You are on page 1of 45

CÂU HỎI 4 ĐIỂM

1. Nêu định nghĩa để phân biệt 3 khái niệm: thông tin đối ngoại, truyền thông đối
ngoại và truyền thông quốc tế. Lấy ví dụ minh họa.
Thông tin đối ngoại là hoạt động thông tin ra nước ngoài của một nhà nước; là hoạt
động truyền tải thông tin trong lĩnh vực đối ngoại. Cụ thể hơn : thông tin đối ngoại
là những hoạt động chủ động cung cấp thông tin có định hướng của chủ thể để giới
thiệu, phổ biến, quảng bá, giải thích,lập luận, thuyết phục,… về một đối tượng cụ
thể nhằm gây thiện cảm, mong muốn hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các
nhân tố có yếu tố nước ngoài hoặc để đối phó, phản bác đối với những thông tin
sai lệch, gây bất lợi cho chủ thể thông tin đối ngoại. Theo cách hiểu khác, thông tin
đối ngoại còn là những tin tức, sự kiện, bình luận có chủ đích của chủ thể thông tin
đối ngoại. Ví dụ như bầu cử Tổng thống Mỹ, các cơ quan truyền thông Mỹ cũng
truyền tải thông tin ra nước ngoài nhưng dưới góc nhìn riêng. Như vậy, tin tức của
họ đều có tính định hướng, và chính phần định hướng này là thông tin đối ngoại.
Truyền thông đối ngoại là tổng thế mọi hoạt động  liên quan đến nguồn phát, thông
điệp, công chúng, phương thức truyền thông, chủ thể, công nghệ truyền thông của
một nước đối với nước khác. Truyền thông đối ngoại là một bộ phận quan trọng 
hợp thành chính sách đối ngoại của một quốc gia, liên quan nhất định đến công tác
tư tưởng, nhận thức chính trị, văn hóa- xã hội, dân trí của quốc gia đó, góp phần
vào việc tăng cường vị thế quốc gia. Truyền thông đối ngoại luôn xác định một
bên là ai ( quốc gia chủ thể ) và bên kia là các quốc gia còn lại. Ví dụ Việt Nam ta
đang quảng bá hình ảnh thủ đô Hà Nội để bạn bè quốc tế biết đến thông qua hệ
thống các cơ quan báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình quốc gia, như Đài
Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, một số
báo, tạp chí và nhà xuất bản lớn, như Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Tạp chí
Đối ngoại của Ban Đối ngoại Trung ương,…
Truyền thông quốc tế là quá trình và hoạt động tương tác trên phạm vị toàn cầu
giữa nhiều tác nhân ( con người, tổ chức,…) không cùng văn hóa, quốc tịch, thông
qua các thông điệp rất đa dạng về nội dung, hình thức được truyền tải xuyên biên
giới chủ yếu nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng do sư tác nghiệp của
những người có chuyên môn, đó là các nhà truyền thông và nhà báo quốc tế. Ví dụ
Việt Nam kêu gọi các quốc gia lên tiếng về vấn đề Trung Quốc đang ngang nhiên
thực hiện các hành động phi pháp tại biển Đông. Ở khía cạnh thương hiệu, kinh
doanh của doanh nghiệp thì truyền thông quốc tế là các hoạt động xúc tiến, quảng
bá thương hiệu ra thị trường quốc tế để nâng cao độ nhận biết thương hiệu ra thị
trường quốc tế để nâng cao độ nhận biết thương hiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ
đến khách hàng mục tiêu, tìm kiếm đối tác kinh doanh, thu hút đầu tư ở thị trường
nước ngoài thông qua các kênh truyền hình quốc tế, báo, tạp chí,… Ví dụ hãng
thời trang Gucci quảng bá thương hiệu của mình bằng cách đăng tải hình ảnh các
bộ sưu tập trên các tạp chí thời trang quốc tế.
2. Nêu một số lý thuyết về việc tiếp nhận truyền thông. Những lý thuyết đó ảnh
hưởng đến công tác truyền thông đối ngoại như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.

● Một số lý thuyết về việc tiếp nhận truyền thông:

- Lý thuyết “viên đạn thần kỳ”


+ Thời điểm xuất hiện: phổ biến những năm 1920-1940
+ Nội dung: Thông điệp được truyền đi giống như viên đạn được bắn ra từ khẩu
súng truyền thông và găm vào đầu công chúng. Công chúng thụ động không thể
chống đỡ được sức mạnh của truyền thông nên có phản ứng giống nhau.
- Lý thuyết dòng chảy hai bước
+ Thời điểm xuất hiện: năm 1940
+ Phát triển bởi P.F.Lazarsfeld và Elihu Katz
+ Nội dung: Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng trung chuyển qua
hai bước: ° Bước 1: Những người có sức ảnh hưởng tiếp nhận và chọn lọc thông
tin từ các phương tiện
° Bước 2: Thông tin đó được truyền tải, giải thích lại theo cách của họ song song
với thông tin có sẵn từ các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Về bản chất: ảnh hưởng của cá nhân xen vào làm thay đổi đường đi thậm chí là
cách hiểu thông điệp.
- Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự
+ Thời điểm: 1968
+ Phát triển bởi Maxwell McCombs và D.Shaw
+ Nội dung:
° Quan tâm công chúng nghĩ gì và nghĩ như thế nào?
° Đánh giá hiệu quả xã hội lâu dài và tổng hợp ở tầm vĩ mô
° Lựa chọn và phản ánh sự việc dựa trên tôn chỉ mục đích

● Ảnh hưởng:

Những lý thuyết này, ngoài việc cấm đoán những thông tin sai trái là chưa đủ.
Lãnh đạo, quản lý cần đảm bảo truyền thông cung cấp được các thông tin chân
thực, chính xác, đầy đủ, liên tục, thường xuyên để đảm bảo người dân miễn
dịch với những tin đồn và những luồng thông tin sai trái. Một nguyên lý truyền
thông để hình thành và định hướng dư luận xã hội ở đây là “thiện thắng ác”,
“chính nghĩa thắng phi nghĩa”, cụ thể là cung cấp thông tin tốt, xác thực lấn át
thông tin xấu, sai trái. Tuy nhiên, cần hết sức tránh truyền thông kiểu máy móc,
một chiều ” dẫn đến sự quá tải, buồn tẻ, nhàm chán, phản tác dụng, “biết rồi,
khổ lắm, nói mãi”.  
Theo lý thuyết dòng chảy 2 bước, lãnh đạo quản lý không giới hạn trong phạm
vi hệ thống truyền thông chính thức như đài phát thanh, truyền hình, báo chí,
nhà xuất bản. Cần đặc biệt quan tâm tạo dựng và thu hút các thủ lĩnh dư luận xã
hội trong các cộng đồng xã hội từ thôn, bản, tổ dân phố đến các thủ lĩnh trong
các cơ quan, đơn vị, các thủ lĩnh của các tổ chức chính phủ... Sự xuất hiện và
phổ biến của các phương tiện truyền thông hiện đại “trực tuyến, ngay và luôn”
cũng không làm giảm bớt tác dụng của truyền thông hai bước mà có thể còn
biến truyền thông “hai bước” thành truyền thông nhiều bước, nhiều cấp, “đa
cấp” với sự tham gia của các hệ thống mạng lưới truyền thông gồm nhiều trung
tâm, nhiều đầu mối thông tin.
Theo lý thuyết chương trình nghị sự, lãnh đạo và quản lý cần đặc biệt quan tâm
tới sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau bởi chính các
chuyên gia này mới có đủ năng lực xác định chương trình nghị sự phù hợp cho
việc định hướng và điều chỉnh dư luận xã hội nhằm mục tiêu xác định. Lý
thuyết định hình chương trình nghị sự được vận dụng phổ biến và có hiệu quả
trong các chiến dịch truyền thông thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi đối với
những mục tiêu và đối tượng xác định. Theo lý thuyết này, vấn đề nào được
truyền thông định hình, được làm nổi bật thì vấn đề đó được quan tâm, chú ý,
bàn luận trong dư luận xã hội. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ dư luận xã hội biết, bàn
và đề xuất giải pháp như thế nào đối với vấn đề trong chương trình nghị sự.

● Ví dụ:

Nhà nước cần cung cấp thông tin cho người dân về vấn đề biển đảo để học có thể
nhận biết được đâu là xuyên tạc và đâu là đúng đắn khi tham gia vào các mạng xã
hội như hiện nay. Dựa trên cơ hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhà nước cần
đưa ra truyền thông đối ngoại về các minh chứng lịch sử nhằm khẳng định lãnh thổ
của nước ta cũng như nhận thêm được nhiều sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế.  
3. Trình bày các hình thức tiêu biểu của kênh truyền thông trực tiếp? Theo
anh/chị hình thức nào có ưu thế nhất trong công tác truyền thông đối ngoại?
Kênh truyền thông trực tiếp là hoạt động truyền thông đòi hỏi sự gặp gỡ trực tiếp,
mặt đối mặt giữa các đối tác truyền thông trong khoảng không gian và thời gian
nhất định. .Hình thức này có thể giữa một cán bộ truyền thông với một đối tượng
hoặc 1 nhóm đối tượng. Phương pháp này có ưu điểm là thông tin sẽ được tiếp
nhận từ hai chiều, giúp người nói biết được thông tin phản hồi để từ đó điều chỉnh
nội dung thông tin cho phù hợp. Một số hình thức của kênh truyền thông trực tiếp
là thông qua gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi đoàn; vận động hành lang, họp báo, hội
thảo, hội nghị quốc tế; du học, lao động; du lịch, biểu diễn văn hóa - nghệ thuật,
thể thao; mít tinh, tuần hành; hội chợ, triển lãm, hoạt động từ thiện, hoạt động
thông qua hội đoàn đồng hương, câu lạc bộ kiều bào tích cực... Ví dụ: Việt Nam
trực tiếp đối thoại quốc phòng - an ninh với các quốc gia trong khối ASEAN; Việt
Nam tham dự Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á ở Tokyo; Tổ chức Tuần lễ
quảng bá văn hóa và ẩm thực Việt Nam tại Thái Lan.
Một số hình thức của kênh thông trực tiếp:
- Kênh giới thiệu: cá nhân/ nhóm tự quảng bá để lan tỏa thông điệp và thông tin
- Kênh xã hội: các thành viên thuộc từng nhóm xã hội giao tiếp, chia sẻ thông tin
trong những ngữ cảnh nhất định.
- Kênh tư vấn: hỏi đáp trực tiếp về những nội dung chuyên sâu.
Với một số hình thức đã nêu trên thì theo em thiệu có tính ưu thế nhất trong công
tác truyền thông đối ngoại vì tạo được sự gắn kết trực tiếp giúp dễ dàng giao tiếp,
trao đổi thông tin, truyền đạt, đàm phán, thương lượng. Thông qua việc tiếp xúc
trực tiếp ta cũng hiểu được mong muốn của đối phương vì trong những nền văn
hoá khác nhau sẽ có cách thể hiện cách nghĩ, cách hành xử, xét đoán để tạo dựng
niềm tin khác nhau nên rất cần việc trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp tiếp xúc, va chạm
với đối phương để từ đó có được phương thức truyền tải thông tin hợp lý. Đây
cũng chính là điều kiện thuận lợi để củng cố và phát triển mối quan hệ lâu dài, bền
vững
4. Trình bày yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm công tác truyền thông
đối ngoại?
Thứ nhất, đòi hỏi năng lực làm việc trong môi trường quốc tế. Năng lực đó là
những đặc điểm, thuộc tính tâm lý bảo đảm cho các cán bộ truyền thông đối ngoại,
thông tin đối ngoại thực hiện một cách chủ động, có hiệu quả nhất những nhiệm vụ
thuộc bộ, ban, ngành, lĩnh vực được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Thứ hai, cần trang bị kiến thức về tư tưởng, lập trường, bản lĩnh chính trị vững
vàng, kiên định. Môi trường quốc tế đòi hỏi phải có bản lĩnh chính trị vững vàng;
hiểu rõ bản chất chính trị của đối tác, đối tượng, không lơ là mất cảnh giác; tránh
tư duy giáo điều, hoạt động cứng nhắc, thiếu linh hoạt, hay mất phương hướng khi
ra quyết định.
Thứ ba, cần có vốn văn hóa, lịch sử dân tộc, văn hóa nghệ thuật, văn học của nước
nhà và cả những địa bàn nước khác mình đang công tác. Phải đứng vững trên nền
tảng văn hóa, lịch sử dân tộc để khai thác tốt, phát huy hợp lực giữa nhân tố văn
hóa dân tộc và nhân tố thời đại để phục vụ cho lợi ích quốc gia – dân tộc. Không
mất cảnh giác, không vì lợi ích cá nhân mà sơ hở, bị lợi dụng hoặc xâm phạm đến
lợi ích quốc gia – dân tộc.
Thứ tư, phải có trình độ, năng lực chuyên môn thuần thục. Không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, đáp
ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Hiểu biết sâu rộng về hoạt động truyền thông,
văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia mình đang tác nghiệp; tranh thủ học hỏi,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,…
Thứ năm, phải chuẩn bị tốt về tác phong và kỹ năng giao tiếp cùng các kỹ năng
khác phục vụ hoạt động chuyên môn này. Cần có kỷ luật, có khả năng làm việc
độc lập trong các trường hợp cấp trên yêu cầu; có khả năng tổ chức nhóm và làm
việc nhóm. Nắm vững nghệ thuật đàm phán, thương lượng, biết cách chia sẻ,
quảng bá những giá trị của dân tộc.
Thứ sáu, cần có khả năng nắm bắt, đánh giá, dự báo tình hình quốc tế, nhất là dự
báo có tính chiến lược liên quan đến truyền thông đối ngoại. Chủ động nắm bắt,
đánh giá đúng thông tin, phù hợp với tình hình thực tiễn. Rèn luyện khả năng dự
báo, có tầm nhìn dài hạn, tư duy chiến lược, nắm bắt thời cơ để chọn lọc chính xác
thời cơ, cách thức, nội dung truyền thông đối ngoại phù hợp với bối cảnh quốc tế
và chủ trương của lãnh đạo.
5. Sự tham gia của mỗi công dân trong công tác truyền thông đối ngoại của Nhà
nước? Lấy ví dụ minh họa.
Truyền thông đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội mỗi
quốc gia, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách
mạng công nghiệp 4.0) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động nhiều chiều,
sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Xã hội càng phát triển, yêu cầu
thông tin càng đa dạng, phong phú. Ngược lại, sự phát triển của thông tin thúc đẩy
sự phát triển của xã hội. Với tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và trình độ
dân trí ngày càng cao, người dân có khả năng tiếp cận trực tiếp với mọi thông tin
trên thế giới thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, do đó, truyền
thông đối ngoại có nhiệm vụ hết sức quan trọng là đáp ứng nhu cầu thông tin của
người dân về tình hình quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của đất nước.
Nhân dân từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động trong truyền thông đối ngoại
đã tiến lên vai trò chủ động trực tiếp tham gia vào tiến trình truyền thông đối ngoại
của Nhà nước. Họ có quyền nhất định trong việc chọn lựa những thông tin hấp
dẫn, lôi cuốn. Cái gì thuyết phục thì họ tiếp nhận, cái gì áp đặt một chiều thì họ từ
chối. Nhân dân vừa là đối tượng phản ánh của Nhà nước vừa là người đánh giá,
thẩm định cuối cùng những thông tin của Nhà nước. Nhân dân không chỉ là người
tiếp nhận thông tin thuần tuý mà còn là đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên đông
đảo. Họ chính là đối tác của các cơ quan Nhà nước. Do vậy, các đài, các báo
thường mở các chuyên mục thông tin đường dây nóng, hộp thư, giao lưu với thính
giả... nhằm tranh thủ nguồn tin và tìm hiểu công chúng. Xét về lợi ích quốc gia,
với sự tham gia của nhân dân trong công tác truyền thông đối ngoại của Nhà nước
sẽ giúp cho việc đưa hình của đất nước ra thế giới một cách tích cực về đất nước,
con người, về những giá trị văn hóa, vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam;
nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần thực hiện
chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và hội
nhập quốc tế của đất nước ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng
góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài... Thực hiện tốt công tác truyền
thông đối ngoại còn góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm ổn định kinh tế
- xã hội.
Ví dụ: Khi dịch Covid-19 bùng phát ở hầu hết các nước trên thế giới, nhiều nước
đã thực hiện hạn chế đi lại, tạm đóng cửa biên giới, dừng các chuyến bay. Nhiều
người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, thăm thân nhân bị mắc kẹt, chưa thể về
nước. Xuất phát từ tình hình trên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã đề xuất
cấp có thẩm quyền các biện pháp, chủ trương, chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện
cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trong thời gian ảnh hưởng bởi dịch
bệnh.
Áp dụng "tự động gia hạn tạm trú" (nghĩa là người nước ngoài không phải đến cơ
quan quản lý xuất nhập cảnh để làm thủ tục gia hạn tạm trú mà vẫn được công
nhận cư trú hợp pháp, được xuất cảnh khi có điều kiện) đối với người nước ngoài
nhập cảnh từ sau ngày 01/3/2020 theo diện miễn thị thực, nhập cảnh bằng thị thực
điện tử hoặc thị thực du lịch chưa thể xuất cảnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trường hợp nhập cảnh trước ngày 01/3/2020 nếu chứng minh được mắc kẹt do
dịch bệnh thì cũng được xem xét áp dụng "tự động gia hạn tạm trú". Tạo điều kiện
để cơ quan đại diện ngoại giao các nước bảo lãnh đề nghị gia hạn tạm trú cho công
dân của họ để chờ xuất cảnh; miễn xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp
có lý do chính đáng hoặc bất khả kháng. Hỗ trợ cấp thị thực cho người nước ngoài
có hộ chiếu sắp hết hạn nhưng chưa được cấp hộ chiếu mới do ảnh hưởng của dịch
trên cơ sở công hàm xác nhận, đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao nước đó.
Hỗ trợ gia hạn tạm trú đối với người nước ngoài về Việt Nam thăm thân được thân
nhân ở Việt Nam bảo lãnh; người nước ngoài vào du lịch nếu được công ty lữ hành
quốc tế bảo lãnh, cam kết quản lý phối hợp với cơ quan chức năng trong khi chờ
xuất cảnh;
6. Hình thức vận động hành lang trong hoạt động truyền thông đối ngoại có vai
trò gì? Nêu hiểu biết của anh chị về công tác vận động hành lang của các lãnh
tụ/ nguyên thủ VN.
Vận động hành lang là nghệ thuật vận dụng, khai thác các khả năng, các cơ may để
thuyết phục các nhà hoạch định chính sách, các quan chức chính phủ, các đại biểu
ủng hộ cho các mục tiêu truyền thông, từ đó có những tác động làm thay đổi chính
sách theo hướng có lợi cho mục tiêu truyền thông đặt ra.

● Vai trò:

Thứ nhất, vận động hành lang là một bộ phận chính đáng, hợp pháp của thiết chế
dân chủ.  Quyền kiến nghị của nhân dân  trong Hiến chương Magna Carta (1215)
của nước Anh, trong rất nhiều các hiệp ước liên quan đến lãnh thổ thuộc địa Mỹ,
trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và trong các hiến pháp của bang và Liên
bang Mỹ thời kỳ hậu cách mạng, bao gồm cả Bản Tuyên ngôn nhân quyền.  Đây
chính là cơ sở để hoạt động vận động hành lang dần được thừa nhận và ngày càng
phát triển (đặc biệt là ở Mỹ và EU) 
Thứ hai, vận động hành lang giúp cho các ý nguyện của cử tri đến được với chính
quyền, mà cụ thể là cơ quan lập pháp, một cách nhanh chóng, rõ ràng, hiệu quả
nhất Theo quy định của pháp luật, bất kỳ công dân, tổ chức hoặc công ty nào đều
có thể đề đạt ý nguyện của mình lên Quốc hội. Tuy nhiên, thật là không thực tế
nếu yêu cầu một vị dân biểu, một nghị sỹ hay các nhân viên của họ dành thời giờ
để nói chuyện với từng cử tri, từng tổ chức hoặc đoàn thể hiện diện trong đơn vị
bầu cử của họ. Hơn nữa, không phải cử tri nào cũng có khả năng chuyển tải đến
nghị sĩ những thông điệp rõ ràng, chính xác, ngắn gọn và đi thẳng vào nội dung,
mục đích cần đạt tới nhằm thu hút sự chú ý của họ. Vì vậy, các tổ chức, công ty
hay các nhóm cử tri có cùng lợi ích phải nhờ đến các nhà vận động hành lang
Thứ ba, vận động hành lang giúp mang những vấn đề quan trọng đến với bàn họp
của Nghị viện, góp phần làm cho quá trình quyết định thêm minh bạch, dân chủ.
Nhờ vào tính chuyên nghiệp hóa của hoạt động lobby, những vấn đề của các nhóm
lợi ích trong xã hội, bất kể đó là nhóm đa số hay thiểu số, đại diện cho các lợi ích
phổ thông hay chỉ là những lợi ích riêng lẻ trong xã hội đều có thể được phản ảnh
một cách rõ ràng, chính xác đến tai các nhà lập pháp. Các cơ quan có thẩm quyền
không thể hoàn toàn tự do trong việc hoạch định chính sách mà họ còn phải chịu
nhiều áp lực từ các nhóm lợi ích trong xã hội. Và vì vậy, vận động hành lang trở
thành một trong những cầu nối, là kênh liên lạc giữa các nhóm công chúng mà nó
đại diện với chính quyền; đồng thời làm cho quá trình ra quyết định thêm minh
bạch hơn.
Có người cho rằng vận động hành lang ở Việt Nam thực ra không vận hành một
cách đúng nghĩa như ở các nước trên thế giới, bởi vì ở Việt Nam, Đảng Cộng sản
là Đảng duy nhất cầm quyền, phần lớn quyết định chính sách đều do Đảng đưa ra,
Quốc hội với gần 80% đảng viên Đảng Cộng sản là nơi thể chế hóa các quyết định
chính sách của Đảng. Vận động hành lang ở Việt Nam là vận động trong “hành
lang của Đảng”, khác với phương Tây, vận động hành lang diễn ra trong các hoạt
động “hành lang” của Nghị viện. Trên thực tế, Việt Nam đang trong quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; quá trình chính sách ngày càng có sự tham gia
rộng rãi của các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân.

Về vai trò của các hiệp hội trong vận động hành lang. Ở Việt Nam, tiếng nói của
các hiệp hội trong các vấn đề chính sách nhìn chung vẫn còn rất yếu ớt, vì vậy tác
động của xã hội đến chính sách chưa thực sự mạnh mẽ và rõ nét. Hoạt động của
các hiệp hội trong quá trình vận động hành lang vẫn mang tính chất riêng lẻ, cục
bộ, phục vụ lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp, nhóm. Những hoạt động vận động
chính sách ở phạm vi rộng vẫn chưa có, một phần vì hành lang pháp lý còn thiếu
và thể chế chính trị vẫn “chưa quen” với vận động hành lang.

