You are on page 1of 43

CHƯƠNG 3.4.

KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

THS. PHẠM THỊ HUYỀN QUYÊN


NỘI DUNG CHƯƠNG 3
1 Giới thiệu các văn bản pháp quy có liên quan
2 Những vấn đề chung về hàng tồn kho SLIDE CHƯƠNG 3.1
3 Phương pháp tính giá HTK
4 Kế toán chi tiết HTK
5 Kế toán tổng hợp HTK theo PP kê khai thường xuyên
Kế toán nguyên liệu vật liệu SLIDE CHƯƠNG 3.2
Kế toán công cụ dụng cụ
Kế toán hàng hóa
Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang SLIDE CHƯƠNG 3.3

Kế toán thành phẩm


6 Kế toán tổng hợp HTK theo PP kiểm kê định kỳ
SLIDE CHƯƠNG 3.4
7 Kế toán dự phòng giảm giá HTK
8 Trình bày các chỉ tiêu về HTK trên BCTC
6. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ
ĐỊNH KỲ

 Kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hóa


 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
 Kế toán thành phẩm
6.1. KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ VÀ HÀNG
HÓA

 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản hàng tồn kho (TK 15x) dùng
để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
 Việc nhập, xuất NLVL, CCDC, HH được theo dõi riêng trên TK 611 – Mua hàng.
₋ TK 611 chỉ áp dụng đối với DN kế toán HTK theo phương pháp KKĐK
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 611 – Mua hàng


- Kết chuyển giá gốc NLVL, CCDC, HH tồn - Kết chuyến giá gốc NLVL, CCDC, HH
kho đầu kỳ. tồn kho cuối kỳ.
- Giá gốc NLVL, CCDC, HH mua vào trong - Giá gốc NLVL, CCDC, HH xuất sử dụng
kỳ; trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hoá xuất
bán (chưa được xác định là đã bán
trong kỳ).
- Giá gốc NLVL, CCDC, HH mua vào trả
lại cho người bán, hoặc được giảm giá.

TK 611 - Mua hàng không có số dư cuối kỳ, có 2 tài khoản cấp 2:


- TK 6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu
- TK 6112 - Mua hàng hoá
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 152, 153, 156


- Kết chuyển giá gốc NLVL, CCDC, HH tồn - Kết chuyến giá gốc NLVL, CCDC, HH
kho cuối kỳ. tồn kho đầu kỳ.

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của NLVL,


CCDC, HH tồn kho.
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN NHẬP XUẤT NLVL, CCDC, HH
(TRƯỜNG HỢP KẾ TOÁN HTK THEO PP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ)
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN NHẬP XUẤT NLVL, CCDC, HH
(TRƯỜNG HỢP KẾ TOÁN HTK THEO PP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ)
Ví dụ 1
 Công ty Hoa Lộc Vừng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê kiểm kê định kỳ và tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trích tài liệu kế toán trong tháng 5/N như sau (đơn
vị tính: 1.000 đồng).
 Số dư đầu kỳ:
₋ TK 151: 200.000 (Chi tiết: hàng hóa đã mua đang đi đường).
₋ TK 1561: 1.200.000
₋ TK 157: 300.000 (Chi tiết: hàng hóa gửi đi bán).
 Trong kỳ mua hàng hóa chưa thanh toán, giá mua chưa có thuế GTGT 8.000.000, thuế GTGT
10%.
 Trong kỳ chiết khấu thương mại được hưởng theo giá chưa có thuế GTGT 100.000, thuế
GTGT 10.000, đã nhận bằng tiền gửi ngân hàng.
 Kết quả kiểm kê cuối kỳ cho biết: hàng hóa tồn kho 1.000.000, hàng hóa đã mua đang đi
đường chưa về nhập kho 500.000, hàng hóa gửi đi bán chưa tiêu thụ 400.000.
 Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ví dụ 1
SPS
TT TK
Nợ Có
Kết chuyển giá trị hàng tồn kho đầu 4 Kết chuyển hàng tồn kho cuối kỳ
1
kỳ 151 500.000
6112 1.700.000 1561 1.000.000
151 200.000 157 400.000
156 1.200.000 6112 1.900.000
157 300.000 Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ:
2 Mua hàng trong kỳ 5 1.700.000+8.000.000-100.000-
6112 8.000.000 1.900.000=7.700.000
133 800.000 632 7.700.000
331 8.800.000 6112 7.700.000
Chiết khấu thương mại được hưởng
3
khi mua hàng
112 110.000
6112 100.000
133 10.000
6.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG

