You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢNG CÁO

Giảng viên : TS. Nguyễn Thanh Mai

Họ và tên SV : Trần Thị Phương Mai

Mã sinh viên : 21031212

Ngành học : QH-2021-X - QHCC

Hà Nội - 2022
Chủ đề: Gần đây, với tốc độ phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ, các nền
tảng truyền thông số ngày càng xuất hiện nhiều và phát triển mạnh mẽ. Hãy phân tích
và so sánh ưu điểm, nhược điểm của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại
chúng (mass media) và quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội (social media). Có một
số quan điểm cho rằng truyền thông mạng xã hội sẽ dẫn đầu xu thế truyền thông trong
tương lai thay thế truyền thông đại chúng. Em nghĩ sao về quan điểm này?

Mở đầu
Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão cùng sự tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật và công nghệ
trong thời đại hiện nay, các doanh nghiệp cũng đăng dần chuyển đổi chiến lược truyền thông
của mình từ truyền thống sang tư duy truyền thông 4.0 để không ngừng tăng trưởng và phát
triển. Truyền thông số đã làm thay đổi thói quen tiếp cận thông tin của công chúng, quyết
định sự tương tác của họ cũng như chứng kiến sự ra đời của một loạt các phương tiện truyền
thông mới. Trong đó tiêu biểu phải kể tới mass media - phương tiện truyền thông đại chúng
và social media - phương tiện truyền thông mạng xã hội. Việc các doanh nghiệp, công ty sử
dụng các phương tiện này để thực hiện chiến dịch quảng cáo của mình có những ưu và nhược
điểm nói riêng và rất đáng để phân tích, so sánh.

1. Khái niệm
● Truyền thông
Cuộc sống của chúng ta luôn gắn liền với truyền thông. Không chỉ qua sách, báo chí, TV,..
mà từ thời xa xưa, truyền thông đã phát triển dưới nhiều loại hình thức như ca kịch, múa
rối,… Không thể phủ nhận rằng sức hấp dẫn của truyền thông giống như một sợi dây kết nối
và truyền bá kiến thức tới mọi người trên khắp thế giới. Truyền thông là việc truyền đạt thông
tin giữa con người với con người thông qua các kênh truyền thông, nhằm phổ biến thông tin
như: tin tức, âm nhạc, phim ảnh, giáo dục, thông điệp quảng cáo và các thông tin khác. Ví dụ
phổ biến của truyền thông bao gồm báo, tạp chí, truyền hình, radio, điện thoại, Internet, fax
và biển quảng cáo.

● Quảng cáo
Quảng cáo (advertising) là hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa
của mình. Nó là phương tiện để kích thích nhu cầu và tạo lập sự trung thành với nhãn hiệu
hàng hóa. Hiểu một cách đơn giản, “quảng cáo” là một hình thức tuyên truyền, quảng bá mà
doanh nghiệp sẽ phải trả phí để có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến các khách hàng tiềm

1
năng. Mục đích cuối cùng của quảng cáo là tạo ra các tác động đến nhận thức, hành vi của
người dùng. Một số loại hình quảng cáo phổ biến có thể kể đến như quảng cáo thương hiệu,
quảng cáo trực tuyến, quảng cáo địa phương,... Các hình thức quảng cáo thường được sử
dụng có online (trên Google Ads, qua MXH, hệ thống email marketing, báo điện tử,...),
offline (quảng cáo ngoài trời, trên tuyền hình, qua các sự kiện,...).

● Phương tiện truyền thông


Phương tiện truyền thông đề cập đến các phương thức cụ thể để các doanh nghiệp sử dụng
nhằm mục đích truyền tải những thông điệp, nội dung một chiến lược marketing hay quảng
cáo. Những phương tiện truyền thông nhắm đến những đối tượng khách hàng mục tiêu để
thúc đẩy bán hàng tăng doanh số, tăng tỉ lệ chuyển đổi. Có thể nói một chiến dịch marketing
hay quảng cáo có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào kênh để doanh nghiệp khai
thác, các phương tiện truyền thông phù hợp với hoàn cảnh giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu
lại phản hồi tích cực từ khách hàng của mình.
Phương tiện truyền thông bao gồm những loại phổ biến sau:
+ Internet: là phương tiện truyền thông có số lượng sử dụng nhiều nhất đặc biệt trong đó
là công cụ đầy “quyền năng” là mạng xã hội (social media).
+ Truyền hình: là phương tiện truyền thông phổ biến tiếp theo, sự có mặt của truyền
hình là một thay đổi lớn của nhân loại trong thế kỷ 20 và nó vẫn là một công cụ quan
trọng hiện nay.
+ Báo chí: là một phương tiện cũng phổ biến và có mặt từ rất lâu, đây cũng là phương
tiện truyền thông được các doanh nghiệp ưa dùng vì tính tin dùng của nó.
+ Ngoài ra còn số một số loại nữa bao gồm: sách, phát thanh, quảng cáo, băng đĩa…1
Ở đây, chúng ta nhắc tới 2 phương tiện truyền thông nổi bật sau: truyền thông đại chúng
(mass media) và truyền thông mạng xã hội (social media).

● Truyền thông đại chúng (mass media)


Mass media (Truyền thông đại chúng) là hoạt động có chủ đích đến việc truyền đạt các thông
tin đại chúng đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua phương tiện truyền
thông đại chúng, nhằm giải quyết được các vấn đề của người tiêu dùng mục tiêu thắc mắc.
Nó là loại hình truyền thông một chiều, nhắc đến nó là nhắc đến các công ty truyền thông
hoạt động vì những mục đích khác nhau như thương mại, dịch vụ, chính trị…

1
Phương tiện truyền thông là gì? Những ưu và nhược điểm của chúng. (2022, October 3). Marketingai.
https://marketingai.vn/phuong-tien-truyen-thong-la-gi/, 23/12/2022.

