You are on page 1of 59

CHƯƠNG 2

PHÂN LOẠI CHI PHÍ


Mục tiêu

1. Nhận diện chi phí theo chức năng hoạt động

2. Nhận diện chi phí theo mqh với mức độ hoạt động

3. Nhận diện chi phí theo các tiêu thức khác


Nội dung

1. BẢN CHẤT CHI PHÍ KINH DOANH

2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MQH VỚI MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG

4. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁC TIÊU THỨC KHÁC

3
1. Bản chất chi phí kinh doanh

 Kinh tế chính trị: Tiêu hao về lao động sống và lao động
vật hóa phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 KTTC: Phí tổn thực tế (minh chứng bằng chứng từ)
phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để
đạt được một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
 KTQT: Phí tổn thực tế hoặc ước tính để thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh.
 Chú trọng: Lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, ra
quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng cứ.
BTTN
• Sự khác biệt giữa chi phí với chi tiêu thể hiện:
a) Lượng phí tổn về nguồn lực kinh tế
b) Mục đích phát sinh của phí tổn
c) Nguồn bù đắp phí tổn
d) Cả (b) và (c)
• Những khoản nào sau đây gọi là chi tiêu:
a) Trả tiền dịch vụ cho nhân viên đi du lịch trong kỳ
b) Trả tiền mua NVL để sản xuất
c) Trả tiền mua TSCĐ cho công ty
d) Tất cả các khoản mục trên đều đúng
BTTN
• Những khoản nào sau đây là chi phí
a) Trả tiền dịch vụ thực hiện hoạt động kinh doanh
b) Trả tiền thuế VAT
c) Trả tiền mua TSCĐ cho công ty
d) Trả tiền mua nguyên vật liệu
2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Theo chức năng


hoạt động

Chi phí sản xuất:  Chi phí ngoài sản


Liên quan đến việc xuất: Chi phí phát
sản xuất sản phẩm sinh ngoài quá trình
một kỳ nhất định. sản xuất, liên quan
đến quản lý chung
của doanh nghiệp
và tiêu thụ.
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Tổng chi
phí

Chi phí
Chi phí sản
ngoài sản
xuất
xuất

Chi phí nhân Chi phí quản


Chi phí NVL Chi phí sản Chi phí bán
công trực lý doanh
trực tiếp xuất chung hàng
tiếp nghiệp

8
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo
thành thực thế của sản phẩm và những nguyên vật liệu
có tác dụng phụ kết hợp với NVL chính để SX ra sản
phẩm.
• Chi phí NVL trực tiếp được tính vào các đối tượng chịu
chi phí.
Chi phí nhân công trực tiếp
• Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm.
• Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương chính, lương
phụ, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả
khác cho công nhân trực tiếp.
• Chi phí nhân công trực tiếp được tính vào các đối tượng
chịu chi phí.
Chi phí sản xuất chung
• Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí liên quan
đến quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xưởng.
• Chi phí SXC phát sinh ở phân xưởng không phải là chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp (Chi
phí dụng cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng, chi
phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
bằng tiền khác,…)
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Chi phí sản xuất

12
Ý nghĩa của phân loại chi phí theo chức năng

1 2 3

 Xác định giá thành  Xác định vai trò, vị  Xây dựng hệ thống
sản xuất, giá thành trí của các khoản dự toán chi phí theo
toàn bộ sản phẩm, mục chi phí trong chỉ các khoản mục, yếu
lợi nhuận gộp, lợi tiêu giá thành, xây tố...
nhuận tiêu thụ của dựng hệ thống báo
các bộ phận. cáo KQKD theo
khoản mục.
Bài tập
• Tại phân xưởng X có nhiều loại sản phẩm, các khoản chi
phí tập hợp cho sản phẩm A như sau (đvt: 1000đ)
• Chi phí NVL trực tiếp: 100
• Chi phí nhân công trực tiếp: 50
• Chi phí sản xuất chung: 80
• Chi phí bán hàng và QLDN: 120
Chi phí ngoài sản xuất?
Chi phí sản xuất?
Chi phí trực tiếp?
Bài tập: Phân loại chi phí theo chức năng