Sự tham gia của các hiệp hội vào quá trình vận động chính sách được thể hiện
thông qua các hoạt động chủ yếu như: tham gia vào các hoạt động soạn thảo pháp
luật (lấy ý kiến góp ý…); tham gia phản biện chính sách; tổ chức đối thoại với
Chính phủ (diễn đàn đối thoại giữa doanh nghiệp và Chính phủ do VCCI tổ chức
hằng năm); gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan Đảng và Nhà nước trong quá
trình xây dựng chính sách, pháp luật.
7. Vai trò của hình thức gọi điện thoại trong hoạt động truyền thông đối ngoại.
Nêu các quy tắc tiến hành điện đàm.

● Vai trò

- Điện thoại (hữu tuyến, vô tuyến) là một phương tiện truyền thông để đảm bảo
truyền thông bằng lời nói khi các nhân vật ở cách xa nhau, không thể gặp gỡ
trực tiếp....
- Ưu thế:
- a. Có khả năng truyền đạt thông tin nhanh chóng, chính xác
- b. Chuyển tiếng nói và hình ảnh từ đối tượng này sang đối tượng khác ở mọi
lúc, mọi nơi
- c. Thông tin có thể đến với đối tượng ngay cả khi họ đi vắng
- d. Hiệu quả truyền thông được thể hiện ngay
- Hạn chế:
- + Hiệu quả kinh tế của kênh truyền thông này phụ thuộc vào khoảng cách về
không gian và thời gian đàm thoại
- + Kết quả không được lưu bằng văn bản
- + Khả năng gây ấn tượng sâu sắc khó
- * Gọi điện thoại như thế nào để đạt hiệu quả truyền thông cao?
- + Nắm vững các tiêu chuẩn đàm thoại
- + Đặt thêm câu hỏi
- + Kiểm nghiệm tính chính xác của thông tin
- + Bình tĩnh, tránh nổi nóng
- + Biết lắng nghe, dừng nghỉ, kết thúc đúng lúc
- * Quy trình tiến hành điện đàm
- + Lên kế hoạch cho 1 cuộc đàm thoại giữa các nguyên thủ
- + Trợ lí/ thư kí nắm bắt sơ bộ nội dung cuộc trao đổi
- + Liên lạc với đối phương để thống nhất cuộc trò chuyện
- + Chuẩn bị điện đàm với đầy đủ ban bệ: phiên dịch, giám đốc an ninh, cố vấn
ngoại giao
- + Điện đàm được ghi âm, cụ thể hóa bằng 1 bản ghi chép sau khi hoàn thành
- Vd: thủ tính Phạm Minh Chính ddn đàm với Thủ tướng Trung Quốc, thúc đẩy
quan hệ toàn diện, giải quyết vấn đề ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu vào ngày
13/1/22
- Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại
giao Canada Melanie Joly
- Cách điện đàm để đạt được hiệu quả truyền thông cao:
- Nắm vững tiêu chuẩn đàm thoại
- Đặt thêm câu hỏi
- Kiểm nghiệm tính chính xác của thông tin
- Bình tĩnh, tránh nổi nóng
- Biết lắng nghe, dừng nghỉ, kết thúc đúng lúc

● Quy tắc tiến hành điện đàm:

- Lên kế hoạch cho một cuộc đàm thoại giữa các nguyên thủ
Để hai nguyên thủ có thể chào hỏi nhau, thì việc chuẩn bị cho cuộc điện đàm giữa
họ đã phải được các nhân viên hoàn tất từ trước. "Khi hai nước có quan hệ gắn bó,
thì đơn giản là phòng hội nghị bên này chỉ cần gọi bên kia và thông báo lãnh đạo
muốn nói chuyện", BBC dẫn lời Stephen Yates, Phó cố vấn An ninh quốc gia của
cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney. Nếu hai nước ít liên lạc với nhau, thì trước
tiên đại sứ có thể đại diện cho lãnh đạo nước mình gửi đề nghị chính thức.
- Trợ lí thư kí nắm bắt sơ bộ nội dung cuộc trao đổi
Các lãnh đạo thế giới thường được báo cáo ngắn gọn trước khi trò chuyện với
nhau. Nếu là một cuộc gọi xã giao thì thông tin được cung cấp sẽ mang tính cơ bản
nhất, gồm chi tiết về người liên lạc, hai hoặc ba điểm mấu chốt. Cũng có thể nhắc
nhở là cần hỏi thăm thông tin cá nhân. Nếu chủ đề nhạy cảm thì sẽ đề xuất gặp mặt
ngắn để báo cáo, rồi cùng lắng nghe cuộc gọi. 
- Liên lạc với đối phương để thống nhất cuộc trò chuyện
- Chuẩn bị điện đàm với đầy đủ ban bệ: phiên dịch, giám đốc an ninh, cố vấn
ngoại giao
Các nhà lãnh đạo thế giới thường có nhiều người cùng nghe cuộc điện đàm của họ,
trong đó bao gồm các cố vấn, trợ lý và các phiên dịch viên.. Ngay cả khi họ thông
thạo ngôn ngữ khác thì họ thường chọn tiếng mẹ đẻ. "Đôi khi đó là do lòng tự hào
dân tộc, nhưng cũng là để tránh hiểu lầm...", BBC dẫn lời giải thích của Kevin
Hendzel, từng là chuyên gia ngôn ngữ của Nhà Trắng. Người phiên dịch cho Tổng
thống phải qua kiểm tra an ninh, kiểm tra thân nhân, thậm chí kiểm tra nói dối rồi
mới được tiếp cận thông tin nhạy cảm liên quan đến ngoại giao cấp cao.
- Điện đàm được ghi âm, cụ thể hóa bằng một bản ghi chép sau khi hoàn thành
Trong suốt quá trình diễn ra điện đàm, toàn bộ cuộc đàm thoại sẽ được ghi âm lại
và thường cố vấn an ninh sẽ là người lắng nghe cuộc điện đàm và ghi chép, cụ thể
hóa thành văn bản ngay sau khi cuộc gọi kết thúc. Bản ghi chép các cuộc gọi điện
thường dựa trên những gì mà các quan chức nghe chứ không dựa vào bản ghi âm.
Do đó, bản ghi chép có thể khác nhau về mức độ chi tiết.
8. Cơ hội và thách thức của công tác truyền thông đối ngoại ở VN từ đầu thế kỷ
XXI đến nay.

● Cơ hội

Thứ nhất, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 ngoài việc truyền thông rộng rãi đến
người dân trong nước và công chúng quốc tế về chủ trương, chiến lược đối ngoại
của đất nước thì thông qua Hội nghị, đã có hơn 50 sản phẩm truyền thông đa dạng
ra đời không chỉ là các bài viết, trả lời phỏng vấn của Lãnh đạo Bộ và các đại sứ
mà còn có các buổi talkshow, tọa đàm trực tuyến về những câu chuyện hậu trường,
những đóng góp và hi sinh thầm lặng của người cán bộ ngoại giao. Đây cũng là cơ
hội để báo Thế giới và VN phát triển thêm những hình thức truyền thông rất mới
và hiệu quả, nhờ đó mà quảng bá hình ảnh Bộ Ngoại giao.
Thứ hai, Việt Nam có thế mạnh gắn thông tin đối ngoại với truyền thông để quảng
bá các sự kiện quan trọng của đất nước. Có thể thấy truyền thông trong những năm
gần đây đã làm rất tốt nhiệm vụ phổ rộng hình ảnh đối ngoại của Việt Nam ra thế
giới, điển hình như: APEC Việt Nam 2017; hội nghị thường niên Diễn đàn Nghị
viện châu Á - Thái Bình Dương; Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018; Hội
nghị cấp cao Hoa Kỳ - Triều Tiên;...đã ghi dấu ấn đậm nét và được quốc tế đánh
giá cao về năng lực, trách nhiệm và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 
Thứ ba, 2020 là năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không
thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, với vai trò mới này, Việt Nam có thêm
nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới và thực tế đã cho thấy rằng
2020 là một năm thắng lợi về truyền thông đối ngoại tại Việt Nam.
Thứ tư, những thành tựu nhất định trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19 đã
giúp Việt Nam có những bước tiến rất lớn trong truyền thông đối ngoại. Minh
chứng là công tác thông tin, quảng bá rộng rãi chủ trương, đường lối chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước trong phòng chống dịch Covid-19 được bạn bè
quốc tế cực kì quan tâm và đánh giá cao. 
Thứ năm, báo chí nước ngoài vẫn luôn là cơ hội tiềm năng để phát triển và quảng
bá hình ảnh Việt Nam. Với số lượng hơn 1.500 phóng viên nước ngoài đang tác
nghiệp tại Việt Nam cũng như hàng trăm phóng viên đưa tin về các sự kiện lớn,
truyền thông đối ngoại của Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để phát huy tại các quốc
gia khác. Đơn cử vào năm 2019, những thông tin về Việt Nam bên lề Hội nghị
thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai đã mang lại vị thế mới cho Việt Nam. Tiếp đến
năm 2020, bài hát “Ghen Cô Vy” của Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 đang
bùng nổ đã gây sốt toàn thế giới và được các kênh truyền hình Hoa Kỳ, Pháp,...
đồng loạt đưa tin, thậm chí người dẫn chương trình còn hào hứng nhảy theo. Qua
đó để thấy các kênh truyền thông nước ngoài có vai trò rất lớn trong công cuộc đưa
hình ảnh Việt Nam ra thế giới và đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn chú
trọng phát triển phương hướng này.

● Thách thức

Thứ nhất, các hình thức đưa tin vẫn còn hạn chế, chưa có sự sáng tạo, đổi mới,
khiến thông tin đến người đọc chưa tạo được ấn tượng.
Thứ hai, sử dụng hình thức truyền thông mới như mạng xã hội để thực hiện công
tác đối ngoại cho công chúng nước ngoài hay Việt kiều vẫn còn nhiều bất cập.
Thứ ba, thông tin nước ngoài vào Việt Nam đôi lúc còn thiếu chọn lọc và công tác
quản lí vẫn còn nhiều sai sót. Lợi dụng điều này, nhiều thế lực thù địch đã chống
phá, gây hoang mang dư luận về các vấn đề Việt Nam và thế giới, gây rất nhiều
khó khăn cho công tác quản lí của Đảng và Nhà nước. 

9. Sách in và vấn đề dịch thuật hỗ trợ công tác truyền thông đối ngoại ở VN

● Sách in

Trước đây, việc xuất bản sách thông tin đối ngoại ở Việt Nam chủ yếu do một số
Nhà xuất bản thực hiện. Tỷ lệ sách xuất bản phục vụ thông tin đối ngoại so với số
lượng sách được xuất bản hàng năm còn khá khiêm tốn, công tác phát hành và
tuyên truyền các xuất bản phẩm thông tin đối ngoại tại nước ngoài lại càng hạn
chế. Các Nhà xuất bản tự nghiên cứu, xuất bản sách theo thế mạnh của mình và
chưa có sự đánh giá, tổng kết hiệu quả việc xuất bản sách thông tin đối ngoại. Tuy
nhiên hiện nay, Nhà xuất bản (NXB) Thông tin và Truyền thông là NXB duy nhất
trực thuộc Bộ được giao nhiệm vụ xuất bản các sách và ấn phẩm phục vụ công tác
thông tin, tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Những đề tài sách thông
tin đối ngoại của Nhà xuất bản hết sức đa dạng, bao gồm sách giới thiệu về những
thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới; về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa,
dân tộc Việt Nam tới bạn bè quốc tế; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái,
xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; và sách giới thiệu văn hóa,
đất nước, con người nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, Nhà xuất bản đã dấn thân
mạnh mẽ và có nhiều thành công khi thực hiện xuất bản hàng loạt những đầu sách
tuyên truyền về chủ quyền biên giới lãnh thổ, biển, đảo Việt Nam; tuyên truyền về
mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với một số nước trên thế giới.Từ năm 2009 đến nay,
NXB Thông tin và Truyền thông đã tổ chức bản thảo, xuất bản, phát hành hàng
trăm đầu sách, hàng vạn bản in phục vụ nhiệm vụ này.

