You are on page 1of 106

CHƯƠNG 3.3.

KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

THS. PHẠM THỊ HUYỀN QUYÊN


NỘI DUNG CHƯƠNG 3
1 Giới thiệu các văn bản pháp quy có liên quan
2 Những vấn đề chung về hàng tồn kho SLIDE CHƯƠNG 3.1
3 Phương pháp tính giá HTK
4 Kế toán chi tiết HTK
5 Kế toán tổng hợp HTK theo PP kê khai thường xuyên
Kế toán nguyên liệu vật liệu SLIDE CHƯƠNG 3.2
Kế toán công cụ dụng cụ
Kế toán hàng hóa
Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang SLIDE CHƯƠNG 3.3

Kế toán thành phẩm


6 Kế toán tổng hợp HTK theo PP kiểm kê định kỳ
SLIDE CHƯƠNG 3.4
7 Kế toán dự phòng giảm giá HTK
8 Trình bày các chỉ tiêu về HTK trên BCTC
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG

 Nội dung
₋ Những vấn đề chung về CPSX
₋ Kế toán CPSX
₋ Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang
₋ Kế toán tính giá thành sản phẩm
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Nội dung
₋ Khái niệm CPSX
₋ Phân loại CPSX
₋ Đối tượng kế toán CPSX
KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT

 THEO VAS 01 ĐOẠN 31: Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích
kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản
khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ
sở hữu,
₋ không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
 Chi phí sản xuất là những chi phí dùng để sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc
dung trực tiếp để thực hiện dịch vụ trong 1 thời kỳ nhất định.
PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Theo nội dung kinh tế, chi phí được chia thành:
₋ Chi phí vật liệu, dụng cụ
₋ Chi phi khấu hao TSCĐ
₋ Chi phí nhân công
₋ Chi phí dịch vụ mua ngoài
₋ Chi phí khác bằng tiền
PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Căn cứ vào chức năng của chi phí khi tham gia vào SXSP, chi phí được chia thành 3 khoản mục:
₋ Chi phí NVLTT là chi phí về NVL mà DN đã sử dụng để trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm.
₋ Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương (phần DN
chịu) của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm.
₋ Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh tại phân xưởng, dùng để quản lý sản xuất
và phục vụ sản xuất mà không phải là CP NVLTT hoặc CP NCTT. CPSX chung bao gồm:
• Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng
• Khấu hao TSCĐ sử dụng tại phân xưởng
• Chi phí NVL, CCDC phục vụ và quản lý SX tại phân xưởng
• Chi phí dịch vụ mua ngoài tại phân xưởng
• Chi phí khác bằng tiền tại phân xưởng
PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí vào đối tượng chịu chi phí, chi phí được chia
thành:
₋ Chi phí trực tiếp: là những chi phí khi phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng loại
sản phẩm và có thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm.
₋ Chi phí gián tiếp: là những chi phí dung chung để sản xuất nhiều loại sản phẩm và
không thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm được.
• Đối với chi phí gián tiếp khi phát sinh kế toán sẽ tập hợp chung, cuối kỳ tính ra
tổng chi phí và phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp.
PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí vào đối tượng chịu chi phí:
₋ Chi phí trực tiếp: là những chi phí khi phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng loại
sản phẩm và có thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm.
₋ Chi phí gián tiếp: là những chi phí dung chung để sản xuất nhiều loại sản phẩm và
không thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm được.
• Đối với chi phí gián tiếp khi phát sinh kế toán sẽ tập hợp chung, cuối kỳ tính ra
tổng chi phí và phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp.
PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT

Công thức phân bổ chi phí gián tiếp như sau:

PHÂN BỔ CHI PHÍ GIÁN TỔNG CHI PHÍ GIÁN TIẾP CẦN PHÂN BỔ TIÊU CHUẨN PHÂN BỔ
= *
TIẾP CHO SẢN PHẨM I TỔNG TIÊU CHUẨN PHÂN BỔ CỦA SẢN PHẨM I

Phân bổ chi phí gián


tiếp nhằm có thông
tin tính giá thành
từng loại sản phẩm
VÍ DỤ 1

 Tại công ty Hoa Đào, trong cùng 1 phân xưởng sản xuất 3 loại sản phẩm A, B,
C.
 Kế toán tập hợp CPSX như sau:
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG A B C A, B, C
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 100 300 500
CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 600 400 800
CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 900

 Yêu cầu: Phân bổ CPSX chung cho từng loại sản phẩm tỷ lệ với chi phí nhân
công trực tiếp của từng loại sản phẩm.
VÍ DỤ 1
PHÂN BỔ CHI PHÍ GIÁN TIẾP

 CHI PHÍ TRỰC TIẾP: ……………………………………………………………………………………….


 CHI PHÍ GIÁN TIẾP: …………………………………………………………………
 KẾ TOÁN CÔNG TY HOA MAI ĐÃ TIẾN HÀNH PHÂN BỔ SẢN XUẤT CHUNG CHO TỪNG LOẠI SẢN PHẨM TỶ LỆ VỚI
CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP CỦA TỪNG LOẠI SẢN PHẨM NHƯ SAU:
₋ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CHO SẢN PHẨM A =
…………………………………………………………………=
₋ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CHO SẢN PHẨM B =
…………………………………………………………………= 200 Phân bổ chi phí gián
tiếp nhằm có thông
₋ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CHO SẢN PHẨM C =
tin tính giá thành
…………………………………………………………………= 400
từng loại sản phẩm
PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Căn cứ vào sự biến đổi của chi phí khi số lượng sản phẩm thay đổi, CPSX chia
thành 2 loại:
 Chi phí cố định là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi số
lượng sản phẩm thay đổi trong phạm vi phù hợp.
₋ Chi phí cố định tính cho 1 đơn vị sản phẩm tỷ lệ nghịch với số lượng sản
phẩm sản xuất ra.
₋ Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân
 Chi phí biến đổi là những chi phí mà tổng số của nó tỷ lệ thuận với số lượng
sản phẩm sản xuất ra.
₋ Chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sản phẩm là 1 hằng số.
₋ Ví dụ: chi phí vải để may áo.
Ví dụ 1b
PHÂN BỔ CPSX CHUNG BIẾN ĐỔI VÀ CPSX CHUNG CỐ ĐỊNH

 Tại công ty Mây Hồng (đvt: 1.000 đồng), có các tài liệu sau:
 Số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất bình thường là 3.000 sản phẩm.
 Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ là 340.000, trong đó:
₋ CPSX chung biến đổi là 100.000
₋ CPSX chung cố định là 240.000
 Tính toán, xác định CPSX chung có trong 1 sản phẩm trong 2 trường hợp sau:
₋ TH1: Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế trong kỳ là 5.000 sản phẩm
₋ TH2: Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế trong kỳ là 2.000 sản phẩm
TH1: Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế trong kỳ là 5.000 sản phẩm

 Đây là trường hợp số lượng SPHT thực tế ………………số lượng SPHT theo mức công suất
bình thường (3.000 sản phẩm)
 CPSX chung biến đổi được tính hết vào giá thành SP theo CP thực tế phát sinh………….
₋ CPSX chung biến đổi tính cho 1 đơn vị sản phẩm = …………………………………………..
 CPSX chung cố định vào giá thành SP theo CP thực tế phát sinh ……………………….
₋ CPSX chung cố định tính cho 1 đơn vị sản phẩm = ………………………………………………….
 Tổng CPSX chung được tính vào giá thành = …………………………………………………, tính cho 1
sản phẩm là = …………………………………………………
TH2: Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế trong kỳ là 2.000 sản phẩm

