You are on page 1of 45

CHƯƠNG 6:

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ


TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1
MỤC TIÊU BÀI HỌC

 + Nắm vững nội dung chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp.
 + Nhận diện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm.
 + Nắm vững phương pháp và trình tự kế toán chi phí sản xuất,
các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang và phương pháp
tính giá thành sản phẩm.
 + Vận dụng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất thực tế.

2
NỘI DUNG BÀI HỌC

 1. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp

 2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường
xuyên

 3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp kiểm kê định kỳ

 4. Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

 5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm


3
1.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

 Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
các hao phí về lao động sống (tiền lương…) và lao động vật
hóa (khấu hao TSCĐ, chi phí vật tư – công cụ…) mà doanh
nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

 Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị
của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ).

4
1.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

 Phân loại theo yếu tố chi phí

 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản
phẩm

5
PHÂN LOẠI THEO YẾU TỐ CHI PHÍ

 Phân theo nội dung kinh tế ban đầu mà không xét đến
công dụng và địa điểm phát sinh chi phí

• Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu


Các • Yếu tố chi phí nhân công
yếu tố • Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ
chi phí • Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
• Yếu tố chi phí khác bằng tiền

6
PHÂN LOẠI THEO KHOẢN MỤC CHI
PHÍ TRONG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí NVLTT
Giá
thành
Chi phí NCTT
sản
Chi phí xuất
kinh Chi phí SX chung
doanh

Chi phí bán hàng


Giá thành toàn bộ
sản phẩm tiêu thụ
Chi phí QLDN

7
1.2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí (vật tư, khấu
hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nhân công, dịch vụ…)
 (mà) doanh nghiệp đã bỏ ra bất kỳ ở kỳ kế toán nào
 (nhưng) có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm
đã hoàn thành trong kỳ

 Giá thành sản xuất sản phẩm chính là chi phí sản xuất tính cho
khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

8
1.2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Tổng giá thành Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí
sản phẩm hoàn sản xuất phát sinh trong kỳ sản xuất
= + -
thành dở dang (đã trừ phần thu dở dang
đầu kỳ hồi) cuối kỳ

9
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành:


 Giá thành định mức
 Giá thành kế hoạch
 Giá thành thực tế
Theo phạm vi phát sinh chi phí:
 Giá thành sản xuất
 Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

10
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

Giá thành định mức:


 Được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm;
 Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ
kế hoạch;
 Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi
của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất
sản phẩm.

11
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

Giá thành kế hoạch:


 Được xác định trước khi bước vào sản xuất;
 Xác định trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định
mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

12
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

Giá thành thực tế:


 Được xác định sau khi kết thúc quá trình (thời điểm cuối
kỳ tính giá thành) sản xuất sản phẩm;
 Xác định trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình sản xuất sản phẩm.

13
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

 Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng):

 Phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc
sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ
phận sản xuất;
 Được xác định trên cơ sở: chi phí vật liệu trực tiếp, nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

14
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

 Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ):


 Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến
việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý
và bán hàng);
 Giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá
thành toàn bộ, và
 Tính theo công thức: giá thành sản xuất (+) chi phí bán
hàng (+) chi phí quản lý doanh nghiệp

15
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”.
 Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng
tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất...).
 Kết cấu:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực
tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ.
Bên Có:
 Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
 Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư
16
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 621 TK 152

Vật liệu sử dụng


Vật liệu xuất kho dùng
không hết nhập lại
trực tiếp cho sản xuất
kho
sản phẩm
TK 111, 112, 331… TK 154

Vật liệu mua ngoài Cuối kỳ kết chuyển


dùng trực tiếp cho sản CPNVLTT cho đối
xuất sản phẩm tượng tính gía thành

17
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp


TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
 Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập
hợp chi phí.
 Kết cấu:
• Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản
xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ
• Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào
tài khoản tính giá thành
Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư
18
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp


TK 334 TK 622 TK 154

Cuối kỳ kết chuyển


Tính ra tiền lương phải
CPNCTT cho đối
trả cho công nhân trực
tượng tính giá thành
tiếp sản xuất sản phẩm
TK 3382,3383,3384,3386

Trích BHXH, BHYT,


BHTN, KPCĐ theo tiền
lương của CNSX

19
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

 2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung


 TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
 TK này mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản
xuất, dịch vụ.
 Kết cấu
• Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát
sinh
• Bên Có:
 Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
 Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư

20
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

 TK 627 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2:

 TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng


 TK 6272 “Chi phí vật liệu”
 TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”
 TK 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
 TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
 TK 6278 “Chi khí khác bằng tiền”

21
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung


TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152
Chi phí nhân viên
Các khoản ghi giảm
TK 152, 153 Chi phí sản xuất chung.
Chi phí VL, DC TK 154
TK 214 Kết chuyển chi phí
SXC để tính giá thành
Chi phí khấu hao
TK 111, 112, 331
Chi phí khác bằng tiền

22
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất


Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất - kinh doanh dở dang”
 Bên Nợ:
• Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên,
vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí
chi phí sản xuất chung).
 Bên Có:
• Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
• Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của
sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
 Dư Nợ: chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang,
chưa hoàn thành.

23
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm
TK 621 TK 154 TK 152, 111, 1381, 334
K/c CFNVLTT Các khoản ghi giảm CPSX

TK 157
TK 622 Gửi bán
K/c CFNCTT TK 155
Z sản phẩm Nhập kho TP
TK 627 hoàn thành
TK 632
K/c CFSXC
Tiêu thụ
Trực tiếp
24
3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
Tài khoản sử dụng:
- TK 621, 622, 627, 154, 631
- Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”
 Bên Nợ:
• Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
• Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên, vật
liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chi phí
sản xuất chung).
 Bên Có:
• Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
• Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
• Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản
phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
 TK 631 cuối kỳ không có số dư
Phương pháp kế toán: 25
- Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ:
Nợ TK 631
Có TK 154
- Trong kỳ, các khoản CPSX phát sinh được tập hợp trên
các TK 621, 622, 627
- Cuối kỳ, căn cứ vào giá trị SPDD cuối kỳ:
Nợ TK 154
Có TK 631
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất:
Nợ TK 111, 138, 334, 611
Có TK 631
- Phản ánh tổng giá trị sản phẩm hoàn thành từ sản xuất:
Nợ TK 632 26

Có TK 631
4. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
DỞ DANG CUỐI KỲ

 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện vào
cuối kỳ (thời điểm tính giá thành sản phẩm).
 Các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang:
 Xác định theo sản lượng ước tính tương đương
 Xác định theo chi phí NVL chính hoặc chi phí NVLTT hoặc
chi phí trực tiếp
 Xác định theo 50% chi phí chế biến
 Xác định theo chi phí định mức hoặc kế hoạch

27
4. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
DỞ DANG CUỐI KỲ

 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:


 Các giả định:
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành
2 bộ phận: chi phí NVL chính và chi phí chế biến.
• Chi phí chế biến: chi phí VL phụ, nhiên liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp và CFSXC
 Chi phí nguyên vật liệu chính nằm trong 1 sản phẩm
dở dang và 1 sản phẩm hoàn thành bằng nhau.

28
4. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
DỞ DANG CUỐI KỲ

29
4. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
DỞ DANG CUỐI KỲ

 Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ


theo sản lượng ước tính tương đương:
 Dựa theo số lượng và mức độ hoàn thành của
sản phẩm dở dang để xác định giá trị của SPDD.
 Bản chất: ngoài chi phí vật liệu chính, kế toán
tính thêm cho sản phẩm dở dang cuối kỳ một
phần chi phí chế biến dựa trên mức độ hoàn
thành của sản phẩm dở dang.

