You are on page 1of 67

1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một
quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm. Tổng hợp toàn bộ các
hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ đó
là chi phí sản xuất. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất phải bù đắp được chi phí sản xuất. Do
đó, trong quá trình SXKD của mình, các DN cần phải hạch toán chi phí đầu vào một cách
hợp lý, tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết nhằm tránh gây lãng
phí. Việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ giúp DN chủ động kiểm soát chi phí sản
xuất, làm tốt công tác tính giá thành SP. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập với khu vực và
thế giới, các DN Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, vì thế họ phải
không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh,
chiếm thị phần lớn, làm tăng doanh thu. Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm là một phần hành trọng tâm trong toàn bộ công tác kế toán của các DN
sản xuất. Từ việc cung cấp thông tin đúng về CPSX, chi phí hoạt động, giá thành sản
phẩm giúp các nhà quản trị có các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các
nhà quản trị còn đánh giá được việc thực hiện kế hoạch sản xuất để từ đó nâng cao hiệu
quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề, Em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Takuda Việt Nhật” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình với mong muốn tìm ra những giải pháp hữu ích góp phần vào công
việc đổi mới phương thức quản lý của Công ty Cổ phần Takuda Việt Nhật hiện nay.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Hệ thống hóa làm sáng tỏ cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu về kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Nghiên cứu các vấn đề thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm nhựa tại Công ty cổ phần Takuda Việt Nhật, kết hợp so sánh, đối
chiếuvới hệ thống cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất để từ đó đánh giá, nhận xét thực trạng
phần hành kế toán này.

Đưa ra các kết luận và đề xuất có tính khả thi nhằm hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Takuda Việt Nhật,
đồngthời đưa ra các điều kiện thực hiện các đề xuất đó.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2

Để giải quyết vấn đề đặt ra cần nghiên cứu đề tài của luận văn, em
sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để nghiên cứu
thông qua các công cụ và phương pháp cụ thể là thu thập dữ liệu và xử lý
phân tích dữ liệu.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm hiện nay tại Công ty Cổ phần Takuda Việt Nhật.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Tìm hiểu và đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Takuda Việt Nhật.

- Về không gian: Công ty Cổ phần Takuda Việt Nhật.

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong doanh
nghiệp sản xuất.

1. Một số định nghĩa, khái niệm liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất

Quá trình hoạt động sản xuấtcủa doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp, tiêu
dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩm công
việc, lao vụ nhất định.
Trên phương diện này, chi phí của doanh nghiệp có thể hiểu là toàn bộ các hao phí về
lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ
nhất định. Như vậy, bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác
định là những phí tổn (hao phí) về tài nguyên, vật chất, về lao động và gắn liền với mục
đích kinh doanh. Mặt khác, khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải
xác định rõ:
- Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng
thời gian xác định;
- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố sản xuất đã
tiêu hao trong kỳ và giá cả của 1 đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí sản xuất còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận trong
từng loại kế toán khác nhau.
3

Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh
gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất
định. Chi phí được xác định bằng tiền của những hao phí về lao động sống cần thiết và lao
động vật hóa… trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn
Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí còn được nhận thức theo phương thức nhận diện
thông tin ra quyết định. Chi phí sản xuất có thể là phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; chi phí có
thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua
cơ hội kinh doanh.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất
1.2.1. .Phân loại CP theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí

Đặc điểm của cách phân loại này là căn cứ vào nội dung, tính chất kinh
tế của chi phí, các chi phí giống nhau được xếp vào một yếu tố, không phân
biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, bao gồm:

 Chi phí nguyên vật liệu: Là trị giá nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế đã sử dụng phục vụ trực tiếp sản xuất.
 Chi phí tiền lương, tiền công: Là chi phí về tiền lương, tiền công phải
trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất.
 Chi phí các khoản trích theo lương: Là các khoản trích theo lương phải
trả người lao động như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
 Chi phí về công cụ, dụng cụ: Là giá trị công cụ dụng cụ xuất sử dụng và
tính phân bổ cho chi phí sản xuất trong kỳ.
 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí về trị giá hao mòn của
TSCĐ sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí về dịch vụ phục vụ
trực tiếp cho quá trình sản xuất như: Vận chuyển, điện thoại, nước,...
 Các chi phí khác bằng tiền: Là những khoản chi phí trực tiếp khác
ngoài những chi phí trên như: tiếp khách, hội nghị, thuế tài nguyên (nếu có).

Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí sản
xuất mà doanh nghiệp đã chi ra để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính,
phân tích tình hình, thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí kỳ sau.

1.2.2 Phân loại CP theo mục đích, công dụng chi phí và quản lý giá thành

Theo cách phân loại này thì những chi phí có công dụng như nhau sẽ
được xếp vào một yếu tố, bao gồm:
4

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, vật liệu khác... được sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm.
 Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
 Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí sản xuất liên quan đến
việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản
xuất bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí
vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài... phục vụ cho sản xuất.

Tùy theo đặc điểm, yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà chi phí
sản xuất cũng có thể được theo dõi chi tiết thành các khoản mục nhỏ hơn. Đối
với các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm thì chi phí sản xuất còn
có thể được hạch toán theo từng khoản mục chi phí cho từng sản phẩm.
Cách phân loại này là cơ sở để doanh nghiệp quản lý chi phí theo định
mức, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản
mục. Ngoài ra, đây căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và xây
dựng định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.

1.2.3. Phân loại CP theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành.

Đây là phương pháp phân loại chi phí được sử dụng nhiều trong kế toán
quản trị chi phí sản xuất. Mỗi yếu tố chi phí tham gia vào quá trình sản xuất
với mức độ khác nhau, có yếu tố chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản
xuất sản phẩm, có yếu tố không chủ yếu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí
sản xuất đó. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

 Chi phí biến đổi là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ
lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng SP sản xuất trong kỳ. CP biến đổi cho
một đơn vị sản phẩm lại không đổi như CP nhân công, CP nguyên vật liệu,...)
 Chi phí cố định là những chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì chi phí này lại thay đổi
như chi phí thuê nhà xưởng, lương của ban quản lý
 Chi phí hỗn hợp là những chi phí gồm các yếu tố của chi phí cố định và
chi phí biến đổi. Trong một giới hạn nhất định nó là chi phí cố định nhưng
vượt qua giới hạn đó nó trở thành chi phí biến đổi (như CP điện thoại, fax,..).

Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình quản lý chi phí sản xuất tại doanh nghiệp, là cơ sở thiết kế và xây
dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận,
dùng để phân tích điểm hòa vốn và đưa ra các quyết định quan trọng trong
5

kinh doanh. Ngoài ra, cách phân loại này còn giúp các nhà quản trị xác định
đúng đắn phương hướng sử dụng và nâng cao hiệu quả của các loại chi phí.

1.2.4. Phân loại CP nhằm phục vụ cho việc ra quyết định

Theo quan điểm này, chi phí bao gồm:

 Chi phí chênh lệch là những khoản chi phí có ở phương án này nhưng
chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác.
 Chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh, nó có trong tất cả các
phương án SXKD được đưa ra xem xét lựa chọn. Đây là những chi phí mà
nhà quản trị phải chấp nhận không có sự lựa chọn. Bởi vậy, chi phí chìm luôn
có thông tin không thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu.
 Chi phí cơ hội là chi phí bị mất đi vì lựa chọn phương án, hành động
này thay vì lựa chọn phương án, hành động khác. Vì vậy, ngoài những chi phí
đã được tập hợp trong sổ sách kế toán, trước khi ra quyết định, nhà quản trị
còn phải xem xét chi phí cơ hội phát sinh do những yếu tố kinh doanh có thể
sử dụng theo cách khác mà những cách này cũng mang lại lợi nhuận.
1.3. Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc
một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do DN sản xuất đã hoàn thành trong
điều kiện công suất bình thường.

Tất cả các khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và
các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
đã hoàn thành sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

Công thức xác định giá thành là:


CPSX sản CPSX sản phẩm Các khoản làm
Giá thành CPSX sản phẩm
= phẩm dở dang + phát sinh trong - - giảm chi phí
sản phẩm dở dang đầu kỳ
đầu kỳ kỳ trong kỳ

Chỉ tiêu giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có
bên trong, là chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu
thành trong khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Bản chất
của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phí vào những
sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là thước đo giá trị và là chỉ tiêu kinh tế quan trọng
trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý giúp doanh nghiệp tổng hợp, phản ánh kết
6

quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình hoạt động SXKD cũng như đánh
giá kết quả vận dụng các giải pháp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi
phí, tăng lợi nhuận của đơn vị mình.

1.4. Phân loại giá thành sản phẩm

Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành sản xuất, kết
cấu giá thành bao gồm khoản mục chi phí khác nhau, ví dụ trong sản xuất
công nghiệp giá thành sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán
cũng cần phải phân biệt các loại giá thành khác nhau. Trong lý luận cũng như
trong thực tiễn công tác quản lý kế hoạch hóa giá thành từ khâu chỉ đạo, thực
hiện, tổng kết, rút kinh nghiệm ở các DN công nghiệp thường có nhiều loại
giá thành khác nhau. Việc phân loại giá thành sẽ giúp phân tích những biến
động của chỉ tiêu giá thành và chiều hướng của chúng để có biện pháp thích
hợp nhằm hạ giá thành sản phẩm. Căn cứ các tiêu thức khác nhau giúp giá
thành được phân thành các loại khác nhau.

1.4.1. Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính

Giá thành được chia làm 3 loại:

 Giá thành kế hoạch là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch
do bộ phận kế hoạch thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình
sản xuất sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
hạ giá thành sản phẩm.
 Giá thành định mức là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chiphí hiện
hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức
cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Giá thành định
mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để
xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp đánh
giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật đã thực hiện trong quá trình hoạt
động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 Giá thành thực tế là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản
xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm
thực tế sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi
kết thúc quá trình sản xuất và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và
7

giá thành đơn vị. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu
của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ
thuật và công nghệ. Đồng thời đó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng như đối
với các đối tác liên doanh liên kết.

1.4.2. Theo phạm vi tính toán chi phí vào giá thành.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là giá thành sản xuất toàn bộ
cộng các chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN hay giá thành sản xuất theo
chi phí biến đổi cộng chi phí cố định sản xuất và các chi phí bán hàng, chi phí
quản lý DN. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ được xác định khi sản
phẩm đã tiêu thụ và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ của DN. Chỉ
tiêu giá thành sản xuất toàn bộ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý giúp DN
có thể xác định được kết quả sản xuất sản phẩm là lãi hay lỗ. Nó đóng vai trò
chủ yếu trong việc ra quyết định mang tính chiến lược dài hạn, ngừng sản
xuất hay tiếp tục sản xuất một loại sản phẩm nào đó.

Giá thành bộ phận là giá thành sản xuất chỉ bao gồm chi phí sản xuất
biến đổi kể cả chi phí biến đổi trực tiếp và chi phí biến đổi gián tiếp. Trong
phương pháp xác định giá thành sản xuất theo chi phí biến đổi, các chi phí cố
định được tính ngay vào báo cáo kết quả như các chi phí thời kỳ trong niên độ
mà không tính vào giá thành sản xuất. Trên cơ sở giá thành sản xuất bộ phận,
doanh nghiệp sẽ xác định được lãi góp và cho phép mô hình hóa một cách
đơn giản mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận.

2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1. Kế toán chi phí sản xuất
2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi
phí nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thực
chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là việc xác định giới
hạn tập hợp chi phí hay xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.

Còn xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định sản phẩm, bán
thànhphẩm, công việc, lao vụ hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.

Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quy trình sản xuất hay
đangtrên dây chuyền sản xuất tùy theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà
doanh nghiệp đang áp dụng và quá trình tiêu thụ sản phẩm.
8

Để xác định đúng đắn đối tượng của kế toán chi phí sản xuất với đối
tượng tính giá thành sản phẩm, ta cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:

 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất


 Loại hình sản xuất
 Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng
để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo
các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Thông thường tại các doanh nghiệp
hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:

Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan
trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại
chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp
cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi
phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.
Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo đúng
đối tượng. Trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan
và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng. Phương pháp này đảm
bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác.

Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp

Là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến
nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không thể tập hợp trực tiếp các
chi phí này cho từng đối tượng.

Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất phát sinh kế toán phải tiến
hành tập hợp chung cho các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa
điểm phát sinh chi phí hoặc nội dung chi phí...Sau đó lựa chọn các tiêu chuẩn
hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan. Việc
phân bổ chi phi cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau:

Bước 1: Xác định hệ số phân bổ (H):

H = Tổng chi phí cần phân bổ / Tổng tiêu thức phân bổ

Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
CP phân bổ cho từng đối tượng = H x Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng
9

Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định
riêng rẽ theo từng nội dung chi phí cần phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ
số phân bổ theo từng nội dungchi phí này hoặc cũng có thể xác định chung
cho tất cả các chi phí cần phân bổ. Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ tùy thuộc
vào đặc thù của từng doanh nghiệp.