● Vấn đề dịch thuật


Với việc nhu cầu dịch thuật tăng lên đáng kể thì vai trò của công tác dịch thuật
cũng ngày càng cao hơn. Số lượng tài liệu, văn bản, tin tức,… cần chuyển dịch
ngày một nhiều.
- Các hợp đồng, văn kiện dự án, dữ liệu cần được dịch trong các giao dịch hành
chính, thương mại, hợp tác quốc tế,… tăng mạnh.
- Các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí cần
chuyển dịch thông tin từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để truyền tải tới
quảng đại công chúng và ngược lại.
- Các lớp đào tạo, tập huấn do chuyên gia nước ngoài giảng dạy cần có phiên
dịch để nhiều người tham gia học tập hơn.
- Các tác phẩm điện ảnh nước ngoài cần có thuyết minh hoặc phụ đề tiếng Việt.
Tuy nhiên hiện nay, số lượng cán bộ có thể đảm nhận công việc biên/phiên dịch
với chất lượng cao là không nhiều, chủ yếu là các sinh viên ngoại ngữ mới ra
trường ít năm đảm nhiệm. Thế hệ dịch thuật viên giỏi hiện nay đa phần đều làm
trong các cơ quan ngoại giao và các công ty dịch thuật hàng đầu Việt Nam hoặc
thường đảm nhận vị trí giảng viên tại các trường đại học hàng đầu thế giới. Vì thế
phần lớn nghề dịch thuật viên hiện nay vẫn chưa trở thành một nghề chuyên
nghiệp.  Dù vậy, ngay cả trong các cơ quan ngoại giao vẫn luôn thiếu nguồn nhân
lực thông thạo và dịch thuật ngoại ngữ chuyên nghiệp, tại Sở Ngoại vụ TP.HCM,
đội ngũ biên phiên dịch cũng ít và chỉ tập trung vào các ngoại ngữ như tiếng Anh,
tiếng Trung và tiếng Pháp, theo ông Trần Đình Vũ Hải - Phòng Chính trị kinh tế
đối ngoại (Sở Ngoại vụ TP.HCM).
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu hụt kiến thức của người tham
gia công tác dịch thuật. Người làm công tác dịch thuật ngoài kiến thức nền và
chuyên môn còn cần nắm vững các vấn đề về văn hóa, sự khác biệt trong ngôn
ngữ,... Kế đến là người làm phiên dịch còn thiếu hụt trong kĩ năng, kĩ năng về ghi
nhớ thông tin, cách diễn đạt lại bằng lời nói và con chữ, khả năng viết lách và ngôn
từ phong phú cũng là kĩ năng mà người làm công tác này cần trau dồi. Sau cùng
đây chưa thật sự là một nghề chuyên nghiệp tại VN vì đa số người ta quan niệm
chỉ cần giỏi ngoại ngữ thì có thể làm biên/phiên dịch, trên thực tế công việc này
đòi hỏi nhiều hơn như thế.
Một vấn đề nữa trong vấn đề dịch thuật là việc dịch các tác phẩm văn học của Việt
Nam ra nước ngoài. Văn học VN là một nguồn thông tin giá trị và có sức mạnh lớn
trong việc truyền bá văn hóa, đất nước, con người VN ra thế giới, nhưng nhìn trên
thị trường văn học thế giới hiện nay, các tác phẩm văn học VN chưa có nhiều
“đất” cho riêng mình, so với các quốc gia khác có sự đầu tư rất lớn cho văn học
nước nhà tiến ra thế giới thì VN vẫn còn hạn chế trong công tác truyền bá. Mặc dù
hiện nay Hội Nhà văn VN cùng với Nhà nước đã có nhiều chính sách, kế hoạch
mới để tiếp cận thị trường các nước lớn song nhìn chung vẫn cần đẩy mạnh hơn
nữa. Một số tác phẩm nổi bật của VN được các NXB, tạp chí, báo trên thế giới
dịch và giới thiệu như: Nhật ký trong tù (HCM), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Dế
mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài), Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm), Chinh
phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc (Nguyễn
Nhật Ánh),... 

10. Sử dụng hiệu quả các loại hình nghệ thuật trong công tác truyền thông đối
ngoại.
- Văn hóa - nghệ thuật đã góp phần tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, duy trì giá trị
văn hóa và bản sắc dân tộc  người Việt Nam , trở thành thành tố nổi bật trong
ngoại giao văn hóa và quan hệ quốc tế của nước ta. Hiện nay và trong thời gian
tới, Việt Nam tham gia hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, không
chỉ trong kinh tế mà ở nhiều lĩnh vực, kể cả văn hóa - nghệ thuật  và chính  có
tác động tích cực đối với phát triển hợp tác quốc tế của nước ta, đã góp phần
nâng cao vị thế, thương hiệu quốc gia Việt Nam.  Hoạt động VHNT là một
kênh thông tin quảng bá, làm lan tỏa hình ảnh đất nước, con người, văn hóa
Việt Nam với bạn bè quốc tế. Từ sự giao lưu, cộng sinh, tương tác, lan tỏa về
văn hóa, giữa cộng đồng người Việt Nam và cư dân nước sở tại có thêm một sự
kết nối gắn bó, thân thiết hơn, tăng hiệu quả thực chất các mối quan hệ quốc tế
cho Việt Nam; đồng thời góp phần xây dựng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa Việt
Nam với các nước, nâng cao vị thế của đất nước, tạo tình cảm thân thiện tốt
đẹp của bạn bè quốc tế. Thông qua các loại hình nghệ thuật, chúng ta có thể
quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người,…của Việt Nam.
- Kiến trúc: các công trình kiến trúc mang đậm văn hóa dân tộc Việt có thể kể
đến như Phố cổ Hội An, Hoàng thành Huế, Chùa Một Cột, Cầu Rồng, Chùa
Sôm Rông,…
- Điêu khắc: các tác phẩm điêu khắc gắn liền với các nhà điêu khắc nổi tiếng
như tượng “Bác Hồ” của Diệp Minh Châu, tượng đồng Nguyễn Văn Trỗi của
Nguyễn Hải,.. hay các chạm khắc trong các công trình kiến trúc cổ ở Việt
Nam,.
- Hội họa đa dạng các thể loại như tranh khắc gỗ, tranh sơn mài,sơn dầu, tranh
Đông Hồ,… cùng với các chất liệu truyền thống như giấy dó,lụa, khắc gỗ,…
Các tác phẩm hội họa nổi bật có thể kể đến như tranh sơn dầu “Em Thúy” của
Tô Ngọc Vân, tranh khắc gỗ “Bác Hồ guồng nước” của Lê Sơn Hải,…
- Âm nhạc : các thể loại âm nhạc cổ truyền như chèo, hát xẩm, hát quan họ, châu
văn, ca trù, đờn ca tài tử, nhạc cung đình,… mang đậm bản sắc dân tộc Việt
Nam
- Sân khấu : các loại hình nghệ thuật sân khấu có thể kể đến như tuồng, hát bội,
cải lương, hát xoan, múa rối nước, hát then, dân ca quan họ Bắc Ninh,…có thể
kể đến các tác phẩm như Quan Âm Thị Kính, Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà, Dạ
cổ hoài lang,…
- Điện ảnh : các bộ phim ở từng thời kì khác nhau đều quảng bá hình ảnh, văn
hóa, đất nước Việt Nam như Tây Sơn hào kiệt, Khát vọng Thăng Long, Cô ba
Sài Gòn,…
- Văn học : có thể kể đến như “Truyền Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, “Qua
đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, các tác phẩm của Hồ Xuân Hương,…
PHẦN 2 : 6 điểm

1. Trình bày 1 dự án vận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng
vào việc giới thiệu, quảng bá về đất nước- con người, văn hóa Việt Nam

DỰ ÁN 2 : ĐẤT NƯỚC NHÌN TỪ BIỂN

I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG


Mục tiêu 1 : Khắc họa “chân dung biển Đông” và hệ thống đảo, quần đảo Việt Nam
một cách đầy đủ, qui mô, xuyên suốt theo hệ thống, sống động, mới lạ, độc đáo và đầy
ấn tượng, gắn liền với các văn hóa, tập tục của mỗi vùng miền và đặc biệt giàu tính
nghệ thuật

Mục tiêu 2 : Khái quát được giá trị lịch sử, văn hóa, lợi ích kinh tế, địa lý, của biển
đảo Việt Nam nhằm đánh thức , khơi dậy, lan tỏa tình yêu biển đảo, nhận thức được
tầm quan trọng, hiểu biết đầy đủ về biển đảo của Tổ quốc

Mục tiêu 3 : Quảng bá du lịch biển, giới thiệu những địa điểm du lịch kỳ thú trên đảo,
giàu tiềm năng kinh tế nhằm góp phần thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài
tham gia đầu tư vào kinh tế biển Việt Nam nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế Việt Nam nói chung.

Mục tiêu 4 : Gìn giữ những giá trị văn hóa, địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh,
công trình kiến trúc, tập tục văn hóa và tín ngưỡng trong cộng đồng cư dân vùng biển
đảo.

