You are on page 1of 29

Họ và tên: Trần Thảo Phương Anh

MSSV: 33231022018
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1. Sự cần thiết phải phân loại chi phí là gì?
Cần phải phân loại chi phí để biết tổng chi phí phải chi ra ban đầu để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho việc lập dự toán chi phí và
kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí theo yếu tố. Ngoài ra còn giúp nhà quản trị
nhận diện vai trò, vị trí chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp -> đánh giá kết cấu chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lập dự
toán chi phí theo khoản mục chi phí.
Câu 2. Ý nghĩa của việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là gì?
Chi phí khi được sử dụng cho mục đích nào thì chúng ta có thể phân loại chi
phí một cách thích hợp. Chi phí có thể được phân loại để phục vụ cho mục đích lập
báo cáo cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, phục vụ cho mục
đích xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi, phục vụ mục
đích phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí, phục vụ cho nhà quản trị kiểm
soát chi phí và ra quyết định… Chính điều này phục vụ cho mục đích tính giá
thành sản phẩm sản xuất, giá thành toàn bộ, phục vụ cho việc hoạch định và kiểm
soát chi phí theo từng chức năng hoạt động
Câu 3. Ý nghĩa của việc phân loại chi phí theo chi phí ban đầu và chi phí
chuyển đổi là gì?

Phân loại chi phí theo chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi là một cách tiếp
cận trong quản lý chi phí để hiểu rõ hơn về cách các chi phí ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh và quyết định chiến lược quản lý chi phí

Ý nghĩa của việc phân loại chi phí này giúp quản lý hiểu rõ hơn về cấu trúc
chi phí của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định quản lý chi phí, định giá sản
phẩm và phát triển chiến lược kinh doanh có hiệu suất cao hơn. Đồng thời, nó cũng
hỗ trợ trong việc dự báo kết quả tài chính và đánh giá độ nhạy cảm của doanh
nghiệp đối với thay đổi trong sản lượng và doanh số bán hàng.

Câu 4. Giải thích sự khác nhau giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Nêu
ý nghĩa của cách phân loại này.
Chi phí sản phẩm:
● Bao gồm các khoản chi phí tạo nên giá trị hàng tồn kho (chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) hay chi
phí hàng mua (giá mua và chi phí mua)
● Thời kỳ phát sinh chi phí sản phẩm thường khác biệt với thời kỳ ghi nhận
chi phí sản phẩm trên báo cáo kết quả kinh doanh. Sự khác biệt tùy thuộc
quan hệ giữa mức độ sản xuất - mức độ tiêu thụ.
● Rủi ro tiềm ẩn của chi phí sản phẩm là rủi ro tồn kho.

● Nhà quản lý thường áp dụng mô hình quản lý kịp thời để hạn chế rủi ro tồn
kho
Chi phí thời kỳ:

● Bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

● Thời kỳ phát sinh chi phí cũng là thời kỳ ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh
doanh
● Thể hiện mức phí thường xuyên cần bù đắp ngay trong kỳ.

● Nhà quản lý thường tăng cường khống chế mức phí qua cơ chế khoán chi
phí theo từng cấp quản lý
Câu 5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí có ý nghĩa gì?
Được chia thành 3 loại: Biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp

● Ý nghĩa: Việc phân loại chi phí thành biến phí, định phí và hỗn hợp tùy
thuộc vào quan điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng
cụ thể. KTTC không phân chia chi phí theo tiêu thức này nhưng nó lại rất
cần thiết cho KTQT, giúp nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng
và lợi nhuận để có quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản
xuất và tiêu thụ, về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể về việc
nhận đơn đặt hàng mới với giá thấp hơn giá đang bán...
Câu 6. Nêu nhận xét về các phương pháp được sử dụng để tách chi phí hỗn
hợp thành biến phí và định phí.
Phương pháp cực đại, cực tiểu (phương pháp chênh lệch/ phương pháp cao,
thấp): Phương pháp này tính toán đơn giản nhưng mức độ chính xác không cao bởi
thì trong tất cả các phần tử thống kê chỉ đùng hai điểm để xác định công thức chi
phí. Thông thường với hai điểm không thể cho được những kết quả chính xác trong
việc xác định chi phí, trừ khi hai điểm này xảy ra đúng ở mức trung bình của tất cả
các điểm được khảo sát. Tuy nhiên, rất hiếm khi hai điểm cực đại - cực tiểu lại là
điểm trung bình của tất cả các điểm. Vì vậy đây là điểm hạn chế cần phải lưu ý khi
sử dụng phương pháp này.

Phương pháp đồ thị phân tán: Đây là phương pháp ứng dụng ngay trên đồ thị,
phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp cực đại - cực tiểu là:

+ Phương pháp này sử dụng nhiều quan sát hơn và cho phép nhà quản trị
thấy mô hình chi phí, do đó ít có khả năng bị ảnh hưởng của sự kiện bất thường.

+ Quan sát vào các điểm của chi phí tại các mức độ hoạt động khác nhau
ngay trên đồ thị cho thấy rõ mô hình mối quan hệ chi phí với mức độ hoạt động
như thế nào. Điều này phương pháp cực đại - cực tiểu không có.

