You are on page 1of 132

Bài 1: Giới thiệu về thống kê học

Mục 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

Câu 13:

Kết luận rút ra được từ nghiên cứu của thống kê học:

Chọn một câu trả lời

 A)   Chỉ đúng với hiện tượng cá biệt.

 B)   Chỉ đúng với hiện tượng số lớn.

 C)   Đúng với toàn bộ các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu.

 D)   Đúng với các đơn vị không có trong tổng thể nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “Chỉ đúng với hiện tượng số lớn”.

Vì : Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các
hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Do đó, kết luận rút ra được từ nghiên
cứu của thống kê học chỉ đúng với hiện tượng số lớn.

Tham khảo: Xem mục 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

Câu 3:

Thống kê học nghiên cứu:

Chọn một câu trả lời

 A)   chỉ mặt lượng của hiện tượng.

 B)   Chỉ mặt chất của hiện tượng.

 C)   mặt lượng và mặt chất của hiện tượng.

 D)   Chỉ hiện tượng cá biệt

Đáp án đúng là: “mặt lượng và mặt chất của hiện tượng”.
Vì : Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện
tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể.

Tham khảo: Xem mục 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

Mục 1.2.1 Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể..

Câu 8:

Mục đích xác định tổng thể thống kê để:

Chọn một câu trả lời

 A)   Xem tổng thể đó đồng chất hay không đồng chất.

 B)   Xem tổng thể đó là tiềm ẩn hay bộc lộ.

 C)   Xem những đơn vị nào thuộc đối tượng nghiên cứu.

 D)   Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin

Đáp án đúng là: “Xem những đơn vị nào thuộc đối tượng nghiên cứu”.
Vì : Tổng thể thống kê là hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn mà trong đó bao gồm nhiều đơn vụ hoặc hiện tượng cá
biệt cần quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. Trong thực tế, phải xác định được những đơn vị nào thuộc tổng
thể nghiên cứu. Do đó, mục đích của việc xác định tổng thể thống kê nhằm xác định đơn vị thuộc đối tượng nghiên
cứu.
Tham khảo: Xem mục 1.2.1 Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể..

Mục 1.2.1.2. Phân loại tổng thể thống kê

Câu 1:

Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

Chọn một câu trả lời

 A)   Có thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể bộc lộ.

 B)   Có thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể tiềm ẩn.

 C)   Khi mục đích nghiên cứu thay đổi, một tổng thể đồng chất có thể trở thành một
tổng thể không đồng chất và ngược lại.
 D)   Tổng thể bộ phận là một phần của tổng thể chung

Đáp án đúng là: “Có thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể tiềm ẩn”.
Vì : Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể có ranh giới không rõ ràng, không nhận biết hết được tất cả các đơn vị trong
tổng thế. Do vậy, không thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể tiềm ẩn.
Tham khảo: Xem mục 1.2.1.2. Phân loại tổng thể thống kê

Câu 22:

Với mục đích nghiên cứu là nghiên cứu các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp trên địa
bàn Hà Nội, hãy Xem trong các tổng thể dưới đây, tổng thể nào là đồng chất?

Chọn một câu trả lời

 A)   Tổng thể các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội.

 B)   Tổng thể các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp trên địa bàn cả nước.

 C)   Tổng thể các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp thuộc khu vực Nhà nước
đóng trên địa bàn Hà Nội.

 D)   Tổng thể các doanh nghiệp hoạt động thương nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

. Đáp án đúng là: “Tổng thể các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp thuộc khu vực Nhà nước đóng trên địa bàn
Hà Nội”.

Vì :Tổng thể đồng chất bao gồm những đơn vị giống nhau về một số đặc điểm chủ yếu có liên quan tới
mục đích nghiên cứu. Trong trường hợp này mục đích là nghiên cứu các doanh nghiệp hoạt động công
nghiệp trên địa bàn Hà Nội nên tổng thể các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp thuộc khu vực nhà
nước đóng trên địa bàn Hà Nội thuộc đặc điểm liên quan đến mục đích nghiên cứu. Đây là tổng thể phù
hợp với mục đích nghiên cứu dù phạm vi có hẹp hơn

Tham khảo: Xem mục 1.2.1.2. Phân loại tổng thể thống kê

Câu 1:

Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

Chọn một câu trả lời

 A)   Có thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể bộc lộ.

 B)   Có thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể tiềm ẩn.
 C)   Khi mục đích nghiên cứu thay đổi, một tổng thể đồng chất có thể trở thành một
tổng thể không đồng chất và ngược lại.

 D)   Tổng thể bộ phận là một phần của tổng thể chung

Đáp án đúng là: “Có thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể tiềm ẩn”.
Vì : Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể có ranh giới không rõ ràng, không nhận biết hết được tất cả các đơn vị trong
tổng thế. Do vậy, không thể nhận biết được hết các đơn vị trong tổng thể tiềm ẩn.
Tham khảo: Xem mục 1.2.1.2. Phân loại tổng thể thống kê

Mục 1.2.2. Tiêu thức thống kê.

Câu 4:

Tiêu thức thống kê phản ánh:

Chọn một câu trả lời

 A)   Đặc điểm của toàn bộ tổng thể.

 B)   Đặc điểm của  đơn vị tổng thể.

 C)   Đặc điểm của một nhóm đơn vị tổng thể.

 D)   Đặc điểm của từng cá thể.

Đáp án đúng là: “Đặc điểm của đơn vị tổng thể”

Vì : Tiêu thức thống kê là đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu tuỳ theo mục đích nghiên cứu
khác nhau.

Tham khảo: Xem mục 1.2.2. Tiêu thức thống kê.

Mục 1.2.3.1. Định nghĩa (chỉ tiêu thống kê)

Câu 5:

Ý nào dưới đây không đúng về một chỉ tiêu thống kê?

Chọn một câu trả lời

 A)   Có cả mặt lượng và mặt chất.


 B)   Phản ánh hiện tượng cá biệt.

 C)   Gắn liền với điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

 D)   Có đơn vị đo lường và phương pháp tính cụ thể.

Đáp án đúng là: “Phản ánh hiện tượng cá biệt”.


Vì : Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mất thiết với mặt chất của các hiện
tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Xuất phát từ định nghĩa về
chỉ tiêu thống kê, phản ánh hiện tượng số lớn chứ không phải hiện tượng cá biệt.
Tham khảo: Xem mục 1.2.3.1. Định nghĩa (chỉ tiêu thống kê)
Mục 1.2.3.2. Phân loại chỉ tiêu thống kê.

Câu 27:

Ý nào dưới đây không đúng về chỉ tiêu thống kê?

Chọn một câu trả lời

 A)   Chỉ tiêu tương đối biểu hiện qui mô, số lượng của hiện tượng.

 B)   Chỉ tiêu khối lượng phản ánh qui mô, số lượng của hiện tượng nghiên cứu.

 C)   Có thể cộng các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ lại với nhau.

 D)   Không thể cộng các chỉ tiêu thời điểm lại với nhau.

Đáp án đúng là: “Chỉ tiêu tương đối biểu hiện qui mô, số lượng của hiện tượng”.

Vì : Chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng. Biểu hiện về quy
mô và số lượng của hiện tượng là chỉ tiêu số lượng, chưa thấy được quan hệ so sánh. Do đó, nếu kết
luận chỉ tiêu tương đối biểu hiện quy mô, số lượng của hiện tượng là một kết luận sai

Tham khảo: Xem mục 1.2.3.2. Phân loại chỉ tiêu thống kê

Câu 2:

“Thu nhập bình quân một tháng của nhân viên công ty A năm 2008 là 12 triệu đồng” là
chỉ tiêu:

Chọn một câu trả lời


 A)   Thời kỳ và số lượng.

 B)   Thời kỳ và chất lượng.

 C)   Thời điểm và số lượng.

 D)   Thời điểm và chất lượng.

Sai. Đáp án đúng là: “Thời kỳ và chất lượng”.

Vì : Thu nhập tính bình quân tháng là chỉ tiêu thời kỳ và được tính bằng tổng thu nhập của công ty A chia cho
tổng số nhân viên của công ty A nên là chỉ tiêu chất lượng.

Tham khảo: Xem mục 1.2.3.2. Phân loại chỉ tiêu thống kê.

Mục 1.2.2.2. Phân loại tiêu thức thống kê

Câu 4:

Tiêu thức thuộc tính nào dưới đây có biểu hiện gián tiếp?

Chọn một câu trả lời

 A)   Thành phần kinh tế.

 B)   Qui mô.

 C)   Loại hình doanh nghiệp.

 D)   Ngành kinh tế

Đáp án đúng là: “Qui mô”

Vì : Tiêu thức thuộc tính biểu hiện gián tiếp tức là nó không được biểu diễn trực tiếp bằng con số cụ thể mà biễu
diễn thông qua yếu tố khác.

Qui mô được biểu hiện gián tiếp qua qui mô về số lao động, qui mô về vố, về doanh thu, sản lượng...

Tham khảo: Xem mục 1.2.2.2. Phân loại tiêu thức thống kê

Mục 1.2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê


Câu 5:

Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh:

Chọn một câu trả lời

 A)   Đặc điểm cơ bản của hiện tượng nghiên cứu.

 B)   Mối liên hệ giữa các mặt của hiện tượng nghiên cứu.

 C)   Mối liên hệ giữa hiện tượng nghiên cứu và hiện tượng có liên quan

 D)   Đặc điểm cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, mối liên hệ giữa các mặt của hiện
tượng nghiên cứu, mối liên hệ giữa hiện tượng nghiên cứu và hiện tượng có liên quan.

Đáp án đúng là: “ Đặc điểm cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, mối liên hệ giữa các mặt của hiện tượng nghiên
cứu, mối liên hệ giữa hiện tượng nghiên cứu và hiện tượng có liên quan ”.

Vì : Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp nhiều chỉ tiêu nhằm phản ánh những đặc điểm, tính chất quan trọng
nhất, những mối liên hệ chủ yếu nhất của hiện tượng nghiên cứu

Tham khảo: Xem mục 1.2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê

Mục 1.3.1 Thang đo định danh.

Câu 8:

Đánh số các nhóm “Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký, Thủ quỹ, Thành viên Ban giám đốc”
là loại thang đo ?

Chọn một câu trả lời

 A)   Định danh.

 B)   Thứ bậc.

 C)   Khoảng.

 D)   Tỷ lệ.

Đúng. Đáp án đúng là: “Định danh”.


Vì : Đây là liệt kê những chức danh trong một công ty. Các chức danh này có vai trò như nhau và cùng loại để
chỉ một thuộc tính là chức vụ trong công ty. Ở đây chưa cho thấy rõ quan hệ hơn kém.

Tham khảo: Xem mục 1.3.1. Thang đo định danh.

Câu 6:

Với câu hỏi “Nhãn hiệu thời trang mà bạn yêu thích”, thang đo nào dưới đây sẽ được sử
dụng?

Chọn một câu trả lời

 A)   Định danh.

 B)   Thứ bậc.

 C)   Khoảng.

 D)   Tỷ lệ

Đáp án đúng là: “ Định danh”.

Vì : Thang đo định danh là thang đô đánh số các biểu hiện cùng loại của cùng một tiêu thức. Chỉ là sự liệt kê
những nhãn hiệu yêu thích, tức là cùng một tiêu thức và nó chưa cho thấy sự hơn kém.

Tham khảo: Xem mục 1.3.1 Thang đo định danh.

Mục 1.3.2. Thang đo thứ bậc.

Câu 7:

Đánh số mức độ hài lòng về sản phẩm bao gồm” rất hài lòng, hài lòng, bình thuờng, không
hài lòng, rất không hài lòng” sử dụng thang đo nào dưới đây?

Chọn một câu trả lời

 A)   Định danh.

 B)   Thứ bậc.

 C)   Khoảng.

 D)   Tỷ lệ.


Đáp án đúng là: “Thứ bậc”.
Vì : Thang đo thứ bậc là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém, cao
thấp. Đây là câu hỏi đánh giá nên sẽ có các mức độ cao thấp khác nhau.
Tham khảo: Xem mục 1.3.2. Thang đo thứ bậc.

Mục 1.3.3. Thang đo khoảng

Câu 9:

Điểm IQ đối với một người nào đó sử dụng thang đo nào ?

Chọn một câu trả lời

 A)   Định danh.

 B)   Thứ bậc.

 C)   Khoảng.

 D)   Tỷ lệ.

Đáp án đúng là: “Khoảng”.

Vì : Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc nhưng có khoảng cách đều nhau và không có điểm gốc không tuyệt
đối.

Điều kiện vận dung : Với những tiêu thức mà các biểu hiện của nó quan hệ hơn kém, có thể sử dụng cho các tiêu thức
thuộc tính và tiêu thức số lượng.

Có thể trong ước tính của bạn, chỉ số IQ của nhân vật này chỉ được 0 điểm qui ước, nhưng không có
nghĩa là không có. 0 điểm này là một biểu hiện trong tiêu thức điểm IQ. Điều đó có nghĩa thang đo này
không có điểm gốc 0 tuyệt đối.

Tham khảo: Xem mục 1.3.3. Thang đo khoảng

Câu 10:

Thang đo khoảng được sử dụng với tiêu thức nào:

Chọn một câu trả lời

 A)   Thuộc tính.

 B)   Số lượng.


 C)   Thuộc tính và số lượng.

 D)   Biến đổi.

Đáp án đúng là: “Số lượng”.

Vì : Điều kiện vận dụng của thang đo này là với những tiêu thức mà số 0 là một biểu hiện, chỉ tiêu thức số lượng
mới có biểu hiện cụ thể bằng con số.

Tham khảo: Xem mục 1.3.3. Thang đo khoảng.

Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê


Mục 2.1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê.

Câu 28:

Điều tra thống kê KHÔNG phải đảm bảo yêu cầu:

Chọn một câu trả lời

 A)   Chính xác tuyệt đối

 B)   Kịp thời

 C)   Đầy đủ

 D)   Khách quan.

Đáp án đúng là: “Chính xác tuyệt đối”.

Vì : Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê là: chính xác; khách quan; kịp thời; đầy đủ và trung thực. Tuy nhiên,
chính xác ở đây chỉ mang tính chất tương đối.

Tham khảo: Xem mục 2.1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê.

Câu 27:

Tài liệu trong điều tra thống kê phải:


Chọn một câu trả lời

 A)   Phản ánh khách quan tình hình thực tế của hiện tượng.

 B)   Chính xác một cách tuyệt đối.

 C)   Có sai số là 5%.

 D)   Bao gồm toàn bộ các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “Phản ánh khách quan tình hình thực tế của hiện tượng”.

Vì : Do phản ánh hiện tượng số lớn nên tài liệu của điều tra thống kê không thể chính xác một cách tuyệt đối mà
được phép có sai số. Nhưng sai số này cho phép trong khoảng ±5% chứ không bắt buộc là 5%. Mặt khác nó chỉ thu
thập một số đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Tham khảo: Xem mục 2.1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê.

Mục 2.1.2. Các loại điều tra thống kê

Câu 20:

Những loại sai số nào dưới đây không xảy ra trong điều tra toàn bộ?

Chọn một câu trả lời

 A)   Sai số do ghi chép.

 B)   Sai số do tính chất đại biểu.

 C)   Sai số do chọn mẫu ngẫu nhiên.

 D)   Sai số do tính chất đại biểu và sai số do chọn mẫu ngẫu nhiên.

Đúng. Đáp án đúng là: “Sai số do tính chất đại biểu và sai số do chọn mẫu ngẫu nhiên”.

Vì : Sai số do tính chất đại biểu và sai số do chọn mẫu ngẫu nhiên chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu.

Tham khảo: Xem Bài 2, mục 2.1.2. Các loại điều tra thống kê.

Câu 10:

Kết quả của loại điều tra nào có thể được dùng để suy rộng cho toàn bộ hiện tượng?
Chọn một câu trả lời

 A)   Điều tra chọn mẫu.

 B)   Điều tra trọng điểm.

 C)   Điều tra chuyên đề.

 D)   Điều tra thường xuyên.

Đúng. Đáp án đúng là: “Điều tra chọn mẫu”.

Vì : Điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành thu thập tài liệu ở một số đơn vị nhất định được chọn ra từ tổng
thể. Các đơn vị này được chọn theo quy tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu và kết quả của điều
tra chọn mẫu được dùng để suy rộng cho tổng thể chung.

Do đó, mẫu là hình ảnh thu nhỏ của tổng thể chung. Người ta tiến hành điều tra chọn mẫu và dùng kết quả
đó để suy rộng cho tổng thể chung

Tham khảo: Xem Bài 2, mục 2.1.2. Các loại điều tra thống kê.

Mục 2.1.2.1. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên.

Câu 9:

Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về điều tra không thường xuyên?

Chọn một câu trả lời

 A)   Thường được thực hiện theo chu kỳ.

 B)   Khi nào thấy cần thiết thì mới tiến hành điều tra.

 C)   Khi hiện tượng có phát sinh biến động thì điều tra.

 D)   Có thể thu thập số liệu tại thời điểm hay thời kỳ tuỳ theo hiện tượng và quá trình
kinh tế xã hội đang nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “Khi hiện tượng có phát sinh biến động thì điều tra”.

Vì : Điều tra không thường xuyên không gắn liền với quá trình phát sinh biến động của hiện tượng.

Tham khảo: Xem mục 2.1.2.1. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên.
Mục 2.1.2.2. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ.

Câu 35:

Trong các loại điều tra dưới đây, loại hình điều tra nào KHÔNG thực hiện với số lớn các
đơn vị?

Chọn một câu trả lời

 A)   Điều tra chọn mẫu.

 B)   Điều tra trọng điểm.

 C)   Điều tra chuyên đề.

 D)   Điều tra toàn bộ.

Đáp án đúng là: “Điều tra chuyên đề”.

Vì : Chỉ có điều tra chuyên đề không thực hiện với số lớn đơn vị, loại hình này chỉ điều tra trên một vài đơn vị thậm
chí chỉ 1 đơn vị.

Tham khảo: Xem mục 2.1.2.2. Điều tra toàn bộ và không toàn bộ

Câu 8:

Trong những phát biểu sau, phát biểu nào là sai?

Chọn một câu trả lời

 A)   Qui mô mẫu có thể không bao giờ lớn bằng qui mô của tổng thể chung

 B)   Mỗi tổ mô tả chỉ một đặc điểm của các đơn vị trong tổ đó.

 C)   Trị số giữa được tính bằng trung bình của giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi
tổ.

 D)   Mỗi tổ mô tả nhiều đặc điểm của các đơn vị trong tổ đó .

Đáp án đúng là: “ Mỗi tổ mô tả nhiều đặc điểm của các đơn vị trong tổ đó ”.

Vì : Mỗi tổ chỉ mô tả một đặc điểm của các đơn vị trong tổ đó.
Tham khảo: Xem mục 2.1.2.2. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ.

Câu 13:

Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về điều tra không toàn bộ?

Chọn một câu trả lời

 A)   Tiết kiệm chi phí và thời gian.

 B)   Xác định được qui mô của tổng thể.

 C)   Chất lượng tài liệu điều tra thu được cao.

 D)   Có thể rút ra kết luận về tổng thể trên cơ sở kết quả điều tra.

Đáp án đúng là: “Xác định được qui mô của tổng thể”.

Vì : Điều tra không toàn bộ không xác định được qui mô của tổng thể chung.

Tham khảo: Xem mục 2.1.2.2. Điều tra toàn bộ và không toàn bộ.

Câu 23:

Tài liệu trong điều tra thống kê phải được thu thập một cách đầy đủ, có nghĩa là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Thu thập thông tin trên tất cả các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu.

 B)   Thu thập tất cả các nội dung theo phương án điều tra.

 C)   Thu thập trong đúng khoảng thời gian qui định.

 D)   Thu thập toànbộ các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “Thu thập tất cả các nội dung theo phương án điều tra”.

Vì : Tài liệu điều tra phải được thu thập đầy đủ trên 2 phương diện: nội dung và số đơn vị điều tra. Tuy nhiên chỉ thu
thập những nội dung đã được xác định trong phương án và những đơn vị đã được qui định.

Tham khảo: Xem mục 2.1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê
Mục 2.1.3. Các hình thức tổ chức điều tra.

Câu 27:

Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng với hình thức tổ chức điều tra chuyên môn?

Chọn một câu trả lời

 A)   Mang tính pháp lệnh.

 B)   Thu thập được tài liệu đối với nhiều loại hình kinh tế.

 C)   Là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên.

 D)   Thu thập được tài liệu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội.

Đáp án đúng là: “Mang tính pháp lệnh”.

Vì : Điều tra chuyên môn không mang tính pháp lệnh mà chỉ vận động đối tượng cung cấp tài liệu điều tra.

Tham khảo: Xem mục 2.1.3. Các hình thức tổ chức điều tra.

Mục 2.1.4.1. Phương pháp thu thập trực tiếp.

Câu 25:

Phương pháp thu thập tài liệu trực tiếp là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Thu thập tài liệu qua các chứng từ sổ sách của đơn vị điều tra.

 B)   Thu thập tài liệu qua website của đơn vị điều tra.

 C)   Gặp trực tiếp đơn vị điều tra.

 D)   Gửi phiếu điều tra cho đơn vị điều tra qua bưu điện.

Đáp án đúng là: “Gặp trực tiếp đơn vị điều tra”.

Vì : Điều tra viên gặp trực tiếp, tự mình quan sát, tự hỏi đơn vị điều tra và tự ghi chép tài liệu.
Tham khảo: Xem mục 2.1.4.1. Phương pháp thu thập trực tiếp.

Mục 2.1.5.2. Nội dung chủ yếu của phương án điều tra thống kê.

Câu 29:

Với hiện tượng không có sự tích luỹ về mặt lượng qua thời gian, khi điều tra cần phải xác
định:

Chọn một câu trả lời

 A)   Thời điểm điều tra.

 B)   Thời kỳ điều tra.

 C)   Thời điểm điều tra hoặc thời kỳ điều tra đều được.

 D)   Thời hạn điều tra.

Đáp án đúng là: “Thời điểm điều tra”.

