You are on page 1of 41

ÔN TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Ảnh hưởng của những xu thế vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới đối với
nền kinh tế Việt Nam.

a) Phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (động lực)

Cơ hội:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên nền tảng của công nghệ số với sự đột phá
của internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo,…. Cuộc cách mạng này phát triển với tốc độ nhanh
chưa từng có trong lịch sử và tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội, văn hóa, con người và quốc phòng an ninh đối ngoại. Trong lĩnh vực kinh tế dẫn
đến

- sự ra đời các ngành nghề mới, sự thay đổi phương thức quản trị, điều hành Tạo ra sự
thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo.
- mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản
xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Mang lại tiềm năng cho Việt Nam rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách đi tắt,
đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.

- đồng thời, nó thúc đẩy sự cạnh tranh, tăng cường tiềm lực sức mạnh và năng lực sản
xuất quốc gia, về tổng thể thúc đẩy sự chuyển dịch trật tự kinh tế thế giới và những thay
đổi trong quan hệ quốc tế. 
Thách thức:

Mặc dù đã có những cải tiến nhưng các vấn đề về: Thiếu chuẩn mực về hạ tầng số, vấn đề
bảo mật, lao động có kỹ năng vẫn đòi hỏi Việt Nam ta cần tập trung và cố gắng hơn nữa
để

Cuộc CMCN 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, làm thay đổi bối cảnh
toàn cầu và sẽ tác động mạnh tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Vì vậy, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay đòi hỏi phải tận
dụng tốt nhất những tiềm năng, lợi thế trong bối cảnh mới, đặc biệt là những cơ hội do
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại. Đây chính là dư địa không giới hạn để
phát triển nhanh và bền vững cả trong trước mắt cũng như trong trung và dài hạn.

Thời gian qua, Đảng, chính phủ và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã
rất tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng này. Bộ chính trị đã có NQ 52
NQTWvề: “Một số chủ trương, chính sách của Việt Nam chủ động tham gia cách mạng
công nghiệp lần thứ tư”, Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các Bộ ngành và địa phương đều đã có chương
trình hành động. Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia cuộc cách mạng này của chúng ta
còn hạn chế. Điều đó do những nguyên nhân về thể chế, chính sách, trình độ phát triển
KHCN, nguồn nhân lực…Do vậy, cần phải có chính sách tổng thể và quyết liệt từ trung
ương đến địa phương và các Bộ ngành và doanh nghiệp để chủ động tham gia có hiệu
quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tạo bước đột phá trong phát triển của đất
nước trong thời gian tới.

b) Xu thế toàn cầu hóa khu vực và quốc tế hóa đời sống.

Cơ hội:

Chịu sự tác động của những xu hướng chung này, Việt Nam tham gia hàng loạt các tổ
chức kinh tế lớn như WTO, ASEAN,.. và tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp
FTA song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực
hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực.

Sự hội nhập này đã

- Góp phần vào tăng trưởng

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nhìn lại bức tranh nền kinh tế vào năm 1986, Việt Nam
chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu. Nhưng đến năm
2020, theo số liệu của tổng cục thống kê cơ cấu nền kinh tế nước ta chiếm tỷ trọng cao
nhất là khu vực dịch vụ (41,63%), tiếp đến là khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản.
- Cơ cấu lao động có nhiều thay đổi: lao động trí óc nhiều thay thế đần cho lao động trân
tay

- Việt Nam hiện là một trong những nước hưởng lợi nhiều từ xu hướng toàn cầu hóa.
Năm 2019, tỷ lệ thương mại so với GDP của Việt Nam đạt tới 201,4%. Đây là con số cao
nhất trong nhóm những nước có trên 50 triệu dân theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới
tính từ năm 1960. Có thể nói yếu tố toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò
quan trọng trong thành tích tăng trưởng trung bình 7% trong hơn 3 thập kỷ qua của Việt
Nam.

Việt Nam đã thực hiện chính sách tập trung phát triển xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng.
Việt Nam cung cấp thị trường lao động giá rẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và nhanh chóng
trở thành nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất

-> xu hướng này: Thuận lợi cho quá trình xuất nhập khẩu, tăng nguồn vốn phát triển kinh
tế, học hỏi trình độ quả lý,…

Thách thức:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế quá phụ thuộc vào hoạt động thương mại. Những sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nhu yếu phẩm bao gồm: nguyên liệu đầu
vào, nông sản, hàng tiêu dùng cơ bản không có sức cạnh tranh cao, do vậy doanh nghiệp
Việt Nam rất dễ gặp khó khăn trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, cùng với việc tham gia
các FTA, nguồn cung hàng hóa của thế giới đang và sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam với
giá cả thấp, đe dọa sự phát triển của sản xuất nội địa.

Thứ hai, phụ thuộc vào đối tác kinh tế. Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác thương mại
lớn nhất của Việt Nam, nếu hai nền kinh tế này thay đổi chính sách, Việt Nam có thể gặp
khó khăn.

Thứ ba, phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Hiện nay, trong thành tích xuất siêu hơn hai
tỷ USD trong quý I/2021, thì công lớn cũng thuộc về doanh nghiệp FDI và trong năm
2020, khu vực này cũng xuất siêu 34,6 tỷ USD kể cả dầu thô, chiếm tới 70% thành tích
xuất khẩu trở thành khối xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh một số đóng góp
tích cực cho nền kinh tế Việt Nam như giúp duy trì đà tăng trưởng cao, tạo công ăn việc
làm cho người lao động… các doanh nghiệp FDI cũng gây ra những tác động tiêu cực
không nhỏ như gây ô nhiễm môi trường, tình trạng chuyển giá, trốn thuế, mục tiêu
chuyển giao công nghệ còn hạn chế …

Xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn, rủi do kinh tế, do bị ảnh hưởng bởi các quốc gia
khác.

c) Chuyển từ đối đầu sang đối thoại, sự phát triển của vòng cung Châu Á Thái
Bình Dương.

Tạo một môi trường ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của nước ta:
Tự do lưu chuyển hàng hoá, lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư, lưu chuyển
vốn, lưu chuyển lao động có kỹ năng.
Cạnh tranh công bằng

d) Phát triển của vòng cung Châu Á Thái Bình Dương: thu hút nhiều sự chú ý và
đầu tư vào Việt Nam.

2. Phân tích những xu thế vận động lớn của nền KTTG và tác động
của chúng đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của
Việt Nam?
a) Tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0,
Việt Nam đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện quan điểm của Đảng về phát triển Khoa
học-Công nghệ và đổi mới sáng tạo để cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao trở
thành một trong ba đột phá chiến lược.

Với khát vọng và tầm nhìn vươn lên những thứ bậc cao hơn về công nghệ, kinh tế số
và đổi mới sáng tạo, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 52 về một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đặt ra những nhiệm vụ mới đòi hỏi Ngoại giao Việt
Nam phải có những điều chỉnh, thích ứng, đồng hành cùng các bộ ngành và cả hệ
thống chính trị cùng đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia cuộc cách mạng này của chúng ta còn hạn chế.
Điều đó do những nguyên nhân về thể chế, chính sách, trình độ phát triển khoa học
công nghệ, nguồn nhân lực…

b) Tác động của toàn cầu hoá, Tác động của chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

Toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại
của nước ta khi chuyển từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung thống nhất, xóa bỏ chủ
trương phát triển nền kinh tế khép kín dựa trên nguyên tắc "tự lực cánh sinh", hạn chế
các mối liên hệ với nền kinh tế thế giới. Và đã từng bước đi vào nền kinh tế thị trường
quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh
thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiến cho sự nghiệp công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Việt Nam chủ trương tham gia hàng loạt các tổ chức quốc tế, các hiệp định song
phương và đa phương.

Thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới

Xây dụng các chính sách bảo hộ mậu dịch, xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng
để mở rộng kinh tế đối ngoại, khai thông các nguồn vốn cung ứng cho hoạt động kinh
tế đối ngoại, tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế đối ngoại, sửa đổi
và ban hành các luật pháp cần cho kinh tế đối ngoại và phù hợp với các thông lệ quốc
tế mà ta sẽ cam kết,…đã phát huy sức mạnh và đạt được những thành tựu nhất định.

Đường lối đối ngoại mà Đại hội XIII của Đảng đề ra; Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày
10-4-2013, của Bộ Chính trị, “Về hội nhập quốc tế”, nhằm củng cố môi trường hòa
bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và
bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị
thế, uy tín quốc tế của đất nước. Cũng như Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 5-11-
2016, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, “Về thực hiện có hiệu quả tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt
Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”…

c) Tác động của vòng cung Châu Á- Thái Bình Dương

Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đánh dấu bước đi quan trọng trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC luôn có tầm quan trọng chiến lược trong công
cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế. Đây chính là nơi hội tụ hầu hết các đối
tác chiến lược, đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam

Phó Thủ tướng chia sẻ, năm 2018 đánh dấu đúng 20 năm Việt Nam tham gia APEC.
Trong triển khai chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa
phương, châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có APEC, tiếp tục là trọng tâm của
chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các thành viên đóng
góp xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng
động, bao trùm, kết nối và thịnh vượng. Việt Nam đã cùng với các quốc gia khu vực
phối hợp thông qua quy chế ứng xử biển Đông làm cơ sở để giải quyết các vấn đề trên
biển, góp phần vào ổn định chung khu vực theo hướng gác tranh chấp, cùng khai thác.

2. Các lý thuyết về thương mại quốc tế: chủ nghĩa trọng thương, lý
thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết lợi thế so sánh (không bao gồm
trường hợp chi phí cơ hội thay đổi và dưới góc độ tiền tệ), lý thuyết
H - O. Đánh giá thành công và hạn chế của các lý thuyết này.
Hãy so sánh lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lý thuyết lợi thế so sánh của
David Ricardo?

Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua?

So sánh lý thuyết H-O và lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo?
Cần phải có những giải pháp gì để khai thác có hiệu quả những lợi thế của Việt Nam theo
quan điểm H-O trong điều kiện hội nhập KTQT hiện nay?

Đánh giá ưu điểm nhược điểm của:

a) Chủ nghĩa trọng thương

Ưu điểm của học thuyết trọng thương

Đây là học thuyết đầu tiên đề cao vai trò của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.
Tư tưởng đề cao thương mại tiến bộ hơn các trào lưu tư tưởng phong kiến đương thời -
vốn coi thường thương mại và chỉ coi trọng sản xuất tự cung tự cấp, đặc biệt là coi trọng
sản xuất nông nghiệp và khai thác. Có thể coi học thuyết trọng thương là tuyên ngôn tư
tưởng của chủ nghĩa tư bản giai đoạn tích luỹ ban đầu.

Thấy được vai trò của Nhà nước trong điều tiết hoạt động ngoại thương nói riêng và hoạt
động kinh tế nói chung thông qua các công cụ như thuế quan, hạn ngạch, độc quyền trong
ngoại thương...

Lần đầu tiên trong lịch sử, lý thuyết về kinh tế được nâng lên như là lý thuyết khoa học,
khác hẳn với các tư tưởng kinh tế thời trung cổ giải thích các hiện tượng kinh tế bằng
quan niệm tôn giáo.

Nhược điểm của học thuyết trọng thương

Học thuyết còn nhiều luận điểm không chính xác, phiến diện về tiêu chuẩn đánh giá sự
giàu có của quốc gia, về lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế, tính ngang giá trong
trao đổi quốc tế, về tác động của cán cân thương mại.

Học thuyết chỉ giải thích được các hiện tượng bề ngoài của thương mại quốc tế mà chưa
phân tích được bản chất quan hệ bên trong của các hoạt động thương mại quốc tế. Học
thuyết trọng thương được đánh giá là ít tính lý luận và chủ yếu nêu lên dưới hình thức lời
khuyên thực tiễn về chính sách thương mại, mang nặng tính kinh nghiệm (rút ra từ thực
tiễn thương mại của Anh và Pháp).

