You are on page 1of 20

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ
MINH
KHOA : QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU
Đề tài : LUẬN
“ Phân Môn : tích hoạt động
sản Thống Kê xuất kinh
Quản Lý
doanh công ty cổ phần
Doanh
may Nghiệp Việt Tiến ”

Giảng vên : Nguyễn Hoàng Anh


Sinh viên : Trần Thị Linh
Lớp : 19CDQTKD04
MSSV : 1930070107
Nội dung :
Phần A: Giới thiệu chung
I. Giới thệu chung về Công ty cổ phần may Vệt Tiến
1. Thông tin khái quát
2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
2.1 Nghành nghề kinh doanh chính
2.2 Địa bàn kinh doanh
II. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược:
1. Tầm nhìn:
2. Sứ mệnh:
3. Mục tiêu chiến lược
a. Dài hạn
b. Trung hạn
c. Ngắn hạn
III. Thuận lợi, khó khăn của công ty
1. Thuận lợi
2. Khó khăn

Phần B : Phân tích hoạt đông sản xuất kinh doanh

I. Tình hình hoạt động kinh doanh


a. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may Việt Tiến
b. Đối với sản xuất phục vụ cho nhu cầu nôi địa
c. Thị trường xuất khẩu
d. Thị trường tiêu thụ
II. Đánh giá bảng kết quả hoạt động kinh doanh
1. Khái niệm, ý nghĩ của kết quả hoạt động kinh doanh
a. Khái niệm
b. Ý nghĩa
Bảng 1 : Báo cáo hoạt động kinh doanh
2. Phân thích tình hình doanh thu, lợi nhuận.
2.1Phân tích doanh thu
2.2Phân tích lợi nhuận sau thuế
2.3Phân tích lợi nhuận khác
3. Nhận xét về doanh thu và lợi nhuận
4. Phân tích tình hình chi phí
4.1Phân tích tổng chi phí
4.1.1 Phân tích tỷ trọng giá vốn bán hàng
4.1.2 Phân tích chi phí bán hàng và chi phí QLDN
4.1.3 Phân tích chi phí khác
Phần III : Kết luận

1. Rút ra kết luận về hoạt động sản xuất kinh doanh


Phần A: Giới thiệu chung

I. Giới thệu chung về Công ty cổ phần may Việt Tiến

1. Thông tin khái quát

Tên doanh nghiệp : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Vố điều lệ : 441.000.000.000 đồng ( năm 2017)

Vốn đầu tư của chủ ở hữu : 441.000.000.000 đồng ( năm 2017)

Địa chỉ : 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận tân Bình,


Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại : (84-8) 38640800


Email : vtec@hcm.vnn.vn
2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

2.1 Nghành nghề kinh doanh chính :

+ Sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt may các loại.

+ Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

1.2 Địa bàn kinh doanh :

+ Trong nước và xuất khẩu.

+ Gồm 22 công ty con.

II. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược:


