You are on page 1of 19

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ
DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG

Môn học: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Thị Hiên


Lớp tín chỉ: KET310(GĐ2-HK1-2021).1
Thành viên nhóm: 12
Nguyễn Quốc Khánh - 1912210093
Hoàng Khánh Linh – 1912210102
Nguyễn Thị Thảo Linh – 1912210110
Phạm Thị Huyền Trang – 1812210402
Lê Khánh Toàn – 1912210189
Hoàng Minh Chính – 1912210027
Trịnh Thị Kim Dung - 1812210077

Hà Nội, T11/2021
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA
TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
1. Khái niệm
Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) là một mô hình kế toán chi phí. Nó được
sử dụng để phân bổ các chi phí dựa trên thời gian dành cho các hoạt động liên quan tới
sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Theo CIMA, kế toán chi phí dựa trên hoạt động như một cách tiếp cận để đánh giá
chi phí và giám sát các hoạt động, liên quan đến việc truy tìm mức tiêu thụ tài nguyên và
tính chi phí cho đầu ra cuối cùng. Các nguồn lực được gán cho các hoạt động và các hoạt
động cho các đối tượng chi phí. Loại thứ hai sử dụng các trình điều khiển chi phí để gắn
chi phí hoạt động với kết quả đầu ra.

Các mô hình kế toán chi phí truyền thống phân bổ các chi phí gián tiếp dựa trên số
lượng. Vì vậy, các chi phí đối với những sản phẩm có số lượng lớn bị đánh giá quá cao
trong khi chi phí đối với những sản phẩm có số lượng ít lại bị đánh giá quá thấp.

Ngược lại với các phương thức kế toán chi phí truyền thống, mô hình tính phí dựa
trên hoạt động tính toán các chi phí "thực" của sản phẩm, khách hàng hay dịch vụ bằng
cách qui các chi phí gián tiếp không theo số lượng mà theo các hoạt động được yêu cầu
hoặc đã thực hiện.
ABC lần đầu tiên được định nghĩa vào cuối những năm 1980 bởi Kaplan và Bruns.
Nó có thể được coi là giải pháp thay thế hiện đại cho chi phí hấp thụ, cho phép các nhà
quản lý hiểu rõ hơn về sản phẩm và lợi nhuận ròng của khách hàng. Điều này cung cấp
cho doanh nghiệp thông tin tốt hơn để đưa ra các quyết định dựa trên giá trị và do đó hiệu
quả hơn.

ABC tập trung sự chú ý vào các yếu tố thúc đẩy chi phí, các hoạt động làm tăng chi
phí. Chi phí hấp thụ truyền thống có xu hướng tập trung vào các trình điều khiển liên
quan đến khối lượng, chẳng hạn như giờ lao động, trong khi chi phí dựa trên hoạt động
cũng sử dụng các trình điều khiển dựa trên giao dịch, chẳng hạn như số lượng đơn đặt
hàng đã nhận. Bằng cách này, các chi phí chung dài hạn, thường được coi là chi phí cố
định, có thể được truy nguyên vào sản phẩm.

2. Bản chất
Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) lần đầu tiên được định nghĩa vào cuối
những năm 1980 bởi Kaplan và Bruns. Nó có thể được coi là giải pháp thay thế hiện đại
cho chi phí hấp thụ, cho phép các nhà quản lý hiểu rõ hơn về sản phẩm và lợi nhuận ròng
của khách hàng. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp thông tin tốt hơn để đưa ra các
quyết định dựa trên giá trị và do đó hiệu quả hơn.

Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) là một phương pháp kế toán chi phí được
thiết kế để cung cấp thông tin về chi phí cho nhà quản trị, trong việc ra các quyết định
chiến lược và các quyết định khác. ABC thường được sử dụng như một phần bổ sung,
chứ không thay thế cho hệ thống kế toán chi phí truyền thống tại doanh nghiệp.