Tóm lại, học thuyết trọng thương là học thuyết mặc dù còn khá nhiều điểm phiến diện,
nhưng có vai trò mở đường cho việc nghiên cứu một cách khoa học các hiện tượng
thương mại quốc tế. Học thuyết đã chỉ ra sự cần thiết và cách thức tác động của Nhà nước
đến hoạt động ngoại thương.

b) Lý thuyết lợi thế tuyệt đối


c) Lý thuyết lợi thế so sánh

d) Lý thuyết H-O (giáo trình trang 84)

e) PHẦN 1: NỘI DUNG


1. Lý thuyết
f) 1.1. Adam Smith và Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
g) a. Adam Smith
h) Adam Smith là một nhà kinh tế học người Scotland, cũng là một nhà triết học đạo
đức, một người mở đường của kinh tế chính trị. Ông được biết đến như là Cha đẻ của
Kinh tế học hoặc là Cha đẻ của Chủ nghĩa tư bản. Ông không phải là người đầu tiên
nghiên cứu lý luận kinh tế, nhưng ông là người đầu tiên hoàn chỉnh, hệ thống hoá lý
luận, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của kinh tế học.
i) b. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối:
j) Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nửa cuối thế kỷ XVIII thế giới chứng kiến
sự suy tàn của chủ nghĩa trọng thương và sự hình thành trường phái kinh tế chính trị
tư sản cổ điển. Điều này đòi hỏi cần có lý thuyết phân tích sâu sắc sự vận động của
nó và đưa ra những biện pháp nhằm làm giàu cho giai cấp tư sản nên lý thuyết lợi thế
tuyệt đối của Adam Smith ra đời và phù hợp với giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản.
k) Ưu điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith là mô tả được hướng
chuyên môn hóa trong trao đổi giữa các quốc gia và giải thích được một phần lý do
của thương mại quốc tế đối với một số mặt hàng giữa các nước đang phát triển với
các nước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lý thuyết này vẫn có những hạn chế. Đó
là chưa giải thích được hiện tượng trao đổi thương mại vẫn diễn ra với những nước
có lợi thế hơn hẳn những nước khác ở mọi sản phẩm hoặc những nước không có lợi
thế tuyệt đối về tất cả sản phẩm.
l) 1.2. David Ricardo và Lý thuyết lợi thế so sánh
m) a. David Ricardo
n) David Ricardo là một nhà kinh tế học người Anh, có ảnh hưởng lớn trong kinh tế
học cổ điển và cũng là người cổ vũ thương mại tự do, tiếp bước Adam Smith và đóng
góp lớn vào việc phát triển thuyết giá trị lao động và ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng
kinh tế của một số nhà kinh tế khác ( Karl Marx,…) .
o) b. Lý thuyết lợi thế so sánh
p) Lý thuyết lợi thế so sánh ra đời trong thời kì cách mạng công nghiệp đã hoàn
thành, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xác lập địa vị thống trị hoàn
toàn với giai cấp tư sản và vô sản đối lập nhau. David Ricardo có thể nhìn nhận và
phân tích các quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và nhìn rõ hơn mâu thuẫn giai
cấp trong xã hội TBCN cũng như vạch ra cơ sở kinh tế của những mâu thuẫn đó để
phát triển thành học thuyết lợi thế so sánh.
q) Ưu điểm của lý thuyết lợi thế so sánh có thể được kể đến là giải thích được nguyên
nhân của thương mại quốc tế giữa các quốc gia là do (i) các quốc gia buôn bán với
nhau vì họ khác nhau; (ii) các quốc gia buôn bán với nhau để đạt được lợi thế nhờ
quy mô sản xuất; (iii) lợi ích của thương mại quốc tế bắt nguồn từ lợi thế so sánh.
Tuy nhiên, lý thuyết này cũng tồn tại những nhược điểm đó là mới giải thích được lợi
thế so sánh tồn tại là do sự khác nhau về năng suất lao động giữa các quốc gia và
chưa giải thích được vì sao các nước khác nhau lại có chi phí cơ hội khác nhau.
r) 1.3. So sánh Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và Lý thuyết lợi thế so sánh
s) a. Sự giống nhau:
t) - Nhấn mạnh quá trình sản xuất là yếu tố quyết định đến thương mại quốc tế.
u) - Giá cả không được biểu thị bằng tiền mà là lượng hàng hóa khác.
v) - Cả 2 lý thuyết đều đơn giản và chỉ ra được nguồn gốc của thương mại quốc tế giữa
các quốc gia là sự khác nhau về công nghệ sản xuất giữa các quốc gia.
w) - Đều nêu lên được lợi ích của thương mại quốc tế là làm gia tăng sự thinh vượng của
các quốc gia tham gia.
x) - Những giả thiết hình thành nên lý thuyết:
y) + Thế giới chỉ gồm hai quốc gia và sản xuất hai mặt hàng.
z) + Thương mại là hoàn toàn tự do.
aa) + Chi phí vận chuyển là không và lợi ích kinh tế theo quy mô là không đổi.
bb) + Lao động là yếu tố duy nhất và chỉ di chuyển giữa các ngành trong nước.
cc) + Canh tranh hoàn hảo tồn tại trên các thị trường.
dd) b. Sự khác nhau:

Lợi thế tuyệt đối Lợi thế so sánh

1 quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong việc 1 quốc gia sẽ có lợi thế so sánh trong
sản xuất 1 hoặc 1 nhóm hàng hóa nào đó sản xuất 1 loại hàng hóa đó nếu như giá
Khái
nếu như quốc gia đó có chi phí sản xuất trị về lao động của hàng hóa đó là thấp
niệm
nhỏ hơn so với quốc gia khác khi cùng sản hơn so với quốc gia khác.
xuất 1 lượng sản phẩm như nhau.

- Sự giàu có của các quốc gia thể hiện ở - Thương mại quốc tế vẫn có thể xảy ra
khả năng sản xuất hàng hoá chứ không và đem lại lợi ích ngay cả khi quốc gia
phải trong việc nắm giữ tiền. có lợi thế tuyệt đối hoặc không có
- Đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để trong sản xuất các mặt hàng.
giải thích nguyên nhân dẫn đến thương - Cơ sở để xác định mô hình chuyên
mại quốc tế và lợi ích của nó. Khẳng định môn hoá sản xuất và trao đổi quốc tế
lợi thế tuyệt đối là cơ sở của thương mại giữa các quốc gia là lợi thế so sánh.

quốc tế tức là các quốc gia trao đổi với - Các quốc gia tiến hành chuyên môn
tưởng
nhau dựa trên lợi thế tuyệt đối của mình. hóa sản xuất và trao đổi những mặt
chính
- Các quốc gia tiến hành chuyên môn hóa hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh
sản xuất và trao đổi những mặt hàng mà trong trao đổi thương mại quốc tế, theo
quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối trong trao Ricardo thì cơ sở của lợi thế so sánh
đổi thương mại quốc tế, chi phí sản xuất chính là sự khác biệt về giá tương đối
thấp hơn một cách tuyệt đối so với các của một hoặc một nhóm sản phẩm nào
quốc gia khác. đó.
- Ủng hộ chính sách thương mại tự do.

Đối Giải thích thương mại quốc tế giữa các Giải thích trường hợp phổ biến trong
tượng quốc gia đều có một lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế đó là 1 quốc gia
giải sản xuất một loại hàng hóa. không có bất kỳ lợi thế tuyệt đối trong
thích sản xuất hàng hóa nào vẫn có thể tham
gia và thu được lợi ích từ thương mại
quốc tế.

* Tích cực: * Tích cực:


- Lý thuyết lợi thế tuyệt đối nêu lên được - Chứng minh các quốc gia vẫn có thể
tất cả các bên tham gia vào thương mại đạt lợi ích thương mại quốc tế kể cả
quốc tế đếu có lợi. trong trường hợp quốc gia không có lợi
- Nhìn nhận được lợi ích của việc chuyên thế tuyệt đối.
môn hóa sản xuất. - Học thuyết đã đưa ra quy luật lợi thế
- Giải thích được một phần của thương so sánh là nguồn gốc của thương mại
mại quốc tế. quốc tế
Đánh * Hạn chế: - Nhìn nhận được lợi ích của chuyên
giá - Không giải thích được trường hợp tại sao môn hóa sản xuất.
thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra khi * Hạn chế:
một quốc gia có mức bất lợi tuyệt đối về - Cơ sở của lý thuyết lợi thế so sánh là
tất cả các mặt hàng. dựa trên sự so sánh các giá trị về lao
- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất động không đồng nhất, đây là bất hợp
tạo ra giá trị, là đồng nhất và được sử lý lớn nhất của học thuyết này.
dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các - Trong chi phí sản xuất chỉ mới tính
loại hàng hoá. đến một yếu tố sản xuất duy nhất, đó là
lao động.

