You are on page 1of 10

DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH

I. MỘT SỐ VD CHUNG VỀ DỰ TOÁN


1. Khái niệm
Dự toán là các kế hoạch chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn
cũng như các năng lực của DN trong thời kỳ nhất định và được biểu diễn 1
cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị.
2. Ý nghĩa
Xác định rõ những mục tiêu cụ thể làm căn cứ cho việc đánh giá tình hình
thực hiện sau này.
Cho phép lường trước được những khó khăn khi chúng chưa xẩy ra để có
các phương án đối phó kịp thời.
Cung cấp cho nhà quản trị phương tiện thông tin một cách có hệ thống về
toàn bộ kế hoạch của DN.
Kết hợp toàn bộ hoạt động của DN bằng các kế hoạch của từng bộ phận
khác nhau. Do đó dự toán đảm bảo cho kế hoạch của từng bộ phận cân đối,
phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả sử dụng
vốn.
Như vậy nếu lập dự toán không tốt ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất
kinh doanh trong kỳ của DN. (mục tiêu không đúng kế hoạch sẽ sai lệch).
3.Kỳ lập dự toán
Dự toán dài hạn (dự toán về vốn): Mua sắm tài sản cố định, đất đai, nhà
xưởng có dự toán dài, thời gian kết thúc đảm bảo được nguồn vốn luôn sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu mua sắm mới TSCĐ của DN.
Dự toán ngắn hạn: Là dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm
được lập cho kỳ 1 năm phù hợp năm tài chính của DN. Để tiện cho việc so
sánh đánh giá giữa kế hoạch và thực hiện, dự `toán hàng năm được chia
thành quý, sau đó quý lại được chia thành tháng.
II. Hệ thống dự toán sản xuất
1.Dự toán tiêu thụ sản phẩm
Dự toán tiêu thụ sản phẩm được lập đầu tiêu và là căn cứ để xây dựng các
dự toán khác. Dự toán tiêu thụ được lập dựa trên mức tiêu thụ ước tính nhân
với đơn giá bán sản phẩm.
DT tiêu thụ Số lượng từng loại SP tiêu Đơn giá bán từng
= X
trong kỳ thụ trong kỳ loại SP
Ví dụ: Công ty ABC tiến hành lập kế hoạch sản xuất cho năm 2021. Có
tài liệu thu được như sau:
Dự tính số lượng sản phẩm tiêu thụ cho cả năm là 150.000 sản phẩm.
Trong đó:
Quý 1: 15.000 SP Quý 2: 45.000 SP
Quý 3: 60.000 SP Quý 4: 30.000 SP
Giá bán 1 sản phẩm dự tính là 50 usd/sp.
Yêu cầu: : Lập dự toán về doanh thu tiêu thụ sản phẩm và dự kiến số
tiền thu được. Biết rằng 60% doanh thu bán hàng thu được ngay trong
quý còn lại thu ở quý sau. Số tiền phải thu quý 4 năm trước chuyển
sang là 200.000 usd.

Lập dự toán doanh thu


DỰ TOÁN TIÊU THỤ
Năm N
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
1.Số lượng sp tiêu thụ 15.000 45.000 60.000 30.000 150.000
2.Đơn giá bán 50 50 50 50 50
3.DT tiêu thụ 750.000 2.250.000 3.000.000 1.500.000 7.500.000
Lập dự toán tiền mặt thu được trong từng quý
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
1.Khoản phải thu
Thu từ Quý 4 năm trước 200.000 200.000
Thu từ Quý 1 450.000 300.000 750.000
Quý 2 1.350.000 900.000 2.250.000
Quý 3 1.800.000 1.200.000 3.000.000
Quý 4 900.000 900.000
Tổng 650.000 1.650.000 2.700.000 2.100.000 7.100.000

2.Dự toán sản xuất


Kế hoạch sản xuất được lập căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ. Trước hết
số lượng cần sản xuất phải đáp ứng được nhu cầu vế số lượng sản phẩm tiêu
thụ trong kỳ và nhu cầu dự trữ cuối kỳ.