Kế toán chi phí truyền thống được thiết kế theo đúng yêu cầu của chuẩn mực kế
toán, nhằm cung cấp số liệu cho việc lập các báo cáo tài chính cung cấp cho bên ngoài.
Trong khi đó, ABC được thiết kế nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định trong nội bộ
DN và vượt ra khỏi những quy định của chuẩn mực kế toán. ABC được xem là một bước
phát triển trong việc xác định và kiểm soát chi phí, nhưng đòi hỏi DN phải tốn nhiều thời
gian và chi phí cho việc phỏng vấn, quan sát, khảo sát các bộ phận trong DN, điều này
gây khó khăn cho việc thiết kế, thực hiện và vận hành hệ thống. Một cách tiếp cận mới có
tên gọi “Kế toán chi phí dựa trên hoạt động theo thời gian” viết tắt là TDABC (Time-
Driven ActivityBased Costing) đã khắc phục được tất cả các hạn chế trên. Phương pháp
này đơn giản, ít tốn kém và có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng bởi nó chỉ dựa
vào việc ước tính thời gian thực hiện các hoạt động bằng việc quan sát trực tiếp các quá
trình từ đó làm cơ sở để phân bổ các chi phí. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể cách tiếp cận
mới này ở các phần dưới đây
II.NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT
ĐỘNG
1.Quy trình chung
Nhằm mục đích tính giá thành chính xác hơn các phương pháp tính giá truyền thống
về các nguồn lực mà doanh nghiệp đã hao phí cho từng chủng loại mặt hàng, ABC xác
định đối tượng tập hợp chi phí là các hoạt động. Mỗi hoạt động theo phương pháp này
được xem như là nơi có các yếu tố cơ bản làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp. Do
vậy, nhà quản trị có thể tìm hiểu biến động của các chi phí và có biện pháp cắt giảm phù
hợp. Quá trình tính giá theo phương pháp ABC thường được chia thành các bước:

Bước 1: Nhận diện các chi phí trực tiếp

Các chi phí trực tiếp trong doanh nghiệp sản xuất thường bao gồm: chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Trong mỗi hoạt động, các chi phí này có
thể nhận diện ngay khi phát sinh và được tập hợp cho từng đối tượng tính giá thành.

Bước 2: Nhận diện các hoạt động

Nhận diện các hoạt động là yêu cầu cốt lõi của phương pháp ABC, kế toán quản trị
phải phát hiện các hoạt động có yếu tố cơ bản làm phát sinh chi phí. Yếu tố cơ bản đó gọi
là nguồn sinh phí (cost driver). Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ
mà mỗi doanh nghiệp có các hoạt động khác nhau. Một số hoạt động thường gặp như:
hoạt động máy ở phân xưởng, hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoạt động đặt
hàng, hoạt động vận chuyển thành phẩm…. Chi phí phát sinh ở các hoạt động thực chất
là chi phí chung, không thể tập hợp cho từng đối tượng tính giá thành nên cần tập hợp lại
sau đó tiến hành phân bổ. Một số phương pháp dùng để nhận diện các hoạt động như:

 Phương pháp Top-down: Một số đơn vị sử dụng nhóm phân tích để xây dựng
danh sách các hoạt động trên cơ sở những hiểu biết của họ về quy trình sản xuất
của đơn vị. Ưu điểm của phương pháp này là danh sách những hoạt động được
đưa ra nhanh chóng và không tốn kém. Một số lượng lớn công ty sử dụng
phương pháp này để phát triển danh sách những hoạt động liên quan đến hoạt
động kinh doanh.

 Phương pháp phỏng vấn hay tham gia: Các đơn vị có thể bắt đầu phân tích các
hoạt động của mình bằng việc phỏng vấn các người lao động hoặc là nhóm
người lao động để đưa ra các hoạt động liên quan đến công việc của họ. Xem xét
các ý kiến phỏng vấn và các ý kiến của nhóm nhân viên đưa ra, đơn vị sẽ có
được danh sách các hoạt động. Phương pháp này có thể tạo ra danh sách các hoạt
động nhiều hơn phương pháp Top-down. Vì chính những người làm việc sẽ nhận
diện ra được hoạt động chính xác hơn. Nhưng một vấn đề còn tồn tại là người
lao động có thể không đưa ra hoạt động chính xác hoặc đưa ra nhận diện sai về
hoạt động của mình thì nhà quản lý sẽ không có thông tin hiệu quả trong việc
quản lý của mình.

