You are on page 1of 53

Mô Hình Kinh DoanhSố B2C: Nội Dung

I. Mô Hình Kinh Doanh Nội Dung


• Mô hình kinh doanh nội dung (content business model) tập trung các hoạt động của nó vào việc thu
thập, lựa chọn, hệ thống hóa, xử lý và phân phối thông tin.
• Những nội dung này được phân bổ trên nền tảng trực tuyến của riêng họ
• Sản phẩm cốt lõi trong loại mô hình kinh doanh này là quyền truy cập phù hợp của người dùng vào nội
dung có liên quan.
• Doanh thu được tạo ra thông qua quảng cáo, đăng ký và phí cho nội dung cá nhân.
• Tạp chí trực tuyến Wall Street Journal là một ví dụ điển hình về loại mô hình kinh doanh số này.

II. Các loại mô hình kinh doanh nội dung


1. Nội dung thông tin điện tử ( e- Information)
• Các nhà cung cấp thông tin điện tử đặc biệt quan tâm đến đặc tính cung cấp thông tin về nội dung trong
sản phẩm/dịchvụ của họ.
• Người dùng coi nội dung là thông tin khi nội dung đó cungcấp thông tin định hướng để giải quyết một
vấn đề hoặc một lĩnh vực liên quan đến xã hội có giá trị giáo dục.
(Ví dụ, các chính trị gia sử dụng Internet như một phươngtiện truyền tải thông tin để tranh cử hoặc truyền
bá thông tin chính trị, hay thông tin về mức độ tín nhiệm tín dụng của các cá nhân.)
• Nếu nhà cung cấp thông tin tập trung vào một lĩnh vực nội dung cụ thể như chính trị, xã hội hoặc kinh
tế, môhình kinh doanh thông tin điện tử có thể được chia nhỏthành chính trị điện tử, xã hội điện tử và
kinh tế điện tử.
• Bằng cách tập trung vào một chủ đề cụ thể, các nhà cungcấp nội dung thông tin có thể cung cấp giá trị
gia tăngcho khách hàng dưới dạng chiều sâu thông tin lớn hơn.
(Ví dụ: các nhà cung cấp nội dung chính trị là Liên HợpQuốc (un.org) ở cấp quốc tế và chính phủ Hoa
Kỳ(usa.gov) ở cấp quốc gia. Tại đây, người ta có thể tìmthấy thông tin toàn diện về nhiều chủ đề chính
trị. )
• Hình thức doanh thu của họ đến từ việc được tài trợ bằng các nguồn ngân sách công và dựa trên người
dùngchẳng hạn như doanh thu trực tiếp thông qua bán sách.
Websites museumsusa.org or closerweekly.com cung cấpthông tin mang tính xã hội.
- museumsusa.org: có thể xem giờ mở/đóng cửa của thưviện hay những thông tin triển lãm…
- closerweekly.com: tập trung vào các tin tức chủ đề về lối sống và xã hội trong ấn bản trực tuyến của
mình, sửdụng truyền thông đa phương tiện và nội dung mạng, như podcast hoặc bỏ phiếu trực tuyến về
các vấn đềphong cách sống…
Nội dung kinh tế điện tử đề cập đến thông tin về nềnkinh tế, cũng như thông tin dành cho nền kinh tế.( Ví
dụ: Phiên bản trực tuyến của Wallstreet Journal (Wsj.com) cập đến thông tin về nền kinh tế. Tập đoàn
Bloomberg cung cấp tạp chí, thông tin công ty, thông tin sản phẩm và thông tin tài chính “cho nền kinhtế”
chủ yếu thuộc nhóm thứ hai.)
Một loại mô hình kinh doanh không nhất thiết phải chỉ chuyên về một nhánh thông tin, mà có thể cung
cấp một sốnhánh thông tin. Các nhà cung cấp này đạt được mức độ bao phủ cao thôngqua nhiều loại
thông tin trên tất cả các lĩnh vực quan tâm. ( Ví dụ: Phiên bản tương tác của Wall Street Journal
hoặcphiên bản trực tuyến của New York Times cung cấp thôngtin theo nhiều chủ đề từ các lĩnh vực chính
trị, xã hội và kinhtế cho nhiều nhóm độc giả hơn là chỉ dành cho đối tượngchuyên nghiệp đặc biệt.)
2. Nội dung giải trí điện tử ( e- Entertainment)
• Loại mô hình kinh doanh giải trí điện tử khác với thông tin điện tử ở chỗ các nhà cung cấp không cung
cấp thông tin mà chủ yếu là nội dung giải trí.
• Nội dung giải trí phục vụ người dùng dưới hình thứcmột trò tiêu khiển hoặc một nguồn thư giãn và
chúng làcác sản phẩm chính của mô hình kinh doanh giải trí điệntử.
• Thông tin mà người dùng nhận được không đóng góp trực tiếp vào giải pháp của một vấn đề hoặc nhiệm
vụ.
Giải trí điện tử bao gồm một loạt sản phẩm vàcó thể được chia thành các danh mục phụ, như:
- Trò chơi điện tử (e-games),
( Ví dụ: Americas Cardroom website, nhà cung cấp cácchương trình máy tính chơi bài khác nhau, cung
cấp một nềntảng cho các trò chơi bài ảo. Mô hình doanh thu củaAmericas Cardroom bao gồm phí truy
cập vào máy chủ tròchơi hay phí quảng cáo.)
- Nhạc điện tử (e-music),
- Phim điện tử (e-movies)
( VD: Trang web Movies.com là một ví dụ về loại hìnhkinh doanh phim điện tử và cung cấp cho người
dùng các chuỗi phim và thứ hạng của các bộ phimhiện tại, cũng như thông tin cơ bản về diễn viên và
phim)
- Bản in giải trí điện tử (ee-prints- electronicentertaining prints)
Bản in giải trí điện tử (ee-print) bao gồm tất cả nội dung giải trí điện tử có thể đọc được, từ truyện tranh
trên ấn bản trực tuyến của báo hàng ngày đến nội dung đa phương tiện.
( VD: cổng thông tin Worldlibrary.net cung cấp một bộ sưu tập đầy đủ các sách điện tử, từ văn học cổ
điển đến văn học giải trí, truyện phi viển tưởng của các tác giả vô danh khắp nơi trên thế giới.)
YouTube là một ví dụ điển hình về nền tảng cung cấp nội dung video do người dùng kiến tạo. • Những
video này có thể truy cập được bằng cách tìm kiếmqua từ khóa. • Tài sản cốt lõi chính của YouTube là
cộng đồng người dùng. • Cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào sự tự kiểm soát củangười dùng. • Người
dùng có thể báo cáo, hoặc YouTube sẽ kiểm tra nội dung và xóa nội dung không phù hợp, vi phạm.
Một loại giải trí điện tử khác được cung cấp bởi các định dạng đặc biệt như sách nói (audio books). •
Người dùng sách nói sẽ nghe một người đọc sách thành tiếng thông qua các phương tiện truyền thông hay
các ứng dụng thông minh. • Có thể ở dạng một chương trình radio giải trí. • Nhà cung cấp sách nói lớn tại
thị trường Hoa Kỳ audiobooks.com.
Apple với nền tảng iTunes là công ty tiên phong về mô hình kinh doanh cho phép tải nhạc kỹ thuật số có
bản quyền. Nền tảng iTunes được thiết kế đặc biệt để sử dụng với iPhone, iPad và iPod và hưởng lợi từ
các năng lực cốt lõi của Apple trong lĩnh vực CNTT.
3. Nội dung thông tin giải trí điện tử ( e- Infortainment)
• Trọng tâm cốt lõi của mô hình kinh doanh thông tin giải trí điệntử nhằm tích hợp các khía cạnh giải trí
và thông tin.
• Loại MHKD này đại diện cho mô hình hỗn hợp hoặc lai giữathông tin điện tử và giải trí điện tử, vì vậy
được gọi là “thông tingiải trí”
• Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho người dùng.
• Giữ chân và tăng thêm lượng người dùng.
• Cải thiện lợi ích thương mại của các nhà cung cấp nội dung vì doanh thu tăng theo số lượng người dùng
và cường độ sử dụng.
MHKD này dựa trên chiến lược doanh thu gián tiếp (chủ yếu dựa trên quảng cáo), thường được các nhà
cung cấp nội dung sử dụng để cung cấp nội dung của họ miễn phí. • Nếu người dùng yêu thích mô hình
này, thì mức sẵn sàng chi trả tăng lên của họ sẽ cải thiện cơ hội tạo doanh thu trực tiếp.
Ví dụ về MHKD kiểu thông tin giải trí là trang web của đài truyềnhình Fox (Fox.com)
4. Nội dung giáo dục điện tử
• Một tiểu thể loại khác của MHKD nội dung là giáo dụcđiện tử.
• Dịch vụ giáo dục điện tử cung cấp tài nguyên giáo dụccho người dùng thông qua mạng nên có hiệu quả
cao dokhông phụ thuộc vào thời gian và địa điểm.
• Các tài nguyên giáo dục này bao gồm các khóa học được thiết kế đào tạo cho các đối tượng là cá nhân
hay đại chúng.
Một ví dụ về giáo dục điện tử là trang web vu.org, mộttrường đại học hoàn toàn kỹ thuật số, cung cấp
chương trìnhhọc và chứng chỉ được công nhận khi hoàn thành thànhcông.
Cơ sở hạ tầng giáo dục kỹ thuật số cho phép:
- Phát triển các công cụ và ý tưởng đào tạo mới.
- Thiết kế và thực hiện hiệu quả hơn việc tổng hợp và phânphối nội dung giáo dục. Mô hình doanh thu
của giáo dục điện tử chủ yếu chủ yếu làcác hình thức doanh thu trực tiếp, đặc biệt là học phí. Trong khi
đó nhiều chương trình giáo dục kỹ thuật số mangtính chất truyền thông do các tổ chức công thực hiện
được sựtài trợ của ngân sách chính phủ.
Sự đa dạng củacác dịch vụ giáo dục khiến các tổ chức công khó cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ
giáo dục thương mại.

III. Chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi
Chuỗi giá trị bao gồm các thành phần sau:
• Ý tưởng – Conception

- Chuỗi giá trị này bắt đầu từ ý tưởng hoặc cấu trúc củadịch vụ được cung cấp . Nhà cung cấp nội dung
phải quyết định nội dung vàdịch vụ nào sẽ được cung cấp dưới hình thức nào choloại khách hàng
nào.
( Ví dụ: một nhà cung cấp thông tin tổng hợp có thể phânloại các dịch vụ được cung cấp thành nội
dung miễn phí, nội dung trả tiền theo lượt xem hoặc nội dung đăng kýtrả phí và do đó đa dạng hóa
phạm vi dịch vụ.)
- Ngoài những cân nhắc liên quan đến danh mục dịch vụ và sự khácbiệt của dịch vụ, nhà cung cấp nội
dung cần quyết định hình thứcthể hiện cho từng loại nội dung (thiết kế hình thức). Các nhà cung cấp
thông tin giải trí bổ sung các định dạng hoàn toàndựa trên văn bản với các tệp âm thanh và video để
tạo ra một môi trường đa phương tiện có thể thu hút nhiều người dùng hơn.
• Phát triển nội dung - Content Development
- Nội dung trực tuyến được chọn để cung cấp có thể được mua trên thị trường hoặc do chính công ty
sản xuất. Các hãng tin này thường cung cấp nội dung cho người mua và người dùng ở dạng kỹ thuật
số để họ có thể dễ dàng tích hợp nội dung đó vào sản phẩm trực tuyến của mình mà không gặp sự cố
kỹ thuật. ( Việc chào bán các video của New York Times là một ví dụ chotrường hợp này). Các sp/dv
được quan tâm đặc biệt ngày càng được các nhà tạo nội chú ý dung cung cấp.
- Nhà cung cấp nội dung cần đặcbiệt chú ý đến các vấn đề về bản quyền và quyền khai thác liên quan
đến thông tin hoặc nội dung do người dùng cung cấp
• Thu hút & đặt quảng cáo -Acquisition & Placement of Advertising
Dịch vụ của nhà cung cấp nội dung và sự khác biệt về giá có ảnhhưởng đến doanh thu trực tiếp, các nhà
cung cấp nội dung thườngphải giải quyết các khoản thu gián tiếp từ quảng cáo hoặc tài trợ. Trong tình
huống này, ban quản lý cần đặc biệt chú ý rằng người dùng trả phí cao cho gói dịch dụ cao cấp không
thích quá nhiềuquảng cáo xuất hiện. Vì vậy, các nhà cung cấp nội dung có thể chọn các hình thức
quảngcáo khác nhau
Nền tảng video YouTube là một ví dụ, trong đó quảng cáo được điều chỉnh phù hợp với video để tạo ra
sự phù hợp cao nhất có thể giữa mối quan tâm hiện tại của người dùng và mong muốn tiêu dùng của họ.
Thông thường, các blog cũng không tạo ra doanh thu trực tiếp thông qua các khoản thanh toán của người
dùng mà thay vào đó được tài trợ gián tiếp thông qua doanh thu quảng cáo. Còn có những nội dung do
người dùng tạo được cung cấp mà không có quảng cáo và thay vào đó là được tài trợ thông qua quyên
góp, chẳng hạn như bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia.
• Kỹ thuật phân phối nội dung - Technical Distribution.
- Người dùng chủ động truy cập nội dung (kéo - pull) bằng cách truy xuất trực tiếp từ Internet để sử dụng
trực tuyến(online) hoặc ngoại tuyến (offline).
- Nhà cung cấp nội dung quyết định khi nào nội dung được cung cấp cho khách hàng. Nhà cung cấp
thường đẩy (push) nội dung đến người dùng. Nói chung, người dùng phải đăng nhập vào dịch vụ này
hoặc đã đồng ý nhận nội dung này
• Tiếp thị và Phân phối - Marketing & Distribution

- Ngoài các hoạt động tiếp thị trực tuyến thông thường, các công ty cũng cóthể thực hiện các hoạt
động truyền thông đa phương tiện và ngoại tuyến(offline activities) để thu hút sự chú ý từ khách
hàng tiềm năng.
- Phân phối cũng cần phải được quản lý, bao gồm sự phối hợp của các kênhphân phối, chính sách giá
cả và điều kiện, cũng như chính sách truyền thôngđể cuối cùng có được khách hàng tiềm năng.
• Thanh toán – Billing
Thành phần cuối cùng trong chuỗi giá trị đề cập đến việcthanh toán (billing), bao gồm các khía cạnh liên
quan đếnhệ thống thanh toán và quản lý các khoản phải thu củacác thỏa thuận được cấp phép.
Một số hình thức thanh toán có thể: thông qua thẻ tíndụng, PayPal. Ngoài ra hình thức lập hóa đơn hoặc
trảtrực tiếp có thể giúp giảm chi phí giao dịch đáng kể chocác nhà cung cấp nội dung nhất là đối với
những khoảnthu nhỏ.
Tài sản cốt lõi - Core Assets
- Nội dụng, các quyền khai thác nội dung
Đối với nhà cung cấp nội dung tổng hợp: khả năng kết hợp nội dung củahọ và nội dung đã mua là tài sản
cốt lõi. Nội dung được mua từ các hãng tinkhác không được xem là TSCL, vì đối thủ cũng có thể mua
những tin này.
Đối với nhà cung cấp nội dung chuyên biệt: nội dung tự tạo và quyền khai thác liên quan là tài sản cốt lõi
vì họ có thể bán lại các quyền này cho các nhàcung cấp nội dung khác hoặc thiết lập một đề xuất bán
hàng độc nhất chochính họ.
- Thương hiệu
Quản trị thương hiệu chuyên nghiệp có thể tạo ra sự yêu thích củakhách hàng dành cho sản phẩm của
mình và phân biệt nó với cácsản phẩm cạnh tranh. Độ tin cậy của nguồn tin là một tính năng quan trọng
của sảnphẩm để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Danh tiếng tốt có tác động tích cực đến giá
trị của nội dung đượctạo, do đó có thể được hiểu là tài sản cốt lõi.
- Nguồn nhân lực
Đội ngũ nhân sự là những người mang bí quyết và thường cónhững kỹ năng chuyên biệt giúp phân biệt
công ty với các đối thủ cạnh tranh. Sự kết hợp kỹ năng khác nhau giữa các cá nhân trong một nhómcó thể
cải thiện chất lượng dịch vụ và do đó mang lại lợi thế cạnhtranh. Hay việc một giáo sư nổi tiếng sẵn sàng
giảng dạy trong mộttrường đại học ảo, thì điều này cũng có thể được hiểu là tài sảncốt lõi.
- Mạng lưới kết nối
Các mối liên kết (networks) đặc biệt quan trọng đối với các nhàcung cấp nội dung vì giúp họ dành quyền
mua thông tin để cóđược đầu vào cho việc tạo ra nội dung. Các mối liên kết không chỉ đòi hỏi sự chăm
sóc đặc biệt vàthường là cam kết cá nhân, chúng còn được phát triển trong thời gian dài và do đó khó bắt
chước. Các mối liên kết là một tài sản cốt lõi khi chúng là đóng vai tròquan trọng đối với việc cung cấp
dịch vụ và mang lại cho nhàcung cấp nội dung sự khác biệt hoặc lợi thế về chi phí.
Năng lực cốt lõi – Competencies
- Năng lực tìm nguồn nội dung: mô tả khả năng có được nội dung giải trí và thông tin chất lượng cao,
cũng như các tácgiả hoặc nhà sản xuất làm đầu vào cho quá trình sản xuất nội dung.
Lợi thế cạnh tranh chỉ đạt được khi nội dung độc quyền cóthể được mua, điều này đặc biệt quan trọng đối
với các nhàcung cấp thông tin chuyên biệt. Bên cạnh đó, năng lực kết nối một số lượng lớn người
dùngvới mạng và cung cấp nền tảng cho mọi người hoặc công tythì rất hữu dụng, đặc biệt trong bối cảnh
người dùng đónggóp nội dung (nội dung do người dùng tạo).
- Năng lực sáng tạo nội dung
Năng lực xu hướng thể hiện khả năng tiếp nhận các phát triển xã hội ởgiai đoạn đầu và truyền tải nội
dung mới đến người dùng có quantâm.
Năng lực sàng lọc là khả năng chuyển đổi thông tin tổng thể thành cácsản phẩm trực tuyến mang tính
thông tin hoặc giải trí chất lượng cao, chẳng hạn như podcast hoặc blog
- Năng lực phát triển nội dung: góp phần tạo thuận lợi cho việcxác định vị trí của nhà cung cấp đối với
khách hàng và thị trườngquảng cáo.
Nó bao gồm khả năng phát triển các sp/dv tiềm năng và định vị chúng trên các thị trường liên quan. Năng
lực phát triển sản phẩm đòi hỏi rất nhiều kiến thức về cácphân khúc thị trường chuyên biệt và một phần
dựa vào năng lựcxu hướng của nhà cung cấp nội dung. Tri thức đặc biệt chỉ tồn tại dưới dạng tri thức
tiềm ẩn trong côngty và do đó không thể chuyển nhượng được. Nên là năng lực cốtlõi trong phát triển sản
phẩm của các nhà cung cấp nội dung.
- Năng lực phân phối nội dung: bao gồm năng lực khai thác đa phương tiện và khả năng chủ động tích
hợp phân phối C2C vào mô hình kinh doanh nội dung.
Nó thường đề cập đến khả năng phân phối nội dung kịp thời với số lượng mong muốn và thông qua kênh
thích hợp cho người nhận. Một mặt, nội dung thường được điều chỉnh cho phù hợp với từng nhóm khách
hàng mục tiêu tương ứng theo phong cách đặc biệt của kênh. Mặt khác, các nhà cung cấp nội dung trong
bối cảnh kinh doanh sốcũng phải có khả năng làm chủ công nghệ và kiểm soát hậu cầncủa các kênh phân
phối.
TỔNG KẾT: Một số ví dụ về mô hình kinh doanh B2C nội dung: Wikipedia, Elsa, Netflix, Vieon,….
Mô Hình Kinh Doanh Số B2C: Thương Mại (Commerce)
I. Mô hình kinh doanh số B2C: Thương mại (Commerce)
- Mô hình kinh doanh thương mại bao gồm việc khởi xướng, đàm phán và/hoặc giải quyết
các giao dịch thông quaInternet.
- Mục đích của nó là cung cấp các công đoạn giao dịchthương mại trực tuyến nhằm bổ sung
hoặc thay thế cáccông đoạn của giao dịch truyền thống.
- Giá trị mà MHKD B2B Thương mại tạo ra chính là cungcấp một nơi trao đổi hiệu quả về
chi phí cho người mua vàngười bán hàng hóa và dịch vụ.
- Doanh thu đạt được trực tiếp thông qua bán hàng hoặcgián tiếp qua hoa hồng do làm trung
gian. ( Amazon là một ví dụ về công ty có mô hình B2B Thươngmại vừa đạt được doanh
thu bán hàng trực tiếp cũngnhư hoa hồng từ sàn thương mại điện tử của mình.)