2
● Truyền thông mạng xã hội (social media)
Social Media là kênh truyền thông mạng xã hội được tạo ra để mọi người có thể liên hệ, trao
đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, cảm xúc, hình ảnh, video…Với khả năng tương tác mạnh mẽ
của mạng xã hội, đây được chọn là một trong những kênh hiệu quả khi làm quảng cáo,
marketing online . Các kênh Social Media Vietnam được nhiều người sử dụng như: Zalo,
Lotus, Gapo, Zing Me,... và một số kênh social media quốc tế như Facebook, Youtube,
Instagram, Google+, Twitter,… Thông qua Social media, bạn có thể quảng bá, tiếp thị cho
sản phẩm, dịch vụ của mình cũng như dễ dàng nhận được những ý kiến, phản hồi qua tính
năng tương tác của người tiêu dùng.
Dựa theo mô hình nổi tiếng được nghiên cứu và xây dựng bởi tiến sĩ Tracy L. Tulen, Social
Media được chia thành 4 nhóm chính. Mô hình này cũng đã được sử dụng trong cuốn sách
Social Media Marketing: A Practitioner Guide (2017) của tiến sĩ Marc Oliver Opresnik, đồng
tác giả với Philip Kotler và Svend Hollensen. 4 nhóm chính của Social Media theo mô hình
này là:
+ Social Commerce: Nhóm này được tạo ra với mục đích là trao đổi, mua bán hàng hóa.
Facebook và một số mạng xã hội hiện nay đã bổ sung các trang mục như Marketplace
để kết nối người bán và người mua theo từng khu vực.
+ Social Community: Nhóm này tập trung cho việc kết nối và gắn kết cộng đồng người
dùng có cùng sở thích, mối quan tâm qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram -
mạng xã hội hình ảnh, Tiktok - mạng xã hội chia sẻ video ngắn,... Các kênh này đều
cho phép người dùng có thể trò chuyện, bình luận, chia sẻ ý kiến và quan điểm với
nhau một cách dễ dàng.
+ Social Publishing: Nhóm này gồm các website truyền tải và công bố các nội dung
mang tính chia sẻ kiến thức, kỹ năng sống hoặc tin tức. Một số website có thể kể đến
là blog, trang tin tức, trang đăng tải tài liệu học tập,...
+ Social Entertainment: Nhóm này có mục đích là để phục vụ nhu cầu giải trí của người
dùng thông qua các hình thức chơi game online, hoặc từ các nội dung giải trí do người
dùng tự tạo ra. 2

2
Social Media Là Gì? Phân Loại Social Media. (2022, August 8). Social.vn.
https://social.vn/phan-loai-social-media/, 23/12/2022.

3
2. Phân tích ưu, nhược điểm của quảng cáo trên 2 phương tiện truyền thông
2.1. Phân tích ưu, nhược điểm của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại
chúng (mass media)
Đúng như cái tên của mình, các phương tiện truyền thông đại chúng được hầu hết tất cả mọi
người biết đến và quen thuộc từ rất sớm. Bởi lẽ, kể từ khi phát minh ra máy in năm 1440 đến
những năm 1980, các phương tiện in ấn như báo chí, sau đó là đài phát thanh và cuối cùng là
truyền hình đều dần trở thành một phần không thể thiếu trong mọi người. Mỗi một thông tin,
hình ảnh, âm thanh được phát sóng trên các phương tiện này đều sẽ được phát đến toàn bộ
người dân của một quốc gia. Mọi người ở mọi lứa tuổi sẽ tiếp cận với các tin tức, thông tin và
cả những quảng cáo khác nhau với phạm vi cực kỳ rộng rãi trên cả nước.
Để hiểu rõ hơn về các ưu điểm, nhược điểm của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
đại chúng, chúng ta sẽ tìm hiểu ưu, nhược điểm của quảng cáo trên 3 phương tiện truyền
thông đại chúng nổi bật nhất, đó là: truyền hình, phát thanh, báo chí.
2.1.1. Quảng cáo trên truyền hình
* Ưu điểm của quảng cáo trên truyền hình:
- Quảng cáo truyền hình có phạm vi phổ biến và rộng rãi:
Truyền hình chính là phương tiện có khả năng tiếp cận được đến hầu hết các đối tượng thuộc
mọi lứa tuổi, tầng lớp khác nhau. Như chúng ta có thể thấy được, trong hầu hết trong mỗi gia
đình ở Việt Nam đều có ít nhất 1 chiếc tivi, có gia đình có tới 2 hay 3 chiếc. Vì thế, mỗi khi
phát quảng cáo trên sóng truyền hình, thông điệp quảng cáo có khả năng tiếp cận đến các hộ
gia đình là vô cùng cao. Ngoài ra, việc có nhiều kênh sóng truyền hình trung ương và địa
phương cũng giúp cho các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn khi phát quảng cáo. Đặc biệt,
các quảng cáo được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia VTV, nhất là các kênh phổ biến
như VTT1, VTV3,... Dưới đây là hình ảnh vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam
khi xem quảng cáo, dường như âm thanh quen thuộc sẽ tự động vang lên trong đầu người
xem: tình tinh tinh tình tinh.

- Quảng cáo truyền hình có khả năng gây chú ý một cách nhanh chóng:

4
Quảng cáo truyền hình có thể ngay lập tức tạo ấn tượng với người tiêu dùng bằng các nội
dung phim vui nhộn, cuốn hút,… hay những thông điệp ý nghĩa, cảm xúc,…

Ví dụ như quảng cáo sữa Vinamilk trên


kênh VTV3, với hình ảnh những chú bò
sữa hoạt hình đầy ngỗ nghĩnh và dễ
thương, sinh động đã tiếp cận được đến rất
nhiều người xem, đặc biệt là các gia đình
có trẻ nhỏ.

- Quảng cáo truyền hình giới hạn phạm vi địa lý:


Giới hạn về địa lý về phạm vi phủ sóng
của đài truyền hình sẽ giúp các doanh
nghiệp lược lựa chọn phạm vi quảng cáo
của mình. Điều này sẽ phục vụ cho mục
đích thử nghiệm tiếp thị, phân phối sản
phẩm, dịch vụ có chọn lọc cho từng khu
vực cụ thể. Ví dụ như quảng cáo Tôn Hoa
Sen trên kênh địa phương Quảng Ninh.
- Quảng cáo trên truyền hình có tính động:
Điều tạo nên sự khác biệt và thu hút khán giả của quảng cáo truyền hình đó là khả năng gây
sự sống động, vui nhộn với sự kết hợp hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… một cách chân thực.
Quảng cáo truyền hình có khả năng kích thích đồng thời lên nhiều giác quan của người xem,
gây kích thích và dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng.

Ví dụ như trong các quảng cáo Coca, bên


cạnh hình ảnh vô cùng hấp dẫn, chúng ta
còn có thể nghe được âm thanh vui tai khi
bật nắp lon, sự lôi cuốn của âm nhạc đi
kèm trong mỗi video quảng cáo.