 Đây là trường hợp số lượng SPHT thực tế ………………số lượng SPHT theo mức công suất bình
thường (3.000 sản phẩm).
 CPSX chung biến đổi được tính hết vào giá thành SP theo CP thực tế phát sinh (100.000)
₋ CPSX chung biến đổi tính cho 1 đơn vị sản phẩm = …………………………………………………
₋ CPSX chung cố định tính vào giá thành SP theo mức công suất bình thường
• CPSX chung cố định tính cho 1 đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường =
…………………………………………………
• CPSX chung cố định tính vào giá thành SP = …………………………………………………
• CPSX chung cố định không được tính vào giá thành SP = …………………………………………
 Tổng CPSX chung được tính vào giá thành =…………………………………………………, tính cho 1 sản
phẩm là …………………………………………………
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn mà theo đó CPSX được tập hợp.
 Xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định phạm vi tập hợp CPSX.
 CPSX thường được tập hợp CPSX theo:
₋ Nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, tổ, đội sản xuất, giai đoạn công nghệ,
toàn bộ quy trình công nghệ.
₋ Đối tượng chịu chi phí: sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn
đặt hàng…
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 VÍ DỤ 2
 CÔNG TY MÂY HỒNG TRONG CÙNG MỘT PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT HAI LOẠI SẢN
PHẨM LÀ ÁO MƯA CHUI ĐẦU VÀ ÁO MƯA XẺ TÀ.
 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP VÀ CHI PHÍ NHÂN CÔNG Đối tượng
TRỰC TIẾP DỰA VÀO ĐỐI TƯỢNG CHỊU CHI PHÍ chịu chi
₋ CHI PHÍ VẬT LIỆU VÀ CHI PHÍ NHÂN CÔNG ĐỂ SẢN XUẤT ÁO MƯA CHUI ĐẦU phí là từng
ĐƯỢC TẬP HỢP RIÊNG loại sản
phẩm
₋ CHI PHÍ VẬT LIỆU VÀ CHI PHÍ NHÂN CÔNG ĐỂ SẢN XUẤT ÁO MƯA XẺ TÀ CŨNG
TẬP HỢP RIÊNG
CP được
 CÒN CHI PHÍ SẢNXUẤT CHUNG (NHƯ KHẤU HAO NHÀ XƯỞNG, TIỀN LƯƠNG NHÂN tập hợp
theo nơi
VIÊN QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG, TIỀN ĐIỆN NƯỚC TẠI PHÂN XƯỞNG...) ĐƯỢC TẬP HỢP
phát sinh
THEO PHÂN XƯỞNG, CUỐI KỲ MỚI PHÂN BỔ CHO CÁC LOẠI SẢN PHẨM MÀ PHÂN
chi phí
XƯỞNG ĐÓ SẢN XUẤT RA.
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp CPSX:


₋ Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm (giản đơn hay phức tạp)
₋ Loại hình sản xuất (đơn chiếc hay hang loạt)
₋ Đặc điểm tổ chức sản xuất sản xuất
₋ Yêu cầu quản lý
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Nếu quy trình sản xuất giản đơn (sản phẩm chỉ trải qua 1 bước chế biến ngắn
sẽ hoàn thành) thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng loại sản
phẩm.
 Ví dụ 3
₋ Qui trình sản xuất kẹo dừa như sau:
• Cơm dừa được bào ra ép lấy nước cốt, trộn nước cốt dừa với mạch nha
và các nguyên liệu phụ (như sầu riêng, lá dứa, sô cô la). Sau đó sên hỗn
hợp trên cho cô đặc lại thành kẹo, cho kẹo lên khuôn, cắt kẹo thành
từng miếng nhỏ, gói bánh tráng và đóng gói.
• Toàn bộ các chi phí để sản xuất kẹo dừa (như cơm dừa, mạch nha, tiền
điện, nước, tiền công, ...) sẽ được tập hợp lại để cuối kỳ tính giá thành
của sản phẩm kẹo dừa.
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Nếu qui trình công nghệ phức tạp (sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công
nghệ/nhiều bước chế biến, sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối) thì đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất thường là nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công
nghệ.
 Ví dụ 4
 Tại công ty dệt may Sợi Vàng có qui trình dệt vải thông thường gồm ba giai đoạn
công nghệ liên tục: kéo sợi – hồ sợi và dệt – xử lý vải sau khi dệt.
₋ Với qui trình sản xuất như trên, kế toán sẽ tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai
đoạn công nghệ, cụ thể chi phí sản xuất tập hợp riêng cho từng giai đoạn kéo sợi,
giai đoạn hồ sợi và dệt, giai đoạn xử lý vải sau khi dệt.
₋ Với cách tập hợp chi phí như vậy, kế toán sẽ tính được giá thành của các nửa
thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ như giá thành của ống sợi, giá thành của
vải thô và giá thành của vải thành phẩm.
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Tại công ty dệt may Sợi Vàng có qui trình dệt vải thông thường gồm ba giai đoạn công nghệ
liên tục: kéo sợi – hồ sợi và dệt – xử lý vải sau khi dệt.
 Kéo sợi: là bước đầu tiên cần làm trong quy trình dệt vải, bao gồm các công việc: loại bỏ các
tạp chất như đất, cát bụi của các quả bông khô, đem bông đi đánh tung, kéo sợi bông thành
sợi thô và cuộn vào thành từng ống sợi.
 Hồ sợi và dệt: Hồ sợi được thực hiện sau khi quá trình kéo sợi hoàn thành nhằm tạo thành
các màng hồ bao quanh sợi bông để làm tăng độ bền, độ trơn và bóng của sợi. Dệt vải bằng
phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Sử dụng bằng máy dệt để liên kết các sợi ngang, sợi dọc
tạo nên tấm vải thô.
 Xử lý vải sau khi dệt: bằng cách nấu vải với áp suất và nhiệt độ cao trong các chất hóa học
để loại bỏ phần hồ hoặc các tạp chất ảnh hưởng đến độ bền của vải, làm cho sợi cotton
trương nở, tăng khả năng thấm hút và làm cho vải dễ bắt màu nhuộm. Cuối cùng là tẩy trắng
các sợi tự nhiên rồi tiến hành quá trình nhuộm màu vải tạo nên vải thành phẩm.
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Nếu sản xuất đơn chiếc (mỗi sản phẩm sản xuất ra khác biệt nhau hoàn toàn)
thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt
hàng.
 Ví dụ 5
 Tại công ty công nghiệp tàu thủy, trong kỳ có 3 đơn đặt hàng đóng 3 tàu biển
với tải trọng là 10.000 tấn, 15.000 tấn và 20.000 tấn, mỗi chiếc tàu biển sản
xuất ra đặc điểm, tính chất khác biệt nhau hoàn toàn.
 Như vậy để tính được giá thành của từng chiếc tàu, kế toán phải tập hợp chi
phí sản xuất riêng cho từng sản phẩm.
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Nếu sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng
nhóm sản phẩm.
 Ví dụ 6
₋ Công ty hóa mỹ phẩm Tâm Đức có sản xuất các loại sản phẩm như dầu gội
đầu, sữa tắm, nước rửa tay, sữa rửa mặt... mà mỗi loại sản phẩm có
hương thơm khác nhau.
₋ Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng nhóm sản phẩm, cụ thể chi phí
sản xuất dầu gội đầu tập hợp riêng, chi phí sản xuất sữa tắm tập hợp
riêng, ...
₋ Với cách tập hợp chi phí sản xuất như vậy sau này kế toán sẽ có đủ thông
tin để tính giá thành từng loại sản phẩm.
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Vì sao kế toán phải xác định đối tượng tập hợp CPSX?
ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Ví dụ 7: Công ty may Thời sản xuất hai loại sản phẩm là áo sơ mi nam và áo sơ mi nữ. Công ty xác
định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm.
 Tổ chức chứng từ để thu thập dữ liệu về chi phí:
₋ Để thu thập dữ liệu về CPNVLTT phát sinh cho từng loại sản phẩm, kế toán yêu cầu bộ phận lập
Phiếu xuất kho cần ghi rõ lý do xuất vật liệu dùng để sản xuất loại sản phẩm nào.
₋ Để thu thập dữ liệu về CPNCTT của từng loại sản phẩm kế toán yêu cầu bộ phận tính lương khi
lập chứng từ về tiền lương cần ghi rõ chi phí lương để sản xuất từng loại sản phẩm.
 Mở sổ kế toán:
₋ TK 621 phải được mở 2 sổ chi tiết:
• sổ chi tiết TK 621 - áo sơ mi nam (để tập hợp CPNVLTT đã sử dụng để may áo sơ mi nam) và
• sổ chi tiết TK 621 – áo sơ mi nữ (để tập hợp CPNVLTT đã sử dụng để may áo sơ mi nữ).
₋ TK 622 phải được mở thành: sổ chi tiết TK 622 - áo sơ mi nam và sổ chi tiết TK 622 – áo sơ mi nữ
₋ TK 154 phải mở 2 sổ chi tiết: sổ chi tiết TK 154 - áo sơ mi nam và sổ chi tiết TK 154 – áo sơ mi nữ
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
 Kế toán chi phí sản xuất chung
KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