+ Đồ thị phân tán là một công cụ cần thiết cho các nhà phân tích có kinh
nghiệm. Đường biểu diễn của chi phí sẽ bị uốn cong do nguyên nhân của: sự đình
công, thời tiết xấu… sẽ hiện lên rõ ràng trên đồ thị đối với người phân tích có kinh
nghiệm. Rất nhiều chuyên gia phân tích đã chỉ ra rằng, đồ thị phương pháp phân
tán là phương pháp đầu tiên của mọi quá trình phân tích chi phí vì các thuận lợi thu
được qua các số liệu ở ngay trên biểu đồ.

Tuy nhiên, đây là phương pháp thực nghiệm trên đồ thị nên đòi hỏi phải
chính xác, ngày nay đã có sự hỗ trợ bởi máy tình điện tử, do đó vấn đề còn lại chỉ
là kinh nghiệm của nhà phân tích.

Phương pháp bình phương bé nhất (phương pháp xác suất): Phương pháp này
tinh vi hơn các phương pháp ở trên, ở phương pháp đồ thị phân tán người ta kẻ một
đường hồi quy cho các số liệu bằng sự quan sát đơn giản, phương pháp bình
phương bé nhất kẻ đường biểu diễn bằng phân tích thống kê, kết quả cho ra với độ
chính xác cao, thích hợp với dự đoán tương ứng.

Câu 7. Ý nghĩa của việc phân loại chi phí theo chi phí trực tiếp và chi phí gián
tiếp là gì?
Phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp là một quá trình
quan trọng trong quản lý chi phí và tài chính của một tổ chức. Ý nghĩa của việc này
là giúp tổ chức hiểu rõ và quản lý hiệu quả chi phí sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
Dưới đây là ý nghĩa cụ thể của việc phân loại chi phí theo hai loại này:
Chi phí trực tiếp:

● Định nghĩa: Là những chi phí mà có thể dễ dàng và chính xác được gán cho
một sản phẩm cụ thể, dự án hoặc hoạt động cụ thể.
● Ý nghĩa:
Giúp xác định chính xác chi phí liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hỗ trợ quyết định về giá sản phẩm và lập kế hoạch sản xuất.
Chi phí gián tiếp:

● Định nghĩa: Là những chi phí không thể được gán một cách trực tiếp cho
sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà cần phải được phân bổ dựa trên một
phương pháp xác định.
● Ý nghĩa:
Cho phép xem xét cơ cấu chi phí toàn diện và đảm bảo tính chính xác trong
tính toán lợi nhuận.
Thúc đẩy quản lý hiểu rõ hơn về cách các chi phí gián tiếp ảnh hưởng đến
sản phẩm và dịch vụ.
Câu 8. Tại sao chi phí sản xuất chung được xem là chi phí gián tiếp?
Chi phí sản xuất chung thường được xem là chi phí gián tiếp vì chúng không
thể được dễ dàng hoặc chính xác gán cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà
không thông qua một phương pháp phân bổ. Chi phí sản xuất chung thường liên
quan đến việc duy trì và quản lý các yếu tố chung trong quá trình sản xuất, không
phải đặc biệt cho một sản phẩm hay công đoạn sản xuất cụ thể.
Câu 9. Nêu khái niệm, ý nghĩa và cho ví dụ minh họa về các loại chi phí sau:

Chi phí chênh lệch:

● Khái niệm: Chi phí chênh lệch là sự khác biệt về chi phí giữa hai phương án
sản xuất, kinh doanh khác nhau. Chi phí chênh lệch có thể là chi phí chênh
lệch tăng (incremental costs) hoặc chi phí chênh lệch giảm (decremental
costs).
● Ý nghĩa: Chi phí chênh lệch là một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết
định kinh doanh. Việc xác định được chi phí chênh lệch giúp nhà quản trị có
thể lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh tối ưu nhất.
● Ví dụ: Một công ty đang cân nhắc việc mở rộng quy mô sản xuất. Nếu mở
rộng quy mô sản xuất, công ty sẽ phải đầu tư thêm 10 tỷ đồng cho nhà
xưởng và máy móc thiết bị. Chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp
dự kiến sẽ tăng 20%. Chi phí bán hàng và quản lý dự kiến sẽ không thay đổi.
Trong trường hợp này, chi phí chênh lệch tăng là 10 tỷ đồng. Chi phí chênh
lệch giảm là 20% chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp.

Chi phí cơ hội:

● Khái niệm: Chi phí cơ hội là những lợi ích bị mất đi khi lựa chọn một
phương án thay vì lựa chọn phương án khác.
● Ý nghĩa: Chi phí cơ hội là một yếu tố quan trọng cần được cân nhắc khi ra
quyết định kinh doanh. Việc bỏ qua chi phí cơ hội có thể dẫn đến những
quyết định sai lầm.
● Ví dụ: Một nhà máy có thể sử dụng 100 công nhân để sản xuất sản phẩm A
hoặc sản phẩm B. Nếu sản xuất sản phẩm A, doanh thu dự kiến là 100 tỷ
đồng và chi phí dự kiến là 80 tỷ đồng. Nếu sản xuất sản phẩm B, doanh thu
dự kiến là 120 tỷ đồng và chi phí dự kiến là 100 tỷ đồng. Trong trường hợp
này, chi phí cơ hội của việc sản xuất sản phẩm A là 20 tỷ đồng (doanh thu từ
sản xuất sản phẩm B - chi phí sản xuất sản phẩm B).

