You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


-----------oOo-----------

BÀI TẬP NHÓM MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


Nhóm 7
Chủ đề: Phương pháp kế toán chi phí hiện đại – Kế toán chi phí
dựa trên cơ sở hoạt động (Activity-based costing – ABC)

Lớp tín chỉ: KET310(GD2-HK1-2021).1


Giảng viên: ThS. Lê Thị Hiên

1. Đặng Thúy Nguyệt – 1912210150


2. Trịnh Khánh Linh – 1912210221
3. Nguyễn Thị Nguyệt Minh – 1912210131
4. Hoàng Thị Thu Hương – 1912210075
5. Ngô Hà Trang – 1912210197
6. Nguyễn Thị Thảo Vân – 1912210216
7. Đặng Duy Khánh - 1912210092

Hà Nội, tháng 11/2021


MỤC LỤC
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP ABC ...................................................1
1.1. Khái niệm .............................................................................................................1
1.2. Sự phát triển của hệ thống kế toán chi phí truyền thống đến hệ thống kế toán ABC
.....................................................................................................................................1
2. NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ABC ..................................................................2
2.1. Các bước kế toán chi phí theo phương pháp ABC ...............................................2
2.2. So sánh phương pháp kế toán ABC và phương pháp kế toán truyền thống.........4
2.2.1. Giống nhau ....................................................................................................4
2.2.2. Khác nhau ......................................................................................................4
3. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ABC ...........................................................................6
3.1. Ưu điểm ................................................................................................................6
3.2. Nhược điểm ..........................................................................................................6
4. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ABC HIỆN NAY ...................................7
4.1. Tình hình áp dụng tại Việt Nam ...........................................................................7
4.2. Tình hình áp dụng trên thế giới ............................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 10
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP ABC
1.1. Khái niệm
Kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (Activity-based Costing - ABC) là phương
pháp thay thế phương pháp kế toán truyền thống.
Phương pháp ABC xác định toàn bộ nguồn chi phí hoạt động, sau đó phân bổ các chi
phí theo hoạt động này vào từng sản phẩm, dịch vụ tạo ra hoạt động đó theo các tiêu
thức phân bổ thích hợp như: số giờ máy hoạt động, số giờ công lao động trực tiếp…
Khoản chi phí gián tiếp này được phân bổ vào giá thành sản xuất cùng với chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí khác như: chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp được coi như chi phí thời kỳ không phân bổ cho sản phẩm
hoặc được phân bổ cho sản phẩm theo thời gian lao động của công nhân trực tiếp hoặc
chi phí nhân công trực tiếp. Nếu phân bổ ta sẽ có chỉ tiêu giá thành toàn bộ.
Lợi ích của phương pháp ABC:
• Xác định khách hàng, sản phẩm, kênh phân phối tạo ra lợi nhuận nhiều nhất
và ít nhất.
• Xác định những yếu tố làm gia tăng hay làm giảm hiệu quả hoạt động tài chính.
• Dự báo một cách chính xác chi phí, lợi nhuận và những nguồn lực khi xuất
hiện những thay đổi về dung lượng sản xuất, mô hình tổ chức của công ty và
chi phí nguồn lực.
• Dễ dàng xác định các nguyên nhân gốc rễ của các hoạt động tài chính kém
hiệu quả.
• Theo dõi chi phí hoạt động và quy trình hoạt động.
• Trang bị cho cấp quản lý những dữ liệu báo cáo chi phí quý giá cho việc cải
thiện hoạt động.
• Hỗ trợ quản trị và điều chỉnh tổ hợp tiếp thị.
• Tăng khả năng đàm phán với khách hàng.
• Định vị sản phẩm tốt hơn.
1.2. Sự phát triển của hệ thống kế toán chi phí truyền thống đến hệ thống kế toán
ABC
Sự phát triển về khoa học công nghệ ứng dụng khiến tỷ trọng chi phí cố định trong các
doanh nghiệp ngày càng tăng dẫn đến tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp. Đồng thời,
với áp lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu yêu cầu về thông tin về chi
phí phải đảm bảo sự chính xác, kịp thời nhằm để có thể khả năng kiểm soát chi phí một
cách chính xác nhất phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị.