Việc tập hợp CPSX được tiến hành theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Căn cứ vào các chứng từ gốc,các bảng phân bổ… để ghi vào sổ.Mở sổhạch toán
chi tiết chi phí sản xuất theo từng đốitượng tập hợp chi phí. Sổ được mở riêng cho từng
TK 621, 622, 627, 154, 631, 242…

Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng
đối tượng hạch toán.

Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh. Lập thẻ tính giá thành sản
phẩm theo từng loại.

2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất


2.1.3.1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến đối
tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản
phẩm, loại sản phẩm, lao vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương
pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan.

Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, …


10

Khi xuất NVL trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, căn cứ vào chứng từ kế
toán ghi nhận tăng CPNVL trực tiếp trên TK 621 đồng thời ghi giảm TK
NVL trên TK 152 hoặc tăng khoản phải trả người bán trên TK 331 hay giảm
tiền trên TK 111, 112 (nếu mua đưa thẳng vào sản xuất không qua kho).
Cuối kỳ kế toán kết chuyển CP Nguyên vật liệu trực tiếp sang TK CP
sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Kế
toán ghi tăng CP sản xuất kinh doanh dở dang trên TK 154 đối với nguyên vật
liệu đã sử dụng cho quá trình sản xuất và nguyên vật liệu không sử dụng hết
nhập lại kho trên TK 152. Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vướt trên mức bình
thường ghi tăng TK 632.

b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụcấp
mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trựctiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện các
dịch vụ. Ngoài ra, chi phí nhân côngtrực tiếp còn bao gồm cả các khoản trích BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ theolương công nhân sản xuất mà DN phải chịu.
11

Giống như CP NVL, CP NCTT thường là các khoản chi phí trực tiếpnên nó
được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan.Trường hợp không tập
hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp cũngđược tập hợp chung sau đó kế toán
sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo mộttiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các tiêu chuẩn thường
được sử dụng để phân bổchi phí nhân công trực tiếp là: chi phí tiền lương định mức (hoặc
kế hoạch),giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Chứng
từ sử dụng: Phiếu trả lương, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các
khoản trích theo lương,…

Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, tiền công và các bảng phân bổ
tiền BHXH kế toán ghi nhận tăng CP nhân công trực tiếp trên TK 622 đồng

thời tăng các khoản phải trả trên TK 334, 338, 335.Cuối kỳ, kết chuyển CP NCTT sang
TK CP sản xuất kinh doanh dởdang để tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Kế toán
ghi tăng CP sảnxuất kinh doanh dở dang trên TK 154. Trong trường hợp CP NCTT vượt
trênmức bình thường được ghi tăng giá vốn hàng bán trên TK 632.

c. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí SXC là chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất
phát sinh ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. Chi phí SXC bao gồm: chi phí nhân
viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, khấu hao TSCĐ thuộc
phân xưởng quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội
sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất
chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí sản xuất
12

chung biến đổi được tính vào giá thành thực tế phát sinh; chi phí sản xuất chung cố định
vượt mức do hoạt động dưới công suất bình thường được tính vào giá vốn hàng bán.Cuối
kỳ sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế
toán tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi
phí sản xuất trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Chứng từ sử dụng
là: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ khâu hao, hóa đơn dịch vụ,…

Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản
phẩm còn phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng.
Chi phí SXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị
sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình
thường thì chi phí SXC cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh.
Trường hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công suất bình thường,
thì chỉ được phân bổ theo công suất bình thường, phần chi phí sản xuất chung
không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Chi
phí SXC biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế.
Chi phí SXC tổ chức tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí.
13

Chi phí SXC được tập hợp chung sau đó mới tiến hành phân bổ cho từng đối
tượng, sản phẩm, lao vụ nhất định theo những tiêu thức phân bổ thích hợp.
Căn cứ vào các chứng từ tiền lương, tiền công thuộc bộ phận sản xuất,
kế toán ghi nhận tăng CP SXC trên TK 627, và ghi tăng khoản phải trả công
nhân viên trên TK 334, phải trả BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên TK 338.
Khi xuất kho NVL, hoặc CCDC cho bộ phận sản xuất, kế toán căn cứ
vào chứng từ ghi nhận tăng chi phí sản xuất chung và ghi giảm nguyên vật
liệu trên TK 152 hoặc tăng khoản phái trả người bán trên TK 331 hay giảm
trên TK 111, TK 112 (nếu muốn đưa thẳng vào sản xuất mà không qua nhập
kho), ghi giảm TK CCDC trên TK 153 (nếu doanh nghiệp áp dụng
phương pháp phân bổ 1 lần), ghi giảm TK chi phí trả trước ngắn hạn hoặc TK
Chi phí trả trước dài hạn trên TK 242 (nếu doanh nghiệp áp dụng
phương pháp phân bổ 2 lần hoặc nhiều lần).

Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất, kế
toán ghi nhận tăng CP SXC, đồng thời ghi tăng khấu hao TSCĐ trên TK 214.
Ngoài ra, căn cứ vào các chứng từ kế toán khác, kế toán hạch toán tăng
các khoản CP dịch vụ mua ngoài, chi phí khác phát sinh tại bộ phận sản xuất
trên TK 627 và ghi tăng các TK phải trả hoặc ghi giảm các TK 331, 111, 112
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CPSXC sang TK Chi phí Sản xuất kinh
doanh dở dang để tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Kế toán ghi tăng
chi phí Sản xuất kinh doanh dở dang trên TK 154 đối với chi phí sản xuất
chung được phân bổ và tính vào chi phí chế biến trong kỳ. Còn đối với những
chi phí sản xuất chung không được phân bổ vào chi phí SXKD trong kỳ thì
được ghi nhận tăng vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.

2.1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Đối với doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp này, hàng tồn kho
không được ghi sổ liên tục. Do đó, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm
kê tất cả các loại nguyên, vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân
xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm
hoàn thành. Xuất phát từ đặc điểm đó, công tác hạch toán chi phí sản phẩm
trong các doanh nghiệp này có những khác biệt nhất định.

Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
14

Chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ vào bên nợ TK 631.

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tài khoản 621, 622, 627 phát sinh trong kỳ (như kê khai
thường xuyên) vào bên nợ TK 631để tính giá thành.

Cuối kỳ, tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ, ghi
tăng TK 154 và giảm TK 631.

Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành ghi tăng TK 632.

2.1.3.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Kế toán tổng hợp sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Để tiến hành công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán phải tập hợp các
chi phí phát sinh trên về TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Và
tiến hành mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí, từng
loại sản phẩm,…của các bộ phận sản xuất. Cuối kỳ tính giá thành, kế toán căn
cứ vào bảng tập hợp chi phí trong kỳ phát sinh kết chuyển chi phí NVLTT,
chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ liên quan.

Kế toán tổng hợp sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Để thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở
dang, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất”. Đầu kỳ, chi phí sản xuất
15

dở dang sẽ được kết chuyển sang TK 631. Toàn bộ chi phí NVLTT, chi phí
NCTT, chi phí SXC sẽ được tổng hợp và cuối kỳ kết chuyển sang TK 631
Nếu sản phẩm hoàn thành được nhập kho, giá thành sản xuất sẽ được kết
chuyển vào TK 632, còn CP sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ sẽ được kết
chuyển vào TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".

2.2. Kế toán tính giá thành phẩm


2.2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành phẩm

Đối tượng tính giá thànhlà khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất
định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị; có thể là một chi tiết
thành phẩm, thành phẩm,nhóm thành phẩm, công việc cụ thể hay một dịch vụ mà nhà
quản lý có nhu cầu thông tin về giá thành. DN có thể dựa vào một
hoặc một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp như:

 Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý


 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
 Yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, điều kiện và trình độ kế toán

Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì sản phẩm hoàn thành ở cuối quy
trình sản xuất là đối tượng tính giá thành.

Nếu quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá
thành là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở
từng giai đoạn sản xuất.

Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song (lắp ráp) thì sản
phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, từng bộ phận, chi tiết sản phẩm là đối tượng
tính giá thành.

Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công
việc sản xuất là đối tượng tính giá thành.

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết mà bộ phận kế toán giá thành
cần thiết tiếnhành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ
tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức
công việc tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu
thông tin về giá thành thực tế được kịp thời, đầy đủ, phát huy được vai trò
kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đáp ứng yêu cầu quản lý nội
bộ của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành có thể là tháng, hay năm tùy thuộc đặc điểm tổ
chức sản xuất và chu kỳ sản xuất hoặc yêu cầu về thông tin giá thành để xác định cho
thích hợp.
16

2.2.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp
sản xuất
2.2.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính

Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần
chi phí nguyên vật liệu chính còn các chi phí khác: chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Nó thường được
áp dụng cho doanh nghiệp có tỷ trọng nguyên vật liệu chính lớn
Công thức tính như sau:

2.2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương.

Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và
mức độ chế biến hoàn thành của chúng, để quy đổi khối lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương sau đó lần lượt tính từng khoản chi phí cho sản phẩm dở
dang cuối kỳ sau. Thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có tỷ lệ các khoản mục chi
phí tương đối bằng nhau. Công thức tính như sau:

Chi phí SP CP sản xuất phát sinh trong


DDĐK + Số
Chi phí kỳ
SPDDCK = X lượng
HTTĐ
Số lượng thành phẩm + Số lượng SPHTTĐ
Trong đó:

Số lượng SP HTTĐ = Số lượng SP làm dở x Mức độ hoàn thành (%)

2.2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và CPSX
định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính ra
giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ. Thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy
tình sản xuất, giá thành ổn định tương đương với giá định mức. Công thức xác định
như sau:
17

SLSP dở dang hoặc


Giá trị sản CPSX định mức cho SLSP HTTĐ đã
= x
phẩm DDCK 1 đơn vịSP quyđổi

2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Tùy theo tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp, quy trình sản
xuất sản phẩm, tính chất của từng sản phẩm, các doanh nghiệp có thể lựa chọn
một trong các phương pháp tính giá thành sau:

. Phương pháp giản đơn

Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất
giản đơn, sản xuất mang tính chất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, khối lượng
sản phẩm sản xuất lớn, chủng loại mặt hàng ít, không có hoặc có rất ít sản
phẩm dở dang. Theo phương pháp này, toàn bộ các chi phí phát sinh cho đối
tượng nào thì kế toán tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Đến cuối kỳ, kế toán
tính giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức:

Giá Chi phí sản CPSX


Chi phí sản
thành xuất + phát sinh - -Các khoản điều chỉnh
xuất DDCK
đơn vị DDĐK trong kỳ giảm giá thành
=
sản
phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành

Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng
một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao
động nhưng lại thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí
không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung
cho cả quá trình sản xuất.

Phương pháp này quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản
phẩm gốc, từ đó tính giá thành đơn vị sản phẩm gốc. Sau đó dựa vào giá
thành đơn vị sản phẩm gốc để tính giá hành đơn vị từng loại sản phẩm. Cách tính được
thực hiện qua các bước sau

Bước 1: Quy đổi tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng sản phẩm chuẩn dở dang
18

Giá thành định mức sản phẩm i


Hệ số quy đổi sản phẩm i =
Tổng khối lượng sản phẩm tiêu chuẩn

Số lượng thành phẩm I


Hệ số quy đổi sản phẩm
quy đổi theo sản phẩm = Số lượng thành phẩm i x
i
chuẩn

Tổng khối lượng SP tiêu


= ∑(SLSP hoàn thành thứ i xHệ số quy đổi SP)
chuẩn
Bước 2: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và tổng giá thành thực tế nhóm sản
phẩm.

Tổng giá Các khoản điều


Chi phí sản Chi phí phát Chi phí sản
thành chỉnh giảm giá
xuất đầu kỳ sinh trong kỳ xuất cuối kỳ
thực tế = + - - nhóm sản
nhóm sản nhóm sản nhóm sản
nhóm sản phẩm
phẩm phẩm phẩm
phẩm
Bước 3: Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn

Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm chuẩn


Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm =
chuẩn Tổng số lượng sản phẩm chuẩn

Bước 4: Tính giá thành đơn vị sản phẩm và tổng giá thành từng sản phẩm

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i = Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn x hệ số quy đổi
sản phẩm i

Tổng giá thành thực tế sản phẩm i = Số lượng sản phẩm i hoàn thành x giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm i

2.5.4.3. Phương pháp tỉ lệ

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá
trình sản xuất, cùng sử dụng một lượng NVL đầu vào, cùng một lượng lao
động nhưng kết quả sản xuất lại tạo ra các sản phẩm cùng loại có quy cách,
19

phẩm chất, kích cỡ khác nhau mà chi phí sản xuất không tách riêng ra được. Đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản
phẩm trong nhóm. Theo phương pháp này, giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm từng
loại được xác định căn cứ vào giá thành kế hoạch (giá thành định mức) của đơn vị
sản phẩm từng loại và tỉ lệ giá thành. Công thức tính như sau:

Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí.