 Trong kỳ, CPSX phát sinh được tập hợp trên TK 621, 622, 627, cuối kỳ số liệu
trên những TK trên được kết chuyển sang TK 631 – Giá thành sản xuất.
₋ Việc tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm được thực hiện riêng trên
TK 631.
₋ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dùng để theo dõi CPSX dở
dang đầu kỳ và cuối kỳ.
 Công thức tính giá thành, đánh giá SPDD giống như ở kế toán HTK theo PP kê
khai thường xuyên.
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 631 - Giá thành sản xuất


- Chi phí sản xuất dịch vụ dở dang đầu kỳ; - Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập
- Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kho kết chuyển vào TK 632 “Giá vốn
kỳ. hàng bán”.
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ kết
chuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất,
kinh doanh dở dang”.

Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.


TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang


- Kết chuyển CPSXKD DD cuối kỳ (trường - Kết chuyển CPSXKD DD đầu kỳ (trường
hợp kế toán hàng tồn kho theo phương hợp kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ). pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư cuối kỳ: Chi phí sản xuất, kinh doanh


còn dở dang cuối kỳ.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (trường hợp kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
 Ví dụ 2
 Công ty Hoa Sứ sản xuất sản phẩm A, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê kiểm kê định kỳ và tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trích tài liệu kế toán trong tháng 5/N như sau (đơn vị tính: 1.000
đồng).
 Số dư đầu kỳ: TK 152: 600.000; TK 154: 255.000
1. Tiền lương phải trả trong kỳ: cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 900.000, cho nhân viên quản lý
phân xưởng 100.000.
2. Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ 23,5% tính vào chi phí và 10,5% trừ lương.
3. Trong kỳ mua vật liệu nhập kho chưa thanh toán, giá mua chưa bao gồm 10% thuế GTGT là 1.000.000.
4. Trích khấu hao: máy móc thiết bị sản xuất 150.000, nhà xưởng 10.000.
5. Chi phí điện, nước, điện thoại,... phát sinh tại phân xưởng đã thanh toán bằng chuyển khoản 55.000, trong
đó thuế GTGT 5.000.
6. Cuối kỳ kiểm kê cho thấy giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ 100.000. Kế toán xác định 80% giá trị vật
liệu xuất kho dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm, 20% giá trị vật liệu xuất kho dùng phục vụ sản xuất.
7. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cho biết:
₋ Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho 5.000 cái.
₋ Số lượng sản phẩm dở dang 1.000 cái, mức độ hoàn thành 50%.
₋ Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên
vật liệu bỏ vào sản xuất 1 lần ngay từ đầu.
 Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
SPS 7a Kết chuyển giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ
TT TK
Nợ Có 152 100.000
1a Kết chuyển giá trị NVL tồn đầu kỳ 6112 100.000
6112 600.000 Giá trị vật liệu xuất kho = 600.000+1.000.000-
7b
152 600.000 100.000=1.500.000
1b Kết chuyển giá trịSPDD đầu kỳ 621 1.200.000
631 200.000 627 300.000
154 200.000 6112 1.500.000
2 622 900.000 8a. Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành
627 100.000 631 2.645.000
334 1.000.000 621 1.200.000
3 622 211.500 622 1.111.500
627 333.500
627 23.500
Đánh giá SPDD cuối kỳ:
334 105.000 8b
(600.000+1.200.000)*1.000/(5.000+1.000) = 300.000
338 340.000
8c Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:
4 6111 1.000.000 154 300.000
133 100.000 631 300.000
331 1.100.000 Tổng giá thành = 255.000+2.645.000-
5 627 160.000 8d 300.000=2.600.000
214 160.000 Giá thành đơn vị = 2.600.000/5.000 = 520
6 627 50.000 8e Nhập kho thành phẩm
133 5.000 632 2.600.000
112 55.000 631 2.600.000
6.3. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM

 Tài khoản 155 – Thành phẩm chỉ dùng để theo dõi giá trị thành phẩm tồn kho
ở đầu kỳ và cuối kỳ,
₋ còn giá trị thành phẩm nhập, xuất kho được theo dõi riêng trên TK 632 –
Giá vốn hàng bán.
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 155 – Thành phẩm


- Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho - Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn
cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch kho đầu kỳ (trường hợp doanh
toán hàng tồn kho theo phương pháp nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
kiểm kê định kỳ). phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư cuối kỳ: Giá trị thành phẩm tồn


kho cuối kỳ.
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 632 – Giá vốn hàng bán


- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho - Kết chuyển giá vốn của thành
đầu kỳ; phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất 155 “Thành phẩm”;
hoàn thành nhập kho; - Kết chuyển giá vốn của thành
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng phẩm đã xuất bán trong kỳ vào bên
tồn kho. Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”;
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho cuối năm tài chính.