II. Các loại mô hình kinh doanh thương mại


1. Thu hút trực tuyến (e-attraction)
- Là tất cả các cách thức để hỗ trợ cho việc thiết lập các giaodịch, bao gồm quảng cáo trực tuyến (video
clip, TVC, Livestream, Review, Google adwords, Google SEO, Facebookadvertisment), và cung cấp các
sàn giao dịch thương mại điện tử (Lazada, shopee, Tiki, Facebook group/page..). Vì vậy, khởi xướng các
giao dịch chính là yếu tố cốt lõi củacác MHKD thương mại thu hút trực tuyến, các hoạt động cốtlõi này
bao gồm: thiết kế , marketing, không gian quảng cáo trực tuyến.
- Đối với các sản phẩm phổ biến thì hoạt động thu hút chínhyếu là quảng cáo và khuyến mãi online (TVC,
Banners, Video clip, Official Page, Google Ads, KOL, Tiktok shop). Đối với các sản phẩm chuyên biệt
cũng được các công tychuyên biệt cung cấp, ví dụ: , công ty GLISPA, cung cấp cácbiện pháp quảng cáo
trực tuyến khác nhau cho các thiết bị di động. Sự gia tăng nhanh của người dùng smartfone + tốc độ
phổbiến internet nhanh chóng là những yếu tố quan trọng đối với các nhà bán lẻ, thương hiệu sản phẩm,
người tiêu dung.
- Tập trung vào các thoả thuận về các điều khoản và cácđiều kiện được áp dụng để mua một sản phẩm.
Chủ yếu là các điều khoản, điều kiện về giá cả (giá báncố định, đấu giá thuận/nghịch). Trong bối cảnh
này, giá sản phẩm sẽ được xác định thôngqua đấu giá. (Ví dụ điển hình là sàn đấu giá eBay: cung cấp
sàn giaodịch chuyên biệt, giúp nhà cung cấp và người mua thương lượng.)
2. Thoả thuận/đàm phán trực tuyến (e-bargaining/ e-negotiation)
Đối với sản phẩm/dịch vụ cố định, giá và các điều kiện mua bán là những yếu tố được thoả thuận nhiều
nhất (tìm kiếm mức giá tốt nhất bằng cách so sánh giữa các bên bán). Đối với các sản phẩm/dịch vụ đấu
giá, giá và các điều kiện mua bán là yếu tố được lựa chọn theo mức giá “tốt nhất” (đấu giá Anh quốc, đấu
giá nghịch/đấu thầu)
Ngoài ra, tìm kiếm giá chiến lược cũng là một cách tiếp cậntrực tuyến phổ biến khác. Ví dụ điển hình cho
mô hình kinhdoanh này là Google Shopping (google.com/shopping).
3. Giao dịch trực tuyến (e-transaction)
• Hoàn thành các giao dịch được thực hiện qua internet (online – trực tuyến)
• Các giao dịch được chia thành thanh toán và giao nhận
- Thanh toán: xây dựng một hệ thống thanh toán qua internet (Paypal, Samsung Pay, internet-banking,
Momo, Zalo Pay…)
- Giao nhận: xây dựng kênh giao nhận, kho vận cho các hàng hoá/dịch vụ:
(1) Kênh hiện đại qua internet đối với hàng hoá là thông tin, số liệu, video clip, âm thanh, hình ảnh…)
(2) Kênh truyền thống giao nhận vật lý đối với hàng hoá là vật chất, thông quacác doanh nghiệp giao
hàng như GKTK, GHN, DHL, Viettel Post…)
4. Bán lẻ trực tuyến (E-tailing)
Gồm toàn bộ quá trình bán hàng hoá/dịch vụ đến kháchhàng thông qua internet. Nghĩa là toàn bộ các hoạt
động khởi xướng, thương lượng vàhoàn thành các giao dịch đối với khách hàng thông qua internet. Do
đó các nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp một dịch vụthương mại tổng hợp từ việc giới thiệu các hàng
hoá/sảnphẩm đến mua bán, xử lý thanh toán, hoàn thành các giaotrực tuyến và trực tiếp (thu tiền khi nhận
hàng) (ebay, amazon, JD, Shopee, Lazada, Tiki, traveloka, Shopee, GrabFoods, Bae Min).

III.Chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi
Chuỗi giá trị
Thiết kế mô hình kinh doanh bắt đầu với mục đích tạo ra giátrị cho người nhận, • Vì vậy cân nhắc về sự
đóng góp của công ty cần được xemxét đầu tiên trong chuỗi giá trị (dịch vụ/sản phẩm nào cầncung cấp,
cho nhóm khách hàng mục tiêu nào/thị trườngnào) • Giúp các nhóm khách hàng mục tiêu mua được sảm
phẩmmong muốn trực tuyến. • Các dịch vụ được cung cấp bởi các MHKDS Thương mại cầnđược phân
loại, gắn liền với sự phân loại các chiến lượctương ứng (khác biệt dịch vụ, thị trường ngách.)
Sp/dv đã thiết kế phải được giới thiệu cho các nhóm khách hàngmục tiêu ở bước tiếp theo của chuỗi giá
trị. • Thiết kế cửa hàng điện tử (webshop, e-shop) rất quan trọng đểthành công trên internet. • Các khía
cạnh như thiết kế cửa hàng, chất lượng dịch vụ, trải nghiệm mua sắm, rủi ro khách hàng phải được quan
tâm: - Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ một cách lý tưởng nhất đến kháchhàng (thiết kế sản phẩm/dịch vụ, giá
cả phải đồng bộ, rõ ràng, giaodiện thân thiện dễ sử dụng, phản hồi nhanh) - Tăng trãi nghiệm cho khách
hàng (tích hợp trãi nghiệm vào tronggiới thiệu sản phẩm, trãi nghiệm đa phương tiện (video, hệ
thốngphản hồi tích hợp, tính năng tương tác trực tiếp, an toàn khi giaodịch, đảm bảo sự riêng tư)
Marketing và khởi xướng giao dịch thực hiện thông qua Web 2.0 vàmạng xã hội • Duy trì tương tác gần
gũi với khách hàng (khách hàng có thể giaotiếp chia sẻ quan điểm về sản phẩm/dịch vụ trực tiếp đến DN),
chiêu thị về thương hiệu và hoạt động bán hàng cần liên tục (trải nghiệm tiêu dùng tích cực và phản hồi
khách hàng công khai) • Thương hiệu là một phần quan trọng thương mại, tạo ra danh tiếngvà niềm tin
(gói sản phẩm/dịch vụ và khách hàng hoá) • Khám phá nhu cầu của khách hàng thông qua data mining
(phântích các hành vi mua sắm, thông tin từ profile của khách hàng)
Người bán và người mua cùng nhau tạo ra giao dịch• Các DN nhỏ thì sử dụng hệ thống từ bên thứ 3, các
DNlớn thì xây dựng và tích hợp vào hệ thống của mình• Giá cả được xây dựng cố định/niêm yết hoặc đấu
giá• Sản phẩm/dịch vụ số hoá thì được kho vận qua nền tảnginternet/mã code, sản phẩm/dịch vụ vật lý thì
được khovận qua đối tác giao nhận thứ 3
Khác với bán lẻ truyền thống, lòng trung thành củakhách hàng không thể đạt được bằng các phương
tiệnliên hệ cá nhân, hay khoảng cách gần giữa các địaphương, v.v. • Việc khai thác và phân tích dữ liệu
được coi là một trongnhững yếu tố quan trọng nhất của dịch vụ sau bán hàngđể DN phân tích nhu cầu và
dự đoán hành vi tiêu dùngtương ứng.
Tài sản cốt lõi
- Hệ thống khách hàng
Số lượng khách truy cập thể hiện mức độ phổ biến và sự hấp dẫn của mộtMHKD thương mại, vì đó là lực
lượng khách hàng tiềm năng của nó. • Sự thành công của MHKD Thương mại phụ thuộc vào số lượng
khách hàngtiềm năng của thị trường mà nó có. • Khách hàng đăng ký, mua sắm, cung cấp thông tin quan
trọng cho sàn giaodịch. • Càng nhiều khách hàng tiềm năng đăng ký trên nền tảng thương mại và sửdụng
nó thường xuyên thì khả năng mua hàng càng cao.
- Mạng lưới khách hàng
Quy mô hệ thống khách hàng có mối quan hệ thuận với mạng lưới khách hàng vì phản hồi tốt từ hệ thống
kháchhàng sẽ làm tăng lượng người dùng và khách hàng tiềmnăng thông qua truyền miệng. • Thương
hiệu mạnh với danh tiếng tốt có thể làm tăngthêm thái độ tích cực mạng lưới khách hàng đối với doanh
nghiệp.
- Dữ liệu thông tin khách hàng
Dữ liệu khách hàng cũng là tài sản cốt lõi quan trọng. • Các kỹ thuật khai thác dữ liệu cho phép xác định
cấu trúc, hình mẫu và mối quan hệ về khách hàng. • Thông tin đó có thể được bán hoặc sử dụng cho các
mục đích cụ thể của công ty như quản lý quan hệ khách hàng, hay để quảng cáo riêng lẻ các sản phẩm và
dịch vụ, hoặcgiúp tăng doanh số bán hàng thông qua phương phápxúc tiến có mục tiêu.

- Hạ tầng bán hàng


Cơ sở hạ tầng bán hàng, như hệ thống thanh toán chung của sàn hoặc quảng cáo được phối hợp trên sàn là
rất quan trọng đối với sự phát triển tài sản cốt lõi của nhà cung cấp thương mại kỹ thuật số. • Vì hiệu ứng
sức mạnh tổng hợp có thể được khai thác trên cơ sở toàn nền tảng thông qua quy trình thanh toán thống
nhất, ngoài ra, rủi ro của người mua có thể được giảm thiểu. • Điều này có thể dẫn đến chất lượng dịch vụ
cao hơn và do đó dẫn đến cơ sở khách hàng lớn hơn. • Ngoài ra, cơ sở hạ tầng bán hàng cũng phải đảm
bảo hệ thống phân phối sản phẩm nhanh chóng, đáng tin cậy, và tiết kiệm chi phí.
- Hạ tầng kỹ thuật
Năng lực cốt lõi - Competencies
- Lựa chọn các loại hàng - Năng lực bán hàng theo gói
Trong lĩnh vực thương mại việc duy trì được hệ thống khách hàng chỉ có thể được thực hiện thông qua
việc cạnh tranh giá với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc các ưu đãi có liên quan, ví dụ như giảm giá
hoặc các ưu đãi đặc biệt. • Trong bối cảnh này, việc cung cấp hàng theo gói được xem là một trong những
năng lực quan trọng, ( Ví dụ một số sp/dv có thể được bán kèm thêm cho khách hàng do nhà bán lẻ đề
xuất dựa trên lịch sử mua sắm của khách hàng, hay cung cấp thêm các sản phẩm tương tự, và sử dụng
bán chéo hoặc bán thêm các mặt hàng tiềm năng. )• Ngoài ý tưởng về gói sản phẩm nêu trên, việc việc
định giá theo gói hàng trong lĩnh vực thương mại có tầm quan trọng đặc biệt.
- Thiết kế trải nghiệm
Điều này có thể đạt được thông qua thiết kế đặc biệt của web muasắm trực tuyến hoặc thông qua tổng hợp
các ưu đãi dịch vụ khácnhau đã nói ở trên. • Ví dụ, các thuộc tính đặc biệt của Internet có thể được sử
dụng cóchủ đích, chẳng hạn như thông qua nội dung đa phương tiện, haychuỗi hình ảnh, âm nhạc hoặc
video. • Thông qua trải nghiệm, những tác nhân có liên quan và người dùngcó thể đồng cảm và thấy mình
thuộc về cộng đồng của nền tảngnày.
- Hạ tầng bán hàng
- Hạ tầng kỹ thuật
Đối với một nhà cung cấp thương mại, khả năng quản lý hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có là rất
quan trọng. • Nhà cung cấp phải đảm bảo rằng cả phần cứng và phần mềm được sử dụng cho cơ sở hạ
tầng kỹ thuật phải đáp ứng được yêu cầu, vận hành thông suốt và ổn định. • Đảm cho các bên liên qua có
thể truy cập đồng thời vàthuận tiện
Tổng kết: các ví dụ về mô hình kinh doanh B2C thương mại: eBay, VNPAY,….
Mô Hình Kinh DoanhSố B2C: Bối Cảnh(Context)
I. Mô Hình Kinh Doanh Bối Cảnh
Mô hình kinh doanh số bối cảnh tập trung vào việc phânloại và hệ thống hoá các thông tin có
sẵn trên Internet. Dựa trên chức năng này chia ra thành 3 nhóm chính:
- (1) Công cụ tìm kiếm (search engines),
- (2) Thư mục web (web directory),
- (3) Đánh dấu trang (bookmarking).
• Nhà cung cấp không cung cấp nội dung của riêng mình mà thay vào đó là các công cụ điều
hướng và đảm nhận công cụ tổng hợp trên internet.
• Nhà cung cấp biên dịch thông tin theo các tiêu chí cụ thể và trình bày rõràng thông tin đó
cho người dùng cụ thể theo ngữ cảnh.
• Vì vậy giá trị tạo ra của các công ty chuyên về loại mô hình kinh doanhtheo bối cảnh chủ
yếu thông qua việc tổng hợp, phân loại và xử lý thôngtin
• Doanh thu đạt được chủ yếu thông qua quảng cáo
• Google là một ví dụ về công ty sử dụng loại mô hình kinh doanh Bối cảnh.
• Google xử lý hơn 3,5 tỷ truy vấn tìm kiếm hàng ngày trên toàn thế giới vào năm 2017
II. Các loại mô hình kinh doanh bối cảnh
1. Công cụ tìm kiếm điện tử -e-search (search engines)
- Là hệ thống máy tính tự động tìm kiếm từ hàng triệu tài liệutheo các thuật ngữ tìm kiếm
đã xác định trước.
- Bằng cách nhập vào thanh tìm kiếm nội dung mà người dùng cần. VD: nhà hàng ven
biển, khách sạn giá rẻ…• Một số chương trình sắp xếp các tài liệu này vào cơ sở dữliệu
được cập nhật thường xuyên. • Khi người dùng nhập truy vấn tìm kiếm, thuật ngữ
nàykhông được tìm kiếm trên Internet mà trong cơ sở dữ liệu.
- Người ta có thể chia các công cụ tìm kiếm thành tìmkiếm thông tin phổ biến, tìm kiếm
dữ liệu chuyên biệt, tìm kiếm siêu dữ liệu (meta serach) và tìm kiếm trên máytính để bàn.
• Nguyên lý hoạt động của các công cụ tìm kiếm này giốnghệt nhau trong hầu hết các
trường hợp. • Google, Bing hoặc Yahoo được xem là công cụ tìm kiếmchính trên internet
vì cung cấp cho người dùng nhữngthông tin phổ thông một cách trực tiếp.
Vì không một công cụ tìm kiếm nào có thể bao phủ toàn bộInternet, nên các công cụ tìm
kiếmmeta searchchuyển tiếptừng yêu cầu tới một số công cụ tìm kiếm quan trọng nhất.
Do đó, Meta search là công cụ tìm kiếm từ các công cụ tìmkiếm khác. Nghĩa là, meta
search gửi truy vấn của người dùng tới một số công cụ tìm kiếm khác và trả về một
bảntóm tắt kết quả. Do đó, kết quả tìm kiếm bạn nhận được làkết quả tổng hợp của nhiều
tìm kiếm. ( Ví dụ: Một vài nền tảng Metasearch phổ biến trên thị trườngnhư là Google
Hotel Ads, Trivago, Tripadvisor, Kayak, Airbnb, hay Hotelscombined.)
- Một loại quan trọng khác của công cụ tìm kiếm là tìm kiếmtrên máy tính để bàn
(desktop search). Tất cả các công cụ tìm kiếm lớn như Google Desktop, Yahoo! Desktop
hoặc Windows Search (Bing) cũng cung cấp công cụtìm kiếm desktop search
- Các công ty có mô hình kinh doanh tìm kiếm điện tử (e-searchbusiness model) có thể sử
dụng cả mô hình doanh thu trực tiếp vàgián tiếp, tất cả đều nằm trong lĩnh vực quảng
cáo.
2. Danh mục điện tử - e-catalogs (web directions)
- Web Directory là nghĩa thư mục web, là một trang web cóchứa danh sách website, blog. • Web
Directory được tạo để lưu trữ các website có phân theotừng nội dung, giúp người đọc dễ dàng tra cứu
các websitetheo nhu cầu của họ. • Các web directory thường được xếp hạng bằng sự phổ biếncủa
chúng và sắp xếp theo từng chủ đề hoặc thể loại. • Người dùng nên thêm website của mình vào các
thư mụcweb, nó sẽ giúp tạo ra nhiều lượt truy cập đến website củamình, đặc biệt là khi mới bắt đầu
khởi nghiệp
- Danh mục điện tử là các thư mục địa chỉ chủ yếu chịu sự kiểm soát của biên tập viên • Các biên tập
viên thường đánh giá chất lượng của một trang web trước khi nó được phân loại vào danh mục từ
khóa có cấu trúc. • Sau đó, người dùng có thể tìm kiếm thư mục bằng các từ khóa hoặc danh mục để
tìm các mục thương mại
- Tuy nhiên, dưới sự phát triển của Web 2.0 và các mạngxã hội thì các danh mục web do người dùng
quản lýngày càng trở nên phổ biến. • Tại các danh mục web này, một số lượng lớn người dùng thực
hiện công việc biên tập không vì lợi ích thương mại. • Ví dụ: Dự án Thư mục Mở Dmoz.org - the
Open Directory Project DMOZ - The Directory of the Web (dmoz-odp.org). Việc sử dụng và hiệu
chỉnh nền tảngnày là hoàn toàn miễn phí
3. Đánh dấu trang điện tử - e-bookmarking
- E-bookmarkinglà một dịch vụ trực tuyến cho phép người dùng thêm, chúthích, chỉnh sửa và chia sẻ
dấu trang của các tài liệu web. • Nhiều dịch vụ quản lý bookmark trực tuyến đã ra mắt từ năm
1996; Delicious, được thành lập vào năm 2003, đã phổ biến các thuật ngữ "Social Bookmarking" và
"tagging" (có thể hiểu là gắn thẻ). • Tag là một tính năng quan trọng của hệ thống Social
Bookmarking, chophép người dùng sắp xếp bookmarks (dấu trang) của họ và phát triển các từvựng
được chia sẻ được gọi là folksonomies. • Do đó, người ta có thể gán từ khóa trong trình duyệt web
bằng Web 2.0 hoặccác ứng dụng truyền thông xã hội để những người dùng khác có truy vấntìm
kiếm tương tự có thể tìm thấy thông tin nhanh hơn.
- Thông thường, Social Bookmarking dùng để lưu trữ các trang webhoặc chia sẻ nội dung lên mạng xã
hội cho mọi người nhìn thấy. Tuynhiên, đối với những người kinh doanh hay buôn bán hàng hóa,
dịchvụ,… ngoài những ưu điểm trên, Social Bookmarking còn mang lại nhiều lợi ích khác như: • Là
công cụ quảng bá giúp tăng lượt truy cập website. • Đẩy thứ hạng từ khóa của website thông qua
dịch vụ SEO. • Tạo backlink chất lượng, website được index nhanh hơn. • Tìm kiếm khách hàng,
nâng cao nhận diện thương hiệu. • Nếu nội dung tốt, sẽ viral và được nhiều người chia sẻ.
- Hiện nay một số Social Bookmarking VN ngoài Linkhay thì còn có Soha, Loantin, Go.vn, Yumi,
Zingme …đều rất phổ biến và quen thuộc. Để làmSEO tốt, ta càng không nên bỏ qua các yếu tố này,
nên tận dụng khai tháctriệt để.
III. Chuỗi giá trị, Tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi
Chuỗi giá trị
Cần lưu ý là chuỗi giá trị này đặc biệt có giá trị đối với hai loại mô hình kinh doanh bối cảnh e-search và
e-catalogs, đánh dấu trang điện tử (e-bookmarking) khác với chuỗi giá trị vượt trội này ở một số khía
cạnh. Chuỗi giá trị của nhà cung cấp bối cảnh phụ thuộc nhiều vào phần cứng và phần mềm được vận
hành. Ở đây cấu trúc máy chủ đặc biệt quan trọng để xử lý hiệu quả các truy vấn tìm kiếm đề và thực
hiện các quy trình khác của chuỗi giá trị.

