You are on page 1of 31

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TMĐT

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

B2C (Business-to-Consumer): B2C là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp (Business)


bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng (Consumer). Trong trường hợp
của Walmart, họ cung cấp các sản phẩm đa dạng như thực phẩm, đồ gia dụng, thời trang,
và nhiều mặt hàng khác trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua nền tảng
thương mại điện tử.

Mô hình ghép gộp B2B2C: B2B2C là cụm từ viết tắt của Business To Business To
Customer là một mô hình kinh doanh phản ánh sự hợp tác giữa hai chủ thể doanh
nghiệp (B2B) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (B2C).

Có thể xem B2B2C như một mô hình kinh doanh biến thể đa nhiệm, tận dụng tối đa được
những điểm mạnh từ hai mô hình kinh doanh phổ biến là B2B và B2C.

Ví dụ điển hình về mô hình kinh doanh B2B2C là các sàn thương mại điện tử trung gian
như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee…

B2B2C là mô hình kinh doanh có sự tham gia của 3 chủ thể: Doanh nghiệp có sản phẩm
(Chữ B đầu tiên), Doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc cung cấp nền tảng giao tiếp
(Chữ B thứ hai), và khách hàng (C). Sự tham gia của chủ thể khách hàng – người tiêu
dùng cuối cùng sẽ tạo đột phá cho doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa nếu họ
biết tận dụng hiệu quả.

Social Media: Social Media hay còn được gọi là phương tiện truyền thông mạng xã hội -
một công nghệ tương tác cho phép bạn có thể tạo, chia sẻ và trao đổi thông tin với cộng
đồng người dùng trên nền tảng Internet. Hiện nay, các kênh Social Media phổ biến có thể
kể đến là Facebook, Instagram, Tik Tok,... Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ chia sẻ nội dung
như Youtube, Blog, WordPress,... cũng là một dạng thuộc Social Media.

Truyền thông xã hội (social media) có thể định nghĩa là truyền thông mạng xã hội như
Facebook, Instagram, Zalo,… Truyền thông mạng xã hội là sự kết hợp giữa các nguyên
tắc truyền thông, quảng cáo và công cụ marketing số (digital marketing) để lan tỏa thông
điệp về một sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng trên mạng xã hội. Ngoài chức năng quảng bá
về sản phẩm, thương hiệu, sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội còn có sức
mạnh định hướng dư luận trước một sự kiện hay hiện tượng, chẳng hạn như tạo sự hào
hứng trước ngày ra mắt một bộ phim hay xử lí khủng hoảng khi có khách hàng phản ánh
trải nghiệm tiêu cực.

Truyền thông xã hội là quảng cáo, truyền thông hay marketing?

Câu trả lời là cả ba. Truyền thông xã hội là sự kết hợp giữa yếu tố nghiên cứu thị trường
để trả phí chạy ad của quảng cáo và digital marketing (paid media) và cộng hưởng, lan tỏa
thông điệp một cách tự nhiên của truyền thông – quan hệ công chúng. Ngoài quảng bá và
định hướng thương hiệu, truyền thông mạng xã hội còn hướng tới khía cạnh giải trí nhiều
hơn.

Mô hình TMĐT xã hội (Social Ecommerce) là mô hình mới trong lĩnh vực thương mại
điện tử. Đây là mô hình kết hợp giữa thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi người dùng
có thể mua sắm trực tuyến trong môi trường xã hội, chia sẻ trải nghiệm mua hàng, đánh
giá sản phẩm và tương tác với người bán cũng như cộng đồng.

- Mô hình TMĐT xã hội cho phép người dùng tham gia vào quá trình mua bán, tạo ra
một không gian tương tác và chia sẻ thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. Điều
này thường được thực hiện thông qua các tích hợp chức năng xã hội như đánh giá sản
phẩm, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội, và các hoạt động tương tác khác.

- Mô hình này có lợi ích trong việc xây dựng niềm tin giữa người mua và người bán
thông qua những đánh giá thực tế và phản hồi từ các người dùng khác. Nó cũng tạo ra
một trải nghiệm mua sắm tương tác và thú vị hơn, kết hợp giữa việc mua sắm và giao lưu
xã hội.

- Thương mại điện tử xã hội (social commerce) là một mô hình mới của thương mại điện
tử. Nó kết hợp giữa các yếu tố mạng xã hội và hoạt động mua bán trực tuyến để tạo ra
một trải nghiệm mua sắm tiện lợi, tương tác và xã hội hơn.

Trong thương mại điện tử xã hội, người mua hàng có thể tìm kiếm, chia sẻ thông tin về
sản phẩm, đánh giá và nhận xét từ người dùng khác, thậm chí mua hàng trực tiếp từ các
nền tảng mạng xã hội.

Đánh giá và nhận xét: Người dùng có thể chia sẻ đánh giá và nhận xét về sản phẩm hoặc
dịch vụ mà họ đã mua. Điều này giúp người mua hàng đánh giá chất lượng của sản phẩm
và đưa ra quyết định mua hàng thông qua ý kiến của người dùng khác

Kênh bán hàng tích hợp: Thương mại điện tử xã hội thường tích hợp các kênh bán hàng
trực tuyến như cửa hàng trực tuyến, gian hàng cá nhân hoặc tích hợp mua hàng trực tiếp
trong các bài đăng và quảng cáo trên mạng xã hội.

Chia sẻ mua sắm: Người dùng có thể chia sẻ sản phẩm mà họ muốn mua hoặc đã mua
thông qua các nền tảng mạng xã hội. Điều này tạo ra một hiệu ứng viral và giúp sản phẩm
lan rộng nhanh chóng.

Tương tác xã hội: Thương mại điện tử xã hội thường tạo ra môi trường tương tác xã hội,
cho phép người dùng thảo luận, gửi tin nhắn và chia sẻ ý kiến với nhau liên quan đến sản
phẩm hoặc dịch vụ.

Mô hình này đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thương mại điện tử, đặc
biệt là với sự gia tăng của mạng xã hội và vai trò quan trọng của việc chia sẻ thông tin và
ý kiến từ người dùng trong quyết định mua sắm.
Thương mại điện tử địa phương hoá (localization in e-commerce) là một mô hình mới
trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nó tập trung vào việc tùy chỉnh và thích ứng các hoạt
động thương mại điện tử theo yêu cầu và nhu cầu của từng vùng địa phương, quốc gia
hoặc ngôn ngữ khác nhau.

Ngôn ngữ và nội dung: Thương mại điện tử địa phương hoá đòi hỏi sự dịch thuật và cung
cấp nội dung phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa địa phương. Website, mô tả sản phẩm,
chính sách giao hàng và thanh toán được tùy chỉnh để phục vụ người dùng địa phương.

Phương thức thanh toán: Mỗi khu vực có thể có các phương thức thanh toán ưa thích hay
thông dụng riêng. Do đó, thương mại điện tử địa phương hoá đưa ra các phương thức
thanh toán phổ biến và tin cậy cho từng thị trường cụ thể.

Vận chuyển và giao hàng: Thương mại điện tử địa phương hoá quan tâm đến việc cung
cấp các lựa chọn vận chuyển và giao hàng phù hợp với địa điểm đích. Điều này bao gồm
tính toán chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng, và phương thức vận chuyển phổ biến
trong khu vực.

Quy định pháp lý: Các quy định pháp lý liên quan đến thương mại điện tử có thể khác
nhau theo từng quốc gia hay vùng địa phương. Thương mại điện tử địa phương hoá đảm
bảo tuân thủ các quy định và yêu cầu pháp lý cụ thể của mỗi thị trường.

- Mô hình thương mại điện tử địa phương hoá giúp tạo ra một trải nghiệm mua sắm tốt
hơn và tăng khả năng tiếp cận vào các thị trường địa phương. Bằng cách tìm hiểu và đáp
ứng yêu cầu đặc thù của từng vùng địa phương, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan
hệ mạnh mẽ và tăng cường doanh số bán hàng trong các thị trường mới.

- Thương mại điện tử di động đã trở thành xu hướng nổi bật trong lĩnh vực thương mại
điện tử. Đây là do sự gia tăng mạnh mẽ của sự phổ biến và sử dụng điện thoại di động
trên toàn cầu. Người tiêu dùng ngày càng nhiều lựa chọn mua sắm và tiến hành giao dịch
trực tuyến thông qua các ứng dụng di động và trình duyệt web trên điện thoại di động.

Tuy thương mại điện tử di động không phải là một mô hình mới, nhưng nó đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của thương mại
điện tử trên toàn cầu.

II. TỰ LUẬN 60% - 70%( so sánh 1,5 - 2 điểm )

1. So sánh thương mại truyền thống với thương mại điện tử:
 Thương mại truyền thống là gì?
“Đúng lúc – đúng chỗ” là cách thức mà thương mại truyền thống hoạt động. Thương mại
truyền thống là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa hai người mặt đối mặt, đây là
một hành động đã có từ rất lâu và vẫn hiện diện đến ngày nay, có thể bắt gặp ở bất kì đâu:
trong các trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn nhỏ và các chợ truyền thống.
Một doanh nghiệp muốn thúc đẩy kinh doanh thì thương mại truyền thống là một phần
không thể thiếu. Thương mại truyền thống được chia thành hai loại hình chính đó là phụ
trợ thương mại và thương mại.

Phụ trợ giao dịch là các hoạt động liên quan đến kinh doanh như ngân hàng, vận tải,
quảng cáo,… Các hoạt động trao đổi hàng hóa đơn giản từ nhà sản xuất đến tận tay người
dùng cũng thuộc về thương mại truyền thống. Thương mại truyền thống phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như giờ kinh doanh, cũng như đòi hỏi một khu vực chứa hàng tồn kho và cửa
hàng bán sản phẩm.

Mặc dù thương mại truyền thống vẫn luôn hiện diện ở mọi nơi và là một phần không thể
thiếu, nhưng ngày nay mọi người có xu hướng thích thực hiện việc mua sắm qua hình
thức thương mại điện tử.

 Thương mại điện tử là gì?


Thương mại điện tử và thương mại truyền thống nhìn chung đều có những đặc điểm
tương đồng nhau trong cách vận hành. Những điểm khác biệt là thương mại điện tử thực
hiện thông qua các phương tiện điện tử, các hoạt động như tìm kiếm sản phẩm, chọn mua,
bán, đặt giao hàng, thanh toán hóa đơn đều được hoàn tất thông qua Internet.

Thương mại điện tử có 4 loại hình chính:


 Thương mại B2B: xảy ra khi hai hay nhiều doanh nghiệp thực hiện các giao dịch
kinh doanh thông qua phương tiện điện tử.
 Thương mại B2C: xảy ra khi doanh nghiệp và khách hàng thực hiện các giao dịch
mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua phương tiện điện tử.
 Thương mại C2C: xảy ra khi giữa khách hàng và khách hàng thực hiện các hoạt
động trao đổi hàng hóa dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử.
 Thương mại nội bộ B: xảy ra khi có giao dịch kinh doanh diễn ra trong nội bộ
doanh nghiệp.

So sánh thương mại điện tử và thương mại truyền thống

Giống nhau:
Cả hai phương thức đều là hoạt động thương mại, mua bán trao đổi hàng hóa, mục đích
giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, đây cũng là nguồn thu nhập chính cho
nhiều tầng lớp lao động.

Khác nhau
Tuy nhiên, thương mại truyền thống và thương mại điện tử cũng có một số khác biệt.

