You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC KINH TẾ

TPHCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn


Mã lớp học phần : 23C1POL51002804
Phòng học : B1-806
Buổi học : Chiều thứ sáu
Sinh viên thực hiện
Họ và tên : Trần Thanh Thảo
Mã số sinh viên : 31221021683
Lớp : DH48IBC02
Câu 1: Phân tích tính tất yếu và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình
phát triển của Việt Nam.
a. Khái niệm:
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia ấy hội nhập nền
kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các
chuẩn mực quốc tế chung. Hội nhập có thể xem là con đường tốt nhất, rút ngắn khoảng
cách tụt hậu so với những nước khác và có điều kiện nhằm phát huy tói đa lợi thế so
sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Để không bị bỏ lại so với thế giới trong xu hướng ngày nay, Việt Nam đang từng
bước mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế không chỉ của khu vực mà còn của
thế giới, nhằm mục tiêu trở thành một quốc gia công nghiệp sở hữu kỹ thuật hiện đại,
công nghệ tiên tiến cùng với chất lượng đời của của nhân dân ngày một được nâng cao.
Chính sự hội nhập này là xu thế tất yếu đã mang đến cho Việt Nam nhiều lợi ích.
b. Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: thông qua ba mặt
Thứ nhất, do sự phát triển của phân công lao công quốc tế:
- Phân công lao động quốc tế là tiền đề cho sự hình thành các quan hệ kinh tế quốc
tế. Điều kiện để phát triển: sự khác biệt giữa các nước qua các khía cạnh như điều
kiện tự nhiên, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học – công
nghệ…
- Sự phát triển này làm cho nền kinh tế của cá nước ngày càng gắn chặt vào nền
kinh tế toàn cầu, hình thành các mối quan hện vừa lệ thuộc, vừa tương tác lẫn
nhau trong một chỉnh thể. Điều này khiến hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu
thế chung trên thế giới.
Thứ hai, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế:
- Toàn cầu hoá hiện đang là xu hướng tất yếu, là sự trao đổi và liên kết bền chặt
trong mối quan hệ giữa các nước trên thế giới, ở nhiều góc độ khác nhau: kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… Trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là nổi bật nhất vì
nó vừa là trung tâm, vừa là cơ sở, là động lực thúc đẩy những lĩnh vực khác.
- Toàn cầu hoá kinh tế đã là cơ sở lôi cuốn các nước vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, làm cho nền kinh tế các nước thành bộ phận hữu cơ và không thể
tách rời nền kinh tế toàn cầu. Nếu không tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế,
quốc gia ấy không thể tự bảo đảm được những điều kiện cần thiết cho sản xuất
trong nước.
- Vì thế, tại Đại hội lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế
đã nêu: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định
hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ
môi trường”.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển tất yếu của các nước,
nhất là các nước đang kém phát triển trong điều kiện hiện nay:
- Đối với các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam, hội nhập kinh
tế quốc tế chính là cơ hội, là con đường tắt nhằm tiếp cận và sử dụng các nguồn
lực bên ngoài như tài chính, khoa học, cộng nghệ, kinh nghiệm của các nước phát
triển, …
- Bên cạnh, hội nhập quốc tế là con đường cho các nước đang và kém phát triển
tận dụng cơ hội phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến,
giảm thiểu nguy cơ tụt hậu rõ rệt.
- Hội nhập quốc tế còn tác động tới việc ổn định nền kinh tế vĩ mô nhờ mở cửa thị
trường, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, tạo việc làm cho người dân, … Nó vừa
thúc đẩy công nghiệp hoá, vừa tăng tích luỹ, cản thiện thâm hụt ngân sách, tạo
niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế, tạo cơ hội việc làm và làm nâng
cao mức thu nhập của các tầng lớp dân cư.
- Tuy nhiên, các nước bé cần phải luôn đề phòng và nhận thức rõ những rủi ro,
thách thức như sự gia tăng nợ nước ngoài, sự bất bình đẳng trong trao đổi mâu
dịch – thương mai giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, từ đó,
đưa ra các đường lối, hướng đi đúng đắn, chính sách rõ ràng, cụ thể nhằm phát
huy tối đa cơ hội cũng như loại bỏ đi những khó khăn, hạn chế trong quá trình
hội nhập.
c. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam:
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều tác động tích cực cho các quốc gia tham gia,
nhưng cũng mang lại không ít tác động tiêu cực.
- Tác động tích cực:
Mở cửa thị trường: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam mở rộng thị trường và
tăng cường xuất khẩu, nhằm tận dụng triệt để các lợi thế kinh tế, phục vụ co mục tiêu
tăng trưởng nhanh, bền vững. Việc tiếp cận thị trường lớn và đã dạng các ngành công
nghiệp sẽ thúc đẩy cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp trong nước và sự phát
triển kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng hợp lí, hiện
đại, và hiệu quả hơn, hình thành những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn nhằm nâng cao hiệu
quả và năng lực cạnh tranh, góp phần nào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, và
thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Chuyển đổi kỹ thuật: Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi kỹ
thuật và cải tiến công nghệ; trình độ của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của thị
trường quốc tế. Điều này dẫn đến năng suất lao động được nâng cao, chất lượng sản
phẩm được cải thiện và sức cạnh tranh được tăng cường.
Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt
Nam có điều kiện thu hút FDI. Ngoài ra, nó còn góp phần cái thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, thu hút các khoa học công nghệ hiện đại và vốn đầu tư từ nước ngoài vào
kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế phần nào cải thiện tiêu dùng trong nước dẫn đến người
dân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đa dạng, phong phú, mẫu mã và
chất lượng với giá cạnh tranh.
Học hỏi và truyền đạt kinh nghiệm: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho Việt
Nam học hỏi và truyền đạt kinh nghiệm từ các quốc gia lớn, phát triển. Việc áp dụng, đi
theo những kinh nghiệm thành công sẵn có từ những quốc gia khác sẽ giúp các cán bộ
nhà nước nắm rõ về tình hình kinh tế, chính trị trên toàn thế giới, để giúp Việt Nam
nhanh chóng phát triển và tránh mắc sai lầm trong quá trình phát triển.
Hội nhập về văn hoá: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tiếp thu những giá trị
tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hoá, văn minh của thể
giới để làm giàu thêm văn hoá dân tộc.
Cải cách chính trị: Việt Nam đang hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh.
Duy trì hoà bình, ổn định khu vực: Thông qua mở rộng và có quan hệ tốt đẹp với các
đối tác, ngoại giao cùng với quốc phòng an ninh góp phần không nhr trong bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình.
- Tác động tiêu cực:
• Về mặt kinh tế:
Cạnh tranh không công bằng: Hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến cuộc cạnh tranh
của Việt Nam với các nền kinh tế phát triển. Sự cạnh tranh mất công bằng có thể gây
cản trở, khó khăn cho sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là có nguy cơ phá sản, gây ra nhiều hậu quả bất lợi về mặt
kinh tế - xã hội. Ngoài ra, sự phân phối không công bằng lợi ích có nguy cơ làm tăng
khoảng cách giàu – nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Mất cơ hội phát triển ngành công nghiệp: Việc mở cửa thị trường cùng với nhập
khẩu hàng hoá giá siêu rẻ từ các nước khác có thể gây bất lợi và làm mất đi cơ hội phát
triển của các ngành công nhiệp nội địa.
Phụ thuộc vào nguồn đầu tư từ bên ngoài: Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự chủ
quan, và tăng sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là FDI. Điều đó có thể
làm suy yếu tài chính và ảnh hưởng mạnh mẽ đến chủ quyền kinh tế của Việt Nam, tức
là nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường trong kinh tế, chính
trị và thị trường.
• Về mặt chính trị:
Mất độc lập quyết định: Việt Nam có thể bị đặt vào trong tình huống bắt buộc phải
tuân thủ cấc nguyên tắc và tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế, từ đó, Việt Nam sẽ có thể
mất đi quyền độc lập quyết định của Việt Nam và ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
Mất cân bằng quyền lực: Việt Nam sẽ có thể gặp thử thách trong việc bảo vệ lợi ích
quốc gia và đàm phán với các nước sở hữu quyền lực kinh tế lớn hơn.
• Về mặt văn hoá:
Mất bản sắc văn hoá dân tộc: Sự xâm nhập của văn hoá nước ngoài có thể ảnh
hưởng xấu đến bản sắc văn hoá của Việt Nam, có thể làm suy giảm giá trị và những đặc
trưng trong băn hoá truyền thống của Việt Nam. Tăng nguy cơ gia tăng tình trạng khủng
bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp.
d. Tóm lại:
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa mang đến những cơ hội thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ có hậu quả khó lường. Vì thế, tranh thủ
thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề cần phải đặc biệt coi trọng.

