You are on page 1of 47

CHƯƠNG 2

XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH


CHI PHÍ TRONG ĐỊNH GIÁ

1
Mục tiêu chương 2

Sinh viên cần nắm được những nội dung sau:


- Bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh;
- Vai trò của chi phí sản xuất trong xác định, quản lý giá sản phẩm;
phân tích tài chính trong hoạt động định giá doanh nghiệp
- Phương pháp xác định chi phí làm cơ sở để hình thành giá cơ bản
của sản phẩm; phân tích sản lượng tiêu thị hòa vốn khi thực hiện
các quyết định giảm hoặc tăng giá trong những TH cụ thể như
CFBĐ thay đổi, CFCĐ tăng thêm, phản ứng với ĐTCT
- Những cân nhắc khi lựa chọn chỉ tiêu chi phí sản xuất làm cơ sở
xuất phát cho mức giá sản phẩm của doanh nghiệp trong những
điều kiện nhất định.
2
Nội dung

2.1. Khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh

2.2. Vai trò của chi phí trong định giá và quản lý giá

2.3. Xác định chi phí làm cơ sở thiết lập giá căn bản

2.4. Phân tích tài chính trong định giá

2.5. Phân tích sản lượng tiêu thụ hoà vốn

3
2.1. Khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

2.1.3. Các chỉ tiêu chi phí

4
2.1.1. Khái niệm

Chi phí sản xuất kinh doanh là đại lượng phản ánh các loại
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu
thụ sản phẩm, là biểu hiện của các chi phí sản xuất, phân
phối, marketing và các chi phí bằng tiền khác mà doanh
nghiệp đã bỏ ra trong một thời gian nhất định.

5
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

a) Căn cứ vào tính chất (nội dung kinh tế) của mỗi loại chi
phí:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu chính
- Chí phí vật liệu phụ
- Chi phí tiền công, tiền lương
- Chi phí nhiên liệu, động lực
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí thuê đất, lãi vay ngân hàng
- Các chi phí bằng tiền khác.
6
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

b) Căn cứ vào công dụng kinh tế của mỗi loại chi phí
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí bán hàng (chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
hàng hoá)
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (các chi phí cho bộ máy quản
lý và điều hành, các chi phí liên quan đến hoạt động chung
của doanh nghiệp)

7
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

c) Căn cứ theo mối liên hệ với loại sản phẩm/dịch vụ được sản
xuất
- Chi phí trực tiếp (những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm và chỉ liên quan đến sản phẩm đó)
- Chi phí gián tiếp (các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng liên quan đến một số loại sản
phẩm khác nhau đồng thời được sản xuất trong cùng một quá trình
hay ở cùng một địa điểm nhưng không thể tính trực tiếp cho mỗi
loại sản phẩm mà phải phân bổ theo những phương pháp thích
hợp)

8
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

d) Căn cứ theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm


được sản xuất và tiêu thụ

- Chi phí cố định là toàn bộ những khoản tiền mà doanh


nghiệp phải ứng chịu trong mỗi đơn vị thời gian cho các
đầu vào cố định

- Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi cùng với sự
thay đổi của số lượng sản phẩm được sản xuất trong
những khoảng thời gian nhất định.
9
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

e. Căn cứ theo các giai đoạn phát sinh của chi phí.

− Chi phí trong giai đoạn sản xuất: chiếm tỷ trọng cao nhất

− Chi phí phân phối

− Chi phí Marketing: có thể phát sinh trước, trong và sau


khi sản phẩm được sản xuất
Ví dụ: Sản phẩm hàng hóa hữu hình chi phí trong giai đoạn
sản xuất thường chiếm tỷ trọng cao nhất, chi phí marketing
có thể phát sinh trước, trong và sau khi sản phaair được sản
xuất.
10
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

f. Một vài tiếp cận phân loại khác

1) Các chi phí tăng thêm và các chi phí không tăng thêm

2) Chi phí có thể tránh và chi phí không thể tránh được.