 Khái niệm: Là chi phí NVL dùng trực tiếp sản xuất, chế tạo ra sản phẩm
 Nguyên tắc:
₋ Thường tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm
₋ Trường hợp NVL xuất dùng liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì tập hợp
chung và cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm.
KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

 VÍ DỤ 8
₋ CÔNG TY SAO MAI SẢN XUẤT BÓNG ĐÈN NEON, TRONG CÙNG MỘT PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT HAI
LOẠI SẢN PHẨM LÀ BÓNG ĐÈN NEON DÀI 1 MÉT VÀ BÓNG ĐÈN NEON DÀI 0.5 MÉT.
₋ CHI PHÍ NVLTT DÙNG CHUNG ĐỂ SẢN XUẤT 2 LOẠI BÓNG LÀ 360 TRIỆU ĐỒNG.
₋ TL CÔNG NHÂN SẢN XUẤT BÓNG 1 MÉT LÀ 200 TRIỆU ĐỒNG, BÓNG 0.5 MÉT LÀ 300 TRIỆU
ĐỒNG.

₋ YÊU CẦU: KẾ TOÁN PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ TRỰC TIẾP TỶ LỆ VỚI TIỀN LƯƠNG
CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TỪNG LOẠI SẢN PHẨM .
KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG


TK 621 – CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng - Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết
trực tiếp để sản xuất sản phẩm được nhập lại kho;
- Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình
thường vào TK 632 - Giá vốn hàng bán;
- Kết chuyển trị giá NVL thực tế sử dụng để
sản xuất sản phẩm, dịch vụ vào bên Nợ TK
154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang"
để tính giá thành.

TK 621 cuối kỳ không có số dư, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX
KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

 Lưu ý: trường hợp NVL xuất dung sử dụng không hết để lại xưởng kỳ sau sử
dụng tiếp (không nhập lại kho NVL)
₋ Nợ TK 621
Giá trị NVL sử dụng không hết để lại phân xưởng (ghi âm)
₋ Có TK 152

Sang đầu kỳ sau, kế toán ghi:


₋ Nợ TK 621 Giá trị NVL kỳ trước sử dụng không hết để lại phân xưởng, kỳ
₋ Có TK 152 này tiếp tục sử dụng (ghi bình thường)

CPNVLTT phát Giá trị VL xuất Giá trị VL còn Giá trị vật liệu
= + thừa tại xưởng - còn thừa tại
sinh trong kỳ dùng trong kỳ
đầu kỳ xưởng cuối kỳ
 Ví dụ 9:
 Công ty Sao Mai kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ. Trong tháng 4/N có tài liệu kế toán liên quan đến việc xuất vật liệu sử dụng để sản
xuất sản phẩm như sau (Đơn vị tính 1.000 đồng):
1. Vật liệu M (dùng sản xuất sản phẩm A) đã xuất từ kỳ trước nhưng kỳ trước sử dụng không hết để
lại phân xưởng, kỳ này tiếp tục sử dụng sản xuất sản phẩm A trong kỳ này, trị giá 80.000.
2. Xuất vật liệu dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm A, trong đó vật liệu M: 1.000kg, đơn giá xuất kho
500/kg; vật liệu N: 2.000kg, đơn giá xuất kho 40/kg.
3. Mua vật liệu P, số lượng 500kg, trị giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 300.000, thuế GTGT 15.000
đã trả bằng chuyển khoản. Vật liệu P không nhập kho mà xuất thẳng dùng sản xuất sản phẩm B.
Chi phí vận chuyển vật liệu P từ nơi mua đến phân xưởng sản xuất trả bằng tiền mặt 11.000,
trong đó thuế GTGT 1.000 .
4. Xuất vật liệu K trị giá 180.000, dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm A và sản phẩm B.
5. Vật liệu P dùng sản xuất sản phẩm B sử dụng không hết nhập lại kho 100kg.
6. Vật liệu N (dùng sản xuất sản phẩm A) sử dụng không hết để lại phân xưởng, số lượng 200kg.
7. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Cho biết kế toán
phân bổ chi phí vật liệu K cho từng loại sản phẩm theo định mức tiêu hao, cho biết: định mức
tiêu hao vật liệu K để sản xuất 1 sản phẩm A là 500/sản phẩm, để sản xuất 1 sản phẩm B là
600/sản phẩm; số lượng sản phẩm A và B hoàn thành trong kỳ là 200 sản phẩm A và 100 sản
phẩm B.
 Yêu cầu: Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế trên.
SPS SPS
TT TK TT TK
Nợ Có Nợ Có
KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

 Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm, bao gồm:
₋ Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca
₋ Các khoản trích theo lương (phần tính vào chi phí của doanh nghiệp)
₋ Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX
 Nguyên tắc
₋ Thường tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm
₋ Trường hợp chi phí NCTT liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì tập hợp
chung và cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm.
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 622 – CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP


- Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh - Kết chuyển chi phí nhân công
trong kỳ. trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi
phí sản xuất, kinh doanh dở dang"
để tính giá thành;
- Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp vượt trên mức bình
thường vào TK 632.

TK 622 cuối kỳ không có số dư, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX
KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Ví dụ 10
Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Sao Mai trong tháng 4/N như sau (Đơn
vị tính 1.000 đồng).
1. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm A 200.000, sản phẩm B
610.000 (trong đó tiền lương nghỉ phép 10.000).
2. Tiền ăn giữa ca phải trả công nhân sản xuất sản phẩm A 20.000, sản phẩm B 100.000.
3. Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo tỷ lệ
2% tiền lương chính.
4. Trích các khoản trích theo lương (phần tính vào chi phí 23,5% và phần người lao động
chịu khấu trừ lương 10,5%).
5. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm B vượt định mức không được tính
vào giá thành 2.350.
6. Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
SPS SPS
TT TK TT TK
Nợ Có Nợ Có
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

 Khái niệm: là những chi phí phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất phát sinh ở phân
xưởng, gồm:
₋ Chi phí NVL, CCDC phục vụ sản xuất
₋ Khấu hao TSCĐ sử dụng tại phân xưởng;
₋ Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng;
₋ Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính vào chi phí cho nhân viên phân
xưởng
₋ Các chi phí có liên quan trực tiếp khác đến phân xưởng.
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

 Nguyên tắc hạch toán


₋ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn
vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
₋ Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho
mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

 Nguyên tắc hạch toán


₋ Trường hợp trong cùng một phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm mà
chi phí sản xuất chung không tập hợp trực tiếp được cho từngloại sản
phẩm, thì chi phí sản xuất chung được tập hợp chung, cuối kỳ phân bổ cho
từng loại sản phẩm.
₋ Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:

PHÂN BỔ CHI PHÍ TIÊU CHUẨN


= TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CẦN PHÂN BỔ
SẢN XUẤT CHUNG * PHÂN BỔ CỦA
TỔNG TIÊU CHUẨN PHÂN BỔ
CHO SẢN PHẨM I SẢN PHẨM I
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
TK 627 – CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
- Các chi phí sản xuất chung phát sinh - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;
trong kỳ. - CPSX chung cố định không tính vào giá
thành được ghi nhận vào giá vốn hàng bán
trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất
ra thấp hơn công suất bình thường;
- Kết chuyển CPSX chung vào bên Nợ TK 154
“CPSXKD dở dang" để tính giá thành.