Bước 3: Chọn tiêu thức phân bổ

Sau khi chi phí gián tiếp được tập hợp theo từng nhóm hoạt động thì sẽ tiến hành
chọn tiêu thức phân bổ chi phí của từng nhóm hoạt động cho các đối tượng tính giá. Đây
là bước quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, vì tiêu
thức phân bổ không phù hợp thì sẽ làm chi phí gián tiếp phân bổ cho các sản phẩm sẽ bị
sai lệch. Theo phương pháp ABC thì kế toán quản trị phải xây dựng một hệ thống các
tiêu chuẩn để phân bổ. Tiêu chuẩn chính là nguồn sinh phí ở trong hoạt động đó, do đó
chi phí sẽ phân bổ chính xác hơn. Do đó tính giá thành theo phương pháp ABC có mức
độ hợp lý hơn so với tính giá theo công việc hay quá trình sản xuất. Để phân bổ chi phí
gián tiếp được chính xác thì bộ phận kế toán quản trị cần phóng vấn trực tiếp công nhân ở
phân xưởng, hoặc quan sát hoạt động ở phân xưởng để xác định hoạt động và phân bổ
tương ứng.

Bước 4: Tính toán mức phân bổ


Dựa trên cơ sở nhóm hoạt động, chi phí gián tiếp được tập hợp cho từng nhóm sản
phẩm và kế toán tiến hành tính tỷ lệ phân bổ. Nếu hoạt động liên quan đến sản xuất một
sản phẩm hoặc dịch vụ thì chi phí được kết chuyển cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Nếu
một hoạt động được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ thì chi phí được
phân bổ cho mỗi loại sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên mức độ hoạt động của từng loại sản
phẩm, dịch vụ.

Để nghiên cứu bản chất của từng yếu tố chi phí trong mỗi hoạt động kế toán cũng
dựa vào các trung tâm chi phí.

 Nghiên cứu chi phí tại mỗi trung tâm chi phí, sau đó chi phí tại mỗi trung tâm
sẽ được phân bổ cho mỗi hoạt động có quan hệ trực tiếp với hoạt động.

 Trong từng loại hoạt động cần xác định tiêu chuẩn đo lường sự thay đổi của
mức sử dụng chi phí. Các tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn phân bổ chi
phí cho mỗi loại sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí khác. Các
tiêu chuẩn thường được sử dụng là số giờ công trực tiếp, tiền lương công nhân
trực tiếp sản xuất…

 Các hoạt động có cùng tiêu chuẩn phân bổ được tập hợp tiếp tục vào một trung
tâm phân nhóm. Tùy theo tính chất của các sản phẩm, dịch vụ hay đối tượng
chịu chi phí để tiếp tục phân thành các nhóm nhỏ để tính giá thành.

Bước 5: Tổng hợp tất cả các chi phí để tính giá thành sản phẩm

Sau khi các chi phí đã được tập hợp cho các hoạt động thì tùy theo tính chất của sản
phẩm, dịch vụ được tập hợp thành từng nhóm nhỏ để tính giá thành. Phân bổ chi phí cho
các hoạt động cho các sản phẩm và tổng hợp lại các yếu tố cấu thành nên giá sản phẩm.

2. Ví dụ minh họa cho việc thực hiện phương pháp ABC


Một doanh nghiệp X sản xuất hai loại sản phẩm A và B với sản lượng sản phẩm A
trong năm là 5.000, sản phẩm B trong năm là 20.000. Giờ công lao động hao phí để sản
xuất mỗi loại sản phẩm là 2 giờ. Chi phí vật liệu trực tiếp phát sinh cho một sản phẩm A
là 25.000, 1 sản phẩm B là 15.000. Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm A và sản
phẩm B là như nhau bằng 10.000. Tổng chi phí sản xuất chung là 875.000.000.

 Các chi phí ảnh hưởng đến tính giá là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

 Phân tích hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện có 5 hoạt động ảnh hưởng đến
chi phí sản xuất chung.