Người dùng gửi một truy vấn tìm kiếm đến máy chủ web sau đó liên lạcvới máy chủ để kiểm tra chính tả,
kiếm tra xem các thuật ngữ tìm kiếm đãnhập có chính xác hay không hoặc có nên gửi đề xuất cải tiến
hay không. • Đồng thời thuật ngữ tìm kiếm được chuyển hướng đến máy chủ chỉ mụckhác nhau gán số
nhận dạng tài liệu (ID doc) cho cụm từ tìm kiếm, vốn đãđược biết từ các truy vấn đã gửi trước đó. • Đến
lượt máy chủ web gửi các ID tài liệu này đến máy chủ tài liệu, máy chủnày cuối cùng sẽ phân phối các tài
liệu dựa trên chỉ mục tương ứng với truyvấn tìm kiếm đến máy chủ web và cuối cùng là người dung

• Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với sự thành côngcủa nhà cung cấp bối cảnh là độ tin
cậy của phần mềm tìm kiếmđược áp dụng. • Các hệ thống cần nhận ra mọi cụm từ do người dùng nhập
vào hộptìm kiếm và gửi lại cụm từ đó với kết quả nhanh nhất có thể. • Có các chức năng khác nhau có
sẵn cho thuật toán mà người ta cóthể sử dụng để thực hiện tăng độ tin cậy của tìm kiếm, chẳng hạnnhư
toán tử Boolean, tìm kiếm cụm từ và đối sánh chính xác. • Lượng dữ liệu tìm được cũng đại diện cho
một khía cạnh hiệu quảquan trọng của nhà cung cấp bối cảnh. Thuật toán tìm kiếm phải có khả năng
phân biệt rõ ràngthông tin mà người dùng mong muốn. • Chẳng hạn, nếu người dùng yêu cầu các tài
liệu cụ thể trongmột loại tệp (file type) cụ thể, thì thuật toán cần có khả nănggửi trực tiếp các tài liệu
này. • Ngược lại, trong trường hợp tìm kiếm văn bản tự do (freetext searching), không có giới hạn cụ thể
của cơ sở dữ liệu. • Hình 6.4 minh họa tìm kiếm văn bản tự do (free textsearching) với công cụ tìm kiếm
Google và kết quả tích hợptừ cơ sở dữ liệu toàn diện.

Máy chủ quảng cáo như đã được đề cập là một nguồn doanh thu đáng kể trong phạm vi mô hình kinh
doanh bối cảnh. • Thường tồn tại nhiều hình thức quảng cáo khác nhau trong đó quảng cáo từ khóa và
vị trí được coi là quan trọng nhất. • Quảng cáo từ khóa là một hình thức quảng cáo trực tuyến trong đó
nhà quảng cáo trả tiền để quảng cáo xuất hiện trong danh sách kết quả khi một người sử dụng một cụm
từ cụ thể để tìm kiếm trên Web, thường bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm. Quảng cáo chỉ xuất hiện
khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm cụm từ có liên quan. • Nếu từ khoá quảng cáo được tìm kiếm
thường xuyên, sẽ có sự cạnh tranh cao giữa các nhà quảng cáo => gia tăng giá của quảng cáo được nhấp.
Từ đó vị trí của quảng cáo và tần suất xuất hiện được thiết lập đặc biệt trong bối cảnh các thư mục web
dựa trên chi phí mà DN có thể chi trả.

Mức độ liên quan của kết quả tìm kiếm đóng một vai trò quan trọngvì người dùng liên kết giá trị gia tăng
của công cụ tìm kiếm với những lần truy cập hoặc kết quả có liên quan đến họ. • Vì vậy, các liên kết trên
trang web hoặc của các tài liệu đến các trangweb hoặc tài liệu khác là rất quan trọng. • Để xác định mức
độ liên quan của kết quả tìm kiếm, Google sửdụng thuật toán xếp hạng trang cho biết có bao nhiêu liên
kết tồntại giữa các trang web định tính. • Việc đánh giá mức độ liên quan này cho phép các nhà cung cấp
ngữcảnh tăng doanh thu của họ thông qua việc hiển thị các quảng cáotừ khóa Trong phạm vi ngữ cảnh
hóa các truy vấn tìm kiếm, liênkết chéo cũng có thể sở hữu các dịch vụ của nhà cungcấp ngữ cảnh. •
Chẳng hạn như hầu hết các công cụ tìm kiếm cũng cung cấp dịch vụ email và nền tảng video, tích hợp
các dịch vụ này vào kết quả tìm kiếm và cung cấp cho người dùng cơ hội trực tiếp để sử dụng dịch vụ của
họ.

Có một số cách để nhà cung cấp ngữ cảnh xử lý việcthanh toán. • Ví dụ: công cụ tìm kiếm Google cung
cấp cho quảng cáoAdWords nhiều tùy chọn thanh toán tùy thuộc vào khuvực, có thể được trả từ thẻ tín
dụng hoặc tài khoản ngân hàng, hoặc trả trước… • Google chỉ quảng cáo khi các công ty có tiền trong tài
khoản của họ. Trong bối cảnh tiếp thị, nhà cung cấp bối cảnh phải ngày càng dựatrên nhiều loại dữ liệu
được tạo bởi các truy vấn tìm kiếm. • Ví dụ, khai thác dữ liệu có mục tiêu cho phép nhà cung cấp bối
cảnh xác định các xu hướng khác nhau và làm cho các công ty cóliên quan biết về chúng. • Hoạt động
tiếp thị này nhắm trực tiếp vào việc bán quảng cáo chocác công ty này. • Khai thác dữ liệu cũng đặc biệt
phù hợp trong lĩnh vực hậu mãi vì có được số liệu thống kê rất chi tiết liên quan đến hành vi của người
dùng.

Tài sản cốt lõi

• Phần cứng và phần mềm (the hardware and software) - đặc biệt là thuật toán tìm kiếm,

Phần cứng hay các máy chủ được sử dụng bởi các nhà cung cấp bối cảnh là tài sản cốt lõi quan trọng vì
thời gian để máy chủ xử lý cácyêu cầu đến của người dùng là đặc biệt quan trọng để thành công. • Ví dụ:
Google vs Competitors • Tương tự với phần mềm hoặc thuật toán tìm kiếm, mặc dù cácthuật toán tìm
kiếm chung như xếp hạng trang của Google hoặcthuật toán xếp hạng tin cậy được biết đến công khai,
thuật toán củacông cụ tìm kiếm được sử dụng trong kinh doanh hàng ngày là bí mật. • Ví dụ: Google sử
dụng một thuật toán tìm kiếm dựa trên thuật toánxếp hạng trang, trong khi đó nó đã được bổ sung
thêm khối lượngdữ liệu và do đó được cải thiện rất nhiều

• Dữ liệu (data)

Dữ liệu có sẵn trên Internet được các nhà cung cấp tích hợp với lượng dữ liệu củamình => phát triển tài
sản cốt lõi. VD: Google thu thập dữ liệu về các toànnhà và thành phố lớn đã biết tích hợpchúng vào cơ
sở dữ liệu của GG map củariêng mình => tạo ra dữ liệu cung cấp cho người dùng với kết quả thậm chí
làtốt hơn.
• Thương hiệu (brand).

Thương hiệu củanhà cung cấp ngữcảnh được xem làtài sản cốt lỗi vì nó đặc biệt liênquan đến độ tincậy
và mức độ tìmkiếm

• Hệ thống người dung

Cơ sở người dùng là một tài sản cốtlõi quan trọng để cung cấp dịch vụngười dùng. Cơ sở người dùng của
nhà cung cấpcàng lớn thì khả năng lập chỉ mục cungcấp kết quả phù hợp trong bối cảnh củatruy vấn tìm
kiếm và do đó thu hútđược nhiều người dùng mới.

Tổng kết: các vd về mô hình kinh doanh B2C bối cảnh Bing, Google, Yaho,…
Mô Hình Kinh Doanh Số B2C: Kết nối (Connection)
I. MHKDS Kết nối
- Các mô hình kinh doanh vận hành bằng Internet tập trung vào việc cung cấp cơ sở hạ tầng
mạng vật lý hoặc mạng ảo để thỏa mãn yêu cầu để trao đổi thông tin qua Internet được gọi là
mô hình Kết nối.
- Về cơ bản, mô hình kinh doanh này có hai mô hình bộ phận:
+ Các nhà cung cấp Kết nối nội bộ (intra-connection) cung cấp các dịch vụ liên lạc nội mạng.
+ Cá nhà cung cấp liên kết nối (inter-connection) chủ yếu thiết lập và bán quyền truy cập vào
các mạng vật lý.
Facebook là một ví dụ về một công ty chủ yếu được đặc trưng bởi Kết nối nội bộ
Vinaphone là một ví dụ về mô hình Liên kết nối.

- Mô hình kinh doanh kết nối tập trung vào 2 nội dung chính đó là hoạt động truy cập vào
Internet hoặc các mạng kết nối khác (Vinaphone, Mobifone, Viettel) và hoạt động cung cấp
các nền tảng mạng kết nối (Facebook, Zalo).
- Các dịch vụ của mô hình kinh doanh kết nối thường cho phép thực hiện các hoạt động
tương tác của các thành phần trong mạng lưới kỹ thuật số mà trong môi trường truyền thống
không thể thực hiện được vì chi phí giao dịch quá cao hoặc do các rào cản về giao tiếp.
- Doanh thu nhận được từ mô hình kinh doanh Kết nối thông qua quảng cáo, đăng ký hoặc
thanh toán dựa trên thời gian hoặc dung lượng sử dụng.
II. Các loại mô hình kết nối
1. Mô hình Kết nối nội bộ - Intra-connection
- Mô hình kết nối nội bộ là 1 mô hình con của mô hình kinh doanh kết nối, nó cung cấp
các các dịch vụ thương mại hoặc truyền thông trong phạm vi liên kết mạng Internet.
- Ví dụ: mô hình này bao gồm các nhà cung cấp cộng đồng như mạng xã hội, hộp thư tin
nhắn cho người dùng, trao đổi người dùng....tất cả các thành phần này tạo thành nền tảng
mà ở đó người dùng có thể liên lạc, chia sẻ kiến thức, quan điểm, dữ liệu...với những
người khác.
- Sự khác biệt ở các mô hình này có thể được nhìn thấy ở phạm vi truyền thông và cung
cấp công nghệ truy cập Internet.
- Với cách thức phân chia như vậy, phạm vi truyền thông, các mô hình có thể được chia
ra thành các mô hình con như mô hình mạng xã hội, mô hình hộp thư xã hội, trao đổi
khách hàng và các cổng thông tin ý kiến khách hàng
Mạng xã hội:
- Đã có những bước phát triển vượt bậc trong bối cảnh của sự phát triển Web 2.0 và
truyền thông xã hội.
- Mạng xã hội phổ biến nhất là Facebook và Baidu.
- Nền tảng LinkedIn thì dành cho những người dùng liên quan đến nghề nghiệp và môi
trường giao tiếp trang trọng và chuyên nghiệp hơn.
- Tuy vậy, giao diện hay cách dùng của các nền tảng này khá giống nhau
- Đối với một vài mạng kết nối như LinkedIn hoặc MySpace, có thể công khai các hồ sơ
đã tạo cho những người không phải là thành viên , nhờ đó các công cụ tìm kiếm vẫn có
thể tìm thấy hồ sơ của họ
 Chúng ta có thể thấy rằng, một khía cạnh quan trọng của mạng xã hội chính là ý tưởng
liên kết giúp cho việc kết nối các người dùng để tạo ra sự tương tác và và cách thức
người dùng giao tiếp với nhau.
 Trong bối cảnh này, sự tin tưởng, cảm giác thuộc về và thôi thúc thể hiện bản thân
đóng một vai trò quan trọng cho hoạt động trên các nền tảng mạng kết nối.
Hộp thư xã hội (social messages) không tập trung vào việc tạo nội dung hoặc liên kết
như Facebook, mà tập trung vào khía cạnh giao tiếp, công cụ trao đổi thông tin
- Các dịch vụ hộp thư xã hội được sử dụng rộng rãi nhất là Skype, Viber Whatsapp,
Wechat, Telegram…
- Tất cả đều cung cấp cho người dùng kết nối riêng tư, an toàn với bạn bè và người quen
để liên lạc qua tin nhắn văn bản và điện thoại Internet, cũng như trao đổi dữ liệu.
- Twitter cung cấp một dịch vụ tương tự nhưng công khai hơn (cho phép gửi các tin nhắn
ngắn tới nền tảng và do đó tới những người dùng khác của nền tảng).
- Trong nhiều trường hợp, mô hình kết nối nội bộ này thường liên quan đến việc chia sẽ
trái phép tất các loại dữ liệu, mô hình con này thường được gọi là nền tảng trao đổi
khách hàng.
- Rapidshare là một ví dụ điển hình, khi mà họ cho phép phân phối dữ liệu với tốc độ cao
và an toàn trên toàn thế giới chỉ với 1 cú click.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt các mô hình thông qua các tài khoản miễn phí hoặc tài
khoản cao cấp. Tài khoản miễn phí sẽ có sự giới hạn ở các khía cạnh tốc độ truyền tải dữ
liệu. Ngược lại, tài khoản cao cấp cho phép truy cập, tải lên, tải về dữ liệu với tốc độ cao
và dung lượng dữ liệu lớn.
-Các tệp được tải lên và/hoặc tải xuống không bị giới hạn bởi Rapidshare, đó là lý do tại
sao ngày càng có nhiều tệp tải xuống hoặc tải lên bất hợp pháp.
- Một loại mô hình con cuối cùng của mô hình kết nối nội bộ là cổng thông tin ý kiến
khách hàng.
- Mô hình này ngày càng có tính quan trọng vì người dùng tin vào sự review của các
người dùng Internet khác hơn là các thông tin chính thức của công ty.
- Do đó nền tảng này được cho là tập trung vào giá trị dành cho khách hàng.
2. Mô hình Liên kết (Inter-connection)
- Trong mô hình liên kết, các nhà cung cấp không hỗ trợ các dịch vụ giao tiếp liên lạc
trong phạm vi mạng Internet, nhưng họ phân phối quyền truy cập vào các mạng này.
- Ví dụ: nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet (ISP) cung cấp công nghệ truy cập Internet
cho khách hàng.
- Mô hình liên kết được chia thành 2 loại: Mô hình liên kết cố định và mô hình liên kết
di động.
- Tuy nhiên, sự khác biệt này không phải lúc nào cũng được nhìn thấy, đặc biệt là ở các
tập đoàn viễn thông.
- Ví dụ như O2 và Vodafone đều cung cấp dịch vụ liên kết cố định và di động.
- Xu hướng cung cấp các gói sản phẩm cho người dùng được các nhà cung cấp kết nối
thực hiện theo nhiều cách
- Các gói dịch vụ này, còn được gọi là triple play, kết hợp, ví dụ, dịch vụ điện thoại,
Internet và truyền hình.
- Khi gói dịch vụ này được mở rộng bằng dịch vụ di động sẽ làm mờ ranh giới giữa kết
nối cố định và kết nối di động.
- Các công ty sử dụng các mạng kỹ thuật như ISDN và DSL hay mạng cáp để cung cấp
dịch vụ điện thoại và Internet có thể được gán rõ ràng cho loại kết nối cố định
III. Chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi
Chuỗi giá trị
- Hoạt động đầu tiên của chuỗi giá trị là hoạch định/cấu trúc cho tài nguyên máy chủ cần thiết để có
thể cung cấp cho khách hàng nền tảng và quyền truy cập đáng tin cậy. Do đó, quyết định về lựa chọn
các phần mềm và phần cứng nào có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng và tính sẵn có
của dịch vụ
- Tiếp theo đó, cơ sở hạ tầng mạng lưới kết nối là một thành phần quan trọng khác để tạo ra giá trị.
Chỉ khi sử dụng các cơ sở hạ tầng phù hợp mới tạo ra dịch vụ với chất lượng đạt mong muốn.Vì việc
xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng rất tốn kém nên việc hợp tác với đối tác để cùng xây dựng và duy
trì cơ sở hạ tầng là phù hợp. Ví dụ O2 và Vodafone đã trở thành đối tác chiến lược để phát triện
mạng UMTS để đạt được hiệu quả tổng hợp và tiết kiệm chi phí.
- Sau khi đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, hoạt động tiếp theo trong chuỗi giá trị là marketing và bán
hàng được thực thi để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ và đạt được doanh thu kỳ vọng. Các hoạt động
tiếp thị trực tuyến và đa phương tiện cũng có thể được thực hiện để thu hút khách hàng tiềm năng.
Trong trường hợp người dùng chưa có quyền truy cập online hoặc không biết dùng công nghệ, các
hoạt động bán hàng trực tiếp có vai trò quan trọng. Mặc dù, có thể có những hiệu ứng trung thành
mạnh mẽ trong mô hình liên kết mạng nội bộ như việc người dùng sử dụng Facebook sẽ không dễ từ
bỏ mạng xã hội này để sử dụng mạng xã hội khác, nhưng trong mô hình kết nối, người dùng có thể
sẵn sàng chuyển sang nhà cung cấp khác với giá rẻ hơn. Trong trường hợp này, sự nhận diện thương
hiệu và độ phủ thương hiệu cao đóng vai trò quan trọng trong việc giữ khách hàng cũ và thu hút
khách hàng mới
- Doanh thu phát sinh trực tiếp từ việc bán hàng, thông qua hệ thống thanh toán và khoản phải thu
liên quan đến hợp đồng người dùng đã mua.Tùy thuộc vào loại mô hình kinh doanh, các hình thức
thanh toán khác nhau có thể được xem xét.Vì các nhà cung cấp mô hình kinh doanh kết nối thường
nhận được các khoản thanh toán thường xuyên, nên họ có thể cung cấp cho người đăng ký của mình
hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ trực tiếp hoặc thanh toán bằng hóa
đơn.Ngược lại, các nhà cung cấp kết nối nội bộ thường chỉ thu số tiền nhỏ hoặc rất nhỏ, do đó thanh
toán bằng ghi nợ trực tiếp hoặc thanh toán bằng hóa đơn thường không đáng giá vì chi phí giao dịch
cao.Việc phát triển và triển khai các phương thức thanh toán sáng tạo cần được thúc đẩy để làm cho
các dịch vụ trả tiền cho mỗi lần sử dụng (pay-per-use) trở nên thuận tiện hơn và do đó làm tăng
doanh thu được tạo ra từ đó một cách bền vững.
- Bước cuối cùng của chuỗi giá trị tập trung vào việc quản lý mối quan hệ khách hàng và các dịch
vụ sau bán. Thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp có được sự hài lòng và
làm họ trung thành với thương hiệu và dịch vụ/sản phẩm. Điều này có thể đạt được bằng cách ghi lại
càng nhiều thông tin càng tốt từ quá trình giao tiếp với khách hàng, tư vấn và hỗ trợ khách hàng,
cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ “dễ sử dụng - easy to ues”
Tài sản cốt lõi
- Tài sản cốt lõi quan trọng nhất của nhà cung cấp dịch vụ chính là cơ sở hạ tầng mạng lưới và các
nền tảng IT cơ bản.
- Ngoài ra, những người nhân viên chịu trách nhiệm các công việc này cũng được xem là tài sản cốt
lõi bởi vì họ có các năng lực chuyên gia phù hợp với các hoạt động này.
- Bên cạnh đó, thương hiệu, khách hàng, người dùng cũng là tài sản cốt lõi của các doanh nghiệp này.
- Cơ sở hạ tầng mạng lưới là tài sản cốt lõi quan trọng đặc biệt là đối với nhà cung cấp dịch vụ kết
nối liên kết (inter-connection) bởi vì đây là cách thức duy nhất để họ thiết lập sự kết nối nhanh, trơn
tru và ổn định.
- Tương tự như vậy, nền tảng IT cơ bản cũng là tài sản cốt lõi tiềm năng. Nếu nhà cung cấp điều
hành các nền tảng IT hiệu quả mà không hạn chế người dùng, thì chúng được xem là tài sản cốt lõi
của DN.
- Nhân viên được xem là tài sản cốt lõi vì họ là yếu tố chính đảm bảo hoạt động hiệu quả, xử lý các
vấn đề kỹ thuật, hoặc các vấn đề liên quan đến người dùng nhanh nhất có thể. Ngoài ra, dịch vụ
khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với DN cung cấp dịch vụ kết nối (như đã trình
bày ở phần trước)
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong trường hợp các nhà cung cấp kết nối
(inter-connection).
- Trong khi sự tin tưởng đóng vai trò quan trọng trong trường hợp các nhà cung cấp kết nối nội bộ
(intra-connection). Chẳng hạn như việc truy cập trái phép vào email hoặc hồ sơ trò chuyện phải được
nhân viên nhận ra và khắc phục càng nhanh càng tốt.
- Tất cả các biện pháp này khiến người dùng hoặc khách hàng tin tưởng vào nhà cung cấp, do đó dẫn
đến lòng trung thành lâu dài của khách hàng.
- Ngoài ra, thương hiệu cũng được xem là tài sản cốt lõi. Khi mà thương hiệu được thành lập, ngày
càng nhiều người dùng biết đến thì giá trị thương hiệu ngày càng cao.
- Đặc biệt đối với các nhà cung cấp kết nối cộng đồng, thương hiệu đóng vai trò quyết định trong
việc xác định xem toàn bộ nền tảng có đáng tin cậy hay không.
- Ví dụ, Facebook ngày càng bị chỉ trích vì người dùng không hài lòng với các quy định bảo vệ dữ
liệu khác nhau. Do đó, ít người dùng đã đăng ký trên Facebook hơn hoặc những người dùng hiện tại
đã xóa dữ liệu nhạy cảm khỏi hồ sơ của họ.
- Khi một thương hiệu đã khẳng định được vị thế của mình, số lượng người dùng ngày càng tăng
cũng làm tăng mức độ nhận biết thương hiệu, từ đó làm tăng giá trị thương hiệu. Do đó, hệ thống
khách hàng cũng nắm giữ chức năng tài sản cốt lõi
- Ví dụ: những người dùng tham gia tích cực trên nền tảng cộng đồng MySpace là một tài sản cốt lõi,
vì họ ngày càng cung cấp nội dung tự tạo mà những người dùng khác nhận được.
- Người dùng thụ động có thể được khuyến khích trở nên tích cực và do đó cũng là tài sản cốt lõi của
nhà cung cấp.
Cơ cấu hàng bán (Sales structure)
- Bán thêm (Up-selling)
- Bán chéo (Cross-selling)
Năng lực cốt lõi
Đối với tất cả các nhà cung cấp kết nối năng lực công nghệ và tích hợp có tầm quan trọng đặc biệt.
- Ngoài việc đảm bảo truy cập Internet và truy cập nền tảng thông suốt (năng lực công nghệ), việc sử
dụng các công nghệ truy cập khác nhau (năng lực tích hợp) cũng rất phù hợp trong bối cảnh này.
- Ví dụ, vào năm 2010, Google đã thông báo rằng dịch vụ mới, Google Buzz, sẽ cho phép tích hợp
các dịch vụ truyền thông khác nhau, cả cố định và di động.
Đối với năng lực thu hút khách hàng và năng lực trung thành của khách hàng, trọng tâm là khả
năng của nhân viên.
- Việc thu hút khách hàng được kết hợp với năng lực bán hàng truyền thống do đó cho phép thu hút
khách hàng mới hoặc sử dụng tiềm năng của phương pháp bán thêm (upselling).
Trong trường hợp lòng trung thành của khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng có các
biện pháp CRM trực tuyến và trực tiếp theo ý của họ.
- Năng lực thu hút khách hàng là khác nhau đối với các nhà cung cấp kết nối.
- Các nhà cung cấp tìm cách thu hút khách hàng bằng cách gián tiếp giới thiệu đến dịch vụ hoặc tiếp
thị giới thiệu.
- Ví dụ: Google cung cấp dịch vụ mời người dùng dịch vụ email của mình, theo đó người dùng có
thể mời bạn bè hoặc người quen sử dụng Gmail
Tổng kết: các ví dụ về mô hình B2C kết nối như LinkedIn, Facebook, zalo, Gmail,…
MÔ HÌNH KINH DOANH SỐ LAI TẠO
Sự phát triển của MHKDS Lai tạo
- Giai đoạn đầu phát triển của MHKDS, các DN theo đuổi MHKDS thuần tuý (nội dung,
thương mại, bối cảnh và kết nối)
- Dưới sự phát triển nhanh chóng của internet, các loại MHKDS này trở nên quá tập trung
 lý do để các DN chuyển sang các mô hình lai tạo và đa chức năng hơn (kết hợp 2 mô
hình – mô hình lai tạo/mô hình kép, kết hợp 3 mô hình/4 mô hình)
- Từ góc độ người dùng, MHKDS Lai tạo giúp việc tiếp cận lượng lớn thông tin và sản
phẩm/dịch vụ một cách tiện lợi và giảm đáng kể nổ lực tìm kiếm của khách hàng
- Từ góc độ công ty, MHKDS Lai tạo có những lợi ích lớn đến:
+ cấu trúc chi phí (chi phí cố định lớn và chi phí biến đổi thấp, MHKDS sẽ tác động mạnh
đến chi phí cố định, kéo giảm nhờ tính kinh tế quy mô (economics of scale));
+ sỡ hữu nhiều khách hàng vì chinh phục và duy trì khách hàng dựa trên hơn một nền tảng
mô hình, gia tăng mối quan hệ khách hàng, đẩy nhanh quá trình đạt được sự trung thành.
+ tạo nên tổ hợp kết nối khách hàng, bởi việc cung cấp MHKDS tiện lợi với một điểm đến
nhiều tiện ích với mức phí chuyển đổi cao, gia tăng rào cản khách hàng nhiều hơn so với
MHKDS đơn lẻ thuần tuý,
- Mạng lưới kết nối lớn hơn, có nhiều thông tin nhờ lợi thế cơ sở khách hàng gia tăng nhanh
hơn, cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt hơn nhờ tính kinh tế quy mô, thiết lập giá gộp cho các tổ
hợp sản phẩm/dịch vụ, từ đó gia tăng các cơ hội tìm kiếm thêm lợi nhuận
- Mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác, tiến đến đa dạng hoá và khai thác tối đa các
dòng doanh thu mới:
+ đa dạng hoá sẽ giảm rủi ro khi tập trung vào 1 dòng doanh thu duy nhất
+ phòng vệ trước sự biến động nhanh, phức tạp cao và đa chiều của nền kinh tế số