1
Trong khi đó, phương pháp kế toán quản trị truyền thống trở nên lỗi thời khi bỏ qua chi
phí cố định, khiến thông tin về sản phẩm, khách hàng không còn tính xác thực do đó
không thể đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Một hệ thống các tiêu thức
phân bổ được sử dụng trong quá trình phân bổ định phí được xuất hiện trong kỹ thuật
tính toán mới vào gần cuối thế kỷ 20 trên nguyên tắc mối quan hệ giữa sản phẩm, khách
hàng và các hoạt động tạo ra sản phẩm. Phương pháp kế toán quản trị ABC ra đời trong
điều kiện đó.
Các khái niệm của phương pháp kế toán ABC bắt đầu được hình thành trong ngành sản
xuất của Mỹ vào những năm 1970 – 1980. Các Hiệp hội Quản lý cáp quốc tế đã nghiên
cứu ra các nguyên tắc của phương pháp mà bây giờ được biết đến với tên gọi là
“Activity-based Costing.”
Những khái niệm này đã xuất hiện trong một số bài báo của Harvard Business Review
từ năm 1988. Robin Cooper và Robert S.Kaplan mô tả phương pháp kế toán ABC là
một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề của hệ thống quản lý chi phí truyền thống.
Hệ thống ABC được định nghĩa rõ ràng lần đầu tiên vào năm 1987 trong quyền
“Accounting and management: A Field study Perspective” bởi Robert S.Kaplan và
W.Bruns và tập trung vào ngành sản xuất bởi tiến bộ công nghệ và năng suất gia tăng
trong ngành này làm giảm tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp, dẫn đến sự gia tăng của chi phí gián tiếp.
Phương pháp kế toán ABC được giải thích rõ ràng hơn vào năm 1999 bởi Peter
F.Drucker trong quyền “Management Challenges of the 21st century”.
2. NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ABC
2.1. Các bước kế toán chi phí theo phương pháp ABC
Bước 1: Xác định các hoạt động hỗ trợ chủ yếu cho quá trình sản xuất và phân bổ
chi phí sản xuất chung cho các hoạt động hỗ trợ. Chi phí phân bổ cho các hoạt động
hỗ trợ này được gọi là “cost pools”
Phương pháp ABC bắt đầu bằng việc phân tích các hoạt động được thực hiện để sản
xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp cần phải ghi lại mọi hoạt động
cần có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ và xác định được tất cả các hoạt động tiêu
thụ tài nguyên của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp quyết định các chi phí chung trực
tiếp để thực hiện phân bổ chi phí cho các hoạt động hỗ trợ chủ yếu cho quá trình sản
xuất
Công ty A có 2 hoạt động hỗ trợ chủ yếu là thiết lập dây chuyền sản xuất và xử lý đơn
hàng với chi phí sản xuất chung cho mỗi hoạt động được phân bổ như sau:

Hoạt động hỗ trợ Chi phí sản xuất chung ($)

Thiết lập dây chuyền sản xuất 20,000

2
Xử lý đơn hàng 30,000

Hoạt động máy 100,000

Tổng 200,000

Bước 2: Xác định yếu tố làm phát sinh chi phí của mỗi hoạt động (cost drivers)
Sau khi đã phân bổ chi phí cho các hoạt động hỗ trợ, doanh nghiệp phải xác định các
yếu tố làm phát sinh chi phí của mỗi hoạt động đó. Các yếu tố làm phát sinh chi phí phải
đo lường chính xác mức độ tiêu hao chi phí thực tế của các hoạt động đó. Để có thể tính
toán được chính xác chi phí sản xuất, phải có sự tương quan mật thiết giữa các yếu tố
làm phát sinh chi phí và mức độ tiêu hao chi phí sản xuất chung cho các hoạt động hỗ
trợ