II. ĐỐI TƯỢNG HƯỚNG TỚI

- Người dân Việt Nam

- Khách du lịch quốc tế

- Cộng đồng các tổ chức, doanh nghiệp về văn hóa - du lịch

- Các cơ quan truyền thông, nhà đài, báo chí

- Các đoàn thể, hiệp hội, thương mại liên quan

III. THÔNG ĐIỆP CẦN TRUYỀN TẢI

1. Nét đẹp của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam

2. Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường biển trong giai đoạn hiện
nay
3. Vai trò quan trọng của Hải quân nhân dân Việt Nam trong vấn đề cụ thể hóa
quyền, nghĩa vụ của Việt Nam trong việc thực hiện Luật, thực thi các quyền
và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, phù hợp với luật pháp
quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN

- Từ T3/2023 đến T4/2024

V. CƠ QUAN CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN VÀ PHỐI HỢP

- Cơ quan chỉ đạo : Bộ văn hóa thể thao và du lịch

- Cơ quan thực hiện : Tổng cục du lịch ; Sở văn hóa, Thể thao và du lịch, Sở
thông tin và truyền thông

- Cơ quan phối hợp : các Sở, Ban và doanh nghiệp liên quan

II. CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG

- Ký sự, phim tài liệu

- Ấn phẩm : Sách ảnh, sách điện tử song ngữ, bộ lịch Chào Xuân với chủ đề “
Đất nước nhìn từ biển”

- Báo chí : Thanh niên, VNexpress, dân trí, The SaiGon Times

- Đài truyền hình : Đài truyền hình Quốc hội

- Mạng xã hội : Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube

- Website : datnuocnhintubiien.vn, bvhttvdl.gov.vn

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Họp báo

- Nội dung : Ra mắt sản phẩm kí sự và các ấn phẩm “ Đất nước nhìn từ biển”
- Thời gian : T3/2023

- Địa điểm: Thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

- Đơn vị thực hiện : ổng cục du lịch ; Sở văn hóa, Thể thao và du lịch, Sở thông
tin và truyền thông

- Đơn vị phối hợp : các Sở, Ban và doanh nghiệp liên quan

- Khách mời : Đơn vị truyền thông, báo chí , Mc Khánh Vy , ca sĩ Quang Lê,
Lệ Quyên

2. Truyền thông trên báo chí

- Phát hành các bài viết truyền thông về phong cảnh, văn hóa, con người Việt
Nam qua kí sự “ Đất nước nhìn từ biển”

- Phát hành các bài viết đánh giá sách “ Đất nước nhìn từ biển”

- Thời gian : T3/2023- t4/2024

- Đơn vị thực hiện : Tổng cục Du Lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở
Thông tin và Truyền thông

- Đơn vị phối hợp: Báo thanh niên, Dân trí, VN express, NXB Chính trị Quốc
gia Sự thật

3. Đài truyền hình

- Phát sóng kí sự gồm 160-200 tập, Thời lượng: 15 phút/ tập (đã bao gồm thời
gian quảng cáo phần đầu và cuối mỗi chương trình)

- Phát sóng: Phát sóng trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam và trên các nền
tảng số của Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

- Giờ phát sóng dự kiến: 21h30 – 22h00

4. Mạng xã hội
- Nội dung

+Facebook: thành lập 1 trang Facebook công khai, đăng những clip cắt ngắn từ các
tập của kí sự + những hình ảnh, video cảnh đẹp vùng biển Việt Nam

+Youtube: đăng tải các tập phim kí sự , clip review sách

+Tiktok: phát động trào lưu về chủ đề “Đất nước, Văn hóa và Con người miềnbiển
Việt Nam”

-Thời gian: tháng 2/2023 – tháng 4/2024

-Đơn vị thực hiện: Tổng cục Du Lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin
và Truyền thông

-Đơn vị phối hợp: Facebook, công ty TNHH Công nghệ Tiktok Việt Nam, Youtube và
đơn vị liên quan

IV. XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG: Nếu trong quá trình thực hiện kế hoạch quảng bá,
không may có khủng hoảng sảy ra, thì đơn vị thực hiện sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên
nhân và khắc phục hậu quả.

2. Hãy đặt mình vào vai trò biên tập viên của chương trình truyền hình,
trình bày kế hoạch xấy dựng chuỗi hình ảnh vad âm thanh cho chương
trình mở cửa thế giới

STT NỘI DUNG HÌNH ẢNH ÂM THỜI


NHẠ LƯỢN
C G
1 MC DẪN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hỏa táng ở Nhạc 1p
MC 1 : Năm 2021 có thể làng Giddenahalli, nhẹ,
nói là 1 khoảng tg chưa Ấn Độ trầm
từng thấy với những sự 2. Quan tài chứa thi lắng
kiện khó có thể quên được thể nạn nhân Covid
. Suốt cả năm qua ,thế giới 19 chất đống tại lò
chứng kiến nhiều sự biến hỏa táng Đức
động 3. Cậu bé
Philipines ôm chiếc
đại dịch Covid vẫn tiếp tục gối in ảnh của
hoành hành , số người tử người cha qua đời
vong vì dịch bệnh vượt vì Covid -19
qua ,con số 5 triệu người. 4. Bác sĩ cấp cứu
cơ sở hỏa táng làm việc cho bệnh nhân
hết công suất vẫn không 5. Nhật bản tổ chức
đáp ứng kịp. Những đứa thế vận hội ko có
trẻ với nỗi đau mất đi khán giả
người thân, chiến sĩ áo
trắng gồng mình trên
tuyến đầu chống dịch ,
những cuộc thi không
khán giả, những cung
đường không 1 bóng
người, thảm họa thiên
tai,...

MC 2 :

Vâng, 2021 quả là 1 năm


đầy thách thức, có rất
nhiều mất mát và hy sinh.

thế nhưng năm 2022 lại


chứng kiến những sự
chuyến biến tích cực trên
nhiều lĩnh vực như y tế,
kinh tế, dịch vụ và môi
trường. tỉ lệ tiêm chủng
vắc xin được bao phủ
rộng,số ca nhiễm và diễn
biến nặng đã giảm đi gấp
3 lần, các hạn chế dần
2 MC1: TPHCM đang nỗ 2 clip phỏng vấn ( 1
lực lột xác để từ 1 nơi người khách du lịch
trung chuyển trở thành trả lời phỏng vấn về
điểm đến hấp dẫn trong hệ các tour đã đi ở
sinh thái du lịch TPHCM , 1 bộ
trưởng sở văn hoá
du lịch về tương lai
của ngành du lịch

MC1 : Những tín hiệu du khách tấp nập tại


phục hồi mạnh mẽ của 1 bãi biển
ngành du lịch tphcm và
các tỉnh lân cận sau 2 năm
ảnh hưởng nặng nề từ dịch
COVId 19
MC 1: Không biết là quý
vị đã có dịp đi du lịch ở
đâu chưa ạ?
Sau 1 thời gian dài giãn
cách và hạn chế đi lại để
phòng chống dịch bệnh thì
hẳn là nhiều người cũng
muốn được đi đây, đi đó
và ngành du lịch tại các
địa phương cũng coi đây
là thời cơ vàng để phục
hồi lại ngành công nghiệp
không khói tại TPHCM thì
hàng loạt những sản phẩm
du lịch mới vừa được ra
mắt để làm phong Phú
thêm trải nghiệm cho du
khách

MC2 : Để du lịch ở Quay background


TOHCM vào thời điểm trong khu du lịch
này , bạn có thể đi bằng ta
nhiều cách như trên bờ, có
thể vi vu trên trời hay
thậm chí là : chui xuống
lòng đất
MC2 : địa đạo Củ Chi ở Video đường hầm
TPHCM dài 250km dưới địa đạo củ chi
lòng đất với cả 1 thế giới
để khám phá này còn có
thêm nhiều sản phẩm du
lịch mới như là khu địa
đạo lâu đời nhất Phú Thọ
Hoa ở Tân Phú vừa chiêm
ngưỡng những tuyệt tác về
tài năng sáng tạo vừa tìm
hiểu lịch sử và truyền
thống chiến đấu cha ông
chắc chắn sẽ để lại rất
nhiều ấn tượng với quý vị

MC2: du lịch bằng trực clip trực thăng đáp


thăng cánh tại bệnh viện
Lần đầu tiên ở TPHCM có 175
tour du lịch ngắm tp từ
trên cao. Với khoảng 4
triệu đồng bạn sẽ có
những trải nghiệm mới mẻ
từ trung tâm thành phố tới
rừng ngập mặn Cần giờ
MC2 : TPHCM còn có 1 clip thuyền đi trên
tài nguyên du lịch rất khác sông, người dân di
biệt đó là 1 dòng sông SG chuyển lên thuyền
uốn lượn quanh trung tâm
TP . 1 sp du lịch vừa ra
mắt vài tháng trc : du lịch
bằng du thuyền, vs khoảng
2tr đồng, bạn sẽ có vài
tiếng đồng hồ ngồi uống
rượu vang, ngắm hoàng
hôn lung linh, với góc
nhìn đẹp nhất thành phố

MC2 : 1 trải nghiệm khác cảnh xe buýt, hành nhạc


cũng thú vị kh kém, xe khách ngồi trên xe “Sài
buýt 2 tầng với hệ thống dạo xem và đạp xe Gòn
xe điện sẽ đưa bạn đi đẹp
ngắm nhìn những điểm lắm”
đến nổi bật khi trung tâm không
TPHCM lời
Bạn cũng có thể thuê 1
chiếc xe đạp để đạp dạo
quanh khắp tp ( nhạc kh
lời Sài Gòn đẹp lắm)
MC1 :Những trải nghiệm
mới mẻ tạo ra 1 luồn gió
mới cho khách du lịch ở
TPHCM . Sau 2 năm đại
dịch, có thể nói rằng du
lịch là 1 trong những
ngành thiệt hại nặng nề
nhất, thế nhưng đồng thời
cũng chứng minh là ngành
có khả năng giúp phục hồi
kinh tế nhanh nhất. Và
trong 2 năm ấy thì đã có
những ý tưởng sáng tạo đc
ấp ủ để nay khi người du
lịch quay trở lại TPHCM
và các tỉnh thành phía nam
sẽ luôn cảm thấy mới lạ,
ch khám phá hết những
điểm đến hấp dẫn này.

3. Từ những hiểu biết về mxh, anh chị hãy phác thảo kế hoạch sử dụng
mxh vào hoạt động truyền thông đối ngoại

I. Giới thiệu:

Như đã biết, cách mạng 4.0 đưa con người xích lại gần nhau, đây là một thời kỳ tiếp
cận thông tin chỉ trong một nút bấm hay một cái chạm nhẹ vào màn hình, việc kết nối
vô cùng nhanh chóng và lây lan nhanh qua đó thấy được nó sức ảnh hưởng lớn. Mạng
xã hội dần xuất hiện nhiều hơn còn có thể kết nối với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên,
đi kèm với những lợi ích bao giờ cũng là những khó khăn., thực tế tin giả, thông tin
xấu, độc thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin chính thống từ các phương tiện
truyền thông. Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng
mạng xã hội cao trên thế giới và xu hướng đọc tin trên mạng xã hội ngày càng tăng.
Các nền tảng mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn như Facebook, Youtube,
TikTok, Zalo... đang là môi trường phát tán tin giả, thông tin xấu, độc phổ biến nhất.

II. Mục đích - Yêu cầu

1. Mục đích

Trong thời đại hội nhập, các quốc gia chủ trương họp tác song phương và đa phương
vì thế việc truyền thông đôi ngoại là vô cùng thiết yếu thực hiện hai chiều thông tin.
Một là, thông tin về tình hình trong nước ra nước ngoài, hai là, thông tin về tình hình
thế giới, khu vực vào trong nước. Với tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và
trình độ dân trí ngày càng cao, người dân có khả năng tiếp cận trực tiếp với mọi thông
tin trên thế giới thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, do đó, truyền
thông đối ngoại có nhiệm vụ hết sức quan trọng là đáp ứng nhu cầu thông tin của
người dân về tình hình quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của đất nước.Việt
Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội cao trên
thế giới và xu hướng đọc tin trên mạng xã hội ngày càng tăng chính vì thế người dân
phải chọn lọc thông tin và những người thực hiện hoạt động truyền thông đối ngoại
cần đưa những thông tin chính xác đển người dân. Ngăn chặn những mẩu tin giả, tin
giật gân gây hoang mang người dân.

2. Yêu cầu

Người thực hiện hoạt động ngoại giao cần phải chọn lọc thông tin từ các nhà báo uy
tín, kiểm tra thông tin từ nhiều nguồn uy tín khác nhau., thành thạo nhiều ngôn ngữ
khác nhau. Các tài khoản người dùng đăng tin xấu và sai sự thật cần phải báo cáo
nhanh chóng cho cơ quan chức năng.
Người dùng mạng xã hội cần chọn lọc thông tin đúng, chọn đọc những mẫu tin từ
những trang báo, những tài khoản uy tín được công nhận hoặc tài khoản mạng xã hội
của chính phủ và các cơ quan có chức năng khác.