Số lượng SP
Số lượng sản Số lượng SP cần Số lượng SP
= + cần dự trữ cuối -
phẩm cần sản xuất tiêu thụ trong kỳ dự trữ đầu kỳ
kỳ

VD: Bảng định mức tiêu chuẩn của công ty ABC như sau:
Khoản mục CP Định mức 1sp Đơn giá CPSX 1sp
1.CP NVLTT 2,5kg 2 USD/kg 5 USD
2.CP NC trực tiếp 3h 6 USD/h 18 USD
3. SXCBĐ 3h 1,5USD/h 4,5 USD
4. SXCCĐ 3h 3,5 USD/h 10,5 USD
5.CP sx 1 sp 38 USD
Lập dự toán sản xuất biết rằng số thành phẩm cần dự trữ cuối kỳ bằng
20%số thành phẩm cần bán trong kỳ kế tiếp. Số thành phẩm tồn kho cuối
quý 4 hàng năm dự tính là 3.000 sản phẩm.
Lập dự toán sản xuất
Chỉ tiêu Q1 Q2 Q3 Q4 2021
1. SLSP tiêu thụ 15.000 45.000 60.000 30.000 150.000
2. SPSP tồn cuối 9.000 12.000 6.000 3.000 3.000
3.Tổng nhu cầu sp 24.000 57.000 66.000 33.000 153.000
4.SLSP tồn đầu 3.000 9.000 12.000 6.000 3.000
5.SLSP cần sản xuất 21.000 48.000 54.000 27.000 150.000
3. Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp

Số lượng VL cần Số lượng VL cần Số lượng VL cần Số lượng VL


= + -
mua trong kỳ cho SX trong kỳ dự trữ cuối kỳ dự trữ đầu kỳ
Số lượng VL cần ĐM tiêu hao NVL
= SLSP sản xuất X
cho SX trong kỳ cho 1 sp

Trị giá mua KLNVL cần


= X Đơn giá
NVL mua
Lưu ý: Định mức giá cho 1 đơn vị NVL trực tiếp phải bao gồm giá mua
NVL cộng với chi phí thu mua trừ chiết khấu thương mại.
VD: Lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp. Biết rằng số nhu cầu NVl cần dự
trữ cuối kỳ bằng 5% số nhu cầu dùng để sản xuất cho quý sau, số nguyên
vật liệu tồn kho cuối quý 4 dự tính là 3.000 kg và NVL tồn kho trên bảng
cân đối năm trước là 5.250 USD. Lập dự toán thời hạn thanh toán chi phí
mua NVL. Biết rằng 60% phải trả ngay trong quý còn lại trả ở quý tiếp theo.
Nợ năm trước chuyển sang là 132.000 USD.
Lập dự toán NVL trực tiếp và số tiền dự kiến chi ra để mua NVL:

Chỉ tiêu Q1 Q2 Q3 Q4 2013


1. SLSP cần sx 21.000 48.000 54.000 27.000 150.000
2.ĐM tiêu hao NVL 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5
3. VL cần cho sx (kg) 52.500 120.000 135.000 67.500 375.000
4. VL tồn cuối kỳ (kg) 6.000 6.750 3.375 3.000 3.000
5. Tổng nhu cầu NVL (kg) 58.500 126.750 138.375 70.500 378.000
6.Tồn đầu kỳ (kg) 2.625 6.000 6.750 3.375 2.625
7.VL cần mua vào trong 55.875 120.750 131.625 67.125 375.375
kỳ (kg)
8. CP mua VL (trd) 111.750 241.500 263.250 134.250 750.750
Dự toán thanh toán chi phí
chi mua NVL
9.Nợ năm trước chuyến 132.000 132.000
sang
10. Chi mua Q1 67.050 44.700 111.750
11. Chi mua Q2 144.900 96.600 241.500
12. Chi mua Q3 157.950 105.300 263.250
13. CP mua Q4 80.550 53.700
Tổng 199.050 189.600 254.550 185.850 829.050
4. Dự toan nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công Đơn giá bình quân 1 giờ