Về bản chất hoạt động


Thương mại truyền thống thu gọn trong một khu vực mua sắm hàng hóa cụ thể, khi khách
hàng có nhu cầu, họ sẽ đến trực tiếp cửa hàng để tìm kiếm sản phẩm.
Thương mại điện tử về bản chất hoạt động lại chiếm ưu thế hơn, nó hiện diện trên
Internet, toàn thế giới hay dù ở bất cứ đâu cũng đều có thể truy cập được và thực hiện các
hoạt động trao đổi hàng hóa ngay tại chỗ.

Hơn thế nữa, đó việc gây băn khoăn nhất của người mua hàng khi lựa chọn giữa thương
mại điện tử và thương mại truyền thống đó chính là chất lượng sản phẩm khi đến tay. Khi
trực tiếp đến mua sắm tại cửa hàng, người dùng được tận tay tận mắt kiểm tra chất lượng
sản phẩm trước khi thanh toán, đó cũng là nhược điểm của thương mại điện tử. Khi mà
những sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều phụ thuộc hoàn toàn vào cửa hàng mà họ ra
quyết định mua.

Thời điểm hoạt động


Hai phương thức này có quy chuẩn về thời gian hoạt động hoàn toàn trái ngược nhau.
 Thương mại truyền thống: phụ thuộc vào thời gian hoạt động của cửa hàng.
 Thương mại điện tử: hoạt động mua bán linh hoạt hơn, có thể thực hiện 24/24.

Về tính tương tác


Trong thực tế việc tương tác với người dùng, người mua hàng, thương mại truyền thống
lợi thế hơn khi mặt đối mặt trực tiếp giữa người bán và người mua, khi ấy có sự tương tác
qua lại giữa hai bên, trao đổi, truyền tải về sản phẩm dễ dàng qua lại với nhau. Phía
thương mại điện tử có thể gọi là màn hình đối mặt, tất cả các giao dịch hay thông tin về
sản phẩm đều thực hiện thông qua Internet.

Nền tảng mua bán


Không có một nền tảng tương tác nào thống nhất để trao đổi thông tin sản phẩm là đặc
điểm của thương mại truyền thống. Đó cũng là đặc điểm trái ngược hoàn toàn với thương
mại điện tử.

Trong khi đó thương mại điện tử có một nền tảng rõ ràng để tương tác qua lại với người
mua hàng, người mua dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm và đưa ra quyết định mua
nhanh chóng.

Khả năng thanh toán


Phương thức thanh toán sử dụng trong thương mại truyền thống chủ yếu là tiền mặt,… về
phía thương mại điện tử có hình thức thanh toán qua chuyển tiền điện tử, số thẻ tín dụng,
một số hình thức khác.

Thời gian giao dịch của cả hai phương thức thương mại điện tử và thương mại truyền
thống cũng có điểm khác nhau, mô hình truyền thống thời gian thanh toán giao dịch chậm
hơn, chiếm một khoảng thời gian nhất định của người mua hàng, trong khi đối với kinh
doanh điện tử, thời gian thanh toán có thể gọi là ngay tức khắc, giúp khách hàng tiết kiệm
được thời gian. Đó là lý do đối với những khách hàng bận rộn, họ ưa chuộng thương mại
điện tử hơn so với thương mại truyền thống.
Cả thương mại điện tử và thương mại truyền thống đều là các hình thức trao đổi hàng hóa
dịch vụ, chứa đựng những ưu điểm và khuyết điểm. Tùy vào tính chất hàng hóa phù hợp
với từng phương thức mua sắm khác nhau, thị trường đều cần có sự tồn tại song song của
cả hai mô hình kinh doanh.

Do đó, các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra
nhận định rõ ràng, dựa trên nhu cầu sử dụng để đi đến quyết định.

Về công nghệ

TMTT TMĐT
Có người bán trực tiếp Mua bán trao đổi trên web
Giao dịch trực tuyến tại nơi Xây dựng mô hình kinh doanh
mua bán
Lưu trữ thông tin khách hàng Xây dựng được mô hình truy cập và lưu trữ thông
khó khăn tin khách hàng

Tiến trình mua hàng

TMTT TMĐT
Thu nhận thông tin Tạp chí, catalogue, giấy… Trang web, catalogue trực
tuyến
Mô tả hàng hoá Thư và các biểu mẫu trên giấy Các biểu mẫu điện tử
Khái niệm cung ứng Điện thoại, thư Email, web, EDI
và thoả thuận
Thanh toán tạo đơn Tiền mặt, séc, thanh toán qua Điện tử, EDI, giao dịch
hàng đơn hàng trên giấy ngân hàng điện tử
Trao đổi thông tin Điện thoại, thư Email, web, EDI
Kiểm tra tại kho Các biểu mẫu sẵn Các biểu mẫu điện tử, email
Giao hàng Phương tiện vận tải Chuyển hàng trực tuyến,
phương tiện vận tải
Thông báo chứng từ Điện thoại, thư trên giấy Email, web, EDI điện tử

Về thị trường
Thị trường truyền thông Thị trường điện tử
Marketing và quảng cáo rộng rãi Marketing và quảng cáo có mục tiêu, tương tác
một-một
Sản xuất đại trà (sản phẩm và Khách hàng hoá quá trình sản xuất (sản xuất
dịch vụ tiêu chuẩn) theo yêu cầu của khách hàng)
Mô hình giao tiếp một -nhiều Mô hình giao tiếp nhiều- nhiều
Tư duy thiên về cung Tư duy thiên về Cầu
Khách hàng là mục tiêu Khách hàng là đối tác
Thị trường phân tách Thị trường cộng đồng
Sản phẩm và dịch vụ vật chất Sản phẩm và dịch vụ số hoá
Nhãn hiệu trên hàng hoá Giao tiếp, mô tả
Sử dụng trung gian Không sử dụng trung gian hoặc trung gian kiểu
mới

Tóm lại
-TMÐT là hình thức giao dịch mang tính quốc tế, các giao dịch trong TMÐT được thực
hiện trên thị trường không biên giới, có khả năng đến mọi nơi, khoảng cách địa lý không
còn bị ràng buộc..

-Các khâu trung gian trong lưu thông hàng hoá, dịch vụ của giao dịch TMÐT bị giảm bớt,
chủ yếu là giao dịch trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

-Có tính cộng đồng cao, do vậy số lượng người quan tâm và sử dụng ngày càng tăng lên.

-Có tính số hoả và hàm lượng chất xám cao, cho phép tiêu chuẩn hóa các khâu giao dịch
khiên hoạt động TMÐT đạt hiệu quả lớn…
Ưu điểm Marketing truyền thống:
– Các chiến lược quảng cáo trực quan, sinh động, giúp người dùng dễ dàng tiếp nhận
thông tin về sản phẩm
– Bài tiếp thị có giá trị lâu hơn, nhất là các bài đăng trên các trang báo uy tín
– Các biển quảng cáo lớn trên đường khiến người tiêu dùng ghi nhớ lâu hơn một bài
quảng cáo trên mạng xã hội
Nhược điểm:
– Khó khăn trong việc đo lường hiệu quả của chiến lược tiếp thị
– Chi phí lớn
– Không thể tương tác trực tiếp với người tiêu dùng
Ưu điểm Digital Marketing:
Thị trường rộng lớn hơn
Thông tin chi tiết về khách hàng thông qua theo dõi và phân tích
Phản ứng nhanh với xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của thị trường
Chi phí thấp hơn
Nhiều cơ hội hơn để “Bán hàng.”
Doanh số bán hàng tăng cùng với sự hài lòng của khách hàng
Khả năng mở rộng quy mô (hoặc giảm) nhanh chóng cũng như không giới hạn “Không
gian kệ”
Nhược điểm:
Thiếu liên lạc cá nhân
Thiếu trải nghiệm các giác quan
So sánh Sản phẩm và Giá cả
Cần truy cập Internet
Gian lận thẻ tín dụng
Các vấn đề về bảo mật công nghệ thông tin
Phụ thuộc hoàn toàn vào các trang web, trục trặc công nghệ cũng có thể dẫn đến tổn thất
doanh thu
Sự phức tạp trong Quy định, Thuế và Tuân thủ
Chưa có luật rõ ràng
 Thương mại điện tử có thể thay thế thương mại truyền thống hay không
Ngay cả với sự gia tăng của thương mại điện tử trong vài năm qua và ecommerce trong
tương lai, rõ ràng thương mại điện tử và cửa hàng truyền thống đều quan trọng. Người
mua hàng muốn sự tiện lợi của thương mại điện tử, nhưng cũng thích việc “sờ tận mắt
cầm tận tay” sản phẩm tại cửa hàng. Trải nghiệm khách hàng tại cửa hàng cho phép người
mua hàng có cơ hội tự mình xem sản phẩm, đặt câu hỏi cho người bán và sở hữu ngay lập
tức.

Thương mại điện tử và cửa hàng truyền thống có thể được hưởng lợi từ nhau nên việc
thay thế là không thể. Việc cung cấp các lựa chọn đa dạng và các tùy chọn thanh toán linh
hoạt có thể giúp ích cho cả các nhà bán lẻ trực tuyến và các cửa hàng truyền thống.
Liệu TMĐT có thể thay thế TMTT hoàn toàn hay không?
Câu trả lời là có khả năng nhưng chỉ trong 1 vài ngành hoặc lĩnh vực cụ thể như mua bán
dịch vụ ( Ví dụ: Mua dịch vụ của Spotify)
TMĐT và TMTT vẫn sẽ tiếp tục tồn tại song song với nhau trong tương lai chứ TMDT
khó có thể hoàn toàn thay thế TMTT.
Dưới đây là một số lý do:
 TMTT có nhiều ưu điểm mà TMĐT không thể thay thế được, chẳng hạn như:
o Người mua có thể trực tiếp xem và kiểm tra sản phẩm trước khi mua.
o Người mua có thể thương lượng giá cả với người bán.
o Người mua có thể nhận được sản phẩm ngay lập tức.
 TMĐT cũng có một số hạn chế, chẳng hạn như:
o Người mua không thể trực tiếp xem và kiểm tra sản phẩm trước khi mua.
o Người mua có thể gặp khó khăn khi thương lượng giá cả với người bán.
o Người mua có thể gặp phải rủi ro khi mua hàng trực tuyến.
TMĐT sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhưng TMTT vẫn sẽ có những ưu điểm nhất định
mà TMĐT không thể thay thế được. Ví dụ, khách hàng vẫn có thể trực tiếp xem và kiểm
tra sản phẩm trước khi mua tại cửa hàng, điều này là không thể thực hiện được với
TMĐT.
Tuy nhiên, TMĐT cũng có những ưu điểm vượt trội so với TMTT, như tiện lợi, nhanh
chóng, tiết kiệm chi phí. Vì vậy, TMĐT sẽ ngày càng được nhiều người lựa chọn để mua
sắm. Trong tương lai, TMĐT có thể sẽ chiếm thị phần lớn hơn TMTT, nhưng TMTT vẫn
sẽ là một phần quan trọng của nền kinh tế.

2. So sánh Marketing truyền thống với Marketing điện tử ( Khái niệm, đặc điểm, các
công cụ phổ biến... )

Điểm chung:

nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng thông qua nâng
cao hiểu biết về khách hàng, các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua
mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng

Yếu tố Marketing Truyền thống Digital Marketing


Khái niệm Là hoạt động ứng dụng mạng
internet và các phương tiện điện
tử để tiến hành các hoạt động
marketing
Đặc điểm

3. So sánh thanh toán truyền thống với thanh toán điện tử:

Thanh toán điện tử là gì?

Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán trực tuyến, người dùng tiến hành thanh toán
online với 1 vài thao tác vô cùng đơn giản, hầu hết mọi người đều có thể thao tác 1 cách
trơn tru, dễ dàng. Điều kiện cần đó là bạn có kết nối internet.

Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay gồm có:

Thanh toán thẻ tín dụng thẻ ghi nợ (ATM nội địa, visa, master card)
Thanh toán qua cổng thanh toán (ví dụ cổng thanh toán AppotaPay)

Thanh toán bằng ví điện tử (ví Appota, ví Momo, ZaloPay)

Thanh toán bằng smart phone (qua mobile banking, QR code)

Nắm bắt được xu hướng phát triển của thanh toán điện tử, AppotaPay đang là một trong
những đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp thanh toán trực
tuyến.

Các dịch vụ mà AppotaPay cung cấp gồm có: Cổng thanh toán AppotaPay, dịch vụ thu hộ
– chi hộ, ví điện tử Appota (ví điện tử giải trí tích điểm), Payment Link (tiện ích thanh
toán cho nhà bán hàng trên nền tảng mạng xã hội, dịch vụ Top Up và Charging.

Đây đều là những tiện ích thanh toán trực tuyến giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí,
nguồn nhân lực, rút ngắn thời gian khẳng định vị thế trên thị trường, đặc biệt bắt kịp xu
hướng fintech trong nước và thế giới.

Thanh toán truyền thống là gì?

Thanh toán truyền thống chính là hoạt động giao dịch trực tiếp giữa người bán hàng và
người mua hàng.

Có 2 hình thức thanh toán truyền thống phổ biến nhất là:

Thanh toán bằng tiền mặt

Thanh toán bằng séc

So sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống

Nền kinh tế phát triển là một trong những lý do khiến thanh toán điện tử ngày một phổ
biến và dần trở thành thói quen tiêu dùng thời 4.0. Đặc biệt, sau sự bùng phát của đại
dịch, nhu cầu “không tiếp xúc” đã phát động xu hướng “thanh toán không tiền mặt” trong
toàn thể người dân.

Thanh toán truyền thống đang dần bị thay thế, tuy nhiên không hoàn toàn biến mất. Hai
hình thức thanh toán này đều có những ưu nhược điểm riêng tạo nên mỗi quan hệ tương
hỗ, giúp nền kinh tế thị trường phát triển ổn định và cân bằng.

1. Ưu điểm

Thanh toán truyền thống: Là thói quen tồn tại lâu đời của 90% dân số tại Việt Nam, thích
hợp với những giao dịch có giá trị nhỏ hàng ngày (đi chợ, mua đồ tại các tiệm tạp hóa, đổ
xăng,…). Không mất phí giao dịch, hạn chế thủ tục rườm rà, thanh toán nhanh gọn, đơn
giản. Bảo mật thông tin cá nhân người dùng, không cần chi trả các chi phí phát sinh khác.
Thanh toán điện tử: Thanh toán mọi lúc, mọi nơi, nhanh chóng, tiện lợi. Không cần cầm
quá nhiều tiền mặt trong người, hạn chế được rủi ro trộm cắp. Có thể áp dụng các chương
trình khuyến mãi, tích điểm khi mua sắm. Bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn covid căng
thẳng.

Một số lợi ích của thanh toán điện tử đối với cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp là:

Tối ưu hóa hoạt động thanh toán: Giải pháp thanh toán điện tử giúp mọi giao dịch diễn ra
thuận lợi, nhanh chóng, có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Hoạt động này chủ yếu thực hiện
trên các thiết bị có kết nối Internet, nên người dùng không cần đến tận ngân hàng để
chuyển tiền.

Hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi dùng tiền mặt: Sử dụng tiền mặt mang rất nhiều rủi ro
như dễ bị thất thoát, bị trộm cắp, khó kiểm soát,… Còn với phương thức thanh toán điện
tử, mọi giao dịch đều diễn ra nhanh và chính xác đến từng con số.

Dễ dàng quản lý lịch sử giao dịch: Nếu sử dụng tiền mặt, bạn có thể không nhớ hết mọi
hoạt động đã thực hiện. Trong khi đó, các tài khoản thanh toán điện tử đều lưu lịch sử
giao dịch, biến động số dư, giúp người dùng quản lý tài chính dễ dàng.

Chuyên nghiệp hóa kinh doanh: Hầu hết những người trẻ đều sử dụng Internet Banking,
ví điện tử để mua sắm Online và thanh toán Offline. Nếu doanh nghiệp hoặc hộ kinh
doanh không có hệ thống thanh toán trực tuyến thì sẽ khó tiếp cận người dùng và gặp
nhiều bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Giúp doanh nghiệp lên chiến dịch Marketing: Việc tích hợp thanh toán điện tử giúp doanh
nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và tiên tiến. Ngoài ra, do mọi giao
dịch được ghi nhận chính xác, nên doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập dữ liệu để xây
dựng chiến dịch Marketing.

2. Nhược điểm

Thanh toán truyền thống: Bất tiện về mặt địa lý, thời gian, rủi ro mất cắp. Ảnh hưởng sức
khỏe, dễ lây lan dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp bằng tay.

Thanh toán điện tử: Dễ bị đánh cắp thông tin người dùng, mất phí duy trì tài khoản, phí
giao dịch, cần có kết nối mạng mới có thể sử dụng (rất hạn chế đối với những khu vực
còn chưa phát triển)

Tiềm ẩn rủi ro về bảo mật: Đây là một trong những hạn chế của thanh toán điện tử khiến
nhiều người phải cân nhắc khi sử dụng. Tuy nhiên, các ngân hàng, công ty công nghệ
đang cố gắng khắc phục, nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Mất thêm phí: Để duy trì tài khoản E-Banking, nhiều ngân hàng yêu cần phải trả một
khoản phí duy trì nhỏ. Đối với ví điện tử, bạn có thể giao dịch hoàn toàn miễn phí, nhưng
mất một khoản phí không nhỏ để rút tiền về ngân hàng liên kết.
Chưa dễ tiếp cận với tất cả mọi người: Hầu hết, những đối tượng sử dụng thanh toán điện
tử đều là giới trẻ. Trong khi đó, nhóm người cao tuổi vẫn ưa chuộng phương thức truyền
thống để đi chợ, mua bán phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, việc sử dụng ứng
dụng trên điện thoại thông minh cũng có thể khá phức tạp với một số người.

Có thể thấy, cả hai hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng. Thanh toán điện tử hỗ trợ
rất nhiều cho người dùng trong thời đại công nghệ, giúp cuộc sống nhẹ nhàng hơn, tính
ứng dụng và tiện lợi ngày càng cao, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển
hơn.

Trong khi đó, thanh toán truyền thống hiện nay vẫn được rất nhiều người dân lựa chọn
bởi thói quen tiêu dùng lâu đời và tính tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với
những người dùng chưa quen với việc thanh toán online. Do đó, cả hai hình thức thanh
toán đều cần thiết trên thị trường hiện nay.
So sánh Thanh toán truyền thống Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử là thanh toán


Thanh toán truyền thống là việc thanh toán trực
thông qua tài khoản hoặc một ví
Định nghĩa tiếp giữa người mua và người bán, chủ yếu bằng
trên không gian Internet, không
tiền mặt.
cần trao đổi tiền mặt trực tiếp.

Thanh toán điện tử gồm thanh toán


Thanh toán truyền thống chủ yếu bằng hình thức bằng thẻ, cổng thanh toán, ví điện
Hình thức
trao đổi tiền mặt giữa hai bên giao dịch. tử, dịch vụ Internet Banking, QR
Code.

Người dùng có thể thanh toán mọi


Đây là thói quen lâu đời của người Việt Nam,
lúc, mọi nơi, không cần tiền mặt và
thường sử dụng trong các giao dịch giá trị nhỏ
có thể thực hiện ở bất cứ đâu.
hàng ngày như đi chợ, mua hàng ở tiệm tạp hóa,
… Đặc điểm của thanh toán điện tử là
người dùng phải đăng ký tài khoản
Thủ tục thanh toán tiền mặt cũng rất đơn giản và có thiết bị di động kết nối
không cần nhiều thiết bị, ứng dụng khác. Điều Internet, hoặc máy tính.
Đặc điểm này phù hợp với những người cao tuổi, không am
Nền tảng thanh toán điện tử có rất
hiểu công nghệ.
nhiều chương trình khuyến mãi,
Thanh toán truyền thống gặp bất lợi về mặt địa tích điểm khi mua sắm cho khách
lý, vì phải thực hiện trực tiếp. Ngoài ra, việc sử hàng.
dụng tiền mặt cũng tồn tại nhiều rủi ro như bị mất
Người dùng có thể dễ dàng truy
cắp, bị thất thoát, doanh nghiệp thanh toán COD
xuất thông tin lịch sử giao dịch,
nhưng khách không nhận hàng.
nhờ đó quản lý tài chính tốt hơn.
4. So sánh khách hàng truyền thống với khách hàng điện tử (khái niệm, đặc điểm,
chân dung, trải nghiệm…)

Điểm chung:

Khách hàng gồm 2 loại:

KH cá nhân: Mua với mục đích tiêu dùng (người tiêu dùng cuối cùng)

KH tổ chức: Mua với mục đích sản xuất, bán lại hoặc tiêu dùng cho tổ chức

KH truyền thống KH điện tử


Khái niệm Khách hàng là những người mua Khách hàng của TMĐT tập trung
sản phẩm, dịch vụ trực tiếp của vào những người tìm kiếm hàng
doanh nghiệp với mục đích sản hóa trên mạng và tiến hành các
xuất, bán lại hoặc tiêu dùng tại cửa giao dịch mua sắm ở bất cứ đâu,
hàng, địa điểm cung cấp dịch vụ. nhiều đố tượng, mọi thời gian
trên mạng Internet
Đặc điểm Thông tin: Bị hạn chế khi tìm hiểu Am hiểu công nghệ, dễ dàng tìm
sâu về thông tin sản phẩm, dễ thụ kiếm thông tin saen phẩm trên
động Internet

Tự chủ: Bị giới hạn về thời gian địa So sánh giá cả, chất lượng, đánh
lý hình thức thanh toán giá từ các người tiêu dùng khác
để lựa chọn sản phẩm dịch vụ
Chi phí giá cả cao hơn TMĐT hợp lý và nhanh hơn và tìm ra
mức giá thấp nhất. Điều này buộc
Tính cá nhân thấp, nhiều người bán nhiều doanh nghiệp phải cạnh
không minh bạch và không cơ sở tranh về giá và giảm tỷ suất lợi
thông tin rõ ràng như TMĐT nhuận, giảm chất lượng sản
phẩm.