Với Google, người ta có thể nói về một mô hình kinh doanh lai vì nó bao gồm tất cả bốn
loại mô hình kinh doanh thông qua nhiều dịch vụ. Theo tuyên bố của riêng họ, mục tiêu
chiến lược tổng thể của Google là tổ chức và hệ thống hóa thông tin trên toàn thế giới
trên Internet và để làm cho nó có sẵn cho tất cả Internet người dùng (Alphabet Inc.
2017a). Bằng cách này, công ty xây dựng một doanh nghiệp rõ ràng sứ mệnh, là một
thành phần quan trọng trong mô hình chiến lược của nó.
Các sản phẩm/dịch vụ được thiết kế cho MHKDS Kết nối được đặc trưng bởi việc cung
cấp trao đổi thông tin dựa trên mạng lưới. Trong phân khúc này,Google cung cấp các
dịch vụ như Blogger, Google Groups, Gmail, Orkut, Google Talk,Google Voice, Google
Latitude, Google+, Google Drive, Google Hangouts và gần đây nhất là trình nhắn tin tức
thì Google Allo và ứng dụng trò chuyện video Google Duo.
Khởi tạo, đàm phán và giải quyết các giao dịch kinh doanh là các thành phần cơ bản của
MHKDS Thương mại. Các dịch vụ quan trọng nhất trong lĩnh vực này của Google là
quảng cáo Google AdWords và Google AdSense. Ngoài ra, Google chỉ có một dịch vụ
tương đối nhỏ trong lĩnh vực thương mại, đó là dịch vụ thanh toán Google Checkout đặc
biệt được sử dụng để thanh toán cho các ứng dụng tính phí trong Android Market

Các Mô Hình Kinh Doanh Số B2B-4S-Net

I. Tổng quan về MHKDS B2B 4S-Net


Các mô hình kinh doanh dựa trên Internet trong lĩnh vực B2B gọi là MHKDS
B2B 4S-Net, được phân bốn loại cơ bản dựa trên các dịch vụ cung cấp khác
nhau:
- MHKDS B2B: Tìm nguồn cung ứng,
- MHKDS B2B: Bán hàng,
- MHKDS B2B: Hợp tác hỗ trợ
- MHKDS B2B: Môi giới dịch vụ.

Mô hình kinh doanh tìm nguồn cung ứng


- Người mua có trách nhiệm khởi xướng và/hoặc giải quyết các giao dịch kinh
doanh B2B từ người mua sang người bán theo mô hình tìm nguồn cung ứng B2B.
- Với mô hình kinh doanh này, mục tiêu là thực hiện các giao dịch của công ty
liên quan đến quản lý mua sắm thông qua việc sử dụng Internet.
- Một mối quan hệ dịch vụ trực tiếp giữa người mua và người bán là bắt buộc.
- Hình bên dưới minh họa MHKD tìm nguồn cung ứng với hai cách tiếp cận trao
đổi B2B riêng (một - một) và trao đổi B2B bên mua (một - nhiều).
- Đối với người mua, điều quan trọng không chỉ là các sản phẩm và dịch vụ được
giao dịch phải được cung cấp nhanh chóng, đáng tin cậy và có chất lượng ở mức
chấp nhận, mà còn phải có khả năng phản ứng linh hoạt với những thay đổi bất
ngờ về nhu cầu.
- Trao đổi B2B chủ yếu được thiết lập để mua thường xuyên
- Việc thiết lập trao đổi B2B riêng biệt thường không đáng giá đối với các dịch
vụ được cá nhân hóa với tỷ lệ mua lặp lại thấp.
- Trên thực tế, các mối quan hệ trực tiếp quan trọng về mặt chiến lược với các
nhà bán hàng hầu hết được thiết lập thông qua các mạng ngoại vi phù hợp
(appropriate extranets).
- Mạng nội bộ của công ty được mở rộng để chỉ các đối tác chiến lược độc quyền
(đối tác mua sắm) mới có thể truy cập được.
- Trong bối cảnh kinh doanh điện tử B2B, các công ty như NEC, Dell hoặc IBM
sử dụng mô hình trao đổi B2B riêng biệt để hỗ trợ các mối quan hệ nhà cung cấp
chuyên sâu.
Buy-side B2B exchange (one-to-many):
- Trao đổi B2B bên mua được đặc trưng bởi mối quan hệ một bên với nhiều bên
giữa các công ty mua và các nhà bán hàng hoặc nhà cung cấp khác.
- Các công ty mua hàng có thể thiết lập các mối quan hệ với nhà cung cấp đó
bằng cách thiết lập một sàn giao dịch điện tử bên mua.
- Trong bối cảnh này, công ty mua hàng xây dựng sàn giao dịch điện tử trên máy
chủ của riêng họ và mời các nhà cung cấp khác nhau báo giá theo yêu cầu cung
cấp mở.
- Mô hình này thường tuân theo đấu giá ngược được sử dụng để chọn một nhà
cung cấp có báo giá rẻ nhất (yêu cầu báo giá)
- Vì việc xây dựng và vận hành một sàn giao dịch điện tử đòi hỏi nguồn lực đáng
kể nên chỉ những tập đoàn lớn như General Motors hoặc Siemens mới thường sử
dụng loại hình trao đổi B2B bên mua này. Ngoài những lợi thế rõ ràng về chi phí
so với các phương pháp trao đổi thông tin truyền thống liên quan đến mua sắm
(ví dụ: fax hoặc thư thoại) và quản lý quy trình đơn giản và thống nhất, việc thiết
lập giải pháp trao đổi B2B riêng thường dẫn đến mối quan hệ lâu dài giữa khách
hàng và nhà cung cấp.
Chuỗi giá trị của MHKDS Tìm nguồn cung ứng
- Chuỗi giá trị tổng hợp của mô hình kinh doanh tìm nguồn cung ứng bao gồm
năm giai đoạn chính
- Trong giai đoạn lập kế hoạch nhu cầu, người ta phải chỉ định các mặt hàng cần
mua cho quá trình sản xuất và xác định số lượng các mặt hàng cần thiết.
- Trước khi giao hàng thực tế và xử lý thanh toán có thể diễn ra, đơn đặt hàng cần
được bắt đầu chính thức và chỉ định cho các nhà cung cấp tương ứng.
Tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi của MHKDS Tìm nguồn cung ứng
- Tài sản cốt lõi quan trọng nhất của mô hình kinh doanh tìm nguồn cung ứng là
hệ thống thu mua, mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn và nền tảng CNTT được áp
dụng.
- Một hệ thống mua sắm tích hợp cho phép các công ty tổ chức hiệu quả các quy
trình mua sắm của họ và tối ưu hóa quy trình mua sắm bằng cách giảm thiểu thời
gian giao hàng và chi phí xử lý.
- Một mạng lưới các nhà cung cấp rộng lớn và danh tiếng tốt có thể cho phép các
doanh nghiệp so sánh các nhà cung cấp riêng lẻ hoặc các điều kiện giao hàng và
đàm phán các điều kiện mua sắm tốt nhất có thể.
- Nền tảng IT tiên tiến giúp cho các giao dịch diễn ra an toàn và thuận lợi.
- Các năng lực cốt lõi của mô hình kinh doanh tìm nguồn cung ứng bao gồm bí
quyết mua sắm và kỹ năng đàm phán.
- Ngoài ra, các kỹ năng xử lý dữ liệu thuần thục và nhanh chóng đặc biệt hữu ích
vì các hệ thống thu mua thường phải xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ.
- Người bán có trách nhiệm khởi xướng và giải quyết các giao dịch kinh doanh
B2B trực tiếp với người mua theo mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (bán
hàng B2B).
- Mục tiêu của chiến lược công ty này là quản lý các giao dịch bán hàng hoàn
toàn thông qua phương tiện Internet. Trái ngược với mô hình nguồn cung ứng,
DN bán hàng là DN bắt đầu liên hệ trực tiếp giữa người mua và người bán trong
trường hợp này
- MHKDS Bán hàng (sales business model) bao gồm hai thể loại là B2B Bán
hàng riệng biệt (private B2B sales) và Trao đổi B2B bên bán (sell-side B2B
exchange).
- Mô hình bán hàng B2B riêng biệt (the private B2B sales model) mô tả mối
quan hệ một đối một giữa người bán và người mua
- Tuy nhiên, không giống như trao đổi B2B (the B2B exchange), trọng tâm của
sự chú ý không phải là công ty mua, mà là các công ty bán (người bán).
- Do đó, người bán B2B tìm cách thiết lập mối quan hệ kinh doanh chuyên sâu
lâu dài với các khách hàng lớn của mình (thường được đo bằng doanh thu).
- Vì mục đích hướng tới lòng trung thành lâu dài của khách hàng, người bán B2B
thiết lập các mạng ngoại vi kỹ thuật phù hợp, đồng ý với các điều khoản sản
phẩm được cá nhân hóa và định giá tương ứng cho từng khách hàng lớn của
mình.
- Trao đổi B2B bên bán (the sell-side B2B exchange) đại diện cho mối quan hệ
trực tiếp một - nhiều giữa người bán và nhiều người mua.
- Do đó, trao đổi B2B bên bán luôn bao gồm một người bán B2B và một số
người mua B2B tiềm năng.
- Trao đổi B2B bên bán bao gồm:
+ Sàn điện tử bên bán (sell-side e-marketplaces) và,
+ Mặt tiền cửa hàng B2B (B2B storefronts).
- Sàn điện tử bên bán (sell-side e-marketplaces) là một nền tảng thị trường dựa
trên web cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán cho một số khách
hàng doanh nghiệp tiềm năng.
- Người bán thường vận hành nền tảng thị trường này và triển khai nó dưới dạng
extranet
- Người ta có thể phân biệt giữa các mô hình cơ bản liên quan đến thị trường điện
tử của bên bán: danh mục điện tử (e-catalogs) và đấu giá điện tử (e-auctions).
- Ví dụ, Microsoft sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp thông qua danh mục điện
tử dựa trên hệ thống extranet và đạt được thành công trong việc bán phần mềm
với các đối tác kênh khác nhau.
- Các doanh nghiệp lớn và nổi tiếng cũng có thể thiết lập hệ thống đấu giá điện tử
của riêng mình để đạt được số lượng bán hàng tương ứng mà không cần thông
qua trung gian.
- Mặt tiền cửa hàng B2B (B2B storefronts) thể hiện cho sự cải tiến hoặc phát
triển của sàn điện tử bên bán.
- Mặt tiền cửa hàng B2B về mặt kỹ thuật không được thực hiện bằng cách thiết
lập một extranet, mà bằng cách lập trình một trang web chung.
- Do đó các công ty phải đăng ký và lấy ID và mật khẩu công ty để đảm bảo rằng
chỉ những người dùng doanh nghiệp được chọn mới có thể truy cập vào nền tảng
trực tuyến
- Mặt tiền cửa hàng B2B (B2B storefronts) có lợi thế là khách hàng B2B mới có
thể dễ dàng tiếp cận mặt tiền cửa hàng.
- Ngoài ra, việc sử dụng hồ sơ doanh nghiệp riêng lẻ có thể được điều chỉnh rõ
ràng theo mong muốn và nhu cầu của từng khách hàng doanh nghiệp và các điều
kiện về giá hoặc sản phẩm đã thỏa thuận có thể được điều chỉnh phù hợp với mặt
tiền cửa hàng.
- Ví dụ: chương trình tài khoản doanh nghiệp của Hertz
Chuỗi giá trị tổng hợp của MHKDS Bán hang
Chuỗi giá trị tổng hợp của MHKDS Bán hàng bao gồm 5 giai đoạn chính.
- Quản trị khách hàng trọng yếu (key account), là việc các DN cần xác định các
phân khúc khách hàng hiện có và phù hợp trên thị trường.
- Trên cơ sở đó, các DN có thể chọn các phân khúc khách hàng cần phù hợp và
xây dựng nền tảng bán hàng tương ứng theo chiến lược quan hệ khách hàng đã
theo đuổi (trao đổi B2B riêng biệt hoặc trao đổi B2B bên bán).
- Việc thiết lập thành công nền tảng bán hàng là cơ sở cho việc xử lý đơn đặt
hàng điện tử và việc giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ sau đó.
- Sau khi giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ, việc lập hóa đơn diễn ra theo phương
thức lập hóa đơn cổ điển hoặc bằng chuyển khoản ngân hàng điện tử hoặc ghi nợ
trực tiếp.
- Cuối cùng, các công ty có thể sử dụng quản lý hậu mãi để tăng lòng trung thành
của khách hàng.
Tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi của MHKDS bán hang
- Tài sản cốt lõi quan trọng nhất của mô hình kinh doanh bán hàng không chỉ bao
gồm quy mô khách hàng lớn và lâu đời cũng như sự phát triển của mạng lưới
khách hàng trọng yếu rộng lớn để tăng cường khả năng thương lượng và xây
dựng một thương hiệu nổi tiếng, mà đặc biệt còn là cơ cấu phân phối được áp
dụng và nền tảng CNTT.
- Tùy thuộc vào chiến lược bán hàng, điều đặc biệt quan trọng là chọn loại mô
hình kinh doanh bán hàng hiệu quả nhất và hiện thực hóa nó bằng một nền tảng
CNTT phù hợp.
- Ví dụ: nên thiết lập một extranet (một-đối-một) để thực hiện các mối quan hệ
kinh doanh bán hàng với tầm quan trọng chiến lược đối với các khách hàng trọng
yếu. Để cung cấp quyền truy cập đồng thời vào nền tảng bán hàng cho nhiều
khách hàng doanh nghiệp, người ta có thể thiết lập trao đổi B2B bên bán.
- Năng lực cốt lõi của mô hình kinh doanh bán hàng bao gồm kỹ năng đàm phán
và định giá tốt. Do việc thiết lập kỹ thuật và vận hành các mô hình con nêu trên
của mô hình kinh doanh bán hàng không do bên thứ ba thực hiện mà do công ty
bán hàng chịu trách nhiệm, nên khía cạnh này cũng có thể được coi là năng lực
cốt lõi.
- Việc triển khai một sàn giao dịch điện tử bên bán riêng biệt đòi hỏi kiến thức
CNTT cơ bản, kiến thức CNTT này công ty có thể tự phát triển nội bộ hoặc có
được từ thị trường bên ngoài.
MHKDS Hợp tác hỗ trợ
- Hợp phần tạo ra giá trị hợp tác của mô hình B2B hỗ trợ hợp tác bao gồm các
lĩnh vực hợp tác R&D, sản xuất và bán hàng.
- Do đó, sự hợp tác, và cụ thể hơn là nỗ lực hợp tác của nhiều doanh nghiệp trong
các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối, là trọng tâm chính
của sự chú ý.
- Mối liên hệ giữa những người tham gia vào mô hình này là trực tiếp.
- Trong hầu hết các trường hợp, không cần người trung gian.
- Mô hình hợp tác R&D (collaborative R&D) đề cập đến sự phát triển có hợp
tác của các sp/dv mới, được thực hiện bằng cách thiết lập một mạng lưới công ty
phù hợp (mạng lưới sáng tạo).
- Những mạng lưới sáng tạo này không chỉ là một cách tiếp cận rộng rãi để sử
dụng năng lực của công ty trong một nỗ lực chung, mà còn giúp phát triển các
hoạt động mạo hiểm không chắc chắn, chẳng hạn như các kỹ thuật kinh doanh
điện tử hiện đại trong ngành ô tô hoặc dược phẩm.
- Ví dụ, chương trình thiết kế có sự trợ giúp của máy tính của General Motors
cung cấp tài liệu thiết kế 3D của nguyên mẫu trực tuyến cho các nhà thiết kế (nội
bộ và bên ngoài) và các kỹ sư trên toàn thế giới.
- Thể loại thứ hai của MHKDS Hợp tác hỗ trợ là hợp tác sản xuất
(Collaborative Production). Mục đích của sản xuất có hợp tác là sản xuất hàng
hóa và dịch vụ chung, được hỗ trợ bởi việc sử dụng các công nghệ kinh doanh
điện tử.
- Trong tình huống này, một chuỗi cung ứng tích hợp của các mạng lưới đối tác
khác nhau cũng là một cách tiếp cận hợp tác sản xuất.
- Mục đích của các mạng đối tác như vậy là để tối ưu hóa các quy trình sản xuất,
ví dụ, bằng phương pháp sản xuất đúng lúc và bằng cách tích hợp các nhà cung
cấp trong quy trình sản xuất.
- Thể loại cuối cùng của MHKDS Hợp tác hỗ trợ là hợp tác bán hàng
(collaborative sale).
- Mô hình kinh doanh bán hàng hợp tác mô tả hoạt động của một số công ty trong
cùng ngành, các công ty này thiết lập một nền tảng trao đổi bán hàng chung và
vận hành nó một cách hợp tác. Trong bối cảnh này, không có trung gian nào khác
tham gia.
- Trên thực tế, các nhóm bán hàng hợp tác thường được thành lập bởi một tập
đoàn cung cấp trao đổi mua bán (nhiều- đối - nhiều).
Chuỗi giá trị tổng hợp của MHKDS Hợp tác hỗ trợ
- Trong giai đoạn lập kế hoạch hợp tác, chuỗi giá trị được kiểm tra về tiềm năng
hợp tác.
- Dựa trên điều này, các đối tác hợp tác tiềm năng có thể được xác định và các
điều kiện chung có thể được làm rõ trong các cuộc đàm phán trước hợp đồng (tìm
đối tác cộng tác)
- Việc đàm phán cụ thể và đặc điểm kỹ thuật của hợp đồng hợp tác bao gồm cả
việc xác định kế hoạch phân công cụ thể diễn ra trong bối cảnh lập lịch trình hợp
tác.
- Giai đoạn tiếp theo là thực hiện hợp tác, trong đó sự hợp tác đã xác định trước
đó được thực hiện bao gồm cả việc thiết lập nền tảng CNTT.
- Cuối cùng, hiệu quả của sự hợp tác được đảm bảo bằng phương pháp kiểm soát
hợp tác tương ứng bao gồm cả việc xác định các biện pháp cải tiến.
Tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi của MHKDS Hợp tác hỗ trợ
- Tài sản cốt lõi quan trọng nhất của MHKDS Hợp tác hỗ trợ bao gồm nền tảng
CNTT phù hợp với nhu cầu cá nhân của các tác nhân tương ứng và mạng lưới
hợp tác cần thiết để thiết lập sự hợp tác lâu dài.
- Ngoài ra, việc phân bổ tài nguyên hợp tác hiệu quả và có mục tiêu là cần thiết
để sử dụng hiệu quả các hiệu ứng hiệp đồng.
- Một trong những năng lực quan trọng nhất trong MHKDS Hợp tác hỗ trợ là
năng lực đàm phán để tiến hành đàm phán một cách hiệu quả.
- Bên cạnh đó, các công ty hợp tác cũng cần phải có năng lực hợp tác và đặc biệt
là năng lực tích hợp phát triển cao để sử dụng hiệu quả sự hợp tác hỗ trợ.
MHKDS Dịch vụ môi giới
- MHKDS Dịch vụ môi giới là mô hình kinh doanh B2B, tạo điều kiện thuận lợi
cho các giao dịch thương mại B2B bằng cách cung cấp thông tin và nền tảng giao
dịch.
- Trái ngược với phần còn lại của Mô hình kinh doanh 4S-Net, mô hình này kết
hợp việc sử dụng các nhà cung cấp hoặc trung gian bên thứ ba.
- Do đó, không có liên hệ trực tiếp giữa các DN – những người cuối cùng đưa ra
thỏa thuận và thực hiện giao dịch; thay vào đó, chúng chỉ được kết nối với nhau
thông qua trung gian phù hợp với từng giao dịch.
- Thông tin điện tử và sàn giao dịch điện tử là hai loại hình kinh doanh dưới thuật
ngữ chung là “nhà môi giới dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp”.
- Thể loại thông tin điện tử (e-information) mô tả việc cung cấp các cổng
thông tin kinh doanh thuần túy.
- Thông tin kinh doanh có giá trị, chẳng hạn như danh mục sản phẩm, tổng quan
về nhà bán lẻ, cũng như thông tin thị trường chung hoặc cụ thể hoặc thông tin
công nghiệp được cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp tương ứng.
- Thể loại thông tin điện tử không có chức năng trao đổi thương mại giữa người
mua và người bán vì dịch vụ chỉ giới hạn ở thông tin bán.
- Sàn giao dịch điện tử (e-marketplaces) không chỉ cung cấp thông tin mà còn
truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ.
- Sàn giao dịch điện tử là một sàn giao dịch thương mại điện tử được điều hành
bởi các công ty trung gian để kết nối người bán và người mua tiềm năng.
- Các sàn giao dịch điện tử độc lập thường được cung cấp công khai cho các DN
- Các DN quan tâm (người mua và người bán) gặp nhau trên một nền tảng điện tử
chung để giao dịch hàng hóa và dịch vụ (nhiều-đối-nhiều).
- Các loại sàn giao điện tử được sử dụng thường xuyên nhất là trao đổi điện tử (e-
exchanges) và đấu giá điện tử (e-auctions)
Một sàn trao đổi điện tử (e-exchanges), được vận hành theo mô hình môi giới
dịch vụ, bao gồm các ưu đãi từ các nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khác
nhau, được tiêu chuẩn hóa và hiện diện trên nền tảng trung tâm cho khách hàng
tiềm năng
- Các sàn trao đổi điện tử này không chỉ giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà
còn đóng vai trò trung gian hỗ trợ cho quá trình giao dịch giữa người mua và
người bán
- Ví dụ: bằng cách cung cấp các phòng giao dịch đặc biệt và các dịch vụ hỗ trợ
trong quá trình thanh toán.
- Một sàn trao đổi điện tử, để thành công, đòi hỏi phạm vi rộng lớn của nền tảng
CNTT và quảng cáo phù hợp, đặc biệt là về phía cung cấp.
- Đấu giá điện tử (E-auctions)là một hình thức trao đổi điện tử đặc biệt và là
công cụ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực B2B.
- Trong khi một trao đổi điện tử thông thường liệt kê các sản phẩm có thẻ giá cố
định, đấu giá điện tử áp dụng giá động.
- Nhà thầu có giá thầu cao nhất thường thành công; tuy nhiên, có nhiều hình thức
đấu giá khác nhau có thể được áp dụng như đấu thầu bên nhà cung cấp, trong đó
người bán có giá thấp nhất sẽ nhận được hợp đồng.
Chuỗi giá trị tổng hợp của MHKDS Dịch vụ môi giới
- Trong giai đoạn lên ý tưởng và thiết kế, nhà môi giới dịch vụ xác định các dịch
vụ nào sẽ được cung cấp và các nhóm khách hàng được các dịch vụ này hướng
tới.
- Trên cơ sở đó, nhà môi giới dịch vụ có thể bắt đầu với việc thiết lập và bảo trì
nền tảng CNTT và thu thập nội dung cần thiết.
- Đối với một nhà cung cấp thông tin điện tử, điều này có nghĩa là thu thập hoặc
tạo ra thông tin cần thiết cho việc hình thành theo kế hoạch.
- Đối với nhà cung cấp sàn giao dịch điện tử, đây là việc mua sản phẩm hoặc dịch
vụ cung cấp được cho là sẽ được phân phối thông qua nền tảng của nó.
- Trong giai đoạn tiếp theo, nhà môi giới dịch vụ tìm cách thu hút khách hàng
bằng các hoạt động tiếp thị dành riêng cho nhóm mục tiêu và cuối cùng là cung
cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Giai đoạn thanh toán tiếp theo bao gồm xử lý thanh toán và quản lý khoản phải
thu.
- Khía cạnh quan trọng nhất liên quan đến dịch vụ hậu mãi đề cập đến việc khai
thác dữ liệu cho phép các công ty phân tích và tốt nhất là dự đoán nhu cầu của
khách hàng.
Tài sản cốt lõi của MHKDS Dịch vụ môi giới
- Tài sản cốt lõi quan trọng nhất của mô hình kinh doanh nhà môi giới dịch vụ
không chỉ là nội dung nhà môi giới dịch vụ được cung cấp và nền tảng CNTT tùy
chỉnh, mà đặc biệt còn là hệ khách hàng.
- Chẳng hạn, sức hấp dẫn của một sàn giao dịch điện tử là kết quả của số lượng
khách truy cập và do đó là hệ thống khách hàng tiềm năng của sàn điện tử. Số
lượng người dùng đã đăng ký của sàn thương mại càng cao thì phạm vi tiếp cận
càng cao và do đó xác suất mua hàng càng cao.
- Việc thiết lập và xây dựng một thương hiệu hỗ trợ thêm cho sự phát triển này.
- Danh tiếng tốt ảnh hưởng tích cực đến giá trị của nội dung được tạo, do đó cũng
có thể được coi là tài sản cốt lõi.
- Cuối cùng, điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà môi giới dịch vụ trong lĩnh
vực B2B là thiết lập và phát triển các mạng lưới dành riêng cho ngành để đạt
được sự khác biệt hoặc lợi thế về chi phí so với các đối thủ cạnh tranh của họ.
Năng lực cốt lõi của MHKDS Dịch vụ môi giới
- Bên cạnh việc thiết lập và vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực cốt lõi
quan trọng nhất của mô hình kinh doanh môi giới dịch vụ đặc biệt còn là năng
lực liên quan đến thiết kế phân loại và thu hút hoặc giữ chân khách hàng.
- Điều này có thể được hiểu là khả năng trình bày hoặc phân loại các sản phẩm
và dịch vụ có liên quan cho khách hàng theo cách hấp dẫn và ràng buộc khách
hàng với công ty về lâu dài bằng các biện pháp CRM.
- Khả năng này là cần thiết để thiết lập và mở rộng cơ sở khách hàng quan trọng
vì chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp trên Internet là đặc biệt thấp.