1.4. Tổng quan EVFTA, CPTPP


FTA là hiệp định thương mại tự do, là một hình thức liên kết quốc tế giữa các
quốc gia mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xoá
bỏ trở thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hoá và dịch vụ.
a. Tổng quan về EVFTA
EVFTA là hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, một FTA thế hệ mới giữa
Việt Nam và 28 nước thành viên EU. Đây là một trong hai FTA có phạm vi cam kết
rộng và mức độ cam kết cao. EVFTA tác động nhiều mặt tới Việt Nam như chính trị,
an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại; kinh tế; pháp luật, thể chế; lao động, việc
làm, an sinh, xã hội.
b. Tổng quan về CPTPP
CPTPP là Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, một
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới gồm 11 nước thành viên.
Các cơ hội của các quốc gia khi tham gia CPTPP như lợi ích về xuất khẩu, doanh
nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước thành viên CPTPP sẽ được
hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi hay lợi ích về việc tham gia chuỗi cung
ứng khu vực và toàn cầu khi các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu; lợi ích
đối với các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất
và dịch vụ; lợi ích về việc làm, thu nhập khi tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội
giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều
việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo.
2. Những lợi thế, bất lợi và giải pháp của Việt Nam trong điều kiện là thành viên của
EVFTA, CTPP
2.1. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp
2.1.1. Nông nghiệp - xuất khẩu lúa gạo
a. Lợi thế
Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do; trong đó
có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc này giúp gạo Việt Nam thâm
nhập vào nhiều thị trường trên thế giới, nhờ đó doanh nghiệp đang được hưởng lợi
trong sản xuất kinh doanh.
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến hết
ngày 15/6/2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 3,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ
USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 6 tháng đầu năm, gạo là một trong 29 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt
kim ngạch trên 1 tỷ USD. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu
quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA, CPTPP để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo,
nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần
kể đến những lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo.
Vị trí địa lý
Đây là một ưu thế nổi trội của Việt Nam. Vị trí đắc địa tiếp giáp Biển Đông của
nước ta là điều kiện thuận lợi bậc nhất để ngành giao thông vận tải biển cũng như
kinh tế của nước ta phát triển, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn
hóa giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực và trên thế giới do đó mà những
năm gần đây, nước ta đã không ngừng mở rộng xuất nhập khẩu các mặt hàng đến các
quốc gia khác, nhất là các quốc gia Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng đó.
Không chỉ vậy, Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng, có hệ thống
biển là cửa ngõ của Việt Nam cũng như nền kinh tế của các quốc gia khác trong khu
vực và có một số cảng biến lớn, có giá trị kinh tế cao, lâu đời giúp giảm chi phí cho
việc vận chuyển đi các nước.
Đất đai
Đất đai là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của các
sản phẩm nông nghiệp mà Việt Nam so với các quốc gia khác có lợi thế về nguồn tài
nguyên quý giá này. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nước ta có tổng diện tích
đất tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng
trên 27,9 triệu ha, tương đương với 84,5% tổng diện tích Việt Nam. Diện tích đất
nông nghiệp được dùng để sản xuất là 11,7 triệu ha trong đó tổng diện tích gieo trồng
lúa cả năm 2021 đạt 7,24 triệu ha. Như vậy quỹ đất dùng cho nông nghiệp của nước
ta vẫn chưa sử dụng còn rất lớn. Không có quốc gia nào kí kết các hiệp định EVFTA
hay CPTPP cùng Việt Nam có quỹ đất lớn như vậy để sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.
ee) Điều kiện tự nhiên
ff) Nhìn chung, so với các quốc gia khác cùng kí kết các hiệp định, khí hậu
Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá thuận lợi cho sản xuất lúa gạo. Việt Nam
có hai vựa lúa lớn là hai đồng bằng phù sa màu mỡ: đồng bằng sông Hồng với sản
lượng 6 triệu tấn và đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng 24,3 triệu tấn chiếm
55,4% tổng sản lượng cả nước theo số liệu sơ bộ 2021 của Tổng cục thống kê. Nước
ta còn nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm không khí cao khoảng 80%, nhiệt độ
thường xuyển trên 20 độ C, khí hậu ấm áp, số giờ nóng trong năm đạt trung bình
1200h/năm góp phần làm nâng cao năng suất. Lượng mưa hàng năm lớn, trung bình
1500-2000mm cùng hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, hệ thống sông ngòi dày
đặc và lượng phù sa lớn… đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu cũng như chất dinh
dưỡng nuôi trồng cho hàng triệu ha lúa. Ngoài ra, Việt Nam có bảy vùng sinh thái
khác nhau, mỗi vùng có đặc thù và thế mạnh riêng trong phát triển sanr xuất nông
nghiệp, có nhiều vùng có những đặc điểm dinh thái khí hậu đặc thù cho phép phát
triển các loại lúa mới đặc sản có giá trị xuất khẩu cao mà ít nơi có được. Có thể kể
đến một số giống gạo đặc sản xuất khẩu của Việt Nam như gạo Jasmine 85 của An
Giang, gạo ST25 của Sóc Trăng, hay giống OM2517 của vùng Tây sông Hậu và tứ
giác Long Xuyên….
gg) b. Thách thức
hh) Bên cạnh cơ hội, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng phải đối mặt với
không ít thách thức bởi theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, khi ký kết
TPP, lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất vẫn là nông nghiệp.
ii) Thứ nhất, việc giảm thuế chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng
luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Nhiều
sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động còn
thấp, áp dụng tiến bộ khoa học hạn chế nên giá thành sản phẩm còn cao. Vì vậy, việc
mở cửa thị trường ít nhiều sẽ tác động đến những sản phẩm hàng hóa này. Hệ quả tất
yếu là doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của
Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị phần nội địa. Nguy cơ này đặc
biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, trong đó có gạo, vốn gắn liền với đối
tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân. Khi Việt Nam phải mở cửa thị
trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông
nghiệp, trong khi rào cản kỹ thuật chưa có hoặc không cao, nên mặt hàng gạo trên thị
trường nội địa cũng sẽ gặp bất lợi. Trên thị trường Việt Nam hiện đã có nhiều loại
gạo chất lượng cao của Thái Lan, Nhật Bản đi theo đường tiểu ngạch. Như vậy, khi
TPP có hiệu lực, gạo Việt Nam sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà.
jj) Thứ hai, thách thức từ quy định về rào cản kỹ thuật. Việt Nam vốn là một nước có
khu vực sản xuất và xuất khẩu gạo khá lớn nên có nhu cầu cao trong việc yêu cầu các
đối tác mở cửa thị trường nông nghiệp cho nông sản Việt Nam nói chung và mặt
hàng gạo nói riêng. Vấn đề khó khăn là ở chỗ các nước TPP đều có xu hướng đàm
phán hạn chế, giữ bảo hộ đối với mặt hàng gạo nội địa (không mở cửa). Vấn đề TBT
(Technical Barriers to Trade - hàng rào kỹ thuật thương mại) và SPS (Sanitary and
Phytosanitary Measures - biện pháp vệ sinh dịch tễ) rất quan trọng đối với khả năng
tiếp cận thị trường các nước của mặt hàng gạo Việt Nam bởi dù thuế nhập khẩu vào
các nước có được cắt bỏ hết nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các
đòi hỏi về nhãn mác bao gói... của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu gạo
của Việt Nam. Điều này thậm chí còn có thể rủi ro hơn nhiều so với thuế quan. Trong
khi đó, đàm phán TPP liên quan đến vấn đề này hiện nay hầu như không giải quyết
được vướng mắc này của Việt Nam vì các nội dung đàm phán không đề cập tới vấn
đề hạn chế quyền ban hành các điều kiện SPS, TBT mới của các nước TPP (và vì vậy
các nước này vẫn được đơn phương đưa ra các điều kiện SPS, TBT mới hoặc điều
chỉnh, từ đó ngăn chặn việc nhập khẩu của nông sản Việt Nam vào các nước này).
Thực tế, đàm phán chỉ xoay quanh vấn đề hợp tác để xử lý vướng mắc, một vấn đề
chỉ liên quan tới rút ngắn thời gian xử lý khiếu nại, còn các điều kiện kiểm dịch thì
vẫn giữ nguyên. Thứ ba, thách thức liên quan đến tiêu chuẩn lao động và môi trường.
Cũng liên quan tới nông sản, nhưng ở khía cạnh sản xuất, một số cam kết trong TPP
ở các lĩnh vực tưởng như không liên quan nhưng nếu không được đàm phán quyết
liệt cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và triển vọng của hàng nông sản. Ví dụ,
trong dự thảo Chương lao động, nếu điều khoản về việc chặn và buộc trả lại toàn bộ
hàng xuất khẩu được làm từ lao động trẻ em tại biên giới không được đấu tranh loại
bỏ, thì việc trồng lúa với những sản phẩm được làm ra từ quy mô hộ gia đình, với sự
tham gia của trẻ em nông thôn Việt Nam sẽ là nhóm đầu tiên phải chịu thiệt thòi.
Đồng thời, khả năng các vấn đề về môi trường và lao động được đưa vào phạm vi
điều chỉnh của TPP theo hướng nâng cao các tiêu chuẩn/yêu cầu về các lĩnh vực này
là rất lớn. Trên thực tế, các yêu cầu này ở các thị trường đối tác TPP (đặc biệt là Mỹ)
đã từng hoặc đang khiến nhiều loại hàng hóa xuất khẩu gặp nhiều thách thức ở các thị
trường này.
kk) c. Giải pháp
ll) Thứ nhất, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Xuất khẩu gạo của Việt Nam
vào các nước TPP trong thời gian vừa qua bị chững lại, trong đó, thị trường Nhật Bản
giảm rất mạnh. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng
năm 2013 chỉ xuất sang Nhật Bản được 400 tấn, không tương xứng với quan hệ kinh
tế - thương mại giữa hai nước. Nguyên nhân vướng mắc lớn nhất là do Luật Vệ sinh
an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất nghiêm ngặt. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng gạo sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần
lưu tâm nâng cao chất lượng gạo bằng giống gạo ngon, phát triển vùng sản xuất
nguyên liệu chất lượng cao. Thời gian qua, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết nhiều
thỏa thuận kinh tế quan trọng. Đây là những thuận lợi cho hợp tác thương mại Việt-
Nhật, tăng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp không thể chỉ chờ Nhật Bản xem xét nới lỏng quy chế vệ sinh an toàn thực
phẩm khi nhập khẩu hàng hóa vào nước này, mà cả hai bên cùng phải quan tâm tháo
gỡ bằng việc triển khai các chương trình hợp tác kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng
hàng hóa và chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của nhau. Đây là cách làm hiệu quả đáp
ứng các tiêu chí an toàn thực phẩm.
mm) Thứ hai, chú trọng giá và chất lượng gạo. Trong các nước TPP chưa ký
FTA với Việt Nam thì các nước châu Mỹ như Mỹ, Canada, Mexico, Peru được coi là
các thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo, đặc biệt là thị trường Mỹ với nhu cầu
nhập khẩu gạo rất lớn. Tuy nhiên, lượng gạo mà Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam trong
thời gian qua rất ít. Nguyên nhân là do chất lượng gạo của Việt Nam chưa đáp ứng
yêu cầu về chất lượng của một trong những thị trường được coi là khó tính nhất từ
trước đến nay. Chưa kể mặt hàng gạo của Việt Nam đang bị cạnh tranh về giá và chất
lượng từ gạo Thái Lan. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, gạo Việt Nam cần
chú trọng cả hai vấn đề giá và chất lượng. Để làm được điều này, ngay từ khâu thu
hoạch phải được làm tốt, chú trọng đầu tư cho khâu chế biến và công nghiệp chế biến
để giảm tỷ lệ tổn thất (hiện nay tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của nước ta là 13-16%,
Thái Lan khoảng 7-10%), nâng cao chất lượng gạo ở Việt Nam (80% tổng lượng lúa
được xay xát tại các cơ sở nhỏ không được trang bị đồng bộ về sân phơi, sấy và kho
chứa, trong khi đó Thái Lan có trên 90% là nhà máy quy mô lớn, được trang bị đồng
bộ, nên chất lượng gạo cao hơn).
nn) Thứ ba, xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo. Trên thị trường xuất khẩu gạo
hiện nay, đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là Thái Lan và Ấn Độ. Hai quốc gia
này không tham gia đàm phán, do đó Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong xuất khẩu gạo
nội khối TPP. Ngoại trừ Singapore và Malaysia đang là hai thị trường tiêu thụ gạo
lớn của Việt Nam, lượng gạo xuất khẩu sang 9 nước còn lại trong TPP chỉ chiếm
1,6% nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia này, cho thấy khả năng tăng trưởng