TK 627 cuối kỳ không có số dư, mở chi tiết theo từng phân xưởng SX, có 6 TK cấp 2

₋ TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng  TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
₋ TK 6272 - Chi phí vật liệu  TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
₋ TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất  TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác
 Ví dụ 11
 Công ty Sao Mai kế toán HTK theo PP KKTX, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ. Tháng 4/N có các NVKTPS như sau (ĐVT: 1.000 đồng):
1. Xuất kho nguyên liệu phục vụ sản xuất 80.000, phục vụ quản lý chung ở phân xưởng sản xuất: 15.000
2. Mua nhiên liệu chưa trả tiền người bán, nhiên liệu mua về không nhập kho mà sử dụng ngay để chạy máy tại phân xưởng, giá
mua chưa có thuế GTGT 40.000, thuế GTGT 4.000.
3. Tính tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xưởng: 100.000.
4. Trích các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng (theo tỷ lệ tính vào chi phí 23,5% và khấu trừ lương 10,5%).
5. Khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm 50.000, khấu hao nhà xưởng 10.000.
6. Chi phí sửa chữa lớn dây chuyền sản xuất phát sinh như sau:
₋ Xuất dụng cụ để sửa chữa trị giá 20.000; Xuất vật liệu để sửa chữa trị giá 100.000; Tiền thuê ngoài sửa chữa phải trả 60.000;
₋ Việc sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành, kế toán dự tính phân bổ dần vào chi phí trong 4 kỳ kế toán, bắt đầu từ kỳ này.
7. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền công bảo dưỡng máy sản xuất theo định kỳ, số tiền chưa thuế GTGT là 2.000, thuế GTGT 10%.
8. Xuất 4 bộ dụng cụ sản xuất, giá xuất kho 6.000/bộ, phân bổ 1 lần.
9. Phân bổ dần chi phí thuê nhà xưởng phát sinh từ kỳ trước 40.000.
10. Chi phí mua ngoài khác (điện, nước, điện thoại,…) dùng cho bộ phận sản xuất đã thanh toán bằng chuyển khoản có giá chưa
thuế là 10.000, thuế suất thuế GTGT là 10%.
11. Vật liệu trước đây xuất dùng phục vụ sản xuất nhưng cuối kỳ không sử dụng hết, nhập lại kho trị giá 3.500.
12. Thực hiện phân bổ CPSX chung cho từng loại sản phẩm tỷ lệ với tiền lương CNSX từng loại sản phẩm. Cho biết tiền lương công
nhân sản xuất sản phẩm A là 200.000, sản phẩm B là 600.000.
13. Kết chuyển CPSX chung để tính giá thành.
 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
SPS SPS
TT TK TT TK
Nợ Có Nợ Có
KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

 Chi phí sản xuất khi phát sinh được kế toán tập hợp trên TK 621, 622, 627.
 Cuối kỳ kế toán kết chuyển CPSX từ TK 621, 622, 627 sang TK 154 để tính ra tổng
CPSX phát sinh trong kỳ.
 Thông tin trên tài khoản 154 là cơ sở để kế toán tính giá thành sản phẩm.
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 154 – CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG


- Các CPNVLTT, CPNCTT, CPSX chung phát - Giá thành sản xuất thực tế của sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành;
sinh trong kỳ được kết chuyển. - Các khoản không được tính vào giá
thành (Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản
phẩm hỏng không sửa chữa được).
Số dư: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở
dang

TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng cần tính giá thành (từng loại sản phẩm,
từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng...).
KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
(PP KKTX)
TK 621,622,627 TK 154 155,157,632
XXX (5) Gía thành sp
(1) CPSX
phát sinh (3) Kết chuyển CPSX hoaøn thaønh
để tính giá thành SP 152,138..
(4) Caùc khoaûn loaïi
tröø khoûi giaù thaønh
XXX

TK 632
(2) Kết chuyển CPSX
vượt trên mức bình
thường

55
KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
Ví dụ 12

 Lấy số liệu ở ví dụ 9, 10, 11 tại công ty Sao Mai.


 Tài liệu bổ sung:
1. Phế liệu thu hồi từ sản xuất sản phẩm A nhập kho trị giá 2.000.
2. Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: sản phẩm A 200 sản phẩm, sản
phẩm B 100 sản phẩm.
3. CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của sản phẩm A là 18.000 và 124.000; sản
phẩm B không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
 Yêu cầu: Kế toán kết chuyển CPSX và tính giá thành sản phẩm. Phản ánh vào
các TK 621, 622, 627 và TK 154 (tổng hợp và chi tiết) tình hình trên.
SPS SPS
TT TK TT TK
Nợ Có Nợ Có
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG

 Khái niệm
 Các phương pháp đánh giá SPDD
₋ Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
₋ Phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
₋ Phương pháp chi phí định mức
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG
 Khái niệm
₋ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa trải qua tất cả các giai đoạn chế biến
của qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc đã trải qua tất cả các giai đoạn
chế biến của qui trình sản xuất nhưng chưa qua khâu kiểm tra chất lượng, chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
₋ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở
dang cuối kỳ.
• Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ còn gọi là giá trị sản phẩm còn dở dang ở
cuối kỳ.
₋ Kiểm kê sản phẩm dở dang là việc xác định số lượng và mức độ hoàn thành của
sản phẩm dở dang cuối kỳ.

₋ Đánh giá sản phẩm dở dang để làm gì?


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG

 Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong c phương pháp:


₋ Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
₋ Phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
₋ Phương pháp chi phí định mức
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG SẢN PHẨM
HOÀN THÀNH TƯƠNG ĐƯƠNG

 Theo phương pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bao gồm
₋ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
₋ chi phí nhân công trực tiếp
₋ chi phí sản xuất chung.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG SẢN PHẨM
HOÀN THÀNH TƯƠNG ĐƯƠNG

 Từng khoản mục CPSX có trong SPDD cuối kỳ được xác định theo công thức sau:
Chi phí Số lượng sản phẩm
CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ
sản xuất = X hoàn thành tương
Số lượng sản phẩm hoàn Số lượng sản phẩm hoàn
dở dang cuối kỳ + đương
thành thành tương đương

Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm Tỷ lệ


= X
hoàn thành tương đương dở dang cuối kỳ hoàn thành*

₋ *Tỷ lệ hoàn thành của khoản mục chi phí trong SPDD cuối kỳ được xác định như sau:
• Nếu chi phí bỏ vào SX 1 lần ngay từ đầu thì tỷ lệ hoàn thành của khoản mục chi phí này là 100%.
• Nếu chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất thì tỷ lệ hoàn thành được tính theo mức độ chế biến.
 Giá trị SPDD cuối kỳ được tính bằng cách tổng cộng các khoản mục chi phí có trong SPDD cuối kỳ.
ĐÁNH GIÁ SPDD THEO PP ƯỚC LƯỢNG SPHT TƯƠNG ĐƯƠNG
Ví dụ 13