Đổi mới MHKDS


Phân loại và quy trình đổi mới mô hình kinh doanh số
Sự đổi mới mô hình kinh doanh khác với đổi mới sản phẩm và quy trình ở mức độ trừu
tượng cao hơn của nó.
- Đổi mới quy trình mô tả thiết kế mới hoặc thiết kế lại quy trình tạo ra giá trị.
- Đổi mới mô hình kinh doanh bao gồm thiết kế mới, thiết kế lại tạo ra giá trị gia tăng
vượt trội hoặc giá trị đã đề xuất với khách hàng. Mặt khác đổi mới mô hình kinh doanh
có thể được phân biệt với sản phẩm và quy trình đổi mới bằng phương tiện của mức độ
đổi mới.
- Có thể thấy sự phục thuộc lẫn nhau giữa đổi mới sản phẩm và quy trình, dù không phải
lúc nào cũng phân biệt được.
- VD: Một sản phẩm được đổi mới thường đi kèm với sự thay đổi quy trình sản xuất.
Phân biệt đổi mới quy trình và sản phẩm thường khó phân biệt trong lãnh vực dịch vụ
- Đổi mới quy trình là phần hạ nguồn của đổi mới mô hình kinh doanh ở cấp độ hoạt
động.
- Đổi mới mô hình kinh doanh có thể tuân theo đổi mới sản phẩm hoặc quy trình.
- Một vài tác giả cho rằng đổi mới mô hình kinh doanh lúc nào cũng cần diễn ra cho việc
tiếp thị công nghệ mới.
Các loại đổi mới mô hình kinh doanh: sự đổi mới mô hình kinh doanh có thể được phân
loại dựa vào nhiều khía cạnh như:
+ Sự phân loại đầu tiên là dựa vào mục tiêu của sự đổi mới. Ở mô hình này, chúng ta cần
phân biệt rõ liệu sự đổi mới mô hình kinh doanh là sự đổi mới về nhóm giá trị, đề xuất
giá trị hay là kết hợp cả 2.
+ Cách phân loại thứ hai là dựa vào động lực của quá trình đổi mới mô hình kinh doanh.
Ba động lực phổ biến đó là: Sự phát triển công nghệ, thị trường chuyển đổi liên tục và
sự cạnh tranh gay gắt, sự thay đổi của nhu cầu khách hàng
Quá trình đổi mới mô hình kinh doanh
- Cũng như các sự đổi mới khác, sự đổi mới mô hình kinh doanh được đặc trưng bởi cấu
trúc quá trình.
- Cấu trúc này cũng tương tự như giai đoạn quản trị sự đổi mới cổ điển.
- Vì vậy, lúc đầu chúng tôi giới thiệu quy trình đổi mới cổ điển và phương pháp quan
trọng nhất trong lý thuyết đổi mới mô hình kinh doanh.
- Sau đó là tóm tắt các quy trình trong một quy trình đổi mới mô hình kinh doanh tích
hợp.
Nguồn gốc quy trình
- Mô hình quy trình đóng vai trò trung tâm trong nghiên cứu đổi mới. Đặc biệt là trong
bối cảnh quản trị đổi mới.
- Quy trình đóng vai trò chứng minh các hoạt động đổi mới liên quan và do đó làm tròn
vai trò của công cụ quản lý.
- Với mục tiêu này, mô hình quy trình trong nghiên cứu đổi mới được cấu tạo từ rất nhiều
giai đoạn, các giai đoạn được đánh giá xem xét rồi đến giai đoạn tiếp theo.
- Việc đánh giá các bước là để kiểm soát mức độ đạt được mục tiêu ở bước tiếp theo.
Hình 10.9 trình bày sự lựa chọn của các quy trình đổi mới khác nhau
- Phương pháp trực quan hóa của sự đổi mới mô hình kinh doanh trong các lý thuyết liên
quan thường được đặc trung bởi cấu trúc hồi quy tuyến tính, cấu trúc này có thể được
chia ra thành các bước hoặc giai đoạn của chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Các giai đoạn của quy trình đổi mới: 8 giai đoạn của quy trình đổi mới là
- Phân tích tình huống ban đầu,
- Tạo ý tưởng,
- Phân tích tính khả thi,
- Tạo mẫu,
- Ra quyết định,
- Thực thi,
- Giám sát và kiểm soát, và
- Đảm bảo bền vững
Giai đoạn phân tích tình huống ban đầu
- Bao gồm việc phân tích mô hình kinh doanh hiện có.
- Các phân tích quan trọng bao gồm phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ của mô
hình kinh doanh hiện tại cũng như tiềm năng và điểm yếu của các sản phẩm hoặc dịch
vụ của mô hình này.
- Ngoài ra, như cầu khách hàng, kiến thức thị trường, thông tin đối thủ cạnh tranh liên
quan cũng rất quan trọng để phân tích
Giai đoạn tiếp theo là tạo ý tưởng.
- Ở bước này, DN đưa ra các phương pháp tiềm năng để đổi mới mô hình kinh doanh và
tạo ý tưởng.
- Điểm xuất phát có cho sự đổi mới có thể là ở trong DN hoặc môi trường của nó.
- Vì thể, giám sát thị trường là việc làm quan trọng ở bước này, đặc biệt là nhà quản trị
cấp cao phải có trách nhiệm nhận diện các sự đổi mới tiềm năng và sắp xếp chúng cho
phù hợp với trọng tâm mô hình kinh doanh.
- Ngoài ra, DN cũng cần xác định các dặc điểm cơ bản của định hướng mô hình kinh
doan.
- Trong bối cảnh này, sự đề xuất giá trị và nhóm giá trị có vai trò quan trọng.
- Ở giai đoạn phân tính khả thi, DN cần phân tích thấu đáo thị trường, cũng sư so ssansh
với các mô hình kinh doanh hiện hữu trong ngành. Trong bước này, DN cần có bảng
phân tích thị trường chi tiết và đánh giá chất lượng của các sự đổi mới mô hình kinh
doanh tiềm năng. Các đặc điểm căn bản của mô hình kinh doanh là vai trò cốt lõi cho sự
đánh giá này.
- Ở bước tạo mẫu, DN phát triển các thành phần tạo ra các giá trị đặc biệt và xây dựng
mô hình mẫu. Nhà quản trị phải chọn các con đường phát triển khác nhau. Với cách này,
DN có thể phát triển chi tiết các bối cảnh các nhau với khung mẫu đã tạo ra
- Ở giai đoạn thực thi, DN hiện thực hóa mô hình. Tuy nhiên, đây không phải là quá
trình tuyến tính mà là quá trình lập đi lập lại liên tục quy trình kiểm tra mô hình và các
điều kiện môi trường liên quan để thực hiện sự điều chỉnh nếu cần thiết.
- Ở giai đoạn giám sát và kiểm soát, Dn quan sát việc hoàn thành mục tiêu của mô hình
đổi mới. Đổi mới mô hình kinh doanh chỉ được hoàn thành khi nó đã được xác lập trên
thị trường. Nhóm giám sát phải liên tục kiểm saots các chỉ số hiệu suất, các phương
pháp hiệu suất được áp dụng từ các loại đổi mới mô hình kinh doanh.
Bước cuối cùng là đảm bảo sự bền vững và phát triển mô hình kinh doanh.
- Do sự thay đổi của thị trường hoặc môi trường DN, DN thường có những thay đổi cho
để phù hợp với điều kiện mới.
- Bằng cách này Dn không những bảo vệ mô hình kinh doanh của họ khỏi sự bắt chước
mà còn đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững lâu nhất có thể.
Phương pháp tích hợp quản trị mô hình kinh doanh số
Các khía cạnh của phương pháp tích hợp
- Lý thuyết đổi mới mô hình kinh doanh có ít phương pháp tích hợp các khía cạnh của đổi
mới mô hình kinh doanh cũng như sự tương tác giữa các hình.
- Tuy nhiên, các phương pháp này cũng cho thấy một bức tranh không đồng nhất.
- Lý thuyết sự đổi mới mô hình kinh doanh tập trung vào sự tương tác giữa DN và môi
trường.
- Tất cả các khía cạnh liên quan đến kết quả hoặc sự tác động của sự đổi mơi smoo hình
kinh doanh đưa ra những đóng góp tích cực đến kết quả hoạt động của DN.
- Những sự đóng góp này có thể là kiến thức liên quan, lợi thể cạnh tranh chung hoặc tài
chính.
Nội dung đổi mới mô hình kinh doanh tích hợp
- Sự thành công của đổi mới mô hình kinh doanh dựa vào nhiều yếu tố.
- Khía cạnh quan trọng nhất đó là hợp nhất thành 1 mô hình tích hợp.
- Hình 10.14 trình bài nội dung tích hợp của đổi mới mô hình kinh doanh
Nội dung tích hợp sự đổi mới mô hình kinh doanh bao gồm các khía cạnh thị
trường, khía cạnh trung tâm.
- Khía cạnh thị trường bao gồm môi trường cấp độ vĩ mô, vi mô.
- Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tổ như toàn cầu hóa, công nghệ, sự thay đổi thị
trường, luật pháp, các vấn đề kinh tế.
- Môi trường vi mô bao gồm sự thay đổi nhu cầu khách hàng, đổi mới sản phẩm dịch vụ,
đổi thủ cạnh tranh, sự năng động của DN.
Khía cạnh trung tâm bao gồm
+ Các yếu đổi mới mô hình kinh doanh (BMI Factors) và
+ Các lãnh vực đổi mới mô hình kinh doanh (BMI areas).
BMI factors là who (khách hàng), what (giá trị đề xuất), how (làm thế nào) - nhóm giá trị.
- Sự thay đổi từ đổi mới mô hình kinh doanh có thể dẫn đến các hoạt động mới hoặc hiện
hữu được thực hiện theo cách thức mới. Do đó, đổi mới mô hình kinhd oanh có sự tác
động lên các thành phần của mô hình và có thể thay đổi các thành phần của mô hình
hoặc quy trình đổi mới mô hình kinh doanh

1 số ví dụ về các mô hình kinh doanh


Baemin
→ Một hãng giúp “cứu đói” có một vị trí rất cao trong lòng bạn trẻ ở nội thành TP.HCM và Hà
Nội, XD những concept vô cùng dễ thương và thân thiện
1. GIỚI THIỆU BAEMIN
BAEMIN - Dịch Vụ Giao Đồ Ăn Số một Từ Hàn Quốc

Tháng 6/2019, ứng dụng đặt đồ ăn hàng đầu tại Hàn Quốc “BAEMIN”, viết tắt của cụm từ Baedal
Minjeok, chính thức gia nhập thị trường Việt Nam sau khi thu mua lại ứng dụng đặt đồ ăn
Vietnammm.com.

Ra đời vào tháng 06/2010, BAEMIN với mong muốn “Giúp mọi người ăn ngon mọi lúc mọi nơi”
đã giao hàng triệu món ăn yêu thích đến với khách hàng chỉ với một vài thao tác đơn giản: Chọn đồ ăn -
Chọn cửa hàng gần nhất - Đặt hàng.

Khi trở thành đối tác của BAEMIN, những món ăn ngon lành trong bếp của bạn sẽ được giao đến
khách hàng theo cách chuyên nghiệp nhất!

Gia nhập thị trường vào thời điểm thị trường Food Delivery của Việt Nam dường như chỉ còn là
sự giằng co dữ dội của hai ông lớn là Grab và Now và nhiều ông lớn khác đã phải rút lui như Go Food của
Go Việt hay Be food của Be nhưng với chiến lược độc đáo của mình Baemin đã nhanh chóng lấy được vị
thế vững vàng tại thị trường sôi động như Việt Nam này, xếp hạng thứ 3 (chỉ sau GrabFood và NowFood)
trong top 5 thương hiệu giao đồ ăn lớn nhất tại thị trường Việt Nam vào cuối năm 2020.
Trên đây là những lời giới thiệu Baemin một cách tổng quan, nhưng mà nhóm mình muốn giới thiệu
thêm về những cái mặt thân thuộc nhất với mỗi người. Thì tóm lại, Baemin là một nhãn hiệu food
delivery đã khá thân thuộc với chúng ta với hình ảnh chú mèo béo đội mũ bảo hiểm, hay những chương
trình giảm giá khủng (đã mạnh tay giảm đến 70% cho đơn hàng đầu tiên), hay câu hát đã quá quen tai
“Này bạn ơi nếu cơm chưa ăn thì đặt Baemin”.

Baemin cũng quá nổi tiếng với những chiến dịch marketing độc đáo với content “bắt trend”. Gần đây,
chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nghe đến chiến dịch truyền thông độc đáo nhân dịp sinh nhật 3 tuổi của
thương hiệu này: Những lời cảm ơn bằng chữ viết tay được “đội quân xanh mint” gửi đến các khách
hàng của mình trên một loạt phương tiện, nền tảng.