Vì : Với hiện tượng không có sự tích luỹ về mặt lượng quan thời gian thì khi điều tra phải xác định thời điểm điều
tra.

Tham khảo: Xem mục 2.1.5.2. Một số nội dung cơ bản của phương án điều tra thống kê.

Câu 14:

Nội dung điều tra là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Tập hợp các chỉ tiêu cần thu thập tài liệu.

 B)   Tập hợp các đặc điểm cần thu thập tài liệu trên các đơn vị điều tra.

 C)   Toàn bộ các đặc điểm của đối tượng điều tra.

 D)   Tập hợp các đối tượng cần điều tra.

Đúng. Đáp án đúng là: “Tập hợp các đặc điểm cần thu thập tài liệu trên các đơn vị điều tra”.

Vì : Nội dung điều tra là danh mục các tiêu thức hay đặc trưng của các đơn vị điều tra mà ta cần thu thập thông tin.
Tham khảo: Xem mục 2.1.5.2. Nội dung chủ yếu của phương án điều tra thống kê.

Câu 19:

Xác định thời điểm điều tra:

Chọn một câu trả lời

 A)   Để người điều tra tiếp cận các đơn vị điều tra để thu thập thông tin vào thời điểm
đó.

 B)   Để điều tra viên phản ánh mặt lượng của hiện tượng vào thời điểm đó.

 C)   Do hiện tượng luôn biến động (tăng/giảm) nên phải cố định mặt lượng của hiện
tượng tại một thời điểm.

 D)   Do hiện tượng luôn biến động (tăng/giảm) nên phải cố định mặt lượng của hiện
tượng tại một thời điểm và để điều tra viên phản ánh mặt lượng của hiện tượng vào thời
điểm đó.

Đúng. Đáp án đúng là: “Do hiện tượng luôn biến động (tăng/giảm) nên phải cố định mặt lượng của hiện tượng tại
một thời điểm và để điều tra viên phản ánh mặt lượng của hiện tượng vào thời điểm đó”.

Vì : Thời điểm điều tra là mốc thời gian được xác định để thống nhất đăng ký dữ liệu cho toàn bộ các đơn vị điều
tra. Thời điểm điều tra được xác định nhằm nghiên cứu trạng thái của hiện tượng tại thời điểm đó.

Tham khảo: Xem mục 2.1.5.2. Nội dung chủ yếu của phương án điều tra thống kê.

.Câu 11:

Thời kỳ điều tra là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Độ dài thời gian diễn ra cuộc điều tra.

 B)   Độ dài thời gian để nhân viên điều tra đi thu thập tài liệu.

 C)   Độ dài thời gian có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng đang được điều tra.

 D)   Độ dài thời gian diễn ra cuộc điều tra và độ dài thời gian để nhân viên điều tra đi
thu thập tài liệu.
Đáp án đúng là: “Độ dài thời gian có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng đang được điều tra”.

Vì : Thời ký điều tra là độ dài hay khoảng thời gian có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

Tham khảo: Xem Bài 2, mục 2.1.5.2. Nội dung chủ yếu của phương án điều tra thống kê.

Câu 16:

Trong những phần việc sau của hoạt động thống kê, phần việc nào có chứa sai số?

Chọn một câu trả lời

 A)   Xử lý dữ liệu.

 B)   Thiết kế bảng hỏi.

 C)   Lấy mẫu.

 D)   Xử lý dữ liệu, thiết kế bảng hỏi và lấy mẫu.

Đáp án đúng là: “ Xử lý dữ liệu, thiết kế bảng hỏi và lấy mẫu ”.

Vì : Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa các trị số của tiêu thức điều tra thu thập được so với
trị số thực của hiện tượng nghiên cứu. Sai số trong điều tra thống kê là sai số vốn có. Tất cả các giai
đoạn: Xử lý dữ liệu; thiết kế bảng hỏi; lấy mẫu đều có thể mắc phải sai số

Tham khảo: Xem Bài 2, mục 2.1.6. Sai số trong điều tra thống kê

Mục 2.1.6.1. Khái niệm (sai số trong điều tra thống kê).

Câu 40:

Trong các phát biểu dưới đây về sai số, ý nào là KHÔNG đúng?

Chọn một câu trả lời

 A)   Sai số có thể do đối tượng trả lời gây ra.

 B)   Sai số sẽ loại bỏ được nếu làm tốt công tác chuẩn bị điều tra và kiểm tra điều
tra.

 C)   Sai số càng lớn thì chất lượng của kết quả điều tra càng giảm.
 D)   Sai số xảy ra ở tất cả các cuộc điều tra thống kê.

Đáp án đúng là: “ Sai số sẽ loại bỏ được nếu làm tốt công tác chuẩn bị điều tra và kiểm tra điều tra ”.

Vì : Không thể xoá bỏ được sai số mà chỉ có thể làm giảm bớt.

Tham khảo: Xem mục 2.1.6.1. Khái niệm (sai số trong điều tra thống kê).

Mục 2.1.6.2. Các loại sai số.

Câu 25:

Sai số do tính đại diện do:

Chọn một câu trả lời

 A)   Người điều tra vô tình ghi chép sai.

 B)   Đơn vị cung cấp thông tin  trả lời sai.

 C)   Số đơn vị điều tra không đủ lớn

 D)   Dụng cụ đo lường không chuẩn xác.

Đáp án đúng là: “Số đơn vị điều tra không đủ lớn”.

Vì :  Phương án người điều tra vô tình ghi chép sai và đơn vị cung cấp thông tin  trả lời sai, dụng cụ đo lường không
chuẩn xác là nguyên nhân dẫn đến sai số do ghi chép. Số đơn vị điều tra không đủ lớn, không đảm bảo tính chất đại
biểu dẫn đến sai số do tính đại diện.

Tham khảo: Xem mục 2.1.6.2. Các loại sai số.

Câu 3:

Sai số do tính chất đại biểu là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Sai số do ghi chép.

 B)   Sai số do số lượng đơn vị mẫu không đủ lớn.


 C)   Sai số do mẫu được chọn không ngẫu nhiên.

 D)   Sai số do số lượng đơn vị mẫu không đủ lớn và sai số do mẫu được chọn không
ngẫu nhiên.

Đúng. Đáp án đúng là: “Sai số do số lượng đơn vị mẫu không đủ lớn và sai số do mẫu được chọn không ngẫu
nhiên”.

Vì : Đây là hai nguyên nhân của sai số do tính chất đại biểu, chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu.

Tham khảo: Xem mục: Bài 2, mục 2.1.6.2 các loại sai số

Câu 6:

Khi tiến hành điều tra chọn mẫu, những loại sai số nào dưới đây có thể xảy ra?

Chọn một câu trả lời

 A)   Sai số do ghi chép.

 B)   Sai số do tính chất đại biểu.

 C)   Sai số do chọn mẫu ngẫu nhiên.

 D)   Sai số do ghi chép, sai số do tính chất đại diện, hoặc sai số do chọn mẫu ngẫu
nhiên.

Đúng. Đáp án đúng là: “ Sai số do ghi chép, sai số do tính chất đại diện, hoặc sai số do chọn mẫu ngẫu nhiên ”.

Vì : Sai số do ghi chép xảy ra ở tất cả các loại điều tra thống kê. Trong điều tra chọn mẫu, còn có sai số do tính chất
đại biểu của mẫu được chọn và sai số do chọn mẫu ngẫu nhiên.

Tham khảo: Xem mục 2.1.6.2. Các loại sai số.

Mục 2.2.1. Khái niệm chung về tổng hợp thống kê

Câu 10:

Tổng hợp thống kê là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Sắp xếp tài liệu điều tra theo một trật tự nào đó.
 B)   Nêu lên bản chất cụ thể và tính qui luật của hiện tượng.

 C)   Đưa ra mức độ của hiện tượng trong tương lai.

 D)   Thu thập thông tin về hiện tượng nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “ Sắp xếp tài liệu điều tra theo một trật tự nào đó”.

Vì : Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá các tài liệu trên cơ sở sắp xếp chúng theo
một trật tự nào đó.

Tham khảo: Xem mục 2.2.1. Khái niệm chung về tổng hợp thống kê.

Mục 2.2.2.1. Một số vấn đề chung về phân tổ thống kê (nhiệm vụ).

Câu 6:

Phân tổ thống kê KHÔNG cho phép:

Chọn một câu trả lời

 A)   Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội.

 B)   Nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp.

 C)   Nghiên cứu kết cấu tổng thể.

 D)   Thực hiện các dự đoán thống kê.

Sai. Đáp án đúng là: “ Thực hiện các dự đoán thống kê ”.

Vì : Qua phân tổ thống kê ta phân tích được mối liên hệ giữa các hiện tượng KTXH và nghiên  cứu được kết cấu của
tổng thể, từ đó cho phép nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp. Tuy nhiên phân tổ thống kê không
thực hiện được các dự đoán thống kê.

Tham khảo: Xem mục 2.2.2.1. Một số vấn đề chung về phân tổ thống kê.

Câu 12:

Sau khi phân tổ thống kê thì:

Chọn một câu trả lời


 A)   Các đơn vị có đặc điểm giống nhau theo tiêu thức phân tổ được đưa vào một tổ.

 B)   Các đơn vị có đặc điểm khác nhau theo tiêu thức phân tổ được đưa vào một tổ.

 C)   Giữa các tổ có tính chất khác nhau.

 D)   Các đơn vị có đặc điểm giống nhau theo tiêu thức phân tổ được đưa vào một tổ
và giữa các tổ có tính chất khác nhau.

Đúng. Đáp án đúng là: “Các đơn vị có đặc điểm giống nhau theo tiêu thức phân tổ được đưa vào một tổ và giữa các
tổ có tính chất khác nhau”.

Vì : Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thành các tổ có tính chất
khác nhau, nhưng các đơn vị trong một tổ phải có đặc điểm giống nhau hay gần giống nhau theo tiêu thức phân tổ.

Tham khảo: Xem mục 2.2.2.1. Một số vấn đề chung về phân tổ thống kê.

Câu 9:

Khi nghiên cứu biến động của các hiện tượng phức tạp, cần tiến hành phân tổ thống kê vì :

Chọn một câu trả lời

 A)   Phân tổ cho phép thấy được biến động của toàn bộ hiện tượng qua thời gian.

 B)   Phân tổ chính là một phương pháp nghiên cứu liên hệ.

 C)   Phân tổ cho thấy tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể.

 D)   Phân tổ chính là một phương pháp nghiên cứu liên hệ và phân tổ cho thấy tầm
quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể.

Đúng. Đáp án đúng là: “Phân tổ chính là một phương pháp nghiên cứu liên hệ và phân tổ cho thấy tầm quan trọng
của từng bộ phận trong tổng thể”.

Vì : Đây là 2 trong 3 nhiệm vụ cơ bản của phân tổ thống kê. Còn để thấy được biến động của toàn bộ hiện tượng qua
thời gian thì phải dựa vào phân tích dãy số thời gian.

Tham khảo: Xem mục 2.2.2.1. Một số vấn đề chung về phân tổ thống kê (nhiệm vụ).

Câu 7:

Phân tổ thống kê KHÔNG cho biết:


Chọn một câu trả lời

 A)   Các loại hình khác nhau của hiện tượng.

 B)   Kết cấu của hiện tượng.

 C)   Mối liên hệ giữa các tiêu thức phản ánh hiện tượng.

 D)   Mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Đúng. Đáp án đúng là: “Mức độ của hiện tượng trong tương lai”.

Vì : Phân chia các loại hình kinh tế - xã hội, biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức và biểu hiện kết cấu tổng thể là
3 nhiệm vụ cơ bản của phân tổ thống kê. Để biết mức độ của hiện tượng trong tương lai cần phải thực hiện thông
qua phân tích và dự đoán thống kê.

Tham khảo: Xem mục 2.2.2.1. Một số vấn đề chung về phân tổ thống kê (nhiệm vụ).

Câu 1:

Trong các ý sau, ý nào không nằm trong tác dụng của phân tổ thống kê.

Chọn một câu trả lời

 A)   Phân tổ thống kê giúp cho việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết
hợp.

 B)   Phân tổ thống kê là phương pháp quan trọng trong điều tra và phân tích thống kê.

 C)   Phân tổ thống kê là nghiên cứu bản chất của hiện tượng kinh tế - xã hội.

 D)   Phân tổ thống kê là nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tự nhiên.

Đáp án đúng là: “ Phân tổ thống kê là nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tự nhiên ”.

Vì : Phân tổ thống kê giúp cho việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp; phân tổ thống kê là phương
pháp quan trọng trong điều tra và phân tích thống kê; phân tổ thống kê là nghiên cứu bản chất của hiện tượng kinh tế
- xã hội đều là tác dụng của phân tổ thống kê.

Tham khảo: Xem mục 2.2.2.1. Một số vấn đề chung về phân tổ thống kê (nhiệm vụ).

Mục 2.2.2.2. Tiêu thức phân tổ và chỉ tiêu giải thích


Câu 35:

Muốn lựa chọn tiêu thức phân tổ thì

Chọn một câu trả lời

 A)   Dựa vào mục đích nghiên cứu.

 B)   Dựa vào tiêu thức số lượng hay tiêu thức chất lượng.

 C)   Phân tích bản chất của hiện tượng trong điều kiện lịch sử cụ thể.

 D)   Dựa vào mục đích nghiên cứu và phân tích bản chất của hiện tượng trong điều
kiện lịch sử cụ thể.

Đáp án đúng là: “Dựa vào mục đích nghiên cứu và phân tích bản chất của hiện tượng trong điều kiện lịch sử cụ
thể”.

Vì :

Căn cứ để lựa chọn tiêu thức phân tổ bao gồm 3 nội dung :

- Phải tiến hành phân tích lý luận kinh tế - xã hội để hiểu được đặc điểm, bản chất của hiện tượng.

- Dựa vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng.

- Tùy theo tính chất phức tạp của hiện tượng và mục đich yêu cầu nghiên cứu.

Do đó, Dựa vào mục đích nghiên cứu và phân tích bản chất của hiện tượng trong điều kiện lịch sử cụ thể là hai căn
cứ quan trọng trong việc lựa chọn tiêu thức phân tổ.

Tham khảo: Xem Bài 2, mục 2.2.2.2. Tiêu thức phân tổ và chỉ tiêu giải thích.

Mục 2.2.2.3. Xác định số tổ

Câu 33:

Phân tổ có khoảng cách tổ chỉ được áp dụng với tiêu thức

Chọn một câu trả lời

 A)   thuộc tính.

 B)   số lượng có lượng biến rời rạc.


 C)   số lượng có lượng biến liên tục.

 D)   số lượng có lượng biến rời rạc hoặc tiêu thức số lượng có lượng biến liên tục.

Đáp án đúng là: “số lượng có lượng biến rời rạc hoặc tiêu thức số lượng có lượng biến liên tục”.

Vì : Tiêu thức thuộc tính không sử dụng phân tổ có khoảng cách tổ.

Tham khảo: Xem mục 2.2.2.3. Xác định số tổ.

Câu 4:

Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng thì:

Chọn một câu trả lời

 A)   Mỗi lượng biến thành lập một tổ.

 B)   Phải phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau.

 C)   Phân tổ theo khoảng cách tổ không bằng nhau.

 D)   Dựa vào đặc điểm của lượng biến tiêu thức để xác định số tổ.

Đáp án đúng là: “Dựa vào đặc điểm của lượng biến tiêu thức để xác định số tổ”.

Vì : Tuỳ theo đặc điểm của lượng biến là liên tục hay không liên tục, số lượng các lượng biến là nhiều hay ít mà xác
định số tổ.

Tham khảo: Xem Bài 2, mục 2.2.2.3. Xác định số tổ

Câu 5:

Phân tổ không có khoảng cách tổ được áp dụng trong trường hợp:

Chọn một câu trả lời

 A)   Tiêu thức thuộc tính.

 B)   Tiêu thức số lượng có ít lượng biến.


 C)   Tiêu thức số lượng có lượng biến liên tục.

 D)   Tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng có ít lượng biến.

Đúng. Đáp án đúng là: “Tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng có ít lượng biến”.

Vì : Với tiêu thức số lượng có lượng biến liên tục, phải phân tổ có khoảng cách tổ.

Tham khảo: Xem mục 2.2.2.3. Xác định số tổ.

Mục 2.2.2.4. Dãy số phân phối

Câu 26:

Tần số tích lũy cho biết:

Chọn một câu trả lời

 A)   1 đơn vị đứng ở vị trí nào trong dãy số có lượng biến bằng bao nhiêu.

 B)   Tầm quan trọng của từng lượng biến trong dãy số.

 C)   Có bao nhiêu đơn vị được sắp xếp vào một tổ nào đó.

 D)   Số lượng các tổ được chia ra.

Sai. Đáp án đúng là: “1 đơn vị đứng ở vị trí nào trong dãy số có lượng biến bằng bao nhiêu”.

Vì : Tần số tích lũy là cộng dồn của các tần số, nó cho biết 1 đơn vị đứng ở vị trí nào trong dãy số có lượng biến
bằng bao nhiêu.

Tham khảo: Xem mục 2.2.2.4. Dãy số phân phối.

Câu 18:

Dãy số phân phối là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Kết quả của phân tổ thống kê theo tiêu thức thuộc tính.

 B)   Kết quả của phân tổ thống kê theo tiêu thức số lượng.
 C)   Kết quả của phân tổ có khoảng cách tổ.

 D)   kết quả của phân tổ thống kê theo tiêu thức thuộc tính, hoặc phân tổ thống kê
theo tiêu thức số lượng, hoặc phân tổ có khoảng cách tổphân tổ có khoảng cách tổhoặc
phân tổ có khoảng cách tổ

Đúng. Đáp án đúng là: “ Kết quả của phân tổ thống kê theo tiêu thức thuộc tính, hoặc phân tổ thống kê theo tiêu
thức số lượng, hoặc phân tổ có khoảng cách tổ ”.

Vì : Phân tổ là kết quả của phân tổ thống kê bất kể là phân tổ theo tiêu thức nào và phân tổ có khoảng cách tổ hoặc
không có khoảng cách tổ.

Tham khảo: Xem mục 2.2.2.4. Dãy số phân phối.

Câu 2:

Tần số thu được sau khi phân tổ được biểu hiện bằng:

Chọn một câu trả lời

 A)   Số tuyệt đối.

 B)   Số tương đối.

 C)   Số bình quân.

 D)   Số giản đơn

Đúng. Đáp án đúng là: “Số tuyệt đối”.

Vì :

Tần số là số lượng biến của từng tổ được sắp xếp trong từng tổ hay là số lần lặp lại của các lượng biến.
Do đó, nó là số đơn vị được xếp vào mỗi tổ, và được biểu hiện bằng số tuyệt đối

Tham khảo: Xem Bài 2, mục 2.2.2.4. Dãy số phân phối

Câu 13:

Dãy số phân phối là kết quả của:

Chọn một câu trả lời


 A)   Phân tổ không có khoảng cách tổ.

 B)   Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau.

 C)   Phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau.

 D)   Phân tổ không có khoảng cách tổ, hoặc phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau,
hoặc phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau.

Đáp án đúng là: “ Phân tổ không có khoảng cách tổ, hoặc phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau, hoặc phân tổ có
khoảng cách tổ không đều nhau ”.

Vì : Dãy số phân phối là một dãy số được lập nên do phân phối các đơn vị tổng thể vào các tổ theo một
tiêu thức phân tổ nào đó và được sắp xếp theo trình tự biến động của lượng biến tiêu thức phân tổ. Do
đó, dãy số phân phối là kết quả của phân tổ thống kê, bất kể là có khoảng cách tổ hay không có khoảng
cách tổ.

Tham khảo: Xem Bài 2, mục 2.2.2.4. Dãy số phân phối.

Mục 2.2.3.1. Bảng thống kê

Câu 39:

Khi xây dựng bảng thống kê, KHÔNG cần phải:

Chọn một câu trả lời

 A)   Sắp xếp chỉ tiêu giải thích một cách hợp lý.

 B)   Lựa chọn màu sắc phù hợp.

 C)   Ký hiệu cột, hàng rõ ràng.

 D)   Ghi đơn vị tính của chỉ tiêu.

Đáp án đúng là: “Lựa chọn màu sắc phù hợp”.

Vì : Không cần phải lựa chọn màu sắc phù hợp, đâylà yêu cầu của đồ thị thống kê.

Tham khảo: Xem mục 2.2.3.1. Bảng thống kê

Câu 12:
Khi xây dựng bảng thống kê, nếu xuất hiện ký hiệu “...”, có nghĩa là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Không có số liệu.

 B)   Số liệu thiếu sẽ bổ sung sau.

 C)   Không có liên quan, không cần ghi số liệu vào đó.

 D)   Số liệu là một số cố định.

Đáp án đúng là: “Số liệu thiếu sẽ bổ sung sau”.

Vì : Khi xây dựng bảng thống kê, nếu xuất hiện ký hiệu “…”, có nghĩa là số liệu thiếu sẽ bổ sung sau.

Tham khảo: Xem mục 2.2.3.1. Bảng thống kê.

Câu 36:

Khi xây dựng bảng thống kê, nếu xuất hiện ký hiệu “x”, có nghĩa là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Không có số liệu

 B)   Số liệu thiếu sẽ bổ sung sau

 C)   Không có liên quan, không được ghi số liệu vào đó.

 D)   Số liệu là một số cố định.

Đáp án đúng là: “Không có liên quan, không được ghi số liệu vào đó”.

Vì : Khi xây dựng bảng thống kê, nếu xuất hiện ký hiệu “x”, có nghĩa là không có liên quan, nếu viết số liệu sẽ vô
nghĩa.

Tham khảo: Xem mục 2.2.3.1. Bảng thống kê.

Câu 1:

Khi xây dựng bảng thống kê, nếu xuất hiện ký hiệu “-”, có nghĩa là:
Chọn một câu trả lời

 A)   Không có số liệu.

 B)   Số liệu thiếu sẽ bổ sung sau.

 C)   Không có liên quan, không cần ghi số liệu vào đó.

 D)   Số liệu là một số cố định.

Sai. Đáp án đúng là: “Không có số liệu”.