1. Tầm nhìn:
- Công ty cổ phần May Việt Tiến định hướng sẽ trở thành doanh nghiệp dệt
may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương
hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc
tế, xây dựng nền tài chính lành mạnh.
2. Sứ mệnh:
- Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi
mặt, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực
các hoạt động xã hội... góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự
gần gũi với cộng đồng.
- Các thương hiệu của công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng
như được người tiêu dùng tín nhiệm
- Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên đến
những đối tượng công sở và những đối tượng có thu nhập cao.
- Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ, Nam
Mỹ, Đông Âu, Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu.
- Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược
kinh doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày
một tốt hơn, phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng
của Việt Tiến
- Việt Tiến không chỉ quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lợi của
mình mà còn quan tâm đến đội ngũ nhân viên, giúp nhân viên được đào tạo
và làm việc trong một môi trường sáng tạo và năng động.
3. Mục tiêu chiến lược:
- Tiếp tục đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất. Đổi mới công nghệ có ý
nghĩa then chốt. Chính nhờ thiết bị mới, công nghệ mới công ty mới có thể
tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới, tạo nguồn
thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty.
- Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược
xâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty
luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch
với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển
nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chú trọng nâng cao
kiến thức Marketing, đàm phán cho nhân viên.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ
thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 & trách nhiệm xã hội SA8000, đạo đức
trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP.
- Liên doanh liên kết: tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh
trong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may – đặc biệt là
nguyên liệu chính. Từ đó, công ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho
sản xuất xuất khẩu & nội địa.
- Tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái,hàng giả của công ty. Các
biện pháp cụ thể là thông qua các cơ quan quyền lực chống lại việc làm nhái
giả hàng công ty. Công ty đã cải tiến các dây viền, cúc áo, nhãn hiệu một
cách tinh xảo để chống giả mạo, đăng báo, in brochute danh sách các đại lý
chính thức, chỉ rõ phân biệt hàng giả, hàng thật.
a. Dài hạn:
• Nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới.
• Kế hoạch sản phẩm mới: dây chuyền may bộ complet từ Anh Quốc về
sẽ được phát triển cao cấp hơn
• Sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tạo khả năng sinh lợi tối đa.
• Định vị & phát triển doanh nghiệp
b. Trung hạn:
• Kế hoạch bán hàng: hoàn thiện qui chế cho hệ thống tiêu thụ sản
phẩm của công ty trên phạm vi cả nước. Mở rộng đại lý ở các địa phương(Bắc,
Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên), xâm nhập vào các siêu thị
cao cấp tại TP.HCM và thị trường ASEAN 6
• Kế hoạch sản xuất và dự thảo ngân sách
• Sắp xếp nhân lực các bộ phận cho phù hợp với yêu cầu quản lý.
• Phân tích kế hoạch tác nghiệp.
c. Ngắn hạn:
• Phân công việc(dựa vào 4.2 mục trách nhiệm và quyền hạn trong hệ
thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002)
• Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị.
• Hợp tác với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam xây dựng và duy trì Website
để giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
• Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã hàng hóa theo đúng các tiêu
chuẩn và thông lệ quốc tế, giới thiệu sản phẩm như một thương hiệu độc quyền
của công ty trên thị trường.
• Đặt hàng, điều độ công việc .
III. Thuận lợi và khó khăn của công ty
1. Thuận lợi:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của ổng công ty tiếp tục duy trì sự tăng
trưởng, củng cố phát triển bền vững.
- Tổng công ty có những khách hàng chiến lược lớn, có khả năng quy
hoach chiến lược khách hàng theo hướng chuyên môn hóa trong toàn hệ thống.
- Thương hiệu của công ty Việt Tiến tiếp tục khẳng đinh được mình trên
thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
2. Khó khăn
- Thị trường xuất khẩu chưa ổn định cho nên việc quy hoạch hàng hóa còn
gặp nhều khó khăn.
- Tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng thường xuyên được yêu cầu cao, Tổng
công ty luôn phải cải thiện và đáp ứng,
- Thị trường nội địa chưa phục hồi, sức mua của người tiêu dùng kém.
- Tổng công ty đang trong giai đoạn mở rộng đầu tư
Phần B : Phân tích hoạt đông sản xuất kinh doanh
I. Tình hình hoạt động kinh doanh
a. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may việt tiến :
- Chủ yếu tập trung vào các mặt hàng may mặc.
- Hoạt đông chính của Việt Tiến là sản xuất kinh doanh may mặc và gia
công quần áo may sẵn.
b. Đối với sản xuất phục vụ cho nhu cầu nội đia :
- Trong suốt quá trình hoạt động, Việt Tiến không ngừng phát triển, tìm tòi
để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng.
- Sản phẩm của Việt Tiến khá đa dạng bao gồm : áo sơmi, quần tây, quần
jean, quần short,…. Thương hiệu Việt Tiến đã trở nên khá quen thuôc với
người tiêu dùng trong nước.
c. Thị trường xuất khẩu:
- Công ty đã xuất đi rất nhiều nước trên thế giới tiêu biểu có các khu vực
Châu Âu (Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Thụy Sỹ,….), Mỹ Úc, Nhật Bản……
d. Thị trường tiêu thụ :
- Lợi thế của công ty là có được mạng lưới tiêu thụ và phạm vi khách hàng
rộng lớn cả trong và ngoài nước.
- Điểm mạnh là xuất khẩu các mặt hàng ra thị trường thế giới, nhất là thị
trường Tây Âu và Hoa Kỳ.
Đây là một trong những thị trường khó tính, chỉ có sản phẩm chất lượng cao
mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và tồn tại được lâu dài.
II. Đánh giá bảng kết quả hoạt động kinh doanh
1. Khái niệm, ý nghĩ của kết quả hoạt động kinh doanh
1.1 Khái niệm:
Kết quả hoạt động hoạt động sản xuất, kinh doanh được xác định
trên kết quả về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ: là
số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và CCDV (doanh
thu thuần) với giá vốn hàng đã bán (của sản phẩm, hàng hoá, lao
vụ,dịch vụ,bất động sản đầu tư…), chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp.
1.2 Ý nghĩa
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm xác định kết quả sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp ở một kỳ kế toán nhất định.

