìm hiểu về số phận mình. Do đó cần phải sống theo tiếng gọi của tâm
hồn, của xúc cảm, con tim. Những xung động ấy đưa ta đến với con người sống thực, từ sự nếm trải mà cảm nhận bản thân mình và hững
người xung quanh mình. 3) Sự nhảy vọt của con người. Chủ nghĩa hiện sinh không phải là thứ triết học của sự lo âu, vô vọng, mà của sự
can đảm, mặc dù là can đảm trong tuyệt vọng!4) Sự dòn mỏng của con người, tình thế tranh chấp. Lúc nào con người cũng bị đe doạ bởi
cái chết. Cái chết đôi khi ập đến bất ngờ, cắt đứt sợi chỉ mong manh của cuộc sống. Mỗi ngày tờ lịch sang trang là như mỗi ngày ta tiến
gần hơn tới cửa mồ. 5) Sự phóng thể, vong thân. Con người mỗi ngày lại đánh mất một phần cái Tôi của mình vào hoàn cảnh và Tha nhân.
Một đằng là khát vọng tự khẳng định, đằng kh ác lại không thể l àm chủ được mình trước tha nh ân, bị tan biến vào đó. Đó là sự tha hóa
(vong thân), sự đánh mất mình, và chấp nhận đối diện với cái Tôi bị đánh mất kia như cái xa lạ. “Tôi muốn, nhưng tôi không thể”. Chỉ khi
trở lại thành chính mình, mình mới thấy tự chủ trong cô đơn. Hiện hữu trung thực v à hiện h ữu dối lừa qua mặt nạ của tồn t ại giữa th a
nhân. 6) Đời người có giới hạn, thần chết lại vội vã. Giới hạn sinh tử là một giới hạn cho thấy sự hữu hạn của tồn tại người. Chúng ta sinh
ra để rồi …chết đi. Hiện hữu để chết, sự kết thúc là hư vô. Cần nhìn thẳng v ào sự thật đó để l ựa chọn phương thức sống ch o mình, khi
thần chết còn ch ưa đến! 7) Sự cô độc và bí hiểm. Tình trạng phổ biến đáng buồn hiện nay là người ta muốn sống cô độc, không muốn và
không thể thông cảm với người khác. Con người trở nên nghi kỵ nhau. Sự hiểu nhau hóa ra chỉ ở cái vẻ bên ngoài; mọi thứ dường như trở
nên bí hiểm, không mở ra cho sự liên kết và thấu hiểu nhau trong một thế giới đầy cạm bẩy. 8)Sự hư vô. Sartre, đại diện ti êu biểu cho
nhánh hiện sinh vô thần, cho rằng con người là một thực thể của hư vô. Chết là điểm kết thúc của sự hiện hữu, là sự giải thoát, là nỗi đau
cuối cùng, là mục đích cuối cùng. Chúng ta tồn tại để hướng tới cái trống không vĩnh hằng ấy. . Trong hiện sinh tôn giáo cũng có những
suy tư về kiếp người trong sự lo âu vô định. “ Nổi thất vọng theo đuổi con người cho tới lúc hắn xuống mồ và có lẽ nó đả có mặt trong
hầu hết những ngôn ngữ trên đời. Nó vang lên át cả mọi tiếng nói của con người,là lời nói cuối cùng của Chúa Kitô trên th ập giá :”Lạy
Cha, sao Cha bỏ con?”.9) Sự cải hóa cá nhân. Kierkegaard đã nói đến Cá nhân theo nghĩa viết hoa. Theo nghĩa tôn gi áo t hì “ dám trở
thành cá nhân” mang ý nghĩa cao cả nhất của con người. Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ đề cập đến tồn tại – nếm trải, mà còn nhấn mạnh
cá nhân như một dự phóng, một chủ thể hướng lai. Con người không thể “ sống cho xong một kiếp người”,”sống cho qua ngày”, mà phải ý
thức về cuộc sống có ích, không chỉ “ là” (sum), mà còn “ vươn cao lên” (sursum). G. Marcel khẳng định “ con người không bao giời muốn
bị vo viên”. 10)Vấn đề nhập thế, dấn thân. Con người là một bản thể ý thức về tự do và khát vọng tự do. Heidegger cho rằng c on người là
một “ thực thể ở đời”, một “thực thể biết dấn thân”để chứng tỏ mình là chính mình. Lựa chọn ph ương thức sống ở đời – đó l à biểu hiện
của phẩm chất Người. Ngay cả người có đạo, lấy việc thoát khỏi thế gian làm cứu cánh, thì lựa chọn đích thực vẫn là về với thế gian, vì ý
