You are on page 1of 56

KEÁ TOAÙN CHI PHÍ TREÂN

CÔ SÔÛ HOAÏT ÑOÄNG

SAU KHI NGHIÊN CỨU CHƯƠNG NÀY,


1
NGƯỜI ĐỌC CÓ THỂ:

1 Giải thích tại sao có sự xuất hiện của hệ thống


kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động.
2 Phân biệt các khái niệm sử dụng trong mô
hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động.
3 Vận dụng mô hình kế toán chi phí trên cơ sở
hoạt động để tính giá thành sản phẩm.
4 Thấy được sự khác biệt giữa ABC và hệ
thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động.
5 Nhận biết trong những điều kiện nào thì
doanh nghiệp nên áp dụng mô hình kế toán
chi phí trên cơ sở hoạt động.
6 Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của mô
hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động.
7 Ứng dụng mô hình ABC trong phân tích khả
năng sinh lợi của sản phẩm.
8 Tìm hiểu những khó khăn khi vận dụng mô
hình ABC vào các tổ chức kinh doanh dịch
vụ.
9 Biết cách lập báo cáo phân tích khả năng sinh
lợi của khách hàng theo mô hình ABC.
H iện nay, các doanh nghiệp đang phải hoạt động trong một môi trường cạnh
tranh cao với xu hướng toàn cầu hóa. Trong môi trường kinh doanh mới, các
doanh nghiệp phải thích ứng nhanh và sản xuất ra những sản phẩm với chi phí
thấp, có chất lượng để có được một lợi thế cạnh tranh riêng. Đứng trước mục tiêu
này, nhà quản trị rất cần thông tin về chi phí đầy đủ, chính xác và được cập nhật.
Hệ thống kế toán chi phí truyền thống dựa vào việc phân bổ chi phí theo mức độ
hoạt động đã mất đi sự chính xác khi mà lao động trực tiếp không còn chiếm một
tỷ trọng đáng kể như trước nữa. Một mô hình kế toán chi phí mới được thiết kế
nhằm khắc phục các nhược điểm của những hệ thống tính giá thành truyền thống,
đó là mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC – Activities Based
Costing). Robin Cooper, Robert Kaplan, và H. Thomas Johnson là những người
đầu tiên giới thiệu mô hình ABC. Chương này được thiết kế bắt đầu từ việc tìm
hiểu nguyên nhân hình thành mô hình ABC, sau đó là giới thiệu về quy trình thực
hiện mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động và những ưu điểm, hạn chế của
mô hình này.

1. NGUYEÂN NHAÂN HÌNH THAØNH MOÂ HÌNH KEÁ


MỤC
TIÊU 1 TOAÙN CHI PHÍ TREÂN CÔ SÔÛ HOAÏT ÑOÄNG
Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20, môi trường kinh doanh đã có nhiều thay
đổi. Áp lực từ môi trường cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp phải không
ngừng cải tiến kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Những thay đổi này đã
làm cho hệ thống kế toán chi phí truyền thống không còn hữu hiệu trong việc tính
toán giá thành sản phẩm và kiểm soát chi phí, nguyên nhân là do:
 Tăng tỷ trọng của chi phí sản xuất chung, giảm tỷ trọng của chi phí nhân
công trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất:
Khi các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh việc tự động hoá, sử dụng các
trang thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, mối quan hệ giữa chi phí
sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp có sự thay đổi. Theo đó, tỷ trọng chi
phí nhân công trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất đang dần dần sụt giảm, ngược
lại, chi phí sản xuất chung lại có sự gia tăng. Cũng từ đó, việc sử dụng số giờ lao
động trực tiếp, có chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng chi phí sản xuất, để làm tiêu
thức phân bổ chi phí sản xuất chung trong hệ thống kế toán chi phí truyền thống
như trước đây dường như không còn chính xác.
 Tăng tỷ trọng của chi phí sản xuất chung không có mối quan hệ tỷ lệ với
mức độ hoạt động trong tổng chi phí sản xuất chung:
Kế toán chi phí truyền thống xác định tổng biến phí sản xuất chung cho
từng loại sản phẩm trên cơ sở tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên,
ngày nay, biến phí sản xuất chung xuất hiện khá đa dạng, không còn đồng nhất
quan hệ tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất. Tình trạng của định phí sản xuất
chung cũng tương tự như biến phí sản xuất chung. Trước đây, kế toán chi phí
truyền thống tính toán tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung đến từng loại sản phẩm
trên cơ sở mức độ hoạt động như tổng số giờ lao động trực tiếp, tổng số lượng sản
phẩm sản xuất… Khi các doanh nghiệp áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản
xuất thì sự thay đổi của định phí sản xuất chung không còn phụ thuộc vào sự thay
đổi của mức độ hoạt động thông thường như tổng số giờ lao động trực tiếp, tổng số
lượng sản phẩm sản xuất như trước đây. Trong quá khứ, vấn đề này không ảnh
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 2

hưởng đến việc tính toán giá thành sản phẩm vì chúng xuất hiện không trọng yếu,
nhưng trong môi trường kinh doanh hiện đại nhà quản trị lại cần phải quan tâm đến
vấn đề này khi mà tỷ trọng của chi phí sản xuất chung không có mối quan hệ với
mức độ hoạt động thông thường ngày càng gia tăng.
 Tăng tỷ trọng chi phí ngoài sản xuất trong tổng chi phí:
Giá bán sản phẩm phải đảm bảo trang trải chi phí sản xuất, chi phí ngoài
sản xuất và giúp doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Trong quá
khứ, tỷ trọng chi phí ngoài sản xuất trong tổng chi phí không cao. Tuy nhiên, ngày
nay, để tồn tại trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp phải đầu tư
khá lớn cho chi phí tiếp thị, chi phí quảng cáo và rất nhiều dịch vụ đi kèm với sản
phẩm. Vì vậy, nhà quản trị cần phải phân bổ chính xác những khoản chi phí chung
này đến từng loại sản phẩm, từ đó doanh nghiệp mới có thể xây dựng giá bán hợp
lý nhất cho từng loại sản phẩm. Nếu có sự sai lệch trong phân bổ chi phí, sẽ ảnh
hưởng đến giá bán của doanh nghiệp, có thể cao hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh
làm giảm khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp, trường hợp giá bán thấp hơn giá bán
của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ bị tổn thất kinh tế, trong khi doanh nghiệp
cứ nhầm tưởng đang hoạt động hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh.
 Tăng sự đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh:
Sự đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh càng tăng là nguyên nhân dẫn đến
mức độ phức tạp trong sản xuất cũng tăng, do đó nhiều chi phí phục vụ cho quá
trình sản xuất cũng tăng theo như chi phí lập lịch trình sản xuất, chi phí quản lý
nguyên liệu tồn kho, chi phí bảo trì và khởi động thiết bị sản xuất… Những chi phí
này lại không có mối quan hệ nhân quả với khối lượng sản phẩm sản xuất. Vì vậy,
sử dụng phương pháp phân bổ chi phí chung theo hệ thống kế toán chi phí truyền
thống sẽ cho kết quả tính toán giá thành sản phẩm không chính xác.
Một doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm sẽ sản xuất nhiều loại
sản phẩm có mức độ mức độ phức tạp trong quy trình sản xuất rất khác nhau. Có
những sản phẩm đòi hỏi mức độ phức tạp trong sản xuất cao và cũng có nhiều loại
sản phẩm có mức độ phức tạp trong sản xuất thấp. Phương pháp phân bổ chi phí
chung theo hệ thống kế toán chi phí truyền thống sẽ tạo ra hiện tượng bù trừ chi phí
giữa sản phẩm có độ phức tạp cao và sản phẩm có độ phức tạp thấp.
Hiện tượng bù trừ chi phí xuất hiện như sau:

Độ phức tạp thấp Độ phức tạp cao

Khối lượng sản xuất lớn Phân bổ thừa chi phí Phân bổ hợp lý

Khối lượng sản xuất nhỏ Phân bổ hợp lý Phân bổ thiếu chi phí

Nếu doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn sản phẩm có độ phức tạp sản xuất là
thấp và sản xuất một lượng nhỏ sản phẩm có độ phức tạp sản xuất cao, khi phân bổ
chi phí theo kế toán chi phí truyền thống, một phần chi phí sản xuất của những sản
phẩm có độ phức tạp cao sẽ chuyển sang cho những sản phẩm có độ phức tạp thấp,
dẫn đến chi phí sản xuất của những sản phẩm giản đơn bị đánh giá cao hơn bình
thường (do phân bổ thừa chi phí) và chi phí sản xuất của những sản phẩm phức tạp
bị tính thấp đi (do phân bổ thiếu chi phí).
 Mong muốn giảm chi phí hơn là kiểm soát chi phí:
3 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Hệ thống kế toán chi phí truyền thống chỉ tập trung vào việc kiểm soát chi
phí trên cơ sở chi phí định mức đã xây dựng. Ngày nay, các doanh nghiệp không
chỉ muốn kiểm soát chi phí, họ còn mong muốn làm sao có thể cắt giảm được chi
phí để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống kế toán
chi phí truyền thống không chỉ ra được những hoạt động không mang lại giá trị
kinh tế tăng thêm cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có biện pháp loại bỏ chúng.
Bởi vì những hạn chế của hệ thống kế toán chi phí truyền thống và để đáp ứng với
sự thay đổi của môi trường kinh doanh, vào cuối những năm 1980, Cooper, Kaplan
và Johnson đã xây dựng mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động trên nền tảng
của hệ thống kế toán chi phí truyền thống với mong muốn khắc phục những khiếm
khuyết của hệ thống chi phí truyền thống trên khía cạnh phân bổ chi phí gián tiếp.
Do ABC dựa trên nhiều tiêu thức phân bổ có sự gắn kết trực tiếp giữa hoạt động
sản xuất với chi phí sản xuất để phân bổ các khoản chi phí gián tiếp vào giá thành
sản phẩm, nên các nhà quản lý sẽ được cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm
chính xác hơn, đặc biệt ở những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp hoặc
sản xuất những sản phẩm với sản lượng biến đổi liên tục qua các kỳ.

2. CAÙC KHAÙI NIEÄM CÔ BAÛN TRONG MOÂ HÌNH KEÁ


MỤC
TIÊU 2 TOAÙN CHI PHÍ TREÂN CÔ SÔÛ HOAÏT ÑOÄNG
Trước khi tìm hiểu về mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động, cần phải hiểu
rõ các khái niệm được sử dụng trong mô hình này:
Hoạt động: là những việc làm, hành động hay những công việc cụ thể được thực
hiện. Một hoạt động có thể là một hành động hoặc là tập hợp của nhiều hành động
có mối quan hệ với nhau. Chuyển nguyên vật liệu từ kho đến phân xưởng sản xuất
là một ví dụ về hoạt động chỉ gồm có một hành động. Chuẩn bị sản xuất là một
hoạt động bao gồm một vài hành động. Các hoạt động bao gồm những hành động,
gắn liền với sự vận động mang tính trình tự. Để tổ chức thực hiện ABC, Kaplan
cho rằng các doanh nghiệp cần phải tổ chức nhiều trung tâm hoạt động đóng vai trò
như “kế toán các hoạt động”. Công việc của trung tâm hoạt động là kiểm soát chi
phí phát sinh, ghi nhận và xử lý số liệu về chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động.
Nguồn lực: nguồn lực là một yếu tố kinh tế cần thiết để thực hiện các hoạt động
chẳng hạn như thời gian lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.

Lao
động Năng
Nguyên
vật liệu lượng

Hoạt động
Máy Tiền
móc

Chi phí nguồn lực: là biểu hiện bằng tiền của nguồn lực bị tiêu hao trong quá trình
hoạt động.
Chi phí hoạt động: là biểu hiện bằng tiền của hao phí nguồn lực để thực hiện một
hoạt động. Có thể phân loại chi phí hoạt động theo bốn nhóm cấp bậc hoạt động:
 Chi phí hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm: thể hiện chi phí cho những
công việc được thực hiện cho từng đơn vị sản phẩm. Số lượng đơn vị
nguồn lực sử dụng cho những hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm tỷ lệ
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 4

thuận với số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Tiêu thức phân bổ chi
phí ứng với những hoạt động này thường là số giờ lao động trực tiếp, số
giờ máy chạy, hay khối lượng nguyên vật liệu xử lý.
 Chi phí hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm: thể hiện chi phí cho những công
việc được thực hiện theo từng lô sản phẩm, ví dụ chi phí chuẩn bị máy móc
cho đợt sản xuất tới, chi phí xử lý đơn đặt hàng. Có một sự khác biệt quan
trọng giữa những hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm và những hoạt động ở
cấp độ đơn vị sản phẩm. Đó là mức độ sử dụng nguồn lực để thực hiện một
hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm
có trong một lô. Hệ thống kế toán chi phí truyền thống xem chi phí nguồn
lực sử dụng cho những hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm là cố định, bởi vì
chúng là độc lập với số lượng sản phẩm có trong lô. Tuy nhiên, trên thực
tế, nếu càng nhiều hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm được thực hiện , doanh
nghiệp càng phải tốn thêm nhiều nguồn lực để thực hiện.
 Chi phí hoạt động ở cấp độ loại sản phẩm: là các khoản chi phí sẽ được
tính vào các hoạt động gắn liền với việc hỗ trợ, hay duy trì sản xuất một
loại sản phẩm nào đó, như chi phí thiết kế quy trình sản xuất một loại sản
phẩm, chi phí thiết kế mẫu sản phẩm.
 Chi phí hoạt động ở cấp độ toàn doanh nghiệp: là những khoản chi phí
được tập hợp vào các hoạt động phục vụ cho sự tồn tại và hoạt động của
toàn doanh nghiệp. Chi phí này không thể tính trực tiếp cho từng đơn vị
sản phẩm hay từng loại sản phẩm. Hầu hết các hoạt động này là các hoạt
động quản lý, chẳng hạn như quản lý toàn phân xưởng, thực hiện an ninh,
chi phí cho hệ thống chiếu sáng… Nhà quản trị rất khó để xác định chính
xác mối quan hệ nhân quả giữa chi phí cấp độ hoạt động toàn doanh nghiệp
và tiêu thức phân bổ cho những khoản chi phí này.
Sơ đồ các nhóm cấp bậc chi phí hoạt động:

Chi phí hoạt động cấp độ toàn doanh nghiệp

Chi phí hoạt động cấp độ loại sản phẩm

Chi phí hoạt động cấp độ lô sản phẩm

Chi phí hoạt động cấp độ đơn vị sản phẩm

Tổng chi phí sản phẩm

Chi phí trực tiếp: là những chi phí khi phát sinh được tính trực tiếp vào các đối
tượng sử dụng, nó được tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm,
từng sản phẩm...
Chi phí gián tiếp: là những chi phí khi phát sinh không thể tính trực tiếp vào các
đối tượng sử dụng, mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp. Ví
5 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

dụ như chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo một
tiêu thức phân bổ nhất định... Tổ hợp chi phí gián tiếp là một nhóm nhiều loại chi
phí gián tiếp sử dụng cùng một tiêu thức phân bổ chi phí.
Tiêu thức phân bổ chi phí: là nhân tố có liên quan đến hoặc gây ra sự những thay
đổi về chi phí của một hoạt động. Bởi vì tiêu thức phân bổ chi phí liên quan đến
những thay đổi về chi phí, việc đo lường và xác định lượng chi phí phát sinh tính
theo tiêu thức phân bổ chi phí sẽ là cơ sở để phân bổ chi phí các nguồn lực vào
hoạt động và phân bổ chi phí của một hay nhiều hoạt động những đối tượng tập
hợp chi phí. Tiêu thức phân bổ chi phí có thể là tiêu thức phân bổ chi phí các nguồn
lực, cũng có thể là tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động.
Tiêu thức phân bổ chi phí các nguồn lực: là tiêu thức dùng để đo lường mức độ
tiêu tốn các nguồn lực để thực hiện một hoạt động. Tiêu thức này được sử dụng để
phân bổ chi phí một nguồn lực bị tiêu tốn liên quan đến một hay nhiều hoạt động.
Tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động: là tiêu thức đo lường số đơn vị hoạt
động được thực hiện đối với một đối tượng tập hợp chi phí. Tiêu thức này được sử
dụng để phân bổ các chi phí của những hoạt động vào đối tượng tập hợp chi phí.
Ví dụ 1.1: Phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động và phân bổ chi phí hoạt
động cho đối tượng tính giá thành

Lao Nguyên vật liệu


Nguồn lực
động

Tiêu thức phân


bổ nguồn lực Số giờ lao động sử dụng Lượng nguyên vật liệu xuất dùng

Bốc dỡ nguyên Thiết kế sản Kiểm tra chất


Hoạt động vật liệu phẩm lượng sản phẩm

Tiêu thức phân bổ chi


phí các hoạt động Số lần bốc dỡ Số lần thiết kế Số lô hàng

Đối tượng tập


hợp chi phí Sản phẩm Sản phẩm
A B

3. KEÁ TOAÙN CHI PHÍ TREÂN CÔ SÔÛ HOAÏT ÑOÄNG


MỤC
TIÊU 3 Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động là một hệ thống tập hợp chi phí các nguồn lực
vào các hoạt động và phân bổ chi phí từ các hoạt động vào từng đối tượng tính giá
thành theo mức độ sử dụng hoạt động của các đối tượng tính giá thành đó.
Quy trình thực hiện kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động gồm các bước thực hiện
cơ bản sau:
1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí: thông thường, đối tượng tập hợp chi
phí trong mô hình ABC là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh
nghiệp cần tính tổng chi phí và chi phí đơn vị.
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 6

2. Nhận diện các khoản mục chi phí trực tiếp: đây là những khoản mục chi
phí có thể tính trực tiếp cho từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, thay đổi tỷ
lệ thuận với số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
3. Lựa chọn hoạt động và xác định chi phí nguồn lực tiêu hao cho các hoạt
động được lựa chọn: ABC sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí các nguồn lực để
phân bổ chi phí các nguồn lực vào hoạt động. Do các hoạt động tiêu tốn nhiều loại
nguồn lực khác nhau nên công việc phân bổ cần phải dựa vào mối quan hệ nhân –
quả giữa hoạt động và chi phí các nguồn lực.
4. Xác định tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động: lựa chọn tiêu thức phân bổ
chi phí hoạt động phải đảm bảo kết nối giữa chi phí của hoạt động với mức độ sử
dụng hoạt động của từng sản phẩm theo mối quan hệ nhân – quả. Khác với hệ
thống kế toán truyền thống chỉ sử dụng một tiêu thức phân bổ để phân bổ chi phí
chung cho các sản phẩm, dịch vụ, ABC sử dụng khá đa dạng tiêu thức phân bổ chi
phí các hoạt động nhằm đảm bảo phân bổ được chính xác chi phí hoạt động đến
sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
5. Tính toán hệ số phân bổ chi phí hoạt động: căn cứ vào báo cáo tổng hợp
chi phí phát sinh theo từng hoạt động được gửi từ các trung tâm hoạt động, bộ phận
kế toán có thể xác định được hệ số phân bổ chi phí hoạt động. Công thức tính như
sau:

Tổng chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ


Hệ số phân bổ chi phí
=
hoạt động
Tổng số đơn vị hoạt động thực hiện trong kỳ

6. Tính chi phí gián tiếp được phân bổ đến sản phẩm: là tổng chi phí của tất
cả các hoạt động được phân bổ đến sản phẩm.
7. Tính tổng chi phí sản phẩm: bằng cách cộng chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp được phân bổ đến sản phẩm.
Ví dụ 1.2 sau đây sẽ minh họa việc vận dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động:
Công ty A sản xuất sản phẩm X, Y và Z, thông tin liên quan đến chi phí sản xuất
của ba loại sản phẩm này như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng)