2. Phân tích mô hình kinh doanh của mô hình


Cơ bản, cũng như Now hay Grabfood, BAEMIN là một ứng dụng giao đồ ăn, tính năng chính là đặt đồ ăn
trực tuyến bằng app trên điện thoại di động. BAEMIN sẽ liên kết với các đối tác nhà hàng, quán ăn, v.v…
để người bán hàng đăng tải các sản phẩm, đồ ăn, thức uống lên ứng dụng, từ đó khách hàng có thể lựa
chọn món ăn và nhận đồ ăn đến tận nơi. BAEMIN có đội ngũ shipper giao đồ ăn riêng và không sử dụng
các dịch vụ giao hàng trung gian.

Đây là đặc điểm của mô hình B2C thương mại mà cụ thể là giao dịch trực tuyến (Delivery của e-
transaction). Như vậy, BAEMIN cung cấp dịch vụ vận chuyển món ăn đến từ các nhà hàng đến tận cửa
khách hàng.
Business model canvas của BAEMIN tại hình dưới đây:

Đối tác chính:


Như đã nói ở trên, đối tác của họ là hai thành phần: các quán ăn nhà hàng và đội ngũ giao hàng riêng
của mình.

Tuyên bố giá trị:

 Cho khách hàng


 Khách hàng có thể đặt thức ăn trực tuyến và tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
 Ngoài ra, với một món ăn, khách hàng được cung cấp một loạt các nhà hàng khác nhau từ nơi họ
sẵn sàng đặt hàng, tạo ra trải nghiệm mới cho những ai muốn khám phá những quán ăn, nhà
hàng khác nhau.
 BAEMIN còn chiêu đãi người dùng với hàng loạt những mã giảm giá, freeship hấp dẫn với giá trị
hấp dẫn lên đến 50%.
 Cho đối tác là các nhà hàng, quán ăn
 Chủ quán ăn có thể mở rộng độ nhận diện thương hiệu thông qua đăng bán đồ ăn của quán trên
ứng dụng BAEMIN.
 Các quán ăn, nhà hàng còn có thể có được nguồn bán hàng online đang rất thịnh hành trong
những năm gần đây một cách đơn giản.
 Nhiều ưu đãi hấp dẫn, khuyến khích họ tham gia để tạo nên một “nhà hàng online” đa dạng,
chất lượng cho khách hàng.
 Giúp các nhà hàng thiếu nguồn lực giao hàng có thêm đơn hàng.
 Cho đối tác là đội ngũ giao hàng
 tự do và tự chủ thời gian
 thu nhập hấp dẫn cùng chương trình thưởng cực hấp dẫn cho đối tác tài xế.
 kiếm thêm thu nhập qua tiền bo
Hoạt động chính:
- Thiết lập mối quan hệ với các đối tác quán ăn, nhà hàng mới.
- Thuê và quản lý đội ngũ đối tác tài xế giao hàng (chọn và đào tạo các nhân viên giao hàng chuyên
nghiệp, chất lượng)
- Quản lý khách hàng
- Quản lý đơn hàng
- Quản lý quy trình thanh toán
Quan hệ khách hàng:
 Dịch vụ khách hàng tận tâm
 Do đến sau nên nhãn hàng không vội đánh chiếm trên quy mô lớn mà họ chỉ tập trung ở quy mô
nhỏ để đảm bảo được thời gian giao hàng nhanh nhất.
 BAEMIN không trực tiếp tập trung vào nhu cầu đơn thuần là hôm nay ăn gì, thay vào đó, họ sẽ
chú trọng vào việc kết nối với khách hàng bằng cảm xúc, giúp bạn vừa ăn ngon lại thỏa mãn
được tinh thần.
 cũng tập trung vào trải nghiệm người dùng: xây dựng app mượt mà, cung cấp nhiều deal hấp
dẫn từ những nhà hàng/quán ăn/quán cafe để thu hút người dùng mới, giữ chân khách hàng cũ.

 Mạng xã hội
Tập trung vào đối tượng người trẻ, đối tượng khách hàng tiềm năng nhất trong lĩnh vực app giao đồ ăn.
Đây cũng chính là nhóm khách hàng rất khó đoán, luôn thay đổi và đòi hỏi các thương hiệu phải luôn
sáng tạo, luôn đổi mới và gần gũi thì mới có thể “chinh phục” được. Do đó, sử dụng KOLs, các chương
trình khuyến mãi, bộ nhận diện thu hút đôi khi là chưa đủ, BAEMIN còn luôn có những nội dung bắt
trend trên các nền tảng mạng xã hội đem về lượng tương tác rất tốt.

 Phản hồi của khách hàng


Với mục tiêu gia tăng trải nghiệm của Khách hàng bằng việc cung cấp thông tin đáng tin cậy và minh
bạch giúp Khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn, BAEMIN chính thức ra mắt tính
năng hiển thị đánh giá Nhà hàng.

Ngoài ra, BAEMIN cũng chính thức hiển thị chi tiết Phản hồi của khách hàng trên ứng dụng BAEMIN để
Đối tác Nhà hàng có thể tham khảo và đưa ra những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dịch
vụ.

Kênh:
 Website
Trang website chính thức của BAEMIN là baemin.vn, trang web được thiết kế giao diện thân thiện, cung
cấp cho người truy cập những thông tin về dịch vụ cung cấp, các đối tác, các chính sách, đường dẫn tải
app.

 App
Ứng dụng BAEMIN đã có mặt trên App Store và CH Play. Với app BAEMIN, người dùng có thể đặt món
ăn online từ các nhà hàng, quán ăn và cửa hàng thức ăn nhanh. Baemin có nhiều tính năng hữu ích như
tìm kiếm nhà hàng gần nhất, đánh giá và nhận xét của khách hàng, giá cả và đơn đặt hàng dễ dàng.

Nguồn lực chính:


 Tài xế giao hàng
Nếu bạn muốn trở thành BAEMIN Rider trước tiên phải tham gia 1 khóa đào tạo online và phải vượt qua
bài kiểm tra nghiệp vụ và chứng từ hợp lệ trước khi được cấp tài khoản với tư cách là tài xế BAEMIN.
Đây có thể coi là nguồn lực quan trọng để thương hiệu đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

 Hạ tầng công nghệ


Baemin có một hệ thống hạ tầng công nghệ bao gồm nhiều thành phần như:
 Ứng dụng di động BAEMIN
 Hệ thống máy chủ: hoạt động và xử lý các yêu cầu và giao dịch giữa người dùng và nhà cung cấp.
 Hệ thống định vị và vận chuyển: để đảm bảo chính xác và nhanh chóng trong việc giao hàng,
BAEMIN sử dụng các công nghệ định vị GPS và hệ thống vận chuyển thông minh.
 Hệ thống thanh toán: để thúc đẩy quá trình thanh toán và giao dịch, BAEMIN sử dụng các
phương thức thanh toán tiện lợi như thẻ tín dụng, ví điện tử, điểm thưởng,...
 Hệ thống quản lý đơn hàng: BAEMIN đã phát triển một hệ thống quản lý tự động giúp nhà cung
cấp tiếp nhận và xử lý đơn hàng nhanh chóng và chính xác.

Phân khúc khách hàng:


Nhắm tới nhu cầu thị hiếu và lối sống, phong cách của giới trẻ và dân văn phòng cũng là hướng đi khôn
ngoan và có trọng điểm. BAEMIN xây dựng hình ảnh là một chuyên gia ẩm thực của giới trẻ, hiểu tâm lý
và gu ăn uống của giới trẻ, đặc biệt là nhóm khách hàng gen Z – những người sinh từ 1995 đến 2005 – là
một cộng đồng quyền lực và đầy tiềm năng của thị trường giao đồ ăn. Những người không có thời gian
dành cho việc nấu ăn như học sinh, sinh viên hay dân văn phòng, muốn có đồ ăn giao đến nhà nhanh
chóng. Hay trong những giai đoạn Covid-19 và theo nhu cầu của khách hàng về sau, phân khúc khách
hàng của BEAMIN còn hướng tới những lúc không thể ra ngoài mua đồ ăn do dịch bệnh, ùn tắc giao
thông hay khói bụi ô nhiễm.

Cấu trúc chi phí:


- Hạ tầng phát triển công nghệ: nâng cấp, bảo trì
- Lương thanh toán cho các nhân viên của công ty
- Lương và thưởng cho những người giao hàng; chính sách hỗ trợ đối tác giao hàng
- Chi phí marketing và đầu tư vào các chương trình, sự kiện
Dòng doanh thu:
 Hoa hồng trên đơn đặt hàng
 Phí giao hàng
 Thu nhập bổ sung được tạo từ quảng cáo
BEAMIN cũng có một mô hình BEAMIN độc đáo từ các nhà hàng sẵn sàng bỏ tiền để BAEMIN niêm yết
họ ở trên cùng và tăng giá trị đơn hàng cho đối tác đó. BEAMIN nhận tiền quảng cáo từ các nhà hàng để
liệt kê chúng ở đầu tìm kiếm của khách hàng.

3. Năng lực cốt lõi

 Khả năng phát triển và quản lý nền tảng công nghệ: Họ sử dụng các công nghệ như big data, trí
tuệ nhân tạo, và thiết bị di động để đảm bảo mọi quy trình được hoàn tất một cách nhanh
chóng và chính xác. Liên tục cải tiến và tối ưu hóa nền tảng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của khách hàng, đồng thời giảm chi phí và tăng hiệu suất cho đối tác.

 Khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng: BAEMIN tập trung vào việc cung cấp dịch vụ giao hàng
nhanh chóng và chất lượng, lắng nghe nhu cầu, sở thích của khách hàng từ phong cách đến lối
sống để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tăng trải nghiệm của họ trên ứng dụng. BAEMIN
đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu ẩm thực đa dạng không chỉ là của giới trẻ mà còn là cộng đồng
người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại thị trường TP.HCM. Dù là bữa ăn hằng ngày hay
nhu cầu ẩm thực cao cấp, ly trà sữa chiều hay cốc cà phê sáng; tất cả đều được đáp ứng một
cách “nóng giòn” nhất bởi BAEMIN thông qua hàng loạt các nhà hàng, quán ăn từ bình dân đến
cao cấp. BAEMIN sử dụng các kênh giao hàng khác nhau như giao hàng tận nơi, giao hàng tại
điểm thuận tiện, và giao hàng bằng xe đạp để đảm bảo rằng mọi khách hàng đều có sự lựa chọn
phù hợp với nhu cầu của họ, ngoài ra, Baemin cũng cung cấp các ưu đãi, giảm giá và các chương
trình khuyến mãi để tạo ra giá trị cho khách hàng, từ đó gây dựng được niềm tin với khách hàng
và đối tác.

 Khả năng quản lý đối tác: Baemin có khả năng quản lý một mạng lưới đối tác rộng lớn, bao gồm
hàng trăm nhà hàng và cửa hàng thực phẩm trên toàn quốc. Họ đảm bảo rằng các đối tác của họ
đáp ứng được yêu cầu chất lượng và thời gian giao hàng của khách hàng. BAEMIN cũng hỗ trợ
đối tác của mình về các vấn đề về kỹ thuật và quản lý để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của
họ được diễn ra thuận lợi.

 Khả năng thu thập và phân tích dữ liệu: Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó cải
thiện dịch vụ và tăng trải nghiệm của khách hàng.

 Khả năng tư duy sáng tạo và thích ứng: Baemin có khả năng tư duy sáng tạo và thích ứng với thị
trường và yêu cầu của khách hàng tại Việt Nam. Họ luôn tìm cách cải thiện dịch vụ và đưa ra các
giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối tác.

4. Tài sản cốt lõi


 Nền tảng công nghệ: Baemin có một hệ thống ứng dụng, app Baemin trên điện thoại di động và
website cung cấp thông tin để sử dụng, cung cấp trải nghiệm đặt hàng thuận tiện.
 Thương hiệu: Baemin là một thương hiệu với độ nhận diện cao thông qua các chiến dịch truyền
thông độc đáo và được tin tưởng tại Việt Nam.
 Màu thương hiệu: khác với phần đa những lựa chọn của các thương hiệu hiện nay như
đỏ, xanh, vàng, xanh lá cây, … thì BAEMIN chọn cho mình một màu xanh mint ấn tượng,
mới mẻ, gây thích thú với người nhìn.
 Linh vật: thay vì giống những thương hiệu hiện nay dùng hình ảnh người nổi tiếng,
KOL,.. Thì BAEMIN lại chọn cho mình chú mèo mập đội mũ bảo hiểm mà theo như nhiều
người đánh giá là rất sáng tạo, ngộ nghĩnh cũng như không kém phần hài hước. Đây
cũng là điểm nhấn mà bộ phận truyền thông của BAEMIN muốn dù sự kiện hay chiến
dịch quảng cáo tiếp theo nào cũng sẽ xuất hiện linh vật này cùng với chủ đề phù hợp tại
thời điểm đó của hãng.
 Font chữ: sự sáng tạo của BAEMIN còn nằm ở font chữ mà thương hiệu này dùng. Nó
thân thiện với bảng chữ cái Việt Nam khi mà kể cả trong câu có dấu thì chiều cao của các
chữ cũng sẽ bằng nhau tạo cảm giác rất mới lạ và thích mắt, phù hợp với sự ngộ nghĩnh
của linh vật.

 Quản lý chuỗi cung ứng: Baemin đã phát triển một mô hình quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả để
đảm bảo các đơn hàng được giao hàng đúng thời gian và đến địa điểm yêu cầu.

 Dữ liệu khách hàng:


a. Baemin sở hữu một lượng lớn dữ liệu về thói quen ăn uống của khách hàng từ đó giúp công ty
tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và phân tích thị trường
b. Khi mà lượng người sử dụng app đặt đồ ăn chủ yếu hiện nay là người trẻ tuổi thì BAEMIN đã
nhanh chóng dùng những chiến dịch marketing để làm vừa lòng “thượng đế” của họ.
 Slogan gần gũi, cập nhập xu hướng nhanh: văn phong thời thượng, bắt kịp xu thế, theo
kịp thị hiếu của giới trẻ đã dễ dàng tạo độ viral mạnh và nhanh hơn.
 Tổ chức sự kiện tặng vé cho fan: Ở bữa tiệc âm nhạc Vheartbeat được tổ chức vào tháng
6, 7 năm 2019, BAEMIN đã chơi lớn khi đã khao fan những chiếc vé xịn sò để trực tiếp
hòa mình vào “cơn sốt” lễ hội cùng với các ca sĩ nổi tiếng của xứ sở kim chi cũng như
Vpop. Giúp cho giới trẻ tiếp cận và có những trải nghiệm khó quên cùng với BAEMIN.

 Đội ngũ nhân viên: Baemin có đội ngũ nhân viên tài năng, giàu kinh nghiệm và cực kì sáng tạo.
Các nhân viên của Baemin giúp công ty duy trì một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả,
đồng thời đảm bảo, chất lượng dịch vụ, khách hàng tốt nhất.

5. Thành công, hạn chế trong vận hành mô hình của doanh nghiệp đó
 Điểm mạnh:
- Có công ty mẹ vững chắc tại Hàn Quốc, là ứng dụng giao đồ ăn SỐ 1 Hàn Quốc và nguồn hậu thuẫn lớn
từ công ty mẹ Delivery Hero.

- Ứng dụng trình bày rõ ràng, bắt mắt, dễ dàng tìm kiếm theo từng danh mục.

- Giao hàng nhanh, giữ được độ nóng giòn của thức ăn.

- Có nhiều chương trình khuyến mãi trải đều trong năm, có các voucher khuyến mãi freeship, giảm rất
sâu, 50-60% và đặc biệt là được giảm tối đa 50-80k.

- Linh vật ấn tượng, thân thiện với độ nhận diện cao: đó là biểu tượng chú mèo mập đội nón lá kèm mũ
bảo hiểm chạy xe.

- Có loạt content quá đỗi bắt tao, hình ảnh bắt mắt, độc đáo thấu hiểu tâm lý giới trẻ, khiến độ nhận
diện Baemin cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

- Thực đơn đa dạng, chia theo từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau như “ngọt”,“healthy”.

- Tập trung phục vụ theo khu vực các vùng, các quận để giảm nhẹ phí ship, tăng tốc độ giao hàng nhanh
và tăng độ đáp ứng nhu cầu khách hàng.

 Điểm yếu:
- Có mặt tại thị trường sau Now, Grab nên có vị thế và độ nhận diện vẫn chưa bằng hai thương hiệu
trên, thực đơn cũng chưa phong phú bằng vì tập đối tác khách hàng nhà hàng chưa rộng bằng.
- Chưa có chatbot để xử lý nhanh khi nhà hàng đã đóng hoặc không order được.
- Chỉ có một mảng dịch vụ ăn uống, không bao gồm xe ôm công nghệ, giao hàng như các đối thủ như
Grab, Now, Gojek.
- Nếu thanh toán bằng ZaloPay hoặc tài khoản tín dụng, khi đặt đơn ứng dụng sẽ trừ tiền ngay, nên lúc
quán hết món hay phát sinh thêm phí thì không thể chỉnh sửa lại giá, và phải đợi một khoảng thời gian
để được hoàn tiền vào thẻ.
- Chỉ có mặt tại Hà Nội và Hồ Chí Minh chưa mở rộng ra nhiều ở các vùng khác.
 Opportunities (Cơ hội) của Baemin
 Chính sách chính phủ

Hiện nay, Việt Nam đã có các luật về thương mại điện tử, do đó Baemin có thể tự do phát triển và hoạt
động trong môi trường pháp luật của Việt Nam.

Ngoài ra nhà nước cũng khuyến khích phát triển kinh doanh theo hướng công nghệ thể hiện như việc ra
đời Luật sở hữu trí tuệ,...

 Nhu cầu người tiêu dùng

Tốc độ đô thị hóa ở các thành phố ngày càng cao, số lượng dân cư thành thị ngày càng nhiều, mọi người
cũng có nguồn thu nhập cao hơn và công việc bận rộn hơn dẫn đếnxu hướng đặt đồ ăn về nhà thay vì
nấu ăn tại nhà như trước.

Vào giờ cao điểm tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường khiến mọi người ra khỏi nhà mua đồ
ăn là điều rất nan giải. Chính vì thế dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đặt hàng qua app như Baemin đã đáp
ứng được nhu cầu của họ.

 Người Việt sử dụng điện thoại thông minh rất nhiều

Số lượng người dùng điện thoại ngày càng tăng chóng mặt. Việt Nam nằm trong top 15 nước sử dụng
điện thoại thông minh nhiều nhất trên thế giới. Đây chính là cơ hội để các app giao đồ ăn trực tuyến
phát triển.

 Người Việt Nam ưa chuộng những ứng dụng thuận tiện

Có thể liên kết với các ứng dụng trả tiền không cần tiền mặt như Zalo, Momo,.. khiến các bước thanh
toán đơn giản hơn. Giao diện thân thiện với vài thao tác đơn giản ta có thể đặt đồ ăn một cách dễ dàng.

 Ứng dụng công nghệ hiệu quả

Baemin dần nắm bắt những tiến bộ công nghệ và vận hành vào việc đổi mới giao diện giúp người dùng
dễ sử dụng hơn.

 Có chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả

Tăng cường chạy quảng cáo độc đáo và kết hợp với những quán ăn (tung ra những mã khuyến mãi chất
lượng, chương trình freeship, đầu tư hơn về mặt hình ảnh món ăn) đáp ứng nhu cầu của khách hàng..

 Threats (Thách thức)


 Có các đối thủ cạnh tranh rất mạnh

Baemin phải cạnh tranh với các hãng giao đồ ăn khác như: Grab, Now,... hai ông lớn đã có vị trí bành
trướng và độ phủ rộng khắp Việt Nam.

 Hiện nay cứ nhắc đến khuyến mãi, đốt tiền cho khách hàng thì chắc hẳn không thể không nghĩ
đến Grab. TECHBIKE là trang chuyên cập nhật những mã khuyến mãi của Grab, Now, Go-Viet,
Baemin... hàng ngày nhưng chỉ có Grab là có mã khuyến mãi liên tục để cập nhật. Grab luôn gửi
mã khuyến mãi cho khách hàng theo tuần 1 mã thường kéo dài 1 tuần và với dịch vụ GrabFood
cũng vậy, liên tục các mã khuyến mãi được bắn ra tại thời điểm hiện tại cũng đang có rất nhiều
mã khác nhau.

 Now được phát triển bởi Foody một mạng xã hội review đồ ăn được ra đời từ năm 2012 cho
đến hiện tại Foody sở hữu lượng đối tác nhà hàng lớn nhất và khủng nhất chính vì vậy Now thừa
hưởng được những thành quả trên nên bạn có thể thấy trên ứng dụng Now có rất nhiều món
ăn.Và đương nhiên nếu bạn muốn biết món ăn nhà hàng đó có ngon hay không thì chỉ cần vào
Foody để xem review là sẽ thấy.

 “Bắt tai bắt mắt” liệu có “bắt lòng”?