Tổng giá Các khoản điều


Chi phí sản Chi phí phát
thành Chi phí sản chỉnh giảm giá
xuất đầu kỳ sinh trong kỳ
thực tế = + - xuất cuối kỳ - nhóm sản
nhóm sản nhóm sản
nhóm sản nhóm sản phẩm phẩm
phẩm phẩm
phẩm

Bước 2: Tính tổng giá thành kế hoạch nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí

Tổng giá thành kế Số lượng sản phẩm hoàn Giá thành định mức sản
= x
hoạch nhóm sản phẩm thành trong nhóm phẩm
Bước 3: Tính tỷ lệ giá thành nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí

Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm


Tỷ lệ tính
giá thành =
Tổng giá thành kế hoạch nhóm sản phẩm

Bước 4: Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí.

Giá thành đơn vị thực Tỷ lệ giá thành nhóm sản Giá thành định mức sản
= x
tế sản phẩm phẩm phẩm

Phương pháp phân bước

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có quá trình sản xuất
sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, sản phẩm của giai đoạn trước là
nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận chi tiết
sản phẩm hoặc các giaiđoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán
thành phẩm.
20

Giá thành sản xuất sản phẩm = Tổng cộng giá thành của bộ phận thứ i

Phương pháp đơn đặt hàng

Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp tính giá thành sản phẩm các quy
trình sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và đối
tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong đơn đặt hàng. Phương pháp thực hiện tương
tự như phương pháp trực tiếp.

3. Kế toán thiệt hại trong sản xuất

3.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng

Khái niệm về sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng trong sản xuất là sản phẩm không thoả mãn các điều kiện về chất lượng,
kỹ thuật quy định cho sản phẩm tốt (màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp…)

Phân loại.

Theo mức độ hư hỏng: Có sản phẩm hỏng có sửa chữa được và không sửa chữa được

Sản phẩm hỏng có sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa
chữa được và chi phí sửa chữa thấp.

Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật không
thể sửa chữa được hoặc có sửa chữa được nhưng chi phí sửa chữa cao.

Về mặt quản lý: Có sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức.

Sản phẩm hỏng trong định mức là sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp đã dự kiến được là nó
sẽ xãy ra không tránh khỏi. Phần thiệt hại này (chi phí sửa chữa , giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được) được tính vào giá trị sản phẩm trong kỳ.

Sản phẩm hỏng ngoài định mức là sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của quá trình sản
xuất do các nguyên nhân bất thường xãy ra như: mất điện, hỏng máy, thiếu nguyên vật
liệu, thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên…. Phần thiệt hại này doanh nghiệp phải xử lý.
21

Sơ đồ kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức

TK152(621),334(622,627),

153(627),… TK154 (sp hỏng) Tk 154, 155,157,632

K/c chi phí sản phẩm Sản phẩm hỏng sửa

chữa được

TK 1388,152,..

Giá trị sản phẩm hỏng

không sửa chữa được

Sơ đồ kế toán sản phẩm hỏng ngoài định mức.

TK 152 (621),334 (622,627),

153(627)… TK 154 (SP hỏng) TK 632

Chi phí sửa chữa Sang giá vốn

TK 154 (cp), 155, 157 TK 1388, 152, 111,..

632

Giá trị sản phẩm hỏng Nhập kho, bán phế liệu ,

Đòi bồi thường,..

3.2. Kế toán thiệt hại về ngừng sản xuất


22

Khái niệm

Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc gián đoạn sản xuất ở
từng phân xưởng, bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp về những nguyên nhân chủ quan hay
khách quan đem lại. Trong thời gian đó doanh nghiệp vẫn phải chi phí để duy trì hoạt
động: Lương, khấu hao, chi phí bảo dưỡng…

Sơ đồ kế toán về thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch

Sơ đồ kế toán thiệt hại về ngừng sản xuất bất thường

TK 334, 338 (622,627) TK 154 ( thiệt hại NSX) TK 811


214 (627),…

CP thiệt
hại trong thời gian CP khác về
NSX bất thường NSX

TK 1388,111,334,…
Bắt bồi thường
về NSX
23

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần
Takuda Việt Nhật

2.1 Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD của Công ty có ảnh hưởng đến kế toán
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

a. Thông tin chung

• Tên công ty: Công ty Cổ phần Takuda Việt Nhật

• Địa chỉ đăng ký: số 6, đường Chùa Dận, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh, Việt Nam

• MST: 0106116915

• Ngày thành lập: 6/3/2013

• Vốn pháp định: 50 tỷ đồng

• Website: http://takudamotor.com.vn

• Đại diện pháp luật: Ông Tạ Quốc Đạt

• Ngành nghề kinh doanh chính: Lắp ráp và phân phối xe đạp điện.

b. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Bắt đầu như một doanh nghiệp gia đình với cửa hàng bán lẻ xe đạp điện đầu tiên được
khai trương vào năm 2011 và nhanh chóng mở rộng sang 4 phòng trưng bày ở Hà Nội và
Bắc Ninh trong vòng một năm.

Công ty Cổ phần Takuda Việt Nhật được thành lập vào năm 2013 với tư cách là một
doanh nghiệp tư nhân và bắt đầu sản xuất và lắp ráp xe máy điện.

Từ đó, Takuda đã không ngừng phát triển và mở rộng để trở thành một trong năm nhà
cung cấp lớn nhất tại thị trường miền Bắc Việt Nam, phục vụ chuỗi giá trị E-bike từ thiết
kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối đến dịch vụ hậu mãi.

Sau năm năm hoạt động, Takuda đã vận hành một nhà máy sản xuất 10.000 m2 - nhà máy
xe đạp điện trong nước thứ hai ở miền Bắc Việt Nam và hệ thống phân phối với 25
showroom thuộc sở hữu - Hệ thống phân phối xe điện số 1.
24

Trong 5 năm tới, Takuda dự kiến tăng doanh thu của Công ty lên trên 400 tỷ đồng. Kế
hoạch này bao gồm việc đầu tư nhà máy mới với diện tích 10 ha, sản xuất cả xe máy điện
tử và xe điện tử và mở ít nhất 300 cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

Một số cột mốc

Năm 2013: Thành lập Công ty Cổ phần Takuda Việt Nhật

Bắt đầu hoạt động nhà máy xe đạp điện với 1 dây chuyền lắp ráp

Mở cửa hàng bán lẻ thứ 5 tại thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh

Năm 2015 Nhận giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm do Đăng kiểm Việt Nam cấp

Tháng 4 - 2016 Hợp tác với BOSCH - nhà cung cấp giải pháp công nghệ và các thành
phần chính cho xe điện tử bao gồm động cơ, trung tâm điều khiển và hệ thống phanh ABS
...

Tháng 9 – 2016: Hệ thống phân phối chính thức và phát triển với 25 cửa hàng bán lẻ xe
đạp điện ở miền Bắc và Trung tâm Việt Nam

Tháng 12 - 2016 Hoàn thành giai đoạn 1 của việc cơ cấu lại công ty trong quá trình cải
tiến nhà máy, quy trình kinh doanh cốt lõi và hệ thống báo cáo.

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần Takuda Việt Nhật là doanh nghiệp lắp ráp và phân phối xe đạp, xe máy
điện.

Các sản phẩm lắp ráp chính của công ty: Xe Vespa, xe X-men, xe 133S với nhiều màu sắc
đa dạng.

Công ty đặt hàng linh kiện tại các xưởng sản xuất và gia công linh kiện, phụ kiện khác
nhau. Phụ tùng cho xe đạp điện được thu mua tại nhiều nhà cung cấp khác nhau sau đó
tập hợp lại để tập hợp lại và ráp thành xe thành phẩm để bán.

Công ty sản xuất theo kế hoạch được phòng kế hoạch lập ra dựa trên sản lượng xe tiêu thụ
kỳ trước, số xe tiêu thụ kỳ này năm trước và các đơn đặt hàng. Sau đó chuyển kế hoạch
cho kế toán nguyên vật liệu thu mua để phục vụ nhu cầu sản xuất. Nguyên vật liệu mua về
sẽ do kế toán nguyên vật liệu,1 nhân viên phụ trách kỹ thuật, và thủ kho tiến hành kiểm
tra và nhập kho. Nguyên vật liệu đạt yêu cầu sẽ được nhập kho, còn không thì sẽ yêu cầu
nhà cung cấp cấp lại linh kiện mới đủ tiêu chuẩn. Xưởng sản xuất khi có nhu cầu thì yêu
cầu xuất kho để sản xuất. Cũng có nhiều trường hợp nguyên vật liệu về không qua kho
mà xuất trực tiếp vào xưởng sản xuất luôn để đáp ứng nhu sản xuất.
25

Tất cả các sản phẩm của công ty được tiến hành lắp ráp tại cùng một phân xưởng. Xưởng
sản xuất của công ty có 3 dây chuyền sản xuất giống nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Sản phẩm được lắp ráp hoàn thành trong ngày, không có sản phẩm dở dang.

(Nguồn: Phân xưởng sản xuất – công ty cổ phần Takuda Việt Nhật)

Sau khi nhập kho sản xuất xong xe sẽ được bộ phận Kiểm tra tiến hành kiểm tra, nếu có
sản phẩm không phù hợp thì sửa chữa.
26

2.1.3. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính của công ty

Bảng: Trích tình hình Tài sản- Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

TÀI SẢN    

A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 60.400.395.853 58.493.043.177 65.560.437.156

I. Tiền và các khoản tương


6.623.809.262 8.023.804.511 7.317.890.657
đương tiền

III. Các khoản phải thu ngắn


4.385.228.636 8.030.188.069 9.790.246.904
hạn

IV. Hàng tồn kho 49.096.357.955 42.144.050.597 47.090.145.826

B-TÀI SẢN DÀI HẠN 11.082.146.875 39.593.311.662 40.219.980.882

IV. Tài sản cố định 10.773.578.983 25.700.073.998 27.981.370.482

Tổng cộng tài sản 71.482.542.728 98.056.354.839 105.780.418.038

NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ 3.390.160.889 9.603.412.748 11.230.970.460

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 68.092.381.839 88.452.942.091 94.549.447.578

Tổng cộng nguồn vốn 71.482.542.728 98.056.354.839 105.780.418.038

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Từ bảng trên ta thấy, quy mô tổng tài sản của công ty có sự tăng đều qua các năm. Năm
2016 tăng trưởng tốt nhất với tổng tài sản tăng thêm gần 27 tỷ đồng. Qua 3 năm ta cũng
thấy tài sản ngắn hạn của công ty luôn lớn hơn tài sản dài hạn và hàng tồn kho là khoản
mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của công ty.

Bảng số: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017
27

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

1.Doanh thu bán hàng và


168.592.835.178 205.312.064.605 272.738.690.001
cung cấp dịch vụ

2.Giá vốn hàng bán 143.450.218135 162.559.771.625 223.377.716.220

3.Lợi nhuận gộp về hàng


25.142.617.043 40.307.184.819 48.098.833.781
bán và cung cấp dịch vụ

4.Chi phí bán hàng 8.719.987.602 13.108.563.227 13.737.589.315

5.Chi phí quản lý doanh


7.385.599.363 6.772.366.273 7.115.323.420
nghiệp

6.Lợi nhuận thuần từ hoạt


9.023.480.127 20.360.560.252 25.239.408.887
động kinh doanh

8.Lợi nhuận sau thuế


7.218.784.101 16.288.448.201 20.191.527.109
TNDN

Dựa vào bảng số liệu ba năm qua cho thấy lợi nhuận của công ty đã tăng mạnh qua các
năm.Đặc biệt năm 2016, lợi nhuận tăng hơn 200% tương ứng với hơn 9 tỷ đồng.
28

2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lí và tổ chức kinh doanh của công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ


Sơ đồ tổ chức: ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TRỢ LÝ–PHÁP CHẾ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

P. HCNS P. PHÁT P. KẾ HOẠCH - P. TÀI CHÍNH - P. KINH


TRIỂN SẢN KỸ THUẬT- KẾ TOÁN DOANH
PHẨM SẢN XUẤT

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty, có quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được
Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.

Hội đồng quản trị:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng
năm của công ty;

- Giám sát, chỉ đạo Tổng Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc
kinh doanh hằng ngày của công ty;

Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn thay mặt công ty giải quyết các vấn đề
liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi hoạt động của công ty.Ban
kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì lợi ích của Cổ đông
và vì lợi ích của Người lao động trong công ty;
29

Ban Trợ lý – Pháp chế có chức năng kiểm soát, trợ lý giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng
quản trị/ Tổng Giám đốccác vấn đề liên quan đến lĩnh vực xây dựng, tài chính và pháp lý
của công ty.