- Chi phí tiếp cận chia theo đầu người của quảng cáo truyền hình thấp:

5
Nhiều người khi nhìn vào chi phí 30 giây phát quảng cáo trên sóng truyền hình cho rằng nó
quá đắt đỏ. Tuy nhiên, khi đem chia cho số người quảng cáo tiếp cận được trong vòng 30
giây đó thì chi phí này lại không hề đắt chút nào. Với một trang quảng cáo trên báo màu bạn
sẽ phải bỏ ra 30 triệu đồng, tuy nhiên khả năng tiếp cận tới người đọc chỉ khoảng 800.000
người. Còn với 30 giây quảng cáo trên sóng truyền hình bạn chỉ mất 12 triệu đồng nhưng lại
có khả năng tiếp cận tới khoảng 1.800.000 người. Như vậy nếu tính theo tỷ lệ tiếp cận thì chi
phí quảng cáo trên truyền hình có giả rẻ hơn cả báo giấy.
- Quảng cáo truyền hình có khả năng tiếp cận khán giả khi họ đang tập trung nhất:
Các phim quảng cáo thường được phát trước, sau hoặc giữa các chương trình truyền hình ăn
khách. Vì thế, thông điệp quảng cáo tiếp cận đến người tiêu dùng vào lúc họ tập trung nhất,
nên khả năng gây chú ý cao.
- Quảng cáo truyền hình cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội sáng tạo vào mỗi quảng cáo:
Việc truyền tải thông điệp qua những phim quảng cáo sống động cho phép doanh nghiệp có
thể sáng tạo và mang cá tính riêng của mình vào trong phim quảng cáo. Điều này sẽ đặc biệt
hiệu quả đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dựa vào những khách hàng quen.
* Nhược điểm của quảng cáo trên sóng truyền hình
- Chi phí để tuyệt đối quảng cáo trên truyền hình khá cao:
Tuy chi phí phí cho một lần phát sóng quảng cáo là thấp, thế nhưng để tạo được chú ý và
khiến khách hàng chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì quảng cáo phải được phát đi, phát
lại nhiều lần. Ngoài ra, thì doanh nghiệp còn phải chịu một khoản chi phí khá lớn cho việc
dàn dựng phim quảng cáo.
- Quảng cáo truyền hình có tuổi thọ ngắn:
Các chương trình quảng cáo truyền hình sau khi không phát sóng nữa sẽ mắt hẳn, không hề
để lại dấu tích như các loại hình quảng cáo khác. Do đó, nội dung quảng cáo phải đặc sắc, lôi
cuốn,… phải được phát đi, phát lại nhiều lần mới tạo được ấn tượng với khán giả.
- Quảng cáo truyền hình rất hạn chế về thời gian quảng cáo:
Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của các doanh nghiệp và đòi hỏi nhu cầu quảng cáo, thế
nên việc quy định thời lượng phát quảng cáo trên sóng truyền hình là một hạn chế.
- Quảng cáo trên truyền hình thiếu những phân khúc rõ ràng:
Quảng cáo trên truyền hình thường không nhắm vào một phân khúc thị trường cụ thể, vì thế
khả năng ảnh hưởng đến đối tượng xem rộng rãi đôi khi lại là khuyết điểm đối với những
doanh nghiệp muốn nhắm vào một lớp đới tượng khách hàng cụ thể nào đó.
- Quảng cáo truyền hình dã chiếu thì rất khó khăn để thay đổi:

6
Đối với các loại hình quảng cáo khác như trên báo, Internet,… thì việc cập nhật giá cả hay
các chương trình khuyến mãi chỉ đơn giản là thay đổi các phiếu mua hàng thì với quảng cáo
trên truyền hình bạn phải cập nhật lại kịch bản và quay lại toàn bộ phim quảng cáo nên sẽ tốn
tiền.3

2.1.2. Quảng cáo trên Radio/ đài phát thanh


Sự lên ngôi của smartphone và công nghiệp ô tô được coi là cứu cánh của ngành phát thanh
với việc tích hợp chức năng nghe radio trong các phương tiện này. Bên cạnh đó, nghe radio
cũng đang được các nhà đài lớn như VOH, VOV, Joy FM chú tâm phát triển đón đầu xu
hướng thích nghe tin tức, nghe đọc truyện hơn là đọc bằng mắt khi vào Internet.

Thường không được nhắc đến nhiều, nhưng lượng booking quảng cáo radio từ các thương
hiệu vẫn sôi nổi không kém. Trung bình một người sẽ dành ra 54 phút mỗi ngày cho việc
nghe radio với đa dạng thính giả có địa điểm, thời gian và lứa tuổi khác nhau. Kết quả khảo
sát từ Kantar Vietnam đã đưa ra con số cụ thể về lượng thính giả nghe đài: khoảng 42% thành
thị và 58% nông thôn theo dõi đài VOV1 với phần lớn là 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên, lượng
người nghe ngày càng được trẻ hoá với 16% người ở độ tuổi 25-34 và 20% số người dưới 24
tuổi. Đối tượng nghe đài cũng trải rộng ở các ngành nghề, từ cán bộ công chức, lao động tự
do, nội trợ cho đến kinh doanh, lái xe. Có thể nói, quảng cáo dạng phát thanh vẫn hoạt động
bền bỉ, giúp một số thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình mà thính giả dành cho việc nghe Radio mỗi ngày

3
QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH - HÌNH THỨC QUẢNG CÁO THÔNG MINH. (n.d.). quảng
cáo xe bus. http://dannamadv.vn/quang-cao-tren-truyen-hinh.html, 25/12/2022.

7
* Ưu điểm của quảng cáo trên radio
- Tỉ lệ chuyển kênh quảng cáo trên radio ở mức thấp nhất do số lượng kênh phát thanh
ít hơn nhiều so với kênh truyền hình hay phương tiện phát sóng trực tuyến.
- Quảng cáo bằng âm thanh tác động mạnh vào tâm trí người dùng ngay cả khi họ đang
lái xe, di chuyển, làm việc nhà.
- Có thể phân khúc tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng thông qua việc lựa chọn
kênh, đài phát thanh quảng cáo.
- Quảng cáo mang tính thân thuộc, gần gũi hơn qua giọng đọc của phát thanh viên, diễn
viên lâu năm trong nghề.
- Quy trình sản xuất nhanh chóng và nội dung cũng dễ dàng được thay đổi hơn so với
quảng cáo truyền hình.
- Chi phí thấp hơn đáng kể với kênh quảng cáo trên truyền hình.
* Nhược điểm của quảng cáo radio
- Bất lợi về mặt hình ảnh minh họa có thể làm khách hàng chưa hình dung cụ thể được
về dịch vụ, sản phẩm.
- Quảng cáo có thể bị “trôi tuột” khi khách hàng không chú ý và khó có thể tìm kiếm
nghe lại sau đó.
- Thời gian nghe đài có phần hạn chế, không phải lúc nào lượng thính giả cũng đông
đảo mà đa phần là vào khung giờ cao điểm, khi họ nghe trên xe ô tô, xe bus.4