Tự do lựa chọn các mẫu mã sản


phẩm khác nhau tùy nhu cầu
khách hàng và nhiều nền tảng
TMĐT khác nhau

Tính cá nhân hóa: DN có thể sử


dụng dữ liệu KH đã thu được
trên nền tảng social media để tạo
các đề xuất phù hợp với nhu cầu
của KH
Chân dung Người tiêu dùng thực dụng: Là Những người đọc trang web của
nhóm người có thu nhập thấp, tiền DN
lương chỉ đủ trang trải cuộc sống
hằng ngày. Họ vẫn duy trì thói Những người nhận được email
quen mua sắm ở chợ truyền thống quảng cáo của DN
hay các điểm kinh doanh tự phát,
hoặc các gánh hàng được gánh tới Những người đăng ký nhận bản
tận cửa nhà. Họ dễ bị tác động tin qua mạng
nhưng nhu cầu và sức mua rất yếu
vì chỉ mua sắm những thứ cần thiết Những người mua hàng hóa, dịch
cho cuộc sống. vụ trực tiếp qua mạng (ví dụ như
phần mềm, ảnh, âm nhạc…);
Tầng lớp trung niên không nắm rõ
về công nghệ thông tin, thao tác Những người mua hàng hóa, dịch
thanh toán điện tử vụ gián tiếp qua mạng (ví dụ như
sách, CD, máy tính…).
Trải nghiệm Trải nghiệm bằng nhiều giác quan Chỉ trải nghiệm qua hình ảnh,
video của sản phẩm, không thể
cảm nhận chất lượng hàng hóa,
dịch vụ trực tiếp

Một vài KH có trải nghiệm sản


phẩm dịch vụ không như mong
đợi do đánh giá dễ bị làm giả

5. Phân tích ĐK ứng dụng:

Các điều kiện ứng dụng TMĐT:

 Cơ sở hạ tầng kinh tế và pháp lý


 Cơ sở hạ tầng công nghệ
 Cơ sở hạ tầng thanh toán
 Cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực
 Bảo mật, an toàn và an ninh mạng
 Bảo vệ sở hữu trí tuệ
 Bảo vệ người tiêu dùng
Về cơ sở hạ tầng kinh tế và pháp lý
Trong quá trình đổi mới, nền kinh tế đã chuyển sang hướng mở cửa. Tuy nhiên, nhìn
chung nền kinh tế vẫn chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sản xuất công nghiệp
quy mô lớn chưa hình thành, năng suất lao động còn thấp so với khu vực và thế giới, tỷ lệ
đói nghèo còn cao, tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao và chi phí dịch vụ các loại còn ở mức rất
cao. Xét riêng về buôn bán hàng hoá và dịch vụ, thương mại còn ở mức phát triển rất
thấp. Dân số trên 80 triệu người, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2021
là 3,694.02 USD/người theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số GDP
bình quân đầu người Việt Nam tăng 167.75 USD/người so với con số 3,526.27
USD/người trong năm 2020. Ước tính GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 là
3,869.75 USD/người nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như năm vừa rồi. Đến nay
giá trị GDP bình quân đầu người mới nhất là 3,694.02 USD/người. Đạt đỉnh tăng trưởng
cao nhất 3,694.02 USD/người vào năm 2021.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người xấp
xỉ 2,8 triệu đồng/ tháng, giảm 3,3% so với 2020.
=> Chính nhờ sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân cải thiện, nhu cầu sử
dụng điện tử nhờ cơ cấu dân số vàng của nước ta đã tạo điều kiện để thương mại điện tử
phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, trong các năm 2019-2022, dịch Covid bùng phát, công việc
và học tập hầu hết chuyển sang hình thức trực tuyến. Người dân cũng dần thích nghi và
tìm thấy sự thuận tiện, lợi ích của thương mại điện tử
Về vấn đề pháp lý:
Để TMĐT phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sách vững vàng,
tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch TMĐT. Điều này sẽ khuyến khích các doanh
nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào TMĐT; tạo lòng tin và bảo vệ người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các
quan hệ pháp luật như trong hoạt động Thương mại truyền thống thì họ còn chịu sự điều
chỉnh của các quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức hoạt động mới này. Hiện
nay Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan như:
Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 có hiệu lực 1/3/2006
Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 có hiệu lực 1/1/2007
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 quy định về giao dịch điện tử trong hoạt
động ngân hàng.
Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch
đầu tư về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Nghị định số 52/2013/NĐ - CP ngày 16/5/2013 (bản hợp nhất số 14/VBNH - BCT ngày
19/11/2021)
Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, … được Quốc hội thông qua trong năm 2005
đã có những sửa đổi,bổ sung phù hợp góp phần tạo nên khung pháp lý cần thiết cho hoạt
động TMĐT như các luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ,hải quan,đấu thầu mua sắm
công... triển của TMĐT ngày nay
=> Tuy nhiên các văn bản này mới chỉ mang tính nền tảng, có sự sửa đổi liên tục đã một
phần làm kìm hãm sự phát triển của TMĐT  vì thế cần có những chính sách và văn bản
quy phạm pháp luật cụ thể hơn để tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện đáp ứng các đòi
hỏi của việc ứng dụng và phát triển
→ Những thông tin trên cho thấy ngành thương mại điện tử tại việt nam về mặt luật, pháp
lý vẫn thiếu nhiều -> rủi ro cho cả người mua lẫn người bán -> kìm hãm sự phát triển

Cơ sở hạ tầng công nghệ


Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm:
Ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng, ...). Đây là các
yếu tố thuộc về “phần cứng” trong đầu tư cho TMĐT.
Ngành công nghiệp phần mềm
Ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động,...)
Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet
Bảo mật, an toàn và an ninh mạng
Độ phủ sóng của 4g, 5g từ các nhà mạng, hệ thế mạng lưới phủ sóng, bất cứ nơi đâu
chúng ta đến đều có mạng wifi.
Dịch vụ 4G đã bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ cuối năm 2016. Sau hơn một năm triển
khai kinh doanh dịch vụ với 3 doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ là viettel ,
Mobifone, Vinaphone đã tạo ra một thị trường dịch vụ 4G có tính cạnh tranh cao.
Mạng 5G đang bước vào giai đoạn gấp rút ở Việt Nam, ngoài Viettel thì MobiFone,
VNPT (Vinaphone) đã và đang nhanh chóng chuẩn bị công tác thử nghiệm và đưa 5G vào
chạy thực nghiệm tại hai thành phố lớn TPHCM và Hà Nội. Điều này sẽ giúp Việt Nam
lọt vào top những quốc gia triển khai 5G thương mại đầu tiên trên thế giới.
Có thể nói Viettel là nhà mạng đầu tiên tại nước ta đã tiên phong thử nghiệm thành công
thương mại 5G tại một số nơi vào 10/2020. Tiếp đến là MobiFone cũng đang rất tích cực
cho chuẩn bị hạ tầng mạng để kịp tiến độ thương mại hóa dịch vụ 5G vào đầu 2021. Quá
trình phát sóng và cung cấp mạng 5G cũng đang được nhà mạng Vinaphone dần hoàn
thiện để đưa vào thử nghiệm thương mại ở Hà Nội và TPHCM.
Theo các thử nghiệm thì tốc độ của mạng 5G Viettel dao động từ 600 – 700 Mbps.
MobiFone 5G sau khi thử nghiệm đã thu được kết quả tích cực với tốc độ dữ liệu tải
xuống đạt xấp xỉ 2 Gbps. VinaPhone 5G cũng có kết quả thử nghiệm tốc độ download
mạng khả quan với 2.2 Gbps.
Nếu như 4G đã có những thay đổi tích cực làm thay đổi thị trường công nghệ, thì công
nghệ 5G xuất hiện ở Việt Nam sẽ còn thúc đẩy mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần. Chẳng hạn,
với các game thủ hay stream thì mạng 5G tốc độ cao là yếu tố rất tuyệt vời cho công việc
của họ. Vì mạng 5G cho phép streaming với độ phân giải cao và sẽ không bị tình trạng
giật lag, mạng yếu khi chơi game

-> Thúc đẩy TMĐT phát triển


Nhiều nhà mạng cạnh tranh => người tiêu dùng là người hưởng lợi
Mạng chính là yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử phát triển

Cơ sở hạ tầng thanh toán


- Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện thương mại điện tử làkhâu thanh
toán. Sự phát triển của hoạt động thanh toán trong thương mại điện tửđã giúp cho hoạt
động thương mại trở lên dễ dàng và là một chu trình khép kín.
- Tại Việt Nam, thanh toán điện tử có sử dụng đến các phương tiện điện tử kết nối mạng
viễn thông cho nên thanh toán trong thương mại điện tử cũng có những đặc thù riêng,
trong đó hoạt động thanh toán điện tử không nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng
hay tổ chức tài chính truyền thống mà có thể thông qua một tổ chức trung gian cung cấp
dịch vụ thanh toán qua mạng. Đặc biệt, người tiêu dùng có thể thanh toán bằng thẻ visa
ngay cả khi mua hàng từ nước ngoài. Việc này giúp đẩy nhanh hoạt động ngoại thương
giữa các quốc gia với nhau, không chỉ trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh
nghiệp mà còn thúc đẩy hoạt động mua bán giữa các cá nhân với nhau.
- Trong tổng số các giao dịch thương mại điện tử, 90% là được thanh toán bằng thẻ. Thẻ
thanh toán (thẻ chi trả) là loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại
các địa điểm (hay website) cho phép mua hàng trực tuyến bằng thẻ đó. Ngoài ra người
dùng vẫn có thể dùng thẻ để rút tiền mặt trực tiếp từ các ngân hàng hay các cây ATM.
Hiện nay, hình thức thanh toán trực tuyến qua thẻ này bao gồm 2 loại:
+ Thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế.
+ Thẻ ghi nợ nội địa (phổ biến trên thế giới ít phổ biến ở VN).
Ví dụ: Các cửa hàng đều dán mã QR để khách hàng tiện thanh toán
Cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực
Hiện nay tại miền Bắc có một số trường đào tạo về ngành thương mại điện tử như: đại
học Thương mại, Học viện bưu chính viễn thông. Một số trường coi đây chỉ là một môn
học trong quá trình giảng dạy. Chính vì vậy, nguồn nhân lực cho ngành nghề này vẫn còn
khan hiếm. Trong khi đó thương mại điện tử lại là một lĩnh vực còn rất mới nhưng lại
phát triển nhanh chóng do vậy đào tạo nhân lực nhằm phát triển thương mại điện tử hơn
nữa là rất cần thiết. Chính vì vậy mà đào tạo nguồn lực thương mại điện tử là một yếu tố
tối quan trọng tới sự thành công của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như tới sự phát
triển của hoạt động thương mại nói chung
Những trường đang đào tạo về ngành thương mại điện tử:
-> Số lượng trường đào tạo ít dẫn đến thiếu nguồn nhân lực -> Gây cản trở phát triển
ngành thương mại điện tử
Yêu cầu
Đam mê kinh doanh, yêu thích công nghệ
Khả năng thuyết trình, giao tiếp và đàm phán tốt
Cần cù, chăm chỉ và bền bỉ với công việc
Chịu áp lực tốt, thích thử thách mình với môi trường cạnh tranh
Tư duy, sáng tạo, nhanh chóng phân tích, giải quyết các tình huống phát sinh
Khả năng ngoại ngữ, và xử lý vấn đề chuyên môn
Làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả
Gắn kết và phát huy tối đa năng lực khi làm việc nhóm
Khó khăn
Bảo mật yếu-> hạn chế lớn nhất thuế, phụ thuộc đơn vị vận chuyển, bất lợi cho doanh
nghiệp có mức giá không phải “rẻ nhất”

Bảo mật an toàn và an ninh mạng


Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi qua mạng tăng nhanh,
vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho thương mại điện tử nói riêng đang
ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.
Trong thương mại điện tử, khi đi mua hàng, người mua có thể gặp những rủi ro như
không nhận được những hàng hoá mà mình đã mua và thanh toán. Nguy hiểm hơn, khách
hàng có thể bị những kẻ xấu lấy cắp tiền trong tài khoản ngân hàng. Nếu là người bán
hàng, thì có thể không nhận được tiền thanh toán. Nhìn chung tất cả các loại tội phạm
diễn ra trong môi trường thương mại đều xuất hiện dưới nhiều hình thức tinh vi và phức
tạp hơn. Trong khi đó, việc giảm các rủi ro trong thương mại điện tử là một quá trình
phức tạp liên quan đến những đạo luật mới, công nghệ mới, nhiều thủ tục và các chính
sách tổ chức.
Ví dụ: chủ tài khoản bị mất tiền là bà Hoàng Thị Na Hương (Hà Nội) bị mất 500 triệu
đồng trong tài khoản vào đêm ngày 3 rạng sáng 4-8-2016. Các đối tượng lừa đảo đã truy
cập vào tài khoản của bà Hương để chuyển tiền tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân
hàng ở Việt Nam.