11
2.1.3. Các chỉ tiêu chi phí
a) Tổng chi phí
Tổng chi phí (TC) phản ánh các chi phí cần thiết mà doanh
nghiệp dự kiến bỏ ra tại mức sản lượng tiêu thụ dự tính.
𝑇𝐶 = 𝑇𝐹𝐶 + 𝑇𝑉𝐶
TFC: Tổng chi phí cố định
TVC: Tổng chi phí biến đổi
❖ Tổng chi phí tăng giảm khi khối lượng sản phẩm được sản
xuất tăng giảm dù không cùng tốc độ.
❖ Chỉ tiêu tổng chi phí quyết định mức độ đạt được của chỉ tiêu
chi phí đơn vị sản phẩm tại các mức sản lượng nhất định.
→ Chỉ tiêu này giữ vai trò quan trọng khi hình thành các mức
giá sản phẩm của doanh nghiệp.
12
2.1.3. Các chỉ tiêu chi phí

b) Chi phí đơn vị sản phẩm

❖ Các chi phí sản xuất, phân phối và marketing sản phẩm được
tập hợp lại và tính cho một đơn vị sản phẩn được gọi là chi
phí đơn vị sản phẩm.

❖ Tên khác: giá thành toàn bộ.

❖ Cách tính:

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí


𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí đơ𝑛 𝑣ị 𝑠𝑝 =
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚

13
2.1.3. Các chỉ tiêu chi phí

c) Các chỉ tiêu chi phí đặc biệt


❖ Chi phí cơ hội là các khoản thu nhập phải từ bỏ khi doanh
nghiệp lựa chọn quyết định sản xuất sản phẩm này và từ bỏ sản
xuất sản phẩm khác trong điều kiện sử dụng cùng một tập hợp
các yếu tố đầu vào nhất định.
❖ Chi phí biên là chi phí tăng thêm cho việc sản xuất thêm 1 đơn
vị sản phẩm:
∆𝐶
𝑀𝐶 =
∆𝑄
MC: Chi phí biên
∆C: Sự thay đổi nhỏ trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm
∆B: Sự thay đổi nhỏ trong khối lượng sản phẩm được sản xuất

14
2.2. Vai trò của chi phí trong định giá và quản lý giá

1. Chi phí xác lập giới hạn thấp của mức giá có thể có

2. Chi phí là cơ sở để đánh giá khả năng mang lại lợi


nhuận

3. Chi phí là căn cứ để đánh giá tính hợp lý của các mức
giá hiện hành

15
2.2. Vai trò của chi phí trong định giá và quản lý giá

1. Chi phí xác lập giới hạn thấp của mức giá có thể có

-Chi phí đơn vị sản phẩm xác lập giới hạn thấp của giá sản
phẩm theo đó mức giá không thể thấp hơn giới hạn này.

-Thách thức đối với DN: giá được thiết lập và sử dụng cho
tương lai trong khi chi phí đơn vị chỉ có thể được ước tính
trên giả thuyết: nhu cầu, cạnh tranh và điều kiện bên trong
doanh nghiệp.

16
2.3. Xác định chi phí làm cơ sở thiết lập giá căn bản

2.3.1 Các căn cứ xác định

2.3.2. Phương pháp xác định

17
2.3.1 Các căn cứ xác định
Các chỉ tiêu chi phí làm xuất phát điểm của mức giá cơ sở:
❖ Các định mức và mức tiêu hao thực tế nguyên, vật liệu, nhiên liệu,
động lực,... để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
❖ Định mức hoặc số thời gian thực tế để sản xuất một đơn vị sản
phẩm được quy định ở mỗi công đoạn cụ thể.
❖ Đơn giá giờ công, ngày công được xấc định cho mỗi loại công
việc cụ thể.
❖ Các định mức chi phí theo chế độ kế toán hiện hành.
❖ Các định mức chi phí của DN liên quan đến các khoản chi tiêu
khác nhau trong nội bộ DN.
❖ Hệ thống giá cả hiện hành được sử dụng để tính toán các loại chi
phí khác nhau.
❖ Một số căn cứ khác.
18
2.3.2. Phương pháp xác định

Để quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu


quả và đưa ra các quyết định giá một cách đúng đắn, DN
phải hiểu biết về bản chất của mỗi loại chi phí trong cơ cấu
chi phí, đồng thời phải biết được cách thức tính toán các bộ
phận chi phí cũng như tổng chi phí. Do đó, DN cũng cần
phải xác định các loại chi phí này trong cơ cấu chi phí đơn
vị.
Nội dung trong phần này sẽ giới thiệu về phương pháp
xác định chi phí theo hai bộ phận là chi phí trực tiếp và chi
phí gián tiếp.