Vì : Không có số liệu thì ký hiệu là “-”

Tham khảo: Xem mục 2.2.3.1. Bảng thống kê

Mục 2.2.3.2. Đồ thị thống kê.

Câu 3:

Khi xây dựng đồ thị thống kê, yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất?

Chọn một câu trả lời

 A)   Lựa chọn loại đồ thị phù hợp.

 B)   Xác định qui mô đồ thị.

 C)   Viết giải thích dễ xem, dễ hiểu.

 D)   Lựa chọn màu sắc phù hợp.

Đáp án đúng là: “ Lựa chọn loại đồ thị phù hợp ”.

Vì : Khi xây dựng đồ thị thống kê, phải chú ý lựa chọn loại đồ thị phù hợp. Ngoài ra phải cố gắng trình bày cho đẹp
về mặt mỹ thuật, dễ xem dễ hiểu.

Tham khảo: Xem mục 2.2.3.2. Đồ thị thống kê.

Câu 28:

Đồ thị và biểu đồ:


Chọn một câu trả lời

 A)   Có thể hữu ích để kiểm tra sự phân bố số liệu.

 B)   Thể hiện các kết quả của nghiên cứu thống kê.

 C)   Có thể hữu ích để kiểm tra sự phân bố số liệu và thể hiện các kết quả của
nghiên cứu thống kê.

 D)   Là căn cứ để lấy số liệu nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “Có thể hữu ích để kiểm tra sự phân bố số liệu và thể hiện các kết quả của nghiên cứu thống kê”.

Vì : Đây là các tác dụng của đồ thị thống kê.

Tham khảo: Xem mục 2.2.3.2. Đồ thị thống kê.

Câu 15:

Đồ thị hình cột được sử dụng khi:

Chọn một câu trả lời

 A)   Biểu hiện so sánh giữa các hiện tượng

 B)   Biểu hiện hiện tượng qua thời gian.

 C)   Biểu hiện kết cấu của các hiện tượng.

 D)   Biểu hiện so sánh giữa các hiện tượng và biểu hiện hiện tượng qua thời gian.

Đúng. Đáp án đúng là: “Biểu hiện so sánh giữa các hiện tượng và biểu hiện hiện tượng qua thời gian”.

Vì : Đồ thị hình cột thường dùng để biểu hiện so sánh giữa các hiện tượng theo không gian hoặc thời gian.

Tham khảo: Xem mục 2.2.3.2. Đồ thị thống kê.

Câu 17:

Phân tích thống kê là:

Chọn một câu trả lời


 A)   Dựa vào mức độ của hiện tượng trong quá khứ nêu lên được bản chất cụ thể và
tính qui luật của hiện tượng.

 B)   Xử lý tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê.

 C)   Tập trung và hệ thống hoá tài liệu thu được qua điều tra thống kê.

 D)   Thu thập thông tin về hiện tượng nghiên cứu.

Sai. Đáp án đúng là: “Dựa vào mức độ của hiện tượng trong quá khứ nêu lên được bản chất cụ thể và tính qui luật
của hiện tượng”.

Vì : Phân tích thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình
kinh tế xã hội trong điều kiện nhất định qua biểu hiện bằng số lượng hay các mức độ của hiện tượng trong quá khứ.

Tham khảo: Xem mục 2.3.1.1. Khái niệm (phân tích và dự đoán thống kê).

BÀI 3 Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện


tượng xã hội
Mục 3.1.1.1. Khái niệm (số tuyệt đối trong thống kê

Câu 14:

Trong các ý sau, ý nào biểu hiện số tuyệt đối?

Chọn một câu trả lời

 A)   Quan hệ so sánh giữa giá cả của các mặt hàng giữa các thị trường.

 B)   Mức giá của các mặt hàng tại các thị trường khác nhau.

 C)   Mức độ tăng giá cả của các mặt hàng qua thời gian.

 D)   Mức độ khác biệt về giá cả của các mặt hàng qua không gian.

Đáp án đúng là: “Mức giá của các mặt hàng tại các thị trường khác nhau ”.

Vì : Số tuyệt đối cho biết qui mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu. Các phương án còn lại đề cập tới số tương
đối và mức độ tăng hoặc giảm.
Tham khảo: Xem mục 3.1.1.1. Khái niệm (số tuyệt đối trong thống kê).

Xem mục 3.1.1.3. Tác dụng (số tuyệt đối trong thống kê)

Câu 1

Số tuyệt đối cho phép

Chọn một câu trả lời

 A)   Phản ánh tình hình thực tế của hiện tượng nghiên cứu.

 B)   Đi sâu nghiên cứu thực trạng của hiện tượng nghiên cứu.

 C)   Phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua thời gian.

 D)   Phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua không gian.

Đúng. Đáp án đúng là: “Phản ánh tình hình thực tế của hiện tượng nghiên cứu”.

Vì : Phản ánh tình hình thực tế của hiện tượng qua qui mô, khối lượng của nó.

Tham khảo: Xem mục 3.1.1.3. Tác dụng (số tuyệt đối trong thống kê)

Xem mục 3.1.1.4. Các loại số tuyệt đối trong thống kê.

Câu 23:

Một công ty được thành lập vào năm 2001. Đến năm 2006, có 3 công ty khác sát nhập vào.
Nếu tính vốn huy động bình quân của công ty trong giai đoạn từ 2001 đến nay thì:

Chọn một câu trả lời

 A)   Không có cùng phạm vi nên không tính bình quân được.

 B)   Có cùng phạm vi nhưng không tính bình quân được.

 C)   Có cùng phạm vi nên vẫn tính bình quân được.

 D)   Không có cùng phạm vi nhưng vẫn tính bình quân được.

Đáp án đúng là: “ Không có cùng phạm vi nên không tính bình quân được ”.
Vì : Không có cùng phạm vi nên không tính bình quân được.

Tham khảo: Xem mục 3.1.1.4. Các loại số tuyệt đối trong thống kê.

Mục 3.1.2.2. Đặc điểm (số tương đối).

Câu 23:

Đơn vị của số tương đối KHÔNG phải là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Hiện vật đơn.

 B)   Đơn vị kép.

 C)   %.

 D)   Lần.

Đáp án đúng là: “Hiện vật đơn”.

Vì : “Hiện vật đơn” là đơn vị của số tuyệt đối.

Tham khảo: Xem mục 3.1.2.2. Đặc điểm (số tương đối).

Câu 39:

Số tương đối chỉ phản ánh mối quan hệ so sánh giữa:

Chọn một câu trả lời

 A)   Hai mức độ cùng loại.

 B)   Hai mức độ khác loại bất kỳ.

 C)   Hai mức độ khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau.

 D)   Hai mức độ cùng loại và hai mức độ khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau.

Sai. Đáp án đúng là: “Hai mức độ cùng loại và hai mức độ khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau”.
Vì : Số tương đối phản ánh mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về thời gian, không
gian, thực tế so với kế hoạch, bộ phận so với tổng thể và hai mức độ khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau.

Tham khảo: Xem mục 3.1.2.2. Đặc điểm (số tương đối).

Mục 3.1.2.4. Các loại số tương đối trong thống kê

Câu 28:

Để tính số tương đối cường độ thì hai mức độ so sánh không cần phải

Chọn một câu trả lời

 A)   Có cùng thời gian.

 B)   Có cùng không gian.

 C)   Có cùng đơn vị tính.

 D)   Có mối liên hệ với nhau

Đáp án đúng là: “Có cùng đơn vị tính”.

Vì : Số tương đối cường độ so sánh hai mức độ khác loại có thể có đơn vị tính khác nhau.

Tham khảo: Xem mục 3.1.2.4. Các loại số tương đối trong thống kê.

Câu 30:

Số tương đối cường độ là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Năng suất lao động bình quân một công nhân trong doanh nghiệp năm 2009
bằng 125% so với năm 2008.

 B)   Năng suất lao động bình quân một công nhân trong doanh nghiệp năm 2009 là
130 triệu đồng.

 C)   Năng suất lao động bình quân một công nhân trong doanh nghiệp năm 2009 tăng
25% so với năm 2008.
 D)   Năng suất lao động bình quân một công nhân trong doanh nghiệp năm 2009 tăng
so với năm 2008 là 26 triệu đồng.

Đáp án đúng là: “Năng suất lao động bình quân một công nhân trong doanh nghiệp năm 2009 là 130 triệu đồng”.

Vì : Nó nói lên trình độ phổ biến của giá trị sản xuất đối với công nhân trong doanh nghiệp, là kết quả so sánh hai
mức độ khác loại là giá trị sản xuất và tổng số công nhân.

Tham khảo: Xem mục 3.1.2.4. Các loại số tương đối trong thống kê.

Câu 21:

Số tương đối KHÔNG được dùng để:

Chọn một câu trả lời

 A)   Phân tích thống kê

 B)   Giữ bí mật số tuyệt đối khi cần thiết

 C)   Lập kế hoạch

 D)   Nêu lên đặc điểm chung nhất của hiện tượng.

Đáp án đúng là: “ Nêu lên đặc điểm chung nhất của hiện tượng ”.

Vì : Số tương đối được dùng để phân tích thống kê; giữ bí mật số tuyệt đối khi cần thiết; lập kế hoạch.

Tham khảo: Xem mục 3.1.2.4. Các loại số tương đối trong thống kê.

Câu 10:

Số tương đối không gian là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Giá vàng tháng 3 ở Hà Nội thấp hơn 10% so với TP.HCM.

 B)   Giá vàng tháng 3 thấp hơn 10% so với tháng 2.

 C)   Giá vàng tháng 3 ở Hà Nội bằng 110% so với TP.HCM.


 D)   Giá vàng tháng 3 ở Hà Nội cao hơn 150.000 đồng một lượng so với TP.HCM.

Đúng. Đáp án đúng là: “Giá vàng tháng 3 ở Hà Nội bằng 110% so với TP.HCM”.

Vì : Số tương đối không gian được tính bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai không gian khác nhau
trong cùng một điều kiện thời gian.

Tham khảo: Xem mục 3.1.2.4. Các loại số tương đối trong thống kê.

Mục 3.2. Số bình quân trong thống kê.

Câu 10
Số bình quân cho biết mức độ
Chọn một câu trả lời

 A)   phổ biến nhất của tổng thể.

 B)   đại diện của tổng thể.

 C)   lớn nhất của tổng thể

 D)   biến thiên của tổng thể.

Đúng. Đáp án đúng là: “ đại diện của tổng thể ”.

Vì : Mức độ phổ biến nhất là nói đến mốt. Số bình quân cho biết mức độ đại diên của tổng thể nên không thể là mức
độ lớn nhất và cũng không cho biết mức độ biến thiên.

Tham khảo: Xem mục 3.2. Số bình quân.

Câu 34:

Xem xét dãy số liệu sau:

14, 16, 16, 22, 25, 25, 38, 38, 38

Tham số đo xu hướng trung tâm nào kém ý nghĩa nhất?

Chọn một câu trả lời

 A)   Số bình quân cộng giản đơn.


 B)   Mốt.

 C)   Trung vị.

 D)   Số bình quân cộng gia quyền

Đáp án đúng là: “Mốt”.

Vì : Trường hợp này có nhiều mốt, do đó không nên tính mốt vì kém ý nghĩa.

Tham khảo: Xem mục 3.2. Số bình quân trong thống kê.

Câu 8:

Mức độ nào dưới đây phản ánh độ đại biểu của tiêu thức tốt nhất?

Chọn một câu trả lời

 A)   Số bình quân.

 B)   Mốt.

 C)   Trung vị.

 D)   Không xác định được

Đáp án đúng là: “Số bình quân”.

Vì : Trong 3 mức độ trên thì số bình quân phản ánh mức độ đại biểu tốt nhất Vì  nó đã tính đến tất cả các lượng biến
bên trong của tiêu thức đó.

Tham khảo: Xem mục 3.2.Số bình quân trong thống kê.

Câu 4:

Tham số nào dưới đây KHÔNG phải là mức độ trung tâm?

Chọn một câu trả lời

 A)   Số bình quân nhân.


 B)   Trung vị.

 C)   Số bình quân cộng.

 D)   Khoảng biến thiên

Đúng. Đáp án đúng là: “ Khoảng biến thiên ”.

Vì : Mức độ trung tâm là: Số bình quân nhân; trung vị; số bình quân cộng. Khoảng biến thiên là tham số đo độ biến
thiên không phải là mức độ trung tâm

Tham khảo: Xem mục 3.2. Số bình quân trong thống kê.

Câu 1:

Khi ta có phân phối chuẩn đối xứng và có 1 mốt, điểm cao nhất trên đường cong chỉ là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Mốt.

 B)   Trung vị.

 C)   Số bình quân.

 D)   Mốt, trung vị và số bình quân

Đúng. Đáp án đúng là: “Mốt, trung vị và số bình quân ”.

Vì : Với phân phối chuẩn đối xứng, mốt, trung vị và số bình quân trùng nhau.

Tham khảo: Xem mục 3.2. Số bình quân trong thống kê.

Mục 3.2.1.1. Khái niệm (số bình quân cộng).

Câu 2:

Số bình quân cộng KHÔNG được dùng trong trường hợp nào?

Chọn một câu trả lời

 A)   Dãy số của những lượng biến có quan hệ tổng.


 B)   Dãy số phân phối.

 C)   Dãy số của các số bình quân tổ.

 D)   Dãy số của những lượng biến có quan hệ tích.

Đúng. Đáp án đúng là: “ Dãy số của những lượng biến có quan hệ tích ”.

Vì : Số bình quân cộng dùng khi giữa các lượng biến có quan hệ tổng và có thể tính ra được từ dãy số phân phối
cũng như từ các số bình quân tổ.

Tham khảo: Xem mục 3.2.1.1. Khái niệm (số bình quân cộng).

Xem mục 3.2.1.3. Tác dụng (số bình quân cộng).

Câu 12:

Số bình quân dùng để:

Chọn một câu trả lời

 A)   Phân chia tổng thể thành hai phần bằng nhau.

 B)   Xác định biểu hiện phổ biến nhất của hiện tượng.

 C)   So sánh các hiện tượng không cùng qui mô.

 D)   Nghiên cứu kết cấu tổng thể

Sai. Đáp án đúng là: “Xác định biểu hiện phổ biến nhất của hiện tượng”.

Vì : Xác định biểu hiện phổ biến nhất của hiện tượng là tác dụng của Mốt. Phân chia tổng thể thành hai phần bằng
nhau là tác dụng của Trung vị. Nghiên cứu kết cấu tổng thể qua số tương đối.

Tham khảo: Xem mục 3.2.1.3. Tác dụng (số bình quân cộng).

Mục 3.2.1.4. Các loại số bình quân cộng.

Câu 40:

Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về số bình quân cộng gia quyền?
Chọn một câu trả lời

 A)   Có giá trị gần với lượng biến có tần số lớn nhất.

 B)   Có giá trị bằng với lượng biến có tần số lớn nhất.

 C)   Chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất.

 D)   Đại diện cho tất cả các lượng biến trong dãy số theo một tiêu thức nào đó

Đáp án đúng là: “Có giá trị bằng với lượng biến có tần số lớn nhất”.

Vì : Số bình quân cộng gia quyền chỉ có giá trị gần với lượng biến có tần số lớn nhất thôi chứ không nhất thiết phải
bằng.

Tham khảo: mục 3.2.1.4. Các loại số bình quân cộng.

Câu 40:

Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về số bình quân cộng gia quyền?

Chọn một câu trả lời

 A)   Có giá trị gần với lượng biến có tần số lớn nhất.

 B)   Có giá trị bằng với lượng biến có tần số lớn nhất.

 C)   Chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất.

 D)   Đại diện cho tất cả các lượng biến trong dãy số theo một tiêu thức nào đó

Đáp án đúng là: “Có giá trị bằng với lượng biến có tần số lớn nhất”.

Vì : Số bình quân cộng gia quyền chỉ có giá trị gần với lượng biến có tần số lớn nhất thôi chứ không nhất thiết phải
bằng.

Tham khảo: mục 3.2.1.4. Các loại số bình quân cộng.

Câu 38:

Để kiểm tra Xem liệu thật sự có sự phụ thuộc của tiêu tiêu thức kết quả y vào tiêu thức
nguyên nhân x hay không, người ta thực hiện kiểm định:
Chọn một câu trả lời

 A)   Hệ số tự do.

 B)   Hệ số hồi qui.

 C)   Hệ số tương quan.

 D)   Tỷ số tương quan.

Đáp án đúng là: “Hệ số hồi qui”.

Vì : Kiểm định hệ số hồi qui Vì  hệ số hồi qui cho biết sự phụ thuộc của y vào x như thế nào.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.4. Kiểm định các tham số của phương trình hồi quy tuyến tính đơn

Câu 3:

Bạn có thể kết luận gì về hai công thức sau:

(1)

(2)

Chọn một câu trả lời

 A)   Hai công thức này đưa ra cùng một kết quả.

 B)   Hai công thức này không đưa ra cùng một kết quả.

 C)   Quyền số trong (1) biểu hiện bằng số tuyệt đối, còn quyền số trong (2) biểu hiện
bằng số tương đối, nên thực chất là một.

 D)   Hai công thức này đưa ra cùng một kết quả và quyền số trong (1) biểu hiện
bằng số tuyệt đối, còn trong quyền số trong (2) biểu hiện bằng số tương đối, nên thực
chất là một.

Đúng. Đáp án đúng là: “Hai công thức này đưa ra cùng một kết quả và quyền số trong (1) biểu hiện bằng số tuyệt
đối, còn trong quyền số trong (2) biểu hiện bằng số tương đối, nên thực chất là một”.

Vì : Đây là công thức tính số bình quân cộng gia quyền, tuỳ thuộc vào điều kiện tài liệu mà sử dụng (1) hay (2). Kết
quả tính ra là một.
Tham khảo: Xem mục 3.2.1.4. Các loại số bình quân cộng.

Xem mục 3.2.1.5. Điều kiện vận dụng số bình quân cộng trong thống kê.

Câu 40:

Phát biểu nào dưới đây KHÔNG đúng về số bình quân?

Chọn một câu trả lời

 A)   Số bình quân được tính ra từ tổng thể đồng chất.

 B)   Số bình quân tổ giúp nghiên cứu đặc điểm riêng của từng bộ phận, giải thích
được nguyên nhân phát triển chung của hiện tượng.

 C)   Số bình quân chung là quan trọng nhất vì nó đã san bằng mọi chênh lệch,
không cần phải xem xét đến số bình quân của các tổ.

 D)   Số bình quân cho phép nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp.

Đáp án đúng là: “ Số bình quân chung là quan trọng nhất vì nó đã san bằng mọi chênh lệch, không cần phải xem
xét đến số bình quân của các tổ”.

Vì : Số bình quân chung phản ánh đặc trưng chung của tổng thể, bỏ qua những chênh lệch thực tế giữa các đơn vị
tổng thể. Số bình quân tổ giúp nghiên cứu đặc điểm riêng của từng bộ phận, giải thích được nguyên nhân phát triển
chung của hiện tượng. Vì vậy khi nghiên cứu phải kết hợp số bình quân chung và số bình quân tổ để có thể giải
thích tốt hơn về hiện tượng.

Tham khảo: Xem mục 3.2.1.5. Điều kiện vận dụng số bình quân cộng trong thống kê.

Xem mục 3.2.2.1. Điều kiện vận dụng số bình quân trong thống kê.

Câu 1:

Số bình quân nhân được tính khi:

Chọn một câu trả lời

 A)   Dãy số gồm các lượng biến có quan hệ tổng.

 B)   Dãy số gồm các lượng biến có quan hệ tích.

 C)   Dãy số gồm các lượng biến được biểu hiện bằng số tuyệt đối.
 D)   Dãy số thuộc tính.

Đáp án đúng là: “Dãy số gồm các lượng biến có quan hệ tích».

Vì : Số bình quân nhân áp dụng khi các lượng biến có quan hệ tích số, thường dùng để tính tốc độ phát triển bình
quân.

Tham khảo: Xem mục 3.2.2.1. Điều kiện vận dụng số bình quân trong thống kê.

Xem mục 3.2.3.1. Khái niệm (mốt).

Câu 36:

Mốt là mức độ:

Chọn một câu trả lời

 A)   Phân chia tổng thể thành hai phần bằng nhau.

 B)   Đại diện của tổng thể theo một tiêu thức nào đó.

 C)   Phổ biến nhất của tổng thể theo tiêu thức nào đó.

 D)   Đo độ biến thiên của tổng thể.

Đáp án đúng là: “Phổ biến nhất của tổng thể theo tiêu thức nào đó”.

Vì : Theo khái niệm, Mốt là mức độ phổ biến nhất của tổng thể theo một tiêu thức nào đó.

Tham khảo: Xem mục 3.2.3.1. Khái niệm (mốt).

Mục 3.2.3.2. Cách tính mốt.

Câu 17:

Xác định tổ chứa Mốt, chỉ cần phải dựa vào

Chọn một câu trả lời

 A)   Tần số phân bố.

 B)   Khoảng cách tổ.


 C)   Giá trị của lượng biến.

 D)   Tần số phân bố và khoảng cách tổ.

Sai. Đáp án đúng là: “Tần số phân bố và khoảng cách tổ”.

Vì : Dựa vào tần số khi dãy số không có khoảng cách tổ hay có khoảng cách tổ đều nhau, dựa vào mật độ phân phối
(bằng tần số chia cho khoảng cách tổ) khi dãy số có khoảng cách tổ không đều nhau.

Tham khảo: Xem mục 3.2.3.2. Cách tính mốt.

Mục 3.2.3.3. Tác dụng (mốt).

Câu 6:

Nhược điểm của Mốt là:

Chọn một câu trả lời

 A)   San bằng hay bù trừ chênh lệch giữa các lượng biến.

 B)   Chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất.

 C)   Kém nhạy bén với sự biến thiên của tiêu thức.

 D)   Chỉ tính với tổng thể ít đơn vị

Đúng. Đáp án đúng là: “Kém  nhạy bén với sự biến thiên của tiêu thức”.

Vì : Mốt kém nhạy bén với sự biến thiên của tiêu thức Vì  nó chỉ quan tâm đến lượng biến có tần số lớn nhất.