Hoạt động hỗ trợ Cost drivers

Thiết lập dây chuyền sản xuất Số lần thiết lập 40

Xử lý đơn hàng Số đơn hàng được xử lý 60

Hoạt động máy Số giờ 20,000

Bước 3: Tính tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung cho hoạt động hỗ trợ trên 1
đơn vị yếu tố phát sinh chi phí
Tiếp theo, doanh nghiệp tính toán tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung trên 1 đơn vị yếu
tố phát sinh chi phi được tính bằng chi phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi hoạt
động chia cho số lượng của cost driver tương ứng với hoạt động đó.

Hoạt động hỗ trợ Chi phí sản Cost drivers Chi phí SXC/ đơn
xuất chung ($) vị cost drivers

Thiết lập dây chuyền 20,000 40 lần 500 ($/lần)


sản xuất

Xử lý đơn hàng 30,000 60 đơn hàng 500 ($/đơn hàng)

Hoạt động máy 100,000 20,000 giờ 5 ($/giờ)

Tổng 150,000

Bước 4: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho mỗi loại sản phẩm dựa vào số yếu tố
phát sinh chi phí mà hoạt động đó sử dụng

3
Để xác định chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp cần phải biết số đơn vị của mỗi cost
driver của từng sản phẩm. Công ty A đã phân bổ cost drivers của mỗi loại sản phẩm
tương ứng với mỗi hoạt động hỗ trợ như sau:

Số đơn vị cost drivers


Hoạt động hỗ trợ Cost drivers
Sản phẩm M Sản phẩm N

Thiết lập dây Số lần thiết 40 30 10


chuyền sản xuất lập

Xử lý đơn hàng Số đơn hàng 60 20 40


được xử lý

Hoạt động máy Số giờ 20,000 5,000 15,000

Sau đó, công ty A đã tiến hành tính chi phí sản xuất chung cho mỗi loại sản phẩm bằng
cách nhân tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung trên 1 đơn vị yếu tố phát sinh chi phi đã
xác định được ở bước 3 với số cost drivers vừa xác định, ta có bảng sau:
Chi phí Sản phẩm M Sản phẩm N
Hoạt động SXC/ đơn
Số đơn vị Chi phí SXC Số đơn vị Chi phí
hỗ trợ vị cost
cost drivers ($) cost drivers SXC ($)
drivers
Thiết lập dây
chuyền sản 500 30 15,000 10 5,000
xuất
Xử lý đơn
500 20 10,000 40 20,000
hàng
Hoạt động
5 5,000 25,000 15,000 75,000
máy
Tổng 50,000 100,000
Số sản phẩm sản xuất 800 2,000
Chi phí SXC/SP 62,5 50

2.2. So sánh phương pháp kế toán ABC và phương pháp kế toán truyền thống
2.2.1. Giống nhau
Cả 2 phương pháp đều tính giá thành cho sản phẩm hoặc dịch vụ và cung cấp thông tin
cho nhà quản trị cũng như những người sử dụng có liên quan trong quá trình ra quyết
định.
2.2.2. Khác nhau
Phạm vi áp dụng khác nhau: phương pháp truyền thống và phương pháp ABC có thể áp
dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, cho mọi quy trình sản xuất hay cung ứng
4
dịch vụ, từ đơn giản hay phức tạp đều áp dụng được. tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả và
chi phí thì phương pháp ABC áp dụng có hiệu quả hơn trong các tổ chức có đặc điểm
sau:
• Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn.
• Sản phẩm, dịch vụ gồm nhiều chủng loại.
• Các loại sản phẩm yêu cầu kỹ thuật và mức độ phục vụ khác nhau.
• Quy trình sản xuất phức tạp và có sự thay đổi thường xuyên giữa các loại sản
phẩm.