Chi phí chìm (lặn, ẩn):

● Khái niệm: Chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh trong quá khứ và
không thể thay đổi được, bất kể nhà quản trị có lựa chọn phương án nào.
● Ý nghĩa: Chi phí chìm không nên được xem xét khi ra quyết định kinh
doanh. Việc xem xét chi phí chìm có thể dẫn đến những quyết định sai lầm.
● Ví dụ: Một doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê nhà xưởng trong 5 năm.
Trong năm thứ 3 của hợp đồng, doanh nghiệp quyết định chuyển sang địa
điểm mới. Chi phí thuê nhà xưởng trong 2 năm còn lại là 100 tỷ đồng. Trong
trường hợp này, chi phí thuê nhà xưởng là chi phí chìm. Việc xem xét chi
phí này sẽ không ảnh hưởng đến quyết định chuyển sang địa điểm mới của
doanh nghiệp.

Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được:

● Khái niệm: Chi phí kiểm soát được là những chi phí mà nhà quản trị có thể
kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến mức phát sinh của chúng. Chi phí không
kiểm soát được là những chi phí mà nhà quản trị không thể kiểm soát hoặc
ảnh hưởng đến mức phát sinh của chúng.
● Ý nghĩa: Việc phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát được và không kiểm
soát được có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chi phí. Việc tập trung
vào các chi phí kiểm soát được sẽ giúp nhà quản trị nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
● Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp là những
chi phí kiểm soát được. Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hiểm là
những chi phí không kiểm soát được

Câu 10. Hãy cho biết tên các loại chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh được lập theo phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp. Giải
thích tại sao lại có sự khác biệt về lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh
được lập theo hai phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp. Giá trị sử
dụng của thông tin chi phí, kết quả kinh doanh trong từng hình thức báo cáo
kết quả kinh doanh.

● Phương pháp toàn bộ: Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp
● Phương pháp trực tiếp: Biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản

Phương pháp toàn bộ cho rằng tất cả chi phí sản xuất đều liên quan đến kết quả sản
xuất, nên chi phí sản xuất là chi phí sản phẩm và chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí tài chính là chi phí thời kỳ. Như vậy, chi phí sản xuất phát
sinh trong kỳ một phần ghi nhận vào giá vốn hàng bán trên Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh (số lượng sản phẩm tiêu thụ x giá thành đơn vị), một phần ghi
nhận vào giá vốn sản phẩm tồn kho cuối kỳ (chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, chi
phí sản xuất của thành phẩm tồn kho cuối kỳ) và chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí tài chính phát sinh trong kỳ được ghi nhận toàn bộ trên báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Theo phương pháp toàn bộ, lợi nhuận trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường có xu hướng tích cực hơn vì lợi nhuận
vẫn xuất hiện dù tình hình tiêu thụ tốt hay xấu, tiêu thụ nhiều giá vốn phân bổ
nhiều, tiêu thụ ít giá vốn phân bổ ít và thông tin giá vốn sản phẩm tồn kho cũng
thường có xu hướng tích cực hơn, giá trị cao hơn vì giá vốn sản phẩm tồn kho bao
gồm cả biến phí và định phí sản xuất.
Phương pháp trực tiếp cho rằng chỉ có biến phí sản xuất liên quan đến kết quả sản
xuất trong kỳ nên chỉ có biến phí sản xuất là chi phí sản phẩm và định phí sản xuất,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính đều là chi phí thời
kỳ. Như vậy, biến phí sản xuất trong kỳ một phần ghi nhận vào giá vốn hàng bán
(số lượng sản phẩm tiêu thụ x biến phí sản xuất đơn vị), một phần ghi nhận vào giá
vốn sản phẩm tồn kho cuối kỳ (biến phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ,
biến phí sản xuất của thành phẩm tồn kho cuối kỳ) và định phí sản xuất, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính phát sinh trong kỳ được
ghi nhận toàn bộ trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Từ đó dẫn đến nhà đầu tư ngộ nhận tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp khả quan
hơn. Sự ngộ nhận này rất dễ dàng nhận biết qua so sánh lợi nhuận, giá vốn sản
phẩm tồn kho được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong
trường hợp tính theo phương pháp toàn bộ và tính theo phương pháp trực tiếp.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Câu nào trong các câu dưới đây về chi phí gián tiếp là sai:
a. Chi phí gián tiếp không thể tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.
b. Chi phí gián tiếp được hiểu là các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi
phí.
c. Chi phí gián tiếp thực ra là một phân nhóm của chi phí trực tiếp.
d. Chi phí gián tiếp có quan hệ gián tiếp với đối tượng tập hợp chi phí.
Câu 2. Chi phí nào trong các khoản chi phí dưới đây không thuộc loại chi phí sản
xuất chung ở công ty may mặc:
a. Chi phí vải may.
b. Chi phí dầu nhờn bôi trơn máy may.
c. Lương trả cho nhân viên kế toán ở phân xưởng.
d. Chi phí điện, nước sử dụng ở phân xưởng.
Câu 3. Khoản chi phí nào dưới đây không phải là chi phí trực tiếp:
a. Chi phí nguyên liệu trực tiếp.
b. Tiền lương và phụ cấp lương trả cho lao động trực tiếp.
c. Các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp.
d. Chi phí thuê phân xưởng và bảo hiểm.
Câu 4. Tại phân xưởng H sản xuất nhiều loại sản phẩm, các khoản chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có mã số PT97-98 như sau: (đvt:
1.000 đồng)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 230
Chi phí nhân công trực tiếp 120
Chi phí sản xuất chung 460
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 190
Vậy chi phí sản xuất trực tiếp của sản phẩm PT97-98 là:
a. 540.000 đồng
b. 350.000 đồng
c. 580.000 đồng
d. 310.000 đồng
Câu 5. Sử dụng số liệu của câu 4, chi phí sản xuất gián tiếp đối với sản phẩm
PT97-98 là:
a. 1.000.000 đồng
b. 540.000 đồng
c. 650.000 đồng
d. 460.000 đồng
Câu 6. Sử dụng số liệu của câu 4, chi phí ngoài sản xuất của sản phẩm PT97-98 là:
a. 190.000 đồng
b. 310.000 đồng
c. 540.000 đồng
d. 650.000 đồng
Câu 7. Sử dụng số liệu của câu 4, tổng chi phí sản xuất của sản phẩm PT97-98 là:
a. 580.000 đồng
b. 650.000 đồng
c. 1.000.000 đồng
d. 810.000 đồng
Câu 8. Chi phí thời kỳ là:
a. Chi phí được tính trừ ngay vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ mà
chúng phát sinh.
b. Chi phí luôn luôn được tính thẳng vào sản phẩm.
c. Chi phí bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp.
d. Chi phí được phép kết chuyển sang kỳ sau và tính trừ vào kết quả hoạt động
kinh doanh kỳ sau.
Câu 9. Loại chi phí nào dưới đây không thay đổi theo cùng tỷ lệ với sự thay đổi
của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp:
a. Định phí
b. Chi phí hỗn hợp
c. Biến phí cấp bậc
d. Tất cả các loại trên
Câu 10. Con tàu S.G đụng phải đá ngầm và chìm. Khi xem xét liệu có nên trục vớt
con tàu hay không thì giá trị còn lại của con tàu là:
a. Chi phí chìm
b. Chi phí thích hợp
c. Chi phí cơ hội
d. Không có câu nào đúng
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Công ty TNHH Thuận Thành là công ty chuyên sản xuất một loại bình khí
gas công nghiệp K. Công ty mới đi vào hoạt động khoảng một vài năm gần đây.
Từ lúc thành lập, công ty đã mua một khu đất ở quận Bình Chánh thành phố HCM
để làm trụ sở kinh doanh. Khoảng ½ diện tích của khu đất được sử dụng, phần còn
lại công ty cho công ty X thuê làm kho bãi với số tiền cho thuê là 10.000.000
đồng/năm. Tuy nhiên, công ty đang dự tính mở rộng kinh doanh và đã nảy sinh
nhu cầu về mặt bằng kinh doanh của công ty. Hợp đồng cho thuê mặt bằng sẽ hết
hạn vào tháng tới và công ty Thuận Thành sẽ không gia hạn tiếp cho công ty X và
sẽ sử dụng diện tích cho thuê này để mở rộng sản xuất kinh doanh. Để sản xuất
một bình khí gas K, công ty phải mua nguyên vật liệu thép là 500.000 đồng. Chi
phí lương phải trả hàng tháng cho quản đốc phân xưởng là 15.000.000 đồng/tháng.
Công nhân sản xuất bình khí gas được trả 30.000 đồng/giờ làm việc. Hiện nay,
công ty phải thuê trang thiết bị sản xuất với chi phí hàng tháng là 20.000.000
đồng/tháng. Nếu công ty mở rộng quy mô sản xuất, chi phí trang thiết bị thuê hàng
tháng sẽ tăng thêm 10.000.000 đồng. Tài sản cố định của công ty được khấu hao
theo phương pháp đường thẳng với chi phí khấu hao là 100.000.000 đồng/năm.
Công ty chi khoảng 150.000.000 đồng/năm để quảng cáo sản phẩm bình gas. Chi
phí giao hàng tính cho mỗi bình gas là 20.000 đồng. Công ty đang có kế hoạch rút
vốn từ một số khoản đầu tư để có tiền mở rộng sản xuất kinh doanh, các khoản đầu
tư này hiện đang đem lại công ty một khoản thu nhập hàng năm là 200.000.0000
đồng.
Yêu cầu:
Hoàn tất bảng sau để thực hiện việc phân loại chi phí đã cho ở trên bằng cách đánh
dấu x vào các ô thích hợp. Mỗi dòng có thể liên quan đến nhiều cột.
TL:
Bài 2.
Các khoản chi phí sau đây thuộc về 3 công ty: A (doanh nghiệp sản xuất), B
(doanh nghiệp thương mại), và C (doanh nghiệp dịch vụ). Ứng với mỗi khoản mục
chi phí này, hãy xác định đó là chi phí sản phẩm (I) hay là chi phí thời kỳ (P).
Bài 3.
Điền vào những chỗ có dấu (?) trong bảng dưới đây (đvt: 1.000 đồng)