= Tổng h công sản xuất x
trực tiếp công
Ví dụ:
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
1. Số lượng sp cần sx 21.000 48.000 54.000 27.000 150.000
2.Định mức thời gian (h/sp) 3 3 3 3 3
3.Tổng thời gian sx (h) 63.000 144.000 162.000 81.000 450.000
4.Định mức tiềnlương/1h công 6 6 6 6 6
5.Tổng CP nhân công 378.000 864.000 972.000 486.000 2.700.000

5. Dự toán chi phí sản xuất chung.


Do chi phí sản xuất chung có đặc điểm là chi phí hỗn hộp. Biến phí
sản xuất chung thường lập theo tỷ lệ với khối lượng sản phẩm sản xuất, số h
máy hoạt động…Định phí chung tương đối ổn định, do đó khi số lượng sản
phẩm chưa vượt quá mức cho phép thì định phí sản xuất chung của các kỳ
có thể coi là bằng nhau.
Dự toán chi phí sản xuất chung cũng là căn cứ để xây dưng dự toán
tiền mặt, tuy nhiên chi phí khấu hao cần loại trừ khi tiến hành lập dự toán
chi tiền mặt vì đó là một khoản ch phí sản xuất chung không bằng tiền mặt.
Ví dụ: Lập dự toán chi phí sản xuất chung. Biết rằng sản xuất chung cố
định được phân bổ đều cho các quý. Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho
sản xuất cả năm là 401.000 USD.
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
1. Tổng số h công sx (h) 63.000 144.000 162.000 81.000 450.000
2. Sxc biến đổi (nd/h) 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5
3.Tổng sxc biến đổi 94.500 216.000 243.000 121.500 675.000
4. CPSXC CĐ 393.750 393.750 393.750 393.750 1.575.000
5.Tổng CPSXC 488.250 609.750 636.750 515.250 2.250.000
6.CP khâu hao TSCĐ 100.250 100.250 100.250 100.250 401.000
7.Tổng CPSXC bằng 388.000 509.500 536.500 415.000 1.849.000
tiền

6. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
CPBH, CPQLDN là chi phí hỗn hợp nên tách riêng biến phí và định
phí. Biến phí được tính tỷ lệ với khối lượng sản phẩm tiêu thụ (hoặc doanh
thu). Định phí thi không ốn định như chi phí sản xuất chung, có thể khác
nhau giữa các quý các tháng do phần định phí tuỳ ý phát sinh.
Ví dụ: Lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Biết
rằng biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiẹp dự tính cho 1 sản phẩm là
2$, định phí bán hàng và quản lý bao gồm:
CP quảng cáo: 20.000$/năm
Lương nhân viên quản lý: 200.000$/năm
CP bảo hiểm: 48 triệu/ năm
Tiền thuê TSCĐ: DN dự kiến thuê 2 quý. Quý 2: 8.000$; Quý 4 là 22.000$.
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
1.Số lướng SP tiêu 15.000 45.000 60.000 30.000 150.000
thụ
2.BH, QLDN bdđv 2 2 2 2 2
3.TổngCP BHQL 30.000 90.000 120.000 60.000 300.000
biến đổi
4.BHQLDN cố định 67.000 75.000 67.000 89.000 298.000
Quảng cáo 5.000 5.000 5.000 5.000 20.000
Lương nhân viên qldn 50.000 50.000 50.000 50.000 200.000
Chi phí bảo hiểm 12.000 12.000 12.000 12.000 48.000
Thuê tài sản cố định 8.000 22.000 30.000
5.Tổng chi phí BH, 97.000 165.000 187.000 149.000 598.000
QLDN

7. Dự toán tiền mặt


* Phần thu: Gồm tiền mặt tồn đầu kỳ cộng tất cả các khoản tiền mặt dự
kiếm thu trong kỳ.
* Phần chi: Gồm tất cả các khoản chi tiền mặt đã lập kế hoạch trong kỳ dự
toán, gồm chi mua NVL, sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp….Ngoài ra còn có các khoản chi khác như: nộp thuế thu
nhập, chi lãi cổ phẩn…
* Phần cân đối thu chi: Nguyên tắc là lấy tổng thu trừ đi tổng chi. Nếu thiếu
hụt, DN cần vay vốn ngân hàng qua hoạt động tài chính nhằm đáp ứng nhu
cầu chi và có quỹ tồn nhất định. Nếu thu > chi thì có thể trả hết nợ vay hoặc
đem đầu tư ngắn hạn.
* Phần hoạt động tài chính: Là phần huy động vốn vay, trả lãi và trả nợ gốc.
TM tồn quỹ cuối Cân đối thu chi trong KQ hoạt động TC
= +
kỳ kỳ trong kỳ
KQ hoạt động trả nợ vay
= Số tiền vay kỳ trước + Số tiền vay thêm -
TC trong kỳ và lãi