Phương pháp ABC Phương pháp truyền thống (TDC)

ABC sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ chi phí gián TDC sử dụng tiêu thức phân bổ chi
tiếp dựa trên mối quan hệ nhân quả với chi phí. phí gián tiếp, thường là số giờ lao
động hay số giờ hoạt hoạt động của
máy móc thiết bị.

Phương pháp ABC ngoài mục tiêu tính toán chính Phương pháp TDC đề cập chủ yếu
xác giá thành còn đặt ra mục tiêu cung cấp thông tin đến việc tính toán giá thành sản phẩm
chính xác cho các nhà quản trị ra quyết định. dịch vụ phục vụ cho việc lập báo cáo
tài chính

Xác định đối tượng tập hợp chi phí là những hoạt Xác định đối tượng tập hợp chi phí
động làm phát sinh chi phí. thông thường theo nhà xưởng, quy
trình sản xuất

Phương pháp ABC bao gồm cả những hoạt động làm


phát sinh chi phí sau khi sản phẩm, dịch vụ được
cung cấp tới khách hàng như chi phí bảo hành, chi
phí hậu mãi sau bán hàng…
→ Cung cấp thông tin chi phí giá thành đầy đủ và
đáng tin cậy cho nhà quản trị ra quyết định, tránh
được sai lầm mà các nhà quản trị hay mắc phải khi
sử dụng thông tin được cung cấp từ phương pháp
TDC.

Cung cấp kết quả phân bổ chi phí sản xuất chung một
Đơn giản, dễ thực hiện
cách hợp lý

Phức tạp, mất thời gian, chi phí phát sinh có thể nhiều Chi phí sản xuất chung có thể không
hơn lợi ích được phân bổ hợp lý

5
3. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ABC
3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, phương pháp ABC ước lượng giá trị ngân sách tương đối phù hợp cho từng
hoạt động. Vì dựa trên yêu cầu xem xét và lựa chọn các hoạt động có quy mô và tần suất
lớn, để phân bổ giá trị ngân sách (dựa trên việc tìm hiểu nguyên nhân cấu thành chi phí
chính, hoạt động chính và tiêu tốn phần lớn về ngân sách), nên phương pháp ABC thực
sự giúp các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất giải quyết được vấn đề kế hoạch
ngân sách trong sản xuất và tính giá thành sản xuất; trên cơ sở đó Giám đốc điều hành
có thể ước lượng được điểm hòa vốn và giá bán hiệu quả trong kinh doanh.
Thứ hai, phương pháp ABC có cơ sở thông tin kế toán chính xác. Vì số liệu sử dụng cho
việc lập kế hoạch ngân sách là số liệu kế toán, và các công cụ kế toán quản trị có thể xác
định riêng rẽ ngân sách, chi phí cho từng hoạt động. Trong trường hợp việc tách riêng
rẽ từng hoạt động trở nên khó khăn, người giám đốc điều hành vẫn có thể sử dụng thông
tin kế toán để xác định chi phí trung tâm (chi phí kiểm soát) trong việc xây dựng kế
hoạch. Việc loại bỏ các chi phí thứ yếu, vụn vặt không làm thay đổi đáng kể kết quả tính
giá thành.
Thứ ba, phương pháp ABC có thể cung cấp thông tin lợi nhuận ước tính cho từng hoạt
động, từng sản phẩm sản xuất. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với người Giám đốc
điều hành trong việc ra quyết định dòng sản phẩm nào /hoặc hoạt động kinh doanh nào
sẽ là chủ đạo trong xây dựng kế hoạch.
Thứ tư, phương pháp ABC giúp nhận biết và kiểm soát lãng phí. Trong quá trình lập kế
hoạch phải thực hiện sàng lọc các hoạt động chủ đạo và các loại chi phí chủ đạo giúp
Giám đốc điều hành nhận biết và kiểm soát lãng phí (hoạt động không thiết yếu và chi
phí vụn vặt). Với số liệu do kế toán cung cấp, Giám đốc điều hành sẽ tập
trung vào những hoạt động chính và tăng cường kiểm soát các hoạt động không hiệu
quả. Trong một số trường hợp, Giám đốc điều hành có thể ra quyết định loại bỏ hoạt
động, sản phẩm không hiệu quả, khi tính toán số liệu cho kế hoạch ngân sách.
3.2. Nhược điểm
Thứ nhất, không đáp ứng được yêu cầu dự báo mở rộng sản xuất mới. Phương pháp
ABC có thể phát sinh bỏ sót những hoạt động, sản phẩm tiềm năng. Các thông tin kế
toán quản trị cung cấp chỉ phản ánh số liệu quá khứ cho những hoạt động đã và đang
diễn ra. Việc mở rộng sản xuất đòi hỏi cần phải bổ sung những số liệu thu thập từ thị
trường lao động và thị trường nguyên vật liệu...
Thứ hai, mất nhiều thời gian xem xét, đánh giá các hoạt động và sản phẩm. Do số liệu
chỉ do bộ phận kế toán cung cấp, nên việc lập kế hoạch lệ thuộc vào tổ chức quy trình
và thông tin kế toán. Do khối lượng công việc kế toán là liên tục, nên sự đáp ứng kịp
thời thông tin cụ thể cho giám đốc điều hành trong lập kế hoạch ngân sách là rất khó.
Bên cạnh đó, giám đốc điều hành cũng cần phải có thời gian phân tích sàng lọc các hoạt