Sau khi chuyển tiền, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Còn
300 triệu đồng do chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống Vietcombank nên ngân hàng này đã
xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ
Hiện nay, tên miền lừa đảo là một trong những hình thức tấn công phổ biến nhất trên
mạng và đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng.
Các cuộc tấn công bằng tên miền giả mạo cũng đang ngày càng trở nên phức tạp và tinh
vi hơn, khi sử dụng các công nghệ như SSL giả mạo để che đậy danh tính tên miền giả
mạo và làm cho chúng trông giống như các trang web thật.

Tình trạng tên miền lừa đảo cũng xuất hiện trên các trang web phổ biến như các trang
web mua sắm trực tuyến hay các trang web ngân hàng. Mà bên cạnh đó còn trên các trang
web y tế, trang web chính phủ và các trang web của các tổ chức lớn khác.

Bản quyền là một loại quyền sở hữu trí tuệ được cấp cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền
tác giả để kiểm soát việc sao chép, sử dụng, phân phối và trình bày tác phẩm của họ.

Bản quyền cung cấp cho chủ sở hữu tác phẩm quyền hạn độc quyền và bảo vệ tác phẩm
khỏi việc bị sao chép hoặc sử dụng mà không được phép

Đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (cục bản quyền tác giả) để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác
phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.
Ví dụ: Post ảnh sản phẩm => chưa đăng ký bản quyền sẽ bị copy

Công ty võng xếp duy lợi


Xoay quanh câu chuyện bảo hộ thương hiệu, không thể không nhắc đến võng xếp Duy
Lợi, khi doanh nghiệp này đã phải 2 lần tự bảo vệ mình khi sản phẩm bị xâm phạm dẫn
đến tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại 2 thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản.

Năm 2000, thời điểm võng xếp Duy Lợi rất được ưa chuộng không chỉ ở thị trường Việt
Nam, mà còn được đánh giá cao và đón nhận đông đảo ở nhiều quốc gia khác như: Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…

Thế nhưng, chính thời điểm này, khi doanh số bán của võng xếp Duy Lợi đang tăng vọt
thì doanh nghiệp nhận được thông báo từ nhóm Johnson Miki của Nhật Bản yêu cầu phải
dừng ngay việc sản xuất loại võng xếp này, hoặc nếu tiếp tục sản xuất và xuất khẩu vào
thị trường Nhật Bản thì Duy Lợi phải trả cho nhóm Johnson Miki 4 đô la/sản phẩm, nếu
không Miki sẽ kiện đến cùng.
Không chỉ bị cấm bán hàng ở Nhật Bản, Duy Lợi còn bị ngăn chặn phân phối tại 112
quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội sáng chế Quốc tế, với lý do: “Công ty Duy Lợi đã
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.
Tuy nhiên, ông Lâm Tấn Lợi - Giám đốc công ty võng xếp Duy Lợi đã rất chặt chẽ đối
với việc xác lập các quyền sở hữu công nghiệp, trong đó bao gồm cả việc bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa, bản quyền và đặc biệt là việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và bằng sáng
chế cho sản phẩm của mình.

Chính vì vậy, ông đã có đầy đủ bằng chứng để phản bác lại nhóm Johnson Miki và chứng
minh được quyền của mình lên Cơ quan sáng chế Nhật Bản.

Kết quả, cơ quan sáng chế Nhật Bản đã hủy bỏ văn bằng giải pháp hữu ích “khung võng
tiện dụng” của nhóm Johnson Miki. Tháng 3/2003, thương hiệu võng xếp Duy Lợi đã
được trả lại tất cả các quyền về sở hữu công nghiệp và khai thông hàng hóa thị trường tại
Nhật Bản.

Tưởng chừng mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió, thế nhưng, lại một lần nữa võng xếp Duy
Lợi vướng vào trường hợp tương tự và lần này là ở thị trường Mỹ. Tại thị trường này,
Duy Lợi chỉ xuất hàng sang một lần và sau đó không nhận thêm được bất kỳ tin tức phản
hồi.

Nhận thấy bất thường, Công ty Duy Lợi tiến hành tìm hiểu và phát hiện ra một doanh
nghiệp tại Mỹ do ông Chung Sen Wu là người đại diện đứng ra đăng ký sáng chế sản
phẩm võng xếp có cấu trúc và tính năng như sản phẩm của công ty Duy Lợi, cơ quan sáng
chế tại Mỹ đã cấp bằng cho ông Chung Sen Wu, vì thế võng xếp Duy Lợi không được
xuất hàng vào thị trường này nữa.

Với bằng chứng là các văn bằng độc quyền liên quan đến sản phẩm, đã được Cục sở hữu
trí tuệ Việt Nam cấp từ năm 2000, ông Lâm Tấn Lợi lại một lần nữa đích thân sang Mỹ để
yêu cầu cơ quan sáng chế hủy hiệu lực của bằng sáng chế mà cơ quan này đã cấp cho ông
Chung Sen Wu.
Sau hơn một năm theo đuổi, ông Lợi đã đòi lại được thương hiệu cho sản phẩm của mình.
-> Từ ví dụ này rút ra bài học: Tầm quan trọng của doanh nghiệp tự bảo vệ chính tài sản
trí tuệ của mình bằng pháp luật Việc không đăng ký hoặc chậm trễ đăng ký nhãn hiệu,
kiểu dáng công nghiệp hay sáng chế,… rất có thể khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội để
thực hiện được việc xác lập các quyền sở hữu đó. Và một khi mất đi quyền đăng ký bảo
hộ cho chính tài sản trí tuệ của mình thì hậu quả sẽ rất khó lường, đơn cử là việc khai thác
lợi ích từ những sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Bảo vệ người tiêu dùng


Ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về hoạt động thương mại điện tử. Bên cạnh
nhiều quy định mới về quản lý hoạt động thương mại điện tử nói chung, Nghị định số
85/2021/NĐ-CP đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng khu mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua thương mại điện tử.
Quy định mới sẽ ràng buộc trách nhiệm lớn hơn của các sàn thương mại điện tử có chức
năng đặt hàng trực tuyến trong công tác giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Hiện
nay, các sàn thương mại điện tử đã và đang phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan trong trong việc xác minh và giải quyết các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp
luật nói chung và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng. Tuy vậy, với quy
định mới này, người tiêu dùng sẽ “an tâm” hơn khi tiến hành giao dịch các giao dịch trên
sàn thương mại điện tử có nhiều hơn 02 bên tham gia hay khi các giao dịch đó là với
người bán nước ngoài.

Tuy nhiên, vẫn có không ít sàn thương mại điện tử, website và nhất là những cá nhân bán
hàng qua mạng xã hội Facebook, Zalo theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” khiến không ít
trường hợp người tiêu dùng dở khóc dở cười.

Hiện nay, mỹ phẩm trên thị trường rất đa dạng, đến từ rất nhiều nguồn khác nhau như sản
xuất, gia công, đóng gói trong nước, nhập khẩu, hàng xách tay của người nhập cảnh…
Mỹ phẩm giả, kém chất lượng thường trà trộn và bán cùng hàng thật, khi khách hỏi mới
đưa ra bán cho người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây quảng cáo, bán mỹ phẩm trên thương mại điện tử, internet,
mạng xã hội, các ứng dụng trực tuyến… ngày càng phổ biến. Đây là môi trường thuận lợi
để các đối tượng vi phạm lợi dụng bán các sản phẩm mỹ phẩm giả, kém chất lượng nhằm
trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Mỹ phẩm giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được sản xuất khá tinh vi, rất khó để
phân biệt, tuy nhiên trên các “khu chợ mạng” hình ảnh sản phẩm thật được các đối tượng
sử dụng, quảng cáo để bán sản phẩm giả, xâm phạm quyền.

VÍ DỤ VỀ BẢO MẬT
Ngày 23/12/2008, RBS WorldPay - dịch vụ thanh toán qua mạng của hệ thống ngân hàng
hoàng gia Scotland - thông báo máy chủ của họ bị tấn công và thông tin tài khoản thẻ trả
lương (payroll) và thẻ quà tặng (gift card) của khoảng 1,5 triệu khách hàng bị đánh cắp.
Khi đó,WorldPay khẳng định chỉ hơn 100 thẻ bị khai thác trong tháng 11/2008 - con số
nghe có vẻ khiêm tốn và không mấy người quan tâm.

Nhưng thực ra, hacker đã dùng dữ liệu thu được để làm thẻ giả và vào đêm 8/11, chúng
tìm cách nâng giới hạn rút tiền trong một ngày của 130 thẻ rồi huy động một nhóm người
ở 49 thành phố từ Moscow (Nga) tới Atlanta (Mỹ) nhanh chóng rút sạch số tiền trong các
tài khoản.

Khách hàng của RBS WorldPay đang kiện công ty này ra tòa. "Tai nạn" trên diễn ra
tương tự sự cố của hệ thống thanh toán iWire cuối 2007. Trong 2 ngày (30/9 -1/10), chỉ từ
4 tài khoản iWire, tội phạm thực hiện 9.000 lượt rút tiền từ các máy ATM đặt trên toàn
thế giới và kiếm được tới 5 triệu USD.

6. Phân tích chân dung khách hàng (N7, 8) (Lazada, Amazon…)


Chân dung người mua hàng là gì?

Chân dung người mua là một đại diện hư cấu của các phân khúc khách hàng thường dựa
trên thông tin chi tiêt về khách hàng từ bên thứ nhất hoặc bên thứ ba. Chân dung người
mua hàng có thể giúp bạn tưởng tượng về những mong muốn, nhu cầu, hành vi và giá trị
của khách hàng. Bằng cách tạo ra chân dung người mua hàng và sử dụng thông tin này
làm chất xúc tác cho các chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ luôn có sự ưu tiên cao nhất cho
khách hàng.

Chân dung người mua hàng còn được gọi là chân dung tiếp thị, chân dung khách hàng
hoặc chân dung đối tượng khách hàng.

Tại sao chân dung người mua hàng lại quan trọng?