xuất khẩu gạo vẫn còn khá lớn. Trước đó, Việt Nam đã ký FTA song phương với
7/12 nước trong TPP, nghĩa là sản phẩm nông nghiệp đã được cam kết cắt giảm thuế
còn 0% theo lộ trình, do đó TPP chỉ mang lại lợi ích về thuế quan cho Việt Nam đối
với các nước chưa có FTA với Việt Nam là Mỹ, Canada, Peru. Để đón bắt thời cơ
này, Việt Nam cần có chiến lược xuất khẩu gạo một cách cụ thể. Trong đó, quy
hoạch các vùng trồng lúa đảm bảo sản lượng gạo chất lượng cao, ổn định cho xuất
khẩu là giải pháp cần chú trọng.
oo) Thứ tư, xây dựng thương hiệu gạo. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn,
nhưng chưa có thương hiệu hay nhóm thương hiệu gạo nổi tiếng hoặc đặc trưng cho
gạo Việt Nam, trong khi các thương hiệu gạo “Hương nhài - Jasmine”, gạo Basmati
được gắn liền với các quốc gia sản xuất là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan trên thị
trường thế giới. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng phát triển thị
trường, rất cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Để có được
thương hiệu gạo đủ sức cạnh tranh, có uy tín trên thị trường, hoạt động xuất khẩu gạo
cần phải được quy hoạch ngay từ khâu trồng lúa đến khâu thu hoạch và chế biến.
Điều này đòi hỏi phải có sự liên kết “bốn nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, doanh
nghiệp, nông dân) một cách chặt chẽ và hiệu quả cao để nông dân, doanh nghiệp
quan tâm đầu tư, sản xuất. Doanh nghiệp và nông dân là hai tác nhân chính của các
mối liên kết trong sản xuất lúa gạo. Trong đó, doanh nghiệp thu mua xuất khẩu gạo là
“đầu tàu”, là động cơ của mối liên kết. Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong liên
kết “ba nhà” còn lại để quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu, hỗ trợ đầu vào và
thu mua sản phẩm cho nông dân, từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm
gạo xuất khẩu. Trong quá trình thực hiện liên kết này, vai trò của Nhà nước là hỗ trợ
tín dụng ưu đãi cho các “nhà”.
pp) 2.1.2. Ngư nghiệp - xuất khẩu thuỷ sản
qq) a. Lợi thế
rr) Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam VASEP, giá
trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2020 của Việt Nam đạt 8,5 tỷ USD. Ngành thuỷ sản được
xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia khi chiếm 4-5% GDP và 9-10%
tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu, sau điện tử, may
mặc, dầu thô và giày dép. Những con số này đã cho thấy những tiềm năng ngày càng
phát triển của ngành thuỷ sản Việt nam bởi nước ta có những lợi thế so sánh hơn hẳn
các quốc gia khác trong sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản.
ss) Ví trí địa lý
tt) Bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý tương tự như ngành nông nghiệp sản xuất
lúa gạo được nêu trên, ngành thuỷ sản Việt Nam cũng có những lợi thế về vị trí địa lý
riêng. Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, với bờ biển dài hơn
3.260 km cùng khoảng 4.000 đảo, quần đảo. Bên cạnh đó, là quốc gia ven biển nằm ở
cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, giáp với Biển Đông, Việt Nam trở thành nơi giao
lưu của các nền kinh tế, là một trong những khu vực có tầm quan trọng chiến lược
đối với các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng cũng như có
tầm ảnh hưởng đến cả châu Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng có
nhiều ngư trường rộng lớn, dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập
mặn để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ dày đặc
để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
uu) Điều kiện tự nhiên
vv) Với nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông thì
lợi thế đầu tiên có thể thấy là sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, khí hậu khác nhau
giữa hai miền Nam Bắc, sự phong phú về tài nguyên sinh vật dưới biển. Do những
điều kiện tự nhiên này, Việt Nam trở thành nơi giao nhau của luồng di cư các sinh vật
biển nên nước ta nhận được nguồn lợi sinh vật trù phú và giàu có về thành phần loài,
là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cũng nhờ vào lợi
thế vùng biển rộng mà nguồn nguyên liệu cung ứng cho ngành thủy sản nước ta luôn
dồi dào và ổn định, sở hữu nhiều chủng loại thủy sản đa dạng được phân bố dựa trên
sự khác biệt về đặc điểm địa lý và khí hậu, trải dài từ Bắc đến Nam.
ww) So với hầu như các nước cùng là thành viên của EVFTA, CPTPP thì Việt
Nam có tiềm năng tiếp tục phát triển diện tích nuôi biển, nuôi sinh thái các giống loài
thuỷ hải sản, đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, tạo nguồn cung lớn, nâng
cao giá trị gia tăng. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm
2021, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới về giá trị xuất khẩu thuỷ sản với
khoảng 5,5 tỷ USD; đứng thứ 3 trong EVFTA, chỉ sau Canada và Chile và đứng đầu
trong CPTPP.
xx) Nguồn lực
yy) Nguồn lao động luôn dồi dào là một lợi thế của Việt Nam. Theo thống kê
của VASEP, lực lượng lao động thuộc ngành thuỷ sản của nước ta có hơn 4 triệu
người, tương đối lớn trong số lực lượng lao động các ngành khác. Ưu thế đặc trưng
của ngư dân Việt Nam là cần cù, chăm chỉ hơn nữa với bề dày lịch sử phát triển
ngành thuỷ sản, lực lượng lao động ngành thuỷ sản của Việt Nam tương đối lành
nghề và có kinh nghiệm trong đánh bắt, sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. Thêm vào
đó, thu nhập bình quân đầu người thấp hay giá nhân công tương đối rẻ. Như vậy với
lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt
Nam trên thị trường thế giới có giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá của các
mặt hàng thuỷ sản nước ta.
zz) Chi phí đầu tư sản xuất cá ở Việt Nam với mỗi ngư dân tương đối thấp
cũng là một lợi thế. Nhà nước luôn có các chính sách hỗ trợ đóng mới, nâng cấp tàu
cá giúp tăng sản lượng thuỷ sản đánh bắt được bằng nhiều cách khác nhau như được
Ngân hàng thương mại cho vay có hỗ trợ lãi suất hay nhà nước hỗ trợ theo cơ chế hỗ
trợ 1 lần sau đầu tư; các chính sách kịp thời giúp ngư dân đối mặt với những thiên tai
bất ngờ, giảm thiểu số lượng thuỷ sản nuôi trồng chết do thiên tai. Chính vì vậy nên
chi phí sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam tương đối thấp so
với các quốc gia khác.
aaa) Thuế
bbb) Ngành thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế hơn trong việc xuất khẩu khi
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào thực thi.
ccc) Việc ký kết EVFTA và CPTPP là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt
Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Peru,
Mexico…Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam so
với nhiều đối thủ chưa tham gia các FTA. Trong Hiệp định CPTPP, Canada và Peru
sẽ xóa bỏ thuế quan hoàn toàn về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số nước
khác cắt giảm thuế theo lộ trình, lâu nhất là 16 năm.
ddd) Theo cam kết trong EVFTA đối với ngành hàng thủy sản: Xóa bỏ ngay
khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó phần lớn các sản
phẩm có mức thuế cao từ 6 - 22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc,
nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh... Đối với những sản phẩm thủy sản có
lộ trình giảm thuế từ 3 đến 7 năm bao gồm: 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở
từ 5,5-26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm, như sản phẩm tôm, cá tra,
cá ngừ... theo Chuyên san EVFTA với thương mại Việt Nam của Bộ công thương
chuyên ngành thuỷ sản quý II/2021.
eee) Theo đó, EVFTA giúp mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế so
với các nước như Thái Lan hay Trung Quốc, các nước đối thủ lớn của Việt Nam đang
nắm giữ thị phần xuất khẩu lớn tại EU nhưng đều chưa ký kết FTA với EU. Xuất
khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm 2021
chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so
với cùng kì năm trước. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam
sang thị trường EU chiếm 21% theo Chuyên san EVFTA với thương mại Việt Nam
của Bộ công thương chuyên ngành thuỷ sản quý II/2021.
fff) b. Thách thức
ggg) Thứ nhất, năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn
nhiều so với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Đây là điểm yếu lớn nhất của
ngành thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó, năng lực quản lý yếu kém, thiếu hụt lao
động, đơn giá lao động lại tăng lên,… cũng là một trong những yếu tố kìm hãm việc
tăng năng lực sản xuất cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp VN trong khuôn khổ
TPP.
hhh) Năm 2015, Campuchia đã vượt qua vị trí của VN trên thị trường EU do đơn
giá lao động thấp hơn, còn Ấn Độ, Bangladesh thì triển khai một loạt chính sách hỗ
trợ phát triển nhân với sản phẩm thủy sản của các nước thành viên TPP, thị phần
hàng hóa sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị
phần ở thị trường nội địa nếu Việt Nam không xây dựng cho mình được các rào cản
kỹ thuật hiện đại phù hợp,
iii) Thứ hai, càng hội nhập sâu và rộng đi kèm theo luôn là các rảo cản kỹ thuật
thương mại (Techrucal Barriers to Trade-TBT) và biện pháp vệ sinh dịch tể (Sanitary
and Phytosanitary IMeasures-SPS) để bảo hộ sản xuất thủy sản trong nước của các
nước thành viên TPP, bởi đù thuế nhập khẩu vào các nước có được cắt giảm hết về
0% nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dự lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác
hàng hóa, truy nguồn gốc, trách nhiệm xã hội,… sẽ được kiểm soát chặt chẽ với tần
suất nhiều hơn để hạn chế xuất khẩu thủy sản của các nước, điều này thậm chí còn có
thể rủi ro hơn nhiều so với thuế quan. Trong khi đó, đàm phán TPP liên quan đến vấn
đề này hiện nay hầu như không giải quyết được vướng mắc này đối với Việt Nam vì
các nội dung đàm phán không đề cập tới vấn đề hạn chế quyền ban hành các điều
kiện SPS, TBT mới của các nước thành viên TPP vì vậy các nước này vẫn được đơn
phương đưa ra áp dụng các điều kiện SPS và TBT mới hoặc điều chỉnh, từ đó ngăn
chặn việc nhập khẩu thủy sản của các nước thành viên TPP nói chung và Việt Nam
nói riêng. Thực tế khi đàm phán chỉ xoay quanh các vấn đề liên quan đến hợp tác và
xử lý các vướng mắc, một vấn đề chỉ liên quan đến rút ngắn thời gian xử lý, khiếu
nại, còn các điều kiện kiểm dịch vẫn giữ nguyên.
jjj) Thứ ba, thách thức liên quan đến tiêu chuẩn lao động và môi trường. Cũng liên
quan tới nông sản, nhưng ở khía cạnh sản xuất, một số cam kết trong TPP ở các lĩnh
vực tưởng như không liên quan nhưng nếu không được đàm phán quyết liệt cũng sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và triển vọng của hàng nông sản. Ví dụ, trong dự
thảo Chương lao động, nếu điều khoản về việc chặn và buộc trả lại toàn bộ hàng xuất
khẩu được làm từ lao động trẻ em tại biên giới không được đấu tranh loại bỏ, thì việc
trồng lúa với những sản phẩm được làm ra từ quy mô hộ gia đình, với sự tham gia
của trẻ em nông thôn Việt Nam sẽ là nhóm đầu tiên phải chịu thiệt thòi. Đồng thời,
khả năng các vấn đề về môi trường và lao động được đưa vào phạm vi điều chỉnh của
TPP theo hướng nâng cao các tiêu chuẩn/yêu cầu về các lĩnh vực này là rất lớn.
kkk) c. Giải pháp
lll) Để tận dụng được lợi thế từ CPTPP và EVFTA cũng như các hiệp định
FTA khác như thuế XNK và các cơ hội khác, cũng như tránh những rủi ro, hạn chế
những bất lợi do những thách thức mang lại. Trước hết các doanh nghiệp thủy sản
cần nắm và áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ của các hiệp định FTA (chú
ý hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được quy định riêng cho mỗi FTA).cTìm
kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước và tại các đối tác FTA. Tận dụng tối
đa ưu đãi về thuế quan (hiện nay tỷ lệ tận dụng chưa cao). Các doanh nghiệp cần đặc
biệt chú trọng thực hiện và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi
trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững – đó là những yêu cầu có trong
FTA thế hệ mới như EVFTA và CPTPP. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tăng
cường hợp tác, chú trọng liên kết chuỗi để nâng cao năng suất, chất lượng, kiểm soát
tốt ATVSTP; cần chủ động tìm hướng hợp tác với các đối tác nước ngoài, đổi mới
công nghệ, tham gia vào dây chuyền cung ứng toàn cầu.
mmm) 2.2. Ngành công nghiệp
nnn) 2.2.1. Lợi thế khai thác được
ooo) a. Giày dép
ppp) Theo đó, những ngành hàng chủ lực của Việt Nam như giày dép được kỳ
vọng sẽ là những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Liên tục trong thời gian dài,
EU là thị trường xuất khẩu chính, gắn với sự phát triển lâu dài, bền vững của ngành
Da giầy Việt Nam. Theo thống kê của EU, từ năm 1996, Việt Nam đã đứng vị trí thứ