Tổng chi phí Số lần phát sinh hoạt động


Hoạt động
(đvt: 1.000đ) Tổng số Sản phẩm A Sản phẩm B

Khởi động máy 230.000 5.000 3.000 2.000

Kiểm tra chất lượng 160.000 8.000 5.000 3.000

Giao lệnh sản xuất 81.000 600 200 400

Vận hành máy 314.000 40.000 12.000 28.000

Tiếp nhận vật liệu 90.000 750 150 600

Tổng cộng 875.000

 Giả sử chọn số lần phát sinh tại mỗi hoạt động là tiêu chuẩn phân bổ

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (đvt: 1.000đ)

Tỷ lệ Sản phẩm A Sản phẩm B


phân
Hoạt động Số lần Chi phí Số lần Chi phí
bổ
Khởi động máy 46 3.000 138.000 2.000 92.000

Kiểm tra chất lượng 20 5.000 100.000 3.000 60.000

Giao lệnh sản xuất 135 200 27.000 400 54.000

Vận hành máy 7,85 12.000 94.200 28.000 219.800

Tiếp nhận vật liệu 120 150 18.000 600 72.000

Tổng chi phí 377.200 497.800

Sản lượng sản xuất 5.000 20.000

Chi phí SXC đơn vị 75,44 24,89

 Tính giá thành đơn vị sản phẩm

BẢNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐƠN VỊ (đvt: đồng)

Khoản mục giá thành Sản phẩm A Sản phẩm B

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25.000 15.000

Chi phí nhân công trực tiếp 10.000 10.000

Chi phí sản xuất chung 75.440 24.890

Tổng cộng 110.440 49.890


III. ƢU VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ
DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG SO VỚI PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ
TRUYỀN THỐNG
1. Sự khác nhau giữa hai phương pháp
Phƣơng pháp tính giá truyền thống Phƣơng pháp tính giá
Nội dung
ABC

Chi phí được tập hợp theo công việc, Tập hợp dựa trên hoạt động
Đối tượng tập
nhóm sản phẩm hay nơi phát sinh chi
hợp chi phí
phí: phân xưởng, đội sản xuất

Có nhiều nguồn sinh phí đối tượng Nguồn sinh phí xác định rõ
tập hợp chi phí ràng
Nguồn sinh phí
Thường có một nguồn sinh
phí cho mỗi hoạt động

Dựa vào một trong các tiêu thức Dựa trên nhiều tiêu thức
phân bổ sau: Dựa trên sản lượng sản phân bổ
Tiêu thức phân
phẩm sản xuất ra hoặc chi phí tiền
bổ Tiêu thức lựa chọn là nguồn
lương của lao động trực tiếp đối với
sinh phí ở mỗi hoạt động
chi phí sản xuất chung, giờ máy

Giá thành được tính quá cao hoặc Giá thành được tính với độ
Tính chính xác quá thấp chính xác cao, do đó độ tin
và hợp lí cậy trong việc ra quyết định
lớn.

Kiểm soát chi Kiểm soát trên cơ sở trung tâm chi Kiểm soát chặt chẽ hơn theo
phí phí: Phân xưởng, phòng ban đơn vị từng hoạt động
Chi phí thấp, đơn giản Khá phức tạp, chi phí khá
Chi phí kế toán cao để duy trì phương pháp
này

Cung cấp Chỉ cung cấp thông tin về mức chi Cung cấp thông tin về quá
thông tin cho phí trình và nguyên nhân phát
quản trị sinh chi phí

Theo phương pháp truyền thống, việc phân bổ chi phí sản xuất chung trong giá
thành sản xuất – giá thành công xưởng thường được phân bổ cho từng sản phẩm dựa trên
một tiêu thức phân bổ cố định (thông thường là giờ công lao động trực tiếp). Việc phân
bổ toàn bộ chi phí chung theo một tiêu thức phân bổ cố định như vậy không phù hợp bởi
chi phí chung bao gồm nhiều khoản mục có bản chất khác nhau vào quá trình sản xuất
khiến cho giá thành thực tế của sản phẩm, bị phản ánh không chính xác dẫn đến các
quyết định kinh tế của doanh nghiệp bị sai lệch. Còn theo phương pháp ABC, chi phí
chung được phân bổ dựa vào các yếu tố của chi phí nên có thể thấy phương pháp ABC
cung cấp thông tin giá thành chính xác và hợp lý hơn so với phương pháp kế toán chi phí
truyền thống.