Tham khảo: Xem mục 3.2.3.3. Tác dụng (mốt).

Xem mục 3.2.4.1. Khái niệm (trung vị).

Câu 19:

Trung vị KHÔNG tính được cho:

Chọn một câu trả lời

 A)   Dãy số thuộc tính.


 B)   Dãy số lượng biến không có khoảng cách tổ.

 C)   Dãy số lượng biến có khoảng cách tổ.

 D)   Dãy số lượng biến có khoảng cách tổ mở.

Đáp án đúng là: “Dãy số thuộc tính”.

Vì : Trung vị là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong dãy số lượng biến nên không tính được cho dãy số
thuộc tính.

Tham khảo: Xem mục 3.2.4.1. Khái niệm (trung vị).

Câu 10:

Số trung vị là lượng biến:

Chọn một câu trả lời

 A)   Của đơn vị ở vị trí chính giữa trong một dãy số phân phối.

 B)   Của đơn vị ở vị trí chính giữa trong một dãy số lượng biến.

 C)   Có số lần xuất hiện nhiều nhất trong dãy số.

 D)   Có giá trị lớn nhất trong dãy số.

Đúng. Đáp án đúng là: “Của đơn vị ở vị trí chính giữa trong một dãy số lượng biến”.

Vì : Me chỉ được tính ra từ dãy số lượng biến.

Tham khảo: Xem mục 3.2.4.1. Khái niệm (trung vị).

Xem mục 3.2.4.2. cách tính trung vị.

Câu 4:

Để xác định vị trí của trung vị trong một dãy số lượng biến, ta phải dựa vào chỉ số nào?

Chọn một câu trả lời

 A)   Tần số.


 B)   Tần số tích luỹ.

 C)   Tần suất.

 D)   Tần suất tích luỹ.

Đáp án đúng là: “Tần số tích luỹ”.

Vì : Để xác định vị trí của trung vị trong một dãy số lượng biến, ta phải dựa vào tần số tích lũy.

Tham khảo: Xem mục 3.2.4.2. cách tính trung vị.

Mục 3.2.4.3. Tác dụng (trung vị).

Câu 1

Nếu số trung bình lớn hơn số trung vị thì:

Chọn một câu trả lời

 A)   Số đơn vị có lượng biến lớn hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể.

 B)   Số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể.

 C)   Dãy số có phân phối chuẩn đối xứng.

 D)   Dãy số có phân phối chuẩn lệch trái rất mạnh.

Đúng. Đáp án đúng là: “Số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể”.

Vì : Dãy số có phân phối chuẩn lệch phải và số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình chiếm đa số.

Tham khảo: Xem mục 3.2.4.3. Tác dụng (trung vị).

Câu 5:

Khi đường cong phân phối có đuôi dài hơn về phía phải, đó là phân phối chuẩn:

Chọn một câu trả lời

 A)   Đối xứng.


 B)   Lệch phải.

 C)   Lệch tuyệt đối.

 D)   Lệch trái.

Đúng. Đáp án đúng là: “Lệch phải”.

Vì : Khi đó ta có phân phối chuẩn lệch phải.

Tham khảo: Xem mục 3.2.4.3. Tác dụng (trung vị).

Câu 7:

Nếu dãy số có phân phối chuẩn lệch trái thì:

Chọn một câu trả lời

 A)   Số đơn vị có lượng biến lớn hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể.

 B)   Số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể.

 C)   Tổng thể được chia thành hai phần bằng nhau.

 D)   Không có đơn vị nào có lượng biến lớn hơn số trung bình trong tổng thể

Đúng. Đáp án đúng là: “Số đơn vị có lượng biến lớn hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể”.

Vì : Vẽ đồ thị phân phối biểu diễn số bình quân, trung vị và mốt thấy ngay số đơn vị có lượng biến lớn hơn số trung
bình chiếm đa số.

Tham khảo: Xem mục 3.2.4.3. Tác dụng (trung vị).

Xem mục 3.3. các tham số đo độ biến thiên của tiêu thức

Câu 3:

Nhận định nào dưới đây là đúng?

Chọn một câu trả lời

 A)   Độ lệch tiêu chuẩn không có đơn vị tính phù hợp.
 B)   Độ lệch tiêu chuẩn có thể được tính cho số liệu phân tổ và chưa được phân tổ.

 C)   Độ lệch tiêu chuẩn không quan tâm đến sự biến thiên của lượng biến.

 D)   Độ lệch tiêu chuẩn nhỏ thì độ biến thiên lớn .

Đúng. Đáp án đúng là: “ Độ lệch tiêu chuẩn có thể được tính cho số liệu phân tổ và chưa được phân tổ.”.

Vì : Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc hai của phương sai. Số liệu chưa phân tổ thì công thức tính của phương sai không
có quyền số. Số liệu phân tổ thì công thức tính phương sai có quyền số.

Tham khảo: Xem mục 3.3. các tham số đo độ biến thiên của tiêu thức.

Mục 3.3.3. Phương sai.

Câu 38:

Nhận định  nào KHÔNG đúng về phương sai?

Chọn một câu trả lời

 A)   Tính được với mọi dãy số lượng biến.

 B)   Khắc phục được sự khác nhau về dấu của độ lệch giữa lượng biến và số bình
quân của nó

 C)   Có đơn vị tính giống như đơn vị tính của lượng biến.

 D)   Tính toán phức tạp.

Đáp án đúng là: “Có đơn vị tính giống như đơn vị tính của lượng biến”.

Vì : Phương sai không có đơn vị tính.

Tham khảo: Xem mục 3.3.3. Phương sai.

Câu 8:

Tại sao cần phải bình phương độ lệch giữa các lượng biến và số bình quân của nó khi tính
phương sai của tổng thể?

Chọn một câu trả lời


 A)   Để các giá trị đột xuất không ảnh hưởng đến tính toán.

 B)   Vì  có thể số lượng biến n sẽ rất nhỏ.

 C)   Vì một số độ lệch sẽ mang dấu âm (-) và một số khác mang dấu dương (+).

 D)   Để loại bỏ đơn vị tính của lượng biến.

Đúng. Đáp án đúng là: “Một số độ lệch sẽ mang dấu âm (-) và một số khác mang dấu dương (+)”.

Vì : Một số độ lệch mang dấu âm và một số khác mang dấu dương nên sẽ triệt tiêu lẫn nhau, do đó phải bình phương
khi tính phương sai.

Tham khảo: Xem mục 3.3.3. Phương sai.

Mục 3.3.4. Độ lệch tiêu chuẩn

Câu 32:

Mức độ nào dưới đây phản ánh độ biến thiên của tiêu thức tốt nhất?

Chọn một câu trả lời

 A)   Khoảng biến thiên.

 B)   Độ lệch tuyệt đối bình quân.

 C)   Phương sai.

 D)   Độ lệch tiêu chuẩn.

Đáp án đúng là: “Độ lệch tiêu chuẩn”.

Vì : Độ lệch tiêu chuẩn khắc phục được nhược điểm của các mức độ còn lại, là tham số tốt nhất phản ánh độ biến
thiên của tiêu thức.

Tham khảo: Xem mục 3.3.4. Độ lệch tiêu chuẩn.

Câu 9:

Căn bậc hai phương sai của phân phối là


Chọn một câu trả lời

 A)   Độ lệch tiêu chuẩn.

 B)   Số bình quân.

 C)   Khoảng biến thiên.

 D)   Độ lệch tuyệt đối

Đúng. Đáp án đúng là: “Độ lệch tiêu chuẩn”.

Vì : Độ lệch tiêu chuẩn được tính bằng căn bậc hai của phương sai.

Tham khảo: Xem mục 3.3.4. Độ lệch tiêu chuẩn.

BÀI 4 Phân tích hồi quy và tương quan


Mục 4.1. Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan

Câu 15:

Giả sử rằng chúng ta biết chiều cao của sinh viên nhưng không biết cân nặng của người đó.
Vì  thế, chúng ta sử dụng phương trình hồi qui để xác định ước tính về cân nặng của cô ấy
dựa trên chiều cao. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng

Chọn một câu trả lời

 A)   cân nặng là biến độc lập.

 B)   chiều cao là biến phụ thuộc.

 C)   mối liên hệ giữa cân nặng và chiều cao là mối liên hệ nghịch.

 D)   mối liên hệ giữa cân nặng và chiều cao có mối liên hệ thuận

Đúng. Đáp án đúng là: “Mối liên hệ giữa cân nặng và chiều cao có mối liên hệ thuận ”.

Vì : Giả sử rằng chúng ta biết chiều cao của sinh viên nhưng không biết cân nặng của người đó. Chúng ta có thể sử
dụng phương trình hồi qui để xác định ước tính về cân nặng của cô ấy dựa trên chiều cao, khi đó, chiều cao là biến
độc lập (nguyên nhân) còn cân nặng là biến phụ thuộc (kết quả). Thông thường thì chiều cao và cân nặng có mối
liên hệ thuận.
Tham khảo: Xem mục 4.1. Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan

Mục 4.1.1.1. Liên hệ hàm số

Câu 17:

Ý nào đúng về liên hệ hàm số:

Chọn một câu trả lời

 A)   Là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ.

 B)   Là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ.

 C)   Các hiện tượng kinh tế - xã hội thường có mối liên hệ này.

 D)   Không được biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt.

Đáp án đúng là: “Là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ”.

Vì : Liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ, thường xảy ra trong tự nhiên, được biểu hiện rõ trên từng đơn
vị cá biệt.

Tham khảo: Xem mục 4.1.1.1. Liên hệ hàm số

Xem mục 4.1.1.2. Liên hệ tương quan

Câu 14:

Liên hệ tương quan là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ.

 B)   Mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ.

 C)   Được biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt.

 D)   Mối liên hệ thấy được khi nghiên cứu một vài trường hợp điển hình.

Đáp án đúng là: “Mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ ”.
Vì : Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ và không được biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá
biệt. Chỉ xác định được mối liên hệ này khi nghiên cứu một tổng thể thống kê.

Tham khảo: Xem mục 4.1.1.2. Liên hệ tương quan

Mục 4.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng

Câu 28:

Chỉ tiêu nào dưới đây cho phép xác định cường độ của mối liên hệ và chiều hướng của mối
liên hệ tương quan?

Chọn một câu trả lời

 A)   Hệ số tương quan.

 B)   Tỷ số tương quan.

 C)   Hệ số hồi qui.

 D)   Hệ số tự do.

Đáp án đúng là: “Hệ số tương quan”.

Vì : Chỉ có hệ số tương quan  cho phép xác định cường độ của mối liên hệ và chiều hướng của mối liên hệ tương
quan.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng

Câu 19:

Đại lượng nào phản ánh chiều hướng của mỗi liên hệ tương quan

Chọn một câu trả lời

 A)   giá trị bình quân.

 B)   Tỷ số tương quan.

 C)   trung vị.

 D)   Hệ số tương quan và hệ số hồi qui.


Đúng. Đáp án đúng là: “Hệ số tương quan và hệ số hồi qui”.

Vì : Cả hệ số tương quan và hệ số hồi qui đều cho biết chiều hướng của mối liên hệ tương quan.

Tham khảo: Xem  mục 4.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng

Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 24:

Trong phương trình hồi qui, có nghĩa là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Giá trị thực tế của biến phụ thuộc.

 B)   Giá trị bình quân của các giá trị thực tế của biến phụ thuộc.

 C)   Giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc.

 D)   Giá trị lý thuyết của biến độc lập.

Sai. Đáp án đúng là: “Giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc”.

Vì : Giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc tính được bằng cách thay các giá trị của x vào phương trình hồi qui lý
thuyết.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 6:

Hệ số hồi qui không phản ánh:

Chọn một câu trả lời

 A)   Ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.

 B)   Ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết quả.

 C)   Chiều hướng của mối liên hệ tương quan.


 D)   Ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết quả và
chiều hướng của mối liên hệ tương quan.

Đáp án đúng là: “Ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả”.

Vì : Hệ số hồi qui không cho biết ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 24:

Trong phương trình hồi qui, có nghĩa là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Giá trị thực tế của biến phụ thuộc.

 B)   Giá trị bình quân của các giá trị thực tế của biến phụ thuộc.

 C)   Giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc.

 D)   Giá trị lý thuyết của biến độc lập.

Đáp án đúng là: “Giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc”.

Vì : Giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc tính được bằng cách thay các giá trị của x vào phương trình hồi qui lý
thuyết.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 22:

Người ta phải xác định các tham số của phương trình hồi qui sao cho:

Chọn một câu trả lời

 A)   Đường hồi qui lý thuyết chính là đường hồi qui thực tế.

 B)   Đường hồi qui lý thuyết mô tả gần đúng nhất đường hồi qui thực tế.

 C)   Đường hồi qui lý thuyết có dạng tuyến tính.


 D)   Không có yêu cầu cụ thể.

Đáp án đúng là: “Đường hồi qui lý thuyết mô tả gần đúng nhất đường hồi qui thực tế”.

Vì : Thường thì hai đường này không thể trùng khớp nhau, nhưng các tham số này phải được xác định sao cho
đường hồi qui lý thuyết mô tả gần đúng nhất đường hồi qui thực tế.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 31:

Xem xét các cặp số liệu sau (biến độc lập đứng trước):

(16, 56) (10, 98) (35, 105) (4, 70) (12, 121)

Mối liên hệ giữa hai biến trên là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Tuyến tính.

 B)   Parabol.

 C)   Hàm mũ.

 D)   Không xác định.

Đáp án đúng là: “Không xác định”.

Vì : Sau khi sắp xếp số liệu theo thứ tự tăng dần của biến độc lập, không xác định được qui luật của biến phụ thuộc,
do đó không xác định được dạng hàm. (hoặc vẽ đồ thị cũng thấy).

Tham khảo: Xem   mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng); mục 4.2.2.1. Một số dạng
mô hình hồi quy phi tuyến thường gặp

Câu 15:

Sau khi xây dựng phương trình hồi qui biểu diễn mối liên hệ giữa hai tiêu thức số lượng,
người ta tính được hệ số xác định bằng 0,81. Điều đó có nghĩa mối liên hệ giữa hai tiêu thức
trên

Chọn một câu trả lời


 A)   Mối liên hệ giữa hai tiêu thức trên hoàn toàn chặt chẽ.

 B)   là mối liên hệ thuận.

 C)   là rất chặt chẽ.

 D)   là mối liên hệ thuận và rất chặt chẽ.

Đáp án đúng là: “ là rất chặt chẽ”.

Vì : Hệ số xác định là 0,81 tức hệ số tương quan bằng ±0,9. Do đó là mối liên hệ rất chặt chẽ nhưng không đánh giá
được là thuận hay nghịch.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 9:

Sau khi xây dựng phương trình hồi qui biểu diễn mối liên hệ giữa hai tiêu thức số lượng,
người ta tính được tỷ số tương quan bằng 0,91. Điều đó có nghĩa mối liên hệ giữa hai tiêu
thức trên

Chọn một câu trả lời

 A)   hoàn toàn chặt chẽ.

 B)   rất chặt chẽ.

 C)   là mối liên hệ thuận.

 D)   rất chặt chẽ và mối liên hệ giữa hai tiêu thức trên là mối liên hệ thuận.

Đúng. Đáp án đúng là: “ rất chặt chẽ và mối liên hệ giữa hai tiêu thức trên là mối liên hệ thuận”.
Vì : Hệ số tương quan bằng 0,91>0,9. Điều này thể hiện mối liên hệ giữa hai tiêu thức này rất
chặt chẽ và liên hệ thuận. Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai
tiêu thức số lượng)

Câu 6:

Hệ số hồi qui không phản ánh:

Chọn một câu trả lời


 A)   Ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.

 B)   Ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết quả.

 C)   Chiều hướng của mối liên hệ tương quan.

 D)   Ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết quả và
chiều hướng của mối liên hệ tương quan.

Đáp án đúng là: “Ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả”.

Vì : Hệ số hồi qui không cho biết ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 2

Giả sử người ta tính được b 0 là 4 và b1 là 2 cho đường hồi qui tuyến tính ước lượng cụ thể
với một biến độc lập. Nếu biến độc lập có giá trị là 2, thì biến phụ thuộc có thể có giá trị
nào dưới đây?

Chọn một câu trả lời

 A)   8

 B)   10

 C)   -1

 D)   0

Đáp án đúng là: “8”.

Vì : 4 + 2 × 2=8

Thay giá trị của biến độc lập vào phương trình hồi quy y = 4 + 2.x trong đó x = 2.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 12:

Hệ số hồi qui:
Chọn một câu trả lời

 A)   Phản ánh ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.

 B)   Phản ánh ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức
kết quả.

 C)   Phản ánh độ dốc của đường hồi qui lý thuyết.

 D)   Phản ánh ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức
kết quả và phản ánh độ dốc của đường hồi qui lý thuyết.

Đúng. Đáp án đúng là: “Phản ánh ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết quả và
phản ánh độ dốc của đường hồi qui lý thuyết”.

Vì : Hệ số hồi qui hay hệ số góc cho biết độ dốc của đường hồi qui lý thuyết và ảnh hưởng của tiêu thức nguyên
nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết quả.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 18:

Đường biểu diễn mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả theo phương
trình hồi qui được gọi là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Đường hồi qui lý thuyết.

 B)   Đường hồi qui thực nghiệm.

 C)   Đường tuyến tính.

 D)   Đường phi tuyến.

Đúng. Đáp án đúng là: “Đường hồi qui lý thuyết”.

Vì : Đường hồi qui lý thuyết là đường điều chỉnh hay bù trừ chênh lệch ngẫu nhiên vạch ra xu hướng cơ bản của
hiện tượng, hay là đường được vẽ từ phương trình hồi qui biểu diễn mối liên hệ giữa x và y.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Cau 1
Giả sử phương trình hồi qui ước lượng là Ŷ x = 5 - 2x được tính cho một bộ số liệu. Ý nào
dưới đây là đúng nhất cho tình huống này?

Chọn một câu trả lời

 A)   Hệ số chặn của đường thẳng là 2.

 B)   Độ dốc của đường thẳng là âm.

 C)   Đường thẳng cho biết mối liên hệ nghịch.

 D)   Độ dốc của đường thẳng là âm và đường thẳng cho biết mối liên hệ nghịch.

Đúng. Đáp án đúng là: “Độ dốc của đường thẳng là âm và đường thẳng cho biết mối liên hệ nghịch”.

Vì : Hệ số góc hay hệ số hồi qui của phương trình này là -2.

Tham khảo: Xem  mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 17:

Hệ số hồi qui phản ánh:

Chọn một câu trả lời

 A)   Ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.

 B)   Ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết quả.

 C)   Chiều hướng của mối liên hệ tương quan.

 D)   Ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết quả và
chiều hướng của mối liên hệ tương quan.

Đúng. Đáp án đúng là: “Ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu đến tiêu thức kết quả và chiều
hướng của mối liên hệ tương quan”.

Vì : Hệ số hồi qui cho biết chiều hướng của mối liên hệ và ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đang nghiên cứu
đến tiêu thức kết quả.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)
Câu 14:

Đường biểu diễn mối liên hệ thực tế giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả được
gọi là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Đường hồi qui lý thuyết.

 B)   Đường hồi qui thực nghiệm.

 C)   Đường tuyến tính.

 D)   Đường phi tuyến.

Đúng. Đáp án đúng là: “Đường hồi qui thực nghiệm”.

Vì : Theo đúng khái niệm về đường hồi qui thực nghiệm.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.1. Mô hình hồi quy (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Mục 4.2.1.2. Hệ số tương quan

Câu 18:

Hệ số tương quan của 6 cặp số liệu được tính ra bằng 0. Khi đó,

Chọn một câu trả lời

 A)   Có mối liên hệ tương quan nghịch giữa hai biến trên.

 B)   Đường hồi qui lý thuyết có hệ số hồi qui âm.

 C)   Có mối liên hệ tương quan thuận giữa hai biến trên.

 D)   Đường hồi qui lý thuyết có hệ số hồi qui bằng 0.

Đáp án đúng là: “Đường hồi qui lý thuyết có hệ số hồi qui bằng 0”.

Vì :  Hệ số tương quan của 6 cặp số liệu được tính ra bằng 0. Khi đó, không có mối liên hệ tương quan giữa hai biến
trên.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.2. Hệ số tương quan.


Câu 16:

Nếu biến phụ thuộc tăng khi biến độc lập tăng trong phương trình hồi qui tuyến tính, hệ số
tương quan sẽ:

Chọn một câu trả lời

 A)   Nằm trong khoảng (0-1).

 B)   Nằm trong khoảng (-1-0).

 C)   Có giá trị bằng 0.

 D)   Có giá trị bằng 1.

Đúng. Đáp án đúng là: “Nằm trong khoảng (0-1)”.

Vì : Hệ số tươnq quan luôn nằm trong khoảng [-1;1], phương trình trên có mối liên hệ thuận nên r nằm trong khoảng
0-1.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.2. Hệ số tương quan (tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng)

Câu 13:

Để đánh giá cường độ của mối liên hệ tương quan tuyến tính, người ta có thể dùng:

Chọn một câu trả lời

 A)   Hệ số tương quan.

 B)   Tỷ số tương quan.

 C)   Hệ số hồi qui.

 D)   Hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan.

Đúng. Đáp án đúng là: “Hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan”.

Vì : Có thể dùng tỷ số tương quan thay thế cho hệ số tương quan trong trường hợp r>=0.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.2. Hệ số tương quan và mục 4.2.2.2. Tỷ số tương quan

Câu 12:
Sau khi xác định được phương trình hồi qui, để đánh giá cường độ của mối liên hệ, phải
xem xét chỉ tiêu:

Chọn một câu trả lời

 A)   Hệ số tương quan.

 B)   Tỷ số tương quan.

 C)   Hệ số hồi qui.

 D)   Hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan.

Đúng. Đáp án đúng là: “Hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan”.