Phòng hành chính nhân sự:Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc hoạch định và
phát triển nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện, giám sát và đo lường việc triển khai các
hoạt động liên quan đến quản trị nguồn nhân lực tại công ty, thực hiện các công tác hành
chính, quản trị phục vụ cho Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên trong công ty.

Phòng phát triển sản phẩm:

 Tiếp thị, tìm kiếm nhu cầu thị trường, lập hồ sơ phát triển sản phẩm, tìm kiếm cơ
hội đầu tư thích hợp cho công ty.

 Công tác đầu tư phát triển sản phẩm, quản lý và khai thác các sản phẩm đảm bảo
hiệu quả cao và mục tiêu phát triển của công ty.

Phòng kế hoạch-kỹ thuật sản xuất: Tham mưu cho Tổng giám đốc các lĩnh vực sau:

 Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty;

 Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các sản phẩm đầu tư;

 Công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm;

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc
công ty về toàn bộ công tác kinh doanh các sản phẩm của các dự án docông ty làm Chủ
đầu tư hoặc liên doanh liên kết.

Phòng tài chính- kế toán: Tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động và nghiệp vụ tài
chính kế toán trên toàn hệ thống của công ty.

2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Takuda Việt Nhật

d. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Công ty cổ phần TAKUDA Việt Nhật tổ chức bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ
doanh nghiệp tổ chức một phòng kế toán ở trụ sở chính, các cửa hàng đều không có tổ
chức kế toán riêng, mà chỉ có nhân viên làm nhịêm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm
tra, nhập dữ liệu ban đầu và định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán. Phòng kế toán tổ
chức hệ thống sổ tổng hợp và chi tiết để xử lý, ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh
30

doanh của doanh nghiệp, lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý
toàn doanh nghiêp.

Sơ đồ phòng kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán


thuế nguyên kho thành công nợ bán buôn bán lẻ
vật liệu phẩm phải trả

Kế toán trưởng: Chịu sự quản lý trực tiếp cuả Tổng giám đốc công ty, báo cáo Giám đốc
về công việc của bộ phận, tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp, điều phối các nguồn
lực đảm bảo triển khai các công việc của bộ máy kế toán công ty, đề xuất các vấn đề liên
quan đến kế toán tài chính, kế toán nội bộ. Công việc của kế toán trưởng là kiểm tra,
duyệt các chứng từ hợp lệ, theo dõi các giao dịch, kiểm soát chi phí của doanh nghiệp, các
vấn đề về thuế, kiểm tra đối chiếu số liệu, sổ sách giữa các phần hành kế toán, lập báo cáo
tài chính.

Kế toán thuế: Nhập liệu vào phần mềm. Lập báo cáo thuế hàng quý, quyết toán thuế thu
nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp theo quý và năm. Lập phiếu thu, chi thanh toán
hoàn ứng, đối chiếu quỹ tiền mặt. Tính lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty.
Theo dõi và cập nhật những thay đổi về thuế và luật kịp thời. Thực hiện các công việc
khác do kế toán trưởng yêu cầu.

Kế toán nguyên vật liệu: Lập kế hoạch sản xuất, thu mua nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu
sản xuất.Hàng tuần, tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất tồn nguyên vật liệu và
lập báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu. Cuối tháng kiểm kê và lập báo cáo nhập xuất
tồn nguyên vật liệu gửi kế toán trưởng, báo cáo tổng số NVL xuất kho, kế hoạch NVL,
tính giá thành sản phẩm.

Kế toán kho thành phẩm: Lập phiếu nhập xuất kho thành phẩm. Theo dõi nhập xuất tồn
kho thành phẩm tại công ty và các cửa hàng; tham gia kiểm đếm, đối chiếu số lượng hàng
nhập xuất tồn kho thành phẩm. Hàng tuần, kiểm kê thành phẩm, lập báo cáo tổng hợp
31

nhập xuất tồn kho thành phẩm. Cuối tháng, đối chiếu số liệu nhập xuất tồn kho thành
phẩm với kế toán công nợ phải thu; kiểm kê thành phẩm, lập biên bản kiểm kê và xử lý
chênh lệch nếu có; lập báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm gửi kế toán
trưởng.

Kế toán công nợ phải trả: Kiểm tra đối chiếu công nợ phải trả của nhà cung cấp, lập các
khoản nợ, theo dõi các khoản nợ chưa thanh toán hoặc đến hạn thanh toán. Kiểm tra các
thông tin trên hoá đơn đầu vào, đảm bảo tính chính xác, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Hàng
tuần, hàng tháng lập báo cáo công nợ phải trả và kế hoạch thanh toán công nợ gửi kế toán
trưởng. Cuối tháng đối chiếu công nợ với nhà cung cấp, lưu trữ chứng từ, tài liệu, sổ sách.
Làm các công việc khác do kế toán trưởng yêu cầu.

Kế toán bán buôn: Nhập dữ liệu bán hàng, sổ tiền gửi ngân hàng vào phần mềm kế toán.
Theo dõi các khoản công nợ phải thu bán buôn khách hàng, kiểm soát doanh thu liên quan
đến hoạt động bán buôn khách hàng. Lập báo cáo Doanh thu bán buôn khách hàng. Xuất
hóa đơn VAT cho khách buôn. Hàng tuần, kiểm tra doanh thu của khách hàng bán buôn;
lập kế hoạch thu tiền khách hàng và lập báo cáo tổng doanh thu khách hàng bán buôn gửi
kế toán trưởng. Cuối tháng, đối chiếu số liệu nhập xuất tồn với kế toán kho thành phẩm.
Theo dõi tình hình công nợ phải thu của khách hàng bán buôn và lập biên bản đối chiếu
công nợ khách hàng. Lưu trữ chứng từ, tài liệu, sổ sách. Làm các công việc khác do kế
toán trưởng yêu cầu.

Kế toán bán lẻ: Nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán khách hàng bán lẻ để theo dõi, lập
báo cáo bán lẻ cửa hàng; kiểm soát doanh thu - chi phí liên quan đến hoạt động bán lẻ cửa
hàng; theo dõi các khoản công nợ phải thu bán lẻ cửa hàng; cập nhật và kiểm soát nhập
xuất tồn hàng cho khách hàng bán lẻ cửa hàng; xuất hóa đơn VAT khách lẻ cửa hàng.
Hàng tuần, kiểm tra doanh thu của khách lẻ cửa hàng và lập báo cáo tổng doanh thu tuần
gửi kế toán trưởng. Cuối tháng, đối chiếu số liệu nhập xuất tồn với kế toán kho thành
phẩm. Báo cáo tổng số hàng xuất kho khách hàng bán lẻ cửa hàng.Theo dõi tình hình
công nợ phải thu của khách hàng lẻ cửa hàng và lập biên bản đối chiếu công nợ khách
hàng. Lưu trữ chứng từ tài liệu sổ sách. Làm các công việc khác do KTT phân công.

d. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Công ty đang thực hiện chế độ kế toán ban hành theo TT200.

Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là VNĐ (Việt Nam Đồng).

Năm tài chính của Công ty theo năm dương lịch, năm kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01
và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Doanh nghiệp đang áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
32

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

Ghi nhận hàng tồn kho theo phương pháp giá gốc.

Doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, dựa trên thời gian hữu
dụng ước tính để tính khấu hao TSCĐ tại doanh nghiệp.

c. Chứng từ, tài khoản và báo cáo sử dụng.

Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kế toán phát sinh
đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Hệ thống chứng từ của một số phần hành kế toán chủ yếu của công ty như sau:

- Hoạch toán vốn bằng tiền: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, tờ trình thanh
toán, bảng kiểm kê quỹ, bảng kê chi tiền.

- Hoạch toán tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương;

- Hoạch toán hàng tồn kho: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư,
công cụ, sản phẩm, hàng hoá, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, bảng kê mua hàng, bảng
phân bổ nguyên vật liệu - công cụ - dụng cụ;

- Hoạch toán TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản bản
đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

Tài khoản sử dụng

Công ty cổ phần Takuda Việt – Nhật sử dụng hầu hết các TK cấp 1 trong hệ thống tài
khoản kế toán CÔNG TY ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
của Bộ tài chính cùng với các tài khoản cấp 2, 3 cần thiết để phản ánh đầy đủ mọi hoạt
động kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ phù hợp với đặc trưng riêng của công ty.

Báo cáo

- Báo cáo tài chính

Công ty đang áp dụng hệ thống báo cáo tài chính quy định theo Thông tu 200/2014/TT-
BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính công ty đang sử dụng
bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán


33

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

-Báo cáo quản trị

Công ty sử dụng rất nhiều báo cáo quản trị cho công tác quản lý của mình. Có thể liệt kê
một số báo cáo như:

 Báo cáo hàng tồn kho

 Báo cáo các khoản phải thu, phải trả của công ty

 Báo cáo tình hình kinh doanh tại các cửa hàng….

d. Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng tại công ty

Căn cứ vào thực trạng kế toán tại đơn vị, căn cứ vào trình độ và yêu cầu quản lý mà đơn
vị đã áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với việc phần mềm được thiết kế thực
hiện theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
34

Sơ đồ 2.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ gốc

Sổ, thẻ kế toán


Sổ nhật ký chung chi tiết

Bảng tổng hợp


Sổ cái chi tiết theo đối
tượng

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính


Ghi chú:

Ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

Công ty sử dụng phần mềm Kế toán việt được xây dựng trên hình thức Nhật ký chung để
tiến hành hạch toán ghi sổ.

Hình : Màn hình đăng nhập phần mềm Kế toán việt


35

(Nguồn: Phòng kế toán)

Trình tự ghi sổ của công ty:


Chứng từ kế toán Sổ kế toán:
- Sổ tổng hợp
Phần mềm kế toán - Sổ chi tiết

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán - Báo cáo tài chính


- Báo cáo kế toán quản trị
Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng và cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày, tùy vào kế toán viên, căn cứ vào chứng từ liên quan hoặc bảng tổng hợp
chứng từ đã được kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ, nhập dữ liệu vào máy vi tính theo
các bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm
kế toán, các thông tin tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết
có liên quan.
36

Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc
đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo
chính xác, trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ. Kế toán viên có thể kiểm tra, đối
chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ
phần Takuda Việt Nhật

2.2.1. Cách xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
sản phẩm

Hệ thống lắp ráp tại nhà máy là một quy trình khép kín, đối tượng tập hợp chi phí và giá
thành của doanh nghiệp như sau:

Đối tượng tập hợp chi phí: Các loại chi phí phát sinh trong phân xưởng.

Đối tượng tính giá thành: Là từng loại xe.

Sáu tháng công ty tiến hành tính giá thành sản phẩm 1 lần.

2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn, có vai trò
quan trọng trong việc hình thành nên giá thành phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là
toàn bộ nguyên vật liệu được dùng trực tiếp cho việc lắp ráp xe điện. Việc tính toán chính
xác, đầy đủ chi phí nguyên vật liệu đặc biệt quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao
vật chất trong sản xuất, đảm bảo tính đúng giá thành và là căn cứ góp phần hạ giá thành
sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Các nguyên vật liệu chính tham gia vào quá trình sản xuất và các nhà cung
cấp chính của công ty cổ phần Takuda Việt Nhật:
37

CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT DANH SÁCH NHÀ CUNG CẤP CHÍNH
Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh

TT Tên NCC Tên Công ty Linh kiện Địa chỉ Điện thoại
Khung + càng sau+CCC,P+G.đông,tai bắt xi
nhan TP,tai bắt phanh
Nhựa Địa chỉ : Nội Bài,Quang Tiến ,Sóc Sơn , 008 4-4-35821751
1 UMV Công ty UNITED MOTOR VIỆT NAM JSC.
Đèn Hà Nội 0168 3636 051
Đồng hồ
Dán tem
Địa chỉ : Phường 3 , Phủ lỗ , Sóc Sơn, Hà
2 HIMICO Công ty TNHH MTC Quốc Gia Linh kiện nhập khẩu(có bảng kê đính kèm) 0164 5322 059
Nội
Động cơ Tầng 10.tòa nhà 194 Golden Buildinh,473
3 H.F.T CN CÔNG TY TNHH BOSCH VIỆT NAM Điều khiển Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình 0934 595 880
Sạc Thạnh,HCM,Việt Nam
Thôn Đông Lai - Xã Quang Tiến - Huyện
4 A.Minh TQ CÔNG TY TNHH KIỆT LONG Linh kiện 9 chi tiết 0913 248 520
Sóc Sơn - TP Hà Nội
5 TIẾN VIỆT DNTN TIẾN VIỆT Yên xe KCN Tiên Du - Từ Sơn - Bắc Ninh 0984 023 868