Ta có:

Doanh thu thuần = tổng doanh thu – các khoản làm giảm doanh thu.

Lãi (lỗ ) = doanh thu thuần – chi phí bán hàng – chí phí hoạt động

Trong thực tế thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá cao
hơn bảng cân đối tài sản nguồn vốn. Ngoài ra khi phân tích cần chú ý đến các
yếu tố làm tăng doanh thu như quảng cáo, tăng tài sản cố định….Bảng báo
cáo thu nhập giống như một cuộn băng video, nó chiếu lại trong năm vừa qua
công ty đã thu lợi nhuận như thế nào, lời hay lỗ cũng như chi phí phát sinh
của công ty sau một năm sản xuất kinh doanh.
Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018
Kết quả kinh doanh Năm 2017 Năm 2018
Năm 2019 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %

Doanh thu thuần về bán hàng 8.451.890.20 9.716.998.95 9.035.558.62 1.265.108.750


14,968 -681.440.336 -7,013
và cung cấp dịch vụ 8 8 2

7.464.274.56 8.546.827.69 7.906.891.76


Giá vốn hàng bán 1.082.553.130 14,503 -639.935.932 -7,487
4 4 2

Lợi nhuận gộp về bán hàng 1.170.171.26 1.128.666.86


987.615.644 182.555.620 18,484 -41.504.404 -3,547
và cung cấp dịch vụ 4 0

Doanh thu hoạt động tài chính 59.242.449 48.221.207 62.227.601 -11.021.242 -18,604 14.006.394 29,046

Chi phí tài chính 15.311.986 25.791.117 27.158.562 10.479.131 68,437 1.367.445 5,302

Chi phí bán hàng 349.110.328 369.827.521 390.721.284 20.717.193 5,934 20.893.763 5,650

Chi phí quản lý doanh nghiệp 277.406.504 322.552.032 354.920.717 45.145.528 16,274 32.368.685 10,035

Lợi nhuận thuần từ hoạt động


475.807.275 579.312.492 499.867.564 103.505.217 21,753 -79.444.928 -13,714
kinh doanh

Lợi nhuận khác 7.166.819 2.102.116 4.051.410 -5.064.703 -70,669 1.949.294 92,730

Tổng lợi nhuận kế toán trước


482.974.094 581.414.608 503.918.975 98.440.514 20,382 -77.495.633 -13,329
thuế

Lợi nhuận sau thuế thu nhập


396.196.861 477.371.861 418.133.547 81.175.000 20,488 -59.238.314 -12,409
doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế của cổ