Câu 2: Bằng dẫn chứng cụ thể, hãy chỉ ra những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh
tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam thời gian qua trên các mặt: kinh tế;
chính trị; văn hóa.
a. Về mặt kinh tế:
- Sức ép cạnh tranh: Thách thức lớn nhất của nước ta là trình độ kinh tế thấp và
quản lí nhà nước còn nhiều thiếu sót, bất trắc, 96% doanh nghiệp đang hoạt động
là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cho nên sức cạnh tranh hàng hoá và dịch vụ,
toàn bộ nền kinh tế còn có nhiều hạn chế; các chính sách kinh têd thương mại
chưa được hoàn chỉnh. Vì vâỵ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam
là rất lớn. Trên thực tế, dựa vàng bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh do Diễn đàn
Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam với chỉ số GCI = 61.5, xếp hạng 67/141 nước
trên thế giới, 7/7 nước ASEAN (chỉ đứng trên Campuchia và Lào). Điển hình:
lúa gạo Việt Nam luôn bị cạnh tranh bởi một số nước xuất khẩu gạo khác như
Thái Lan,…
- Mất cơ hội phát triển ngành công nghiệp: Do có sức mạnh kinh tế cùng với mức
đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chình, tiền tệ và thương mại quốc tế,
các nước phát triển có thể đặt ra các “luật chơi” cho phần còn lại của thế giới,
trong đó có Việt Nam) khi tham gia IMF, WB, WTO,… Việc tự do hóa thuế
nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các
nước vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng hơn,
phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nước. Hay, Việt Nam có
nguy cơ trở thành “bãi rác công nghiệp” của các nước phát triển trên thế giới.
- Phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài: Sự gia tăng dòng vốn nước ngoài rót vào Việt
Nam đặt ra yêu cầu về tăng cường nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý
trong việc giám sát nó nhằm tránh nguy cơ bong bóng hoặc rút vốn ồ ạt. Tuy
nhiên, rào cản về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở còn non yếu, về ngôn
ngữ, và về trình độ công nghệ còn hạn chế, đã trở thành những khó khăn dài hạn
và rất khó để khắc phục
b. Về mặt chính trị:
- Nguy cơ mất độc lập quyết định: việc tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế cũng
đồng nghĩa với việc đối diện với thách thức của một số mối đe doạ độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ,… Thực tế cho thấy đã xuất hiện
những mưu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp chủ quyền
quốc gia, lấy một thị trường không biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm phạm
của toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, lấy các thiết chế quốc tế làm mô hình siêu nhà
nước đứng trên các nhà nước quốc gia, áp đặt các giá trị dân chủ và nhân quyền
phương Tây trong quan hệ quốc tế, đưa ra thuyết "nhân quyền cao hơn chủ
quyền"... Hội nhập quốc tế đối với nước ta rõ ràng không thể tách rời cuộc đấu
tranh chống "diễn biến hoà bình" của các thế lực chống đối trên nhiều lĩnh vực.
c. Về mặt văn hoá:
- Mất bản chất văn hoá dân tộc: Toàn cầu hóa, khu vực hóa những thập kỷ tới
diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy,
các phương tiện truyền thông, mạng xã hội ngày càng có vai trò ảnh hưởng lớn
trong việc quảng bá văn hóa và cả trong “xâm lăng” văn hóa, lan tỏa các giá trị
xã hội nhưng cũng làm xói mòn các giá trị xã hội ở Việt Nam. Truyền thông có
thể phát huy “sức mạnh mềm”, nhưng cũng có thể dùng để hạn chế “sức mạnh
mềm” của các quốc gia; phát triển ổn định xã hội và cả gây bất ổn xã hội... Trong
đó, có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền hay nổi bật nhất là giá trị văn hoá
“Tây hoá” ồ ạt, tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc. Ví dụ: hàng hóa nước ngoài tràn
ngập thị trường Việt Nam, như bánh kẹo, thuốc lá, thuốc tây, hàng gia dụng, điện
tử, ô tô, thực phẩm chức năng... lấn át thị trường hàng nội và lại được người dân
ưa chuộng với tâm lý sùng ngoại.