nghĩa cuộc sống chỉ được thử thách ở đây thôi. 11) Quan hệ giữa tôi và tha nhân, người ta. Giữa hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần
có cách đánh giá khác nh au v ề quan h ệ giữa người với người. 12) Đời sống dám liều. “ Dám liều” trước hết là thể hiện khát vọng sống
mãnh liệt, không chùn bước trước nh ững thách th ức của hoàn cảnh, sẵn sàng đương đầu với mọi hiểm nguy. Trong cuộc sống luôn luôn
có những lý tưởng mời gọi con người vươn lên, dù sức lực và trí tuệ chưa đạt được sự hoàn thiện. Biết chầp nhận rủi ro, thất bại, nuôi hy
vọng mới – đó là sự phục sinh của con người như một chủ thể t ự vượt lên. “ Dám liều” – một hình thức thể hiện mạnh mẽ cá tính con
người như thực thể “ là mình”, “tự tạo”, “tự do”. Tuy nhiên đôi khi “ dám liều” chỉ là một cuộc chơi không mục đích.
Những điều vừa nêu đã giải thích sự ảnh hưởng có tính hai mặt của chủ nghĩa hịện sinh đến đời sống xã hội, cũng như mỗi cá nhân.
Chủ nghĩa hiện sinh từng được truyền bá rộng r ãi ở miền N am trước 1975 qua các công trình gốc của nó hoặc dười hình thức văn
chương, kịch nghệ, các ấn phẩm văn hóa giải trí khác. Ngày nay chủ nghĩa hiện sinh không còn tồn tại như một triết thuyết đương đại nữa,
song chất “ hiện sinh” vẫn được nhận diện đây đó trong các ngõ ngách của đời sống chúng ta.
37
Cần có thái độ nghi êm túc trong x ử lý những tình huống “ hiện sinh” trong lối sống của một bộ phận x ã hội, trước hết giáo dục ý
thức cộng đồng và trách nhiệm xã hội, hạn chề tối đa những biểu hiện sống buông thả, sống gấp, hay “sống thử”…
III. Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism) – triết học bán chính thức của lối sống Mỹ
1. Sự ra dời và tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa thực dụng.
Chủ nghĩa thực dụng với tính cách một trào lưu triết học ra đời tại Mỹ. Những nguyên lý của triết học này được nh à lôgíc học Ch.
Peirce (1839 – 1914) xác lập từ những năm 30 của thế kỷ XIX, squ đó trở nên phổ biến nhờ các công trình của nhà tâm lý và triết gia W.
James (1642 – 1910). Người tổng kết và hệ thống hóa chủ nghĩa thực dụng là J. Dewey (1859 – 1952).
Tại Mỹ chủ nghĩa thực dụng trở th ành khuynh hướng thống t rị ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống tinh thần , khuynh đảo cả hệ
thống giáo dục, và được xem như triết học bán chính thức của lối sống Mỹ.
Tuyên ngôn tổng quát của chủ nghĩa thực dụng là cái gì hữu dụng và tiện lợi , dẫn tới thành công, thì cái đó là chân lý. Cũng do vậy
mà các nhà thực dụng chú trọng đặc biệt đến phương pháp, hay công cụ nhằm đạt đến mục đích.
2. Chủ nghĩa thực dụng của Peirce.
+ Lý luận hoài nghi – niềm tin : Peirce xem xét các phương pháp khác nhau để khắc phục hoài nghi hiện thực, đạt tới niềm tin vững
chắc. Phương pháp thứ nhất là phương pháp kiên định, hay cố chấp, tức bảo vệ đến cùng những quan điểm của mình, bỏ ngoài tai mọi phê
phán. Phương pháp này đạt được mục tiêu nhanh chóng, nhưng khó áp dụng trong hoạt động, một khi chưa trở thành cái phổ biến.Phương
pháp uy quyền - một quyền lực tập trung nào đó thiết lập niềm tin có tính cưỡng chế đối với tất cả, và truy bức những người không đồng
chính kiến. Mức độ thành công của phương pháp này khá cao, nhưng chưa hẳn đủ sức thuyết phục các lực lượng xã hội khác nhau.