3 trong số các nước xuất khẩu giầy dép nhiều nhất vào EU. Gần đây, Việt Nam đã
vươn lên vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Trong hơn 12 tỷ USD giầy
dép xuất khẩu năm 2015 thì riêng xuất khẩu sang EU đạt 6 tỷ USD, tăng 27%, chiếm
gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu.
qqq) b. Công nghiệp thực phẩm
rrr) Bên cạnh xu hướng về gia tăng số lượng doanh nghiệp và việc làm, ngành thực
phẩm Việt Nam đã có sự chuyển biến từ ngành nhập khẩu ròng sang ngành xuất khẩu
ròng. Liên tục trong giai đoạn vừa qua, thực phẩm luôn nằm trong những nhóm
ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao nhất của Việt Nam (xếp thứ 11 từ năm
2015 đến nay). Trong giai đoạn này, thứ hạng của Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu
ngành thực phẩm liên tục tăng, từ thứ hạng 43 đã vươn lên xếp thứ 26 thế giới năm
2020. Tuy nhiên, năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, xuất khẩu thực
phẩm của Việt Nam giảm mạnh, hơn 18%.
sss) c. Da giày
ttt) So với các nước trong khu vực ASEAN, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày
của Việt Nam luôn giữ vai trò thống trị qua các năm và đều tăng trưởng mạnh qua
các năm. Riêng năm 2009 có sự sụt giảm do khủng hoảng toàn cầu nhưng đã có sự
tăng trưởng mạnh trở lại vào những năm sau đó. Với kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn
60% kim ngạch xuất khẩu giày cả khu vực, có thể khẳng định không có một quốc gia
nào trong khu vực có thể cạnh tranh được với Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu
da giày. Điều này còn một lần nửa được khẳng định thông qua chỉ sốlợi thế so sánh
trong ngành da giày. Chỉ số RCA –Balassa và RCA –White đều cho thấy trong khu
vực Asean, chỉcó 3 nước có lợi thế so sánh cao trong sản xuất và xuất khẩu
trong ngành da giày là Việt Nam, Campuchia và Indonesia. Từ gian đoạn
2010-2013, Việt Nam đều có lợi thế so sánh rất cao và luôn dẫn đầu với khoảng cách
xa với các nước còn lại. Chiến lược thu hút đầu tư FDI và tận dụng nguồn vốn nước
ngoài để giải quyết việc làm đúng hướng đã tạo nên năng lực sản xuất và xuất khẩu
giày dép của Việt Nam dẫn đầu trong khu vực
uuu) d. Dệt may
vvv) Trong nhiều năm qua, ngành Dệt may Việt Nam đã có những bước phát
triển ấn tượng và vươn lên trở thành một trong số các ngành công nghiệp mũi nhọn
của cả nước, đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc và tạo công ăn
việc làm cho gần 3 triệu lao động, chiếm 25% tổng số lao động trong ngành công
nghiệp, chiếm 5% tổng số lao động của Việt Nam. Doanh thu dệt may từ thị trường
trong nước tăng mạnh từ 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD sau 20 năm. Từ chỗ
phát triển để phục vụ nhu cầu nội địa là chính, đến nay dệt may Việt Nam đã vươn
lên đứng thứ 3 cả nước cũng như đứng thứ 3 thế giới về kim ngạch xuất khẩu với giá
trị xuất khẩu đạt gần 40,82 tỷ USD trong năm 2019, tăng 11,35% so với năm 2018 .
Khoảng 90% sản xuất dệt may của Việt Nam là để phục vụ xuất khẩu.
www) Những thành tựu trong những năm qua đã khẳng định vị trí của Việt Nam
trong lĩnh vực dệt may trên thị trường thế giới và cho thấy dệt may là một ngành có
lợi thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điều này được khẳng định thông qua
kết quả tính toán hệ số lợi thế so sánh biểu lộ của dệt may Việt Nam. RCA của ngành
Dệt may Việt Nam liên tục gia tăng từ 2,5 trong năm 2001 lên mức kỷ lục 4,32 trong
năm 2010, sau đó có xu hướng giảm dần và chỉ còn 3,03 trong năm 2019. Hệ số RCA
> 2 cho thấy, Việt Nam có lợi thế so sánh trong lĩnh vực dệt may. Về cơ bản, RCA
nằm trong khoảng từ 2 - 4 trong giai đoạn 2001 - 2019 cho thấy, lợi thế so sánh của
ngành Dệt may Việt Nam đạt mức trung bình. Riêng trong 3 năm (2009-2011) ngành
Dệt may có lợi thế so sánh ở mức cao với RCA > 4.
xxx) 2.2.2. Lợi thế chưa khai thác được
yyy) Trong số 6 quốc gia có lợi thế so sánh trong xuất khẩu gỗ cao nhất thếgiới,
Việt Nam từ một nước có lợi thế so sánh thấp nhất đã vươn lên xếp thứ hai thế giới
chỉ sau Ba Lan từ năm 2005. Tuy nhiên, Việt Nam luôn có lợi thế so sánh cao nhưng
lại có xu hướng giảm lợi thế so sánh kể từ năm 2007. Việt Nam chỉ có thể duy trì lợi
thế so sánh thứ 2 thế giới sau Ba Lan đến năm 2011 và tiếp tục xu hướng giảm so với
các quốc gia còn lại cho đến nay. Trong khi đó, Trung Quốc vốn có lợi thế so sánh
thấp hơn Việt Nam và các nước nhưng đã tăng dần và xếp trên trên Việt Nam từ năm
2011 (tuy nhiên, xu hướng thay đổi lợi thế so sánh của Trung Quốc cũng giống như
Việt Nam). Các quốc gia còn khác có xu hướng giảm lợi thế so sánh theo thời gian
nhưng lại tăng trở lại trong những năm gần đây.
zzz) 2.2.3. Thách thức
aaaa) - Do đang thu hút FDI đầu tư vào nên nước ta đang dần không quá tập trung vào
các thế mạnh xuất khẩu.
bbbb) - Do chính sách khắt khe nhập khẩu của EU, Mỹ, … , chính sách bảo hộ thương
mại quốc gia gây ra cản trở cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
cccc) - Các doanh nghiệp đang đầu tư nhiều hơn vào các mặt hàng mang lại lợi nhuận
cao.
dddd) 2.2.4. Giải pháp
eeee) a. Nhóm kinh tế vĩ mô
ffff) - Có các cơ chế chính sách thương mại hướng tới khuyến khích xuất khẩu và đảm
bảo nhập khẩu hướng tới yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, nâng cao năng lực sản xuất
trong nước và mở rộng hợp tác với các nước.
gggg) - Tập trung vào phát triển xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tự nhiên sẵn có và giá
rẻ như: dệt may, điện tử,….Tập trung phát triển các mặt hàng công nghệ mới có hàm
lượng chất xám cao với giá trị gia tăng lớn.
hhhh) - Huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất
nhập khẩu và phát triển kinh tế.
iiii) - Kiên trì với định hướng công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
jjjj) - Xây dựng các biện pháp tăng cường bảo hộ hàng hóa trong nước, kích thích tiêu
dùng. Với một nước giai đoạn đầu của công nghiệp hóa như Việt Nam cần tận dụng
và tọa điều kiện thuận lợi để thu hút FDI để thực hiện chuyển giao công nghệ, gia
tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế từ đó gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.
kkkk) b. Giải pháp về xuất khẩu
llll) - Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu
mmmm) Củng cố và duy trì vững chắc thị phần của hàng hóa Việt Nam tại
các thị trường trọng điểm như: EU và Bắc Mỹ, Nhật Bản cũng như tạo bước đột phá
trong xuất khẩu sang các thị trường như: Liên Bang Nga, Đông Âu, Châu Phi, Mỹ La
Tinh,…. Ngoài ra cần tập trung coi thị trường Châu Á – Thái Bình Dương là thị
trường trọng điểm xuất khẩu trong các năm sắp tới. Việt Nam sẽ tận dụng được các
lợi thế về khoảng cách địa lý và sự tương đồng về văn hóa để có thể tiếp cận và mở
rộng thị trường.
nnnn) - Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu:
oooo) Hiện tại Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp,
chưa có mẫu mã thương hiệu của Việt Nam từ đó dù sản lượng cao nhưng lợi nhuận
trên sản phẩm thu được còn thấp. Vì vậy Việt Nam nên tăng cường các chiến dịch
marketing sản phẩm xuất khẩu cũng như thiết lập các hệ thống phân phối tại các
nước từ đó mang lại giá trị xuất khẩu cao. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu: Đối
với các ngành công nghiệp, Việt Nam cần giảm thiểu xuất khẩu các mặt hàng thô và
tăng cường xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến.
pppp) 2.3. Ngành dịch vụ
qqqq) 2.3.1. Lao động
rrrr) Các ngành dịch vụ thường có hàm lượng lao động cao, gồm cả hai loại: lao
động trí tuệ cao và lao động trí tuệ nghề. Lao động kỹ thuật cao là lợi thế hàng đầu,
quyết định đến vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế tri thức. Lao động trí tuệ cao thể
hiện rõ ở các loại dịch vụ như: phát minh hay sáng chế, tác quyền, giấy phép, nhượng
quyền thương mại, tư vấn kỹ thuật. Lao động kỹ thuật nghề như hướng dẫn viên du
lịch, bán hàng, dịch vụ văn hoá – nghệ thuật, mỹ viện…. Trên thực tế, cách chia các
loại lao động này cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi lẽ trong một ngành dịch vụ rất
có thể cũng có cả lao động trí tuệ cao và lao động kỹ thuật nghề. Thí dụ, dịch vụ y tế,
dịch vụ giáo dục… đều có cả lao động trí tuệ cao và lao động kỹ thuật nghề.
ssss) Như vậy, những nước phát triển và đang phát triển thường có những lợi thế
so sánh về lao động rất khác nhau. Nói chung, những nước phát triển có lợi thế đáng
kể về lao động trí tuệ cao nhưng nguồn lao động về số lượng không lớn, cho nên
thường chú trọng phát triển những loại hình dịch vụ cao cấp. Ngược lại, những nước
đang phát triển lại có lợi thế về lao động kỹ thật nghề và nguồn nhân lực khá dồi dào
nên quan tâm phát triển những ngành dịch vụ phổ cập, không đòi hỏi nhiều lao động
trí tuệ cao.
tttt) Việt Nam là nước đang phát triển, dễ thấy từ bất cập trong cơ cấu đào tạo dẫn đến
thị trường lao động Việt Nam dư thừa người có kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ
thuật cao. Đại dịch COVID-19 vừa qua đã bộc lộ những hạn chế trình độ kỹ năng
khiến lao động Việt gặp nhiều khó khăn khi dịch chuyển việc làm, trong khi mạng
lưới an sinh chưa đủ sức đảm đương chống đỡ rủi ro cho người lao động. Nếu không
sớm thay đổi đào tạo, bù đắp các kỹ năng cho người lao động, có thể dẫn tới nguy cơ
mất tính cạnh tranh.
uuuu) Từ những điều nêu trên, chúng ta có thể đưa ra được những giải pháp. Thứ
nhất, nâng cao kỹ năng cốt lõi gồm: kỹ năng mềm, kỹ năng số, ngoại ngữ, đổi mới
sáng tạo và khởi nghiệp, thể hiện ngay từ khâu đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, phát triển
chương trình, kiểm tra đánh giá. Thứ hai, lương được xác định chính là giá cả của sức
lao động. Khi lương là giá cả sức lao động thì chúng ta phải trả lương theo nguyên
tắc thị trường, có sự can thiệp nhất định của Nhà nước
vvvv) 2.3.2. Vốn
wwww) Về cơ bản, nhu cầu vốn trong kinh doanh dịch vụ thường không lớn.
Nhìn chung lượng vốn đầu tư bình quân theo lao động trong kinh doanh dịch vụ ít
hơn so với kinh doanh hàng hoá. Điều này cũng dễ hiều bởi lẽ, kết quả đầu ra của quá
trình sản xuất dịch vụ chính là hành động hay lợi ích, tức là những sản phẩm vô hình.
Nhu cầu vốn không lớn trong kinh doanh dịch vụ thể hiện rõ hơn trong những ngành
dịch vụ cao cấp, nhu cầu phát minh / sáng chế, tác quyền, giấy phép, nhượng quyền
thương mại, đặc biệt là dịch vụ tư vấn. Xin lưu ý ở đây, vốn tri thức hay vốn trí tuệ là
điều kiện tiên quyết chứ không phải vốn tài chính hay tiền bạc. Điều này không loại
trừ một số ít trường hợp cần vốn lớn như ngành dịch vụ bưu chính viễn thông.
xxxx) Như vậy, những nước hay doanh nghiệp ít vốn sẽ có lợi thế trong kinh
doanh dịch vụ hơn so với kinh doanh hàng hoá. Là một nước thiếu hụt vốn rất lớn,
VN đang có hướng đi đúng đắn khi chọn dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cơ cấu kinh
tế lớn nhất.
yyyy) 2.3.3. Công nghệ
zzzz) Trong hoạt động kinh tế nói chung cũng như trong kinh doanh dịch vụ quốc
tế nói riêng, sự phát triển của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin là một trong
những lợi thế đặc biệt quan trọng. Lợi thế về công nghệ đang thúc đẩy mạnh mẽ cho
dịch vụ phát triển. Dĩ nhiên các ngành dịch vụ khác nhau thường sử dụng những công
nghệ khác nhau nhưng đều chú trọng đến lợi thế của “mạng số các dịch vụ tích hợp”
ISDN (Intergrated Services Digital Net- work).
aaaaa) Đối với các hãng dịch vụ, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D)
sẽ thúc đẩy khả năng ứng dụng công nghệ ngày càng mở rộng, tạo ra được lợi thế
công nghệ hơn nữa trong kinh doanh. Về xu thế đó, rõ ràng các nước công nghiệp
phát triển có nhiều lợi thế hơn so với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở VN,
mạng được phủ sóng gần như toàn quốc, chúng ta không phải chi trả một khoảng phí
quá đắt đỏ để có thể sử dụng dịch vụ này như ở các nước phát triển. Điển hình trong
đại dịch vừa qua là sự vươn lên của ngành thương mại điện tử đã phần nào giảm bớt
các khó khăn khi mua hàng trong khi vẫn đảm bảo lệnh giãn cách.
bbbbb) 2.3.4. Chuyển giao thông tin, công nghệ, vốn và con người
ccccc) Mạng thông tin toàn cầu ngày nay càng đóng vai trò quan trọng hơn trong
việc xuất khẩu dịch vụ. Các chương trình phần mềm, các luồng thông tin qua biên
giới là rất cần thiết cho việc phát triển thương mại quốc tế ngày nay. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) thường đòi hỏi phải chuyển giao vốn, công nghệ, và kinh nghiệm
quản lý thông qua đó dịch vụ được cung cấp kịp thời.
ddddd) Như vậy, để dịch vụ được cung cấp ra các thị trường nước ngoài, cần
phải có bước chuyển giao thông tin (hay những tài sản vô hình khác), công nghệ, vốn
và con người. Trong đó, con người chính là những nhà cung cấp dịch vụ thường
xuyên có quan hệ qua lại với khách hàng quốc tế.
eeeee)

3. Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế: thuế quan, hạn
ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế xuất khẩu tự
nguyện, hỗ trợ xuất khẩu. Liên hệ việc áp dụng các công cụ này
trong chính sách ngoại thương của Việt Nam.
a) So sánh thuế và hạn ngạch

b) Đánh giá thuế xuất nhập của Việt Nam

Để quản lý được các hoạt động mua bán với các nước, nhà nước đã có nhiều biện pháp,
trong đó thuế xuất nhập khẩu là một trong những công cụ chủ yếu. Thông qua việc ban
hành và thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu, chúng ta có thể nắm đủ tình hình xuất
nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho nhà nước có căn cứ đề ra chính sách ngoại thương
đúng đắn, cân đối cung, cầu hàng hóa xuất nhập khẩu và cân bằng cán cân thanh toán.
Thuế xuất nhập khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ban hành năm 2016, ngày càng được hoàn thiện
hơn.
Thuế xuất khẩu: Hiện nay đối với phần lớn hàng xuất khẩu có thuế suất 0%, trừ một số
mặt hàng như dầu thô, một số loại quặng và song mây.

Thuế nhập khẩu được quy định có 3 mức: thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và
thuế suất ưu đãi đặc biệt để áp dụng trong những trường hợp khác nhau tùy thuộc vào
mức độ quan hệ thương mại giữa VN với các nước, tạo thuận lợi trong đàm phán về thuế,
phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta cam kết thực hiện. Theo tài liệu của Bộ
thương mại, hiện nay VN đã có thỏa thuận về đối xư ưu đãi đặc biệt trong quan hệ
thương mại với một số nước trong khu vực như: Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan. Nước ta đã có thỏa thuận về đối xư tối huệ
quốc trong quan hệ thương mại với 66 nước trên thế giới.

- Mức thuế nhập khẩu tối đa có xu hướng giảm

- Đơn cử như với 2 FTA “thế hệ mới” được ký trong năm 2019 là Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam - Liên minh châu
Âu (EVFTA)

Đối với CPTPP, Cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế theo lộ trình: 65,8% số dòng
thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định cóhiệu lực, 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0%
vào năm thứ 4 kể từ khiHiệp định có hiệu lực (năm 2021); 97,8% số dòng thuế có thuế
suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi, Hiệp định có hiệu lực (năm 2029);Các mặt hàng còn
lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộtrình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoă ăc
theo hạn ngạchthuế quan
Theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số
dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU ngay khi Hiệp định có hiệu
lực. Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế. Sau 10 năm, mức xóa bỏ này tương ứng là
98,3% số dòng thuế . Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU ta áp dụng lộ trình xóa
bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết
WTO.
* thị trường xuất khẩu mở rộng
* cơ cấu mặt hàng
Có thể nói rằng chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nước ta đã có tác động tích
cực trong việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, mơ rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển, bảo vệ sản xuất trong
nước, hướng dẫn tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Tác động của thuế nhập khẩu: https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/thue-xuat-
khau-thue-nhap-khau-o-viet-nam-thuc-tien-va-giai-phap-330950.html

c) Hạn Ngach:
Hiện nay, Việt Nam cũng ra một số quy định về việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, chỉ
trong một số trường hợp nhất định, một số hàng hóa nhất định thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền mới dùng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu. Các trường hợp đó bao gồm:
Để hạn chế một số mặt hàng nhập khẩu vào nước ta. Để bảo vệ những hàng hóa nội địa,
giúp bình ổn giá sản phẩm, khuyến khích người dân dùng hàng nội địa. Hạn chế những
loại mặt hàng có ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng.
Có 4 mặt hàng hiện nay vẫn được Việt Nam duy trì cơ chế hạn ngạch thuế quan là:
Trứng gia cầm, muối, đường, thuốc lá:
Ví dụ với mặt hàng Đường: Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công Thương công bố lượng hạn
ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021 theo lượng tối thiểu cam kết trong WTO là
108.150 tấn.
Theo Bộ NN&PTNT, báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, đến cuối
tháng 4, toàn ngành mía đường ép được 6.263.796 tấn mía, sản xuất được 661.712 tấn
đường.
Ước tính sản lượng đường từ mía niên vụ 2020/2021 đạt khoảng 700.000 tấn, tương
đương sản lượng mía khoảng 7 triệu tấn. Theo số liệu Bộ Công Thương cung cấp, nhu
cầu tiêu thụ đường trung bình những năm gần đây từ 2,1 – 2,3 triệu tấn/năm.
Lượng đường nhập khẩu chính ngạch trong 3 tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng nhập
khoảng 125.000 tấn. Với số liệu như trên, Bộ NN&PTNT nhận định, tổng cung khoảng
2,2 triệu tấn chưa tính lượng đường tồn kho.
Từ đó, có thể đánh giá việc thiếu hụt đường là không nghiêm trọng.
Áp dụng mức hạn ngạch nhập khẩu với các mặt hàng trên vì:
Hạn chế mức ảnh hưởng đến việc sản xuất các mặt hàng trong nước.
Theo quy định của WTO, khi giành được quyền áp thuế nhập khẩu cao, mỗi năm Việt
Nam cũng phải cấp hạn ngạch nhập khẩu một lượng sản phẩm nhất định đối với những
mặt hàng được bảo hộ. => Việc cấp hạn ngạch nhập khẩu trứng, muối là bắt buộc nhằm
tuân thủ cam kết WTO.
- Nước ta hiện nay thị trường thương mại ngày càng trở nên sôi động, các quốc gia khác
vì thế cũng không thể chỉ “áp dụng kinh tế tự cung tự cấp”. Nên nhiều nước ồ ạt muốn
xuất khẩu sang những thị trường tiêu dùng tiềm năng mà Việt Nam là một điển hình.
Ngoài ra nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày một tăng cao.
- Những chính sách về hạn ngạch nhập khẩu là một phương án để bảo vệ những mặt
hàng nội địa. Điều đó giúp hàng hóa trong nước được bảo vệ dưới sự đổ bộ ồ ạt của hàng
loạt những sản phẩm đến từ nước ngoài. Tạo cơ hội cho những doanh nghiệp Việt Nam
có động lực phát triển hơn, cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.
- Những tác động của hạn ngạch nhập khẩu cũng để lại nhiều hậu quả đối với nhiều
doanh nghiệp kinh doanh, buôn bán tại nước ta như:
Lãng phí nguồn lực, gây ra nhiều vấn đề tiêu cực khác nhau trong việc xin hạn ngạch
giữa các doanh nghiệp
Xảy ra sự phân loại khách hàng khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu còn có thể biến một doanh nghiệp trở thành nhà độc quyền về nhập
khẩu mặt hàng đó. Điều này sẽ gây ra nhiều sự bất lợi cho người tiêu dùng.
Việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu chẳng đem lại lợi ích gì cho ngân sách chính phủ
nhưng lại đem về lợi nhuận rất lớn cho những doanh nghiệp xin được giấy phép.
Kinh tế cũng sẽ phải chịu nhiều thiệt hại hơn so với với áp dụng các loại thuế quan ngắn
hạn.
d) Hỗ trợ xuất khẩu:
Dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam” sẽ hỗ trợ phát
triển chuỗi cung ứng hồ tiêu và góp phần vào tăng trưởng bền vững của ngành; cải thiện
đời sống của 10.000 hộ nông dân trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên và giúp các doanh nghiệp
sản xuất, chế biến hồ tiêu tăng sản lượng bền vững.
e) Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Đánh Giá hoạt động xuất nhập khẩu của Viêt Nam:
1. Những kết quả đạt được
1.1. Về xuất khẩu: Kết thúc năm 2020, về cơ bản các mục tiêu đề ra trong Chiến lược
xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 đều đạt được.
Tăng trưởng xuất khẩu vượt mức kế hoạch đề ra.
- Về quy mô xuất khẩu: Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng
nề từ Covid-19, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất
khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu ước đạt
gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Như vậy, Tăng trưởng xuất khẩu giai
đoạn 2016 -2020 đạt trung bình khoảng 11,7%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm
lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều
kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng xuất khẩu trong 2 năm qua không đến
từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp. Tỷ trọng
nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn
mức 84,2% của năm 2019; 82,9% của năm 2018 và 81,1% của năm 2017. Điều này thể
hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã
thực sự tác động, tạo thuận lợi và cơ hội cho sản xuất và hoạt động kinh doanh, xuất nhập
khẩu của doanh nghiệp.
- Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch
xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2020 là 31 mặt hàng (trong đó có 9 mặt hàng xuất
khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 92% tổng
kim ngạch xuất khẩu.
- Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị
trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và tận dụng
hiệu quả các FTA. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường
trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng
cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ,
Úc...
Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về
chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD); EU
(xuất siêu gần 20,3 tỷ USD). Riêng đối với thị trường EU, cả năm 2020, xuất khẩu sang
thị trường EU 34,94 tỷ USD giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019 do các tác động của đại
dịch. Tuy nhiên, sau 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, xuất khẩu sang thị trường EU
đạt khoảng 15,38 tỷ USD, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp
định EVFTA được thực thi, điển hình như thủy sản, tôm, gạo…
Đối với thị trường các nước CPTPP, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất
khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tích cực. Năm 2020, xuất
khẩu sang Canađa duy trì mức tăng trưởng dương, đạt 4,35 tỷ USD, tăng 11,9%; xuất
khẩu sang Mexico đạt 3,17 tỷ USD, tăng 12,2%...
1.2. Về nhập khẩu: Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, trong những năm gần đây chúng ta
đã tiếp tục thực hiện tốt khâu kiểm soát nhập khẩu.
- Về quy mô nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 174,8 tỷ USD năm
2016 lên 253,4 tỷ USD năm 2019 và đạt khoảng 262,4 tỷ USD vào năm 2020 tăng 3,6%
so với năm 2019. Tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 9,6%/năm.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch nhập khẩu trong giai
đoạn này thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu, đạt mục tiêu
Chiến lược đề ra.
- Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Kiểm soát nhập khẩu được thực hiện tốt. Theo đó,
nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đã tăng trưởng chậm lại. Nhập khẩu tập trung chủ yếu
ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, xuất khẩu và phục vụ các dự án đầu tư trong
nước. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết
yếu luôn chiếm gần 89%; nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ
chiếm dưới 6,27%.
1.3. Cán cân thương mại
Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu với
việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỷ USD. Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch
Covid-19 vẫn đạt khoảng 543,9 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư trong toàn bộ thời kỳ Kế hoạch 5 năm 2016 -
2020 với mức xuất siêu năm sau tăng cao hơn năm trước, qua đó đóng góp lớn vào tăng
trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản hàng hóa cho
người nông dân. Xuất siêu giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh
tế vĩ mô. Năm 2020, xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục gần 19,1 tỷ USD.
2. Những vấn đề còn tồn tại, khó khăn
- Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm do gặp khó khăn về thị
trường và giá bán. Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông
sản, thuỷ sản chưa cao.Với nông sản, ta đã làm tốt công tác đàm phán để nước nhập khẩu
cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (thông qua các Hiệp định
FTA); Tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an
toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã
được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng một số nông sản của Việt Nam vẫn chưa được
phép nhập khẩu vào một số thị trường.
- Một số ngành trong nhiều năm là động lực tăng trưởng xuất khẩu như sản phẩm điện tử,
máy vi tính và sản phẩm quang học, đặc biệt là điện thoại di động không còn duy trì được
tốc độ tăng trưởng ấn tượng như giai đoạn trước.