Chỉ tiêu Phân loại


Lương của những người công nhân đóng gói kẹo
Chi phí quảng cáo trên truyền hình
Chi phí giấy gói kẹo
Lương của những người quản lý tổ nấu kẹo
Chi phí thuê nhà văn phòng
Lương của nhân viên kế toán
Hoa hồng trả cho nhân viên bán hàng
Chi phí quần áo bảo hộ lao động
3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ
với mức độ hoạt động

Chi phí Chi phí Chi phí


biến đổi cố định hỗn hợp
3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ
với mức độ hoạt động
Biến phí
Chi phí tỷ lệ

biến đổi Biến phí


cấp bậc

Định phí
Chi phí
bắt buộc
Chi phí cố
định
Định phí
Chi phí bộ phận

hỗn hợp
Đặc điểm của biến phí (chi phí biến đổi)

Tổng biến phí thường tỷ lệ thuận với mức


độ hoạt động trong phạm vi phù hợp

Biến phí một đơn vị mức độ hoạt động Biến


thường không đổi phí

Không hoạt động thì biến phí bằng không


Biến phí đvsp và tổng biến phí
CP vải cho mỗi chiếc áo

Số lượng áo Tổng CP vải may áo


Số lượng áo
sơmi sx sơmi sx
Phân loại biến phí

20
Đặc điểm định phí (Chi phí cố định)

Xét trong một giới hạn quy mô hoạt động


phù hợp thì tổng định phí thường không
thay đổi.
Định phí
Khi mức độ hoạt động thay đổi thì định phí
tính cho một đơn vị mức độ hoạt động
thay đổi.
Tổng định phí và chi phí cố định đvsp

CP khấu hao PX May/1áo


CP khấu hao PX May

Số lượng áo sơ mi sx Số lượng áo sơmi sx


Tổng định phí trong phạm vi hoạt động phù hợp

Định phí

23
Phân loại định phí

Định phí

Bắt buộc Bộ phận


- Có tính chất - Có tính chất
lâu dài. ngắn hạn
- Không thể cắt - Có thể cắt
giảm đến giảm đến
không. không. (Chi phí
- (Khấu hao, lương quảng cáo, đào
văn phòng,… tạo,..
.
Bài tập: Phân loại biến phí và định phí
STT Chỉ tiêu Phân loại
1 Lương của GV đại học theo số giờ đứng lớp
2 Chi phí hoa hồng trả cho nhân viên bán ô tô
3 Tiền thuê quầy hàng trong trung tâm thương mại
4 Chi phí bảo hiểm cháy nổ ở các xưởng sản xuất
5 Chi phí dọn vệ sinh sau mỗi buổi chiếu phim
6 Chi phí vải để may áo
7 Chi phí cột ăngten được lắp trên thuyền buồm
8 Chi phí khấu hao máy móc thiết bị
9 Chi phí bản quyền sáng chế tính trên số sp sản xuất
10 Chi phí gỗ sử dụng trong doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ
11 Chi phí lương nhân viên giám sát ở phân xưởng
12 Chi phí thuế môi trường tính trên mỗi lít xăng được bán
13 Chi phí lương cho trưởng phòng kế hoạch
Chi phí hỗn hợp

Bao gồm cả biến phí và định phí. Tại mức độ hoạt


động cơ bản chi phí hỗn hợp là định phí, khi vượt khỏi
mức độ hoạt động cơ bản thì chi phí hỗn hợp bao gồm
cả biến phí.

26
Chi phí hỗn hợp

Y b X
a +
Y =
ợ p
h
h ỗn
í
i ph
c h
g
T ổn Biến phí/ 6 giây

X Phí thuê bao cố định


Mức độ hoạt động (Thời gian gọi)
Phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp

Cực đại Bình phương Đồ thị


cực tiểu nhỏ nhất phân tán
Phân tích chi phí hỗn hợp

 Phương pháp cực đại cực tiểu


 Bước 1: Xác định chi phí hỗn hợp (Ymax ,Ymin)
tại mức độ hoạt động cực đại, cực tiểu (Xmax ,Xmin)
 Bước 2: Xác định hệ số biến phí
b = (Ymax – Ymin) / (Xmax – Xmin)