X Y Z

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 67,92 63,27 56,79

Chi phí nhân công trực tiếp (30 / giờ)

 Vận hành thiết bị sản xuất 13,08 14,73 17,01

 Lắp ráp 24,00 27,00 31,20

105,0 105,0 105,0

Chi phí sản xuất chung của công ty A như sau:

Chi phí lao động: Chi phí nguyên vật liệu:


7 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

 Vận hành thiết bị sản xuất  Vận hành thiết bị sản xuất 100.000
 Giám sát 100.000  Khởi động máy 50.000
 Khởi động máy 400.000  Kiểm tra máy 50.000
 Kiểm tra máy 400.000  Lắp ráp 100.000
 Lắp ráp  Kiểm tra dây chuyền lắp ráp 100.000
 Giám sát 200.000  Xử lý đơn đặt hàng mua hàng 50.000
 Kiểm tra dây chuyền 400.000  Xử lý đơn đặt hàng bán hàng 50.000
 Xử lý đơn đặt hàng  Quản lý phân xưởng 100.000
 Mua hàng 300.000 600.000
 Bán hàng 300.000 Chi phí khấu hao:
 Quản lý phân xưởng 100.000  Vận hành thiết bị sản xuất 600.000

2.200.000  Lắp ráp 300.000


 Xử lý đơn đặt hàng mua hàng 100.000
 Xử lý đơn đặt hàng bán hàng 100.000
 Nhà máy, nhà kho 400.000
1.500.000

Chi phí năng lượng: Chi phí bằng tiền khác:

 Vận hành thiết bị sản xuất 400.000  Bảo vệ 100.000


 Lắp ráp 100.000  Vệ sinh 100.000
500.000 200.000

Các thông tin khác liên quan đến sản phẩm X, Y và Z như sau:

X Y Z Tổng cộng

Số giờ máy sử dụng sản xuất 1 sản 10 9 8


phẩm

Số giờ lao động trực tiếp:


 Vận hành thiết bị sản xuất 0,436 0,491 0,567
 Lắp ráp 0,8 0,9 1,04

Số lượng sản phẩm sản xuất 50.000 30.000 16.250

Tổng số giờ máy sử dụng 500.000 270.000 130.000 900.000

Tổng số giờ lao động trực tiếp:


 Vận hành thiết bị sản xuất 21.800 14.730 9.214 45.744
 Lắp ráp 40.000 27.000 16.900 83.900
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 8

129.644

Số lượng sản phẩm mỗi lô sản xuất 2.000 600 325

Số lần vận hành máy 25 50 50 125

Số lần kiểm tra 25 50 50 125

Số lượng đơn đặt hàng mua hàng 25 100 200 325

Số lượng đơn đặt hàng nhận từ 10 100 200 310


khách hàng

Đặc điểm của sản phẩm X, Y, và Z:

Sản phẩm X Sản phẩm Y Sản phẩm Z

Khối lượng sản xuất lớn Khối lượng sản xuất trung bình Khối lượng sản xuất nhỏ

Lô sản xuất lớn Lô sản xuất trung bình Lô sản xuất nhỏ

Ít chi tiết sử dụng nên số Số lượng đơn đặt hàng mua Nhiều chi tiết sử dụng
lượng đơn đặt hàng mua hàng ở mức độ trung bình nên số lượng đơn đặt
hàng ít hàng mua hàng khá nhiều

Nhận ít đơn đặt hàng từ Số lượng đơn đặt hàng từ khách Nhận nhiều đơn đặt hàng
khách hàng hàng ở mức độ trung bình từ khách hàng

Hướng dẫn:
Bước 1: Xác định đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm X, Y và Z.
Bước 2: Nhận diện các khoản mục chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp gồm có: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân
công trực tiếp.
Bước 3: Lựa chọn hoạt động và xác định chi phí nguồn lực tiêu hao cho từng hoạt
động:
Các hoạt động được lựa chọn gồm có:
1. Vận hành máy
2. Khởi động máy
3. Kiểm tra máy
4. Lắp ráp
5. Kiểm tra dây chuyền lắp ráp
6. Xử lý đơn đặt hàng mua hàng
7. Xử lý đơn đặt hàng từ khách hàng
8. Quản lý phân xưởng
Bước 4: Xác định tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động
9 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Bảng sau đây tóm tắt bước 3 và bước 4 của quy trình kế toán chi phí trên cơ sở
hoạt động. (đơn vị tính: 1.000 đồng)

Phân bổ chi
Cấp bậc
Chi phí Tiêu thức phân phí hoạt Tổng chi
chi phí
Hoạt động nguồn lực bổ chi phí động quản phí nguồn
hoạt
(Bước 3) (Bước 4) lý phân lực
động
xưởng

1. Vận hành máy:


 Giám sát 100.000
 Năng lượng Cấp độ 400.000
đơn vị
 Nguyên vật liệu 100.000
sản phẩm
 Khấu hao 600.000

Số giờ máy sử
1.200.000 228.572 1.428.572
dụng

2. Khởi động máy:


 Lao động Cấp độ lô
400.000
sản phẩm
 Nguyên vật liệu 50.000

Số lần vận
450.000 85.714 535.714
hành máy

3. Kiểm tra máy:


 Lao động Cấp độ lô
400.000
sản phẩm
 Nguyên vật liệu 50.000

450.000 Số lần kiểm tra 85.714 535.714

4. Lắp ráp:
 Giám sát 200.000
Cấp độ
 Năng lượng đơn vị 100.000
 Nguyên vật liệu sản phẩm
100.000
 Khấu hao 300.000

Số giờ lao động


700.000 133.333 833.333
cho việc lắp ráp

5. Kiểm tra dây chuyền:


 Lao động Cấp độ lô
400.000
sản phẩm
 Nguyên vật liệu 100.000

500.000 Số lần kiểm tra 95.239 595.239


Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 10

Phân bổ chi
Cấp bậc Chi phí Tiêu thức Tổng chi
phí hoạt
Hoạt động chi phí nguồn lực phân bổ chi phí nguồn
động quản lý
hoạt động (Bước 3) phí (Bước 4) lực
phân xưởng

6. Xử lý đơn đặt hàng


mua hàng:
 Lao động Cấp độ lô 300.000
sản phẩm
 Nguyên vật liệu 50.000
 Khấu hao 100.000

Số lượng đơn
450.000 đặt hàng mua 85.714 535.714
hàng

7. Xử lý đơn đặt hàng từ


khách hàng:
Cấp độ
 Lao động 300.000
loại sản
 Nguyên vật liệu phẩm 50.000
 Khấu hao 100.000

Số lượng đơn
450.000 đặt hàng nhận 85.714 535.714
từ khách hàng

8. Quản lý phân xưởng:


 Lao động 100.000
Cấp độ
 Nguyên vật liệu 100.000
toàn
 Khấu hao doanh 400.000
nghiệp
 Bảo vệ 100.000
 Vệ sinh 100.000

800.000 Không rõ ràng -800.000 0

5.000.000

Chi phí hoạt động quản lý phân xưởng không thể xác định rõ ràng mối quan hệ
nhân quả giữa chi phí hoạt động phát sinh và đối tượng tập hợp chi phí. Vì vậy, đối
với những tổ hợp chi phí gián tiếp không có tiêu thức phân bổ chi phí rõ ràng, nhà
quản lý có thể phân bổ những tổ hợp chi phí gián tiếp này theo hai phương pháp
thực hiện như sau:
Phương pháp 1: Phân bổ tổ hợp chi phí gián tiếp không có tiêu thức phân
bổ rõ ràng vào các hoạt động có tiêu thức phân bổ rõ ràng theo tỷ lệ chi phí phát
sinh của các hoạt động đó. Sau đó, chúng ta tính lại tổng chi phí nguồn lực phân bổ
vào các hoạt động trước khi thực hiện bước 5 - xác định hệ số phân bổ chi phí hoạt
động.
11 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Trong ví dụ này, chúng ta phân bổ chi phí hoạt động quản lý phân xưởng vào các
hoạt động vận hành máy, kiểm tra máy, khởi động máy, lắp ráp, kiểm tra dây
chuyền, xử lý đơn đặt hàng mua hàng, bán hàng theo tỷ lệ chi phí phát sinh của các
hoạt động đó. Ví dụ, chi phí hoạt động quản lý phân xưởng sẽ phân bổ vào hoạt
động vận hành máy như sau:
800 .000
×1.200 . 000
5 .000 .000−800 .000 = 228.571
Phương pháp 2: Tính tổng chi phí sản xuất chung của từng sản phẩm
(không bao gồm chi phí gián tiếp của các hoạt động không có tiêu thức phân bổ rõ
ràng). Sau đó, chúng ta phân bổ tổ hợp chi phí gián tiếp không có tiêu thức phân bổ
rõ ràng vào từng sản phẩm theo tỷ lệ chi phí sản xuất chung ban đầu khi chưa tính
vào đấy tổ hợp chi phí gián tiếp không có tiêu thức phân bổ rõ ràng.
Phương pháp thứ hai sẽ được minh họa trong ví dụ 1.3. Trong ví dụ này,
chúng ta chỉ áp dụng phương pháp thứ nhất.
Bước 5: Xác định hệ số phân bổ chi phí hoạt động cho từng hoạt động
1. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động vận hành máy:

Tổng chi phí hoạt động


1.428.572
vận hành máy
= = 1,59 / một giờ máy
Tổng số giờ máy sử dụng 900.000

2. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động khởi động máy:

Tổng chi phí hoạt động


535.714
khởi động máy
/ một lô sản
= = 4.286
phẩm
Tổng số lần vận hành máy 125

3. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động kiểm tra máy:

Tổng chi phí hoạt động


535.714
kiểm tra máy
/ một lô sản
= = 4.286
phẩm
Tổng số lần kiểm tra 125

4. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động lắp ráp:

Tổng chi phí hoạt động lắp ráp 833.333


/ một giờ lao
= = 10,0
Tổng số giờ lao động lắp ráp 83.900 động lắp ráp

5. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động kiểm tra dây chuyền lắp ráp:

Tổng chi phí hoạt động


595.239
kiểm tra dây chuyền
/ một lô sản
= = 4.762
phẩm
Tổng số lần kiểm tra 125
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 12

6. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động xử lý đơn đặt hàng mua hàng:

Tổng chi phí hoạt động xử lý


535.714
mua hàng
/ một đơn đặt
= = 1.648
hàng
Tổng số đơn đặt hàng mua hàng 325

7. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động xử lý đơn đặt hàng bán hàng:

Tổng chi phí hoạt động xử lý bán hàng 535.714


/ một đơn đặt
= = 1.728
Tổng số đơn đặt hàng của khách hàng 310 hàng

Bước 6: Tính chi phí gián tiếp được phân bổ đến sản phẩm: (đvt: 1.000 đồng)

X Y Z
Hoạt động vận hành máy:
 1,59 × 10 15,87
 1,59 × 9 14,285
 1,59 × 8 12,69
Hoạt động khởi động máy:
 4.286 ÷ 2.000 2,1
 4.286 ÷ 600 7,14
 4.286 ÷ 325 13,18
Hoạt động kiểm tra máy:
 4.286 ÷ 2.000 2,1
 4.286 ÷ 600 7,14
 4.286 ÷ 325 13,18
Hoạt động lắp ráp:
 10 × 0,8 8
 10 × 0,9 9
 10 × 1,04 10,4
Hoạt động kiểm tra dây chuyền lắp ráp:
 4.762 ÷ 2.000 2,4
 4.762 ÷ 600 7,937
 4.762 ÷ 325 14,652
Hoạt động xử lý đơn đặt hàng mua hàng:
 1.648 × 25 ÷ 50.000 0,8
 1.648 × 100 ÷ 30.000 5,493
 1.648 × 200 ÷ 16.250 20,283
Hoạt động xử lý đơn đặt hàng bán hàng
13 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

 1.728 × 10 ÷ 50.000 0,34


 1.728 × 100 ÷ 30.000 5,76
 1.728 × 200 ÷ 16.250 21,267
Chi phí sản xuất chung một sản phẩm 31,610 56,755 105,652
Bước 7: Tính tổng chi phí sản xuất của sản phẩm: (đơn vị tính: 1.000 đồng)

Chi phí Chi phí


Chi phí Chi phí Số lượng Tổng chi
Sản nguyên sản xuất
nhân công sản xuất sản phẩm phí sản
phẩm vật liệu đơn vị
trực tiếp chung sản xuất xuất
trực tiếp sản phẩm

X 67,92 37,08 31,610 136,610 50.000 6.830.500

Y 63,27 41,73 56,755 161,755 30.000 4.852.650

Z 56,79 48,21 105,652 210,652 16.250 3.423.050

Tổng 15.106.250
Ví dụ 1.3:
Trong ví dụ 1.3, chúng ta sẽ sử dụng thông tin ban đầu của ví dụ 1.2, tuy nhiên
chúng ta sẽ giải quyết lại bài toán theo phương pháp thứ hai trong việc xử lý chi
phí hoạt động không thể xác định được tiêu thức phân bổ chi phí một cách rõ ràng.
Bước 1: Xác định đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm X, Y và Z.
Bước 2: Nhận diện các khoản mục chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp gồm có: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân
công trực tiếp.
Bước 3: Lựa chọn hoạt động và xác định chi phí nguồn lực tiêu hao cho từng hoạt
động
Bước 4: Xác định tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động

Bước 3: Lựa chọn hoạt động Bước 3: Xác định chi Bước 4: Xác định tiêu
phí nguồn lực tiêu hao thức phân bổ chi phí
cho từng hoạt động

Vận hành máy 1.200.000 Số giờ máy sử dụng


Khởi động máy 450.000 Số lần vận hành máy
Kiểm tra máy 450.000 Số lần kiểm tra
Lắp ráp 700.000 Số giờ lao động lắp ráp
Kiểm tra dây chuyền lắp ráp 500.000 Số lần kiểm tra
Xử lý đơn đặt hàng mua 450.000 Số lượng đơn đặt hàng
hàng mua hàng
Xử lý đơn đặt hàng bán hàng 450.000 Số lượng đơn đặt hàng
bán hàng
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 14

Quản lý phân xưởng 800.000 Không có tiêu thức


phân bổ rõ ràng
Tổng cộng 5.000.000

Bước 5: Xác định hệ số phân bổ chi phí hoạt động cho từng hoạt động
1. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động vận hành máy:

Tổng chi phí hoạt động


1.200.000
vận hành máy
= = 1,33 / một giờ máy
Tổng số giờ máy sử dụng 900.000

2. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động khởi động máy:

Tổng chi phí hoạt động


450.000
khởi động máy
/ một lô sản
= = 3.600
phẩm
Tổng số lần vận hành máy 125

3. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động kiểm tra máy:

Tổng chi phí hoạt động


450.000
kiểm tra máy
/ một lô sản
= = 3.600
phẩm
Tổng số lần kiểm tra 125

4. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động lắp ráp:

Tổng chi phí hoạt động lắp ráp 700.000


/ một giờ lao
= = 8,34
Tổng số giờ lao động lắp ráp 83.900 động lắp ráp

5. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động kiểm tra dây chuyền lắp ráp:

Tổng chi phí hoạt động


500.000
kiểm tra dây chuyền
/ một lô sản
= = 4.000
phẩm
Tổng số lần kiểm tra 125

6. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động xử lý đơn đặt hàng mua hàng:

Tổng chi phí hoạt động xử lý


450.000
mua hàng
/ một đơn đặt
= = 1.385
hàng
Tổng số đơn đặt hàng mua hàng 325

7. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động xử lý đơn đặt hàng bán hàng:

Tổng chi phí hoạt động xử lý bán hàng 450.000


15 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Tổng số đơn đặt hàng của khách hàng 310 / một đơn đặt
= = 1.452
hàng

Bước 6: Tính chi phí gián tiếp được phân bổ đến sản phẩm: (đơn vị tính: 1.000
đồng)

X Y Z
Hoạt động vận hành máy:
 1,33 × 10 13,33
 1,33 × 9 12,0
 1,33 × 8 10,64
Hoạt động khởi động máy:
 3.600 ÷ 2.000 1,8
 3.600 ÷ 600 6,0
 3.600 ÷ 325 11,08
Hoạt động kiểm tra máy:
 3.600 ÷ 2.000 1,8
 3.600 ÷ 600 6,0
 3.600 ÷ 325 11,08
Hoạt động lắp ráp:
 8,34 × 0,8 6,67
 8,34 × 0,9 7,51
 8,34 × 1,04 8,67
Hoạt động kiểm tra dây chuyền lắp ráp:
 4.000 ÷ 2.000 2,0
 4.000 ÷ 600 6,67
 4.000 ÷ 325 12,31
Hoạt động xử lý đơn đặt hàng mua hàng:
 1.385 × 25 ÷ 50.000 0,7
 1.385 × 100 ÷ 30.000 4,62
 1.385 × 200 ÷ 16.250 17,05
Hoạt động xử lý đơn đặt hàng bán hàng
 1.452 × 10 ÷ 50.000 0,29
 1.452 × 100 ÷ 30.000 4,84
 1.452 × 200 ÷ 16.250 17,87
Chi phí sản xuất chung một sản phẩm (không 26,59 47,64 88,70
bao gồm chi phí hoạt động quản lý phân xưởng)
Phân bổ chi phí hoạt động quản lý phân xưởng: (đơn vị tính: 1.000 đồng)

Sản Chi phí sản Số lượng Tổng chi Tỷ lệ phân bổ Chi phí hoạt Tổng chi phí
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 16

phẩm xuất một sản sản phẩm phí sản xuất chi phí hoạt động quản lý sản xuất
phẩm trước sản xuất chung trước động quản lý phân xưởng chung sau
khi phân bổ khi phân bổ phân xưởng phân bổ khi phân bổ
X 26,59 50.000 1.329.500 31,65% 253.200 1.582.700
Y 47,64 30.000 1.429.200 34,03% 272.240 1.701.440
Z 88,70 16.250 1.441.3001 34,32% 274.560 1.715.860
Tổng 4.200.000 100% 800.000 5.000.000

Bước 7: Tính tổng chi phí sản xuất của sản phẩm (đơn vị tính: 1.000 đồng)

Chi phí Chi phí nhân Chi phí sản Chi phí
Số lượng Tổng chi
Sản nguyên vật công trực xuất chung sản xuất
sản phẩm phí sản
phẩm liệu trực tiếp tiếp một sản một sản đơn vị
sản xuất xuất
một sản phẩm phẩm phẩm sản phẩm

X 67,92 37,08 31,654 136,654 50.000 6.832.700

Y 63,27 41,73 56,715 161,715 30.000 4.851.440

Z 56,79 48,21 105,592 210,592 16.250 3.422.110

Tổng 15.106.250
Hai phương pháp xử lý tổ hợp chi phí gián tiếp không có tiêu thức phân bổ rõ ràng
cho kết quả chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm không có sự khác biệt quá lớn. Giá
thành đơn vị sản phẩm của hai phương pháp này có sự khác biệt nhỏ là do kết quả
của làm tròn số học trong tính toán.
Tuy nhiên, cách xử lý tổ hợp chi phí gián tiếp không có tiêu thức phân bổ rõ ràng
theo phương pháp thứ hai sẽ cung cấp thông tin rõ ràng và hiệu quả hơn, giúp nhà
quản lý thực hiện quá trình phân tích và kiểm soát chi phí được thuận lợi hơn.
Bảng số liệu sau đây phân tích các yếu tố chi phí tạo nên chi phí sản xuất sản phẩm
Y được trình bày theo hai phương pháp xử lý tổ hợp chi phí gián tiếp không có tiêu
thức phân bổ rõ ràng:

Chi phí sản xuất đơn vị Chi phí quản lý phân Chi phí quản lý phân
xưởng được phân bổ xưởng không phân bổ vào
sản phẩm Y theo ABC
vào các hoạt động các hoạt động khác, được
khác (Phương pháp 1) xử lý như một hoạt động
độc lập (Phương pháp 2)

Chi phí trực tiếp 105,00 105,00

Chi phí gián tiếp

Chi phí hoạt động cấp độ đơn vị sản


phẩm:

1
Làm tròn số để tổng chi phí sản xuất chung không bao gồm chi phí quản lý phân xưởng bằng
4.200.000
17 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

 Hoạt động vận hành máy 14,285 12,0


 Hoạt động lắp ráp 9 7,51

Chi phí hoạt động cấp độ lô sản phẩm:

 Hoạt động khởi động máy 7,14 6,0


 Hoạt động kiểm tra máy 7,14 6,0
 Hoạt động kiểm tra dây chuyền 7,937 6,67
 Xử lý đơn đặt hàng mua hàng 5,493 4,62

Chi phí hoạt động cấp độ loại sản phẩm:


 Xử lý đơn đặt hàng bán hàng 5,76 4,84
56,755 47,64
Chi phí hoạt động cấp độ toàn doanh
nghiệp:
 Chi phí hoạt động quản lý phân 9,075
xưởng
(272.240 ÷ 30.000)
Chi phí sản xuất chung đơn vị 56,755 56,715
Chi phí sản xuất một sản phẩm 161,755 161,715

 Phương pháp thứ nhất không phản ánh chính xác chi phí nguồn lực tiêu
hao của từng hoạt động vì chi phí nguồn lực tiêu hao trong từng hoạt động bao gồm
cả chi phí được phân bổ từ tổ hợp chi phí gián tiếp không có tiêu thức phân bổ rõ
ràng.
 Phương pháp thứ hai báo cáo tổ hợp chi phí gián tiếp không có tiêu thức
phân bổ rõ ràng (cụ thể trong ví dụ này là chi phí hoạt động quản lý phân xưởng)
như một hoạt động riêng, sẽ giúp nhà quản trị phân loại chi phí theo cấp bậc hoạt
động được chính xác hơn. Cụ thể trong ví dụ này, chi phí hoạt động quản lý phân
xưởng được phân loại ở cấp độ toàn doanh nghiệp. Điều này giúp nhà quản trị có
cái nhìn rõ ràng về mối quan hệ giữa chi phí nguồn lực tiêu hao trong từng hoạt
động với mức độ hoạt động của doanh nghiệp để có thể phân tích và kiểm soát chi
phí được tốt hơn. Theo phương pháp thứ nhất, nếu thay đổi số lượng sản phẩm Y
được sản xuất thì thậm chí những chi phí hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm cũng
sẽ không thay đổi tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất, bởi vì trong chi phí một
đơn vị hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm bao gồm chi phí nguồn lực đến từ tổ
hợp chi phí gián tiếp được phân bổ sẽ không thay đổi tỷ lệ với số lượng sản phẩm
sản xuất. Vì vậy, nhà quản trị sẽ không thấy được đâu là chi phí hoạt động thay đổi
theo số lượng sản phẩm sản xuất. Với phương pháp thứ hai, những chi phí ở cấp độ
đơn vị sản phẩm dường như trở thành biến phí vì chúng thay đổi theo số lượng sản
phẩm sản xuất. Đối với những chi phí hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm, nhà quản trị
nhận thức được họ có thể tăng số lượng sản phẩm sản xuất nhưng không ảnh
hưởng đến tổng chi phí sản xuất bằng cách tăng số lượng sản phẩm sản xuất trong
mỗi lô sản xuất nhưng chi phí sản xuất trong mỗi lô sản phẩm không thay đổi.
Những chi phí hoạt động ở cấp độ toàn doanh nghiệp chỉ thay đổi khi phạm vi hoạt
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 18

động của doanh nghiệp thay đổi hoặc doanh nghiệp đạt được sự hiệu quả trong đơn
giá các nguồn lực đầu vào.
Ví dụ 1.4:
Chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu của ví dụ 1.2 tính toán lại giá thành đơn vị sản phẩm
X, Y và Z theo mô hình kế toán chi phí truyền thống để so sánh với giá thành đơn
vị trong mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động.
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng trung tâm chi phí

Trung tâm vận hành quá trình sản xuất:


 Chi phí lao động (100.000 + 400.000 + 900.000
400.000)
 Chi phí năng lượng 400.000
 Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp 200.000
(100.000 + 50.000 + 50.000)
 Chi phí khấu hao 600.000
2.100.000

Trung tâm vận hành quá trình lắp ráp:


 Chi phí lao động (200.000 + 400.000) 600.000
 Chi phí năng lượng 100.000
 Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp 200.000
(100.000 + 100.000)
 Chi phí khấu hao 300.000
1.200.000

Trung tâm xử lý đơn đặt hàng:


 Chi phí lao động (300.000 + 300.000) 600.000
 Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp 100.000
(50.000 + 50.000)
 Chi phí khấu hao (100.000 + 100.000) 200.000
900.000

Trung tâm quản lý, phục vụ nhà máy


 Chi phí lao động 100.000
 Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp 100.000
 Chi phí khấu hao 400.000
 Chi phí bảo vệ 100.000
 Chi phí vệ sinh 100.000
800.000

5.000.000
19 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Bước 2: Phân bổ lại chi phí các bộ phận phục vụ (trung tâm xử lý đơn đặt hàng và
trung tâm quản lý, phục vụ nhà máy) đến các trung tâm sản xuất và lắp ráp theo
tiêu thức phân bổ là số giờ lao động trực tiếp
Tổng số giờ lao động trực tiếp = 45.744 + 83.900 = 129.644
Chi phí bộ phận phục vụ phân bổ cho trung tâm vận hành quá trình sản xuất:
900 . 000+800 .000
×45. 744≈600 . 000
129. 644
Chi phí bộ phận phục vụ phân bổ cho trung tâm vận hành quá trình lắp ráp:
(900.000 + 800.000) – 600.000 = 1.100.000

Trung tâm vận hành quá trình sản xuất:


 Chi phí phát sinh (từ bước 1) 2.100.000
 Chi phí nhận từ bộ phận phục vụ 600.000
2.700.000
Trung tâm vận hành quá trình lắp ráp
 Chi phí phát sinh (từ bước 1) 1.200.000
 Chi phí nhận từ bộ phận phục vụ 1.100.000
2.300.000
Trung tâm xử lý đơn đặt hàng:
 Chi phí phát sinh (từ bước 1) 900.000
 Phân bổ chi phí bộ phận phục vụ -900.000
0
Trung tâm quản lý, phục vụ nhà máy:
 Chi phí phát sinh (từ bước 1) 800.000
 Phân bổ chi phí bộ phận phục vụ -800.000
0

5.000.000
Bước 4: Tính hệ số phân bổ chi phí trung tâm vận hành quá trình sản xuất và lắp
ráp
Hệ số phân bổ chi phí của trung tâm vận hành quá trình sản xuất (theo tiêu thức
phân bổ là số giờ máy sử dụng)

Tổng chi phí trung tâm


2.700.000
vận hành sản xuất
= =3 / một giờ máy
Tổng số giờ máy sử dụng 900.000

Hệ số phân bổ chi phí của trung tâm vận hành quá trình lắp ráp (theo tiêu thức phân
bổ là số giờ lao động trực tiếp sử dụng)
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 20

Tổng chi phí trung tâm


2.300.000
vận hành lắp ráp
= = 27,41 / một giờ lao động
Tổng số giờ lao động 83.900

Bước 5: Tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm

X Y Z
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi 105,0 105,0 105,0
phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung:


Trung tâm vận hành quá trình sản xuất
 3 × 10 30
 3×9 27
 3×8 24
Trung tâm vận hành quá trình lắp ráp
 27,41 × 0,8 21,928
 27,41 × 0,9 24,669
 27,41 × 1,04 28,506
Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm 156,928 156,669 157,506

So sánh chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm theo mô hình kế toán chi phí truyền
thống và theo mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động: (đơn vị tính: 1.000
đồng)

Kế toán chi phí truyền thống Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Sản phẩm X Y Z X Y Z

Chi phí trực tiếp một


105,0 105,0 105,0 105,0 105,0 105,0
sản phẩm

Chi phí sản xuất


51,928 51,669 52,506 31,654 56,715 105,592
chung một sản phẩm

Chi phí sản xuất đơn


156,928 156,669 157,506 136,654 161,715 210,592
vị sản phẩm

Với hệ thống kế toán chi phí theo truyền thống, giá thành đơn vị của ba sản phẩm
gần như bằng nhau, không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, khi xem xét tình
hình thực tế, nhà quản trị sẽ thấy đây là điều bất hợp lý vì ba loại sản phẩm này có
mức độ phức tạp trong quy trình sản xuất là khác nhau, chắc chắn nguồn lực hao
phí cho ba loại sản phẩm phải có sự khác biệt nhau một cách rõ ràng.
Sản phẩm Z là sản phẩm có độ phức tạp sản xuất cao do sử dụng nhiều chi tiết để
lắp ráp và số lượng sản phẩm sản xuất lại thấp nhất, nên khi phân bổ chi phí sản
xuất chung theo kế toán chi phí truyền thống, một phần chi phí sản xuất chung tiêu
hao cho sản phẩm Z đã chuyển sang sản phẩm X có độ phức tạp thấp, số lượng sản
21 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

xuất lớn, vì vậy chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm Z bị tính thấp hơn so với thực tế
phát sinh.
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động đã phản ánh đúng bản chất chi phí nguồn lực
thực tế sử dụng của từng loại sản phẩm. Sản phẩm Z phải sản xuất phức tạp, lô sản
xuất nhỏ và tiêu tốn nhiều nguồn lực cho hoạt động mua nguyên vật liệu sử dụng,
vì vậy chi phí sản xuất đơn vị đã được phản ánh là cao nhất theo mô hình kế toán
ABC. Ngược lại, sản phẩm X có quy trình sản xuất đơn giản nhất, ít chi tiết sử
dụng nên nguồn lực tiêu tốn cho hoạt động mua nguyên vật liệu cũng ít đi, lô sản
xuất sản phẩm X cũng lớn sẽ tiết kiệm được nguồn lực tiêu hao cho mỗi lần khởi
động và kiểm tra hệ thống sản xuất, vì vậy chi phí sản xuất đơn vị đã được phản
ánh là thấp nhất theo mô hình kế toán ABC.

4. SÖÏ KHAÙC BIEÄT GIÖÕA ABC VAØ HEÄ THOÁNG KEÁ


MỤC
TIÊU 4 TOAÙN CHI PHÍ TRUYEÀN THOÁNG
Sự khác biệt về đặc điểm của mô hình ABC và hệ thống kế toán chi phí truyền
thống được thể hiện ở đối tượng tập hợp chi phí, tiêu thức phân bổ chi phí và quan
điểm về chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí:
Hệ thống kế toán chi phí truyền thống dựa trên giả định là những đối tượng
tập hợp chi phí như sản phẩm, nhóm sản phẩm hay các bộ phận chức năng tiêu tốn
các nguồn lực. Trong khi đó ABC cho rằng những đối tượng tập hợp chi phí là các
hoạt động. Có thể nói rằng ABC là quy trình kế toán quản trị cho phép phân bổ chi
phí của các nguồn lực vào sản phẩm dựa trên các hoạt động. Các hoạt động này
phải là những nguyên nhân phát sinh chi phí ứng với sản phẩm đó. Điểm mấu chốt
của ABC đó là hoạt động, với giả định các hoạt động đều phát sinh chi phí và việc
sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đầu ra đều cần đến những hoạt động.
Cooper đã so sánh giữa hệ thống chi phí truyền thống và ABC theo sơ đồ sau đây:
Kế toán chi phí truyền thống Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Các nguồn lực Các nguồn lực

Giai đoạn 1 Giai đoạn 1

Trung tâm chi phí Trung tâm hoạt động

Giai đoạn 2 Giai đoạn 2


Sản phẩm đầu ra Sản phẩm đầu ra

Trong hệ thống kế toán chi phí truyền thống, chi phí gián tiếp sẽ được tập hợp theo
từng trung tâm chi phí. Sau đó các khoản chi phí trong trung tâm chi phí sẽ được
phân bổ vào sản phẩm dựa trên mối quan hệ tỷ lệ với số lượng đơn vị sản phẩm sản
xuất, hoặc số giờ lao động trực tiếp mặc dù có nhiều hoạt động phục vụ (lập kế
hoạch sản xuất sản xuất, kiểm định chất lượng, bảo vệ phân xưởng,…) lại không
thể hiện mối quan hệ tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất và số giờ lao động trực
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 22

tiếp. Chính vì thế, chi phí đơn vị sản phẩm trong hệ thống kế toán chi phí truyền
thống có thể bị trình bày sai lệch.
Tiêu thức phân bổ chi phí:
Chi phí gián tiếp trong mô hình kế toán ABC được theo dõi theo từng hoạt
động dựa trên quan điểm là các hoạt động tiêu tốn các nguồn lực. Chi phí ứng với
từng hoạt động sẽ được phân bổ vào sản phẩm dựa trên những tiêu thức phân bổ
chi phí. Sự khác biệt giữa hệ thống kế toán chi phí truyền thống và ABC không chỉ
về bản chất của tiêu thức phân bổ mà còn thể hiện ở số lượng tiêu thức phân bổ
được sử dụng. Hệ thống kế toán chi phí truyền thống chỉ sử dụng một số tiêu thức
phân bổ chủ yếu như số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động trực tiếp, số giờ
máy chạy và chi phí lao động trực tiếp. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển của
khoa học kỹ thuật, chi phí sản xuất chung cần phân bổ ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn, việc phân bổ này tỏ ra thiếu chính xác. Ngược lại, ở mô hình ABC, chi phí
được phân bổ dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động và những đối
tượng tập hợp chi phí, mối quan hệ nhân quả này là cơ sở để xây dựng nên những
tiêu thức phân bổ.
Quan điểm về chi phí:
Xét về quan điểm chi phí, hệ thống kế toán chi phí truyền thống mang tính
chức năng, còn ABC mang tính quy trình. Hệ thống kế toán chi phí truyền thống
thường gắn liền với sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp hơn là quy trình công việc
thực tế, qua đó khó có thể nhận biết những hoạt động cần phải được thực hiện. Như
vậy, nó khó có thể giải quyết những vấn đề được đặt ra về nguồn lực, làm thế nào
để quản lý tốt các nguồn lực trong khi điều này đòi hỏi phải có sự tìm hiểu về quy
trình hoạt động trong doanh nghiệp. Vì thế hệ thống kế toán chi phí truyền thống
khó có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin để các nhà quản lý ra quyết định phân
bổ các nguồn lực theo nhu cầu. Ngược lại, ABC lại mang tính quy trình, thể hiện
qua việc thu thập thông tin từ quá trình xử lý, xác định những hoạt động nào cần
phải được thực hiện và làm như thế nào để sử dụng các nguồn lực vào các hoạt
động một cách có hiệu quả. Do đó, nhà quản lý có thể tạo ra sự phù hợp giữa nhu
cầu sử dụng các nguồn lực và năng lực có sẵn của doanh nghiệp, góp phần làm
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khái niệm giá thành sản phẩm trong hệ thống kế toán chi phí truyền thống
chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là “giá thành sản xuất”, theo đó các chi phí gián tiếp
như chi phí quản lý, chi phí bán hàng không được tính vào giá thành sản phẩm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp khi tính “giá thành toàn bộ” có phân bổ các chi phí
quản lý và chi phí bán hàng vào giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, tiêu thức phân bổ
thường dựa trên sản lượng tiêu thụ, tức là cũng không phù hợp như phân tích ở
trên. Vì vậy, khi sử dụng thông tin về giá thành sản phẩm để phân tích thì các nhà
quản lý thường sử dụng giá thành sản xuất chứ không sử dụng giá thành toàn bộ vì
nhà quản lý cho rằng giá thành toàn bộ không phản ánh chính xác thông tin về giá
thành của sản phẩm. Khi vận dụng mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động,
ABC được vận dụng để phân bổ chi phí gián tiếp không chỉ của hoạt động sản xuất
mà cả trong hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp, vì vậy giá thành sản
phẩm trong mô hình ABC được hiểu đúng nghĩa bao gồm cả giá thành sản xuất và
chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp của sản phẩm. Thông tin về giá thành toàn
bộ đáng tin cậy hơn trong mô hình ABC.
23 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

5. ÑIEÀU KIEÄN THÍCH HÔÏP ÑEÅ VAÄN DUÏNG MOÂ HÌNH


KEÁ TOAÙN CHI PHÍ ABC 5 MỤC
TIÊU
Việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán chi phí truyền thống sang mô hình ABC chỉ
thật sự có ý nghĩa khi thông tin có được từ mô hình kế toán chi phí mới mang đến
khả năng sinh lợi cao hơn so với mô hình kế toán chi phí hiện tại. Để đảm bảo
được mục tiêu này, trước khi chuyển đổi sang mô hình ABC, nhà quản trị cần phải
phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá có thật cần thiết áp
dụng mô hình ABC hay không, liệu lợi ích có được từ mô hình ABC có lớn hơn
chi phí đầu tư hay không. Mô hình ABC chỉ thật sự mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
 Chi phí gián tiếp chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Chi phí
gián tiếp bao gồm các khoản mục chi phí trong tổng chi phí sản xuất chung, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không có mối quan hệ tỷ lệ với số lượng
sản phẩm sản xuất, số giờ lao động trực tiếp hoặc chi phí lao động trực tiếp. Thông
thường, những doanh nghiệp có quy trình sản xuất tự động hóa cao hoặc những sản
phẩm cần phải đầu tư nhiều cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị và các dịch vụ bán
hàng sẽ phát sinh chi phí gián tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của
doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm. Doanh nghiệp kinh doanh
nhiều loại sản phẩm sẽ có nhiều quy trình sản xuất kinh doanh phục vụ cho nhiều
loại sản phẩm. Vì vậy, khả năng phân bổ không chính xác chi phí gián tiếp cho
từng loại sản phẩm là rất cao. Do đó, việc sử dụng mô hình ABC là cần thiết để
giúp doanh nghiệp xác định chính xác giá thành toàn bộ của từng loại sản phẩm
phục vụ cho việc định giá và phân tích khả năng sinh lợi của sản phẩm.
 Doanh nghiệp sử dụng nhiều loại nguồn lực cho quá trình hoạt động và
phần lớn nguồn lực sử dụng không có mối quan hệ tỷ lệ với khối lượng sản xuất.
 Phần lớn chi phí hoạt động của doanh nghiệp xuất hiện ở cấp độ lô sản
phẩm và cấp độ loại sản phẩm. Quy trình sản xuất của doanh nghiệp phức tạp, xuất
hiện nhiều hoạt động, nhưng mỗi hoạt động lại phụ thuộc vào khối lượng, quy mô
của lô sản xuất khác nhau, dẫn đến sự đa dạng về lô sản xuất, khiến cho nhà quản
lý không thể nhóm các hoạt động có khối lượng, quy mô của lô sản xuất giống
nhau để sử dụng cùng chung một tiêu thức phân bổ chi phí.
 Nhà quản trị nhận thấy doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường
cạnh tranh cao, nơi mà chi phí là chìa khóa quan trọng để xây dựng chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh có được thông tin về chi phí
chính xác và đầy đủ.
 Doanh nghiệp có những điều kiện ban đầu để có thể tổ chức mô hình kế
toán chi phí trên cơ sở hoạt động như sự hiểu biết của nhà quản lý về mô hình
ABC, trình độ của nhân viên, đã phát triển hệ thống thông tin trong điều kiện tin
học hóa công tác kế toán, tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm.
 Chi phí thiết kế, thực hiện và duy trì mô hình kế toán trên cơ sở hoạt động
phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Có những doanh nghiệp sẽ nhận thấy hệ thống kế toán chi phí truyền thống thỏa
mãn mục tiêu của doanh nghiệp bởi lẽ hoạt động kinh doanh của những doanh
nghiệp này không có những đặc điểm cần thiết để nhà quản trị nhận thấy sự cần
thiết phải chuyển đổi từ hệ thống kế toán chi phí truyền thống sang mô hình kế
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 24

toán chi phí trên cơ sở hoạt động. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Kim Langfield-
Smith (2007), tồn tại một số doanh nghiệp thỏa mãn những điều kiện cần thiết để
chuyển đổi sang mô hình ABC và mô hình ABC sẽ giúp doanh nghiệp có được
thông tin giá thành sản phẩm chính xác hơn, nhưng họ lại không chấp nhận mô
hình ABC vì nhiều lý do, nhưng có những nguyên nhân chính như sau:
- Những doanh nghiệp này không chắc chắn về lợi ích tiềm tàng của mô
hình ABC. Ngược lại, họ lo ngại sự thay đổi khi tổ chức lại hệ thống thông
tin một khi vận dụng một mô hình kế toán mới sẽ mang đến rủi ro cho
doanh nghiệp.
- Nhà quản trị cấp cao không nhận thức được lợi ích đến từ mô hình kế toán
chi phí trên cơ sở hoạt động, vì vậy, thiếu sự ủng hộ của nhà quản trị cấp
cao.
- Nhận thức được vai trò của mô hình ABC nhưng lo ngại về chi phí tổ chức,
thực hiện mô hình ABC.
- Mô hình ABC bị cản trở bởi nhân tố hành vi của nhân viên. Nhân viên
không ủng hộ vì lo sợ mất vị trí tốt hoặc e ngại khối lượng công việc tăng
lên trong quá trình tổ chức lại trách nhiệm giữa các bộ phận khi áp dụng
mô hình mới. Hoặc do cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thiếu sự hợp tác
giữa các bộ phận.