2.1.3. Quảng cáo trên báo chí


Hầu hết mọi người đều mua báo, tại quầy bán báo, trong một số trường hợp báo được chuyển
đến tận nhà theo hợp đồng với đơn vị phát hành. Doanh nghiệp muốn thực hiện quảng cáo có
thể tiếp cận với những đối tượng nhất định bằng cách quảng cáo tại những chuyên mục khác
nhau trên báo. Trong thực tế, nhiều người mua báo chỉ để đọc những nội dung quảng cáo của
siêu thị, phim ảnh hoặc các cửa hàng tiện ích...
*Ưu điểm của quảng cáo trên báo chí
Không giống như quảng cáo truyền hình và quảng cáo phát thanh, bạn có thể đọc quảng cáo
trên báo một cách chậm rãi. Một mẩu quảng cáo trên báo có thể chứa đựng những thông tin
chi tiết, ví dụ như giá cả và các số điện thoại hay các phiếu khuyến mại. Quảng cáo trên báo
rất tiện lợi vì việc thay đổi sản phẩm có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, nếu cần
thiết, bạn có thể chèn thêm một quảng cáo mới với một thông báo ngắn. Một ưu điểm khác

4
Hình thức quảng cáo trên đài phát thanh. (n.d.). Brandcom.
https://brandcom.vn/hinh-thuc-quang-cao-tren-dai-phat-thanh/, 25/12/2022.

8
của quảng cáo trên báo là các báo cho phép quảng cáo với những diện tích khác nhau. Nếu
ngân sách của bạn không dồi dào, bạn vẫn có thể quảng cáo khổ nhỏ trong nhiều số báo mà
không phải hy sinh nội dung quảng cáo nào.
* Nhược điểm của quảng cáo trên báo chí
Quảng cáo trên báo đem lại nhiều ưu điểm, song không phải là không có những nhược điểm:
- Các tờ báo thường chỉ được đọc một lần và chỉ lưu lại trong nhà trong một ngày.
- Chất lượng in báo thường không phải lúc nào cũng là tốt nhất, đặc biệt là đối với việc
in ảnh. Do đó, để đạt được hiệu quả quảng cáo tối ưu nhất, các doanh nghiệp nên sử
dụng những hình vẽ đơn giản.
- Diện tích của một trang báo khá lớn và do đó những nội dung quảng cáo nhỏ trông lại
càng nhỏ hơn.
- Quảng cáo của bạn phải cạnh tranh với các nội dung quảng cáo khác để thu hút sự chú
ý của độc giả
- Bạn không chắc rằng tất cả những người mua báo sẽ đọc nội dung quảng cáo của bạn.
Bởi vì, họ có thể không đọc mục báo bạn đặt nội dung quảng cáo, hoặc đơn giản có
thể là họ đã bỏ qua trang báo đó vì họ không quan tâm đến các tin tức trên trang đó.

2.2. Phân tích ưu, nhược điểm của quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội (social
media)
Trong các phương thức truyền thông, truyền thông xã hội (Social Media) đang ngày
càng phát triển mạnh. Nếu ở thập kỷ trước, sự bùng nổ của Internet diễn ra mạnh mẽ tại Việt
Nam và trên khắp giới, làm thay đổi nhận thức và cách kết nối với thế giới của con người, trở
thành công cụ đắc lực để con người tiếp nhận kiến thức mới, thì ngày nay, các mạng xã hội
(hay còn gọi là Social Media) trở nên phát triển hơn bao giờ hết và có khả năng sẽ trở thành
xu hướng thay thế cho các truyền thông đại chúng. Những ông lớn phải kể đến như
Facebook, Youtube, Twitter, Tiktok,… đã trở thành những nền tảng mxh không thể thiếu của
đông đảo giới trẻ ngày nay.

Chính vì vậy, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội với mục đích thực hiện các chiến
dịch quảng cáo của các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang gia tăng. Nhiều tập đoàn, công
ty, doanh nghiệp hay tổ chức ngày nay đều có các trang Facebook chính thức, tài khoản
Twitter, hay các kênh Tik Tok cũng như blog của riêng mình. Tất cả những điều này là những
dấu hiệu cho thấy phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một phần vô cùng quan trọng
trong hoạt động quảng cáo, tiếp thị của mỗi tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.

9
Những mạng xã hội phổ biển nhất hiện nay có thể kể đến như:
● Facebook: 2800 triệu người dùng
● Youtube: 2000 triệu người dùng
● WhatsApp: 2000 triệu người dùng
● Facebook Messenger: 1300 triệu người dùng
● Wechat: 1165 triệu người dùng
● Instagram: 1160 triệu người dùng
● Tiktok: 1000 triệu người dùng
(Toàn bộ số liệu được cập nhật vào cuối năm 2021)
Chính vì vậy, một số doanh nghiệp đã lựa chọn mạng xã hội thực hiện các chiến lược quảng
cáo để tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng của mình thay vì đầu tư cho trang web riêng của
mình. Việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội có những lợi thế nhất
định nhưng cũng còn tồn tại không ít những nhược điểm liên quan.

2.2.1. Ưu điểm
● Giảm chi phí quảng cáo
Ưu điểm chính của tiếp thị truyền thông xã hội là liên quan đến chi phí. Rào cản về tài chính
đối với việc quảng cáo trên các nền truyền thông xã hội là khá thấp khi so sánh với những
phương tiện truyền thông khác như báo chí, truyền hình,... Việc truy cập, tạo tài khoản, hồ sơ
và đăng tải thông tin trên đa số các trang mạng xã hội hay các trang web truyền thông thường
là miễn phí. Bên cạnh đó, việc quảng cáo trên mạng xã hội không giới hạn về số lượng hay
thời gian đăng tải nội dung nên các thông tin luôn được cập nhật liên tục. Trong khi các chiến
dịch quảng cáo trên truyền hình, báo chí,... có thể tiêu tốn hàng chục, hàng trăm triệu đồng để
có thể liên tục xuất hiện. Các doanh nghiệp có thể chạy một chiến dịch quảng cáo hay chiến
dịch tiếp thị truyền thông một cách thành công trên nền tảng mạng xã hội chỉ với một ngân
sách hạn chế. Lợi thế của việc trên là các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường mục tiêu
với số ít hoặc thậm chí đôi khi không có khoản đầu tư tiền mặt nào. Đôi lúc, người dùng còn
muốn tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp bằng cách tự nguyện tham gia hoặc theo dõi kênh
thông tin quảng cáo của doanh nghiệp đó trên mạng xã hội. Hơn cả, việc quảng cáo này giúp
khách hàng và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại để trao đổi về hàng hóa.
Các quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột trên các nền tảng như Facebook được "nhắm
mục tiêu theo các tiêu chí cụ thể để tiếp cận đúng đối tượng. Tính lan truyền trên các nền tảng
truyền thông mạng xã hội là rất cao, nó đồng nghãi với việc mỗi một người đọc bài đăng của

