You are on page 1of 7

Tên chương Tiến độ

Chương 1 Tổng quan về Kế toán quản trị


Chương 2 Chi phí và phân loại chi phí
Chương 3 Hệ thống giá thành trong doanh nghiệp
Chương 4 Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận
Chương 5 Dự toán tổng thể doanh nghiệp 50%
Chương 6 Dự toán linh hoạt
Chương 7 Kiểm soát chi phí
Chương 8 Phân cấp quản lý và báo cáo bộ phận
Chương 9 Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định
<Hướng dẫn nộp bài & TL bổ sung được trình bày cuối file>

BHT Team trực: Team 4 - Thời gian gửi Đề: 27/03/2024 – 2h00
- Trần Lương Huệ My - Thời gian nộp bài: 30/03/2024– 23h59
- Nguyễn Thị Ngọc Trâm <+4 ngày>

NỘI DUNG PHIẾU LUYỆN Buổi 08

Câu 1 (4 điểm): Slide 57 giáo trình KTQT chương 4 – chương 9

Để lập dự toán tổng thể một công ty có số liệu như sau:


1/ Bảng CĐKT ngày 31/12/200X như sau: (đvt:1.000đ)
Tiền 10.000
Khoản phải thu khách hàng 16.000
Nguyên vật liệu 3.000
Thành phẩm 19.140
Nguyên giá TSCĐ 57.000
Hao mòn TSCĐ (5.140)
Tổng tài sản 100.000
Phải trả nhà cung cấp 20.000
Nguồn vốn kinh doanh 75.000
Lợi nhuận chưa phân phối 5.000
Tổng nguồn vốn 100.000
2/ Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong các tháng:
Tháng 1 2 3
Số lượng sp tiêu thụ 5.000 8.000 6.000
HP Kế toán Quản trị - ThS. Phan Việt Hùng 0934 9999 78 ✯ Trang 1
Đơn giá bán dự kiến là 10.000/sp. Theo kinh nghiệm của công ty, 60% doanh thu ghi nhận trong
tháng sẽ thu được tiền trong tháng bán hàng, số còn lại sẽ thu được tiền sau 1 tháng bán hàng.
Khoản phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán sẽ thu được tiền trong tháng 1. Ở công ty
không có nợ quá hạn.
3/ Công ty mong muốn lượng sản phẩm tồn kho cuối tháng phải tương đượng 20% khối lượng sp
tiêu thụ tháng đến. Biết rằng số lượng thành phẩm tồn đầu năm là 2.200 sp, số lượng thành phẩm
tồn kho cuối quý theo mong muốn là 1.000 sp.
4/ Định mức nguyên liệu để sản xuất 1 sp là: 0,2kg/sp với đơn giá 20.000đ/sp. Nguyên vật liệu tồn
cuối mỗi tháng tương đương với 10% lương nguyên vật liệu sử dụng tháng đến. Lượng vật liệu tồn
cần thiết cuối tháng 3 là 170kg. Nhà cung cấp cho phép công ty trả tiền mua nguyên vật liệu sau
một tháng mua hàng. Số tiền còn nợ nhà cung cấp trên bảng cân đối kế toán là số tiền công ty đã
mua nguyên vật liệu trong tháng 12 và sẽ được công ty trả trong tháng 1.
5/ Để sản xuất 1 sp cần 0,5 giờ công, với đơn giá 6.000đ/giờ. Chi phí nhân công phát sinh trong
tháng nào thì trả ngay cho công nhân trong tháng đó.
6/ Chi phí sản xuất chung dự kiến:
- Định phí sản xuất chung hàng tháng là 5.000.000 đ/ tháng, trong đó chi phí khấu hao là
1.000.000đ, các khoản chi khác đều trả bằng tiền trong tháng phát sinh.
- Biến phí sản xuất chung trên một giờ công lao động trực tiếp là 2.000 đ/giờ. Các biến phí sẽ được
thanh toán bằng tiền trong tháng khi chi phí được ghi nhận.
7/ Biến phí bán hàng (hoa hồng) và biến phí quản lý chiếm 5% doanh thu. Định phí bán hàng và
quản lý hàng tháng là 2.000.000 đ, trong đó chi phí khấu hao là 500.000đ. Các chi phí khác trả
bằng tiền khi chi phí được ghi nhận.
8/ Các thông tin bổ sung: công ty sử dụng phương pháp FIFO trong tính giá thành phẩm xuất kho,
đầu và cuối mỗi tháng không có sản phẩm dở dang. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