 Cô Năm rất thích làm bánh ngọt, hôm nay cô làm bánh Tiramisu để bán. (ĐVT: 1.000 đồng):
₋ Đầu ngày không có sản phẩm dở dang.
₋ Chi phí sản xuất phát sinh là 58.500, trong đó:
• CPNVLTT (bột, đường, trứng, sữa, rượu Rum, phô mai...): 16.000
• CPNCTT (tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của thợ làm bánh): 25.500
• CPSX chung (điện, nước, dụng cụ làm bánh,...) : 17.000
₋ Cuối ngày cô đã sản xuất hoàn thành và bán cho khách 8.000 cái bánh, ngoài ra còn 2.000
cục bột còn dở dang, mức độ chế biến hoàn thành 25%.
₋ CPNVLTT bỏ vào SX 1 lần từ đầu, CPNCTT và CPSX chung bỏ dần đều trong quá trình SX.
 Yêu cầu:
 Đánh giá giá trị SPDD cuối kỳ theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
ĐÁNH GIÁ SPDD THEO PP ƯỚC LƯỢNG SPHT TƯƠNG ĐƯƠNG
Ví dụ 14
 Công ty Nắng Vàng có một vài số liệu sau (ĐVT: triệu đồng):
 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 1.900, trong đó:
₋ Chi phí NVL trực tiếp: 900
₋ Chi phí nhân công trực tiếp: 600
₋ Chi phí sản xuất chung: 400
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là 5.300, trong đó:
₋ Chi phí NVL trực tiếp: 2.100
₋ Chi phí nhân công trực tiếp: 1.800
₋ Chi phí sản xuất chung: 1.400
 Số lượng SPHT nhập kho 4.000 sản phẩm, số lượng SPDD là 2.000 sản phẩm, mức độ chế
biến hoàn thành 50%.
 Tất cả các CPSX (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) bỏ dần đều vào quá trình sản xuất.
 Yêu cầu:
₋ Đánh giá giá trị SPDD cuối kỳ theo phương pháp ước lượng SPHT tương đương.
₋ Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG SẢN PHẨM
HOÀN THÀNH TƯƠNG ĐƯƠNG

 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương thường áp dụng
ở những DN có đặc điểm về CPSX như thế nào?
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU
TRỰC TIẾP

 Theo phương pháp này giá trị SPDD cuối kỳ chỉ tính phần CPNVLTT còn các chi phí khác
được tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
 Giá trị SPDD cuối kỳ được tính theo công thức sau:
Chi phí CPSX dở dang đầu Chi phí NVL trực tiếp phát Số lượng sản phẩm
+
sản xuất = kỳ sinh trong kỳ X hoàn thành tương
dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn đương
+
hoàn thành thành tương đương

Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm Tỷ lệ


= X
hoàn thành tương đương dở dang cuối kỳ hoàn thành*

₋ *Tỷ lệ hoàn thành của khoản mục CPNVLTT trong SPDD cuối kỳ được xác định như sau:
• Nếu CPNVLTT bỏ vào SX 1 lần ngay từ đầu thì tỷ lệ hoàn thành của khoản mục
chi phí này là 100%.
• Nếu CPNVLTT bỏ dần vào SX thì tỷ lệ hoàn thành được tính theo mức độ chế
biến.
ĐÁNH GIÁ SPDD THEO PHƯƠNG PHÁP CPNVLTT
Ví dụ 15

 Công ty Lộc Biển chuyên sản xuất các sản phẩm từ yến sào. Trong kỳ có các tài liệu về sản
xuất sản phẩm Yến Tiến Vua như sau (ĐVT: triệu đồng):
 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 900, trong đó:
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là 5.000, trong đó:
₋ Chi phí NVL trực tiếp: 4.500
₋ Chi phí nhân công trực tiếp: 300
₋ Chi phí sản xuất chung: 200
 Số lượng SPHT nhập kho 4.000 hộp, số lượng SPDD là 2.000 hộp, mức độ chế biến hoàn
thành 60%.
 CPNVLTT bỏ 1 lần, ngay từ đầu vào sản xuất, CPNCTT và CPSX chung bỏ dần đều vào quá
trình sản xuất.
 Yêu cầu:
₋ Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
₋ Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
ĐÁNH GIÁ SPDD THEO PHƯƠNG PHÁP CPNVLTT
Ví dụ 16

 Công ty Lộc Trời chuyên sản xuất các sản phẩm A. Trong kỳ có các tài liệu về sản xuất sản
phẩm A như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 3.000
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là 48.700, trong đó:
₋ Chi phí NVL trực tiếp: 46.000 (trong đó vật liệu chính 45.000, vật liệu phụ 1.000).
₋ Chi phí nhân công trực tiếp: 1.200
₋ Chi phí sản xuất chung: 1.500
₋ Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho 8.000 hộp, số lượng sản phẩm còn dở dang là
2.000 hộp, mức độ chế biến hoàn thành 80%.
₋ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung bỏ
dần đều vào quá trình sản xuất.
 Yêu cầu:
 Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU
TRỰC TIẾP

 Phương chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường áp dụng ở những DN có đặc
điểm về CPSX như thế nào?
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ THEO CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

 Theo phương pháp này giá trị SPDD cuối kỳ bao gồm CPNVLTT, CPNCTT và CPSX chung.
 Từng khoản mục chi phí có trong SPDD cuối kỳ được xác định trên cơ sở chi phí định
mức để sản xuất 1 sản phẩm.
 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức sau:
Chi phí sản xuất = Số lượng sản phẩm X Chi phí định mức để sản xuất x Tỷ lệ hoàn
dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ 1 sản phẩm hoàn thành thành

₋ Tỷ lệ hoàn thành được xác định như tương tự như trong phương pháp ước lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ THEO CHI PHÍ ĐỊNH MỨC
Ví dụ 17

 Công ty Hoa Mai sản xuất sản phẩm K. Công ty đã xây dựng được định mức chi phí sản
xuất 1 sản phẩm K như sau (đơn vị tính: triệu đồng).

Khoản mục chi phí Chi phí định mức sản xuất 1 sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12.000
Chi phí nhân công trực tiếp 4.000
Chi phí sản xuất chung 3.000
Cộng 19.000
 Cuối kỳ kiểm kê có 400 SPHT và 100 SPDD, mức độ chế biến hoàn thành 70%.
 Yêu cầu:
₋ Đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức.
₋ Cho biết nguyên vật liệu bỏ vào sản xuất 1 lần từ đầu, các chi phí chế biến khác bỏ dần
trong quá trình sản xuất.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ THEO CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức chỉ được áp
dụng ở những DN đã xây dựng được định mức tiêu hao từng khoản mục chi
phí cho từng loại sản phẩm và định mức này ít biến động.
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Những vấn đề chung về giá thành sản phẩm


₋ Khái niệm giá thành sản phẩm
₋ Phân loại giá thành sản phẩm
₋ Đối tượng tính giá thành
₋ Kỳ tính giá thành

 Phương pháp tính giá thành sản phẩm


KHÁI NIỆM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Giá thành sản phẩm là CPSX tính cho một khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
 Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm
₋ Giống nhau: Về bản chất (đều là các hao phí mà DN chi ra để sản xuất sản phẩm).
₋ Khác nhau:
+ CPSX là những hao phí để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
+ Giá thành sản phẩm chỉ tính những CPSX gắn liền với một kết quả sản xuất
nhất định chứ không phải toàn bộ CPSX phát sinh.
₋ Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành thể hiện qua công thức:

Giá thành Chi phí sản xuất dở Chi phí sản xuất phát Chi phí sản xuất dở
sản phẩm = dang đầu kỳ + sinh trong kỳ - dang cuối kỳ
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

₋ Giá thành định mức là giá thành được xây dựng trước khi tiến hành sản xuất,
dựa trên các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho 1 đơn vị sản phẩm.
₋ Giá thành kế hoạch là giá thành xác định trước khi sản xuất trên cơ sở chi phí sản
xuất định mức và sản lượng kế hoạch.
₋ Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính dựa trên CPSX thực tế đã
phát sinh trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ, được
xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất.
ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH

 Đối tượng tính giá thành là những kết quả sản xuất có yêu cầu tính tổng giá
thành và giá thành đơn vị
 như sản phẩm hoàn thành, công việc hoàn thành…
 Xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để tổ chức việc tính giá thành
 như lựa chọn phương pháp tính giá thành, mở sổ chi tiết để đáp ứng yêu cầu
tính giá thành
KỲ TÍNH GIÁ THÀNH

₋ Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian mà kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành
cho các đối tượng cần tính giá thành
₋ Kỳ tính giá thành có thể xác định như sau:
• Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo (hàng tháng/quí): áp dụng khi DN có
chu kỳ sản xuất ngắn, khối lượng SX lớn.
• Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo (Kỳ tính giá thành trùng với
chu kỳ sản xuất): áp dụng khi DN tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt
theo đơn đặt hàng hoặc chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết
thúc chu kỳ sản xuất.