6 AUTO PARTS CÔNG TY TNHH AUTO PARTS KINH BẮC Lốp 110/70-12 Tri Phương - Tiên du - Bắc Ninh - Việt nam 0912 905 166

Dây điện tổng


126 Ngô Quyền - Quang Trung - Hà Đông -
7 DÂY ĐIỆN CHIUYI CHIUYI VIỆT NAM Chíp xi nhan 08-4-4 632 521 57
Hà Nội
Còi 12V
Dây kéo sập khóa yên
8 QUANG HOA CÔNG TY TNHH SX&TM QUANG HOA Nam Phong - Phú Xuyên - Hà Nội 0985 027 788
Dây phanh sau
ANH HIỆP - HƯNG Tai bắt xi nhan
9
YÊN Tai bắt phanh
Trục càng sau +ecu M12
10 QUANG HUY Công ty TNHH Sản xuất và TM Quang Huy Trại Cây Xanh - Mỹ Hào - Hưng Yên 0989 089 765
Bộ trục vành trước +Căn 28+Ecu
11 BÌNH NGA Bu lông ốc vít Nga Bình Bộ ốc + vít Từ Sơn - Bắc Ninh 0913 346 013
Áttomat 461 Phạm Văn Đồng, ngã tư Cổ Nhuế, Từ
12 MINH SƠN Tổng đại lý xe đạp, xe máy điện Minh Sơn 0169 283 3017
Van xe liêm, Hà Nội
Tem xe Số 104 - Nguyễn Phong Sắc - Nghĩa Tân -
13 IN VIỆT NAM Công ty ĐT&PTDV in Việt Nam - 0936.808.388
Tem xuất xứ Hà Nội
14 DŨNG LÒ XO Lò so chân chống chính + phụ Tiên Lục ,Lạng Giang, Bắc Giang 098 607 882
Vành đĩa(chỉ đỏ) KCN Phú Minh - Phường Cổ Nhuế 2 -
15 TOÀN LỰC Công ty cổ phần Toàn Lực 0976 343 086
Tay dắt + cụm vai ngang trên Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội

(Nguồn: Phòng kế toán)

Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá gốc, bao gồm giá mua
trên hóa đơn (không bao gồm thuế GTGT), chi phí vận chuyển, bốc dỡ và các loại chi phí
khác (nếu có). Do số lần xuất kho ít, số lượng hàng tồn kho nhiều, giá cả không có nhiều
biến động nên doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho được tính
theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Còn đối với nguyên vật liệu mua về
xuất thẳng cho sản xuất, giá trị nguyên vật liệu trực tiếp chính là giá trị thực tế của lô
hàng.

Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Kế toán áp dụng
phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng dòng sản
phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phụ thuộc vào số lượng hàng tồn kho thực tế sử
dụng và giá trị của nó.

Chứng từ sử dụng: Giấy đề nghị xuất vật tư, hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho,
bảng tổng hợp và phân bổ nguyên vật liệu.

Tài khoản sử dụng:Công ty sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng.
38

Trong bài em sẽ lấy số liệu minh họa là kỳ tính giá thành từ ngày 1/6/2017 đến này 31
tháng 12 năm 2017. Trong kỳ này công ty chỉ tiến hành sản xuất trong 3 tháng 7,8,9. Còn
từ tháng 10 đến tháng 12 công ty tiến hành ngừng sản xuất.

Ví dụ trong tháng 8 năm 2017, công ty sử dụng phiếu xuất kho để xuất hàng các vật liệu
còn tồn kho.

Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho của công ty như sau:

Xưởng sản xuất có nhu cầu sử dụng hàng tồn kho sẽ lập phiếu đề nghị xuất vật tư ghi rõ
tên vật tư, số lượng. Sau đó chuyển phiếu đề nghị xuất vật tư cho kế toán nguyên vật liệu,
kế toán nguyên vật liệu sẽ tiến hàng kiểm tra số lượng hàng tồn kho trên phần mềm, nếu
còn đủ kế toán sẽ tiến hành nhập liệu vào phần mềm và tiến hành in phiếu xuất kho chưa
có tiêu thức đơn giá và thành tiền để mang xuống kho tiến hành xuất vật tư. Cuối kỳ thì
đơn giá xuất kho mới được kế toán thao tác tính trên phần mềm.

Mẫu phiếu xuất như sau:


39
40

Giao diện nhập liệu cho vật tư xuất kho.

Trường hợp mua hàng không qua kho nhập thẳng vào xưởng sản xuất. Ví dụ hóa đơn mua
động cơ xe X-men và bộ khiển ngày 18/8/2017 của công ty TNHH thương mại và dịch vụ
hóa chất H.F.T
41

Hình…
Căn cứ vào hóa kế toán ghi nhận vào phần mềm như sau:
42

Các hóa đơn, phiếu xuất nguyên vật liệu được xuất cho sản xuất sẽ được ghi thêm
vào bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ để làm căn cứ kế toán cuối
tháng năm tính được chi tiết giá trị chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng dòng
sản phẩm.
CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT BẢNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU Biểu P03-A
Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh Từ 1/7/2017 đến 31/12/2017

M133S Vespa XMEN


Cộng
STT Khoản mục chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Động cơ Bộ 2.300 326.364 750.636.372 1.100 326.364 359.000.004 1.200 326.364 391.636.368
2 Khung, càng xe Bộ 2.300 700.000 1.610.000.000 1.100 1.000.000 1.100.000.000 1.200 900.000 1.080.000.000
3 Sạc Bộ 2.300 299.000 687.700.000 1.100 316.000 347.600.000 1.200 316.000 379.200.000
4 Yên xe Bộ 2.300 133.000 305.900.000 1.100 133.000 146.300.000 1.200 133.000 159.600.000
5 Lốp Bộ 2.300 466.400 1.072.720.000 1.100 466.400 513.040.000 1.200 466.400 559.680.000
6 Dây điện tổng Bộ 2.300 90.000 207.000.000 1.100 135.000 148.500.000 1.200 135.000 162.000.000
7 Xi nhan Bộ 2.300 9.000 20.700.000 1.100 9.000 9.900.000 1.200 9.000 10.800.000
8 Còi Bộ 2.300 13.500 31.050.000 1.100 13.500 14.850.000 1.200 13.500 16.200.000
9 Dây kéo sập khóa yên Chiếc 2.300 7.000 16.100.000 1.100 7.000 7.700.000 1.200 7.000 8.400.000
10 Dây phanh sau Chiếc 2.300 20.000 46.000.000 1.100 20.000 22.000.000 1.200 20.000 24.000.000
11 Trục càng trước Bộ 2.300 9.000 20.700.000 1.100 9.000 9.900.000 1.200 9.000 10.800.000
12 Trục càng sau Bộ 2.300 12.000 27.600.000 1.100 12.000 13.200.000 1.200 12.000 14.400.000
13 Nhựa Bộ 2.300 700.000 1.610.000.000 1.100 800.000 880.000.000 1.200 700.000 840.000.000
Vàng Bộ 300 700.000 210.000.000 - - - - - -
Đỏ Bộ 300 700.000 210.000.000 - - - 200 700.000 140.000.000
Đen Bộ 600 700.000 420.000.000 700 800.000 560.000.000 600 700.000 420.000.000
Trắng Bộ 800 700.000 560.000.000 220 800.000 176.000.000 - - -
Xanh lá Bộ 300 700.000 210.000.000 180 800.000 144.000.000 400 700.000 280.000.000
14 Đèn Bộ 2.300 250.000 575.000.000 1.100 230.000 253.000.000 1.200 230.000 276.000.000
15 Đồng hồ Bộ 2.300 170.000 391.000.000 1.100 170.000 187.000.000 1.200 170.000 204.000.000
16 Dán tem Bộ 2.300 80.000 184.000.000 1.100 80.000 88.000.000 1.200 80.000 96.000.000
17 Tem xe Bộ 2.300 24.500 56.350.000 1.100 24.500 26.950.000 1.200 24.500 29.400.000
18 Tem xuất xứ Bộ 2.300 300 690.000 1.100 300 330.000 1.200 300 360.000
19 Lò xo chân chống phụ Bộ 2.300 3.000 6.900.000 1.100 3.000 3.300.000 1.200 3.000 3.600.000
20 Attomat Chiếc 2.300 10.500 24.150.000 1.100 10.500 11.550.000 1.200 10.500 12.600.000
21 Van xe Bộ 2.300 8.600 19.780.000 1.100 8.600 9.460.000 1.200 8.600 10.320.000
22 Bộ ốc vít Bộ 2.300 80.080 184.184.000 1.100 80.080 88.088.000 1.200 80.080 96.096.000
23 Vành đĩa Chiếc 2.300 220.000 506.000.000 1.100 220.000 242.000.000 1.200 220.000 264.000.000
24 Bộ khiển Bộ 2.300 54.545,45 125.454.535 1.100 54.545,45 59.999.995 1.200 54.545,45 65.454.540
25 Linh kiện 9 chi tiết Bộ 2.300 863.600 1.986.280.000 1.100 863.600 949.960.000 1.200 863.600 1.036.320.000
26 Linh kiện nhập khẩu Bộ 2.300 1.180.000 2.714.000.000 1.100 1.180.000 1.298.000.000 1.200 1.180.000 1.416.000.000
CỘNG 5.730.389 13.179.894.907 6.172.389 6.789.627.999 5.972.389 7.166.866.908 27.136.389.814
43

Bảng này được cộng dồn qua các phiếu xuất kho, hóa đơn mua từ nhà cung cấp
trực tiếp xuất dùng. Giá trị thành tiền được tính như sau:
Giá trị thành tiền= Giá trị hàng xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền
cả kỳ dự trữ + Giá trị hàng mua trực tiếp không qua kho.
Đơn giá = Thành tiền/số lượng
Bảng cũng được dùng để đối chiếu với giá trị trên sổ cái TK 621 và làm căn cứ để
kết chuyển TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154 – Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang.
Từ phần mềm ta trích được các sổ sách sau:
Sổ cái tài khoản 621:
CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT
SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày : 01/07/2017 đến ngày: 31/12/2017
Tài khoản: 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK đối
Chứng từ Diễn giải ứng Phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ
… … … …
1/8/2017 PXK0029 Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất 152 560.000.010
…. …. …. ….
22/8/2017 PXK0033 Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất 152 673.737.596
… … …
28/8/2017 0000453 Mua động cơ và khiển xuất trực tiếp 331 39.090.909
… … …
31/12/2017 PKT20 Kết chuyển chi phí 621 -->1541 154 7.166.866.908
31/12/2017 PKT20 Kết chuyển chi phí 621 -->1542 154 6.789.627.999
31/12/2017 PKT20 Kết chuyển chi phí 621 -->1543 154 13.179.894.907
Tổng phát sinh 27.136.389.814 27.136.389.814
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập sổ Kế toán trưởng
44

2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ở công ty bao gồm: Tiền lương, chuyên cần, tiền ăn
trưa. Tại công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Tiền chuyên cần được tính
nếu công nhân đi làm đủ số ngày công chuẩn.

Nhân công của công ty là lao động thời vụ ký hợp đồng dưới 3 tháng.

Dựa vào bảng chấm công được kết xuất ra từ máy chấm công, kế toán biết được số ngày
làm việc thực tế của từng công nhân. Trên cơ sở đó để tính tiền ăn trưa cho mỗi người.
Hiện nay, công ty hỗ trợ phụ cấp ăn trưa cho công nhân là 15.000đ/công/người.

Ngoài tiền lương chính trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các
khoản phụ cấp, tiền làm thêm vào ngày lễ, nghỉ phép. Tất cả các khoản này được cộng
vào lương chính và trả cho công nhân.

Cách tính lương cho công nhân như sau:

Lương= Số ngày làm việc*(Tiền ăn 1 công + Lương cơ bản/26) + Chuyên cần + Số giờ
làm thêm*(lương cơ bản+1.000.000)/26/8)

Phương pháp tập hợp chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ tại
công ty được kế toán áp dụng phương pháp gián tiếp rồi phân bổ theo số lượng xe hoàn
thành nhập kho.

Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương.

Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để tập
hợp toàn bộ chi phí nhân công phát sinh trong kỳ.

Ví dụ tháng 8 năm 2017 công ty tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp như sau.