Chân dung người mua hàng là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị. Bằng cách
suy nghĩ về chân dung đối tượng khách hàng, khi đó bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch
cho bản đồ hành trình của khách hàng, trong đó nêu chi tiết thời gian mua sắm hoàn chỉnh
từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Một thành phần quan trọng của bản đồ là chân dung đối
tượng khách hàng, cũng như các thuộc tính và sở thích được đại diện bởi chân dung đó,
và từ đó bạn có thể sử dụng những tín hiệu và sự hiểu biết đó để có được thông tin về tiềm
năng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Tạo chân dung người mua hàng cũng có thể hữu ích cho việc kể câu chuyện về thương
hiệu của bạn, giúp vạch ra đường dẫn mua hàng trên hành trình của khách hàng. Là một
phần trong chiến lược tiếp thị thu hút khách hàng, chân dung người mua hàng có thể là
thông tin cần thiết để giúp xác định những yếu tố như nơi bạn cần nâng cao nhận thức
thương hiệu hoặc ưu tiên về quy mô.

Các loại chân dung người mua hàng

Không có câu trả lời chính xác liệu một công ty nên có bao nhiêu chân dung người mua
hàng, hoặc thậm chí có bao nhiêu loại chân dung người mua khác nhau. Các thương hiệu
và công ty khác nhau sẽ có các câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi này. Tuy nhiên,
có một số thành phần bạn nên xem xét đưa vào hồ sơ chân dung người mua hàng. Phân
khúc đối tượng khách hàng là việc tổ chức các loại đối tượng khách hàng khác nhau thành
các phân khúc, để tiếp cận họ tốt hơn bằng các chiến dịch có liên quan.

Có bốn loại phân khúc đối tượng khách hàng:

1. Phân khúc nhân khẩu học tiếp cận các đối tượng khách hàng dựa trên các đặc
điểm nhận dạng như tuổi tác, giới tính hoặc trình độ học vấn.
2. Phân khúc địa lý tổ chức các đối tượng khách hàng dựa trên địa phương của họ
(ví dụ: đối tượng khách hàng ở Hoa Kỳ).
3. Phân khúc tâm lý xem xét nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng.
4. Phân khúc hành vi tập trung vào các hành vi mua sắm.
Đối với những người mới bắt đầu, Amazon.com (như chúng ta đều biết) là trang web
thương mại điện tử có phạm vi tiếp cận xa nhất ở Hoa Kỳ. Ngay cả sau khi đại dịch
COVID-19 xảy ra và làm gián đoạn chuỗi cung ứng của mình, công ty đã chứng kiến
doanh số bán hàng trực tuyến tăng 25%, mức tăng trưởng nhanh nhất được ghi nhận.
trong ít nhất sáu quý.

Nhiều người mua đổ xô đến nền tảng này do thói quen, nhận diện thương hiệu, sức mạnh
tổng hợp công nghệ (Amazon Echo) và sức hấp dẫn của lợi ích vận chuyển do đăng ký
Prime của họ mang lại (có khoảng 112 triệu người đăng ký Prime ở Hoa Kỳ).

Mặc dù đưa ra một số mức giá cạnh tranh nhất nhưng cơ sở người mua của Amazon lại là
một trong những nhóm có mức chi tiêu cao và đa dạng nhất. Trên thực tế, Epsilon nhận
thấy rằng những người mua sắm chi tiêu nhiều trên Amazon chi tiêu nhiều gấp hai lần so
với người tiêu dùng bình thường trên tất cả các nhà bán lẻ và kênh trong cơ sở dữ liệu của
họ.

Tất nhiên, điều này không phải là ngẫu nhiên. Nó là sản phẩm đầu tư của Amazon vào
nhiều ngành công nghiệp và hệ sinh thái tập trung vào trải nghiệm tốt của khách hàng.
Gần đây hơn, Amazon đã tìm cách mở rộng cơ sở khách hàng có thu nhập thấp hơn sau
khi Covid-19 bùng phát thông qua việc bán thực phẩm và các vật dụng hàng ngày. Nó
cũng có những động thái nhằm thu hút những người ở phía bên kia quang phổ với việc ra
mắt Cửa hàng sang trọng. Mặc dù còn nhiều điều phải chờ đợi với những sáng kiến này,
nhưng dưới đây là một số phẩm chất rõ ràng nhất về cơ sở người mua nói chung của
Amazon:

Nhân khẩu học: Những người mua hàng chi tiêu nhiều nhất trên Amazon có xu hướng ở
độ tuổi 45-64, đã kết hôn và có con và có trình độ đại học.

Sức mua: Hơn một nửa số người mua sắm có tài sản ròng hơn 500.000 USD. Theo một
cuộc khảo sát khác, người mua sắm trung bình trên Amazon có thu nhập hộ gia đình hàng
năm ($84,449) cao hơn so với người tiêu dùng trung bình của Walmart ($76,313). Các
thành viên Prime ở Hoa Kỳ chi trung bình 1.400 USD mỗi năm. Ngược lại, các thành viên
không phải Prime chi trung bình 600 USD mỗi năm.

Động cơ: 64% người mua hàng coi giá cả là lý do cốt lõi khiến họ mua sắm trên Amazon,
trong khi 60% cho rằng giao hàng miễn phí và 52% cho rằng sự tiện lợi. Đồng thời, hầu
hết những người mua hàng này sẵn sàng mua ở nơi khác nếu giá tương đương và miễn phí
vận chuyển vẫn là một lựa chọn. Cụ thể, trong số các thành viên Prime, 88% nói rằng việc
miễn phí vận chuyển là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của họ. Ngoài việc
vận chuyển, người tiêu dùng từ 18 đến 44 tuổi coi video và âm nhạc của Amazon là
những lợi ích chính, trong khi những người từ 45 tuổi trở lên coi việc đọc sách và thẻ tín
dụng.

Thói quen: Hầu hết các tìm kiếm của Amazon đều không có thương hiệu (78%), cho thấy
người mua hàng có điều kiện đánh giá sản phẩm hơn người bán riêng lẻ.
Lưu ý: Bản thân Epsilon đã xác định một số loại phân khúc đối tượng phù hợp: Những
người trung thành với Amazon hoặc những người mua không phải là người thích mua
sắm và thường mặc định sử dụng Amazon; những người mua sắm tiện lợi hoặc những
người thích mua sắm trên Amazon vì nó nhanh nhưng không nhất thiết phải kết hợp với
nó; và những người săn hàng giá rẻ theo bản năng kiểm tra các giao dịch trực tuyến
nhưng vẫn có thể mua hàng tại cửa hàng.

Tóm tắt: Ai mua hàng từ Amazon?

Rất nhiều người. Nhưng những người chi tiêu nhiều nhất có xu hướng lớn tuổi hơn và có
uy tín hơn với kỳ vọng cao về giá cả (hay còn gọi là họ phải cảm thấy như mình đang có
được một giao dịch tốt, cạnh tranh), chất lượng và dịch vụ khách hàng (bao gồm trải
nghiệm mua sắm thuận tiện và giao hàng nhanh), mặc dù thường xuyên đang tìm kiếm
một loại sản phẩm hơn là một thương hiệu duy nhất.

Bằng cách xem xét bốn thành phần này, bạn có thể tạo ra một định nghĩa mạnh mẽ về
chân dung người mua hàng.

Ngoài ra, bạn có thể phân loại chân dung người mua hàng theo ngành, nếu thương hiệu
của bạn có liên quan đến nhiều ngành. Ví dụ, một thương hiệu tiếp thị cả sản phẩm làm
đẹp và thời trang có thể tạo ra các chân dung riêng biệt cho mỗi ngành hàng.

Cuối cùng, cũng có những chân dung người mua hàng phủ định, đại diện cho đối tượng
khách hàng có các thuộc tính như không có khả năng tương tác với thương hiệu hoặc mua
hàng.

Làm thế nào để tạo chân dung người mua hàng?

Bước 1: Xem lại phản hồi từ khách hàng

Xem xét đối tượng khách hàng hiện tại của bạn là điểm tuyệt vời để bắt đầu. Bất kỳ thông
tin chi tiết nào có được từ các cuộc khảo sát đối tượng khách hàng đủ điều kiện hoặc đánh
giá về sản phẩm/dịch vụ đều có thể giúp cung cấp một số thông tin chi tiết cơ bản nhằm
vạch ra chân dung người mua hàng và những vấn đề nhức nhối mà bạn có thể giải quyết.
Hãy xem xét những khách hàng lý tưởng của bạn sẽ có hình thức như thế nào, và nếu đó
không phải là người bạn đang tiếp cận, bạn có thể làm gì để giúp thay đổi điều đó? Ví dụ:
bạn có thể tạo các chiến dịch giáo dục để cung cấp thông tin về dự án phát triển sản phẩm
của mình hoặc sử dụng các chương trình khuyến mãi để giúp tiếp cận khách hàng tiềm
năng.

Bước 2: Xem xét các giá trị và động lực của khách hàng

Các động lực thúc đẩy tiềm năng cho hành vi mua sắm của khách hàng cũng có ý nghĩa
rất quan trọng cần xem xét. Các giá trị của thương hiệu phù hợp với các giá trị của khách
hàng như thế nào và làm thế nào bạn có thể truyền đạt tốt hơn thông qua các thông điệp
tiếp thị? Ví dụ: tiếp thị bền vững có ý nghĩa rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Theo
một nghiên cứu của Environics Research và Amazon Ads, hơn 70% người tiêu dùng ở
Mỹ và Châu Âu cho biết họ mệt mỏi với các thương hiệu hành động như thể họ được
miễn trách nhiệm về môi trường.1

Bước 3: Xác định các đối tượng khách hàng có giá trị cao

Tiếp theo, hãy xem xét các cách bạn có thể đo lường chân dung người mua hàng. Ví dụ:
các đối tượng khách hàng có giá trị cao có thể bao gồm khách truy cập lặp lại hoặc những
người mua hàng nhiều lần. Nếu những khách hàng này có những mong muốn, nhu cầu
hoặc vấn đề nhức nhối lặp lại, hãy đảm bảo bạn có thể giải quyết những vấn đề này. Mục
tiêu của chân dung người mua hàng là để giúp bạn đạt được hiệu quả trong quảng cáo và
chi tiêu của mình.

Bước 4: Tạo chiến dịch

Khi bạn tạo chiến dịch tiếp thị, hãy cân nhắc tạo chiến dịch có liên quan và tương tác với
các đối tượng khách hàng của bạn. Amazon Ads có thể giúp bạn tiếp cận các đối tượng
khách hàng bằng các thông điệp có ý nghĩa. Bằng việc xem xét chân dung người mua
hàng, bạn có thể bắt đầu tạo ra các chiến dịch có thể truyền đạt tốt hơn cho các đối tượng
khách hàng của mình nơi họ đã tiêu thụ nội dung, cho dù đó là thông qua video phát trực
tuyến, trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc trong khi duyệt tìm sản phẩm.

Ví dụ về chân dung người mua hàng

Dưới đây là ba ví dụ về chân dung người mua hàng cụ thể và thói quen mua sắm của họ,
và họ có thể khác với các chân dung khác như thế nào.

- Thông tin chi tiết về người tiêu dùng mua đồ chơi

Amazon Ads và Kantar đã khảo sát 1.000 người mua hàng trên Amazon.ca để cung cấp
thông tin chi tiết về khách hàng đồ chơi tại Canada. Đây có thể là một ví dụ về chân dung
người mua hàng. Nghiên cứu cho thấy 92% người mua hàng mua sắm đồ chơi khuyến
khích sự sáng tạo, và 82% ủng hộ đồ chơi khuyến khích hoạt động vui chơi bên ngoài và
hoạt động thể chất.2

- Thông tin chi tiết về việc mua sắm của người tiêu dùng đối với thiết bị nhà bếp nhỏ

Một cuộc khảo sát tại Vương quốc Anh từ Amazon Ads và Kantar đã xem xét thói quen
mua sắm của khách hàng thiết bị nhà bếp nhỏ. Cuộc khảo sát cho thấy 56% những người
truy cập Amazon.co.uk đã khám phá một thương hiệu hoặc sản phẩm mới.