III. Các công cụ và cách thục hiện

Tạo tài khoản trên các nền tảng xã hội Facebook, Tiktok, xác minh tài khoản uy tín,
thực hiện truyền thông đối ngoại, hợp tác với các trang báo uy tín, các đài truyền hình
như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, các trang báo trực thuộc
chính quyền trung ương và địa phương, bài viết sẽ được viết dưới dạng song ngữ. Cập
nhật tình hình quốc gia khác trên những tài khoản báo nước ngoài uy tín như CNN,
BBC.

Hoạt động truyền thông đối ngoại sẽ liên quan đến các lình vực chủ yếu chính trị - xã
hội - kinh tế

Những thông tin sai sự thật về Việt Nam từ các trang mạng xã hội khác có sức ảnh
hưởng và lây lan nhanh chóng cần có những biện pháp kịp thời như đưa lại thông tin
chính thống, liên hệ bên đăng bài và báo cáo.

- Thời gian thực hiện: năm 2023

- Đối tượng: người dùng mạng xã hội

Thứ nhất, lựa chọn các kênh mạng xã hội phù hợp

Thực tế, trên internet hiện nay có nhiều mạng xã hội khác nhau, người dùng có thể lựa
chọn bất kỳ một mạng xã hội nào phù hợp với nhu cầu, sở thích, hay mục đích của
mình. Tuy nhiên, ở góc độ bảo đảm hoạt động truyền thông chính trị được thông suốt
và hiệu quả, cần thiết chọn lựa những nền tảng mạng xã hội phổ biến, dễ dùng và có
tính bảo mật cao.

Theo báo cáo của We are social, tính đến tháng 2-2022, ở Việt Nam, những mạng xã
hội phổ biến là Facebook, Zalo, Messenger, Tik Tok, Instagram. Trong đó, 93,8%
người có độ tuổi từ 16 tới 64 đang sử dụng internet ở Việt Nam có sử dụng Facebook,
với các nền tảng mạng xã hội phổ biến khác như Zalo hay Messenger, tỷ lệ tương ứng
là 91,3% và 82,2%.

Tuy nhiên, nếu như Youtube giữ vị trí số 1 ở bảng xếp hạng năm 2021, thì năm 2022,
Tik Tok - nền tảng video ngắn đang nổi lên như một sự thay thế. Người làm truyền
thông chính trị cần nắm bắt xu thế để tiếp cận được đông đảo công chúng hơn.

Với lợi thế của sự phổ biến và tính dễ dùng, Facebook và Zalo là những nền tảng
mạng xã hội được nhiều cơ quan lựa chọn như kênh giao tiếp, kết nối chủ đạo trong
đơn vị của mình. Tuy nhiên, mỗi mạng xã hội lại có lợi thế và phương thức hoạt động
khác nhau. Có mạng xã hội thì phổ biến hơn, tuy nhiên lại không được đánh giá cao
về tốc độ và lợi thế trong chuyển tải thông tin. Trong khi đó, có mạng xã hội dù bảo
đảm tính dễ dùng nhưng lại không được coi trọng ở khâu bảo mật thông tin. Chính vì
vậy, cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu, mục đích của mỗi đơn vị, cơ quan để
lựa chọn nền tảng mạng xã hội cho hoạt động kết nối của đơn vị mình một cách phù
hợp.

Thứ hai, tăng cường bảo mật thông tin

Về mặt kỹ thuật, cần đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để làm tốt
công tác bảo mật đường truyền mạng, bảo mật cổng thông tin, trang thông tin điện tử;
tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị,
tạo dựng các “tường lửa” để phòng, chống hiệu quả tin tặc tấn công, lấy cắp thông tin
nội bộ, thông tin thuộc bí mật nhà nước trên mạng máy tính

Bên cạnh đó, cần tập huấn, xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các cán bộ, nhân viên ở
các cơ quan có hoạt động truyền thông chính trị. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm
2018 không chỉ quy định những vấn đề liên quan đến các chiến lược an ninh chính trị,
an ninh quốc gia, cơ yếu, quốc phòng, quân sự, đối ngoại... mà còn quy định những
nội dung không được phép để rò rỉ, phát tán, như: thông tin về quy trình chuẩn bị và
triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo,
quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức; đề thi, đáp án và thông tin
liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia(2)...

Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, phụ trách sản xuất nội dung riêng
cho mạng xã hội
Kỹ năng sử dụng mạng xã hội như một kênh truyền thông chính trị, tương tác với
công chúng là một hoạt động còn khá mới mẻ với nhiều cơ quan. Phương thức hoạt
động trên mạng xã hội khác rất nhiều với các phương thức truyền thông, kết nối
truyền thống. Do đó, để bảo đảm việc sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, cần
xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, giỏi kỹ năng sử dụng mạng xã
hội như một kênh truyền thông chính thức. Nhóm nhân lực sẽ hỗ trợ chọn lựa, xây
dựng và duy trì các nền tảng mạng xã hội phù hợp với đơn vị và phù hợp với công
chúng của họ.

Cùng với đội ngũ chuyên nghiệp, cần tăng cường các nội dung riêng cho mạng xã hội,
thay vì chỉ đăng lại các tin tức trên website hoặc chia sẻ các đường link từ báo chí.
Hiện nay, bản thân các cơ quan báo chí cũng đang chuyển dịch từ xu hướng “online
first” (ưu tiên các nội dung trên mạng trước) sang “mobile first” (ưu tiên các nội dung
cho di động) và “social first” (ưu tiên các nội dung cho mạng xã hội trước). Bởi thực
tế mạng xã hội đã chứng minh hiệu quả tiếp cận công chúng so với các loại hình
truyền thông khác. Vì vậy, đầu tư nội dung riêng, hình thức phù hợp với công chúng
mạng xã hội là việc làm cần thiết.

Để nội dung đó đạt được hiệu quả, cần phải có hình thức thể hiện phù hợp với thị hiếu
của công chúng mạng xã hội. Đa phần trong số cư dân mạng sẽ thích tin ngắn, bằng
hình ảnh, chứa đựng cảm xúc, không quan tâm nhiều đến những vấn đề lý luận trừu
tượng. Vì vậy, truyền thông chính trị trên mạng xã hội nên thông qua những sự kiện,
sự việc thời sự, những câu chuyện giản dị người thật việc thật. Đồng thời, tăng cường
truyền thông thị giác như hình ảnh, đồ họa, video, video streaming... Đặc biệt hình
thức live stream đang được công chúng mạng ở Việt Nam rất ưa thích.

Thứ tư, tăng cường truyền thông qua người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng
(KOLs), định hướng phát ngôn cho các cán bộ, đảng viên và các cá nhân thuộc cơ
quan

Những năm gần đây, mạng xã hội ở Việt Nam xuất hiện các KOLs - Key Opinion
Leaders - được hiểu là những người có ảnh hưởng lên cộng đồng mạng; nắm giữ các
“sức mạnh” truyền thông và trở thành một “thế lực” có thể chi phối, điều hướng dư
luận trên không gian mạng... từ đó tạo ra các tác động lớn đối với xã hội. Với số lượng
người theo dõi từ vài chục đến vài trăm nghìn người, những KOLs Việt Nam nếu hoạt
động tích cực sẽ có tác động rất lớn đến công chúng.

Trên thực tế, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí hầu hết đã có fanpage và
thực hiện truyền thông chính trị tại page, nhưng còn ít sử dụng các KOLs trong công
tác này. Thậm chí, những năm qua, có rất nhiều KOLs đã lợi dụng mạng xã hội để
đăng tải thông tin sai sự thật, thu hút tài khoản mạng của phần tử xấu, tuyên truyền,
kích động gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Vì vậy, cần có các biện pháp quản lý đội
ngũ KOLs, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thông tin sai sự thật; đồng thời tận
dụng họ góp sức cho việc lan truyền các thông tin chính thống.

Cần xác định mỗi cán bộ, đảng viên là một chủ thể truyền thông chính trị trên mạng
xã hội. Hiện nay, vẫn còn tình trạng một số cán bộ cơ quan nhà nước, hay một số nhà
báo nhân danh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, để đăng tải trên mạng xã hội
những thông tin chưa được kiểm chứng, những ý kiến cá nhân trái chiều, đi ngược lại
với quan điểm trên báo chí chính thống, gây tổn hại tới lợi ích quốc gia. Do đó, mỗi cơ
quan cần phải xây dựng quy tắc ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với tính chất thông
tin của mình. Đồng thời, hướng dẫn cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm quy tắc, có
những phát ngôn phù hợp, thúc đẩy sự tham gia tích cực của họ vào công tác truyền
thông chính trị.

Thứ năm, “cá nhân hóa” thông tin, tăng cường tương tác với công chúng

“Cá nhân hóa” có thể hiểu là một hình thức tương tác giữa người dùng với hệ thống,
sử dụng các tính năng công nghệ để điều chỉnh nội dung, phân phối và sắp xếp thông
tin cho phù hợp với sở thích của từng người. Mục tiêu của cá nhân hóa là tương tác
với công chúng thực sự như những cá nhân riêng biệt. Như vậy, cùng một thông điệp
nhất quán, nhưng nội dung và hình ảnh gửi đến cho công chúng có thể khác nhau...

Thông tin chính trị cần phải được lan truyền rộng khắp, tạo ra nhận thức chung cho
toàn dân. Nhưng chắc chắn một cách truyền tải tin giống nhau lại không thể thỏa mãn
tất cả đối tượng công chúng ở các độ tuổi, ngành nghề, thị hiếu khác nhau. Giả sử
người làm truyền thông lựa chọn theo phong cách phục vụ đối tượng trẻ, thì có thể lại
bỏ lỡ mất cơ hội tiếp cận các đối tượng khác. Vì vậy, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để “cá
nhân hóa” thông tin, gửi tới mỗi người một phiên bản thông tin phù hợp nhu cầu và thị
hiếu của họ... giúp tăng cơ hội tiếp cận và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.

Như vậy, việc sử dụng mạng xã hội trong công tác truyền thông chính trị là một hoạt
động cần được thúc đẩy vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả chính quyền và
người dân. Tuy nhiên, để bảo đảm sử dụng mạng xã hội hiệu quả, cần phải lựa chọn
kênh phù hợp, tăng cường bảo mật thông tin, xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên
nghiệp, có những bộ quy tắc cụ thể cũng như sử dụng các KOLs trong truyền thông
chính trị và nắm bắt xu hướng cá nhân hóa thông tin.

Giải pháp truyền thông trên mạng xã hội Facebook

Facebook đang có khoảng hơn 1 tỉ người dùng trên thế giới, hỗ trợ hơn 70 ngôn
ngữ, trong đó hơn 50% những người này đăng nhập, cập nhật hơn 2 tỉ lời bình
luận và "LIKE" trên Facebook mỗi ngày. Phạm vi hoạt động của Facebook được
mở rộng với tốc độ khủng khiếp.

Tiềm năng về quảng cáo của Facebook đang phát triển nhanh chóng và dần trở thành
đối trọng thách thức gã khổng lồ Google. Không ít công ty, tập đoàn lớn đã thành
công với việc marketing trên Facebook, và trở thành các case study cho các nhà
marketing của Việt Nam như Coca-cola, Red Bull, Walt Disney hay Starbucks... với
số thành viên trên Fan Page lên đến vài chục triệu người. Vậy làm thế nào để thực
hiện chiến dịch truyền thông trên Facebook một cách hiệu quả nhất?