Kết xuất bảng chấm công từ máy vân tay, kế toán xác định được số ngày làm việc của
từng công nhân, từ đó tiến hành lập bảng lương.
45

CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT


Địa chỉ: Số 06 Chùa Dận- Từ Sơn- Bắc Ninh

BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 8/2017


C C C C Ngày
Chức T2 T3 T4 T5 T6 T7 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T2 T3 T4
STT HỌ VÀ TÊN N N N N công
vụ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 thực
… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …
CN Sản xuất chuyền
1 Đặng Văn Dũng CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
2 Đặng Thanh Sơn CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
3 Nguyễn Thị Vân CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
4 Mai Thị Thu Phương CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
5 Vương Xuân Huy CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
6 Đường Văn Hải CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
7 Lương Văn Hữu CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …
55 Nguyễn Doãn Phúc CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
Tổng cộng 2.723

Phòng Hành chính Nhân

CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT


Địa chỉ: Số 06 Chùa Dận- Từ Sơn- Bắc Ninh

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 08/2017


Ngày Ngày
Giờ Tổng tiền
Chứ công công Lương cơ
STT HỌ VÀ TÊN làm Tăng ca Xăng xe+ Tổng lương lương thực Ký tên
c vụ thực chuẩ bản Chuyên
thêm Điện Ăn trưa nhận
tế n cần
thoại

… … … … … … … … … … … …
CN Sản xuất chuyền
1,595 3,850 1,430 205,500,000 103,737,981 0 27,500,000 27,500,000 260,500,000 394,295,673

1 Đặng Văn Dũng CN 29 70 26 4,000,000 2,019,231 500,000 500,000 5,000,000 7,596,154


2 Đặng Thanh Sơn CN 29 70 26 4,000,000 2,019,231 500,000 500,000 5,000,000 7,596,154
3 Nguyễn Thị Vân CN 29 70 26 3,000,000 1,514,423 500,000 500,000 4,000,000 5,975,962
4 Mai Thị Thu Phương CN 29 70 26 3,000,000 1,514,423 500,000 500,000 4,000,000 5,975,962
5 Vương Xuân Huy CN 29 70 26 3,500,000 1,766,827 500,000 500,000 4,500,000 6,786,058
6 Đường Văn Hải CN 29 70 26 4,500,000 2,271,635 500,000 500,000 5,500,000 8,406,250
7 Lương Văn Hữu CN 29 70 26 3,500,000 1,766,827 500,000 500,000 4,500,000 6,786,058
… … … … … … … … … … … …
55 Nguyễn Doãn Phúc CN 29 70 26 3,500,000 1,766,827 500,000 500,000 4,500,000 6,786,058
Tổng cộng 2,766 3,850 2,602 405,600,000 103,737,981 2,500,000 49,500,000 49,500,000 507,100,000 640,778,915
Bắc Ninh ngày 31 tháng 08 năm 2017

Phòng Hành chính Nhân Kế toán trưởng Giám đốc tài chính Tổng giám đốc
46

Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm như sau:

Ta có sổ cái TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT
SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày : 01/7/2017 đến ngày: 31/12/2017
Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

TK đối
Chứng từ Diễn giải ứng Phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ
31/7/2017 BTTL06 Lương của công nhân 334 525.324.625
31/8/2017 BTTL07 Lương của công nhân 334 394.295.673
30/9/2017 PXK0033 Lương của công nhân 334 425.369.547
31/12/2017 PKT21 Kết chuyển chi phí 622 -->1541 154 239.900.947
31/12/2017 PKT21 Kết chuyển chi phí 622 -->1542 154 219.909.202
31/12/2017 PKT21 Kết chuyển chi phí 622 -->1543 154 459.810.149
Tổng phát sinh 919.620.298 919.620.298
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập sổ Kế toán trưởng

2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung


47

Chi phí sản xuất chung là chi phí có liên quan đến công tác phục vụ quản lý sản
xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
Chi phí sản xuất chung của công ty cổ phần Takuda Việt Nhật bao gồm: chi phí
nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài.
Phương phập tập hợp chi phí: Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp được tiến hành
tập hợp cho toàn phân xưởng rồi phân bổ theo số lượng xe hoàn thành trong kỳ.

Chứng từ sử dụng: Bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng lương, hóa đơn GTGT, phiếu
chi, …

Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung để tập hợp các chi
phí khác ngoài chi phí nhân công trực tiếp và nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong
phạm vi phân xưởng sản xuất. TK này được mở chi tiết tại công như sau:

 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng


 6272: Chi phí vật liệu
 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

a. Chi phí nhân viên phân xưởng

Là các khoản tiền lương, tiền trợ cấp, tiền ăn trưa của nhân viên quản đốc, phó quản đốc,
QC.

CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT


Địa chỉ: Số 06 Chùa Dận- Từ Sơn- Bắc Ninh

BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 8/2017


C Ngà
Chức T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
STT HỌ VÀ TÊN N y
vụ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 công
… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …
Quản lý sản xuất
1 Đỗ Việt Cường NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
2 Trương Quang Hường NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
3 Hà Quang Thái NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29
4 Vũ Minh Thu NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
5 Vũ Văn Biện NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 28
… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …
Tổng cộng 2.723

Phòng Hành chính Nhân


48

CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT


Địa chỉ: Số 06 Chùa Dận- Từ Sơn- Bắc Ninh

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 08/2017


Ngày Ngày
Giờ Tổng tiền
Chứ công công Lương cơ
STT HỌ VÀ TÊN làm Tăng ca Xăng xe+ Tổng lương lương thực Ký tên
c vụ thực chuẩ bản Chuyên
thêm Điện Ăn trưa nhận
tế n cần
thoại

… … … … … … … … … … … … …
Quản lý sản xuất 141 0 130 27,000,000 0 0 2,500,000 2,500,000 32,000,000 34,615,385
1 Đỗ Việt Cường NV 29 26 5,000,000 500,000 500,000 6,000,000 6,692,308
2 Trương Quang Hường NV 29 26 5,000,000 500,000 500,000 6,000,000 6,692,308
3 Hà Quang Thái NV 29 26 5,000,000 500,000 500,000 6,000,000 6,692,308
4 Vũ Minh Thu NV 26 26 6,000,000 500,000 500,000 7,000,000 7,000,000
5 Vũ Văn Biện NV 28 26 6,000,000 500,000 500,000 7,000,000 7,538,462
… … … … … … … … … … … …
Tổng cộng 2,766 3,850 2,602 405,600,000 103,737,981 2,500,000 49,500,000 49,500,000 507,100,000 640,778,915
Bắc Ninh ngày 31 tháng 08 năm 2017

Phòng Hành chính Nhân Kế toán trưởng Giám đốc tài chính Tổng giám đốc

Kế toán tiến hành nhập liêu trên phần mềm cùng với lương nhân công trực tiếp luôn. Từ
đó ra sổ chi tiết TK 6271 như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT
SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày : 01/7/2017 đến ngày: 31/12/2017
Tài khoản: 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh


Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ
31/7/2017 BTTL07 Lương nhân viên 3341 35.369.528
31/8/2017 BTTL08 Lương nhân viên 3341 34.615.385
30/9/2017 BTTL09 Lương nhân viên 3341 34.996.582
31/10/2017 BTTL10 Lương nhân viên 3341 12.515.421
30/11/2017 BTTL11 Lương nhân viên 3341 12.353.250
31/12/2017 BTTL12 Lương nhân viên 3341 10.259.631
31/12/2017 PKT23 Kết chuyển chi phí 6271 -->1541 1541 18.293.448
31/12/2017 PKT23 Kết chuyển chi phí 6271 -->1542 1542 16.768.994
31/12/2017 PKT23 Kết chuyển chi phí 6271 -->1543 1543 35.062.442
Tổng phát sinh 70.124.884 70.124.884
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập sổ Kế toán trưởng

b. Chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất


49

Hai tài khoản này được sử dụng để hạch toán các khoản chi phí khi xuất dụng vật liệu cho
phân xưởng, phân bổ dụng cụ sản xuất trong các trường hợp như sửa chữa, bảo dưỡng
định kỳ TSCĐ.

Trong kỳ em nghiên cứu ở công ty không sử dụng đến 2 tài khoản chi tiết này.

c. Chi phí khấu hao TSCĐ

Là các khoản khấu hao của dây chuyền sản xuất, máy dập số, máy nén khí, kiểm tra đèn,
kiểm tra tốc độ, xưởng sản xuất,….

Năm 2017 công ty cổ phần Takuda Việt Nhật có lập bảng tính khấu hao cho bộ phận sản
xuất như sau:
50

Công Ty CP Takuda Việt Nhật


Địa chỉ: Số 06 Chùa Dận- Từ Sơn- Bắc Ninh

BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


Năm 2017
Số
năm Khấu hao năm
STT Tên tài sản SL Nguyên giá TKCP 1/1-30/6 1/7-31/12
khấu 2017
hao
Bộ phận sản xuất

16 Dây chuyền SX 1 2.060.282.500 15 627 68.676.083 68.676.083 137.352.167

17 Dây chuyền SX 1 2.060.282.500 15 627 68.676.083 68.676.083 137.352.167

18 Dây chuyền SX 1 2.289.460.000 15 627 76.315.333 76.315.333 152.630.667

19 Máy ra vào lốp 1 28.000.000 15 627 933.333 933.333 1.866.667

20 Máy ra vào lốp 1 28.000.000 15 627 933.333 933.333 1.866.667

21 Máy dập số 1 25.000.000 15 627 833.333 833.333 1.666.667

22 Máy dập số 1 25.000.000 15 627 833.333 833.333 1.666.667

23 Máy ra vào lốp 1 28.000.000 15 627 933.333 933.333 1.866.667

24 Máy nén khí 1 35.000.000 15 627 1.166.667 1.166.667 2.333.333

25 Kiểm tra đèn 1 44.500.000 15 627 1.483.333 1.483.333 2.966.667

26 Kiểm tra tốc độ 1 168.500.000 15 627 5.616.667 5.616.667 11.233.333

27 Kiểm tra phanh 1 173.000.000 15 627 5.766.667 5.766.667 11.533.333

28 Kiểm tra trùng vết 1 174.000.000 15 627 5.800.000 5.800.000 11.600.000

29 Máy nén khí 1 20.000.000 15 627 666.667 666.667 1.333.333

30 Xe ba gác 1 17.000.000 15 627 566.667 566.667 1.133.333

31 Xe ba gác 1 17.000.000 15 627 566.667 566.667 1.133.333

32 Xe ba gác 1 17.000.000 15 627 566.667 566.667 1.133.333

33 Xưởng sản xuất 1 6.345.678.900 7 627 453.262.779 453.262.779 906.525.557

Tổng cộng 15.901.382.834 693.596.945 693.596.945 1.387.193.890

Ngày 31 tháng 12 năm 2017

Kế toán trưởng Người lập biểu

Căn cứ vào bảng tính khấu hao này, kế toán tiến hành ghi nhận vào phần mềm. Từ phần
mềm có kết xuất được sổ chi tiết TK 6274 như sau:
51

CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT


SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày : 01/7/2017 đến ngày: 31/12/2017
Tài khoản: 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh


Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ
31/12/2017 BPBKH Phân bổ khấu hao từ 1/7-31/12 214 693.596.945
31/12/2017 PKT24 Kết chuyển chi phí 6274 -->1541 1541 180.938.333
31/12/2017 PKT24 Kết chuyển chi phí 6274 -->1542 1542 165.860.139
31/12/2017 PKT24 Kết chuyển chi phí 6274 -->1543 1543 346.798.473
Tổng phát sinh 693.596.945 693.596.945
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập sổ Kế toán trưởng

2.2.3. Chi phí dịch vụ mua ngoài

Ở công ty chi phí dịch vụ mua ngoài cụ thể là: Chi phí tiền điện, tiền cước điện thoại, tiền
kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng.

Ví dụ hóa đơn kiểm tra chất lượng 100 xe xuất xưởng do cục đăng kiểm Việt Nam tiến
hành.
52
53

CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT


SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày : 01/07/2017 đến ngày: 31/12/2017
Tài khoản: 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh


Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ
…. …. ….
1/8/2017 1009353 Thanh toán tiền kiểm tra chất lượng xe máy xuất xưởng 111 1.818.182
3/8/2017 1009462 Thanh toán tiền kiểm tra chất lượng xe máy xuất xưởng 111 1.818.182
7/8/2017 1009538 Thanh toán tiền kiểm tra chất lượng xe máy xuất xưởng 111 1.818.182
11/8/2017 1009729 Thanh toán tiền kiểm tra chất lượng xe máy xuất xưởng 111 1.818.182
15/8/2017 1009790 Thanh toán tiền kiểm tra chất lượng xe máy xuất xưởng 111 3.636.364
23/8/2017 1011053 Thanh toán tiền kiểm tra chất lượng xe máy xuất xưởng 111 1.820.000
29/8/2017 1011196 Thanh toán tiền kiểm tra chất lượng xe máy xuất xưởng 111 1.818.182
31/8/2017 1256324 Phân bổ chi phí tiền điện tháng 8 331 34.282.360
31/8/2017 1552365 Chi phí tiền điện thoại t8 331 1.200.038
… … …
31/1/2/2017 PKT23 Kết chuyển chi phí 6277 -->1541 1541 120.400.000
31/1/2/2017 PKT24 Kết chuyển chi phí 6277 -->1542 1542 66.888.889
31/1/2/2017 PKT25 Kết chuyển chi phí 6277 -->1543 1543 53.511.111
Tổng phát sinh 240.800.000 240.800.000
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập sổ Kế toán trưởng

Từ hóa đơn kế toán tiến hành nhập liệu trên phần mềm và kết xuất được sổ chi tiết TK
6277 như sau:

Ta có sổ cái TK 627 – Chi phí sản xuất chung mẫu như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT
SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày : 01/7/2017 đến ngày: 31/12/2017
Tài khoản: 627 - Chi phí sản xuất chung

TK đối
Chứng từ Diễn giải ứng Phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ
… … … …
23/8/2017 1011053 Thanh toán tiền kiểm tra chất lượng xe máy xuất xưởng 111 1.820.000
… … … …
31/8/2017 BTTL08 Lương nhân viên 334 394.295.673
31/8/2017 BPBKH Phân bổ khấu hao t8 214 94.912.313
31/8/2017 1256324 Phân bổ chi phí tiền điện tháng 8 331 34.282.360
… … … …
31/8/2017 1552365 Chi phí tiền điện thoại t8 331 1.200.038
31/12/2017 PKT Kết chuyển chi phí 627 -->1541 154 262.049.173
31/12/2017 PKT Kết chuyển chi phí 627 -->1542 154 240.211.742
31/12/2017 PKT Kết chuyển chi phí 627 -->1543 154 502.260.915
Tổng phát sinh 1.004.521.829 1.004.521.829
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập sổ Kế toán trưởng
54

2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất

Để tập hơp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, công ty sử dụng tài khoản 154- Chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang chi tiết theo từng dòng sản phẩm. Công ty mở chi tiết tài
khoản này theo từng dòng sản phẩm. Cụ thể:

1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang-X men

1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang-Vespa

1543: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang-133S.