- Mặc dù Việt Nam đã và đang rất tích cực, chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề trong
tranh chấp thương mại, xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại, vượt qua các rào cản
thương mại của các thị trường nhập khẩu nhưng tình hình thế giới đang có những diễn
biến hết sức phức tạp, khó lường, các nước ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế
thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước. (Trong năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận 39 vụ
việc khởi xướng điều tra mới, tăng gần 2,5 lần so với năm 2019). Hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn do nhiều nước chuyển sang áp dụng
nhiều hình thức mới thay vì áp dụng các hàng rào kỹ thuật như áp thuế chống bán phá
giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại... đòi hỏi cần có sự khẩn trương nghiên cứu, thay
đổi trong cách tiếp cận để kịp thời điều chỉnh, ứng phó.
- Việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại nhiều thuận lợi
trong cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh, hoạt
động thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ sở
hạ tầng, nguồn nhân lực chưa có sự cải thiện rõ rệt để tận dụng tối đa lợi ích mang
lại. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác
quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phương thức
marketing trong thương mại quốc tế cũng như chưa chủ động kết nối với các doanh
nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực
cạnh tranh.
- Xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI). Mặc dù tỷ trọng giá trị xuất khẩu của khối FDI đã giảm trong thời gian qua
nhưng vẫn chiếm trên 64% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Do sản xuất và xuất khẩu của
khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có
biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng, xuất khẩu của ta sẽ chịu tác động mạnh.
3.Xuất nhập khẩu Việt Nam kể từ khi đại dịch xuất hiện
Năm 2020 có dấu ấn đặc biệt đối với thương mại toàn cầu, với sự bùng phát và diễn biến
phức tạp của đại dịch COVID-19. Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để
ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi
cung ứng đứt gãy, dẫn tới làn sóng phá sản nhiều DN trên toàn cầu.
Đối với Việt Nam, với việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã
hội, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
2020 đạt 2,91%. Đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020, tuy nhiên, xét
dưới tác động chung của đại dịch COVID19, kết quả này là tương đối ấn tượng khi so với
các quốc gia trong khu vực và trên thế giới (tăng trưởng GDP âm hoặc không tăng
trưởng).
Năm 2020, Việt Nam đạt được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch XNK. Tổng trị giá XNK
hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019. Trong đó, trị giá
hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0% (tương ứng tăng 18,39 tỷ USD) và
nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 9,31 tỷ USD).
Trong năm 2020, Việt Nam đã có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 9
mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Việt Nam đã
xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng
đối với hàng hóa nhập khẩu như: Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD), Liên minh châu
Âu (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD)...
Cán cân thương mại hàng hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95
tỷ USD, đây là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Năm 2021,
kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn chưa hết khó khăn bởi do đại dịch COVID-19 tiếp tục
bùng phát.
Kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 đến nay, hoạt động XNK của Việt Nam tiếp tục
có nhiều ảnh hưởng, trong đó có thể chỉ ra một số thách thức sau:
- Kinh tế toàn cầu suy giảm trên diện rộng: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sụt
giảm sâu nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929-1930. Theo Báo cáo của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD), GDP toàn cầu năm 2020 sụt giảm 4,2% so với năm
2019. Năm 2020, phần lớn các nền kinh tế, khu vực kinh tế trên toàn cầu đều tăng trưởng
âm (ngoại trừ Trung Quốc, Ai Cập, Việt Nam).
- Các nền kinh tế là các thị trường lớn xuất khẩu của Việt Nam đều giảm như: Tăng
trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy giảm 7,3%; Mỹ suy giảm 3,5%;
Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 2,3% - mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu 2008...
- Thương mại toàn cầu thu hẹp mạnh: Xu hướng suy yếu của hoạt động thương mại toàn
cầu xuất hiện trong cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ở phần lớn các quốc gia trên thế
giới khi nhu cầu về hàng hóa, nguyên liệu sản xuất giảm mạnh và các chuỗi cung ứng
hàng hóa bị gián đoạn
Triển vọng thương mại u ám hơn tại các nước phụ thuộc vào xuất khẩu và hoạt động du
lịch. Những nước xuất khẩu dầu mỏ cũng chịu cú sốc mạnh khi giá dầu giảm trong nửa
đầu năm 2020. Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ -
Trung, dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm
bởi đại dịch kéo dài.
- Đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và xu hướng dịch chuyển đầu tư: Các biện pháp
phong tỏa và đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát đã khiến
thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, dẫn tới làn sóng phá sản DN khắp
thế giới. Vì sự đứt gãy đột ngột của chuỗi cung ứng toàn cầu mà hiện tượng khan hiếm
hàng hóa đã xảy ra trên toàn thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất ô tô,
thiết bị y tế...
Trước tình hình này, các nước đã đa dạng hóa đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh nội địa hóa
và khu vực hóa nhằm ngăn chặn rủi ro, đảm bảo sự ổn định cho chuỗi cung ứng. Tại Việt
Nam, một số ngành công nghiệp chế biến chịu tác động mạnh: Ngành Dệt may do đứt
gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, cầu giảm mạnh và xuất khẩu giảm sút nghiêm
trọng, đặc biệt là xuất khẩu tới các thị trường chủ lực và truyền thống như Mỹ, EU...
- Nguy cơ từ tình trạng dịch bệnh kéo dài: Đây là nguy cơ lớn nhất và gia tăng rủi ro cho
các nguy cơ vừa đề cập. Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, các DN đã và đang
phải cố gắng duy trì sản xuất nhưng vẫn đối mặt với nguy cơ các thị trường quốc tế sẽ
dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác, đến khi dịch được kiể
4. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch
Đối với cơ quan quản lý
- Tiếp tục tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị
trường và tháo gỡ các rào cản để thâm nhập các thị trường mới; Tiếp tục theo dõi sát sao
diễn biến của đại dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước để có các biện pháp ứng
phó kịp thời, hỗ trợ DN; Đưa ra những khuyến cáo đối với các cơ quan, DN tham gia
XNK, cần nhận thức rõ được những diễn biến trên thị trường thế giới để có thể tranh thủ
khai thác hết cơ hội, tiếp tục duy trì được thế mạnh xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay.
- Ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm
khôi phục sau đại địch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác
định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc
đẩy xuất khẩu.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ DN về thị trường, cải cách thủ tục hành chính liên
quan đến XNK, tháo gỡ khó khăn về đầu vào, hỗ trợ về thông tin và đẩy mạnh tổ chức
các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
- Nâng cao năng lực trong công tác cảnh báo sớm, phân tích, cảnh báo tình hình tăng
trưởng xuất khẩu nóng, dẫn tới nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương
mại và chủ động có biện pháp phù hợp để bảo vệ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
- Có chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách thuế hỗ trợ đối với các DN xuất khẩu. Đối với
DN XNK
- Đa dạng hóa hơn nữa các đối tác thương mại, giảm thiểu những tác động đến từ một đối
tác thương mại cụ thể.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị và sức khỏe tài chính cũng như khả
năng thích ứng để vượt qua các thách thức, rủi ro trong hoạt động giao thương quốc tế.
- Cần có những chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng thông qua việc nghiên cứu, dự
báo các nhu cầu. Chú trọng nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại
cho phù hợp với tình hình mới...
Năm 2021, dù dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian giãn cách xã
hội áp dụng tại nhiều tại các tỉnh, thành phố lớn của cả nước, song tình hình xuất nhập
khẩu ghi nhận nhiều điểm sáng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến hết ngày
15/9/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 454.58 tỷ USD. Trong đó,
tổng trị giá xuất khẩu đạt gần 225,2 tỷ USD, tăng 19,8% tương ứng tăng 37,15 tỷ USD so
với cùng kỳ năm 2020; tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 229,38 tỷ USD, tăng
32,2% (tương ứng tăng 55,92 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu
mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt của các DN FDI đã góp phần cải thiện đáng kể
cán cân thương mại của Việt Nam, tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước về một môi trường
kinh doanh minh bạch, thuận lợi. Vốn ODA cung cấp cho Việt Nam tăng mạnh qua các
giai đoạn, từ 1993 - 2015 vốn cam kết đạt 91,1 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 58 tỷ USD
(63,7%).

Kinh tế đối ngoại cũng đã góp phần tích cực vào việc đưa Việt Nam từ quốc gia đói
nghèo trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới, có mức
thu nhập trung bình và luôn đạt mức tăng trưởng kinh tế. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng
trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2019 của Việt Nam đạt 6,26% (bình quân thế giới
là 3,69%), quy mô GDP từ 66,4 tỷ USD năm 2006 tăng lên 261,6 tỷ USD năm 2019,
GDP theo đầu người từ 797 USD năm 2006 tăng lên 1.154 USD năm 2008, đưa Việt
Nam bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, năm 2019 đạt 2.740 USD. Đặc
biệt, kể từ năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến hầu hết các nền kinh tế, kể cả
các nền kinh tế tăng trưởng âm, nhưng Việt Nam vẫn là một trong ba quốc gia có mức
tăng trưởng kinh tế dương, (+2,91%) năm 2020.
Hai xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế: tự do hoá thương mại và bảo
hộ thương mại. Biểu hiện của hai xu hướng này trong chính sách ngoại thương của Việt
Nam.
(liên hệ với chính sách kinh tế đối ngoại cuarVieetj Nam qua việc nhà nước ta sử dụng
các công cụ: thuế.
Giải pháp: https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phat-trien-kinh-te-doi-ngoai-trong-
boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay-340853.html

https://dav.edu.vn/su-phat-trien-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-viet-nam-sau-dai-hoi-
lan-thu-xiii-cua-dang/

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816720/day-manh-phat-
trien-kinh-te-doi-ngoai-phuc-vu-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc-trong-tien-
trinh-hoi-nhap-quoc-te.aspx

Tăng cường đổi mới kinh tế trong nước và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước

Cải thiện chính sách đầu tư gắn với điều chỉnh cơ cấu kinh tế

1. Tự do hóa thương mại:

Tự do hóa thương mại được xem là một hướng đổi mới quan trọng trong chính sách và cơ
chế quản lý thương mại và kinh tế đối ngoại.

- Đẩy mạnh giao thương với các quốc gia trên thế giới: tham gia các tổ chức kinh tế lớn.

- Ký kết hiệp định song phương và đa phương, mở rộng quan hệ ngoại giao: tính đến
nay, Việt Nam tham gia ký kết hơn 13 hiệp định thương mại tự do, 1 FTA đã ký nhưng
chưa có hiệu lực, 2 FTA đang đàm phán, trong đó bao gồm cả các FTA thế hệ mới, Các
FTA này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có
quan hệ thương mại với trên 230 thị trường.

Có thể thấy trong xu hướng này, các mức thuế của Việt Nam có xu hướng giảm:

Ngày càng hoàn thiện và đổi mới chính sách nhập khẩu để khuyến khích nhập khẩu cạnh
tranh nhằm đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng xuất khẩu và hàng sản xuất thay thế nhập khẩu có thể xem là hướng đi -
định hướng hợp quy luật trong bối cảnh hiện nay. Theo đó cần tiếp tục:
1- Mở rộng và đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào một
số thị trường. Hết sức chú trọng các thị trường Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản -
những thị trường có công nghệ cao, công nghệ nguồn;

2- Có chính sách cởi mở để khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ nhằm từng bước giảm thấp việc nhập khẩu;

3- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật. Mở rộng hợp tác khu vực để hài
hòa hóa tiêu chuẩn. Tăng cường kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu
nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ việc nhập khẩu công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu.

Luật Thương mại và các cơ chế, chính sách quản lý ngày càng hoàn thiện nhằm tạo điều
kiện thực hiện thuận lợi hóa thương mại. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa
đổi cho thống nhất, đồng bộ với quy định của Hiến pháp và các luật hiện hành; tương
thích với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cần bắt đầu từ việc tạo một môi
trường kinh doanh thuận lợi mà ở đó, doanh nghiệp có thể hoạt động theo các quy luật
của thị trường.

Hiện nay chính phủ Việt Nam đã ban hành 12 nghị định về các biểu thuế ưu đãi cho các
đối tác trong 12 hiệp định này.