2. Ưu điểm
Phương pháp truyền thống phân chia chi phí thành chi phí sản phẩm và chi phí thời
kỳ. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung của đơn vị. Chi
phí sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung. Các chi phí này cần được phân bổ cho các loại sản phẩm theo công việc và theo
quy trình công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, một số nhà quản lý từ chối phương pháp này vì
cho rằng nhận định trên là sai lầm. Bởi vì để sản xuất và hoàn thành một sản phẩm thì
không chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà còn bao gồm chi phí quản lý cần
thiết để mua nguyên vật liệu. Nhiều công ty có một đơn vị hành chính độc lập chịu trách
nhiệm về tất cả các hoạt động thu mua, viết thông số kỹ thuật, có được hồ sơ dự thầu,
phát hành đơn đặt hàng, vv.. Ngược lại, trong một nhà máy sản xuất, chi phí của nhân
viên bảo vệ là một phần của chi phí sản xuất chung, nhưng một số nhà quản lý không
nhìn thấy một mối quan hệ giữa các hoạt động này và sản phẩm hoàn tất, Vì vậy, sau khi
sản phẩm hoàn thành, chi phí cho bảo vệ không phải là vấn đề liên quan đến sản phẩm
sản xuất.

Phương pháp ABC khắc phục được những hạn chế về mặt nhận diện chi phí của
phương pháp truyền thống bằng cách sắp xếp chặt chẽ hơn các hoạt động liên quan đến
sản xuất sản phẩm. Điều này đòi hỏi từ bỏ việc phân chia chi phí truyền thống thành chi
phí sản phẩm và chi phí thời kỳ thay vào đó là tìm kiếm những mối liên quan trực tiếp
giữa hoạt động, chi phí và sản phẩm. Điều này có nghĩa là chi phí sản xuất sản phẩm bao
gồm cả chi phí sản xuất tại phân xưởng và chi phí ngoài sản xuất. Nó còn có nghĩa là một
số chi phí sản xuất sẽ không được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Đây là điểm khác
biệt so với phương pháp truyền thống.

Lợi ích khác từ phương pháp ABC là một sản phẩm chỉ chịu chi phí tương ứng với
công suất sử dụng. Công suất nhàn rỗi sẽ không được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ.
Theo quan điểm truyền thống, chi phí liên quan đến công suất nhàn rỗi sẽ được tính vào
giá thành sản phẩm, do đó làm sai lệch thông tin liên quan đến chi phí của sản phẩm.
Điều này sẽ hạn chế khả năng của nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định chính xác và
tốt nhất cho việc định giá sản phẩm và đưa ra mức sản xuất đạt được mục tiêu mong
muốn.

Nhìn chung, phương pháp ABC sử dụng một hệ thống các tiêu thức phân bổ được
xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho
từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất và kinh
doanh sản phẩm.

 Theo đó, ABC sẽ giúp các nhà quản lý tránh được những quyết định sai lầm do sử
dụng thông tin không chính xác về giá thành như trình bày ở trên.
 ABC còn cung cấp thông tin chi tiết về cơ cấu chi phí của từng sản phẩm, giúp cho
nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như điều
chỉnh các chính sách, chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện thị
trường luôn biến động.

Vận dụng phương pháp ABC, kế toán quản trị có sự linh hoạt trong việc sử dụng
các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho sản phẩm nhằm cung cấp thông tin đa dạng, phong
phú về tình hình chi phí, giá thành đáp ứng được các nhu cầu sử dụng thông tin khác
nhau của các nhà quản trị.

Cuối cùng, việc áp dụng phương pháp ABC còn góp phần hỗ trợ hoạt động
marketing trong việc xác định cơ cấu sản phẩm cũng như chính sách giá. Đồng thời,
doanh nghiệp cũng có thể chủ động xây dựng chiến lược marketing để định hướng nhu
cầu khách hàng vào các mặt hàng có lợi nhuận cao, thay thế cho các mặt hàng mà doanh
nghiệp không có lợi thế.

3. Nhược điểm
Khi áp dụng phương pháp ABC, vẫn có nhiều trường hợp không thể phân bổ chi phí
sản xuất chung chính xác, bởi vì nguyên nhân gây ra chi phí không thể tìm thấy hoặc rất
khó để xác định, hoặc việc xác định chính xác đòi hỏi chi phí thu nhập thông tin quá lớn.

 Phương pháp ABC đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.