Vì : Tùy vào dạng phương trình hồi qui mà xem xét hệ số tương quan hoặc tỷ số tương để xác định cường độ của
mối liên hệ.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.2. Hệ số tương quan và mục 4.2.2.2. Tỷ số tương quan

Xem mục 4.2.1.4. Kiểm định các tham số của phương trình hồi quy tuyến tính
đơn

Câu 38:

Để kiểm tra Xem liệu thật sự có sự phụ thuộc của tiêu tiêu thức kết quả y vào tiêu thức
nguyên nhân x hay không, người ta thực hiện kiểm định:

Chọn một câu trả lời

 A)   Hệ số tự do.

 B)   Hệ số hồi qui.

 C)   Hệ số tương quan.

 D)   Tỷ số tương quan.

Đáp án đúng là: “Hệ số hồi qui”.

Vì : Kiểm định hệ số hồi qui Vì  hệ số hồi qui cho biết sự phụ thuộc của y vào x như thế nào.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.4. Kiểm định các tham số của phương trình hồi quy tuyến tính đơn
Câu 14:

Khi thực hiện kiểm định hệ số hồi qui của phương trình hồi qui tuyến tính đơn, miền bác
bỏ là:

Chọn một câu trả lời

 A)   

 B)   

 C)    

 D)   

Đáp án đúng là: .

Vì : Nếu giá trị tuyệt đối của t tính được mà lớn hơn giá trị tới hạn t tra bảng tα/2 thì bác bỏ giả thiết H0.

Tham khảo: Xem mục 4.2.1.4. Kiểm định các tham số của phương trình hồi quy tuyến tính đơn

Câu 5:

Khi chọn một nhóm công nhân trong doanh nghiệp để nghiên cứu mối liên hệ giữa tuổi
nghề và tiền lương, người ta xác định được giữa hai tiêu thức này có mối liên hệ tương
quan tuyến tính thuận. Nhưng nghi ngờ không có mối liên hệ này trong tổng thể công nhân
toàn doanh nghiệp, người ta thực hiện kiểm định giả thuyết đó. Khi đó, miền bác bỏ được
xây dựng sẽ là:

Chọn một câu trả lời

 A)   

 B)   

 C)     

 D)   

Đáp án đúng là: .

Vì : Khi nghi ngờ không có mối liên hệ này trong tổng thể công nhân toàn doanh nghiệp, người ta thực hiện kiểm
định giả thuyết đó. Khi đó, miền bác bỏ được xây dựng sẽ là kiểm định phía phải.
Tham khảo: Xem mục 4.2.1.4. Kiểm định các tham số của phương trình hồi quy tuyến tính đơn

Mục 4.2.2.1. Một số dạng mô hình hồi quy phi tuyến thường gặp

Câu 36:

Phương trình hồi qui parabol được xây dựng khi:

Chọn một câu trả lời

 A)   Tiêu thức nguyên nhân tăng thì tiêu thức kết quả giảm với tốc độ không đều.

 B)   Tiêu thức nguyên nhân tăng hay giảm với 1 lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả
cũng biến động với 1 lượng đều nhau.

 C)   Tiêu thức nguyên nhân tăng hay giảm với 1 lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả
biến động với 1 lượng không đều nhau.

 D)   Trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân.

Đáp án đúng là: “Tiêu thức nguyên nhân tăng hay giảm với 1 lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả biến động với 1
lượng không đều nhau”.

Vì : Khi tiêu thức nguyên nhân tăng hay giảm với 1 lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả biến động với 1 lượng
không đều nhau thì phương trình hồi qui được xây dựng có dạng parabol.

Tham khảo: Xem mục 4.2.2.1. Một số dạng mô hình hồi quy phi tuyến thường gặp

Câu 28:

Phương trình hồi qui hyperbol được xây dựng khi:

Chọn một câu trả lời

 A)   Tiêu thức nguyên nhân tăng thì tiêu thức kết quả giảm với tốc độ không đều.

 B)   Tiêu thức nguyên nhân tăng hay giảm với 1 lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả
cũng biến động với 1 lượng đều nhau.

 C)   Tiêu thức nguyên nhân tăng hay giảm với 1 lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả
biến động với 1 lượng không đều nhau.

 D)   Trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân.
Đáp án đúng là: “Tiêu thức nguyên nhân tăng thì tiêu thức kết quả giảm với tốc độ không đều”.

Vì : Khi tiêu thức nguyên nhân tăng thì tiêu thức kết quả giảm với tốc độ không đều, phương trình hồi qui được xây
dựng có dạng hyperbol.

Tham khảo: Xem mục 4.2.2.1. Một số dạng mô hình hồi quy phi tuyến thường gặp

Câu 20:

Phương trình hồi qui hàm mũ được xây dựng khi:

Chọn một câu trả lời

 A)   Tiêu thức nguyên nhân tăng thì tiêu thức kết quả giảm với tốc độ không đều.

 B)   Tiêu thức nguyên nhân tăng hay giảm với 1 lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả
cũng biến động với 1 lượng đều nhau.

 C)   Tiêu thức nguyên nhân tăng hay giảm với 1 lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả
biến động với 1 lượng không đều nhau.

 D)   Trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân.

Đáp án đúng là: “Trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân”.

Vì : Khi trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân thì phương trình hồi qui được xây dựng có dạng hàm
mũ.

Tham khảo: Xem mục 4.2.2.1. Một số dạng mô hình hồi quy phi tuyến thường gặp

Mục 4.2.2.2. Tỷ số tương quan

Câu 11:

Để đánh giá cường độ của mối liên hệ phi tuyến cần dùng:

Chọn một câu trả lời

 A)   Hệ số tương quan.

 B)   Tỷ số tương quan.

 C)   Hệ số hồi qui.


 D)   Hệ số tự do.

Đúng. Đáp án đúng là: “ Tỷ số tương quan ”.

Vì : Tỷ số tương quan được dùng để đánh giá cường độ của mối liên hệ phi tuyến. Còn hệ số tương quan thì dùng
cho tuyến tính.

Tham khảo: Xem mục 4.2.2.2. Tỷ số tương quan

BÀI 5 PHÂN ÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN


Mục 5.1.1.2. Ý nghĩa (dãy số thời gian)

Câu 7:

Trong những phương án dưới đây, phương án nào không phải là là tác dụng của dãy số
thời gian?

Chọn một câu trả lời

 A)   Phản ánh biến động của hiện tượng qua thời gian

 B)   Nêu lên xu thế biến động của hiện tượng.

 C)   Dự đoán mức độ tương lai của hiện tượng.

 D)   Cho biết dữ liệu thu thập được là xác thực.

Đúng. Đáp án đúng là: “ Cho biết dữ liệu thu thập được là xác thực ”.

Vì : Tác dụng của dãy số thời gian gồm: Phản ánh biến động của hiện tượng qua thời gian; Nêu lên xu thế biến động
của hiện tượng; Dự đoán mức độ tương lai của hiện tượng.

Tham khảo: Xem mục 5.1.1.2. Ý nghĩa (dãy số thời gian)

Mục 5.1.3. Yêu cầu khi xây dựng dáy số thời gian

Câu 40:

Với một dãy số thời kỳ, để đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong
dãy số, thì phương án nào sau đây là không đúng?

Chọn một câu trả lời


 A)   Chỉ tiêu phải được thống nhất về nội dung và phương pháp tính.

 B)   Chỉ tiêu phải được thống nhất về phạm vi nghiên cứu.

 C)   Khoảng cách thời gian trong dãy số phải bằng nhau.

 D)   Khoảng cách thời gian trong dãy số không cần phải bằng nhau.

Đáp án đúng là: “Khoảng cách thời gian trong dãy số không cần phải bằng nhau”.

Vì : Đây là 3 yêu cầu để đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số thời kỳ.

Tham khảo: Xem mục 5.1.3. Yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian

Câu 6:

Điều kiện đầu tiên khi vận dụng các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản
của hiện tượng là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng (giảm) dần.

 B)   Đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức độ trong dãy số.

 C)   Loại bỏ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

 D)   Chỉ rõ yếu tố thời vụ của hiện tượng nghiên cứu

Đúng. Đáp án đúng là: “Đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức độ trong dãy số”.

Vì: Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số thời gian thì mới có thể vận dụng các
phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng.

Tham khảo: Xem mục 5.1.3. Yêu cầu khi xây dựng dáy số thời gian

Mục 5.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian

Câu 13:

Mức độ bình quân qua thời gian của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng
nhau được tính là:
Chọn một câu trả lời

 A)   Trung bình của trung bình từng nhóm hai mức độ kế tiếp nhau.

 B)   Trung bình cộng giản đơn của các mức độ trong dãy số.

 C)   Trung bình cộng gia quyền của các mức độ trong dãy số với quyền số là khoảng
cách thời gian.

 D)   Trung bình của mức độ đầu và mức độ cuối.

Đáp án đúng là: “Trung bình cộng gia quyền của các mức độ trong dãy số với quyền số là khoảng cách thời gian”.

Vì :  Áp dụng công thức tính:

Tham khảo: Xem mục 5.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian

Câu 26:

Có tài liệu về vốn lưu động của một doanh nghiệp tại các thời

điểm sau:

Ngày Vốn lưu động (triệu đồng)


1/4 280
1/5 300
1/6 320
1/7 250
1/8 270

Vậy vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp trong 4 tháng trên là bao nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   284,0 triệu đồng.

 B)   287,5 triệu đồng.

 C)   285,0 triệu đồng.


 D)   286,25 triệu đồng.

Đáp án đúng là: “286,25 triệu đồng”.

Vì : Áp dụng công thức tính mức độ bình quân qua thời gian với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng
nhau.

Tham khảo: Xem mục 5.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian

Câu 24:

Mức độ bình quân qua thời gian của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau
được tính là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Trung bình của trung bình từng nhóm hai mức độ kế tiếp nhau.

 B)   Trung bình cộng giản đơn của các mức độ trong dãy số.

 C)   Trung bình cộng gia quyền của các mức độ trong dãy số với quyền số là khoảng
cách thời gian.

 D)   Trung bình của mức độ đầu và mức độ cuối.

Đáp án đúng là: “Trung bình của trung bình từng nhóm hai mức độ kế tiếp nhau”.

Vì :  Áp dụng công thức tính:

 Tham khảo: Xem mục 5.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian

Câu 23:

Một doanh nghiệp được thành lập từ năm 2000 và đến năm 2006, hợp nhất với một doanh
nghiệp khác. Khi đó, qui mô vốn cố định của doanh nghiệp qua các năm như sau.

Năm Vốn cố định bình quân  (tỷ đồng)


2003 110
2004 115
2005 123
2006 420
2007 450
2008 465
Vậy vốn cố định của doanh nghiệp nói trên trong giai đoạn 2004-2008 tăng bình quân là
bao nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   27,16%

 B)   33,42%

 C)   41,80%

 D)   Không tính được.

Đáp án đúng là: “Không tính được”.

Vì : Dãy số không đảm bảo tính chất so sánh giữa các mức độ.

Tham khảo: Xem mục 5.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian

Mục 5.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Câu 7:

Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân?

Chọn một câu trả lời

 A)   Phản ánh sự biến động trung bình về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu trong một
khoảng thời gian nào đó.

 B)   Chỉ phụ thuộc vào mức độ đầu tiên và mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.

 C)   Do phản ánh sự biến động trung bình của chỉ tiêu nên rất hữu ích với mọi dãy số
thời gian.

 D)   Là mức độ đại diện của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.

Đáp án đúng là: “Do phản ánh sự biến động trung bình của chỉ tiêu nên rất hữu ích với mọi dãy số thời gian”.

Vì : Chỉ nên tính khi dãy số có cùng xu hướng, do đó nếu dãy số không có cùng xu hướng, lượng tăng giảm tuyệt
đối bình quân kém ý nghĩa nên không nên tính.

Tham khảo: Xem mục 5.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Câu 25:

Có tài liệu về doanh thu của một doanh nghiệp qua các năm như sau:

Năm Doanh thu (tỷ đồng)


200 160
3
200 180
4
200 195
5
200 212
6
200 223
7
200 250
8

Doanh thu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2004-2008 tăng trung bình là bao nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   18,0 tỷ đồng.

 B)   17,5 tỷ đồng.

 C)   15,0 tỷ đồng.

 D)   14,0 tỷ đồng.

Đáp án đúng là: “18,0 tỷ đồng”.

Vì :  Áp dụng công thức tính:

Tham khảo: Xem mục 5.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Câu 7:

Ý nào dưới đây không đúng về lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:

Chọn một câu trả lời


 A)   Phản ánh sự biến động trung bình về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu trong một
khoảng thời gian nào đó.

 B)   Chỉ phụ thuộc vào mức độ đầu tiên và mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.

 C)   Vì  phản ánh sự biến động trung bình của chỉ tiêu nên rất hữu ích với mọi dãy
số thời gian.

 D)   Được tính bằng trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.

Đáp án đúng là: “Vì  phản ánh sự biến động trung bình của chỉ tiêu nên rất hữu ích với mọi dãy số thời gian”.

Vì : Chỉ nên tính khi dãy số có cùng xu hướng, do đó nếu dãy số không có cùng xu hướng, lượng tăng giảm tuyệt
đối bình quân kém ý nghĩa nên không nên tính.

Tham khảo: Xem mục 5.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Câu 5:

Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.

 B)   Trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc.

 C)   Trung bình nhân của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.

 D)   Chênh lệch giữa mức độ cuối và mức độ đầu của dãy số.

Sai. Đáp án đúng là: “Trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn».

Vì :  Áp dụng công thức tính:

Tham khảo: Xem mục 5.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối.

Câu 3:

Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào phản ánh lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
Chọn một câu trả lời

 A)   Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 900 triệu đồng so với năm
2005.

 B)   Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 150% so với năm 2005.

 C)   Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 50% so với năm 2005.

 D)   TB mỗi năm vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 25%.

Đáp án đúng là: “Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 900 triệu đồng so với năm 2005”.

Vì : Đây là chỉ tiêu phản ánh lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc.

Tham khảo: Xem mục 5.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Mục 5.2.3. Tốc độ phát triển

Câu 7:

Tốc độ phát triển bình quân là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Trung bình cộng của các tốc độ phát triển liên hoàn.

 B)   Trung bình nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn.

 C)   Trung bình nhân của các tốc độ phát triển định gốc.

 D)   Tỷ số giữa mức độ cuối và mức độ đầu của dãy số.

Đáp án đúng là: “Trung bình nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn”.

Vì :  Áp dụng công thức tính:

Tham khảo: Xem mục 5.2.3. Tốc độ phát triển


Câu 29:

Có tài liệu về lợi nhuận của một doanh nghiệp trong giai đoạn 2004-2008 như sau:

Chỉ tiêu Tốc độ phát triển liên hoàn (%)


2004 102
2005 108
2006 106
2007 110
2008 105

Vậy tốc độ phát triển bình quân về lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn 2004-2008
là bao nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   106,20%

 B)   107,23%

 C)   106,17%

 D)   105, 75%

Đáp án đúng là: “106,17%”.

Vì : Áp dụng đúng công thức tính tốc độ phát triển bình quân, lấy năm 2003  làm gốc.

 với n=6

Tham khảo: Xem mục 5.2.3. Tốc độ phát triển

Câu 38:

Tốc độ phát triển định gốc trong một khoảng thời gian bằng

Chọn một câu trả lời

 A)   tổng các tốc độ phát triển liên hoàn trong khoảng thời gian đó.

 B)   trung bình cộng của các tốc độ phát triển liên hoàn trong khoảng thời gian đó.
 C)   tích của các tốc độ phát triển liên hoàn trong khoảng thời gian đó.

 D)   tích của các tốc độ phát triển liên hoàn trong khoảng thời gian trước đó.

Sai. Đáp án đúng là: “ tích của các tốc độ phát triển liên hoàn trong khoảng thời gian đó”.

Vì : Bằng tích của các tốc độ phát triển liên hoàn.

Tham khảo: Xem mục 5.2.3. Tốc độ phát triển

Câu 1:

Doanh thu của một cửa hàng trong giai đoạn 2003-2008 là:

Năm DT (Tr đồng)


2003 300
2004 320
2005 250
2006 420
2007 500
2008 310

Tốc độ phát triển bình quân về chỉ tiêu doanh thu của cửa hàng nói trên trong thời gian
2003-2008 là:

Chọn một câu trả lời

 A)   350 triệu đồng

 B)   100,66%

 C)   0,66%

 D)   Không nên tính.

Đúng. Đáp án đúng là: “Không nên tính”.

Vì : Dãy số không có cùng xu hướng nên không nên tính tốc độ phát triển bình quân.

Tham khảo: Xem mục 5.2.3. Tốc độ phát triển

Câu 2:
Tốc độ phát triển là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Số tương đối động thái.

 B)   Số tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm).

 C)   Số tương đối nói lên nhịp độ tăng (giảm) của hiện tượng qua một thời kỳ nhất
định.

 D)   Số tuyệt đối phản ánh biến động của hiện tượng.

Đúng. Đáp án đúng là: “Số tương đối động thái ”.

Vì : Theo khái niệm, tốc độ phát triển là chỉ tiêu phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian, còn
được biết dưới cái tên là số tương đối động thái.

Tham khảo: Xem mục 5.2.3. Tốc độ phát triển

Mục 5.2.4. Tốc độ tăng (giảm

Câu 5:

Có tài liệu về doanh thu của một doanh nghiệp qua các năm như sau:

Năm Doanh thu (tỷ đồng )


2003 160
2004 180
2005 195
2006 212
2007 223
2008 250

Doanh thu của doanh nghiệp trong giai đoạn trên tăng trung bình là bao nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   8,56%.

 B)   7,72%.
 C)   9,34%.

 D)   10,33%.

Đáp án đúng là: “9,34%”.

Vì :  Áp dụng công thức tính:

, năm gốc là 2003, n=6

Tham khảo: Xem mục 5.2.4. Tốc độ tăng (giảm)

Câu 9:

Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào phản ánh tốc độ tăng (giảm):

Chọn một câu trả lời

 A)   Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 900 triệu đồng so với năm 2005.

 B)   Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 150% so với năm 2005.

 C)   Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 50% so với năm 2005.

 D)   TB mỗi năm vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 175 triệu đồng.

Đáp án đúng là: “Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 50% so với năm 2005”.

Vì : Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) định gốc.

Tham khảo: Xem mục 5.2.4. Tốc độ tăng (giảm)

Câu 38:

Có tài liệu về lợi nhuận của một doanh nghiệp trong giai đoạn 2004-2008 như sau:

Chỉ tiêu Tốc độ phát triển liên hoàn (%)


2004 102
2005 108
2006 106
2007 110
2008 105

Vậy tốc độ tăng bình quân về lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn 2004-2008 là bao
nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   107,23%.

 B)   7,23%.

 C)   106,17%.

 D)   6,17%.

Đáp án đúng là: “6,17%”.

Vì :  Áp dụng công thức tính:

Với năm 2003 làm gốc, n=6

Tham khảo: Xem mục 5.2.4. Tốc độ tăng (giảm)

Câu 22:

Có tốc độ phát triển định gốc về vốn lưu động bình quân của một doanh nghiệp qua các
năm như sau:

Chỉ tiêu Tốc độ phát triển định gốc (%)


2004 102
2005 108
2006 110
2007 115
2008 118
Vậy tốc độ tăng bình quân của chỉ tiêu vốn lưu động của doanh nghiệp trong giai đoạn
2005-2008 là bao nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   4,55%.

 B)   4,22%.

 C)   3,71%.

 D)   3,37%.

Đáp án đúng là: “3,71%”.

Vì :  Áp dụng công thức tính:

, năm gốc là 2004, n=5

Tham khảo: Xem mục 5.2.4. Tốc độ tăng (giảm)

Câu 16:

Có tốc độ phát triển định gốc về vốn lưu động bình quân của một doanh nghiệp qua các
năm như sau:

Chỉ tiêu Tốc độ phát triển định gốc (%)


2004 102
2005 108
2006 110
2007 115
2008 118

Vậy tốc độ tăng giảm liên hoàn của năm 2007 so với 2006 về chỉ tiêu vốn lưu động là bao
nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   12,75%.

 B)   4,55%.

 C)   4,22%.
 D)   3,37%.

Đáp án đúng là: “4,55%”.

Vì : Tính tốc độ phát triển liên hoàn năm 07/06 bằng thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau, sau đó trừ
đi 1 hoặc 100.

a i = ti - 1

Tham khảo: Xem mục 5.2.4. Tốc độ tăng (giảm)

Câu 15:

Một doanh nghiệp đặt kế hoạch trong 5 năm, thu nhập của người lao động sẽ tăng gấp đôi.
Vậy trong giai đoạn nói trên, bình quân mỗi năm, thu nhập của người lao động phải tăng
thêm bao nhiêu phần trăm?

Chọn một câu trả lời

 A)   14,87%

 B)   114,87%

 C)   18,92%

 D)   100%

Đáp án đúng là: “14,87%”.

Vì :  Áp dụng công thức tính:

Tham khảo: Xem mục 5.2.4. Tốc độ tăng (giảm)

Câu 7:

Tốc độ tăng (giảm) trung bình được tính theo công thức nào?

Chọn một câu trả lời

 A)    (lần)

 B)    (lần)
 C)   (lần)

 D)    (lần)

Đáp án đúng là: “ (lần)”.

Vì : Tốc độ tăng giảm trung bình được tính theo công thức:  (lần) hoặc

Tham khảo: Xem mục 5.2.4. Tốc độ tăng (giảm)

Câu 4:

Tốc độ tăng (giảm) bình quân là số tương đối nói lên

Chọn một câu trả lời

 A)   xu hướng phát triển của hiện tượng.

 B)   tốc độ phát triển đại diện trong một thời kỳ nhất định.

 C)   nhịp điệu tăng (giảm) đại diện trong một thời kỳ nhất định.

 D)   nhịp điệu tăng (giảm) của hiện tượng.

Đúng. Đáp án đúng là: “nhịp điệu tăng (giảm) đại diện trong một thời kỳ nhất định”.

Vì :  Tốc độ tăng (giảm) bình quân phản ánh tốc độ tăng giảm đại diện trong một thời kỳ nhất định.

Tham khảo: Xem mục 5.2.4. Tốc độ tăng (giảm)

Mục 5.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn

Câu 31:

Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào phản ánh giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng
(giảm) liên hoàn?