378.285.739 453.024.209 403.279.945 74.738.470 19,757 -49.744.264 -10,980
đông Công ty mẹ
Bảng 1 : Báo cáo hoạt động kinh doanh Đvt : Nghìn đồng
( nguồn: vietstock)
1. Phân thích tình hình doanh thu, lợi nhuận.
1.1 Phân tích doanh thu
Dựa vào bảng 1 : Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty trong 3 năm (2017-2019) ta có thể so sánh hiệu quả giữa các
năm và đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần may Việt Tiến . Nhìn chung doanh thu tăng, giảm
không đều trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019.
Cụ thể:
- Năm 2018 doanh thu tăng 14,968% tương ứng tăng 1.265.108.750 Nghìn
đồng so với năm 2017;
- Năm 2019 tổng doanh thu giảm 7,013% tương ứng giảm 681.440.336
nghìn đồng so với năm 2018. Nhưng so với năm 2017 lại tăng 5.93%
tương ứng tăng 442.617.198 nghìn đồng.
- Về tốc độ tăng danh thu có dấu hiệu tụt dốc nghiêm trọng từ 14.968%
năm 2018/2017 chỉ còn -7.013% năm 2019/2018.
 Như vậy, trong khoảng thời gian 2017, 2018,2019 công ty hoạt động
yếu dần trong công tác bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
1.2 Phân tích lợi nhuận sau thuế
- Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng, giảm không đều qua 3 năm,
từ năm 2017 đạt 396 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên mức 477 tỷ đồng nhưng
đến năm 2019 chỉ đạt 418 tỷ đồng.
- Về tốc độ tăng lợi nhuận tư hoạt đông kinh doanh thì năm 2018 so với
năm 2017 là tăng 21.753 %, đến năm 2019 so với năm 2018 thì giảm một
cách nghiêm trọng xuống mức – 13,714 %.
1.3 Phân tích lợi nhuận khác
Dựa và bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2017-
2019 ta thấy lợi nhuận khác của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu
doanh thu. Tuy nhiên, thu nhập khác có sự tăng trưởng mạnh trong năm
2019 tăng 92,730% tương ứng tăng 1,95 tỷ đồng.
 Nguyên nhân có thể là do : các khoản phải thu dài hạn tăng ,
đầu tư tài chính……..

 Nhận xét về lợi nhuận và doanh thu


 Với tình hình lợi nhuận, doanh thu tăng giảm không đều ta có thể có
nhận xét chung: đây là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao
trong 2 năm 2017, 2018 . Nhưng đến cuối năm 2019 do bị ảnh hưởng
của dịch covid( yếu tố bên ngài )nên hiệu quả bị giảm là do các nguyên
nhân sau :
- Năm 2017, Việt Tiến chính thức được nhượng quyền thương hiệu
giày Skechers nhằm mở rộng phân khúc trong lĩnh vực thời trang nam, bắt
đầu thực hiện kế hoạch trẻ hóa thương hiệu.
- Năm 2018, Việt Tiến tiếp tục giữ vững là đơn vị hàng đầu của ngành Dệt
May Việt Nam cả về phương diện tốc độ, tăng trưởng, qui mô sản xuất
kinh doanh, đặc biệt là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hệ thống quản trị, hệ
thống khách hàng, năng suất lao động cũng như tập thể cán bộ quản lý, cán
bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường… toàn Tổng Công ty đã duy trì được sức
phát triển trong nhiều năm qua và tiếp tục giữ vị trí số một tại thị trường
ngành May của Việt Nam
- Nếu năm 2018 là cuộc đua của các thương hiệu thời trang nam nội địa thì
đến năm 2019, sự du nhập và trỗi dậy ồ ạt của các thương hiệu nước ngoài
tại Việt Nam (Uniqlo, Zara, H&M...) khiến môi trường cạnh tranh càng trở
nên khốc liệt.
- Ngoài ra những tháng cuối năm 2019 tình hình dịch covid 19 bùng nổ ra
khắp toàn cầu đã khiến các đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh, nguồn
cung nguyên liệu gián đoạn, nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản
xuất và kịp giao hàng cho đối tác => Xác định lỗ, giảm mục tiêu kinh
doanh
- Với việc đóng của 3 thị trường lớn nhất Mỹ, EU, Nhật Bản ... (chiếm
khoảng 65% kim ngạch XK của ngành dệt may) sẽ khiến cho các doanh
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của ngành sản xuất dệt may là
sản xuất theo mùa. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp. May Việt Tiến theo đó cũng chịu ảnh
hưởng sâu rộng bởi tình hình này.
 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty biến động từ đang
tăng vượt trội trong 2 năm 2017, 2018 mà đến năm 2019 lại bị
giảm một cách nghiêm trọng