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.


Sơ đồ kế toán thành phẩm (trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ)
 VÍ DỤ 3
 CÔNG TY LỘC BIỂN CHUYÊN SẢN XUẤT SẢN PHẨM A, KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ
ĐỊNH KỲ. CÓ TÀI LIỆU VỀ TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT SẢN PHẨM A NHƯ SAU (ĐƠN VỊ TÍNH: 1.000 ĐỒNG):
1. SỐ DƯ ĐẦU KỲ:
₋ TK 155: 500.000 (SỐ LƯỢNG 100 SẢN PHẨM)
₋ TK 154: 10.000
 CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH TRONG KỲ:
2. NHẬP KHO 400 SẢN PHẨM TỪ SẢN XUẤT, KẾ TOÁN KẾT CHUYỂN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM, CHO BIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐÃ TẬP HỢP ĐƯỢC TRONG KỲ NHƯ SAU:
₋ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP: 400.000
₋ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP:600.000
₋ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG: 800.000
₋ GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ 20.000
3. CUỐI KỲ, THEO KẾT QUẢ KIỂM KÊ SỐ LƯỢNG THÀNH PHẨM CÒN TỒN KHO 50 SẢN PHẨM.
4. SỐ THÀNH PHẨM XUẤT KHO ĐÃ XÁC ĐỊNH TIÊU THỤ ĐÃ THU TIỀN GỬI NGÂN HÀNG, ĐƠN GIÁ BÁN CHƯA CÓ
10% THUẾ GTGT LÀ 8.000.
 YÊU CẦU: LẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN, CHO BIẾT TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM XUẤT KHO THEO PHƯƠNG PHÁP NHẬP
TRƯỚC - -XUẤT TRƯỚC.
SPS VÍ DỤ 3
TT TK
Nợ Có
1a Kết chuyển thành phẩm tồn kho đầu kỳ: 3 Kết chuyển giá trị TP tồn cuối kỳ
632 500.000 155 237.500
155 500.000 632 237.500
1b Kết chuyển sản phẩm dở dang đầu kỳ (giá trị thành phẩm tồn cuối kỳ = 50 *4.750
631 10.000 = 237.500)
154 10.000 Số lượng thành phẩm xuất kho = 100 + 400
2a Kết chuyển CPSX để tính giá thành 4a
- 50 = 450
631 1.910.000 Giá trị thành phẩm xuất kho:
621 490.000 = 500.000 + 1.900.000 - 237.500 =
622 620.000 2.162.500
627 800.000 911 2.162.500
2b Kết chuyển sản phẩm dở dang cuối kỳ 632 2.162.500
154 20.000 4b Doanh thu bán hàng
631 20.000 112 3.960.000
Tổng giá thành =10.000+1.910.000- 20.000 450*8.000 =
2c 511
= 1.900.000 3.600.000
Giá thành 1 SP= 1.900.000/400 = 475.000 10%*3.600.000 =
2d Nhập kho thành phẩm 333
360.000
632 1.900.000
631 1.900.000
7. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

 Khái niệm, mục đích lập dự phòng


 Nguyên tắc lập dự phòng
Khái niệm, mục đích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Khái niệm
₋ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần
có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.
 Mục đích
₋ Theo VAS 02. 04, Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần
có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể
thực hiện được (NRV).
• Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm phản ánh đúng giá trị thuần
có thể thực hiện được của hàng tồn kho (NRV) trên báo cáo tài chính
Ví dụ 4
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập BCTC, khi giá trị thuần
có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc của chúng.
 Việc lập dự phòng giảm giá HTK được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho.
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Ví dụ 5: Công ty Siêu thị điện máy Kim Nguyễn có số liệu về hàng tồn kho như sau.
Hãy xác định số dự phòng cần lập cho hàng tồn kho cuối kỳ (ĐVT: triệu đồng).