6. ÖU ÑIEÅM VAØ NHÖÔÏC ÑIEÅM CUÛA MOÂ HÌNH KEÁ


TOAÙN CHI PHÍ TREÂN CÔ SÔÛ HOAÏT ÑOÄNG 6 MỤC
TIÊU
Không thể phủ nhận vai trò của hệ thống kế toán chi phí truyền thống trong công
tác quản lý doanh nghiệp vì hệ thống kế toán chi phí truyền thống đã và đang tồn
tại trong thời gian khá dài. Đứng trước một hệ thống kế toán chi phí truyền thống
đã tồn tại trong thời gian dài, các nhà nghiên cứu vẫn giới thiệu về mô hình kế toán
chi phí trên cơ sở hoạt động, chứng tỏ mô hình này có những ưu điểm vượt trội của
nó. Bên cạnh đó, những nhà nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra mô hình ABC vẫn
còn tồn tại một số nhược điểm. Trong nội dung này, chúng ta sẽ phân tích những
ưu điểm và nhược điểm của mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động. Biết
được những ưu điểm và nhược điểm của mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt
động cũng là cơ sở để nhà quản trị đánh giá liệu doanh nghiệp của họ có nên vận
dụng mô hình ABC hay không ?
Ưu điểm:
 Cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm với độ chính xác cao hơn hệ
thống chi phí truyền thống:
Điều này có được là do mô hình ABC tập hợp chi phí sản xuất chung theo
từng hoạt động là nguồn gốc phát sinh chi phí của sản phẩm. Bên cạnh đó, mô hình
ABC cũng xây dựng nhiều cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm,
thay vì phân bổ theo lao động trực tiếp hay một tiêu thức số lượng nào khác. Hơn
nữa, với quá trình sản xuất ngày càng phức tạp và hiện đại hơn, nhiều hoạt động là
nguyên nhân gây ra chi phí bắt nguồn từ những bộ phận chức năng ngoài phân
xưởng sản xuất. Những bộ phận chức năng này đã thực hiện các hoạt động phục vụ
sản xuất như thiết kế mẫu, lập kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng, tiếp thị,… Do
đó, với cách tiếp cận dựa vào hoạt động, mô hình ABC đã quan tâm đến tất cả
những chi phí chung, gồm cả chi phí ở những bộ phận chức năng trên. Do vậy,
cách tính giá thành của mô hình ABC đã thể hiện tính đầy đủ hơn.
25 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

 Mô hình ABC không chỉ cung cấp thông tin về chi phí mà còn cung cấp
thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí để cải thiện giá trị kinh tế
tăng thêm cho doanh nghiệp:
Việc hiểu rõ quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí không chỉ giúp tìm
ra biện pháp thích hợp để cắt giảm chi phí mà còn giúp cho nhà quản lý có thể xây
dựng được một cơ chế đánh giá và khuyến khích nhân viên phù hợp, góp phần
quan trọng nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, qua đó cải thiện hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin do mô hình ABC cung cấp cho phép nhà quản lý có thể thấy rõ
mối liên hệ giữa ba yếu tố: chi phí phát sinh - mức độ hoạt động - mức độ đóng
góp vào sản phẩm. Việc hiểu rõ mối liên hệ này sẽ làm thay đổi tư duy quản lý từ
chỗ tìm cách cắt giảm chi phí sang nâng cao giá trị doanh nghiệp. Theo đó, một sự
tăng chi phí sẽ không phải là không tốt nếu như lợi ích tăng thêm cao hơn chi phí
tăng thêm, và do đó tạo ra giá trị kinh tế tăng thêm cho doanh nghiệp. Theo phương
pháp kế toán truyền thống, mối liên hệ này là không rõ ràng, theo đó các doanh
nghiệp có xu hướng xây dựng cơ chế khuyến khích gắn với việc giảm chi phí, gián
tiếp hạn chế các cơ hội làm tăng giá trị doanh nghiệp do nhân viên chỉ trú trọng tiết
kiệm chi phí thay vì tìm cách tạo ra giá trị gia tăng. Việc áp dụng mô hình ABC sẽ
cho phép doanh nghiệp có thể xây dựng một cơ chế đánh giá và khuyến khích nhân
viên dựa trên mức độ tạo ra giá trị kinh tế tăng thêm thay vì dựa trên chí phí, qua
đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.
 Cung cấp một sự hiểu biết cụ thể hơn về mối quan hệ giữa chi phí – khối
lượng – lợi nhuận (C-V-P):
Xét trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều lô sản phẩm. Nếu kết hợp
phân tích C-V-P trong mô hình ABC thì sản lượng hòa vốn phải tăng lên khi số
lượng sản phẩm trong một lô sản phẩm giảm đi. Trong khi đó, nếu phân tích C-V-P
trên cơ sở thông tin của hế thống kế toán chi phí truyền thống thì sản lượng hoà
vốn không thay đổi.
Lý do của sự chênh lệch này là do phân tích C-V-P trong hệ thống kế toán
chi phí truyền thống chỉ sử dụng biến phí theo sản phẩm để phân tích mà không
tính đến chi phí của một lô sản phẩm phân bổ vào sản phẩm (ví dụ như chi phí
kiểm định cho một lô sản phẩm) vì phân tích C-V-P xem tổng chi phí cho các lô
sản phẩm là định phí đối với đơn vị sản phẩm. Trong khi đó, nếu phân tích C-V-P
kết hợp với mô hình ABC sẽ xem biến phí bao gồm: biến phí theo cấp độ đơn vị
sản phẩm và biến phí từ cấp độ lô sản phẩm phân bổ cho từng sản phẩm. Vì vậy,
đối với mô hình ABC, khi số lượng sản phẩm sản xuất trong một lô giảm đi thì
biến phí biến phí từ cấp độ lô sản phẩm phân bổ cho từng sản phẩm sẽ tăng và biến
phí đơn vị cũng tăng, số dư đảm phí đơn vị giảm, nên sản lượng hòa vốn tăng lên.
Như vậy, có thể nói rằng phân tích C-V-P nếu dựa vào mô hình ABC có thể cung
cấp thông tin về điểm hoà vốn chính xác hơn trong điều kiện thay đổi về số lượng
sản phẩm sản xuất trong một lô. Qua đó ta có thể thấy mô hình ABC cung cấp một
sự hiểu biết đầy đủ hơn về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
 Cung cấp thông tin giúp nhà quản trị ra quyết định doanh nghiệp nên tự
thực hiện hoạt động hay sử dụng dịch vụ thuê ngoài:
Ngày nay, trong một nền kinh tế thị trường phát triển, một xu hướng khá
phổ biến là việc các doanh nghiệp không còn tự mình thực hiện toàn bộ các hoạt
động sản xuất kinh doanh nữa mà chỉ tập trung vào một số khâu có hiệu quả nhất.
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 26

Các công đoạn khác sẽ được thuê ngoài. Để ra quyết định sử dụng dịch vụ thuê
ngoài, các doanh nghiệp cần có các thông tin chi tiết về toàn bộ các hoạt động của
mình, chi phí cho từng hoạt động, vai trò của từng hoạt động trong toàn bộ quá
trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó các nhà quản lý có thể xác định được các
hoạt động nào không thể thuê ngoài vì lý do bảo mật công nghệ hoặc vì đó là các
hoạt động có tính chất sống còn nên doanh nghiệp phải luôn chủ động kiểm soát,
các hoạt động doanh nghiệp có lợi thế so sánh nên tự thực hiện sẽ hiệu quả hơn
thuê ngoài, và các hoạt động thuê ngoài sẽ hiệu quả hơn. Có thể thấy rằng mô hình
ABC cung cấp toàn bộ các thông tin này với mức độ tin cậy cao hơn nhiều so với
phương pháp truyền thống.
 Phục vụ cho công tác quản lý trên toàn doanh nghiệp:
Xét khả năng hỗ trợ cho quản lý và kiểm soát chi phí, mô hình ABC không
làm giảm chi phí mà lại giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nếu sắp xếp
lại hoạt động hiện tại cho hợp lý hơn. Ví dụ như giảm bớt các hoạt động không tạo
ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp hay giảm bớt thời gian chết trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Ở những doanh nghiệp có tổ chức hệ thống quản trị chất
lượng toàn diện (TQM), với khả năng cung cấp thông tin về chi phí ở mọi cấp độ
hoạt động, mô hình ABC có thể hỗ trợ cho hệ thống quản trị chất lượng toàn diện
trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Hơn nữa, với đặc điểm hướng về các hoạt động, mô hình ABC đã tạo nên
sự gắn kết giữa các trung tâm hoạt động với hệ thống kế toán trong doanh nghiệp.
Những trung tâm hoạt động đóng vai trò thu thập và xử lý số liệu về chi phí thực tế
phát sinh, xác định số đơn vị hoạt động thực tế thực hiện trong kỳ cũng như mức
độ sử dụng hoạt động của từng đối tượng chịu chi phí. Chính vì vậy, lợi ích khi áp
dụng mô hình ABC là tạo được mối quan hệ trao đổi giữa bộ phận sản xuất và bộ
phận tài chính.
Mô hình ABC còn có thể hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc đánh giá
hoạt động của các bộ phận; thiết kế sản phẩm và cải tiến quy trình sản xuất; cho
phép nhà quản lý phân tích cụ thể mức sinh lời theo khách hàng, các kênh phân
phối, các chi nhánh, hay những phân khúc thị trường có ảnh hưởng đến lợi nhuận
của doanh nghiệp. Điều này có được là do mô hình ABC có sự gắn kết chặt chẽ
giữa những hoạt động cụ thể và các nguồn lực trong doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Một số khoản mục chi phí gián tiếp rất khó có thể phân bổ:
Việc sử dụng mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động cũng có thể có
những trường hợp không thể giải quyết được trong khi phân bổ chi phí gián tiếp, vì
những nguyên nhân gây ra chi phí không tìm thấy được. Hơn nữa, trên thực tế có
nhiều khoản chi phí gián tiếp không có quan hệ gì đến số lượng hay mức độ phức
tạp và đa dạng của sản phẩm, tức là không có liên hệ gì đến những nguyên nhân
gây ra chi phí. Ví dụ như các khoản chi phí ở cấp độ toàn doanh nghiệp như chi phí
vận hành hệ thống thông tin, chi phí khấu hao phần mềm quản lý sản xuất, chi phí
lương cho quản đốc, chi phí bảo hiểm cho nhà xưởng,… Những khoản chi phí này
nếu phân bổ theo mức độ hoạt động sẽ rất khó khăn.
- Chi phí để thiết kế, thực hiện và duy trì mô hình ABC là rất lớn:
Việc xây dựng, duy trì hoạt động cho mô hình ABC sẽ tiêu tốn khá nhiều
nguồn lực của doanh nghiệp, bởi lẽ mô hình ABC sử dụng hoạt động làm cơ sở
27 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

phân tích, vì vậy mỗi hoạt động cần phải được giám sát và đo lường. Mô hình ABC
cần phải được kiểm tra định kỳ để đánh giá việc lựa chọn hoạt động và tiêu thức
phân bổ theo dõi có hợp lý hay không. Một doanh nghiệp càng có nhiều trung tâm
hoạt động được xác định trong mô hình ABC thì tính chính xác của việc phân bổ
chi phí càng gia tăng. Và như vậy, nhiều trung tâm hoạt động thì cũng đòi hỏi
nhiều nguyên nhân gây ra chi phí, kết quả là làm tăng chi phí cho việc phân tích,
thiết kế, thực hiện và vận hành hệ thống. Hơn nữa, nếu một doanh nghiệp sản xuất
quá nhiều loại sản phẩm, mô hình ABC sẽ trở nên rất phức tạp, đòi hỏi rất nhiều
thời gian, công sức và tiền bạc để phát triển. Đó là một trở ngại về mặt tài chính mà
bất kỳ một doanh nghiệp trước khi quyết định phát triển mô hình ABC đều cần
phải cân nhắc.
- Lệ thuộc nhiều vào quy trình sản xuất kinh doanh:
Do mô hình ABC gắn liền với với các hoạt động trong quy trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nên những thay đổi về quy trình sản xuất kinh doanh
có thể làm cho mô hình ABC sẽ không còn phù hợp. Vì vậy, doanh nghiệp phải
điều chỉnh một phần, thậm chí phải thiết kế lại toàn bộ hệ thống ABC đã phát triển
trước đó. Điều này gây tốn kém rất nhiều chi phí.
- Vận dụng mô hình ABC có thể dẫn đến việc thay đổi về cơ cấu tổ chức:

Để thực hiện mô hình ABC, doanh nghiệp không chỉ phải thay đổi hệ
thống kế toán mà phải thay đổi về cơ cấu tổ chức và chuyển đổi một phần cơ cấu tổ
chức. Hình thức chuyển đổi sẽ đi theo hướng từ chức năng sang quy trình, trong đó
trách nhiệm quản lý dịch chuyển từ các phòng ban sang các trung tâm hoạt động.
Qua đó, áp lực về việc ghi nhận, xử lý số liệu về chi phí phát sinh sẽ chuyển về
trung tâm hoạt động chứ không theo các phòng ban chức năng như hệ thống kế
toán chi phí truyền thống. Điều này có thể gặp sự bất hợp tác và phản ứng mạnh
mẽ của nhân viên trong doanh nghiệp. Có thể nhân viên lo sợ rằng họ sẽ mất vị trí
tốt hay e ngại một khối lượng công việc đồ sộ đang chờ họ ở phía trước.
Mặc dù mô hình ABC vẫn tồn tại khuyết điểm nhưng tính ưu việt của ABC so với
phương pháp kế toán chi phí truyền thống cũng đã khẳng định vai trò của mô hình
ABC trong môi trường kinh doanh mới. ABC không chỉ vượt trội hơn hệ thống kế
toán chi phí truyền thống ở việc cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm chính
xác hơn, mà hơn thế nữa ABC còn cung cấp thông tin hữu ích cho công tác quản lý
doanh nghiệp và ra quyết định quản trị. Do việc áp dụng mô hình ABC trong thực
tế khá phức tạp và tốn kém, kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy mô hình
ABC thường được áp dụng thành công bởi các doanh nghiệp quy mô lớn nhờ khả
năng tài chính dồi dào và những lợi ích tăng thêm do áp dụng mô hình ABC trong
các doanh nghiệp lớn, phức tạp thường lớn hơn so với trong các doanh nghiệp nhỏ,
đơn giản.