 Bước 3: Xác định định phí a tại 2 điểm cực đại và cực
tiểu:
a = Ymax – bXmax = Ymin - bXmin
 Bước 4: Xây dựng phương trình dự đoán chi phí hỗn
hợp Y = a + b*X với a, b đã tìm
Chi phí hỗn hợp

Phương pháp Cực đại – cực tiểu

 Ưu điểm: công việc tính toán đơn giản


 Nhược điểm: Độ chính xác chưa cao khi dự đoán chi phí
hỗn hợp ngoài phạm vi 2 điểm cực đại và cực tiểu

30
Chi phí hỗn hợp

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

Sử dụng phương pháp thế, giải hệ


phương trình:

∑Xi.Yi = a .∑Xi + b .∑Xi2


∑Yi = n.a + b. ∑Xi
Chi phí hỗn hợp

Phương pháp bình phương nhỏ nhất


 Ưu điểm: Độ chính xác cao hơn phương pháp cực đại
cực tiểu
 Nhược điểm: Công việc tính toán phức tạp

32
Chi phí hỗn hợp

Phương pháp đồ thị phân tán


 B1: Đánh dấu các điểm trên đồ thị thể hiện mối
tương quan giữa chi phí và mức độ hoạt động.
 B2: Kẻ một đường hồi quy trên đồ thị chia các
điểm đã đánh dấu thành hai phần bằng nhau về
số lượng (chúng đại diện nhiều điểm nhất).
 B3: Từ đường hồi quy, xác định được định phí, từ
đó tính hệ số biến phí và xác định được phương
trình dự toán.

33
Chi phí hỗn hợp

Phương pháp đồ thị phân tán


20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
0 2 4 6 8 10 12 14
34
Chi phí hỗn hợp

 Phương pháp đồ thị phân tán


 Ưu điểm: Chỉ rõ những đặc trưng của chi phí và sai
lệch của chi phí trong một số trường hợp bất thường.
 Nhược điểm: Hỗ trợ đắc lực của máy tính để vẽ
được đường hồi quy.

35
BTTN

 Loại chi phí nào dưới đây không thay đổi theo cùng tỷ lệ với
sự thay đổi của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp
a) Định phí
b) Chi phí hỗn hợp
c) Biến phí cấp bậc
d) Tất cả các loại trên.
 Biến phí có đặc tính
a) Có nguồn gốc và gắn liền với từng hoạt động, mức hoạt
động
b) Tổng mức phí phát sinh tỷ lệ thuận với mức hoạt động
c) Biến phí đơn vị là một hằng số
d) Tất cả tính chất trên đều đúng.
Bài 2.12

Tổng chi phí sản xuất chung


Tháng Tổng số giờ máy
(1.000.000đ)
1 75.000 1.950
2 80.000 1.980
3 78.000 1.970
4 65.000 1.850
5 70.000 1.870
6 74.000 1.920
7 85.000 2.010
8 95.000 2.570
Bài 2.12: Phương pháp cực đại - cực tiểu

• Hệ số biến phí SXC =


• Định phí sản xuất chung =
• Phương trình chi phí sản xuất chung Y =
• Trong đó Y là chi phí sản xuất chung; X là tổng số giờ máy
Bài 2.12: Phương pháp bình phương nhỏ nhất
ĐVT: 1.000.000đ
Tổng số giờ máy Tổng chi phí sản xuất
Tháng (X) chung (Y) X.Y X2
1 75.000 1.950
2 80.000 1.980
3 78.000 1.970
4 65.000 1.850
5 70.000 1.870
6 74.000 1.920
7 85.000 2.010
8 95.000 2.570
Tổng 622.000 16.120
Phương trình: ∑Yi = na+b ∑Xi
∑XiYi = a∑Xi + b∑Xi2
Thay số

Suy ra a = ;b=
Phương trình dự toán chi phí sản xuất chung: Y =
4. Phân loại chi phí theo các tiêu thức khác

 Theo kỳ tính kết quả kinh doanh


 Trong báo cáo kết quả kinh doanh
 Đối tượng chịu chi phí
 Mức độ kiểm soát của nhà quản trị
 Mối quan hệ với quyết định kinh doanh
PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI
KỲ TÍNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Theo kỳ tính
KQKD