 Việc vận dụng phương pháp ABC đòi hỏi phương pháp tổ chức sản xuất của
doanh nghiệp cũng phải đạt tới trình độ quản lý theo hoạt động.

 Điểm hạn chế nhất của việc áp dụng mô hình này là khối lượng công việc rất lớn,
khá phức tạp và tốn kém.

Một hạn chế nữa của phương pháp ABC là các báo cáo cung cấp thông tin ra bên
ngoài phải dựa trên việc nhận diện chi phí theo phương pháp truyền thống. Xác định giá
phí theo phương pháp truyền thống phải phân chia chi phí thành chi phí thời kỳ và chi phí
sản phẩm, chi phí tồn kho bao gồm tất cả chi phí sản xuất chứ không có chi phí thời kỳ.
Kết quả là, phương pháp ABC có thể tạo ra kết quả khác với những yêu cầu thường được
chấp nhận theo các nguyên tắc kế toán (GAAP). Do đó, phương pháp ABC thường được
xem như phương pháp bổ sung. Nó được sử dụng để quản lý và ra quyết định nội bộ,
nhưng nó không phù hợp với báo cáo công khai (lưu ý: khi kết quả báo cáo tài chính tổng
hợp không khác nhau về vật chất giữa ABC và phương pháp khác, ABC có thể được sử
dụng cho mục đích bên trong và bên ngoài).

Thực tế là phương pháp ABC không tuân thủ theo quy định của GAAP, nghĩa là
một công ty muốn sử dụng phương pháp ABC thì phải sử dụng hai hệ thống chi phí: một
cho báo cáo bên ngoài và một cho quản lý nội bộ. Một bất lợi khác của phương pháp
ABC là nó phức tạp hơn các phương pháp xác định chi phí khác. Hơn nữa việc phân bổ
chi phí chung của tất cả các phân xưởng sản xuất trên cơ sở số giờ lao động đòi hỏi nhiều
yếu tố chi phí phải được phân bổ riêng. Nói cách khác, ABC là một kỹ thuật chuyên sâu
hơn, và chi phí để thực hiện nó là vấn đề mà các doanh nghiệp phải quan tâm.

4. Nhận xét:
ABC là một công cụ quản lý chi phí chiến lược, giúp doanh nghiệp xác định được
hoạt động nào tạo ra giá trị, hoạt động nào không tạo ra giá trị để từ đó không ngừng cải
tiến quá trình kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.

Phương pháp ABC phức tạp và tất nhiên là tốn kém hơn các phương pháp truyền
thống, vì vậy, không phải bất cứ công ty nào cũng đủ điều kiện áp dụng. Tuy nhiên, ABC
sẽ là xu hướng tất yếu đối với quản trị bởi:

 Năng lực cạnh tranh dựa trên chi phí giảm thiểu đòi hỏi phải có những số liệu
chính xác hơn về chi phí, tránh tình trạng lợi nhuận giả tạo.
 Sự đa dạng hóa ngày một tăng của các sản phẩm và dịch vụ cùng với độ phức tạp
của các phân đoạn thị trường. Vì thế, việc tiêu dùng các nguồn lực cũng sẽ thay
đổi theo các sản phẩm và dịch vụ.
 Chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn hơn do tốc độ phát triển của công nghệ
làm công ty không đủ thời gian điều chỉnh giá cả và chi phí.
 Xác định đúng chi phí là một phần quan trọng của việc ra quyết định kinh doanh.
Thiếu nó, sự chuẩn xác của quyết định sẽ giảm thiểu.
 Cách mạng trong công nghệ máy tính đã làm giảm được chi phí về tiền bạc lẫn
thời gian cho việc phát triển và vận hành hệ thống xác lập chi phí có khả năng truy
nguyên nhiều hoạt động.