Phương pháp thử ba – tiên nghiệm, hình thành nhờ căn cứ trên một nguyên lý trừu tượng nào đó. Hạn chế của phương pháp này là khó tìm
ra tiếng nói chung giữa các nh à tư t ưởng, không khắc phục được sự tùy tiện, chủ quan trong cách nghiên cứu v à giải quyết vấn đề. Để
niềm tin nhất trí với thực tế cần có phương pháp khoa học. Ở đây sự nhất trí được đảm bảo bằng chính tri thức khoa học về t hế giới, về
những sự vật và hiện tượng tồn tại khách quan. Đó là ưu thế lớn nhất của phương pháp khoa học so với các phương pháp khác.
+ Lý luận ý nghĩa là sự phát triển tiếp tục lý luận hoài nghi – niềm tin. Tuyên bố của Peirce : để làm cho tư tưởng hay khái niệm trở
nên rõ ràng cần phải xác lập ý nghĩa của chúng càng nhiều càng tốt, xác định xem chúng là gì. Ý nghĩa của khái niệm và tư tưởng thể hiện
ở kết quả thực tế của chúng đối với con ng ười. Tương tự như vậy đối với chân lý khoa học. Chân lý là niềm tin nhất quán và vững chắc,
niềm tin mang tính cưỡng chế. Trong quan nệm về thiết lập chân lý Peirce nhấn v ai trò của các nh à chuyên môn, các nhà bác học cùng
làm việc trong một lĩnh vực, nghiên cứu cùng một đối tượng.
3. W. James và chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để
+ Tín ngưỡng luận đặc trưng. James xem tín ngưỡng như một trong những tôn chỉ bền vững của đời sống xã hội, vì vậy ông chống
chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật. Khái niệm về Thượng đế, theo James, có giá trị thiêng liêng, vì nó đảm bảo một trật tự thế giới lý
tưởng và vĩnh hằng. “ Nhu cầu về trật tự đạo đức thế giới là một trong những nhu cầu sâu xa nhất của trái tim”. Cơ sở của tín ngưỡng luận
là chủ nghĩa kinh nghiệm : do chỗ “ những chứng cứ của con tim”, lòng tin vào cái Tuyệt đối đem đến cho con người sự yên t âm và mãn
nguyện, nên nó được chấp nhận.”Chủ nghĩa thực dụng mở rộng môi trường chp sự tìm kiếm Thượng đế” (tr, 34-Mel.).
+ Phương pháp dàn xếp các cuộc tranh cãi triết học. Phương pháp này thể hiện ở chỗ phải vạch ra xem việc tiếp nhận quan điểm này
hay quan điểm khác có ý nghĩa gì đối với cuộc sống con người, nếu nó là quan điểm đúng đắn. Một lần nữa ý nghĩa của tranh luận khoa
học đối với con người được nhấn mạnh. Chúng ta đứng về phía quan điểm này hay quan điểm khác không hẳn vì nó đúng, mà vì chúng ta
nhất trí cho nó là đúng, xuất phát từ chỗ nó phù hợp hơn với suy nghĩ của chúng ta, với trạng thái xúc cảm và lợi ích của chúng ta.
Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của J ames quy mọi vấn đề triết học nh ư cái chủ quan, cái khách quan, vật chất, ý thức…về môi
trường kinh nghiệm để tìm hiểu. Những khái niệm và tư t ưởng không phải là những bản sao của thực tại khách quan, mà chỉ là phương
tiện dùng để thâu tóm chất liệu kinh nghiệm, hướng tới mục tiêu. Tư tưởng tự nó không đúng không sai; nó trở nên đúng trong quá trình
kiểm chứng thực tế, nếu xác định được rằng nó “làm việc” cho chúng ta một cách có hiệu quả.