19
2.3.2. Phương pháp xác định

a) Xác định chi phí trực tiếp


(1) Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
𝑛

𝐶𝑃𝑁𝑉𝐿𝑗 = ෍ 𝑀𝑖𝑗𝐷𝑖
𝑖=1
Trong đó:
❖ CPNVLj: Tổng chi phí về NVL cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm j
❖ Mij: Định mức hoặc mức sử dung thực tế NVL loại i để sản xuất 1 đơn
vị sản phẩm j.
❖ Di: Đơn giá NVL i

20
2.3.2. Phương pháp xác định

(2) Chi phí lao động trực tiếp:


Chi phí lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm tuỳ thuộc vào
đơn giá giờ công/ngày công và số giờ công/ngày công cần thiết để sản xuất
một đơn vị sản phẩm.
𝑛

𝐶𝑃𝐿𝐷𝑖 = ෍ 𝑇𝑖𝑗𝐷𝑖𝑗
𝑗=1
Trong đó:
❖ CPLDi: Chi phí lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất một đơn vị sản
phẩm i.
❖ Tij: Số giờ công/ngày công cần thiết để hoàn thành công đoạn j trong sản
xuất 1 đơn vị sản phẩm i.
❖ Dij: Đơn giá giờ công/ngày công thực hiện công việc ở công đoạn j trong
sản xuất sản phẩm i.
21
2.3.2. Phương pháp xác định

b) Xác định chi phí gián tiếp:

CP Phân
Yếu tố chi phí:
gián Các trung tâm chi phí: bổ Đối tượng tính
- Vật liệu
tiếp - Phân xưởng; CP chi phí
- Tiền lương
- Xí nghiệp; - Sản phẩm
- Khấu hao
- Phòng ban; - Dịch vụ
- Lãi vay
- Các bộ phận khác. - Đơn hàng
- …

Chi phí trực tiếp

22
2.3.2. Phương pháp xác định

b) Xác định chi phí gián tiếp:


𝐶𝑃𝐺𝑇𝑖 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐶𝑃 𝑔𝑖á𝑛 𝑡𝑖ế𝑝 𝑐ầ𝑛 𝑝ℎâ𝑛 𝑏ổ × 𝐾𝑖
CPGTi: Chi phí gián tiếp phân bổ cho sản phẩm I
Ki: Hệ số phân bổ được tính toán một cách đơn giản tuỳ thuộc
vào tiêu thức được lựa chọn. Ví dụ, nếu chọn tiền lương trực
tiếp làm tiêu thức phân bổ, hệ số phân bổ được xác định như
sau:
𝑇𝐿𝑇𝑇𝑖
𝐾𝑖 =
σ 𝑇𝐿𝑇𝑇
Trong đó:
- TLTTi: Tổng tiền lương trực tiếp tính cho sản phẩm i
- ∑TLTT: Tổng số tiền lương trực tiếp của DN cùng thời kỳ
23
2.3.2. Phương pháp xác định

c) Vấn đề cần chú ý trong quá trình xác định chi phí:
- Cần thận trọng với việc xác định chi phí biến đổi bình
quân.
- Cần cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định chi phí khấu hao.
- Thận trọng với việc xác định quá mức chi phí cơ hội.

24
Bài tập chương 2

❖Nhà hát kịch B&B CÓ 1100 chỗ ngồi, biểu diễn vào 2
tối thứ 7 hàng tháng với 1 chương trình mới.
▪ Chi phí quản lý cố định: 30 triệu đồng

▪ Chi phí luyện tập vở diễn: 90 triệu VNĐ/ Vở

▪ Chi phí biểu diễn: 40 triệu VNĐ/ vở

▪ Chi phí biến đổi: 20.000 đồng/ người

❖Nhà hát bán vé 200.000 đồng và lượng người xem


trung bình đạt 900 người.
20×200+(900×20)
❖Phương án 1: nhà hát đặt thêm vé giá 80.000 đồng dành cho sinh
viên bán ½ giờ trước buổi chiếu, dự tính 200 vé