Chi phí sản phẩm: Chi phí thời kì: Khoản chi
Khoản chi phí gắn phí phát sinh trong kỳ hạch
liền sản phẩm được toán và để tạo ra lợi nhuận
sản xuất ra hoặc của kỳ đó, chỉ liên quan tới
mua vào trong kỳ. kỳ hạch toán hiện tại mà
Các khoản chi phí này không ảnh hưởng tới các kỳ
thường thuộc các chỉ tiếp theo, thường thuộc các
tiêu trên BCĐKT chỉ tiêu của BCKQKD
PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI
KỲ TÍNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Theo kỳ tính
KQKD

Chi phí sản phẩm: Chi phí thời kì:


- Đối với sản xuất: Chi phí - Các chi phí thông thường:
NVL trực tiếp, chi phí nhân Chi phí hoa hồng bán hàng,
công trực tiếp, chi phí SXC quảng cáo, thuê nhà, chi phí
phát sinh trong kỳ. văn phòng,..
- Đối với thương mại: Giá - Một số ngành đặc thù như
mua và chi phí thu mua xây dựng, nông nghiệp: Chi
trong kỳ. phí thời kỳ phát sinh trong
nhiều năm.
BT

 Những khoản chi phí nào sau đây là chi phí sản
phẩm:
a) Chi phí NVL trực tiếp
b) Chi phí cho cán bộ áp tải hàng mua trong kỳ
c) Chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm nhập kho
d) Tất cả các khoản chi phí trên
BT

 Công ty A với chức năng sản xuất kinh doanh, trong


kỳ chi phí NVL trực tiếp và nhân công trực tiếp là
1000đ/sp. Chi phí sản xuất chung 400đ/sp, chi phí
bán hàng và quản lý doanh nghiệp 500đ/sp. Mức
sản xuất 5000sp, mức tiêu thụ 4000 sp. Chi phí sản
phẩm trong kỳ là:
a) 7.600.000đ
b) 9.500.000đ
c) 7.000.000đ
d) 5.600.000đ
BT

 Vẫn số liệu trên, biết giá bán 2400đ/sp, không có


SP tồn kho đầu kỳ.
a) Chi phí sản phẩm trong kỳ 5.600.000đ
b) Chi phí thời kỳ 7.000.000đ
c) Thành phẩm tồn kho 1.400.000đ
d) Lợi nhuận trong kỳ 2.500.000đ
Bài 2.3: Phân loại chi phí sản phẩm và thời kỳ

Chỉ tiêu Phân loại


Chi phí mực bút bi
Chi phí điện ở tổ sản xuất
Chi phí bảo dưỡng thiết bị
Chi phí đào tạo cho nhân viên quản lý mới
Chi phí thiết kế kiểu dáng bút bi mới
Chi phí đi lại của nhân viên bán hàng
Chi phí lương của bộ phận bảo vệ
Chi phí văn phòng phẩm cho phòng kế toán
Chi phí lương cho bộ phận kinh doanh
Chi phí khấu hao thiết bị trong nhà máy
Chi phí điện thoại ở văn phòng công ty
Chi phí vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách
Chi phí lương của ban giám đốc
Chi phí lương của công nhân
PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG BÁO CÁO
KẾT QUẢ KINH DOANH

Theo báo cáo


KQKD

Chức năng: Mô hình lợi nhuận góp:


Thể hiện chi phí LN góp =
tương ứng với từng DT – Tổng BP
chức năng của doanh LN thuần =
nghiệp. LN góp – Tổng ĐP
PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG BÁO CÁO
KẾT QUẢ KINH DOANH

48
Bài 2.15

Tháng Sản lượng tiêu thụ Chi phí bán


(SP) hàng
1 36.000 488.000
2 45.000 560.000
3 48.000 584.000
4 54.000 632.000
5 66.750 734.000
6 72.000 776.000
Phân loại chi phí theo mối quan hệ
với đối tượng chịu phí

Theo đối tượng


chịu phí

Chi phí trực tiếp: Chi phí gián tiếp:


Các khoản chi phí
Các khoản chi phí mà kế
mà kế toán có thể
toán không thể tập hợp
tập hợp thẳng cho
thẳng cho các đối tượng
từng đối tượng chịu
chịu chi phí, phải phân bổ
chi phí.
cho từng đối tượng chịu chi
phí theo tiêu chí phù hợp.
Bài tập