6
động chủ đạo... Tất cả các nguyên nhân trên đều làm chậm quá trình hoàn thành kế
hoạch.
Thứ ba, do chỉ chú trọng vào kinh nghiệm quản lý (những hoạt động quy mô và tần suất
lớn) nên bỏ qua vai trò sáng tạo và tự chủ của các đơn vị và cá nhân trong lập kế hoạch
ngân sách. Các bộ phận, cá nhân là những đối tượng sử dụng trực tiếp ngân sách và hiểu
rõ nhất các yêu cầu của hoạt động cá nhân trong quá trình hoạt động cho mục tiêu sản
xuất, kinh doanh. Không có sự tham gia vào lập kế hoạch ngân sách của các chủ thể này
sẽ bỏ qua các kinh nghiệm thực tế và sáng kiến nhằm giảm các chi phí hoạt động. Một
trong những chi phí hay bị “lãng phí tạm thời” là dự trữ quá mức nguyên vật liệu. Hậu
quả là ngân sách dành cho dự trữ nguyên vật liệu bị ứ đọng, tăng chi phí bảo quản, tăng
chi phí đầu tư hạ tầng nhà kho...
Thứ tư, chưa chú trọng tới các chiến lược phát triển và các mục tiêu dài hạn trong lập kế
hoạch ngân sách. Quan điểm chỉ coi trọng hoạt động quy mô và tần suất lớn chỉ cho thấy
định hướng bó hẹp. Kế hoạch ngân sách phải có sự gắn kết liên hoàn giữa nhiều giai
đoạn và phù hợp với chiến lược, mục tiêu từng thời kỳ.
Thứ năm, “gây lãng phí” và “bất bình đẳng” trong tổ chức các hoạt động. Các hoạt động
tuy nhỏ nhưng thiết yếu trong tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh bị coi nhẹ, sẽ gây
rắc rối cho người thực hiện kế hoạch do không được nhận dạng trong kế hoạch. Tập
trung vào các hoạt động được “ưu ái” do mang lại hiệu quả kinh tế và chỉ kiểm soát chi
phí ở những hạng mục hoạt động chính sẽ gây lãng phí ở những hoạt động nhỏ hơn.
4. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ABC HIỆN NAY
4.1. Tình hình áp dụng tại Việt Nam
ABC với những ưu việt của nó đã khẳng định việc áp dụng vào doanh nghiệp là một
việc cần thiết. Cho dù hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, việc tính chi phí và
phương pháp truyền thống cũng gây ra những khó khăn trong việc phân bổ các chi phí
gián tiếp cũng như việc phục vụ cho công tác quản lý. Với việc sử dụng ABC, các nhà
quản trị có thể đưa ra được các quyết định chính xác hơn, hợp lý hơn trong hoàn cảnh
hiện tại của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, phương pháp này được các nước trên thế giới áp dụng cách đây vài
chục năm và hiện nay trở nên rất phổ biến, tuy nhiên vẫn chưa được các công ty của
Việt Nam đón nhận và áp dụng. Chỉ có một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phương
pháp này, ví dụ Công ty Dệt May Gia Định, một số công ty khai thác than lớn. Đối với
các doanh nghiệp nhỏ việc áp dụng các phương pháp này càng trở nên khó khăn.
Các yếu tố bên trong cản trở việc thực hiện ABC ở các doanh nghiệp này có lẽ chủ
yếu nhất là việc thu thập dữ liệu, tập trung vào việc xử lý các số liệu cần thiết theo một
cách thức chính xác với chi phí chấp nhận được. Những doanh nghiệp nhỏ rất kỹ lưỡng