- Làm thế nào các thương hiệu có thể hiểu rõ hơn về người mua sắm thời trang sang trọng
tại Hoa Kỳ
Một cuộc khảo sát của Amazon Ads và Vogue Business năm 2022 về người tiêu dùng
hàng hóa sang trọng tại Hoa Kỳ cho thấy cách các thương hiệu có thể hiểu rõ hơn nhu cầu
của người mua hàng. Ví dụ, khảo sát đã phát hiện thấy phần lớn (84%) người mua hàng là
nam giới thế hệ Y được khảo sát cho biết họ xem nội dung thông qua các dịch vụ phát
trực tuyến và có khả năng tương tác cao hơn với các điểm chạm kỹ thuật số trong suốt
hành trình mua sắm. Nam giới thế hệ Y cũng có khả năng mua hàng từ thông tin trong
quảng cáo mà họ nhìn thấy trên các dịch vụ truyền hình trực tuyến cao hơn 1,3 lần so với
người mua hàng hóa sang trọng nói chung.

Chiến lược marketing 0,16 USD

Khi bạn mua một món hàng trên Amazon, không may sau đó giá sản phẩm giảm xuống,
sự khác biệt xuất hiện khi : số tiền chênh lệch ngay lập tức được chuyển lại tài khoản của
bạn. Ngay cả khi chỉ chênh 0,16 USD. Liệu đó có phải một chiến lược tài chính thiếu
thông minh? Bởi, chi phí tiếp cận khách hàng, tính toán chênh lệch giá và chuyển lại tiền
vào tài khoản chắc chắn cao hơn hẳn lợi ích tài chính mà khách hàng nhận được.

Nhưng đó là những gì làm Amazon khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Qua việc chuyển lại
từ con số ít ỏi 0,16 USD, Amazon muốn chứng tỏ với khách hàng rằng mình đang giao
dịch với một doanh nghiệp trung thực, luôn hướng tới sự toàn vẹn và đặt lợi ích của khách
hàng lên hàng đầu. Tương tự, số tiền đó có thể không tạo sự khác biệt quá lớn trong các
tài khoản của khách hàng nhưng chắc chắn sẽ tạo ấn tượng lớn về hình ảnh doanh nghiệp
trong trái tim người dùng.

Amazon Prime

Với một số doanh nghiệp, chiến lược tri ân khách hàng có thể hoạt động chưa hiệu quả.
Nhưng với Amazon, chương trình này không chỉ gia tăng lòng trung thành với thương
hiệu mà còn ở số lượng khách hàng sẵn sàng chi tiền.

Theo một thông cáo báo chí của Amazon vào cuối năm 2013, Prime có hàng chục triệu
thành viên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhìn lại điểm xuất phát, Amazon Prime được
kiến tạo như một chương trình “giảm giá” dựa trên lời hứa đơn giản: chi tiêu 79 $/tháng
sẽ được miễn phí vận chuyển 2 ngày. Trên thực tế, việc vận chuyển không hẳn miễn phí,
bởi trước đó, khách hàng đã trả tiền cho nó qua số tiền chi tiêu ở trên. Nhưng xét về khía
cạnh nào đó, Amazon đã tăng sự hài lòng khách hàng khi đem lại cho họ cảm giác mình
được tưởng thưởng qua việc miễn phí vận chuyển. Bởi, vốn dĩ có ai không thích được
nhận quà miễn phí đâu?

Một lý do khác cho thành công của Amazon Prime là nó đánh trúng pain point- điểm
quan tâm nhất của khách hàng (giá vận chuyển) và xoa dịu hộ họ. Hơn nữa, việc miễn phí
vận chuyển thực sự thúc đẩy khách hàng mạnh dạn chi tiêu và kết quả một cuộc khảo sát
cũng cho thấy thành viên Prime mua sắm nhiều gấp đôi thành viên không chính thức. Nếu
doanh nghiệp của bạn đang lên kế hoạch xây dựng chương trình tri ân khách hàng,
Amazon Prime chắc chắn là một hình mẫu không tồi.
Giá trị truyền thống

Khi mức độ cạnh tranh trong cuộc chiến chăm sóc khách hàng ngày càng tăng, một số
doanh nghiệp có thể thấy mất phương hướng. Đổi mới trong công việc và sáng tạo khi
đưa ra giải pháp hướng tới khách hàng có thể giúp bạn chiến thắng.Tuy nhiên, đôi khi bạn
nên chú ý đến cốt lõi của dịch vụ khách hàng. Amazon thực hiện điều này bằng cách đảm
bảo dịch vụ của mình phù hợp với nhu cầu ban đầu: chăm sóc khách hàng. Đây cũng là lí
do họ giành vị trí số 1 về lựa chọn của khách hàng trong số doanh nghiệp bán lẻ tại nước
Mỹ, với những từ khách hàng chia sẻ như “hiệu quả”, “nhanh”, “không có rắc rối” và
“dễ” để đánh giá chất lượng dịch vụ họ nhận được.

Amazon đang quan tâm tới thông tin khách hàng như thế nào?

Dù chưa thể khẳng định Amazon có đại diện cho tương lai mua sắm hay không, nhưng có
vẻ như đây chắc chắn là xu hướng mua sắm trong tương lai.

Theo một số báo cáo, cửa hàng tiện lợi không quầy thanh toán khai trương mới đây tại
trung tâm thành phố Chicago là cửa hàng sử dụng công nghệ cao. Khách hàng đến đây sử
dụng smartphone để quét mã QR code dành riêng cho mỗi cá nhân được nhúng trong ứng
dụng Amazon Go. Cửa hàng có hàng trăm camera và cảm biến ẩn theo dõi mọi hoạt động
của khách, tự động thêm từng món hàng họ chọn vào giỏ hàng ảo, và bỏ bất kỳ món hàng
nào họ đặt lại trên kệ. Khi người mua ra khỏi cửa hàng, hệ thống công nghệ cao nói trên
sẽ tự động tính đúng số tiền của các món đồ họ đã mua và trừ qua thẻ tín dụng đã lưu
trong tài khoản Amazon.

Xây dựng đế chế bán lẻ bằng tận dụng thông tin khách hàng

Amazon xây dựng đế chế bán lẻ của mình bằng cách thu thập và tận dụng thông tin khách
hàng của bên thứ nhất để thúc đẩy tính cá nhân hóa ở quy mô thị trường lớn. Lý do lớn
nhất khiến công ty này hiện có giá trị 1 nghìn tỷ USD không phải bởi họ cung cấp sản
phẩm tốt hơn đối thủ, mà vì họ thấu hiểu khách hàng của mình một cách thân tình. Thay
vì coi người mua là những phân khúc đối tượng chung chung, Amazon xem họ là những
cá nhân cụ thể mà nó có thể tương tác một-một trong hệ sinh thái của mình. Bằng cách
thu thập thông tin chi tiết từ mỗi tương tác của người mua hàng trên các thiết bị và nền
tảng, Amazon đã tạo ra một trong những cơ chế nhận dạng tinh vi và lớn nhất thế giới (cơ
sở dữ liệu chứa tất cả các định danh đã biết có tương quan với từng khách hàng), nền tảng
mà nó sử dụng để làm tinh giản và tái định nghĩa hành trình mua sắm của khách hàng.

Với các khách hàng đã trở thành thành viên của Amazon trong một thập kỷ qua, Amazon
biết rõ thói quen và sở thích mua sắm trên nền tảng số của họ đến từng chi tiết nhỏ.
Amazon Go cũng có quyền tiếp cận tương tự vào các hành vi mua sắm của khách. Hãy
nghĩ về tất cả những gì Amazon biết được khi người mua bước qua cánh cửa Amazon Go.
Nó có thể nhanh chóng xác định danh mục thực phẩm, nhãn hiệu và hương vị yêu thích
của họ. Dựa trên những mặt hàng họ mua với những gì họ để lại, Amazon có thể xác định
những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách, chẳng hạn như giá cả
hay giá trị dinh dưỡng. Cuối cùng, Amazon có khả năng đưa ra những phỏng đoán có tính
khoa học cao về việc khách hàng của mình là người ăn chay hay bị dị ứng thực phẩm.

Amazon có thể nhắc người mua về những mặt hàng họ đã mua gần đây hoặc thông báo
cho họ rằng sữa họ mua cách đây một tuần sắp hết hạn. Nó thậm chí có thể gợi ý các công
thức nấu ăn lấy cảm hứng từ các mặt hàng trong giỏ hàng của họ tại thời điểm đó. Với
chiều sâu và chiều rộng của thông tin khách hàng, khả năng Amazon cá nhân hóa trải
nghiệm của khách hàng trên nền tảng của mình và để tạo thêm doanh thu là vô tận.

Khả năng cá nhân hóa

Đề xuất sản phẩm: Amazon sử dụng các thuật toán hành vi của ngườidùng. Dựa trên đó,
họ đề xuất các sản phẩm phù hợp với từng ngườidùng

Thông tin địa chỉ và thanh toán: Amazon lưu trữ thông tin địa chỉ vàthanh toán của người
dùng, giúp họ thực hiện mua sắm nhanh chóng

Danh sách mong muốn (Wishlist): Người dùng có thể tạo danh sách cácsản phẩm mà họ
muốn muai và chia sẻ danh sách này với người khác.

Thông báo và cập nhật: thông báo và cập nhật qua email hoặc ứng dụng di động để thông
báo về các ưu đãi, giảm giá

Tất cả những tính năng này giúp Amazon tạo ra trải nghiệm mua sắm cánhân hóa, giúp
người dùng tiết kiệm thời gian và tìm kiếm được các sảnphẩm và dịch vụ mà họ quan tâm

7. Phân tích các công cụ digital marketing

12 công cụ "quyền năng" hỗ trợ cho những người muốn mở "gian hàng" trên trang thương
mại điện tử Amazon, nó không chỉ hữu ích với nhà bán hàng mà ngay cả các nền tảng
thương mại điện tử cũng nên nghiên cứu nhằm hỗ trợ đối tác:

1. Feedback Genius: Giúp sản phẩm có thêm nhiều phản hồi tích cực

Một khách hàng mua sắm online sẽ tìm kiếm điều gì trước khi đưa ra lựa chọn một
thương hiệu cụ thể, giữa một rừng những thương hiệu khác nhau? Dĩ nhiên họ sẽ tìm
kiếm những phản hồi, đánh giá (review) của người khác.

Người tiêu dùng hiện đại rất giống nhau: trước khi chi khoản tiền khó khăn lắm mới kiếm
được để mua một món hàng trực tuyến, họ có xu hướng muốn xem những phản hồi từ
những khách hàng hài lòng. Vì thế, Amazon có cung cấp một hệ thống đánh giá sản
phẩm. Nhưng hệ thống đó sẽ có ích gì nếu như khách hàng không sử dụng nó?