Chọn một câu trả lời

 A)   Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 900 triệu đồng so với năm 2007.
 B)   Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 20% so với năm 2007.

 C)   1% tốc độ tăng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2008 so với 2007 tương
ứng với 45 triệu đồng.

 D)   TB mỗi năm vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 25%.

Đáp án đúng là: “1% tốc độ tăng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2008 so với 2007 tương ứng với 45 triệu
đồng”.

Vì : Nó cho biết lượng tuyệt đối tương ứng với 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn.

Tham khảo: Xem mục 5.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn

Câu 33:

Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) định gốc là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Tổng các giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.

 B)   Một số không đổi.

 C)   Bình quân cộng của các giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.

 D)   Bình quân nhân của các giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.

. Đáp án đúng là: “Một số không đổi”.

Vì : Là một số không đổi và tính bằng  y1/100.

Tham khảo: Xem mục 5.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn

Câu 24:

Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.
 B)   Trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc.

 C)   Trung bình nhân của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.

 D)   Chênh lệch giữa mức độ cuối và mức độ đầu của dãy số.

Đáp án đúng là: “Trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn».

Vì :  Áp dụng công thức tính:

Tham khảo: Xem mục 5.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối.

Câu 38:

Có tài liệu về lợi nhuận của một cửa hàng trong giai đoạn 2004-2008 như sau:

Chỉ Lợi nhuận (triệu đồng)


tiêu
2004 102
2005 108
2006 106
2007 110
2008 105

Vậy ứng với 1% tốc độ tăng (giảm) về lợi nhuận của cửa hàng năm 2008 so với 2007 là bao
nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   1,1 triệu đồng.

 B)   1,02 triệu đồng.

 C)   1,05 triệu đồng.

 D)   1,062 triệu đồng.


Sai. Đáp án đúng là: “1,1 triệu đồng”.

Vì :  Áp dụng công thức tính:

Tham khảo: Xem mục 5.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn

Câu 15:

Có tài liệu về doanh thu của một doanh nghiệp qua các năm như sau:

Năm Doanh thu (tỷ đồng)


200 160
3
200 180
4
200 195
5
200 212
6
200 223
7
200 250
8

Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm định gốc năm 2008 so với năm 2003 là bao
nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   1,60 tỷ đồng.

 B)   1,94 tỷ đồng.

 C)   2,03 tỷ đồng.

 D)   2,23 tỷ đồng.

Đáp án đúng là: “1,60 tỷ đồng”.

Vì : Luôn bằng y1/100=1,6

Tham khảo: Xem mục 5.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Câu 35:

Trong phân tích sự biến động của hiện tượng qua thời gian, người ta thường KHÔNG sử
dụng chỉ tiêu nào?

Chọn một câu trả lời

 A)   Tốc độ phát triển định gốc.

 B)   Tốc độ tăng (giảm) định gốc.

 C)   Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) định gốc.

 D)   Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc.

Đáp án đúng là: “Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) định gốc ”.

Vì : Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) định gốc là một số không đổi và bằng   y1/100 nên người ta thường
không tính chỉ tiêu này.

Tham khảo: Xem mục 5.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn

Câu 3:

Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn:

Chọn một câu trả lời

 A)   Là trường hợp vận dụng số tuyệt đối và số tương đối.

 B)   Là 1 số không đổi.

 C)   Có đơn vị tính bằng %.

 D)   Cho thấy mức tăng tuyệt đối của hiện tượng

Đúng. Đáp án đúng là: “Là trường hợp vận dụng số tuyệt đối và số tương đối”.

Vì : Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn là một trường hợp vận dụng số tuyệt đối và số tương đối.
Nó cho biết khi tốc độ tăng (giảm) thay đổi 1% thì tương ứng với một lượng tuyệt đối là bao nhiêu.

Tham khảo: Xem mục 5.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Mục 5.3.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu các phương pháp biểu diễn xu hướng
biến động cơ bản của hiện tượng

Câu 5:

Mục đích của việc vận dụng các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của
hiện tượng là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng (hoặc giảm) dần.

 B)   Đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức độ trong dãy số.

 C)   Loại bỏ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

 D)   Chỉ rõ yếu tố thời vụ của hiện tượng nghiên cứu

Đúng. Đáp án đúng là: “Loại bỏ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên”.

Vì : Loại bỏ tác động của các nhân tố ngẫu nhiên để làm bộc lộ những nhân tố cơ bản.

Tham khảo: Xem mục 5.3.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu các phương pháp biểu diễn xu hướng biến động cơ bản
của hiện tượng

Mục 5.3.2.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian

Câu 40:

Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian được áp dụng với

Chọn một câu trả lời

 A)   hiện tượng có tính chất thời vụ.

 B)   hiện tượng không có tính chất thời vụ.

 C)   sự kết hợp hiện tượng có tính chất thời vụ và hiện tượng không có tính chất thời
vụ.

 D)   hiện tượng có tính chất thời kỳ.


Đáp án đúng là: “hiện tượng không có tính chất thời vụ”.

Vì : Nên áp dụng với hiện tượng không có tính chất thời vụ Vì  nếu có thì phương pháp này sẽ làm mất tính chất
thời vụ đó.

Tham khảo: Xem mục 5.3.2.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian

Câu 1:

Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian được áp dụng với dãy số

Chọn một câu trả lời

 A)   thời điểm.

 B)   thời kỳ.

 C)   thời điểm trừ Dãy số thời kỳ.

 D)   thời điểm cộng với dãy số thời kỳ.

Đáp án đúng là: “ thời kỳ”.

Vì : Chỉ áp dụng được với dãy số thời kỳ Vì  chỉ có dãy số thời kỳ mới có tính chất là có thể cộng các mức độ lại
với nhau.

Tham khảo: Xem mục 5.3.2.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian

Mục 5.3.2.2. Phương pháp bình quân trượt

Câu 29:

So với phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, phương pháp bình quân trượt có ưu
điểm hơn là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Sử dụng được với dãy số thời điểm.

 B)   Số lượng các mức độ trong dãy số mất đi ít hơn.

 C)   Sử dụng được với hiện tượng có tính chất thời vụ.
 D)   Số lượng các mức độ trong dãy số mất đi nhiều hơn

Đáp án đúng là: “Số lượng các mức độ trong dãy số mất đi ít hơn”.

Vì : Số lượng các mức độ mất đi ít hơn nên khi biểu diễn bằng đồ thị dễ tìm ra xu hướng.

Tham khảo: Xem mục 5.3.2.2. Phương pháp bình quân trượt

Câu 10:

Phương pháp bình quân trượt được áp dụng với dãy số

Chọn một câu trả lời

 A)   thời điểm.

 B)   thời kỳ.

 C)   thời điểm và  Dãy số thời kỳ.

 D)   trung bình.

Đáp án đúng là: “ thời kỳ”.

Vì : Chỉ áp dụng được với dãy số thời kỳ Vì  chỉ có dãy số thời kỳ mới có tính chất là có thể cộng các mức độ lại với
nhau.

Tham khảo: Xem mục 5.3.2.2. Phương pháp bình quân trượt

Câu 7:

Phương pháp bình quân trượt được áp dụng với hiện tượng

Chọn một câu trả lời

 A)   có tính chất thời vụ.

 B)   không có tính chất thời vụ.

 C)   có tính chất thời vụ và hiện tượng không có tính chất thời vụ.
 D)   có tính chất thời kỳ.

Sai. Đáp án đúng là: “ không có tính chất thời vụ”.

Vì : Nên áp dụng với hiện tượng không có tính chất thời vụ Vì  nếu có thì phương pháp này sẽ làm mất tính chất
thời vụ đó.

Tham khảo: Xem mục 5.3.2.2. Phương pháp bình quân trượt

Mục 5.3.2.3. Phương pháp hồi quy theo thời gian

Câu 37:

Hàm xu thế mũ được vận dụng khi dãy số có các

Chọn một câu trả lời

 A)   lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.

 B)   tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.

 C)   mức độ giảm dần theo thời gian.

 D)   mức độ ban đầu tăng dần, sau đó lại giảm dần theo thời gian.

Đáp án đúng là: “tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau”.

Vì : Đây là điều kiện vận dụng khi xây dựng hàm xu thế mũ.

Tham khảo: Xem mục 5.3.2.3. Phương pháp hồi quy theo thời gian

Câu 25:

Giả sử sự biến động của một hiện tượng qua thời gian được biểu diễn bằng một hàm xu thế
parabol: , khi đó, t trong công thức đó là

Chọn một câu trả lời

 A)   biến thứ tự thời gian.

 B)   một hằng số được xác định bởi công thức.


 C)   giá trị của biến phụ thuộc.

 D)   giá trị của biến độc lập.

Đáp án đúng là: “biến thứ tự thời gian”.

Vì : t là biến thứ tự thời gian theo qui ước.

Tham khảo: Xem mục 5.3.2.3. Phương pháp hồi quy theo thời gian

Câu 7:

Sau khi sử dụng phương pháp hồi qui, bạn thu được hai hàm sau:

       (1)      

x: tiêu thức nguyên nhân

        (2)      

 t: thời gian

Ý nào dưới đây là đúng:

Chọn một câu trả lời

 A)   (1) là hàm xu thế, (2) là hàm hồi qui biểu diễn mối liên hệ

 B)   (2) là hàm xu thế, (1) là hàm hồi qui biểu diễn mối liên hệ.

 C)   Cả (1) và (2) đều biểu diễn mối liên hệ của hiện tượng.

 D)   Cả (1) và (2) đều biểu diễn xu thế phát triển của hiện tượng.

Đúng. Đáp án đúng là: “(2) là hàm xu thế, (1) là hàm hồi qui biểu diễn mối liên hệ”.

Vì : (1) là hàm hồi qui biểu diễn mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả; (2) là hàm hồi qui biểu
diễn mối liên hệ của hiện tượng theo thời gian hay còn gọi là hàm xu thế.

Tham khảo: Xem mục 5.3.2.3. Phương pháp hồi quy theo thời gian

Mục 5.4.2.1. (Dự đoán) Dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
Câu 13:

Dự đoán dựa trên lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân được thực hiện khi dãy số có các

Chọn một câu trả lời

 A)   tốc độ tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau.

 B)   tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.

 C)   lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.

 D)   giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau.

Đáp án đúng là: “ lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau”.

Vì : Mô hình dự đoán:

Giá trị dự đoán phụ thuộc phần lớn vào   hay chính xác hơn là dựa vào y n và y1. Do
đó, chỉ nên áp dụng phương pháp này khi dãy số thời gian có các lượng tăng hay giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ
nhau.

Tham khảo: Xem mục 5.4.2.1. (Dự đoán) Dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình

mục 5.4.2.3. Ngoại suy xu thế

Câu 15:

Từ dãy số thời gian về chỉ tiêu doanh thu (tỷ đồng) của một doanh nghiệp trong giai đoạn
2003-2008, người ta xây dựng được một hàm xu thế phán ánh biến động của doanh thu qua
thời gian: . Trong đó, qui ước biến thứ tự thời gian t của năm 2003 là -5,
năm 2004 là -3...

Vậy dự đoán doanh thu của doanh nghiệp năm 2010 sẽ là bao nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   21,98 tỷ đồng.


 B)   23,56 tỷ đồng.

 C)   25,14 tỷ đồng.

 D)   26,72 tỷ đồng.

Đáp án đúng là: “26,72 tỷ đồng”.

Vì : Thay giá trị t=9 vào hàm xu thế ở trên.

Tham khảo: Xem mục 5.4.2.3. Ngoại suy xu thế

Câu 21:

Từ dãy số thời gian về chỉ tiêu doanh thu (tỷ đồng) của một doanh nghiệp trong giai đoạn
2003-2008, người ta xây dựng được một hàm xu thế phán ánh biến động của doanh thu qua
thời gian: . Trong đó, qui ước biến thứ tự thời gian t của năm 2003 là 1,
năm 2004 là 2...

Vậy dự đoán doanh thu của doanh nghiệp năm 2009 sẽ là bao nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   21,98 tỷ đồng.

 B)   23,56 tỷ đồng.

 C)   25,14 tỷ đồng.

 D)   26,72 tỷ đồng.

Đáp án đúng là: “23,56 tỷ đồng”.

Vì : Thay giá trị t=7 vào hàm xu thế ở trên.

Tham khảo: Xem mục 5.4.2.3. Ngoại suy xu thế

Bài 6: Chỉ số
Mục 6.1.1.1. Khái niệm (chỉ số)

Câu 2:

Trong những câu sau câu nào đúng:

Chọn một câu trả lời

 A)   Số tương đối là chỉ số.

 B)   Chỉ số là số tương đối.

 C)   Số tuyệt đối là chỉ số

 D)   Chỉ số là số tuyệt đối.

Đáp án đúng là: “Chỉ số là số tương đối”.

Vì : Chỉ số là số tương đối phản ánh mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ cùng loại của hiện tượng. Tuy nhiên số
tương đối là chỉ  số khi đó là số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch và số tương đối không gian. Còn số
tương đối cường độ và số tương đối kết cấu không phải là chỉ số.

Tham khảo: Xem mục 6.1.1.1. Khái niệm (chỉ số)

Mục 6.1.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số

Câu 20:

Đặc điểm của phương pháp chỉ số là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Có thể cộng trực tiếp các nhân tố lại với nhau.

 B)   Khi nghiên cứu biến động của một nhân tố thì phải cố định các nhân tố khác.

 C)   Các nhân tố luôn được cố định ở kỳ gốc.

 D)   Các nhân tố luôn được cố định ở kỳ nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “Khi nghiên cứu biến động của một nhân tố thì phải cố định các nhân tố khác”.
Vì : Với phương pháp chỉ số, để tổng hợp các thành phần lại với nhau, trước hết phải chuyển chúng về dạng giống
nhau. Khi nghiên cứu biến động của một nhân tố thì phải cố định các nhân tố khác. Còn nhân tố đó được cố định ở
kỳ nào thì còn tùy vào điều kiện số liệu, mục đích tính toán.

Tham khảo: Xem mục 6.1.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số

Mục 6.1.2. Tác dụng của chỉ số trong thống kê

Câu 37:

Ý nào dưới đây không đúng về phương pháp chỉ số:

Chọn một câu trả lời

 A)   Phương pháp chỉ số là phương pháp phân tích mối liên hệ, cho phép nghiên cứu
cái chung và cái bộ phận một cách kết hợp.

 B)   Phương pháp chỉ số chỉ có tính tổng hợp, không mang tính phân tích.

 C)   Phương pháp chỉ số cho phép nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua
không gian.

 D)   Phương pháp chỉ số cho phép nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời
gian.

Đáp án đúng là: “Phương pháp chỉ số chỉ có tính tổng hợp, không mang tính phân tích”.

Vì : Phương pháp chỉ số vừa có khả năng nêu lên biến động tổng hợp của hiện tượng, vừa có thể phân tích sự biến
động đó.

Tham khảo: Xem mục 6.1.2. Tác dụng của chỉ số trong thống kê

Mục 6.1.3. Phân loại chỉ số

Câu 26:

Số tương đối nào dưới đây không phải là chỉ số

Chọn một câu trả lời

 A)   Số tương đối động thái.

 B)   Số tương đối kế hoạch.


 C)   Số tương đối cường độ.

 D)   Số tương đối không gian.

Đáp án đúng là: “Số tương đối cường độ”.

Vì : Số tương đối cường độ so sánh hai mức độ khác loại không phải là chỉ số.

Tham khảo: Xem mục 6.1.3. Phân loại chỉ số

Mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Câu 10:

Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hoá của một cửa hàng trong tháng 12/2008 như sau:

Tên Mức tiêu thụ hàng hoá (Triệu đồng) Tỷ lệ % tăng (giảm) giá so với tháng 11/2008
hàng
A 235 8,0
B 120 6,0
C 185 -7,5

Chỉ số tổng hợp về giá của 3 mặt hàng là:

Chọn một câu trả lời

 A)   97,80%

 B)   98,30%

 C)   101,73%

 D)   102,25%

Đáp án đúng là: “101,73%”.

Vì : Áp dụng công thức:

ip=100+a (%)

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng
Câu 3:

Có tài liệu của một xí nghiệp như  sau:

CP sản xuất (Triệu đồng)


Sản Quí I/ Quí II/
Tỷ lệ % tăng sản lượng quí II so với quí I
phẩm
08 08
A 400 420 12
B 600 700 15

Chỉ số tổng hợp về giá thành của Laspeyres là:

Chọn một câu trả lời

 A)   98,37%

 B)   98,42%

 C)   87,83%

 D)   101,61%

Đáp án đúng là: “98,37%”.

Vì : Áp dụng công thức:

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Câu 8:

Có tài liệu của một xí nghiệp như  sau:

CP sản xuất (Triệu đồng)


Sản Quí I/ Quí II/
Tỷ lệ % tăng sản lượng quí II so với quí I
phẩm
08 08
A 400 420 12
B 600 700 15

Chỉ số tổng hợp về giá thành của Paasche là:

Chọn một câu trả lời


 A)   98,37%.

 B)   98,42%.

 C)   87,83%.

 D)   101,61%.

Đáp án đúng là: “98,42%”.

Vì : Áp dụng công thức:

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Câu 18:

Quyền số của chỉ số tổng hợp về giá cả của Paasche là

Chọn một câu trả lời

 A)   lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ gốc.

 B)   doanh thu bán hàng kỳ gốc.

 C)   giá bán hàng hóa kỳ nghiên cứu.

 D)   tỷ trọng doanh thu bán hàng kỳ nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “Tất cả Tất cả các đáp án đã nêu đều  đúng”.

Vì : ta có công thức tính chỉ số tổng hợp về giá cả của Paasche

 => Quyền số của IpP là lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu q1, doanh thu bán hàng kỳ nghiên cứu p1q1, tỷ trọng doanh
thu bán hàng kỳ nghiên cứu d1.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Câu 36:

Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher không nhằm:


Chọn một câu trả lời

 A)   Loại bỏ ảnh hưởng do biến động về giá của các mặt hàng giữa hai kỳ.

 B)   Loại bỏ ảnh hưởng do biến động cơ cấu tiêu thụ của các mặt hàng giữa hai kỳ.

 C)   San bằng chênh lệch lớn giữa  và  .

 D)   Loại bỏ ảnh hưởng do biến động cơ cấu tiêu thụ của các mặt hàng giữa hai kỳ và
san bằng chênh lệch lớn giữa  và  .

Đáp án đúng là: “Loại bỏ ảnh hưởng do biến động về giá của các mặt hàng giữa hai kỳ”.

Vì : Chỉ số này sử dụng kết hợp quyền số q 0 và q1 để loại bỏ ảnh hưởng do biến động cơ cấu tiêu thụ và vận dụng
trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa  và  .

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Câu 30:

Chỉ số tổng hợp về giá có nhiều ưu điểm ngoại trừ

Chọn một câu trả lời

 A)   phân tích được sự biến động chung về giá của một nhóm các mặt hàng.

 B)   phân tích được biến động về doanh thu.

 C)   loại bỏ được ảnh hưởng biến động của lượng hàng tiêu thụ.

 D)   phân tích được sự biến động của riêng từng mặt hàng.

Đáp án đúng là: “ phân tích được sự biến động của riêng từng mặt hàng. ”.

Vì : Khi phân tích chỉ số đơn thì chúng ta chỉ phân tích được sự biến động của riêng từng mặt hàng mà không cho
biết sự biến động chung của các nhóm hàng hóa; không loại bỏ được ảnh hưởng của các yếu  tố khác; không phân
tích được sự biến động của doanh thu. Các phương án A,B,C là các ưu điểm của chỉ số tổng hợp để khắc phục
những hạn chế của chỉ số đơn.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Câu 14:

Chỉ số tổng hợp giá cả của Laspeyres có quyền số là:


Chọn một câu trả lời

 A)   Lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu.

 B)   Lượng hàng tiêu thụ kỳ gốc.

 C)   Giá bán kỳ nghiên cứu.

 D)   Giá bán kỳ gốc.

Đáp án đúng là: “Lượng hàng tiêu thụ kỳ gốc”.

Vì : Chỉ số tổng hợp giá cả của Laspeyres có quyền số là lượng hàng tiêu thụ kỳ gốc.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Câu 10:

Chỉ số giá cả của một nhóm mặt hàng có:

Chọn một câu trả lời

 A)   tính tổng hợp.

 B)   tính phân tích.

 C)   tính tổng hợp và tính phân tích.

 D)   tính tương quan.

Đúng. Đáp án đúng là: “Tính tổng hợp và tính phân tích”.

Vì : Vừa tổng hợp vừa phân tích vì  nó phân tích biến động về giá chung của một nhóm hàng và chịu ảnh hưởng
biến động riêng biệt của từng mặt hàng.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Câu 12:

Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher là:

Chọn một câu trả lời


 A)   TB cộng giản đơn của của chỉ số tổng hợp về giá của Laspeyres và chỉ số tổng
hợp về giá của Paasche.

 B)   TB cộng gia quyền của của chỉ số tổng hợp về giá của Laspeyres và chỉ số tổng
hợp về giá của Paasche.

 C)   TB nhân giản đơn của của chỉ số tổng hợp về giá của Laspeyres và chỉ số tổng
hợp về giá của Paasche.

 D)   TB nhân gia quyền của của chỉ số tổng hợp về giá của Laspeyres và chỉ số tổng
hợp về giá của Paasche.

Đúng. Đáp án đúng là: “TB nhân giản đơn của của chỉ số tổng hợp về giá của Laspeyres và chỉ số tổng hợp về giá
của Paasche

Vì : Công thức tính  chỉ số tổng hợp về giá của Fisher.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Câu 13:

Chỉ số tổng hợp nêu lên sự biến động về giá qua thời gian thực chất là:

Chọn một câu trả lời

 A)   TB cộng giản đơn của các chỉ số đơn về giá.

 B)   TB nhân giản đơn của các chỉ số đơn về giá.

 C)   TB cộng gia quyền của các chỉ số đơn về giá.

 D)   TB nhân gia quyền của các chỉ số đơn về giá.

Đúng. Đáp án đúng là: “TB cộng gia quyền của các chỉ số đơn về giá”.