+ Cách ngôn thực dụng của James trong quan niệm về chân lý. “ Cái gì hữu dụng , cái đó là chân lý; cái gì là chân lý, cái đó tất phải
hữu dụng – cả hai ý này đồng nghĩa với nhau” (Mel. 37). Như vậy, trong học thuyết về chân lý của James nổi lên hai điểm : 1) tri thức
chân lý là tri thức đem đến lợi ích, hiệu quả; 2) sự kiểm chứng thực tế đối với tư tưởng dưới những hình thức khác nhau là tiêu chuẩn đáng
tin cậy duy nhất của chân lý. Hạn chế của CNT D chính là ở việc xem tính hữu dụng như cái tạo nên nội dung của tri thức chân lý.
+ Chủ nghĩa thực dụng trong đời sống xã hội. Đời sống xã hội là dòng chảy của kinh nghiệm. Lời khuyên từ môi trường đó là “ hãy
làm điều gì xứng với công sức mà mình bỏ ra”. James chống lại cả chủ nghĩa bi quan l ẫn chủ nghĩa lạc quan thiếu cơ sở, chủ trương
thuyết khả thiện (meliorism), nghĩa là thừa nhận khả năng biến đổi thế giới một cách tích cực nhờ những nổ lực không ngừng của cá nhân.
4. J. Dewey – người tổng kết và hệ thống hóa chủ nghĩa thực dụng.
Đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa thực dụng Mỹ – Dewey – để lại dấu ấn của mình trên các lĩnh vực sư phạm, đạo đức, thẩm mỹ, xã
hội học và khoa học lịch sử.
+ Phương pháp công cụ. Cuộc sống đặt con người vào tình huống có vấn đề, trạng thái hoài nghi mà lúc đầu chưa tìm ra lối thoát. Bị
rơi vào tình huống ấy con người cần đến phương tiện của tư duy. Chức năng của t ư duy là cải t ạo tình huống ch ưa x ác định thành tình
huống xác định. Để thực hiện điều này con người tạo ra những ý tưởng, khái niệm, luật lệ khác nhau; chúng không có ý nghĩa nhận thức,

38
mà chỉ có ý nghĩa “ công cụ”, được sử dụng vì mục đích hữu dụng và tiện lợi. Khoa học – đó là một loại hộp đựng công cụ (khái niệm, học
thuyết…) mà từ đó người ta lựa chọn những gì tiện lợi, có hiệu quả trong những điều kiện nhất định.
Phương pháp công cụ gồm năm bước : 1) cảm nhận nan giải; 2) ý thức v ấn đề; 3) dự thảo gi ải pháp (giả thiết); 4) khai mở ý t ưởng
về giải pháp đến những kết quả kinh nghiệm của nó; 5) quan s át và kiểm chứng giả thiết. T ừ bước th ứ hai trở đi đòi hỏi có sự tham gia
tích cực của lý trí. Theo Dewey, phương pháp công cụ đòi hỏi một kinh nghiệm luôn mở rộng và sự nghiên cứu tự do, không bị ràng buộc
bởi chủ nghĩa giáo điều.
+ Phương pháp thử – sai. Sử dụng phương pháp này tỏ ra cần thiết và hiệu qu ả trong việc gi ải quyết các vấn đề xã hội, đưa đến sự
lựa chọn cách thức tiến hành hợp lý trong từng tình huống. Trong lĩnh vực đạo dức phương pháp thử – sai cũng phát huy tác dụng do tính
tương đối của quá trình lựa chọn hành vi. Hành vi nào loại trừ tình huống có vấn đề, đưa tâm hồn về s ự cân bằng, thư thái, thì được ủng
hộ.
Chủ nghĩa thực dụng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội Mỹ trong vòng v ài thập kỷ, ảnh hưởng to lớn đến các nh à khoa
học, các triết gia, các nhà hoạt động chính trị và xã hội. Nội dung tư tưởng của nó thâm nhập vào các nước châu Âu và một só nước châu
Á. Cũng như chủ nghĩa hiện sinh, hiện nay chủ nghĩa thực dụng như một triết thuyết không còn tìm thấy nhũng tên tuổi lớn nữa, nhưng nó
vẫn tồn tại dưới hình thức pha trộn và chiết trung. Yếu tố thực dụng, được hiểu theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực, vẫn còn thể hiện khá đậm
nét trong đời sống mỗi cá nhân.
