You are on page 1of 5

1 Ví dụ: Việt Nam vào top 20 nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới

Dấu ấn vào WTO đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP
và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu 6 năm liên
tục kể từ 2016 đến nay.

2 Ví dụ: Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu kinh
tế của nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so
sánh ngành và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được
những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm
nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã
hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường
thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.

3 Ví dụ: Sự hình thành Cộng đồng ASEAN và việc triển khai các cam kết thương mại
mới như Hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu, Hiệp định toàn diện xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) đang đặt ra những thách thức đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị lực
lượng lao động để có thể đáp ứng và hưởng lợi từ các cam kết này. Mặc dù, đang trong
thời kỳ dân số vàng, nguồn cung lao động dồi dào và ổn định nhưng với diễn biến nhanh
chóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cùng bối cảnh hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng đã đặt Việt Nam trước nhiều cơ hội và thách thức mới.

4 Ví dụ: Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hội nhập ngoài nước, Việt Nam đang tăng
cường hơn nữa hội nhập trong nước thông qua việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế
quốc tế (HNKTQT), cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng...
Do vậy, công tác hội nhập cũng sẽ được triển khai mạnh mẽ ở cấp địa phương và doanh
nghiệp (nơi triển khai thực thi các cam kết hội nhập).

 
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua đã có những đột phá
mạnh mẽ và hứa hẹn nhiều biến chuyển mới trong thời gian tới. Điều này đòi hỏi công
tác hỗ trợ doanh nghiệp cần phải có những đổi mới, đi vào chiều sâu để vừa phù hợp với
các cam kết quốc tế, vừa đáp ứng được tình hình thực tế của doanh nghiệp.

5 Ví dụ: người Việt được sử dụng các loại thực phẩm, mỹ phẩm và các hàng hóa khác từ
nước ngoài. Việc lưu thông các sản phẩm trên thị trường tạo cơ hội việc làm cho người
dân.

6 Ví dụ: Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho
biết, trước những biến động nhanh, phức tạp và khó lường trên nhiều lĩnh vực như chính
trị, an ninh, thiên tai, dịch bệnh… đang diễn ra và ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, trong
đó có Việt Nam, việc Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị với doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài với chủ đề "Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát
triển" có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục khẳng định chủ trương đường lối của Đảng,
Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng vai trò của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong nền
kinh tế và khuyến khích phát triển.

7 Ví dụ: Những năm gần đây, chúng ta cũng đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa, nghệ
thuật của các nước tại Việt Nam, trong đó có một số hoạt động lớn, có tính quốc tế như
Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương, Tuần phim châu Âu, Festival Huế, Tuần lễ
văn hóa Nga ở Việt Nam, Triển lãm văn hóa - nghệ thuật ASEAN, các trại điêu khắc
quốc tế,... Đây là một bưóc phát triển mới, mở ra triển vọng lớn để Việt Nam trở thành
một địa chỉ văn hóa quen thuộc của sự giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và
quốc tế.

8 Ví dụ: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam có hai dấu mốc quan trọng, đầu tiên
phải nói tới việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, năm 2007) là đột phá
trong chiến lược hội nhập, mở ra làn sóng hội nhập đầu tiên. Gia nhập WTO, áp lực cải
cách thể chế kinh tế từ thế giới dội vào Việt Nam mạnh mẽ, vì đây là sân chơi lớn của
hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.

9 Ví dụ: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, tới năm 2007 Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các
nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không
bị phân biệt đối xử; Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong
việc hoạch định chính sách từ đó giúp cho Việt Nam tăng cường uy tín và vị thế quốc tế,
cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định phát triển.

Điển hình là sự kiện Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc sau phiên bỏ phiếu vào ngày 7-6-2019, với số phiếu rất cao (192/193
phiếu). Kết quả này phản ánh sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam;
đồng thời cũng là thành quả xứng đáng của Việt Nam sau những nỗ lực đóng góp vào hòa
bình, an ninh thế giới.