Vì : Chỉ số tổng hợp về giá qua thời gian thực chất là trung bình cộng gia quyền của các chỉ số đơn về giá với quyền
số là doanh thu bán hàng kỳ gốc hoặc tỷ trọng doanh thu bán hàng kỳ gốc.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.1. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu chất lượng

Mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng
Câu 14:

Quyền số của chỉ số tổng hợp về lượng của Paasche là

Chọn một câu trả lời

 A)   lượng tiêu thụ hàng hoá tiêu thụ kỳ gốc.

 B)   doanh thu bán hàng kỳ gốc.

 C)   lượng tiêu thụ hàng hóa kỳ nghiên cứu.

 D)   doanh thu bán hàng kỳ nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “Tất cả các đáp án đã nêu đều đúng”.

Vì : ta có công thức tính chỉ số tổng hợp về lượng của Paasche là:

=> Quyền số của IqP là giá bán hàng hóa kỳ nghiên cứu p 1, doanh thu tiêu thụ hàng hóa kỳ nghiên cứu p 1q1, tỷ trọng
doanh thu bán hàng kỳ nghiên cứu d1

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 2:

Tại sao khi dùng phương pháp chỉ số bình quân để tính chỉ số phát triển cho khối lượng
hàng hoá tiêu thụ, người ta dùng số bình quân cộng gia quyền mà không dùng số bình
quân điều hoà gia quyền?

Chọn một câu trả lời

 A)   Vì  chỉ số bình quân điều hoà gia quyền không cho một đáp án đúng.

 B)   Vì  chỉ số bình quân cộng gia quyền dễ tính hơn.

 C)   Vì  quyền số sử dụng là một số liệu thực tế, do vậy thuận tiện hơn khi tính
toán.

 D)   Vì  quyền số sử dụng là một số liệu giả định.


Đáp án đúng là: “Vì  quyền số sử dụng là một số liệu thực tế, do vậy thuận tiện hơn khi tính toán ”.

Vì : Áp dụng công thức tính:

Quyền số là p0q0, ta luôn có thể thu thập được sẵn thậm chí từ ngay đầu kỳ nghiên cứu.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 23:

Chỉ số tổng hợp về lượng của một nhóm các mặt hàng có tính chất

Chọn một câu trả lời

 A)   tổng hợp.

 B)   phân tích.

 C)   tổng hợp và phân tích.

 D)   so sánh và phân tích.

Đáp án đúng là: “Tổng hợp”.

Vì : Nó biểu hiện biến động về lượng của một tổng thể bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 28:

Khi xây dựng chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ, quyền số được chọn là giá cả đơn
vị hàng hoá Vì :

Chọn một câu trả lời

 A)   Giá cả biểu hiện tỷ trọng mức tiêu thụ của từng mặt hàng trong tổng mức tiêu
thụ.

 B)   Giá cả giúp chuyển từ tổng thể bao gồm các phần tử không cộng được với nhau
thành tổng thể bao gồm các phần tử cộng được với nhau.

 C)   Giá cả hàng hóa là không thay đổi giữa các kỳ.
 D)   Có thể cộng giá cả của các hàng hóa lại với nhau.

Đáp án đúng là: “Giá cả giúp chuyển từ tổng thể bao gồm các phần tử không cộng được với nhau thành tổng thể
bao gồm các phần tử cộng được với ”.

Vì : Giá cả giúp chuyển về dạng giống nhau để cộng được với nhau (bằng cách lấy giá nhân lượng để được doanh
thu), hơn nữa nó đóng vai trò quyền số trong công thức tính chỉ số có ảnh hưởng đến biến động của lượng hàng tiêu
thụ.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 29:

Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hoá của một cửa hàng trong tháng 12/2008 như sau:

Tên Tỷ trọng mức tiêu thụ hàng Tỷ lệ % tăng lượng hàng hoá tiêu thụ so với tháng
hàng hoá (%) 11/ 2008

A 45 8,0
B 35 6,0
C 20 7,5

Chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ là:

Chọn một câu trả lời

 A)   93,28%

 B)   107,19%

 C)   107,17%

 D)   103,50%

Đáp án đúng là: “107,19%”.

Vì : Áp dụng công thức:


iq=100+a (%)

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 31:

Có tài liệu của một xí nghiệp như  sau:

CP sản xuất (Triệu


đồng)
SP Quí I/ Quí II/ Tỷ lệ % tăng sản lượng quí II so với quí I

08 08
A 400 420 12
B 600 700 15

Chỉ số tổng hợp về sản lượng của Laspeyres là:

Chọn một câu trả lời

 A)   113,50%

 B)   113,86%

 C)   101,66%

 D)   113,80%

Đáp án đúng là: “113,80%”.

Vì : Áp dụng công thức:

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 11:

Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hoá của một cửa hàng như sau:
Tỷ trọng mức tiêu thụ hàng hoá
Tên thangs11/ Tỷ lệ % tăng lượng hàng hoá tiêu thụ tháng 12 so
hàng với tháng 11/2008
2008 (%)

A 45 8,0
B 35 6,0
C 20 -7,5

Chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ là:

Chọn một câu trả lời

 A)   93,28%

 B)   96,31%

 C)   103.83%

 D)   104,20%

Đáp án đúng là: “104,20%”.

Vì : Áp dụng công thức:

iq=100+a (%)

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 14:

Chỉ số tổng hợp nêu lên sự biến động về lượng qua thời gian thực chất là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Trung bình cộng giản đơn của các chỉ số đơn về lượng.

 B)   Trung bình nhân giản đơn của các chỉ số đơn về lượng.
 C)   Trung bình cộng gia quyền của các chỉ số đơn về lượng.

 D)   Trung bình  nhân gia quyền của các chỉ số đơn về lượng.

Đúng. Đáp án đúng là: “ Trung bình cộng gia quyền của các chỉ số đơn về lượng”.

Vì : Chỉ số tổng hợp về lượng qua thời gian thực chất là trung bình cộng gia quyền của các chỉ số đơn về lượng với
quyền số là doanh thu bán hàng kỳ gốc hoặc tỷ trọng doanh thu bán hàng kỳ gốc.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 14:

Chỉ số tổng hợp về lượng của Paasche có quyền số:

Chọn một câu trả lời

 A)   Giá bán kỳ nghiên cứu và doanh thu bán hàng kỳ nghiên cứu.

 B)   Giá bán  kỳ gốc và doanh thu bán hàng kỳ gốc.

 C)   Giá bán kỳ nghiên cứu và doanh thu bán hàng kỳ gốc.

 D)   Giá bán kỳ gốc và doanh thu bán hàng kỳ nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “ Giá bán kỳ nghiên cứu và doanh thu bán hàng kỳ nghiên cứu ”.

Vì : Công thức tính chỉ  số tổng hợp về lượng của Paasche.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 11:

Chỉ số tổng hợp về lượng của Laspeyres có quyền số là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Giá bán kỳ nghiên cứu và doanh thu bán hàng kỳ nghiên cứu.

 B)   Giá bán  kỳ gốc và doanh thu bán hàng kỳ gốc.


 C)   Giá bán kỳ nghiên cứu và doanh thu bán hàng kỳ gốc.

 D)   Giá bán kỳ gốc và doanh thu bán hàng kỳ nghiên cứu.

Đúng. Đáp án đúng là: “ Giá bán  kỳ gốc và doanh thu bán hàng kỳ gốc ”.

Vì : Công thức tính chỉ số tổng hợp về lượng của Laspeyres.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Câu 8:

Chỉ số tổng hợp giá cả của Paasche có quyền số là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu.

 B)   Lượng hàng tiêu thụ kỳ gốc.

 C)   Giá bán kỳ nghiên cứu.

 D)   Giá bán kỳ gốc.

Đúng. Đáp án đúng là: “Lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu”.

Vì : Chỉ số tổng hợp giá cả của Paasche có quyền số là lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu.

Tham khảo: Xem mục 6.2.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu khối lượng

Mục 6.3.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ số khối lượng

Câu 11:

Khi tính chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ giữa hai thị trường A và B, quyền số có
thể là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Giá của từng mặt hàng ở thị trường A.

 B)   Giá của từng mặt hàng ở thị trường B.


 C)   Giá trung bình của tất cả các mặt hàng trên hai thị trường.

 D)   Giá cố định của từng mặt hàng do nhà nước qui định.

Đáp án đúng là: “Giá cố định của từng mặt hàng do nhà nước qui định”.

Vì : Khi tính chỉ số tổng  hợp về  lượng giữa hai thị trường A và B,  quyền số có thể là giá cố định do nhà nước đặt
ra hoặc giá trung bình của từng mặt hàng tính cho hai thị trường.

Tham khảo: Xem mục 6.3.2.2. Chỉ số tổng hợp của chỉ số khối lượng

Mục 6.4.1.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số

Câu 13:

Hệ thống chỉ số không có tác dụng

Chọn một câu trả lời

 A)   Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đến sự biến động của
hiện tượng phức tạp.

 B)   Xác định vai trò của các nhân tố cấu thành trong sự biến động của hiện tượng
phức tạp.

 C)   Tính toán chỉ số chưa biết.

 D)   tổng hợp hóa để đề xuất giải pháp thực hiện.

Sai. Đáp án đúng là: “ tổng hợp hóa để đề xuất giải pháp thực hiện.”.

Vì : Qua hệ thống chỉ số có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của hiện tượng
chung, từ đó xác định vai trò của các nhân tố trong sự biến động của hiện tượng. HTCS được biểu hiện bằng một
đẳng thức nên có thể tính được chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống.

Tham khảo: Xem mục 6.4.1.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số

Câu 22:

Hệ thống chỉ số cho phép phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của hiện
tượng chung chỉ dưới dạng:

Chọn một câu trả lời


 A)   số tuyệt đối.

 B)   số tương đối.

 C)   số bình quân.

 D)   số tuyệt đối và số tương đối.

Đáp án đúng là: “Số tuyệt đối và số tương đối”.

Vì : Biến động có thể được biểu hiện dưới cả dạng tương đối lẫn tuyệt đối.

Tham khảo: Xem mục 6.4.1.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số

Mục 6.4.2. Hệ thống chỉ số tổng hợp

Câu 36:

Sự biến động của sản lượng sản xuất từng phân xưởng làm cho tổng chi phí sản xuất của xí
nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 300 triệu đồng khi đó

Chọn một câu trả lời

 A)   

 B)   

 C)   

 D)   

Đáp án đúng là: “ ”.

Vì : Đây là biến động tuyệt đối:

Tham khảo: Xem mục 6.4.2. Hệ thống chỉ số tổng hợp

Câu 12:
Khi nói: phân tích biến động của tổng chi phí sản xuất toàn xí nghiệp do ảnh hưởng của giá
thành đơn vị bình quân từng phân xưởng và sản lượng sản xuất của từng phân xưởng, hệ
thống chỉ số cần xây dựng là hệ thống chỉ số

Chọn một câu trả lời

 A)   tổng hợp.

 B)   bình quân.

 C)   tổng lượng biến tiêu thức.

 D)   lũy tiến.

Sai. Đáp án đúng là: “Hệ thống chỉ số tổng hợp”.

Vì : Sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp.

Tham khảo: Xem mục 6.4.2. Hệ thống chỉ số tổng hợp

Câu 29:

Đặc điểm của phương pháp chỉ số liên hoàn là: khi có nhiều nhân tố cùng tham gia tính
toán chỉ số thì

Chọn một câu trả lời

 A)   chỉ có một nhân tố cố định, các nhân tố còn lại thay đổi.

 B)   chỉ có một nhân tố nghiên cứu thay đổi, các nhân tố còn lại cố định.

 C)   một số nhân tố sẽ được cố định, một số còn lại thay đổi.

 D)   tất cả các nhân tố đều thay đổi.

Đáp án đúng là: “ chỉ có một nhân tố nghiên cứu thay đổi, các nhân tố còn lại cố định ”.

Vì : phương pháp chỉ số liên hoàn là nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố, giả định rằng các nhân tố lần lượt biến
động. Do vậy, để tính chỉ số nhân tố, cho nhân tố đó thay đổi còn các nhân tố khác không đổi.

Tham khảo: Xem mục 6.4.2. Hệ thống chỉ số tổng hợp

Câu 9:
Xây dựng hệ thống chỉ số theo phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt thì:

Chọn một câu trả lời

 A)   Chỉ số tổng hợp về giá có quyền số ở kỳ gốc, chỉ số tổng hợp về lượng có quyền
số ở kỳ nghiên cứu.

 B)   Chỉ số tổng hợp về giá có quyền số ở kỳ nghiên cứu, chỉ số tổng hợp về lượng có
quyền số ở kỳ gốc.

 C)   Cả hai chỉ số tổng hợp về giá và lượng đều có quyền số ở kỳ gốc.

 D)   Cả hai chỉ số tổng hợp về giá và lượng đều có quyền số ở kỳ nghiên cứu.

Đúng. Đáp án đúng là: “Cả hai chỉ số tổng hợp về giá và lượng đều có quyền số ở kỳ gốc”.

Vì : Xây dựng hệ thống chỉ số theo phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt thì cả hai chỉ số tổng hợp về giá và
lượng đều có quyền số ở kỳ gốc.

Tham khảo: Xem mục 6.4.2. Hệ thống chỉ số tổng hợp

Mục 6.4.3. Hệ thống chỉ số bình quân

Câu 6:

Khi nói: phân tích biến động của giá thành bình quân chung toàn xí nghiệp do ảnh hưởng
của các nhân tố cấu thành, hệ thống chỉ số cần xây dựng là hệ thống chỉ số

Chọn một câu trả lời

 A)   tổng hợp.

 B)   bình quân.

 C)   tổng lượng biến tiêu thức.

 D)   lũy tiến.

Đáp án đúng là: “ bình quân”.

Vì : Đây là phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân nên phải dùng HTCS số bình quân.

Tham khảo: Xem mục 6.4.3. Hệ thống chỉ số bình quân


Câu 29:

Chỉ số cấu thành cố định phản ánh:

Chọn một câu trả lời

 A)   Biến động của bản thân từng lượng biến tiêu thức nghiên cứu.

 B)   Biến động của tổng lượng biến tiêu thức.

 C)   Biến động của kết cấu tổng thể theo tiêu thức đang nghiên cứu.

 D)   Biến động của lượng biến bình quân tiêu thức nghiên cứu.

Đáp án đúng là: “ Biến động của bản thân từng lượng biến tiêu thức nghiên cứu ”.

Vì : Chỉ số cấu thành cố định phản ánh ảnh hưởng biến động của từng lượng biến tiêu thức đang nghiên cứu tới sự
biến động của chỉ tiêu bình quân trong điều kiện kết cấu tổng thể là không đổi.

Tham khảo: Xem mục 6.4.3. Hệ thống chỉ số bình quân

Mục 6.4.4. Hệ thống chỉ số tổng lượng biến

Câu 27:

Để phân tích biến động của tổng chi phí sản xuất của một doanh nghiệp do ảnh hưởng biến
động bởi giá thành bình quân chung và tổng sản lượng toàn doanh nghiệp, có thể sử dụng:

Chọn một câu trả lời

 A)   Hệ thống chỉ số tổng hợp.

 B)   Hệ thống chỉ số số bình quân.

 C)   Hệ thống chỉ số tổng lượng biến tiêu thức.

 D)   Không phân tích được bằng phương pháp hệ thống chỉ số.

Đáp án đúng là: “Hệ thống chỉ số tổng lượng biến tiêu thức”.

Vì : Hệ thống chỉ số tổng lượng biến tiêu thức cho phép phân tích biến động của hiện tượng do ảnh hưởng của số
bình quân và tổng số đơn vị trong tổng thể.
Tham khảo: Xem mục 6.4.4. Hệ thống chỉ số tổng lượng biến

Câu 35:

Khi nói phân tích biến động của tổng chi phí sản xuất toàn xí nghiệp do ảnh hưởng của giá
thành đơn vị bình quân chung các phân xưởng và tổng sản lượng sản xuất của các phân
xưởng, hệ thống chỉ số cần xây dựng là hệ thống chỉ số

Chọn một câu trả lời

 A)   tổng hợp.

 B)   số bình quân.

 C)   tổng lượng biến tiêu thức.

 D)   lũy tiến.

Đáp án đúng là: “Hệ thống chỉ số tổng lượng biến tiêu thức”.

Vì : Sử dụng HTCS tổng lượng biến tiêu thức.

Tham khảo: Xem mục 6.4.4. Hệ thống chỉ số tổng lượng biến

Câu 14:

Do sự biến động của giá thành đơn vị bình quân chung các phân xưởng làm cho tổng chi
phí sản xuất của xí nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 300 triệu đồng, khi đó

Chọn một câu trả lời

 A)   

 B)   

 C)   

 D)   

Đáp án đúng là: “ ”.

Vì : Đây là biến động tuyệt đối:


Tham khảo: Xem mục 6.4.4. Hệ thống chỉ số tổng lượng biến của tiêu thức

Bài 7: Điều tra chọn mẫu


Mục 7.1.1.1. Khái niệm (điều tra chọn mẫu)

Câu 17:

Trong điều tra chọn mẫu, người ta tiến hành điều tra trên

Chọn một câu trả lời

 A)   một số đủ lớn các đơn vị tổng thể.

 B)   một nửa số đơn vị tổng thể.

 C)   toàn bộ các đơn vị của tổng thể.

 D)   một đơn vị tổng thể duy nhất

Đáp án đúng là: “một số đủ lớn các đơn vị tổng thể”.

Vì : Chỉ điều tra trên một số đủ lớn các đơn vị tổng thể nhằm đảm bảo tính chất đại biểu.

Tham khảo: Xem mục 7.1.1.1. Khái niệm (điều tra chọn mẫu)

Mục 7.1.1.2. Ưu, nhược điểm của điều tra chọn mẫu

Câu 10:

Điều tra chọn mẫu KHÔNG sử dụng được trong trường hợp nào dưới đây?

Chọn một câu trả lời

 A)   Các tổng thể tiềm ẩn.

 B)   Cần phải có thông tin về mọi đơn vị trong tổng thể nghiên cứu.
 C)   Tổng thể bộc lộ nhưng việc điều tra gắn liền với việc phá huỷ đơn vị điều tra.

 D)   Muốn đưa ra một nhận định nào đó nhưng chưa có tài liệu cụ thể.

Đáp án đúng là: “ Cần phải có thông tin về mọi đơn vị trong tổng thể nghiên cứu ”.

Vì : Để có thông tin về mọi đơn vị trong tổng thể nghiên cứu cần phải thực hiện điều tra toàn bộ. Điều tra chọn mẫu
không cung cấp được vì chỉ điều tra trên một số ít đơn vị của tổng thể nghiên cứu.

Tham khảo: Xem mục 7.1.1.2. Ưu, nhược điểm của điều tra chọn mẫu

Câu 4:

So với điều tra toàn bộ, nhược điểm của điều tra chọn mẫu là

Chọn một câu trả lời

 A)   nội dung điều tra sâu hơn.

 B)   chất lượng tài liệu điều tra cao hơn.

 C)   không thể phân nhỏ kết quả điều tra theo mọi phạm vi và tiêu thức nghiên cứu.

 D)   mất nhiều thời gian.

Đáp án đúng là: “không thể phân nhỏ kết quả điều tra theo mọi phạm vi và tiêu thức nghiên cứu”.

Vì : “Không thể phân nhỏ kết quả điều tra theo mọi phạm vi và tiêu thức nghiên cứu” là hạn chế của điều tra chọn
mẫu.

Tham khảo: Xem mục 7.1.1.2. Ưu, nhược điểm của điều tra chọn mẫu

Mục 7.1.1.3. Trường hợp vận dụng điều tra chọn mẫu

Câu 3:

Khi muốn có thông tin về tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn
cả nước, có thể tiến hành:

Chọn một câu trả lời

 A)   Điều tra toàn bộ.


 B)   Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.

 C)   Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên.

 D)   Điều tra trọng điểm

Đáp án đúng là: “Điều tra toàn bộ”.

Vì : Để có thông tin về tất cả các đơn vị tổng thể thì phải thực hiện điều tra toàn bộ.

Tham khảo: Xem mục 7.1.1.3. Trường hợp vận dụng điều tra chọn mẫu

Mục 7.2.1. Chọn hoàn lại và chọn mẫu không hoàn lại

Câu 3:

So với cách chọn hoàn lại, số mẫu có thể hình thành theo cách chọn không hoàn lại sẽ

Chọn một câu trả lời

 A)   lớn hơn.

 B)   nhỏ hơn.

 C)   bằng nhau.

 D)   bằng bình phương so với cách chọn hoàn lại

Sai. Đáp án đúng là: “nhỏ hơn”.

Vì : Chọn hoàn lại: số mẫu có thể hình thành: k = Nn

Chọn không hoàn lại:

Do đó, số mẫu có thể hình thành theo chọn không hoàn lại nhỏ hơn chọn hoàn lại.

Tham khảo: Xem mục 7.2.1. Chọn hoàn lại và chọn mẫu không hoàn lại

Câu 21:
Với phương pháp chọn hoàn lại,

Chọn một câu trả lời

 A)   qui mô của tổng thể mẫu giảm dần trong quá trình chọn.

 B)   các đơn vị trong tổng thể mẫu là không hoàn toàn khác nhau.

 C)   mỗi đơn vị chỉ được chọn duy nhất một lần.

 D)   xác suất được chọn của mỗi đơn vị là khác nhau.

Đáp án đúng là: “các đơn vị trong tổng thể mẫu là không hoàn toàn khác nhau”.

Vì : 3 ý kia là đặc điểm của phương pháp chọn không hoàn lại. Còn với chọn hoàn lại, do có khả năng được chọn
nhiều lần nên các đơn vị trong tổng thể mẫu là không hoàn toàn khác nhau.

Tham khảo: Xem mục 7.2.1. Chọn hoàn lại và chọn mẫu không hoàn lạ

Mục 7.2.2. Sai số trong điều tra chọn mẫu

Câu 32:

Sai số do tính đại biểu là sai số

Chọn một câu trả lời

 A)   xảy ra khi thu thập số liệu.

 B)   do không khách quan khi chọn các đơn vị vào mẫu.

 C)   do chỉ điều tra một số ít đơn vị mà lại suy rộng cho toàn bộ hiện tượng.