86
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH

 Tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất sản
phẩm, yêu cầu quản lý để chọn phương pháp tính giá thành phù hợp
 Các phương pháp tính giá thành
₋ Phương pháp giản đơn
₋ Phương pháp hệ số
₋ Phương pháp tỷ lệ
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH GIẢN ĐƠN

 Phương pháp này thường áp dụng tại những DN có qui trình sản xuất giản đơn.
 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm.
 Đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
 Công thức tính giá thành sản phẩm như sau:

Tổng giá thành = CPSX dở + CPSX phát sinh - CPSX dở - Các khoản bị loại trừ ra
sản phẩm dang đầu kỳ trong kỳ dang cuối kỳ khỏi giá thành*

*Các khoản bị loại trừ ra khỏi giá thành bao gồm:


- giá trị phế liệu thu hồi từ sản xuất sản phẩm,
- giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được trên định mức
Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm
=
vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH GIẢN ĐƠN
Ví dụ 18

 Công ty Hoa Mười giờ sản xuất sản phẩm A. Sản phẩm A có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn. Có
tài liệu về tình hình sản xuất sản phẩm trong tháng 6/N như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng).
 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 900.000, trong đó:
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là 5.000.000, trong đó:
₋ Chi phí NVL trực tiếp: 4.500.000
₋ Chi phí nhân công trực tiếp: 300.000
₋ Chi phí sản xuất chung: 200.000
 Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho 4.000 hộp, số lượng sản phẩm còn dở dang là 2.000 hộp,
mức độ chế biến hoàn thành 50%.
 Chi phí CPNVLTT, CPNCTT và CPSX chung bỏ dần đều vào quá trình sản xuất.
 Yêu cầu:
₋ Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
₋ Tính giá thành sản phẩm hoàn thành
₋ Lập bảng tính giá thành.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH GIẢN ĐƠN

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH


Tháng 6/N
Tên sản phẩm: A . Đơn vị tính: hộp. Số lượng: 4.000
Khoản mục chi phí CPSX dở CPSX phát CPSX dở Tổng giá thành Giá thành
dang đầu kỳ sinh trong dang cuối đơn vị
kỳ kỳ
(1) (2) (3) (4) (5)=(2)+(3)-(4) (6) = (5)/4.000

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Cộng
 Ví dụ 18b: Công ty Hoa sản xuất 2 loại SP A và B. Có tài liệu về tình hình SXSP trong tháng 6/N (ĐVT: triệu đồng).

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ:


Khoản mục chi phí Sản phẩm A Sản phẩm B
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 90 45
Chi phí nhân công trực tiếp 3
Chi phí sản xuất chung 2
Cộng 90 50
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:

Khoản mục chi phí Sản xuất sản Sản xuất sản Phục vụ và quản lý sản xuất tại
phẩm A phẩm B phân xưởng
Nguyên vật liệu 900 1.200 86
Tiền lương 600 800 100
Trích theo lương (tính vào chi phí) 141 188 23,5
Công cụ dụng cụ 38
Khấu hao 60
Tiền mặt 52,5
Cộng 1.641 2.188 360
Cuối kỳ sản phẩm A hoàn thành 400 cái, còn dở dang 100 cái, mức độ hoàn thành 50%; sản phẩm B hoàn thành 100
cái, không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Ví dụ 18b

 Yêu cầu:
₋ Tính toán xác định chi phí sản xuất từng loại sản phẩm phát sinh trong kỳ. Cho
biết chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm tỷ lệ với chi phí nhân
công trực tiếp.
₋ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (sản phẩm A theo phương pháp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, sản phẩm B theo phương pháp ước lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương), cho biết nguyên vật liệu bỏ vào sản xuất 1 lần từ đầu,
các chi phí khác bỏ dần vào sản xuất.
₋ Tính giá thành từng loại sản phẩm, lập bảng tính giá thành.
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Tháng 6/N
Tên sản phẩm: A . Đơn vị tính: cái. Số lượng: 400
Khoản mục chi phí CPSX dở CPSX phát CPSX dở Tổng giá Giá thành
dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ thành đơn vị
(1) (2) (3) (4) (5)=(2)+(3)-(4) (6) = (5)/400
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 90 900 198 792 1,9800
Chi phí nhân công trực tiếp 0 741 0 741 1,8525
Chi phí sản xuất chung 0 154 0 154 0,3850
Cộng 90 1.795 198 1.687 4,2175

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH


Tháng 6/N
Tên sản phẩm: B . Đơn vị tính: …. Số lượng: …
Khoản mục chi phí CPSX dở CPSX phát CPSX dở Tổng giá Giá thành
dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ thành đơn vị
(1) (2) (3) (4) (5)=(2)+(3)-(4) (6) = (5)/400
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Cộng
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ

 Áp dụng tại những DN trong cùng một qui trình sản xuất, sử dụng cùng một loại
nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm và giá thành
của các sản phẩm có mối quan hệ tỷ lệ với nhau.
 Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ
 Đối tượng tính Z là từng loại sản phẩm hoàn thành
 Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ
thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành.
₋ Hay nói cách khác là quy đổi các sản phẩm khác nhau về cùng một loại sản phẩm
duy nhất (chọn sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm chuẩn).
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ

Bước 1: Quy đổi số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang thành
sản phẩm chuẩn
Tổng số lượng sản phẩm Hệ số tính
Số lượng sản
hoàn thành qui đổi về sản =  x giá thành của
phẩm i hoàn thành
phẩm hoàn thành chuẩn sản phẩm i

Tổng số lượng sản phẩm dở Hệ số tính


Số lượng sản
dang qui đổi về sản phẩm dở =  x giá thành của
phẩm i dở dang
dang chuẩn sản phẩm i

Bước 2: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp phù hợp.
Bước 3: Tính tổng giá thành nhóm sản phẩm
Tổng giá thành = CPSX dở + CPSX phát - CPSX dở - Các khoản bị loại trừ
nhóm sản dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ ra khỏi giá thành
phẩm
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ

 Bước 4: Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn

Giá thành đơn vị = Tổng giá thành nhóm sản phẩm


sản phẩm Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành qui đổi về sản phẩm hoàn thành chuẩn

 Bước 5: Tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm

Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị sản x Hệ số tính giá thành của
sản phẩm i phẩm chuẩn sản phẩm i

Tổng giá thành Giá thành đơn Số lượng sản


= x
sản phẩm i vị sản phẩm i phẩm i hoàn thành
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ
Ví dụ 19 (ĐVT: triệu đồng).
 Công ty Hoa Bằng Lăng trong cùng quy trình công nghệ sản xuất thu được 2 loại sản phẩm A và B. Đối
tượng tập hợp CPSX là quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất dở Chi phí sản xuất phát
dang đầu kỳ sinh trong kỳ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.200 34.200
Chi phí nhân công trực tiếp 5.400 64.800
Chi phí sản xuất chung 4.800 58.200
Cộng 14.400 157.200