Chừng từ kế toán: Các phiếu kế toán

Quy trình kế toán


Thực hiện các bút toán
Kế toán tổng kết chuyển cuối kỳ
hợp số liệu Kết xuất ra các báo cáo
về chi phí và giá thành
Cập nhập khối lượng sản
phẩm hoàn thành trong
kỳ
55

CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT


SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH

PHIẾU KẾ TOÁN
Số : 020
Nợ 1541 31.056.423.268
1542 12.962.017.089
1543 24.640.673.087
Có 621 68.659.113.444
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Ngày 31 tháng 12 năm 2017


Người lập Kế toán trưởng

Cuối năm, kế toán tiến hành lập các phiếu kế toán để kết chuyển và phân bổ các chi phí
sản xuất trong kỳ để tổng hợp chi phí sản xuất cho từng dòng sản phẩm.

Sổ chi tiết TK 1541- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang-Xmen
56

CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT


SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày : 01/7/2017 đến ngày: 31/12/2017
Tài khoản: 1541 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Xmen

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh


Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ
… … … …
12/8/2017 PNK0150 Nhập kho xe X-men 1551 698.586.325
… … …
31/12/2017 PKT20 Kết chuyển chi phí 621 -->1541 621 7.166.866.908
31/12/2017 PKT21 Kết chuyển chi phí 622 -->1541 622 350.866.916
31/12/2017 PKT23 Kết chuyển chi phí 6271 -->1541 6271 18.293.448
31/12/2017 PKT24 Kết chuyển chi phí 6274 -->1541 6274 180.938.333
31/12/2017 PKT25 Kết chuyển chi phí 6277 -->1541 6277 120.400.000
Tổng phát sinh 7.837.365.606 7.837.365.606
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập sổ Kế toán trưởng
Sổ cái TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT
SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày : 01/7/2017 đến ngày: 31/12/2017
Tài khoản: 154 - Chi phí nhân sản xuất kinh doanh dở dang

TK đối
Chứng từ Diễn giải ứng Phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ -
… … … …
12/8/2017 PNK0150 Nhập kho xe X-men 155 698.586.325
… … … …
31/8/2017 PKT20 Kết chuyển chi phí 621 -->1541 621 7.166.866.908
… … … …
31/8/2017 PKT21 Kết chuyển chi phí 622 -->1541 622 350.866.916
… … … …
1/0/1900 PKT25 Kết chuyển chi phí 6277 -->1541 627 262.049.173
… … … …
Tổng phát sinh 29.485.901.488 29.485.901.488
Số dư cuối kỳ -
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập sổ Kế toán trưởng

2.2.6. Thực trạng tính giá thành sản phẩm


57

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Kế toán giá thành tại công ty không tiến hành đánh giá và tính dở dang vào cuối kỳ.

Phương pháp tính giá thành và quy trình tính giá thành sản phẩm

Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp để tính giá sản phẩm hoàn thành
nhập kho mỗi kỳ. Cách tính giá thành từng xe là tổng các chi phí nguyên vật liệu, nhân
công và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Kế toán cuối kỳ thực sẽ thao tác trên
phần mềm để tính ra giá thành và cập nhập giá đã tính vào các chứng từ và sổ liên quan.

Bảng tính giá thành của doanh nghiệp

Sổ nhật ký chung
CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT
SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T BẮC NINH

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM

X-men (1200) Vespa (1100) 133S (2300)


Chỉ tiêu
GTĐV Tổng giá thành GTĐV Tổng giá thành GTĐV Tổng giá thành
621 -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5.972.389 7.166.866.908 6.172.389 6.789.627.999 5.730.389 13.179.894.907
622- Chi phí nhân công trực tiếp 292.389 350.866.916 292.389 321.628.006 292.389 672.494.923
627- ChiCÔNG
phí sản TY
xuấtCỔ
chung 218.374
PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT 262.049.173 218.374 240.211.742 218.374 502.260.915
Tổng SỐ 06 PHỐ CHÙA DẬN, PHƯỜNG ĐÌNH 6.483.152 7.779.782.997
BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, T 6.683.152
BẮC NINH 7.351.467.747 6.241.152 14.354.650.744
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày : 01/7/2017 đến ngày: 31/12/2017 Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập bảng Kế toán trưởng

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh


Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ
… … … …
1/8/2017 1009353 Thanh toán tiền kiểm tra chất lượng xe máy xuất xưởng 111 1.818.182
… … … …
12/8/2017 PNK0150 Nhập kho xe X-men 155 698.586.325
22/8/2017 PXK0033 Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất 152 673.737.596
… … … …
28/8/2017 PNK
28/8/2017 0000453 Mua động cơ và khiển xuất trực tiếp 331 39.090.909
… … … …

31/8/2017 BTTL08 Lương của công nhân 334 525.324.625


31/8/2017 1256324 Phân bổ chi phí tiền điện tháng 8 331 34.282.360
31/8/2017 1552365 Chi phí tiền điện thoại t8 331 1.200.038
… … … …
31/12/2017 PKT Kết chuyển chi phí 621 -->1541 154 7.166.866.908
… … … …
31/12/2017 PKT Kết chuyển chi phí 622 -->1541 154 239.900.947
… … … …
31/12/2017 PKT Kết chuyển chi phí 627 -->1541 154 262.049.173
… …

Tổng phát sinh 196.958.996.324 196.958.996.324


Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Người lập sổ Kế toán trưởng
58

Chương 3: Kết luận và giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
tại công ty cổ phần Takuda Việt Nhật
1. Kết luận về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Takuda
Việt Nhật.

Công ty cổ phần Takuda Việt Nhật là lắp ráp và phân phối xe điện, do vậy công việc tổ
chức tập hợp chi phí và tính giá thành đóng vai trò vô cùng quan trọng, làm như thế nào
để quản lý tốt chi phí, cập nhật kịp thời các thông tin về chi phí, giá thành…Từ đó, bộ
máy kế toán có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình quản lý của công ty. Bộ máy kế
toán nói chung và kế toán liên quan đến tập hợp chi phí và giá thành nói riêng, trở thành
một bộ phận không thể thiếu giúp Giám đốc trong công tác tính toán, tập hợp các loại chi
phí sản xuất từng loại mặt hàng sản xuất ra, có thể kịp thời cập nhật thông tin giúp giám
đốc có những quyết định chính xác và kịp thời giúp công ty ngày càng phát triển.

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Takuda Việt Nhật em cũng đã được tiếp xúc
với công việc hạch toán, nhập số liệu vào phần mềm kế toán nên cũng củng cố thêm được
kiến thức đã được trang bị ở trường họ.Với vốn kiến thức còn hạn chế, em xin được mạnh
dạn đưa lên 1 số ý kiến, nhận xét, đánh giá của em về tình hình kế toán nói chung và công
tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Takuda Việt
Nhật như sau:

Các ưu điểm của công ty trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Về việc vận dụng các chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ ban đầu đảm bảo tuân thủ đầy
đủ và nghiêm chỉnh các nội dung của tổ chức chứng từ kế toán chi phí sản xuất từ việc
xác định danh mục chứng từ đến luân chuyển chứng từ. CÔNG TY tổ chức hợp lý, hợp lệ
và theo đúng chế độ kế toán. Đảm bảo tốt việc lưu giữ chứng từ khoa học tạo điều kiện
thuận lợi cho các bộ phận sử dụng thông tin tìm kiếm dễ dàng. Công tác lập và tổ chức
luân chuyển chứng từ, ghi chép và theo dõi trên các sổ kế toán đều được tiến hành theo
đúng chế độ kế toán hiện hành.
Vận dụng các tài khoản kế toán: Doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ phân loại chi phí theo
nội dung và công dụng của chi phí, theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để phục vụ
cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục. Đồng
thời doanh nghiệp đã dựa vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban
hành, và áp dụng các tài khoản kế toán phù hợp phục vụ cho kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm. Công ty đã tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về mã số, tên gọi,
nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán trên từng tài khoản.
Hệ thống sổ kế toán: Kế toán tuân thủ mở sổ kế toán theo đúng quy định hiện hành. Mở
sổ hàng ngày và hàng tháng, giúp thuận lợi trong việc lập các báo cáo tổng hợp cho các
cơ quan quản lý yêu cầu khi cần thiết. Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung là hình
59

thức hợp lý. Hình thức này đơn giản, dễ sử dụng là điều kiện thuận lợi cho các CÔNG TY
sử dụng kế toán máy. Để phục vụ kế toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, các công ty đã lựa chọn sử dụng các loại sổ kế toán tổng hợp cũng như sổ kế toán
chi tiết chi phí SXKD cần thiết, phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin và quản lý tại
Công ty. Việc tổ chức quy trình và quá trình ghi chép sổ kế toán được thực hiện kịp thời,
rõ ràng và nhất quán.
Về kế toán chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành được xác định
đúng. Tiêu thức phân bổ chi phí theo số lượng xe hoàn thành, phương thức xác định chi
phí là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được áp dụng nhất
quán qua các kỳ.
Bên cạnh các ưu điểm, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở
công ty cổ phần Takuda Việt Nhật vẫn còn một số các hạn chế làm ảnh hưởng đến tính
hiệu quả của công tác kế toán trong công ty.
Qua nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần
Takuda Việt Nhật, em phát hiện ra một số hạn chế cần được hoàn thiện nhằm phát huy vai
trò, tầm quan trọng và hiệu quả của công tác kế toán trong doanh nghiệp.
Về việc tuân thủ các quy định của Nhà nước:
Công ty không tiến hành tính và đóng các khoản trích theo lương thep quy định của nhà
nước cho người lao động.
Công ty tiến hành tính lương làm thêm giờ cho người lao động không theo quy định của
nhà nước.
Về kế toán chi phí sản xuất
Công ty chưa xác định công suất sản xuất bình thường, phân loại chi phí cố định nên
doanh nghiệp chi phí sản xuất vượt mức bình thường vẫn được phân bổ kết chuyển hết
vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn mức bình
thường.
Công ty ngừng sản xuất theo kế hoạch không tiến hành trích trước chi phí làm giá thành
trong kỳ bị tăng lên.
Các sản phẩm hỏng không được xác định định mức, tất cả chi phí sản phẩm hỏng đều tính
vào giá thành chính phẩm.
Về kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: Công ty tiến hành tính giá thành 6 tháng 1
lần, với số lượng xe sản xuất trong năm là nhiều, chi phí lớn, việc tính giá nửa năm 1 lần
không đảm bảo được thông tin cập nhật kịp thời, làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định
của lãnh đạo.
60