7. MOÄT SOÁ VÍ DUÏ MINH HOÏA VEÀ VIEÄC ÖÙNG DUÏNG


MOÂ HÌNH ABC TRONG PHAÂN TÍCH KHAÛ NAÊNG SINH
LÔÏI
Khi trình bày những ưu điểm của mô hình ABC, chúng ta ghi nhận mô hình ABC
sẽ mang lại thông tin phục vụ cho công việc ra quyết định và quản lý doanh nghiệp
cho nhà quản trị. Tuy nhiên, làm thế nào để vận dụng mô hình ABC phục vụ cho
quá trình ra quyết định và quản lý của nhà quản trị, sẽ không được trình bày trong
chương này. Những nội dung này sẽ được trình bày trong chương hai với khái
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 28

niệm “Quản trị trên cơ sở hoạt động – ABM (Acitivities-based management)” và


các chương kế tiếp liên quan đến vấn đề quản lý khách hàng, đánh giá thành quả
quản lý, chiến lược định giá.
Mặc dù chưa đi sâu phân tích các kỹ thuật vận dụng ABC phục vụ cho quá trình ra
quyết định và quản lý, tuy nhiên trong nội dung kế tiếp, thông qua những ví dụ
minh họa cụ thể, chương 1 sẽ phác họa một vài ứng dụng của mô hình ABC trong
phân tích khả năng sinh lời của sản phẩm, của khách hàng.
 Ứng dụng mô hình ABC trong phân tích khả năng sinh lợi của sản phẩm:
Ví dụ 1.5: 7 MỤC
TIÊU
Công ty D sản xuất ba loại sản phẩm X, Y và Z theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Sản phẩm X, Y và Z là những sản phẩm không thể sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất
trước khi có yêu cầu của khách hàng. Mỗi loại sản phẩm được sản xuất theo từng
lô và quy mô của mỗi lô sản xuất tùy thuộc vào đơn đặt hàng mỗi tuần của khách
hàng. Bình quân mỗi tuần công ty sản xuất một lô sản phẩm cho mỗi loại sản
phẩm. Theo nghiên cứu thị trường, sản phẩm Z có thị trường tiềm năng khá lớn do
đó công ty hy vọng sản phẩm này sẽ mang về ít nhất 50% tổng doanh thu của công
ty. Tuy nhiên, kết quả phân tích lợi nhuận một sản phẩm cho thấy việc kinh doanh
sản phẩm Z không thật sự hiệu quả.
Báo cáo lợi nhuận của công ty D trong tháng 7/ 2012 như sau: (đvt: 1.000 đồng)

Doanh thu 1.596.000


Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 345.000
Chi phí nhân công trực tiếp 552.000
Chi phí gián tiếp (gồm có: chi phí sản xuất chung 690.000
và chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp)
1.587.000
Lợi nhuận 9.000
Lợi nhuận một sản phẩm X, Y và Z được tính toán như sau: (đvt: 1.000 đồng)

X Y Z
Số lượng sản phẩm sản xuất và bán trong 30 120 150
tháng 7/2012
Đơn giá bán 7.900 5.700 4.500
Chi phí sản xuất một sản phẩm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.700 1.200 1.000
- Chi phí nhân công trực tiếp 2.400 2.000 1.600
- Chi phí gián tiếp (phân bổ theo số 3.000 2.500 2.000
giờ lao động trực tiếp)
7.100 5.700 4.600
Lợi nhuận một sản phẩm 800 0 -100
Kế toán quản trị công ty D dự định sử dụng thông tin của tháng 7/2012 để lập dự
toán cho ba tháng tiếp theo. Mặc dù công ty có lợi nhuận trong tháng 7/2012,
nhưng giám đốc công ty vẫn không hài lòng về sản phẩm Z, theo tính toán hiện tại
29 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

sản phẩm này đang bị lỗ. Vì vậy, giám đốc yêu cầu nhân viên kế toán quản trị xem
xét giảm chi phí sản xuất hoặc tăng giá bán sản phẩm Z. Sau khi trao đổi với các
chuyên gia kế toán, kế toán quản trị của công ty D dự định áp dụng mô hình kế
toán chi phí trên cơ sở hoạt động để tính toán lại lợi nhuận của từng loại sản phẩm,
làm cơ sở ra quyết định chiến lược kinh doanh mới.
Để vận dụng mô hình ABC, bộ phận kế toán công ty D đã thu thập thông tin chi
tiết về ba loại sản phẩm này như sau:

X Y Z
Nguyên vật liệu A sử dụng (mét/ sản phẩm) 10 9 9
Nguyên vật liệu B sử dụng (mét/ sản phẩm) 4 2 0
Số giờ lao động trực tiếp sử dụng cho mỗi 24 20 16
sản phẩm
Chi phí gián tiếp trong tháng 7/2012 bao gồm: (đơn vị tính: 1.000 đồng)

Chi phí khởi động 112.000


Chi phí đặt hàng nguyên vật liệu A 48.000
Chi phí đặt hàng nguyên vật liệu B 80.000
Chi phí kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu B 64.000
Chi phí vận chuyển sản phẩm cho khách hàng 120.000
Chi phí lương nhân viên quản lý 266.000
Tổng 690.000
Yêu cầu:
1. Sử dụng mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động để phân tích khả
năng sinh lợi của sản phẩm X, Y, Z. Giải thích liệu những thông tin từ mô
hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động có hỗ trợ nhà quản trị ra quyết
định kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn không ?
2. Vì công ty D chỉ sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng nên
nhà quản trị công ty D rất quan tâm đến chiến lược định giá khác nhau cho
từng nhóm đối tượng khách hàng. Đánh giá việc phân loại hoạt động và
theo dõi chi phí hoạt động theo như phân tích của nhân viên kế toán quản
trị có hỗ trợ nhà quản trị công ty D đạt được mục tiêu xây dựng chiến lược
định giá khác nhau hay không ?
Hướng dẫn:
Yêu cầu 1:

X Y Z Tổng
Số lượng sản phẩm sản xuất và bán trong 30 120 150 300
tháng 7/2012
Nguyên vật liệu A sử dụng (mét/ sản phẩm) 10 9 9 2.73
0
Nguyên vật liệu B sử dụng (mét/ sản phẩm) 4 2 0 360
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 30

Số giờ lao động trực tiếp sử dụng cho mỗi 24 20 16 5.52


sản phẩm 0
Xác định tiêu thức phân bổ và hệ số phân bổ chi phí hoạt động cho từng hoạt động:

Hoạt động Chi phí Tiêu thức Hệ số phân bổ


phân bổ chi phí hoạt động
Chi phí khởi động 112.000 3 x 4 tuần = 9.333,33/ một lần
12 lần khởi động
Chi phí đặt hàng nguyên vật liệu A 48.000 2.730 mét 17,58/ mét
Chi phí đặt hàng nguyên vật liệu B 80.000 360 mét 222,22/ mét
Chi phí kiểm tra chất lượng nguyên 64.000 360 mét 177,78/ mét
vật liệu B
Chi phí vận chuyển sản phẩm cho 120.000 300 sản 400/ sản phẩm
khách hàng phẩm
Chi phí lương nhân viên quản lý 266.000 5.520 giờ 48,19/ giờ
Tính chi phí từng hoạt động gián tiếp được phân bổ đến sản phẩm:

Hoạt động X Y Z
Chi phí khởi động 37.333 37.333 37.333
(9.333,33 × 4) (9.333,33 × 4) (9.333,33 × 4)
Chi phí đặt hàng nguyên vật liệu A 5.274 18.986 23.733
(17,58 × 10 × 30) (17,58 × 9 × 120) (17,58 × 9 × 150)
Chi phí đặt hàng và kiểm tra nguyên 26.666 53.333 –
vật liệu B
(222,22 × 4 × 30) (222,22 × 2 × 120)
Chi phí kiểm tra chất lượng nguyên vật 21.334 42.667 –
liệu B
(177,78 × 4 × 30) (177,78 × 2 × 120)
Chi phí vận chuyển sản phẩm cho 12.000 48.000 60.000
khách hàng
(400 × 30) (400 × 120) (400 × 150)
Chi phí lương nhân viên quản lý 34.697 115.656 115.656
(48,19 × 24 × 30) (48,19 × 20 × 120) (48,19 × 16 × 150)
Tổng 137.304 315.974 236.722
Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ÷ 30 ÷ 120 ÷ 150
Chi phí gián tiếp phân bổ một sản 4.576,80 2.633,12 1.578,15
phẩm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.700 1.200 1.000
Chi phí nhân công trực tiếp 2.400 2.000 1.600
Giá thành toàn bộ một sản phẩm 8.676,8 5.833,12 4.178,15
Đơn giá bán 7.900 5.700 4.500
Lãi/ lỗ một sản phẩm -776,8 -133,12 321,85

Sử dụng mô hình ABC để phân bổ chi phí gián tiếp cho từng loại sản phẩm cho
một kết quả về khả năng sinh lợi của sản phẩm hoàn toàn ngược lại với kết quả của
hệ thống kế toán chi phí truyền thống. Theo phương pháp kế toán của hệ thống kế
31 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

toán chi phí truyền thống, sản phẩm X có khả năng sinh lợi cao nhất và Z là sản
phẩm đang kinh doanh bị lỗ, tuy nhiên nếu vận dụng mô hình ABC trong phân tích
thì sản phẩm Z lại là sản phẩm có khả năng sinh lợi cao nhất cho công ty và công
ty đang bị lỗ ở sản phẩm X. Hệ quả của việc sử dụng kết quả có được dưới hệ
thống kế toán chi phí truyền thống, nhà quản trị sẽ có quyết định không hợp lý là
tập trung đầu tư kinh doanh cho sản phẩm X, trong khi đây là sản phẩm kinh doanh
không hiệu quả. Và cũng dựa trên kết quả phân tích của hệ thống kế toán chi phí
truyền thống, nhà quản trị có thể ra quyết định tăng giá bán hoặc ngừng kinh doanh
sản phẩm Z để giảm lỗ cho công ty, đây cũng là một quyết định hoàn toàn sai lầm
của nhà quản trị.
Để ra quyết định kinh doanh trong ngắn hạn, nhà quản trị dựa vào tỷ lệ số dư đảm
phí của từng loại sản phẩm. Tỷ lệ số dư đảm phí của ba loại sản phẩm này như sau:
1 . 700+2. 400
×100 %=51 ,90 %
Sản phẩm X = 7 .900
1 . 200+2. 000
×100 %=56 , 14 %
Sản phẩm Y = 5. 700
1 . 000+1. 600
×100 %=57 , 78 %
Sản phẩm Z = 4 .500
Sản phẩm Z có tỷ lệ số dư đảm phí là cao nhất nên trong ngắn hạn, nhà quản trị sẽ
quyết định tập trung tăng doanh thu cho sản phẩm Z để mang về tổng số dư đảm
phí cho công ty là cao nhất.
Tuy nhiên, để lập kế hoạch kinh doanh trong dài hạn, nhà quản trị không thể dựa
vào tiêu chí tỷ lệ số dư đảm phí để ra quyết định được. Để ra quyết định trong dài
hạn, nhà quản trị cần biết được liệu giá bán sản phẩm đó có thể trang trải được hết
toàn bộ chi phí gắn liền với sản phẩm đó hay không ? Với chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm
phí, nhà quản trị chỉ thấy được giá bán hiện tại của sản phẩm có thể bù đắp được
chi phí trực tiếp, chưa tính đến chi phí gián tiếp. Vì vậy, trong quyết định trong dài
hạn, nhà quản trị cần dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận của một sản phẩm. Nếu sản phẩm
nào có lợi nhuận mỗi sản phẩm bán ra cao chứng tỏ sản phẩm đó đóng góp mức lợi
nhuận cao vào lợi nhuận chung của công ty và công ty nên tập trung tăng doanh thu
cho sản phẩm đó. Và chỉ có mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động mới
mang đến nhà quản trị thông tin về lợi nhuận của từng dòng sản phẩm một cách
chính xác nhất.
Sản phẩm Z có lợi nhuận trên một sản phẩm là cao nhất, vì vậy trong dài hạn công
ty D nên tập trung kinh doanh sản phẩm Z. Bên cạnh đó, nhà quản trị cần kiểm tra
lại hoạt động sản xuất kinh doanh của sản phẩm X và Y vì hai sản phẩm này hiện
đang kinh doanh lỗ. Để khắc phục tình trạng lỗ như hiện nay, nhà quản trị nên
kiểm tra lại chi phí đặt hàng và chi phí kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu B đang
phát sinh khá lớn, từ đó có biện pháp giảm chi phí đối với sản phẩm X và Y hoặc
liệu công ty có nên xem xét điều chỉnh tăng giá bán của hai sản phẩm X, Y hay
không ? Nếu nhà quản trị nhận thấy những lựa chọn này không thể thực hiện được,
nhà quản trị có thể quyết định giảm quy mô kinh doanh của công ty, bằng cách
ngừng kinh doanh sản phẩm X và Y, vẫn đảm bảo tăng lợi nhuận cho công ty.
Yêu cầu 2:
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 32

Trong tình huống của ví dụ 1.5, kế toán quản trị chưa thu thập thông tin về chi phí
phục vụ khách hàng cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Có những khách
hàng sẽ yêu cầu dịch vụ hỗ trợ khách hàng đi kèm trong gói sản phẩm – dịch vụ khi
khách hàng mua sản phẩm của công ty, trong khi đó, một số khách hàng khác
không sẵn sang trả thêm bất kỳ chi phí khác ngoài chi phí mua sản phẩm. Vì vậy,
kế toán quản trị cần phải xác định đơn giá bán khác nhau cho mỗi nhóm khách
hàng khác nhau, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Mô hình ABC có thể giúp nhân
viên kế toán quản trị xác định chi phí phát sinh trong quá trình cung cấp mức độ
dịch vụ đi kèm khác nhau cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau để hỗ
trợ nhà quản trị xây dựng đơn giá bán khác nhau.
Chi phí phục vụ khách hàng được phân loại theo từng hoạt động có thể phát sinh
như sau:

Chi phí hoạt động Tiêu thức phân bổ chi phí


Chi phí xây dựng quan hệ khách hàng Số lần nhân viên gặp khách hàng, hoặc
thời gian nhân viên tư vấn cho khách
hàng…
Chi phí phục vụ khách hàng nằm trong Chi phí ở cấp độ lô sản phẩm, đặc biệt
giai đoạn sản xuất đối với những lô sản phẩm khách hàng
đòi hỏi đóng gói theo những hình thức
khác nhau.
Chi phí dịch vụ sau khi bán hàng Số lượng đơn đặt hàng cần theo dõi
hoặc thời gian nhân viên hỗ trợ khách
hàng sau khi mua hàng…
Chi phí cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty D phải bao gồm:
chi phí trước khi bán hàng, chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ, chi phí sau khi bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại việc phân loại hoạt động
và theo dõi chi phí hoạt động của công ty D chưa phản ánh đầy đủ chi phí các giai
đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, chỉ bao gồm chi phí sản xuất, chi phí tiêu
thụ và chi phí quản lý doanh nghiệp. Có thể chi phí hoạt động trước và sau khi bán
hành đã phát sinh trong tổng chi phí hiện tại của công ty D nhưng chúng nằm ẩn
trong các hoạt động mà nhân viên kế toán quản trị công ty đã phân loại và theo dõi.
Câu hỏi đặt ra là một số chi phí ẩn vào trong các hoạt động đang được theo dõi có
được phân bổ hợp lý hay không khi chúng được phân bổ theo cùng một tiêu thức
phân bổ với những chi phí khác. Vì vậy, có lẽ bộ phận kế toán tại công ty D nên
phân loại hoạt động một cách chi tiết hơn nữa để đạt được, thứ nhất, chi phí được
phân bổ chính xác hơn, thứ hai, xây dựng chiến lược định giá khác nhau cho từng
nhóm đối tượng khách hàng.
 Ứng dụng mô hình ABC trong phân tích khả năng sinh lợi của khách hàng
tại một công ty dịch vụ.
Mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động bộc lộ được những ưu điểm của nó
không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà những ưu điểm này cũng được phát huy khi
vận dụng vào ngành công nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, trong khu vực kinh doanh
8 MỤC
TIÊU
dịch vụ, có những nhân tố khiến cho mô hình ABC khó thực hiện hơn so với khu
vực sản xuất, đó là:
- Các doanh nghiệp dịch vụ có mức độ chi phí hoạt động ở cấp độ toàn
doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất, vì vậy
việc vận dụng mô hình ABC sẽ khó khăn hơn.
33 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

- Rất khó để nhận diện các hoạt động đơn lẻ, bởi vì các hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ không có tính lặp đi lặp lại. Có thể các hoạt động lặp lại nhưng
theo những cách xử lý khác nhau đối với mỗi khách hàng. Ví dụ, hai khách
hàng đến bệnh viện cùng thực hiện dịch vụ xóa những tổn thương trên da,
nhưng một khách hàng với những tổn thương nhỏ nên chỉ sử dụng kỹ thuật
đốt cháy vết thương, trong khi đó, một khách hàng khác có những tổn
thương lớn và sâu hơn nên phải phẫu thuật. Qua đó, cho thấy đối với cùng
một dịch vụ đầu ra nhưng lại có hai hoạt động phát sinh, với chi phí hoạt
động khác biệt nhau rất lớn.
- Hoạt động kinh doanh không có tính lặp lại, vì vậy rất khó để nhận biết
được sản phẩm đầu ra.
Mặc dù có những khó khăn trong quá trình vận dụng mô hình ABC vào các doanh
nghiệp dịch vụ, nhưng có nhiều bằng chứng chứng minh mô hình ABC đã được
vận dụng thành công trong nhiều tổ chức dịch vụ trên thế giới như: công ty viễn
thông Telstra của Úc, trường đại học RMIT, đại học University of Technology
Sydney tại Úc, ngân hàng Cooperative Bank và bệnh viện Braintree Hospital ở
Anh, tập đoàn Union Pacific của Mỹ trong ngành vận chuyển đường sắt, công ty
phân phối sĩ và lẻ sản phẩm rau quả Supervalu của Mỹ…
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một ví dụ ứng dụng mô hình ABC để phân tích khả
năng sinh lợi của khách hàng tại một ngân hàng.
Ví dụ 1.6:
Ngân hàng CBA phân loại khách hàng dựa vào tổng tài sản của khách hàng (như
tiền gửi, ký quỹ, đầu tư) tại ngân hàng và họ đang đánh giá khả năng sinh lợi của
các nhóm khách hàng này như sau:

Nhóm khách hàng W X Y Z

Tổng tài sản của khách 500 – 999 1.000 – 2.999 3.000 – 5.999 6.000 – 9.999
hàng (đvt: 1.000.000 đồng)
Số lượng khách hàng 1.000 1.500 2.000 1.800

(đvt: 1.000.000 đồng) Tổng


Tổng số dư đảm phí 500 900 1.400 2.500 5.300
Chi phí chung phân bổ:

- Chi phí hỗ trợ các 285 760 790 1.165 3.000


dịch vụ khách hàng
- Chi phí điều hành 100 160 240 500 1.000
quản lý ngân hàng
Lãi/ lỗ 115 –20 370 835 1.300

Nếu ngân hàng CBA vận dụng mô hình ABC, chi phí hỗ trợ các dịch vụ khách
hàng sẽ được theo dõi theo từng hoạt động như sau:

Tổng chi phí


Nhóm khách hàng W X Y Z Tổng phát sinh (đvt:
1.000.000 đồng
Hoạt động
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 34

Liên lạc với khách hàng


200.000 150.000 220.000 300.000 870.000 1.000
(đvt: số lần thực hiện)
Chuẩn bị báo cáo cho
khách hàng (đvt: số lượng 120.000 120.000 240.000 480.000 960.000 250
báo cáo)
Gặp gỡ khách hàng (đvt: số
buổi nhân viên tiếp xúc với 60 100 110 200 470 1.750
khách hàng)
Theo như báo cáo phân tích, giám đốc điều hành ngân hàng CBA nhận thấy nhóm
khách hàng W có khả năng sinh lợi thấp và hiện tại ngân hàng đang kinh doanh lỗ
với nhóm khách hàng X. Vì vậy, giám đốc điều hành xem xét liệu có nên ngừng
giao dịch với hai nhóm khách hàng này hay không để tập trung đầu tư phục vụ cho
nhóm khách hàng Y và Z vì đây là hai nhóm khách hàng hiện đang có khả năng
sinh lợi rất cao.
Bộ phận kế hoạch đã đề xuất hai phương án kinh doanh với giám đốc điều hành
ngân hàng CBA như sau:
Phương án 1:
Ngừng giao dịch với nhóm khách hàng W và X để tập trung mọi hoạt động cho
nhóm khách hàng Y và Z (ngân hàng chỉ còn 2 nhóm khách hàng). Nếu phương án
này được thực hiện thì chi phí quản lý điều hành ngân hàng sẽ tăng 10% và số
lượng khách hàng Y được mong đợi là 2.500 khách hàng, số lượng khách hàng Z là
2.250 khách hàng.
Phương án 2:
Ngừng giao dịch với một trong hai nhóm khách hàng W và X để tập trung mọi hoạt
động cho nhóm khách hàng Y và Z (lúc này ngân hàng sẽ phục vụ cho 3 nhóm
khách hàng). Nếu phương án này được thực hiện thì chi phí quản lý điều hành ngân
hàng sẽ tăng 8%. Bộ phận lập kế hoạch dự đoán số lượng khách hàng mới trong
nhóm Y và Z sẽ không tăng như phương án 1, mức tăng sẽ thấp hơn 75% so với
phương án 1.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo phân tích khả năng sinh lợi của khách hàng theo mô hình kế
toán chi phí trên cơ sở hoạt động. 9 MỤC
TIÊU
2. Sử dụng thông tin có được từ mô hình ABC, đánh giá hai phương án kinh
doanh của bộ phận lập kế hoạch để tư vấn giám đốc điều hành ngân hàng
trong việc ra quyết định chiến lược kinh doanh.
Hướng dẫn:
Yêu cầu 1:
Báo cáo phân tích khả năng sinh lợi của khách hàng (đvt: 1.000.000 đồng)

Nhóm khách hàng W X Y Z Tổng

Tổng số dư đảm phí 500,0 900,0 1.400,0 2.500,0 5.300,0

Chi phí hỗ trợ các dịch vụ khách hàng

- Liên lạc với khách hàng -229,9 -172,4 -252,9 -344,8 -1.000,0
35 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