10 Ví dụ: hội nhập đã góp phần quan trọng vào duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ
vững an ninh quốc gia. Với việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện thêm với 5 nước và
nâng cấp lên Đối tác chiến lược với 2 nước, chúng ta đã xây dựng được mạng lưới 17 Đối
tác chiến lược và 13 Đối tác toàn diện, trong đó có toàn bộ các nước Ủy viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nước thành viên ASEAN, mạng lưới bạn bè và
đối tác quan trọng ngày càng được mở rộng, hợp tác ngày càng hiệu quả.
 
Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt các nước trước
nhiều bất lợi và thách thức, trong đó đặc biệt là:

11 Ví dụ: Thách thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba
cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm và doanh nghiệp của ta sẽ
phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị trường quốc
tế mà ngay trên thị trường nội địa. Chính phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ các nước
trong cải thiện môi trường thu hút đầu tư, nguồn nhân lực… Các lĩnh vực kinh tế vốn
được bảo hộ bị thách thức gay gắt do việc cắt giảm thuế quan, như ngành sản xuất ô-tô,
mía đường, gạo, xăng dầu…
12 Ví dụ: Nền kinh tế các nước đang phát triển đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị
trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
nhiều nước đang phát triển phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà xuất khẩu lại phụ
thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả quốc tế, vào lợi ích của các nước
nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước phát triển… do vậy, mà chứa đựng
nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.

13 Ví dụ: Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm
nước khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa
các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội.

Ví dụ: Để phục vụ sản xuất, kinh doanh, thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu
máy móc, thiết bị từ nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp có ý thức “đi
tắt, đón đầu”, đầu tư nhập khẩu các thiết bị, công nghệ hiện đại, vẫn còn một số doanh
nghiệp nhập khẩu thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Điều này đã và đang gây hệ lụy khó
lường, nhất là khi gần đây hàng loạt vụ việc liên quan nhập thiết bị hết hạn sử dụng rồi
tân trang thành thiết bị mới để trục lợi đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.

14 Ví dụ: Bản chất thật sự của “diễn biến hòa bình” hiện nay là hoạt động của các thế lực
đế quốc tư bản lớn và cường quyền nhằm vào các nước có chế độ chính trị mà họ coi là
không phù hợp với lợi ích của họ, bằng tổng hợp các biện pháp chính trị, quân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh… để chuyển hóa chế độ chính trị của các nước
này theo quỹ đạo có lợi cho họ(4). Hiện nay, “diễn biến hòa bình” đã phát triển đến đỉnh
cao, đến mức có thể coi là một “công nghệ”, đó là “công nghệ lật đổ”, với rất nhiều kịch
bản khác nhau. Đặc biệt là sự phát triển của công nghệ số, các trang mạng, ứng dụng xã
hội đã được các thế lực thù địch ráo riết tận dụng triệt để trong thực hiện chiến lược “diễn
biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là nguy cơ không
thể xem thường, thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp, cách thức, đối
phó và khắc chế cho phù hợp, không để rơi vào tình trạng bị động, bất ngờ.
15 Ví dụ Một số ít nước lớn đang lợi dụng quá trình toàn cầu hóa để tìm cách truyền bá
các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, lối sống của mình ra khắp thế giới, với sự hỗ trợ
đắc lực của các công cụ, phương tiện truyền thông đa nền tảng, làm phai nhạt các giá trị
truyền thống dân tộc. Nhiều phản giá trị, phản văn hóa, tư tưởng độc hại dễ dàng xâm
nhập, làm biến dạng các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống. Đây là một nguy cơ đang
hiển hiện và ngày một gia tăng đối với Việt Nam, nhất là những tác động tiêu cực của nó
tới tầng lớp thanh niên và sẽ gây ra hệ hụy hết sức nguy hiểm, khó lường. Bởi lẽ, giá trị
truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng
và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

You might also like