Hạn chế của chủ nghĩa thực dụng là toan tính đồng nhất lợi ích với chân lý, xem nhẹ tiêu chuẩn khách quan của ch ân lý. Chủ nghĩa
thực dụng trong nhiều tr ường hợp khuy ến khích chủ nghĩ a dân tộc h ẹp hòi và xuất khẩu (thậm chí áp d ặt) mô hình Mỹ sang các nước
khác.
Có hay không mối liên hệ giữa chủ nghĩa thực dụng và lối sống thực dụng? Một mặt, chủ nghĩa thực dụng như một triết thuyết lẽ cố
nhiên không được nhiều người biết đến trong điều kiện hiện nay. Song, mặt khác, chủ nghĩa thực dụng đã thâm nhập vào các nước, không
loại trừ Việt Nam, những sản phâm văn hóa, trong đó không ít ấn phẩm đậm chất thực dụng. Như vậy rất có thể chủ nghĩa thực dụng tác
động đến lối sống của một bộ phận giới trẻ một cách gián tiếp và “ ngẫu nhiên”.
IV. Một số trường phái triết học khác từ nửa sau thế kỷ XX
Trong nỗ lực tìm kiếm hướng nghiên cứu mới trong triết học phương Tây hình thành trào lưu hậu cấu trúc – hậu hiện đại, được
hiểu như sự thoát ly rõ rệt khỏi các môtíp quen thuộc về phương pháp luận.
1Tính chất liên thông của việc giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu, góp phần mở rộng hơn nữa lĩnh vực quan tâm của chính triết
học. Trong ngôn ngữ thể hiện quá trình này diễn ra khá rầm rộ. Phản tỉnh triết học tự giải phóng mình khỏi các phương thức và cách thức
tiếp cận truyền thống, hướng đến nguyên tắc ph ương pháp lu ận chung của khoa học nhân văn. Người ta d ễ nhận ra xu h ướng này thông
qua sự đan xen, gặp gỡ giữa triết học với sử học, ngôn ngữ học và chính trị học.
2.Nguyên tắc giải thiết kế trong nghiên c ứu bản v ăn; ý tưởng chủ đạo của nó là ở việc làm sáng tỏ mâu thuẫn bên trong của bản
văn, ở việc tìm ra những “ ẩn nghĩa” mà cả người đọc dễ dãi lẫn chính tác giả chưa h ẳn phát hiện được. Nếu trong chú giải học luôn đòi
hỏi một chương trình nghiên cứu tổng thể,thì ở đây sự hiện diện của chương trình chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. Mục đích của chú giải học
là hiểu bản văn và cung cấp phương pháp để hiểu bản văn; đối với chủ nghĩa giải thiết kế yếu tố đó không có ý nghĩa lớn.
3.Phê phán mô hình giải thích duy lý. Chủ nghĩa hậu hi ện đại tích c ực đi th eo hương phá chấp này. Chủ nghĩa cấu trúc t ruyền
thống xác định nhiệm vụ của mình là tìm kiếm một số đồ thức giải thích sơ khởi, chẳng hạn có hiện diện trong ý thức nguyên thủy, nhưng
hiện nay đã “ đóng lại” đối với chúng ta bởi nền văn minh, và nhờ đó, lần theo dấu vết đó chúng ta có thể giải thích được các hiện tượng
văn hóa đương đại. Chủ nghĩa hậu cấu trúc, ngược lại, thoát ly khỏi bất kỳ đồ thức giải thích ràng buộc nào. Thay vào đó l à sự phóng
khoáng tự do của tư duy , của ý tưởng. Do đó mà có sự trở lại với Heidegger, đối lập tư duy mang tính thi ca với tư duy khoa học.
4.T hay đổi quyết liệt cách lý giải mối tương quan giữa ý thức đời thường và tư duy phản tỉnh (triết học, văn chương). Đối với triết
học cổ điển ý thức đời thường là đối tượng của hoạt động khai mở trí tuệ. Giờ đây, trong điều kiện mới ý thức đời thường trở nên không
chỉ đối tượng ngang bằng và nguồn gốc của những khám phá triết học, mà thậm chí còn chiếm vị trí quan trọng hơn.