30
4. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
DỞ DANG CUỐI KỲ

Gíá trị Chi phí VL Chi phí chế


SPDD = chính trong + biến trong
cuối kỳ SPDD SPDD

31
4. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
DỞ DANG CUỐI KỲ

(Chi phí chế biến DDĐK +


Chi phí chế biến
dở dang cuối kỳ =
PSTK)*Số SPDDCK quy đổi/(Số
SPHT + Số SPDD cuối kỳ quy đổi)

Số SPDDCK quy
= Số SPDDCK * Mức độ hoàn thành
đổi

32
4. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
DỞ DANG CUỐI KỲ

Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo


50% chi phí chế biến:
 Bản chất: phương pháp này giả định mức độ
hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ là
50%.

Giá trị Chi phí VL 50% Chi phí


SPDD = chính trong + chế biến trong
cuối kỳ SPDD SPDD

33
4. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
DỞ DANG CUỐI KỲ

Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo


chi phí định mức hoặc kế hoạch:
 Bản chất: căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc
chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các
công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để
xác định giá trị sản phẩm dở dang.

34
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Phương pháp tính giá thành sản phẩm:


 Phương pháp trực tiếp (giản đơn)
 Phương pháp tổng cộng chi phí
 Phương pháp hệ số
 Phương pháp tỷ lệ
 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
 Phương pháp liên hợp

35
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

36
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Phương pháp tổng cộng chi phí:


 Điều kiện vận dụng:
 Sản phẩm được cấu thành từ nhiều chi tiết, bộ phận
khác nhau;
 Sản phẩm được sản xuất ở nhiều bộ phận, giai đoạn
công nghệ khác nhau.

 Công thức tính: Tổng ZSP = C1 + C2 +…+ Cn


 Trong đó C1, C2,… là chi phí sản xuất của từng bộ
phận, giai đoạn tính cho thành phẩm.
37
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Phương pháp hệ số:


 Điều kiện vận dụng:
 Sử dụng cùng một lượng nguyên vật liệu, nhân công;
 Thu được cùng lúc nhiều loại sản phẩm;
 Không tách biệt chi phí cho từng loại sản phẩm (đối
tượng kế toán chi phí là nhóm sản phẩm, đối tượng tính
giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm).

38
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Phương pháp hệ số:


 Công thức tính:
Bước 1: Tính tổng giá thành sản xuất thực tế của các
loại sản phẩm.
Bước 2: Quy đổi số lượng thực tế các loại sản phẩm về
số lượng sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu chuẩn) dựa vào
hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm.
n

Số lượng sản phẩm gốc = Q H


i 1
i i

Qi – Số lượng sản phẩm loại i


Hi – Hệ số quy đổi của sản phẩm loại i
39
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

40
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Phương pháp tỷ lệ:


 Điều kiện vận dụng:

 Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm


khác nhau.
 Việc tập hợp chi phí và tính giá thành riêng cho
từng loại sản phẩm là không hiệu quả.

41
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Phương pháp tỷ lệ:


 Công thức tính:

 Bước 1: Xây dựng giá thành đơn vị kế hoạch hoặc định mức
cho từng loại sản phẩm;
 Bước 2: Xác định tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại
sản phẩm (nhóm sản phẩm);
 Bước 3: Tính tổng giá thành kế hoạch hoặc định mức của
nhóm sản phẩm theo sản lượng thực tế.

42
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

43
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:


 Điều kiện áp dụng: đối với các doanh nghiệp mà trong
cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm
chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ
(các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn
liền...)
 Cách tính: loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi
phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được
xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng,
giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu...

44
5. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Phương pháp liên hợp


 Điều kiện áp dụng: trong những doanh nghiệp
tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản
phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết
hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh
nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim, đóng giầy, may
mặc...
 Cách tính giá thành: kết hợp phương pháp trực
tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ
lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ v.v...

45

You might also like