You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI CUỐI KỲ
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hoàng Phương

Mã lớp học phần : 22D1POL51002547

Phòng học : B2- 407

Sinh viên thực hiện : Đặng Thu Hằng

MSSV : 31211022358

TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 04 năm 2022


I. ĐỀ BÀI:
1. Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan ?
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy
nêu thực trạng về tác động của hội nhâp kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam
thời gian qua.
3. Từ thực trạng trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm gia tăng tác động tích
cực và giảm thiểu tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam.
II. BÀI LÀM:
1. Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan ?
Theo xu thế hiện đại chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố
gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu, nhiệm
vụ trước mắt mà còn là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt
Nam và sau này. Hơn thế, đối với một nước đang phát triển, việc Việt Nam chủ
động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới lại càng cần thiết và cấp bách hơn
nữa.
a. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
- Hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển
kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc
tế là qui luật tất yếu khách quan đối với sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nước đi tìm kiếm một số điều kiện nào đó
mà họ thống nhất được với nhau kể cả dành cho nhau những ưu đãi, tạo ra
những điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau nhằm
khai thác khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình”.
b. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một vấn đề tất yếu khách quan vì:
- Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh
tế:
+ Toàn cầu hóa kinh tế làm cho các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi
ngày càng gia tăng, nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và
không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất
yếu khách quan.
+ Trong toàn cầu hóa kinh tế, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước
không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước, sẽ
không có cơ hội tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất
hiện ngày càng nhiều.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất
là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên
ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước phát triển
cho các nước đang phát triển, từ đó thu hẹp khoảng cách, khắc phục nguy cơ tụt
hậu.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập cho các tầng
lớp dân cư.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy
nêu thực trạng về tác động của hội nhâp kinh tế quốc tế đến phát triển của
Việt Nam thời gian qua.
Mọi vấn đề đều có 2 mặt đối lập. Việc hội nhập kinh tế quốc tế mang đến
cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại không ít khó khăn và thách
thức. Chúng phụ thuộc vào cả tình hình bên trong và ngoài nước.
a. Tích cực
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những tác động tích cực đến sự phát triển
của Việt Nam:
- Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Cùng với việc được hưởng ưu đãi từ thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan
và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập
thị trường quốc tế. Hơn thế, cơ cấu đối tác xuất khẩu của Việt Nam có sự điều
chỉnh lớn về việc tiếp cận sâu hơn đối với các thị trường mới và cân bằng hơn
với các thị trường thương mại chính.
- Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát
triển chính thức. Tham gia hội nhập kinh tế là cơ hội để thị trường nước ta mở
rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào
nước ta, sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta để tạo ra sản phẩm
tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với nhiều ưu đãi. Đây còn là cơ hội
để doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn hiệu quả.
- Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tạo điều kiện cho ta tiếp thu công nghệ tiên
tiến, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Việt Nam gia nhập kinh tế
quốc tế sẽ hưởng lợi từ công nghệ, kỹ thuật từ các nước đi trước, sẽ đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo cơ sở vật chất cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phần duy trì hòa bình và ổn định, tạo dựng
mối quan hệ, môi trường để phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam
trên thị trường quốc tế.
b. Tiêu cực
Bên cạnh các tác động tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại các
rủi ro, thách thức:
- Sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế: Việt Nam là một nước đang phát triển
nên gặp rất nhiều khó khăn lớn trong việc cạnh tranh trong nước lẫn thị trường quốc
tế.
- Trong quá trình hội nhập, nước ta phải chịu nhiều ràng buột về những quy tắc của
những nước phát triển áp đặt, chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và bất hợp lý
của các nước lớn.
- Ô nhiễm môi trường do công nghiệp và sử dụng lượng lớn phân bón hóa học trong
nông nghiệp, tàn phá rừng, xuống cấp chất lượng rừng, nguồn nước. Thiên tai,
cháy rừng nghiêm trọng.
- Chảy máu chất xám ngày càng rõ ràng: các sinh viên giỏi, trí thức Việt kiều và các
cán bộ khoa học kỹ thuật ưu tú không làm việc tại Việt Nam, mà sang nước ngoài
học tập và làm việc không về nước.
- Việt Nam thành bãi thải công nghệ. Các nước phát triển sẽ tìm cách chuyển giao
toàn bộ những công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sang các nước đanh
phát triển như Việt Nam.
- Một vấn đề cần đặt ra là phải có quan niệm đúng đắn về khái niệm chủ quyền quốc
gia trước xu thế mới, làm thế nào để tận dụng và phát huy hiệu quả lợi thế mà vẫn
giữ gìn bản sắc dân tộc.
Nhà nước cần coi trọng và tranh thủ thời cơ để vượt qua thách thức, khó
khăn trong hội nhập kinh tế.
3. Từ thực trạng trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm gia tăng tác
động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Cơ hội và thách thức luôn tồn tại song song, vì vậy chúng ta phải có phương
hướng phát triển rõ ràng, để vừa nâng cao hiệu quả đạt được, vừa giảm thiểu ảnh
hưởng tiêu cực lên nước ta.
- Tình hình trong nước, khu vực và thế giới có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp, khó
lường. Bên cạnh thời cơ, thuận lợi, nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức. Vấn đề này đặt ra cho Việt Nam phải đẩy mạnh tham gia chủ động, tích
cực, trách nhiệm và sâu hơn vào quá trình định hình và cải cách các định chế, cơ
chế, cấu trúc khu vực và quốc tế để vừa đem lại lợi ích và vị thế của Việt Nam, vừa
tạo điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của các tổ chức,
cá nhân trong nước; bảo đảm độc lập, tự chủ và củng cố, duy trì môi trường hòa
bình, ổn định để xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