 Kết quả sản xuất thu được 1.000 sản phẩm A, 500 sản phẩm B hoàn thành nhập kho thành phẩm.
SPDD cuối kỳ gồm 220 sản phẩm A và 150 sản phẩm B, mức độ hoàn thành 50%.
 Hệ số tính giá thành của sản phẩm A là 1, sản phẩm B là 1,2.
 Đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
 CPNVLTT bỏ vào sản xuất 1 lần ngay từ đầu, các chi phí khác bỏ dần theo mức độ chế biến.
 Yêu cầu: Đánh giá SPDD cuối kỳ; Tính giá thành từng loại sản phẩm; Lập Phiếu tính giá thành từng
loại sản phẩm.
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NHÓM SẢN PHẨM AB
Tháng…. Năm….
A. BẢNG QUI ĐỔI CÁC LOẠI SẢN PHẨM THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH CHUẨN

Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn Hệ số tính giá thành Số lượng sản phẩm hoàn thành qui đổi về sản
thành phẩm chuẩn
A 1000 1 1000
B 500 1.2 600

Cộng 1600

B. BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ TỪNG LOẠI SẢN PHẨM


Chi phí CPSX dở CPSX phát CPSX dở Tổng giá Giá Giá thành thực tế sản Giá thành thực tế sản
dang đầu sinh trong dang cuối thành thực tế thành phẩm A phẩm B
kỳ kỳ kỳ nhóm sản đơn vị Tổng giá Giá thành Tổng giá Giá thành
phẩm AB sản phẩm thành đơn vị thành đơn vị
chuẩn
(1) (3) (5)=(1)+(2)-(3) (7)=(6)*1000*1 (9)=(6)*500*1.2
(2) (4) (6)= 5/1600 (8)=(7)/1000 (10)=(9)/500
Chi phí NVL trực tiếp 4,200 34,200 7,680
Chi phí nhân công trực tiếp 5,400 64,800 7,800
Chi phí sản xuất chung 4,800 58,200 7,000
Cộng 14,400 157,200 22,480
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ

 Áp dụng tại những DN trong cùng một qui trình sản xuất, kết quả sản xuất thu
được nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều qui cách, kích cỡ khác nhau.
₋ Để áp dụng được phương pháp tính giá thành này, DN phải tiến hành sản
xuất thử, hoặc dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật để xây dựng được giá
thành định mức sản xuất 1 sản phẩm.
 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá
thành là từng qui cách, kích cỡ sản phẩm trong nhóm.
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ

 Bước 1: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí định mức.

Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm Chi phí định mức để sản Tỷ lệ hoàn
dở dang cuối kỳ = dở dang cuối kỳ x xuất 1 sản phẩm hoàn thành x thành

 Bước 2: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm

Tổng giá thành thực tế CPSX dở CPSX phát CPSX dở Các khoản bị loại trừ
của nhóm sản phẩm = dang đầu kỳ + sinh trong kỳ - dang cuối kỳ - ra khỏi giá thành

 Bước 3: Tính tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm

Tổng giá thành định mức của Số lượng sản phẩm i Giá thành định mức
=  x
nhóm sản phẩm hoàn thành của 1 sản phẩm i
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ

 Bước 4: Tính tỷ lệ tính giá thành

Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm


Tính tỷ lệ tính giá thành =
Tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm

 Bước 5: Tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm

Giá thành thực = Giá thành định mức x Tỷ lệ tính giá


tế 1 sản phẩm i 1 sản phẩm i thành

Tổng giá thành thực Giá thành thực tế Số lượng sản phẩm i
= x
tế sản phẩm i 1 sản phẩm i hoàn thành
 Ví dụ 20
 Công ty Hoa Phượng trong cùng quy trình công nghệ sản xuất thu được nhóm sản phẩm A gồm 2 qui
cách sản phẩm là A1 và A2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá
thành là qui cách sản phẩm. (ĐVT: triệu đồng).
Chi phí CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.200 46.795
Chi phí nhân công trực tiếp 5.400 64.800
Chi phí sản xuất chung 4.800 58.200
Cộng 14.400 169.795
Sản phẩm hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm A1, 500 sản phẩm A2.
SPDD cuối kỳ gồm 220 sản phẩm A1 và 150 sản phẩm A2, mức độ hoàn thành của sản phẩm A1 là 50%,
của sản phẩm A2 là 60%.
Thông tin về giá thành định mức 1 sản phẩm A1 và 1 sản phẩm A2 như sau:
Chi phí Sản phẩm A1 Sản phẩm A2
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24 28
Chi phí nhân công trực tiếp 42 45
Chi phí sản xuất chung 36 54
Cộng 102 127

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí định mức.
Chi phí nguyên vật liệu bỏ vào sản xuất 1 lần ngay từ đầu, các chi phí khác bỏ dần theo mức độ chế biến.
Ví dụ 20

 Yêu cầu:
₋ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
₋ Tính giá thành từng loại sản phẩm.
₋ Lập Phiếu tính giá thành từng loại sản phẩm.
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NHÓM SẢN PHẨM A
Tháng 4/N Đơn vị tính: triệu đồng
A. BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH ĐỊNH MỨC THEO SẢN LƯỢNG THỰC TẾ
Giá thành định mức sản phẩm A1 Giá thành định mức sản phẩm A2 Tổng giá thành
Chi phí định mức nhóm
Đơn vị sản phẩm Tổng giá thành Đơn vị sản phẩm Tổng giá thành (số sản phẩm A
(số lượng: 1.000 sp) lượng: 500 sp)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Chi phí NVL trực tiếp 24 24.000
Chi phí nhân công trực tiếp 42 42.000
Chi phí sản xuất chung 36 36.000
Cộng 102 102.000
B. BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ TỪNG LOẠI SẢN PHẨM
Chi phí CPSX dở CPSX phát CPSX dở Tổng giá Tỷ lệ tính Giá thành thực tế sản Giá thành thực tế sản
dang đầu kỳ sinh trong dang cuối thành thực tế giá thành phẩm A1 phẩm A2
kỳ kỳ nhóm sản Tổng giá Giá thành Tổng giá Giá thành
phẩm A thành đơn vị thành đơn vị
(7) (9)
(8) (10) (11)= (8)+(9)-(10) (12)=(11)/(6) (13)=(12)*3 (14)=(13)/1.000 (15)=(12)*5 (16)=(13)/500
Chi phí NVL trực tiếp 4,200 46,795 9,480
Chi phí nhân công trực tiếp 5,400 64,800 8,670
Chi phí sản xuất chung 4,800 58,200 8,820
Cộng 14,400 169,795 26,970
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM

 Khái niệm
 Đánh giá thành phẩm
 Tài khoản sử dụng
 Cách hạch toán thành phẩm
KHÁI NIỆM

 Thành phẩm là những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, đã trải qua tất
cả các giai đoạn chế biến cần thiết của qui trình công nghệ, đã được kiểm
nghiệm đủ tiêu chuẩn chất lượng và đã làm thủ tục nhập kho hoặc xuất giao
thẳng cho khách hàng.
ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẨM

 Giá trị thành phẩm nhập kho: Giá thành thực tế


 Giá trị thành phẩm xuất kho: được tính theo 1 trong các phương pháp
₋ Nhập trước – xuất trước
₋ Bình quân gia quyền
₋ Thực tế đích danh
 Phương pháp giá hạch toán
PHƯƠNG PHÁP GIÁ HẠCH TOÁN