Hoàn thiện các Bảng báo cáo dự toán dưới.


Yêu cầu: Trình bày vào vở.

DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP


Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
1. Số lượng TP cần sản xuất (sp)
2. Định mức giờ công/sp (g/sp)
3. Tổng giờ công dùng vào SX (g)
4. Đơn giá giờ công (1.000 đ/kg)
5. Chi phí NC TT (1.000 đ)
6. Chi trả tiền lương cho công nhân
(1.000 đ)

DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG


Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
1. Tổng giờ công dùng vào SX
2. Biến phí SXC/ giờ công (1.000 đ)
3. Tổng biến phí SXC (1.000 đ)
4. Định phí sản xuất chung (1.000 đ)
5. Tổng chi phí SXC (1.000 đ)

HP Kế toán Quản trị - ThS. Phan Việt Hùng 0934 9999 78 ✯ Trang 2
DỰ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
1. Dòng tiền thu trong tháng
2. Trả tiền mua vật liệu
3. Trả lương
4. Trả tiền chi sxc
5. Trả tiền cho biến phí BH&QLDN
6. Trả tiền cho định phí BH&QLDN
7. Tổng dòng tiền ra 45.600 57.540 61.380
8. Chênh lệch thu chi 400 10.460 6.620
9. Tiền tồn đầu kì 10.000 10.400 20.860
10. Tiền tồn cuối kì 10.400 20.860 27.480

Câu 2 (3 điểm): Bài 3/ Trang 96/ SBT

Anh/chị hãy tìm câu trả lời đúng cho các câu sau đây:
1. Một doanh nghiệp dự tính sẽ tiêu thụ được 15.400 sản phẩm trong một kỳ. Nếu đơn vị đang có
3.000 sản phẩm tồn kho đầu ký và mong muốn có 3.500 sản phẩm tồn kho cuối kỳ thì đơn vị sẽ
phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm trong kỳ?
2. Một đơn vị thương mại chuyên kinh doanh mặt hàng A. Để đảm bảo đủ lượng hàng cung cấp
cho khách hàng, đơn vị mong muốn lượng hàng tồn kho cuối tháng sẽ phải bằng 30% lượng
hàng tiêu dùng dự báo của tháng sau. Số lượng tiêu thụ sản phẩm dự báo cho 4 tháng tiếp theo
như sau:
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4
30.000 40.000 50.000 60.000
Vậy, số lượng hàng A cần mua trong tháng 3 sẽ là?

3. Trích số liệu về dự toán sản xuất và tiêu thụ tại một đơn vị trong 3 tháng đến như sau:
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4
Số lượng sản phẩm tiêu 200.000 120.000 ? 140.000
thụ dự toán
Số lượng sản phẩm sản 200.000 128.000 156.000
xuất dự toán
Công ty mong muốn số lượng hàng tồn kho cuối kỳ chiếm khoảng 20% số lượng sản phẩm tiêu thụ
kỳ đến. Vậy, số lượng tiêu thụ dự toán của tháng 3 sẽ là?

4. Đơn vị lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho hai tháng đầu năm với số lượng sản phẩm sản
xuất dự toán lần lượt là 6.600 sản phẩm và 7.260 sản phẩm. Định mức được lập cho chi phí nhân
công trực tiếp là 0,5 giờ/sản phẩm và 6.500 đ/giờ công. Vậy, chi phí nhân công trực tiếp cho hai
tháng đầu năm là?