Thử điểm qua vài nét về chủ nghĩa hậu hiện đại(Post-modernism). Theo nghĩa sâu xa chủ nghĩa HHĐ là khuynh hướng “ chống lại
hiện đại”, ở bình diện triết học là “ chống lại triết học hiện đại”. Hậu hiện đại nghĩa là sau hiện đại.Tuy nhiên khái niệm “ hiện đại” không
có một định nghĩa chung, nhất quán. Khởi điểm của “ hiện đại” gắn với lúc thì chủ nghĩa duy lý cận đại, lúc thì phong trào Khai sáng với
niềm tin vào tiến bộ và sự phát triển của kho a học, lúc thì đẩy sang nửa s au thế kỷ XIX, thậm chí muộn hơn – hai thập niên đầu thế kỷ
XX. Mặc dù thuật ngữ “CNHHĐ” được sử dụng khá sớm, khoảng năm 1917, song phải đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX nó mới trở
nên phổ biến ở lĩnh vực kiến trúc, rồi lan sang các lĩnh vữc văn học, nghệ thuật, kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội. Những năm 80
CNHHĐ triết học thực sự khai sinh nhờ các công trình của J-F Lyotard (sinh năm 1924), người Pháp. Triết học của chủ nghĩa hậu hiện đại
như một trường phái tương đối độc lập (như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học …) không tồn tại, không chỉ vì thiếu
sự thống nhất quan điểm giữa các nhà tư tưởng theo khuynh hướng này, mà vì trên thực tế thái độ phê phán đối với truyền thống cổ điển
do CNHHĐ chủ trương không có gì mới lạ; nó chỉ đẩy sự phê phán sang một lĩnh vực khác, với lối trình bày đa dạng hơn. CNHHĐ bắtt
đầu từ sự hoài nghi toàn diện vào khả năng của tri ết học như sự thống nhất thế giới quan và thể loại. Đúng ra, người ta đề cập không hẳn
về triết học của CNHHĐ, mà về “ tình huống của CNHHĐ” trong triết học, đối chiếu với “ tình huống của CNHHĐ” t rong v ăn hóa nói
chung. Tình huống này có những thông số về bản thể luận, nhận thức luận, lịch sử – văn hóa v à thẩm mỹ. Ở khía cạnh bản th ể luận hiện
tượng CNHHĐ gắn với đòi hỏi “tôn trọng” đối tượng, và cảnh báo rằng trật tự sự vật sẽ trả thú chúng ta do việc cải biến nó qua những dự
án nhân tạo. Sự chuyển đổi bản thể luận “hiện đại” (đề cao yếu tố cải biến, cải tạo từ “phi lý” sang “hợp lý”) chính là ở khía cạnh này. Bản
39
thể luận hiện đại đã phát huy hết t ác dụng của mình, c ần được thay th ế bằng bản thể luận theo phong cách mới (hậu hiện đại). Sự hoài
nghi mô hình (lý luận) biến đổi thế giới một cách “ chuẩn mực” kéo theo sự phản ứng đối với quan đi ểm hệ thống. Không n ên quy tính
chất chống -hệ thống (đặc trưng của CNHHĐ) về biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi hay chủ nghĩa hư vô, loại trừ khả năng nhận thức thực
tiễn một cách toàn diện, đầy đủ. Những người theo khuynh hướng HHĐ mong muốn xác lập thứ “bản thể luận trí tuệ”phi cổ điển . Vấn đề
là ở chỗ do những chuyển biến phức tạp trong thế giới mà chúng ta khó có thể ghi nhận hết sự hiện diện của các hệ thống quá chặt chẽ, tự
khép kín, dù ở lĩnh vực kinh tế, chính trị hay nghệ thuật. Nhận thức được đổi thay này đưa đến sự hình thành tư duy phản biện bên ngoài
khái niệm truyền thống (chủ thể- khách thể, toàn thể – bộ phận, bên trong – bên ngoài, hiện thực – tưởng tượng), thứ tư duy không mổ xẻ
nh7ng4 tính toàn vẹn ổn định nào (phương Đông – phương Tây, chủ nghĩa tư bản – chủ nghĩa xã hội, nam – nữ). Sự ra đời của CNHHĐ
còn xuất phát từ những thay đổi ở khía cạnh giá trị luận, trong đó có sự phê phán của triết học phi cổ điển (phân tâm học, chủ nghĩa cấu
trúc) đối với hệ biến thái của triết học cổ điển. Kết quả là chủ thể như trung t âm của hệ thống đã bị sụp đổ. CNHHĐ cho rằng chủ nghĩa
duy lý truyền thống trói buộc con người theo một hệ quy chiếu duy nhất và các khái niệm quá “ cứng”. Kiểu triết học mới là triết lý không
có chủ thể. T hay vào vị trí của các ph ạm trù như “ chủ quan tính”, “ ý hướng tính”, “phản tỉnh của ý thức”là dòng chảy bất t ận” của ước
muốn, những đột phá nhân cách hóa tự do (trong văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc v. v...). Phương pháp giải thiết kế mở đường cho quá trình
phá vỡ Siêu hình học truyền thống, đánh dấu kỷ nguyên sáng tạo theo môtíp mới.