Bài 4.
Khách sạn Emprire là khách sạn 4 sao ở trung tâm thành phố SG. Đối với mỗi loại
chi phí phát sinh tại khách sạn Empire ở bên dưới, hãy xác định loại phí nào có khả
năng là chi phí trực tiếp hay chi phí gián tiếp bằng cách đánh dấu X vào cột thích
hợp.
Bài 5.
Chi phí phát sinh tại cửa hàng Quang Thái bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí thuê
cửa hàng và chi phí tiện ích. Cửa hàng bán 1 sản phẩm A duy nhất với giá 14.500
đồng/sản phẩm. Chủ cửa hàng đã dự kiến thông tin về chi phí cho tháng tới ứng
với 2 mức độ hoạt động (thấp nhất và cao nhất) như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Số lượng sản phẩm A mua và tiêu thụ 8.000 sp 10.000 sp
Giá vốn hàng bán 48.000 60.000
Chi phí thuê cửa hàng 3.600 3.600
Chi phí tiện ích 6.800 8.300
Yêu cầu:
1. Tính tổng biến phí cho tháng tới nếu tháng tới cửa hàng tiêu thụ được 9.000 sản
phẩm A.
2. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp ở mức độ
hoạt động hàng tháng là 10.000 sản phẩm A.
TL:
1.

- Giá vốn bán hàng = 48.000 : 8.000 = 60.000 : 10.000 = 6đ/ sp

- Chi phí thuê cửa hàng = 3.600

- Chi phí tiện ích:

· Biến phí = (8.300 – 6.800)/ (10.000 -8.000) = 0,75

· Định phí = 6.800 – 0,75 x 8.000 = 800


=> Tổng biến phí cho tháng tới nếu cửa hàng tiêu thụ được 9.000 sản phẩm A = (6
+ 0,75) x 9000 = 60.750

2.

Báo cáo kết quả hoạt động

1. Doanh thu 10.000 x 14.500 = 145.000

2. Biến phí 10.000 x 6,75 = 67.500

3. Số dư đảm phí = 77.500

4. Định phí SXKD 3.600 + 800 = 4.400

5. Lợi nhuận = 73.100

Bài 6.
Koffee Express sở hữu một số tiệm cà phê trong các trung tâm mua sắm. Chi phí
cố định hàng tuần của một cửa hiệu cà phê là 22.000.000 đồng và biến phí tính cho
mỗi tách cà phê khi bán ra là 5.000 đồng.
Yêu cầu:
1.Bên dưới là bảng ước tính tổng chi phí và chi phí bình quân mỗi tách cà phê tại
các mức bán khác nhau của một cửa hiệu. Hãy điền số thích hợp vào những ô
trống. Chú ý, chi phí của mỗi tách cà phê có thể làm tròn đến hàng nghìn đồng.
2. Chi phí bình quân của mỗi tách cà phê bán ra (tính được ở bảng trên) là tăng
dần, giảm dần hay không thay đổi khi số tách cà phê bán ra mỗi tuần tăng lên? Hãy
giải thích.
TL:
1.
2. Chi phí bình quân của mỗi tách cà phê bán ra là giảm dần

Bài 7.
Khách sạn Hoàng Sơn có tất cả 200 phòng, vào mùa du lịch bình quân mỗi ngày có
80% số phòng được thuê, ở mức này chi phí bình quân là 100.000
đồng/phòng/ngày. Mùa du lịch thường kéo dài 1 tháng (30 ngày). Tháng thấp nhất
trong năm tỷ lệ số phòng được thuê chỉ đạt 50%. Tổng chi phí hoạt động trong
tháng này 360.000.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Xác định biến phí 1 phòng/1 ngày.
2. Xác định tổng định phí hoạt động trong tháng.
3. Xây dựng công thức dự đoán chi phí. Nếu tháng sau dự kiến số phòng được thuê
là 65%, chi phí dự kiến là bao nhiêu?
4. Xác định chi phí hoạt động bình quân cho 1 phòng/1 ngày ở mức độ hoạt động
là 80%, 65%, 50%. Giải thích sự khác biệt về chi phí ở các mức độ hoạt động này.
TL:
1.
CP ở mức hoạt động cao nhất = (80% * 200)*100.000*30 = 480.000.000

CP ở mức hoạt động thấp nhất = 360.000.000

BP bình quân 1 phòng/ ngày = (480.000.000-360.000.000)/[(160-100)*30] = 66.7

2.

Tổng định phí hoạt động = 480.000.000 – (66.667 *30 * 160) = 160.000.000

3.

Phương trình tuyến tính có dạng Y = ax + b với x thuộc [100,160]


Số phòng đạt 65% = 130

=> Y = 66.667*30*130+160.000.000 = 420.000.00

4.