5. Trích số liệu từ dự toán ba tháng đầu năm của một đơn vị:
Số lượng sản xuất Số lượng tiêu thụ
Tháng 1 14.000 10.000
Tháng 2 17.000 18.000
Tháng 3 16.000 15.000
Mỗi sản phẩm cần 0,9kg nguyên liệu chính với giá 7.500 đ/kg. Vậy chi phí nguyên liệu chính để sản

HP Kế toán Quản trị - ThS. Phan Việt Hùng 0934 9999 78 ✯ Trang 3
xuất sản phẩm của tháng 2 sẽ là?

6. Một đơn vị dự toán biến phí sản xuất chung dựa trên số giờ công lao động trực tiếp với tỷ lệ
6.000đ/giờ công lao động trực tiếp. Số liệu từ dự toán lao động cho thấy trong kỳ đến đơn vị cần sử
dụng 6.200 giờ công lao động trực tiếp. Định phí sản xuất chung dự toán là 84.000.000 đ, trong đó
chi phí khấu hao là 50.000.000 đ (các định phí còn lại đều phải trả bằng tiền). Vậy, số tiền đơn vị
phải chi ra cho chi phí sản xuất chung theo dự toán sẽ là?

7. Một đơn vị có số dư tiền đầu tháng là 38.000.000 đ. Số tiền thu, chi trogn tháng theo dự toán lần
lượt là: 155.000.000 và 135.000.000. Nếu đơn vị mong muốn số dư tồn quỹ tối thiểu là 35.000.000
thì số tiền đơn vị cần vay thêm sẽ là?

Câu 3 (2 điểm): Bài 10/ Trang 106/ SBT


Một công ty dự báo số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm N+1 như sau:
Quý 1: 20.000sp
Quý 2: 25.000sp
Quý 3: 40.000 sp
Quý 4: 30.000 sp
Số lượng tiêu thụ dự báo của quý 1 năm N+2 là 35.000sp. Định mức vật liệu để sản xuất mỗi sản phẩm
là 1,5 kg với đơn giá mua là 4.000 đồng/kg. Công ty dự tính thành phẩm tồn khi chiếm 30% so với số
lượng bán hàng trong quý đen, và vật liệu dự tồn kho chiếm 20% nhu cầu vật tư cần sử dụng trong quý
đen . Vật liệu tồn kho cuối quý 4 năm N+2 dự tính là 3.000 kg.
Các khoản nợ phải trả được thanh toán trong quý sau quý mua hàng. Số dự nợ phải trả được thanh toán
trong quý sau quý mua hàng. Số dự nợ phải trả vào ngày 31/12/N là 65.000.000 đ. Số lượng tồn kho
vào ngày 31/12/N gồm 6.000 sp và 4.300 kg vật liệu.

Yêu cầu:
1. Lập dự toán sản xuất cho các quý trong năm N+2
2. Lập dự toán vật liệu cho các quý trong năm N+2
3. Lập dự toán tiền chi mua hàng cho các quý trong năm N+2