Theo thống kê của Facebook, cuối tháng 9 vừa qua, số người Việt Nam sử dụng
Facebook hơn 8,5 triệu người, Việt Nam đang đứng thứ 27 thế giới và thứ 9 tại khu
vực châu Á về số người dùng mạng xã hội này.
Dưới đây là các bước thực hiện chiến dịch truyền thông trên Facebook được đúc kết
sau quá trình phát triển Fanpage cho các thương hiệu lớn trên cả nước. Quy trình phát
triển fanpage được chia thành 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tạo Fanpage, xây dựng nội dung cho page

Giai đoạn 2: Thu hút, gia tăng số lượng thành viên

Giai đoạn 3: Tăng cường sự tương tác với các thành viên (nâng cao uy tín và chất
lượng của Fanpage)

Trong mỗi giai đoạn chúng ta phải tính toán thật cẩn thận để đạt được hiệu quả cao
nhất.

Giai đoạn 1: Tạo Fanpage, xây dựng nội dung

Bạn có thể tạo fanpage bằng cách truy cập vào: www.facebook.com/pages/create.php

Những điểm cần lưu ý:

- Tên fanpage: Tên của fanpage rất quan trọng. Chúng ta sẽ không thể thay đổi được
tên của Fanpage nếu như chúng ta có nhiều hơn 100 likes. Tên Fanpage nên được đặt
sao cho dễ nhớ ngắn gọn và thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google. Một số lời
khuyên cho tên Fanpage: nên đặt trùng với thương hiệu, hoặc đặt trùng với sản phẩm
dịch vụ mà bạn đang cung cấp như: Phụ kiện điện thoại, Cho thuê xe cưới, salon tóc…
Bộ máy tìm kiếm Google.com sẽ index Fanpage của bạn ở thứ hạng cao nếu như từ
khóa mà người dùng tìm kiếm trùng hoặc gần giống với tên của Fanpage

- Thiết kế Logo: Logo của bạn luôn đi kèm với mỗi nội dung mà bạn post lên
Facebook do đó bạn nên lựa chọn một Logo phù hợp và không nên thay đổi trong suốt
quá trình phát triển page

- Thiết kế Cover photo: Cover photo là nơi bạn có thể quảng bá hình ảnh của mình
một cách trực quan nhất mỗi khi mọi người ghé thăm page. Cover photo nên được
thay đổi để làm mới page và phù hợp với từng sự kiện của bạn.

- About của page: Thông tin giới thiệu về page của bạn, nên kèm theo địa chỉ công ty,
shop của bạn…

- Tùy chỉnh đường dẫn URL đến fanpage của bạn: Điều này cực kì quan trọng, nó
giúp Fanpage của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Cũng giống như tên Fanpage, URL
của page cũng là một trong những tiêu chí quan trọng đối với kết quả của bộ máy tìm
kiếm Google.com

Giai đoạn 2: Thu hút gia tăng số lượng thành viên.

Khi số lượng thành viên của bạn càng lớn thì Ranking của bạn trên Facebook cũng
như Google sẽ càng cao. Điều này cũng có nghĩa là mọi người sẽ dễ dàng tìm đến
Fanpage của bạn.

Các phương pháp thu hút thành viên:


- Bạn có thể gia tăng số lượng thành viên bằng cách xây dựng nội dung mang tính
thiết thực và đặc trưng (đôi khi bạn có thể đăng tải những hình ảnh hài hước và ý
nghĩa để thư giãn cho các Fans), chia sẻ lien kết để có thêm nhiều người biết đến
Fanpage của mình.

- Lựa chọn một tần suất post thông tin hợp lý cho page, tránh gây sự khó chịu cho Fan
bằng việc post quá nhiều tin lên page và post tin quá dày đặc, cũng như việc post tin
có nội dung mang tính phản cảm và không phù hợp với tiêu chí của Page

- Xây dựng các tab page như Event, Note, Invite Friend, Application tab...

- Liên kết Facebook Page và website của bạn: Bạn có thể đặt Like box vào website
của bạn để mọi người khi truy cập website của bạn có thể Like Fanpage thông qua
Facebook Like button. Theo chiều ngược lại trên Facebook Page bạn đăng các lien kết
từ website để những người đã Like page của bạn biết đến website nhiều hơn

Lưu ý:

- Khi một người dùng Facebook like Fanpage của bạn ( hoặc tương tác với Fanpage
của bạn như Like, Comment, Share nội dung của Page), hoạt động này sẽ được tất cả
những người bạn của họ chú ý đến.

- Thường xuyên theo dõi Facebook Insight: Facebook Insight là một công cụ tuyệt vời
được cung cấp cho ban quản trị của page

Các chỉ số quan trọng:


- Total Likes: số lượng thành viên của page, các thành viên sẽ nhận được những hoạt
động của page

- Friends of Fans: Tổng số bạn bè của thành viên, những người dùng này cũng có thể
được cập nhật những thông tin từ Page nếu như các thành viên tương tác với Page

- People Talking About This: Số lượng người đang quan tâm tới page

- Weekly Total Reach: Tổng số người dùng đọc thông tin từ Page trong tuần

- Total Subscribes: Số lượng thành viên đăng kí cập nhật thường xuyên

Giai đoạn 3: Nâng cao chất lượng Fanpage

Trong phần này chúng tôi giới thiệu các phương pháp nâng cao uy tín, tăng cường tính
tương tác của Page đối với các thành viên. Facebook gọi khái niệm này là Engaging
Audience. Một trong những phương pháp đang được các doanh nghiệp sử dụng rất
hiệu quả là tổ chức các sự kiện, xây dựng các ứng dụng cho Fanpage, diễn đàn trên
Fanpage.

Tổ chức các sự kiện: Bạn có thể tổ chức các cuộc thi ảnh fanpage của mình như cuộc
thi Miss, ảnh nhà đẹp, ảnh thú cưng, ảnh vui tự chế, ..hay một trò chơi trực tuyến như
Rút thăm trúng thưởng với phần quà là các sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Để trợ
giúp cho việc tổ chức, quản lý các sự kiện này bạn nên sử dụng các ứng dụng
(Applications ) được cài đặt vào Fanpage.
Xây dựng các ứng dụng, diễn đàn trên Fanpage: Với ưu thế về số lượng thành viên có
sẵn ứng dụng trên Facebook là một công cụ tuyệt vời cho việc kinh doanh của bạn.
Một số ứng dụng mà các doanh nghiệp đang sử dụng rất thành công hiện nay như:
Ứng dụng Gian hàng, ứng dụng mua theo nhóm, diễn đàn (forum) trên Fanpage,

Những ứng dụng này đã được nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tin dùng trong các
hoạt động marketing trên fanpage. Honda đã sử dụng ứng dụng bình chọn video trong
chương trình "Dance cover contest"; Misa sử dụng bình chọn video trong chương
trình "Misa Idol 2012"; điện máy Chợ Lớn sử dụng bình chọn ảnh trong chương trình
"Say Cheese"; Samsung dùng ứng dụng rút thăm trúng thưởng; thời trang Foci sử
dụng ứng dụng gian hàng. Các ứng dụng này đã đáp ứng được các chương trình
marketing trên Facebook Fan Page thành công ngoài mong đợi.

4. Mỗi thành phần trong lực lượng tham gia vào hoạt động làm công tác truyền
thông đối ngoại cần phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm gì?

Ưu điểm

Thông tin đối ngoại đã phản ánh kịp thời chủ trương, chính sách phát triển kinh
tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, những thành tựu
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Qua đó,
công tác thông tin đối ngoại giúp dư luận bên ngoài hiểu rõ hơn, đúng hơn về
Việt Nam, thu hút sự quan tâm và gây ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế về
Việt Nam. Những thành tựu của đất nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân luôn được các cán bộ thông
tin đối ngoại cập nhật tin tức trong nước và quốc tế. Một số thành tựu khác có
thể kể đến như: việc Việt Nam bảo vệ thành công Báo cáo Kiểm điểm định kỳ
phổ cập (UPR) trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã góp phần thay
đổi cách nhìn nhận và đánh giá của nhiều nước về Việt Nam theo hướng khách
quan và toàn diện hơn;
Công tác thông tin đối ngoại góp phần đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai
trái, áp đặt, vu khống về vi phạm dân chủ, nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam:
Bộ Ngoại giao và các bộ có đơn vị chức năng thông tin đối ngoại đã góp phần
chỉ đạo công tác đấu tranh dư luận, xây dựng nhiều kế hoạch, đề án; hướng các
luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu liên quan đến thông tin đối ngoại; xuất bản
tài liệu, trực tiếp và giúp các lực lượng thông tin đối ngoại làm rõ tình hình tự
do tôn giáo, bình đẳng dân tộc, tôn trọng nhân quyền, mở rộng dân chủ ở nước
ta, nhất là xử lý các vụ việc nhạy cảm. Phát hiện và ngăn chặn những thông tin
phản động, xấu, độc từ nước ngoài chuyển vào nước ta qua mạng Internet, sóng
phát thanh, các ấn phẩm.

Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại đã có
chuyển biến lớn, góp phần nâng cao khả năng ứng đáp trong đấu tranh dư luận,
chống “diễn biến hòa bình”. Chúng ta đã khẳng định được đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, xử lý tương đối cân bằng quan hệ với các nước lớn... Ban Chỉ
đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn
nghiệp vụ thông tin đối ngoại đầu tiên cho các cán bộ thông tin đối ngoại toàn
quốc.

Hạn chế nhược điểm:

Tuy nhiên, bên cạnh các nỗ lực và thành công đáng khích lệ, cũng phải thẳng
thắn nhìn nhận một số hạn chế.

Thứ nhất, về tính thống nhất thông điệp. Truyền thông hiện nay không chỉ là
phương tiện giao tiếp đơn thuần mà là phương tiện quan trọng để mỗi quốc gia
khẳng định hình ảnh, thương hiệu. Do đó, những nội dung truyền tải trên các
phương tiện truyền thông đối ngoại cần bám sát đường lối, chính sách đối
ngoại và đặc biệt là có tính nhất quán giữa các nội dung với nhau để triển khai
hiệu quả giá trị thông điệp đối ngoại cần truyền tải. Thực tiễn cho thấy, giữa
các kênh truyền thông đối ngoại có lúc chưa thể hiện được sự thống nhất về nội
dung thông điệp đối ngoại. Bên cạnh đó, tính thống nhất còn thể hiện ở hệ
thống nhận diện trên các nền tảng truyền thông. Nghĩa là, dù ở trên nền tảng
nào, thông tin truyền tải đều phải nhất quán về thông điệp, nội dung cho đến
biểu tượng thiết kế đặc trưng. Điều này không những giúp thúc đẩy mức độ
nhận diện cao mà còn tăng khả năng tiếp cận, tăng mức độ ảnh hưởng thông
điệp đối với công chúng quốc tế. Nói cách khác, để tối ưu hóa, thông điệp phải
có sự thống nhất về mặt nội dung cũng như hình thức, đặc biệt cần mang tính
bản sắc để mỗi đối tượng công chúng quốc tế khi tiếp nhận thông điệp đều
nhận biết được rằng đó là những thông điệp đến từ Việt Nam, là giá trị Việt
Nam.