Bài 8.
Phòng kế toán công ty Bình An đã theo dõi và tập hợp được số liệu về chi phí dịch
vụ bảo trì máy móc sản xuất và số giờ máy sử dụng trong 6 tháng đầu năm như
sau:

Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xác định công thức ước tính chi phí
bảo trì máy móc sản xuất của công ty.
2. Giả sử công ty dự kiến tháng tới có tổng số giờ máy sử dụng là 7.500 giờ thì chi
phí bảo trì máy móc ước tính là bao nhiêu?
TL:

Gọi 𝑥0 là mức độ hoạt động thấp nhất => 𝑌0 = A𝑥0 + B (1)

Gọi 𝑥1 là mức độ hoạt động thấp nhất => 𝑌1 = A𝑥1 + B (2)

Từ (1) và (2) => A = (𝑌1− 𝑌0)/( 𝑥1−𝑥0)=1.7=>𝐵=8.200


=> Phương trình tuyến tính có dạng 𝑌 = 1,7 𝑥 𝑣ớ𝑖 𝑥 𝜖 [4.000,8,000]

2. Giả sử công ty dự kiến tháng tới có tổng số giờ máy sử dụng là 7.500 giờ thì chi
phí bảo trì máy móc ước tính là bao nhiêu?

𝑌=1.7∗7.500+8.200=20.950

Bài 9.
Có tài liệu về chi phí bán hàng của công ty FA như sau:
Chi phí bán hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 20XX như sau: ((đvt: 1.000
đồng)

Chi phí bán hàng của tháng 2 được chi tiết như sau:
● Hoa hồng bán hàng là 40.000.000 đồng (được tính 5% trên doanh thu tiêu
thụ), với đơn giá bán không đổi qua các tháng trong năm:
● Tiền lương nhân viên quản lý phòng kinh doanh, nhân viên bán hàng (hợp
đồng làm việc 8 giờ/ngày, tuần làm việc 5 ngày): 140.000.000 đồng.
● Chi phí khấu hao tài sản cố định: 44.000.000 đồng.
● Chi phí bao bì, đóng gói (tính theo số lượng sản phẩm tiêu thụ): 5.000.000
đồng.
● Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, thuê nhà trưng bày sản
phẩm, văn phòng phẩm…) là chi phí hỗn hợp: 21.000.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Xây dựng phương trình dự đoán chi phí dịch vụ mua ngoài.
2. Dự tính chi phí bán hàng trong tháng 7 của công ty FA với mức tiêu thụ dự kiến
là 1.900 sản phẩm.
TL:

1. Xây dựng phương trình dự đoán chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài tháng 6: 305.000 – (45 * 2.100) - 140.000 -
44.000 = 26.500

Biến phí dịch vụ mua ngoài/ SP: (26.500 – 21.000)/ (2.100 – 1.000) = 5

Định phí dịch vụ mua ngoài: 26.500 – 2.100 * 5 = 16.000

Phương trình: Y = 5x + 16.000 với x 𝜖 [1.000; 2.100]

2. Dự tính chi phí bán hàng trong tháng 7 của công ty FA với mức tiêu thụ dự kiến
là 1.900 sản phẩm.

Biến phí/ SP: (305.000 – 250.000)/ (2.100 – 1.000) = 50

Định phí: 305.000 – 2.100*50 = 200.000

Phương trình: Y = 50x + 200.000 với x 𝜖 [1.000; 2.100]