Câu 3: Để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam,
bạn hãy đề xuất giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực nêu trên.
- Một, chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” làm trọng tâm cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, thống nhất mục tiêu hội nhập từ trung ương đến địa
phương. Các bộ, ngành và địa phương cần chủ động hơn trong xây dựng các
chính sách, kế hoạch toàn diện,cụ thể nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc
đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế để nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Hai, đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường, và nâng cao chất
lượng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
- Ba, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để thực thi hiệu
quả những cam kết hội nhập, nhằm tạo ra môi trường kinh doanh một cách bình
đẳng, minh bạch, phù hợp với chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế, từ đó, góp phần
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Bốn, tận dụng các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế một cách tối đa nhằm mở
rộng thị trường, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng sự phát triển kinh tế-
xã hội; tạo bàn đạp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh với mục đích nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm.
- Năm, thực hiện đầy đủ những cam kết quốc tế Việt Nam đã ký thỏa thuận. Xây
dựng và triển khai các chiến lược hội nhập trên mọi lĩnh vực theo kế hoạch tổng
thể với lộ trình phù hợp lợi ích quốc gia và trong khả năng. Tích cực hơn, trách
nhiệm hơn trong việc tham gia các thể chế hội nhập toàn cầu, các thể chế đa
phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế thế giới theo hướng công
bằng, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi.
- Sáu, thúc đẩy nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc kiện
toàn, củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, hội
nhập quốc tế. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cùng
với nguồn nhân lực chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tri thức,
kỹ năng hội nhập, vững nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ đáp ứng được các yêu
cầu của công tác hội nhập trong giai đoạn mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin (UEH- 2022)


2. Giáo trình KTCT Mác – Lênin (Bộ GD-ĐT 2021)
3. Hội nhập quốc tế - những thời cơ, thách thức, yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại của
Việt Nam – Biên phòng Việt Nam: http://bienphongvietnam.gov.vn/hoi-nhap-
quoc-te-nhung-thoi-co-thach-thuc-yeu-cau-doi-voi-hoat-dong-doi-ngoai-cua-
viet-nam.html
4. Bản báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu – Wikipedia:
https://en.wikipedia.org/wiki/Global_Competitiveness_Report

You might also like