trong việc chọn và phân tích loại thông tin sử dụng để xác định chi phí gián tiếp, bởi
việc thu thập những thông tin cần thiết theo phương pháp ABC rất tốn kém, trong khi
những doanh nghiệp này thường bị ràng buộc về vấn đề tài chính. Do vậy việc tìm kiếm
7
một phương pháp có thể cho phép những doanh nghiệp nhỏ thu thập những thông tin về
chi phí sản phẩm một cách chính xác với chi phí thấp là một điều cần thiết.
Ngoài yếu tố bên trong như thiếu thông tin/dữ liệu, yếu tố bên ngoài bao gồm: môi
trường kinh tế của nước ta chưa thật sự cạnh tranh gay gắt; chưa có doanh nghiệp hay
tổ chức nào công bố việc áp dụng phương pháp ABC thành công để các doanh nghiệp
khác học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm; yêu cầu cung cấp thông tin kế toán ra bên ngoài
còn chung chung, chưa có một sự đòi hỏi chi tiết từ cơ quan nhà nước hay những người
sử dụng.
Tóm lại, do hạn chế như vậy nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể áp dụng
phương pháp này. Doanh nghiệp sẽ tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể để đưa ra
quyết định có thực hiện phương pháp ABC hay không.
4.2. Tình hình áp dụng trên thế giới
a) Nước Mỹ
Mặc dù các lý thuyết về phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) được phát
triển ở Mỹ từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước với việc mô tả nó là phương pháp chi phí
duy nhất đúng trong việc xác định giá phí sản phẩm trong môi trường hoạt động phức
tạp vì sẽ xác định được các hoạt động không gia tăng giá trị và phát hiện các địa chỉ có
thể cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Phương pháp này còn được đánh giá là một công
cụ để kết nối hệ thống xác định giá phí sản phẩm với các mục tiêu chiến lược của doanh
nghiệp, tuy nhiên việc áp dụng nó ngay tại nước Mỹ còn khá hạn chế. Theo kết quả điều
tra các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ, tỷ lệ áp dụng phương pháp này vào năm 2017
là 30% và năm 2018 là 31%. Việc áp dụng phương pháp ABC cũng đã tăng lên trong
những năm gần đây. Năm 2018 có 35% các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp kế
toán chi phí truyền thống, 20% áp dụng phương pháp ABC, 30% áp dụng cả các phương
pháp truyền thống và phương pháp ABC, 26% áp dụng phương pháp chi phí biến đổi.
Như vậy, mặc dù phương pháp ABC đã được sử dụng nhiều hơn, các phương pháp xác
định chi phí truyền thống cũng vẫn được áp dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp
Mỹ.
b) Các nước khu vực châu Âu
Việc áp dụng phương pháp ABC tại Anh cũng còn nhiều hạn chế, nhưng có xu hướng
ngày càng phổ biến hơn: Năm 1991 chỉ có 10 % các doanh nghiệp áp dụng phương pháp
này thì đến năm 1995 là 20%; năm 1996 là 22% và đến năm 2000 là 23% và tăng lên
tới 30% vào năm 2018.
Đối với các nước vùng Hà Lan và Bỉ, cuối thế kỷ XX hệ thống kế toán quản trị chi phí