- Chuẩn bị báo cáo cho khách hàng -31,3 -31,3 -62,4 -125,0 -250,0
- Gặp gỡ khách hàng -223,4 -372,3 -409,6 -744,7 -1.750,0
Chi phí hỗ trợ các dịch vụ khách hàng -484,6 -576,0 -724,9 -1.214,5 -3.000,0

Số dư bộ phận 15,4 324,0 675,1 1.285,5 2.300,0

Chi phí điều hành quản lý ngân hàng 1.000,0

Lợi nhuận 1.300,0

Tài liệu làm việc:


Hoạt động liên lạc với khách hàng:
1. 000
=0, 0011494
Hệ số phân bổ chi phí hoạt động liên lạc khách hàng:
870 .000

Chi phí hoạt động liên lạc với khách hàng phân bổ cho:
Nhóm khách hàng W: 0,0011494 × 200.000 = 229,9
Nhóm khách hàng X: 0,0011494 × 150.000 = 172,4
Nhóm khách hàng Y: 0,0011494 × 220.000 = 252,9
Nhóm khách hàng Z: 0,0011494 × 300.000 = 344,8
Hoạt động chuẩn bị báo cáo cho khách hàng:
250
=0 ,0002604
Hệ số phân bổ chi phí hoạt động chuẩn bị báo cáo:
960 . 000

Chi phí hoạt động chuẩn bị báo cáo cho khách hàng phân bổ cho:
Nhóm khách hàng W: 0,0002604 × 120.000 = 31,3
Nhóm khách hàng X: 0,0002604 × 120.000 = 31,3
Nhóm khách hàng Y: 0,0002604 × 240.000 = 62,4
Nhóm khách hàng Z: 0,0002604 × 480.000 = 125,0
Hoạt động gặp gỡ khách hàng:
1. 750
=0 , 0037234
Hệ số phân bổ chi phí hoạt động gặp gỡ khách hàng:
470 . 000

Chi phí hoạt động gặp gỡ khách hàng phân bổ cho:


Nhóm khách hàng W: 0,0037234 × 60.000 = 223,4
Nhóm khách hàng X: 0,0037234 × 100.000 = 372,3
Nhóm khách hàng Y: 0,0037234 × 110.000 = 409,6
Nhóm khách hàng Z: 0,0037234 × 200.000 = 744,7
Yêu cầu 2:
Phương án 1:
Ngừng giao dịch với nhóm khách hàng W và X
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 36

2.500
2.000 = 843,88
Lợi nhuận từ nhóm khách hàng Y: 675,1 ×

2.250
1.800 = 1.606,88
Lợi nhuận từ nhóm khách hàng Z: 1.285,5 ×
(-) Chi phí điều hành, quản lý ngân hàng: 1.000 × 1,1 = -1.100,00

Lợi nhuận của CBA theo phương án 1: 1.350,76

Lợi nhuận hiện tại của ngân hàng CBA: 1.300

Lợi nhuận tăng: 50,76

Phương án 2:
Nếu ngừng giao dịch với nhóm khách hàng W, ngân hàng CBA sẽ mất một khoản
lợi nhuận là 154.000.000 đồng, trong khi đó nếu ngừng giao dịch với nhóm khách
hàng X, ngân hàng sẽ bị giảm lợi nhuận nhiều hơn, lên đến 324.000.000 đồng. Vì
vậy, nếu chọn nhóm khách hàng không thực hiện giao dịch nữa, ngân hàng CBA
nên chọn nhóm khách hàng W.
Số lượng khách hàng Y tăng thêm trong phương án 2:
(2.500 – 2.000) × (100% - 75%) = 125
Số lượng khách hàng Y trong phương án 2: 2.000 + 125 = 2.125
Số lượng khách hàng Z tăng thêm trong phương án 2:
(2.250 – 1.800) × (100% - 75%) = 113
Số lượng khách hàng Y trong phương án 2: 1.800 + 113 = 1.913

2.125
2.000 = 717,29
Lợi nhuận từ nhóm khách hàng Y: 675,1 ×

1.913
1.800 = 1.366,20
Lợi nhuận từ nhóm khách hàng Z: 1.285,5 ×
Lợi nhuận từ nhóm khách hàng X: 324,00

(-) Chi phí điều hành, quản lý ngân hàng: 1.000 × 1,08 = -1.080,00

Lợi nhuận của CBA theo phương án 2: 1.327,49

Lợi nhuận hiện tại của ngân hàng CBA: 1.300

Lợi nhuận tăng: 27,49

Phương án 1 sẽ là lựa chọn tốt hơn vì có mức tăng lợi nhuận cao hơn so với
phương án 2.
Mặc dù, bộ phận kế hoạch đề xuất hai phương án đều có lợi nhuận cao hơn so với
kết quả hoạt động kinh doanh trong hiện tại, tuy nhiên, giám đốc điều hành ngân
hàng CBA cần xem xét những vấn đề sau trước khi ra quyết định lựa chọn phương
án kinh doanh chiến lược:
37 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

- Nếu vì phương án 1 có lợi nhuận tăng cao hơn phương án 2, nên giám đốc
điều hành chọn phương án 1. Giám đốc điều hành nên thận trọng phân tích
lại khi mà mức tăng lợi nhuận của phương án 1 thấp hơn 4%. Để đạt được
lợi nhuận tăng thêm khoảng 4%, ngân hàng CBA phải đóng tài khoản giao
dịch với 2.500 khách hàng, điều này có vẻ như ngân hàng CBA không thể
thực hiện được. Việc ngừng giao dịch với 2.500 khách hàng có thể ảnh
hưởng đến uy tín và danh tiếng của ngân hàng CBA hay không ?
- Nếu lựa chọn phương án 1, giám đốc điều hành cần phải đánh giá mức độ
chắc chắn với những con số ước tính là nhóm khách hàng Y sẽ tăng thêm
500 khách hàng và nhóm khách hàng Z tăng thêm 450 khách hàng.
- Theo báo cáo phân tích hiện tại, ngân hàng CBA có vấn đề với nhóm
khách hàng Y. Tuy nhiên, nếu phân tích lại khả năng sinh lợi của các nhóm
khách hàng theo mô hình ABC thì bốn nhóm khách hàng này đều mang lại
lợi nhuận cho ngân hàng. Vậy, có hợp lý hay không khi ngân hàng CBA từ
chối những khách hàng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng ?
Mục tiêu của chương này là giới thiệu khái quát về mô hình ABC và điểm qua một
vài ứng dụng của mô hình ABC. Vì vậy, hai ví dụ liên quan đến việc vận dụng
ABC vào phân tích khả năng sinh lợi của sản phẩm, của khách hàng cơ bản cho
chúng ta thấy được vài nét về vai trò mô hình ABC trong việc hỗ trợ nhà quản trị ra
quyết định. Chúng ta đã nhắc đến khá nhiều những ưu điểm, ứng dụng của mô hình
ABC trong quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên, những phương pháp vận dụng mô
hình ABC sẽ liên tục được giới thiệu trong những chương kế tiếp theo từng chủ đề
thích hợp.

TOÙM TAÉT CHÖÔNG

ABC là một mô hình kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động. Đó là một hệ thống
tập hợp chi phí các nguồn lực vào các hoạt động và phân bổ chi phí từ các hoạt
động vào những đối tượng tập hợp chi phí theo mức độ sử dụng hoạt động của đối
tượng tập hợp chi phí đó. Trong điều kiện hiện nay, khi chi phí chung ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trên tổng chi phí, ABC càng khẳng định được vai trò của mình
vượt trội hơn so với hệ thống kế toán chi phí truyền thống trong việc cung cấp
thông tin về chi phí sản phẩm với mức độ chính xác cao.
Tính ưu việt của ABC so với hệ thống kế toán chi phí truyền thống không chỉ dừng
lại ở việc cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm chính xác hơn, mà hơn thế nữa
ABC còn cung cấp thông tin hữu ích cho công tác quản lý doanh nghiệp. Cụ thể,
các thông tin do ABC cung cấp giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn chi phí
sản xuất kinh doanh, ra quyết định lựa chọn giữa tự thực hiện hoạt động hay sử
dụng dịch vụ thuê ngoài, xây dựng hệ thống đánh giá thành quả quản lý chi phí, hỗ
trợ xây dựng chính sách giá, thiết kế sản phẩm và cải tiến quy trình sản xuất, cho
phép nhà quản lý phân tích cụ thể mức sinh lời theo khách hàng, các kênh phân
phối, các chi nhánh.
Mặc dù mô hình ABC có những hạn chế nhất định, tuy nhiên mô hình này đang
ngày càng được sử dụng khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, nhất là ở những
quốc gia có các công ty quy mô kinh doanh lớn, các công ty đa quốc gia. Đặc biệt,
mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động không chỉ được vện vận dụng riêng
cho các doanh nghiệp sản xuất mà có nhiều bằng chứng chứng minh nó cũng hiệu
quả trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 38

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1. Cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của mô hình kế toán chi phí
trên cơ sở hoạt động ?
Câu 2. Giải thích hiện tượng bù trừ chi phí giữa các sản phẩm có mức độ phức tạp
trong quy trình sản xuất khác nhau khi doanh nghiệp áp dụng mô hình kế toán
chi phí truyền thống ?
Câu 3. Phân loại chi phí hoạt động theo cấp bậc hoạt động, chi phí hoạt động được
chia thành những nhóm nào ? Lấy ví dụ minh họa về chi phí hoạt động của
từng cấp bậc hoạt động.
Câu 4. Cho biết những đặc điểm khác biệt giữa hệ thống kế toán chi phí truyền
thống và mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động ?
Câu 5. Giải thích tại sao mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động có thể cải
thiện giá trị kinh tế tăng thêm cho doanh nghiệp ?
Câu 6. Cho biết bốn loại quyết định của nhà quản trị mà thông tin có được từ mô
hình ABC sẽ rất hữu ích để giúp nhà quản trị ra những quyết định này ?
Câu 7. Trình bày những ưu điểm của mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động?
Câu 8. Cho biết mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động có những hạn chế gì?
Câu 9. Có ý kiến cho rằng nếu tăng số lượng hoạt động được sử dụng để tập hợp
và theo dõi chi phí thì thông tin về giá thành sản phẩm càng chính xác hơn.
Nhận xét về ý kiến này ?
Câu 10. Tại sao nhà quản trị cần phải phân loại chi phí hoạt động theo cấp bậc hoạt
động của chi phí ?
Câu 11. Trình bày hai phương pháp phân bổ chi phí hoạt động ở cấp độ toàn doanh
nghiệp. Hai phương pháp này có những ưu điểm và khuyết điểm gì ?
Câu 12. Có ý kiến cho rằng mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động chỉ thích
hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất, không cần thiết để vận dụng vào các
doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Ý kiến này có đúng không ?
Câu 13. Cho biết nguyên nhân tại sao một số doanh nghiệp thỏa mãn những điều
kiện cần thiết để chuyển đổi sang mô hình ABC và mô hình ABC sẽ giúp
doanh nghiệp có được thông tin giá thành sản phẩm chính xác hơn, nhưng họ
lại không chấp nhận vận dụng mô hình ABC ?
Câu 14. Tại sao nhà quản trị cần quan tâm đến thái độ, phản ứng của nhân viên
thiết kế và nhân viên sử dụng mô hình ABC khi chuyển đổi từ hệ thống kế toán
chi phí truyền thống sang mô hình ABC ?
Câu 15. Giải thích tại sao mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động lại cung
cấp thông tin hữu ích giúp nhà quản trị xây dựng chiến lược giá phân biệt cho
các đối tượng khách hàng khác nhau ?
Câu 16. Nhà quản trị cần quan tâm đến những vấn đề gì khi xây dựng một tổ hợp
chi phí gián tiếp ?
39 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Câu 17. Trình bày sự khác nhau trong quá trình theo dõi, ghi nhận và xử lý chi phí
ngoài sản xuất dưới hệ thống kế toán chi phí truyền thống và mô hình ABC ?
Câu 18. Phân loại những chi phí sau đây thuộc nhóm cấp bậc chi phí hoạt động
nào: a- Chi phí thiết kế sản phẩm; b- Chi phí tiền thuê và phí bảo hiểm phân
xưởng sản xuất; c- Chi phí vật liệu phục vụ khởi động máy cho mỗi lô sản
phẩm sản xuất; d- Chi phí bao bì cho mỗi sản phẩm.
Câu 19. Phân tích những khó khăn khi vận dụng mô hình kế toán chi phí trên cơ sở
hoạt động vào các tổ chức kinh doanh dịch vụ như ngân hàng, bệnh viện ?
Câu 20. Một nhân viên kế toán quản trị đề nghị với giám đốc điều hành chi
$50.000 để xây dựng mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động. Giám đốc
điều hành đã từ chối và giải thích rằng: “Nếu cho tôi lựa chọn, tôi sẽ sử dụng
$50.000 đầu tư cải thiện các hoạt động mà khách hàng có thể nhìn thấy được
như cải thiện các kệ trưng bày hàng hóa, trang trí lại hệ thống các siêu thị hiện
tại của công ty. Khách hàng không có lợi ích gì từ việc xây dựng một hệ thống
kế toán tốt hơn.” Nhân viên kế toán quản trị sẽ thuyết phục giám đốc điều hành
như thế nào để đầu tư $50.000 vào việc xây dựng mô hình ABC ?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phân bổ thừa chi phí gián tiếp cho một sản phẩm là kết quả của:
a. Phân bổ thiếu chi phí gián tiếp của sản phẩm khác
b. Xác định giá bán cao hơn đối thủ cạnh tranh
c. Phân bổ không hợp lý chi phí nhân công trực tiếp
d. Giá thành sản phẩm không chính xác
Câu 2. Sử dụng một tiêu thức phân bổ cho tất cả chi phí gián tiếp sẽ dẫn đến:
a. Tính thấp giá thành sản phẩm phức tạp, số lượng sản xuất ít
b. Tính thấp giá thành sản phẩm đơn giản, số lượng sản xuất nhiều
c. Tính thấp giá thành sản phẩm phức tạp, số lượng sản xuất nhiều
d. Tất cả sản phẩm sẽ được định giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh
Câu 3. Chi phí nguyên liệu sử dụng cho mỗi lần khởi động máy sản xuất là chi phí
hoạt động thuộc nhóm:
a. Chi phí hoạt động cấp độ đơn vị sản phẩm
b. Chi phí hoạt động cấp độ lô sản phẩm
c. Chi phí hoạt động cấp độ toàn doanh nghiệp
d. Chi phí hoạt động cấp độ loại sản phẩm
Câu 4. Những nội dung sau đây là nhược điểm của mô hình kế toán chi phí trên cơ
sở hoạt động, ngoại trừ:
a. Chi phí hoạt động ở cấp độ toàn doanh nghiệp khó có thể phân bổ chinh xác
b. Chi phí thiết kế, vận hành mô hình ABC khá lớn
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 40

c. Lệ thuộc nhiều vào quy trình sản xuất kinh doanh, nên những thay đổi về
quy trình sản xuất kinh doanh làm cho mô hình ABC không còn phù hợp
d. Phải tổ chức theo dõi chi phí ngoài sản xuất theo từng hoạt động
Câu 5. Sự khác biệt giữa mô hình ABC và hệ thống kế toán chi phí truyền thống
không thể hiện ở đặc điểm:
a. Số lượng tiêu thức phân bổ chi phí được sử dụng
b. Đối tượng tập hợp chi phí
c. Quan điểm phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
d. ABC giả định tất cả chi phí đều là biến phí vì trong dài hạn nhà quản trị có
thể thay đổi lượng nguồn lực sử dụng
Câu 6. Khi xây dựng các hệ thống các hoạt động cần theo dõi chi phí và tiêu thức
phân bổ chi phí hoạt động, nhà quản trị cần phải đảm bảo nguyên tắc:
a. Càng chi tiết nhiều hoạt động sẽ đảm bảo tính chính xác trong tính giá thành
sản phẩm, dịch vụ
b. Chi phí quản lý phải thấp hơn lợi ích mang lại
c. Mối quan hệ giữa hoạt động và đối tượng tính giá thành là mối quan hệ
nguyên nhân – kết quả
d. Cả b và c đều đúng
Câu 7. Một doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm A và B. Tổng chi phí khởi
động máy để sản xuất A và B là 264.000.000 đồng/ năm. Doanh nghiệp sản xuất
mỗi loại sản phẩm 20.000 sản phẩm một năm. Mỗi lần khởi động máy phục vụ sản
xuất 1.000 sản phẩm A hoặc 5.000 sản phẩm B. Nếu doanh nghiệp áp dụng mô
hình ABC, chi phí khởi động máy phân bổ cho mỗi sản phẩm A là:
a. 6.600 đồng
b. 11.000 đồng
c. 13.200 đồng
d. 22.000 đồng
Câu 8. Công ty A dự định thay đổi từ mô hình kế toán chi phí hiện tại, phân bổ chi
phí sản xuất chung theo số giờ lao động trực tiếp, sang mô hình kế toán ABC. Chi
phí liên quan đến hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất là
156.000.000 đồng. Tổng chi phí nhân công trực tiếp là 360.000.000 đồng cho
45.000 giờ lao động sử dụng. Mỗi loại sản phẩm cần số giờ lao động trực tiếp như
nhau để sản xuất.

Sản phẩm X Y Z
Số lượng sản phẩm sản xuất (sản phẩm) 1.000 2.000 3.000
Mỗi lần vận chuyển nguyên vật liệu để 200 400 1.000
phục vụ sản xuất (sản phẩm)
Khi công ty A chuyển đổi sang mô hình ABC, chi phí sản xuất một sản phẩm Z sẽ
thay đổi như thế nào so với chi phí được tính mô hình kế toán chi phí hiện tại ?
a. Tăng 500 đồng
41 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

b. Giảm 500 đồng


c. Giảm 14.000 đồng
d. Giảm 22.000 đồng
Dữ liệu sau đây dùng trả lời cho câu 9, câu 10:
Có tài liệu về chi phí của một công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán như sau:
(đvt: 1.000 đồng)

Hoạt động Tổng chi phí Tiêu thức phân bổ


Làm việc tại công ty khách hàng 400.000 10.000 giờ
Thảo luận với khách hàng bằng điện thoại 280.000 4.000.000 kết nối
Kiểm tra tài khoản khách hàng 150.000 40.000 tài khoản
Liên lạc với khách hàng bằng thư 50.000 4.000 thư
Chi phí các hoạt động này được sử dụng cho các dịch vụ kinh doanh như sau:

Hoạt động Dịch vụ tư vấn Dịch vụ lập báo


thuế cáo kế toán
Làm việc tại công ty khách hàng 2.000 giờ 4.000 giờ
Thảo luận với khách hàng bằng điện thoại 400.000 kết nối 200.000 kết nối
Kiểm tra tài khoản khách hàng 10.000 tài khoản 8.000 tài khoản
Liên lạc với khách hàng bằng thư 1.000 thư 1.600 thư
Câu 9. Tổng chi phí nhân viên làm việc tại công ty khách hàng phân bổ cho dịch
vụ tư vấn thuế:
a. 200.000.000 đồng
b. 400.000.000 đồng
c. 160.000.000 đồng
d. 80.000.000 đồng
Câu 10. Tổng chi phí liên lạc với khách hàng bằng thư được phân bổ cho dịch vụ
tư vấn kế toán:
a. 20.000.000 đồng
b. 12.500.000 đồng
c. 50.000.000 đồng
d. 1.600.000 đồng
Câu 11. Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động giả định rằng tất cả chi phí “______”
trong dài hạn vì trong quá trình quản lý dài hạn, nhà quản trị có thể điều chỉnh mức
độ sử dụng nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động.
a. Cố định
b. Đều có thể xác định chi phí chính xác
c. Chi phí có thể tránh được
d. Khả biến
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 42

Dữ liệu sau đây dùng trả lời cho câu 12, câu 13 và câu 14:
Công ty D sử dụng mô hình kế toán theo ABC, sản xuất 3 loại sản phẩm.