Người dùng Việt đã có một khoảng thời gian dài sử dụng các dịch vụ giao nhận thức ăn nhanh và đặt yêu
cầu trải nghiệm khá cao. Chính vì thế, hãng đã vấp phải những phản hồi, thảo luận tiêu cực về khâu
operation. Hầu hết thảo luận tiêu cực đều rơi vào các vấn đề liên quan đến lỗi kỹ thuật và chất lượng
phục vụ.

 Đối mặt với nhiều rủi ro, cụ thể nhất chính là “bom hàng”.

 Giao thông

Vấn đề ùn tắc giao thông luôn là nỗi ám ảnh, nó khiến việc giao đồ ăn bị kéo dài, ảnh hưởng đến chất
lượng món ăn dẫn đến việc khách hàng không hài lòng và có thể từ bỏ doanh nghiệp.

 Chi phí thu hút khách hàng cao

Chi phí đầu tư khuyến mãi/ quảng cáo và số lượng nhân viên để phủ sóng toàn bộ điểm giao nhận trên
toàn thành phố tiêu tốn số tiền không nhỏ của doanh nghiệp

6. Khuyến nghị
 Về chất lượng dịch vụ với đối tác nhà hàng:
 Baemin cần cải thiện hệ thống xét duyệt đăng ký gian hàng nhanh và chuẩn xác hơn
(Hiện nay thời gian xử lý tối đa là 12 ngày làm việc, Baemin cần xem xét giảm thời gian xử lý
xuống tối đa 7 ngày).
 Cải thiện hệ thống bản đồ, định vị vì vẫn còn rất nhiều trường hợp định vị bị lỗi, dẫn đến việc
nhầm lẫn
 Hiện tại, Baemin không có thông tin về lịch sử bán hàng của từng quán ăn. Vì thế, Baemin có thể
xem xét bổ sung thông tin về lịch sử bán hàng, hình ảnh của quán ăn lên app
 Về chi phí, ưu đãi:
 Cân nhắc bổ sung thêm một số gói khuyến mại dành cho những đối tượng khách hàng khác. Khi
nhắc đến Baemin thì hình ảnh tệp khách hàng GenZ luôn được nhắc đến. Để có thể mở rộng
thêm thị phần của mình, Baemin nên xây dựng những chính sách ưu đãi dành cho các đối tượng
khách hàng như: “Couple” dành cho các cặp tình nhân.
 Áp dụng chương trình, nếu khách hàng để lại hình ảnh của món ăn cũng như đánh giá trong thời
gian 24h nhận hàng sẽ được tích luỹ điểm, đổi voucher giảm giá,...Chính lượng bình luận, hình
ảnh này giúp cho các khách hàng khác có cái nhìn khách quan hơn, lượng tương tác bình luận
cũng giúp tăng độ tin cậy, giúp các quán ăn khắc phục được điểm yếu của mình
 Về dịch vụ chăm sóc khách hàng:
 Phân cấp khách hàng thành các thứ bậc theo một số chỉ tiêu như: số đơn hàng, số năm sử dụng,
tổng chi tiêu,... Từ đó, đưa ra các ưu đãi đối với từng cấp khách hàng khác nhau
 Nâng cao hệ thống máy chủ, tránh tình trạng app lỗi, khách hàng đăng nhập không thành công
 Về thái độ phục vụ
 Mở lớp đào tạo về các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn
đề,....Mặc dù Baemin đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử tài xế Baemin của mình, cũng như Baemin
thường được biết đến với thái độ tử tế, vui tươi, tác phong chuyên nghiệp, thế nhưng Baemin
cũng cần chú ý để có thể rà soát, nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên, đặc biệt là tài xế-
người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
 Cập nhật, bổ sung kiến thức về công nghệ, nắm bắt đầy đủ chức của app cho tài xế để có thể
thuận lợi, hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
 Về chiến lược cạnh tranh với đối thủ: Nên tiếp tục tập trung đầu tư vào các chiến lược truyền
thông bắt trend độc đáo để tăng độ nhận diện thương hiệu và chiến lược tập trung vào địa
phương để đáp ứng nhu cầu khách hàng cao hơn đồng thời cũng không ngừng mở rộng phạm vi
phục vụ.

ELSA

I. Tổng quan về ELSA


ELSA Speak (English Language Speech Assistant) là một ứng dụng học tiếng Anh trên di động,
startup công nghệ giáo dục tại Silicon Valley được thành lập bởi bà Văn Đinh Hồng Vũ cùng với
người bạn Bồ Đào Nha của mình là Tiến sĩ Xavier Anguera với mục đích cải thiện khả năng khả
năng phát âm và giao tiếp tiếng Anh của người Việt nói riêng và người dùng tiếng anh trên toàn
thế giới nói chung. ELSA sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói để đánh giá phát âm của
người dùng, đưa ra các gợi ý và luyện tập cho phù hợp với trình độ của người dùng.
Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, ELSA Speak đã chính thức ra mắt vào năm 2018. Ứng
dụng này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của người dùng trên toàn thế giới và nhận
được nhiều giải thưởng, bao gồm giải thưởng Đổi mới Công nghệ Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc
và giải thưởng Châu Á của Google Demo Day.
Cũng trong năm 2018, ELSA Speak đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong thời gian
ngắn, ELSA Speak đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người học tiếng Anh tại Việt Nam và
trở thành một trong những ứng dụng học tiếng Anh phổ biến nhất tại đây. Với phương châm
"học tốt tiếng Anh, thành công trên toàn cầu", ELSA Speak đã đạt được thành công lớn tại thị
trường Việt Nam với hơn 2 triệu người dùng.
Hiện nay, ELSA Speak đã trở thành một trong những ứng dụng học tiếng Anh trên di động phổ
biến nhất trên thế giới, với hơn 15 triệu người dùng từ hơn 100 quốc gia khác nhau. Công ty
ELSA đang tiếp tục phát triển và cập nhật các tính năng mới để mang đến cho người dùng trải
nghiệm học tập tiếng Anh tốt nhất.
II. Mô hình kinh doanh số của ELSA
Mô hình kinh doanh số của ELSA là mô hình giáo dục điện tử, một thể loại mô hình kinh doanh
số nội dung, cung cấp dịch vụ giáo dục trên mạng Internet đến với người dùng.
Các khóa học của ELSA Speak được chia thành các gói học khác nhau, với mức phí khác nhau,
tùy thuộc vào mục đích học tập của khách hàng. ELSA Speak cung cấp cho khách hàng của
mình các gói học giao tiếp, phát âm, luyện nghe và nói, cũng như các gói học tiếng Anh chuyên
sâu cùng với tính thuận tiện cho người dùng bởi họ có thể học ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào mà họ
muốn, phù hợp với thời gian học tập và làm việc của người dùng.
Ngoài ra, Elsa Speak cũng cung cấp các gói dịch vụ tùy chỉnh cho các doanh nghiệp và tổ chức
giáo dục có nhu cầu lớn, với giá cả phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu của khách hàng.

Key partnerships Key activities Value Customer Customers


・ Các doanh ・ Nghiên cứu proposition relationships segment
nghiệp, tập đoàn và cải thiện cơ ・ Giúp người ・Nền tảng tự ・ Nhân viên
・ Các chuyên gia sở hạ tầng công dùng cải thiện kỹ phục vụ văn phòng
và tổ chức giáo nghệ năng phát âm ・Chính sách ・Học sinh &
dục, trường học, ・ Nghiên cứu ・Tăng cường khả chăm sóc khách sinh viên
Đại học và phát triển năng luyện tập hàng ・Trẻ em
・ Các cửa hàng sản phẩm bằng các chủ đề ・Xây dựng mối ・ Người có
ứng dụng và nền ・ Chăm sóc thực tế liên kết với nhu cầu học
tảng phân phối khách hàng ・ Tiết kiệm thời khách hàng tiếng Anh
・ Tiếp thị và gian và chi phí
quảng cáo ・ Cải thiện sự tự
tin trong giao tiếp
Key resources Channels
・ Công nghệ ・ Ứng dụng di
nhận dạng động
giọng nói ・Website
・Dữ liệu ngôn ・ Đối tác trung
ngữ gian
・ Các chuyên ・ Kênh truyền
gia về ngôn thông mạng xã
ngữ và giáo hội
dục

Cost structure Revenue stream


・Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm ・Doanh thu từ cung cấp các gói sản phẩm
・Chi phí cơ sở hạ tầng công nghệ của ứng dụng
・Chi phí quản lý doanh nghiệp ・Doanh thu từ hợp đồng đối tác giáo dục
・Chi phí bán hàng và doanh nghiệp
・Doanh thu từ hiển thị quảng cáo
1. Đối tác chính
- Elsa Speak có thể hợp tác với các trường học và tổ chức ngôn ngữ để, từ đó có thể tiếp cận
được với nhiều đối tượng học sinh đang tìm cách cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh của mình.
- Các doanh nghiệp và tập đoàn cũng là một đối tác quan trọng. Nhiều doanh nghiệp nghiệp, tập
đoàn có đội ngũ nhân viên cần nâng cao trình độ tiếng Anh để phục vụ cho công việc.
- Hợp tác với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm để cho ra kho tài nguyên chất lượng, cung cấp
nội dung bài học đa dạng đến người dùng.
- Elsa Speak hợp tác với các nền tảng phân phối như App Store, CH Play…để người dùng có thể
dễ dàng truy cập nền tảng cũng như đảm bảo khả năng hiển thị của nền tảng trên thị trường.
2. Hoạt động chính
- Hoạt động cốt lõi của Elsa Speak là phát triển và cải tiến liên tục phần mềm học tập, công cụ
nhận diện giọng nói, chỉnh sửa phát âm do AI cung cấp cũng như liên tục đổi mới ứng dụng. Các
hoạt động như mở rộng vốn từ vựng, đa dạng hóa các giọng và phương ngữ, tinh chỉnh bộ tài
liệu học tập cho phù hợp với bối cảnh xã hội….đảm bảo người dùng có một trải nghiệm học tập
tốt nhất.
- Elsa Speak còn đầu tư vào các hoạt động tiếp thị và quảng cáo như hợp tác với các trường học,
tổ chức giáo dục hay các doanh nghiệp để quảng bá nền tảng, tiếp cận và thu hút người dùng.
- Bên cạnh đó, việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ các vấn đề phát sinh trong khi sử dụng dịch vụ là rất
quan trọng để giữ chân khách hàng. Đội ngũ của Elsa Speak sẵn sàng trả lời các câu hỏi của
người dùng, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ khắc phục sự cố kỹ thuật (nếu có)

3. Giá trị
- Giúp người dùng cải thiện kỹ năng phát âm: Elsa Speak sử dụng công nghệ nhận dạng giọng
nói để giúp người dùng cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh của họ. Ứng dụng này cho phép
người dùng nói, sau đó đánh giá cách phát âm của họ và phản hồi trực tiếp cho từng người dùng.
- Tăng cường khả năng luyện tập bằng các chủ đề thực tế: Elsa Speak cung cấp cho người dùng
hàng ngàn bài kiểm tra và chủ đề luyện tập khác nhau, từ kinh doanh đến du lịch, văn hóa và
giáo dục.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Elsa Speak là một ứng dụng học trực tuyến, do đó, người dùng
có thể học tập từ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
- Cải thiện sự tự tin trong giao tiếp: Với việc cải thiện kỹ năng phát âm và tăng cường vốn từ
vựng, người dùng có thể giao tiếp tiếng Anh một cách tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày và
trong công.
4. Nguồn lực chính
- Công nghệ nhận dạng giọng nói: Elsa Speak sử dụng công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) và
Machine Learning (Học máy). Công nghệ nhận dạng giọng nói này được xây dựng dựa trên dữ
liệu từ hàng ngàn người dùng khác nhau, giúp cho ứng dụng có khả năng nhận dạng và đánh giá
phát âm một cách chính xác.
- Dữ liệu ngôn ngữ: được biên soạn bởi các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới, từ nguồn tài
liệu chính thống và uy tín, với các chủ đề thực tế như kinh doanh, du lịch, văn hóa và giáo dục.
- Các chuyên gia về ngôn ngữ và giáo dục: Elsa Speak có một đội ngũ chuyên gia về ngôn ngữ
và giáo dục, đảm bảo rằng các bài tập và phản hồi của ứng dụng là chính xác và hiệu quả.
5. Quan hệ khách hàng
- Nền tảng tự phục vụ: Nền tảng self-service của Elsa Speak cho phép người dùng có thể tự mở
tài khoản và quản lý tài khoản của mình, thanh toán tự động thông qua ứng dụng và website của
mình mà không cần có sự hiện diện của giao dịch viên.Nền tảng này giúp Elsa giảm thiểu chi phí
hoạt động và tăng cường trải nghiệm khách hàng.
- Chính sách chăm sóc khách hàng: Elsa xây dựng tổng đài chăm sóc khách hàng cũng như
email, hộp thoại để giải đáp thắc mắc cũng như tiếp nhận góp ý của người dùng.
- Xây dựng mối liên kết với khách hàng: Elsa xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các trường học,
doanh nghiệp, đánh vào nhu cầu trau dồi kỹ năng tiếng anh cao của học sinh và các nhân viên,
những người đã đi làm. Elsa còn cho ra mắt các chương trình đào tạo tiếng Anh được thiết kế
phù hợp với đặc thù và nhu cầu riêng cho từng lĩnh vực, ngành nghề. Điển hình: Đào tạo tiếng
Anh cho trường học, đào tạo tiếng Anh nhà hàng - khách sạn, đào tạo tiếng Anh dành cho ngành
IT…
6. Kênh truyền thông và phân phối
- Ứng dụng di động: Kênh phân phối dịch vụ chính của Elsa. Elsa cung cấp tất cả các khóa học
của mình thông qua ứng dụng di động, tạo điều kiện cho người dùng có thể tiếp cận với các khóa
học mọi lúc mọi nơi, giúp tăng trải nghiệm của người dùng.
- Website: cho phép người dùng tiếp cận dịch vụ thông qua nền tảng website cho máy tính, qua
đó giúp người dùng tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ của mình.
- Đối tác trung gian: Elsa hợp tác với các đối tác trung gian khác như các trường học, tổ chức
giáo dục, nhà bán lẻ, doanh nghiệp để đưa sản phẩm của mình đến các khách hàng tiềm năng.
- Ngoài ra còn thông qua các trang truyền thông mạng xã hội khác nhau như Facebook, Zalo,
Twitter,...
7. Phân khúc khách hàng
- Nhân viên văn phòng (trên 25 tuổi): đây là nhóm có nhu cầu cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh
cao nhất nhưng lại không có điều kiện để tham gia các lớp học truyền thống nên việc học qua
ứng dụng là giải pháp tối ưu nhất. Về nhóm này, họ có yêu cầu khắt khe đối với sản phẩm, việc
học tập phải thật sự mang lại hiệu quả cao và tài chính không phải là vấn đề đối với họ.
- Học sinh & sinh viên (từ 15 - 25 tuổi): đây là nhóm đối tượng mang lại lợi ích khá dễ trong
việc sử dụng dịch vụ sản phẩm của doanh nghiệp với yêu cầu với sản phẩm/dịch vụ không
nhiều, dễ đáp ứng. Và nhóm này sẽ sử dụng những sản phẩm phổ thông vì tài chính một phần
vẫn phụ thuộc vào gia đình.
- Trẻ em (từ 4 - 14 tuổi): sản phẩm dành cho nhóm này cũng cần được thiết kế riêng biệt về màu
sắc, hình thức và nội dung như học tập thông qua các trò chơi, chuyện cổ tích, bài hát,...vui nhộn
nhiều màu sắc.
8. Cơ cấu chi phí
- Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm: cần phải đầu tư nhiều nguồn lực và chi phí cho việc
nghiên cứu, phát triển và cập nhật các tính năng mới, nâng cao trải nghiệm người dùng và đảm
bảo tính bảo mật của ứng dụng.
- Chi phí cơ sở hạ tầng công nghệ: để ứng dụng sử dụng được mượt mà hơn thì cần phải liên tục
bảo trì và nâng cao tốc độ xử lý của hệ thống máy chủ; nâng cao độ nhạy của hệ thống phân tích
dữ liệu cũng như mở rộng khả năng lưu trữ dữ liệu của hệ thống điện toán đám mây.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: ELSA Speak cần phải chi trả cho các hoạt động vận hành hàng
ngày, cho hoạt động quan hệ đối tác, chi phí lương và phúc lợi cho nhân viên.
- Chi phí bán hàng: đầu tư vào chiến lược quảng cáo, tiếp thị để quảng bá ứng dụng theo cả hình
thức truyền thống và trực tuyến cũng như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó còn bao
gồm chi phí cho hoạt động hậu mãi, chăm sóc khách hàng,...
9. Dòng doanh thu
- Doanh thu từ cung cấp các gói sản phẩm của ứng dụng: đây chính là nguồn doanh thu chính
của ELSA Speak, thông qua việc yêu cầu trả phí để sử dụng các gói sản phẩm với nội dung
chuyên biệt.
- Doanh thu từ hợp đồng đối tác giáo dục và doanh nghiệp: chẳng hạn như hợp tác cung cấp và
phát triển nội dung với các trung tâm anh ngữ; hợp đồng xây dựng lộ trình học theo nhu cầu
riêng của từng doanh nghiệp,...
- Doanh thu từ hiển thị quảng cáo: ELSA hiển thị quảng cáo trên nền tảng của mình và thu phí từ
các công ty quảng cáo để hiển thị quảng cáo trên nền tảng của họ. Tuy nhiên, các quảng cáo này
không xuất hiện trong các khóa học trả phí của ELSA.