10
bạn thì đều có khả năng lan truyền bài viết đó cho bạn bè, người quen trong mạng lưới của
họ. Chính vì vậy, thông tin có thể đến được với một số lượng lớn người trong thời gian ngắn,
đặc biệt trên nền tảng Facebook - mạng xã hội lớn nhất toàn cầu với hàng tỷ người dùng hàng
ngày. Ưu điểm khi quảng cáo trên Facebook là Ads của Facebook nhắm target khá chính xác,
ngoài ra còn cho phép doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu nhân khẩu học cụ thể, phạm vi tiếp
cận lớn, đa dạng đối tượng khách hàng và hiển thị trên nhiều kênh: Story, Messenger, Video,
Newsfeed…
● Tăng tương tác xã hội giữa khách hàng và doanh nghiệp
Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất và ưu việt hơn của phương tiện truyền thông mới
là cách nó tạo ra và gia tăng sự tương tác xã hội giữa doanh nghiệp và khách hàng. Không
giống như xem TV hoặc nghe đài phát thanh, tính tương tác của phương tiện truyền thông
mới cho phép người tiêu dùng trở thành người chủ động nhiều hơn là những người nhận
thông tin thụ động. Tính tương tác là một trong những ưu điểm khi cho phép khách hàng có
thể trò chuyện trực tiếp với doanh nghiệp, đồng thời còn hỗ trợ kiểm soát với nội dung xuất
hiện trên mạng xã hội của họ. Các nền tảng mạng xã hội trao quyền cho người tiêu dùng, để
họ có thể kiểm soát tích cực và thực hiện giao tiếp hai chiều với người bán.
● Tiếp cận đúng thị trường mục tiêu
Phương tiện truyền thông mxh cung cấp khả năng nhắm mục tiêu khán giả và người tiêu
dùng dựa trên thông tin cá nhân của người dùng, sở thích của họ hay những gì bạn bè của họ
thích. Ví dụ: khi bạn thích những fanpage hay bài viết về quần áo, mỹ phẩm trên mạng xã hội
hay các trang web mạng; rất có thể ngay sau đó, bạn sẽ thấy hàng loạt các quảng cáo về quần
áo, son, phấn,... hiện lên. Với sự tiếp thị và quảng cáo "thông minh" như vậy, các doanh
nghiệp có thể tiếp cận đúng và hiệu quả tới những người quan tâm nhất đến những gì mà
doanh nghiệp đó phải cung cấp.
● Dịch vụ chăm sóc khách hàng được cải thiện tốt hơn
Dịch vụ chăm sóc khách hàng là một lĩnh vực quan trọng khác đối với việc quảng cáo và tiếp
thị trên nền tảng mxh. Ví dụ như việc đôi khi chủ shop không thể trả lời hết tất cả các tin
nhắn thắc mắc của khách hàng, họ có thể tạo các liên kết đến các câu hỏi thường gặp (FAQ)
và liên kết đến các giải đáp trực tuyến hữu ích để hỗ trợ khách hàng trong quá trình lựa chọn
hoặc mua hàng. Một khách hàng mua thứ gì đó trên mạng xã hội có một bất lợi lớn so với
một khách hàng mua hàng trong thực tế bởi vì họ không thể chạm, ngửi hoặc trải nghiệm
hàng hóa trước khi mua. Điều này khiến người mua hàng không an tâm khi mua sản phẩm.
Để giảm thiểu sự không an toàn này, các doanh nghiệp hay cửa hàng cần thiết phải có một hệ
thống hay đội ngũ để phục vụ khách hàng chu đáo bằng cách thường xuyên online giải đáp

11
các thắc mắc và nhu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm và cả
chính sách đi kèm. Không chỉ vậy, các nền tảng mạng xã hội còn cho phép bán hàng trực tiếp
như Facebook, Tiktok shop hoặc dẫn link tới các sàn thương mại điện tử giúp cho khách hàng
dễ dàng tiếp cận được sản phẩm.

2.2.2. Nhược điểm


Việc quảng cáo trên nền tảng mxh không chỉ tạo ra cơ hội mà còn cả những phức tạp và thách
thức mới.
● Đầu tư thời gian cho các trang mạng xã hội.
Thời gian online bị hạn chế dẫn đến việc chăm sóc khách hàng không được thường xuyên và
liên tục. Trọng tâm của tiếp thị, quảng cáo trên các mạng xã hội với mục đích là thiết lập các
mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Các doanh nghiệp, cửa hàng phải luôn có người hoặc bộ
phận chịu trách nhiệm giám sát từng nền tảng, trả lời các bình luận, trả lời câu hỏi và đăng
thông tin sản phẩm mà khách hàng cho là có giá trị. Doanh nghiệp không có dịch vụ quản lý
các mạng xã hội này sẽ khó cạnh tranh và phát triển tốt được. Điều này đồng nghĩa với việc
họ phải đầu tư thời gian đáng kể cho mạng xã hội. Nếu chỉ nghĩ đơn giản là tham gia các nền
tảng mxh mà không thường xuyên dành thời gian cho nó thì hy vọng nhận được lợi nhuận là
vô cùng xa vời.
● Vấn đề về thương hiệu và bản quyền
Điều quan trọng nhất đối với các công ty, doanh nghiệp là bảo vệ chính thương hiệu và bản
quyền của mình khi sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội để quảng bá thương hiệu
và sản phẩm. Thương hiệu của công ty, doanh nghiệp và các tài sản trí tuệ khác thường có giá

12
trị ngang với các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Một bài viết được đăng tải, một
chiếc logo được thiết kể hay một mẫu sản phẩm độc quyền đều có thể bị làm giả, làm nhái và
đăng tải trên mạng xã hội. Các công ty nên theo dõi và sàng lọc thường xuyên tên thương
hiệu, sản phẩm của mình, kiểm tra các trang mạng xã hội để tìm hồ sơ hoặc tên người dùng
giống hoặc gần giống với tên công ty hoặc thương hiệu của mình để tránh việc bị mạo danh
gây thiệt hại. Ngoài ra, các công ty nên có các điều khoản và điều kiện riêng cho từng
phương tiện truyền thông mạng xã hội của riêng mình. Các công ty khi thực hiện các loại
chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội, đặc biệt là các chương trình khuyến mãi và chiến dịch
nội dung do người dùng tạo, nên có các quy tắc bao gồm các lệnh cấm cụ thể liên quan đến
việc mạo danh, vi phạm bản quyền và thương hiệu. Nổi trội gần đây, có thể kể đến việc sản
phẩm hàng giả, hàng nhái của các thương hiệu mỹ phẩm xuất hiện tràn lan trên thị trường
Việt Nam gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thương hiệu chính gốc. Lợi dụng sự nổi tiếng
về chất lượng và nguồn gốc của các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay Cocoon, hàng loạt các
sản phẩm hàng nhái xuất hiện:

● Các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật


Việc sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc
dịch vụ có thể liên quan đến các vấn đề về niềm tin, quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Điều
quan trọng là các công ty phải nhận thức được những vấn đề này và thực hiện các biện pháp
thích hợp để giảm thiểu khả năng họ phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến việc thu
thập, sử dụng và duy trì dữ liệu cá nhân. Các công ty truyền thông xã hội như Facebook và
Twitter thường có chính sách quyền riêng tư chi phối việc sử dụng dữ liệu người tiêu dùng và
hành vi của bên thứ ba trên nền tảng truyền thông xã hội liên quan đến dữ liệu cá nhân. Các
nhà tiếp thị, quảng cáo sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội của bên thứ ba nên đảm
bảo rằng các chiến dịch tiếp thị của họ không khuyến khích người tiêu dùng hoặc bất kỳ các

13
bên khác tham gia vào các hoạt động vi phạm các quy định về chính sách bảo mật. Bởi lẽ, sự
tin tưởng của khách hàng tạo ra tệp khách hàng trung thành và cũng tạo nên uy tín của thương
hiệu.
● Các đánh giá, phản hồi tiêu cực
Trong những năm gần đây, người dùng đã dành nhiều thời gian hơn để chia sẻ nhiều thông
tin, suy nghĩ và ý kiến với nhau một cách dễ dàng thông qua mxh. Ngoài ra, các hình thức tạo
nội dung, truyền thông và cộng tác đã xuất hiện. Thông thường các chiến lược quảng cáo trên
các trang mạng xã hội thường được kết hợp nội dung do người dùng tạo - User- Generated
content (UGC). Ví dụ: UGC cho phép người dùng Internet đưa ra nhận xét dưới nhiều hình
thức khác nhau, chẳng hạn như ảnh, video, podcast, xếp hạng, đánh giá,... Phương tiện truyền
thông xã hội, theo một cách nào đó, biến người tiêu dùng thành nhà tiếp thị và nhà quảng cáo.
Vì vậy, người tiêu dùng có thể tạo ra những điều tích cực hoặc tiêu cực đối với công ty, sản
phẩm và dịch vụ của công ty, tùy thuộc vào cách thức hoạt động của công ty. Các bài đánh
giá, hình ảnh và video quay sản phẩm do người tiêu dùng tạo ra, đóng vai trò như một nguồn
thông tin có giá trị cho các khách hàng khác lựa chọn sản phẩm.

Một khía cạnh của mạng xã hội đặc biệt gây tổn hại cho các chiến dịch quảng cáo là bài viết
tiêu cực. Khách hàng không hài lòng hoặc đối thủ cạnh tranh trong ngành có thể đăng những
hình ảnh, bài đăng, video có tính chất miệt thị hoặc xúc phạm:

14
Chính vì vậy, mạng xã hội phải được quản lý đủ hiệu quả để phản hồi ngay lập tức và vô hiệu
hóa các bài đăng có hại, đảm bảo uy tín thương hiệu và giảm thiệt hại tới mức thấp nhất.

**** So sánh
Điểm giống nhau
Chúng đều là các phương tiện truyền thông, giúp truyền tải thông tin đến công chúng. Việc
quảng cáo trên hai phương tiện này đều có tính phổ biến cao và tiếp cận được công chúng.
Điểm khác nhau
Điểm khác nhau lớn nhất khi quảng cáo trên 2 phương tiện truyền thông này ở mô hình, mục
đích, chất liệu truyền thông và đích phân phối (nhóm công chúng).

15
- Social media là kênh truyền thông mà mà ở đó mọi người đều có thể tương tác với các
thông tin, con người với nhau, tạo ra các mối liên hệ, trao đổi, chia sẻ các quan điểm
cá nhân, hình ảnh, cảm xúc… trực tiếp với các thông tin thông qua các mạng xã hội.
Với mức độ tương tác cao của chúng giúp hiệu quả marketing online cũng như quảng
cáo phát triển vượt bậc.
- Mass media bị giới hạn bởi các phương tiện truyền thông truyền thống (báo chí,
truyền hình, truyền thanh…) còn với Social media lại mang tính hiện đại, bắt kịp xu
hướng cập nhật, tương tác với các thông tin mọi lúc mọi nơi chỉ cần kết nối internet,
bao gồm nhiều loại nền tảng khác nhau như Facebook, YouTube, Instagram, Twitter,
LinkedIn, Reddit, Wikipedia,Pinterest,...
- Điều mà mọi người dễ thấy nhất có thể nhận biết và cũng để phân biệt ở chúng là
Mass thì một chiều, một nguồn phát còn Social thì tạo nên các tương tác 2 chiều giữa
nguồn phát và người tiếp nhận, với nhiều nguồn và nhiều tiếp nhận khác nhau, lúc này
công chúng có thể vừa là khán giả vừa là người tạo nội dung.
- Chất liệu của Media là content (hình ảnh, clip, bài viết, báo chí…) còn đối với Social
là các ý kiến, quan điểm cá nhân, cảm xúc…
- Mass media có tính cá nhân thấp, được định vị theo phân khúc người dùng còn Social
media được phân phối khi đã qua các màng lọc từ địa điểm, độ tuổi, giới tính, các mối
quan hệ nên có tính cá nhân rất cao.
Mối quan hệ giữa Mass media và Social media
Để có một chiến dịch truyền thông hay quảng cáo thành công cần có sự kết hợp giữa cả 2
phương tiện này, việc kết hợp này giúp tạo nên sự hài hòa. Với sự phát triển của xã hội trong
tương lai gần, Mass media đang dần phải thích ứng một cách thân thiện hơn, đồng thời cũng
tạo các tương tác đa chiều hơn. Từ đó, Social media đóng vai trò trong quá trình phát hiện sự
kiện, nội dung, phân phối ở mức độ chuyên sâu cá nhân còn Mass media đưa ra các thông tin
sự kiện hằng ngày, các chương trình có quy mô lớn và chất lượng cao.

Có một số quan điểm cho rằng truyền thông mạng xã hội (social media) sẽ dẫn đầu xu
thế truyền thông trong tương lai thay thế truyền thông đại chúng. Em nghĩ sao về quan
điểm này?