Chi phí 1.900 sản phẩm: 50 *1.900 + 200.000 = 295.00

Bài 10.
Công ty Frankel Ltd., là một nhà phân phối sản phẩm. Hiện công ty đang gia tăng
thị phần một cách nhanh chóng. Doanh thu và chi phí trong ba tháng qua tại Công
ty được trình bày bên dưới
Yêu cầu:
1. Xác định mỗi loại chi phí của Công ty Frankel (kể cả giá vốn hàng bán) là biến
phí, định phí hay chi phí hỗn hợp.
2. Sử dụng phương pháp cực đại- cực tiểu, xác định phương trình biểu diễn mỗi
loại chi phí hỗn hợp.
3. Lập lại báo cáo kết quả kinh doanh với khối lượng bán là 4.500 sp bằng phương
pháp số dư đảm phí
TL:
1.
GVHB: BP = 1.680/3 = 2.100/3.75 = 2.520/4.5 = 560
Chi phí BH và QLDN: CPHH trong đó
BP/SP = (3.200-2.720)/(4.5-3)=320
ĐP = 3.200 – 320*4.5 = 1.760
CP vận chuyển: CPHH trong đó
BP/SP = (560-440)/(4.5-3)=80
ĐP =560 – 80*4.5 = 200.
CP quảng cáo: ĐP = 700
Lương và HHBH: CPHH trong đó
BP/SP = (1.430-1.070)/(4.5-3)=240
ĐP =1.430 – 240*4.5 = 350.
CP bảo hiểm: ĐP = 90
CP khấu hao: ĐP = 420
2.
Chi phí BH và QLDN: CPHH trong đó
BP/SP = (3.200-2.720)/(4.5-3)=320
ĐP = 3.200 – 320*4.5 = 1.760
PT y=320x + 1760 với x thuộc khoảng (3.000, 4.500)
CP vận chuyển: CPHH trong đó
BP/SP = (560-440)/(4.5-3)=80
ĐP =560 – 80*4.5 = 200.
PT y=80x + 200 x thuộc khoảng (3.000, 4.500)
Lương và HHBH: CPHH trong đó
BP/SP = (1.430-1.070)/(4.5-3)=240
ĐP =1.430 – 240*4.5 = 350.
PT y=240x + 350 x thuộc khoảng (3.000, 4.500)
3.
● Doanh thu = 6.300
● Tổng BP = (560+320+80+240)*4.5 = 5.400
● Số dư đảm phí: (1) - (2) = 900
● Định Phí = 3.520
Định phí SXKD = 200+700+350+90+420 = 1.760
Định phí BH, QLDN = 1.760
● Lợi nhuận: (3) – (4) = (2.620)
Bài 11.
Công ty Hùng Thịnh có một chiếc máy chuyên dùng có nguyên giá 10.000.000
đồng, đã khấu hao hết và công ty không còn cần dùng nữa. Giám đốc công ty có ý
định bán ngay tài sản này với giá là 3.000.000 đồng. Tuy nhiên, nhân viên kế toán
quản trị của công ty lại đề nghị nên bỏ tiền ra tu sửa, thay đổi một số bộ phận bị
mòn, tân trang lại rồi bán thì sẽ bán được với giá là 5.000.000 đồng. Chi phí tu sửa,
tân trang tổng cộng là 1.500.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Xác định chi phí cơ hội của mỗi cách tiêu thụ.
2. Công ty nên chọn cách nào? Vì sao?
TL:
1.
Chi phí cơ hội của cách thứ 1 là 3.000.000đ (bán ngay so với để đó)
Chi phí cơ hội của cách thứ 2 là 3.500.000đ (sửa rồi bán so với để đó)
2.
Công ty nên chọn cách thứ 2 vì sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp sẽ thu về
3.500.000đ thay
vì 3.000.000đ như cách 1

Bài 12.
Giả sử chi phí sản xuất chung của một doanh nghiệp sản xuất gồm 3 khoản mục
chi phí là chi phí vật liệu – công cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng và chi
phí bảo trì máy móc sản xuất. Ở mức hoạt động thấp nhất là 10.000 giờ máy, các
chi phí này phát sinh như sau: (đvt: 1.000 đồng)
Chi phí vật liệu – công cụ sản xuất: 10.400 (biến phí)
Chi phí nhân viên phân xưởng: 12.000 (định phí)
Chi phí bảo trì máy móc sản xuất: 11.625 (hỗn hợp)
Chi phí sản xuất chung: 34.025
Chi phí sản xuất chung được phân bổ căn cứ theo số giờ máy sử dụng. Phòng kế
toán của doanh nghiệp đã theo dõi chi phí sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm và
tập hợp trong bảng dưới đây:
Doanh nghiệp muốn phân tích chi phí bảo trì máy móc sản xuất thành biến phí và
định phí.
Yêu cầu:
1. Xác định chi phí bảo trì ở mức độ hoạt động cao nhất trong 6 tháng trên.
2. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xây dựng công thức dự đoán chi phí
bảo trì dưới dạng y = ax + b.
3. Ở mức độ hoạt động là 14.000 giờ máy thì chi phí sản xuất chung được ước tính
bằng bao nhiêu?
4. Nếu dùng phương pháp bình phương bé nhất thì công thức dự đoán chi phí sản
xuất chung sẽ như thế nào?
TL:
1. Chi phí bảo trì ở mức độ hoạt động cao nhất trong 6 tháng trên:

2.

Gọi xo là mức độ hoạt động thấp nhất -> yo = axo + b (1)

Gọi x1 là mức độ hoạt động cao nhất -> y1 = ax1 +b (2)

(1)(2) => a = (y1-yo)/(x1-xo) = 1,89 => b = 15.125

=> Phương trình tuyến tính có dạng y = 1.89x + 15.125 với x thuộc
[10.000,17.500]

3. y = 1.89*14.000 + 15.125 =41.585

4.
Phương trình tuyến tính có dạng y = ax + b

=> 314.125 = 77.500 b + 1.040.750.000 a (1)

=> 236.625 = 12b + 77.500 a (2)

=> a = -2,8; b = 37.984,4

=> y = -2.8x + 37.984,4

Bài 13.
Có tài liệu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty “MM” năm
20xx như sau: (đvt: 1.000 đồng)
Doanh thu: (80.000 sp × 0,4) 32.000
(-) Giá vốn hàng bán:
CP nguyên vật liệu trực tiếp 8.000
CP nhân công trực tiếp 6.400
Biến phí sản xuất chung 3.200
Định phí sản xuất chung 5.000
Lợi nhuận gộp: 9.400
(-) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Biến phí:
Hoa hồng 1.600
Bao bì 1.600
Quản lý 800
Định phí:
Quảng cáo 3.000
Quản lý 4.000
Lợi nhuận (1.600)
Yêu cầu:
Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng số dư đảm phí, biết rằng sản
phẩm sản xuất ra trong kỳ bao nhiêu thì được tiêu thụ hết bấy nhiêu.
TL:

Bài 14.
Công ty Đức Tài mới thành lập và bắt đầu hoạt động ngày 1/7/20x8, kết quả hoạt
động của 6 tháng kinh doanh đầu tiên bị lỗ (thông qua báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh ngày 31/12/20x8). Chủ công ty hy vọng kết quả hoạt động kinh doanh
của 6 tháng đầu năm 20x9 sẽ mang lại lợi nhuận. Nhưng chủ công ty đã thất vọng
vì trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 20x9, do một kế
toán viên có ít kinh nghiệm lập, kết quả lỗ vẫn xảy ra.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngày 30/6/20x9 được trình bày như sau:
(đvt: 1.000.000 đồng)

Chủ công ty không nhất trí với kết quả này và yêu cầu xem xét lại báo cáo trên.
Biết rằng một số thông tin khác có liên quan đến quá trình hoạt động của công ty
như sau:
80% tiền thuê phương tiện, 75% chi phí bảo hiểm và 90% chi phí phục vụ được
phân bổ cho phân xưởng sản xuất (tính vào giá thành sản phẩm), số còn lại phân bổ
cho bộ phận ngoài sản xuất (bán hàng và quản lý doanh nghiệp).
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ như sau: (đvt: 1.000.000 đồng)
Yêu cầu:
1. Căn cứ vào tài liệu đã cho, hãy tập hợp các chi phí sản xuất theo từng khoản
mục giá thành và chi phí ngoài sản xuất.
2. Lập lại bảng kê chi phí sản xuất và tính tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong
kỳ
3. Lập lại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngày 30/6/20x9 của công ty theo
phương pháp toàn bộ.
4. Cho nhận xét đánh giá về sự khác nhau giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh được lập bởi nhân viên kế toán và báo cáo đã lập ở yêu cầu 3.
TL:
Câu 1,2: Tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành và chi phí ngoài sản
xuất. Lập bảng kê chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Bảng kê chi phí sản xuất
Công ty: Đức Tài
Ngày 30/6 năm 1978
Đơn vị tính: triệu đồng
Câu 3.
Báo cáo KQHĐKD (đv: Tr.đ)
Câu 4. Sự khác biệt căn bản giữa hai báo cáo là:

● Báo cáo của nhân viên kế toán đã không phân biệt được chi phí nào là chi
phí sản phẩm và chi phí nào là chi phí thời kỳ.
● Do đó những chi phí sản phẩm thay vì một phần số liên quan đến hàng tồn
kho khi sản phẩm chưa được bán thì nhân viên kế toán lại tính hết vào chi
phí trong kỳ (Coi như là chi phí thời kỳ).
Vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh của nhân viên kế toán đối bị lỗ trong khi doanh
nghiệp kinh doanh có lời.
Bài 15.
Công ty A chỉ sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm A. Số dư đầu năm 20x9
của tài khoản thành phẩm tồn kho là 0. Năm 20x9, sản xuất 45.000 sản phẩm A
nhưng chỉ tiêu thụ được 40.000 sản phẩm. Giá bán một sản phẩm A là 330.000
đồng, biến phí sản xuất đơn vị là 115.000 đồng, biến phí bán hàng và quản lý là
16.500 đồng/sản phẩm A. Định phí bán hàng và quản lý năm 20x9 là
1.794.000.000 đồng.
Sau khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp và
phương pháp toàn bộ, phòng kế toán nhận thấy có sự chênh lệch về lợi nhuận giữa
hai phương pháp lập báo cáo là 330.000.000 đồng.
Yêu cầu:
Cho biết lợi nhuận năm 20x9 được tính theo hai phương pháp toàn bộ và trực tiếp
là bao nhiêu?
TL:
- Tổng ĐP SXC phát sinh trong kỳ = (330.000.000/5000) x 45.000 =
2.970.000.000
- Báo cáo KQKD theo Phương pháp toàn bộ:
1. Doanh thu = 40.000 x 330.000 = 13.200.000.000 (1)
2. GVHB = 40.000 x (115.000+ 2.970.000.000 / 45.000) = 7.240.000.000
(2)
3. Lãi gộp = (1) – (2) = 13.200.000.000 - 7.240.000.000 = 5.960.000.000 (3)
4. CPBH va CPQL = 40.000 x 16.500 + 1.794.000.000 = 2.454.000.000 (4)
5. LN trước thuế = (3) – (4) = 5.960.000.000 - 2.454.000.000 =
3.506.000.000
- Báo cáo KQKD theo Phương pháp trực tiếp:
1. Doanh thu = 40.000 x 330.000 = 13.200.000.000
2. BPSXKD = 40.000 x (115.000+ 16.500) = 5.260.000.000
3. Số dư ĐP = 40.000 x ( 330.000 – 131.500) = 7.940.000.000 (5)
4. ĐP SXKD = 2.970.000.000 + 1.794.000.000 = 4.764.000.000 (6)
5. LN trước thuế ( 5) – (6) = 7.940.000.000 - 4.764.000.000 = 3.176.000.000

You might also like