Sản phẩm D R P
Số lượng sản phẩm sản xuất dự toán mỗi năm 100.000 100.000 50.000
Số lượng sản phẩm mỗi lô sản xuất 100 50 50
Số lần khởi động máy mỗi lô sản xuất 3 4 6
Số lần đặt mua nguyên liệu phục vụ mỗi lô sản xuất 2 1 1
Thời gian chạy máy sản xuất một sản phẩm (phút) 2 3 3
Mô hình ABC tập hợp chi phí hoạt động gồm có: chi phí khởi động máy là
1.500.000.000 đồng, chi phí xử lý hoạt động mua nguyên liệu: 700.000.000 đồng,
chi phí chạy máy sản xuất: 800.000.000 đồng.
Câu 12. Tổng số lần khởi động máy trong một năm được ước tính là:
a. 5.000 lần
b. 6.000 lần
c. 230.000 lần
d. Tất cả đều sai
Câu 13. Chi phí khởi động máy được phân bổ cho sản phẩm P là:
a. 782,6 triệu đồng
b. 692,3 triệu đồng
c. 195,7 triệu đồng
d. Tất cả đều sai
Câu 14. Chi phí dự toán cho mỗi sản phẩm R là:
a. 3.600 đồng
b. 11.243 đồng
c. 13.852 đồng
d. Cả a, b và c đều sai
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ không là nguyên
nhân gây trở ngại đến quá trình vận dụng mô hình ABC vào các tổ chức kinh
doanh dịch vụ:
a. Doanh nghiệp dịch vụ có mức độ chi phí hoạt động ở cấp độ toàn doanh
nghiệp cao
b. Các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ không có tính lặp đi lặp lại
c. Hoạt động kinh doanh không có tính lặp lại, vì vậy rất khó để nhận biết
được sản phẩm đầu ra
d. Không tạo ra sản phẩm hữu hình

BÀI TẬP TỰ LUẬN


43 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Bài 1. (Mục tiêu 5, 6 – Mức độ: Cơ bản)


Công ty sản xuất bánh kẹo BBK sản xuất rất nhiều mặt hàng bánh kẹo khác nhau.
Nhóm mặt hàng bánh rất đa dạng theo sở thích khách hàng từ bánh mặn, bánh
ngọt, bánh cookie, bánh chay và có cả bánh kem. Nhóm mặt hàng kẹo đa dạng về
hương vị và độ cứng, độ dẽo của kẹo. Các mặt hàng được sản xuất theo từng lô
trong quy trình sản xuất tự động khép kín, sử dụng công nghệ hiện đại. Quy trình
sản xuất gồm có: pha trộn nguyên vật liệu, nấu và đóng gói. Phần lớn quy trình sản
xuất, máy móc thiết bị sử dụng chung cho tất cả các mặt hàng. Đối với một vài sản
phẩm bánh kẹo đặc biệt mới có một quy trình sản xuất riêng. Hiện tại, mỗi nhóm
mặt hàng có một giám đốc quản lý sản xuất riêng.
Các giám đốc sản xuất phàn nàn với tổng giám đốc điều hành vì họ nghĩ rằng công
ty đã phân bổ các khoản mục chi phí chung không hợp lý đối với các mặt hàng họ
quản lý. Do đó họ không đồng ý với việc đánh giá thành quả quản lý chi phí của
họ. Tổng giám đốc điều hành nghĩ rằng nếu công ty vận dụng mô hình kế toán chi
phí trên cơ sở hoạt động thay cho mô hình kế toán chi phí theo thực tế phát sinh,
những khó khăn hiện tại sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, tổng giám đốc điều hành
vẫn lo lắng liệu công ty BBK có thích hợp để vận dụng mô hình ABC và lợi ích có
được có lớn hơn chi phí phát sinh hay không ?
Yêu cầu:
Trong vai trò là kế toán quản trị công ty BBK, hãy viết một báo cáo gửi đến
tổng giám đốc điều hành để phân tích những lợi ích của mô hình kế toán ABC và
đánh giá liệu BBK có thích hợp để chuyển đổi sang mô hình kế toán này không ?

Bài 2. (Mục tiêu 2, 3, 4, 7 – Mức độ: Cơ bản)


Hệ thống siêu thị F đang tìm cách mở rộng quy mô kinh doanh một siêu thị chi phí
tại Quận 8 – Thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy ban quản lý hệ thống siêu thị F quyết
định phân tích khả năng sinh lợi của ba nhóm mặt hàng chủ lực tại siêu thị chi
nhánh. Thông tin về tình hình kinh doanh trong năm 2013 của ba nhóm mặt hàng
chủ lực như sau:

Nước giải Hàng may Thực phẩm


khát mặc đóng gói
Doanh thu (đvt: 1.000 đ) 317.400 840.240 483.960
Giá vốn hàng bán (đvt: 1.000 đ) 240.000 600.000 360.000
Giá vốn của mặt hàng nước giải khát 4.800 0 0
hoàn trả lại nhà cung cấp (đvt: 1.000 đ)
Số lượng đơn đặt hàng 144 336 144
Số lần giao hàng 120 876 264
Số giờ sản phẩm nằm trên kệ trưng bày 216 2.160 1.080
tại siêu thị
Số lượng sản phẩm tiêu thụ 50.400 441.600 122.400
Thông tin về chi phí của từng hoạt động trong năm 2013 như sau: (đvt: 1.000 đồng)

Hoạt động Tổng chi phí


Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 44

Đặt mua hàng 62.400


Giao nhận hàng tại siêu thị 100.800
Bày hàng trên kệ tại siêu thị 69.120
Dịch vụ khách hàng cho từng sản phẩm bán tại 122.880
siêu thị như tính tiền, bỏ vào túi đựng tại quầy
tính tiền
Tổng cộng 355.200
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của từng mặt hàng nếu ban quản lý
quyết định phân bổ tất cả chi phí (ngoại trừ giá vốn hàng bán) theo tiêu thức phân
bổ tỷ trọng giá vốn hàng bán của từng mặt hàng.
2. Nếu ban quản lý hệ thống siêu thị F quyết định sử dụng mô hình kế toán
chi phí trên cơ sở hoạt động, hãy phân loại tất cả chi phí hoạt động tại siêu thị chi
nhánh theo bốn nhóm cấp bậc chi phí hoạt động.
3. Nếu ban quản lý hệ thống siêu thị F quyết định sử dụng mô hình kế toán
chi phí trên cơ sở hoạt động, xác định lại lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh
thu của từng mặt hàng.
4. So sánh kết quả phân tích khả năng sinh lợi của từng mặt hàng theo hai
phương pháp kế toán chi phí. Trong từng mặt hàng kinh doanh, ban quản lý nên cải
tiến hoạt động để có thể cắt giảm chi phí hoạt động ?

Bài 3. (Mục tiêu 3, 9 – Mức độ: Cơ bản)


Công ty thương mại A chuyên bán dụng cụ thể thao cho bốn nhóm khách hàng.
Nhóm khách hàng chuyên nghiệp chỉ mua các dụng cụ thể thao chuyên nghiệp chất
lượng tốt nhất, họ có thể là vận động viên hoặc đối tượng chơi một môn thể thao
lâu năm. Nhóm khách hàng thông thường, chất lượng của dụng cụ thể thao không
phải là mối quan tâm chính của đối tượng khách hàng này, họ rất cân nhắc về giá
cả khi chọn dụng cụ thể thao. Nhóm khách hàng là các trường học mua trang thiết
bị thể thao để phục vụ cho các hoạt động thể thao của học sinh. Cuối cùng là những
khách hàng không thuộc ba nhóm trên, công ty sẽ phân loại những khách hàng này
vào nhóm thứ tư. Đối tượng của nhóm khách hàng thứ tư khá đa dạng, có thể là các
trung tâm bơi lội thể hình, các đại lý bán lẻ và cả những khách hàng đến thay thế
một vài chi tiết bị hỏng trong dụng cụ thể thao của họ. Tất cả khách hàng đều có
thể hoàn trả sản phẩm trong vòng 3 tháng và sẽ được hoàn trả lại toàn bộ só tiền
theo giá mua của sản phẩm đó.
Các thông tin liên quan đến 4 nhóm khách hàng trong năm 2013 như sau:

Nhóm khách hàng


Khách hàng Khách hàng Trường học Đối tượng
chuyên nghiệp thông thường còn lại
Doanh thu (đvt: đồng) 700.000.000 1.000.000.000 300.000.00 500.000.000
0
Hoàn trả sản phẩm:
- Số lượng 40 60 26 100
45 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

- Giá trị 60.000.000 70.000.000 50.000.000 100.000.000


Số lượng đơn đặt hàng
- Xử lý bình thường 70 50 150 40
- Xử lý gấp 30 10 50 10
Công ty A cũng xác định tỷ lệ phân bổ chi phí cho từng hoạt động như sau:

Hoạt động Tỷ lệ phân bổ chi phí


Xử lý đơn đặt hàng trong thời gian bình thường 200.000 đồng mỗi đơn đặt hàng
Xử lý đơn đặt hàng gấp 1.000.000 đồng mỗi đơn đặt hàng
Xử lý các sản phẩm bị hoàn trả lại 100.000 đồng mỗi sản phẩm
Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.000.000 đồng mỗi nhóm khách hàng
Khách hàng sẽ thanh toán toàn bộ chi phí giao hàng. Giá vốn hàng bán bình quân là
80% trên doanh thu
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo phân tích khả năng sinh lợi của từng nhóm khách hàng ?
2. Trên cơ sở kết quả phân tích khả năng sinh lợi của khách hàng, tư vấn nhà
quản trị xây dựng chiến lược kinh doanh để cải thiện lợi nhuận của công ty.

Bài 4. (Mục tiêu 3, 4, 8 – Mức độ: Trung bình)


Một trung tâm phẫu thuật chỉnh hình chuyên xử lý các ca phẫu thuật chỉnh xương
vai, xương tay, xương chân. Theo quy trình phẫu thuật, trung tâm sẽ cung cấp dịch
vụ chăm sóc y tế cho các bệnh nhân trước khi phẫu thuật và sau khi phẫu thuật.
Bệnh nhân sẽ trả một mức phí phẫu thuật cố định cho mỗi ca phẫu thuật và phụ phí
cho quá trình chăm sóc đặc biệt. Quá trình chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân chỉ
được áp dụng đối với những ca phẫu thuật phức tạp.
Theo mô hình kế toán chi phí của trung tâm, trung tâm hiện đang sử dụng duy nhất
một tiêu thức phân bổ chi phí là doanh thu để phân bổ tất cả các chi phí chung cho
ba nhóm phẫu thuật chính. Ban quản lý trung tâm dự định chuyển sang áp dụng mô
kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động để đảm bảo tính chính xác trong việc phân bổ
chi phí chung. Bộ phận kế toán quản trị đã thu thập thông tin về ba nhóm phẫu
thuật chính của trung tâm, như sau:

Nhóm phẫu thuật Xương vai Xương tay Xương chân


Phí tính cho mỗi bệnh nhân đối với một $8.000 $10.000 $6.000
ca phẫu thuật
Số lượng ca phẫu thuật một năm 600 800 400
Thời gian trung bình mỗi ca phẫu thuật 2 giờ 1.5 giờ 1.2 giờ
Số lượng ca phẫu thuật cho mỗi lần chuẩn 2 1 4
bị phòng phẫu thuật
Số ngày bệnh nhân nằm lại tại trung tâm 3 2 1
sau mỗi ca phẫu thuật
Chi phí phẫu thuật cho mỗi ca phẫu thuật $1.200 $1.800 $1.500
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 46

Tỷ lệ ca phẫu thuật phức tạp 8% 5% 10%


Phụ phí tính cho bệnh nhân cho quá trình $300 $300 $300
chăm sóc đặc biệt
Chi phí thuốc cho mỗi ca phẫu thuật $400 $200 $300
Một số thông tin khác liên quan đến các khoản mục chi phí chung của trung tâm
trong một năm, như sau:

Hoạt động Tiêu thức phân bổ Chi phí phát sinh


Chuẩn bị phòng phẫu thuật Số lần chuẩn bị phòng phẫu $864.000
thuật
Sử dụng các trang thiết bị phẫu thuật, Thời gian phẫu thuật $1.449.000
chiếu sáng trong phòng phẫu thuật
Y tá chăm sóc bệnh nhân Số ngày bệnh nhân nằm lại $5.428.000
tại trung tâm
Vệ sinh, bảo vệ, quản lý chung Doanh thu $1.216.000
Tiếp nhận, quản lý hồ sơ bệnh án Số lượng ca phẫu thuật $923.000
Yêu cầu:
1. Xác định lợi nhuận của một ca phẫu thuật xương vai, xương tay, xương
chân theo mô hình kế toán hiện tại của trung tâm.
2. Xác định lợi nhuận của một ca phẫu thuật xương vai, xương tay, xương
chân theo mô hình kế toán ABC.
3. Thảo luận về những thông tin có được từ mô hình ABC sẽ mang lại lợi ích
gì cho trung tâm trong quá trình quản lý trung tâm.

Bài 5. (Mục tiêu 3, 4 – Mức độ: Trung bình)


Công ty Bean là nhà sản xuất và phân phối cà phê, công ty mua hạt cà phê từ các
quốc gia xuất khẩu hạt cà phê trên thế giới như Brazil, Việt Nam,...sau đó rang,
xay, pha hương vị và đóng gói để cung cấp ra thị trường. Cà phê được đóng gói
trong những gói 500 gram. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ
trọng lớn trong giá thành của cà phê. Tuy nhiên, do công ty tự động hóa quy trình
rang, xay, pha hương vị và đóng gói, chi phí sản xuất chung tăng lên đáng kể. Chi
phí nhân công trực tiếp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Bean
định giá bán cà phê theo phương pháp toàn bộ, theo đó giá cà phê bằng chi phí sản
xuất đơn vị cộng với 30% tỷ lệ số tiền tăng thêm.
Trong năm tới (2013), công ty dự toán chi phí sản xuất chung là 3.000.000 USD.
Hiện nay, chi phí sản xuất chung được phân bổ căn cứ vào chi phí nhân công trực
tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp dự toán cho năm tới là 600.000 USD tương ứng
với 50.000 giờ lao động trực tiếp. Dựa trên dự toán tiêu thụ sản phẩm và dự toán
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty dự kiến sẽ mua vào 6.000.000 USD tiền
hạt cà phê trong năm 2013. Định mức giá cho nguyên vật liệu và nhân công trực
tiếp cho 1 gói cà phê 500 gram ứng với 2 loại sản phẩm của công ty, Mona Loa và
Malaysian, như sau:

Mona Loa Malaysian


47 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4,20 3,20


Chi phí nhân công trực tiếp (0,025 giờ/ gói) 0,30 0,30
Các nhà quản trị của công ty cho rằng hệ thống kế toán chi phí truyền thống có thể
gây ra sai lệch khi tính chi phí sản xuất sản phẩm. Để xác minh điều này, họ đã
phân tích chi phí sản xuất chung dự toán cho năm 2013 theo bảng sau:

Tiêu thức phân bổ Mức độ hoạt động dự Chi phí dự toán


Trung tâm hoạt động
chi phí hoạt động kiến (USD)
Mua hàng Số đơn đặt hàng 1.700 đơn đặt hàng 513.000
Vận chuyển nguyên vật liệu Số lần vận chuyển 1.800 lần vận chuyển 720.000
Kiểm soát chất lượng Số lô hàng 600 lô 144.000
Rang/ xay Số giờ rang/ xay 96.100 giờ rang/ xay 961.000
Pha chế hương vị Số giờ pha chế 33.500 giờ pha chế 402.000
Đóng gói Số giờ đóng gói 26.000 giờ đóng gói 260.000
Tổng chi phí sản xuất chung 3.000.000
Dữ liệu liên quan đến việc sản xuất 2 loại cà phê Mona Loa và Malaysian như sau:

Mona Loa Malaysian

Số lượng tiêu thụ dự kiến (gói) 100.000 2.000


Kích cỡ lô (gói) 10.000 500
Số lần vận chuyển nguyên vật liệu (lần/ lô) 3 3
Quy mô một lần đặt hàng (gói) 20.000 500
Thời gian rang/xay cho 100 gói 500 gram (giờ) 1,0 1,0
Thời gian pha chế cho 100 gói 500 gram (giờ) 0,5 0,5
Thời gian đóng gói cho 100 gói 500 gram (giờ) 0,1 0,1
Yêu cầu:

1. Nếu công ty sử dụng hệ thống kế toán chi phí truyền thống và số giờ lao
động trực tiếp được dùng làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung, xác định
phi phí sản xuất cho 1 gói cà phê 500 gram Mona Loa và Malaysian.
2. Nếu công ty sử dụng mô hình kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC),
xác định phi phí sản xuất cho 1 gói cà phê 500 gram Mona Loa và Malaysian.
3. Trình bày những nhược điểm của việc sử dụng số giờ lao động trực tiếp
làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung trong trường hợp này.

Bài 6. (Mục tiêu 2, 3, 8 – Mức độ: Trung bình)


Công ty tư vấn Z chuyên cấp dịch vụ xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công ty Z thuê 4 chuyên gia tư vấn làm việc
toàn thời gian tại công ty, mỗi người làm việc 1.500 giờ một năm và nhận lương cố
định $60.000 mỗi năm. Ngoài ra, công ty Z còn thuê 6 nhân viên điều hành, quản
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 48

lý văn phòng với tổng chi phí tiền lương là $120.000 một năm. Công ty Z ước tính
các chi phí khác trong năm sắp tới như sau:
Chi phí thuê văn phòng: $50.000; chi phí văn phòng phẩm: $10.000; chi phí quảng
cáo: $5.000; chi phí chỗ trọ khi đến khách hàng: $11.000; chi phí di chuyển đến
gặp khách hàng: $15.000.
Hiện tại, công ty Z thực hiện kế toán chi phí theo mô hình chi phí định mức, trên
trên cơ sở tổng số giờ tư vấn cho khách hàng với chi phí định mức cho một giờ tư
vấn là $75. Tuy nhiên, giám đốc công ty cho rằng mô hình kế toán chi phí như hiện
tại không chính xác, vì vậy giám đốc quyết định xem xét lại hồ sơ khách hàng hiện
tại và phân loại thành ba nhóm khách hàng chính để phân tích. Các thông tin liên
quan đến ba nhóm khách hàng chính như sau:

Nhóm khách hàng D E F


Số giờ tư vấn cho một khách hàng (giờ) 100 700 300
Độ dài bình quân đoạn đường di chuyển từ công ty
50 70 100
Z đến khách hàng (km)
Số lần đến gặp gỡ mỗi khách hàng 3 8 3
Số lượng khách hàng trong mỗi nhóm khách hàng 10 5 5
Giám đốc công ty Z đề nghị nên phân bổ chi phí đến từng nhóm khách hàng trên
cơ sở nguồn lực sử dụng trong từng hoạt động phục vụ khách hàng, như sau:
- Theo chính sách của công ty, nếu đoạn đường di chuyển từ công ty Z đến
khách hàng dài hơn 50 km, chuyên gia tư vấn sẽ đi trước một ngày và thuê
phòng nghỉ lại tại địa phương một đêm trước khi gặp khách hàng vào ngày
hôm sau.
- Chi phí di chuyển đến gặp khách hàng phụ thuộc vào độ dài đoạn đường di
chuyển.
- Tất cả những chi phí hoạt động còn lại đều là chi phí hoạt động ở cấp độ
toàn doanh nghiệp, vì vậy giám đốc công ty Z không thể nhận diện tiêu
thức phân bổ chi phí có mối quan hệ nhân – quả với đối tượng tập hợp chi
phí, cho nên giám đốc công ty quyết định sử dụng tiêu thức phân bổ là số
giờ làm việc của các chuyên gia tư vấn phục vụ cho mỗi nhóm khách hàng.
Yêu cầu:
1. Xác định chi phí hoạt động phân bổ cho mỗi nhóm khách hàng theo mô
hình kế toán ABC.
2. Xác định chênh lệch trong tổng chi phí phân bổ cho mỗi nhóm khách hàng
theo mô hình ABC và theo mô hình kế toán chi phí định mức. Thảo luận công ty Z
có thích hợp để vận dụng mô hình ABC hay không ?
3. Trong lĩnh vực sản xuất, chi phí hoạt động được phân loại theo bốn nhóm
cấp bậc hoạt động. Thảo luận và cho ví dụ minh họa về việc phân loại chi phí hoạt
động theo bốn nhóm cấp bậc hoạt động có thể vận dụng vào các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ hay không, cụ thể sẽ vận dụng như thế nào vào công ty Z ?