Đó chính là lý do Feedback Genius ra đời. Nó là một công cụ kết nối tự động với khách
hàng sau khi họ nhận được một sản phẩm. Nó sẽ gửi đến họ một lời yêu cầu thật lịch sự
để kêu gọi họ để lại phản hồi.
Feedback Genius được thiết kế dành riêng cho các nhà bán hàng trên Amazon. Nó sẽ tự
động gửi email đến khách hàng, nhờ đó, họ sẽ có thêm nhiều thời gian hơn để xây dựng
thương hiệu.

2. Jungle Scout: Hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm và thị trường ngách

Những sản phẩm nào hiện đang “hot” trên Amazon? Những sản phẩm ngách nào đang
phổ biến? Nếu muốn trả lời những câu hỏi này, hãy tham khảo Jungle Scout – công cụ
được Forbes gọi là “tài nguyên tốt nhất dành cho việc nghiên cứu sản phẩm dựa trên dữ
liệu”.

Đầu tiên, Jungle Scout cung cấp một cơ sở dữ liệu sản phẩm để sàng lọc ra những sản
phẩm đang được bán ra, trong vô số các loại sản phẩm khác. Cơ sở dữ liệu này sẽ cung
cấp tất cả những thông tin quan trọng cần thiết giúp nhà bán hàng đưa ra quyết định nên
hay không nên “nhảy vào” một thị trường nào đó.

Đồng thời, công cụ này còn bao gồm một trình theo dõi sản phẩm, được thiết kế để giúp
họ tiết kiệm nhiều giờ đồng hồ nghiên cứu. Họ cũng có thể sử dụng nó để theo dõi các đối
thủ cạnh tranh.

Cuối cùng, Jungle Scout còn cung cấp một “thợ săn ngách”, giúp nhà bán hàng khám phá
ra những dòng doanh thu ẩn.

3. AMZ Tracker – công cụ theo dõi từ khóa

Theo dõi từ khóa là một phần việc quan trọng đối với các nhà bán hàng theo hình thức
thương mại điện tử. Đó chính là lý do khiến AMZ Tracker trở thành một công cụ giá trị.

AMZ Tracker là công cụ đầu tiên về theo dõi từ khóa trên Amazon, nghĩa là nó đã có
nhiều thời gian “trưởng thành” hơn các đối thủ khác.

Công cụ này không chỉ dùng để theo dõi từ khóa một cách đơn giản. Bạn còn có thể dùng
nó để thấy được các đối thủ đang bán được nhiều hàng đến mức nào. Thêm nữa, AMZ
Tracker còn cung cấp một tính năng SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), giúp bạn cải
thiện thứ hạng từ khóa, từ đó gia tăng doanh thu.

Đồng thời, công cụ này cũng giúp bạn tối ưu hóa danh sách sản phẩm của mình. Trình
phân tích “On Page Analyzer” của nó sẽ hiển thị những cách tiếp cận hợp lý của bạn cũng
như những chỗ bạn cần phải cải thiện.

4. Bộ công cụ đa năng Keyword Inspector

Bộ công cụ Keyword Inspector bao gồm nhiều công cụ như Reverse ASIN Keyword
Tool, Keyword Trends Tool..., giúp bạn tìm những từ khóa mua hàng trên Amazon dành
cho sản phẩm của mình cũng như những từ khóa có liên quan, đảm bảo những danh sách
hàng hóa của bạn sẽ được khách hàng mục tiêu tìm thấy.
Keyword Inspector cũng cung cấp một số công cụ miễn phí: Amazon Suggestions Tool
giúp bạn tìm ra những từ khóa đuôi dài hiệu quả, Amazon Search Terms Optimizer Tool
giúp tối đa hóa khả năng hiển thị tìm kiếm…

5. Công cụ nghiêu cứu sản phẩm và từ khóa Scope

Một công cụ khác về nghiên cứu sản phẩm và từ khóa trên Amazon là Scope. Với Scope,
bạn có thể khám phá ra danh sách những từ khóa hiệu quả hàng đầu của bạn lẫn đối thủ,
từ đó biết được mình nên sử dụng từ khóa nào.

Công cụ này cũng sẽ giúp bạn tối ưu hóa những chiến dịch quảng cáo trả tiền PPC (pay-
per-click) với những từ khóa có khả năng đem lại kết quả tốt nhất.

Đồng thời, Scope còn cho thấy nhiều ngách có thể mang đến biên lợi nhuận cao với ít sự
cạnh tranh.

Cuối cùng, Scope cũng góp phần giúp ích cho việc quản lý rủi ro bằng cách thể hiện
thông tin ước tính vận tốc bán hàng, doanh thu hằng tháng và lợi nhuận sau khi trừ một số
chi phí phải trả cho Amazon.

6. Unicorn Smasher - công cụ để “thống trị” Amazon

Vào website của Unicorn Smasher, bạn sẽ được chào mừng bởi dòng chữ “Hãy tìm một
sản phẩm hoàn hảo để bắt đầu thống trị trên Amazon”. Tại đây, bạn có thể tải xuống
nhiều công cụ để bán hàng thành công trên Amazon. Với Unicorn Smasher, bạn sẽ có
được dữ liệu sản phẩm toàn diện, bao gồm giá cả, thứ hạng bán chạy, doanh thu ước tính,
phản hồi…

Bạn cũng có thể nhận được một dashboard (bảng điều khiển) giúp bạn quản lý tất cả
những nghiên cứu của mình ở một nơi duy nhất.

Unicorn Smasher còn cập nhật doanh thu ước tính cho hàng chục ngàn sản phẩm. Bạn có
thể sử dụng thông tin này để đưa ra các dự báo doanh thu.

Một trong những phần tuyệt vời nhất của Unicorn Smasher là nó có thể tích hợp với công
cụ AMZ Tracker đã nói ở trên.

7. MerchantWords: Biết được người mua hàng trực tuyến đang tìm kiếm điều gì

Bạn muốn biết về những cụm từ mà người mua hàng trên Amazon sử dụng mỗi ngày?
Hãy thử dùng MerchantWords.

MerchantWords không chỉ tập hợp những từ khóa trên Amazon mà còn những từ khóa
trên các trang khác, như Walmart hay Jet. Thông tin này sẽ trao cho bạn nhiều thông tin
chi tiết hơn về những điều người mua hàng đang tìm kiếm trực tuyến.
Công cụ này cũng giúp bạn tìm ra những từ khóa tương tự nhau, từ đó cải thiện doanh số
bán hàng.

8. Theo dõi giá cả trên Amazon với camelcamelcamel

Nói một cách ngắn gọn, camelcamelcamel là một công cụ theo dõi giá cả trên Amazon.
Bạn có thể sử dụng nó để nhận được thông báo (thông qua email hoặc Twitter) khi giá của
một sản phẩm bạn đang theo dõi bị giảm xuống.

Hơn nữa, camelcamelcamel cũng cung cấp các bảng lịch sử giá cả của hơn 18 triệu sản
phẩm trên Amazon.

Với công cụ này, bạn cũng có thể tích hợp việc theo dõi lịch sử giá cả sản phẩm ở ngay
bên trong trình duyệt mình đang sử dụng.

9. Keepa: Theo dõi giá cả trên phạm vi quốc tế

Keepa cũng là một công cụ theo dõi giá cả trên Amazon, cho phép bạn:

Hiển thị biểu đồ lịch sử giá cả

Thiết lập các thông báo về thông tin giảm giá và tính khả dụng của sản phẩm

Hiển thị những thông tin lịch sử ngay bên trong trình duyệt của bạn

So sánh giá cả trên Amazon

Nhìn thấy những giao dịch gần nhất

Keepa cũng hỗ trợ trên quy mô quốc tế. Bạn có thể dùng nó để hiển thị lịch sử giá cả sản
phẩm ở 11 quốc gia.

10. SellerLogic: Thiết lập mức giá hợp lý tùy theo nhu cầu

SellerLogic giúp tối ưu giá sản phẩm của bạn trên Amazon. Nó giúp bạn tìm thấy mức giá
có thể gia tăng khả năng bán được hàng mà vẫn có được biên lợi nhuận tốt, thông qua các
chiến lược sau:

Buy Box: mức giá sẽ đưa sản phẩm của bạn vào vị trí Buy Box

Position: mức giá sẽ giúp bạn được hiển thị ở vị trí đặc biệt trong các kết quả tìm kiếm

Sales: mức giá sẽ giúp bạn tối đa hóa doanh thu

Same Price: mức giá phù hợp so với các đối thủ
Buy Box là một “box” trên trang chi tiết về một sản phẩm của Amazon – nơi khách hàng
có thể thực hiện ngay việc mua hàng bằng cách bấm “Thêm vào giỏ hàng”. Thông
thường, một sản phẩm sẽ được cung cấp bởi nhiều người bán và họ sẽ phải cạnh tranh với
nhau để được ở vào vị trí Buy Box với nhiều ưu thế nổi bật hơn các đối thủ. Ở một
khoảng thời gian nhất định, chỉ có duy nhất một người bán được ở vào vị trí này.

11. Appeagle: Tự động thay đổi chiến lược định giá

Một công cụ khác về chiến lược định giá là Appeagle. Nó sẽ tự động thay đổi chiến lược
giá, giúp bạn thậm chí không cần "động một ngón tay" để thiết lập lại mức giá hợp lý mỗi
ngày.

Bên cạnh Amazon, Appeagle cũng hỗ trợ các nhà bán hàng trên một marketplace khác là
Walmart.

12. RepricerExpress: Kết hợp tiếp thị tự động và tối ưu hóa giá cả dựa trên dữ liệu

Công cụ cuối cùng cũng là một công cụ định giá: RepricerExpress.

Website RepricerExpress cam kết giúp bạn “giành được nhiều vị trí Buy Box hơn mà
không cần phải theo dõi liên tục”. Nói cách khác, công cụ này kết hợp 2 yếu tố: tiếp thị tự
động và tối ưu hóa giá cả dựa trên dữ liệu được cập nhật.

Ngoài chức năng giúp bạn đưa sản phẩm vào vị trí Buy Box, RepricerExpress cũng tối ưu
hóa giá cả để chúng có thể được ở vào vị trí “More Choices” (“Những lựa chọn khác”),
cũng như loại bớt một số người bán nhất định ra khỏi danh sách đối thủ của bạn.

13. Sponsored Products

Sponsored Products là quảng cáo tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) giúp quảng
bá thông tin sản phẩm riêng lẻ trên Amazon và trên các ứng dụng cũng như trang web cao
cấp chọn lọc. Bạn có thể tạo một chiến dịch chỉ trong vài phút, ngay cả khi bạn chưa từng
quảng cáo trước đây.

Sponsored Products của Amazon Ads có thể giúp tăng doanh số bán hàng cho sản phẩm
của bạn bằng cách tạo quảng cáo xuất hiện trong các kết quả mua sắm liên quan và trang
sản phẩm trên Amazon. Bằng việc xuất hiện ở nhiều nơi hơn, bạn có thể giúp người mua
hàng tìm thấy các sản phẩm của mình.

Sponsored Products tạo quảng cáo từ trang thông tin sản phẩm và cung cấp tính năng
nhắm mục tiêu tự động để bạn có thể bắt đầu quảng cáo mà không cần bất cứ kinh nghiệm
gì. Quảng cáo được tài trợ tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) nên bạn chỉ phải trả
tiền khi khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn. Chọn giá thầu cho mỗi lần nhấp chuột
và đặt ngân sách của riêng bạn. Sử dụng chỉ số về doanh số và hiệu suất để đo lường tác
động trực tiếp của quảng cáo đối với hoạt động kinh doanh của bạn.

You might also like