IV. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA
TRÊN HOẠT ĐỘNG
1. Trên thế giới
Robin Cooper, Robert Kaplan, và H. Thomas Johnson là những người đầu tiên đưa
ra phương pháp ABC. Đây là một phương pháp tính chi phí được sử dụng để tính thẳng
chi phí chung vào các đối tượng tính chi phí (Cooper, 1988a; 1988b; 1990; Cooper và
Kaplan, 1988; Johnson, 1990). Những đối tượng này có thể là các sản phẩm, dịch vụ, quá
trình, hoặc khách hàng… ABC cũng giúp cho nhà quản lý ra được những quyết định
đúng tương ứng với cơ cấu sản phẩm và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Theo Turney, ABC có thể thay đổi toàn diện cách thức những nhà quản lý ra quyết định
về cơ cấu sản phẩm, giá cả sản phẩm, và đánh giá công nghệ mới (Turney, 1989). Mặc dù
trong các tài liệu lý thuyết đã có nói đến rất nhiều những trường hợp thực hiện ABC cho
những nhà máy sản xuất qui mô lớn, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp nhỏ (qui mô
dưới 100 nhân viên), thì việc áp dụng ABC còn rất hạn chế (Needy va Bidanda, 1995;
Bharara và Lee, 1996). Xem xét kỹ hơn, ta thấy rằng có một vài yếu tố làm cản trở những
doanh nghiệp nhỏ trong việc thực hiện ABC, trong đó bao gồm những nguyên nhân như
thiếu dữ liệu, thiếu nguồn lực về kỹ thuật, tài chính, và thiếu sự hỗ trợ đầy đủ của máy
tính. Có lẽ khó khăn chủ yếu nhất, đó là việc thu thập dữ liệu, tập trung vào việc thu thập
và xử lý số liệu cần thiết theo một cách thức chính xác với chi phí chấp nhận được.
Những doanh nghiệp nhỏ rất kỹ lưỡng trong việc chọn và phân tích loại thông tin sử dụng
để xác định chi phí chung, bởi vì việc thu thập những thông tin cần thiết theo phương
pháp ABC rất tốn kém trong khi những doanh nghiệp này thường bị ràng buộc về vấn đề
tài chính. Do vậy, tìm kiếm một phương pháp có thể cho phép những doanh nghiệp nhỏ
thu thập được những thông tin về chi phí sản phẩm một cách chính xác với chi phí thấp là
điều thật sự cần thiết.

2. Tại Việt Nam


Năm 2013, qua khảo sát tại công ty HACOMEX, tác giả Nguyễn Thị Mai Chi và
Nguyễn Năng Phúc đã có bài báo nói về việc kế toán chi phí theo cở sở hoạt động được
áp dụng vào ngành sợi

Ngành sợi đang đứng trước những cơ hội phát triển rất lớn trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, việc xác định chính xác giá thành sản phẩm để tạo lập giá thành cạnh
tranh được nhận định là mục tiêu chính của các DN sợi.

Vận dụng kế toán ABC hiệu quả không chỉ tập trung vào kỹ thuật thiết kế, mà các
nhân tố hỗ trợ cần thiết cũng cần được chú trọng. Việc vận dụng phương pháp kế toán
ABC trong các DN sợi cần có một lộ trình và bước đi thích hợp.

Theo Huynh và Gong (2014), nghiên cứu triển khai phương pháp ABC vào các DN
nhỏ và vừa tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, có nhiều DN muốn thay thế phương pháp
phân bổ chi phí truyền thống hiện thời nhưng không biết về phương pháp ABC và lo ngại
phát sinh chi phí lớn nếu thay đổi phương pháp mới. Từ đó, thống kê các nguyên nhân
ảnh hưởng đến vận dụng phương pháp ABC vào trong các DN nhỏ và vừa; sau đó phân
thành 4 nhóm nguyên nhân theo mức độ ảnh hưởng, và đưa ra một số giải pháp như thay
đổi cách nhìn của nhà quản lý về kinh doanh, hướng đến thông tin về kế toán quản trị, đổi
mới đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu về kế toán quản trị, tăng cường vai trò của các tổ chức
nghề nghiệp để phổ biến kiến thức về phương pháp ABC.

Thực trạng vận dụng phương pháp ABC tại các DN có quy mô vừa ở tỉnh Trà Vinh

Số bảng câu hỏi khảo sát được nhận về là 155 bảng câu hỏi trong tổng số 157 bảng
câu hỏi khảo sát được gửi đi, chiếm tỷ lệ 98,7%. Trong đó có 2 bảng câu hỏi khảo sát
không hợp lệ bị loại bỏ, do bỏ trống quá nhiều câu trả lời, chiếm tỷ lệ 1,3%. Trong bảng
câu hỏi khảo sát để đo lường mức độ đồng ý với các biến quan sát, thang đo Likert năm
mức độ được sử dụng để đánh giá, từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.
Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến phỏng vấn các kế toán đang làm tại các DN có quy
mô vừa ở tỉnh Trà Vinh. Dữ liệu thu thập từ các bảng câu hỏi được xử lý bằng bảng tính
Excel nhằm mã hóa dữ liệu. Sau đó được nhập liệu vào phần mềm SPSS 20 được sử dụng
để phân tích dữ liệu.