Thập kỷ 2010-2020, chúng ta được chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của thế giới trong mọi
lĩnh vực nhờ sự phổ cập của smartphone. Hoạt động truyền thông chuyên nghiệp cũng dần
thay đổi sang giai đoạn phân mảnh quá trình “tập trung” của công chúng, chuyển dịch từ

16
các kênh truyền thông đại chúng (như báo chí, truyền hình, phát thanh,...) sang các kênh
truyền thông cá nhân, đặc biệt là mạng xã hội. Các doanh nghiệp đang tự chủ được các kênh
truyền thông bằng nội dung hiệu quả để làm cầu nối với khách hàng. Trong lĩnh vực truyền
thông nhà nước, chính phủ & các tổ chức cũng đã sử dụng mạng xã hội như một kênh giao
tiếp chính thống với người dân với các hình thức nội dung sáng tạo hơn.

Facebook phải mất đến 8,7 năm để đạt đến 1 tỷ người dùng thì Tik Tok chỉ mất 5,1 năm;
dường như nhanh nhất thế giới khi không tính đến Messenger - ứng dụng phát sinh hưởng lợi
rất nhiều từ ứng dụng mẹ Facebook. Và sự thành công của Tiktok không đến từ sự may mắn
mà hoàn toàn là sự thành công của công nghệ lõi: Trí thông minh nhân tạo (AI). Toàn bộ nội
dung của Tiktok được phân phối bởi các robot AI tới người xem. Công nghệ máy học
(machine learning hay deep learning) khiến cho các robot này liên tục cập nhật các hành vi,
thói quen của người xem, dẫn đến việc các nội dung tiếp theo được phân phối ngày càng
đúng nhu cầu và sở thích của công chúng hơn. Ngay sau đó là Youtube cũng ra mắt tính năng
Short vào tháng 7/2021 và Facebook cũng thử nghiệm Reels vào tháng 9/2021, tất cả đều là
định dạng nội dung video ngắn. Có thể thấy, người làm truyền thông chỉ trong vòng 1 thập kỷ
qua đã phải liên tục thích ứng với các kênh truyền thông mới được phát triển liên tục với tốc
độ cao từ các nhà phát triển công nghệ. Cũng chính sự chuyển dịch này đã tạo ra rất nhiều bài
toán mới cho những người quản lý truyền thông trong các tổ chức, doanh nghiệp.5

Vậy Social Media có sức mạnh như thế nào để phát triển mạnh mẽ đến vậy? Đi cùng với sự
phát triển của Internet và các thiết bị thông minh, người ta nhận ra rằng việc kết nối giữa con
người với con người bất kể khoảng cách địa lý hay ngày giờ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những công cụ tương tác giữa con người mà trên đó, các ý tưởng, suy nghĩ được sáng tạo,
bày tỏ và chia sẻ dần dần được phát triển thành các mạng xã hội. Không thể phủ nhận Social
Media đã trở thành một phần không thể thiếu của giới trẻ trong thời đại số, là nơi để các bạn
trẻ thể hiện mình qua những bức ảnh “sống ảo”, cập nhật những video mới nhất hay bắt kịp
những xu hướng đương đại. Một cuộc khảo sát từ American Press Institute cho thấy 100%
những người được hỏi sử dụng các trang mạng xã hội nhằm tiếp cận thông tin và tin tức.
Trong số đó có khoảng 88% sử dụng Facebook, 83% sử dụng Youtube và 50% thu thập thông
tin từ Instagram.
5
Trần Trọng Hải. (9 tháng 5, 2022). Ngành truyền thông trong làn sóng chuyển đổi số tại Việt Nam.
Người Làm Báo.
https://www.nguoilambao.vn/nganh-truyen-thong-trong-lan-song-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-n55375.
html, 29/12/2022.

17
Theo thống kê của Emarsys (2019), có đến 3.2 tỷ người đang sử dụng các nền tảng truyền
thông xã hội khác nhau, chiếm đến 42% dân số hiện nay. Một con số không hề nhỏ chút nào.
Và con số này đang ngày càng tăng lên. Một trong những tác nhân giúp mạng xã hội trở nên
phổ biến hơn với con người là sự phát triển công nghệ của các thiết bị mobile, giúp việc truy
cập vào các phần mềm được tinh giản và nhanh gọn hơn. Người dùng có thể truy cập mạng
xã hội bất kể ở đâu chỉ với một chiếc smartphone hoặc tablet. Ngoài ra mxh còn là một nơi
cung cấp thông tin, chia sẻ và tiếp nhận kiến thức từ cộng đồng, mang lại nhiều trải nghiệm
tốt đến người dùng, chẳng hạn như: các bước đăng nhập nhanh gọn, giao diện đơn giản, dễ sử
dụng và các tính năng khác.

Một người dành trung bình 2 tiếng 22 phút trên các nền tảng xã hội và tin nhắn (Nguồn:
Globalwebindex, 2018). Nhờ trải nghiệm “mượt mà” mà mạng xã hội mang lại, người dùng
dành khoảng 2 tiếng 22 phút mỗi ngày để online và nhắn tin trên các nền tảng này. Vì thế,
không ít người ví MXH như một thứ đồ dễ gây nghiện với người dùng. Các mạng xã hội có
số người dùng thuộc hàng khủng “khủng” phải kể đến như: Facebook, Youtube, Instagram,
Pinterest, … Trong đó, Facebook dẫn đầu thị trường với 2.32 tỷ người dùng mỗi tháng, trở
thành nhà mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất.

Có thể khẳng định rằng, mạng xã hội đang trở thành người bạn thân thiết nhất của thế hệ
Millennials (gen Y) với 90.4% người sử dụng mạng xã hội (Emarketer), trong khi chỉ 77.5%
thế hệ X và 48.2% thế hệ Baby Boomers hoạt động trên các nền tảng này. Không đáng ngạc
nhiên khi gen Y và Gen Z đang là thế hệ sử dụng social media phổ biến nhất, bởi đây là
những người được sinh ra không thời kỳ công nghệ bùng nổ, tiếp cận thường xuyên đến thế

18
giới số và dễ dàng đón nhận công nghệ mới, so với các thế hệ đi trước. Vậy nên truyền thông
mạng xã hội ảnh hưởng tới giới trẻ cực nhiều so với các thế hệ khác.

Với số lượng người dùng mỗi năm đang ngày càng tăng, MXH đang trở thành một thị trường
hấp dẫn để các nhãn hàng đến gần hơn với người tiêu dùng, đi kèm với đó là sự phát triển của
Social Media Marketing. Theo GlobalWebIndex, năm 2019 có đến 54% người dùng sử dụng
social media để tìm kiếm sản phẩm, chọn lọc các đánh giá (review) và gợi ý
(recommendation). Đây chính là lý do các nhãn hàng, thương hiệu lớn lựa chọn social media
để phát triển hình ảnh online của mình trên các nền tảng số. Theo Buffer (2019), 73% các
Marketer tin rằng các chiến dịch Social Media Marketing có hiệu quả đối với doanh nghiệp.
Hơn nữa, việc phát triển các kênh thương hiệu Online giúp giảm chi phí, tăng tương tác với
khách hàng và xây dựng lòng tin đối với thương hiệu.