Tên hàng hóa Giá gốc Giá trị thuần Giá thấp hơn giữa giá Mức lập dự phòng
gốc và giá trị thuần
(1) (2) (3) (4) (5)=(2)-(4)
Màn hình máy tính mã số MH210 60.000 45.000 45.000
TV mã số TV5698 100.000 110.000 100.000
TV mã số TV8196 48.000 30.000 30.000
Tai nghe mã số TN7211 20.000 18.000 18.000
Cộng 228.000 x 193.000
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Theo VAS 02.20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK phải dựa
trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính.
₋ Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp
liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện
này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính.
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Ví dụ 6
₋ Vào ngày 31/12/N, Công ty Hoa Bằng Lăng có 01 lô hàng hóa A tồn kho với giá
gốc là 200 tỷ đồng, giá bán của hàng hóa A trên thị trường vào thời điểm này là
150 tỷ đồng. Công ty đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 50 tỷ đồng.
₋ Vào ngày 23/2/N+1, công ty đã mua thêm 01 lô hàng hóa A với giá 110 tỷ đồng.
Vào thời điểm này, BCTC năm N của công ty chưa phát hành. Công ty sẽ lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho bao nhiêu?
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Kế
toán xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này như sau:
₋ Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này
lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập chưa sử dụng thì số chênh
lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.
₋ Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này
nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập chưa sử dụng thì số chênh
lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Ví dụ 7
 Tại công ty Hoa Sen, vào ngày 31/12/N còn hàng hóa B tồn kho, giá gốc 400 triệu
đồng, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa B là 250 triệu đồng.
 Yêu cầu:
₋ Hãy xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho công ty Hoa Sen phải lập tại
ngày 31/12/N
₋ Hãy xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho công ty Hoa Sen phải lập bổ
sung (hoặc được hoàn nhập) tại ngày 31/12/N trong hai trường hợp sau:
• Trường hợp 1: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập chưa sử dụng ở
năm N-1 là 50 triệu đồng.
• Trường hợp 2: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập chưa sử dụng ở
năm N-1 là 500 triệu đồng.
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Ví dụ 7
 Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập tại ngày 31/12/N là:
………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Hãy xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho công ty Hoa Sen phải lập bổ sung (hoặc
được hoàn nhập) tại ngày 31/12/N.
₋ Trường hợp 1
• Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở năm N: ………………………………………….
• Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập chưa sử dụng ở năm N-1: ……………………
• Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập bổ sung: …………………………………………….
₋ Trường hợp 2
• Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở năm N: ………………………………………….
• Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập chưa sử dụng ở năm N-1…………………….
• Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập: …………………………………………….
Xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Số dự phòng giảm giá Số lượng hàng Giá gốc của Giá trị thuần có thể
hàng tồn kho phải lập = tồn kho ở cuối X hàng tồn - thực hiện được
ở cuối kỳ kế toán này kỳ kế toán này kho của hàng tồn kho
Xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Ví dụ 8
Ngày 31/12/N Công ty Hoa Hồng Vàng có số liệu về hàng tồn kho và số dự phòng cần
lập cho hàng tồn kho cuối kỳ như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Tên hàng Số lượng Đơn giá Đơn giá trị thuần có Số dự phòng giảm giá
(cái) gốc thể thực hiện được hàng tồn kho phải lập
Màn hình máy tính A12 100 10.000 12.000
Màn hình máy tính A14* 400 8.000 5.000
Android Tivi B 1102* 300 45.000 40.000
Android Tivi B 2141 200 20.000 22.000
Smart Tivi QK 189* 50 50.000 35.000
Cộng