Câu 4 (1 điểm): Bài 2/ Trang 122/ SBT


Anh/ chị hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu dưới đây:
1. Dự toán linh hoạt là:
a. Dự toán thể hiện kết quả mong đợi của đơn vị cho một kỳ hoạt động nhưng không thể hiện sự
cam kết của đơn vị cho việc thực hiện để đạt được kết quả đó.
b. Dự toán được lập cho từng loại hoạt động và ước tính lợi nhuận tạo ra từ mỗi loại hoạt động.
c. Dự toán được lập cho một mức độ hoạt động và không điều chỉnh theo sự thay đổi của mức độ
hoạt động.
d. Dự toán được lập cho một phạm vị của mức độ hoạt động và có thể điều chỉnh theo sự thay đổi
của mức độ hoạt động.
2. Dự toán linh hoạt là:
a. Dự toán được điều chỉnh với chi phí thực tế khi chi phí phát sinh.
b. Dự toán được điều chỉnh để phản ánh mức độ hoạt động thực tế trong kỳ.
c. Dự toán được lập để sử dụng cho đơn vị có phần mềm kế toán quản trị ứng dụng.
d. Dự toán chỉ bao gồm biến phí sản xuất.
3. Dự toán linh hoạt:
a. Cung cấp những thay đổi trong tỷ lệ lạm phát.
HP Kế toán Quản trị - ThS. Phan Việt Hùng 0934 9999 78 ✯ Trang 4
b. Cung cấp những thay đổi trong mức độ hoạt động.
c. Dùng để đánh giá việc sử dụng nguồn lực.
d. Là dự toán tĩnh được thay đổi cho những thay đổi về giá.
4. Dự toán linh hoạt:
a. Phục vụ cho mục tiêu kiểm soát.
b. Có thể được lập vào cuối kỳ.
c. Sử dụng các thông tin về chi phí và doanh thu giống như dự toán tĩnh.
d. Tất cả các nhận định trên đều đúng.
5. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt là hai khái niệm giống nhau.
b. Dự toán linh hoạt là dự toán được thay đổi vào cuối mỗi tháng để phản ánh chi phí thực tế của
từng bộ phận.
c. Dự toán linh hoạt là dự toán được lập để phản ánh chi phí khác nhau ở các mức độ hoạt động
khác nhau.
d. Dự toán linh hoạt chỉ bao gồm chi phí biến đổi.
--- Hết ---
✯ Thưởng thức âm nhạc & nộp bài nhé: https://www.youtube.com/watch?v=XCWfg_S4Bmc

HP Kế toán Quản trị - ThS. Phan Việt Hùng 0934 9999 78 ✯ Trang 5
PHỤ LỤC 01: HƯỚNG DẪN NỘP BÀI <Cập nhật đến 26.Th8.2023>

(1). Sinh viên trình bày rõ ràng đáp án bằng Tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với câu hỏi tiếng Anh) trên
giấy, và chụp ảnh rõ gửi về “Box Drive” riêng của mỗi sinh viên (Team trưởng kiểm soát sẽ cấp quyền
admin);

(2). Khi nộp về, SV đặt tên các file ảnh như sau: “B.X – STT của SV – STT của ảnh – Điểm”, với:
vd1: “B.01_07_1_9.0” vd2: “B.01_07_2”
Trong đó:
(a). B.X: là số thứ tự Buổi học, ví dụ: Buổi 01;
(b). STT của SV là STT trong Danh sách, ví dụ: số 07;
(c). STT của ảnh bài nộp, ví dụ đây là ảnh STT 1 trong các ảnh nộp;
(d). Điểm: Kết quả được trả từ BHT; sau khi BHT nhận Đáp án chi tiết, và Điểm chỉ ghi ở Ảnh STT
là 1.

(3). Điểm số của Sinh viên được BHT quản lý và ghi nhận. Mọi phản hồi, thắc mắc có hiệu lực sau 24h00 kể
từ buổi học tiếp theo. (Minh họa: Phản hồi và thắc mắc về nội dung đáp án và trả lời Buổi luyện 01 sẽ chỉ hiệu
lực sau 24h00 của Buổi 2 vì buổi 2 sửa bài buổi 1; sau đó, thành tích điểm của Sinh viên chắc chắn được ghi cho
nhận cho cá nhân và thành tích toàn Team cạnh tranh học tập).