- Quá trình hội nhập quốc tế và quá trình đổi mới trong nước, nhất là đổi mới hoàn
thiện thể chế, đặc biệt là hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cần được thực hiện
một cách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa dân tộc.

- Hội nhập quốc tế phải trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các nguồn nội lực. Gắn
kết chặt chẽ và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hoàn thiện thể chế, luật pháp cho tương
thích với thông lệ quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia; phát triển và nâng cao toàn diện
chất lượng nguồn nhân lực; đẩy nhanh hiện đại hóa kết cấu hạ tầng; nâng cao sức
mạnh tổng hợp và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong các lĩnh vực hội nhập với năng
lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực
trong cả nước.
- Hội nhập kinh tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác
phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế không tách rời việc củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh
quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn môi trường sinh thái. Hội nhập
trên các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc
tế tổng thể theo lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất
nước.
- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Vì thế, mọi chủ trương, cơ chế, chính
sách phải phát huy được tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các
tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả tiềm năng của toàn xã hội, các tầng lớp nhân
dân, bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước
ngoài vào quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế phục vụ cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
- Cần nắm chắc phương châm hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh;
kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống,
không để rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các lực lượng, các liên
minh của bên này chống bên kia.
- Nâng tầm hội nhập quốc tế trên các tầng nấc, cơ chế liên kết theo hướng đẩy mạnh
chủ động đóng góp, tiếp cận đa ngành, đa phương, nhất là trong các khuôn khổ đa
phương và trong các vấn đề mà Việt Nam quan tâm, có lợi ích như đối tác phát triển,
giảm nghèo, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, an ninh hàng
hải, bảo vệ môi trường... Đẩy mạnh nỗ lực tạo đột phá trong vận động các đối tác,
nhất là các đối tác lớn sớm công nhận quy chế thị trường của Việt Nam trước thời
hạn năm 2018 (thời điểm kinh tế nước ta được công nhận là nền kinh tế thị trường
theo thỏa thuận gia nhập WTO). Xử lý khéo léo, hiệu quả các tranh chấp, vướng
mắc trong kinh tế, thương mại nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích của các địa
phương, doanh nghiệp và người lao động.
- Khác với các giai đoạn trước, hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay đòi hỏi đổi mới
tư duy, chuyển từ “mở rộng quan hệ, gia nhập và tham gia hợp tác quốc tế” sang
“chủ động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình các cơ chế hợp tác”.
Với mức độ và quy mô hội nhập hiện nay, các mối quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ
kinh tế quốc tế của Việt Nam không đơn thuần là “hội nhập” mà ở tầm “liên kết”.
- Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với chủ
động tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và
tham gia đầy đủ, trách nhiệm các hoạt động của cộng đồng khu vực, châu lục và toàn
cầu; chủ động đề xuất các sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng
có lợi; củng cố và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng khu vực
và thế giới, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì một thế giới hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


- Giáo trình Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Một số giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam
<https://tcnn.vn/news/detail/41518/Mot-so-giai-phap-thuc-day-hoi-nhap-quoc-te-
toan-dien-cua-Viet-Nam.html >

You might also like