 Trong kỳ khi chưa có thông tin về giá thành, kế toán thường ghi nhận giá trị thành
phẩm nhập, xuất kho theo giá hạch toán (còn gọi là giá tạm tính).
₋ Giá tạm tính do DN lựa chọn (thường là đơn giá bình quân hoặc giá thành đơn vị
thực tế của kỳ trước).
 Cuối kỳ khi tính được giá thành thực tế, kế toán sẽ thực hiện điều chỉnh giá tạm tính
về giá thực tế.
Giá thực tế thành Giá hạch toán thành Hệ số chênh lệch giữa giá
phẩm xuất kho = phẩm xuất kho X thực tế và giá hạch toán

Hệ số chênh lệch Giá thực tế thành phẩm Giá thực tế thành phẩm nhập
giữa giá thực tế và = tồn đầu kỳ + trong kỳ
giá hạch toán Giá hạch toán thành phẩm Giá hạch toán thành phẩm
tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
VÍ DỤ 21
 Công ty Chăm và Chỉ kế toán HTK theo PP KKTX, sử dụng đơn giá hạch toán là giá thành thành
phẩm tồn kho cuối kỳ trước để theo dõi thành phẩm nhập xuất kho trong kỳ. Có tài liệu về tình
hình nhập xuất kho SP quạt điện công nghiệp (mã sản phẩm QCN02) như sau: (ĐVT: 1.000 đồng):
 Số dư đầu kỳ: TK 155: 500.000 (số lượng 1.000 cái, đơn giá 500)
 Trích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. PXK 03, ngày 02/1: Xuất bán 1.000 cái quạt điện công nghiệp QCN02, chưa thu tiền.
2. PNK 09, ngày 8/01: Nhập kho 4.000 cái quạt điện công nghiệp QCN02 từ sản xuất.
3. PXK 012, ngày 15/01: Xuất kho 2.000 cái quạt điện công nghiệp QCN02 để gửi bán đại lý.
4. PNK 20, ngày 25/01: Nhập kho 3.000 cái quạt điện công nghiệp QCN02 từ sản xuất.
5. PXK 55, ngày 30/01: Xuất bán 2.000 cái quạt điện công nghiệp QCN02, thu tiền gửi ngân hàng.
6. Bảng tính giá thành 16, ngày 31/01: Giá thành thực tế đơn vị của thành phẩm là 600.
 Yêu cầu:
• Ghi sổ chi tiết thành phẩm
• Tính hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế.
• Tính giá thực tế thành phẩm xuất kho và tồn kho cuối kỳ.
VÍ DỤ 21

2. Tính hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế.
₋ Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất và tính ra giá thành thực tế (600.000
đ/sp).
Tính hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế:
(1.000 ∗ 500.000 + 7.000 ∗ 600.000)
= = 1,175
(1.000 ∗ 500.000 + 7.000 ∗ 500.000)
VÍ DỤ 21

3. Tính giá thực tế thành phẩm nhập, xuất kho và điều chỉnh chênh lệch giữa giá hạch
toán và giá thực tế:
 Điều chỉnh giá trị thành phẩm nhập kho theo giá thực tế
- Giá thực tế thành phẩm nhập kho: 7.000 * 600.000 = 4.200.000.000
₋ Giá hạch toán thành phẩm nhập kho: 3.500.000.000
₋ Chênh lệch cần điều chỉnh: 700.000.000

 Điều chỉnh giá trị thành phẩm xuất kho theo giá thực tế
₋ Giá thực tế thành phẩm xuất kho: 2.500.000*1,175 = 2.937.500.000
₋ Giá hạch toán thành phẩm xuất kho: 2.500.000.000
₋ Chênh lệch cần điều chỉnh: 437.000.000
 Sổ chi tiết thành phẩm sau khi thực hiện bút toán điều chỉnh như sau:
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 155 – Thành phẩm


- Trị giá thành phẩm nhập kho. - Trị giá thành phẩm xuất kho.
- Trị giá thành phẩm thừa phát hiện khi - Trị giá thành phẩm thiếu phát hiện khi
kiểm kê. kiểm kê.

Số dư cuối kỳ: Trị giá thành phẩm tồn kho


cuối kỳ.

Tài khoản này có 2 TK cấp 2


Tài khoản 1551 - Thành phẩm nhập kho
Tài khoản 1557 - Thành phẩm bất động sản
TK 154 TK 155 TK 632

(1) Nhập kho thành phẩm từ SX (5) Xuất thành phẩm tiêu thụ

TK 157
TK 632
(6) Xuất kho thành phẩm gửi bán, ký gửi
(2) Nhập kho thành phẩm trước đây đã
tiêu thụ nay bị trả lại
TK 641,642, 241,211

(7) Xuất thành phẩm tiêu dùng nội bộ


TK 157
(3) Nhập kho thành phẩm gửi bán
TK 221,222,228
nhưng không bán được bị trả lại
(8) Xuất kho TP đưa đi góp vốn vào
công ty con, liên doanh, liên kết, …
TK 811, TK 711
TK 3388, 632,711… TK 3381
(4b) Căn cứ vào (4a) Kiểm kê phát
quyết định xử lý hiện thừa chưa rõ TK 1381 1388,632,334…
nguyên nhân
(9a) Kiểm kê phát (9b) Căn cứ vào
hiện thiếu chưa rõ quyết định xử lý
nguyên nhân
Ví dụ 22
 Tại công ty Hoa Hướng Dương áp dụng phương pháp KKTX để kế toán HTK. Công ty sử dụng đơn giá hạch
toán là 100 (đơn giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ trước) để theo dõi thành phẩm trong kỳ, đơn giá bán chưa
bao gồm 10% thuế GTGT là 150. Trong kỳ có tài liệu kế toán như sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng):
 Số dư đầu kỳ: TK 155: 4.000.000 (số lượng 45.000 cái, đơn giá 100)
 Trích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Ngày 02/01: Xuất bán trực tiếp 20.000 cái thành phẩm, đã thu tiền qua ngân hàng.
2. Ngày 05/01: Xuất kho 3.000 cái thành phẩm để thay thế sản phẩm bảo hành hỏng không sửa chữa được.
3. Ngày 06/01: Xuất kho 15.000 cái thành phẩm để góp vốn vào công ty liên kết. Giá trị được các bên thỏa
thuận là 1.700.000.
4. Ngày 8/01: Nhập kho 25.000 cái thành phẩm từ sản xuất.
5. Ngày 15/01: Xuất kho 10.000 cái thành phẩm để gửi bán đại lý.
6. Ngày 22/01: Xuất để trả lương cho người lao động 11.000 thành phẩm.
7. Ngày 31/01: Nhập kho 30.000 cái thành phẩm từ sản xuất.
8. Ngày 31/01: Kế toán tính ra giá thành đơn vị thực tế của thành phẩm là 120, thực hiện các bút toán điều
chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế.
 Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
SPS SPS
TT TK TT TK
Nợ Có Nợ Có
Ví dụ 22

 *Điều chỉnh giá trị thành phẩm nhập kho:


₋ (25.000+30.000)*(120-100) =1.100.000
 ** Điều chỉnh giá trị thành phẩm xuất kho:
₋ Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán:
{(45.000*100)+(25.000+30.000)*120}/{(45.000*100)+(25.000+30.000)*100}= 1,11
₋ Điều chỉnh giá trị thành phẩm xuất kho:
• Tăng giá vốn hàng bán = (20.000+11.000)*100*0,11 = 341.000
• Tăng chi phí bán hàng (xuất bảo hành sản phẩm) = 3.000*100*0,11=33.000
• Giảm thu nhập khác (xuất góp vốn) = 15.000*100*0,11=165.000
• Tăng giá trị hàng gửi đi bán = 10.000*100*0,11=110.000
CHUYỂN SANG CHƯƠNG 3.3 ĐỂ HỌC TIẾP NHÉ

2/26/2023 131

You might also like