của các nước này chịu sự ảnh hưởng của trường phái kế toán Đức, còn bước sang thế kỷ
XXI lại có những ảnh hưởng đáng kể của trường phái kế toán Mỹ. Phương pháp ABC
được áp dụng với một tỷ lệ tương đối cao, không kém các nước Anh, Mỹ: năm 2018 tỷ
lệ các doanh nghiệp áp dụng phương pháp ABC tại Bỉ là 19%, tại Phần Lan năm 2018
là 24%. Mặc dù vậy phương pháp ABC ở các nước khác được áp dụng rất hạn chế. Tại
8
Ý và Thuỵ Điển phương pháp ABC chỉ được sử dụng cho các dự án thí điểm trong một
số lĩnh vực cụ thể. Tại các nước Đan Mạch, Hy Lạp và Tây Ba Nha phương pháp ABC
chỉ được áp dụng trong các công ty con chịu sự chi phối của các công ty mẹ ở nước
ngoài có áp dụng phương pháp ABC. Tại các nước Đan Mạch, Phần Lan, Ý và Tây Ba
Nha phương pháp chi phí biến đổi được sử dụng khá phổ biến nhưng tại Pháp, Đức và
Hy Lạp phương pháp chi phí toàn bộ lại chiếm ưu thế hơn.
c) Các nước phát triển khu vực châu Á
Phương pháp ABC được coi là một phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại nhưng
việc áp dụng phương pháp này tại các nước đang phát triển ở châu Á còn khá khiêm tốn
so với các phương pháp truyền thống. Tại Singapore chỉ có 13% các doanh nghiệp điều
tra áp dụng phương pháp này, với mục đích chủ yếu là để xác định các nguồn hoạt động
phát sinh chi phí. Tại Ma-lai-xi-a tỷ lệ này là 18%. Tại Trung Quốc tỷ lệ này vô cùng
thấp, chỉ khoảng từ 3% tới 5%
→ Có thể thấy rằng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) đã được các
nước trên thế giới áp dụng cách đây vài chục năm và hiện nay trở nên rất phổ biến và sử
dụng rộng rãi ở các nước phát triển trên thế giới.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tư vấn ERP. n.d. Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing -
ABC) - Tư vấn ERP. [online] Available at: <https://tuvanerp.vn/ke-toan-chi-phi-
dua-tren-hoat-dong-activity-based-costing-abc/> [Accessed 20 November
2021].
2. Base, H., n.d. [PM/F5: Tóm tắt kiến thức] Lesson 2a: Quản lý chi phí dựa trên
hoạt động (Activity Based Costing). [online] Knowledge.sapp.edu.vn. Available
at: <https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/acca-f5-lesson-2a-
qu%E1%BA%A3n-l%C3%BD-chi-ph%C3%AD-d%E1%BB%B1a-
tr%C3%AAn-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-activity-based-
costing> [Accessed 20 November 2021].
3. Le Thi Hien and Le Thanh Cong, 2015. Phương pháp lập kế hoạch ngân sách
tại doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại Công ty Minh Việt ở Thành phố Hồ
Chí Minh. [online] Tailieu.vn. Available at: <https://tailieu.vn/doc/phuong-
phap-lap-ke-hoach-ngan-sach-tai-doanh-nghiep-va-thuc-tien-thuc-hien-tai-
cong-ty-minh-viet-o-t-2132972.html> [Accessed 22 November 2021].
4. Tự ôn thi. 2019. [online] Available at: <https://tuonthi.com/acca-f5-lectures-
abc/> [Accessed 19 November 2021].

10

You might also like