Nhiều hiệp định đang tiến tới năm xóa bỏ thuế quan bao gồm 8512

% vào năm 2019. Cùng kết thúc lộ trình vào năm 2019 khoảng 60%

2. Bảo hộ thương mại:

- Thuế nhập khẩu

- Hạn ngạch nhập khẩu

Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?


https://luatminhkhue.vn/kinh-te-doi-ngoai-nuoc-ta-hien-nay-tinh-hinh-va-cac-giai-
phap.aspx#41-cac-quan-he-kinh-te-doi-ngoai-la-quan-he-thi-truong

5. Hội nhập kinh tế quốc tế: khái niệm, các hình thức hội nhập kinh tế khu vực. Tác động
tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế. Liên hệ: Một số định chế kinh tế quốc
tế tiêu biểu mà Việt Nam đang tham gia: WTO, AEC, CPTPP (cơ hội và thách thức, giải
pháp).

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập EVFTA:

Đối tác EU: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-nhung-co-hoi-va-thach-thuc-


khi-viet-nam-gia-nhap-hiep-dinh-evfta-77662.htm

đứng thứ 2 về xuất khẩu

EVFTA có hiệu lực từ ngày 1-8-2020, đang mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm dệt may Việt
Nam thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường EU. Cụ thể, quy mô thị trường EU 27 hiện nay
là 500 triệu dân, GDP đạt 18.292 USD năm 2019, chiếm 22% GDP toàn cầu. Tổng kim
ngạch nhập khẩu dệt may của khu vực hiện vào khoảng 250 tỷ USD/năm, chiếm 34%
tổng cầu dệt may thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu (XK) dệt may của Việt Nam vào EU năm 2019 đạt khoảng 5,5 tỷ
USD, chiếm thị phần 2,2% tổng nhập khẩu dệt may của EU, xấp xỉ thị phần của
Campuchia, đứng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan. Hiện Bangladesh,
Pakistan, Campuchia đều được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất 0% khi XK vào EU với
điều kiện xuất xứ dễ dàng hơn Việt Nam.
https://trungtamwto.vn/file/17898/17.%20Co%20hoi%20va%20thach%20thuc%20voi
%20linh%20vuc%20thuong%20mai%20hang%20hoa%20cua%20Viet%20Nam%20khi
%20EVFTA%20co%20hieu%20luc.pdf
Xuất khẩu ngành dệt may của Việt NAm sang EU

Thực trạng: quy mô, tỷ trọng, cơ cấu mặt hàng

Năm 2011 là một năm đầy thắng lợi với ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là tại thị
trường Châu u. Khủng hoảng kinh tế châu u 2011 kéo theo sự suy giảm trong nhu cầu
tiêu dùng hàng dệt may tại thị trường này, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang
EU trong năm 2011 của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh, đạt 2,52 tỷ USD, chiếm 15,9%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. Đây là mức tăng trưởng cao
nhất của ngành dệt may nước ta vào thị trường EU trong 5 năm kể từ 2006. Không chỉ
tăng về kim ngạch, giá trị thặng dư của nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu
vào thị trường EU cũng tăng rất nhanh trong năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên được cho là do tình trạng các nhà nhập khẩu EU đã chuyển hướng đặt hàng từ Trung
Quốc sang Việt Nam.

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc các nước đang phát triển đạt 300 tỷ USD
(chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch toàn cầu) tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2011 (đạt
91 tỷ USD, tương đương 50% tổng kim ngạch toàn cầu). Tốc độ tăng trưởng trong kim
ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong vòng 15 năm của khu vực các quốc gia đang phát
triển là 8,3%/năm, trong khi tốc độ này chỉ là 2,8% cho khu vực còn lại. Tuy nhiên, giữa
các quốc gia đang phát triển không có tốc độ tăng trưởng đồng đều, Campuchia và
Bangladesh là hai quốc gia mới nổi về xuất khẩu dệt may đạt được mức tăng trưởng 8%,
cao hơn các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu trong đó có Việt Nam. Doanh nghiệp dệt
may Việt Nam cũng gặp phải khó khăn khi các nhà nhập khẩu EU có xu hướng chuyển
dần những đơn hàng từ Việt Nam (nhằm tránh mức thuế nhập khẩu 10%) sang các nước
bạn hàng khác như Campuchia, Lào và Bangladesh do các nước này được hưởng tiêu
chuẩn Tối huệ quốc (MFN) với mức thuế suất nhập khẩu 0% của EU. Xuất khẩu dệt may
Việt Nam sang các thị trường năm 2016 nhìn chung tăng trưởng thấp do nhu cầu nhập
khẩu hàng dệt may tại các thị trường lớn cũng bị sụt giảm. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu
dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng 1 con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể
kinh tế toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính,
đây là một nỗ lực đáng ghi nhận. Tại thị trường Châu u, Việt Nam đã xuất khẩu 3,51 tỷ
USD giá trị hàng dệt may, chỉ tăng 3% so với năm 2015, nhưng chiếm đến 12,3% trong
số 28,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Tiếp tục đà tăng trưởng, trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam
vào thị trường EU đạt hơn 4,2 tỷ USD, tăng trưởng hơn 135 triệu USD. Trong tháng
1/2019, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng mạnh so với cùng kỳ 2018 với mức
tăng hơn 81 triệu USD (24,5%) mặc dù ngay sau đó, kim ngạch xuất khẩu đã giảm sâu
xuống chỉ còn 141,8 triệu USD, tức là giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy vậy,
tình trạng này ngay lập tức được ổn định vào tháng 3/2019 khi kim ngạch xuất khẩu ghi
nhận trong tháng này là hơn 281 triệu USD, gấp đôi tháng 2/2019 và tăng 5,5% so với
cùng kỳ năm 2018. Trong 9 tháng cuối năm 2019, mức độ tăng trưởng có sự biến động
theo chiều hướng tích cực dù mức tăng là không lớn và tốc độ tăng không ổn định. Mức
tăng có sự chậm lại vẫn là do những ảnh hưởng trong kinh tế chính trị châu u. Kể từ quý
II/2019, tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu u Eurozone không thể giữ
được mức tăng trưởng 0,4% như các quý trước đó mà chỉ tăng 0,2%. Hai nền kinh tế lớn
nhất châu u là Đức và Anh đều gặp nhiều khó khăn: kinh tế Anh do ảnh hưởng của
Brexit bị sụt giảm 0,2%, nền kinh tế Đức cũng suy yếu rõ rệt khi căng thẳng thương mại
Mỹ - Trung ngày một leo thang cùng với tác động của Brexit.

Năm 2020 là một năm đen tối của nền kinh tế toàn cầu. Đại dịch Covid-19 xuất
hiện ngay đầu năm đã trở thành sát thủ vô hình đẩy nền kinh tế toàn cầu đang trong giai
đoạn phục hồi mong manh sa lầy vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến thứ II.
Từ Trung Quốc và các quốc gia châu Á, Covid-19 đã lan sang châu u và biến nơi đây trở
thành tâm dịch; kinh tế châu u bị giáng một đòn nặng nề. Ngay lập tức, cầu về hàng dệt
may bị sụt giảm nghiêm trọng. Theo thống kê, trong năm 2020, có đến 87,1% doanh
nghiệp dệt may Việt Nam bị giảm đơn hàng; 53,5% doanh nghiệp dệt may bị khách hoãn
hủy đơn và có đến 22,9% doanh nghiệp dệt may không xuất khẩu được khi hàng loạt
chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu từ nước ngoài bị gián đoạn, đứt gãy. Ngoại trừ tháng
2/2020, trong tất cả các tháng còn lại, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường EU
đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, với mức giảm đều rất sâu, từ 80-140 triệu USD.
Mức giảm sâu nhất được ghi nhận vào tháng 5 là 143,03 triệu USD (36,3%) so với tháng
5/2019.

Như vậy, trước khi EVFTA có hiệu lực, chính phủ và các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp cận thị trường EU màu mỡ với hơn 500 triệu
dân. Quy mô xuất khẩu liên tục có sự cải thiện qua các năm dù mức độ cải thiện là không
đồng đều do ảnh hưởng của những biến động kinh tế khu vực và toàn cầu. Từ chỗ là mặt
hàng hạn chế nhập khẩu, hiện nay hàng dệt may Việt Nam đã được xuất khẩu rộng rãi
sang thị trường châu u với quy mô đạt hơn 4 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, dư địa thị
trường EU với Việt Nam còn rất lớn. Là hai thị trường mang tính chất bổ sung đầy tiềm
năng nhưng tỷ trọng hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 2% tổng sản lượng
hàng dệt may nhập khẩu tại liên minh kinh tế này. Không những thế, còn có rất nhiều thị
trường châu u mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đến nay vẫn chưa thâm nhập
được nhiều: Estonia, Slovenia, Latvia, Litva, Manta, Rumani, Síp, Ai Len, Bồ Đào Nha,
Bungary.

Nhìn chung, ngoại trừ năm 2020 vừa qua nền kinh tế Việt Nam và toàn thế giới bị ảnh
hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 thì giai đoạn từ 2011-2020 đã chứng kiến sự tăng
trưởng liên tục về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, từ 2,52 tỷ
USD vào năm 2011 thì tới năm 2019 con số đạt 4,25 tỷ USD và sau đó giảm sâu còn 3,63
tỷ USD trong năm 2020. Mặc dù kim ngạch hằng năm vẫn tăng trưởng nhưng xét về cơ
cấu thị trường xuất khẩu thì chủ yếu vẫn tập trung tại các quốc gia lớn như Đức, Anh,
Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp - nhóm các nước nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam
nhiều nhất tại thị trường EU. Trong đó, Đức luôn duy trì là nước nhập khẩu hàng đầu

Việc hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở thị trường
của một số quốc gia sẽ cần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới khi 2 bên đã ký
kết Hiệp định EVFTA. Đặc biệt, Việt Nam nên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến
thương mại và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sang các nước nội khối liên minh Châu
u EU. Trong giai đoạn 2011 - 2020 được nghiên cứu, nhóm 5 quốc gia đứng đầu của xuất
khẩu dệt may Việt Nam liên tục chiếm trên 75% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may Việt
Nam của thị trường rộng lớn 28 nước thành viên. Điều này cho thấy còn rất nhiều các
quốc gia khác Việt Nam cần quan tâm, thúc đẩy và hợp tác hơn nữa để ngành dệt may
trong nước có cơ hội được thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU đầy tiềm năng.

Các mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU bao gồm: hàng
dệt kim, đồ thể thao, quần dài và quần short, đồ lót, áo thun, áo jacket… trong đó nhập
khẩu đồ thể thao tăng mạnh. Trong giai đoạn từ 2013 - 2018, nhập khẩu đồ thể thao tăng
trung bình 10,34% mỗi năm, trong khi các chủng loại hàng may mặc khác tăng 4% đến
9,6% mỗi năm. Tăng trưởng nhập khẩu đồ thể thao được thúc đẩy bởi chức năng của nó
và xu hướng ngày càng tăng của người châu u tham gia thể thao vì lý do sức khỏe. Số
liệu này cho thấy các nhà sản xuất đồ thể thao trong nước đang có cơ hội tăng xuất khẩu
đối với hàng thể thao vào thị trường EU trong những năm tới.

Hiện nay, các mặt hàng dệt may của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng hơn bởi sự đa
dạng hóa cả về mẫu mã và chủng loại, hứa hẹn sẽ có thêm nhiều sản phẩm dệt may được
xuất khẩu sang thị trường đối tác. 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
EU lớn nhất gồm áo jacket, quần, áo thun, đồ lót, áo sơ mi, quần áo trẻ em, quần short,
quần áo bảo hộ lao động, váy, quần áo bơi, chiếm đến 88,42% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng may mặc của Việt Nam sang EU năm 2019. Màn và khăn chiếm tỷ trọng thấp nhất
trong cơ cấu xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU, với tỷ trọng chỉ khoảng 0,02%
mỗi loại được tiêu thụ hàng năm (Chi tiết tham khảo phụ lục 4).

EU cũng là thị trường tiêu thụ chính cho một số sản phẩm may mặc của Việt Nam như
caravat, khăn bàn, găng tay, quần áo bảo hộ lao động, quần áo mưa, áo gió, áo đạo hồi…
Đặc biệt 91% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng caravat của Việt Nam là sang EU

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

https://docs.google.com/document/d/1ZKXYvwx_f5q7XdPxp0PInC2oBPW7zwl2/edit#
Ngành thủy hải sản: http://vasep.com.vn/chuyen-de/hiep-dinh-cptpp-va-cac-fta-co-hoi-
thach-thuc

You might also like