❖Phương án 2: biểu diễn thêm suất chiếu chiều CN với giá vé


120.000 đồng, dự tính bán được 700 vé nhưng dự kiến 150 người
chuyển từ suất chiếu T7 sang CN. 700×20+700×20+40
❖Phương án 3: nhà hát xâu dựng chương trình biểu diễn vào tối T7
khác. Giá vé 200.000 đồng, ước tính 800 vé, có khoảng 100 người
xem chương trình mới tháy cho chương trình cũ.
Câu hỏi

1. Xác định chi phí cố định

2. Xác định chi phí biến đổi

3. Xác định chi phí biến đổi tăng thêm

4. So sánh các chỉ tiêu chi phí tương ứng và nhận xét
về sự thay đổi chi phí
2.4. Phân tích tài chính trong định giá

2.4.1. Vai trò của phân tích tài chính trong định giá

2.4.2. Mục đích của phân tích tài chính trong định giá

28
2.4.1. Vai trò của phân tích tài chính trong định giá

❖Giúp cho các nhà quản lý khắc phục được những mâu
thuẫn trong quyết định về giá giữa các bộ phận chức
năng khác nhau (tài chính, marketing), đảm bảo sự cân
bằng chiến lược trong các quyết định giá.

❖Cung cấp cơ sở cho việc đảm bảo khả năng thương


lượng về giá một cách độc lập với từng nhóm khách
hàng mục tiêu tuỳ theo mục tiêu trong mỗi thời kỳ.

29
2.4.2. Mục đích của phân tích tài chính trong định giá

❖ Bản chất của phân tích tài chính trong định giá là đánh
giá về mặt định lượng tiềm năng lợi nhuận của DN khi
chủ động thay đổi giá đồng thời xem xét tác động của sự
thay đổi chi phí đến khả năng đạt lợi nhuận của DN.
❖ Mục đích:
▪ Giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định giá nhằm đạt
được các mục tiêu tài chính nhất định.
▪ Giúp DN phản ứng với các hành động thay đổi giá của đối
thủ cạnh tranh, hình thành các mức giá tương ứng với đó là
doanh số và lợi nhuận đạt được hoặc mức lỗ phải chịu hoặc đạt
hoà vốn.

30
2.5. Phân tích sản lượng tiêu thụ hoà vốn

2.5.1. Phân tích sản lượng tiêu thụ hoà vốn – trường hợp cơ
bản

2.5.2. Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn khi giá thay đổi,
chi phí cố định không thay đổi, chi phí biến đổi thay đổi

2.5.3. Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn khi giá thay đổi,
chi phí cố định gia tăng, chi phí biến đổi không thay đổi

2.5.4. Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn khi giá thay đổi,
chi phí cố định gia tăng, chi phí biến đổi thay đổi

31
2.5. Phân tích sản lượng tiêu thụ hoà vốn

❖Mức đóng góp của một sản phẩm tại một mức giá cụ thể
là chênh lệch giữa mức giá và chi phí biến đổi bình
quân.

❖Mức đóng góp chính là lợi nhuận gộp hay lãi gộp mà DN
có thể đạt được ở một mức giá dự kiến hoặc giá thị
trường và một tình trạng chi phí nhất định.

❖Mức đóng góp gồm 2 bộ phận là chi phí cố định bình


quân và lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm.
32
2.5. Phân tích sản lượng tiêu thụ hoà vốn

❖ Hiệu ứng giá: những thay đổi về sản lượng tiêu thụ hoà vốn do sự
thay đổi giá gây ra.
❖ Hiệu ứng số lượng: Những thau đổi sản lường hoá vốn do sự tác
động của thau đổi sản lượng nhờ thay đổi giá.
❖ Phân tích hoà vốn: việc đánh giá so sánh tổng doanh thu và tổng
chi phí tương ứng tại mức giá và sản lượng tiêu thụ nhất định.
❖ Mục đích của phân tích hoà vốn là tính toán khối lượng bán tối
thiểu cần thiết để hiệu ứng số lượng cân bằng với hiệu ứng giá.