Một cách vắn tắt, có thể quy chủ nghĩa hậu hiện đại về khuynh hướng triết học ngôn ngữ (V.G.Kusnetsov. Triết học,1999,99),
nhưng không phải là biểu hiện của chủ nghĩa th ực chứng ngôn ngữ-lôgíc, mà vượt qua khuôn khổ của nó, dùng phương tiện ngôn ngữ,
nhất là ngôn ngữ viết đa nghĩa, để phá vỡ những kết cấu, những phương án thiết kế bất biến của triết học cổ điển trong việc tìm hiểu, phát
hiện, khai thác các y ếu tố còn ẩn dấu trong hoạt động sáng tạo của con ng ười, các linh4 vực của đời sống xã hội. Chủ nghĩa duy danh cổ
điển, T. Hobbes chẳng hạn, tuyệt đối hóa ngônngữ, xem nó như cơ sở của nh à nước, của các qu an hệ xã hội, còn chủ nghĩa h ậu hiện đại
quy ngôn ngữ về lĩnh vực cơ bản của tồn tại người
Giải thiết kế, hay phân giải ngônngữ (J.Derrida, M. Foucault), nhấn mạnh yếu tố thỏa mãn (R. Barth), hay làm gần đạo đức với thẩm
mỹ, nâng sự thống nhất này lên cái cao cả (J-P. Lyotard).
Giới lý luận đôi khi xem CNHHĐ là thứ triết lý pha tạp, phá chấp, nhưng thiếu hẳn diện mạo bản thể luận. Mặc dù vậy trong mấy
thập niên gần đây CNHHĐ quy tụ ngày càng nhiều những nhà hoạt động chính trị, xã hội, những người làm công việc sáng t ạo văn hóa,
nghệ thuật, các nhà nghiên cứu lý luận. Với cách đặt vấn đề mang tính cải tổ, CNHHĐ đang tạo được sức cuốn hút nhất định.
Về vai trò của triết học hậu hiện đại Lưu Phóng Đồng viết :”Tuy triết học hiện đại phương T ây thay thế triết học cận đại là sự biến
đổi quan trọng về phương thức tư duy triết học, đánh dấu triết học phương Tây đã phát triển đến một giai đoạn mới cao hơn, song nó cũng
chứa đựng khuyết điểm và mâu thuẫn nghi êm trọng y như triết học cận đại…Để thoát khỏi cục diện ấy ph ải xét lại, phê phán, vượt qua
các trường phái và lý luận trước đó, xây dựng một lý luận triết học mới…Sự xuất hiện chủ nghĩa hậu hiện đại ở mức độ nhất định đã đáp
ứng nhu cầu xét lại sự phát triển của tri ết học phương Tây hiện đại và làm biết đổi nó. Các nhà triết học h ậu hiện đại đều vạch ra và phê
phán c ác khuyết điểm, mâu thuẫn trong lý luận của các nhà t riết học phương Tây hiện đại, kể t ừ Nietzsche từ đi ” (Lưu Phóng Đồng:
Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI. Triết học phương Tây hiện đại. Bản dịch của Lê Khánh Trường, Nxb Lý luận chính trị, 2004, tr.tr.
915 – 916).
TẠM KẾT THÚC
(2008)

40

You might also like