 Tại phân xưởng X có nhiều loại sản phẩm, các khoản chi
phí tập hợp cho sản phẩm A như sau (đvt:1000đ)
 Chi phí NVL trực tiếp: 100
 Chi phí nhân công trực tiếp: 50
 Chi phí sản xuất chung: 80
 Chi phí bán hàng và QLDN: 120
 Chi phí sản xuất trực tiếp? 150
Chi phí sản xuất gián tiếp?
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với
mức độ kiểm soát của nhà quản trị

Theo mức độ
kiểm soát

Chi phí kiểm soát Chi phí không kiểm


được: soát được:
Các khoản chi phí Các khoản chi phí
phát sinh trong phát sinh ngoài phạm
phạm vi quyền hạn vi kiểm soát của các
của các nhà quản trị nhà quản trị.
đối với các khoản
chi phí đó.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với
quyết định kinh doanh

 Chi phí cơ hội: Khoản thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn
phương án này thay cho phương án khác.
 Chi phí chênh lệch: các khoản chi phí có ở phương án này nhưng
chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác.
 Chi phí chìm: khoản chi phí đã phát
sinh trong quá khứ mà doanh
nghiệp vẫn cứ phải chịu mặc
dù các nhà quản trị chọn bất
kỳ một phương án kinh doanh nào.

53
BTTN

 Công định ty A ký hợp đồng thuê nhà xưởng dài hạn với
phương thức như sau
 Chi phí cố định trả trước hàng năm 2.000.000
 Chi phí trả theo doanh số ước tính hàng năm 1% trên
doanh thu
 Doanh thu trong năm là 100.000.000
Chi phí chìm trong năm là
a) 3.000.000
b) 2.000.000
c) 1.000.000
d) Số khác
BTTN

 Con tàu Titannic đụng phải tảng băng và chìm.


Khi xem xét tài liệu có nên trục vớt con tàu hay
không, thì giá trị còn lại của con tàu là:
a) Chi phí chìm
b) Chi phí thích hợp
c) Chi phí cơ hội
d) Không có câu nào đúng
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với
quyết định kinh doanh

 Chi phí tránh được: Các khoản chi phí mà doanh nghiệp
có thể giảm được khi thực hiện các quyết định kinh
doanh tối ưu.
 Chi phí không tránh được: các khoản chi phí cho dù nhà
quản trị lựa chọn các phương án nào thì doanh nghiệp
vẫn phải gánh chịu.

56
Tóm tắt phân loại chi phí

Chi phí
Chức Mức độ Kỳ tính Trong Đối tượng Mức độ Quyết định
năng hoạt hoạt động KQKD BCKQKD chịu CP kiểm soát kinh doanh
động
- Chi phí - Biến phí - Chi phí - Theo chức - Chi phí - Chi phí - Chi phí cơ
sản xuất - Định phí sản phẩm năng trực tiếp kiểm soát hội
- Chi phí - Chi phí - Chi phí - Theo cách - Chi phí được - Chi phí
ngoài sản hỗn hợp thời kỳ ứng xử của gián tiếp - Chi phí chênh lệch
xuất chi phí không kiểm - Chi phí
soát được chìm
Tóm tắt

 Phân loại chi phí giúp các nhà quản trị hiểu được bản
chất của các yếu tố chi phí phát sinh từ đó có các biện
pháp kiểm soát và giảm chi phí thấp nhất.
 Các tiêu thức phân loại chi phí chủ yếu được giới thiệu
trong bài bao gồm: theo chức năng của chi phí, theo mqh
của chi phí với mức độ hoạt động, theo mqh với các đối
tượng chịu chi phí, theo khả năng của nhà quản trị trong
việc kiểm soát chi phí, theo thời điểm ghi nhận trên báo
cáo kế toán.
 Hai phương pháp thông dụng tách chi phí hỗn hợp thành
biến phí và định phí giúp nhà quản trị kiểm soát và dự
đoán chi phí trong tương lai là phương pháp cực đại -
cực tiểu và phương pháp bình phương nhỏ nhất.

You might also like