III. Chuỗi giá trị


1. Conception
+ Sản phẩm chính của ELSA Speak là một ứng dụng học ngoại ngữ trực tuyến, tập trung vào
việc cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh và giao tiếp của người dùng. Ứng dụng này được thiết
kế để giúp người dùng tập trung vào các kỹ năng cần thiết để phát âm chuẩn xác và tự tin khi sử
dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong công việc.
+ ELSA Speak sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ nhận dạng giọng nói để đánh giá phát âm
của người dùng và cung cấp cho họ các phản hồi và gợi ý để cải thiện kỹ năng của mình. Ứng
dụng này còn cung cấp các dạng bài tập và hoạt động giúp người dùng phát triển khả năng nghe,
hiểu và sử dụng tiếng Anh một cách tự tin, hiệu quả.
Tương tác với khán giả
+ Bên cạnh ứng dụng học ngoại ngữ, ELSA Speak còn cung cấp các tài nguyên miễn phí như
blog và video hướng dẫn để hỗ trợ học tập và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của người dùng.
+ Người dùng có thể sử dụng thử các sản phẩm của Elsa Speak miễn phí trong vòng 7 ngày, sau
7 ngày người dùng sẽ phải mua các gói premium để tiếp tục học trên ứng dụng Elsa.
2. Content development/ Production
+ Các nội dung trên Elsa Speak đều do chính công ty sản xuất. ELSA Speak còn hợp tác với các
chuyên gia ngoại ngữ để phát triển nội dung và chương trình học tập như Tập đoàn giáo dục
Pearson, Tổ chức Giáo dục Hàn Quốc (Korea Education Organization), và Bộ Giáo dục và Đào
tạo Việt Nam…Các chuyên gia này cung cấp kiến thức và kinh nghiệm để giúp ELSA Speak
thiết kế các hoạt động và bài tập giúp người dùng cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh. Elsa
Speak còn là ứng dụng học tiếng anh được tin dùng bởi hàng trăm trường học, Đại học và các Tổ
Chức giáo dục nổi tiếng trên thế giới như British Council, Fulbright, IDP IELTS,... Như vậy
người dùng có thể chắc chắn rằng các bài học của Elsa đều có nguồn cung cấp đáng tin cậy, đảm
bảo không đạo nhái, sao chép và có tính học thuật cao.
+ Bên cạnh đó, ELSA Speak còn không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ
nhận biết giọng nói để có thể hỗ trợ người dùng phát âm đạt đến độ chính xác cao nhất. Ngoài
nhận biết giọng nói, Elsa speak còn sử dụng nhiều công nghệ khác như AI, Thực tế ảo VR…để
mang đến trải nghiệm học tập tốt nhất cho người dùng.
+ ELSA Speak tiếp nhận các phản hồi từ người dùng để cải tiến sản phẩm của mình. Công ty sử
dụng các công cụ như khảo sát và hộp thư góp ý để thu thập thông tin và ý kiến từ người dùng,
sau đó phản hồi và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng.
3. Acquisition & Placement of Advertising
+ ELSA Speak sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến như Google AdWords và Facebook Ads
để tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Các quảng cáo này thường được tập trung vào các từ khóa
liên quan đến việc học tiếng Anh và phát âm tiếng Anh.
+ ELSA Speak còn hợp tác với các influencer và chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục để giới thiệu
sản phẩm của mình thông qua các kênh truyền thông xã hội như Hana’s Lexis, Khánh Vy và
nhiều youtuber khác. Các influencer này sẽ giới thiệu ứng dụng và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân
về việc sử dụng ứng dụng Elsa Speak để học và phát âm tiếng Anh.
+ Bên cạnh đó, Elsa Speak cũng tự tạo ra các nội dung hữu ích, mang tính giáo dục như đưa ra
các lời khuyên cho việc học tiếng anh, cung cấp các kỹ năng và vài học miễn phí liên quan đến
việc học ngoại ngữ và phát âm tiếng anh trên các kênh truyền thông xã hội, blog và youtube
riêng của mình.
4. Technical Distribution
Để sử dụng và tiếp cận với nội dung của Elsa, khách hàng phải tải ứng dụng về thiết bị của mình,
sau đó tạo tài khoản và đồng ý nhận nội dung từ ứng dụng, ELSA sẽ đẩy nội dung đến với người
dùng (pull).
ELSA cung cấp cho khách hàng đa dạng các khóa học với nội dung và thời hạn khác nhau như 1
năm, 2 năm, trọn đời. Và tùy thuộc vào từng gói mà khách hàng trả phí, ELSA sẽ phân phối và
cung cấp nội dung tương ứng đến với khách hàng (push).
+ Chẳng hạn khi mua gói Combo ELSA + LINGUIX thì sẽ được cung cấp thêm dịch vụ kiểm tra
ngữ pháp, cung cấp cho khách hàng các đề xuất phù hợp dựa trên ngữ cảnh từ Linguix, làm cho
câu của bạn trở nên rõ ràng, trôi chảy và chính xác hơn.
+ Hay gói ELSA For Student được thiết kế với nội dung học tiếng Anh chuẩn quốc tế cho học
sinh; gói ELSA cho doanh nghiệp cung cấp tính năng hỗ trợ cho việc học tiếng anh giao tiếp
trong kinh doanh.
5. Marketing and Distribution
 Kênh trực tiếp:
 ELSA hướng tới việc xây dựng một hệ thống đại lý chuyên nghiệp, có uy tín để khách hàng mua
các khóa học ELSA dễ dàng và yên tâm khi thanh toán, và có vấn đề thắc mắc có thể trao đổi
trực tiếp. Các nhà sách, trung tâm ngoại ngữ, hay các đơn vị giáo dục như trường học có thể là
những đại lý cộng tác phù hợp với định hướng của ELSA. ELSA có thể liên kết với các trung
tâm tiếng Anh trong việc tích hợp phần mềm để dạy kỹ năng nói, phát âm cho các học viên; hay
có thể liên kết để xây dựng chương trình tiếng Anh với các trường học.
 Hình ảnh ELSA còn được phổ biến hơn đến cộng đồng thông qua việc tổ chức và tham gia các
buổi hội thảo để giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ mà ELSA cung cấp. Từ đó có thể dễ dàng tiếp
cận và trao đổi để hiểu nhu cầu khách hàng hơn.
 Quảng bá thông qua hoạt động tài trợ: ELSA thường tài trợ cho các cuộc thi tại các trường học,
đặc biệt là các cuộc thi về Tiếng Anh, hùng biện,.. thông qua đó mà ELSA có thể dễ dàng tiếp
cận với nhóm khách hàng mục tiêu của mình là sinh viên, học sinh.
 Kênh trực tuyến:
 ELSA đẩy mạnh việc đăng quảng cáo trên các website, đặc biệt là các website về học tiếng anh
và tìm tài liệu tiếng anh như Cambly, các website của các trung tâm tiếng Anh như Anh ngữ Ms.
Hoa, IELTS Fighter,..
 Quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook thông qua việc xây dựng cho mình một
Fanpage ELSA Speak Vietnam với hơn 216000 lượt thích và theo dõi; liên kết với các nhóm học
tiếng anh trên Facebook để quảng bá sản phẩm sản phẩm,... Hoặc thông qua quảng cáo tin nhắn
trên Zalo Ads, gửi tặng các voucher giảm giá để kích thích khách hàng tiến đến bước mua hàng.
 ELSA hiện cũng đang phân phối sản phẩm của mình thông qua các sàn thương mại điện tử như
Lazada, Shopee, Tiki và cung cấp nhiều mã khuyến mãi khi mua hàng để thích nghi với nhu cầu
mua sắm trực tuyến ngày càng tăng.
6. Billing
Về chính sách thanh toán, ELSA hiện đại hóa quy trình thanh toán của mình bằng nhiều hình
thức thanh toán khác nhau để thuận tiện và nhanh nhất và phù hợp với nhu cầu của khách hàng:
+ Thanh toán khi nhận hàng: đặc biệt là đối với các khách hàng mua mã kích hoạt, thẻ học thông
minh trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee thì có thể thanh toán thông qua nhân
viên vận chuyển.
+ Hoặc thanh toán qua Visa, Mastercard thông qua Vnpay (hỗ trợ các ngân hàng trong nước)
hoặc Paypal (Hỗ trợ ngân hàng trong nước và quốc tế) giúp tiết kiệm chi phí, và thuận tiện hơn
trong việc thu tiền.
+ Thanh toán chuyển khoản: Ngay sau khi nhận được thanh toán của khách hàng qua chuyển
khoản, ELSA sẽ liên hệ lại để xác nhận thông tin và hỗ trợ giải quyết giao hàng theo thỏa thuận
hợp đồng hoặc theo thỏa thuận trực tiếp với khách hàng
IV: Tài sản cốt lõi
1. Nội dung được cung cấp và quyền khai thác
+ ELSA tự xây dựng và cung cấp nội dung giáo dục của mình đầy đủ tất cả các kỹ năng nói, bao
gồm phát âm, nhấn âm và ngữ điệu; hơn 200 chủ đề, 5.000 bài học, 26.000 bài luyện tập, từ tiếng
Anh thương mại, chuyên ngành đến hội thoại thông thường. Các nội dung của ELSA Speak được
chọn lọc từ các đầu sách uy tín và đã được cấp quyền khai thác và sử dụng.
+ Đầu vào phát âm của ELSA do các chuyên gia ngôn ngữ (speech therapist) hàng đầu thế giới
biên soạn để đảm bảo đủ tính chuyên môn để huấn luyện chuyển đổi ngữ âm cho người học. (VD
Trong số các chuyên gia đang làm việc với ELSA, có ông Paul Meier là chuyên gia huấn luyện
ngữ âm cho các ngôi sao Hollywood & các CEO của các tập đoàn đa quốc gia.)
2. Thương hiệu
+ ELSA ngày càng nâng tầm được giá trị thương hiệu của mình cả trong và ngoài nước, được sự
tín nhiệm và tin cậy của nhiều người học tiếng Anh cũng như các nhà phê bình và được nhiều
giải thưởng lớn.
+ Ngoài ra, ứng dụng ELSA đã đạt được hơn 40 triệu lượt tải trên toàn cầu, hơn 10 triệu lượt tải
tại Việt Nam và được tin dùng trên hơn 100 quốc gia, được đánh giá 4.7 sao và là ứng dụng tiêu
biểu trên App Store tại 30+ quốc gia. Tại Việt Nam, ELSA Speak hiện nay đang là ứng dụng
được tin tưởng sử dụng trong các trường học từ phổ thông lên đến đại học.
3. Nguồn nhân lực
Là điều ELSA luôn chú trọng đến.
+ Với mô hình mở rộng ở nhiều quốc gia, nhân viên tại ELSA phải có tầm nhìn toàn cầu sẽ dễ
dàng thích nghi với nhiều nền văn hóa khác nhau, các múi giờ làm việc linh hoạt của ELSA
tương ứng với từng thị trường quốc gia khác nhau.
+ Nhân sự của ELSA có trình độ, có kiến thức, biết nắm bắt xu hướng. Đặc biệt là có khả năng
sử dụng tiếng Anh tốt để đọc tài liệu, giao tiếp tốt với khách hàng.
+ Đội ngũ chuyên gia cố vấn hàng đầu thế giới tại Silicon Valley, châu Âu và châu Á
+ Đội ngũ kỹ sư công nghệ tài năng nghiên cứu và không ngừng cải tiến nền tảng và công nghệ
mà ELSA sử dụng.
+ Đội ngũ nhân viên đầy trách nhiệm, luôn thường trực để hỗ trợ, trả lời những thắc mắc mà
khách hàng gặp phải thông qua hotline, câu hỏi trên website.
+ Đội ngũ nhân viên bán hàng, marketing cũng là một nguồn nhân sự nòng cốt, giúp quảng bá
hình ảnh của ELSA rộng hơn đến với cộng đồng thông qua các phương tiện tiếp thị khác nhau.
4. Mạng lưới liên kết hợp tác
+ Hợp tác với các trường đại học và các tổ chức giáo dục nổi tiếng như Đại học Đông Á, Trường
Anh ngữ Quốc tế Speak UP, Kyoto University, Nanyang Technological University, IMAP.
+ ELSA Speak đã ký kết hợp tác với Công ty cổ phần thương mại IEC Group - đơn vị chuyên
cung cấp các giải pháp, tài liệu dạy học ngoại ngữ tối ưu từ các tổ chức giáo dục hàng đầu thế
giới.
+ ELSA cũng ký kết hợp tác với Pasal hỗ trợ học viên nâng cao kỹ năng nói (speaking) cho kỳ
thi IELTS.
+ ELSA hợp tác với quan hệ đối tác chiến lược với SEAC – một đơn vị đào tạo và phát triển
nhân lực uy tín hàng đầu ở Thái Lan và Đông Nam Á mang Giải pháp đào tạo tiếng Anh cho
doanh nghiệp “ELSA 3-trong-1” đến 2.000 doanh nghiệp lớn và trường học.
+ Ngoài ra, Elsa Speak cũng hợp tác với nhiều đơn vị khác như PTE Magic , OOOLAB,
SMARTR,..
V. Năng lực cốt lõi
1. Năng lực tìm nguồn nội dung
+ Giáo trình giảng dạy của ELSA được thiết kế bởi các huấn luyện viên phát âm đẳng cấp và kết
quả đã được chứng minh trên toàn thế giới.
+ Ngoài ra, ELSA còn cho phép người dùng của mình đóng góp nội dung bằng tính năng “Bộ
bài học”, họ có thể tự tạo cho mình một danh sách các từ hoặc câu yêu thích để luyện tập và
những người dùng khác có thể lựa chọn học theo danh sách đã được tạo ra đó theo từng chủ đề.
2. Năng lực sáng tạo nội dung
+ Sáng tạo nội dung bắt kịp xu hướng của xã hội thông qua việc phát triển các bộ bài học, chủ
đề thảo luận liên quan đến vấn đề mới nổi, được xã hội quan tâm như thời gian dịch bệnh
COVID-19 mới diễn ra thì ELSA đã nhanh chóng theo kịp xu thế khi cho ra mắt các bài học, chủ
đề Tiếng Anh xoay quanh dịch bệnh, virus và COVID-19.
+ Để hỗ trợ thêm cho học viên của mình, ELSA còn sáng tạo các nội dung xoanh quanh việc học
Tiếng Anh như chia sẻ các cách học hiệu quả, cẩm nang học Tiếng Anh tại nhà,...thông qua blog
và kênh youtube chính thức.
+ Ngoài ra, ELSA còn sáng tạo thêm các nội dung quảng bá cho app học tập như giới thiệu các
tính năng của app, hướng dẫn mua các gói học, công nghệ tiên tiến của app, điểm vượt trội của
học trên app so với học trung tâm,...nhằm thu hút thêm học viên.
3. Năng lực phát triển sản phẩm
+ Với sản phẩm, ELSA không ngừng cập nhật và đổi mới các tính năng để phát triển sản phẩm
của mình, ví dụ như tính năng mới mang tên ELSA Teacher Dashboard (Bảng quản lý lớp học).
Đây là tính năng có vai trò kết nối những người dùng đơn lẻ thành một lớp học trực tuyến cực kỳ
thú vị được ELSA cho ra mắt để hướng tới mục đích mở rộng đối tượng là các tổ chức quy mô
lớn như các doanh nghiệp và trường học.
+ ELSA luôn không ngừng hoàn thiện và cập nhật nguồn từ vựng trong kho từ điển độc quyền.
Ngoài ra, ELSA còn hợp tác với các nhà cung cấp khác để đáp ứng thêm các nhu cầu và mở rộng
tệp khách hàng của mình, điển hình như việc hợp tác với Linguix nhằm hỗ trợ kỹ năng writing;
với Thebookland mang lại trải nghiệm đọc sách tiếng Anh mới lạ giúp trẻ em tiếp cận thêm các
chương trình học tiếng Anh hiệu quả hơn.
+ Về công nghệ, ELSA không ngừng phát triển công nghệ AI trong nhận diện giọng nói để đánh
giá và phân tích kết quả của học viên được chuẩn xác, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nền tảng
vận hành của ứng dụng cũng luôn được cập nhật và phát triển bởi đội ngũ các chuyên gia kỹ
thuật nhằm mang lại trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng.
4. Năng lực phân phối
+ ELSA có công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo với tốc độ xử lý nhanh giúp cho họ trở thành ứng dụng
học nói và giao tiếp tiếng Anh gần như duy nhất có thể sửa lỗi phát âm chính xác từng âm tiết,
đồng thời đưa ra nhận xét tức thì trong vòng vài giây.
+ Công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo của ELSA còn có khả năng thiết kế một lộ trình học riêng cho
từng cá nhân, phù hợp với năng lực và mục tiêu từ đó có thể phân phối nội dung tới người dùng
một cách nhanh chóng và đầy đủ. Chẳng hạn như khách hàng doanh nghiệp sẽ được cung cấp
các bài học thiên về giao tiếp trong môi trường làm việc; khách hàng là lứa tuổi từ 5 - 12 tuổi sẽ
thiêng về nội dung có vốn từ đơn giản, dễ nhớ.
VI. Phân tích SWOT
Nhóm dùng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức
của Elsa Speak. Từ điểm mạnh này mang lại thành công cho ELSA như thế nào; từ điểm yếu đưa
ra khuyến nghị để khắc phục; từ cơ hội và đe dọa để đưa ra phương hướng phát triển trong tương
lai.

Strengths Weakness

• Công nghệ giọng nói AI tiên tiến: ELSA • Độ phổ biến của ứng dụng: So với một số
nghiên cứu và phát triển công nghệ AI với hơn ứng dụng giảng dạy tiếng Anh khác, ELSA
300 triệu điểm dữ liệu giọng nói và đã được Speak chưa được phổ biến rộng rãi. Trên
huấn luyện bằng phương pháp machine Google Play, ứng dụng chỉ có khoảng hơn 10
learning, mang đến trải nghiệm học tập tiên triệu lượt tải về, trong khi một số ứng dụng
tiến và hiệu quả. khác như Duolingo có hơn 100 triệu lượt tải.
• Nội dung học tập đa dạng và phù hợp: • Phí sử dụng: ELSA Speak không miễn phí
ELSA Speak cung cấp các bài học tiếng Anh và đòi hỏi người dùng phải trả phí để sử dụng
đa dạng, phù hợp với nhu cầu và trình độ của lâu dài các gói dịch vụ.
từng người dùng, được thiết kế bởi các chuyên • Phản hồi và hỗ trợ khách hàng: Một số
gia giảng dạy tiếng Anh và được cập nhật khách hàng đã phản ánh về chất lượng phản
thường xuyên. hồi và hỗ trợ của ELSA Speak khi gặp vấn đề
• Chất lượng sản phẩm được đánh giá cao: trong quá trình sử dụng là còn khá chậm. Qua
ELSA Speak được đánh giá rất cao về chất đó gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người
lượng sản phẩm bởi các chuyên gia và người dùng và độ tin cậy của sản phẩm.
dùng. • Thiếu sự linh hoạt: suy cho cùng thì việc đo
• Sự phát triển nhanh chóng trên thị trường: lường tính đúng đắn của giọng nói được thực
ELSA Speak hiện có hơn 15 triệu người dùng hiện bởi máy học và AI cũng sẽ không chính
trên toàn thế giới tại hơn 100 quốc gia. Ngoài xác hoàn toàn. Các nhận xét mang tính rập
ra, ELSA Speak cũng đã thu hút được các nhà khuôn được lập trình sẵn, thiếu khách quan và
đầu tư lớn như Google và Gradient Ventures. tình thích nghi với nhiều chất giọng khác
nhau.

Opportunities Threats

• Đối tượng khách hàng tiềm năng của ELSA • Sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn: ELSA
Speak rất lớn: mở rộng thị trường bằng cách Speak đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ
tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng lớn trên thị trường, bao gồm cả những tên
đang tìm kiếm các giải pháp học tiếng Anh tuổi lớn như Duolingo, Rosetta Stone và
trực tuyến chất lượng cao. Babbel.
• Tăng cường hợp tác với các đối tác địa • Khó khăn trong tìm kiếm đối tác và đầu tư:
phương: ELSA Speak có thể tìm kiếm các cơ Việc tìm kiếm đối tác và đầu tư để phát triển
hội hợp tác với các đối tác địa phương như sản phẩm là một thách thức đối với ELSA
trường học, các trung tâm đào tạo Anh ngữ Speak do ELSA có thời gian hoạt động chưa
hoặc các công ty địa phương để mở rộng thị dài và dòng lợi nhuận chưa đủ lớn.
trường và quảng bá sản phẩm. • Thay đổi trong thị hiếu của người dùng:
• Tận dụng các xu hướng công nghệ mới: ngày nay, nhiều người hướng đến việc học
ELSA Speak có thể tận dụng các xu hướng thêm các ngôn ngữ khác và nhiều ứng dụng
công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), học khác thì hỗ trợ học đa dạng ngôn ngữ vượt
sâu và thị giác máy tính để tăng cường tính trội hơn.
năng của sản phẩm và đảm bảo tính cạnh tranh • Chi phí để nâng cao và cập nhật công nghệ
của sản phẩm trên thị trường. tốn kém.

VII. Thành công của Elsa Speak


 Quốc tế:
 Năm 2016, Elsa đạt giải nhất cuộc thi Công Nghệ Giáo Dục toàn cầu SXSWedu tại Mỹ
do Bill Gates Foundation tài trợ. Đồng thời lọt vào top 8 ứng dụng có tổng doanh thu cao
nhất trên Android. Start up này cũng là đại diện đến từ Việt Nam tham gia Google
Launchpad Accelerator 2016 và lọt top 4 công ty sử dụng AI (công nghệ trí tuệ nhân tạo)
để thay đổi thế giới của Forbes.
 Tháng 2/2019, Elsa đã “lọt vào mắt xanh” là Gradient Ventures - quỹ mạo hiểm chuyên
đầu tư vào Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) của Google và gọi thành công 7 triệu USD vốn đầu tư
trong vòng Series A tại Silicon Valley.
 Việt Nam:
 Ngày 25/11/2022, startup công nghệ ELSA đã được vinh danh tại sự kiện EDU4.0 với
giải thưởng “Công nghệ Giáo dục tiêu biểu 2022”. EDU4.0 là sự kiện lớn nhất trong năm
tại Việt Nam tập trung vào lĩnh vực Công nghệ Giáo dục.

VIII. Khuyến nghị khắc phục điểm yếu và phương hướng phát triển
 Khuyến nghị khắc phục điểm yếu
 Tăng cường tính tương tác: Hiện tại, Elsa Speak vẫn chưa có tính năng tương tác đầy đủ
với người dùng. Hệ thống có thể được phát triển để có thể tương tác với người dùng
thông qua các tính năng như chatbot hoặc kết nối với các trợ lý ảo khác để cung cấp thêm
các thông tin hoặc lựa chọn cho người dùng, từ đó dễ dàng lắng nghe được những đóng
góp, ý kiến của người dùng, cải thiện chất lượng dịch vụ của mình.
 Đa ngôn ngữ: Elsa Speak hiện tại chỉ hỗ trợ tiếng Anh. Để mở rộng tầm ảnh hưởng và thu
hút người dùng toàn cầu, hệ thống có thể được phát triển để hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác
nhau.
 Cải thiện khả năng xử lý giọng nói: Khả năng xử lý giọng nói của Elsa Speak hiện nay
vẫn còn hạn chế và có thể gây ra nhầm lẫn hoặc không hiểu được âm thanh. Để khắc
phục điểm yếu này, hệ thống có thể sử dụng các mô hình âm thanh và thu thập dữ liệu từ
nhiều người dùng để cải thiện khả năng nhận diện giọng nói.
 Tăng cường sự hiện diện thông qua các chiến dịch cộng đồng chẳng hạn như tổ chức dạy
tiếng anh miễn phí cho học sinh vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh hoạt động Marketing,
quảng cáo về ứng dụng trên các website và mạng xã hội.
 Phương hướng phát triển
 Về công nghệ:
 Transformers: Elsa Speak có thể ứng dụng mô hình Transformers để tăng cường khả
năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên của mình, cụ thể là cải thiện chất lượng của các bài tập
ngôn ngữ và đưa ra phản hồi tốt hơn cho người dùng.
 Reinforcement Learning: Với Elsa Speak, RL có thể được áp dụng để cải thiện khả năng
giao tiếp và phản hồi của hệ thống, giúp người dùng tương tác với hệ thống một cách tự
nhiên hơn và cải thiện trải nghiệm của họ.
 Semi-supervised Learning (SSL): Với Elsa Speak, SSL có thể được áp dụng để tăng
cường khả năng hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên của hệ thống bằng cách sử dụng các tài
nguyên dữ liệu có sẵn trên Internet.
 Về khóa học: Elsa Speak có thể mở rộng đối tượng sử dụng ứng dụng của mình bằng
cách cung cấp thêm các khóa học đào tạo tiếng anh chuyên nghiệp cho các giáo viên,
chẳng hạn như liên kết đào tạo cấp chứng chỉ TESOL.

You might also like