(4). Phân chia công tác hỗ trợ - kiểm soát


học tập: Lớp chia thành 4 Tổ:
- Tổ trưởng - BHT tổ 2 điểm danh – kiểm soát thành tích tổ 1
- Tổ trưởng - BHT tổ 3 điểm danh – kiểm soát tổ 2
- Tổ trưởng - BHT tổ 4 điểm danh – kiểm soát tổ 3
- Tổ trưởng - BHT tổ 1 điểm danh – kiểm soát tổ 4
BHT trực lần lượt theo thứ tự: BHT Team 1 hỗ trợ Giải đáp án của Buổi 01; BHT Team 2 ở Buổi 2; lần lượt
theo thứ tự quay vòng.

(5). Hạn nộp bài:


Hạn cuối nộp bài luyện tập là +4 ngày, kể từ ngày thầy gửi bài.
Cụ thể: nếu thầy gửi ngày 14/02/2021 thì thời hạn nộp là 18/02/2021, 23h59’. Tùy vào nội dung mỗi buổi có sự
linh hoạt, nhưng cơ bản theo mặc định trên.

* BHT team trực gửi email riêng thầy (ghi ở đầu trang) bao gồm đáp án chi tiết (file word + PDF) trước thời
gian trên, để thầy kiểm soát tiến độ, sau đó tại buổi tiếp theo thầy sẽ sửa bài và BHT hoàn thiện gửi đáp án chi
tiết – chính thức cho Lớp (file word + PDF);
* Tiêu đề Email: “Phiếu KTQT Buổi X – Đáp án – Lớp Y - BHT Team Z”
* Nếu toàn Team đều nộp bài đúng hạn, và không thành viên nào dưới 65% số điểm thì Team đó được thưởng
10 điểm toàn Team, được Lớp trưởng thông báo và tuyên dương trong bài đăng trong Group Mess toàn lớp và
các kênh khác ở buổi tiếp theo.

(6). Hướng dẫn Ban học thuật trực - Team soạn đáp án chi tiết gửi thầy. Trong tuần trực, BHT trực được đánh
giá là 10 điểm cho mỗi thành viên BHT trực và được ghi nhận là 10 điểm trong Điểm thành tích Phiếu luyện
tập của buổi đó, và cả Team BHT trực này không cần nộp bài làm (viết tay) gửi về trên Folder cá nhân như các
bạn sinh viên khác. Các BHT khác vẫn làm và nộp bài như SV bình thường.
Khi gửi File về, gửi trên kênh thuận tiện nhất (linh hoạt), và đặt tên theo mẫu:
- Thầy sẽ gửi file tên: KTQT_Buổi.01_Luyện_Tập_Đề
- BHT gửi lại file tên: KTQT_Buổi.01_Luyện_Tập_Đáp án_BHT.TX với X là STT của Team BHT.
-

--- Hết ---

HP Kế toán Quản trị - ThS. Phan Việt Hùng 0934 9999 78 ✯ Trang 6
(1). Hướng dẫn học tập chung:
https://dhkt-
my.sharepoint.com/:f:/g/personal/hung_pv_due_edu_vn/EsWZDnCbaZNOgZnFVRnJKV4BBBPIQ4Gmdg
GBkEzPrrajKg?e=SseQVn

(2). Giáo trình tham khảo (tiếng Anh):


https://bit.ly/KTQT_Giaotrinh_Tailieu_HungPV
<Slide được chỉnh sửa/ in phát tại Lớp>

(3). Hệ thống Tài khoản Kế toán Việt Nam:


https://bit.ly/NLKT_Hethong_TKKTVN_HungPV

(4). Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam:


https://bit.ly/VAS_Hethong_26ChuanMuc_HungPV

(5). Danh sách Lớp (cập nhật từ bài Post hàng tuần):
- Lớp trưởng cập nhật theo tuần.

Hết.
--- Hết ---
PHỤ LỤC 02: HỆ THỐNG LINK ĐĂNG NHẬP QUAN TRỌNG

HP Kế toán Quản trị - ThS. Phan Việt Hùng 0934 9999 78 ✯ Trang 7

You might also like