 D)   do không khách quan khi chọn các đơn vị vào mẫu và sai số do chỉ điều tra
một số ít đơn vị mà lại suy rộng cho toàn bộ hiện tượng.

Đáp án đúng là: “ do không khách quan khi chọn các đơn vị vào mẫu và sai số do chỉ điều tra một số ít đơn vị mà
lại suy rộng cho toàn bộ hiện tượng”.

Vì : Sai số xảy ra khi thu thập số liệu là sai số do ghi chép, còn sai số do tính đại biểu là hai đặc điểm: Sai số do
không khách quan khi chọn các đơn vị vào mẫu và sai số do chỉ điều tra một số ít đơn vị mà lại suy rộng cho toàn bộ
hiện tượng
Tham khảo: Xem mục 7.2.2. Sai số trong điều tra chọn mẫu

Câu 15:

Loại sai số nào có thể xảy ra ở tất cả các cuộc điều tra?

Chọn một câu trả lời

 A)   Sai số do ghi chép

 B)   Sai số do tính đại biểu

 C)   Sai số ngẫu nhiên

 D)   Sai số hệ thống

Đúng. Đáp án đúng là: Sai số do ghi chép

Vì : Sai số do ghi chép là sai số xảy ra ở tất cả các cuộc điều tra. Sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống chỉ có trong
điều tra chọn mẫu

Tham khảo: Xem mục 7.2.2. Sai số trong điều tra chọn mẫu

Mục 7.2.2.1. Khái niệm và các loại sai số trong điều tra chọn mẫu

Câu 33:

Nhận định nào dưới đây là KHÔNG đúng?

Chọn một câu trả lời

 A)   Điều tra chọn mẫu là một trường hợp vận dụng qui luật số lớn.

 B)   Phạm vi sai số chọn mẫu càng lớn thì giá trị của tài liệu suy rộng càng thấp.

 C)   Sai số do tính chất đại biểu chỉ xảy ra khi các đơn vị của tổng thể mẫu không
được chọn một cách ngẫu nhiên.

 D)   Sai số bình quân chọn mẫu theo phương pháp chọn lặp lớn hơn sai số bình quân
chọn mẫu theo phương pháp chọn không lặp.

Đáp án đúng là: “Sai số do tính chất đại biểu chỉ xảy ra khi các đơn vị của tổng thể mẫu không được chọn một cách
ngẫu nhiên”.
Vì : Sai số do tính chất đại biểu còn xảy ra khi số đơn vị mẫu không đủ lớn và do cả phương pháp chọn mẫu.

Tham khảo: Xem mục 7.2.2.1. Khái niệm và các loại sai số trong điều tra chọn mẫu

Mục 7.2.2.2. Sai số bình quân chọn mẫu

Câu 38:

Muốn giảm sai số chọn mẫu, ta có thể:

Chọn một câu trả lời

 A)   Tăng số đơn vị tổng thể chung

 B)   Giảm phương sai tổng thể mẫu.

 C)   Không sử dụng phương pháp chọn mẫu.

 D)   Tăng số đơn vị tổng thể mẫu, hoặc giảm phương sai tổng thể chung, hoặc sử
dụng phương pháp chọn mẫu thích hợp .

Đáp án đúng là: “ Tăng số đơn vị tổng thể mẫu, hoặc giảm phương sai tổng thể chung, hoặc sử dụng phương pháp
chọn mẫu thích hợp ”.

Vì : 3 nhân tố (số đơn vị tổng thể mẫu,  phương sai tổng thể chung,  phương pháp chọn mẫu thích hợp) đều ảnh
hưởng chủ  yếu đến sai số chọn mẫu.

Tham khảo: Xem mục 7.2.2.2. Sai số bình quân chọn mẫu

Câu 1:

Sai số chọn mẫu KHÔNG cho phép

Chọn một câu trả lời

 A)   Ước lượng chỉ tiêu theo khoảng.

 B)   Đánh giá tính đại diện của chỉ tiêu.

 C)   Xác định cỡ mẫu cho các cuộc điều tra.

 D)   Xác định phương sai của tổng thể chung.


Sai. Đáp án đúng là: Xác định phương sai của tổng thể chung.

Vì : Việc tính toán sai số chọn mẫu rất có ý nghĩa khi muốn ước lượng chỉ tiêu theo khoảng, đánh giá tính đại diện
của chỉ tiêu và là cơ sở để xác định cỡ mẫu cho các cuộc điều tra sau. Tuy nhiên, nó không cho phép xác định
phương sai của tổng thể chung.

Tham khảo: Xem mục 7.2.2.2. Sai số bình quân chọn mẫu

Câu 32:

Nhận định nào sau đây không đúng về sai số chọn mẫu?

Chọn một câu trả lời

 A)   Là một trị số không đổi.

 B)   Mỗi lần điều tra cho một giá trị khác nhau.

 C)   Phụ thuộc vào kết cấu của tổng thể mẫu.

 D)   Phụ thuộc vào cách chọn mẫu.

Đáp án đúng là: “Là một trị số không đổi”.

Vì : Sai số chọn mẫu với mỗi lần điều tra là hoàn toàn khác nhau.

Tham khảo: Xem mục 7.2.2.2. Sai số bình quân chọn mẫu

Câu 20:

Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không ảnh hưởng đến độ lớn của sai số chọn mẫu
ngẫu nhiên?

Chọn một câu trả lời

 A)   Số đơn vị mẫu điều tra.

 B)   Độ đồng đều của tổng thể chung.

 C)   Độ đồng đều của tổng thể mẫu.

 D)   Tình hình kinh tế xã hội ở khu vực điều tra


Đúng. Đáp án đúng là: Tình hình kinh tế xã hội ở khu vực điều tra

Vì : Cả số đơn vị mẫu điều tra, độ đồng đều của tổng thể chung cũng như tổng thể mẫu đều ảnh hưởng đến độ lớn
của sai số chọn mẫu ngẫu nhiên.

Tham khảo: Xem mục 7.2.2.2. Sai số bình quân chọn mẫu

Mục 7.2.2.3. Phạm vi sai số chọn mẫu

Câu 34:

Với mẫu có kích thước nhỏ, khi tiến hành ước lượng kết quả cho tổng thể chung, so với
phương pháp ước lượng điểm, ước lượng khoảng cho kết quả:

Chọn một câu trả lời

 A)   Tốt hơn.

 B)   Kém hơn.

 C)   Như nhau.

 D)   Không kết luận được vì còn tùy từng trường hợp.

Đáp án đúng là: “Tốt hơn”.

Vì : Ước lượng điểm cho sai số lớn và thường không đánh giá được khả năng mắc sai lầm khi ước lượng. Do đó
phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để ước lượng kết quả điều tra là ước lượng khoảng.

Tham khảo: Xem mục 7.2.2.3. Phạm vi sai số chọn mẫu

Câu 20:

Dùng kết quả của điều tra chọn mẫu để suy rộng cho toàn bộ tổng thể sẽ

Chọn một câu trả lời

 A)   hoàn toàn chính xác.

 B)   không thể suy rộng được

 C)   có sai số khi suy rộng kết quả.


 D)   có thể suy rộng được nhưng sai số rất lớn

Đáp án đúng là: “có sai số khi suy rộng kết quả”.

Vì : Khi dùng kết quả của điều tra chọn mẫu để suy rộng cho toàn bộ tổng thể có sai số khi suy rộng kết quả.

Tham khảo: Xem mục 7.2.2.3. Phạm vi sai số chọn mẫu

Mục 7.2.3. Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu

Câu 37:

Sau khi phân tích kết quả một mẫu điều tra, người ta tính được với xác suất là 0,88, giới
hạn trên khi suy rộng số bình quân tổng thể chung là 112 và giới hạn dưới là 106. Điều đó
có nghĩa là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Với xác suất là 88% thì µ nằm giữa 106 và 112.

 B)   Với xác suất là 0,88 thì µ = 114, điểm giữa của khoảng trên.

 C)   Với xác suất là 88%, µ ≥ 106.

 D)   Với xác suất là 88%, µ ≤ 114.

Đáp án đúng là: “Với xác suất là 88% thì µ nằm giữa 106 và 112”.

Vì : Với mẫu đã cho và xác suất 0,88 hay 88% thì số bình quân tổng thể µ sẽ nằm trong khoảng xác định được từ
mẫu [106,122].

Tham khảo: Xem mục 7.2.3. Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu

Câu 24:

Giả sử rằng bạn lấy một mẫu và tính được bằng 100. Sau đó bạn tính giới hạn trên của
khoảng tin cậy 90% cho µ; giá trị của nó là 112. Vậy giới hạn dưới của khoảng tin cậy này
là bao nhiêu?

Chọn một câu trả lời

 A)   88
 B)   100

 C)   92

 D)   90

Đáp án đúng là: “88”.

Vì : Khi đó chênh lệch giữa giới hạn trên và là 12 thì chênh lệch giữa giới hạn dưới và cũng là 12. Vậy giới hạn dưới
bằng 88.

Tham khảo: Xem mục 7.2.3. Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu

Câu 16:

Ước lượng là

Chọn một câu trả lời

 A)   việc tính toán các tham số của tổng thể mẫu.

 B)   từ các tham số của tổng thể chung suy luận cho các tham số của tổng thể mẫu.

 C)   từ các tham số của tổng thể mẫu suy luận cho các tham số tương ứng của tổng
thể chung.

 D)   việc tính toán các sai số của tổng thể chung.

Đáp án đúng là: “từ các tham số của tổng thể mẫu suy luận cho các tham số tương ứng của tổng thể chung”.

Vì : Ước lượng là từ tham số tính toán được trên các đơn vị điều tra suy ra các tham số tương ứng cho toàn bộ hiện
tượng.

Tham khảo: Xem mục 7.2.3. Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu

Câu 18:

Tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó của mẫu được dùng để ước lượng

Chọn một câu trả lời

 A)   số bình quân của tổng thể chung.


 B)   tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó của tổng thể chung.

 C)   phương sai của tổng thể chung

 D)   số bình quân của tổng thể tiềm ẩn

Đúng. Đáp án đúng là: “ tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó của tổng thể chung”.

Vì : Tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó của mẫu được dùng để ước lượng tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó của tổng thể
chung.

Tham khảo: Xem mục 7.2.3. Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu

Mục 7.2.4.2. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu cần điều tra
Câu 35:

Khi xác định số đơn vị mẫu cần điều tra để ước lượng số trung bình, nếu không biết
phương sai của tổng thể chung thì có thể:

Chọn một câu trả lời

 A)   Lấy phương sai lớn nhất trong các lần điều tra trước.

 B)   Lấy phương sai trung bình trong các lần điều tra trước.

 C)   Lấy phương sai nhỏ nhất trong các lần điều tra trước.

 D)   Lấy phương sai gần 0,25 nhất trong các lần điều tra trước.

Đáp án đúng là: “Lấy phương sai lớn nhất trong các lần điều tra trước”.

Vì : Khi xác định số đơn vị mẫu cần điều tra để ước lượng số trung bình, nếu không biết phương sai của tổng thể
chung thì có thể lấy phương sai lớn nhất trong các lần điều tra trước. 

Tham khảo: Xem mục 7.2.4.2. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu cần điều tra

Câu 8:

Khi xác định số đơn vị mẫu cần điều tra để ước lượng tỷ lệ, nếu không biết phương sai của
tổng thể chung thì có thể:
Chọn một câu trả lời

 A)   Lấy phương sai gần 0,5 nhất trong các lần điều tra trước.

 B)   Lấy phương sai trung bình trong các lần điều tra trước.

 C)   Lấy phương sai nhỏ nhất trong các lần điều tra trước.

 D)   Lấy phương sai gần 0,25 nhất trong các lần điều tra trước.

Đáp án đúng là: “Lấy phương sai gần 0,25 nhất trong các lần điều tra trước”.

Vì : Lấy phương sai gần 0,25 nhất Vì  đây là trường hợp phương sai lớn nhất khi ước lượng tỷ lệ.

Tham khảo: Xem mục 7.2.4.2. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu cần điều tra

Câu 17:

Khi xác định số đơn vị mẫu cần điều tra để ước lượng số trung bình, nếu không biết
phương sai của tổng thể chung thì chúng ta có thể lấy phương sai

Chọn một câu trả lời

 A)   lớn nhất trong các lần điều tra trước.

 B)   trung bình trong các lần điều tra trước.

 C)   nhỏ nhất trong các lần điều tra trước.

 D)   gần 0,5 nhất trong các lần điều tra trước.

Sai. Đáp án đúng là: “ lớn nhất trong các lần điều tra trước”.

Vì : Khi xác định số đơn vị mẫu cần điều tra để ước lượng số trung bình, nếu không biết phương sai của tổng thể
chung thì có thể lấy phương sai lớn nhất trong các lần điều tra trước.

Tham khảo: Xem mục 7.2.4.2. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu cần điều tra

Câu 19:

Số lượng đơn vị tổng thể mẫu không phụ thuộc vào yếu tố nào?

Chọn một câu trả lời


 A)   Độ tin cậy của ước lượng.

 B)   Độ đồng đều của tổng thể mẫu

 C)   Phương pháp điều tra

 D)   nguồn gốc của mẫu điều tra.

Đúng. Đáp án đúng là: “ nguồn gốc của mẫu điều tra”.

Vì : Số lượng đơn vị tổng thể mẫu phụ thuộc vào cả 3 yếu tố: ε, σ2, phương pháp chọn mẫu.

Tham khảo: Xem mục 7.2.4.2. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu cần điều tra

Câu 34:

Khi xác định số đơn vị tổng thể mẫu cần điều tra, nếu không biết phương sai của tổng thể
chung thì có thể

Chọn một câu trả lời

 A)   dùng khoảng biến thiên (toàn cự) để ước lượng.

 B)   lấy trung bình các phương sai của các lần điều tra trước.

 C)   lấy phương sai lớn nhất trong các lần điều tra trước.

 D)   dùng khoảng biến thiên (toàn cự) để ước lượng và lấy phương sai lớn nhất
trong các lần điều tra trước.

Sai. Đáp án đúng là: “dùng khoảng biến thiên (toàn cự) để ước lượng và lấy phương sai lớn nhất trong các lần điều
tra trước”.

Vì : Có thể lấy phương sai lớn nhất trong những lần điều tra trước nếu có hoặc dùng khoảng biến thiên để ước lượng
độ lệch tiêu chuẩn.

Tham khảo: Xem mục 7.2.4.2. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu cần điều tra

Câu 16:

Khi xác định số đơn vị tổng thể mẫu cần điều tra, nếu không biết phương sai của tổng thể
chung thì có thể dùng
Chọn một câu trả lời

 A)   phương sai của tổng thể mẫu sẽ chọn.

 B)   khoảng biến thiên (toàn cự) để ước lượng.

 C)   trung bình các phương sai của các lần điều tra trước.

 D)   phương sai của tổng thể mẫu sẽ chọn và dùng khoảng biến thiên (toàn cự) để ước
lượng.

Đúng. Đáp án đúng là: “ khoảng biến thiên (toàn cự) để ước lượng”.

Vì : Khi xác định số đơn vị tổng thể mẫu cần điều tra, nếu không biết phương sai của tổng thể chung thì có thể dùng
khoảng biến thiên để ước lượng độ lệch tiêu chuẩn;  Dùng phương sai của tổng thể mẫu sẽ chọn và lấy trung bình
các phương sai của các lần điều tra trước đều là hai cách sai.

Tham khảo: Xem mục 7.2.4.2. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu cần điều tra

Mục 7.3. Một số phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên thường dùng
trong thống kê

Câu 5:

Người ta tiến hành điều tra chọn mẫu ở một doanh nghiệp có 1.000 công nhân. Việc chọn
mẫu dựa trên danh sách bảng lương được sắp xếp theo thứ tự A, B, C... Người ta chia danh
sách lần lượt thành các nhóm gồm 10 người khác nhau. Mẫu được chọn là người đứng ở vị
trí thứ 7 trong nhóm. Đây là phương pháp tổ chức chọn mẫu

Chọn một câu trả lời

 A)   hệ thống.

 B)   phân loại.

 C)   chùm.

 D)   phân tầng.

Đáp án đúng là: “ hệ thống”.

Vì : Theo cách thức mô tả thì là phương pháp chọn hệ thống, chọn theo danh sách đã sắp xếp, các đơn vị cách
nhau một khoảng xác định.
Tham khảo: Xem mục 7.3. Một số phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên thường dùng trong thống kê

Câu 31:

Phương pháp tổ chức chọn mẫu cho mẫu có tính đại biểu cao nhất là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Chọn hệ thống.

 B)   Chọn phân loại.

 C)   Chọn mẫu chùm.

 D)   Chọn phân tầng.

Đáp án đúng là: “Chọn phân loại”.

Vì : Với phương pháp chọn mẫu phân loại, có khả năng chọn được mẫu có kết cấu gần giống với kết cấu của tổng
thể chung nên tính đại biểu cao, sai số chọn mẫu giảm.

 Tham khảo: Xem mục 7.3. Một số phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên thường dùng trong thống kê

Câu 19:

Phương pháp chọn mẫu phức tạp nhất là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn.

 B)   Chọn máy móc.

 C)   Chọn phân loại.

 D)   Chọn mẫu chùm.

Đáp án đúng là: “Chọn phân loại”.

Vì : Chọn phân loại là phương pháp chọn mẫu phức tạp nhất vì đòi hỏi phải có nhiều thông tin về tổng thể chung.

Tham khảo: Xem mục 7.3. Một số phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên thường dùng trong thống kê
Câu 17:

Trong các phương pháp chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên đơn thuần, chọn máy móc, chọn phân
loại, ta có chọn

Chọn một câu trả lời

 A)   ngẫu nhiên đơn thuần có trả lại cho sai số nhỏ nhất.

 B)   ngẫu nhiên đơn thuần không trả lại cho sai số nhỏ nhất.

 C)   máy móc cho sai số nhỏ nhất.

 D)   phân loại theo tỷ lệ cho sai số nhỏ nhất.

Đúng. Đáp án đúng là: “ phân loại theo tỷ lệ cho sai số nhỏ nhất”.

Vì : Đây là phương pháp cho sai số nhỏ nhất vì  khi đó kết cấu của tổng thể mẫu gần giống với kết cấu của tổng thể
chung, tính đại biểu của mẫu cao.

Tham khảo: Xem mục 7.3. Một số phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên thường dùng trong thống k

Câu 39:

Nhược điểm của phương pháp chọn máy móc KHÔNG phải là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Đòi hỏi chi phí lớn.

 B)   Khó sắp xếp các đơn vị theo thứ tự khi tổng thể chung lớn.

 C)   Mẫu không có tính đại biểu cao khi tổng thể chung không đồng đều.

 D)   Có sai số hệ thống

Đáp án đúng là: Đòi hỏi chi phí lớn.

Vì : Với phương pháp chọn máy  móc, có khả năng xảy ra sai số hệ thống. Mặt khác, khi tổng thể chung không đồng
đều, mẫu chọn ra không có tính đại biểu cao. Với tổng thể chung lớn thì việc sắp xếp các đơn vị theo một thứ tự nào
đó để chọn mẫu cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng phương pháp giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

Tham khảo: Xem mục 7.3.2. Chọn mẫu hệ thống (máy móc)
Mục 7.3.4. Chọn mẫu cả khối (mẫu chùm)

Câu 11:

Nhận định nào KHÔNG đúng với phương pháp chọn mẫu chùm?

Chọn một câu trả lời

 A)   Đơn vị mẫu là từng đơn vị tổng thể.

 B)   Có thể có sai số lớn nếu giữa các khối chênh lệch nhiều.

 C)   Được áp dụng khi các đơn vị trong khối có sự khác nhau đáng kể nhưng các khối
lại giống nhau về bản chất.

 D)   Giảm chi phí điều tra.

Đáp án đúng là: “Đơn vị mẫu là từng đơn vị tổng thể”.

Vì : Đơn vị mẫu là từng khối gồm nhiều đơn vị tổng thể.

Tham khảo: Xem mục 7.3.4. Chọn mẫu cả khối (mẫu chùm)

Mục 7.3.5. Chọn mẫu phân tầng (chọn nhiều cấp)

Câu 3:

Với phương pháp chọn mẫu phân tầng hai cấp, đơn vị điều tra là:

Chọn một câu trả lời

 A)   Toàn bộ các đơn vị mẫu cấp I và toàn bộ các đơn vị mẫu cấp II.

 B)   Toàn bộ các đơn vị mẫu cấp I và một số các đơn vị mẫu cấp II.

 C)   Một số các đơn vị mẫu cấp II và toàn bộ các đơn vị mẫu cấp II.

 D)   Một số các đơn vị mẫu cấp I và một số các đơn vị mẫu cấp II.

Sai. Đáp án đúng là: “Một số các đơn vị mẫu cấp I và một số các đơn vị mẫu cấp II”.

Vì : Chỉ chọn ra một số mẫu cấp I để điều tra, rồi sau đó chọn tiếp trong đó một số mẫu cấp II để điều tra chứ không
phải điều tra toàn bộ.
Tham khảo: Xem mục 7.3.5. Chọn mẫu phân tầng (chọn nhiều cấp)

Mục 7.4.2. Xác định tổng thể nghiên cứu

Câu 31:

Trong điều tra chọn mẫu, để xác định tổng thể nghiên cứu, phải căn cứ vào:

Chọn một câu trả lời

 A)   Số lượng mẫu nghiên cứu.

 B)   Cơ sở khoa học.

 C)   Phân tích lý thuyết.

 D)   Mục đích nghiên cứu.

Đáp án đúng là: Mục đích nghiên cứu.

Vì : Để xác định tổng thể nghiên cứu thì phải dựa vào mục đích nghiên cứu, mục đích nghiên cứu khác nhau thì tổng
thể nghiên cứu khác nhau. Ngoài ra còn phải dựa vào lý luận kinh tế - xã hội, tình hình thực tế để đưa ra định nghĩa,
những tiêu chuẩn làm căn cứ để xem xét một cách cụ thể.

Tham khảo: Xem mục 7.4.2. Xác định tổng thể nghiên cứu

You might also like