33
2.5.1. Phân tích sản lượng tiêu thụ hoà vốn – trường hợp cơ bản

❖ Khối lượng bán tối thiểu cần thiết để ít nhất duy trì mức đóng
góp tương tự như trước được tính như sau:

−∆P
% thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn =
CM+∆P

−∆P
Thay đổi lượng bán = Khối lượng bán ban đầu ×
CM+∆P

Trong đó:
∆P: Mức thay đổi giá, là chênh lêch giữa giá cũ và giá mới.
∆P = P1 − P2
CM: mức đóng góp của mức giá chưa được thay đổi
CM = P1 − AVC

34
Ví dụ
Giả sử, DN B&B chuyên sản xuất và tiêu thụ gối làm từ lông ngỗng
dùng cho người tiêu dùng cá nhân. Có các số liệu về doanh thu và chi
phí trong một tháng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như sau:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: 4.000 sản phẩm (sp)
- Giá bán sản phẩm của DN: 200 nghìn đồng/sp
- Doanh thu của DN: 800 triệu đồng
- Chi phí biến đổi bình quân: 110 nghìn đồng/sp
- Tổng chi phí cố định: 300 triệu đồng
Giả sử DN B&B cân nhắc giảm giá 5% với hy vọng tăng sức cạnh tranh
về giá giúp tăng doanh số bán. Các nhà quản trị của B&B cho rằng DN
không phải chịu thêm các chi phí cố định do quyết định giá gây ra. Vậy
sản lượng bán cần tăng bao nhiêu để DN vẫn đạt lợi nhuận khi giá
giảm 5%?

35
2.5.2. Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn khi giá thay đổi,
chi phí cố định không thay đổi, chi phí biến đổi thay đổi

Công thức:

Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn

−(∆P−∆C)
= × Khối lượng bán ban đầu
CM+(∆P−∆C)

−(∆P−∆C)
% thay đổi của sản lượng tiêu thụ hoà vốn =
CM+(∆P−∆C)

Trong đó:

∆C là mức thay đổi của chi phí biến đổi bình quân
∆C = AVC2 − AVC1
36
Ví dụ

Trở lại với ví dụ giảm giá 5% của DN B&B. Giả sử giá gối
của DN được hỗ trợ nhờ việc giảm chi phí biến đổi là
4.400đ/sp do sử dụng bông nhân tạo thay thế cho lông
ngỗng. Chi phí biến đổi trước khi thay đổi giá là
110.000đ/sp và sau khi thay đổi giá là 105.600đ/sp. Vậy
sản lượng tiêu thụ sẽ thay đổi như thế nào để việc giảm giá
vẫn đạt lợi nhuận?

37
2.5.3. Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn khi giá thay đổi, chi phí
cố định gia tăng, chi phí biến đổi không thay đổi

❖Khi chi phí cố định thay đổi, sản lượng tiêu thụ hoà
vốn được tính theo công thức sau:

Sản lượng tiêu thụ hoà vốn

Sự thay đổi của CP cố định


=
CM
Trong đó:
CM = P − AVC
38
Ví dụ

Giả sử nhà quản trị sản phẩm của một công ty ước tính cần
3 tỷ đồng chi phí cố định để thiết kế laị bao gói sản phẩm.
Giá bán hiện tại của ap này là 200.000/sp; chi phí biến đổi
bình quân là 100.000/sp. Vậy DN cần bán bao nhiêu sp để
bù đắp 3 tỷ chi phí đầu tư tăng thêm?

39
❖Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn khi thay đổi chi phí
cố định được xác định như sau:
Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn
−∆𝑃 𝑇ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝐶𝑃 𝑐ố đị𝑛ℎ
= ×Khối lượng bán ban đầu+
𝐶𝑀+∆𝑃 𝐶𝑀 𝑚ớ𝑖

% thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn


−∆𝑃 𝑇ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝐶𝑃 𝑐ố đị𝑛ℎ
= +
𝐶𝑀+∆𝑃 𝐶𝑀 𝑚ớ𝑖 ×𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢

40
Ví dụ

Trở lại với ví dụ giảm giá 5% của DN B&B. Chúng ta đã tính


được rằng DN này vẫn đạt lợi nhuận nếu sản lượng tiêu thụ tăng
hơn 12,5%. Bây giờ giả sử rằng DN này không thể tăng thêm
đầu ra nếu không tăng thêm chi phí bán cố định. Tại mức sản
lượng bán ra là 4.000sp/tháng, DN đã sử dụng hết công suất thiết
kế tại 4 nhà máy. Để tăng năng lực sản xuất thêm 12,5% sản
lượng, DN phải đầu tư thêm thiết bị, xây dựng một nhà máy nữa
với chi phí hàng tháng 16.000.000đ. Nhà máy này sản xuất thêm
1000 sp. Mức sản lượng tiêu thụ tối thiểu tăng thêm khi giảm giá
5% với mức chi phí cố định thêm vào hàng tháng là 16.000.000đ
là bao nhiêu?

41
2.5.4. Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn khi giá thay
đổi, chi phí cố định gia tăng, chi phí biến đổi thay đổi

Thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn

−∆P
= × Khối lượng bán ban đầu
cm+∆P

−$∆CM
+ × Khối lượng bán ban đầu
CM mới

Thay đổi của CP cố định


+
CM mới

42
% thay đổi sản lượng tiêu thụ hoà vốn

−∆P −∆CM Thay đổi của CP cố định


= + +
CM+∆P CM mới CM mới×Khối lượng bán ban đầu

43
Ví dụ

❖ Trở lại với ví dụ giảm giá 5% của DN B&B. Chúng ta đã tính


được rằng DN này vẫn đạt lợi nhuận nếu sản lượng tiêu thụ
tăng hơn 12,5%. Bây giờ giả sử rằng DN này không thể tăng
thêm đầu ra nếu không tăng thêm chi phí bán cố định. Tại
mức sản lượng bán ra là 4.000sp/tháng, DN đã sử dụng hết
công suất thiết kế tại 4 nhà máy. Để tăng năng lực sản xuất
thêm 12,5% sản lượng, DN phải đầu tư thêm thiết bị, xây
dựng một nhà máy nữa với chi phí hàng tháng 16.000.000đ.
Nhà máy này sản xuất thêm 1000 sp. Việc tăng khối lượng sp
tiêu thụ sẽ làm giảm chi phí biến đổi bình quân đơn vị so cho
nhà máy xuống 4400đ/sp.
❖ Sản lượng tiêu thụ hoà vốn sẽ thay đổi như thế nào khi chi
phí biến đổi thay đổi và chi phí cố định gia tăng?
44
Xem thêm phần phân tích sản lượng hòa vốn trong trường hợp
định giá phản ứng với đối thủ cạnh tranh giữa doanh nghiệp
B&B và C&D (giáo trình trang 83)

% thay đổi sản lượng tiêu thụ hòa vốn khi thay
∆𝑷
đổi giá phản ứng với đối thủ cạnh tranh =
𝑪𝑴
Câu hỏi ôn tập

1.Phân tích vai trò chi phí sản xuất trong thiết lập và quản lý giá sản phẩm
của DN theo quan điểm marketing?
2.Vì sao DN phải phân loại chi phí sản xuất? Từ tiếp cận định giá theo quan
điểm marketing, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi tiêu chí phân loại chi phí
mà DN có thể áp dụng?
3.Phân tích bản chất kinh tế của các chỉ tiêu chi phí: chi phí cố định, chi phí
biến đổi, chi phí biên và chi phí cơ hội. Lấy ví dụ cụ thể.
4.Phân tích các yếu tố tác động tới chi phí sản xuất sản phẩm của một DN.
5.Phân tích tài chính trong định giá là gì? Phân tích vai trò của phân tích tài
chính trong định giá DN.
6.Phân tích hoà vốn là gì? Tại sao phải thực hiện phân tích hoà vốn khi thay
đổi giá.
46
Bài tập 1

Cho các dữ liệu sau về chi


phí sản xuất và định giá sản
phẩm của Starbucks trên thị
trường Trung Quốc
1) Phân loại và tập hợp các
khoản mục chi phí theo
tiếp cận: chi phí cố định
và chi phí biến đổi? Tính
toán tỷ trọng của mỗi
loại chi phí trong tổng
chi phí sản xuất?
2) Xác định cơ cấu giá mức
giá dự kiến theo phân
loại và tập hợp chi phí
nói trên.

47

You might also like