Yêu cầu: Xác định số dự phòng giảm giá HTK cần lập cho hàng tồn kho cuối kỳ
Xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Ví dụ 8
Ngày 31/12/N Công ty Hoa Hồng Vàng có số liệu về hàng tồn kho và số dự phòng cần
lập cho hàng tồn kho cuối kỳ như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Tên hàng Số lượng Đơn giá Đơn giá trị thuần có Số dự phòng giảm giá
(cái) gốc thể thực hiện được hàng tồn kho phải lập
Màn hình máy tính A12 100 10.000 12.000 0
Màn hình máy tính A14* 400 8.000 5.000 1.200.000
Android Tivi B 1102* 300 45.000 40.000 1.500.000
Android Tivi B 2141 200 20.000 22.000 0
Smart Tivi QK 189* 50 50.000 35.000 750.000
Cộng 3.450.000
Màn hình máy tính A14* 400 x (8.000 - 5.000) = 1.200.000
Android Tivi B 1102* 300 x (45.000 - 40.000) = 1.500.000
Smart Tivi QK 189* 0 x (50.000 - 35.000) = 750.000
Xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Theo VAS 02.21, khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến
mục đích của việc dự trữ HTK.
₋ Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng HTK dự trữ để đảm
bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ
phải dựa vào giá trị trong hợp đồng.
• Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị
thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho
lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán
ước tính.
 Ví dụ 9
 Vào ngày 31/12/N, công ty Hoa Cẩm Tú còn tồn kho 100 tấn hàng hóa A, đơn giá gốc
20 triệu đồng/tấn, giá bán ước tính của hàng hóa A trên thị trường 15 triệu
đồng/tấn.
₋ Tuy nhiên, vào ngày 27/12/N, công ty đã ký hợp đồng bán 70 tấn hàng hóa A cho
khách hàng với giá bán 18 triệu đồng/tấn, ngày giao hàng là 3/1/N+1, hợp đồng
không thể hủy ngang.
 Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho công ty Hoa Cẩm Tú phải lập tại ngày 31/12/N là
bao nhiêu?
Xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Theo VAS 02. 22. NLVL và CCDC dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản
phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp
phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản
phẩm.
₋ Khi có sự giảm giá của NLVL và CCDC mà giá thành sản xuất sản phẩm cao
hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì NLVL và CCDC tồn kho được
đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của
chúng.
 Ví dụ 10
 Công ty Hoa Mơ mua vật liệu A về để sản xuất sản phẩm M, cứ 1 tấn NVL tạo ra 1 sản phẩm
M. Trích tài liệu kế toán tại ngày 31/12/N như sau:
₋ Số dư cuối kỳ TK 152: 25.000 (Nguyên vật liệu A tồn kho 1.000 tấn, đơn giá gốc 25 triệu
đồng /tấn).
₋ Giá bán ước tính của NVL A trên thị trường là tại ngày 31/12/N là 15 triệu đồng /tấn.
₋ Chi phí ước tính (chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) để sản xuất NVL
A thành sản phẩm M là là 12 triệu đồng /sản phẩm
₋ Chi phí ước tính để tiêu thụ sản phẩm M là 1 triệu đồng/sản phẩm.
 Yêu cầu:
 Xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệu và số dự phòng giảm giá
NVL phải lập năm N trong 2 trường hợp:
 Trường hợp 1: Giá bán ước tính của sản phẩm M là 27 triệu đồng/sản phẩm.
 Trường hợp 2: Giá bán ước tính của sản phẩm M là 39 triệu đồng/ sản phẩm.
Tài khoản sử dụng

TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản


- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng Trích lập các khoản dự phòng tổn thất
phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài
trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết; chính.
- Dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số
tổn thất xảy ra.

Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài


sản hiện có cuối kỳ.
Tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản có 4 tài khoản cấp 2
Tài khoản 2291 - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.
Tài khoản 2292 - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
Tài khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi
Tài khoản 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Ví dụ 11
 Tại công ty Hoa Thanh Liễu có tài liệu kế toán liên quan đến hàng tồn kho năm N và
N+ 1 như sau (đơn vị tính: tỷ đồng):
 Năm N
₋ Số dư 1/1/N của TK 2294: 16
₋ Ngày 10/2/N, công ty hủy bỏ một lô hàng hóa do hết hạn sử dụng, lô hàng này có
giá gốc 7, đã lập dự phòng giảm giá cho lô hàng này là 6.
₋ Tại ngày 31/12/N, giá gốc của hàng hóa tồn kho là 100, giá bán ước tính của hàng
hóa là 70, chi phí bán ước tính 5. Kế toán thực hiện việc lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho cho năm N+1.
 Năm N+1
₋ Ngày 31/12/N+1, số dư cuối kỳ của TK 156: 400; TK 2294: 35
₋ Giá bán ước tính của hàng hóa là 500, chi phí bán ước tính 10. Kế toán ghi bút
toán lập (hoàn nhập) dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
₋ Yêu cầu: Tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại năm N và
năm N+1.
TRÌNH BÀY THÔNG TIN VỀ HÀNG TỒN KHO TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 Theo VAS 02 đoạn 27 và 28, trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình
bày:
₋ Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho;
₋ Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho
được phân loại phù hợp với doanh nghiệp;
₋ Giá trị dự phòng (hoàn nhập dự phòng) giảm giá hàng tồn kho và những
trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho;
₋ Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn
kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.
₋ Chi phí về hàng tồn kho.
HẾT CHƯƠNG 3

2/26/2023 49

You might also like