Tuy nhiên, truyền thông mạng xã hội (social media) có thể sẽ dẫn đầu xu thế truyền
thông trong tương lai nhưng không hoàn toàn thay thế được truyền thông đại chúng.
Điểm mạnh của social media là thông tin rất đa dạng, mỗi người dân có thể trở thành một
người cấp thông tin. Tuy nhiên, điểm yếu là có thể có lợi ích riêng trong việc đưa thông tin.
Cho nên, sẽ dẫn tới tình trạng náo loạn thông tin, mỗi người một quan điểm, mỗi người một
góc nhìn. Ngoài ra, lượng thông tin quá lớn có thể khiến công chúng có những lúc mất
phương hướng. Có rất nhiều nhược điểm cần khắc phục để truyền thông mạng xã hội có thể
thực sự thay thế được truyền thông đại chúng.

Theo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, tính đến nay, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã cấp 956 giấy phép, giảm 11% so cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện có 72 triệu
người dùng sử dụng mạng xã hội (tăng 7% so với năm 2021), có xu hướng đọc tin tức và
tương tác trên mạng xã hội phổ biến hơn là đọc trên các ứng dụng chuyên cung cấp tin tức.
Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội cao trên thế
giới và có xu hướng đọc tin trên mạng xã hội ngày càng tăng. Trong bối cảnh đó, tin giả,
thông tin xấu, độc thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin chính thống từ các kênh
truyền thông không chính thống. Đây là một thách thức không chỉ riêng với Việt Nam, mà
còn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội có lượng người
sử dụng lớn, xuyên biên giới như Facebook, Youtube, TikTok,... đang là môi trường phát tán
tin giả, thông tin xấu, độc phổ biến nhất. Năm 2020, Google thống kê Việt Nam đứng top 10
các nước có số lượng thông tin vi phạm chính sách bị yêu cầu xử lý.

19
Để khắc phục được nhược điểm này của mạng xã hội có lẽ cần rất nhiều thời gian mới có câu
trả lời. Dù vậy, chúng ta cũng đã phần nào thực hiện con đường chuyển đổi số đầy tích cực.
Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, năm 2022, Bộ
TT&TT đã thực hiện được rất nhiều việc, mang lại tác động rất tích cực trong việc quản lý
ngày càng tốt hơn về thông tin điện tử. Cụ thể như khi nhắc đến Đại hội nhiệm kỳ III của Hội
Truyền thông số Việt Nam, sự ra mắt của Liên minh Sáng tạo Nội dung số và Tổng đài Tiếp
nhận khai báo vi phạm bản quyền diễn ra mới đây, Phó Chủ tịch Hồ Quang Lợi bày tỏ đây là
những việc làm thiết thực của Hội Truyền thông số Việt Nam với mong muốn kết nối các lực
lượng sản xuất số. Các nhà sáng tạo nội dung sẽ có diễn đàn để gặp gỡ, bàn bạc để đưa ra các
kế hoạch phát triển, hướng tới chuyển đổi số thành công. “Đặc biệt, mới đây, Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt Quyết định 06/QĐ-TTg về Đề án phát triển ứng
dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai
đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là
tới giai đoạn 2023-2025, 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4 được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất các các hệ thống
thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.” (Nguồn Báo Chính Phủ).6

Kết luận
Khi một loại hình mới ra đời, đặc biệt là truyền thông xã hội, mỗi một loại truyền thông đều
có sứ mệnh và vai trò riêng. Bất cứ một cái gì mới ra cũng có những đồ thị lên xuống để dần
dần trở thành một bộ phận định hình trong công chúng. Và trong lúc này, mạng xã hội bộc lộ
có những điểm rất mạnh và điểm rất yếu. Chính vì vậy, mỗi người cần có cái nhìn và nhận
thức đúng đắn về các ưu, nhược điểm của mỗi loại hình truyền thông, từ đó biết chọn lọc và
tiếp nhận những thông tin hữu ích và tránh những thông tin sai lệch.

6
Trần, H. T. (2022, May 9). Ngành truyền thông trong làn sóng chuyển đổi số tại Việt Nam. Tạp chí Người Làm
Báo. https://www.nguoilambao.vn/nganh-truyen-thong-trong-lan-song-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-n55375.html,
4/1/2023.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.V., D. (n.d.). ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF ADVERTISING AND
PROMOTION IN THE INTERNET. ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF
ADVERTISING AND PROMOTION IN THE INTERNET A.V. Dudnikova Institute
of Humanities, Social Science. Retrieved January 2, 2023, from
https://earchive.tpu.ru/bitstream/11683/21682/1/jess-8-112.pdf
2. Drew, C. (2020, November 7). 21 Advantages & Disadvantages of New Media
(College Essay Ideas). Helpful Professor. Retrieved January 6, 2023, from
https://helpfulprofessor.com/new-media-advantages-and-disadvantages/
3. Hình thức quảng cáo trên đài phát thanh. (n.d.). Brandcom. Retrieved December 31,
2022, from https://brandcom.vn/hinh-thuc-quang-cao-tren-dai-phat-thanh/
4. Lê Nguyên. (n.d.). Tại sao lĩnh vực truyền thông xã hội (social media) lại có sức ảnh
hưởng tới giới trẻ đến vậy? Swinburne. Retrieved January 4, 2023, from
https://swinburne-vn.edu.vn/news/tai-sao-linh-vuc-truyen-thong-xa-hoi-social-media-l
ai-co-suc-anh-huong-toi-gioi-tre-den-vay/
5. QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH - HÌNH THỨC QUẢNG CÁO THÔNG MINH.
(n.d.). quảng cáo xe bus. Retrieved December 31, 2022, from
http://dannamadv.vn/quang-cao-tren-truyen-hinh.html
6. Social media là gì? Phân Loại Social Media. (2022, August 8). Social.vn. Retrieved
December 23, 2022, from https://social.vn/phan-loai-social-media/
7. Trần, H. T. (2022, May 9). Ngành truyền thông trong làn sóng chuyển đổi số tại Việt
Nam. Người Làm Báo. Retrieved December 31, 2022, from
https://www.nguoilambao.vn/nganh-truyen-thong-trong-lan-song-chuyen-doi-so-tai-vi
et-nam-n55375.html
8. What is the difference between mass media and social media. (2021, April 28).
euresisjournal.org. Retrieved January 6, 2023, from
https://euresisjournal.org/what-is-the-difference-between-mass-media-and-social-med
ia

21

You might also like