Bảng 1. Thống kê về cơ cấu loại hình các DN tham gia khảo sát

Nguồn: Tác giả thống kê từ kết quả khảo sát, 2019

Số liệu ở Bảng 1 cho biết, cơ cấu trong 155 DN tham gia khảo sát có 84 DN thương
mại và dịch vụ chiếm 54,2%; 12 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 7,7% và có 59 DN sản xuất, nông, lâm, thủy sản chiếm 38,1%.

Bảng 2. Thống kê các tiêu thức được sử dụng để phân bổ chi phí

Nguồn: Thống kê từ kết quả khảo sát, 2019

Kết quả Bảng 2 cho thấy có 38 DN đang dùng tiêu thức sản lượng để phân bổ chi
phí chiếm 24,5%, 19 DN sử dụng tiêu thức giá trị nguyên vật liệu để phân bổ chi phí
chiếm 12,3%, có 65 DN sử dụng tiêu thức nhân công để phân bổ chi phí chiếm 41,9%, 13
DN sử dụng tiêu thức giờ máy hoạt động để phân bổ chi phí chiếm 8,4% và có 20 DN sử
dụng tiêu thức khác để phân bổ chi

Bảng 3. Thống kê về mức độ hài lòng với tiêu thức phân bổ chi phí đang sử dụng

Nguồn: Thống kê từ kết quả khảo sát, 2019

Kết quả Bảng 3 cho thấy có 36 DN thật sự hài lòng với tiêu thức phân bổ chi phí
đang sử dụng chiếm 23,2%, có 91 DN hài lòng với tiêu thức phân bổ chi phí đã lựa chọn
chiếm 58,7% và có 28 DN cho rằng tiêu thức phân bổ chi phí đang lựa chọn cần phải cải
tiến thêm chiếm 18,1% trong tổng thể DN được khảo sát.

Bảng 4. Thống kê về việc vận dụng phương pháp ABC tại các DN

Nguồn: Thống kê từ kết quả khảo sát, 2017

Theo kết quả Bảng 4 cho thấy có 150 DN không vận dụng phương pháp ABC chiếm
96,8% và chỉ có 5 DN vận dụng phương pháp ABC chiếm 3,2% trong tổng thể DN được
khảo sát.
MỤC LỤC
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT
ĐỘNG ........................................................................................................................................2
1. Khái niệm ....................................................................................................................................... 2
2. Bản chất ......................................................................................................................................... 3

II.NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG ..............4
1.Quy trình chung .............................................................................................................................. 4
2. Ví dụ minh họa cho việc thực hiện phương pháp ABC .................................................................. 6

III. ƢU VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TREN
HOẠT ĐỘNG SO VỚI PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ TRUYỀN THỐNG .............9
1. Sự khác nhau giữa hai phương pháp ............................................................................................. 9
2. Ưu điểm........................................................................................................................................ 10
3. Nhược điểm.................................................................................................................................. 12
4. Nhận xét: ..................................................................................................................................... 13

IV. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT
ĐỘNG ...................................................................................................................................... 14
1. Trên thế giới................................................................................................................................. 14
2. Tại Việt Nam ................................................................................................................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://cpavietnam.vn/Images/admin/files/KTCP-dua-tren-hoat-dong-cach-
tiep-can-moi.pdf
2. https://www.cgma.org/resources/tools/essential-tools/activity-based-
costing.html

3. Activity-based Management –An Overview,Technical Briefing, CIMA. (APRIL


2001).

4. SAYELRAMADAN, H.-B. A Survey of Activity-Based Costing Practices in


BahrainiManufacturing Firms.

5. Caplan, D. MANAGEMENT ACCOUNTING: CONCEPTS AND TECHNIQUES .

6. The Economist, T. http://www.economist.com/node/13933812.

You might also like