Thứ hai, việc vận dụng truyền thông mới, truyền thông xã hội còn chưa phát
huy tối đa hiệu quả. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nói riêng và cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) nói chung, hiệu ứng lan tỏa của
truyền thông xã hội là rất lớn với các đặc tính, như dễ dàng tiếp nhận thông tin
phản hồi, tốc độ lan truyền thông điệp nhanh chóng và xuyên biên giới, tiếp cận
được số lượng lớn công chúng, tạo ra hiệu ứng lan truyền (viral effect). Truyền
thông đối ngoại Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp cận và triển khai
truyền thông mới, tuy nhiên vẫn chưa phát huy được tối đa sức mạnh của
phương thức truyền thông này. Số lượng các bài viết sử dụng đồ họa thông tin
(infographic), đoạn phim ngắn (clip), nhất là bài viết theo hình thức báo chí với
dung lượng dài (long-form) còn hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù các nền tảng
mạng xã hội đã được tận dụng, tuy nhiên số lượng người tiếp cận, chia sẻ tin
tức vẫn chưa cao. Một phần vì số lượng tin bài tiếng nước ngoài cập nhật chưa
đều, hạn chế về số lượng ngôn ngữ, đưa tin còn rải rác và chưa có chiến lược
tăng KPI - chỉ số đánh giá hiệu suất, như số lượng lượt thích một trang thông
tin nào đó (like fanpage), số lượng lượt bình luận hay chia sẻ tin bài... Một số
cơ quan truyền thông đối ngoại đã có tài khoản mạng xã hội riêng, tuy nhiên số
lượng tương tác chưa cao, số lượng người theo dõi chưa lớn và đặc biệt là chưa
thu hút được số lượng lượt theo dõi của các hãng thông tấn quốc tế, lãnh đạo
của các nước lớn... Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông đối
ngoại chủ lực còn chưa đồng bộ. Với việc sử dụng đa dạng hình thức từ truyền
thông nhà nước cho đến truyền thông cá nhân, từ phương pháp truyền thống
cho đến truyền thông kiểu mới, đa dạng thể loại từ báo chí, truyền hình cho đến
phát thanh và đa dạng nền tảng, từ Facebook, Twitter cho đến Youtube thì việc
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan và các loại hình với nhau là điều đặc biệt
cần thiết. Trong công tác truyền thông đối ngoại, tính phối hợp sẽ giúp cộng
hưởng sức mạnh lan tỏa, nâng cao hiệu quả truyền tin, đồng thời cho thấy một
bộ máy truyền thông hoạt động theo một chiến lược quốc gia tổng thể.

5. Đề xuất riêng của anh chị về việc quản lí, ngăn chặn tình trạng nhiều
thế lực phản động sử dụng các kênh/ phương tiện truyền thông chống phá
Nhà nước và đe dọa đến cuộc sống bình yên của nhân dân Việt Nam.

Hiện nay vẫn có nhiều người dân nghĩ rằng toàn bộ những thông tin đc đăng trên
mạng đều là những thông tin chính quy đã qua kiểm duyệt và họ bị lợi dụng điều đó
mà xem những thông tin sai lệch từ đó dẫn đến những tình trạng mọi người hiểu sai về
tình hình chính trị trong nước.

Cho nên cần có những biện pháp ngăn chặn

- đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân
về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng
internet, mạng xã hội để chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Từ đó, làm cho cán
bộ, đảng viên và Nhân dân thấy rõ những tác động tích cực và tiêu cực của internet và
mạng xã hội; nâng cao khả năng nhận diện với các thông tin xấu, độc, nguy hại đối
với bản thân và xã hội. Đồng thời, xây dựng phong cách văn hóa khi tham gia trên
không gian mạng; có ý thức cảnh giác, không đăng tải hoặc để lộ, lọt thông tin, tài liệu
liên quan đến bí mật quốc gia

- nắm tình hình, tâm tư, tình cảm, những vấn đề bức xúc của cán bộ và Nhân dân
trước các vấn đề được đăng tải trên mạng xã hội có liên quan đến tình hình đất nước;
phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của các thế lực thù địch
trên không gian mạng, chỉ cập nhật những thông tin chính thống, không xem và chia
sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng.
- cán bộ, đảng viên thường xuyên học tập theo phong cách Hồ Chí Minh; công
tác tuyên truyền cần thường xuyên trao đổi, làm rõ, vạch trần bản chất, âm mưu, thủ
đoạn từ những thông tin xấu, độc của các thế lực thù địch, phản động. Cần dựa vào
những tài liệu, thông tin chính thống, hướng dẫn của cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn
thể cấp trên để tổ chức cung cấp kịp thời cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
để từ đó đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc trên
mạng intrenet, mạng xã hội.
- mỗi cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội phải thường xuyên nắm bắt
tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tại địa
phương, cơ quan, đơn vị công tác. Qua đó, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình,…
không để đồng nghiệp của mình bị lôi kéo, dụ dỗ mà cố ý hoặc vô tình ủng hộ, chia
sẻ, lan truyền những thông tin phản động, độc hại trên mạng xã hội.

Trên cơ sở nắm vững và tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng, mỗi cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần sử dụng trang mạng xã hội như một kênh
thông tin, tuyên truyền những thông tin chính thống về chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, chủ động và thường xuyên tham gia bình
luận, chia sẻ các bài viết về những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt,
những mô hình mới, cách làm hay của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân
trong tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.

Đối với các ban, ngành hoạt động tiếp xúc với người dân nhiều thì càng cần coi
mạng xã hội cũng như Internet là một kênh quan trọng và cần có kế hoạch truyền
thông của riêng mình. Cần khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh website của
mình cần mở thêm một kênh thông tin giới thiệu về chuyên ngành và lĩnh vực mình
quản lý, qua đó tiếp cận và minh bạch thông tin với người dân

Xây dựng và phổ biến rộng rãi bộ quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội đối với
người sử dụng internet tại Việt Nam, thúc đẩy hình thành văn hóa ứng xử, chia sẻ
thông tin lành mạnh, lên án, tẩy chay hành vi đi ngược lại lợi ích cộng đồng, lợi ích
quốc gia trên mạng internet. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, phổ
biến kỹ năng sử dụng internet an toàn và hiệu quả.
các cơ quan cung cấp thông tin báo chí cần quan tâm chú ý nâng cao nhận thức
của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế
lực thù địch. Chỉ đạo đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên nhận thức
đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Xây dựng nền tảng xuất bản mở và đa
nền tảng. Ứng dụng các công cụ hỗ trợ quản lý vận hành báo có tính liên thông cao, ví
dụ: Nhân sự, công việc, tính hiệu quả cần được liên kết chặt chẽ, lấy công nghệ làm
nền tảng, lấy công nghệ làm phương tiện, lấy công nghệ làm công cụ dự báo. Bám sát
việc phát triển công nghệ của toà soạn với hoạt động chuyển đổi số chung của Chính
phủ và doanh nghiệp để đồng bộ trong chuẩn giao tiếp về thông tin.

các cơ quan báo chí cần lựa chọn những người có vị thế, uy tín trong xã hội có
nhiều bài viết, nêu gương trong việc đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch
để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

- các cơ quan báo chí cần rèn luyện nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho
phóng viên, biên tập viên: Để nâng cao chất lượng và số lượng của tuyến tin phản hồi,
chỉnh hướng, bác bỏ thông tin sai lệch, điều trước tiên là phải rèn luyện, nâng cao
trình độ, bản lĩnh chính trị, sự nhạy bén nghề nghiệp cho mỗi phóng viên, biên tập
viên.

- Đẩy mạnh các giải pháp kỹ thuật- công nghệ như bảo vệ tốt các thông tin cá
nhân, kỹ thuật chống phát tán thông tin sai trái, thù địch trên không gian mạng, kỹ
thuật phân tích điều tra, ngăn chặn, bóc/gỡ, khoá tài khoản của các thế lực thù địch.

6. Trình bày quan điểm của anh/ chị về việc xây dựng nội dung, sản xuất và quản
lí phim ảnh để phục vụ cho công tác truyền thông đối ngoại Việt Nam

Muốn ngành điện ảnh nước nhà phát triển, cần phải có vai trò đầu tàu của các
đơn vị nhà nước trong các chính sách, chiến lược, quy định đối với công tác quản lý
hợp tác, sản xuất phim trong và ngoài nước. Nhà nước cũng cần tập trung đầu tư về cơ
sở vật chất cho ngành điện ảnh (phim trường, đạo cụ…), đầu tư đào tạo về con người
bằng cách cho các bạn trẻ đi học tập ở các nước có ngành điện ảnh phát triển như Mỹ,
Hàn Quốc… Các đơn vị sản xuất phim, đơn vị cung ứng dịch vụ làm phim cũng cần
chủ động bắt tay với nhà nước để có những đầu tư hợp lý ngành điện ảnh Việt Nam.
Ngành điện ảnh cũng cần phối hợp hiệu quả với ngành du lịch để có thể quảng bá hình
ảnh Việt Nam ra thế giới…

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về điện ảnh đã bước đầu cụ thể hóa được
chính sách của nhà nước về phát triển điện ảnh trong đầu tư xây dựng nền điện ảnh
việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hướng đến xã hội hóa, hiện đại hóa nền
công nghiệp điện ảnh; tạo tiền đề cho việc ban hành và triển khai thực hiện chiến lược
phát triển điện ảnh (2013).

Các quy định về điện ảnh đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho nhiều tổ chức,
cá nhân việt nam trong hội nhập, khuyến khích những tổ chức, cá nhân nước ngoài
đầu tư vào điện ảnh tại việt nam; thể hiện quyết tâm của việt nam trong việc hội nhập
quốc tế với các chuẩn mực chung, phù hợp.

Liên quan đến thị trường phổ biến phim thông qua các ứng dụng internet, vấn đề
đặt ra hiện nay là về thuế, khi các doanh nghiệp nước ngoài chưa nộp bất kỳ khoản
thuế nào dù là đối tượng chịu thuế theo pháp luật hiện hành. Các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ ott nước ngoài như: netflix, wetv và iqiyi hiện đã cung cấp dịch vụ ott
phiên bản tiếng việt và có thu phí người dùng dưới nhiều hình thức, như: netflix thu
phí qua thẻ thanh toán quốc tế; wetv và iqiyi thu phí thông qua các ví điện tử như:
apple store, google play và momo.

Cần khắc phục sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến thị trường phổ biến phim thông qua
các ứng dụng internet. Các dịch vụ truyền hình trả tiền hiện đang được quản lý bởi cục
phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc bộ thông tin và truyền thông. Các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ott trong nước đang được quản lý bởi các cơ quan nêu
trên.

Nghị định 06/2016/nđ-cp đã quy định về cơ chế kiểm soát đối với chương trình
phát thanh, truyền hình, song doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực ott cần thực
hiện việc kiểm duyệt nội dung theo quy định, vì nếu không sẽ gây nên rất nhiều thiệt
hại cho các doanh nghiệp nội địa và xã hội.

Điện ảnh Việt Nam ở thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đưa ra nhiều giải
pháp để điện ảnh thay đổi không chỉ nhiều hơn về số lượng mà có chiều sâu về chất
lượng. Trong đó có đề cập tới việc nhà nước cần tạo điều kiện về chính sách để doanh
nghiệp ngoài nhà nước được tham gia vào hoạt động điện ảnh, nhất là trong sản xuất
phim ứng dụng, chuyển giao công nghệ điện ảnh; hợp tác công - tư trong xây dựng
các trung tâm chiếu phim hiện đại; xây dựng tác phẩm điện ảnh lớn sử dụng kỹ xảo;
lưu trữ và phổ biến phim bằng công nghệ cao. Nhà nước cần đẩy mạnh đào tạo ở nước
ngoài các các tài năng, nhân lực trong việc ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy sáng tạo
trong quá trình xây dựng tác phẩm điện ảnh

You might also like