Bài 7. (Mục tiêu 3 – Mức độ: Trung bình)


49 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Công ty N sản xuất hai loại sản phẩm A và B. Công ty N vận dụng mô hình ABC
trong quá trình lập dự toán chi phí hoạt động của công ty. Chi tiết về chi phí sản
xuất chung của công ty N gồm có:
Chi phí khởi động máy sẽ tăng theo số lượng lô sản phẩm sản xuất. Chi phí vận
hành và chi phí bảo trì thiết bị sản xuất tăng theo số giờ máy sử dụng. Chi phí thuê
nhà xưởng được tính trên mỗi mét vuông diện tích đi thuê. Hiện tại, công ty N thuê
12.000 m2 diện tích nhà xưởng, tuy nhiên chỉ 70% diện tích thuê được đưa vào sử
dụng. Vì vậy, công ty N ghi nhận tiền thuê phần nhà xưởng chưa sử dụng như một
khoản mục chi phí riêng và không tính vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Dự toán chi phí sản xuất của công ty N năm 20x9: (đơn vị tính: 1.000 đồng)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Sản phẩm A 209.750
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Sản phẩm B 358.290
Chi phí nhân công trực tiếp – Sản phẩm A 107.333
Chi phí nhân công trực tiếp – Sản phẩm B 102.969
Chi phí khởi động máy 143.500
Chi phí vận hành, bảo trì thiết bị sản xuất 109.900
Chi phí tiền thuê 216.000
Tổng 1.247.742
Một số thông tin khác như sau:

Sản phẩm A Sản phẩm B


Số lượng sản phẩm sản xuất 66.000 100.000
Số giờ máy sử dụng để sản xuất 11.000 12.500
Số lượng lô sản xuất 300 400
Diện tích nhà xưởng đã sử dụng (m2) 3.360 5.040
Yêu cầu:
1. Tính chi phí liên quan đến phần diện tích nhà xưởng không sử dụng.
2. Tính chi phí sản xuất một sản phẩm A và một sản phẩm B.
3. Những vấn đề nào nhà quản trị công ty N nên quan tâm nếu công ty có cơ
hội sản xuất kinh doanh thêm một dòng sản phẩm mới.

Bài 8. (Mục tiêu 3, 7 – Mức độ: Thử thách)


Công ty G-star mua các sản phẩm chất lượng cao có thể làm quà tặng và các mặt
hàng gia dụng trong gia đình từ nhiều nơi trên thế giới sau đó bán lại các sản phẩm
này theo hai hình thức: bán hàng từ xa và bán hàng trực tiếp. Khách hàng có thể
mua hàng từ xa bằng các hình thức: thư tín, điện thoại và Internet khi đã xem các
tập quảng cáo mà công ty gửi đến cho khách hàng hoặc xem trên website. Hoặc
khách hàng có thể đến trực tiếp các siêu thị có trưng bày sản phẩm của G-star hoặc
các cửa hàng G-star để chọn lựa và mua sản phẩm của G-star. Công ty bắt đầu kinh
doanh từ những năm 1990, và doanh thu tăng liên tục trong 10 năm. Hiện tại, G-
star có mặt ở 50 siêu thị và 10 cửa hàng.
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 50

Tuy nhiên, trong vài năm nay, việc kinh doanh của G-star bắt đầu gặp khó khăn, vì
thế ban quản trị của G-star nhận thấy cần phải phân tích lại toàn bộ hoạt động của
G-star một cách toàn diện nếu như G-star muốn sống còn và phát triển trong tương
lai. G-star đang sử dụng mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC).
Thông tin về chi phí ước tính cho năm sắp tới như sau:
Hoạt động bán hàng trực tiếp:
Mức hoạt động của một năm
Hoạt động Tiêu thức phân bổ Siêu thị Cửa hàng
chi phí
Goi điện liên lạc với nhân viên 15.000 đồng một 40 cuộc gọi 250 cuộc gọi
cửa hàng và quản lý siêu thị cuộc gọi
Nhân viên điều hành G-star đến 250.000 đồng cho 2 lần kiểm tra 4 lần kiểm
kiểm tra tại siêu thị và cửa hàng một lần đi kiểm tra tra
Xử lý đơn đặt hàng 20.000 đồng một 25 đơn đặt 150 đơn đặt
đơn đặt hàng hàng hàng
Đóng gói sản phẩm để giao khách 100.000 đồng một 28 lần phân 150 lần phân
hàng lần phân phối phối phối
Vận chuyển sản phẩm đến siêu thị 150.000 đồng một 28 lần vận 150 lần vận
và cửa hàng lần vận chuyển chuyển chuyển
Chi phí nhân viên bán hàng, tiên thuê mặt bằng, chi phí điện nước cho mỗi cửa
hàng của G-star là 300.000.000 đồng một năm.
Hoạt động bán hàng từ xa:
Mức phân bổ cho một đơn vị tiêu thức phân bổ
Hoạt động Tiêu thức Thư tín Điện thoại Internet
phân bổ
Xử lý đơn đặt hàng Số lượng đơn 5.000 đồng 6.000 đồng 3.000 đồng
đặt hàng
Trả lời thắc mắc của Số lượng đơn 4.000 đồng 4.000 đồng 1.000 đồng
khách hàng đặt hàng
Đóng gói và phân phối Số lượng kiện 2 kiện hàng 2 kiện hàng 1 kiện hàng
đến khách hàng – hàng trong một đơn trong một đơn trong một đơn
10.000 đồng cho mỗi đặt hàng đặt hàng đặt hàng
kiện hàng
Công ty ước tính tổng số đơn đặt hàng từ xa trong năm tới là 80.000 đơn đặt hàng.
Chi phí đường truyền và bảo trì hệ thống Internet là 80.000.000 đồng một năm.
Các thông tin khác trong dự toán của công ty G-star trong năm tới là:
Siêu thị Cửa hàng Thư tín Điện thoại Internet
Doanh thu tại mỗi địa điểm
siêu thị hoặc tại mỗi cửa 50.000.000 1.000.000.000
hàng (đvt: đồng)
Doanh thu mỗi đơn đặt
150.000 300.000 100.000
hàng (đvt: đồng)
Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn
30% 40% 40% 40% 40%
hàng bán
Tỷ lệ đơn đặt hàng trong 30% 60% 10%
51 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

tổng số đơn đặt hàng từ xa


Chi phí phục vụ chung cho toàn công ty A gồm có: (đơn vị tính: đồng)
Chi phí thuê nhà kho, thuê văn phòng 2.750.000.000
Chi phí khấu hao tài sản phục vụ quản lý 550.000.000
doanh nghiệp
Tiền lương nhân viên quản lý công ty 300.000.000
Chi phí quảng cáo 750.000.000
Tổng cộng 4.350.000.000

Yêu cầu:
1. Lập báo cáo phân tích lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
5 hình thức bán hàng tại công ty G-star. Biết rằng: chi phí phục vụ chung toàn công
ty không phân bổ vào các hoạt động khác, xử lý như một hoạt động độc lập.
2. Trên cơ sở những thông tin có được trong yêu cầu (1), tư vấn cho ban quản
trị công ty A trong vấn đề tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của công ty, công ty
A nên thu hẹp hay tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh như hiện nay.
3. Để đảm bảo độ tin cậy của những ý kiến tư vấn trong yêu cầu (2), thảo luận
liệu ban quản trị công ty A có cần thiết phải thu thập thêm những thông tin nào hay
không ?

Bài 9. (Mục tiêu 3, 4, 6 và đạo đức nghề nghiệp – Mức độ: Thử thách)
Công ty điện tử A là một bộ phận của tập đoàn điện tử E, chuyên sản xuất kinh
doanh hai nhãn hiệu tivi LCD, một là tivi LCD Y04 được đưa vào sản xuất từ năm
2004 với đơn giá bán hiện tại là USD900, hai là nhãn hiệu tivi LCD Y11 có công
nghệ màn hình tiên tiến hơn, được bắt đầu sản xuất từ năm 2011 với đơn giá bán là
USD1.140.
Trên cơ sở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2012, tổng giám đốc
tập đoàn điện tử E quyết định công ty A nên tập trung các nguồn lực tại chỗ để
quảng cáo, tiếp thị mặt hàng tivi LCD Y11 và bắt đầu giảm dần việc sản xuất kinh
doanh đối với tivi LCD Y04.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty A trong năm 2012: (đvt: USD)

Y04 Y11 Tổng


Doanh thu 19.800.000 4.560.000 24.360.000
Giá vốn hàng bán -12.540.000 -3.192.000 -15.732.000
Lợi nhuận gộp 7.260.000 1.368.000 8.628.000
Chi phí bán hàng, quản lý
-5.830.000 -978.000 -6.808.000
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần 1.430.000 390.000 1.820.000
Số lượng sản phẩm sản xuất
22.000 4.000
và tiêu thụ
Lợi nhuận mỗi sản phẩm $65 $97.5
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 52

Chi phí mỗi sản phẩm Y04 và Y11 được tính toán như sau: (đvt: USD)

Y04 Y11
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 208 584
Chi phí nhân công trực tiếp:
- Y04 (1,5 giờ × $12) 18
- Y11 (3,5 giờ × $12) 42
Chi phí sản xuất chung, gồm có:
Chi phí chạy máya
- Y04 (8 giờ × 18) 144
- Y11 (4 giờ × 18) 72
Chi phí chung khác b
200 100
Chi phí sản xuất đơn vị 570 798
a
Chi phí chạy máy bao gồm chi phí tiền thuê, chi phí sửa chữa, bảo trì
b
Chi phí chung khác được phân đến từng sản phẩm trên cơ sở số giờ chạy máy với đơn giá $25 một giờ

Kế toán quản trị công ty A – bà Loan – là người rất ủng hộ việc sử dụng mô hình
ABC vào công ty A. Vì thế, bà Loan đã thu thập thêm thông tin để có thể tính lại
chi phí sản xuất của mỗi sản phẩm trong năm 2012 theo mô hình ABC.
Thông tin về chi phí các hoạt động và tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động như sau:

Chi phí Mức hoạt động theo tiêu thức phân


Tiêu thức phân bổ chi phí
Hoạt động hoạt động
bổ chi phí
(đvt: USD) Y04 Y11 Tổng
Vận chuyển bộ phận phục vụ Số lần vận
860.000 16.200 3.800 20.000
sản xuất chuyển
Kiểm tra chất lượng Số lần kiểm tra 1.240.000 56.200 21.300 77.500
Xử lý đơn đặt hàng mua Số lượng đơn
950.400 80.100 109.980 190.080
hàng đặt hàng
Chi phí năng lượng Số giờ máy sử
57.600 176.000 16.000 192.000
dụng
Chi phí khởi động máy Số lần khởi
750.000 16.000 14.000 30.000
động máy
Hàn kín các bộ phận Số lượng mối
942.000 1.185.000 385.000 1.570.000
hàn
Tổng chi phí sản xuất chung
4.800.000
(ngoại trừ chi phí chạy máy)
Sau khi hoàn chỉnh những tính toán theo mô hình ABC, bà Loan đã trình bày kết
quả phân tích với ông Lee – giám đốc điều hành công ty A. Tuy nhiên, ông Lee
không hài lòng về kết quả phân tích này. Theo quan điểm của ông Lee: “Nếu chúng
ta trình bày những thông tin này đến hội sở chính, họ sẽ yêu cầu chúng ta tạm
ngừng sản xuất kinh doanh mặt hàng Y11, một nhãn hiệu mà công ty chúng ta vừa
mới hoàn thành xong nghiên cứu và đưa vào sản xuất.”
53 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

Theo ông Lee, kết quả phân tích của bà Loan không chính xác vì hai lý do chính:
“Thứ nhất, số lượng hoạt động cần phải theo dõi chi tiết không thể ít như trong báo
cáo của bà Loan. Nếu áp dụng mô hình ABC, chúng ta cần phải phân chia thành
nhiều hoạt động hơn nữa để tập hợp chi phí phát sinh, như vậy thông tin giá thành
sản phẩm sẽ thay đổi khác đi. Thứ hai, bà Loan đã sử dụng số lần khởi động máy
và số lần kiểm tra chất lượng làm tiêu thức phân bổ chi phí, tuy nhiên theo ông Lee
tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý hơn là số giờ khởi động máy và số giờ sử dụng để
kiểm tra chất lượng, mặc dù ông Lee biết rằng nếu sử dụng hai tiêu thức phân bổ
ông Lee đề nghị sẽ rất khó để đo lường.”
Bà Loan lại tin tưởng vào kết quả phân tích của mình là khá chính xác. Để kiểm tra
lại kết quả tính toán của mình, bà Loan đã tính lại khả năng sinh lợi của hai dòng
sản phẩm này với một vài tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau và kết quả cũng xấp
xỉ như ban đầu. Bà Loan tin rằng nếu trình bày những thông tin này, hội sở chính
sẽ không yêu cầu công ty A ngừng kinh doanh mặt hàng Y11 vì họ biết rằng đây là
dòng sản phẩm mới được giới thiệu trên thị trường. Tuy nhiên, bà Loan không biết
phần lớn tiền thưởng cuối năm của ông Lee tỷ lệ với doanh thu của công ty A. Nếu
bất kỳ mặt hàng nào bị ngừng kinh doanh đều sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến tiền
thưởng của ông Lee. Hiện tại, bà Loan cảm thấy bị áp lực từ phía ông Lee vì ông
Lee đang tìm cách cản trở bà Loan không gửi báo cáo phân tích khả năng sinh lợi
của hai dòng sản phẩm đến hội sở chính.
Yêu cầu:
1. Sử dụng mô hình ABC, xác định lợi nhuận trên doanh thu của hai dòng sản
phẩm tivi LCD Y04 và Y11. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau về kết quả phân
tích giữa mô hình ABC và mô hình kế toán chi phí mà công ty A đang áp dụng.
2. Những thông tin có được từ mô hình ABC sẽ mang lại những lợi ích gì
trong quá trình quản lý công ty A ?
3. Phân tích những lý do mà ông Lee đưa ra để chứng minh kết quả phân tích
của bà Loan là không chính xác ?
4. Cho biết hành động của ông Lee có vi phạm những quy định trong chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán quản trị do IMA công bố hay không ?
5. Trong tình huống này, hãy kiến nghị bà Loan nên ứng xử như thế nào trước
lời đề nghị của ông Lee ?

Bài 10. (Mục tiêu 3, 4, 6 – Mức độ: Thử thách)


Công ty RJ sản xuất hai loại xe hơi X và Y. Hiện tại, công ty RJ đang sử dụng mô
hình kế toán chi phí thực tế kết hợp với ước tính. Định phí sản xuất chung dự toán
là $35.000.000 mỗi năm và được phân bổ đến sản phẩm theo tiêu thức số giờ máy
sử dụng. Công ty RJ phải dùng 200 giờ máy để sản xuất một xe hơi loại X và 300
giờ máy sản xuất một xe hơi loại Y.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán cho năm 20x9: (đvt: $1.000)

Xe hơi X Xe hơi Y Tổng


Doanh thu 52.500 105.000 157.500
Giá vốn hàng bán -40.000 -82.250 -122.250
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động 54

Lợi nhuận gộp 12.500 22.750 35.250


Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp:
- Biến phí -6.300 -12.600 -18.900
- Định phí -7.000 -9.000 -16.000
Lợi nhuận thuần -800 1.150 350
Dự toán giá vốn hàng bán trong năm 20x9 như sau:

Xe hơi X Xe hơi Y
Sản phẩm Đvt: $1.000 Sản phẩm Đvt: $1.000
Tồn kho đầu kỳ 200 8.000 250 11.750
Sản xuất trong kỳ 1.100 44.000 1.600 75.200
Tồn kho cuối kỳ 300 12.000 100 4.700
Giá vốn hàng bán 1.000 40.000 1.750 82.250
Trong tổng định phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp có định phí quảng cáo phục
vụ quảng cáo cho xe hơi X là $2.000.000, cho xe hơi Y là $4.000.000.
Ban quản lý công ty RJ đang xem xét chuyển đổi sang mô hình kế toán chi phí trên
cơ sở hoạt động. Vì vậy, họ phân tích toàn bộ định phí sản xuất chung dự toán của
công ty $35.000.000 để phục vụ sản xuất 1.100 xe hơi X và 1.600 xe hơi Y, nhận
thấy chi phí này phát sinh là do sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động sau:

Chi phí khởi động thiết bị sản xuất 12.000.000


Chi phí vận hành thiết bị sản xuất 7.000.000
Chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm 7.020.000
Chi phí vận chuyển các bộ phận phục vụ sản xuất 3.480.000
Chi phí lưu kho 5.500.000
Tổng cộng 35.000.000
Các thông tin bổ sung như sau:

Xe hơi X Xe hơi Y
Số lượng xe hơi trong một lần sản xuất 10 40
Số lượt kiểm tra chất lượng trong một lần sản xuất 20 80
Số lần vận chuyển trong năm 492 900
Số lần xử lý nhập kho 4.000 7.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo bộ phận theo dạng số dư đảm phí (Chi tiết theo từng loại sản
phẩm kinh doanh)
2. Lập báo cáo điều chỉnh sự khác biệt giữa lợi nhuận trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh năm 20x9 do công ty RJ lập và lợi nhuận trên báo cáo bộ
phận theo dạng số dư đảm phí.
3. Xác định chi phí sản xuất dự toán của một chiếc xe hơi loại X và loại Y
theo mô hình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động.
55 Chương 1: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động

4. Trong vai trò của một nhân viên kế toán quản trị, hãy viết một báo cáo
phân tích gửi đến giám đốc bộ phận sản xuất để giải thích những lợi ích tiềm tàng
của việc lập dự toán trên cơ sở hoạt động phục vụ cho quá trình kiểm soát và đánh
giá thành quả quản lý chi phí tại bộ phận sản xuất.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:


Câu 1: a Câu 2: a Câu 3: b Câu 4: d Câu 5: c
Câu 6: b Câu 7: b Câu 8: c Câu 9: d Câu 10: a
Câu 11: d Câu 12: c Câu 13: a Câu 14: b Câu 15: d

You might also like