2. Phân tích tình hình chi phí


2.1Phân tích tổng chi phí
- Tổng chi phí của công ty bao gồm: giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác và chi phí tài chính. Trong các loại
chi phí trên thì giá vốn bán hàng có tỷ trọng cao nhất, kế đến là chi bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, còn chi phí khác
chiếm tỷ trọng không đáng.
Báng 2 : Tình hình tổng chi phí Đvt: Nghìn
đồng

Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018


2017 2018 2019
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Chi phí tài chính 15.311.986 25.791.117 27.158.562 10.479.131 68,437 1.367.445 5,302

Chi phí bán 369.827.52 390.721.28


349.110.328 20.717.193 5,934 20.893.763 5,650
hàng 1 4

Chi phí quản lý 322.552.03 354.920.71


277.406.504 45.145.528 16,274 32.368.685 10,035
doanh nghiệp 2 7

718.170.67 772.800.56
641.828.818 76.341.852 12,012 54.629.893 7,607
Tổng chi phí 0 3

Nhìn chung tổng chi phí của công ty biến động thấp đến cao năm 2017-
2019. Năm 2017 tổng chi phí của công ty là 641.828.818 nghìn đồng đến
năm 2018 tổng chi phí là 718.170.670 tăng 76.341.852 nghìn đồng tức tăng
12,012% so với 2017. Năm 2019 đạt 772.800.563 nghìn đồng tăng
54.629.893 nghìn đồng tương ứng tăng 7,607% só với năm 2018. Nguyên
nhân tăng chủ yếu la do giá vốn bán hàng tăng ít nhiều theo từng năm, đồng
thời chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đáng kể. Để
làm rõ hơn các nguyên nhân làm tăng tổng chi phí ta tiến hành phân tích
từng khoản mục chi phí như sau
2.1.1 Phân tích tỷ trọng giá vốn bán hàng
- Giá vốn bán hàng của công ty là yếu tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi
phí và có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng chi phí.
 Sau đây là bảng thống kê tỉ trọng giá vốn bán hàng trên doanh thu
thuần trong 3 năm như sau :
Bảng 3 : Tỷ trọng cơ cấu chi phí trên doanh thu thuần Đvt :
%
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần 4,13 3,81 4,32
Chi phí QLDN/ Doanh thu thuần 3,28 3,32 3,93
Giá vốn bán hàng/ Doanh thu thuần 88,31 87,96 87,51
( nguồn: vietstock)
Nhận xét: Tỷ trọng giá vốn bán hàng trên doanh thu thuần của công ty
trong ba năm, đạt tỷ trọng ở mức cao, giao động trong khoảng 87% đến
88% trong ba năm 2017-2019. Dựa vào bảng 3 cho ta thấy tỷ trọng có xu
hướng giảm dần trong mấy năm gần đây cụ thể từ 88,31% năm 2017 giảm
còn 87,51% năm 2019 tương ứng giảm 0.8%. Điều này cho thấy tỷ trọng
của chúng khá ổn định, không suất hiện sự đột biến tăng hoặc giảm quá
mức. Chứng tỏ công ty hoạt động khá hiệu quả việc quản lý chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh.
2.1.2 Phân tích chi phí bán hàng và chi phí QLDN
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí rất quan trọng
nó phản ánh tình hình hoạt động của hai bộ phận này có hiệu quả hay
không.
Nhận xét :
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 là 277.406.504 nghìn đồng năm
2018 đạt 322.552.032 nghìn đồng tăng 45.145.528 nghìn đồng tương ứng
tăng 16,274% so với năm 2018, năm 2019 đạt 354.920.717 nghìn đồng
tăng 32.368.685 nghìn đồng tương ứng tăng 10,035% so với năm 2018
- Từ năm 2017-2019 chi phí bán hàng cuả công ty tăng là do mở rộng chi
nhánh mở rộng kinh doanh.
- Qua bảng 3 ta thấy, chi phí bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn chi phí
quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng của chi phí bán hàng tăng giảm
không đều qua ba năm trong khi đó chi phí quản lý của doanh nghiệp có tỷ
trọng tăng dần .

2.1.3 Phân tích chi phí khác


- Chi phí khác của công ty 3 năm đều rất thấp, giảm dần qua 3 năm. Nhưng
nó không ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí của công ty.

You might also like