Về hạch toán và phần mềm kế toán: Phần hành TSCĐ vẫn còn thủ công, chưa được theo
dõi trên hệ thống phần mềm, mà phần hành này do nhiều người kiểm soát nên dẫn đến
tình trạng TSCĐ không được theo dõi chính xác, khó kiểm soát. Phần mềm kế toán còn
không tự động lên được số phiếu theo thứ tự làm mất thời gian khi nhập liệu, dễ xảy ra
trường hợp số chứng từ không liên tục, làm khó kiểm soát chứng từ.
Về chứng từ và hệ thống sổ sách: Chứng từ kế toán của Công ty có nhiều loại như phiếu
chi, phiếu thu, … thường không được in ra ngay sau khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
cuối kỳ, cuối năm kế toán bắt đầu in và mang chứng từ xuống các phòng cho mọi người
ký. Cuối năm, khi in nhiều chứng từ, kế toán không thể kiểm tra hết các chứng từ khi có
sai sót nên có một số lỗi sai sót không thể kiểm tra được. Cuối năm, khi in ra, giám đốc
không thể kiểm tra hết và ký xác nhận hết vào các chứng từ này, hầu như tất cả các chứng
từ này đều không có chữ ký của giám đốc. Cụ thể chứng từ trong phần hành kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn một số tồn tại như sau:
Về phần kế toán nhân công trực tiếp:
Bảng thanh toán lương mới được in 1 bản, phải luân chuyển qua rất nhiều bộ phận trong
công ty, dễ gây ra mất, rách chứng từ, thời gian luân chuyển lâu, không hiệu quả.
Về phần chi phí sản xuất chung:
Bảng tính khấu hao TSCĐ đang được doanh nghiệp áp dụng còn thiếu nhiều yếu tố, nên
có thêm các thông tin giá trị để dễ dàng cho việc so sánh, đối chiếu và kiểm soát và dễ
hiểu. Với bảng khấu hao TSCĐ bây giờ không thể hiện thông tin neesy trong kỳ doanh
nghiệp có đầu tư thêm TSCĐ hay thanh lý nó.
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức vẫn còn nhiều điểm chưa
hợp lý dẫn đến có kế toán thì có ít việc để làm, có kế toán lại kiêm nhiệm quá nhiều việc.
Phân chia công việc kế toán có sự trùng lặp giữa kế toán bán hàng và kế toán công nợ. Kế
toán nguyên vật liệu còn vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, dễ gây ra thất thoát cho
doanh nghiệp. Phần hành TSCĐ vẫn còn chưa được giao chuyên trách cho kế toán cụ thể
nào chịu trách nhiệm.
Hệ thống kế toán quản trị của Công ty còn chưa được chú trọng.
Việc phân loại chi phí Công ty mới chỉ tiến hành phân loại theo khoản mục và yếu tố.
Điều này chỉ phục vụ cho công tác kế toán tài chính mà chưa phục vụ cho công tác quản
trị. Do đó nhà quản trị chưa thể có thông tin về chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí
hỗn hợp, chi phí cơ hội, chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được,...dẫn
đến sự khó khăn trong việc phân tích, lựa chọn phương án sản xuất, định giá bán sản
phẩm, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - sản phẩm.
Hệ thống định mức và dự toán chi phí chưa đầy đủ và đồng bộ, hệ thống định mức về
61

lượng, định mức giá tiêu chuẩn đối với yếu tố CP sản xuất chưa được tiên tiến, phù hợp
với thực tế do chưa cập nhật thường xuyên sự thay đổi về điều kiện sản xuất, đơn giá của
các yếu tố chi phí. Hệ thống định mức, dự toán chủ yếu thực hiện ở bộ phận kế hoạch, kỹ
thuật mà chưa có sự tham gia tích cực của bộ phận kế toán.
Công ty mới chỉ sử dụng một số loại báo cáo nội bộ và các thông tin trên chỉ phục vụ cho
việc định hướng SXKD cũng như theo dõi tiến độ sản xuất sản phẩm của các phân xưởng.
Với hệ thống báo cáo quản trị hiện tại, chưa có đủ số liệu chi tiết phục vụ cho nhà quản trị
so sánh, đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tiết kiệm chi phí, giá thành sản
xuất sản phẩm.

3.2. Các giải pháp về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần
Takuda Việt Nhật
Để hoàn thiện tốt hơn hệ thống kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Takuda Việt Nhật, em xin đưa ra một số giải pháp
như sau:
Về tuân thủ quy định của nhà nước: Công ty cần tuân thủ các quy định của Nhà nước về
việc tính lương, và phải có trách nhiệm đóng các khoản trích theo lương cho người lao
động.
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty cần phân chia trách nhiệm một cách cụ
thể và hợp lý hơn. Kế toán thuế cần tập hợp và lưu trữ các hóa đơn đầu vào và đầu ra để
lập các báo cáo thuế GTGT. Kế toán bán kho thì chỉ cần nên có 1 người theo dõi tất cả
hàng tồn kho. Còn 1 kế toán kho nên theo dõi các TSCĐ, tính giá thành sản phẩm. Phần
thu mua nguyên vật liệu nên để phòng kế hoạch hoặc phòng kỹ thuật tiến hành thu mua để
đảm bảo kịp thời có vật tư để sản xuất. Phần theo dõi công nợ với nhà cung cấp kế toán
bán hàng không cần phải thực hiện.
Về chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán lưu tại doanh nghiệp phải được in ra để kiểm tra,
mọi người ký ngay sau khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các sổ có chữ ký của giám đốc
phải được in ra để giám đốc kiểm tra và ký duyệt.

Về bảng tính lương, doanh nghiệp nên lập cho riêng từng bộ phận.

Bảng tính khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp nên xem xét lại, có thể áp dụng biểu mẫu của
thông tư 200
62

Về hạch toán và phần mềm kế toán: Doanh nghiệp nên sử dụng sang phần mềm kế toán
khác dễ sử dụng và theo dõi được cả phần hành kế toán TSCĐ. Và có chức năng đánh số
liên tục cho chứng từ.

Về kế toán chi phí sản xuất:

Công ty nên xác định công suất sản xuất bình thường, phân loại chi phí theo mối quan hệ
với khối lượng sản phẩm hoàn thành để có thể xác định các chi phí vượt mức bình thường
để tính giá thành cho chính xác nhất.

Xác định định mức sản phẩm hỏng: Phòng kế toán kết hợp với phòng kỹ thuật, dựa vào tỷ
lệ sản phẩm hỏng ở các kỳ trước, tham khảo tỷ lệ này ở các công ty cùng nghành nghề
(nếu được) để xây dựng định mức sản phẩm hỏng, để có thể xác định giá thành, hạch
toán một cách chính xác nhất.

Khi có kế hoạch ngừng sản xuất, kế toán cần thì cần tiến hành trích trước chi phí.

Về kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong 1 kỳ của doanh
nghiệp là rất nhiều nên em đề xuất doanh nghiệp nên tiến hành tính giá thành sản phẩm
thực tế thường xuyên hơn. Cụ thể là theo tháng để đáp ứng nhu cầu thông tin và ra quyết
định của ban lãnh đạo.

Về công nhân: Từ năm 2018 công ty nên sử dụng công nhân thời hạn lâu dài, có thể làm
giảm chi phí đào tạo công nhân sản xuất, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng do công nhân mới
63

chưa biết làm. Và khi sử dụng lao động thời hạn dài công ty nên tiến hành trích trước chi
phí nghỉ phép của công nhân để đảm bảo giá thành các kỳ không có quá nhiều biến động.

Về hệ thống kế toán quản trị:

Kế toán quản trị nên phân loại toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí biến đổi,
chi phí cố định và chi phí hỗn hợp. Bằng cách phân loại này cho thấy trong khoảng thời
gian ngắn công ty chưa cần trang bị thêm TSCĐ thì chi phí cố định là đại lượng tương đối
ổn định. Vì vậy muốn tối đa hóa lợi nhuận cần tối đa hóa lãi trên chi phí biến đổi, đây là
cơ sở quan trọng cho việc xem xét và đưa ra các quyết định liên quan đến chi phí khối
lượng lợi nhuận và giá cả.

Mặt khác theo cách phân loại chi phí như vậy nhà quản trị có thể xác định được độ lớn
đòn bẩy kinh doanh. Doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với chi phí cố định cao sẽ có
nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời đi liền với rủi ro kinh doanh
lớn. Do đó, công ty cần thiết kế một kết cấu hợp lý về chi phí sao cho phù hợp với đặc
điểm, định hướng phát triển của mình.

Em có đề xuất về bảng phân loại chi phí sản xuất như sau’

BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ

Chi phí Chi phí cố Chi phí hỗn


Khoản mục chi phí
biến đổi định hợp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp x


Chi phí nhân công trực tiếp x
Chi phí sản xuất chung
Chi phí nhân viên x
Chi phí vật liệu x
Chi phí dụng cụ sản xuất x
Chi phí khấu hao TSCĐ x
Chi phí dịch vụ mua ngoài x

Lập định mức chi phí

Định mức chi phí cần được lập một cách linh hoạt, khi có nhu cầu ( lập cho các đơn hàng
lập hàng kỳ,…), chứ không cứng nhắc đợi đến cuối năm. Và việc xây dựng định mức cần
sự tích cực tham gia vào của phòng kế toán để áp được đơn giá vào bảng định mức để có
thể so sánh được và làm căn cứ để nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định chính xác.

Báo cáo quản trị


64

Hệ thống báo cáo quản trị chi phí phải được xây dựng trên cơ sở hai chức năng chính là
hoạch định và chức năng kiểm soát chi phí.

Đối với chức năng hoạch định cần phải xây dựng hệ thống báo cáo thể hiện là các dự
toán, kế hoạch chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Báo cáo công ty cũng nên lập chi tiết
cho từng yếu tố chi phí.
65

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Về phía nhà nước

Là một bộ phận của nền kinh tế, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự chi phối
của các chế độ, chính sách của Nhà nước, chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng vì
vậy để thực hiện các giải pháp hoàn thiện có hiệu quả đòi hỏi có các điều kiện và giải
pháp từ các cơ quan chức năng.

Trước hết, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện
các văn bản về Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách và chế độ kế toán liên quan
đến các đối tượng kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
nói riêng trong các doanh nghiệp.

Hệ thống Luật, chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam cần được xây dựng, cải cách phù
hợp với thông lệ chung của quốc tế nhưng đồng thời phải phù hợp với đặc điểm cơ chế
quản lý kinh tế đặc thù của Việt Nam.

Nhà nước cần khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán
trong nền kinh tế thị trường với hệ thống các văn phòng, công ty, trung tâm tư vấn có chất
lượng cao được phân bổ hợp lý trong cả nước giúp các DN dễ dàng tiếp cận và áp dụng
các chuẩn mực, chế độ, chính sách.

Nhà nước và các cơ quan chức năng cần xây dựng và đẩy mạnh các kế hoạch, đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ, có kinh nghiệm cao về kế toán, có đủ khả năng để đáp ứng
được nhu cầu quản lý trong lĩnh vực kế toán.

Tăng cường các cuộc hội thảo giữa các công ty, nhà máy thuộc ngành sản xuất công
nghiệp, đặc biệt trong ngành sản xuất nhựa và mút xốp để trao đổi cách thức tổ chức,
quản lý, kiểm soát chi phí, sử dụng thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản trị doanh
nghiệp...góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có các quy định, chính sách để đưa các Hội nghề
nghiệp về kế toán, kiểm toán đi vào đời sống hoạt động sản xuất kinh doanh một cách
thiết thực; xây dựng và phát triển các diễn đàn trao đổi về kinh nghiệm, kiến thức trong
đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán, các nhà quản lý tài chính trong nước và ngoài nước
để nâng cao nhận thức và kinh nghiệm cho người làm công tác kế toán.

Về phía doanh nghiệp


66

Để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm nói riêng tại công ty cổ phần Đại Kim thì ngoài sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các cơ
quan chức năng, bản thân doanh nghiệp cần phải nhận thức và triển khai các nội dung
sau:

Phải tuyển dụng được những lao động có đủ năng lực, trình độ và đạo đức để đảm đương
tốt công việc được giao. Ngoài ra công ty cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng về thu
nhập, tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi để những người có tài có cơ hội phát huy
thế mạnh của mình.

Công ty nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, các lớp tập huấn, hội thảo, trao đổi
chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhân viên kế toán. Đồng
thời có chính sách khen thưởng và hình thức kỷ luật hợp lý nhằm khuyến khích nhân viên
hăng say làm việc đảm bảo chất lượng công tác kế toán tài chính của công ty.

Công ty cần phải nhận thức rõ vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, từ đó chú
trọng đến công tác xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp với đơn vị mình, đảm bảo
sự kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho việc thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin.

Không ngừng đầu tư nâng cấp, thay thế và hiện đại hóa các trang thiết bị, phần mềm phục
vụ cho công tác kế toán nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời, chính
xác, tin cậy cao của các lãnh đạo công ty.

Thường xuyên giữ vững quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thông đồng thời tăng
cường các mối quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị
trường, học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động SXKD cũng như trong công tác kế toán,
quản lý tài chính của công ty.
67

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động SXKD có hiệu quả để tăng thu nhập, tiết
kiệm chi phí, đạt được lợi nhuận cao nhất. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm với vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính,
đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị ra quyết định SXKD hiệu quả.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến kế toán CPSX và
tính giá thành sản phẩm, luận văn đã hoàn thành các vấn đề sau:

Luận văn đã hệ thống, trình bày những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam hiện
hành.

Luận văn đã khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Takuda Việt Nhật.

Luận văn đã nêu rõ, sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm nhựa Canon tại Công ty cổ phần Takuda Việt Nhật. Từ đó, đề
xuất một số kiến nghị để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại đơn vị.

Mặc dù, đã cố gắng nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng về cơ bản
các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tuy nhiên, do khả năng nghiên cứu, kinh nghiệm còn hạn
chế, thời gian có hạn nên nội dung của luận văn khó có thể tránh khỏi được những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn thêm của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn
thiện hơn.

You might also like