Lập dự toán tiền mặt biết rằng: Thuế suất thuế thu nhập DN là 20%.
Chi trả lai vay là 216.900$, trong đó quý 3 là 90.000$, quý 4 là
126.900$.
Mua sắm máy móc thiết bị cả năm là 520.000$. Trong đó quý 1 là
120.000$, quý 2 là 100.000$, quý 3 là 100.000$, quý 4 là 200.000$.
Chia lãi cổ phần theo tỷ lệ 6,4% so với vốn cổ đông. Biết rằng vốn cổ
đông là 2.500.000$, mức chia các quý đều nhau.
Trả tiền vay ngân hàng theo dự tính, cụ thể như sau: Quý 3 trả nợ gốc
400.000$ vay từ quý 1. Quý 4 trả nợ gốc 493.000$. Trong đó vay từ quý 1 là
213.000$, quý 2 là 280.000$.
Lãi suất tiền vay là 12% năm, tiền mặt tồn đầu kỳ là 420.000$.
8. Dự toán Báo cáo tài chính
Gồm có dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự toán bảng cân
đối kế toán.
Có thể lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo 2 cách phương pháp
xác định chi phí toàn bộ và chi phí trực tiếp.
Ví dụ: (tiếp)
Lập dự toán báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
1.Doanh thu tiêu thụ 750.000 2.250.000 3.000.000 1.500.000 7.500.000
2.Giá vốn hàng ban 570.000 1.710.000 2.280.000 1.140.000 5.700.000
3.Lãi gộp 180.000 540.000 720.000 360.000 1.800.000
4.CPBH, QLDN 97.000 165.000 187.000 149.000 598.000
5.Lãi thuần từ HĐKD 83.000 375.000 533.000 211.000 1.202.000
6.trả lãi nợ vay 90.000 126.900 216.900
7. Lãi thuần trước thuế 83.000 375.000 443.000 84.100 985.100
8. Thuế TNDN 20.750 93.750 110.750 21.025 246.275
9. Lãi thuần sau thuế 62.250 281.250 332.250 63.075 738.825
Lập dự toán tiền mặt
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
1.Các khoản thu
Tiền mặt tồn quỹ đầu kỳ 420.000 444.350 431.250 515.250 420.000
Thu trong kỳ 650.000 1.650.000 2.700.000 2.100.000 7.100.000
Tổng cộng thu 1.070.000 2.094.350 3.131.250 2.615.250
2. Các khoản chi
Mua NVL trực tiếp 199.050 189.600 254.550 185.850 829.050
CP nhân công trực tiếp 378.000 864.000 972.000 486.000 2.700.000
CP sản xuất chung 388.000 509.500 536.500 415.000 1.849.000
CP BH và QLDN 97.000 165.000 187.000 149.000 598.000
Thuế thu nhập 16.600 75.000 88.600 168.200
Mua sắm TSCĐ 120.000 100.000 100.000 200.000 520.000
Chi trả lãi cổ phẩn 40.000 40.000 40.000 40.000 160.000
Tổng cộng chi 1.238.650 1.943.100 2.126.000 1.643.600
3.Cân đối thu chi -168.650 151.250 1.005.250 971.650
4. Hoạt động tài chính
Vay ngân hàng đầu kỳ
Vay ngân hàng trong kỳ 613.000 280.000 893.000
Trả nợ cuối kỳ -400.000 -493.000 -893.000
Trả lãi vay ngân hang -90.000 -126.900 -216.900
KQ hoạt động TC 613.000 280.000 -490.000 -619.900 -216.900
5 Tồn quỹ cuối kỳ 444.350 431.250 515.250 351.750 351.750

You might also like